Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển ngành chế tạo các loại máy động lực và máy nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 101 trang )






BỘ CÔNG THƯƠNG
VIỆN NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ CHẾ TẠO MÁY NÔNG NGHIỆP








BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NĂM 2009
Mã số: 07.09 RDBS/HĐ- KHCN


ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN NGÀNH CHẾ TẠO CÁC LOẠI MÁY
ĐỘNG LỰC VÀ MÁY NÔNG NGHIỆP





Cơ quan chủ quản: BỘ CÔNG THƯƠNG
Đơn vị chủ trì: Viện nghiên cứu thiết kế chế tạo máy nông nghiệp


Chủ nhiệm đề tài: Thạc sỹ Trần Đức Trung








7732
27/02/2010


Hà Nội, tháng 12/2009






BỘ CÔNG THƯƠNG
VIỆN NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ CHẾ TẠO MÁY NÔNG NGHIỆP









BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NĂM 2009
Mã số: 07.09 RDBS/HĐ- KHCN

ĐỀ TÀI:

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN NGÀNH CHẾ TẠO CÁC LOẠI MÁY
ĐỘNG LỰC VÀ MÁY NÔNG NGHIỆP






Đơn vị chủ trì thực hiện Chủ nhiệm đề tài
Viện trưởng






TS. Nguyễn Tường Vân ThS. Trần Đức Trung





Hà Nội, tháng 12/2009



Danh sách những ngời thực hiện chính của đề tài.


STT Họ và tên

Học vị,
Học hàm
Cơ quan
1 Nguyễn Tờng Vân Tiến sỹ Viện nghiên cứu thiết kế chế
tạo máy nông nghiệp
2 Đỗ Mai Trang

Thạc sỹ Viện nghiên cứu thiết kế chế
tạo máy nông nghiệp
3 Phan Đức Chiến

Kỹ s Viện nghiên cứu thiết kế chế
tạo máy nông nghiệp

MỤC LỤC



Trang
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I

NHU CẦU ĐỐI VỚI SẢN PHẨM MÁY ĐỘNG LỰC VÀ

MÁY NÔNG NGHIỆP
3
I. Tình hình tiêu thụ sản phẩm máy động lực và máy nông
nghiệp trên thế giới
3
II.
Nhu cầu trong nước đối với sản phẩm máy động lực và máy
nông nghiệp
5
III.
Kết luận Chương I 8
CHƯƠNG II THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ
VÀ CHẾ TẠO MÁY ĐỘNG LỰ
C VÀ MÁY NÔNG
NGHIỆP
9
I.
Tình hình nghiên cứu, thiết kế 9
II.
Tình hình sản xuất, lắp ráp
10
III.
Kết luận Chương II
18
CHƯƠNG III THỰC TRẠNG SỬ DỤNG MÁY ĐỘNG LỰC VÀ MÁY
NÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM
20
I. Cơ sở hạ tầng và vấn đề phát triển cơ giới hóa nông nghiệp 20
II.
Tình hình trang bị máy động lực, máy nông nghiệp 21

III.
Kết luận Chương III 30
CHƯƠNG IV DỰ
BÁO THỊ TRƯỜNG MÁY ĐỘNG LỰC VÀ MÁY
NÔNG NGHIỆP
31
I. Phương hướng phát triển nông nghiệp và nông thôn 31
II. Vấn đề trang bị máy móc cho nông nghiệp 32
III. Dự báo thị trường Máy động lực và Máy nông nghiệp 36
III.1. Thị trừơng trong nước 36
III.1.1. Khả năng đầu tư mua sắm của nông dân 36
III.1.2. Nhu cầu trang bị máy móc cho sản xuất 36
III.1.3. Thiết bị nhập khẩu 37
IV. Kết luận Chương IV 38
CHƯƠNG V TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NGÀNH SẢN XUẤT MÁY
ĐỘ
NG LỰC VÀ MÁY NÔNG NGHIỆP Ở MỘT SỐ NƯỚC
TRÊN THẾ GIỚI
39
I.
TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NGÀNH SẢN XUẤT MÁY
ĐỘNG LỰC VÀ MÁY NÔNG NGHIỆP CỦA MỘT SỐ
NƯỚC PHÁT TRIỂN
39
1. Mỹ và một số nước châu Âu 39
2. Nhật Bản 40
3. Hàn Quốc
43
4. Trung Quốc 47
5. Đài Loan 48

II.
TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CỦA CÁC NƯỚC
ĐÔNG NAM Á
48
III.
DỰ BÁO PHÁT TRIỂN 51
IV.
Kết luận Chương V 52
CHƯƠNG VI CÁC CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN 53
I. Những bài học kinh nghiệm
53
II. Các chính sách và giải pháp phát triển 54
II.1. Các chính sách 54
II.2. Các giải pháp 57
KẾT LUẬN 60
Tài liệu tham khảo 62
Phụ lục 64





Đánh giá thực trạng nghiên cứu thiết kế, chế tạo máy động lực và máy nông nghiệp


1
MỞ ĐẦU

Phát triển toàn diện và bền vững nông nghiệp, nông dân và nông thôn
là vấn đề chiến lược có vị trí và vai trò quan trọng quá trình công nghiệp hóa,

hiện đại hóa đối với nhiều nước trên thế giới hiện nay, đặc biệt là đối với Việt
Nam - một nước nông nghiệp, đại bộ phận dân cư sống ở nông thôn.
Thực hiện Nghị quyết Ðại hội Ðảng toàn quốc lần thứ IX, H
ội nghị
Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 5 đã ban hành Nghị quyết 15-NQ/T.Ư
này 18-3-2002 về đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,
nông thôn thời kỳ 2001-2010, khi nói về “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn - thành tựu và giải pháp” Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã
phát biểu: “
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là nhiệm
vụ chiến lược, có tầm quan trọng đặc biệt hàng đầu của toàn Ðảng, toàn dân
ta, cả trước mắt cũng như lâu dài. Không thể đưa nước ta trở thành nước công
nghiệp theo hướng hiện đại trong khi chưa thực hiện thắng lợi nhiệm vụ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Và đây cũng là khát vọng
chính đáng của đông đảo đồ
ng bào ta ở nông thôn và của cả dân tộc ta. Các
bộ, ngành, các địa phương phải đề cao trách nhiệm của mình, cụ thể hóa và tổ
chức thực hiện đạt kết quả cao nhất để góp phần tích cực thực hiện thắng lợi
nhiệm vụ trọng đại này của đất nước”.
Chiến lược phát triển cơ khí Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn 2020 đã
đề ra những mục tiêu định h
ướng cho một số chuyên ngành và nhóm sản
phẩm cơ khí quan trọng, trong đó ngành chế tạo máy động lực sẽ trở thành
lĩnh vực công nghiệp mạnh thông qua các chương trình, dự án đầu tư chiều
sâu, hiện đại hoá thiết bị và công nghệ, nâng cao năng lực chế tạo, nâng cao
sức cạnh tranh của sản phẩm. Ngành chế tạo máy nông nghiệp sẽ đủ mạnh để
sản xuất máy canh tác, máy chế biến và thi
ết bị bảo quản các sản phẩm nông
nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước, từng bước xuất khẩu. Hội nghị lần
thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá IX) nêu rõ: “Phát triển công

nghiệp sản xuất máy móc, thiết bị và công cụ phục vụ nông nghiệp, nông
thôn… Ưu tiên hiện đại hoá cơ sở sản xuất, đầu tư nghiên cứu, chế tạo, cải
tiến các loại máy móc, thi
ết bị phù hợp với điều kiện Việt Nam… Có chính
sách khuyến khích tốt việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chú trọng công
nghệ tự động hoá và công nghệ vật liệu mới để nâng cao chất lượng, hạ giá
thành sản phẩm công nghiệp, cùng với chính sách hỗ trợ để nông dân và cơ sở
mua máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất…” và nghị quyết hội nghị lầ
n thứ


