Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển hệ thống vườn nhà theo hướng thị trường tại xã định cư hương hòa, huyện nam đông, tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (598.29 KB, 70 trang )

PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Vườn nhà ở nước ta đã có từ lâu đời, nhiều kinh nghiệm làm vườn đã
được tích lũy, lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Vườn nhà là mảnh đất
được thiết kế và chăm sóc đặc biệt để tạo ra sản phẩm ăn được hoặc phục vụ
cho du ngoạn, giải trí. Trên khía cạnh sinh thái, mô hình sản xuất vườn là một
hệ thống sinh thái sử dụng tối ưu tài nguyên môi trường không cày bừa hàng
năm. Mặt khác, cùng với rừng, vườn nhà góp phần tăng độ che phủ tạo nên sự
cân bằng sinh thái, điều hòa chế độ thủy văn, cải thiện chế độ nước và ngăn
chặn lũ lụt, chống xói mòn. Về khía cạnh kinh tế, kinh tế vườn chiếm một tỉ
trọng lớn trong sản xuất nông nghiệp.
Nam Đông là một huyện miền núi thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế, với gần
90% dân số là người dân tộc thiểu số. Lãnh thổ Nam Đông chủ yếu là vùng
đồi núi nên hoạt động kinh tế chính ở nơi đây là Nông – Lâm Nghiệp. Trong
những năm gần đây, kinh tế vườn đóng vai trò chủ lực trong kinh tế hộ. Được
sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương, kinh tế vườn
ngày càng được chú trọng, nó góp phần tăng thu nhập bình quân trên đầu
Cách trung tâm thành phố Huế 50km về phía Tây Nam, Hương Hòa là một xã
thuộc vùng miền núi Nam Đông. Nhân dân trong xã chủ yếu sống bằng kinh
tế nông nghiệp bao gồm trồng trọt và chăn nuôi, có một số nghề phụ nhưng
con số đó là không đáng kể. Để không ngừng phát triển kinh tế xã nhà, chính
quyền địa phương đã chỉ đạo người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo
hướng đa dạng cây trồng đó chú trọng đến những cây có giá trị trong kinh tế
vườn như cau, cam, chuối… chính vì thế, giá trị thu nhập bình quân trên một
đơn vị canh tác tăng lên 15 triệu đồng so với trước đây. Vườn, thực sự đang
dần trở thành kinh tế mũi nhọn trong nền nông nghiệp của xã. Tuy nhiên,
vườn ở Hương Hòa đang còn rất nhiều vấn đề đáng được quan tâm để từ đó
đưa ra những giải pháp thích hợp. Những biến động về giá cả thị trường, tình
hình sâu bệnh… và nhiều yếu tố khác nữa đang là vấn đề cấp bách cho những
hộ tham gia vào kinh tế vườn. Trước tình hình đó, tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài “ Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển hệ thống vườn


1
nhà theo hướng thị trường tại xã định cư Hương Hòa, Huyện Nam Đông,
Tỉnh Thừa Thiên Huế”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung
Nhằm góp phần xác định thực trạng phát triển hệ thống vườn trên địa
bàn từ đó xây dựng các giải pháp phát triển hệ thống vườn nâng cao hiệu quả
ở Nam Đông.
Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá thực trạng của hệ thống vườn về quy mô, cơ cấu và hiệu quả
kinh tế.
- Phát hiện yếu tố hạn chế của hệ thống vườn.
- Đề xuất phát triển hệ thống vườn theo hướng thị trường.
2
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Một số khái niệm
 Khái niệm về vườn
Vườn là khu đất rộng hay hẹp thường có rào dậu bằng nhiều vật liệu
khác nhau được thiết kế và chăm sóc đặc biệt để trồng các loại rau, quả, cây
cảnh, cây làm thuốc… cho nhu cầu gia đình hay để bán sản phẩm cho nhu cầu
kinh tế, văn hóa của một tập thể cộng đồng quốc gia [14].
 Khái niệm về hệ thống nông nghiệp
Hệ thống nông nghiệp là tổng hợp nền sản xuất nông nghiệp và kỹ
thuật nông nghiệp do một số xã hội tiến hành để thỏa mãn các nhu cầu của
mình. Hệ thống nông nghiệp bao gồm hệ thống sinh thái và hệ thống kinh tế
xã hội, thống nhất thành một hệ thống do đó bao gồm các thành phần vật lí,
sinh học, kinh tế và xã hội. Hệ thống nông nghiệp có thể chia thành các cấp:
cả nước, các vùng nông nghiệp, các cơ sở sản xuất. Hệ thống nông nghiệp còn
có thể chia ra thành các hệ trực thuộc, như hệ trồng trọt (Hệ canh tác) hệ chăn
nuôi, hệ ngành nghề, hệ dân cư, hệ quan hệ sản xuất… Hệ thống nông nghiệp

có quan hệ chặt chẽ và trao đổ với hệ thống công nghiệp [14].
 Khái niệm thị trường
Thị trường là phạm trù kinh tế tổng hợp gắn liền với quá trình sản xuất
và lưu thông hàng hóa. Thừa nhận hàng hóa không thể phủ định sự tồn tại
khách quan của thị trường [16].
Theo khái niệm cổ điển cho rằng: Thị trường là nơi diễn ra các hoạt
động trao đổi, mua bán hàng hóa. Theo khái niệm này, người ta đã đồng nhất
thị trường với chợ và những địa điểm mua bán hàng hóa cụ thể. Trong kinh tế
hiện đại lại ít dùng khái niệm này.
Khái niệm hiện đại về thị trường rất nhiều. Theo sự tương tác của chủ
thể trên thị trường người ta cho rằng: Thị trường là quá trình người mua và
người bán tác động qua lại lẫn nhau để giải quyêt giá cả và số lượng hàng hóa
mua bán. Theo khái niệm này tác động và hình thành thị trường là một quá
trình không thể là thời điểm hay thời gian cụ thể.
3
Theo nội dung chúng ta có thể khái niệm: Thị trường là tổng thể các
quan hệ về lưu thông hàng hóa và lưu thông tiền tệ, tổng thể các giao dịch
mua bán và các dịch vụ. Như vậy, thị trường vừa có yếu tố ảo, vừa có yếu tố
thực. Bản chất của thị trường là giải quyết các quan hệ [16].
2.2. Thực trạng vườn trên thế giới
Vườn cây ăn quả trên thế giới phải nói đến là những vườn cây có múi.
Đầu những năm 90 của thế kỷ 20, so với 30 – 40 năm trước đây, sản xuất và
tiêu thụ quả trên thế giới đã có nhiều thay đổi đáng kể. Quả có múi đã trở
thành loại quả quan trọng nhất so với trước đây và nó chỉ bằng hoặc thua ba
loại quả quan trọng khác là nho, chuối (không kể đến chuối lấy bột ở châu
Phi) và quả táo. Vị trí các nước sản xuất nhiều loại quả có múi nhất trên thế
giới theo thứ tự là : Mỹ, Brazinl, Tây Ban Nha, Trung Quốc [5].
Trong những năm nửa sau của thế kỉ XX, sản xuất cam quýt trên thế
giới tăng nhanh. Nhu cầu đối với các cây có múi đang tăng và ngày càng có
nhu cầu lớn hơn. Theo tài liệu của Tổ chức lương thực và nông nghiệp của

