Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Khảo sát, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển ngành dệt may việt nam đến năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (883.84 KB, 66 trang )

VIỆN DỆT MAY




Báo cáo thực hiện đề tài:

KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT
CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH DỆT MAY
VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2015




Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Sỹ Phương





7679
05/02/2010




Hà Nội, tháng 12/2009
i

VIỆN DỆT MAY





Báo cáo thực hiện đề tài:

KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT
CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH DỆT MAY
VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2015




Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Sỹ Phương










Hà Nội, tháng 12/2009
ii




Danh sách những người thực hiện chính:

1. ông Nguyễn Sỹ Phương – Viện Dệt May
2. bà Nguyễn Diệp Linh – Viện Dệt May
3. ông Lê Quốc Ân – Hiệp hội Dệt May VN
4. ông Lê Văn Đạo - Hiệp hội Dệt May VN
5. ông Tăng Văn Hấn – Hiệp hội Dệt May VN
6. ông Nguyễn Sơn - Hiệp hội Dệt May VN
7. bà Phan Thị Diệu Hà - Hiệp hội Dệt May VN
8.
ông Phạm Đình Thúy – Tổng cục thống kê
iii

MỤC LỤC
Trang
Giới thiệu chung iv
Nguồn dữ liệu và phương pháp luận vii
Chương mở đầu - Thương mại dệt may thế giới
và các xu hướng phát triển 1
Chương 1 - Kết quả khảo sát đánh giá hiện trạng ngành dệt may
1.1 Số lượng, hình thức, tình hình phân bố các doanh nghiệp 7
1.2 Thực trạng về nguồn nhân lực ngành dệt may 9
1.3 Thực trạng về thiết bị, trình độ công nghệ 15
1.4 Hoạ
t động KHCN và Hệ thống quản lý và ứng dụng tin học 20
1.5 Thực trạng về các ngành công nghiệp phụ trợ và có liên quan 27
1.6 Tình hình đầu tư 31
1.7 Kết quả sản xuất kinh doanh và tình hình xuất nhập khẩu 33
1.8 Đánh giá tổng hợp 39
Chương 2 - Một số giải pháp phát triển ngành công nghiệp dệt may
Việt Nam đến năm 2015
2.1 Các giải pháp phát triển nguồn nhân lực 42

2.2 Các giải pháp về đầu tư 43
2.3 Các giải pháp thị tr
ường 45
2.4 Các giải pháp phát triển sản xuất nguyên phụ liệu 48
2.5 Các giải pháp về khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường 49
2.6 Các giải pháp về tài chính 51
2.7 Một số biện pháp trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và
suy thoái kinh tế toàn cầu 52
Kết luận và kiến nghị 54

Các tài liệu tham khảo 55
Phụ lục 1 - Mẫu Phiếu điều tra 57
Phụ lục 2 - Phần mềm quản lý các dữ li
ệu ngành dệt may 62
Phụ lục 3 - Hợp đồng giữa Bộ Công Thương và Viện Dệt May 68
Phụ lục 4 – Biên bản nghiệm thu cấp cơ sở 74

iv

GIỚI THIỆU CHUNG

Công nghiệp Dệt May luôn là một trong những ngành đi đầu, có vai trò
quan trọng trong chiến lược xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Cùng với quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, ngành này đã có những bước tiến
vượt bậc. Với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu khá cao, ngành đã có những đóng
góp không nhỏ vào tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa nói riêng và tăng trưởng kinh
tế nói chung. Cuộc khủng hoả
ng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu chỉ làm
cho xuất khẩu của nhóm hàng này giảm nhẹ, nhưng không nhiều như các hàng
hóa xuất khẩu chủ lực khác của Việt Nam.

Triển vọng của ngành dệt may cũng đang sáng dần, khi nền kinh tế thế giới
đang có dấu hiệu phục hồi. Ngành may mặc được dự báo sẽ có tốc độ tăng
trưởng cao hơn, cả về doanh thu xuất khẩu và giá trị gia tăng. Trong khi
đó,
ngành dệt được dự báo tăng trưởng chậm hơn. Tuy vậy, ngành may mặc của Việt
Nam vẫn sẽ tiếp tục phụ thuộc nhiều vào nguyên phụ liệu nhập khẩu để đáp ứng
cho yêu cầu sản xuất xuất khẩu. Triển vọng của ngành dệt may còn được củng cố
bởi việc Việt Nam đang và sẽ tham gia ký kết nhiều hiệp định FTA khác, qua đó
m
ở rộng tiếp cận thị trường.
Trong bối cảnh khủng hoảng, các thị trường xuất khẩu lớn có xu hướng
thực thi bảo hộ kiểu mới để giảm thâm hụt thương mại, trong đó dệt may là một
nhóm ngành dễ bị tổn thương. Hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Trung
Quốc sang Hoa Kỳ và EC được dỡ bỏ từ năm 2008, qua đó gây áp lực cạ
nh tranh
đối với doanh nghiệp Việt Nam. Cơ cấu bảo hộ thực tế theo chuỗi giá trị vẫn ít
bảo hộ các sản phẩm dệt mà bảo hộ các sản phẩm may nhiều hơn. Các doanh
nghiệp vẫn gặp phải nhiều rào cản về đầu tư trong lĩnh vực này, trong khi còn
gặp khó khăn do chưa tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh.
Hầu hết các quốc gia có ngành Dệt May phát tri
ển trên thế giới hàng năm
đều tiến hành phân tích đánh giá hiện trạng phát triển ngành thông qua điều tra
cập nhật các dữ liệu về sản xuất kinh doanh, giá trị xuất nhập khẩu, nguồn
nguyên liệu – phụ liệu, nguồn nhân lực, hoạt động đầu tư, trình độ công nghệ
v

khoa học kỹ thuật, đánh giá tác động đến môi trường, Từ đó tiến hành phân
tích so sánh đánh giá các lợi thế, khai thác các lợi thế cạnh tranh, đề xuất hướng
phát triển trước mắt và dài hạn, đề xuất các giải pháp để phát triển ngành một
cách bền vững, tạo lập vị thế trên trường quốc tế và khu vực.

