Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Môi trường sinh thái đô thị trong quá trình tăng trưởng kinh tế đô thị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.69 KB, 9 trang )

ĐỀ TÀI : Môi trường sinh thái đô thị trong quá trình
tăng trưởng kinh tế đô thị
1. Lời mở đầu:
Xây dựng và phát triển đô thị là một trong những mục tiêu quan trọng của
công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Trong đó tăng trưởng kinh tế là
nhân tố có tính chất quyết định đối với sự phát triển của đô thị. Tăng trưởng kinh tế
ở đô thị sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế của cả đất nước cùng phát triển. Quá trình
công nghiệp hoá và đô thị hoá là một tất yếu của phát triển kinh tế xã hội, song sự
phát triển kinh tế ở đô thị luôn mang theo những hậu quả xấu đến môi trường sinh
thái.
Thực tế tăng trưởng kinh tế và môi trường đô thị có mối quan hệ biện
chứng, tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau. Một mặt tăng trưởng kinh tế làm
thay đổi diện mạo đô thị, tạo nên những không gian mới, môi trường mới cho con
người, mặt khác chúng làm ảnh hưởng không nhỏ, gây ô nhiễm – suy thoái môi
trường sinh thái. Trước tình hình đó, việc bảo vệ – giữ gìn môi trường sống của
con người là yêu cầu cấp bách của chiến lược phát triển kinh tế. Bởi môi trường là
nơi cung cấp cho con người nguồn sống, cung cấp cho công cuộc công nghiệp hoá -
hiện đại hoá những tiền đề – cơ sở quan trọng để phát triển.
2. Tìm hiểu về môi trường sinh thái đô thị và tăng trưởng kinh tế đô thị
2.1 Môi trường sinh thái tự nhiên và môi trường sinh thái đô thị:
* Môi trường sinh thái tự nhiên có 3 tính năng:
+ Cung cấp cho hoạt động của con người nguồn tài nguyên vật chất như ánh
sáng, không khí, nước, đất và một khối lượng lớn tài nguyên sinh vật và khoáng
sản.
+ Làm sạch các chất phế thải trong hoạt động kinh tế của con người.
1 1
+ Cung cấp cho đời sống của con người những nguồn không khí thoáng mát,
trong lành. Đồng thời cung cấp nguồn tài nguyên vật chất để đáp ứng nhu cầu tinh
thần và nâng cao phúc lợi xã hội cho con người.
Như vậy môi trường sinh thái tự nhiên là cơ sở và điều kiện sinh tồn – phát
triển của con người, cũng là điều kiện để phát triển kinh tế – xã hội.