Liên hiệp quốc (FAO) thì trong vòng 20 năm (từ năm 1975 đến năm 1995)
sản lượng cam quýt trên thế giới tăng từ 22 triệu lên đến 48 triệu tấn. Tăng
cao nhất là cam, quýt đỏ rồi đến chanh yên, bưởi chùm và chanh. Trong vòng
15 năm tính từ năm 1970 đến năm 1984, sản lượng cam tăng bình quân 51%;
quýt 7,5%; chanh 4,7%; bưởi chùm 4,3%/năm [5].
Tổng sản lượng cam quýt trên thế giới trong những năm 90 của thế kỷ
XX bình quân hàng năm là 60 – 70 triệu tấn với tổng diện tích là 2,5 triệu ha,
tập trung ở các nước có khí hậu á nhiệt đới và một phần nhiệt đới ở vĩ độ cao
hơn 20 – 22
0
Bắc và Nam bán cầu. Giới hạn của cam quýt lên đến 35
0
Bắc và
Nam, có khi đến 40
0
.
Hiện nay, có 75 nước trồng cam quýt trên thế giới được chia thành 4
khu vực: Châu Mỹ, các nước Địa Trung Hải, các nước châu Phi và các nước
châu Á. Những nước trồng nhiều cam quýt là: Mỹ - 9,6 triệu tấn/năm; Braxin
– 7,2 triệu tấn/năm; Tây Ban Nha – 1,7 triệu tấn/năm. Các nước châu Mỹ ở
trong nhóm thứ 1 và chiếm tỉ lệ là 30% tổng lượng cam quýt của cả thế giới.
4
Nhóm thứ 2 gồm các nước Italia, Ai cập, Ixraen, chiếm 25 – 28% sản lượng
cam quýt trên thế giới. Nhóm thứ 4 gồm nhiều nước, đứng đầu là Nhật Bản,
Ấn Độ, Trung Quốc chiếm gần 40% tổng sản lượng cam quýt trên thế giới.
Các nước châu Phi ở nhóm thứ 3 có sản lượng cam quýt không đáng kể [5].
Nhật Bản cung cấp 10% sản lượng cam quýt trên thế giới với 2,7 triệu
tấn vào những năm 70 của thế kỉ XX, trong đó chủ yếu là quýt Unshiu. Loại
quýt này chiếm 49,2% tổng sản lượng quả quýt của Nhật.
Tồng sản lượng hàng hóa cam quýt luân chuyên trên thị trường thế giới

năm 1980 là 5,15 triệu tấn với giá trị là 2329 triệu USD. Chanh trao đổi hàng
hóa là 956 nghìn tấn với giá trị là 517 triệu USD. Luồng hàng chủ yếu là từ
các nước Địa Trung Hải và Nam Phi đi châu Âu, từ Mỹ đi Tây Âu và Nhật
Bản. Các nước xuất khẩu cam quýt chủ yếu là Tây Ban Nha, Ixraen, Maroc,
Italia. Các giống cam quýt được ưa chuộng trên thị trường thế giới là: cam
Oasinton naven (cam có rốn), cam Valenxia muộn của Maroc; cam Xamuti
của Ixraen; cam Mantenxo của Tuynazi, các giống quýt Địa Trung Hải như
Colementin, quýt đỏ Đaxni và Unxia [3].
Thị trường thế giới có nhu cầu về cam quýt rất lớn. Nước ta nằm trong
vùng sản xuất cam quýt của thế giới nhưng chỉ sản xuất hàng năm gần 3
kg/người không đủ để đáp ứng cho nhu cầu trong nước. Phát triển cam quýt
để thỏa mãn nhu cầu trong nước đang tăng lên nhanh chóng do đời sống của
nhân dân ngày càng được cải thiện và góp phần từng bước tăng nguồn hàng
xuất khẩu là yêu cầu cấp thiết và đang mở ra triển vọng to lớn cho nghề trồng
cam quýt ở nước ta [3].
2.3. Thực trạng vườn ở Việt Nam
2. 3.1. Vai trò của nghề làm vườn
Trong lịch sử phát triển nông nghiệp, nghề làm vườn xuất hiện từ bao
giờ là vấn đề cần được nghiên cứu. Song một điều chắc chắn là nghề làm
vườn được quy tụ rất nhiều, nếu không nói là hầu hết các ngành cấu tạo thành
nền nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, nuôi cá, nuôi ong, chế biến nông sản,
tiểu thủ công nghiệp…) ở một trình độ kỹ thuật ngày càng cao. Và từ khi còn
5
ở mức độ thấp, nghề làm vườn cũng đã mang tính chất của sự phát huy tính
sáng tạo chinh phục thiên nhiên phục vụ cho cuộc sống no đủ về vật chất,
nhân thiện mỹ về tinh thần. Trong lịch vực phát triển nông nghiệp, hiếm có
lĩnh vực nào thể hiện rõ nét và sâu sắc về sự muốn hưởng thụ vẻ đẹp thiên
nhiên như nghề vườn. Ở đây ít có sự hủy hoại thiên nhiên, mà trái lại người ta
muốn bằng bàn tay và khối óc khai thác thiên nhiên một cách hợp lí để nuôi
sống mình đồng thời xây dựng một cảnh sắc tươi đẹp trên nền thiên tạo làm

cho con người ngày càng gần gũi với thiên nhiên hơn [6].
Xã hội loài người đang tiến trình đi lên nền sản xuất công nghiệp và
hiện đại, các thành tựu khoa học kỹ thuật ngày càng được ứng dụng nhiều để
phục vụ cho nghề làm vườn, nhằm nâng cao năng suất, tổng sản lượng, chất
lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế. Nước ta trong giai đoạn phát triển kinh
tế, vấn đề xóa đói giảm nghèo là một chủ chương lớn. Nghề làm vườn đã giúp
nhân dân và các tầng lớp nhân dân thực hiện rất có hiệu quả chủ trương này
[6]. Hiện nay đã có ngày càng nhiều điển hình làm vườn giỏi trên các địa hình
đồng bằng, trung du và miền núi.
2. 3.2. Phân loại vườn
Có nhiều cách để phân loại vườn. Nếu như chúng ta căn cứ vào chủng
loại cây trồng thì có các vườn chuyên canh trồng cây ăn quả, cây công nghiệp,
vườn rau, vườn hoa cảnh, vườn cây dược liệu, vườn cây lâm sản [6]. Tuy
nhiên, cũng có một số vườn đa canh, đó là vườn trồng nhiều loại cây trong đó
có cây chủ lực và cây trồng phụ. Người ta trồng theo hình thức này theo
phương thức lấy ngắn nuôi dài, khai thác không gian theo nhiều tầng tán. Căn
cứ theo mục đích sử dụng có vườn kinh tế và vườn cảnh quan [6].
Vườn kinh tế phần nhiều chuyên canh và kinh doanh các loại cây công
nghiệp, cây ăn quả có giá trị hàng hóa cao.Các loại vườn cảnh, bao gồm vườn
cảnh gia đình, vườn công viên, dinh thự, vườn chùa chiền, lăng tẩm… vườn
này thường trồng các loại cây bóng mát, hoa và cây cảnh kết hợp với kiến trúc
độc đáo. Các loại vườn cây cảnh ngoài việc trồng cây có khi còn nuôi các sinh
vật cảnh và xây dựng các kiểu non bộ. Ở một số địa phương người ta còn xây
6
các cảnh vườn đẹp để phục vụ cho tham quan du lịch kết hợp những thưởng
ngoạn cảnh sắc của vườn về các trò vui chơi giải trí lành mạnh [6].
Vườn cảnh là nghệ thuật tạo hình mô phỏng thiên nhiên trong một
không gian giới hạn, làm nền tạo cảnh tôn cao giá trị công trình chính hoặc
quần thể công trình. Vườn cảnh Việt Nam chịu ảnh hưởng của vườn cảnh Á
Đông, có nhiều nét tương tự vườn Trung Quốc và Nhật Bản thường gồm 3