Năm 2008, Tập đoàn Dệt May Việt Nam đã xây dựng và được Thủ t
ướng
chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam
đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 (Quyết địnhsố 36/2008/QĐ-TTg). Đây
là một định hướng quan trọng để ngành dệt may có thể tiếp tục phát triển bền
vững, xứng đáng là ngành kinh tế quan trọng của đất nước, củng cố vị thế của
mình trên trường quốc tế. Để
thực hiện tốt Chương trình trên, Ngành dệt may đã
xây dựng và tập trung triển khai ba chương trình trọng điểm đã được Bộ Công
Thương phê duyệt, đó là Chương trình đào tạo nguồn nhân lực ngành Dệt May
VN đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020 (QĐ số 39/2008/QĐ-BCT); Chương
trình sản xuất vải dệt thoi phục vụ xuất khẩu đến năm 2015 (QĐ số 43/2008/Q
Đ-
BCT) và QĐ số 42/2008/QĐ-BCT: Qui hoạch phát triển ngành Công nghiệp Dệt
May VN đến năm 2015, định hướng đến năm 2020. Do đó, công việc phân tích
đánh giá thực trạng phát triển ngành dệt may trên phạm vi toàn quốc từ đó thấy
được các điểm yếu, các thế mạnh thông qua điều tra cập nhật các dữ liệu là công
việc cần thiết cần được tiến hành thường xuyên liên tục, là cơ sở
để hoạch định
chính sách, các giải pháp phát triển phù hợp, phục vụ công tác quản lý nhà nước
đối với ngành và đó chính là mục đích của đề tài này.
Từ năm 2004 đến nay, chưa có công trình nghiên cứu nào phân tích đánh
giá một cách tổng thể về ngành dệt may Việt Nam.
Mục tiêu của đề tài
- Xây dựng hệ thống mẫu biểu để thống kê cập nhật dữ liệu ngành dệt may một
cách hệ thống, phù hợ
p với phương pháp thống kê của các nước và khu vực;
- Tổ chức khảo sát, điều tra đánh giá thực trạng của ngành dệt may Việt Nam đến
thời điểm 31/12/2008;
- Đề xuất các giải pháp để phát triển ngành Dệt May một cách bền vững đến năm

2015.
vi

Nội dung nghiên cứu chính
- Khảo sát, tổng hợp dữ liệu, phân tích đánh giá thực trạng ngành dệt may trên cơ
sở các dữ liệu điều tra;
- Xây dựng phần mềm quản lý các dữ liệu ngành dệt may;
- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp phát triển ngành Dệt May Việt Nam đến năm
2015.
Mục tiêu kinh tế - xã hội
Góp phần phát triển ngành dệt may Việt Nam một cách bền vững, giải quyết vấ
n
đề lao động cho xã hội.
Mục tiêu khoa học công nghệ
Thu thập, tổng hợp, cập nhật hệ thống dữ liệu thống kê về ngành dệt may Việt
Nam

Kết quả đạt được
- Hệ thống dữ liệu, phân tích đánh giá về thực trạng của ngành dệt may VN;
- Phần mềm quản lý dữ liệu ngành dệt may;
- Ấn phẩm Directory Dệt May Việt Nam 2010;
- Một số gi
ải pháp phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm
2015.

vii

DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN
Nguồn dữ liệu và đặc tính của mẫu khảo sát
- Các dữ liệu được sử dụng trong bản báo cáo được lấy từ nguồn Niên giám

thống kê của Tổng cục thống kê năm 2008; Các báo cáo thống kê của Hiệp hội
Dệt May Việt Nam 2008; Tập đoàn Dệt May Việt Nam 2008,
- Tổng cộng 2.200 doanh nghiệp dệt may được tiến hành khảo sát bằng hệ thống
phi
ếu điều tra, các doanh nghiệp trải dài từ Bắc tới Nam, chủ yếu tập trung tại:
Đồng bằng sông Hồng; Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung; Đông Nam Bộ
và một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long; bao gồm các chủ sở hữu khác nhau:
nhà nước, tư nhân, đã cổ phần hoá, liên doanh với nước ngoài và 100% vốn đầu
tư nước ngoài, Lĩnh vực kinh doanh bao gồm các doanh nghiệp sản xuất hàng
may mặ
c; các doanh nghiệp sản xuất: sợi, dệt vải (vải dệt thoi, dệt kim và vải
không dệt), nhuộm và xử lý hoàn tất, in hoa; các doanh nghiệp sản xuất nguyên
phụ liệu dệt may, dịch vụ trong ngành dệt may,… Kết quả thu được 374 phiếu
điều tra tương đối đầy đủ các dữ liệu để có thể phân tích đánh giá. Tuy chỉ sử
dụng 374 phiếu điều tra để phân tích đánh giá, nhưng trong số 374 doanh nghiệ
p
này, hầu hết các doanh nghiệp có qui mô sản xuất lớn tiêu biểu cho từng nhóm
ngành hàng đều có mặt, có thể nói mẫu được sử dụng trong phân tích đánh giá đã
mang tính đại diện và đủ độ tin cậy trong nghiên cứu này.
Trong số 374 doanh nghiệp được tiến hành phân tích có 258 doanh nghiệp
hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ may mặc chiếm tỷ lệ 69%; 40 doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất s
ợi chiếm tỷ lệ 10,7%; 61 doanh nghiệp
hoạt động trong lĩnh vực sản xuất vải chiếm tỷ lệ 16,3%; 37 doanh nghiệp hoạt
động trong lĩnh vực sản xuất nhuộm in hoa và xử lý hoàn tất chiếm tỷ lệ 9,9%
(phân tầng theo chủng loại sản phẩm). Các doanh nghiệp được phân bố: 90 doanh
nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng (24%), 61 doanh nghiệp ở Bắc Trung bộ và
duyên hải miền Trung (16%) và 223 doanh nghiệp còn lạ
i thuộc Đông Nam Bộ
và một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (60%). Mười bốn đơn vị thuộc doanh

