Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Vai trò của nhà nước đối với hệ thống tài chính là gì?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (322.29 KB, 33 trang )

PHỤ LỤC
PHỤ LỤC............................................................................................................................................................1
A. MỞ ĐẦU.......................................................................................................................................................1
B. NỘI DUNG.....................................................................................................................................................3
I. Hệ thống tài chính......................................................................................................................................3
II. Vai trò của nhà nước đối với hệ thống tài chính......................................................................................4
1.Vai trò của Nhà nước đối với thị trường tài chính................................................................................4
a. Khái niệm và bản chất của thị trường tài chính.................................................................................4
b. Phân loại thị trường tài chính:........................................................................................................5
c. Vai trò của nhà nước trên thị trường tài chính.....................................................................................6
2. Vai trò của nhà nước đối với các trung gian tài chính.......................................................................13
a, Khái niệm trung gian tài chính...................................................................................................13
b, Vai trò của nhà nước đối với các trung gian tài chính.............................................................13
3. C ơ sở hạ tầng pháp lý, kỹ thuật.........................................................................................................18
4. Vai trò của các tổ chức có nhiệm vụ giám sát và điều hành hệ thống tài chính ở Việt Nam:............24
a, Vai trò của hệ thống giám sát tài chính ở Việt Nam...........................................................................24
b, Những thách thức, khó khăn, bất cập đối với việc giám sát tài chính quốc gia của Việt Nam hiện
nay...........................................................................................................................................................26
c, Những bất cập của hệ thống giám sát tài chính hiện tại ...................................................................28
d, Một số giải pháp cơ bản:......................................................................................................31
A. MỞ ĐẦU
Đối với lĩnh vực kinh tế, dựa vào cách thức giải quyết các vấn đề cơ bản của
kinh tế học, các quốc gia trên thế giới đang áp dụng ba mô hình kinh tế chủ yếu, đó
1
là mô hình kinh tế thị trường tự do, mô hình kinh tế mệnh lệnh (hay kế hoạch hóa
tập trung) và mô hình kinh tế hỗn hợp.
• Kinh tế thị trường (market economy) là nền kinh tế mà trong đó các quyết
định của các cá nhân về tiêu dùng các mặt hàng nào, các quyết định của các
doanh nghiệp về sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và các quyết định của
người công nhân về việc làm cho ai đều được thực hiện dưới sự tác động của
giá cả thị trường. Thị trường mà nhà nước không can thiệp vào gọi là thị


trường tự do hoàn toàn.
• Kinh tế kế hoạch hóa tập trung (command economy hay centrally-planned
economy) là nền kinh tế mà trong đó chính phủ đưa ra mọi quyết định về sản
xuất và phân phối. Cơ quan kế hoạch của chính phủ quyết định sẽ sản xuất
ra cái gì, sản xuất như thế nào, và phân phối cho ai. Sau đó, các hướng dẫn
cụ thể sẽ được phổ biến tới các hộ gia đình và các doanh nghiệp.
• Kinh tế hỗn hợp (mixed economy) là nền kinh tế mà trong đó chính phủ vận
hành nền kinh tế theo tín hiệu thị trường. Trong nền kinh tế hỗn hợp, chính
phủ có thể hạn chế được những khiếm khuyết cũng như phát huy những ưu
điểm của nền kinh tế kế họach hóa tập trung và nền kinh tế thị trường. Do
những tính ưu việt đó mà hầu hết các quốc gia trên thế giới đều áp dụng mô
hình kinh tế hỗn hợp. Tùy theo mức độ chính phủ can thiệp vào nền kinh tế
mà một nền kinh tế có thể lệch về hướng thị trường hay kế hoạch tập trung.
Theo đó Cuba, Trung Quốc và Hungary dẫn đầu về nền Kinh tế kế hoạch
hóa tập trung; đứng giữa là Thuỵ Điển; Anh, Mỹ và Hồng Kông là các nước dẫn
đầu về nền KTTT hoàn toàn tự do
Vào thế kỷ XX,các nhà nghiên cứu kinh tế trên thế giới đã tranh luận khá
nhiều về vai trò của nhà nước đối với sự phát triển của nền kinh tế .Một thực tế đã
2
chứng minh rằng sự thất bại của nền kinh tế tập trung với sự chỉ huy của nhà nước
sự thất bại này không chỉ dừng lại ở tốc đột tăng trưởng kinh tế chậm mà còn thể
hiện ở cả vấn đề cải thiện đời sống nhân dân.Trong khi đó kinh tế thị trường ở
châu Âu,cả châu Á và đặc biệt là ở Mỹ tỏ ra khá thành công.Lúc này những người
theo trường phái thị trường tự do đã lớn tiếng trong việc chỉ trích vai trò của nhà
nước trong việc điều tiết,can thiệp vào thị trường là đã bóp méo thị trường và làm
mất đi tính hiệu quả của nó.
Gần đây,cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã xảy ra mà ngòi nổ đầu tiên
xuất hiện ở Mỹ vào cuối năm 2007.Sự khủng hoảng của nền kinh tế lớn nhất thế
giới này có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân lớn nhất bắt nguồn từ hệ thống
tài chính lỏng lẻo.Cùng với các công cụ tài chính truyền thống,các nhà tài chính đã