thành phần: Mặt nước, cây xanh và đá núi nhỏ.
Vườn cảnh Việt Nam không nổi tiếng như vườn Nhật, vườn Trung Hoa
do không có những nét đặc trưng rõ ràng và khuôn mẫu cụ thể cũng như độ
phổ biến rộng rãi ra ngoài các khu vực.
Các vườn cảnh Việt Nam nhất là các khu vườn lớn, cổ thường mang
những nét tương đồng với vườn Trung Hoa như hòn non bộ, thủy đình, các
lều hóng gió, ngắm trăng, các hồ nước được trồng vườn liễu rủ… vườn Việt
Nam thường là sự thể hiện lại nét thiên nhiên mộc mạc, cảnh thường được
Việt hóa để tạo nên nét riêng phù hợp với điều kiện thời tiết, đất đai và văn
hóa lịch sử (Việt Nam là nước vùng nhiệt đới)… từ đó khiến vườn cảnh Việt
Nam đã có nét độc đáo riêng, ví dụ vườn Việt Nam, những yếu tố dân dã và
mộc mạc bản sắc dân tộc luôn được đề cao, coi trọng và thể hiện. Đó là những
nét rất gần gũi với cuộc sống thường nhật ở thôn quê Việt Nam như: cây đa
bến nước, cây khế bờ ao, lũy tre, hàng rào chè tàu hay dâm bụt, cây cau
vương víu bụi trầu… đặc biệt ở vườn cảnh Việt Nam mỗi miền lại có những
ngôi nhà mang đậm nét đặc trưng: nhà ba gian hai chái ở vườn Bắc Bộ, nhà
rường trong những nhà vườn Huế, hoặc được làm đẹp bằng những kiểu nhà
sàn của dân tộc thiểu số vùng cao. Ở Nam Bộ trong vườn thường có thêm
những cây cầu khỉ bằng tre vắt vẻo qua các mương nước như thách thức du
khách đến chơi vườn [19].
Việc phân chia các loại vườn như trên chỉ mang tính tương đối. Hiện
nay các nhà vườn khi tạo lập vườn thường nhằm mục đích khai thác tổng hợp
nhiều mặt. Chính vì thế, một vườn giá trị thường phải đạt các yêu cầu là: Một
7
mặt, nó phải có hiệu quả kinh tế cao một cách ổn định để có khả năng phát
triển vườn theo hướng thâm canh.
Mặt khác, phải đảm bảo các yêu cầu bảo vệ môi sinh, giữ gìn cân bằng
sinh thái, cải tạo và bảo vệ đất đai, phòng hộ và cải thiện tiểu khí hậu. Muốn
đạt được các yêu cầu đó cần phải áp dụng hệ thống kỹ thuật thâm canh tổng
hợp, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật đặc biệt là các thành tựu nông sinh học kết

hợp với khai thác các kinh nghiệm cổ truyền trong nghề làm vườn của nhân
dân.Đặc biệt, theo phương hướng này, một thành tựu rất quan trọng của nghề
làm vườn ở nước ta là phương thức sản xuất V.A.C, hiện nay đang phát triển
ngày càng rộng rãi nhằm khai thác tổng hợp các nguồn cây trồng và vật nuôi
một cách khoa học và đạt hiệu quả kinh tế một cách bền vững [6].
2.3.3. Thực trạng của một số vườn cây ăn quả ở Việt Nam
Theo Nguyễn Văn Bình, Huế , 2006, nghề trồng cây ăn quả là nghề
truyền thống lâu đời ở Việt Nam và có cách đây hơn 2000 năm, nhưng do ảnh
hưởng của chế độ phong kiến, đế quốc và chiến tranh kéo dài nên nghề trồng
vườn của nước ta chậm phát triển [2].
Việt Nam trải dài trên 15 vĩ độ từ Nam lên Bắc, có điều kiện sinh thái
đa dạng với chế độ khí hậu nhiệt đới ẩm và á nhiệt đới, cùng với sự phân hóa
của địa hình đã tạo nên những vùng khí hậu đặc thù, do đó đã tạo nên tính đa
dạng các loài cây ăn quả nhiệt đới, á nhiệt đới, cây ăn quả ôn đới và ảnh
hưởng đến sự phân bố trên địa bàn cả nước. Sự phân bố được chia thành 8
vùng trên cả nước. Các cây ăn quả phân bố rất đa dạng theo điều kiện sinh
thái, đất đai, khí hậu cụ thể từng vùng. Những loại cây ăn quả phân bố rộng
trên các vùng như chuối, dứa, mít, hồng xiêm, táo, ổi, na, đu đủ, cam, chanh,
bưởi…Những loài cây ăn quả phân bố hẹp như vải, hồng chủ yếu là ở miền
Bắc; xoài, đào lộn hột, bơ, sầu riêng, măng cụt, nho… chủ yếu ở vùng duyên
hải Nam Trung Bộ trở vào. Vùng phân bố diện tích cây ăn quả lớn nhất là
Đồng Bằng Sông Cửu Long: 260,353ha (Năm 2004), chiếm 34,8 % so với cả
nước tiếp đến là vùng Đông Bắc 136,262ha, chiếm 18,2 % [2].
8
Nước ta có nhiều chủng loại cây ăn quả, song chiếm tỉ lệ cao nhất là 6
loại quả theo thứ tự: Đồng bằng sông Cửu Long (260,253ha), Đông Bắc
(136,262ha), Đồng bằng sông Hồng (76,756ha), Bắc Bộ (55,411ha), Tây Bắc
(35,511ha), Nam Trung Bộ (28,499ha), Tây Nguyên (22,134ha) (Năm 2004)
[2].
Về năng lực sản xuất: Mặc dù có sự phát triển khá tích cực về diện tích

và sản lượng quả trong thời gian qua nhưng vẫn còn khiêm tốn. Năng suất
một số loại quả chính như cam 9,7 tấn/ha; chuối 14,6 tấn/ha; xoài 6,1 tấn/ha;
dứa 12,7 tấn/ha (Năm 2004) [12]. Năng suất quả Việt Nam còn phân tán,
chưa có vùng chuyên canh lớn, các hình thức liên kết sản xuất khép kín còn
hạn chế đặc biệt là công nghệ thu hoạch – đóng gói – bảo quản còn yếu. Năm
2005, Việt Nam hiện có khoảng 755 nghìn ha cây ăn quả và sản lượng ước
tính 6,5 triệu tấn. Trong đó chuối lớn nhất khoảng 800.000 tấn, nhãn 590.000
tấn [11].
Khi nhắc đến vườn và kinh tế vườn chúng ta không thể không nhắc đến
Tiền Giang. Là địa phương có thế mạnh về cây ăn quả, Tiền Giang đang nổ
lực quy hoạch lại diện tích vườn cây theo hướng chất lượng cao, số lượng lớn,
đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, theo các nhà chuyên
môn, để kinh tế vườn Tiền Giang phát triển bền vững, cần phải có những giải
pháp thực hiện đồng bộ. So với các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long
(ĐBSCL), Tiền Giang có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế vườn. Nơi đây
có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi, nông dân có kinh nghiệm trồng cây ăn
quả và là vùng có tập đoàn giống cây ăn quả đa dạng và trú phú. Hiện toàn
tỉnh cao hơn 68 nghìn ha đất vườn trồng cây ăn quả, hằng năm cho sản lượng
gần 1 triệu tấn quả các loại [18].
Kinh tế vườn đóng một vai trò khá quan trọng trong phát triển nông
nghiệp của Tiền Giang, giá trị sản lượng cây ăn quả chiếm gần 52% giá trị
trồng trọt và ngày càng gia tăng. Thiên nhiên ưu đãi cho vùng đất Tiền Giang
8 vùng sinh thái rõ rệt, thích hợp cho sự phát triển nhiều loại cây ăn quả đặc
sản, từ đó hình thành nên những vùng chuyên canh tập trung rất nổi tiếng
9
như: Sầu riêng Ngũ Hiệp ở Cai Lậy, xoài cát Hòa Lộc, bưởi Rông Cổ Cò (Cái
Bè), thanh long (Chợ Gạo), sơ ri Gò Công, dứa Tân Lập (Tân Phước)…[18].
Những năm gần đây, cùng với việc tập trung tăng diện tích cây ăn quả
theo hướng chuyên canh, vấn đề chất lượng quả cũng được nông dân đặc biệt
quan tâm. Những giống kém chất lượng đã được nông dân thay thế dần như:

xoài, bưởi thay bằng giống xoài cát Hòa Lộc, Cát Chu, giống sầu riêng hạt
lép. Nhiều tiến bộ kỹ thuật cũng được ngành nông nghiệp chuyển giao cho
nông dân như: kỹ thuật bón phân cân đối, kỹ thuật để cỏ trong vườn chống
thoát hơi nước tạo sự cân bằng sinh thái cho vườn cây, kỹ thuật tạo cành, tỉa
cành, bao quả đã giúp cho nhà vườn có thu nhập từ 50 đến 70 triệu đồng/ha,
cá biệt có hộ thu nhập từ 80 đến 100 triệu đồng/ha đối với những vườn trồng
sầu riêng và cây có múi [18].
Tuy nhiên, thực trạng kinh tế vườn Tiền Giang thời gian qua cho thấy,
việc phát triển cây ăn quả phần lớn vẫn theo hướng tự phát. Nông dân “tự
bơi” từ khâu sản xuất đến tiêu thụ. Vì thế, những cây ăn quả có thế mạnh
không những không phát huy được lợi thế mà chất lượng trái cũng chưa đủ
cạnh tranh để xuất khẩu . Giá cả trong nước bấp bênh, nhân dân không đủ tự
tin để chung thủy với cây trồng chủ lực của địa phương mình. Cụ thể cây Sơ
ri bao đời gắn bó với người dân Gò Công nay lại buộc phải chuyển sang trồng
những loại cây khác. Thanh long chợ Gạo, sầu riêng Cai Lậy, dứa Tân Phước,
xoài cát Hòa Lộc, bưởi Lông Cổ Cò… tuy phát triển nhanh về diện tích, tạo
nên những vùng chuyên canh lớn, nông dân có thu nhập cao nhưng cũng
không thoát khỏi điệp khúc “Được mùa rớt giá, được giá mất mùa”[18].
Có thể nói, Tiền Giang là tỉnh duy nhất độc quyền trong cả nước có vùng
chuyên canh tập trung lớn nhất nhưng vẫn không thoát khỏi tình trạng trên.
Đặc biệt, khi có hợp đồng cần cung ứng với số lượng lớn thì lại không có đủ
sản lượng để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. Có thể nói, nguyên nhân sâu xa và
quan trọng hàng đầu dẫn đến những bất cập trong phát triển kinh tế vườn ở
Tiền Giang là tình trạng sản xuất còn nhỏ bé, manh mún, chưa đáp ứng được
yêu cầu về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm của thị trường [18].
10
2.4. Thực trạng vườn ở tỉnh Thừa Thiên Huế
• Một số khái quát về vườn Huế
Nói đến Huế, người ta thường nghĩ đến những danh lam thắng cảnh,
đến những khu vườn nổi tiếng tôn vinh thành phố Huế - Thành phố vườn.

Những khu vườn Huế bên cạnh góp phần làm đẹp Huế, tạo nên những địa chỉ
du lịch hấp dẫn, chúng còn là nơi sản xuất cây ăn quả đặc sản với những
chủng loại cây ăn quả nhiệt đới và Á nhiệt đới. Sông Hương nước chảy qua
cũng như hàng chục con sông nước chảy qua mảnh đất Thừa Thiên Huế đã
đem lại cho những khu vườn phù sa và nguồn nước. Lượng mưa ở Huế rất
cao làm cho vườn luôn có độ ẩm lớn, thuận lợi cho các loại cây trái phát triển.
Vườn cây ở Thừa Thiên Huế hiện có trên 8000ha tập trung ở các vùng
Nguyệt Biều, Kim Long, Hương Vân, Truồi, Nam Đông… vườn được bà con
trồng đa chủng loại, trồng hỗn hợp nên có phần ảnh hưởng đến năng suất,
nhưng bù lại, vườn Huế cho mùa nào thứ ấy. Từ tháng chạp đến tháng giêng,
tháng 2 (Âm lịch) là mùa của vải và măng cụt. Hầu hết các vườn măng cụt
nằm ở Kim Long, Thủy Biều, Truồi và có những vườn cây đã 80 năm tuổi.
Măng cụt hợp với khí hậu Huế nên cho trái nhiều, lại thu hoạch vào dịp tết,
sau tết nên thường bán được giá. Vào mùa xuân, cùng với vải và măng cụt là
Sapuche. Loại này mới phát triển ở Huế trong vòng 7 năm trở lại đây được
trồng nhiều ở Thủy Biều và Kim Long [1].
Vào mùa hè, trái cây ở Huế rất nhiều. Các vườn chuối, dứa rộng hàng
trăm ha ở Nam Đông, A Lưới thu hoạch đem về bán ở các chợ với giá rẻ. Các
khu vườn cũng đem ra chợ các loại trái cây nổi tiếng: Dâu Truồi, mít, nhãn
lồng, xoài, chanh, me, chôm chôm.
Từ tháng 7 đến tháng 9 có thể nói là mùa đặc sản của trái cây Huế. Nói
đến cây ăn quả đặc sản Huế ai cũng biết đến Thanh trà. Loại cây này được
trông khắp mọi nơi, song ngon nhất là ở hai vùng Hương Vân, đầu nguồn
sông Bồ và Thủy Biều ở Huế. Hương vị Thanh trà ở hai vùng này rất thơm,
ăn ngon và trái ít hạt. Ngoài ra mùa thu ở Huế cũng có nhiều loại cam quýt…
11
Mùa đông ở Huế gắn với “Mít mùa đông ba đồng một múi” của câu ca
xưa. Ý là mùa đông ở Huế ít trái cây, ấy nhưng bây giờ mùa đông bây giờ ra
chợ thế nào cũng gặp những hàng trái mãng cầu dai, những sạp hồng đỏ ối…
của vườn Huế đem tới. Đặc biệt một số vườn Huế hiện nay cũng có sầu riêng.

