Tải bản đầy đủ (.pdf) (233 trang)

Triển vọng hình thành cộng đồng kinh tế đông á và tác động của nó tới sự phát triển của việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.94 MB, 233 trang )

Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới
Đề tài khoa học cấp nhà nước KX.01.06/06-10









TRIỂN VỌNG HÌNH THÀNH CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ĐÔNG Á VÀ
TÁC ĐỘNG CỦA NÓ TỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM
(Báo cáo tổng hợp)









Chủ nhiệm: PGS. TS. Lưu Ngọc Trịnh










Hà Nội, tháng 3 năm 2010
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ABFI : Sáng kiến Quỹ Trái phiếu châu Á
ABMI : Sáng kiến Thị trường Trái phiếu châu Á
ACFTA : Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN - Trung Quốc
ACMECS : Chiến lược Hợp tác Kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya -
Mekong
ACU : Đơn vị Tiền tệ châu Á
ADB : Ngân hàng Phát triển châu Á
AEC : Cộng đồng Kinh tế ASEAN
AFTA : Khu vực Thương mại Tự do ASEAN
AIA : Khu vực Đầu tư ASEAN
AMBDC : Hợp tác Phát triển Lưu vực Sông Mekong
AMF : Quỹ Tiền tệ châu Á
APEC : Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương
ASEAN : Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á
ASEAN+1 : ASEAN và một nước đối tác
ASEAN+3 : ASEAN và Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc
ASEAN+6 : ASEAN và Australisa, Ấn Độ, Hàn Quốc, New Zealand,
Nhật Bản, Trung Quốc
ASEM : Diễn đàn Hợp tác Á-Âu
BIMP-EAGA

: Khu vực phát triển Đông ASEAN Brunei - Indonesia -
Malaysia - Philippines
BIMSTEC : Sáng kiến hợp tác kinh tế và kỹ thuật đa ngành Vịnh Bengal
BFTA : FTA song phương

CEP : Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện
CEPEA : Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Đông Á
CJKFTA : Hiệp định Thương mại Tự do Trung Quốc-Nhật Bản-Hàn
Quốc
CGE : Mô hình cân bằng tổng thể có thể tính toán được
CLMV : Campuchia, Lào, Myanma, Việt Nam
CMI : Sáng kiến Chiang Mai
EAEC : Cộng đồng Năng lượng Nguyên tử châu Âu
EAFTA : Khu vực Thương mại Tự do Đông Á

EAS : Hội nghị Cấp cao Đông Á
EAVG : Nhóm Tầm nhìn Đông Á
EC : Cộng đồng châu Âu
ECSC : Cộng đồng Than Thép Châu Âu
EEC : Cộng đồng Kinh tế châu Âu
EHP : Chương trình thu hoạch sớm
EL : Danh mục loại trừ
EMEAP : Hội nghị các cán bộ điều hành của Ngân hàng trung ương
khu vực Châu Á - Thái Bình Dương
EMU : Liên minh Tiền tệ châu Âu
EPA : Hiệp định đối tác kinh tế
EPG : Nhóm Nhân vật Nổi tiếng
EPU : Liên minh Nghị viện châu Âu
ERIA : Viện nghiên cứu Kinh tế ASEAN và Đông Á
EU : Liên minh châu Âu
EVSL : Tự nguyện tự do hóa sớm theo lĩnh vực
EWEC : Hành lang Kinh tế Đông-Tây
FEALAC : Diễn đàn Hợp tác Đông Á - Mỹ Latinh
G7 : Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển
G20 : Nhóm 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới

GATT : Hiệp định Chung về Thuế quan và Mậu dịch
GDP : Tổng sản phẩm nội địa, tổng sản phầm quốc nội
GMS : Tiểu vùng Sông Mê Kông Mở rộng
GNP : Tổng sản phẩm quốc dân
FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài
FTA : Hiệp định/khu vực thương mại tự do
IAI : Sáng kiến Hội nhập ASEAN
IMF : Quỹ Tiền tệ Quốc tế
IMT-GT : Tam giác tăng trưởng Indonesia - Malaysia - Thailand
JSG : Nhóm Nghiên cứu Chuyên sâu
MECOSUR : Thị trường Chung Nam Mỹ
NAFTA : Khu vực/Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ
NEAT : Mạng lưới các cơ quan nghiên cứu Đông Á
NIE : Các nền kinh tế công nghiệp mới