Đánh giá thực trạng nghiên cứu thiết kế, chế tạo máy động lực và máy nông nghiệp


2
bẩy Ban chấp hành trung ương khóa X bàn về nông nghiệp, nông dân, nông
thôn. Trong phương hướng kế hoạch 5 năm 2006-2010 trình Đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ X cũng xác định nhiệm vụ của công nghiệp là phát triển
mạnh và nâng cao chất lượng các chuyên ngành có lợi thế cạnh tranh, tạo ra
sản phẩm xuất khẩu và thu hút nhiều lao động như chế biến nông - lâm - thuỷ
sản, máy nông nghiệp, phương tiện giao thông
Máy động lực - thiết b
ị chuyển đổi năng lượng cơ bản (nhiệt năng, thuỷ
năng, năng lượng gió ) thành động năng, cùng với máy nông nghiệp - đối
tượng của cơ khí hoá sản xuất nông nghiệp - đóng vai trò quyết định tạo ra
năng suất lao động cao, đặc biệt là trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại
hoá nông nghiệp và nông thôn, góp phần nhanh chóng đưa nước ta thoát khỏi
tình trạng lạc hậu, cơ bản tr
ở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện
đại vào năm 2020. Với tầm quan trọng và tính cấp bách như vậy, Viện Nghiên

cứu thiết kế chế tạo máy nông nghiệp được giao nhiệm vụ thực hiện đề tài
"Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển ngành chế tạo các loại
máy động lực và máy nông nghiệp ". Phạm vi của đề tài này nhằm đề xuất
chính sách, giải pháp phát triển s
ản xuất ngành trên cơ sở điều tra khảo sát
đánh giá thực trạng nghiên cứu thiết kế, chế tạo máy động lực và máy nông
nghiệp (Lĩnh vực chế biến đã có đề tài đánh giá riêng, trong nội dung đề tài
này chỉ đề cập tới một số vấn đề có liên quan) cũng như nhu cầu thực tế và dự
báo nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước và kinh nghiệm phát triển
ngành củ
a một số nước trong khu vực và trên thế giới.


Đánh giá thực trạng nghiên cứu thiết kế, chế tạo máy động lực và máy nông nghiệp

3
CHƯƠNG I
NHU CẦU ĐỐI VỚI SẢN PHẨM MÁY ĐỘNG LỰC VÀ
MÁY NÔNG NGHIỆP

I. Tình hình tiêu thụ sản phẩm máy động lực và máy nông nghiệp trên
thế giới
Theo số liệu tổng hợp năm 2000 của Tổ chức Lương thực và Nông
nghiệp Liên Hiệp Quốc, từ báo cáo điều tra 147 quốc gia, tổng số máy kéo
(tractor) tại các nước này là 25.680.124 cái, bình quân mỗi nước 173.514,35
cái. Tính chung mỗi triệu dân có 6.498,2 máy kéo. Phân bố số lượng máy kéo
rất không đều, đứng đầu danh sách là Mỹ với 4.800.000 cái, tiếp theo là Nhật
Bản: 2.028.000, Italia: 1.750.000, Ấn Độ: 1.525.000, Trung Quốc: 841.073
máy kéo. Trong số các quốc gia Đông Nam Á, Thái Lan xếp thứ 22 với
220.000 cái, Việt Nam thứ 29 (162.746), Inđônexia thứ 46 (70.000), Malaixia

thứ 55 (43.300), Philipin thứ 75 (11.500), Myanmar thứ 77 (11.000),
Campuchia thứ 115 (1.855) và Lào thứ 122 (1.080). Nếu xếp theo thứ tự về số
lượng máy kéo trên 1 triệu dân thì đứng đầu danh sách là Slovenia với
56.781,7 cái. Các nước thuộc Bắc và Nam Âu có mật độ rất cao, ~22.000
máy/1triệu dân, Mỹ ch
ỉ đứng thứ 21 (16.230,8) và Nhật Bản thứ 23
(15.916,2). Trong số các quốc gia Đông Nam Á, Thái Lan xếp thứ 56 với
3.427,54 cái/1 triệu dân, Việt Nam thứ 69 (1.948,21), Malaixia thứ 72
(1.807,71), Inđônêxia thứ 102 (289,287), Myanmar thứ 105 (234,057), Lào
thứ 114 (173,717), Philipin thứ 121 (130,895) và Campuchia thứ 130
(136,037).
Tài liệu của Trung tâm Cơ điện và Máy nông nghiệp khu vực Châu Á
Thái Bình Dương (APCAEM) cũng đưa ra thống kê như sau:

Năm Châu Á Thế giới Tỷ lệ châu Á/thế giới (%)
1970 1.394.719 16.053.267 8,6
1975 2.151.680 18.701.168 11,5
1980 3.447.031 22.055.472 15,6
1985 4.437.635 24.851.504 17,85
1990 5.000.000 25.000.000 20,0
1995 5.677.217 26.000.000 21,83
2000 7.680.000 30.000.000 25,6
Năm 2003, Uỷ ban Cơ khí nông nghiệp thế giới - CIGR công bố thống
kê khoảng 25.888.400 máy kéo (tractor) được sử dụng trên toàn thế giới với


Đánh giá thực trạng nghiên cứu thiết kế, chế tạo máy động lực và máy nông nghiệp

4
mật độ trung bình 0,59 máy kéo trên 100 ha đất nông nghiệp; 1,88 máy kéo

trên 100 ha đất dành cho trồng trọt (cao nhất tại Ailen với 130 cái/100 ha).

Số lượng máy kéo
Nhóm
Tổng số
(nghìn cái)
Cái /100 ha
đất nông
nghiệp
Cái/100 ha
đất trồng
trọt
Các nước phát triển có cỡ trang trại trung
bình 100 ha (Canađa, Mỹ, úc, Niu Dilan
và Nam Phi)
6.002,3

0,56

2,05
Các nước công nghiệp hoá có cỡ nông
trại nhỏ:
Nhật
Tây âu, Palestin và Israel

2.121,0
6.854,1


42,91

4,54


54,23
8,92
Các nước Trung Âu và Đông Âu 3.482,1 2,73 3,80
Liên bang Nga 886,5 0,42 0,70
Các nước Châu á thuộc Liên Xô cũ 444,1 0,16 1,08
Các nước Đông Nam á
và quần đảo Thái Bình Dương
2.763,4 0,26 0,70
Các nước Trung Cận Đông
và Bắc Phi
1.585,8 0,43 1,88
Các nước châu Phi thuộc khu vực Sahara 161,6 0,02 0,12
Các nước châu Mỹ Latinh 1.587,5 0,21 1,19

Tăng trưởng máy kéo trên thế giới thời kỳ 1970-1980 là 3%/năm, sản
lượng ~6 triệu cái. Thời kỳ 1981-1990 sản lượng giảm còn 3 triệu cái. Thời
kỳ 1991-2000 sản lượng đạt 5 triệu cái, trong đó riêng giai đoạn 1996-2000 số
lượng máy kéo thêm 4 triệu cái, tăng trưởng gần 1,85%/năm.
Mức độ trang bị động lực ở 5 nước kinh tế phát triển nhất như bảng sau
:


Mức độ trang bị động lực (kW/ha)
TT Nước
1990
2001
1 Nhật Bản 35,0 -

2 Mỹ 25,0 -
3 Đức 5,4 2,35
4 Pháp 2,8 2,65
5 Vương quốc Anh 1,78 2,5

Nguồn: APCAM-2004
Châu Á, một khu vực kinh tế nông nghiệp lạc hậu người đông đất ít,
canh tác lúa nước là chủ yếu, nhìn chung từ giữa thế kỷ 20 đến nay mới bắt
đầu đi lên công nghiệp hoá. Qui mô ruộng đất của các nông trại và hộ nông


Đánh giá thực trạng nghiên cứu thiết kế, chế tạo máy động lực và máy nông nghiệp

5
dân ở châu Á tương đối nhỏ (Indonexia - 0,77 ha, Sri Lanca - 0,79 ha, Đài
Loan - 1,08 ha, Hàn Quốc - 1,2 ha, Ấn Độ - 2 ha, Thái Lan - 4,5 ha) cũng
ảnh hưởng đến đầu tư, trang bị, sử dụng máy động lực và máy nông nghiệp.
Tuy nhiên, 30 năm trở lại đây, mức độ cơ giới hoá các khâu sản xuất chủ yếu
của nông nghiệp Châu Á ngày càng nâng cao do nhanh chóng tăng số máy
kéo và máy nông nghiệp, trong khi tại các nước kinh tế phát triển ở Châu Âu,
Bắc Mỹ số lượng máy kéo sử dụ
ng không tăng hoặc tăng chậm.
Trên thế giới hiện có khoảng 4.200 nhà sản xuất, trong đó Mỹ có gần
440 hãng; Nhật Bản, Vương quốc liên hiệp Anh, Ấn Độ và Italia có hơn 300;
Đức, Pháp, Đan Mạch và Trung Quốc hơn 200; Hàn Quốc 164; Banglades
155; Philipine 150; Canađa 100; Indonexia 44; Iran 38; Thái Lan 37; Sri
Lanca 35; Pakistan 23 Doanh số bán ra của 11 hãng máy nông nghiệp hàng
đầu mang tính xuyên quốc gia chiếm 70% tổng lượng bán ra trên thị trường.
Buôn bán máy móc nông nghiệp của thế giới ước tính đạt 20÷30 tỷ
USD trong mười n

