Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

bài nhóm 1 sở hữu trí tuệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.9 KB, 19 trang )

MỤC LỤC
1
ĐỀ BÀI
TÌNH HUỐNG SỐ 03
Ca sĩ H được công ty sản xuất băng đĩa X mời đến hát để ghi đĩa. Theo thỏa
thuận, mỗi bài hát được ghi âm cô H được trả 10 triệu đồng và tổng cộng Công ty
X đã ghi âm 1 đĩa bao gồm 16 bài hát do cô H thể hiện. Nhà mạng S ký hợp đồng
với công ty X để được sử dụng 25 băng đĩa do Công ty X thực hiện ( trong đó có
đĩa nhạc do cô H thể hiện) để phục vụ cho khách hàng của nhà mạng làm nhạc
chuông, nhạc chờ. Khi thấy nhà mạng S sử dụng các bài hát do mình thể hiện để
làm nhạc chuông, nhạc chờ, cô H rất bức xúc và yêu cầu nhà mạng S phải chấm
dứt ngay và bồi thường thiệt hại cho cô do xâm phạm quyền của người biểu diễn;
nếu muốn tiếp tục sử dụng thì phải trả tiền cho cô. Cô H cũng khẳng định rằng cô
chưa bao giờ cho phép Công ty X sử dụng các bài hát do cố thể hiện để làm nhạc
chuông, nhạc chờ điện thoại. Ngược lại, Công ty X và nhà mạng S cho rằng Công
ty X là chủ sở hữu bản ghi âm trên nên họ có quyền chuyển giao quyền khai thác
bản ghi âm này cho nhà mạng S.
Bằng những kiến thức đã học, các bạn hãy phân tích tình huống trên và đưa
ra phương án giải quyết.
2
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thưởng thức các giá trị nghệ thuật và làm phong phú đời sống văn hóa, tinh
thần là nhu cầu cơ bản của con người và đó cũng là một yếu tố xuyên suốt lịch sử
loài người. Tuy nhiên, việc ghi nhận và bảo hộ quyền của những người đóng góp
sáng tạo trí tuệ của mình cho sự thỏa mãn nhu cầu cơ bản ấy dường như vẫn là một
vấn đề mới mẻ. Đặc biệt, trong bối cảnh Việt Nam mới tham gia và sân chơi WTO-
một trong những trụ cột của WTO là Sở hữu trí tuệ, Luật Sở hữu trí tuệ của chúng
ta ra đời còn khá sớm, non trẻ, lịch sử hình thành lại khá đặc biệt khi có sự “phát
tiển ngược”. Vì vậy, trên thực tế, do các quy định của pháp luật còn chưa thực sự
đồng bộ, có nhiều điểm chồng chéo nhau, việc giải quyết các tranh chấp trong lĩnh
vực sở hữu trí tuệ gặp khá nhiều khó khăn. Trong bài tập này, nhóm số 3 lớp


N06.TL1 xin đi vào tìm hiểu, giải quyết một vụ việc mâu thuẫn về quyền liên
quan- một trong những khía cạnh quan trong của sở hữu trí tuệ từ đó đưa ra những
bình luận, đánh giá và ý kiến dưới góc độ nhóm sinh viên nghiên cứu.
3
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. KHÁI QUÁT CHUNG
1. Khái niệm và đặc điểm của quyền liên quan
a. Khái niệm
Khái niệm quyền liên quan đến quyền tác giả được pháp luật Việt Nam đề
cập đến một cách gián tiếp bằng phương pháp liệt kê. Cụ thể, khái niệm này được
đưa ra tai khoản 3 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005: “ Quyền liên quan đến quyền
tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn; bản ghi âm, ghi hình,
chương trình phát song, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa”
Nghị định số 100/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Bộ luật dân sự và Luật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và
quyền liên quan, theo đó, quyền liên quan được hiểu là “ các quyền của người biểu
diễn đối với các cuộc biểu diễn; các quyền của nhà xuất bản ghi âm, ghi hình; các
quyền của tổ chức phát song, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa
được quy định tại Điều 745, 746,747 và Điều 748 của Bộ luật Dân sự và Điều 29,
30 và 31 của Luật Sở hữu trí tuệ”.
b. Đặc điểm
Là một lĩnh vực riêng biệt của sở hữu trí tuệ, quyền liên quan phân biệt với
quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và đặc biệt với quyền tác
giả bởi những điểm đặc trưng của nó. Quyền liên quan có những đặc điểm cơ bản
như sau:
- Hoạt động của các chủ thể quyền liên quan chính là hành vi sử dụng tác
phẩm đã có.
- Đối tượng bảo hộ khi có tính nguyên gốc.
- Quyền liên quan chỉ được bảo hộ trong một thời gian nhất định kể cả các
quyền nhân thân.

