Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

vai trò của probiotics, symbiotics

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (703.37 KB, 46 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - CÔNG NGHỆ TP.HCM
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC
TIỂU LUẬN
SINH VIÊN THỰC HIỆN: CHUNG THUẬN NGUYÊN
LÊ THỊ PHƯƠNG TRÂM
PHẠM THỊ BÍCH YÊN
NGHÀNH: CÔNG NGHỆ SINH HỌC
KHÓA: 6
TP.HCM, THÁNG 04 - 2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - CÔNG NGHỆ TP.HCM
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC
TIỂU LUẬN
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: SINH VIÊN THỰC HIỆN:
NGUYỄN MINH KHANG CHUNG THUẬN NGUYÊN
LÊ THỊ PHƯƠNG TRÂM
PHẠM THỊ BÍCH YÊN
Tháng 04 – 2011
2
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên nhóm em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường Cao
Đẳng Kinh Tế - Công Nghệ TPHCM đã tạo điều kiện cho em được học tập và
nghiên cứu. Đồng cảm ơn các thầy cô giáo trong trường đã truyền đạt cho em những
kiến thức cơ bản và hết sức bổ ích để em có thể hoàn thành bài báo này. Đặc biệt là
thầy Nguyễn Minh Khang– giáo viên hướng dẫn đã luôn quan tâm và tận tình hướng
dẫn nhóm em trong suốt thời gian học tập tại trường.Đồng thời cảm ơn tất cả các
thành viên của nhóm 3 đã nỗ lực để hoàn thành bài báo cáo này và cảm ơn toàn thể
các bạn trong lớp đã lắng nghe và đóng góp ý kiến cho nhóm 3.
Do thời gian và kiến thức có hạn về nhiều mặt nên bài báo cáo của em
không tránh khỏi nhiều thiếu sót. Em rất mong sự đóng góp ý kiến của Hội đồng


bảo vê,thầy cô cùng toàn thể các bạn để bài báo cáo của nhóm em được hoàn thiện
hơn. Em xin chân thành cảm ơn ./.
3
MỤC LỤC
Đề mục Trang
Mục lục 3
Danh sách hình 5
Danh sách sơ đồ 6
Danh sách bảng 7
Nhận xét của giáo viên 8
Phần 1: MỞ ĐẦU 9
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 10
CHƯƠNG 1: CÁC VI KHUẨN CÓ LỢI TRONG ĐƯỜNG RUỘT
1.1 Probiotics 10
1.1.1 Lịch sử của Probiotics 11
1.1.2 Định nghĩa về Probiotics
12 1.1.3 Vai trò và chức năng
13
1.2 Prebiotics và synbiotics 16
1.2.1. Prebiotics 16
1.2.2. Synbiotics 17
1.3 Vi khuẩn lactobacillus và bifidobacteria 17
CHƯƠNG 2 ỨNG DỤNG CỦA PROBIOTIC
2.1 Probiotics trong hệ tiêu hóa 19
2.2 Probiotic đối với sức khỏe con người 21
2.2.1 Đối với phụ nữ 21
4
2.2.2 Đối với trẻ em 22
2.3 Probiotics trong chăn nuôi 24
2.4 Các sản phẩm từ probiotic 26

2.4.1 Sữa 26
2.4.2 Thuốc 31
2.4.3 Các sản phẩm lên men 36
2.5. Quy trình công nghệ sản xuất sữa chua 37
2.6 Thuyết minh quy trình 38
CHƯƠNG 3: THÍ NGHIỆM VẾ PROBIOTIC BẰNG CÔNG NGHỆ
SINH HỌC
Phần 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận 41
3.2. Kiến nghị 42
Tài liệu tham khảo 45
5
DANH SÁCH HÌNH
Hình Trang
2.1. Vi khuẩn Probiotics 12
2.2 Vi khuẩn Lactobacillus acidophilus 18
2.3 Vi khuẩn Bifidobacterium 19
2.4. Synbiotic trong hệ tiêu hóa 21
2.5. Synbiotic đối với phụ nữ mang thai 23
2.6. synbiotic đối với trẻ nhỏ 24
2.7. Probiotic và synbiotic trong nghành nuôi tôm 26
2.8. Sản phẩm sữa chua lên men 27
2.9. Friso 2 28
2.10. Dielac Pedia 31
2.11. Sản phẩm có chứa probiotic 31
2.12. Các loại thực phẩm lên men 37
6
DANH SÁCH SƠ ĐỒ
Sơ đồ về vai trò của probiotic 15
Quy trình chế biến sữa chua 37