ăm liền (chiếm gần 25% tổng lượng buôn bán sản phẩm
giữa các nước) nhưng gần đây đã có phần giảm sút. Để đối phó, các hãng Âu,
Mỹ tăng cường đa dạng hoá sản phẩm và chuyển giao sản xuất máy động lực,
máy nông nghiệp sang các nước tiêu thụ. Ví dụ Nhà máy máy kéo Massey -
Ferguson chế tạo loại máy kéo cỡ dưới 100 mã lực của Anh và Pháp chuyển
sản xuất sang Trung Quốc; Hãng sản xuất máy gặt
đập liên hợp Internatinonal
ở Pháp, Tây Đức và Anh chuyển sang lắp ráp tại New Zealand, Australia,
Mexico; Hãng J.I.Case của Anh chuyên sản xuất máy kéo nhỏ đồng thời chế
tạo cả dây chuyền lắp ráp máy kéo 40÷90 mã lực. Hãng Ford bán phần lớn
máy kéo cho Bắc Mỹ từ châu âu (Pháp, Bỉ, Anh)

II. Nhu cầu trong nước đối với sản phẩm máy động lực và máy nông
nghiệp
Cơ khí hóa có ý nghĩa mang tính quyết định đối với hiệu quả toàn bộ
các khâu sản xuất nông nghiệp từ canh tác tới thu hoạch, góp phần tăng năng
suất, cây trồng, tăng vụ, nâng cao giá trị kinh tế các loại nông - lâm - thuỷ sản.
Đảng và Nhà nước ta luôn coi việc phát triển ngành chế tạo máy động lực,
máy nông nghiệp là yếu tố quan trọ
ng thúc đẩy quá trình hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn và nâng cao sức cạnh tranh quốc tế của ngành nông nghiệp
Việt Nam. Ngay từ sau Hoà bình lập lại (1954) và cả trong chiến tranh, quá
trình cơ khí hoá, cơ giới hóa nông nghiệp ở nước ta đã từng bước phát triển.
Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (4/1988) đã thật sự cởi trói cho đầu tư sản
xuất nông nghiệp đối với mọi thành phần kinh tế, các loại máy động lự
c, máy


Đánh giá thực trạng nghiên cứu thiết kế, chế tạo máy động lực và máy nông nghiệp


6
nông nghiệp được tăng cường sử dụng. Thời kỳ đầu, máy ngoại nhập vào tràn
lan (máy động lực Trung Quốc giá rẻ chất lượng thấp; máy động lực của Hàn
Quốc, Đài Loan chất lượng ở mức trung bình nhưng giá hợp lý; máy second -
hand của Nhật chất lượng tốt, giá vừa phải). Mặc dù còn rất nhiều khó khăn
do bước vào cơ chế thị trường một cách bị động, thi
ếu vốn đầu tư… nhưng
ngành chế tạo máy động lực, máy nông nghiệp trong nước đã dần dần vươn
lên, đảm bảo một phần yêu cầu của thị trường. Hội nghị Trung Ương 5 khoá
IX đã một lần nữa khẳng định và yêu cầu đẩy nhanh công nghiệp hoá hiện đại
hoá nông nghiệp và phát triển nông thôn, trách nhiệm này được đặt chủ yếu
lên ngành cơ khí phục vụ nông nghiệp, trong
đó các doanh nghiệp nhà nước
luôn đóng vai trò chủ đạo. Trong nhiều năm, Tổng công ty Máy động lực và
Máy nông nghiệp (VEAM - Bộ Công Thương), Tổng công ty Cơ điện xây
dựng nông nghiệp, thủy lợi (Bộ Nông nghiệp & PTNT) đã tập trung sản xuất
các loại máy móc cơ bản cho nông nghiệp như máy động lực, máy bơm nước,
máy móc làm đất, xe vận chuyển nông thôn, máy gặt lúa rải hàng, máy gặt
đập liên hợp, máy xay xát nhỏ và rulô máy xay xát, một số thi
ết bị và dây
chuyền chế biến nông sản, phụ tùng động cơ, hộp số thủy cho thuyền vận tải
nhỏ, bình bơm thuốc trừ sâu… Tổng công ty Máy và Thiết bị công nghiệp
(MIE) tham gia chế tạo nhiều loại thiết bị nhà máy đường công suất đến 3.000
tấn mía/ngày, có khả năng chế tạo bơm lưu lượng đến 36.000 m
3
/h… Tổng
công ty Thiết bị kỹ thuật điện mỗi năm đã sản xuất khoảng 60.000 động cơ
điện các loại để phục vụ các ngành kinh tế bao gồm cả ngành cơ khí phục vụ
nông nghiệp - nông thôn. Ngoài ra, các cơ quan nghiên cứu như Viện Máy và
Dụng cụ công nghiệp (IMI), Viện Nghiên cứu Thiết kế Chế tạo Máy nông

nghiệp, Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu ho
ạch, Viện Công
nghệ… đã thiết kế, chế tạo và cung cấp nhiều thiết bị và dây chuyền chế biến
nông sản khác như máy phân loại hạt cà phê theo màu sắc; máy nghiền, trộn,
phân loại hạt ngũ cốc… Các dây chuyền xử lý hạt giống cây lương thực, chế
biến thức ăn chăn nuôi, chế tạo tinh bột sắn, chè, chế biến cà phê, dây chuyền
sản xuất ván ép… với chất l
ượng cao, giá rẻ được tiêu thụ nhanh. Máy động
lực và máy nông nghiệp của Việt Nam vẫn tiêu thụ mạnh tại thị trường nội địa
so với các sản phẩm cùng loại nhập từ Trung Quốc, dù Việt Nam đang trong
giai đoạn giảm thuế nhập khẩu để hội nhập AFTA và WTO, chiếm trên 25%
thị phần trong nước. Sản phẩm của ngành còn xuất khẩu với doanh số ngày
càng tăng.
Nhữ
ng năm gần đây, khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã tham gia
tích cực hơn vào sản xuất máy móc để đáp ứng nhu cầu cấp thiết của thị


Đánh giá thực trạng nghiên cứu thiết kế, chế tạo máy động lực và máy nông nghiệp

7
trường, mặc dù chủ yếu vẫn là mua linh kiện để lắp ráp. Thống kê giá trị sản
xuất 10 sản phẩm chủ yếu ngành máy động lực và máy nông nghiệp cho thấy
nếu năm 2000 tỷ trọng của doanh nghiệp khối ngoài quốc doanh chỉ chiếm
38,63% tổng số thì đến năm 2002 đã là 55,25% và năm 2005 là 61,24%. Các
chỉ số tương tự của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 0,56%,
3,28% và 4,46%. Độ
ng cơ diesel và máy kéo nhỏ là những sản phẩm được
tập trung đầu tư nhất và có mức tăng mạnh nhất.
Theo nhận định của nhiều chuyên gia, khi Việt Nam gia nhập WTO thì

thách thức đối với nông nghiệp nói chung nhiều hơn là cơ hội. Nền sản xuất
hàng hoá trong nông nghiệp chỉ có thể thực hiện được khi trang bị đủ máy
móc, vì vậy nhiệm vụ của ngành máy động lực và máy nông nghiệp càng trở
nên n
ặng nề. Tuy nhiên có thể khẳng định rằng, vượt qua những khó khăn,
ngành cơ khí chế tạo máy động lực, máy nông nghiệp với sự cố gắng nỗ lực
của doanh nghiệp, cùng cơ chế phù hợp của Nhà nước, đã từng bước lấy lại vị
trí xứng đáng trong sự phát triển của ngành công nghiệp, phục vụ sự nghiệp
công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nướ
c và sẽ góp phần quan trọng trong việc
thực hiện mục tiêu đưa nước ta trở thành nước công nghiệp vào năm 2020.
Căn cứ định hướng phát triển kinh tế xã hội cả nước và mục tiêu đặt ra
cho sản xuất nông nghiệp, dự báo nhu cầu trang bị một số loại máy động lực,
máy nông nghiệp chủ yếu như sau:
Nhu cầu trang bị máy động lực và máy nông nghiệp cả nước.
§¬n vÞ: chiÕc
Loạ
i thiết bị
Năm 2010 Năm 2015
Động cơ điện 1.046.300 1.432.000
Động cơ xăng 180.000 220.000
Động cơ diesel 2.031.600 2.834.000
Máy kéo 795.700 900.000
Máy gặt 13.500 33.000
Máy tuốt lúa có động cơ
975.000 1.070.000
Lò sấy, máy sấy lúa 29.300 190.000
Máy xay xát lẻ 550.000 670.000
Bơm thuốc trừ sâu 1.300.000 1.600.000
Máy bơm nước 5.700.000 5.900.000