2. Người biểu diễn
Người biểu diễn là người sử dụng tác phẩm của người khác một cách sang
tạo trong sẹ thể hiện các tác phẩm văn học nghệ thuật, bao gồm diễn viên, ca sĩ ,
4
nhạc công, vũ công và những người khác trình bày tác phẩm văn học nghê thuật.
nếu người biểu diễn tự mình đầu tư tiền cũng như cơ sở vật chất để thực hiện cuojc
biểu diễn thì họ đồng thời là chủ sở hữu của quyền liên quan đối với cuộc biểu diễn
đó.; nếu như họ không phải là người đầu tư tài chính, cơ sở vật chất như trên thì họ
chỉ đơn thuần là người biểu diễn, còn tổ chức- cá nhân đã đầu tư chính là chủ sử
hữu của quyền liên quan.
Quyền nhân thân là những quyền gắn liền với người biểu diễn, bao gồm:
- Được giới thiệu tên biểu diễn, khi phát hành bản ghi âm, ghi hình, phát sóng
cuộc biểu diễn
- Bảo vệ sự toàn vẹn hình tượng biểu diễn, không cho người khác sửa chữa,
cắt xén, xuyên tạc dưới bất cứ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và
uy tín người biểu diễn.
Quyền tài sản bao gồm độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực
hiện các quyền sau đây ( điều 29, khoản 3 Luật SHTT)
- Định hình cuộc biểu diễn trực tiếp của mình trên bản ghi âm, ghi hình.
- Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp cuộc biểu diễn của mình trong bản ghi âm,
ghi hình.
- Phát sóng hoặc truyền theo cách khác đến công chúng cuộc biểu diễn của
mình chưa được định hình mà công chúng có thể tiếp cận được, trừ trường
hợp cuộc biểu diễn đó nhằm mục đích phát sóng.
- Phân phối đến công chúng bản gốc và bản sao cuộc biểu diễn của mình
thông qua hình thức bán, cho thuê hoặc phân phối bằng bất kì phương tiện kĩ
thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được.
Ngoài các quyền nói trên thì NBD cũng có các nghĩa vụ như: phải xin phép
tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm trước khi sử dụng tác phẩm của họ để trình diễn
và chỉ được biểu diễn khi có sự đồng ý của tác giả- chủ sở hữu tác phẩm trong

5
trường hợp tác phẩm đó chưa được công bố. Mặt khác: NBD phải trả thù lao cho
TG- CSHTP trừ trường hợp sử dụng tác phẩm với mục đích phi thương mại như
biểu diễn trong các buổi sinh hoạt văn hóa, tuyên truyền cổ động ở nơi công cộng.
3. Chủ sở hữu quyền liên quan đối với cuộc biểu diễn
Chủ sở hữu quyền liên quan đối với cuộc biểu diễn ( sau đây gọi tắt là chủ
sở hữu quyền liên quan) theo Luật SHTT Việt Nam, được hiểu là tổ chức- cá nhân
đã đầu tư tài chính cũng như cơ sở vật chất vào việc thực hiện cuộc biểu diễn. chủ
thể này có các quyền tài sản theo quy định tại điều 29 khoản 3 Luật SHTT( nhóm
đã trình bày ở trên).
4. Nhà sản xuất bản ghi âm
Nhà sản xuất bản ghi âm là người định hình lần đầu âm thanh của cuộc biểu
diễn hoặc các tác phẩm khác nên họ được hưởng các quyền đối với kết quả lao
động mà họ tạo ra. Quyền và nghĩa vụ của nhà sản xuất bản ghi âm được quy định
tại Điều 30 Luật Sở hữu trí tuệ. Theo đó, nhà sản xuất bản ghi âm có các quyền
sau: Thứ nhất, độc quyền thực hiện hoặc cho phép thực hiện người khác sao chép
trực tiếp hoặc gián tiếp bản ghi âm của mình. Thứ hai, độc quyền thực hiện hoặc
cho phép người khác phân phối đến công chúng bản gốc và bản sao bản ghi âm
của mình thông qua hình thức bán, cho thuê hoặc phân phối bằng bất kỳ phương
tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được. Thứ ba, được hưởng quyền
lợi vật chất khi bản ghi âm của mình được phân phối đến công chúng.
Mặt khác, để sản xuất bản ghi âm,các cá nhân, tổ chức này phải sử dụng tác
phẩm hoặc chương trình biểu diễn của người khác. Với tư cách là người sử dụng
tác phẩm, nhà sản xuất bản ghi âm phải có nghĩa vụ đối với tác giả hoặc chủ sở
hữu của tác phẩm và người biểu diễn hoặc chủ sở hữu quyền liên quan đối với
cuộc biểu diễn, bao gồm các nghĩa vụ sau:
6
Thứ nhất,khi sử dụng tác phẩm chưa được công bố, nhà sản xuất bản ghi âm
phải xin phép tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm thông qua việc giao kết hợp đồng
sử dụng tác phẩm. Khi sử dụng tác phẩm, tổ chức này phải nêu tên thật hoặc bút

