Bộ khoa học và công nghệ
Dự án 17/2004/HĐ-ĐTNĐT
Hợp tác Việt Nam Hoa Kỳ theo Nghị định th
Quy hoạch và lập kế hoạch quản lý tổng hợp vùng bờ
vịnh Hạ Long, Quảng Ninh
Cơ quan chủ trì
Viện Kinh tế và Quy hoạch thuỷ sản
(Bộ Thuỷ sản)
Chủ nhiệm
PGS. TS. Nguyễn Chu Hồi
Th ký
ThS. Cao Lệ Quyên
Báo cáo tổng kết
khoa học và kỹ thuật đề tài
7507
08/9/2009
Hà nội, 2005
ii
Bộ khoa học và công nghệ
Dự án 17/2004/HĐ-ĐTNĐT
Hợp tác Việt Nam Hoa Kỳ theo Nghị định th
Quy hoạch và lập kế hoạch quản lý tổng hợp vùng bờ
vịnh Hạ Long, Quảng Ninh
Cơ quan chủ trì
Viện Kinh tế và Quy hoạch thuỷ sản
(Bộ Thuỷ sản)
Chủ nhiệm
PGS. TS. Nguyễn Chu Hồi
Th ký
ThS. Cao Lệ Quyên
Báo cáo tổng kết
khoa học và kỹ thuật đề tài
Hà nội, 2005
Báo cáo tổng kết Nhiệm vụ Quy hoạch và lập kế hoạch QLTHVB vịnh Hạ Long
i
DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN THAM GIA
A. THÀNH VIÊN VIỆT NAM
I.
Viện Kinh tế và Quy hoạch thuỷ sản (Bộ Thuỷ sản), số 10 Nguyễn Công
Hoan, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam
1 PGS. TS. Nguyễn Chu Hồi (chủ nhiệm đề tài)
2 ThS. Cao Lệ Quyên (thư ký đề tài)
3 CN.Lê Xuân Nhật
4 CN.Trần Quỳnh Anh
5 KS. Nguyễn Quang Thanh
6 CN. Vũ Thị Hồng Ngân
7 CN. Đào Việt Long
8 ThS. Nguyễn Xuân Trịnh
9 KS. Đỗ Đức Tùng
10 KS. Nguyễn Ngọc Vinh
11 ThS. Phan Thị Ngọc Diệp
12 TS. Nguyễn Duy Chỉnh
13 ThS. Nguyễn Tuấn Anh
14 CN. Hồ Thu Minh
15 KS. Nguyễn Quý Dương
II. Trung tâm Khảo sát, Nghiên cứu và tư vấn môi trường biển, Viện cơ
học
16. ThS. Đào Thị Thuỷ
17. ThS. Lê Thị Hường
18. ThS. Mai Thái An
III. Khoa Môi trường - Đại học Quốc gia Hà Nội
19. PGS. TS. Nguyễn Đình Hoè
20. CN. Hoàng Anh Lê
III. Ban Quản lý vịnh Hạ Long
21. CN. Lê Lâm Tuấn
IV. Các cán bộ của các Sở chuyên ngành của tỉnh Quảng Ninh và các cơ quan,
như:
- Sở Thuỷ sản Quảng Ninh
- Sở Du lịch Quảng Ninh
- Sở Giao thông Vận tải Quảng Ninh
- Sở Nông nghiệp và Phát triể
n nông thôn Quảng Ninh
Báo cáo tổng kết Nhiệm vụ Quy hoạch và lập kế hoạch QLTHVB vịnh Hạ Long
ii
- Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ninh
- Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Ninh
- UBND tỉnh Quảng Ninh,
- Viện Tài nguyên và Môi trường biển Hải Phòng
B. THÀNH VIÊN NƯỚC NGOÀI
I. Cục Đại dương Quốc gia của Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại
dương Hoa Kỳ (NOS/NOAA)
Địa chỉ: 1401 Constitution Avenue, NW, Room 5128, Washington, DC 20230
1. TS. Jonathan Justi, Giám đốc chương trình châu Á
2. TS. Anne Huggins Walton, Điều phối viên Chương trình
3.
TS. Thomas Winslow Skinner, Cán bộ cấp cao Chương trình Môi trường
II. Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN Việt Nam), Villa 44/4 Vạn
Bảo, Hà Nội, Việt Nam
4. ThS. Bùi Thị Thu Hiền.
Báo cáo tổng kết Nhiệm vụ Quy hoạch và lập kế hoạch QLTHVB vịnh Hạ Long
iii
TÓM TẮT BÁO CÁO
Đề tài 17/2004/HĐ-ĐTNĐT “Quy hoạch và lập kế hoạch quản lý tổng hợp
vùng bờ (QLTHVB) vịnh Hạ Long, Quảng Ninh” được thực hiện trong thời gian
2004-2005 theo Quyết định số 2457/QĐ-BKHCN ngày 11/12/2003 của Bộ trưởng
Bộ Khoa học và Công nghệ trong khuôn khổ nhiệm vụ Hợp tác quốc tế về Khoa
học và Công nghệ theo Nghị định thư giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Đề tài này được
hình thành sau 2 năm thực hi
ện giai đoạn I (Phase I) của Dự án hợp tác 3 bên “Nâng
cao năng lực quản lý tổng hợp vùng bờ vịnh Bắc bộ” giữa Cơ quan Khí quyển và
Đại dương Hoa Kỳ (NOAA), Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế (IUCN) và Bộ
Thuỷ sản (đại diện là Viện Kinh tế và Quy hoạch thuỷ sản), nhằm áp dụng và thử
nghiệm các phương pháp và kết quả của dự án hợp tác 3 bên đã nói ở trên vào
điều
kiện thực tế của khu Di sản thiên nhiên vịnh Hạ Long. Quá trình thực hiện đề tài
17/2004/HĐ-ĐTNĐT có sự tham gia phối hợp của các tổ chức, cá nhân cả trong
nước và ngoài nước. Các cơ quan trong nước tham gia bao gồm: Viện Kinh tế và
Quy hoạch thuỷ sản (cơ quan chủ trì), Trung tâm Khảo sát, Nghiên cứu và tư vấn
môi trường biển, Khoa Môi trường - Đại học Quốc gia Hà Nội, Ban Quản lý vịnh
Hạ
Long, Sở chuyên ngành của tỉnh Quảng Ninh. Phía Hoa Kỳ và quốc tế có các cơ
quan như Cơ quan Khí quyển và Đại dương Hoa Kỳ (NOAA) và Tổ chức Bảo tồn
thiên nhiên Quốc tế (IUCN).
Sau 2 năm nghiên cứu áp dụng phương pháp quy hoạch – lập kế hoạch quản
lý tổng hợp vùng bờ vào việc quản lý khu vực vùng bờ vịnh Hạ Long-Quảng Ninh,
đề tài 17/2004/HĐ-ĐTNĐT đã đạt được các mục tiêu đề ra là xây d
ựng được Chiến
lược quản lý tổng hợp vùng bờ vịnh Hạ Long và kế hoạch hành động để thực hiện
chiến lược này. Cụ thể, đề tài đã đạt được các kết quả sau:
(1) Kết quả trao đổi khoa học và đào tạo
Cán bộ khoa học và quản lý hai phía đã tích cực trao đổi thành tựu và kinh
nghiệm trong xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý tổng hợp vùng b
ờ. Đặc biệt
các cán bộ của Việt Nam có điều kiện tham gia tích cực các diễn đàn khu vực và
quốc tế về QLTHVB và các khu bảo tồn biển. Theo đó, đã có 11 cán bộ khoa học và
quản lý của Việt Nam tham gia các chuyến tham quan học hỏi kinh nghiệm các mô
hình trình diễn về QLTHVB tại đảo Hải Nam, Trung Quốc và tại Hoa Kỳ, Hàn
Quốc, Đài Loan, Từ năm 2005, một cán bộ của Việt Nam được mời vào làm thành
viên Ban chỉ đạo toàn cầu về Đại dương, Vùng bờ và Hải đảo (GFOCI) và Nhóm
công tác toàn cầu về QLTHVB và Khu bảo tồn biển. 01 cán bộ được mời tham gia
với tư cách là Thành viên Hội đồng biên tập Tạp chí quốc tế về “Quản lý Đại dương
và Vùng bờ - Ocean and Coastal Management” của NXB Elsevier.
