Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

tiểu luận những phẩm chất tạo nên một nhà lãnh đạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (533.59 KB, 15 trang )




BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG




TIỂU LUẬN KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO
NHỮNG PHẨM CHẤT TẠO NÊN MỘT NHÀ LÃNH ĐẠO



Thực hiện: Trần Thế Thành
Số thứ tự: 90
Lớp: Cao học QTKD K6.2
Giảng viên: TS Lê Thị Thu Thủy












Hà Nội, tháng 7 năm 2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO




TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG






TIỂU LUẬN KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO
NHỮNG PHẨM CHẤT TẠO NÊN MỘT NHÀ LÃNH ĐẠO



Thực hiện: Trần Thế Thành
Số thứ tự: 90
Lớp: Cao học QTKD K6.2
Giảng viên: TS Lê Thị Thu Thủy


Tiểu luận Quản trị Dự án Giảng viên: TS Lê Thị Thu Thủy

Học viên: Trần Thế Thành (STT 90) Lớp Cao học QTKD K6.2 – Đại học Ngoại Thương



MỤC LỤC



MỞ ĐẦU 1
1. Khái niệm về lãnh đạo và sự khác biệt giữa lãnh đạo với quản lý 2
2. Những phẩm chất tạo nên nhà lãnh đạo 2
2.1. Đạo đức là tiêu chuẩn quan trọng nhất đối với người lãnh đạo 2
2.2. Tầm nhìn làm nên sự vĩ đại của nhà lãnh đạo 3
2.3. Khả năng truyền tải nhiệt huyết 5
2.4. Tính quyết đoán 6
2.5. Biết dùng người 6
2.6. Luôn giữ đúng cam kết và sẵn sàng chịu trách nhiệm 8
2.7. Hoài bão lớn 8
2.8. Tài thu hút quần chúng 9
KẾT LUẬN 11
TÀI LIỆU THAM KHẢO 12








Tiểu luận Quản trị Dự án Giảng viên: TS Lê Thị Thu Thủy

Học viên: Trần Thế Thành (STT 90) Lớp Cao học QTKD K6.2 – Đại học Ngoại Thương


Trang 1 / 15


MỞ ĐẦU


Trong mỗi người đều có những phẩm chất lãnh đạo nhất định. Sự khác biệt nằm
ở cấp độ những phẩm chất đó được phát triển ra sao. Mỗi cá nhân lựa chọn các con
đường đi cho riêng mình và xác định các kỹ năng được phát triển ở cấp độ nào cũng
như thế hiện các phẩm chất hay kỹ năng đó theo cách thức gì. Không phải ngẫu nhiên,
từ một người thuộc tầng lớp thấp nhất trong xã hội, có tuổi thơ nghèo đói, không được
học hành nhiều, Abraham Lincoln đã trở thành một trong những vị Tổng thống vĩ đại
nhất của Mỹ.
Làm thế nào để trở thành một nhà lãnh đạo? Những phẩm chất nào tạo nên một
nhà lãnh đạo tài ba? Để trả lời cho câu hỏi này trên, tôi lựa chọn vấn đề “Những phẩm
chất tạo nên nhà lãnh đạo” làm đề tài tiểu luận môn học Kỹ năng lãnh đạo trong thời
gian học tập chương trình cao học tại Trường Đại học Ngoại Thương.


