viii

nghiệp Nhà nước (3,7%), 100 doanh nghiệp là công ty cổ phần (26,7%), 63
doanh nghiệp tư nhân (16,8%) và 197 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
(52,8%). Trong số 374 doanh nghiệp có 52 doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dệt
May (tỷ lệ 14%). Lý do chúng tôi phân tầng các công ty dệt may theo các thông
số trên là do các đặc tính này có vẻ như làm cho các công ty khác nhau về hiệu
quả và khả năng cạnh tranh (hình thức sở hữu và vị trí địa lý,…).
Về lực lượng lao động: có 10 doanh nghiệp (2,7%) có số lao động trên
5.000 người; 25 doanh nghiệ
p (6,7%) có trên 3.000 lao động ; 101 doanh nghiệp
(27%) có trên 1.000 lao động và 174 doanh nghiệp (46,5%) có qui mô lao động
hơn 500 người và 75 doanh nghiệp (20%) có qui mô lao động ít hơn 200 người.
Về qui mô doanh nghiệp theo tổng doanh thu năm 2008 có: 142 doanh
nghiệp (38%) có doanh thu dưới 50 tỷ đồng; 54 doanh nghiệp (14,5%) có doanh
thu trên 300 tỷ đồng; 25 doanh nghiệp (6,7%) có doanh thu trên 500 tỷ đồng và 9
doanh nghiệp (2,5%) có doanh thu trên 1.000 tỷ đồng.
Phương pháp luận
Bản Báo cáo sử dụng nhiều thông tin sơ cấp thu thập được trong khảo sát
374 doanh nghiệp dệt may.
Các phương pháp luận được sử d
ụng bao gồm:
• Phương pháp khảo sát, tổng hợp thống kê, phỏng vấn trực tiếp, thu thập
thông tin: phương pháp này được sử dụng nhằm thu thập tất cả những
thông tin cần thiết để phân tích đánh giá thực trạng toàn ngành dệt may;
• Phương pháp phân tích định tính, so sánh phân tích, lí luận khoa học biện
chứng qua việc tổ chức các hội nghị, hội thảo và lấy ý kiến các chuyên gia
quản lý, chuyên gia thương mạ
i, chuyên gia kỹ thuật, am hiểu về ngành
dệt may để phân tích góp ý cho các đề xuất, nhận định được hoàn thiện;

• Xây dựng phần mềm chuyên dụng để phân tích, quản lý, lưu giữ và cập
nhật các dữ liệu ngành dệt may một cách hệ thống.
ix

Phần mềm thống kê xử lý dữ liệu: Để thuận lợi, nhanh chóng và mang tính chính
xác cho công việc thống kê, tổng hợp và phân tích xử lý các dữ liệu (và tiếp tục
cập nhật các dữ liệu sau này), một phần mềm đã được xây dựng. Dữ liệu thống kê
là một bảng gồm các cột là các danh mục cần thống kê (tên, địa chỉ, số điện thoại,
loại hình doanh nghiệp, số lao động, ngành ngh
ề sản xuất chính, số lượng và
chủng loại thiết bị, năng lực sản xuất, các sản phẩm chủ lực, tổng doanh thu, các
thị trường xuất khẩu,…) và mỗi hàng là thông tin của một doanh nghiệp. Dữ liệu
thống kê được nhập vào các bảng tính Excel và sau đó được sử dụng làm file đầu
vào của phần mềm xử lý. Phần mềm có 2 chức năng chủ yếu đó là tạ
o biểu thống
kê theo điều kiện lọc (lựa chọn) và Copy kết quả thống kế tới các ứng dụng khác
của Windows. Giao diện phần mềm được chia thành 2 cửa sổ, cửa số thứ nhất là
các lựa chọn điều kiện lọc, cửa sổ thứ 2 là bảng kết quả thống kê các doanh
nghiệp thoả mãn điều kiện lọc. Có thể chọn đi
ều kiện lọc đơn hoặc điều kiện lọc
kép. Khi chọn lệnh, một cửa sổ hội thoại được mở để có thể chọn file dữ liệu
thống kê, khi đó phần mềm sẽ tự động tải dữ liệu từ file thống kê vào phần mềm.
Những lần sử dụng sau, chỉ việc mở phần mềm, các dữ liệu được t
ự động tải về.
Phần mềm được lập trình bằng ngôn ngữ VisualBasic, giao diện bằng tiếng Việt,
cài đặt được trên máy tính cá nhân thông thường hệ điều hành WinXP,
Win2000, Phần mềm gọn nhẹ (dung lượng 5MB), dễ sử dụng. Thuận tiện khi
cập nhật dữ liệu mới. Khi có dữ liệu mới, chỉ việc mở file excel và tải vào phần
mềm (chi tiết hơn được mô tả trong ph
ụ lục 2).


1

Chương mở đầu - THƯƠNG MẠI DỆT MAY THẾ GIỚI VÀ CÁC XU
HƯỚNG PHÁT TRIỂN

Lần đầu tiên kể từ cuối những năm 1940, nhu cầu dệt may tại Mỹ đã giảm
sút trong năm 2008. Doanh thu bán hàng của các cửa hàng chuyên bán quần áo,
phụ liệu may mặc và các cửa hàng tổng hợp nhỏ giảm sút mặc dù doanh thu tại
trụ sở các kho hàng và các siêu thị lớn vẫn tăng. Doanh thu hàng may mặc được
dự đoán sẽ sụt giảm hơn trong năm 2009 khi người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu
của họ và sử
dụng thu nhập tiết kiệm hơn.
Nhập khẩu quần áo giảm 2,7% về số lượng các chủng loại và sự sụt giảm
rõ rệt ở quần áo làm từ các loại xơ cơ bản – cotton, len, xơ tổng hợp, pha trộn tơ
tằm và các xơ thực vật mà không phải là cotton. Nhập khẩu dệt giảm 7,2%, sự
giảm sút thể hiện ở các loại sợi, các loại vải và các s
ản phẩm từ dệt. Trung Quốc
vẫn là nước cung cấp quần áo và các sản phẩm dệt lớn nhất của Mỹ trong năm
2008 với 41% thị phần. Các nước cung cấp chính khác bao gồm Pakistan, Ấn độ,
Mexico và Việt Nam. Sản xuất dệt may của Mỹ giảm sút rõ rệt, thể hiện thị
trường suy yếu cũng như sự tiếp tục dịch chuyển sản xuất tới nhữ
ng vùng ngoài
nước Mỹ mà có giá thành sản xuất rẻ. Sự sụt giảm sản xuất còn ảnh hưởng không
tốt cho người lao động. Dù sao, xuất khẩu đã tăng 1,1% cho các sản phẩm dệt và
2,6% cho quần áo.
Sản xuất dệt may của EU cũng giảm trong năm 2008 và sự sụt giảm tăng
nhanh tiếp theo sự sụt giảm trong nửa cuối năm 2007. Sản xuất may trong quí ba
năm 2008 đã giảm 4,7% so với cùng k
ỹ năm trước trong khi sản xuất dệt đã giảm

tới 8,7% so với cùng kỹ năm trước. Việc sụt giảm sản xuất xảy ra sau khi gỡ bỏ
quota đánh vào một số mặt hàng của Trung Quốc vào cuối năm 2007 và trùng với
việc thâm hụt tài chính của EU trở nên xấu hơn trong năm 2008. Có thông tin cho
rằng, việc nhập khẩu từ hầu hết các nhà cung cấp chính đã giảm sút về số
lượng.
Trong 11 tháng đầu tiên của năm 2008, nhập khẩu dệt may từ Hong Kong,
Indonesia, Hàn Quốc, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam đã giảm tới tỷ lệ hai
2