NK : Nhập khẩu
ODA : Hỗ trợ Phát triển Chính thức
OECD : Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
RIA : Lộ trình Hội nhập ASEAN
SDR : Quyền Rút vốn Đặc biệt
SL : Danh mục nhạy cảm
TAC : Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác (của ASEAN)
TPP : Đối tác Xuyên Thái Bình Dương
UNCTAD : Hội nghị của Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển
UNDP : Chương trình Phát triển của Liên Hợp Quốc
USD : Dollar Mỹ
XK : Xuất khẩu
VAP : Chương trình Hành động Vientiane
WB : Ngân hàng Thế giới
WTO : Tổ chức Thương mại Thế giới





DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH

Trang

BẢNG

Bảng 2-1: Tỷ trọng thương mại nội vùng trong tổng giá trị thương
mại của khu vực thời kỳ 1986-2006
20

Bảng 2-2: Quan hệ thương mại của các nước ASEAN và các nước
Đông Bắc Á
21

Bảng 7.1: Các lựa chọn hội nhập khu vực (I) 158

Bảng 7.2: Các lựa chọn hội nhập khu vực (II) 159

Bảng 7.3: Xếp hạng mức độ phát triển cơ sở hạ tầng “cứng” của các
nước Đông Á trên toàn thế giới
171

Bảng 7.4: So sánh các đặc trưng hậu cần của các nước/lãnh thổ ở
GMS
171




HÌNH

Hình 6.1: So sánh quy mô của ba khối kinh tế khu vực theo GDP 134

Hình 6.2: Tác động của EAEC tới các nước trong khu vực theo hai
kịch bản: hiệp định thương mại tự do Đông Á (EAFTA) và
hiệp định đối tác kinh tế toàn diện Đông Á (CEPEA)
145

Hình 6.3: So sánh thời gian giao hàng quốc tế (ngày) 147

Hình 6.4: So sánh chỉ số hạn chế logistics 148

Hình 6.5: Chênh lệch về GDP vào năm 2025 giữa trường hợp có tác
động của phát triển cơ sở hạ tầng và không có
151


1

PHẦN 1
GIỚI THIỆU

I.1. Tính cần thiết của đề tài
Hiện nay, quá trình quốc tế hóa và toàn cầu hóa kinh tế đang tiếp tục
diễn ra mạnh mẽ trên thế giới. Điều này không những được thể hiện ở xu
hướng thị trường hóa đang trở thành xu hướng chủ đạo trên thế giới, mà còn
thể hiện ở chỗ các quan hệ giao lưu buôn bán, đầu tư, viện trợ, chuyển giao

công nghệ và sự dịch chuyển đan xen lẫn nhau của các dòng vốn và nhân lực.
Cùng với việc các nền kinh tế quốc gia có quan hệ đan xen và ràng buộc chặt
chẽ lẫn nhau và nền kinh tế thế giới ngày càng trở thành một thực thể thống
nhất, thì các khối kinh tế khu vực cũng hình thành và cạnh tranh lẫn nhau,
khiến cho các nền kinh tế ngoài khối bị tác động không nhỏ và không thể thờ
ơ.
Sau nhiều năm chậm chân so với các khu vực châu Âu và Bắc Mỹ trong
việc hình thành các khối kinh tế được kết cấu chặt chẽ về mặt thể chế, gần đây,
ở Đông Á (gồm cả Đông Bắc và Đông Nam Á) đang có những chuyển động
hết sức mạnh mẽ và nhanh chóng để tiến đến các việc hình thành các khối
kinh tế dưới các dạng khác nhau và ở các cấp độ và phạm vi liên kết chăt chẽ
khác nhau (từ song phương đến nhóm nước và toàn khu vực, từ thương mại
thuần tuý đến chỗ hợp tác kinh tế toàn diện, từ lỏng lẻo đến chỗ dần dần hình
thành các khối kinh tế được gắn kết chặt chẽ lẫn nhau về mặt thể chế và hoạt
động như một thực thể độc lập. Tiêu biểu trong số đó có xu hướng tiến đến
2