7
DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1: Số lượng H, L và tỷ lệ H/L sau khi vận chuyển 33
Bảng 2.2: Số lượng H, L và tỷ lệ H/L sau 24 giờ 34
8
Nhận xét của giáo viên





















Ngày …tháng… năm…
Giáo viên hướng dẫn
(ký tên)

9
PHẦN 1:
MỞ ĐẦU
- Cuộc sống đã và đang phát triển vượt bậc, nhu cầu của con người ngày một
nâng cao. Con người đòi hỏi cao hơn về sức khỏe của mình để tồn tại trong cuộc
sống hối hả và dồn dập này. Do đó con người cần thiết phải có một cơ thể khỏe
mạnh. Vì thế vấn đề sức khỏe là cấp thiết nhất. Để đáp ứng nhu cầu này các nhà
khoa học đã không ngừng nghiên cứu, tìm tòi nhằm mục đích phát hiện và sản
xuất ra những sản phẩm có lợi cho sức khỏe nhằm đảm bảo chất lượng phục vụ
cho nhu cầu về sức khỏe của con người. Nhắc đến vấn đề này, chúng ta không thể
không bỏ qua các đối tượng là các loại vi sinh vật, nấm, vi khuẩn…trong quá trình
tìm tòi và nghiên cứu, các nhà khoa học đã chứng minh được ở ruột của chúng ta
có rất nhiều vi khuẩn có lợi cho cơ thể, nhưng đồng thời cũng có nhiều bệnh phát
sinh ở ruột như: tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, táo bón…
- Do đó các nhà khoa học trên thế giới đã đi sâu tìm tòi và đã tìm ra được
chất men vi sinh gọi là “probiotic và synbiotic”. Thế probiotic và synbiotic có
những lợi ích gì? Synbiotic và probiotic có tác dụng làm tăng khả năng miễn dịch
cho cơ thể, giúp tiêu hóa thức ăn, tăng cường hấp thu chất dinh dưỡng, giảm lượng
cholestorol, giảm nguy cơ bị ung thư ruột, chống các dị ứng do ngộ độc…
probiotic hoạt động giống các chàng lính ngự lâm bảo vệ đường ruột chống lại sự
xâm hại của các vi khuẩn có hại.
10
- Probiotic theo tiếng Hy Lạp có nghĩa là “dành cho cuộc sống”. Nhưng trên
bình diện khoa học công nghệ và sinh học cho ra công nghệ sinh học thì nó có ý
nghĩa như thế nào đối với sự sống? Đây là vấn đề mà nhóm chúng tôi đặt ra để
tiến hành seminar này nhằm tìm hiểu kỹ hơn về thuật.
PHẦN 2:
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
CHƯƠNG 1: CÁC VI KHUẨN CÓ LỢI TRONG ĐƯỜNG RUỘT
1.1 PROBIOTICS