Tiểu luận Quản trị Dự án Giảng viên: TS Lê Thị Thu Thủy

Học viên: Trần Thế Thành (STT 90) Lớp Cao học QTKD K6.2 – Đại học Ngoại Thương


Trang 2 / 15

NHỮNG PHẨM CHẤT TẠO NÊN MỘT NHÀ LÃNH ĐẠO


1. Khái niệm về lãnh đạo và sự khác biệt giữa lãnh đạo với quản lý
Khái niệm người lãnh đạo mới chỉ được quan tâm và nghiên cứu trong vài thập
kỷ gần đây. House, R. J. trong cuốn sách "Culture, Leadership, and Organizations: The
GLOBE Study of 62 Societies" xuất bản năm 2004 đã định nghĩa "Lãnh đạo là khả
năng một cá nhân có thể ảnh hưởng, khuyến khích và làm cho người khác đóng góp
nhiều hơn vào hiệu quả và thành công cuối cùng của tổ chức mà họ đang là thành
viên."
Chúng ta biết tới Peter Ferdinand Drucker (1909–2005) - cha đẻ của quản trị
kinh doanh hiện đại, cũng biết tới câu nói nổi riếng của ông: “Management is doing
things right; leadership is doing the right things” - tạm dịch là nhà quản lý tìm cách
làm thật tốt một công việc, còn người lãnh đạo lại cố gắng xác định đúng công việc để
làm. Điều này có ý nghĩa gì?
Druker muốn nhấn mạnh rằng ở vị trí đứng đầu, luôn có hai khái niệm: lãnh đạo
và quản lý. Nhà quản lý có thể đóng vai trò của nhà lãnh đạo, nhưng nhà lãnh đạo thì
không phải lúc nào cũng là nhà quản lý. Trong cuốn sách nổi tiếng "The Art of
Possibility", Rosamund và Benjamin Zander đã đề cập tới khái niệm "Leading from
any chair" - "lãnh đạo từ bất kỳ vị trí nào" với ví dụ rất hay về hình ảnh một giàn nhạc
giao hưởng với người chỉ huy là người đảm bảo cho cả giàn nhạc phối hợp biểu diễn
tốt với nhau, nhưng chính người đánh đàn Viola ngồi cuối giàn nhạc mới là người lãnh

đạo - định hướng tiết tấu của cả giàn nhạc để có buổi hòa tấu thành công.
Những nhà lãnh đạo giỏi cũng là những nhà quản lý giỏi, tuy nhiên có nhiều
nhà quản lý giỏi lại không thể trở thành những nhà lãnh đạo giỏi. Nhà quản lý có khả
năng tổ chức, tính kiên định, linh hoạt và làm việc hiệu quả. Trong khi đó nhà lãnh đạo
cần có tầm nhìn, khả năng truyền cảm hứng, khả năng thúc đẩy.
2. Những phẩm chất tạo nên nhà lãnh đạo
2.1. Đạo đức là tiêu chuẩn quan trọng nhất đối với người lãnh đạo
Sau cuộc chiến tranh năm 1954, Hàn Quốc bị xem là một trong những quốc gia
nghèo đói nhất thế giới. Năm 1961, ông Park Chung Hee được bầu làm tổng thống.
Tiểu luận Quản trị Dự án Giảng viên: TS Lê Thị Thu Thủy

Học viên: Trần Thế Thành (STT 90) Lớp Cao học QTKD K6.2 – Đại học Ngoại Thương


Trang 3 / 15
Ở vị trí này, ông đã cố gắng vay mượn tiền của nước ngoài để tái thiết đất nước,
nhưng không một quốc gia nào dám cấp do nền kinh tế Nam Hàn lúc bấy giờ quá mất
ổn định. Do đó, ông Park quyết định gửi người trong nước ra lao động ở nước Đức,
làm công việc phu mỏ, nhân viên đường sắt và y tá, với hi vọng họ có được công ăn
việc làm và có khả năng gửi tiền về giúp tổ quốc.
Năm 1964, khi Park sang Đức xin vay mượn tài chính, hàng trăm người lao
động Hàn đã đến chào ông tại sân bay và họ đã khóc khi trông thấy ông. Họ kể với ông
về công việc nặng nhọc ở đất khách quê người ra sao, bị giới chủ Đức đối xử tệ bạc và
trả lương thấp. Ông Park đã cùng khóc với họ, trước mặt giới báo chí và công chúng
Đức. Thủ tướng Đức lúc bấy giờ đã xúc động và nước Đức trở thành quốc gia đầu tiên
cho Nam Hàn vay mượn tài chính. Ông Park đã dùng số tiền này để xây dựng những
nhà máy đầu tiên tại Nam Hàn.
Khi ông Park lên làm tổng thống vào năm 1961, Hàn Quốc chỉ có gần 200 kỹ
sư tốt nghiệp đại học và số tiến sĩ đếm trên đầu ngón tay. Quốc gia này không hề có
các chuyên gia kinh tế giỏi, dù là từ nước ngoài về hay được đào tạo trong nước. Ngay