danh của tác giả, trả thù lao cho tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm, đảm bảo sự toàn
vẹn của tác phẩm. Đối với tác phẩm đã được công bố, nhà sản xuất bản ghi âm
không phải xin phép tác giả nhưng vẫn phải thực hiện các nghĩa vụ trên.
Thứ hai, khi sử dụng chương trình của người biểu diễn để sản xuất bản ghi
âm, nhà sản xuất bản ghi âm phải giao kết hợp đồng với chủ sở hữu quyền liên
quan đối với cuộc biểu diễn, phải nêu tên thật của người biểu diễn và phải trả thù
lao cho họ.
II. GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
1. Tóm tắt tình huống
 Về chủ thể:
- Ca sĩ H là người được công ty sản xuất băng đĩa X mời đến hát để ghi đĩa.
Ca sĩ H dã thể hiện giọng hát cũng như các kĩ thuật thanh nhạc của mình để
trình bày 16 ca khúc( đã được ghi âm trong đĩa nhạc), vậy trong trường hợp
này thì ca sĩ H là người biểu diễn. Tuy nhiên: ca sĩ H được công ty X mời
đến hát, sau đó được trả thù lao, chứ không phải H bỏ tiền từ đầu đến cuối
để thực hiện đĩa nhạc đó. Vậy: ca sĩ H là người biểu diễn nhưng không đồng
thời là nhà đầu tư.
- Công ty sản xuất băng đĩa X: là người đã mời ca sĩ H đến hát để ghi đĩa,
công ty cũng đã trả tiền thù lao cho ca sĩ với mức 10 triệu đồng cho một bài
hát ghi âm được, đĩa nhạc có tổng cộng 16 bài, số tiền công ty X phải thanh
toán cho H khi mời ca sĩ này đến hát là 10 000 000 x 16= 160 000 000 ( một
trăm sáu mươi triệu đồng). Như vậy: để có được sản phẩm là đĩa nhạc: công
ty X đã phải bỏ ra một khoản tiền khá lớn để thuê ca sĩ H thể hiện các ca
khúc, đồng thời, các chi phí khác liên quan đến cơ sở vật chất (phòng thu,
7
thiết bị kĩ thuật, kĩ thuật viên hỗ trợ việc ghi âm,…) để thực hiện việc ghi âm
công ty này cũng phải bỏ ra. Như vậy: công ty X là nhà đầu tư, đồng thời là
nhà sản xuất bản ghi âm trong tình huống này.
- Nhà mạng S: là tổ chức sử dụng bản ghi âm đã được công bố trong hoạt
động kinh doanh, thương mại. Theo hướng dẫn tại điều 35, khoản 2 Nghị