1.1.1 Lịch sử của probiotics
Việc sử dụng vi sinh vật sống nhằm tăng cường sức khỏe con người, không
phải là mới. Trên hàng nghìn năm về trước, rất lâu trước khi có sự tìm ra thuốc
kháng sinh, con người đã biết tiêu thụ các thực phẩm chứa vi sinh vật sống có lợi
chẳng hạn như các sản phẩm sữa lên men. Các bằng chứng cho thấy quá trình sản
xuất sữa lên men được ghi trong “Book of Genesis”. Theo Ayureda, một trong số
ngành y học lâu đời nhất là vào khoảng 2500 năm trước công nguyên, sự tiêu thụ
sữa chua (một sản phẩm lên men) đã được ủng hộ để duy trì sức khỏe tốt Các nhà
khoa học đầu tiên, như Hippocrates và những người khác cũng chỉ định sữa lên
men với tính chất dinh dưỡng và thuốc của nó, để chữa trị rối loạn ruột và dạ dày.
Một sự giải thích khoa học cho ảnh hưởng có lợi của các vi khuẩn lactic có
trong sữa lên men được cung cấp lần đầu tiên vào năm 1907 bởi người thắng Giải
Nobel, nhà sinh lý học người Nga, Eli Metchnikoff. Trong bài thảo luận xuất sắc
của ông “Việc kéo dài cuộc sống” (The prolongation of life). Metchnikoff đã
tuyên bố “Sự phụ thuộc của hệ vi sinh vật trong ruột với thực phẩm là cho nó có
11
khả năng chấp nhận biện pháp thay đổi hệ vi sinh vật trong người của chúng ta,
tức là thay thế vi sinh vật có hại bởi vi sinh vật hữu ích (Metchnikoff, 1907).
Người ta đề xuất rằng sự tiêu hóa một vài vi khuẩn được chọn lựa có thể có ích lợi
ảnh hưởng đến vùng dạ dày - ruột của con người. Metchnikoff tin vào lý do chính
gây ra quá trình lão hóa của con người là do chất độc tạo thành bởi sự thối rữa và
sự lên men trong ruột (O’ Sullivan et al, 1992 ). Và khi nhận thấy quá trình lên
men của axid lactic của sản phẩm lên men sữa ngăn chặn sự thối rữa, ông ta đã tin
rằng sự tiêu thụ sản phẩm sữa lên men như thế sẽ tương tự với việc ngăn chặn quá
trình thối rữa ruột. Metchnikoff đưa ra giả thuyết rằng cuộc sống khỏe mạnh và
lâu dài của nông dân Bun-ga-ri do sự tiêu thụ các sản phẩm sữa lên men. Ông tin
khi được tiêu thụ, các vi khuẩn lên men trong sản phẩm ảnh hưởng tốt đến hệ vi
sinh vật của ruột kết giảm họat động của vi khuẩn độc, bằng cách ấy dẫn đến cuộc
sống thọ. Điều này khiến cho Metchnikoff đã khuyên trong sách của ông rằng
uống đồ uống chẳng hạn như sữa chua chứa vi khuẩn lactic sẽ ngăn cản lão hóa.

Một điều thú vị là một vài năm trước bài thảo luận của Metchnikoff,
Pastuer và Joubert (1877), trong khi quan sát sự đối kháng giữa các chủng vi
khuẩn, đã nhận thấy sự tiêu thụ vi khuẩn không gây bệnh để kiểm soát các vi
khuẩn gây bệnh. Ngoài ra, cùng một thời gian, Henry Tissier đã phân lập
bifidobacteria, thành viên của nhóm vi khuẩn lactic, từ phân của trẻ được nuôi
bằng sữa mẹ và nhận thấy chúng là một thành phần nổi bật cùa hệ vi sinh vật ruột
(Ishibashi và Shimamura, 1993). Tissier tin rằng sự thống trị của bifidobacteria
trong cơ thể trẻ sẽ chiếm chỗ của các vi khuẩn thối rữa liên quan đến sự xáo trộn
dạ dày và sự tự lập của chúng để chiếm chỗ của các vi khuẩn có ích trong ruột.
Như vậy tương tự như Metchnikoff, Tissier tin vào giả thuyết ảnh hưởng lớn của
bifidobacteria tới số trẻ em này (O