* Sự khác biệt quan trọng giữa môi trường sinh thái đô thị với môi trường sinh thái
tự nhiên, chủ yếu biểu hiện ở tính xã hội, tính lệ thuộc và tính dễ biến đổi.
+ Môi trường sinh thái đô thị có tính xã hội. Hệ thống sinh thái chịu tác động
sâu sắc của chế độ xã hội, điều kiện kinh tế và trình độ khoa học kỹ thuật, văn hoá
của con người. Chủ thể của hệ thống sinh thái đô thị là con người, các điểm dân cư
đô thị, theo đặc điểm tập trung dân cư và tập trung kinh tế xã hội mà tạo lập một
môi trường tự nhiên, môi trường kinh tế xã hội phù hợp cho phát triển.
+ Môi trường sinh thái đô thị có tính lệ thuộc. Thay cũ đổi mới của hệ thống
sinh thái tự nhiên, năng lượng cung cấp cho hệ sinh thái được chuyên chở từ nhiều
nguồn. Đồng thời còn phải cung cấp cho hệ thống một khối lượng lớn nguyên vật
liệu cần thiết cho sản xuất, đời sống của con người, đào thải ra ngoài những nguồn
phế phẩm và bán thành phẩm. Khi các chất phế thải đào thải ra vượt quá khả năng
đièu tiết dẫn đến ô nhiễm môi trường đô thị và không gian xung quanh đô thị.
+ Tính dễ biến đổi. Hệ sinh thái đô thị có chủng loại sinh vật đơn điệu, kết
cấu đơn giản nên dễ bị biến đổi. Khả năng chống chịu kém, nên dễ bị ảnh hưởng
của các nhân tố môi trường. Cân bằng sinh thái đô thị rất dễ bị phá hoại.
Các nhân tố sinh vật, phi sinh vật và nhân tố xã hội của hệ sinh thái đô thị
đều là những nhân tố môi trường của hoạt động nhân loại. Chúng tác động và ảnh
hưởng đến hoạt động sống của con người, và đồng thời trong quá trình xây dựng và
phát triển đô thị con người cũng tác động đến hệ thống các nhân tố thuộc môi
trường sinh thái ở đô thị.
2.2 Kinh tế đô thị và tăng trưởng kinh tế đô thị:
2 2
* Chúng ta có thể hiểu kinh tế đô thị:
- Là tổ hợp có hệ thống của một số ngành kinh tế phi nông nghiệp, các ngành này
đặc trưng cơ bản là tập trung về địa lý, tiến bộ về công nghệ, chuyên môn hoá hệ
thống tổ chức và hiệu quả kinh doanh cao, chúng không chỉ phân bố ở các ngành
sản xuất vật chất và các ngành kinh doanh mà còn bao gồm các ngành sinh hoạt xã
hội như dịch vụ, du lịch, tiêng tệ, bảo vệ môi trường, phúc lợi xã hội. Đó là tính
chất khác nhau về chất của đô thị, cũng là toàn bộ cơ sở của tăng trưởng kinh tế đô

thị.
- Về nội dung vật chất, là tập hợp của cải xã hội không chỉ gồm các yếu tố sản xuất
vật chất như đất đai, tài nguyên, sức lao động, mà còn gồm các yếu tố sinh hoạt đô
thị như các laọi hàng hoá lưu động, các loại kiến trúc và các công trình công
cộng…đây là tế bào vật chất của đô thị.
* Từ những phân tích cho thấy tăng trưởng kinh tế đô thị bao gồm 3 mặt nội
dung là tăng trưởng giá trị, tăng trưởng dân số và tăng trưởng vật chất. Từ quá trình
sản xuất ra các loại của cải vật chất và dịch vụ của đô thị, thấy được rằng các ngành
phi sản xuất vật chất vầ các ngành kết cấu hạ tầng đô thị cũng có ý nghĩa quan
trọng như ngành sản xuất vật chất trực tiếp. Tính tiên tiến của quá trình tăng trưởng
kinh tế đô thị không chỉ có tính hợp lý ở tỷ lệ các yếu tố vật chất và tính hiệu quả
cảu quá trình sản xuất vật chất mà còn ở tính tiên tiến và hợp lý ở phương thức kết
hợp toàn bộ các ngành kinh tế đô thị như các ngành sản xuất vật chất với ngành kết
cấu hạn tầng, sự ăn khớp giữa các ngành kinh tế chủ đạo với toàn bộ các ngành
kinh tế của đô thị.
Các giai đoạn phát triển khác nhau, điều kiện môi trường kinh tế xã hội khác
nhau ba lọai tăng trưởng đều có ý nghĩa khác nhau đối với quá trình tăng trưởng
kinh tế đô thị.
Tăng trưởng giá trị, tăng trưởng dân số và tăng trưởng vật chất luôn quan hệ
mật thiết với nhau và tác động qua lại lẫn nhau. Các ngành kinh tế hiện đại đều có
3 3
sự dung hoà kinh tế – xã hội rõ ràng, được biểu hiện tập trung ở sự phát triển của
quá trình tổng hợp hoá, thông tin hoá, xã hội hoá của các ngành trong đô thị.
3. Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và môi trường đô thị.
3.1 Tác động của tăng trưởng kinh tế tới môi trường đô thị.
Lịch sử ra đời và phát triển của ngành công nghiệp luôn gắn liền với những
vấn đề về môi trường sinh thái. Nhưng từ lâu, trong quá trình sản xuất và trong đời
sống của mình con người chỉ chú ý đến những lợi ích vật chất, cùng những hiệu
quả kinh tế trước mắt. Con người trở nên coi thường những ảnh hưởng và tác động
của môi trường tự nhiên tới quá trình sinh tồn và phát triển của mình.