định 100/2006/NĐ-CP: sử dụng (trực tiếp hoặc gián tiếp) bản ghi âm đã
được công bố vào dịch vụ bưu chính, viễn thông mà cụ thể ở đây là khai
thác dịch vụ nhạc chuông, nhạc chờ chính là sử dụng bản ghi âm vào mục
đích kinh doanh, thương mại.
 Về quan hệ giữa các chủ thể:
- Quan hệ giữa ca sĩ H và công ty sản xuất băng đĩa X: quan hệ giữa người
biểu diễn và chủ đầu tư, nhà sản xuất bản ghi âm. Quyền và nghĩa vụ của
mỗi bên được xác lập theo các quy định của pháp luật về SHTT và bản thân
bản hợp đồng giữa hai bên trước khi tiến hành ghi âm.
- Quan hệ giữa công ty X và nhà mạng S: quan hệ hợp đồng, giữa chủ sở hữu
quyền liên quan đối với CBD, nhà sản xuất bản ghi âm với tổ chức sử dụng
bản ghi âm. Theo hợp đồng thì: công ty X đồng ý cho nhà mạng S sử dụng
bản ghi âm thuộc sở hữu của mình để phục vụ cho hoạt đông kinh doanh,
thương mại.
- Quan hệ giữa nhà mạng S và ca sĩ H: quan hệ giữa tổ chức sử dụng bản ghi
âm và người biểu diễn. Quyền và nghĩa vụ của họ được xác lập theo điều 29
và điều 33, khoản 2 Luật SHTT.
 Mâu thuẫn quyền và lợi ích của các chủ thể Ca sĩ H cho rằng việc nhà
mạng sử dụng các ca khúc do cô thể hiện làm nhạc chuông, nhạc chờ mà
không xin phép là đã xâm phạm đến quyền của người biểu diễn; ca sĩ H yêu
cầu nhà mạng S phải chấm dứt ngay việc xâm phạm, đòi bồi thường thiệt hại
và yêu cầu nhà mạng S phải trả tiền thù lao khi sử dụng các ca khúc đó vào
việc kinh doanh nhạc chuông, nhạc chờ điện thoại.
2. Các trường hợp và hướng giải quyết
8
Có thể thấy được rằng, trong tình huống nêu trên thì điểm mấu chốt đó là ta
phải xét đến bản hợp đồng trước khi tiến hành việc ghi âm giữa công ty X và ca sĩ
H để thấy được ý chí các bên đã thể hiện. Đề bài chỉ nhắc đến quan điểm của ca sĩ
là: không cho phép Công ty X sử dụng các bài hát do cô thể hiện để làm nhạc
chuông, nhạc chờ điện thoại, đây mới là lời nói của một bên chủ thể, nên không thể

xác định đó là căn cứ để giải quyết vì nó sẽ mất đi tính khách quan. Vì vậy: để giải
quyết tình huống này, nhóm chúng em giải quyết tình huống theo khả năng có thể
xảy ra. Cụ thể như sau:
2.1. Trường hợp 1: trong hợp đồng, ca sĩ H đồng ý sẽ không đòi hỏi
thêm quyền lợi vật chất - không đòi hỏi thêm thù lao từ cá nhân,
tổ chức sử dụng bản ghi âm.
Thứ nhất: việc công ty X kí hợp đồng cho phép nhà mạng S sử dụng 25 đĩa
nhạc, trong đó có đĩa nhạc mà ca sĩ H thể hiện để làm nhạc chuông, nhạc chờ là
không hề xâm phạm đến quyền của người biểu diễn- ca sĩ H. Bởi như đã phân tích
ở trên: công ty X là chủ đầu tư, đồng thời là nhà sản xuất bản ghi âm nên họ có các
quyền tài sản như quy định tại điều 30 Luật SHTT 2005. Việc nhà mạng S sử dụng
các bản ghi âm đó làm nhạc chuông, nhạc chờ điện thoại cũng có thể coi là việc
phân phối bản sao bản ghi âm đến công chúng, công ty X là chủ đầu tư đồng thời
là nhà sản xuất bản ghi âm cho nên có quyền cho phép tổ chức cá nhân khác thực
hiện quyền này, trong tình huống là nhà mạng S.
Thứ hai: theo điều 33, khoản 2 Luật SHTT thì ca sĩ H có quyền được nhận
thù lao từ phía các tổ chức, cá nhân sử dụng bản ghi âm vào mục đích kinh doanh
thương mại. Nếu ca sĩ H trong hợp đồng xác lập trước khi thực hiện việc ghi âm đã
thể hiện ý chí rõ ràng là sẽ không đòi hỏi thêm thù lao từ các tổ chức, cá nhân sử
dụng bản ghi âm; thì trong trường hợp này chỉ cần thực hiện theo đúng sự thỏa
9
thuận đó, đương nhiên là với điều kiện các bên phải cung cấp được chứng cứ xác
thực- là bản hợp đồng giữa công ty X và ca sĩ H.
2.2. Trường hợp 2: trong hợp đồng, công ty X và ca sĩ H thỏa thuận
về việc trả thù lao cho ca sĩ khi có tổ chức cá nhân sử dụng bản
ghi âm theo quy định của pháp luật.
Tại điều 35, khoản 2 Nghị định 100/2006/NĐ-CP có hướng dẫn việc thực
hiện Luật sở hữu trí tuệ về việc trả thù lao trong trường hợp tổ chức cá nhân sử
dụng bản ghi âm vào mục đích kinh doanh thương mại. Theo đó: việc hưởng tiền
thù lao của người biểu diễn trong trường hợp bản ghi âm, ghi hình được sử dụng