Máy sục khí, quạt nước các loại 256.300 379.000
Máy chế biến thức ăn gia súc 59.000 83.000
Máy chế biến thức ăn thủy sản 21.800 43.000
Máy cưa, xẻ, bào 89.400 124.000


Đánh giá thực trạng nghiên cứu thiết kế, chế tạo máy động lực và máy nông nghiệp

8
Máy chế biến khác 200.000 295.000
Xe tải nông thôn 181.400 272.000

Nguồn:Xử lý từ số liệu dự báo của Bộ NN&PTNT 2006.

III. Kết luận Chương I
Từ kết quả thống kê và các nghiên cứu nói trên rút ra một số kết luận
sau:
1. Mức độ trang bị các máy động lực và máy nông nghiệp tại các nước
phát triển càng ngày càng tăng, trong khi sản xuất máy động lực và máy nông
nghiệp đang dần chuyển tới các nền kinh tế đang phát triển ;
2. Nhu cầu trang bị máy động lực và máy nông nghiệp cả nước giai
đoạn từ nay tới nă
m 2015, tầm nhìn 2020 là rất lớn, đặc biệt đây là giai đoạn
đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn,
đặt ra nhu cầu trang bị máy động lực và máy nông nghiệp cho các ngành kinh
tế quốc dân, trong đó nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng đánh bắt thuỷ hải
sản đặt ra nhu cầu rất lớn và cấp bách đòi hỏi phải có chính sách đúng đắn
để phát triển sản xuất đáp ứng nhu c
ầu thực tế



Đánh giá thực trạng nghiên cứu thiết kế, chế tạo máy động lực và máy nông nghiệp

9
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO
MÁY ĐỘNG LỰC VÀ MÁY NÔNG NGHIỆP

I. Tình hình nghiên cứu, thiết kế
Trong những thập niên 80 trở về trước, phục vụ cho cơ chế kế hoạch
hoá tập trung, rất nhiều viện nghiên cứu trực thuộc các Bộ được thành lập,
trong đó lĩnh vực nghiên cứu thiết kế chế tạo máy động lực và máy nông
nghiệ
p có Viện Công cụ và Cơ giới hóa nông nghiệp (trực thuộc Bộ Nông
nghiệp – nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và Viện Nghiên cứu
thiết kế chế tạo máy nông nghiệp (trực thuộc Bộ Cơ khí và Luyện kim – nay
là Bộ Công Thương). Cách tổ chức này phù hợp với đặc điểm yêu cầu trong
nền kinh tế kế hoạch hóa và cũng đã đạt được những thành tựu nhất định.
Đến thời k
ỳ đổi mới, để phù hợp với nền kinh tế điều tiết theo cơ chế
thị trường có sự định hướng của Nhà nước, các Viện nghiên cứu có sự sắp
xếp lại tuỳ theo đặc điểm của mỗi Bộ. Viện Nghiên cứu thiết kế chế tạo máy
nông nghiệp, trước đây trực thuộc Bộ Cơ khí và Luyện kim nay trở thành
thành viên củ
a Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp.
Viện Công cụ và Cơ giới hóa nông nghiệp và hiện nay là Viện Cơ điện
nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch vẫn là đơn vị nghiên cứu khoa học
về lĩnh vực máy móc cơ giới hoá nông nghiệp trực thuộc Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, có biên chế, quỹ lương và các kinh phí đầu tư phát triển
ổn định nên ngoài việc thực hiện các nội dung nghiên cứu ngắn hạn, còn có

điều kiện thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu dài hạn có tính chiến lược từ
nguồn kinh phí đầu tư ổn định hàng năm của Nhà nước.
Viện Nghiên cứu thiết kế chế tạo máy nông nghiệp sau khi trở thành
thành viên của Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp, hoạt động
theo cơ chế tự trang trải về tài chính, tự lo việc làm, quỹ lương và các nguồn
kinh phí duy trì hoạt động của Vi
ện đã gặp không ít khó khăn trong cơ chế thị
trường đầy biến động và có cả sự cạnh tranh không lành mạnh. Mặc dù vậy,
Viện cũng đã gặt hái không ít thành tựu, đặc biệt trong lĩnh vực thiết kế, chế
tạo các dây chuyền thiết bị đồng bộ cho thức ăn chăn nuôi, sản xuất tinh bột
sắn , tận dụng nguồn kinh phí ít ỏi từ các đề tài nghiên cứ
u khoa học cấp Bộ
hàng năm, từng bước ổn định và phát triển. Tuy nhiên, từ chỗ thiếu nguồn
kinh phí ổn định để duy trì hoạt động của bộ máy, để đầu tư nghiên cứu dài
hơi theo định hướng chiến lược nên các vấn đề nghiên cứu có tính chiến lược
của ngành đã không thực hiện được. Đây là vấn đề cần có sự quan tâm của


Đánh giá thực trạng nghiên cứu thiết kế, chế tạo máy động lực và máy nông nghiệp

10
Nhà nước trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt là trong giai đoạn CNH-HĐH
nông nghiệp nông thôn và thực hiện chính sách tam nông của Đảng.
Ngoài các Viện nghiên cứu kể trên trong thời gian gần đây còn có các
cơ quan nghiên cứu khác trong lĩnh vực cơ khí (Viện Nghiên cứu cơ khí -
NARIME, Viện Máy và Dụng cụ công nghiệp - IMI Holding, Viện Công
nghệ, các khoa cơ khí thuộc đại học kỹ thuật, đại học nông nghiệp ) và cả
ngoài ngành cơ khí (Viện Lúa Đồng b
ằng sông Cửu Long) cũng tích cực tham
gia giải quyết những vấn đề về trang bị cơ khí, tự động hoá cho sản xuất nông

nghiệp và chế biến nông lâm sản.
Kết quả của công tác nghiên cứu triển khai, nghiên cứu ứng dụng của
các tổ chức nghiên cứu khoa học nói trên đã cho ra đời nhiều dây chuyền thiết
bị đồng bộ trong lĩnh vực chế biến nông sản, chế biến th
ức ăn chăn nuôi, sấy
bảo quản thay thế nhập ngoại với giá thành hợp lý. Nhiều loại máy móc có
tính năng hoạt động phù hợp hơn với điều kiện sản xuất thực tế của nông
nghiệp, nông thôn Việt Nam như máy kéo nhỏ, thiết bị làm đất, sấy nông sản,
máy tẽ ngô, các loại máy chăm sóc mía, thu hoạch lúa, ngô, lạc (có sự tham
gia của cả tư nhân) đã được ứng d
ụng trong thực tế sản xuất. Tuy nhiên, hầu
hết các loại sản phẩm thường mới ở dạng đơn chiếc hoặc loạt nhỏ do đầu tư
cho nghiên cứu và sản xuất thử nghiệm chưa đồng bộ.
II. Tình hình sản xuất, lắp ráp
II.1. CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT (Xem Phụ lục 2)
II.1.1. Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp (Bộ Công
Thương)
Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp (VEAM) được thành
lập năm 1990. Lĩnh vực chính của VEAM là nghiên cứu phát triển, sản xuất
và kinh doanh các trang thiết bị động lực, thiết bị và máy nông nghiệp, máy
kéo, ô tô, xe máy và phụ tùng, các phương tiện giao thông vận tải thuỷ bộ và
các trang thiết bị cơ khí khác. VEAM cũng là đối tác Việt Nam của nhiều liên
doanh với nước ngoài trong các dự án lắp ráp và sả
n xuất ô tô, xe máy và các
sản phẩm cơ khí tại Việt Nam.
Từ khi thành lập đến nay, VEAM luôn là nhà sản xuất chủ lực về máy
động lực và máy nông nghiệp. Giai đoạn 1993-1999, sau khi củng cố bộ máy
và đứng vững trước sự cạnh tranh ồ ạt của máy Trung Quốc nhập lậu và máy
cũ Đài Loan, Tổng công ty đã bắt đầu khẳng định vị thế, liên doanh với nước
ngoài, mua lixăng của các hãng có uy tín lớ

n trên thế giới, thuê chuyên gia
huấn luyện tại chỗ. Bằng cách làm này đã tạo ra chuyển biến vượt bậc về trình
độ đúc chính xác, rèn khuôn đúc áp lực, nhiệt luyện điều khiển bán tự động,