bản thân ông Park cũng không thuộc loại có trình độ xuất sắc. Nhưng ông là một con
người thật thà dưới con mắt của công chúng và trong đời thường.
Khi ông mất vào năm 1981, cả đất nước Hàn bị “sốc” khi phát hiện Park Chung
Hee chỉ sở hữu một căn chung cư cũ nát, mà ông đã mua cho gia đình trước khi lên
làm người đứng đầu đất nước. Nhưng cũng vào năm 1981 đó, Hàn Quốc đã trở thành
một con rồng của châu Á.
Lão Tử từng khuyên: “Khi chọn một nhà lãnh đạo, đạo đức là tiêu chuẩn quan
trọng nhất. Thứ đến mới là tài năng”. Khả năng lãnh đạo chính là bước ngoặt tạo ra tất
cả thành công của một công ty, một tập đoàn hay một đất nước. Khả năng lãnh đạo là
thứ đã làm ra 500 công ty được xếp trong Top Fortune hằng năm, là quá trình mà Lý
Quang Diệu đã xây dựng Singapore từ mức GDP 2,5 triệu USD vào năm 1972 để có
được 86 tỉ USD GDP vào năm 2000. Vì thế, chọn một nhà lãnh đạo đã quan trọng,
nhưng chọn một nhà lãnh đạo có đạo đức còn quan trọng hơn.
2.2. Tầm nhìn làm nên sự vĩ đại của nhà lãnh đạo
Bản chất của lãnh đạo là phải có một tầm nhìn. Nhà lãnh đạo chia sẻ ước mơ và
định hướng mà những người khác muốn chia sẻ và đi theo. Hầu hết các doanh nghiệp
hay bất kỳ ngành kinh doanh nào đều bắt đầu bằng một tầm nhìn về thứ mà người sáng
Tiểu luận Quản trị Dự án Giảng viên: TS Lê Thị Thu Thủy

Học viên: Trần Thế Thành (STT 90) Lớp Cao học QTKD K6.2 – Đại học Ngoại Thương


Trang 4 / 15
lập ra nó nhìn thấy rằng có thể tạo ra. Chia sẻ tầm nhìn này với những người khác theo
cách khiến người khác phải hành động để thực hiện tầm nhìn chính là bí quyết cho một
tầm nhìn lãnh đạo thành công, một nhà lãnh đạo thành công bởi như đã để cập ở trên,
hầu như tại thời điểm nhìn thấy tầm nhìn, tầm nhìn đó rất dễ bị coi là một điều ngớ
ngẩn. Những bài học kinh nghiệm của Microsoft dưới đây sẽ cho ta thấy sự quan trọng
của tầm nhìn người lãnh đạo.
Nhắc đến Microsoft, chắc hẳn mọi người đều nghĩ ngay tới một tập đoàn phần

mềm hùng mạnh nhất thế giới, với những sản phẩm ưu việt và là điểm dừng chân mơ
ước của rất nhiều những tài năng. Ông chủ của tập đoàn số một ấy không ai khác chính
là Bill Gates – người đi tiên phong trong lĩnh vực phần mềm máy tính.
Có lẽ, không có nhiều người nhận ra rằng cú hích đầu tiên về ý tưởng với Bill
Gates và Paul Allen là vào mùa hè năm 1972 khi Paul Allen chỉ cho Bill Gates mẩu tin
tại trang 143 tờ tạp chí Electronics tuyên bố của một công ty trẻ có tên là Intel về sản
phẩm con chip vi xử lý được đặt tên là 8008. Có lẽ không ai nghĩ rằng một con chíp bé
tí xíu lại điều hành được một cái máy tính. Trong khi đó Paul Allen và Bill Gates đã
thấy được một cơ hội rất lớn về một thị trường máy tính cho mọi người, rẻ, thích nghi
và chấp nhận được.
Ngay từ năm 1975, khi Microsoft ra đời, Bill Gates người đồng sáng lập Paul
Allen đã nhìn thấy trước tương lai của ngành công nghiệp phần mềm máy tính cá nhân
nằm ở “phần mềm” chứ không phải “phần cứng”. Với chiến lược giá thấp nhằm phát
triển thị trường của Microsoft đã rất thành công, một phần cung vì các công ty máy
tính lớn như IBM và DEC không chú trọng đến phần mềm mà chỉ chú trọng đến kiến
trúc máy tính. Cho đến những năm 1979 thì Microsoft BASIC đã hết sức phổ biến và
trở thành một chuẩn phần mềm trong ngành.
Đến 1983, Bill Gates mới nghĩ đến việc phát triển hệ điều hành đồ họa thay vì
hệ điều hành toàn chữ như hồi đó. Đây là cơ sở cho phần mềm Windows ra đời cùng
năm. Như Bill Gates đã thừa nhận, đây không phải là suy nghi đột biến mà là dựa vào
nghiên cứu của trung tâm nghiên cứu Palo Alto (PARC) của Xerox công bố rằng sẽ
thuận tiện hơn cho người dùng nếu họ có thể nhìn thấy ảnh và chỉ vào những thứ trên
màn hình. Từ đó trung tâm này phát triển ra một thiết bị được cọi là con chuột máy
tính. Từ sau Windows, Microsoft còn phát triển nhiều sản phẩm phần mềm khác nữa,
cung như đa dạng hóa ra nhiều dịch vụ. Song phải khẳng định rằng, thành công của
Tiểu luận Quản trị Dự án Giảng viên: TS Lê Thị Thu Thủy