(2) Kết quả công bố khoa học
Ngoài các kỷ yếu Hội thảo khoa học và hội thảo tập huấn kỹ thuật của đề
tài,
có 03 công trình công bố trong nước và 04 công trình công bố quốc tế.
Báo cáo tổng kết Nhiệm vụ Quy hoạch và lập kế hoạch QLTHVB vịnh Hạ Long
iv
(3) Kết quả nghiên cứu
Các kết quả nghiên cứu của đề tài được thể hiện trong báo cáo tổng kết đề tài,
các kỷ yếu Hội thảo tập huấn kỹ thuật, hội thảo khoa học và 14 báo cáo chuyên đề
kèm theo. Các đặc trưng cơ bản về kinh tế - xã hội, tài nguyên, môi trường và hiện
trạng sử dụng vùng bờ vịnh Hạ Long được phân tích và đánh giá; các đặc điểm về
thể
chế, chính sách và các đáp ứng quản lý hiện thời của vùng bờ cũng được kiểm
kê và phân tích. Trên cơ sở đó, đề xuất việc phân vùng chức năng và các giải pháp
điều chỉnh cho quản lý tổng hợp vùng bờ; xây dựng dự thảo chiến lược và kế hoạch
hành động để thực hiện chiến lược quản lý tổng hợp vùng bờ vịnh Hạ Long.
(4) Kết quả xây d
ựng cơ sở dữ liệu
Hệ thống dữ liệu thu thập phục vụ cho việc xây dựng hồ sơ vùng bờ được tổ
chức thành cơ sở dữ liệu điện tử, có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác
nhau, đặc biệt là một lượng lớn dữ liệu được lưu giữ và trình bày ở dạng số hoá
trong môi trường GIS, dễ
dàng cho việc tìm hiểu và tra cứu thông tin
(5) Kết quả ứng dụng
Nhiều kết quả khoa học của đề tài 17/2004/HĐ-ĐTNĐT, đặc biệt là các giải
pháp quản lý đã được ứng dụng kịp thời vào công tác quản lý, quy hoạch bảo vệ
môi trường cho khu vực Di sản thiên nhiên Hạ Long. Phương pháp luận về lập quy
hoạch QLTHVB của đề tài cũng đã được kế thừa trong các nghiên cứu liên quan
đến quản lý tổng hợp, các công trình nghiên cứu khoa học của các sinh viên, các
chương trình tập huấn bồi dưỡng về QLTHVB.
(6) Mở rộng hợp tác
Theo đề xuất của đề tài, trong năm 2008 Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh và Tp. Hải
Phòng đã cùng nhau ký thỏa thuận phối hợp QLTHVB Quảng Ninh-Hải Phòng.
Đây là bản cam kết đầu tiên giữa hai tỉnh ở Việt Nam được ký về QLTHVB và
được phía Hoa Kỳ đánh giá cao. Phía Hoa Kỳ đồng ý sẽ tiến hành giai đoạn III để
thực hiện cam kết này.
Báo cáo tổng kết Nhiệm vụ Quy hoạch và lập kế hoạch QLTHVB vịnh Hạ Long
v
MỤC LỤC
DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN THAM GIA i
TÓM TẮT BÁO CÁO iii
MỤC LỤC v
DANH MỤC BẢNG vii
DANH MỤC HÌNH viii
CÁC CHỮ VIẾT TẮT ix
DANH MỤC CÁC BÁO CÁO CỦA NHIỆM VỤ x
MỞ ĐẦU 1
1. Sự cần thiết 1
2. Phạm vi nghiên cứu 3
3. Mục đích, ý nghĩa 3
4. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ 3
Phần I: TÀI LIỆU, PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 5
1. Tài liệu 5
1.1. Tài liệu và số liệu thứ cấp 5
1.2. Thông tin và số liệu thu thập từ khảo sát 6
2. Phương pháp nghiên cứu 6
3. Nội dung nghiên cứu 7
Phần II: CÁC KẾT QUẢ CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI 9
Chương 1. Các đặc trưng cơ bản về tài nguyên, môi trường và hiện trạng sử dụng vùng bờ vịnh Hạ Long
10
1. Đặc điểm tự nhiên 10
2. Nguồn ô nhiễm và áp lực 15
3. Hiện trạng môi trường 25
4. Tác động đến tài nguyên và môi trường biển 36
5. Đề xuất giải pháp quản lý môi trường vùng bờ vịnh Hạ Long 43
Chương 2. Các đặc trưng kinh tế - xã hội vùng bờ 45
1. Đặc điểm kinh tế - xã hội 45
2. Các đối tượng/ngành sử dụng tài nguyên 46
3. Vai trò của cộng đồng địa phương 49
Chương 3. Phân tích thể chế quản lý vùng bờ và các đáp ứng quản lý 60
1. Thực trạng quản lý vùng bờ 60
2. Đề xuất hình thức quản lý 67
Chương 4. Phân vùng chức năng - giải pháp điều chỉnh 79
1. Nguyên tắc phân vùng 79
2. Phân vùng vùng bờ vịnh Hạ Long 82
3. Một số nguyên tắc chỉ đạo trong việc lập kế hoạch và điều chỉnh phát triển vùng 83
Chương 5. Xây dựng chiến lược QLTHVB vịnh Hạ Long 85
1. Tầm nhìn chiến lược của các ngành trong vùng bờ 87
2. Viễn cảnh chiến lược QLTHVB vịnh Hạ Long 88
3. Mục tiêu chiến lược 88
4. Mục tiêu cụ thể 88
5. Các hợp phần chiến lược, nguyên tắc và các chương trình hành động 89
6. Tổ chức thực hiện Chiến lược 94
Chương 6. Dự thảo Kế hoạch hành động thực hiện chiến lược QLTHVB 97
Báo cáo tổng kết Nhiệm vụ Quy hoạch và lập kế hoạch QLTHVB vịnh Hạ Long
vi
1. Các nguyên tắc xây dựng Kế hoạch 97
2. Quá trình xây dựng Kế hoạch thực hiện Chiến lược 97
3. Kết quả xây dựng Kế hoạch thực hiện Chiến lược QLTHVB vịnh Hạ Long 103
4. Tổ chức thực hiện 120
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 125
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH 127
Báo cáo tổng kết Nhiệm vụ Quy hoạch và lập kế hoạch QLTHVB vịnh Hạ Long
vii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Giá trị tổng đa dạng H’ tại trạm Cửa Lục quan trắc trong thời kỳ nước lớn tại các thời điểm năm
2003 12
Bảng 2. Số lượng động vật đáy tại trạm Cửa Lục năm 2003 12
Bảng 3. Sản lượng khai thác cá nổi và cá đáy của khu vực vịnh Hạ Long 13
Bảng 4. Các loại HST đất ngập nước vùng triều của vịnh Hạ Long và vịnh Bãi Cháy 15
Bảng 5. Thải lượng chất ô nhiễm vào vịnh Hạ Long do dân số [11] 16
Bảng 6. Lượng rác thải được thu gom năm 2004 so với năm 1997 (kg/ngày) 16
Bảng 7. Hoạt động du lịch của tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2001-2004 17
Bảng 8. Chất thải rắn phát sinh từ tàu du lịch và từ đảo [11] 17
Bảng 9. Nước thải và các chất ô nhiễm phát sinh từ tàu du lịch hoặc từ đảo [11] 18
Bảng 10. Ước tính thải lượng ô nhiễm từ khách du lịch lưu lại khách sạn [11] 18
Bảng 11. Tổng thải lượng ô nhiễm phát sinh từ hoạt động du lịch [11] 18
Bảng 12. Thành phần và thải lượng nước thải từ các cơ sở công nghiệp ở thành phố Hạ Long 19
Bảng 13. Thải lượng ô nhiễm rửa trôi từ công nghiệp của Hạ Long và Cẩm Phả [11] 19
Bảng 14. Ước tính thải lượng chất ô nhiễm phát sinh do khai thác than 20
Bảng 15. Diện tích NTTS năm 2005 23
Bảng 16. Tổng thải lượng ô nhiễm do NTTS [11] 23