Đánh giá thực trạng nghiên cứu thiết kế, chế tạo máy động lực và máy nông nghiệp

11
gia công cơ khí chính xác cao. Năm 1999, doanh thu của VEAM đạt 479 tỷ
VNĐ, trong đó động cơ diesel 6-18 mã lực chiếm 15% thị trường nội địa,
máy xát gạo chiếm 80% và hộp số cơ khí nhỏ chiếm 70%. Giá trị xuất khẩu
sang các nước ASEAN và Irak là 3 triệu USD. Năm 2001, doanh thu vượt
1.000 tỷ đồng, xuất khẩu trên 10 triệu USD. Cho đến năm 2004, VEAM và
các đơn vị thành viên chỉ giới hạn sản xuất kinh doanh trong ngành động lực
nhỏ, máy nông nghiệp. N
ăm 2005, giá trị sản xuất công nghiệp của Tcty đạt
636 tỷ đồng, tăng 11,97%, tổng doanh thu đạt 1342,2 tỷ đồng, tăng 7,71% so
với năm trước. Ngoại trừ động cơ đốt trong và hộp số do chịu tác động mạnh
của thị trường có dấu hiệu sụt giảm, các sản phẩm khác đều có sự tăng trưởng
tương đối ổn định. Giai đoạn 2001-2005, giá trị tổ
ng sản lượng bình quân
(theo giá cố định năm 1994) đạt 498,2 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân
đạt 16,6% một năm. Nếu so sánh với giai đoạn 1995-2000, giá trị sản xuất
bình quân đã tăng gấp 2 lần.
Các đơn vị thành viên đã thể hiện tính năng động trong việc chuyển
hướng bám sát nhu cầu thị trường, một mặt tập trung vào sản xuất nội địa trên
cơ sở
tiềm năng thế mạnh sẵn có, mặt khác tăng cường tìm kiếm các nhà cung
cấp nước ngoài để giảm bớt áp lực cạnh tranh trên thị trường nội địa, giảm giá
thành. Sản phẩm của VEAM từng bước giành lại thị trường nội địa, đẩy lùi

hàng ngoại cùng loại.
Tổng công ty đã cung cấp ra thị trường hàng nghìn máy cày loại 2
bánh, 4 bánh, máy phay đất, máy gặt lúa, máy bơm nước, xe vận chuyển nông
thôn có kiểu dáng và tính n
ăng sử dụng phù hợp với nhu cầu và đặc điểm của
ngành nông nghiệp, được người tiêu dùng chấp nhận. Các dây chuyền thiết bị
chế biến thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thuỷ sản và chế biến
tinh bột đều có mức tăng trưởng khá. Năm 2006, bơm nước các loại đạt hơn
28.000 chiếc, vòng bi các loại đạt gần 4 triệu vòng, tăng 14%; động cơ đố
t
trong gần 23.000 chiếc, tăng 11% so với năm 2005. Tháng 1 năm 2007, giá trị
sản lượng của Tổng công ty tiếp tục tăng, đặc biệt sản lượng động cơ diesel
tăng 35% so với cùng kỳ năm trước.
VEAM đã lập Phòng nghiên cứu thuộc Tổng công ty và một Trung tâm
nghiên cứu thử nghiệm động cơ tại KCN Từ Sơn, Bắc Ninh, tiếp tục đầu tư
mở rộng công suất các nhà máy hi
ện có, triển khai xây dựng các nhà máy mới
để sản xuất động cơ đốt trong với sản lượng lớn, công suất 100 mã lực trở lên,
động cơ thuỷ phục vụ đánh bắt cá xa bờ; đầu tư sản xuất xe tải nhỏ, máy kéo
4 bánh công suất lớn; tăng sản lượng và đa dạng hoá các loại máy làm đất,


Đánh giá thực trạng nghiên cứu thiết kế, chế tạo máy động lực và máy nông nghiệp

12
máy chăm sóc, thu hoạch, chế biến bảo quản nông sản và các dây chuyền chế
biến thức ăn gia súc
Sau 5 năm phối hợp cùng Hội Nông dân Việt Nam và gần 30 Uỷ ban
nhân dân các tỉnh thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất vay vốn mua máy nông
nghiệp do Việt Nam sản xuất, VEAM đã cung cấp tới tay bà con nông dân

trên 8000 máy kéo và hơn 1.800 thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp và
nuôi trồng thuỷ, hải sản, tổ chức các l
ớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật và sửa
chữa máy móc thiết bị cho hơn 100.000 hộ dân, góp phần đẩy nhanh tiến trình
cơ giới hoá nông nghiệp, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá nông nghiệp
nông thôn.
VEAM cũng không ngừng tìm tòi, mở rộng thị trường sang các nước
khu vực (Thái Lan, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Sri Lanca, ấn Độ), châu
Phi (Madagascar, Ghana), Trung Cận Đông (Iran) và châu Mỹ (Panama,
Chile, Canada) Giá trị xuất khẩu năm 2005 đạt 9,55 tri
ệu USD tăng 25,7%
so với năm 2004. Kim ngạch xuất khẩu năm 2006 đạt hơn 10 triệu USD.
Đến nay VEAM đã có số vốn Nhà nước trên 2.000 tỷ đồng, không tính
giá trị tài sản nằm trong các liên doanh chưa đăng ký vào vốn pháp định. Chủ
động hội nhập kinh tế quốc tế, định hướng của VEAM phù hợp với nhu cầu
tăng nhanh của kinh tế trang trại, nông nghiệp, ngư nghiệp, phát triển bền
vững,
đảm bảo nhiệm vụ chính trị, tiếp tục giữ vị trí quan trọng trong phát
triển ngành tại Việt Nam.
Các sản phẩm và dịch vụ chính của VEAM:
- Động cơ xăng và động cơ diesel 5-80 mã lực.
- Máy kéo 2 bánh BS8-10-12 lắp phay đất 0,4-0,6m, cày, bánh lồng, rơ -moóc.
- Máy kéo 4 bánh BS20 lắp phay đất 1,3m, cày, bánh lồng, rơ -moóc.
- Xe vận chuyển nông thôn 1,5 tấn.
- Máy gặt lúa, máy tuốt lúa, máy tẽ ngô, máy sấy thóc, máy vò chè
- Máy sục khí nuôi tôm, chế biến cà phê, chế biến thức ăn chă
n nuôi.
- Máy xay xát gạo 500-2000 kg lúa /giờ, giàn xay xát gạo 24 tấn /ngày.
- Các dây chuyền chế biến thức ăn gia súc quy mô đến 20 T/h, chế biến
tinh bột sắn 50-100 T/ngày.

- Máy phát điện 2-500 kVA.
- Bơm thuốc trừ sâu 12 lít và 16 lít.
- Hộp số thuỷ 6-15 mã lực.
- Máy bơm nước các loại, vòi tưới phun bán kính 7-10m.
- Thép đúc thỏi, thép cán 16-130mm.
- Neo, xích tàu thuyền, xà lan.