Học viên: Trần Thế Thành (STT 90) Lớp Cao học QTKD K6.2 – Đại học Ngoại Thương



Trang 5 / 15
Microsoft từ một doanh nghiệp nhỏ đi lên là nhờ tầm nhìn của người lãnh đạo, những
người đã luôn cố gắng vượt qua những khó khăn tức thời để hướng tới một mục tiêu
cao nhất, không phải chỉ là vị trí trên thị trường, không phải là lợi nhuận mà là tầm ảnh
hưởng đến người tiêu dùng. Cũng như Microsoft, Compaq, Apple, Lotus, Sun, và
Oracle xuất hiện và đi lên hàng tỷ đô la từ con số 0.
2.3. Khả năng truyền tải nhiệt huyết
Tất cả các vị giám đốc huyền thoại trên đều thể hiện sự nhiệt tình vì công việc,
vì công ty và sự nghiệp bản thân. Họ có niềm tin và cảm nhận mạnh mẽ về một ý
tưởng, một sản phẩm hay một quy trình mới và có khả năng sử dụng hiệu quả cương vị
của mình để truyền bá niềm tin này với nhân viên họ một cách hiệu quả nhất.
Herb Kelleher, người sáng lập kiêm cựu Tổng giám đốc của Southwest Airlines
(SA), đã dồn hết tâm huyết để xây dựng một văn hóa kiểu cộng đồng giữa khách hàng
và nhân viên. Ông đã từng đưa ra lời khuyên: “Không nên lấy lợi nhuận làm mục đích
trong mối quan hệ của anh với khách hàng. Thay vào đó, anh cần tập trung hơn nữa
vào việc phục vụ khách hàng, sao cho khách hàng hài lòng và tiếp tục quay lại với
công ty. Đó chính là chìa khóa tạo ra khả năng sinh lợi, nhất là vào thời kỳ kinh tế khó
khăn ”. Và giống như tất cả các nhà lãnh đạo tài năng khác, Kelleher đã thực hành
chính những gì mình nói. Bất kỳ ai từng bay trên chuyến bay của SA đều cảm nhận
được sự khác biệt so với các hãng khác. Thay cho những bữa ăn và chỗ ngồi được xếp
sẵn là sự hài hước và những trò đùa vui vẻ. Cứ mỗi năm, SA đưa ra những phương
thức mới nhằm mang lại cho khách hàng những trải nghiệm độc đáo trên chuyến bay.
Kelleher đã bỏ ra 30 năm để biến văn hóa SA trở thành một nét riêng biệt của hãng.
Theo ông đó chính là một tài sản riêng mà không ai có thể sao chép được.
Đối với Jack Welch, thành công của chu trình 6 Sigma là một thành quả quan
trọng của lòng nhiệt huyết mà ông đã để lại cho GE. Ông không bao giờ ngừng truyền
bá thông điệp của mình, và tận dụng mọi công cụ mình có để làm điều này: từ việc gửi
thư điện tử cho nhân viên đến việc bổ sung những giải pháp chất lượng vào hệ thống
của GE. Lời nói của Welch luôn đi đôi với việc làm. Ông đã thực hiện chương trình
đào tạo bắt buộc về chu trình 6 Sigma cho nhân viên thuộc tất cả các cấp bậc, đồng

thời quy định 40% khoản tiền thưởng dành cho các giám đốc cấp cao dựa vào thành
công của chương trình. Welch đã từng nói người lãnh đạo tài giỏi nhất phải là người
Tiểu luận Quản trị Dự án Giảng viên: TS Lê Thị Thu Thủy