Bảng 17. Tổng thải lượng ô nhiễm phân tán [11] 24
Bảng 18. Tổng thải lượng ô nhiễm từ các nguồn chính vào khu vực vịnh Hạ Long 24
Bảng 19: Nồng độ môi trường và hệ số rủi ro của các chất dinh dưỡng trong nước biển vịnh Hạ Long 25
Bảng 20. Kết quả tính HR của DO, BOD, COD trong nước biển Vịnh Bãi Cháy 26
Bảng 21: DO/ BOD trong nước biển vịnh Hạ Long 27
Bảng 22. Kết quả đo TSS trong nước biển vịnh Hạ Long 2002-2004 29
Bảng 23. Kết quả tính HR do coliform và fecal coliform 29
Bảng 24. Kết quả tính HR do hoá chất BVTV trong nước 30
Bảng 25. KÕt qu¶ tÝnh HR do ho¸ chÊt BVTV trong m« h¶i s¶n 30
Bảng 26. Kết quả tính HR của kim loại nặng trong nước vịnh Bãi Cháy 31
Bảng 27. Hàm lượng KLN tại vùng bờ vịnh Hạ Long năm 2002 và 2003 33
Bảng 28. Kết quả tính HR do dầu mỡ trong nước và trầm tích vịnh Bãi Cháy 33
Bảng 29. Dầu mỡ trong nước và trầm tích tại trạm Cửa Lục 2002-2004 34
Bảng 30. Hàm lượng dầu trong nước ven bờ vịnh Hạ Long (mg/l) năm 1998 34
Bảng 31. Chlorophyll-a trong nước ven bờ vịnh Hạ Long năm 2004 35
Bảng 32. Thực vật phù du trong nước 35
Bảng 33. Động vật phù du trong nước 35
Bảng 34. Diện tích rừng ngập mặn ở Quảng Ninh 38
Bảng 35. Tỷ lệ phủ của san hô và các dạng chất đáy khác dọc theo mặt cắt đẳng sâu [WWF - Việt Nam,
1993] 40
Bảng 36. Tỷ lệ % độ phủ của một số yếu tố nền đáy trên mặt cắt đẳng sâu 41
Bảng 37. Hiện trạng xói lở bờ biển Quảng Ninh 42
Bảng 38. Dân số và mật độ dân số các huyện, thị 45
Bảng 39. Các vấn đề chưa đạt được trong quản lý cộng đồng 58
Bảng 40: Chức năng và nhiệm vụ liên quan đến QLVB của Bộ TN&MT, Cục BVMT và Phòng QLLV&ĐB
63
Bảng 41. Phân tích sự tham gia của cộng đồng trong quy hoạch và thực hiện QLVB 66
Bảng 42. Cây vấn đề về quản lý vùng bờ vịnh Hạ Long 69
Bảng 43: Đề xuất phân bổ trách nhiệm trong cơ quan QLTHVB Vịnh Hạ Long 75
Bảng 44. Các chương trình/KHHĐ/các giải pháp chính đề xuất nhằm thực hiện Chiến lược QLTHVB vịnh
Hạ Long 103
Bảng 45. Một số dự án/đề tài đề xuất trước mắt (2005-2010) 113
Báo cáo tổng kết Nhiệm vụ Quy hoạch và lập kế hoạch QLTHVB vịnh Hạ Long
viii
DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Vùng nghiên cứu 10
Hình 2. Tỷ lệ khai thác cá biển của các vùng trong cả nước 2003 14
Hình 3. Sản lượng than khai thác tại Quảng Ninh từ 1996-2010 (triệu tấn) 20
Hình 4: Sơ đồ phân bố DO theo độ sâu tại một số trạm trong vịnh Bãi Cháy [38] 27
Hình 5: Xu hướng tăng TSS theo thời gian [38] 28
Hình 6. Khoảng biến thiên của nồng độ kẽm trong nước vịnh Bãi Cháy theo thời gian từ tháng 3/2001 đến
tháng 12/2002 [38] 32
Hình 7. Cơ cấu kinh tế của Quảng Ninh qua các năm 2001-2004 46
Hình 8. Sơ đồ mối quan hệ và ảnh hưởng của các ngành/nghề đến vịnh Hạ Long 47
Hình 9. Mối quan hệ giữa các cơ quan chức năng trong QLVB vịnh Hạ Long 62
Hình 10. Mối quan hệ điều phối giữa QLVB Vịnh Hạ Long với QLVB quốc gia 62
Hình 11: Cách tiếp cận xây dựng Chiến lược QLTHVB vịnh Hạ Long 85
Hình 12: Quá trình xây dựng Kế hoạch thực hiện Chiến lược QLTHVBvịnh Hạ Long 98
Hình 13: Cơ chế QLTHVB đề xuất đối với vịnh Hạ Long 121
Báo cáo tổng kết Nhiệm vụ Quy hoạch và lập kế hoạch QLTHVB vịnh Hạ Long
ix
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
QLTHVB Quản lý tổng hợp vùng bờ
QLVB Quản lý vùng bờ
MOFi Bộ Thuỷ sản
TN & MT Tài nguyên và Môi trường
BOD Nhu cầu ô xy sinh học
BQL Ban Quản lý (vịnh Hạ Long)
COD Nhu cầu ô xy hóa học
DO Ô xy hòa tan
GHCP Giới hạn cho phép
HR Hệ số rủi ro
HST Hệ sinh thái
HIO Phân Viện Hải dương học Hải Phòng
HC BVTV Hoá chất Bảo vệ thực vật
KLN Kim loại nặng
NTTS Nuôi trồng thủy sản
NĐM Nồng độ môi trường đ
o đạc
NĐN Nồng độ môi trường ngưỡng
RSH Rạn san hô
RNM Rừng ngập mặn
TSS Chất rắn lơ lửng
TTKHCNQN Trung tâm ứng dụng Tiến bộ Khoa học, Công
nghệ và Môi trường Quảng Ninh
T-N Tổng ni-tơ
T-P Tổng phốt- pho
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
TQTMTB Trạm quan trắc môi trường biển
WHO Tổ chức Y tế Thế giới
KHHĐ Kế hoạch hành động
Báo cáo tổng kết Nhiệm vụ Quy hoạch và lập kế hoạch QLTHVB vịnh Hạ Long
x
DANH MỤC CÁC BÁO CÁO CỦA NHIỆM VỤ
TT TÊN BÁO CÁO
1 Tổng quan về sinh thái và môi trường vùng bờ vịnh Hạ Long - Quảng
Ninh
2 Đánh giá chi phí-lợi ích theo 3 tuyến cắt dọc của vùng bờ vịnh
3 Phân tích thể chế, chính sách và quy trình ra quyết định
4 Đánh giá năng lực tải vùng vịnh
5 Đánh giá môi trường tổng thể vùng vịnh
6 Xây dựng bộ chỉ số phát triển vùng bờ
7 Xây dựng nguyên tắc phân vùng
8 Xây dựng mục tiêu sử dụng lãnh thổ vùng bờ
9 Đánh giá vai trò của cộng đồng địa phương
10 Xác định tầm nhìn chiến lược cho QLTHVB vịnh Hạ Long, Quảng
Ninh
11 Xác định định hướng chiến lược cho QLTHVB vịnh Hạ Long, Quảng
Ninh
12 Xác định các vấn đề ưu tiên quản lý cho vùng bờ
13 Xác định các kế hoạch hành động ưu tiên tiền khả thi
14 Xác định các giải pháp QLTHVB
15 Chiến lược và kế hoạch quản lý tổng hợp vùng bờ Vịnh Hạ Long -
Quảng Ninh
16 Báo cáo tổng kết khoa học kỹ thuật đề tài
17 Báo cáo tóm tắt tổng kết khoa học kỹ thuật đề tài
18 Báo cáo đánh giá tóm tắt các nội dung hợp tác quốc tế theo Nghị định
thư
19 Báo cáo chuyến đi thăm quan đảo Hải Nam, Trung Quốc
20 Cơ sở dữ liệu Meta data
21 Bộ bản đồ (11 bản đồ)
Báo cáo tổng kết Nhiệm vụ Quy hoạch và lập kế hoạch QLTHVB vịnh Hạ Long
1
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết
Việt Nam là một quốc gia biển với diện tích vùng biển khoảng 1.000.000km
2
,
đường bờ biển dài trên 3.260 km (không kể bờ các đảo) và trên 3000 hòn đảo lớn
nhỏ, hai quần đảo ngoài khơi Hoàng Sa và Trường Sa. Đới bờ biển nước ta chiếm
một vị trí trọng yếu trong chiến lược phát triển kinh tế đất nước: được xem là “mặt
tiền” hướng biển của Việt Nam, là hậu phương của các hoạt động khai thác biển xa
và là phòng tuyến bảo đảm an ninh quốc phòng của tổ quốc.