hình thành một khối kinh tế toàn khu vực gọi là Cộng đồng Kinh tế Đông Á.
Nhiều năm qua, Việt Nam đã từng bước hội nhập vào nền kinh tế quốc tế
và khu vực và nhờ đó đã thúc đẩy được sự phát triển nhanh chóng của nền
kinh tế. Đứng trước trào lưu hợp tác kinh tế mới trong khu vực, Việt Nam cần
có sự nghiên cứu khẩn trương và cẩn thận, hiểu rõ được thực tế, biết được
những thuận lợi và khó khăn mà thực thể đó gây ra, để có thể không những
thích ứng (tận dụng được những lợi thế mà Khối đó mang lại và hạn chế được
những khó khăn mà khối đó tạo ra để có thể tiếp tục phát triển bền vững), mà
còn chủ động tham gia tích cực vào quá trình hình thành và phát triển của
khối này trong tương lai.
Ý tưởng nghiên cứu đề tài "Triển vọng hình thành Cộng đồng Kinh tế
Đông Á và tác động của nó đến sự phát triển của Việt Nam" được hình thành
trong bối cảnh như thế.


I.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài này là dự báo về triển vọng hình thành
Cộng đồng Kinh tế Đông Á (East Asia Economic Community - EAEC) và một
số tác động chủ yếu của nó đối với kinh tế thế giới, khu vực và đặc biệt là đối
với sự phát triển của Việt Nam. Trên cơ sở đó, đề tài sẽ kiến nghị một số điều
chỉnh chính sách và giải pháp thích ứng của Việt Nam.
Để thực hiện được mục đích đó, đề tài sẽ: i) Hệ thống hóa một số vấn đề
lý luận cơ bản liên quan đến hội nhập/liên kết kinh tế, và xu hướng hình thành
các khối kinh tế khu vực và các hiệp định hợp tác kinh tế và mậu dịch song
3

phương hiện nay trên thế giới; ii) Làm rõ nhu cầu, điều kiện và khả năng, những
thuận lợi và khó khăn của việc hình thành Cộng đồng kinh tế Đông Á; iii) Làm
rõ vai trò và những ý đồ của một số nước lớn và nhóm nước đối với hợp tác
kinh tế Đông Á nói chung và Cộng đồng kinh tế Đông Á nói riêng và các điều
chỉnh chính sách chủ yếu của họ; iv) Trên cơ sở những phân tích trên, phác thảo
một số nét cơ bản về lộ trình hình thành Cộng đồng Kinh tế Đông Á; v) Dự báo
về triển vọng hình thành Cộng đồng kinh tế Đông Á, mô hình và thể chế vận
hành của nó; những cơ hội và thách thức mà nó mang lại đối với nền kinh tế thế
giới và khu vực; và vi) Dự báo một số tác động chủ yếu (cả tiêu cực lẫn tích
cực) của việc hình thành Cộng đồng kinh tế Đông Á đến sự phát triển của Việt
Nam.

I.3. Phạm vi nghiên cứu
I.3.1. Đông Á
Trong kinh tế và kinh doanh, Đông Á, như được sử dụng khi nói tới sự
Thần kỳ Đông Á, bao gồm Nhật Bản, các nước/lãnh thổ mới công nghiệp hóa
(Hàn Quốc, Đài Loan, Hong Kong, Singapore), Trung Quốc và các nước
Đông Nam Á.

1
Báo cáo này, khi bàn đến hội nhập kinh tế ở Đông Á nói
chung, sẽ sử dụng cách hiểu Đông Á giống như trong kinh tế và kinh doanh.

1
Song, cần lưu ý rằng, nếu theo các cách tiếp cận khác (địa lý, văn hóa, nhân chủng học,
địa chính trị, …), có thể có những cách xác định khác về phạm vi của Đông Á. Thậm chí
cùng theo một cách xác định thì ở mỗi tổ chức hoặc ở mỗi nước, Đông Á lại cũng có thể
được hiểu khác nhau.
4

Tuy nhiên, cần lưu ý là Hội nghị Cấp cao Đông Á - là cơ chế mà từ đó
Cộng đồng Kinh tế Đông Á tương lai được xây dựng nên - lại có những thành
viên nằm ngoài khu vực Đông Á theo cách hiểu trên như Ấn Độ, Australia,
New Zealand (thành viên chính thức) và Nga (quan sát viên).