Học viên: Trần Thế Thành (STT 90) Lớp Cao học QTKD K6.2 – Đại học Ngoại Thương


Trang 6 / 15
có thể tạo dựng định hướng về tương lai thật rõ ràng và khuyến khích mọi người cùng
thực hiện nó.
Vào giữa những năm 1980, Andy Grove, đồng sáng lập kiêm cựu Tổng giám
đốc Intel, đã quyết định chuyển hướng toàn bộ sản phẩm trọng yếu của công ty từ con
chíp nhớ sang bộ vi xử lý. Đây là một quyết định quan trọng. Mọi việc tưởng như
không thể thực hiện được nếu không có tài thuyết phục của Grove khiến mọi người tin
rằng ông đang lãnh đạo họ đi đúng hướng, dù chính bản thân ông cũng không biết
chính xác về điều đó. Grove kể lại: "Anh cần phải tỏ ra là anh chắc chắn đến trăm
phần trăm và thể hiện điều đó bằng hành động. Đừng ngại ngần trình bày dự đoán
mình. Nếu không làm được điều đó thì mọi nỗ lực của anh chỉ sẽ dẫn đến thất bại."
Các nhà lãnh đạo tài giỏi là người có trong tim ngọn lửa nhiệt huyết có khả
năng lan tỏa và “sưởi ấm” những người xung quanh. Họ đều có thể đưa ra định hướng
chiến lược, nhưng quan trọng hơn, họ có tài thuyết phục khiến mọi người làm việc hết
mình vì mục tiêu chung của toàn công ty.
2.4. Tính quyết đoán
Đó là tính tiên quyết của người lãnh đạo, một phẩm chất rất quan trọng của
người lãnh đạo, nếu người lãnh đạo thiếu tính quyết đoán họ sẽ loai hoay cả ngày với
cả mớ câu hỏi mà không biết bắt đầu từ đâu, giống như một người mù lạc trong rừng
sâu mà không biết đường ra, nếu họ tìm thấy đường thì yếu tố may mắn chiếm một tỷ
lệ rất lớn. Quyết đoán chỉ đường cho người lãnh đạo biết được phương hướng, quyết
sách cho doanh nghiệp của mình, những công việc ưu tiên thực hiện trước. Nó là kim
chỉ nam cho hành động, nếu thiếu nó người lãnh đạo dễ trở thành người ba phải, đẽo

cày giữa đường, ai bảo gì cũng nghe. Nó giúp người lãnh đạo phân bổ công việc và
nguần nhân lực hợp lý, có hiệu quả cao. Nếu tính quyết đoàn dựa trên những tính toán
khoa học và phân tích kỹ càng những thông tin (Kể cả logic hay phi logic), dự đoán xu
thế phát triển của tương lai… Thì hiệu quả thật tuyệt vời. Quyết đoán không phải là
độc đoán, mù quáng, mà phải mở rộng lòng mình ra để lắng nghe ý kiến của người
khác. Người lãnh đạo luôn phải đưa ra những quyết định quan trọng, sự chần chừ sẽ
làm cho đồng nghiệp mất niềm tin.
2.5. Biết dùng người