Đới bờ nước ta giầu tài
nguyên thiên nhiên (đa dạng sinh học và thuỷ sản, khoáng sản, tiềm năng bảo tồn và
phát triển du lịch sinh thái, tiềm năng phát triển cảng - hàng hải, ). Khoảng 80%
sản lượng cá đánh bắt, 70% khách du lịch và khoảng 80% hoạt động của ngành
hàng hải hàng năm (so với cả nước) đều tập trung ở vùng này. Đồng thời nơi đây
cũng chứa đựng tiềm năng phát tri
ển đa ngành, đa mục tiêu và vì thế, mâu thuẫn lợi
ích trong việc sử dụng tài nguyên vùng bờ ngày càng gia tăng, đòi hỏi phải có cách
tiếp cận mới trong quản lý để đạt được hiệu quả tối ưu.
Quảng Ninh là một tỉnh ven biển, nằm trong tam giác tăng trưởng kinh tế phía
Bắc, có những nét đặc trưng có một không hai về mặt phân hoá lãnh thổ, giàu có và
đa dạng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và giàu tiềm năng phát triển đ
a ngành.
Những năm gần đây, do sự phát triển nhanh, mạnh về kinh tế - xã hội thông qua
việc mở rộng khai thác mỏ, xây dựng nhà máy sản xuất xi măng, phát triển cảng và
vận tải đường biển, phát triển nuôi trồng thủy sản, tăng trưởng nhanh du lịch, đô thị
hoá dồn dập cùng với việc khai thác quá mức ở vùng ven biển, nên Quảng Ninh nói
chung, vùng vịnh Hạ Long nói riêng đang phải đối mặt vớ
i những thách thức từ
những tác động của tự nhiên, kinh tế và xã hội.
Trong bối cảnh phát triển như vậy, rất cần một cách tiếp cận quản lý mới -
liên ngành, hệ thống và tổng hợp thông qua một khuôn khổ quản lý tổng hợp vùng
bờ (QLTHVB). Nó sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo cho vùng bờ
của tỉnh và trước hết là vùng bờ vịnh Hạ Long tiế
p tục là một trung tâm phát triển
lành mạnh và ổn định theo hướng bền vững.
Vịnh Hạ Long - Di sản Thiên nhiên Thế giới được công nhận bởi UNESCO
từ 1994, là một trung tâm du lịch mang tầm cỡ quốc tế cũng đang phải đối mặt với
những thách thức từ sự phát triển sôi động trong vùng bờ. Bởi vậy, các chỉ thị và
quyết định của Chính phủ được ban hành đều nh
ấn mạnh rằng:
• Các quy hoạch/kế hoạch phát triển vùng hoặc mang tính đa ngành phải cân
nhắc kỹ tới các tác động/ảnh hưởng lâu dài/tiềm tàng tới vịnh Hạ Long và
phải phù hợp với việc bảo tồn và duy trì giá trị của vịnh Hạ Long;
• Việc quy hoạch phát triển kinh tế, khai thác và nuôi trồng thủy sản, cũng như
các vùng neo đậu tầu thuyền trong vùng vịnh phải được thực hi
ện khẩn
trương để loại bỏ những sai phạm và tình trạng phát triển không có kế hoạch
(tự phát);
Báo cáo tổng kết Nhiệm vụ Quy hoạch và lập kế hoạch QLTHVB vịnh Hạ Long
2
• Hiệu quả và chất lượng quản lý khu Di sản Thiên nhiên Thế giới phải được
nâng cao, tăng cường việc kiểm tra và quan trắc;
• Giới thiệu và tăng cường việc tuyên truyền thông qua các chỉ dẫn/hướng dẫn
về du lịch, các biển hiệu, sách, tờ rơi, bản đồ, sách "xanh";
• Giáo dục cộng đồng và nâng cao ý thức bảo vệ vịnh Hạ Long phải được xúc
tiến;
•
Các đầu tư cơ bản và chương trình nghiên cứu khoa học phải được thực hiện
nhiều hơn/ xa hơn; và
• Mở rộng quan hệ quốc tế, để tăng cường khả năng quản lý và năng lực nghề
nghiệp của các cán bộ/nhân viên quản lý Khu di sản.
Trong nỗ lực như vậy, ngay từ năm 1996, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi
trường đã cho tiến hành đề tài c
ấp nhà nước KHCN 06-07 về “Nghiên cứu xây dựng
phương án QLTHVB Việt Nam nhằm bảo đảm an toàn sinh thái và phát triển bền
vững”. Đây là đề tài đầu tiên ở nước ta liên quan tới QLTHVB đã nghiên cứu tổng
quan toàn vùng bờ Việt Nam, xây dựng Hồ sơ vùng bờ cả nước, trên cơ sở đó đề
xuất một Khuôn khổ hành động QLTHVB Việt Nam (đưa ra các nguyên tắc và định
hướng). Tại vùng bờ Hạ Long-Cát Bà, đề tài này đã l
ập Hồ sơ vùng bờ nghiên cứu
và đã đề xuất Phương án QLTHVB mà trong đó chỉ đưa ra các luận chứng và
nguyên tắc điều chỉnh hoạt động quản lý lúc đó. Ngoài ra, trong 2 năm (2003-2004)
IUCN Việt Nam, Bộ Thủy sản (MoFi) Việt Nam, UBND tỉnh Quảng Ninh, Cục Đại
dương Quốc gia của Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Hoa Kỳ
(NOS/NOOA) và Chương trình Kiểm soát rạn san hô toàn cầu (ReefCheck) đã đề
xuấ
t và thực hiện dự án hợp tác Việt-Mỹ về “Tăng cường năng lực QLTHVB tây
vịnh Bắc Bộ” (dự án NOAA/IUCN/MoFi) để xây dựng năng lực QLTHVB tại vùng
vịnh Hạ Long, Quảng Ninh với sự tham gia của các bên liên quan từ cấp chính
quyền, trường đại học, các tổ chức phi chính phủ và các cộng đồng địa phương. Dự
án đã đạt được những kết quả đáng khích lệ là nâng cao n
ăng lực quản lý tại một số
địa phương của Việt Nam. Nó cung cấp các cơ hội nhất định cho việc trao đổi kỹ
thuật, tập huấn và phát triển các sản phẩm để hỗ trợ nhu cầu của các nhà quản lý
vùng bờ.
Tuy nhiên do hạn chế thời gian, kinh phí và các lý do nhậy cảm khác, một số
nội dung cần cho Việt Nam (và tỉnh Quảng Ninh) phía Hoa Kỳ không cử chuyên
gia tham gia trực tiếp thực hi
ện, mà chỉ tập huấn phương pháp để phía Việt Nam tự
làm. Vì mục đích chính của dự án hợp tác Việt Nam-Hoa Kỳ là tăng cường năng lực
để giúp Việt Nam tự giải quyết những vấn đề cụ thể của mình như vấn đề thể chế,
chính sách và qui trình ra quyết định quản lý vùng bờ; vấn đề xã hội và nghèo khó
của cộng đồng khóm chài nổi trong vịnh và vấn đề qui ho
ạch - lập kế hoạch
QLTHVB vịnh Hạ Long.