I.3.2. Cộng đồng kinh tế
Cộng đồng thường được hiểu là một tập thể cá nhân tồn tại trong cùng một
môi trường; có chung những mối quan tâm, những lợi ích, những quan niệm,
những nhận thức, những giá trị quan, những kế hoạch; chịu chung các tác động
tới tính thống nhất của tập thể; có ý thức cộng đồng; cùng ra quyết định chung.
Cộng đồng kinh tế là cộng đồng của hai hay nhiều nền kinh tế. Trong thế
kỷ 20, các khối kinh tế tự nhận là cộng đồng được thành lập đầu tiên có lẽ là
Cộng đồng Than Thép châu Âu (European Coal and Steel Community, thành
lập vào năm 1952), Cộng đồng Năng lượng nguyên tử châu Âu (European
Atomic Energy Community, 1957), Cộng đồng Kinh tế châu Âu (European
Economic Community, 1957). Những cộng đồng kinh tế này được thành lập
trên nguyên tắc của chủ nghĩa siêu quốc gia (supranationalism). Chủ nghĩa siêu
quốc gia là phương thức ra quyết định của cộng đồng các quốc gia, trong đó
quyền lực được ủy nhiệm cho một thể chế do các chính phủ các nước thành viên

cùng thành lập. Từ ba cộng đồng trên, các nước châu Âu đã lập ra Cộng đồng
châu Âu vào năm 1992, tiền thân của Liên minh châu Âu.
Ngoài ra, hiện trên thế giới đã có các khối kinh tế tự nhận là cộng đồng sau
được thành lập: Cộng đồng Caribbe, Cộng đồng Kinh tế Trung Phi, Cộng đồng
5

Kinh tế Tây Phi, Cộng đồng Kinh tế châu Phi, Cộng đồng Đông Phi, Cộng đồng
Kinh tế ASEAN. Tuy nhiên, không cộng đồng kinh tế nào trong số các cộng
đồng mới này đang thực thi nguyên tắc chủ nghĩa siêu quốc gia như các cộng
đồng kinh tế ở châu Âu.
Điểm chung của các cộng đồng kinh tế là đều có liên kết kinh tế, thấp nhất
là ở mức độ thương mại tự do.

I.4. Khái quát tình hình nghiên cứu có liên quan
Có rất ít nghiên cứu của nước ngoài đề cập đến tác động của việc hình
thành Cộng đồng Kinh tế Đông Á và việc Việt Nam tham gia Cộng đồng tới
sự phát triển của Việt Nam. Do xu hướng nghiên cứu theo chuyên sâu theo
các chủ đề hẹp, nên các nghiên cứu có đề cập thì lại thường không đề cập đến
toàn bộ các tác động. mà chỉ một tác động cụ thể nào đó. Việt Nam thường
được đặt chung trong nhóm các nước ASEAN kém phát triển (nhóm CLMV)
hoặc đặt chung trong Đông Á. Không có nghiên cứu nước ngoài nào lấy Việt
Nam làm đối tượng nghiên cứu duy nhất.
Các nghiên cứu trong nước về liên kết Đông Á đã được công bố khá
nhiều. Đáng chú ý có công trình do Đỗ Hoài Nam và Võ Đại Lược chủ biên
công bố năm 2004 “Hướng tới cộng đồng kinh tế Đông Á”. Đây là tập hợp
một loạt tham luận đã được trình bày tại một hội thảo quốc tế do Viện Kinh tế
và Chính trị Thế giới tổ chức, công trình chưa đề cập được một cách có hệ
thống về nhu cầu, điều kiện, lộ trình thành lập, mô hình của Cộng đồng Kinh
6