Cũng có những cây trái có đủ 4 mùa như: đu đủ, cam và chuối. Hiện nay, các
vườn sản xuất nhiều cam và chuối nhất vẫn là A Lưới và một số ít ở Khe Trái,
Hương Bình… (Theo Hồ Ngô Đăng Tình, [1]).
Một điều chúng ta không thể lãng quên khi nhắc đến là vườn nhà Huế.
Trong khuôn viên vườn nhà Huế có nhiều loại hoa màu sắc phong phú, cây
cảnh tạo dáng thẩm mỹ, cây bóng mát bốn mùa, cây ăn quả mùa nào thứ ấy
cùng với hòn non bộ, bể cá vàng, chuồng cây cảnh… khiến cho khuôn viên
nhà vườn Huế là một không gian sinh động thu nhỏ, vừa có lợi ích kinh tế vừa
có thẩm mỹ nghệ thuật. Vườn cảnh trong khu Hoàng thành Huế, các loại cây
được trồng trong vườn của công trình tôn giáo tín ngưỡng là cây đa và cây đại
… góp phần tạo cảnh là nơi nghỉ ngơi cho khách thập phương đến thăm viếng
và hành lễ đồng thời làm tôn giá trị nghệ thuật kiến trúc, tạo cảm giác thanh
tịnh nghiêm trang cho công trình tôn giáo [19].
• Diện tích vườn – cây ăn quả của Thừa Thiên Huế
Theo Phạm Quang Bảo, Huế, 2003. Thì ở Thừa Thiên Huế, diện tích
vườn bình quân là 2305m
2
/người. Huyện Hương Thủy là địa phương có diện
tích vườn bình quân lớn nhất (4244,12m
2
/người). Diện tích vườn bình quân ở
huyện Quảng Điền và Phong Điền nhỏ nhất (xấp xỉ 1500m
2
/người). Điều nay
nói lên mật độ vườn nhà tập trung, rất thuận lợi cho việc phát triển phong trào
trồng cây ăn quả sau này [1].
Trong vườn, diện tích sử dụng để trồng cây ăn quả ớ các địa phương
trên địa bàn tỉnh tương đối đồng đều (xấp xỉ 50%). Ở Nam Đông và Thành
Phố Huế có diện tích trồng cây ăn quả chiếm tỉ lệ bình quân cao nhất (Nam
Đông 77,3% và Thành Phố Huế 76,44%). Điều này nói lên ưu thế về vườn

hiện nay của hai địa phương trên – Huyện Nam Đông hiện nay là vùng phát
triển cây ăn quả tập trung và lớn nhất hiện nay; Thành phố Huế là đặc trưng
12
nhà vườn của Thừa Thiên Huế.Quảng Điền, Phú Vang và A Lưới là ba địa
phương có diện tích trồng cây ăn quả chiếm tỉ lệ thấp nhất. Điều đó cho thấy
rõ ràng tiềm năng về đất đai để phát triển cây ăn quả ở Thừa Thiên Huế là rất
lớn [1].
• Loại hình vườn
Ở Thành Phố Huế có đủ 4 loại hình vườn, trong đó vườn nhà chiếm tỉ
lệ gần gấp đôi vườn kinh tế (59,42% so với 32,61%). Điều này phản ánh đúng
thực tế nhà vườn Huế mang giá trị văn hóa nhiều hơn giá trị kinh tế. Đây
chính là nét đặc trưng nhất của nhà vườn Huế. Huyện Hương Trà là địa
phương có tỉ lệ vườn kinh tế cao nhất (64,3%) so với các địa phương còn lại.
Huyện Nam Đông mặc dù là địa phương tập trung nhiều chủng loại cây ăn
quả của tỉnh Thừa Thiên Huế nhưng mô hình vườn kinh tế vẫn chưa cao.
Huyện Phong Điền và Quảng Điền là 2 địa phương có mô hình vườn kinh tế
chiếm tỉ lệ thấp nhất (13,89% và 13,42%). Với tỉ lệ trên 80% là vườn nhà nên
việc cải tạo vườn nhà thành vườn cây ăn quả là một vấn đề cần thiết phải
được quan tâm .
• Vấn đề quy hoạch vườn
Ở Thừa Thiên Huế việc trồng cây ăn quả theo quy hoạch hầu như chưa
được chú đến. Theo Phạm Quang Bảo thì ở Huế vườn tạp chiếm tỉ lệ cao so
với vườn được quy hoạch, có hơn 60% địa phương có tỉ lệ vườn tạp trên 65%.
Điều này thể hiện tính hiệu quả đem lại từ vườn ở Thừa Thiên Huế trong
nhiều năm qua là rất thấp. Huyện Phong Điền là huyện có tỉ lệ vườn tạp cao
nhất (93,29%), còn huyện Hương Trà là huyện có tỉ lệ vườn quy hoạch cao
nhất, chiếm tới 73,64% diện tích vườn của toàn huyện [1].
• Cấu trúc vườn
Đặc trưng của vườn nhà Huế là ngoài trồng cây ăn quả ra thì trong
vườn còn trồng thêm một số loại cây khác. Điều đó được thể hiện qua bảng

Theo Phạm Quang Bảo, Huế, 2003, Huyện A lưới và Huyện Phú Vang
là hai địa phương có đủ 4 loại cấu trúc vườn. Song, về cấu trúc vườn cây ăn
13
quả cộng với cây công nghiệp thì A lưới là địa phương có tỉ lệ cao nhất
(7,02%). Điều này cho thấy việc xen cây công nghiệp trong vườn cây ăn quả
ở A lưới là nhiều nhất so với các địa phương khác, và cũng đồng nghĩa với
việc thu lợi từ cây ăn quả trong vườn còn ít. Ở Thành Phố Huế ngoài việc
trồng cây ăn quả, trong vườn còn kết hợp trồng cây cảnh. Tỉ lệ cây cảnh trong
vườn chiếm 14,49%. Đây cũng là điều dễ hiểu chứng minh cho một đặc trưng
của vườn nhà Huế [1].
Huyện Phong Điền và Quảng Điền là hai địa phương có vườn cây ăn
quả xen hoa màu nhiều nhất (76,51% và 86,02%). Với tỉ lệ như vậy cho việc
triển khai thực hiện trồng cây ăn quả theo mô hình sản xuất mới có nhiều
thuận lợi như: dễ bố trí cây trồng, dễ chăm sóc và áp dụng các biện pháp
phòng trừ sâu bệnh có hiệu quả [1].
Quảng Điền là huyện chuyên canh trồng cây ăn quả ít nhất (7,53%).
Trong khi đó, nếu xét về quy mô trồng cây ăn quả lẫn cây rau thì đây lại là địa
phương có diện tích lớn nhất.
14
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng là vườn và những nhóm nông hộ có vườn tại xã Hương
Hòa, Huyện Nam Đông, Tỉnh Thừa Thiên Huế.
3.2. Nội dung nghiên cứu
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của điểm nghiên cứu
- Quy mô, cơ cấu của hệ thống.
- Tính hiệu quả của hệ thống
- Vai trò của cán bộ khuyến nông trong chuyển giao kỹ thuật làm vườn.
- Những yếu tố hạn chế của hệ thống
- Đề xuất giả pháp khắc phục hạn chế của hệ thống và phát triển hệ

thống theo hướng thị trường.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
- Dùng cả phương pháp định tính và định lượng để tiến hành nghiên
cứu
- Thu thập thông tin thứ cấp thông qua Báo cáo hàng năm của xã
Hương Hòa
- Thu thập thông tin thứ cấp qua các hộ có tham gia vào kinh tế vườn
tại xã Hương Hòa và những người am hiểu
• Phương pháp thu thập thông tin
Chọn 45 hộ có vườn tại xã Hương Hòa trong đó chọn ngẫu nhiên 15 hộ
khá, 15 hộ trung bình và 15 hộ nghèo.
Sử dụng một số công cụ PRA đề tiến hành thu thập thông tin
 Tiến hành phỏng vấn bán cấu trúc để thu thập thông tin từ các hộ có hệ
thống vườn, người am hiểu, cán bộ chuyển giao kỹ thuật cho người dân
15
 Quan sát thực địa
Quan sát một cách tổng thể về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tại xã
Hương Hòa, trong đó đặc biệt chú trọng đến hệ thống vườn của xã.
• Phương pháp xử lí, đánh giá và phân tích số liệu
- Thống kê các số liệu thu thập được từ phiếu phỏng vấn
- Xử lí trên phần mềm Excel.
16
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 . Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương nghiên cứu
4.1.1 Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1 Vị trí địa lí
Xã Hương Hòa, Huyện Nam Đông, Tỉnh Thừa Thiên Huế được tách ra
từ xã Hương Lộc và thành lập từ tháng 4 năm 1997 theo nghị định 22/ND –
CP ngày 17/3/1997. Hương Hòa là một xã miền núi cách trung tâm thành phố
Huế 50km về phía Nam, có diện tích tự nhiên là 1109ha với dân số là 2261