Bởi vậy, đến nay, tại vùng bờ này vẫn còn thiếu một Kế hoạch QLTHVB khả
thi để chính quyền tỉnh thông qua và thực thi – là sản phẩm của quá trình qui hoạch-
lập kế hoạch theo cách tiếp cận tổng hợp, liên ngành (gồm cả thông tin kinh tế-xã
hội và thể chế-chính sách) và dựa vào cộng đồng.
Báo cáo tổng kết Nhiệm vụ Quy hoạch và lập kế hoạch QLTHVB vịnh Hạ Long
3
Chính vì vậy, đề tài này là bước kế thừa và tiếp tục triển khai các nguyên tắc
đề xuất của đề tài KHCN 06-07, cũng như cập nhật các thông tin bổ xung từ Dự án
NOAA/IUCN/MoFi theo các nội dung đã nói trên. Kết quả sẽ đưa ra một Kế hoạch
QLTHVB vịnh Hạ Long theo hướng liên ngành (bao gồm định hướng Chiến lược
QLTHVB và Kế hoạch thực hiện Chiến lược), là sản phẩm quan trọng của qui
hoạch QLTHVB, giúp cho chính quy
ền tỉnh Quảng Ninh và các ngành liên quan
trong quá trình điều phối các hoạt động phát triển liên quan đến vùng bờ vịnh Hạ
Long.
2. Phạm vi nghiên cứu
Theo cách hiểu như trên, Dự án NOAA/IUCN/MoFi đã xác định vịnh Hạ Long
là đối tượng quản lý ưu tiên và chịu tác động của các hoạt động phát triển đa ngành,
đặc biệt là vùng bờ của Vịnh. Cho nên, đề tài đã xác định phạm vi vùng bờ vịnh Hạ
Long về phía bi
ển gồm toàn bộ vịnh Hạ Long và vụng Cửa Lục; về phía đất liền
gồm toàn bộ đô thị Hạ Long theo qui hoạch mới đến 2010 với chiều dài bờ biển
khoảng 13 km, và một phần tiếp giáp của vịnh Bái Tử Long ở phía Bắc và Cát Bà ở
phía Nam. Như vậy đề tài có thể kế thừa được các thông tin, dữ liệu và kết quả của
Dự án NOAA/IUCN/MoFi nói trên.
3. Mục
đích, ý nghĩa
Mục đích của đề tài nhằm:
• Tăng cường năng lực cho các cơ quan tham gia đề tài về mặt qui hoạch và
lập kế hoạch quản lý tổng hợp vùng bờ (QLTHVB), phân tích và đề xuất thể
chế - chính sách liên quan đến QLTHVB.
• Hoàn thiện Hồ sơ vùng bờ (coastal profile) vịnh Hạ Long với các thông tin
mới được bổ sung.
• Xây dựng được Chiến lược và kế hoạch QLTHVB v
ịnh Hạ Long để trình
Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh xem xét.
Đề tài khi được hoàn thành sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và phát
triển bền vững cho vùng bờ vịnh Hạ Long, và do đó giúp Việt Nam thực hiện các
cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường và tài nguyên như Công ước Liên hiệp quốc
về Luật biển, Tuyên bố Rio về Môi trường và Phát triển, Công ước về các vùng đất
ngập nước. Đặc biệt,
đề tài là một trong những hoạt động hợp tác điển hình trong
khuôn khổ Nghị định thư Hợp tác Khoa học-Công nghệ Việt Nam-Hoa Kỳ.
4. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ
Cơ quan chủ trì thực hiện đề tài là Viện Kinh tế và Quy hoạch Thuỷ sản
(VIFEP) - Bộ Thuỷ sản, chủ nhiệm là PGS.TS. Nguyễn Chu Hồi.
Nhiệm vụ được thực hiện theo phương pháp tiếp cậ
n liên ngành, trong đó có
sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan nghiên cứu và quản lý liên quan như Sở Kế
hoạch và Đầu tư Quảng Ninh, Ban Quản lý vịnh Hạ Long, Sở Tài nguyên và Môi
trường Quảng Ninh, UBND tỉnh Quảng Ninh, Viện Tài nguyên và Môi trường biển
Hải Phòng, Trung tâm Khảo sát, Nghiên cứu và tư vấn môi trường biển (Viện cơ
Báo cáo tổng kết Nhiệm vụ Quy hoạch và lập kế hoạch QLTHVB vịnh Hạ Long
4
học) và các chuyên gia của các ngành với nhiều chuyên môn khác nhau như môi
trường, sinh thái, kinh tế, xã hội, thể chế, chính sách,…
Các cuộc khảo sát bổ sung thông tin về hồ sơ vùng bờ của nhiệm vụ đều có sự
tham gia và hỗ trợ tích cực của các ban ngành liên quan của địa phương, đặc biệt là
của Ban Quản lý vịnh Hạ Long và các sở chuyên ngành.
Các kết quả nghiên cứu của nhiệm vụ cũng đã được đưa ra tham vấn ý kiế
n
rộng rãi của các ban, ngành liên quan của trung ương và địa phương bằng nhiều
hình thức như gửi báo cáo kết quả để xin ý kiến, tổ chức hội thảo góp ý trong nội bộ
đề tài, hội thảo với các cơ quan liên quan và các chuyên gia với nhiều chuyên môn
khác nhau. Ngoài ra, nhiều hội thảo tập huấn kỹ thuật (6 hội thảo) về các kỹ thuật
và phương pháp chủ chốt của nhiệm vụ cũng đã
được triển khai nhằm từng bước
chuyển giao rộng rãi các thông tin và kết quả trong nhiệm vụ.
Đặc biệt, Dự thảo Chiến lược và Kế hoạch hành động cho QLTHVB vịnh Hạ
Long là sản phẩm đã được tham vấn và xem xét góp ý bởi nhiều chuyên gia am hiểu
về QLTHVB và vùng nghiên cứu (vịnh Hạ Long) cũng như của các cơ quan hữu
quan tại địa phương.
Các kết quả của nhiệm vụ đã góp ph
ần làm sáng tỏ các vấn đề về QLTHVB về
cả khía cạnh phương pháp luận và thực tiễn ở Việt Nam, đặc biệt là phương pháp
quy hoạch - lập kế hoạch QLTHVB - một giải pháp quản lý mới đối với Việt Nam.
Kết quả của nhiệm vụ khi được phê duyệt sẽ được chuyển giao trực tiếp cho tỉnh
Quảng Ninh và các giải pháp được ứng dụng sẽ góp phần bả
o vệ môi trường và phát
triển bền vững vùng bờ và Di sản thiên nhiên Thế giới vịnh Hạ Long.
Báo cáo tổng kết Nhiệm vụ Quy hoạch và lập kế hoạch QLTHVB vịnh Hạ Long
5
Phần I: TÀI LIỆU, PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Tài liệu
1.1. Tài liệu và số liệu thứ cấp
Các loại số liệu thứ cấp đã được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm:
• Các báo cáo đề tài nghiên cứu đã được nghiệm thu liên quan đến vùng bờ
vịnh Hạ Long.
• Các báo cáo hiện trạng môi trường và niên giám thống kê hàng năm của tỉnh
Quảng Ninh.
• Các báo cáo của các đánh giá và điều tra hiện có.
• Tài liệu của các d
ự án đã hoàn thành hoặc đang tiến hành.
• Các website trên internet.
Dữ liệu thứ cấp được sử dụng để:
• Xác định các thông tin còn thiếu để thu thập bổ sung dữ liệu thông qua khảo
sát, điều tra thực địa.
• Làm nền tảng cho việc kiểm tra chéo thông tin đã được thu thập trong quá
trình khảo sát, điều tra thực địa.
• Cung cấp các tài liệu/chỉ dẫn hỗ trợ cho vi
ệc thu thập dữ liệu thực địa.