Sullivanetal, 1992). Lý thuyết của ông được
khẳng định bởi quan sát lâm sàn trẻ nuôi bằng sữa mẹ so với trẻ nuôi bằng sữa hộp
(Rasic và Kurmann, 1983).
12
Mặc cho sự diễn ra Thế chiến I và cái chết của Metchnikoff làm giảm nhẹ
lượng tiền đang quan tâm tới liệu pháp diệt khuẩn của ông ấy, nền tảng cho khái
niệm hiện đại về probiotics rõ ràng đã được thành lập. Nghiên cứu về việc sử dụng
vi khuẩn lactic trong chế độ ăn uống đã được tiếp tục suốt cả thế kỷ vừa qua .
Trong khi công việc ở giai đọan trước của thế kỷ là đề cập đến việc sử dụng sữa
lên men để điều trị bệnh lây nhiễm đường ruột, các nghiên cứu gần đây đã tập
trung vào lợi ích sức khỏe khác của các vi sinh vật này cũng như về đảm bảo sự
sống sót của các vi khuẩn này khi ở trong vùng dạ dày - ruột và các lọai thực phẩm
để vận chuyển chúng vào trong cơ thể con người (Lourens - Hattingh và Viljoen,
2001).
Các kiến thức có được về probiotics thông qua những nghiên cứu này đã
thúc đẩy mạnh mẽ ngành công nghiệp các sản phẩm sữa .Từ các quan sát từ sớm
của Eli metchnikoff và các nhà nghiên cứu khác, lịch sử của probiotics với sản
phẩm sữa lên men đã tiếp tục cho đến tận hiện đại. Điều này hiển nhiên được thấy

rõ qua thực tế ngày hôm nay của thị trường thưc phẩm sữa - probiotics khổng lồ
đang tồn tại.
1.1.2 Định nghĩa về probiotic
Probiotic có nhiều định nghĩa khác nhau:
Probiotics là những vi khuẩn sống có lợi được tìm thấy trong ruột của con
người. Theo nhiều nghiên cứu khoa học, trong đường ruột của chúng ta có chứa
rất nhiều vi khuẩn và chúng được chia ra làm hai loại: chủng vi khuẩn có hại và
chủng vi khuẩn có lợi những chủng vi khuẩn có lợi đã được các nhà khoa học gọi
chung là Probiotics.
13
Hình 2.1: Vi khuuẩn Probiotics
Theo Laurent Verschuere và CTV (2000) : “probiotic là vi sinh vật sống có
ảnh hưởng tốt cho vật chủ nhờ vào sự biến đổi hệ sinh vật gắn với vật chủ hay
xung quanh vật chủ, từ đó cải thiện khả năng sử dụng thức ăn , nâng cao khả năng
chống bệnh của vật chủ, và cải thiện môi trường xung quanh.”
Probiotic là những vi sinh vật như vi khuẩn hay nấm men mà có thể thêm
vào thực phẩm với mục đích điều chỉnh quần thể sinh vật đường ruột của vi sinh
vật chủ (Parker, 1974)
Van De Kerkove (1979), Barrows và Deam (1985), Lestradet (1995) cũng
cho rằng probiotic được sử dụng như một liệu pháp trong việc chữa trị bệnh tiêu
chảy hay như là cách phòng bệnh ở người và động vật để giảm đến mức tối thiểu
sự phát tán vi sinh vật đường ruột, sự kháng lại liệu pháp sinh học và sự di căn của
chứng viêm dạ dày ruột.
Probiotic cũng được nhận thấy là có ảnh hưởng, có lợi ích cho sức khỏe của
vi sinh vật chủ (Fuller, 1989).
Năm 1992 Havenaar đã mở rộng định nghĩa về probiotic: Probiotic là sự
nuôi cấy riêng lẻ hay hỗn hợp vi sinh vật sống mà có ảnh hưởng có lợi cho sinh
vật chủ bằng cánh cải thiện những đặc tính của vi sinh vật bản địa.
1.1.3 VAI TRÒ VÀ CHỨC NĂNG:
Probiotics là tên gọi chung cho nhóm các vi khuẩn sống được bổ sung vào