Đánh giá thực trạng nghiên cứu thiết kế, chế tạo máy động lực và máy nông nghiệp

13
- Ru lô cao su sử dụng cho máy xay xát các loại.
- Phụ tùng ô tô, xe máy, máy kéo, động cơ, máy nông nghiệp
Các đơn vị sản xuất và cơ cấu sản phẩm:
- Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Diesel Sông Công
(DISOCO), thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên. Sản xuất động cơ diesel (6-
130 mã lực), các loại động cơ diesel thuỷ (55-80 mã lực), động cơ xăng
(IM350-8 mã lực), đồng thời cung cấp phụ tùng cho sản xuất các loại động cơ
cho các đơn vị thành viên khác của VEAM. Được trang bị
dây chuyền đồng
bộ lắp ráp động cơ Diesel, lắp ráp động cơ xăng. nhiều thiết bị và công nghệ
đặc biệt như máy búa 2T, 10T, máy dập 1600T, máy đúc áp lực 400T, 1100T,
các dây chuyền đúc liên tục, gia công séc măng từ phôi rời, dây chuyền gia
công các loại tay biên, trục khuỷu, trục cam, công đoạn sản xuất bơm cao áp
và vòi phun.
- Công ty TNHH một thành viên Phụ tùng máy số 1 (FUTU1), thị xã
Sông Công, tỉnh Thái Nguyên. Các sản phẩm chính là xilanh, piston, xéc
măng và linh kiện động cơ
, hộp số máy thuỷ, hộp số máy kéo, cuốc bàn,
máy vò chè, máy cắt lúa rải hàng CRH 1.2 lắp động cơ xăng Honda 5,5 mã

lực, máy cày lắp động cơ Diesel 6-8 mã lực, vòi tưới phun, phụ tùng xe máy,
ô tô Công ty được trang bị các dây chuyền công nghệ đúc gang, đúc thép,
đúc đồng, đúc nhôm, rèn dập, nhiệt luyện, gia công cơ khí với các thiết bị
hiện đại, có độ chính xác cao.
- Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Máy kéo và Máy nông
nghiệp, thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây. Các sản phẩm phục v
ụ nông nghiệp
gồm máy kéo nhỏ 2 bánh, máy kéo 4 bánh, máy kéo chuyên dùng vận chuyển
(lái bằng vô lăng, sức chở 1500kg), máy cấy, bơm thuốc trừ sâu, máy tuốt lúa,
bơm nước, máy tẽ ngô, máy tách hạt lúa, hộp số khuấy nước nuôi tôm, hộp số
lắp trên ghe thuyền nhỏ, phụ tùng khác phục vụ sửa chữa máy nông nghiệp.
- Công ty Động cơ và máy nông nghiệp miền Nam (Vikyno-
Vinappro). Được sáp nhập từ Công ty Máy nông nghiệp miền Nam (Vikyno)
và Công ty chế tạo động cơ
(Vinappro), khu công nghiệp Biên Hoà, tỉnh
Đồng Nai. Các sản phẩm chính là động cơ Diesel từ 6 đến 12,5 mã lực theo
công nghệ của hãng KUBOTA (Nhật Bản), Diesel theo kiểu Yanmar từ 6 đến
23 mã lực, máy phát điện từ 2 đến 500kVA, máy xay xát 700-1000 kg lúa/giờ,
máy cày tay K120, máy phát điện 1,5-250 kVA, máy bơm nước, ru lô cao su
các loại
- Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Cơ khí Trần Hưng Đạo.
Công ty đang đầu tư xây mới cơ sở sản xuất tại khu công nghiệp Tiên Sơn,


Đánh giá thực trạng nghiên cứu thiết kế, chế tạo máy động lực và máy nông nghiệp

14
Bắc Ninh, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2007. Sản phẩm chủ yếu là động
cơ Diesel và hộp số các loại, đại tu, tân trang máy kéo
Các đơn vị thành viên khác thuộc VEAM:

- Công ty Cổ phần NAKYCO, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh.
- Công ty Đúc số 1 (FOUNDCO), quận 11, thành phố Hồ Chí Minh.
- Công ty vật tư và thiết bị toàn bộ (MATEXIM), thị trấn Nghĩa Đô,
huyện Từ Liêm, Hà Nội.
- Công ty Cổ phần Cơ khí Phổ Yên (FOMECO), thị trấn Bãi Bông,
huyệ
n Phổ Yên, Thái Nguyên.
- Công ty Cổ phần Cơ khí Cổ Loa (COLOAMEC), thị trấn Đông Anh,,
huyện Đông Anh, Hà Nội.
- Công ty Cổ phần Cơ khí chính xác số 1, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
- Công ty cơ khí Vinh, thành phố Vinh, Nghệ An.
- Viện Nghiên cứu Thiết kế Chế tạo Máy nông nghiệp (RIAM), quận
Thanh Xuân, Hà Nội.
- Viện Công nghệ (RITM), quận Đống Đa, Hà Nội.
II.1.2. Các Công ty khác trong nước sản xuất, lắp ráp máy động lực và
máy nông nghiệp
Ngoài VEAM với các loại động c
ơ và máy nông nghiệp được sản xuất
mang tính công nghiệp, một số đơn vị khác chủ yếu sản xuất dạng lắp ráp
CKD với động cơ, hộp số nhập khẩu (như Công ty Cơ khí Thái Bình hàng
năm sản xuất khoảng 2.000 máy kéo tay, Công ty cơ khí Nam Hồng - Hà Nội
khoảng 400 chiếc, Cơ khí An Giang, Long An, Đồng Tháp tham gia chế tạo
máy gặt rải hàng và máy gặt đập liên hợp trong đó hộp số mua của VEAM
hoặ
c nhập khẩu ). Máy gặt lúa xếp dãy dải hàng, gặt đập liên hợp cũng được
một số tư nhân tự cải tiến trên cơ sở các mẫu máy nhập khẩu hoặc sản xuất
trong nước (Cơ sở Chín Nghĩa - Long An; Cơ sở Huỳnh Văn út - Đồng Tháp;
Cơ sở Nguyễn Kim Chính - Bình Định; Cơ sở Phạm Văn Nghĩa - An Giang;
DN tư nhân Hoàng Thắng, Cơ sở Năm Sanh - Cần Th
ơ ).

- Máy bơm do các doanh nghiệp trong nước sản xuất đã phủ kín dải cột
áp từ 2,5-10 m với các cấp lưu lượng khác nhau (đến trên 13.000 m
3
/h). Đã
sản xuất tuốc-bin từ 5-1.000 kW phục vụ các trạm thuỷ điện.
- Chế tạo các dây chuyền sản xuất cao su mủ khô đến 6.000 tấn /năm đạt
chất lượng, bảo đảm tự trang bị trong ngành đến 80% nhu cầu (chỉ phải nhập
máy ép kiện, lò sấy); tham gia chế tạo nhiều chủng loại thiết bị, phụ tùng cho
các nhà máy đường (gồm cả nâng cấp, mở rộ
ng và xây mới) như trục lô ép, cầu
trục, băng tải, các thiết bị công nghệ chế luyện, các loại bơm, lò hơi đốt bã mía
công suất 10 T/h, một số thiết bị trong hệ thống xử lý nước thải; dây chuyền


Đánh giá thực trạng nghiên cứu thiết kế, chế tạo máy động lực và máy nông nghiệp

15
thiết bị xay xát công suất đến 50 tấn lúa/ngày với chất lượng tốt; cung cấp
100% máy xay xát, máy nghiền thức ăn gia súc cỡ nhỏ cho nông thôn, các dây
chuyền chế biến thức ăn gia súc có điều khiển định lượng tự động đến 20
T/giờ; chế tạo và cung cấp máy chọn hạt, máy phân loại, máy đánh bóng; hầu
hết các dây chuyền ươm tơ cỡ 5-30 tấn tơ /năm là do các doanh nghiệp sản xuấ
t
máy động lực, máy nông nghiệp trong nước chế tạo theo mẫu của nước ngoài
(chỉ nhập khẩu các dây chuyền ươm tơ tự động công suất lớn 100-180 tấn
tơ/năm); các loại thiết bị sơ chế cà phê theo phương pháp ướt công suất 0,75 -3
tấn/h kèm theo hệ thống sấy theo mẫu nước ngoài, các dây chuyền thiết bị công
suất 0,8-1,2 tấn/h làm việc theo chế độ liên hoàn; các loại thiết bị cư
a xẻ và
mộc sơ chế, tinh chế như cưa vòng đẩy, cưa đĩa, máy bào ba bốn mặt, máy soi,