Cụ thể, các tài liệu sử dụng cho đề tài được lấy từ các nguồn sau:
Số liệu về môi trường, tài nguyên được lấy từ các báo cáo đánh giá và quan
trắc môi trường của các cơ quan như Trạm quan trắc Môi trường biển Đồ Sơn,
thuộc Hệ thống quan trắc môi trường Quốc gia; các báo cáo của Đề tài KHCN 06-
07; các báo cáo tổng kết hàng năm của Sở TN&MT t
ỉnh, Ban Quản lý vịnh Hạ
Long; báo cáo đánh giá nguồn lợi sinh vật của FFI, các dự án tài trợ của nước ngoài
như JICA, NOAA, Số liệu về kinh tế, xã hội và định hướng phát triển KTXH từ
các Niên giám thống kê hàng năm, các Kế hoạch Tổng thể phát triển KTXH và báo
cáo tổng kết của Tỉnh và của các ngành. Tài liệu để phân tích thể chế, chính sách
được thu thập từ các báo cáo, các chính sách và quyết định liên quan của Chính phủ,
các bộ, ngành, UBND tỉ
nh, các sở chuyên ngành,…
Dạng tài liệu: báo cáo tổng kết, báo cáo kỹ thuật, báo cáo dự án, bản đồ, đĩa
CD, phần mềm.
Tuy nhiên, các nguồn số liệu trên đều có những hạn chế nhất định: số liệu thứ
cấp còn chưa có tính liên tục, chỉ mang tính thời điểm, một số dữ liệu về tài nguyên,
các hệ sinh thái đã cũ, chưa có các Dự án điều tra mới nên khó sử dụng để
phân tích
sự biến động và đánh giá hiện trạng.
Báo cáo tổng kết Nhiệm vụ Quy hoạch và lập kế hoạch QLTHVB vịnh Hạ Long
6
1.2. Thông tin và số liệu thu thập từ khảo sát
Các thông tin, số liệu về hiệu quả sản xuất của một số ngành được phân tích
sâu như thuỷ sản, du lịch, công nghiệp được thu thập qua các chuyến khảo sát và
qua trao đổi với các ngành, các cộng đồng địa phương. Ngoài ra, đề tài cũng tổ chức
điều tra cộng đồng về sử dụng tài nguyên, môi trường vùng bờ, về các cách khai
thác/sử dụng truyền th
ống, sinh kế và các vấn đề mà cộng đồng vùng bờ đang phải
đối mặt; về thể chế, chính sách. Đặc biệt, đề tài kế thừa các tài liệu về kinh tế-xã
hội, tài nguyên vùng bờ vịnh Hạ Long, đã thu thập và các báo cáo của Dự án
NOAA/ IUCN/ MoFi.
2. Phương pháp nghiên cứu
Do đề tài bao quát một vấn đề lớn và mang tính tổng hợp với nhiều chuyên đề
được xây dựng nên các phương pháp nghiên cứu được áp dụng cũ
ng rất đa dạng và
mang tính đặc trưng riêng cho từng chuyên đề nghiên cứu. Có thể tổng quát các
phương pháp được áp dụng bao gồm:
Thu thập và đánh giá tài liệu hiện có
• Các thông tin cập nhật bổ sung cho Hồ sơ vùng bờ vịnh Hạ Long
• Các tài liệu về kinh tế-xã hội, xoá đói giảm nghèo
• Các thông tin về thể chế và chính sách hiện hành liên quan tới quản lý vùng
bờ nghiên cứu
Kế thừa các quan đ
iểm và nguyên tắc của các công trình trước
• Phát triển và cụ thể hoá các nguyên tắc khả thi để đưa vào qui hoạch
• Tham kiến địa phương và các ban ngành liên quan về các quan điểm phát
triển và các vấn đề cần đặt ra cho quản lý
• Chia sẻ các bài học của các dự án QLTHVB do các Tổ chức quốc tế hợp tác
thực hiện tại Việt Nam.
Đánh giá nhanh môi trường vùng bờ
• Điều tra phỏng vấ
n qua bộ câu hỏi chuẩn bị sẵn
• Nghiên cứu có sự tham gia của cộng đồng
• Phỏng vấn bán chính thức
• Lập ma-trận tác động
Phương pháp phân tích kinh tế-xã hội và thể chế-chính sách
• Điều tra theo phương pháp đánh giá nhanh và phương pháp Socmon của Hoa
Kỳ
• Phương pháp phân tích thể chế- chính sách theo 6 bước của Haward, Hoa Kỳ
• Phân tích theo phương pháp SWOT (mạnh-yếu-cơ hội và thách thức)
•
Lập ma-trận đánh giá tổng hợp
Báo cáo tổng kết Nhiệm vụ Quy hoạch và lập kế hoạch QLTHVB vịnh Hạ Long
7
Đánh giá môi trường tổng thể vùng bờ
• Đánh giá theo mô hình Động lực - Áp lực – Tình trạng – Tác động – Đáp
ứng (DPSIR).
• Đánh giá môi trường theo phương pháp tính chi phí-lợi ích mở rộng
• Phân tích năng lực tải của vùng bờ và đánh giá tính bền vững của vùng bờ
nghiên cứu
• Phương pháp phân vùng chức năng vùng bờ (tổ chức không gian vùng bờ
theo mục đích sử dụng)
• Phương pháp đánh giá r
ủi ro môi trường
Phương pháp qui hoạch QLTHVB
• Phương pháp lập kế hoạch/qui hoạch QLTHVB của PEMSEA và NOAA.
• Phương pháp bản đồ với trợ giúp của viễn thám/GIS
• Phương pháp qui hoạch QLTHVB của NOAA.
• Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu: áp dụng cho việc tổng quan, đánh giá các tài
liệu hiện có, các vấn đề về thể chế, chính sách,…
• Đánh giá nông thôn có sự tham gia của cộng đồng (PRA)
Các phương pháp cụ thể được áp dụng trong mỗi lĩnh vực nghiên cứu được
trình bày chi tiết trong từng báo cáo chuyên đề riêng.
3. Nội dung nghiên cứu
(1) Cập nhật tài liệu bổ sung cho Hồ sơ vùng bờ vịnh Hạ Long
- Chuẩn hoá lại bộ bản đồ vùng bờ nghiên cứu: về tài nguyên, điều kiện môi
trường tự nhiên, tác động của con người và kinh tế-xã hội (tỉ lệ 1/25.000).
- Bổ xung thông tin về sinh thái và môi trườ
ng vùng bờ
- Khảo sát bổ sung thông tin về thể chế, chính sách
- Cập nhật Hồ sơ môi trường vùng bờ nghiên cứu
(2) Phân tích cơ chế điều phối liên ngành trong qui trình ra quyết định quản lý
vùng bờ hiện thời
- Khảo sát và phân tích các đáp ứng quản lý hiện hành, những tồn tại trong
quản lý đơn ngành hiện nay
- Khảo sát và phân tích hệ thống quản lý theo ngành của các ngành kinh tế
gắn với vùng b
ờ nghiên cứu: quản lý nghề cá, quản lý du lịch, quản lý phát triển
vùng bờ, quản lý môi trường, quản lý khu di sản vịnh Hạ Long, quản lý cảng và
giao thông, quản lý ngành than,
- Viết báo cáo chuyên đề, bao gồm các đề xuất mới
(3) Khảo sát và đánh giá vai trò của cộng đồng dân điạ phương trong quản lý
vùng bờ
Báo cáo tổng kết Nhiệm vụ Quy hoạch và lập kế hoạch QLTHVB vịnh Hạ Long
8
- Khảo sát cấu trúc và đặc trưng của cộng đồng vùng bờ nghiên cứu
- Phân tích kiến thức bản địa về sử dụng vùng bờ của cộng đồng
- Đánh giá hoạt động tự quản tài nguyên vùng bờ của cộng đồng
- Đánh giá vai trò của cộng đồng trong QLTHVB nghiên cứu
- Viết báo cáo chuyên đề, bao gồm đề xuất mô hình QLVB có sự tham gia của
cộng đồng (đồng qu
ản lý)
(4) Phân vùng chức năng vùng bờ
- Xử lý thông tin không gian từ các hợp phần đơn tính (các bản đồ chuyên đề ở
nhiệm vụ (12.1) với sự trợ giúp của kỹ thuật ảnh viễn thám và GIS.