Tiểu luận Quản trị Dự án Giảng viên: TS Lê Thị Thu Thủy

Học viên: Trần Thế Thành (STT 90) Lớp Cao học QTKD K6.2 – Đại học Ngoại Thương


Trang 7 / 15
Đây là yếu tố không thể thiếu của người lãnh đạo, nó thể hiện qua việc tuyển
chọn người tài, phân chia công việc hợp lý. Doanh nghiệp nhỏ thì có vài chục người,
lớn thì hàng ngàn người, mỗi người một tính cách. Nếu không phân bổ hợp lý nguồn
nhân lực thì doanh nghiệp rất rối ren, hiệu quả công việc chung hay công việc của từng
nhân viên không cao, có thể coi là gốc rễ để xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Nó là
tổng hòa của nhiều yếu tố, từ tuyển chọn và đào tạo nhân tài, tìm hiểu những ưu điểm
và khuyết điểm của nhân viên mà mình trực tiếp quản lý. Lãnh đạo phải là người chào
đón những nhân viên mới, đặc biệt là những nhân viên mới tốt nghiệp và chỉ cho họ
thấymôi trường làm việc tích cực trong công ty, để họ thấm nhuần văn hóa doanh
nghiệp. Trong xã hội không ai, chắc chắn không ai có thể thành công một mình bao
giờ. Nhân nghĩa là cơ sở để phân chia công việc giúp phát huy hết tố chất của mỗi
nhân viên, cũng như sức mạnh của cả tập thể. Khi cần người lãnh đạo hoặc nhân viên
sẽ phải hy sinh lợi ích của mình cho tập thể thì đó mới là tập thể mạnh, đoàn kết, bất
khả chiến bại. Giỏi dùng người là tố chất không thể thiếu của người lãnh đạo, nếu
muốn đưa doanh nghiệp của mình tiến lên và phát triển bền vững. Muốn trở thành cao

thủ dùng người trước tiên phải hiểu mình, đặt mục tiêu cần tuyển người như thế nào,
hiểu người để phân chia công việc. Nắm được xuất thân, học lực, thực tài (Trí tuệ),
trình độ, kinh nghiệm, hứng thú, sở thích, sở trường… Hay nói đúng hơn là sự tổng
hòa của những yếu tố đó, để nâng nó lên tầm nghệ thuật (Nghệ thuật dùng người). Có
tin người thì mới dùng, khi đã dùng rồi thì phải đặt trọn niềm tin, nên người lãnh đạo
phải là người tinh tế trong nhận xét và đánh giá người khác. Nếu là bậc thầy trong việc
dùng người thì dễ dàng đào tạo ra rất nhiều nhân tài cho doanh nghiệp. Cũng phải lưu
ý tuyển những nhân viên có tính cách tố chất phù hợp với chuẩn mực văn hóa đã đặt
ra. Nhưng cũng phải thấu hiểu nhân viên của mình, phải biết lắng nghe và chia sẻ với
cấp dưới. Khi có vấn đề rắc rối, thử đặt mình vào hoàn cảnh của nhân viên để từ đó có
hướng giải quyết hợp lý. Phải tự lực đào tạo ra những con người năng động sáng tạo,
tự chủ, có óc phê phản, có năng lực tự giải quyết các vấn đề mới nẩy sinh, có năng lực
tự học, tự nghin cứu suốt đời, có năng lực tạo nghiệp tiến thân. Nhanh chóng thống
nhất và quán triệt mục tiêu đào tạo phù hợp với tình hình và nhiệm vụ mới. Chương
trình đào tạo phải đáp ứng được mục tiêu tạo nền tảng tri thức cho sự phát triển con
người toàn diện, đồng thời phải phù hợp với yêu cầu của thời đại toàn cầu hóa và kinh
tế tri thức.
Tiểu luận Quản trị Dự án Giảng viên: TS Lê Thị Thu Thủy

Học viên: Trần Thế Thành (STT 90) Lớp Cao học QTKD K6.2 – Đại học Ngoại Thương


Trang 8 / 15
2.6. Luôn giữ đúng cam kết và sẵn sàng chịu trách nhiệm
Trong thời đại ngày nay tín là cơ sở của niềm tin, thông tin được truyền đi
nhanh hơn cả tốc độ ánh sáng, khi là người giữ chữ tìn thì sẽ được bạn hàng, khách
hàng và nhân viên tin tưởng. phải giữ chứ tìn với chính bản thân, với lương tâm, với
bạn hàng, khách hàng, với đồng nghiệp, với cấp dưới của mình, và với cả xã hội nữa.
Có như vậy người lãnh đạo mới nhận được sự tin tưởng của người khác, tin tưởng họ
thì họ mới tin tưởng bạn, kính trọng mọi người thì ắt được mọi người kính trọng lại.