sinh ra các công cụ tài chính mới gọi là công cụ tài chính phái sinh.Một cách khách
quan các công cụ này tạo ra tính năng động cho thị trường, giúp cho nguồn tài
chính được luân chuyển một cách hiệu quả, vừa mang lại lợi ích cho người tiết
kiệm, vừa mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư. Nhưng việc sử dụng các công cụ tài
chính này một cách thái quá đặc biệt là việc lơ là công tác giám sát hoạt động này
đã tích lũy những rủi ro cho hệ thống tài chính.
Như vậy,một câu hỏi lớn đặt ra cho kinh tế học hiện đại là “Vai trò của nhà
nước đối với hệ thống tài chính là gì?"
B. NỘI DUNG
I. Hệ thống tài chính
Là một tổng thể bao gồm: Các thị trường tài chính,các định chế tài chính
trung gian,cơ sở hạ tầng pháp lý- kỹ thuật và các tổ chức quản lý giám sát và điều
hành HTTC để tổ chức phân bổ nguồn lực tài chính nhằm đạt được mục tiêu của
các chủ thể trong nền kinh tế.
3
Như vậy, hệ thống tài chính bao gồm:
- Thị trường tài chính
- Các định chế tài chính trung gian
- Cơ sở hạ tầng pháp lý kĩ thuật
- Các tổ chức giám sát và điều hành hệ thống tài chính
Như vậy để tìm hiểu vai trò của Nhà nước đối với hệ thống tài chính, ta cần
đi tìm hiểu về vai trò của Nhà nước đối với từng bộ phận của hệ thống tài chính.
II. Vai trò của nhà n ước đối với hệ thống tài chính
1.Vai trò của Nhà nước đối với thị trường tài chính
a. Khái niệm và bản chất của thị trường tài chính
Sự phát triển cao của nền kinh tế hàng hóa, với sự phân công lao động xã hội
sâu sắc đòi hỏi các chủ thể kinh tế phải năng động trong quá trình tìm kiếm và huy
động các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội. Trong khi đó, một bộ phận nhàn rỗi lại
có nhu cầu tái đầu tư với lợi nhuận cao và an toàn. Cùng với sự phát triển của nền
sản xuất hàng hóa là quá trình đa dạng hóa hình thức luân chuyển vốn từ người có