quy định tại Điều 33 của Luật Sở hữu trí tuệ tuỳ thuộc vào thoả thuận của người
biểu diễn với nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình khi thực hiện chương trình ghi
âm, ghi hình. Tỉ lệ phân chia tiền nhuận bút, thù lao và các quyền lợi vật chất
khác do các chủ thể quyền hoặc tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên
quan thoả thuận.
Như vậy: trong trường hợp này, nếu như giữa công ty X và ca sĩ H- các chủ
thể quyền đã có sự thỏa thuận với nhau từ trước thì chỉ cần phân chia thù lao,
quyền lợi vật chất theo sự thống nhất ý chí của hai bên thể hiện khi giao kết hợp
đồng. cũng cần nói thêm: nhà mạng S không hề xâm phạm quyền của ca sĩ H, vì
thế: yêu cầu đòi nhà mạng chấm dứt việc khai thác các bản ghi âm và bồi thường
thiệt hại của ca sĩ là không có căn cứ.
2.3. Trường hợp 3: hợp đồng không có thỏa thuận về vấn đề này
Như đã xác định ở trên: công ty sản xuất băng đĩa X là chủ đầu tư của cuộc
biểu diễn, đồng thời công ty X cũng là nhà sản xuất bản ghi âm. Vì vậy công ty X
có tất cả các quyền tài sản quy định tại Khoản 3 Điều 29 và Điều 30 của LSHTT
2005. Còn ca sĩ H chỉ có các quyền nhân thân quy định tại Khoản 2 Điều 29
10
LSHTT. Theo quy định tại điểm d Khoản 3 Điều 29 LSHTT 2005 thì chủ sở hữu
của cuộc biểu diễn được độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện
“Phân phối đến công chúng bản gốc và bản sao cuộc biểu diễn của mình thông
qua hình thức bán, cho thuê hoặc phân phối bằng bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào
mà công chúng có thể tiếp cận được“.
Điểm b Khoản 1 Điều 30 thì nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được độc
quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện “Phân phối đến công chúng
bản gốc và bản sao bản ghi âm, ghi hình của mình thông qua hình thức bán, cho
thuê hoặc phân phối bằng bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể
tiếp cận được”.
Trong tình huống này, thì cuộc biểu diễn của ca sĩ H đã được định hình dưới
hình thức bản ghi âm và công ty X là nhà sản xuất bản ghi âm, vì vậy công ty X
được độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc phân phối đến

công chúng bản gốc và bản sao bản ghi âm của mình thong qua hình thức bán, cho
thuê hoặc phân phối bằng bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể
tiếp cận được. Công ty X có quyền cho bất kỳ tổ chức, cá nhân nào sử dụng bản
ghi âm này của mình. Cụ thể trong tình huống này thì công ty X có quyền ký hợp
đồng với nhà mạng S cho phép nhà mạng này được sử dụng 25 bản ghi âm do
mình thực hiện (trong đó có đĩa nhạc do cô H thể hiện) để nhà mạng này được
phép khai thác bản ghi âm. Hợp đồng giữa công ty X và nhà mạng S là hợp pháp.
Do đó, việc nhà mạng S sử dụng những bài hát do cô H thể hiện trong đĩa nhạc để
làm nhạc chuông, nhạc chờ là hoàn toàn hợp pháp, không hề xâm phạm đến quyền
của người biểu diễn. Vì vậy, việc cô H cho rằng nhà mạng S xâm phạm đến quyền
của người biểu diễn là không có căn cứ, cô H không có quyền yêu cầu nhà mạng S
chấm dứt việc sử dụng các bài hát do cô thể hiện làm nhạc chuông, nhạc chờ, đồng
thời việc cô yêu cầu nhà mạng S bồi thương thiệt hại cho mình là không có cơ sở,
11
bởi việc sử dụng các bài hát này của nhà mạng S là hợp pháp do đã được chủ sở
hữu của bản ghi âm đó là công ty X cho phép.
Tuy nhiên, Khoản 2 Điều 33 LSHTT 2005 quy định: “Tổ chức, cá nhân sử
dụng bản ghi âm, ghi hình đã công bố trong hoạt động kinh doanh, thương mại
không phải xin phép, nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao theo thoả thuận cho
tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi
hình, tổ chức phát sóng kể từ khi sử dụng; trường hợp không thoả thuận được thì
thực hiện theo quy định của Chính phủ hoặc khởi kiện tại Toà án theo quy định
của pháp luật.”. Nếu chiếu theo Điều 29 thì cô H chỉ có các quyền nhân thân,
nhưng theo quy định này thì cô H còn có thêm quyền tài sản đó là quyền được
hưởng thù lao khi cá nhân, tổ chức sử dụng bản ghi âm của cô vào mục đích kinh
doanh, thương mại. Do nhà mạng S sử dụng các bài hát trong đĩa do cô D thể hiện
để phục vụ cho khách hàng của nhà mạng làm nhạc chuông, nhạc chờ là nhằm mục
đích kinh doanh, thương mại (theo hướng dẫn tại điều 35, khoản 2, Nghị định
100/2006/NĐ-CP) nên nhà mạng S tuy không phải xin phép cô H khi sử dụng các
bài hát này nhưng vẫn phải trả cho thù lao cho cô H.