Ở thời kỳ đầu phát triển đô thị, môi trường sinh thái đô thị nhìn chung là cân
bằng, quan hệ giữa đô thị với những khu vực xung quanh là quan hệ cộng sinh. Đến
khi đô thị phát triển nhanh chóng cùng với tốc độ đô thị hoá mạnh mẽ, đã vượt qua
khả năng của môi trường đô thị đương thời làm cho hệ sinh thái đô thị bị mất cân
bằng, quan hệ cộng sinh đã trở thành quan hệ ký sinh.
Sự xuất hiện của công nghiệp đại cơ khí làm cho kinh tế hàng hoá có sự phát
triển to lớn dẫn đến sự phát triển nhanh chóng của đô thị. Một mặt công nghiệp hoá
và đô thị hoá cung cấp điều kiện sinh hoạt vật chất và tinh thần chưa từng có cho
con người, nhưng đồng thời cũng đem lại những áp lực và sự ảnh hưởng lớn tới
môi trường tự nhiên.
Tăng trưởng kinh tế đô thị là một quá trình tăng trưởng về vật chất, quy mô
dân số và giá trị. Sự thay đổi nhanh chóng của kinh tế đô thị đã có những tác động
mạnh mẽ tới môi trường sinh thái đô thị.
* Trước hết, những thành tựu của việc tăng trưởng kinh tế sẽ có những tác
động tiến bộ tới môi trường sống của con người. Sự phát triển của hệ thống cơ sở
hạ tầng và các cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ cho đời sống của con người đã trực
tiếp làm thay đổi diện mạo cũng như cảnh quan xung quanh môi trường sống của
4 4
con người. Tạo lập một môi trường kinh tế – xã hội phát triển đầy đủ và ổn định.
Con người không chỉ được sống trong môi trường đầy đủ về vật chất mà còn được
nâng cao về mặt tinh thần và trí tuệ.
- Đời sống kinh tế nâng cao, con nhiều có nhiều cơ hội phát triển và tạo lập
cuộc sống cho mình. Nhờ những thành tựu của khoa học kỹ thuật, con người có thể
tạo cho mình một không gian sống lý tưởng – một môi trường nhân tạo. Trong thời
điểm với sự suy giảm của các nguồn năng lượng, con người đã tạo ra những nguồn
năng lượng mới nhờ vào trí tuệ và những thành tựu kinh tế đạt được.
- Một đô thị phát triển đòi hỏi một không gian sống – một môi trường sinh
thái trong lành, có thể cung cấp cho con người những nguồn năng lượng sống thích
hợp. Muốn vậy công cuộc xây dựng và phát triển đô thị không nằm ngoài những
thay đổi và cải thiện môi trường tự nhiên – môi trường xã hội ở đô thị theo hướng

tích cực.
- Khẳ năng giải quyết các vấn đề về môi trường đô thị phụ thuộc vào hiệu
quả phát triển kinh tế đô thị. Ví dụ như muốn giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí
phải thay chất đốt than – củi bằng ga, điện, lắp đặt các thiết bị lọc bụi. Muốn giải
quyết vấn đề ô nhiễm nước đô thị, phải xây dựng các nhà máy xử lý nước thải…
Điều này đòi hỏi phải có một số vốn đầu tư lớn, dựa trên cơ sở phát triển kinh tế
mang lại.
* Đòi hỏi của quá trình công nghiệp hoá - đô thị hoá yêu cầu ngày càng
nhiều nguồn tài nguyên, năng lượng và đất đai dùng cho sản xuất công nghiệp và
xây dựng đô thị đã dẫn đến việc khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên và
phá huỷ môi trường sống của con người.
- Sự mở rộng về quy mô đô thị tất yếu dẫn đến việc khai thác và phá huỷ môi
trường tự nhiên. Tạo một môi trường vật chất phát triển đầy đủ, cũng không tránh
khỏi việc khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Song quá trình công nghiệp
5 5

×