khẩu trong đó có 1038 người trong độ tuổi lao động. Phía Đông giáp thị trấn
Khe Tre. Phía Nam giáp xã Thượng Nhật, phía Tây giáp xã Hương Giang,
phía Bắc giáp xã Hương Phú.
4.1.1.2 Khí hậu, thời tiết
Chế độ nhiệt: Xã Hương Hòa nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió
mùa, mùa khô và mùa mưa ẩm lạnh. Nhiệt độ trung bình năm là 24,8
0
C, số
giờ nắng trung bình năm khoảng 1,852 giờ. Mùa lạnh kéo dài từ tháng 10 đến
tháng 3 năm sau, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên mưa nhiều và
lạnh cũng nhiều. Nhiệt độ trung bình mùa lạnh thấp nhất là 14,1
0
C.
Chế độ mưa: Huyện Nam Đông nói chung và xã Hương Hòa nói riêng
là một trong những địa phương có lượng mưa tương đối lớn, hàng năm có 213
ngày mưa với lượng mưa trung bình năm là 3320,5mm, lượng mưa tập trung
từ tháng 10 đến tháng 12 nên vào những tháng này thường xảy ra lũ lụt, đặc
biệt vào tháng 10 có lượng mưa lớn nhất chiếm 1/3 lượng mưa cả năm, khó
khăn cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp và xây dựng các công trình hạ
tầng cơ sở.
4.1.1.3. Địa hình, đất đai
Như đã nói ở trên, Hương Hòa là một xã thuộc vùng bán sơn địa của
huyện miền núi Nam Đông thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Địa hình sườn núi
dốc tương đối khó khăn cho việc đi lại nhất là việc giao lưu với các địa
17
phương khác. Tuy nhiên, so với các địa phương khác trong huyện thì Hương
Hòa có nhiều thuận lợi hơn nhiều. Xã cách thị trấn Khe Tre 2km đi về phía
Đông, đó là điều kiện thuận lợi để giao lưu buôn bán. Bên cạnh đó, đường
vào các thôn của xã hầu hết đã được bê tông hóa nên phần nào đó khắc phục
được những khó khăn về địa hình. Tuy nhiên, do điều kiện địa hình dốc nên

việc giao lưu giữa xã với các nơi khác cũng không được thuận lợi, điều đó
ảnh hưởng rất nhiều đến sựu phát triển kinh tế chung của toàn xã.
Tình hình sử dụng đất đai ở xã Hương Hòa được thể hiện qua bảng số
liệu sau:
Bảng 1: Tình hình sử dụng đất ở xã Hương Hòa
Phân loại Diện tích (Ha) Tỉ lệ (%)
1. Đất nông nghiệp
- Đất trồng cây lâu năm
- Đất trồng cây hàng
năm
808,41
284,21
524,20
72,90
26,63
46,27
1. Đất phi nông nghiệp 100,75 9,08
2. Đất chưa sử dụng 199,80 18,02
Tổng diện tích 1.109 100
(Nguồn: Niên giám Thống kê, Huyện Nam Đông, 2007)
Diện tích đất nông nghiệp vẫn chiếm một tỉ lệ cao nhất trong cơ cấu
diện tích đất đai của xã Hương Hòa. Trong đó, diện tích đất trồng cây hàng
năm lớn hơn nhiều so với diện tích đất trồng cây lâu năm. Tuy nhiên, hiện nay
và sắp tới đây, một phần lớn diện tích đất trồng cây hàng năm sẽ được chuyển
đổi để trồng cây lâu năm. Bởi vì, điều kiện đất đai – khí hậu – thời tiết ở
Hương Hòa rất khó khăn cho việc trồng cây hàng năm. Trồng cây lâu năm
mang lại hiệu quả kinh tế hơn nhiều.
18
Đất phi nông nghiệp chiếm một tỉ lệ không lớn (chỉ 9,08%). Dự kiến
trong thời gian tới, một phần đất nông nghiệp có hiệu quả kinh tế thấp sẽ được

chuyển sang để tiến hành các hoạt động phi nông nghiệp nhằm đem lại hiệu
quả kinh tế cao hơn cho người dân.
Khi tiến hành điều tra các nông hộ ở Hương Hòa, một trong những khó
khăn mà người dân đang gặp phải đó là đang thiếu đất để mở rộng diện tích
cây trồng, trong khi đó, có tới 199,8ha đất chưa sử dụng đến, đây chính là một
vấn đề cần bàn đến để kinh tế Hương Hòa mà đặc biệt là kinh tế nông nghiệp
ngày càng phát triển hơn. Mặt khác, đất ở Hương Hòa khó thích nghi với
nhiều cây trồng đặc biệt là các loại hoa màu nên cần có những hướng chuyển
đổi cơ cấu cây trồng thích hợp với tiềm năng sẵn có của địa phương.
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
4.1.2.1 Điều kiện kinh tế
• Tình hình sản xuất nông nghiệp
 Về lĩnh vực trồng trọt
Đến cuối năm 2007, tổng diện tích gieo trồng hàng năm của toàn xã là
284,5ha. Trong đó diện tích lúa nước là 89,5ha; sắn là 130ha; khoai các loại là
24ha; đậu các loại là 10ha; rau các loại là 120ha và diện tích trồng ngô là
11ha. Năng suất bình quân của cả năm đạt 48,3 tạ/ha, sản lượng lương thực có
hạt đạt 432,3 tấn, chiếm 92,97%.
- Kinh tế vườn
Diện tích vườn nhà trên toàn địa bàn khoảng 131ha, cây chủ lực ở đây
là cây cau, chuối, cam và các loại cây có múi khác. Đây là mũi nhọn về phát
triển trồng trọt của xã nhà, nhận thức được điều đó nên nhân dân trong xã rất
chú trọng công tác bón phân, tấp tủ giữ ấm cho cây, từng bước đã xóa được
vườn tạp, vườn không có hiệu quả, tạo thu nhập từ kinh tế vườn làm cho thu
nhập từ kinh tế vườn tăng lên không ngừng. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn
một số vườn chuyển đổi chưa hiệu quả, chưa đồng bộ. Nhiều giống cây mới
được cán bộ kỹ thuật chuyển đến người dân nhưng chưa có hiệu quả, chưa
19
thực sự phù hợp với điều kiện đất đai cũng như thời tiết khí hậu khắc nghiệt ở
nơi đây. Vườn vẫn tập trung trồng các loại cây từ lâu gắn bó với người dân