máy khoan, máy phay, máy tiện, máy phục vụ sản xuất ván ghép thanh, máy ép
dùng sản xuất ván nhân tạo; một số loại thiết bị lẻ phục vụ thay thế, nâng cấp
các nhà máy chế biến chè đen hiện có; tự thiết kế và chế tạo được dây chuyền
hoàn chỉnh chế biến chè đen công suất 13 tấn búp tươ
i/ngày, các loại máy sao,
vò chè cỡ nhỏ và đang nghiên cứu các mẫu của nước ngoài để chế tạo hệ thống
thiết bị chế biến chè xanh; dây chuyền sản xuất tinh bột sắn 50-100 T/ngày,
thiết bị sấy, thiết bị đóng gói tinh bột sắn; máy bơm, máy sục khí, máy lạnh để
phục vụ chế biến, bảo quản hải sản; máy chế biến hạt điều, máy chiết xu
ất
nước quả, máy chế biến bột quả, máy cô đặc nước quả, máy chế biến mứt quả,
thiết bị bảo quản hoa quả; máy ép dầu thô, tinh luyện dầu dừa, thiết bị phụ trợ
và phụ tùng cho các dây chuyền sản xuất shortening, gluxerin, acit béo, dây
chuyền sản xuất dầu cám; thiết bị tẩm sấy, chế biến sợi thuốc lá, thiết bị phụ trợ
và phụ
tùng thay thế cho dây chuyền quấn điếu và đóng bao thuốc lá; thiết bị
phụ trợ và phụ tùng cho dây chuyền thiết bị chế biến sữa tươi, sữa chua, sữa
đậu nành, sữa bột.

MỘT SỐ LOẠI SẢN PHẨM CHỦ YẾU GIAI ĐOẠN 2000-2005

Đơn vị 2000 2004 2005
Nông cụ cầm tay 1000 cái 15.918 20.756 21.549
Xe cải tiến Cái 13.705 18.257 19.435
Máy bơm nông nghiệp Cái 3.496 10.038 11.440
Phụ tùng máy bơm Tấn - 437 775
Bơm thuốc trừ sâu 1000 cái 70,4 52,7 54,0
Máy kéo và xe vận chuyển Cái 1.932 8.607 9.415
Phụ tùng máy kéo Tấn - 3.772 4.000
Máy tuốt lúa có động cơ Cái 11.877 17.571 18.853

Máy tuốt lúa không có động cơ Cái 7.061 10.903 11.605
Máy xay xát Cái 12.484 5.749 6.480


Đánh giá thực trạng nghiên cứu thiết kế, chế tạo máy động lực và máy nông nghiệp

16
Máy lau bóng gạo cỡ nhỏ Cái - 4.300 9.200
Động cơ điện cho nông nghiệp Cái 9.000 25.000 36.000
Phụ tùng động cơ điện Tấn - 1.100 1.096
Động cơ diessel Cái 30.329 182.443 145.450
Động cơ xăng Cái - 11.824 11.173
Phụ tùng động cơ nổ Tấn - 422 386
Hộp số Tấn - 450 430
Máy phát điện nhỏ Cái - 5.138 5.911
Máy cắt lúa Cái - 105 156
Máy chế biến gạo Cái - 584 645
Máy chế biến thức ăn gia súc Cái - 4.768 7.604
Máy chế biến khác Cái - 4.108 3.327
Phụ tùng máy chế biến
TÊn - 2.448 3.317

Nguồn: Số liệu thống kê và Báo cáo điều tra doanh nghiệp đến 2005
Đến nay, gần 100% máy nông nghiệp đi theo máy kéo và các máy công
tác tĩnh đã do cơ khí trong nước cung cấp. Máy kéo 4 bánh loại nhỏ đang
được đưa vào chương trình sản xuất thử nghiệm. Đã nghiên cứu thành công
máy liên hợp thu hoạch lạc, máy liên hợp thu hoạch ngô, máy tuốt và băm lá
mía
Từ năm 2006 trở về trước, hưởng ứng chính sách nội địa hoá sản xuất
của Chính phủ, nhiều công ty thuộc mọi thành phần kinh tế đã

đầu tư sản xuất
các sản phẩm thuộc lĩnh vực máy động lực và máy nông nghiệp. Tính đến
cuối năm 2003, trên cả nước có 19 công ty thuộc các thành phần kinh tế tham
gia sản xuất, lắp ráp loại động cơ dưới hình thức nhập khẩu bộ linh kiện
không đồng bộ từ nước ngoài theo chính sách ưu đãi thuế theo tỷ lệ nội địa
hoá (trong đó có 03 công ty thuộc VEAM) thể hiện ở b
ảng sau:

CÁC CÔNG TY SẢN XUẤT, LẮP RÁP DIESEL THEO CHÍNH SÁCH NỘI
ĐỊA HOÁ SẢN XUẤT


TT

Tên Công ty

Địa chỉ lắp ráp, sản xuất
Đăng ký
SX. LR
từ năm

Ghi chú
1 Cty LD VIKOTRADE 36 Lê Lợi, Q.1, Tp. HCM 2000
2 Cty Diesel Sông Công

Tx. Sông Công, Thái Nguyên,
Đt: 0280.862.332, Fax:
0280.862.265
2001 thuộc
VEAM

3 Cty TNHH máy NN
JIANGDONG (100%
NN)
33 Ngô Quyền, Đà Nẵng
Đt: 0511.920030
2001
4 Cty TNHH Nam 91 Nguyễn Thái Học, Hà Nội 2001


Đánh giá thực trạng nghiên cứu thiết kế, chế tạo máy động lực và máy nông nghiệp

17
Cường
5 Cty Cơ khí Trần Hưng
Đạo
114 Mai Hắc Đế, Hà Nội
Đt: 9762737 Fax: 9762172
2001 thuộc
VEAM
6 Cty TNHH Thanh
Phong
941 Đường Giải Phóng, Hà Nội
Đt: 8617568
2001
7 Cty TNHH Nam Tiến Tổ 3, Cụm 5, Phường Khương
Đình, Thanh Xuân, Hà Nội
2001
8 Cty TNHH Đầu tư Phát
triển sản xuất Quảng
Ninh

Khu 7, Phố Cẩm sơn, Cẩm phả,
Quảng Ninh
2001
9 Cty TNHH lắp máy
nông nghiệp miền Bắc
Km 31+400 Quốc lộ 5, Minh
Đức,
Mỹ Hào, Hưng Yên
2001
10 Cty TNHH TM Toàn
Quốc
Tx. Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long 2001
11 NM Cơ khí Việt Trung Km 6+500 Quốc lộ 10
Thị trấn Vũ Thư Thái Bình
2002
12 Cty TNHH SX-TM-
DV Hoàng Phúc
C19, đường số 9 KCN Lê Minh
Xuân, Bình Chánh, Tp. HCM
2002
13 Cty TNHH máy nông
nghiệp Việt Trung
128 Trần Hưng Đạo, thị trấn Kẻ
Sặt, Bình Giang, Hải Dương
2002
14 Cty TNHH lắp ráp
động cơ Diesel An
Châu
KCN Đồng An, Thuận An,
Bình Dương

2002
15 Cty TM và Dịch vụ lắp
máy Miền Nam
404 Điện Biên Phu, Q. Thanh
Khê, Tp. Đà Nẵng
2002
16 Cty Thiết bị phụ tùng
cơ điện nông nghiệp
102 Trường Chinh, Hà Nội 2002
17 Cty VIKYNO (VEAM) Biên Hoà, Đồng Nai 2002 thuộc
VEAM
18 Cty TNHH SX-DV-
TM Thanh Bình Nam
146B/1B Văn Thánh Bắc, đường
D3 P.25 Q. Bình Thạnh, HCM
2003
19 Cty TNHH Đông
Trung
221 Trần Hưng Đạo, thi trấn Kẻ
Sặt, Bình Giang, Hải Dương
2003

Theo kết quả báo cáo của 7/19 Công ty nói trên (đã có xác nhận của cơ
quan kiểm toán độc lập), trong năm 2002, chỉ tính 7 Công ty đã lắp ráp và bán
ra thị trường số lượng 132.169 động cơ diesel các loại, cụ thể như sau:
TÌNH HÌNH LẮP RÁP VÀ TIÊU THỤ DIESEL THEO CHÍNH SÁCH NỘI ĐỊA HOÁ
SẢN XUẤT