con số. Ngoại trừ nước cung cấp lớn là Trung Quốc xuất khẩu sang EU vẫn tăng
6,5%
Các công ty của EU đã có được sự tăng trưởng tại một số thị trường xuất
khẩu. Ví dụ, tại Đông Âu, sự thành công đáng kể có được tại Nga và Ukraine
trong đó Nga đã trở thành điểm đến lớn nhất cho xuất khẩu quần áo của EU trong
năm 2007. Xuất khẩu quầ
n áo tới các Tiểu Vương quốc Ả Rập cũng tương đối
thuận lợi.
Thương mại Dệt may thế giới tăng 10,6% tới 583 tỷ đô la Mỹ trong năm
2007.
Về tổng giá trị, hàng dệt chiếm 238 tỷ USD và hàng may mặc là 345 tỷ
USD. Sự tăng trưởng ở mức hai con số lần thứ tư trong vòng 5 năm tiếp theo sự
tăng trưởng 13,5% trong năm 2003, 12% trong năm 2004, 5,2% trong năm 2005
và 10% trong năm 2006. Giai đoạn trước năm 2003, tỷ lệ tăng trưởng hai con số
cuối cùng là vào năm 1995. Ba luồng thương mại liên quan đến các nước châu Á
đã tăng trưởng tại mức hai con số trong n
ăm 2007. Trong lĩnh vực dệt, việc xuất
khẩu từ châu Á tới châu Phi tăng 18%, trong khi từ châu Á tới châu Âu tăng
16%. Nhưng thương mại dệt trong Bắc Mỹ lại giảm 5%. Trong lĩnh vực may
mặc, châu Á xuất khẩu tới các nước thuộc Cộng đồng các Quốc gia độc lập
(CIS) tăng vọt tới 95%. Tuy vậy, việc xuất khẩu từ châu Á sang châu Âu lại

giảm sút mặc dù vẫn ở ngưỡng 0,3%. Cùng th
ời gian này, thương mại tại Bắc Mỹ
bị sụt giảm tới 16% và xuất khẩu từ Trung và Nam Mỹ tới Bắc Mỹ giảm 7%.
Thâm hụt thương mại dệt may của Mỹ tăng 3,7% lên đến 92,26 tỷ đô la
Mỹ, trong đó thâm hụt thâm hụt riêng hàng may mặc chiếm đến 87%. Thâm hụt
thương mại của 27 nước thuộc EU (EU27) tăng nhanh hơn Mỹ, lên đến 13,7%
nhưng chỉ ở m
ức 63,03 tỷ đôla Mỹ bằng 68% thâm hụt của Mỹ. Trung Quốc vẫn
tiếp tục là nước có thặng dư thương mại dệt may lớn nhất thế giới, tiếp theo là Ấn
Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Ý và Pakistan.
Quốc gia xuất khẩu các sản phẩm dệt lớn nhất thế giới trong năm 2007 là
EU27, tiếp theo là Trung Quốc, Hong Kong, Mỹ, Hàn Quốc, Đài Loan, Thổ Nhĩ
3

Kỳ, Pakistan và Nhật Bản. EU27 cũng là nơi nhập khẩu hàng dệt lớn nhất, tiếp
theo là Mỹ, Trung Quốc, Hong kong, Nhật, Thổ Nhĩ Kỳ, Mexico, Việt Nam,
Canada và Nga. Trong lĩnh vực may mặc, Trung Quốc là nước xuất khẩu đứng
đầu thế giới, tiếp theo là EU27, Hong Kong, Thổ Nhĩ Kỳ, Bangladesf, Ấn Độ,
Việt Nam, Indonesia, Mexico và Mỹ. 46% tổng số hàng may mặc trên thế giới
được nhập vào các nước EU trong năm 2007, trong khi Mỹ chiếm 24% và Nhậ
t
Bản chiếm 7%, tiếp theo là một số nước thường xuyên nhập khẩu hàng may mặc
nhưng chỉ chiêm một tỷ lệ nhỏ như Hong Kong, Nga, Canada, Thụy Sĩ, Các tiểu
Vương Quốc Ả Rập, Hàn Quốc, Úc.
Phân tích chi tiết hơn cho thấy, theo khu vực, sự phát triển ngành dệt thể
hiện ở 6 trong số 7 dòng thương mại dệt của thế giới trong năm 2007. Năm trong
số sáu dòng thương mại là các nhà xu
ất khẩu châu Á. Dòng thương mại dệt chịu
sự sụt giảm là thương mại dệt ở bên trong Bắc Mỹ, giảm 5,2% trong năm 2007
trong khi việc nhập khẩu từ châu Á vào trong Bắc Mỹ tiếp tục tăng. Điều này thể

hiện tốc độ sụt giảm rõ ràng 0,9% trong năm 2006 và vượt xa mức giảm trung
bình 0,5% một năm từ năm 2000-2005. Trong bảy dòng thương mại dệt chính,
xuất khẩ
u dệt từ châu Á sang châu Phi phát triển với tốc độ nhanh nhất trong
năm 2007. Hơn nữa, thương mai dệt tăng với tỷ lệ hai con số cho năm thứ năm
liên tục – cho dù, với mức trung bình 18%, tỷ lệ tăng trưởng có ít hơn so với 20%
trong năm 2006. Trong các năm trước, tỷ lệ tăng trưởng là 11% trong năm 2005,
17% trong năm 2004, 26% trong năm 2003, 1,5% trong năm 2002 và 12% trong
năm 2001. Thương mại dệt bên trong châu Âu có giá trị 69,3 tỷ USD trong n
ăm
2007 và là dòng thương mại dệt lớn nhất thế giới hiện nay. Hơn nữa với 9,6%, sự
tăng trưởng thực sự đáng kể ở mức hơn 6 tỷ USD. Điều đó cho thấy, việc phát
triển ở mức vừa phải 5% trong năm 2006 sau khi giảm 3,3% trong năm 2005. Sự
phát triển mạnh mẽ được xác nhận trong giai đoạn trước năm 2005. Từ năm 2002
d
ến 2004 dòng thương mại này đã tăng từ 48,7 tỷ USD lên đến 62,3 tỷ USD.
Xuất khẩu dệt từ châu Á đến Trung Đông là dòng thương mại lớn thứ sáu trong
năm 2007 với giá trị đạt 7,4 tỷ USD. Việc tăng trưởng thương mại tăng nhanh
4