vốn sang người cần vốn, làm cho các công cụ tài chính- đối tượng giao dịch trên
các thị trường tài chính ngày càng đa dạng và có khả năng dế dàng chuyển đổi
quyền sở hữu. Đây là tiền đề quan trọng để hình thành nên thị trường tài chính
Thị trường tài chính là thị trường trong đó nguồn tài chinh được kết chuyển từ
nguời có vốn dư thừa sang người thiếu vốn. Thông qua việc mua bán trao đổi các
tài sản tài chính, TTTC là tổng hòa các mối quan hệ cung cầu về vốn. Hiểu theo
cách đơn giản thì TTTC là nơi diễn ra các hoạt động mua bán quyền sử dụng
nguồn tài chính. Việc mua bán quyền sử dụng nguồn tài chính chủ yếu được thực
4
hiện thông qua các công cụ tài chính( tín phiếu,thương phiếu, trái phiếu, cổ phiếu,
chưng chỉ tiền gửi....).
TTTC là môi trường trong đó hệ thống tài chính vận động. Dó đó đề cập
đến TTTC không chỉ đề cập tới phương thức giao dịch, công cụ tài chính được
trao đổi mà còn đề cập tới các chủ thể hoạt động và giám sát tại đó. Việc chuyển
đổi quyền sở hữu và sử dụng các nguồn tài chính trên TTTC thông qua các phương
thức giao dịch và các công cụ tài chính nhất định.
Chức năng cơ bản của TTTC là dẫn vốn từ người dư thừa vốn tới người cần
vốn. TTTC tạo điều kiện thuận lợi để cung cầu về vốn gặp nhau. TTTC tạo điều
kiện hyuy động các nguồn lực tài chính trong nước và nước ngoài để phục vụ phát
triển kinh tế xã hội
TTTC còn thể hiện chức năng giám sát thông qua sự vận động của các
nguồn tài chính
TTTC không phải là nơi sinh ra giá trị, làm tăng giá trị mà nó chỉ thực hiện
việc chia sẻ, phân phối lợi nhuận và rủi ro giữa các chủ thể giao dịch
b. Phân loại thị trường tài chính:
TTTC rất phong phú và đa dạng. Mỗi loại TTTC được hình thành có những
mục đích, chức năng nhất định tuy thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, vào các
công cụ và phương thức giao dịch, vào đối tượng tham gia trên thị trường, tùy theo
cách thức vận dụng của mỗi nước trong việc tổ chức một mô hình thích hợp với
bối cảnh của nền kinh tế. Dựa vào các tiêu thức khác nhau ta có thể phân tành các

thị trường tài chính sau
Theo thời hạn luân chuyển vốn
Thị trường tiền tệ: là nơi trao đổi, mua bán quyền sử dụng nguồn tài chính
( các công cụ taì chính) ngắn hạn. TT tiền tệ gồm TT vay nợ, TT liên ngân hàng,
5
TT hối đoái. Nền kinh tế tị trường thương mại hóa các hoá các hoạt động kinh tế
trong đó tiền tệ với tư cách là một loại hàng hóa đặc biệt. Nền kinh tế thị trường
các phát triển thì các hoạt động của thị trường tiền tệ càng hoàn chỉnh hơn, thị
trương tiền tệ phát triển càng rộng thì vai trò của của nó càng trở nên qua trọng
hơn đối với hầu hết mọi lĩnh vực kinh tế -xã hội của một đất nước, là động lực
thúc đẩy sản xuất và tăng trưởng kinh tế. Các công cụ thị trường tiền tệ vì có kỳ
hạn ngắn nên giá của các công cụ tiền tệ thường ít biến động hơn so với các công
cụ dài hạn khi lãi suất thị trường thay đổi, vì vậy chúng có độ an toàn cao hơn và
khả năng thanh khoản cũng như mua bán chuyển đổi dễ dàng hơn
Lãi suất trên thị trường tiền tệ bị ảnh hưởng bởi sự tương tác giữa cung và cầu với
chính sách can thiệp của Ngân hàng Trung ương
Thị trường vốn: là nơi mua bán , trao đổi các công cụ tài chính có thời gian
đáo hạn trên 1 năm. Bao gồm : thị trương vay nợ và thị trường chứng khoán
Theo mục đích của Thị trường: thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp
Theo tính chất chuyên môn hóa thị trường: thị trường công cụ nợ và thị
trường công cụ vốn
c. Vai trò của nhà nước trên thị trường tài chính
Chính phủ và thị trường là 2 thực thể gắn bó trong kinh tế thị trường.
Nhà nước có chức năng quản lí và điều tiết mọi mặt hoạt động của nền kinh
tế trong đó thị trường tài chính là một bộ phận rất quan trọng. Đồng thời trong quá
trình vận động, bản thân TTTC cũng đặt ra yêu cầu đòi hỏi phải có sự quản lý và
giám của nhà nước
6
TTTC có vai trò quan trọng trong thúc đẩy kinh tế- xã hội phát triển. Nhận
thức được điều đó, nhà nước sử dụng khả năng của mình để tạo điều kiện hình