chế độ ăn nhằm cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột để cải thiện sức khỏe. Nó có
những vai trò rất quan trọng đối với cơ thể con người:
 Hỗ trợ sự phát triển vi khuẩn có lợi và ức chế vi khuẩn có hai giúp cân
bằng hệ vi khuẩn đường ruôt để chống tiêu chảy do nhiễm trùng.
14
 Kích thích hoạt tính men lactose của cơ thể nhằm cải thiện quá trình tiêu
hóa và hấp thu lactose ở những người ít hay không dung nạp lacto.
 Tăng cường sức đề kháng của ruột do kích thích lên hệ miễn dịch, sản
xuất các axit mạnh, chuyển hóa và bài tiết chất độc và chiếm chỗ của
các chủng vi khuẩn gây bệnh.
 Kích thích đáp ứng miễn dịch tại chỗ.
 Giảm cholesterol hay triglycerit trong máu.
Trong ruột của chúng ta có rất nhiều vi sinh vật ký sinh. Một số vi khuẩn
không tốt vì gây bệnh làm tổn thương sức khỏe, một số khác lại có ích. Probiotics
là các vi khuẩn có ích bảo vệ cơ thể bằng cách:
 Ngăn ngừa lây nhiễm: Vì chúng tiết ra axit lactic và axit acetic làm cho
các vi khuẩn có hại không thể sống được.
 Kích thích hệ miễn nhiễm: Do kích thích sự thành lập các kháng thể
IgA, tăng cường khả năng hệ miễn nhiễm.
 Chức năng giải độc: Trung hòa các độc tố (indol, phenol, NH
3
…) do vi
khuẩn có hại sinh ra.
 Chức năng dinh dưỡng: Sản xuất một số loại vitamin và men tiêu hóa,
tăng hấp thu các dưỡng chất.
Nhiều vi sinh vật có lợi cho sức khỏe như bifidobacteria và lactobacilli đã
có sẵn trong đại tràng. Việc bổ sung thêm một hoặc cả hai dòng này trong khẩu
phần ăn đem lại nhiều lợi ích trong việc điều chỉnh hệ vi khuẩn đường ruột và phát
huy vai trò đặc hiệu của các probiotics.
Hầu hết các probiotics sử dụng ở người là các sản phẩm sữa lên men và các

chế phẩm sấy khô axit lactic.
Các probiotics được bổ sung vào khẩu phần ăn phải là probiotics tốt và bảo
đảm các tiêu chuẩn sau:
15
 Có lợi cho cơ thể.
 Không có độc tính.
 Chứa số lượng lớn các tế bào sống.
 Có khả năng sống và hoạt động trong ruột.
 Có khả năng sống khi được đóng gói và đưa vào sử dụng.
Vai trò của probiotic được tóm tắt trong sơ đồ sau:

16
Sơ đồ vai trò của probiotic
1.2PREBIOTICS VÀ SYNBIOTICS:
1.2.1 PREBIOTICS:
Prebiotics (như oligosaccharides FOS, GOS, inulin…) là loại chất xơ thực
phẩm không tiêu hóa, giúp kích thích sự phát triển một số vi khuẩn tốt ở ruột già
và do đó cải thiện hệ tiêu hóa cho vật chủ.
Prebiotics là oligosaccharides, chuỗi các đơn vị đường liên kết với nhau.
Inulin là một oligosaccharide chuỗi dài từ 2-60 đơn vị đường và Fructo oligo
saccharides (FOS) là oligosaccharide chuỗi ngắn từ 2-7 đơn vị đường. Hiện nay
17
chúng ta vẫn chưa rõ là loại prebiotics nào là hiệu quả nhất. Probiotics gồm 2 vi
khuẩn tốt là Lactobacillus và Bifidus, được tìm thấy nhiều trong bộ mày tiêu hóa,
đặc biệt là hệ thống ruột, giúp tăng cường hệ miễn dịch và đẩy lùi các vi khuẩn
gây bệnh. Trong khi đó, Prebiotics- chất xơ tự nhiên, là thức ăn cho vi khuẩn tốt.
Prebiotics kích thích hệ miễn dịch và tăng cường sức đề kháng, phòng tránh bệnh
tiêu chảy, chứng táo bón…Prebiotics tìm thấy nhiều trong phần đầu cây diếp xoắn,
tỏi, củ hành tây, măng tây, chuối và các looại ngũ cốc.
Có thể hiểu đơn giản là probiotics là vi khuẩn tốt và prebiotics là “thức ăn”