Vậy, trong hợp đồng trước khi tiến hành ghi âm giữa công ty X và ca sĩ H
không có thỏa thuận gì về việc nhận thù lao khi có tổ chức, cá nhân sử dụng bản
ghi âm vào mục đích kinh doanh, thương mại thì:
- Nhà mạng S không có hành vi xâm phạm quyền của ca sĩ H, việc sử dụng
các bản ghi âm để làm dịch vụ nhạc chuông, nhạc chờ điện thoại là hợp
pháp. Yêu cầu đòi nhà mạng S chấm dứt việc sử dụng là không có căn cứ,
yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại cũng không có căn cứ.
- Tuy nhiên: nhà mạng S sẽ phải trả thù lao cho ca sĩ H do đã sử dụng bản ghi
âm (mà ca sĩ H là người biểu diễn) vào mục đích kinh doanh, thương mại.
12
III. MỞ RỘNG VẤN ĐỀ
1. Một số điểm hạn chế trong quy định của pháp luật
Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận trong việc bảo hộ các quyền sở hữu
trí tuệ khi luật sở hữu trí tuệ 2005 ra đời, thì ngay trong qui định của luật này vẫn
tồn tại những hạn chế trong một số quy định, gây hiện tượng chồng chéo quyền
hoặc gây khó khăn trong việc giải quyết các tranh chấp trên thực tế. Từ việc giải
quyết tình huống nói trên, nhóm chúng em nhận thấy trong các quy định của Luật
sở hữu trí tuệ 2005 về quyền liên quan mà đặc biệt là tại các điều luật 29, 30, 33
còn tồn tại một số điểm hạn chế như sau:
 Hiện tượng chồng chéo quyền giữa các chủ thể
Theo qui định tại điều 29, 30, 31 thì trong trường hợp người biểu diễn không
phải là chủ đầu tư thì người biểu diễn chỉ có các quyền nhân thân xác lập theo
khoản 2 điều 29 còn chủ đầu tư có các quyền tài sản đối với cuộc biểu diễn, nhà
sản xuất bản ghi âm ghi hình có các quyền theo quy định tại điều 30 mà chủ yếu là
quyền tài sản.
Nhưng theo qui định tại điều 33, trong các trường hợp sử dụng quyền liên
quan phải trả tiền nhuận bút, thù lao thì các cá nhân, tổ chức phải trả tiền nhuận
bút, thù lao cho cả tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, người biểu diễn, nhà sản xuất
bản ghi âm, ghi hình và tổ chức phát sóng kể từ khi sử dụng.
Như vậy, giữa các qui định này đã có sự chồng chéo quyền và mâu thuẫn với

nhau. Người biểu diễn trong qui định tại điều 29 chỉ có các quyền nhân thân nhưng
theo điều 33, khoản 2 lại có thêm cả quyền tài sản: được nhận thù lao từ phía các
tổ chức cá nhân sử dụng bản ghi âm ghi hình. Và khi trả tiền thù lao, thì các tổ
chức, cá nhân sử dụng quyền liên quan vừa phải trả thù lao cho người biểu diễn
vưà phải trả thù lao cho chủ đầu tư, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình và tổ chức
phát song. Thoạt đầu thì có vẻ điều luật nghiêng về phía bảo vệ quyền của người
biểu diễn khi cho họ hưởng thêm quyền lợi về tài sản- vật chất nhưng xét về thực
13
tế, nó để lại không ít hệ lụy. Bởi khi người biểu diễn không đồng thời là nhà đầu te,
thì họ chỉ có một công việc duy nhất đó là: biểu diễn theo thỏa thuận và được nhận
tiền công xứng với công sức, tài năng của mình. Người biểu diễn không đồng thời
là chủ đầu tư thì họ không mất chi phí, cũng không phải chịu rủi ro từ việc kinh
doanh; quan hệ giữa ca sĩ với nhà đầu tư chỉ đơn thuần là quan hệ hợp đồng, với
công sức họ bỏ ra thì họ đã nhận được giá trị vật chất xứng đáng theo hợp đồng. Vì
vậy; theo quan điểm của nhóm thì trong trường hợp này, việc để cho người biểu
diễn có quyền nhận thù lao là sẽ gây khó khăn hơn cho cá nhân, tổ chức sử dụng
bản ghi âm, ghi hình khi họ sẽ phải trả tiền nhiều lần, cho nhiều chủ thể quyền
khác nhau; trong nhiều trường hợp, tranh chấp phát sinh và kéo dài dai dẳng cũng
làm ảnh hưởng đến các quan hệ xã hội khác.
Mặt khác: việc quy định cho người biểu diễn(không đồng thời là chủ đầu tư)
cũng được hưởng quyền tài sản sẽ làm cho việc xác định bản chất ai là chủ sở hữu
của bản ghi âm, ghi hình trở nên rắc rối và nảy sinh mâu thuẫn giữa lí luận và thực
tế.
Do đó, pháp luật cần có qui định cụ thể về vấn đề này. Pháp luật nên qui
định tiền thù lao sẽ được trả cho chủ đầu tư, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình hay
tổ chức phát sóng. Hoặc trong trường hợp có sự thỏa thuận đồng chủ sở hữu thì
người biểu diễn, nhà sản xuất hoặc tổ chức phát sóng phải đồng được hưởng thù
lao theo thỏa thuận để tránh tranh chấp xảy ra.
 Rắc rối trong cách thức và thứ tự ưu tiên trả tiền thù lao
Có một câu hỏi cần đặt ra: với những quy định của Điều 33 Luật SHTT sửa