thành và phát triển các TTTC
Mặt khác thông qua bộ máy các cơ quan, nhà nước giám sát hoạt động của
các TTTC nhằm duy trì sự ổn định và lành mạnh của chúng. Sự tác động của nhà
nước đến quá trình hoạt động của TTTC có thể bằng các biệp pháp trực tiếp hay
gián tiếp
Trong mỗi loại TTTC khác nhau, Nhà nước thể hiện vai trò của mình bằng
các biện pháp và công cụ khác nhau.Sự tác động của nhà nước đến hoạt động của
TTTC nhằm thúc duy trì sự ổn định và lành mạnh của chúng
Thị trường tài chính được xem là một thị trường bậc cao, một thị trường đặc
biệt. Điều tiết của Chính phủ đối với thị trường này; vì thế, cũng phải phù hợp với
những đặc điểm, đặc thù của thị trường. Có như vậy, thị trường mới có thể phát
triển bền vững
Nói chung,sự tác động của nhà nước vào TTTC thể hiện trên 3 mặt cơ bản:
• Nhà n ước tạo môi trường pháp l ý cho sự hình thành và hoạt động
của TTTC
Môi trường pháp lý là vấn đề hết sức quan trọng cho thị trường tài chính
hình thành và phát triển. nhà nước ban hành luật pháp và quy chế để điều chỉnh
các mối quan hệ nảy sinh giữa các chủ thể tham gia hoạt động trên thị trường .
thông qua môi trường pháp lý ổn định, Nhà nước quản lý, điều chỉnh, thúc đẩy và
làm lành mạnh hoạt động của TTTC , từ đó củng cố lòng tin vào thị trường. những
điều này thể hiện trên các mặt:
Xây dựng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đồng bộ để điều chỉnh các hoạt
động trên TTTC như: luật công ty, luật chứng khoán và giao dịch chứng khoán,
7
luạt tín thác, luật lưu ký…( VD: công báo/số 55+56/24-01-2007/VBQPPL/NĐ-
CP/128. Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng Khoán :
Quy định về chào bán chứng khoán ra công chúng, niêm yết chứng khoán tại sở
giao dịch chứng khoán trung tâm giao dịch chứng khoán, công ty chứng khoán và
công ty quản lý quỹ…)
NN ban hành các văn bản dưới luật quy định chức năng, nhiệm vụ và phạm

vi hoạt động động của các tổ chức tài chính( ngân hàng nhà nước, ngân hàng
thương mại, các tổ chức tín dụng, công ty tài chính, công ty bảo hiểm…).( VD:
Nghi định của chính phủ số 96/2008/NĐ-CP ngày 26 tháng 08 năm 2008 Quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của ngân hàng nhà nước việt
nam: ND của nghị định như sau
Điều 1. Vị trí và chức năng
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước) là
cơ quan ngang Bộ của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ,
hoạt động ngân hàng và chức năng Ngân hàng Trung ương của nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý
của Ngân hàng Nhà nước.
Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn
Ngân hàng Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Nghị
định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ và
những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
Trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp
lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội ; dự thảo nghị định của
Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của Ngân
8
hàng Nhà nước đã được phê duyệt và các dự án, đề án theo sự phân công của
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ………….
Quy định mô hình tổ chức và quy chế hoạt động của từng loại TTTC
• Nhà n ước tạo ra môi trường kinh tế cho sự h ình thành và phát triển
TTTC
TTTC chỉ ra đời và phát triển trong điều kiện môi trường kinh tế ổn định và
phát triển ở một mức độ nhất định. NN tạo ra môi trường kinh tế cho sự hình thành
và phát triển của TTTC thể hiện trên các mặt chủ yếu sau:
NN sử dụng các chính sách kinh tế vĩ mô( chính sách tiền tệ, chính sách
thuế, chính sách tỷ giá, chính sách thu nhập…) nhằm ổn định môi trường kinh tế,