cho vi khuẩn đó, tuy có khác nhau nhưng chúng đều có tác dụng tốt đối với hệ vi
khuẩn đường ruột.
Được định nghĩa là một dạng thực phẩm tự bản thân không tiêu hóa được
nhưng có ảnh hưởng tốt cho cơ thể con người bằng cách kích thích sự tăng trưởng
của các vi khuẩn có lợi. Prebiotics được xem là thức ăn của những vi khuẩn sống
có lợi cho sức khỏe. Những prebiotics thông dụng được bổ sung vào thực phẩm
hiện nay có thể kể đến hai loại chất xơ đặc biệt là inulin và oligofructose vào trong
sữa cho trẻ từ 6 tháng tuổi, vào bột ngũ cốc cho trẻ ăn dặm. Đây là hai loại chất xơ
tự nhiên không bị tiêu hóa khi vào cơ thể, được chiết xuất từ củ artichoke hay rễ
rau diếp xoắn. Khi đến ruột, inulin và oligofructose có tác dụng kích thích sự tăng
trưởng của những vi khuẩn có lợi (Lactobacillus và Bifidobacteria) mang lại một
số lợi ích nhất định cho trẻ như tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa táo bón, tăng
cường hấp thu các chất dinh dưỡng.
Hiện nay, prebiotics cũng được bổ sung vào một số sản phẩm sữa dùng cho
trẻ nhỏ sẽ có tác dụng tốt với hệ tiêu hóa của trẻ giúp cải thiện độ mềm của phân
và do đó giúp phòng ngừa chứng táo bón ở trẻ.
1.2.2 SYNBYOTICS:
18
Synbiotics là sự kết hợp tối ưu của các prebiotics GOS và FOS (Galactose –
oligosaccharides và Fructo-oligosaccharides) theo tỉ lệ 9/1 và Probiotics
Bifidobacterium BB-12 và L.casei (thế hệ vi khuẩn có lợi mới), giúp:
 Tăng cường quân số vi khuẩn tốt.
 Và đồng thời cung cấp thức ăn giúp vi khuẩn tốt hiện có trong
đường ruột phát triển khỏe mạnh.
Lợi ích của synbioitc:hỗ trợ sự phát triển của vi khuẩn có lợi ức chế vi
khuẩn có hại, kích thích men Lactase của cơ thể, tăng cường sức đề kháng của ruột
do kích thích lên hệ miễn dịch, làm tăng acid, kích thích miễn dịch tại chỗ.
Ứng dụng: trong các thực phẩm chức năng, các chế phẩm sinh học.
1.2.3 VI KHUẩN LACTOBACILLUS VÀ BIFIDOBACTERIA
Probiotic bacteria có thể chia ra thành hai loại: vi khuẩn có lợi và vi khuẩn

có hại.
- Vi khuẩn có lợi như: Lactobacillus, Bifidobacteria, bacilus…
- Vi khuẩn có hại như: Serratia marcescens, Proteus vulgaris, Escherichia
coli , Salmonella typhosa, Salmonella schottmuelleri, Shigella dysenteriae,
Shigella dysenteriae, Shigella paradysenteriae, Pseudomonas fluorescens,
Pseudomonas aeruginosa, Staphylococus auerus, Staphylococus auerus, Klebsiella
pneumoniae, Vibrio comma.

1.2.3.a. Lactobacillus
Lactobacilli là vi khuẩn Gram dương, không sinh bào tử, có dạng hình que
hay hình cầu. Chúng có những nhu cầu về dinh dưỡng phức tạp và làm lên men
hoàn toàn, hiếu khí hay kị khí, ưa acid. Lactobacilli được tìm thấy trong các môi
trường sống nơi mà chất nền chứa nhiều carbohydrate thì có sẵn, ví dụ như
lớp chất nhầy của người và động vật, chất thải và thực phẩm lên men hay hư hỏng.
19
Hình 2.2: vi khuẩn Lactobacilus
1.2.3.b. Bifidobacterium
Bifidobacteria tạo thành một phần chính của vi sinh vật đường ruột bình
thường. Chúng có mặt trong phân
một vài ngày sau khi sinh và tăng
số lượng sau đó. Bifidobacteria
20
không di động, không bào tử, Gram dương, hình que với rất nhiều dạng,phần lớn
là kị khí bắt buộc.