đổi bổ sung thì cách thức trả tiền thù lao sẽ được giải quyết như thế nào? Theo qui
định tại điều 33 thì các cá nhân, tổ chức sử dụng bản ghi âm, ghi hình đã được
công bố nhằm mục đích thương mại để phát sóng, sử dụng trong hoạt động kinh
doanh thương mại phải trả tiền theo cách thức và thứ tự ưu tiên như sau: đầu tiên là
theo thỏa thuận, trường hợp không có thỏa thuận thì thực hiện theo qui định của
14
Chính phủ hoặc khởi kiện tại Tòa án. Tuy nhiên, vấn đề ở đây là các cá nhân, tổ
chức sử dụng quyền liên quan theo qui định của điều luật này thì không phải xin
phép người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình và tổ chức phát sóng vì
vậy sẽ khó có sự thỏa thuận giữa họ. Hoặc nếu có thỏa thuận nhưng không thống
nhất được mức tiền phải trả thì sẽ thực hiện theo qui định của Chính phủ hoặc theo
phán quyết của Tòa án (khi kiện ra tòa). Nhưng Chính phủ hiện nay chưa có qui
định về bảng giá trả tiền thù lao trong những trường hợp này, vậy nếu có ra tòa thì
cũng không có biểu giá căn cứ để giải quyết. Vì vậy, sẽ rất khó giải quyết khi có
những tranh chấp này xảy ra.
 Chưa có các quy định cụ thể về các thỏa thuận giữa các chủ thể của
quyền liên quan.
Theo quan điểm của nhóm thì việc có các quy định rõ ràng về các thỏa thuận
giữa các chủ thể của quyền liên quan, mà cụ thể ở đây là giữa NBD với chủ sở hữu
quyền liên quan đối với cuộc biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm là rát cần thiết.
Đặt giả thiết trong trường hợp NBD không đồng thời là chủ đầu tư, là chủ sở hữu
quyền liên quan thì việc thỏa thuận và làm rõ quyền- nghĩa vụ của từng chủ thể,
trong một bản hợp đồng có giá trị pháp lí chính là biện pháp cần thiết. Nó không
chỉ là cơ sở để các bên thực hiện đúng quyền, nghĩa vụ của mình mà còn là cơ sở
có tính pháp lí khi có tranh chap xảy ra, giúp mỗi bên bảo vệ quyền lợi ích hợp
pháp của mình cũng như xử lí các hành vi xâm phạm quyền. Hiện nay, Luật SHTT
2005 cũng như các văn bản liên quan chưa có quy định về vấn đề này, đó chính là
điểm bất cập.
2. Một số ý kiến của nhóm
Thứ nhất: cần giải quyết tình trạng chồng chéo quyền giữa các chủ thể thể