trong năm 2007 lên đến 9% sau hai năm phát triển nhẹ ở mức 3% và 4,1%. Kết
quả là việc phát triển trong năm 2007 đã nhanh hơn một chút so với tỷ lệ tăng
trưởng trung bình 8,3% một năm trong giai đoạn 2000-2005. Thương mại dệt bên
trong châu Á là dòng thương mại lớn thứ hai sau dòng thương mại dệt bên trong
châu Âu, tăng trưởng 5% trong năm 2007 đạt 51,6 tỷ USD sau khi tăng 7,1%
trong năm 2006. Việc tăng trưởng trong năm 2006 và 2007 nhanh hơn so với tỷ

lệ tăng trưởng trung bình 3,1 % mỗi năm trong giai đoạn 2000-2005. Tuy nhiên,
tỷ lệ này là chậm nhất trong số 6 luồng thương mại chính trong năm 2007. Trừ
luồng thương mại thứ 7, bên trong Bắc Mỹ, bị sụt giảm. Sự tăng trưởng xuất

khẩu dệt từ châu Á sang Bắc Mỹ chậm hơn trong năm 2007, chỉ đạt 0,3% sau khi
tăng 9,4% trong năm trước. Giai đoạn trước năm 2006, xuấ
t khẩu đã tăng trưởng
ở mức hai con số trong vòng 4 năm. Kết quả, dòng thương mại này giữ vị trí lớn
thứ 4 trong năm 2007 với giá trị 17,4 tỷ USD.
Chỉ có bốn trong số bảy dòng thương mại may mặc chính theo khu vực
tăng trưởng trong năm 2007. Trong bốn dòng này thì ba dòng có liên quan đến
các nhà xuất khẩu châu Á trong khi dòng thứ 4 là thương mại bên trong châu Âu.
Sự tăng trưởng nhanh nhất trong năm 2007 là việc xuất khẩu quần áo từ
các nước
châu Á sang Cộng Đồng các Quốc gia Độc lập (CIS). Giá trị của dòng thương
mại này tăng ở mức khổng lồ 95% đạt 14,1 tỷ USD và kết quả là nó đã tăng từ
mức lớn thứ 6 trong năm trước lên mức lớn thứ 4 trong năm 2007. Tuy nhiên,
một phần trong sự tăng trưởng này có thể do có sự sửa đổi sau khi bị giảm 0,6%
trong năm trước. Trong năm 2006, sự tăng trưở
ng trong xuất khẩu hàng may mặc
từ châu Á sang CIS ở mức âm sau khi tăng trung bình 33,6% một năm trong giai
đoạn 2000-2005. Thương mại hàng may mặc bên trong châu Âu tăng 12,8%
trong năm 2007, vượt qua mức 100 tỷ USD. Với mức 100,8 tỷ USD, nó đã vượt
xa dòng thương mại về hàng may mặc lớn nhất của các nhà xuất khẩu quần áo từ
châu Á đến Bắc Mỹ với giá trị 60,1 tỷ USD. Hơn nữa việc tăng trưởng trong năm
2007 tiế
p tục đà tăng nhanh hơn sau khi tăng 6,1% trong năm 2006 và 2,7% trogn
năm 2005. Sự phát triển này còn nhanh hơn tỷ lệ phát triển trung bình 9,6% mỗi
5

năm được báo cáo trong 5 năm tính đến năm 2005. Thương mại hàng may mặc
bên trong châu Á tăng trưởng 9,6% đạt 39 tỷ USD trong năm 2007. Sự tăng
trưởng này tương đương với việc tăng 9,9% trong năm 2006 sau khi bị giảm
4,7% trong năm 2005. Rất nhiều các giao dịch thương mại bên trong châu Á bao

gồm các các loại quần áo mới được xử lý một phần được chuyển từ một nước này
sang một nước khác trong khu vực châu Á để giả
m chi phí nhân công lao động,
để cho các kỹ năng đặc biệt hoặc vì lý do quota. Do đó, đây là kinh doanh thương
mại có xu hướng không bền vững và sẽ bị thay đổi khi yêu cầu của khách hàng
về các sản phẩm hoàn tất thay đổi. Dường như có sự sụt giảm về thương mại
hàng may mặc bên trong châu Á trong năm 2005 xuất phát từ sự thay đổi trong
phân phối thương mại. Đặc biệt, có thể các nhà xuất khẩu châu Á tranh thủ việc
dỡ bỏ quota theo ATC từ cuối năm 2004 để tập trung vào thị trường Châu Âu và
Bắc Mỹ mà bỏ ngỏ các thị trường ngay trong châu Á. Việc tăng trưởng trong năm
2006 có thể do sự hạn chế mới, hạn ngạch tạm thời hạn chế việc nhập khẩu một
số sản phẩm của Trung quốc. Các nhà kinh doanh lại hướng sự chú ý của họ sang
các thị trường không hạn ngạch. Nh
ững hạn ngạch như vậy đã được đưa ra giữa
năm 2005 bởi EUvà đầu năm 2006 bởi Mỹ. Xuất khẩu quần áo từ châu Á tới Bắc
Mỹ là một luồng thương mại chính khác tăng trưởng trong năm 2007 với tỷ lệ
7,8% đạt 60,1 tỷ USD. Mặc dù đây là năm thứ hai liên tiếp sụt giảm tốc độ tăng
trưởng thương mại nhưng nó vẫ
n nhanh hơn so với sự tăng trưởng trung bình
6,4% một năm trong các năm 2000-2005. Về ba dòng thương mại may mặc theo
vùng mà có giá trị giảm sút, dòng thương mại may mặc bên trong Bắc Mỹ chịu
sự giảm sút lớn nhất ở mức 16%. Sự sụt giảm này tiếp theo sự giảm sút 9,3%
trong năm 2006 là năm mà sự giảm sút nhanh hơn 1,5% so với năm 2005. Thực
tế, thương mại hàng may mặc bên trong Bắc Mỹ đã sụ
t giảm hàng năm mà không
có ngoại lệ từ năm 2000 đến 2007 khi mà các nhà sản xuất trong khu vực rất khó
khăn trong việc cạnh tranh. Một trong hai dòng thương mại may mặc khác giảm
trong năm 2007 là xuất khẩu hàng may mặc từ Nam và Trung Mỹ tới Bắc Mỹ
(giảm 7% xuống còn 10,4 tỷ USD). Sự sụt giảm này có thể là một cảnh báo cho
6