- Khảo sát và phân tích chi phí-lợi ích mở rộng (cost-benefit analysis) theo
một vài tuyến cắt ngang vùng bờ.
- Thử tính năng lực tải (carrying capacity) của vùng bờ nghiên cứu
- Xây dựng nguyên tắc phân vùng và thử đánh giá tính bề
n vững vùng nghiên
cứu.
- Xác định các mục tiêu sử dụng lãnh thổ vùng bờ nghiên cứu trên cơ sở các
kết quả đánh giá tổng hợp và tiến hành phân vùng.
(5) Qui hoạch và lập kế hoạch quản lý tổng hợp vùng bờ (QLTHVB) vịnh Hạ
Long
- Nghiên cứu kinh nghiệm quản lý tổng hợp vùng bờ (QLTHVB) đảo Hải
Nam, Trung Quốc (điểm trình diễn hợp tác Trung Quốc-Hoa Kỳ về QLTHVB)
- Xử
lý số liệu và xây dựng các bản đồ tài nguyên, kinh tế-xã hội, phân vùng
chất lượng nước, tài nguyên sinh vật, và phân vùng quy hoạch (tỉ lệ 1/25.000) với
sự trợ giúp của GIS.
- Xác định tầm nhìn, các định hướng chiến lược và các lĩnh vực ưu tiên quản
lý trong Kế hoạch QLTHVB nghiên cứu, cũng như các giải pháp chính
- Xác định các dự án đầu tư tiền khả thi để sử lý quan hệ giữa các mảng phúc
lợi: sinh thái môi tr
ường, kinh tế và xã hội-nhân văn trong vùng.
- Viết văn bản quy hoạch và lập kế hoạch QLTHVB vịnh Hạ Long đến năm
2010.
Báo cáo tổng kết Nhiệm vụ Quy hoạch và lập kế hoạch QLTHVB vịnh Hạ Long
9
Phần II: CÁC KẾT QUẢ CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI
Các kết quả chính của đề tài bao gồm:
1. Tổng quan về tài nguyên, môi trường và hiện trạng sử dụng tại vùng bờ vịnh
Hạ Long (Hồ sơ môi trường);
2. Kết quả điều tra về vai trò cộng đồng trong sử dụng tài nguyên và môi trường
vùng bờ;
3. Báo cáo phân tích chi phí –lợi ích mở rộng đối với vùng bờ vịnh Hạ Long;
4. Phân tích thể chế - chính sách quản lý vùng bờ v
ịnh Hạ Long và các đáp ứng
quản lý;
5. Phân vùng chức năng sử dụng vùng bờ vịnh Hạ Long;
6. Dự thảo Chiến lược QLTHVB vịnh Hạ Long;
7. Dự thảo Kế hoạch thực hiện Chiến lược QLTHVB vịnh Hạ Long;
8. Tập bản đồ khổ A0 tỷ lệ 1/25.000 về hiện trạng các yếu tố môi trường và tài
nguyên, và phân vùng vùng bờ vịnh Hạ long;
9. Các tài liệu hội thảo, tập huấn về QLTHVB và các ý kiến đóng góp của
chuyên gia;
Trong khuôn khổ của báo cáo tổng hợp này, các kết quả của các chuyên đề
được trình bày tóm tắt, phân tích tổng quan. Kết quả phân tích chi tiết theo chủ đề
được trình bày kỹ trong các báo cáo chuyên đề riêng và được giới thiệu trong danh
sách kèm theo báo cáo này.
Báo cáo tổng kết Nhiệm vụ Quy hoạch và lập kế hoạch QLTHVB vịnh Hạ Long
10
Chương 1. Các đặc trưng cơ bản về tài nguyên, môi trường
và hiện trạng sử dụng vùng bờ vịnh Hạ Long
1. Đặc điểm tự nhiên
1.1. Khí tượng thuỷ văn
Vùng bờ vịnh Hạ Long nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai
mùa rõ rệt: mùa đông lạnh, mùa hè nóng. Các tháng có lượng mưa nhiều nhất từ
tháng 5 đến tháng 9 (mùa mưa) và các tháng có lượng mưa ít nhất từ tháng 10 đến
tháng 12 (mùa khô). Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm dao động trong
khoảng 20
0
C- 27
0
C. Tổng lượng mưa trung bình hàng năm là 1.685,4 mm và đạt giá
trị trung bình tháng cao nhất vào tháng 7 là 390,9 mm, thấp nhất vào tháng 12 là
28,1 mm (tại trạm Bãi Cháy). Số ngày mưa trung bình trong năm là 118,9 ngày.
Hình 1: Vùng nghiên cứu
Hệ thống sông ngòi trong vùng thường có độ dốc khá lớn theo hướng Tây Bắc
và Đông Bắc chảy vào vụng Bãi Cháy và vịnh Hạ Long. Các con sông chính gồm
Trới, Míp, Man, Vũ Oai, Diên Vọng và Mông Dương. Diện tích lưu vực các con
Báo cáo tổng kết Nhiệm vụ Quy hoạch và lập kế hoạch QLTHVB vịnh Hạ Long
11
sông này khoảng 2.250km
2
. Mỗi khi có mưa lũ, lượng đất đá bị bào mòn từ vùng
đất nông nghiệp, rừng và các khu khai thác than trên thượng nguồn lân cận theo các
dòng chảy sông thoát xuống biển, làm gia tăng các chất ô nhiễm vào vụng Bãi Cháy
và vịnh Hạ Long.
Hàng năm, vào tháng 6 đến tháng 10, trong vùng thường có lốc, áp thấp nhiệt
đới và bão đổ bộ vào. Vùng biển Quảng Ninh mỗi năm trung bình chịu ảnh hưởng
của 5 đến 6 cơn bão và áp thấp nhiệt đới, thường xảy ra vào tháng 8, 9. Tính từ
1954 đến 2001 (47 năm) có cả thảy 53 cơn bão đổ bộ vào vùng biển Quảng Ninh.
Trong số đó, có 15 cơn bão lớn (cường độ từ 30mb trở lên). Các cơn bão lớn gây ra
lụt lội và thiệt hại về người và tài sản, đặc biệt ở vùng ven biển.
Thủy triều khu vực Quảng Ninh thuộc chế độ nhật triều đều; phần lớn các
ngày trong tháng (trên dưới 25 ngày) có một lần nước lên và một lầ
n nước xuống,
số ngày còn lại là bán nhật triều có hai lần nước lên và xuống trong một ngày
[OCDI và Nippon Koei, 1995]. Biên độ triều vùng này thuộc loại lớn nhất nước ta,
đạt từ 3,5 - 4,1 m vào kỳ nước cường. Khi triều lên, nước từ vịnh Hạ Long chảy vào
vụng Bãi Cháy, và khi triều kiệt thì nước rút từ vụng Bãi Cháy dồn sang vịnh Hạ
Long. Vì vậy, mà chất lượng nước của hai vịnh này ảnh hưởng và tác động qua lại
lẫ
n nhau, đặc biệt là độ đục và chất rắn lơ lửng là hai thông số rất được quan tâm
trước tiên khi đánh giá chất lượng nước của hai vịnh này.
1.2. Địa hình và cấu trúc địa chất
Dải ven biển vịnh Hạ Long về phía Bắc và phía Tây có nhiều đồi núi thấp với
độ cao chỉ khoảng dưới 200m. Dải đất hẹp ven bờ vịnh là vùng đất phát triển các
khu đô thị, công nghiệp và cảng biển. R
ừng ngập mặn (RNM) phân bố chủ yếu ở
vùng ven bờ vụng Bãi Cháy, chiếm khoảng 29% diện tích đất ngập nước của vụng
này. Loài cây phát triển chủ yếu là sú, vẹt cao không quá 3m; chúng có tác dụng
chắn sóng tốt, “bẫy phù sa” từ sông ra và là nơi sinh cư của nhiều loài thuỷ sản.