như cau, chuối, tiêu và các loại cây có múi như cam, chanh, bưởi… chứ chưa
có các loại giống cây mới phù hợp với điều kiện địa phương. Đây chính là
điều kiện hạn chế của hệ thống vườn ở Nam Đông nói chung và ở Hương Hòa
nói riêng.
- Cây cao su
Tổng diện tích cao su trên toàn xã là 360ha, trong đó cao su kinh doanh
là 30ha. Xã đã chỉ đạo trồng mới 84ha cao su, tăng cường công tác quản lí,
chăm sóc đầu tư thâm canh, đồng thời tiến hành thâm canh trồng xen sắn
KM94, do tình hình thời tiết mưa kéo dài nên tình hình bệnh héo đen đầu lá
xảy ra trên diện rộng. Về cao su kinh doanh, trên địa bàn còn khoảng 30 ha, từ
khi bắt đầu khai thác đến nay sản lượng ước tính là 43 tấn mủ đông, tương
ứng giá trị gần 500 triệu đồng. Bên cạnh đó, trồng xen các loại cây ngắn ngày
vào 120ha diện tích cao su bị đổ do bão số 6, chủ yếu là sắn KM94 cho thu
nhập gần 800 triệu đồng.
Bão số 6 đi qua, để lại một hậu quả nặng nề cho nhân dân toàn xã đặc
biệt là những hộ gia đình có trồng cao su. Trên địa bàn xã có khoảng 355ha
cao su bị thiệt hại do bão số 6, trong đó có gần 220ha cao su đang trong thời
kì cho kinh doanh [9]. Đối với cây cao su bị thiệt hại, hiện nay có 95% diện
tích các lô đã khai thác bán gỗ và dọn vườn, UBND xã đã chủ động triển khai
cho các hộ dân đăng kí giống trồng lại và liên hệ mua cây giống, đến nay
nhân dân đã trồng lại được 81,46ha.
- Cây chè
Trước đây, chè là một trong những cây trồng chủ lực của xã nhưng hiện
nay, thu nhập từ việc trồng chè không cao nên nhân dân đã chuyển đổi trồng
chè sang trồng các loại cây trồng khác có thu nhập cao hơn. Diện tích cây chè
còn lại trên địa bàn không nhiều, khoảng hơn 25ha, phần lớn diện tích chè
được thay thế bằng cây cao su, tuy nhiên bà con vẫn chú trọng công tác đầu tư
nhằm tạo thu nhập trước mắt trong khi vườn cây cao su đang trong thời kì
20
kiến thiết cơ bản. Do giá thành về sản phẩm chè tăng, nên nhân dân cũng có

nguồn thu nhập ổn định, ước tính đến năm 2008 sản phẩm cây chè thu được
hơn 350 triệu đồng.
 Về lĩnh vực chăn nuôi
Ngành chăn nuôi chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế của xã
nhà, trong năm vừa qua, số lượng đàn gia súc, gia cầm có giảm nhưng có
chuyển biến tốt về chất lượng. Công tác lai tạo, phòng trừ dịch bệnh được sự
quan tâm giúp đỡ chỉ đạo của cấp trên nên đã được triển khai kịp thời và có
hiệu quả, không có dịch bệnh xảy ra trên toàn xã.
Tổng đàn gia súc hiện có trên toàn xã là 1720 con trong đó có 125 con
trâu. Đàn bò hiện có 625 con, giảm 55 con so với cùng kì năm trước. Bò
Laisind là 510 con chiếm 81,6% tổng đàn. Đàn bò giảm về số lượng do thiếu
đồng cỏ, song chất lượng được nâng lên, công tác thụ tinh nhân tạo được chú
trọng góp phần tăng số lượng đàn bò của địa phương. Mặt khác, bà con đã
quan tâm trồng cỏ để thực hiện chế độ nuôi bò nhốt chuồng bán thâm canh,
mô hình này được bà con hưởng ứng và thực hiện tốt. Đàn lợn có 970 con,
lợn nái là 110 con, về thâm canh bà con được đầu tư đúng mức nên rút ngắn
được thời gian nuôi và cho sản lượng nhiều, triển khai thực hiện mô hình nuôi
heo nạc. Đàn gia cầm là 4500 con.
 Thủy sản
Nuôi cá nước ngọt được bà con quan tâm hơn. Đến nay, tổng diện tích
ao hồ là 8,6 ha. Nhiều hộ tự chuyển đổi ruộng cao sang đào hồ nuôi cá, ước
lượng cá giống trên địa bàn là 30 ngàn con. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đợt
mưa lớn ngày 15/10/2007 và ngày 12/11/2007 xảy ra trên địa bàn gây tràn và
vỡ hồ đã làm thiệt hại không nhỏ đến ngành nuôi cá nước ngọt. Nhiều hộ gia
đình cá mất trắng, họ không có điều kiện để nuôi mới nên nhiều hộ gia đình
có diện tích ao cá nhưng vẫn không nuôi cá.
21
 Lâm nghiệp
Là một xã thuộc một huyện miền núi của tỉnh Thừa Thiên Huế nên lâm
nghiệp là một thế mạnh của xã Hương Hòa. Tổng diện tích rừng trồng là 120

ha. Diện tích đất lâm nghiệp ở đây được các nông hộ quy hoạch thành vườn
đối với các loại cây trồng chủ yếu là cao su và keo nhưng hầu hết diện tích
đang ở thời kì kiến thiết cơ bản.
Nhận thức được hiệu quả của rừng trồng nên nhân dân chú trọng công
tác đầu tư chăm sóc. Bên cạnh đó, công tác quản lí bảo vệ rừng, phòng chống
cháy rừng được chính quyền và nhân dân quan tâm. Rừng đã đưa lại cho
người dân Hương Hoà một nguồn thu nhập không nhỏ. Định hướng của xã là
trong những năm tới sẽ khai thác tiềm năng rừng của xã một cách có hiệu quả
và bền vững nhằm nâng cao thu nhập cho người dân nhưng vẫn không ảnh
hưởng đến thế hệ sau.
 Tài nguyên, môi trường
Đứng trước một thực tế cho nông nghiệp nước nhà nói chung và nông
nghiệp Hương Hoà nói riêng là diện tích đất nông nghiệp đang dần bị thu hẹp,
chính vì thế, việc bảo vệ môi trường cũng như bảo vệ tài nguyên đất ở Hương
Hoà rất được chú trọng. Năm 2006, xã đã tiến hành công tác quản lí, sử dụng
đất theo sự chỉ đạo quy hoạch của UBND huyện và các phòng có liên ban,
liên cấp huyện. Tình hình quản lí và sử dụng đất đã đạt được hiệu quả tốt.
Môi trường, đặc biệt là môi trường đất, môi trường nước là một vấn đề
rất đáng được quan tâm ở Hương Hoà chính vì thế, công tác bảo vệ môi
trường được người dân cũng như chính quyền địa phương quan tâm. Công tác
bảo vệ môi trường có có sự phối hợp kiểm tra giữa người dân và chính quyền
địa phương. Công việc chính chủ yếu là nâng cao ý thức người dân trong việc
bảo vệ môi trường đồng thời cùng với người dân thường xuyên kiểm tra các
điểm bị ô nhiễm. Người dân đã có những nhận thức tiến bộ trong bảo vệ môi
trường. Bảo vệ môi trường, nó không đơn thuần là việc làm cho môi trường
không bị ô nhiễm, sâu sắc hơn, bảo vệ môi trường chính là bảo vệ sức khoẻ,
bảo vệ sự sống cho mỗi người dân.
22
4.1.2.2 Điều kiện xã hội
• Lịch sử hình thành và cơ cấu hành chính