ổn định giá trị của đồng tiền, khuyến khích tích lũy và đầu tư, điều chỉnh cơ cấu
kinh tế tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường hình thành và phát triển.
VD:Nền kinh tế Việt Nam
Năm 2008 nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng tác độngcủa khủng hoảng
tài chính thế giới. Lạm phát và lãi suất tăng cao đã làm cho khả năng thanh khoản
của thị trường giảm sút, từ đó đã ảnh hưởng đến việc huy động nguồn lực tài chính
cho đầu tư phát triển, trước tình hình đó, nhà nước đã dùng các chính sách tiền tệ
của mình để quy định lãi suất cơ bản đối với đồng nội tệ tại các ngân hàng là
12%/năm (tháng 5/2008) và 14%/năm(tháng 6/2008), và lãi suất đối với đồng
ngoại tệ là 3%/năm, với chính sách vĩ mô hiệu quả, nền kinh tế đã trở nên ổn định
hơn vào cuối năm và lạm phát dừng lại con số có thể kiểm soát, hoạt động của các
ngân hàng đi vào ổn định, diều đáng mừng là trong cuộc khủng hoảng kinh tế năm
2008 thì hầu hết các nền kinh tế của các nước trên thế giới đều bị ảnh hưởng
nghiêm trọng và bị suy thoái nhưng Việt Nam là quốc gia duy nhất trong số các
nền kinh tế đang nổi lên ở khu vực Đông nam Á không rơi vào tình trạng suy thoái
9
năm 2008 dưới tác động của cuộc khủng hoảng toàn cầu. Dẫu vậy, các chỉ tiêu
kinh tế vĩ mô cũng đã cho thấy rằng cuộc khủng hoảng đã có ảnh hưởng sâu sắc
đến nền kinh tế. Tốc độ tăng GDP của cả năm đã giảm chậm lại từ 8,5% năm 2007
xuống còn 6,3% năm 2008 và tiếp đó là 5,3% năm 2009 trước khi hồi phục trở lại
mức 6,5% năm 2010. …..
VD: nền kinh tế Mỹ
Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 làm cho dollar Mỹ lên giá. Do dollar
Mỹ là phương tiện thanh toán phổ biến nhất thế giới hiện nay, nên các nhà đầu tư
toàn cầu đã mua dollar để nâng cao khả năng thanh khoản của mình, đẩy dollar Mỹ
lên giá. Điều này làm cho xuất khẩu của Hoa Kỳ bị thiệt hại.
Ngay khi khủng hoảng tín dụng nhà ở thứ cấp nổ ra, Fed bắt đầu can thiệp
bằng cách hạ lãi suất và tăng mua MBS. Đến khi tình hình phát triển thành khủng
hoảng tài chính từ tháng 8 năm 2007, Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) đã tiếp
tục tiến hành các biện pháp nới lỏng tiền tệ để tăng thanh khoản cho các tổ chức tài

chính. Cụ thể là lãi suất cho vay qua đêm liên ngân hàng đã được giảm từ 5,25%
qua 6 đợt xuống còn 2% chỉ trong vòng chưa đầy 8 tháng (18/9/2007-
30/4/2008). Lãi suất này sau đó còn tiếp tục giảm và đến ngày 16/12/2008 chỉ còn
0,25%, mức lãi suất gần 0 hiếm thấy. FED còn thực hiện nghiệp vụ thị trường mở
(mua lại các trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ mà các tổ chức tài chính nước này có) và
hạ lãi suất tái chiết khấu. Giữa tháng 12 năm 2008, FED tuyên bố có kế hoạch thực
hiện chính sách nới lỏng tiền tệ mặt lượng.
Tháng 12 năm 2007, Chính phủ Hoa Kỳ đã lập ra và giao cho Fed chủ trì
chương trình Term Auction Facility để cấp các khoản vay ngắn hạn có kỳ hạn từ
28 đến 84 ngày theo lãi suất cao nhất mà các tổ chức tài chính trả qua đấu giá. Tính
đến tháng 11 năm 2008, đã có 300 tỷ dollar được FED đem cho vay theo chương
10
trình này. FED còn tiến hành cho vay thế chấp đối với các tổ chức tài chính với số
tiền tổng cộng tới 1,6 nghìn tỷ tính đến tháng 11 năm 2008.
Mua repo MBS của Fed tăng vọt vào cuối năm 2007.
NN ban hành chính sách khuyến khích phát hành các công cụ cho TTTC ,
đồng thời bản thân NN cũng tham gia vào phát hành trái phiếu chính phủ,, tín
phiếu kho bạc, đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa doanh nghiệpNN, đẩy mạnh hoạt
động xuất nhập khẩu và tài chính đối ngoại
• NN giám sát các hoạt động của TTTC
Việc giám sát của nhà nước đối với TTTC là cần thiết để đảm bảo cho chúng
hoạt động và phát triển ổn định, lành mạnh. Thông qua việc giám sát hoạt động
của thị trường, NN có các biện pháp điều chỉnh kịp thời nhằm đảm bảo trật tự trên
TTTC, từ đó bảo vệ quyền lợi cho các chủ thể tham gia các hoạt động trên TTTC.
Mặt khác, thông qua giám sát NN có các biện pháp điều chỉnh hoạt động của
TTTC đảm bảo sự lành mạnh và ổn định của thị trường.
11
Việc kiểm tra giám sát của nhà nước được thực hiện thông qua các cơ quan
chức năng ngân hàng nhà nước, bộ tài chính, UB chứng khoán quốc gia
Hệ thống giám sát tài chính của Việt Nam hiện nay về thực chất được tổ chức theo