Hình 2.3: vi khuẩn Bafidobacterium
CHƯƠNG 2: ỨNG DỤNG CỦA PROBIOTICS VÀ SYNBIOTIC
2.1 Probiotics trong hệ tiêu hóa

2.1.1.Tác động kháng khuẩn của probiotic
21
Làm giảm số lượng vi khuẩn để ngăn chặn các mầm bệnh.
Tiết ra các chất kháng khuẩn. Vi khuẩn probiotic tạo ra các chất đa dạng mà ức
chế cả vi khuẩn Gram dương và Gram âm, gồm có các acid hữu cơ, hydrogen
peroxide và chất diệt vi khuẩn làm bằng vi khuẩn. Những hợp chất này có thể làm
giảm không chỉ những sinh vật mang mầm bệnh có thể sống được mà còn ảnh
hưởng đến sự trao đổi chất của vi khuẩn và sự tạo ra các độc tố. Điều này được
thực hiện bằng cách giảm pH khoang ruột thông qua sự tạo ra các acid beo chuỗi
ngắn dễ bay hơi, chủ yếu là acetate, propionate, và butyrate, nhất là acid lactic.
Cạnh tranh với các nguồn bệnh để ngăn chặn sự bám dính vào đường ruột.
Cạnh tranh dinh dưỡng cần thiết cho sự sống sót của mầm bệnh.
Tác động kháng độc tố.
2.1.2.Tác động của probiotic trên biểu mô ruột
 Đẩy mạnh sự liên kết chặt giữa những tế bào biểu mô.
 Giảm việc kích thích bài tiết và những hậu quả do bị viêm của sự lây nhiễm
khuẩn.
Đẩy mạnh sự tạo ra các phân tử phòng vệ như chất nhầy.
2.1.3.Tác động miễn dịch của probiotic
 Probiotic như là phương tiện để phân phát các phân tử kháng viêm cho
đường ruột.
 Báo hiệu cho tế bào chủ để làm giảm đáp ứng viêm.
 Tạo đáp ứng miễn dịch để làm giảm dị ứng.

2.1.4.Tác động của probiotic đến vi khuẩn đường ruột
Probiotic điều chỉnh thành phần cấu tạo của vi khuẩn đường ruột. Sự sống
sót của probiotic được tiêu hóa ở những phần khác nhau của bộ phận tiêu hóa thì
22
khác nhau giữa các giống. Khi tập trung ở khoang ruột, chúng tạo nên sự cân bằng
tạm thời của hệ sinh thái đường ruột, sự thay đổi này được nhận thấy một vài ngày

sau khi bắt đầu tiêu thụ thực phẩm có probiotic, phụ thuộc vào công dụng và liều
lượng của giống vi khuẩn. Kết quả chỉ ra rằng với sự tiêu thụ thường xuyên, vi
khuẩn định cư một cách tạm thời trong ruột, một khi chấm dứt sự tiêu thụ thì số
lượng vi sinh vật probiotic sẽ giảm xuống. Điều này thì đúng cho tất cả các loại
probiotic.
Hình 2.4. Synbiotic trong hệ
tiêu hóa
2.2 Probiotics cho phụ
nữ mang thai
2.2.1 Gíup tăng cường
tiêu hóa và hấp thu tốt một
cách tự nhiên
Phụ nữ có thai và cho
con bú cần được bổ sung nhiều chất dinh dưỡng để đảm bảo sự phát triển đầy đủ
cho thai nhi và trẻ bú mẹ. Tuy nhiên thời kỳ này các bà mẹ lại hay gặp phải các
vấn đề về tiêu hóa và hấp thu như táo bón, đi ngoài sống phân, tiêu chảy, ăn
không tiêu, chán ăn, đầy hơi, hấp thu kém ( mẹ ăn nhiều mà thai nhi vẫn bị thiếu
cân, mẹ không đủ sữa cho con bú hoặc chất lượng sữa kém…). Các chủng vi
khuẩn có lợi Bifidobacterium lactic và lactobacillus rhamnosus đã được chứng
minh là giảm triệu chứng và tình trạng tiêu chảy ( bao gồm cả tiêu chảy do kháng
23
sinh, do nhiễm trùng đường ruột, tiêu chảy do uống sữa cho phụ nữ có thai, cho
con bú ). Ngoài ra, chúng giúp giảm táo bón nhờ làm mềm phân, tăng nhu động
ruột, giảm thời gian lưu ở ruột già và tăng tốc độ bài tiết các chất cặn bã ra khỏi cơ
thể. Các chủng vi khuẩn này còn giúp tiêu hóa hoàn toàn thức ăn nhờ vậy mọi
chất dinh dưỡng được cơ thể hấp thu tối đa để vào máu và sữa mẹ đồng thời giảm
được tình trạng đi ngoài sống phân ( do ăn nhiều vượt quá khả năng tiêu hóa của
cơ thể ).
2.2.2 Gíup tăng cường miễn dịch (sức đề kháng) cho cả mẹ và con
Trong giai đoạn mang thai mà người mẹ bị mắc bệnh sẽ ảnh hưởng đến thai