TT
Tên Công ty Địa chỉ SX, LR Số động cơ đã

bán ra thị
Tỷ lệ NĐH thực
tế (có xác nhận
Ghi chú


Đánh giá thực trạng nghiên cứu thiết kế, chế tạo máy động lực và máy nông nghiệp

18
trường năm
2002
của cơ quan kiểm
toán)
1 Cty LD
VIKOTRADE
36 Lê Lợi, Q.1, Tp.
HCM
6.401 từ 27-54%
2 Cty TNHH máy
NN
JIANGDONG
(100% NN)
33 Ngô Quyền, Đà
Nẵng
Đt: 0511.920030
12.336 từ 27-52%
3 Cty TNHH Nam
Cường
91 Nguyễn Thái Học,
Hà Nội

17.882 từ 9-10%
4 Cty TNHH
Thanh Phong
941 Đường Giải
Phóng, Hà Nội
Đt: 8617568
29.360 từ 33-45%
5 Cty TNHH lắp
máy nông
nghiệp miền Bắc
Km 31+400 Quốc lộ
5, Minh Đức,
Mỹ Hào, Hưng Yên
13.553 từ 26-61%
6 NM Cơ khí Việt
Trung
Km 6+500 Quốc lộ
10
Thị trấn Vũ Thư
Thái Bình
25.615 từ 34-39%
7 Cty TM và Dịch
vụ lắp máy Miền
Nam
404 Điện Biên Phủ,
Q. Thanh Khê, Tp.
Đà Nẵng
27.022 từ 37-63%

Céng:

132.169
Nguồn: Kết quả kiểm toán năm 2002 của các doanh nghiệp
Chưa tính đến số lượng động cơ do 13 công ty trong nước sản xuất, lắp
ráp chưa có báo cáo, thời điểm năm 2002 chỉ tính 6 công ty đã có báo cáo
kiểm toán, cùng với Tổng Công ty VEAM đã sản xuất và bán ra thị trường
149.785 động cơ các loại. Điều đó cho thấy nhu cầu của thị trường riêng đối
với các loại động cơ nhỏ đã là rất lớn.
III. Kết luận Chươ
ng II
Kết quả nghiên cứu Chương II cho thấy một số vấn đề sau đây:
1. Hoạt động nghiên cứu phát triển chuyên ngành máy động lực và máy
nông nghiệp trong thời gian vừa qua mặc dù đã có nhiều cố gắng và đạt được
một số kết quả nhất định, tuy nhiên chưa đáp ứng đòi hỏi của thực tế sản xuất,
đời sống. Nhiều sản phẩm do ta sản xu
ất có mẫu mã kém hấp dẫn, tính năng
kỹ thuật lạc hậu, vận hành thiếu ổn định, giá cả không có khả năng cạnh
tranh. Nghiên cứu phát triển thiếu tính chuyên nghiệp và không có chiến lược.
Ở đây có nguyên nhân của việc tổ chức, vận hành của cơ chế, các đổi mới cơ
chế quản lý, đổi mới hoạt động khoa học công nghệ chưa triệt để, chưa quyết
liệt, thậm chí chậm chạp. Một thời gian dài như vậy không những không tạo
thêm nguồn lực trong công tác nghiên cứu khoa học công nghệ, nghiên cứu
phát triển sản phẩm mà còn làm “chảy máu chất xám”, một bộ phận không


Đánh giá thực trạng nghiên cứu thiết kế, chế tạo máy động lực và máy nông nghiệp

19
nhỏ các nhà khoa học, các kỹ sư có kinh nghiệm trong lĩnh vực này phải
chuyển sang làm các công việc khác.
2. Rất nhiều nhà đầu tư sản xuất nhưng rất nhỏ lẻ, phân tán, sản xuất

theo kiểu thời vụ. Rất ít, thậm chí gần như không có các nhà đầu tư nước
ngoài vào sản xuất các sản phẩm trong lĩnh vực này. Tổng Công ty Máy Động
lực và Máy nông nghiệp là Tổng Công ty lớn, có truyền thống trong lĩnh vự
c
sản xuất, kinh doanh các sản phẩm máy động lực và máy nông nghiệp nhưng
chưa làm tốt vai trò dẫn dắt phát triển ngành, thậm chí nhiều công ty thành
viên ở tình trạng sản xuất cầm chừng, sản phẩm không có thị trường do sức
cạnh tranh thấp như Công ty Cơ khí Trần Hưng Đạo, Công ty Máy kéo và
Máy nông nghiệp Hà Tây, Công ty Vinapro (nay đã sáp nhập vào với
Vikynô).
Các kết quả nêu trên đòi hỏi Nhà nước phải có cách nhìn thực sự khách
quan, nghiêm túc để có chính sách h
ợp lý mới có thể đạt được mục tiêu CNH-
HĐH vào năm 2020, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.


Đánh giá thực trạng nghiên cứu thiết kế, chế tạo máy động lực và máy nông nghiệp

20
CHƯƠNG III
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG MÁY ĐỘNG LỰC VÀ MÁY NÔNG
NGHIỆP TẠI VIỆT NAM

I. Cơ sở hạ tầng và vấn đề phát triển cơ giới hóa nông nghiệp
Việt Nam với khí hậu nhiệt đới trải trên nhiều vĩ độ có thể sản xuất nông
nghiệp quanh năm, trồng được 2÷4 vụ các cây trồng ngắn ngày, đặc biệt là
cây có hạt ngũ cốc, cây công nghiệp, cây ă
n quả cũng có điều kiện phát triển
tốt. Diện tích đất nông nghiệp là 9,53 triệu ha (~29% đất tự nhiên); đất lâm
nghiệp 12,42 triệu ha (~37,7%), còn khoảng 8,87 triệu ha đất chưa sử dụng.

Dân số ở khu vực nông thôn ở nước ta (năm 2005) là 60,8 triệu người bằng
74,1% dân số cả nước. Lao động trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp là 36,7
triệu người. Nông dân Việt Nam cần cù, sáng tạo, có khả năng ứng dụng
nhanh các ti
ến bộ kỹ thuật. Việc tăng tỷ lệ cơ giới hoá trong nông nghiệp cho
đến nay bị hạn chế chủ yếu do sản xuất nhỏ manh mún và nông dân Việt Nam
còn nghèo, không có tiền để mua sắm thiết bị đảm bảo chất lượng. Dự báo
của Liên Hiệp Quốc năm 1998 cho thấy tới năm 2020, vẫn còn 60% dân số
Việt Nam sống ở nông thôn với thu nhập bình quân đầu người thấp.
Chủ
trương “dồn điền, đổi thửa” bắt đầu mang lại những chuyển biến
đáng kể, bình quân mỗi hộ trước đây sử dụng khoảng 8÷18 thửa/ha, nay chỉ
còn 3,5÷4 thửa/ha. Hộ nông dân ổn định sản xuất, quy mô thửa ruộng tăng
lên, tạo điều kiện thuận lợi hơn để sử dụng máy động lực, máy nông nghiệp.
Bình quân số hộ
/máy giảm đáng kể (khoảng 3,5 lần). Tỷ lệ cơ giới hóa khâu
làm đất, đập lúa, bơm nước… tăng nhanh. Năm 2003, Việt Nam được Tổ
chức Nông lương thế giới (FAO) đánh giá là có tỷ lệ đất nông nghiệp được
thủy lợi hóa cao nhất trong khu vực Đông Nam Á (31,19%), gần gấp 5 lần
mức bình quân chung (6,64%). So với các nước khác trong khu vực, Việt
Nam là một trong những nước có tỉ lệ sử dụ
ng máy móc canh tác vào loại
khá. Theo số liệu của FAO đầu năm 2004, bình quân cứ 332,4 lao động nông
nghiệp của Việt Nam có một máy cày và cứ 233,5 lao động nông nghiệp Việt
Nam có một máy gặt - đập (các con số tương ứng tại các nước có nền nông
nghiệp tương đối cạnh tranh với Việt Nam như Thái Lan là 132 và 418;
Inđônêxia là 975,6 và 279,6). Tuy nhiên, tỷ lệ máy chế biến thì lại quá thấp,
chưa đáp ứng nhu cầu. Chương trình giao thông trong 5 năm đã đầ
u tư hơn
20.000 tỷ đồng (nhân dân đóng góp 36% và 200 triệu ngày công). Cuối năm

2005, hơn 97% số xã có đường ô tô đến được trung tâm. Chương trình điện
đã hòa lưới 100% số huyện, 95% số xã, gần 95% số hộ dân nông thôn có

×