mô hình phân tán chuyên ngành, tức là mỗi bộ phận của thị trường tài chính được
giám sát bởi một cơ quan giám sát chuyên ngành như: Thị trường ngân hàng được
giám sát bởi cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng (trực thuộc Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam); thị trường chứng khoán được giám sát bởi Uỷ ban chứng khoán
Nhà nước (trực thuộc Bộ Tài chính) ; thị trường bảo hiểm được giám sát bởi Cục
quản lý, giám sát bảo hiểm (trực thuộc Bộ Tài chính). Với mô hình như vậy tất yếu
sẽ có những ưu và nhược điểm sau:
Ưu điểm: Bảo đảm giám sát được các định chế trung gian tài chính một
cách chặt chẽ, thường xuyên.
Nhược điểm: Với mô hình như trên sẽ tất yếu dẫn đến những khoảng trống
trong hoạt động giám sát như giám sát chéo hoạt động trong các tập đoàn tài chính
kinh doanh đa ngành và giám sát rủi ro đan xen giữa các bộ phận của thị trường
khó thực hiện, giám sát an toàn vĩ mô thị trường tài chính bị xem nhẹ, đồng thời
việc điều phối hoạt động giám sát chuyên ngành không thực hiện được.
Để khắc phục những nhược điểm trên, tháng 03 năm 2008, Thủ tướng Chính
phủ đã ra quyết định thành lập Uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia. Uỷ ban này có
chức năng giám sát chung thị trường tài chính và tham mưu, tư vấn cho Thủ tướng
trong điều phối hoạt động giám sát thị trường tài chính.
Như vậy, TTTC là một trong những phần quan trọnghệ thống tài chính. Sự
tạo lập và phát triển TTTC đóng một vai trò không thể thay thế trong sự nghiệp
phát triển kinh tế của các nước có nền kinh tế thị trường. Một thị trường tài chính
hoạt động có hiệu quả sẽ tận dụng được ở mức cao nhất mọi nguồn vốn tiềm tang
trong nước và từ nước ngoài để phát triển kinh tế và cải thiện đời sống của nhân
12
dân. Vai trò của nhà nước đối với TTTC vô cùng quan trọng, nhưng không thể ép
buộc hoàn toàn nền kinh tế dưới sự chỉ huy của Nhà nước mà vẫn phải để cho thị
trường tự điều tiết, để thị trường tài chính phát triển một cách hoàn thiện nhất
trong xu hướng của nền kinh tế thị trường hiện nay.
2. Vai trò của nhà nước đối với các trung gian tài chính.
a, Khái niệm trung gian tài chính

Trung gian tài chính là các tổ chức tài chính chuyên nghiệp cung ứng các
dịch vụ tài chính bằng cách huy động các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi dưới nhiều
hình thức khác nhau rồi dùng các nguồn vốn này để đầu tư (chủ yếu là cho vay)
nhằm mang lại lợi ích cho các bên giao dịch.
Các trung gian tài chính gồm các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín
dụng, công ty bảo hiểm, công ty tài chính, quỹ hưu trí, các quỹ đầu tư…Mỗi loại
hình trung gian tài chính đều có phân khúc thị trường riêng. Các ngân hàng thương
mại huy động vốn thông qua việc huy động tiền gửi mà chủ yếu là tiền tiết kiệm để
cho vay. Công ty tài chính huy động vốn chủ yếu qua hình thức phát hành trái
phiếu để cho vay dưới hình thức thuê mua, cho vay tiêu dùng. Các công ty bảo
hiểm huy động vốn chủ yếu qua việc thu bảo hiểm phí từ bán các sản phẩm bảo
hiểm và chịu trách nhiêm khi có rủi ro xảy ra theo hợp đồng bảo hiểm. Quỹ hưu trí
huy động vốn từ việc đóng góp một phần thu nhập hàng tháng của người lao động
để chi trả khi người lao động mất hoặc hết khả năng lao động. Nguồn tài chính
nhàn rỗi của quỹ này cũng sử dụng để đầu tư nhưng chỉ trong những lĩnh vực đầu
tư an toàn.
b, Vai trò của nhà nước đối với các trung gian tài chính.
• Can thiệp vào các lĩnh vực hoạt động của ngân hàng để kiểm soát rủi
ro qua các quy định giới hạn lĩnh vực công việc.
13

×