Một khi đã đánh mất niềm tin rồi thì rất khó lấy lại. Giữ gìn tín nghĩa là việc khó vô
cùng, phải đánh đổi rất nhiều những quyền lợi trước mắt, nếu không có tầm nhìn xa
trông rộng, thì ta sẽ đánh mất nó trong chớp mắt. Là gốc của mọi hành động toàn thể
cán bộ công nhân viên, là cơ sở tạo dựng niềm tin của bạn hàng và khách hàng, xã hội
và đặc biệt của các thành viên với nhau, tạo dựng cái uy trước mọi người. Sự bình
đẳng giữa các thành viên trong doanh nghiệp là rất cần thiết, nhưng cái uy của người
lãnh đạo, của cấp trên luôn phải duy trì. Uy tín góp phần rất lớn xây dựng văn hóa
doanh nghiệp, thương hiệu của công ty, thương hiệu của mỗi cá nhân. Từ đó tạo ra
niềm tin mãnh liệt vào bản thân mình, và với những người khác. Khi đã đánh mất uy
tín sẽ rất khó lấy lại, nếu không muốn nói là không thể. Vì vậy để giữ uy tín có thể
phải hy sinh rất nhiều quyền lợi của bản thân, nhưng khi người lãnh đạo đã khẳng định
được uy tín rồi thì sẽ rất thuận lợi đi trên con đường mà mình đã chọn.
Công việc lãnh đạo liên quan đến việc các nhà lãnh đạo buộc phải lựa chọn các
giải pháp khác nhau, và vì vậy trong quá trình này sẽ xảy ra sự cạnh tranh và xung đột.
Các nhà lãnh đạo hiệu quả không ngại xung đột mà họ sẵn sàng đương đầu với nó,
khai thác cơ hội phát sinh từ đó và cuối cùng phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về
những lựa chọn và quyết định mà họ thực thi. Nói khác đi, nhà lãnh đạo phải chịu
trách nhiệm hoàn toàn về những lựa chọn, cam kết, hay thành công thất bại của họ.
Nếu một lúc nào đó họ hứa hẹn sẽ đem đến các thay đổi và không thể làm được điều
này, họ cần có dũng khí để sẵn sàng ra đi. Do đó, công việc cuối cùng của người lãnh
đạo là sẵn sàng ra đi khi thời điểm đã đến.
2.7. Hoài bão lớn
Nếu không có những người có tinh thần cầu tiến, có hoài bão thì tổ chức sẽ
buộc phải trao quyền lực vào tay những người lãnh đạo bất đắc dĩ và không đủ năng
lực cũng như động cơ để tạo dựng quyền lực và lãnh đạo tổ chức. Tinh thần cầu tiến
Tiểu luận Quản trị Dự án Giảng viên: TS Lê Thị Thu Thủy

Học viên: Trần Thế Thành (STT 90) Lớp Cao học QTKD K6.2 – Đại học Ngoại Thương



Trang 9 / 15
không đơn giản chỉ là tốt hay sấu, hay sự ham muốn quyền lực không đơn giản chỉ là
việc giành lấy quyền lực mà loại trừ các yếu tố khác. Trích dẫn nghiên cứu của
Abraham Maslow, nhà nghiên cứu Burns cho rằng hoài bão được hỗ trợ bởi năng lực
tự nhận thức và lòng tự trọng ở mức độ cao chính là động cơ lớn nhất và hữu dụng
nhất. Theo Maslow, những người tự sở hữu năng lực tự nhận thức thì có một hiểu biết
nhạy cảm hơn về bản thân mình và về những người khác, đồng thời hiểu rõ cái tôi cá
nhân và sự khách quan, các quyền, lợi ích của cá nhân lẫn tập thể, các nhu cầu cơ bản
và nhu cầu xa xỉ, và không sợ sự mơ hồ, xung đột hay sự đồng thuận. Những người có
năng lực tự nhận thức cao, hay những lãnh đạo, thực chất không bị thúc đẩy bởi các
động cơ như thỏa mãn cái tôi cá nhân như mọi người vẫn lầm tưởng. Họ không cần
“sự công nhận” hay “để lại dấu ấn” lưu danh muôn thủa. Thay vào đó, họ tìm kiếm “sự
khác biệt bằng cách tác động vào toàn bộ tổ chức”. Họ đóng vai trò là người khuyến
khích và động viên những thành viên cấp dưới trong tổ chức tự thay đổi và hoàn thành
các nhiệm vụ, mục tiêu của tổ chức. Jonh Adam đã có một câu nói rất hay về vai trò
lãnh đạo của người cha đối với con cái mà trong trường hợp này phần nào có thể áp
dụng đối với quan hệ giữa người lãnh đạo và cấp dưới: “tôi học chính trị và chiến
tranh để con tôi có quyền tự do lựa chọn học các môn như toán học hay triết học. Các
con tôi cần phải học toán học, triết học, địa lý, lịch sử và quân sự để con cái chúng có
quyền học hội hoạ, thi ca, âm nhạc, kiến trúc, điêu khắc”.
2.8. Tài thu hút quần chúng
Tài thu hút quần chúng là một trong những chủ đề gây nhiều tranh luận trong
các nghiên cứu về lãnh đạo, và hiện nay vai trò, định nghĩa và chức năng của một nhà
lãnh đạo có tài thu hút quần chúng vẫn là chủ đề mà các học giả chưa thống nhất. Ở
đây chỉ đề cập tới các yếu tố cơ bản của thuộc tính charisma ở người lãnh đạo. Các
quan niệm hiện đại cho rằng lãnh đạo đồng thời là một mối quan hệ mang tính luật
pháp và chính thức như được thể hiện trong vị trí và chức danh của người lãnh đạo và
những nhân viên, nhưng đồng thời cũng là một mối quan hệ tình cảm đặc biệt. Cho dù
là thông qua tính cách, năng lực hình ảnh, trí tuệ hay thông điệp, nhiệm vụ của các nhà
lãnh đạo hiệu quả là phải hoàn toàn được lòng các nhân viên của mình xét về khía