các nhà sản xuất tại Nam Mỹ khi các nhà cung cấp châu Á lại chi sẻ thị trường
Mỹ trong thời kỳ hậu quote. Hơn nữa, trong khi việc xuất khẩu từ Nam và Trung
Mỹ tới Bắc Mỹ tăng trung bình 1,8% một năm trong các năm 200-2005 thì họ lại
bị giảm 2,2% trong năm 2005 trước khi giảm sâu hơn nữa 5,6% trong năm 2006
và 7,0% trong năm 2007. Xuất khẩu hàng may mặc từ châu Á tới châu Âu giảm
0,3% xuống còn 51,2 tỷ USD trong năm 2007. Sự
sụt giảm này, mặc dù không
nhiều, nhưng là một tình trạnh sự tương phản ảm đạm so với năm 2006 khi xuất
khẩu tăng mạnh tới 41%. Nó còn là sự tương phản với mức tăng trung bình 11%
một năm trong thời gian từ 2000-2005. Sự tăng trưởng mạnh trong thời gian
2000-2005 trùng với thời gian mà thương mại được mở rộng dưới tác động của
ATC. Tuy nhiên, EU thông báo về hạn ngạch an toàn chố
ng lại Trung quốc vào
giữa năm 2005 và điều này giải thích cho việc tăng mạnh trong năm 2006 khi bên
mua tại EU đẩy nhanh hơn các đơn đặt hàng tại Trung quốc trước khi hết hạn
ngạch. Cùng thời gian đó bên mua bắt đầu tìm kiếm các nguồn cung cấp khác
ngoài Trung quốc. Kết quả của chiến dịch này là, bên mua đã có số lượng hàng
trong kho vượt quá mức họ cần và đã giảm bớt các đơn đặt hàng trong nă
m 2007.

7

Chương 1 - KẾT QUẢ ĐIỀU TRA KHẢO SÁT NGÀNH DỆT MAY
1.1 Số lượng, hình thức, tình hình phân bố các doanh nghiệp
Theo số liệu của Tổng cục thống kê ngành công nghiệp dệt may Việt Nam hiện
có 3.719 doanh nghiệp (31/12/2008).
Được phân loại theo hình thức doanh nghiệp như sau: Doanh nghiệp nhà nước
trung ương: 16; Doanh nghiệp nhà nước địa phương: 7; Công ty TNHH nhà
nước trung ương: 3; Công ty TNHH nhà nước địa phương: 8; Công ty CP, Công

ty TNHH có vốn nhà nước >50%: 48; Hợp tác xã: 131; Doanh nghi
ệp tư nhân:
487; Công ty hợp doanh: 0; Công ty TNHH tư nhân, Công ty TNHH có vốn nhà
nước <50%: 1997; Công ty CP không có vốn nhà nước: 283; Công ty CP có
vốn nhà nước <50%: 60; Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: 623; Doanh
nghiệp nhà nước liên doanh với nước ngoài: 20 và Doanh nghiệp khác liên
doanh với nước ngoài: 36.



Hình 1 – Phân loại doanh ngiệp theo hình thức sở hữu
Được phân bố theo vùng lãnh thổ như sau:
- Đồng bằng sông Hồng: 1014 doanh nghiệp, trong đó: Hà Nội: 414; Vĩnh
phúc: 23; Bắc Ninh: 51; Quảng Ninh: 9; Hải Dương: 66; Hải Phòng: 83; Hưng
Yên: 53; Thái Bình: 108; Hà Nam: 58; Nam Định: 126; Ninh Bình: 23
8

- Trung du và miền núi phía Bắc: 92 doanh nghiệp, trong đó: Hà Giang: 01;
Cao Bằng: 01; Bắc Kạn: 01; Lào Cai: 03; Yên Bái: 02; Thái Nguyên: 07; Lạng
Sơn: 01; Bắc Giang: 31; Phú Thọ: 37; Lai Châu: 04; Sơn La: 01; Hòa Bình: 03.
- Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung: 260 doanh nghiệp, trong đó: Thanh
Hóa: 25; Nghệ An: 12; Hà Tĩnh: 06; Quảng Bình: 01; Quảng Trị: 03; Thừa
Thiên - Huế: 19; Đà Nẵng: 64; Quảng Nam: 65; Quảng Ngãi: 04; Bình Định:
20; Phú Yên: 05; Khánh Hòa: 31; Ninh Thuận: 02; Bình Thuận: 03.
- Tây Nguyên: 45 doanh nghiệp, trong đó: Gia Lai: 01; Đắk Lắk: 08; Đắk
Nông: 01; Lâm Đồng: 35.
- Đông Nam Bộ: 2154 doanh nghiệp, trong đó: Bình Phước: 07; Tây Ninh: 31;
Bình Dươ
ng: 201; Đồng Nai: 111; Bà Rịa – Vũng Tàu: 18; TP Hồ Chí Minh:
1786.

- Đồng bằng sông Cửu Long: 145 doanh nghiệp, trong đó: Long An: 53; Tiền
Giang: 24; Bến Tre: 10; Trà Vinh: 06; Vĩnh Long: 08; Đồng Tháp: 08; An
Giang: 11; Cần Thơ: 22; Sóc Trăng: 01; Bạc Liêu: 01; Cà Mau: 01.






9



Hình 2 – Phân bố doanh ngiệp theo vùng lãnh thổ
Phân bố theo lĩnh vực sản xuất: sản xuất sợi: 145 doanh nghiệp; Dệt vải: 401
doanh nghiệp; Nhuộm in hoa và xử lý hoàn tất: 94 doanh nghiệp; May mặc:
1661 doanh nghiệp; các doanh nghiệp phụ trợ và khác: 69 doanh nghiệp



Hình 3 – Phân loại doanh ngiệp theo lĩnh vực sản xuất
1.2 Thực trạng về nguồn nhân lực ngành dệt may
Theo số liệu của Tổng cục thống kê ngành công nghiệp dệt may Việt Nam hiện
có tổng số lao động là 901.232 người.
Số doanh nghiệp có lao động trên 5.000 người là 11 doanh nghiệp chiếm tỷ lệ
0,3% tổng số doanh nghiệp;
10

Số doanh nghiệp có lao động trên 3.000 người là 34 doanh nghiệp chiếm tỷ lệ
0,9% tổng số doanh nghiệp;