hiện trong điều 29, 30 và 33 Luật sở hữu trí tuệ, theo hướng đó là: thống nhất lại
quyền của người biểu diễn không đồng thời là chủ đầu tư. Theo quan điểm của
nhóm thì nên loại trừ quyền tài sản của chủ thể này, đương nhiên là các quyền nhân
15
thân của họ vẫn được tôn trọng bảo vệ. Lí do mà nhóm đưa ra để bảo vệ ý kiến này
như sau:
- Người biểu diễn không đồng thời là chủ đầu tư thì họ không phải bỏ tiền
của, tài sản, công sức để thực hiện cuộc biểu diễn, sản xuất bản ghi âm, ghi
hình. Họ đơn thuần chỉ là được thuê đến để biểu diễn, tiền thù lao của họ đã
được nhà đầu tư thanh toán trên cơ sở sự thỏa thuận ý chí. Quyền và nghĩa
vụ của nhà đầu tư với người biểu diễn chỉ nên được xác lập trên cơ sở phạm
vi điều chỉnh của hợp đồng.
- Người biểu diễn không phải gánh chịu rủi ro trong hoạt động kinh doanh-
sản xuất, lại đã được hưởng thù lao biểu diễn trước đó vì thế; những lợi ích
vật chất phát sinh sau này từ việc cho phép người khác sử dụng bản ghi âm,
ghi hình thì chỉ nên để cho nhà đầu tư/ nhà sản xuất bản ghi âm ghi hình
hưởng.
- Việc quy định như vậy cũng góp phần bảo vệ lợi ích của các tổ chức cá nhân
sử dụng bản ghi âm, ghi hình và có phần hợp lí hơn.
Mặt khác, nếu có sự thỏa thuận về đồng chủ sở hữu thì người biểu diễn, nhà
sản xuất hoặc tổ chức phát sóng đồng được hưởng thù lao theo thỏa thuận… để
tránh tình trạng tranh chấp.
Thứ hai: chính phủ cần có quy định cụ thể, rõ ràng và hợp lí hơn về cách thức
trả tiền thù lao theo quy định tại điều 33 Luật SHTT. Hơn nữa, về thù lao trả cho
chủ thể quyền hiện nay cũng là một vấn đề khá mở, chủ yếu dựa theo sự thỏa thuận
của các bên nhưng, theo quan điểm của nhóm thì cơ quan quản lí nên có một định
mức để cho sự thỏa thuận của các bên được dễ dàng hơn và hạn chế việc mâu
thuẫn nhau.
Cuối cùng, theo quan điểm của nhóm thì Luật SHTT cũng như các văn bản
pháp luật liên quan nên quy định cụ thể và rõ ràng về việc các bên, cụ thể là người

16
biểu diễn và chủ đầu tư cần phải đạt đến sự thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ của
mình trước khi tiến hành cuộc biểu diễn, và hợp đồng phải thể hiện bằng hình thức
văn bản. Trong trường hợp nảy sinh mâu thuẫn, tranh chấp tìh đây chính là căn cứ
xác thực và có cơ sở nhất, giúp cho việc giải quyết vụ việc nhanh chóng, dễ dàng
hơn. Đồng thời, việc giải quyết vụ việc vấn sẽ đảm bảo nguyên tắc tôn trọng sự
bình đẳng thỏa thuận giữa các chủ thể, vốn là gốc của Luật dân sự.
17
KẾT LUẬN
Qua tình huống trên chúng ta thấy được rằng với một nước đang phát triển
và hội nhập như Việt Nam, sở hữu trí tuệ nói chung và quyền liên quan nói riêng là
vấn đề rất quan trọng. Trong thực tiễn pháp luật Sở hữu trí tuệ của chúng ta còn
nhiều điểm bất cập, để có thể hòa mình vào sân chơi lớn WTO việc sửa đổi, bổ
sung nhằm hạn chế sự mâu thuẫn quyền, lợi ích giữa các nhóm chủ thể, hoàn thiện
hệ thống pháp luật luôn là điều cần thiết. Hội nhập vào một thế giới đang toàn cầu
hóa mạnh mẽ đòi hỏi pháp luật quốc gia phải tương thích với những quy tắc của
luật quốc tế. Mặt khác, quy định quyền liên quan trong pháp luật sở hữu trí tuệ
nước ta cũng là đòi hỏi tất yếu nhằm bảo vệ các quyền lợi chính đáng. Đó cũng là
điều kiện để nền văn hóa phong phú, đặc sắc và lâu đời của dân tộc được giữ gìn
và giới thiệu đến thế giới.
18
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Văn bản pháp luật
• Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009
• Nghị định số 100/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
một số điều của Bộ luật dân sự, Luật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả,
quyền liên quan
• Nghị định số 85/2011/NĐ-CP Sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định
100/2006/NĐ-CP
2. Sách- giáo trình

• Trường đại học Luật Hà Nội, nhà xuất bản Công an nhân dân Giáo trình
Luật sở hữu trí tuệ (2009)
3. Tài liệu khác:
Bộ bài tập môn Luật sở hữu trí tuệ của Bộ môn Luật sở hữu trí tuệ, Trường
đại học Luật Hà Nội
19

×