Phần bờ bên trong của các vụng, vịnh được cấu tạo bởi đá gắn kết yếu, tuổi Neôgen
thuộc hệ
tầng Nà Dương gồm cuội kết, sỏi kết và sét than. Phần bờ bên ngoài vịnh
còn có các bãi triều cao và bãi triều thấp có hoặc không có thực vật ngập mặn,
nhưng cằn cỗi. Đáy biển và bãi triều được bao phủ bởi cát, phù sa thô và lớp bùn
lắng pelitic.
Do có địa hình chủ yếu là đồi núi và dốc như vậy, kết hợp với các hoạt động
từ thượng nguồn như khai thác than làm mất lớp phủ
thực vật, nên hàng năm, nhất
là vào mùa mưa, lượng đất đá rửa trôi theo nước mưa tràn xuống vùng nước ven
biển rất lớn, làm gia tăng đáng kể hàm lượng chất rắn lơ lửng trong nước vụng,
vịnh.
1.3. Tài nguyên và các hệ sinh thái tự nhiên
* Thực vật phù du
Thành phần loài và mật độ của thực vật phù du có sự biến đổi giữa hai mùa
mưa và mùa khô. Mùa mưa có 166 loài thuộc 6 hệ sinh vật phù du. Hệ
Bacillariophyta có nhiều loài nhất (128 loài, chiếm 77% tổng số), Dinophyta với 33
loài (20%), Cyanophyta với 2 loài (1%). Mật độ tế bào ở tầng đáy từ 33.170 đến
Bỏo cỏo tng kt Nhim v Quy hoch v lp k hoch QLTHVB vnh H Long
12
157.020 t bo/l. Cú 10 loi to cú hi h Dinphyta, nhng mt to loi ny rt
thp, cao nht l 800 t bo/l thuc nhúm Dinophisis caudata. Mựa khụ cú 126 loi,
trong ú Silic Bacillariophyceae cú nhiu chng loi nht (98 chng loi, chim
77,8% tng s), loi Dinophyceae vi 26 chng loi (20,6%). Mt t bo lp
mt t 8.960 n 146.280 t bo/l v lp ỏy l t 3.720 n 145.000 t bo/l. Cú
th thy, m
t thc vt phự du thp v khu vc nghiờn cu cha b nh hng bi
s phỳ dng.
* ng vt phự du
Theo nghiờn cu ca JICA (1999), trong khu vc nghiờn cu cú 106 loi ng
vt phự du ó c ghi nhn. Trong ú, cú 63 loi ng vt thõn giỏp, 17 loi giỏp
xỏc, 4 loi Chaetognatha, nhuyn th v Cladocera, 3 loi Colenterata v Tunicata,
2 loi Awstracoda v mt loi u trựng cỏ c phỏt hin.
Theo kt qu quan trc ca TQTMTB Sn nm 2003, giỏ tr a dng sinh
hc H ti trm Ca Lc khỏ cao so vi cỏc im quan trc khỏc, trung bỡnh tng
mt l 2,55 v tng ỏy l 2,18 ;
iu ny cho thy ng vt phự du trong vựng khỏ
a dng v phong phỳ (Bng 1).
Bng 1: Giỏ tr tng a dng H ti trm Ca Lc quan trc trong thi k nc
ln ti cỏc thi im nm 2003
TT Thời điểm quan trắc Tầng đáy Tầng mặt
1 Tháng 2/2003 2,19 2,1
2 Tháng 5/2003 2,48 1,83
3 Tháng 8/2003 1,53 2,92
4 Tháng 11/2003 2,51 3,34
Trung bình 2,18 2,55
Nguồn: TQTMTB Đồ Sơn, 2003
* ng vt ỏy
Trong vựng nghiờn cu ó phỏt hin c 208 loi ng vt ỏy (JICA-1999).
Trong s ú, nhuyn th (thõn mm) - molluscs cú s lng loi cao nht (92 loi),
giỏp xỏc - Crustaceans (Crustacea 23 loi) v da gai - Echinoderm cú s loi thp
nht (15 loi). c tớnh cú 169 loi sng cỏc vựng nc RNM, 104 loi sng
ỏy mm v 99 loi sng cỏc rn san hụ (RSH) cng. Mt ng vt ỏy cng
khỏc nhau cỏc mụi trng sng khỏc nhau: 110 n 4242 con/m
2
vựng nc cú
b bin RNM, 85 n 530 con/m
2
cỏc sinh cnh ỏy mm v 9 n 98 con/kg san
hụ cht ỏy RSH cng.
Kt qu quan trc s lng ng vt ỏy ti trm Ca Lc nm 2003 c th
hin qua bng sau.
Bng 2. S lng ng vt ỏy ti trm Ca Lc nm 2003
Thời gian Đợt Số loài con/m
2
mg/m
2
H
Tháng Đợt 1 5 140 12798 2,13
Báo cáo tổng kết Nhiệm vụ Quy hoạch và lập kế hoạch QLTHVB vịnh Hạ Long
13
§ît 2 4 120 5836 1,92
2/2003
§ît 3 5 140 21892 2,11
Trung b×nh 4,7 133,3 13508,7 2,05
§ît 1 7 200 28506 2,65
§ît 2 5 120 7602 2,25
Th¸ng
5/2003
§ît 3 6 260 14238 2,41
Trung b×nh 6 193,3 16782 2,44
§ît 1 5 180 7214 2,20
§ît 2 4 140 3542 1,84
Th¸ng
8/2003
§ît 3 3 160 3712 1,56
Trung b×nh 4 160 4822,6 1,87
§ît 1 7 160 39438 2,75
§ît 2 8 160 10998 3,00
Th¸ng
11/2003
§ît 3 3 60 5668 1,58
Trung b×nh 6 126,6 18701,3 2,45
Nguån: TQTMTB §å S¬n, 2003
* Nguồn lợi thuỷ sản
Nguồn lợi thuỷ sản khu vực nghiên cứu bao gồm các đối tượng chính như cá,
tôm, cua, nhuyễn thể (chân bụng và hai mảnh vỏ) và giun nhiều tơ.
Nguồn lợi cá vịnh Hạ Long được thống kê [FFI -2003] gồm 189 loài thuộc 24
giống, 66 họ. Môi trường sống quan trọng của cá là HST RNM, đầm lầy (77 loài),
RSH (18 loài), rạn đá (21 loài), vịnh và vụng (122 loài), và các khu vực có đáy bùn
cát (20 loài). Khu vực nghiên cứu có ba bãi sinh sản quan trọng của cá là Cửa Lục -
Tuầ
n Châu - Đầu Bê (đối với cá nổi), RSH và khu vực nước gần kề (đối với cá đáy)
và khu vực Ngọc Vừng – Cống Đỏ là bãi sinh sản của cá mú và cá chỉ vàng.
Năng suất nguồn lợi thuỷ sản bãi triều lầy và RNM của khu vực vịnh Hạ Long
được ước tính vào khoảng 30 g/m
2
/năm. Tổng sản lượng thuỷ sản có thể khai thác
của khu vực vào khoảng 2.352 tấn, chiếm 1,5% tổng sản lượng cá nổi và 8,1% sản
lượng cá đáy của khu vực vịnh Bắc bộ (bảng 3). Riêng nguồn lợi cá biển khai thác
của khu vực biển Quảng Ninh Hải Phòng (Đông Bắc Bộ) chiếm 2% tổng sản lượng
cá biển của cả nước (Hình 2).
Bảng 3. Sản lượng khai thác cá nổ
i và cá đáy của khu vực vịnh Hạ Long
Đơn vị : Tấn/năm
TT Loại hình mặt nước Vịnh Bãi Cháy Vịnh Hạ Long Tổng
1 RNM 655,2 113,7 768,9
2 Bãi triều lầy 419,7 932,7 1352,4
3 Ao đầm nước lợ 193,2 37,5 230,8
Tổng số 1268,1 1083,9 2352,1
Nguồn: FFI, 2003