nhi. Nếu người mẹ dùng thuốc thì thuốc sẽ qua nhau thai cũng như thời kỳ cho con
bú, thuốc sẽ qua sữa mẹ ảnh hưởng đến em bé. Hơn nữa, trong suốt thai kỳ và
những tháng đầu đời, hệ miễn dịch của thai nhi và trẻ sơ sinh được truyền từ mẹ
qua nhau thai và sữa mẹ. Do đó, người mẹ khỏe mạnh, sức đề kháng tốt sẽ giảm
nguy cơ mắc bệnh cho chính mình và thai nhi cũng như đứa trẻ sinh ra. Các nhà
nghiên cứu đã khẳng định Probiotic giúp tăng cường miễn dịch cho cơ thể thông
qua tăng cường hoạt động của các tế bào miễn dịch cũng như kích thích hình thành
kháng thể ( đặc biệt là kháng thể IgA ). Các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy nếu
người mẹ bổ sung các vi khuẩn có lợi trong suốt thời kỳ có thai và cho con bú, đứa
trẻ sinh ra sẽ ít bị mắc các bệnh dị ứng như: chàm, viêm da dị ứng, viêm họng,
viêm mũi, ho- sổ mũi do dị ứng, hen, cảm cúm… và các bệnh như tiêu chảy, táo
bón, phân sống… cũng như giảm được nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm như: tim
mạch, tiểu đường…
2.2.3 Gíup phụ nữ có thai và cho con bú tránh được béo phì
Tăng cân, phát phì sau khi sinh con và cho con bú là nỗi lo chung của tất
cả các bà bầu. Theo kết quả nghiên cứu đăng trên tạp chí Reuters Health ( tạp chí
chuyên về sức khỏe ), những phụ nữ có thai và cho con bú thường xuyên bổ sung
24
vi khuẩn có lợi sẽ ít có nguy cơ mắc các triệu chứng phát phì vòng hai sau khi sinh
con.


Hình 2.5. synbiotic cho phụ nữ mang thai
2.2.4. Synbiotic
Các trẻ được chia làm bốn nhóm và sử dụng các sữa uống có tỉ lệ
probiotic , synbiotic khác nhau nhằm bổ sung synbiotic đối với các bệnh nhiễm
trùng hô hấp , tiêu chảy ; khả năng thúc đẩy sự hấp thu khoáng chất , vitamin của
cơ thể và hiệu quả của synbiotic trong việc tăng cường miễn dịch , tăng vi khuẩn
tốt trên hệ vi sinh đường ruột.
Theo giáo sư John Roord đến từ trung tâm y khoa Đại Học Vu Hà Lan đại

diện tham gia nghiên cứu AIDA cho biết: “synbiotic làm tăng một lượng đáng kể
vi khuẩn Bifido có lợi trong đường ruột của trẻ với tỉ lệ là 83% so với 3% ở trẻ sử
dụng công thức không chứa synbiotic.
Synbiotic trong việc tăng cường vi khuẩn có lợi cho cơ thể trẻ , giúp trẻ
phòng chống bệnh tật. Synbiotic thật sự là một thành phần quan trọng cần được
lưu tâm bổ sung cho trẻ nhằm giúp trẻ khỏe mạnh khi luôn có “hệ thống phòng
thủ” kiên cố bảo vệ ngay từ bên trong cơ thể.

25

×