Số doanh nghiệp có lao động trên 1.000 người là 221 doanh nghiệp chiếm tỷ lệ
6% tổng số doanh nghiệp;
Số doanh nghiệp có lao động trên 500 người là 481 doanh nghiệp chiếm tỷ lệ
13% tổng số doanh nghiệp;
Số doanh nghiệp có lao động trên 30 người là 2311 doanh nghiệp chiếm tỷ lệ
62% tổng số doanh nghiệp.
Cơ c
ấu lao động theo giới tính và độ tuổi
Trong tổng số lao động là 901.232 người có 685.683 là lao động nữ chiếm tỷ lệ
76% lực lượng lao động. Về giới tính: ngành dệt có 31,8% là nam giới và 68,2
% là nữ giới; ngành may có 21,1% là nam giới và 78,9% là nữ giới.
Lao ®éng trong c¸c doanh nghiÖp
dÖt VN theo ®é tuæi
>50 tuæi
3.0%
<30 tuæi
38.3%
41-50 tuæi
24.3%
31-40 tuæi
34.4%
Lao ®éng trong c¸c doanh nghiÖp
may VN theo ®é tuæi
<30 tuæi
64,2%
31-40 tuæi
27,0%
>50 tuæi
1,2%
41-50 tuæi

7,6%

Hình 4 – Cơ cấu lao động theo độ tuổi
Trong tổng số 901.232 người làm việc trong ngành công nghiệp dệt may, tỷ lệ
người có trình độ trên đại học chiếm 0,132% so với toàn bộ lực lượng lao động
của ngành. Tỷ lệ người có trình độ đại học chiếm 2,6%, trong đó người có bằng
kỹ sư dệt may chỉ chiếm tỷ lệ 0,5% toàn bộ lực lượng lao động toàn ngành. Tỷ
lệ
người có trình độ cao đẳng và trung cấp nghề chiếm 5% và công nhân trực
tiếp lao động chiếm 92,32% toàn bộ lực lượng lao động. Tỷ lệ kỹ sư dệt may so
với người có bằng đại học khác: 19,27%.

11




Hình 5 - Về trình độ nguồn nhân lực
Khảo sát cho thấy là sự thiếu hụt lao động có tay nghề cao và lao động
được đào tạo cao (kỹ sư và kỹ thuật viên) gây ra một số vấn đề cho các công ty
dệt may. Kết quả phân tích cho thấy là các công ty có uy tín và qui mô lớn
không phải đối mặt nhiều với sự thiếu hụt lao động có tay nghề cao. Điều này
có thể là một phần các công ty có uy tín mà các lao động có tay nghề cao cảm
nh
ận được. Các giải thích khác có thể liên quan đến qui mô của công ty và lao
động có tay nghề cao thích làm việc ở công ty lớn. Các công ty nằm ở miền
trung bị thiếu lao động có tay nghề cao hơn các nơi khác, nhất là kỹ sư và kỹ
thuật viên cao cấp, trong khi các công ty nằm ở địa bàn Hà Nội và HCM không
có nhiều vấn đề như vậy.
Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, sở dĩ các doanh nghiệp dệt may lâm

vào tình trạng thiếu hụt lao động vì trong thời gian v
ừa qua tốc độ phát triển
ngành dệt may quá nhanh. Nhiều doanh nghiệp dệt may ra đời dẫn đến nhu cầu
sử dụng lao động ngày càng cao, trong khi số lao động đào tạo từ các địa
phương không đáp ứng kịp nhu cầu doanh nghiệp. Mặt khác, theo nhiều chuyên
gia, với mức thu nhập bình quân trên dưới một triệu đồng/tháng, lao động sẽ
thích chuyển về làm ở địa phương hơn là làm ở các doanh nghiệp tập trung tại
các thành phố có mức chi tiêu cao hơn ở địa phương. Ông Lê Quốc Ân - Chủ
tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam đề xuất, để giải quyết vấn đề thiếu lao động ở
các doanh nghiệp dệt may hiện nay, ngoài nỗ lực của doanh nghiệp như tăng
lương, tăng phúc lợi cho lao động, chính quyền tại địa phương có doanh nghiệp
12

đang hoạt động cần quan tâm tới vấn đề nhà ở cho công nhân. Ông Diệp Thành
Kiệt - Tổng Thư ký Hội May - Thêu - Đan TPHCM cho rằng, để giải quyết tình
trạng thiếu nhân lực, các doanh nghiệp dệt may cần đổi mới công nghệ nhằm
giảm thiểu lao động. Theo ông Ân, về lâu dài, cần quy hoạch và di dời ngành
sản xuất may về một số vùng phù hợp, không nên để các nhà máy dệt và may
gia công tập trung phát triển mạnh ở các
đô thị như hiện nay.







Hình 6 - Đánh giá về lực lượng lao động tại doanh nghiệp








Hình 7 - Đánh giá về việc sử dụng các chuyên gia nước ngoài
Các doanh nghiệp đã mạnh dạn mời các chuyên gia nước ngoài làm việc
cho mình. Trong số các chuyên gia làm việc tại doanh nghiệp, 15% số người
trực tiếp làm công tác quản lý; 25% làm công tác thiết kế mặt hàng, thiết kế
công nghệ theo dõi chất lượng và 36% được sử dụng làm nhà tư vấ
n.
Đánh giá về nguồn nhân lực
- Việt Nam là nước có dân số đông và trẻ trong khu vực và trên thế giới. Số lao
động bước vào lứa tuổi lao động hàng năm là hơn 1,2 triệu người.
Đánh giá về mức độ tuyển và giữ
người lao động
7%
16%
55%
22%
Rất dễ
Dễ
Bình thường
Khó
Đánh giá về sử dụng chuyên gia
nước ngoài vào công việc
15%
25%
36%
24%

làm quản lý
làm kỹ thuật
tư vấn
Khác
13

- Ngành dệt may là ngành có truyền thống lâu đời tại Việt Nam và hiện nay đã
tạo lập được chỗ đứng nhất định trên thị trường thế giới, đặc biệt là thị trường
các nước phát triển.
- Việt Nam là nước có truyền thống văn hoá đa dạng và lâu đời, việc khai thác
yếu tố này trong phát triển công nghiệp dệt may cũng là một lợi thế so sánh.
- Đặc thù của công nghiệp dệ
t may là sử dụng nhiều lao động giản đơn, không
đòi hỏi trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, nên dù còn nhiều hạn chế, bất cập
cần khắc phục song nguồn nhân lực cho dệt may Việt Nam rõ ràng là có lợi thế
cơ bản và quan trọng trong phát triển công ghiệp dệt may giai đoạn tới.
Trong bối cảnh các nước ASEAN và các nước khác vẫn nhập khẩu lao
động Việt Nam, thì nguồn nhân lực với giá nhân công thấp vẫn đ
ang là một lợi
thế của dệt may Việt Nam. Song trong thời gian tới, lợi thế này sẽ dần mất đi
nếu chúng ta không thực hiện các biện pháp như nâng cao năng suất lao động
và trình độ tay nghề của công nhân để củng cố ưu thế cạnh tranh.
Về khả năng đáp ứng lao động cho phát triển ngành dệt may
Mặc dù được xem là ngành có nguồn nhân công dồi dào, giá nhân công thấp,
song hiện nay đang tồn t
ại một số bất cập trong đáp ứng lao động cho phát
triển ngành dệt may như sau:
- Ngành dệt may đang có sự chuyển dịch lớn do sức thu hút lao động của
ngành dệt may cũng không cao: công việc vất vả, không ổn định, hay phải
làm thêm ca và thu nhập thấp.