Xã Hương Hòa, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế được tách ra từ xã
Hương Lộc và thành lập từ tháng 4 năm 1997 theo Nghị định 22/NĐ – CP
ngày 17/3/1997.
Xã Hương Hòa có 11 thôn với 486 hộ. Toàn xã có 2261 khẩu, trong đó
có 1038 người đang ở trong độ tuổi lao động. Đây chính là một nguồn lao
động dồi dào, đóng góp một phần lớn trong việc góp phần tăng ngân sách cho
xã nhà. Tuy nhiên, trong số những người trong độ tuổi lao động, không phải
tất cả đều tham gia làm việc tại địa phương. Hàng năm, xã giải quyết cho ít
nhất là 4 lao động đi xuất khẩu lao động và một lượng lớn số người trong độ
tuổi lao động đi làm tại các thành phố lớn, gửi tiền về cho gia đình. Những
người ở lại địa phương chủ yếu tham gia vào sản xuất nông nghiệp – hoạt
động sản xuất chính của người dân Hương Hòa.
• Dân số, gia đình và trẻ em
Tổng dân số trên toàn xã hiện nay là 2261 khẩu/485 hộ. Tỉ lệ tăng dân
số tự nhiên là 1,5% trong năm, tổng số trẻ sơ sinh là 38 cháu, tỉ lệ sinh con
thứ 3 trở lên là 18,4% trong tổng số sinh, chiếm 19,8% so với năm 2006 [10].
Việc chăm sóc trẻ em ở đây rất được chú trọng. Hàng năm, trạm y tế xã
đã tổ chức tiêm vacxin cho trẻ em dưới 1 tuổi với tỉ lệ đạt 100%. Tỉ lệ trẻ suy
dinh dưỡng dưới 5 tuổi chiếm tỉ lệ 17,98% (25/140 cháu) giảm 2,51% so với
năm 2006. Hương Hoà là một xã với 100% dân số là người kinh. Trình độ
học vấn của người dân ở đây tương đối cao, tầng lớp tri thức khá nhiều, chiếm
1/3 dân số của toàn xã. Có lẽ vì thế mà phong trào toàn dân đoàn kết xây
dựng đời sống văn hoá ở đây phát triển tương đối mạnh. Hiện nay, tất cả các
thôn và đơn vị trên địa bàn xã đã được công nhận và giữ vững tiêu chuẩn
thôn, đơn vị văn hoá. Năm qua, có tới 396 hộ trong tổng số 471 hộ đạt tiêu
chuẩn. Hương Hoà đang từng bước sửa đổi để trở thành một xã giàu mạnh và
văn hoá.
23
• Giáo dục
Mặc dù là một xã thuộc huyện miền núi của tỉnh Thừa Thiên Huế

nhưng giáo dục ở Hương Hoà rất được chú trọng. Toàn xã có 2 nhà trẻ, một
trường cấp 1 và một trường cấp 2. Nhà trẻ, nhà mẫu giáo có tổng là 112 cháu.
Xã giữ vững phổ cập trung học đúng độ tuổi đạt 97,4% và phổ cập THCS đạt
tỉ lệ 95,14%. Tỉ lệ học sinh thi đậu vào các trường Đại học, Cao Đẳng cao
nhất từ trước đến nay. Có tới 8 người thi đậu vào Đại học, 4 người thi đậu vào
Cao Đẳng, đặc biệt ở thôn 9 có 5 em thi đậu vào Đại học. Tuy nhiên, tình
trạng học sinh bỏ học giữa chừng vẫn còn đang xảy ra
• Y tế
Xã Hương Hoà có 1 trạm y tế và đã được công nhận đạt chuẩn Quốc
gia về trạm y tế cơ sở. Trên địa bàn, không có dịch bệnh xảy ra, các chương
trình y tế được triển khai đồng bộ và có chất lượng, phong trào phòng bệnh
trong nhân dân ngày càng được chú ý. Trạm y tế đã triển khai chương trình
tiêm chủng mở rộng cho trẻ em và bà mẹ mang thai. Số trẻ em được tiêm
chủng đạt 100%. Đối với một xã thuộc huyện miền núi thì đây quả thực là
một con số đáng để chúng ta nói đến. Hàng năm, trạm y tế tiến hành khám
sức khoẻ cho người dân trong xã. Trong năm qua, có tới 3819 lượt người đến
khám. Trong số đó, khám BHYT là 2070 lượt. Khám cho trẻ em dưới 6 tuổi
là 527 lượt. Khám nghĩa vụ quân sự là 17 lượt. Đặc biệt, ở đây có điều trị
bằng phương pháp y học cổ truyền với 841 lượt người đến tham gia điều trị
• Cơ sở hạ tầng trong toàn xã
Đa số người dân trong toàn xã đều có nhà ngói để ở. Đối với một huyện
thuộc miền núi thì con số này không phải là nhiều, Hương Hòa chính là một
điển hình của huyện Nam Đông (đứng sau Thị trấn Khe Tre và xã Hương
Giang). 90% số hộ trong toàn xã đã có nhà vệ sinh. Đường sá đi lại giữa các
thôn trong xã đã được bê tông hóa 80%, tuy nhiên, hiện nay 20% trong số đó
đã bị xuống câp. Xã đang vận động người dân đóng góp để chỉnh sửa lại
những đoạn đường đã bị hư hỏng nhằm thuận lợi hơn trong việc đi lại của
người dân cũng như giao lưu kinh tế, văn hóa với các địa phương khác.
24
Hiện nay, công trình xây dựng trụ sở UBND xã Hương Hòa đang được

triển khai và đã hoàn thành được 80% khối lượng công trình. Tuy nhiên, xét
về vấn đề thủy lợi thì Hương Hòa còn nhiều vấn đề cần lưu ý. Hệ thống thủy
lợi ở đây không có cho nên việc cung cấp nước sinh hoạt cũng như nước để
phục vụ sản xuất nông nghiệp cho nhân dân trong xã là hết sức khó khăn. Vào
mùa mưa lũ, hệ thống thủy lợi không thể đảm đương được việc tiêu nước cho
địa bàn trong xã chính vì thế ngập lụt thường xuyên xảy ra nơi đây, gây thiệt
hại rất lớn về tài sản. Bão số 6 là một điển hình cho thiệt hại do hệ thống thủy
lợi không đảm bảo.
Về mạng lưới bưu chính viễn thông và thông tin liên lạc, trên địa bàn
xã hiện nay có trên 300 máy điện thoại điện thoại cố định, trong đó của VNPT
là 250 máy, bình quân cứ 3 hộ thì có 2 máy điện thoại. Bên cạnh đó, điện
thoại di động cũng phát triển mạnh, ngoài ra còn có 10 thuê bao Internet hoạt
động, đáp ứng đầy đủ nhu cầu thông tin liên lạc của nhân dân và góp phần
nâng cao hiệu quả trong công tác quản lí và truyền đạt thông tin.
4.2. Thực trạng phát triển hệ thống vườn nhà tại xã Hương Hòa
4.2.1. Năng lực của chủ hộ
Xã định cư Hương Hòa có dân số với 99% là người Kinh. So với các xã
khác của huyện Nam Đông thì Hương Hòa là xã có số người Kinh đông nhất
(Sau thị trấn Khe Tre). Ở xã Hương Hòa, số cán bộ công nhân viên chức nhà
nước khá nhiều, phần lớn là đang đi làm và số còn lại là đã về hưu, những
người đã về hưu, họ tham gia vào kinh tế vườn. Với dân số trên toàn xã là
2261 khẩu, đó thực sự là một nguồn lực lớn để phát triển kinh tế nói chung
và kinh tế vườn nói riêng. Trung bình, mỗi gia đình ở Hương Hòa có 5 khẩu.
Con số đó có sự biến động giữa các loại hộ, tuy nhiên, sự biến động đó là
không lớn. Điều đó được thể hiện qua bảng số liệu sau:
25

×