cạnh quan hệ giữa người với người. Năng lực thu hút quần chúng không có nghĩa là
những khả năng tinh thần, sự nổi danh, quyền lực siêu nhiên mà là các phẩm chất cần
có mà nhà lãnh đạo phải có để người khác nhận thấy, nghe và hiểu họ, qua đó nhà lãnh
Tiểu luận Quản trị Dự án Giảng viên: TS Lê Thị Thu Thủy

Học viên: Trần Thế Thành (STT 90) Lớp Cao học QTKD K6.2 – Đại học Ngoại Thương


Trang 10 / 15
đạo tạo ra lòng tin và sự hợp tác giữa các thành viên trong tổ chức mà họ lãnh đạo.
Warren Bennis trong cuốn “Trở thành người lãnh đạo” đã đưa ra một định nghĩa về
người lãnh đạo theo đó phản ánh khá đầy đủ tinh thần trên đây: “người lãnh đạo là
những người có thể diễn đạt hoàn hảo những gì họ muốn. Họ biết họ là ai, thế mạnh và
hạn chế của họ là gì, và làm thế nào để khai thác tối ưu thế mạnh của họ và quản lý các
điểm yếu của họ. Họ cũng biết họ muốn gì, tại sao họ muốn điều đó, và làm thế nào để
truyền đạt những gì họ muốn tới người khác để có được sự hợp tác và hỗ trợ của người
khác”.
























Tiểu luận Quản trị Dự án Giảng viên: TS Lê Thị Thu Thủy

Học viên: Trần Thế Thành (STT 90) Lớp Cao học QTKD K6.2 – Đại học Ngoại Thương


Trang 11 / 15

KẾT LUẬN


Để trở thành một nhà lãnh đạo tài năng là một việc không hề dễ dàng, không
phải ai trong mỗi chúng ta cũng có thể trở thành một nhà lãnh đạo tài ba. Nhà lãnh đạo
phải trải qua một thời gian dài được rèn luyện những phẩm chất cần có và học tập kinh
nghiệm từ những người đi trước. Trong khuôn khổ của bài tiểu luận này, học viên chỉ
có điều kiện tổng hợp một số phẩm chất được coi là cần thiết nhất đối với một nhà
lãnh đạo tài ba. Chắc chắn những phẩm chất tạo nên nhà lãnh đạo này cần được bổ
sung, điều chỉnh cho phù hợp với các yêu cầu của từng thời đại hay trong những hoàn
cảnh cụ thể.






















Tiểu luận Quản trị Dự án Giảng viên: TS Lê Thị Thu Thủy

Học viên: Trần Thế Thành (STT 90) Lớp Cao học QTKD K6.2 – Đại học Ngoại Thương


Trang 12 / 15

TÀI LIỆU THAM KHẢO


(1) Lê Thị Thu Thủy (2010), Slide Bài giảng Kỹ năng lãnh đạo

(2) Trần Vân Như (2010), Slide bài giảng môn Hành vi tổ chức
(3) John C.Maxwell, 21 phẩm chất vàng của nhà lãnh đạo, Nhà xuất bản Việt
Nam (2008)

×