- Đội ngũ kỹ sư trẻ do cơ chế thị trường chỉ muốn theo học các ngành công
nghệ thông tin, điện tử, không tha thiết vớ
i dệt may, số lượng sinh viên học
ngành này ngày càng ít đi.
- Đội ngũ cán bộ kỹ sư trẻ mới ra trường vẫn phải đào tạo lại, đào tạo bổ sung
mới đủ năng lực, kinh nghiệm điều hành sản xuất.
14

- Lĩnh vực nhuộm hoàn tất thiếu công nhân có tay nghề, nên hiệu quả khai
thác thiết bị thấp, năng suất không cao, chất lượng không ổn định, không đáp
ứng được yêu cầu của thị trường.
- Thiếu lao động có tay nghề cao trong công nghệ, kỹ thuật, quản lý, sản xuất,
kinh doanh, do đa số trưởng thành từ thực tế.
Theo tính toán của Hiệp hội Dệt May Việt Nam, hiện nay các doanh
nghiệp dệ
t may cả nước cần khoảng 1000 cán bộ thiết kế, 1200 nhân viên
marketting và xúc tiến xuất khẩu, hàng trăm kỹ sư công nghệ dệt-nhuộm-hoá,
nhưng chưa có nguồn lao động cung ứng. Việc thiếu nguồn cung cấp vải chất
lượng cao, nguyên phụ liệu đủ tiêu chuẩn; thiếu cán bộ kỹ thuật, kinh doanh và
thiết kế thời trang giỏi dẫn đến nguồn thu thực tế trong xuất khẩu còn ít, ngành
dệ
t may Việt Nam hiện vẫn ở vị trí gia công cho các đối tác nước ngoài.
Về nănglực đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển ngành dệt may
Trong khi chiến lược phát triển ngành dệt may rất quy mô thì công tác chuẩn bị
nhân lực cho ngành thực hiện được rất hạn chế. Ở cấp đại học, hầu như chưa
quan tâm cập nhật việc đào tạo kỹ sư ngành dệt, may; trình độ cao đẳng và
trung cấ
p mới chỉ có mấy trường của Tập đoàn Dệt May Việt Nam trước đây
được nâng cấp, số lượng đào tạo chưa được nhiều.
Toàn ngành chỉ có 4 trường đào tạo với năng lực đào tạo mỗi năm

khoảng 2.000 công nhân, chưa thể đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp,
thậm chí các doanh nghiệp phải chấp nhận tự đào tạo. Chính vì thế
, các nhà
máy, công ty may vẫn lựa chọn phương thức tự đào tạo tại đơn vị. Vì đào tạo
không có bài bản nên số lao động thay thế hàng năm chất lượng không cao,
năng suất lao động thấp.
Về lực lượng cán bộ và công tác đào tạo cán bộ
Nhân lực kỹ thuật công nghệ của ngành dệt may hiện nay khoảng gần 500.000
người gồm công nhân kỹ thuật, trung cấp kỹ thuật, c
ử nhân cao đẳng, kỹ sư và
một số cán bộ có trình độ trên đại học.
15

Tuy nhiên nhân lực dệt may còn một số hạn chế, đó là thiếu cân đối về cơ
cấu đào tạo, thiếu về số lượng nhân lực. Đến năm 2010 cần thêm 400 nghìn lao
động nhưng hiện nay các trường trong nước có chuyên ngành đào tạo công nghệ
dệt may mỗi năm chỉ đáp ứng được (50-70) kỹ sư, (100-150) cao đẳng, khoảng
2000 công nhân kỹ thuật. Thiếu lực lượng đầu đ
àn, đầu ngành giỏi toàn diện,
tuổi đời trung bình của số lao động có trình độ đại học và cao đẳng khá cao, có
nơi là (40-45) tuổi và hơn nữa.
Cần chú trọng hơn trong việc quy hoạch và đào tạo đội ngũ cán bộ phục
vụ cho phát triển ngành Dệt-May vì con người là yếu tố quyết định.
1.3 Thực trạng về thiết bị, trình độ công nghệ
o Ngành kéo sợi
Theo thống kê có khoảng 145 doanh nghi
ệp hoạt động trong lĩnh vực kéo sợi
với tổng số cọc sợi là 3.748.378 cọc và 40.656 rô-to kéo sợi có năng lực sản
xuất khoảng 200.000 tấn sợi chải thô và 150.000 tấn sợi chải kỹ/năm. Có 22
doanh nghiệp chuyên sản xuất chỉ may.

Thiết bị kéo sợi được đánh giá có trình độ công nghệ khá, trong đó:
- 20% thiết bị được đầu tư từ các nước có trình độ tiên tiến (Tây Âu và Nhật
Bản) và được đưa vào sử dụng trong vòng 5-6 năm (từ năm 2004 trở lại đây).
- 21% thiết bị đã được sử dụng từ (9-10) năm, được đầu tư từ Tây Âu, Nhật Bản
hoặc Ấn Độ và Trung Quốc. Thiết bị trong tình trạng tương đối tốt, tuy nhiên có
sự chênh lệch lớn trong quản lý công nghệ và khai thác giữa các doanh nghiệp.
- 33% thiết bị đã được sử dụng trên 10
đến 20 năm, chất lượng trung bình
- 26% thiết bị đã được sử dụng trên 20 năm, chất lượng đã xuống cấp nghiêm
trọng cần thay thế.
o Ngành dệt thoi
Theo thống kê có khoảng 401 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dệt vải,
trong đó có khoảng 15.000 máy dệt kiểu thoi, khoảng 6.800 máy dệt không thoi,

×