tế Đông Á. Phần đánh giá về tác động của Cộng đồng tới kinh tế Việt Nam
chủ yếu mới dừng ở tầm vĩ mô.
Hội thảo quốc tế "Hướng tới Cộng đồng Đông Á: Cơ hội và thách thức"
do Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, thuộc Đại học Quốc gia Hà
Nội, tổ chức tại Hà Nội tháng 9 năm 2005. Hội thảo này chủ yếu đề cập đến
Cộng đồng Đông Á nói chung, chứ không phải là chuyên về Cộng đồng Kinh tế
Đông Á, và trên thực tế đây là diễn đàn để các đại biểu (phần lớn là nước ngoài)
nêu ra các quan điểm sơ bộ của mình về hợp tác Đông Á và những cơ hội và
thách thức đối với các nước Đông Á, chứ không riêng gì của Việt Nam, nếu một
Cộng đồng Đông Á được hình thành trong tương lai. Trừ tham luận của
PGS.TS. Nguyễn Xuân Thắng (Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới), còn hầu hết
các tham luận còn lại đều bàn chủ yếu đến những khía cạnh văn hóa, lịch sử và
giá trị Đông Á mà chưa chú ý đến sự hợp tác kinh tế Đông Á hiện tại và các vấn
đề liên quan đến Cộng đồng kinh tế Đông Á trong tương lai.
Hội thảo quốc tế "Quan hệ kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc trong bối cảnh
hội nhập Đông Á" do Viện nghiên cứu Đông Bắc Á (Viện Khoa học xã hội Việt
Nam) tổ chức tại Bắc Ninh tháng 12 năm 2003 mới đề cập chủ yếu đến quan hệ
hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Hàn Quốc hiện nay và triển vọng. Đề tài khoa
học cấp bộ do Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á chủ trì, TS. Trần Quang Minh làm
chủ nhiệm về “Quan điểm của Nhật Bản về liên kết Đông Á trong bối cảnh
toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế” công bố năm 2007 chủ yếu đề cập
đến quan điểm và hoạt động hội nhập Đông Á của Nhật Bản. Còn về hợp tác
7

kinh tế ở khu vực Đông Bắc Á, thì hội thảo và đề tài trên mới chỉ đề cập đến
như là một môi trường tác động đến mối quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước
Việt Nam và Hàn Quốc, còn Cộng đồng kinh tế Đông Á hầu như chưa được đề
cập gì.
Tiếp cận chủ đề liên kết Đông Á qua hướng nghiên cứu về hợp tác
ASEAN+3 có đề tài cấp bộ do Viện nghiên cứu Đông Nam Á (Viện Khoa học

xã hội Việt Nam) chủ trì, do PGS. TS. Nguyễn Thu Mỹ làm chủ nhiệm “Một số
vấn đề cơ bản về hợp tác ASEAN+3” công bố năm 2008 và công trình của
Nguyễn Khắc Nam (Khoa Quốc tế học, trường Đại học Khoa học xã hội và
nhân văn, ĐHQG Hà Nội) “Hợp tác đa phương ASEAN + 3 - Vấn đề và triển
vọng” cũng công bố năm 2008. Đề tài đầu tiên đã đề cập tương đối sâu về hợp
tác kinh tế ASEAN+3, song lại không đề cập đến những vấn đề mà chúng tôi
quan tâm như nhu cầu và điều kiện của việc hình thành Cộng đồng, lộ trình và
mô hình của Cộng đồng, và đặc biệt đề tài còn ít đề cập đến tác động của việc
hình thành Cộng đồng kinh tế Đông Á tới kinh tế Việt Nam. Công trình sau của
Hoàng Khắc Nam chủ yếu bàn về hợp tác trong các lĩnh vực chính trị, văn hoá
và xã hội, và ít đề cập đến lĩnh vực hợp tác kinh tế.
Trần Văn Thọ trong công trình “Biến động kinh tế Đông Á và con đường
công nghiệp hóa Việt Nam” công bố năm 2005 đã đề cập đến một số hiện tượng
đáng chú ý của kinh tế khu vực Đông Á như sự trỗi dậy của Trung Quốc, sự liên
kết của khối ASEAN, sự nở rộ của các hiệp định thương mại tự do song phương.
Từ đó, tác giả đã đánh giá tác động của các hiện tượng này tới kinh tế Việt Nam.
8

Tuy nhiên, công trình này không đề cập đến việc một khối kinh tế toàn Đông Á
sẽ được hình thành như thế nào và tác động của nó tới sự phát triển của Việt
Nam ra sao.
Ngoài những dự án và hội thảo trên, các tổ chức và các nhà nghiên cứu
ngoài Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới còn có một số hội thảo, viết một số bài
báo và có một số tham luận khác bàn về những vấn đề có liên quan đến hợp tác
Đông Á và Cộng đồng Đông Á. Tuy vậy, vấn đề hợp tác kinh tế Đông Á hiện tại
và những vấn đề liên quan đến Cộng đồng kinh tế Đông Á trong tương lai, cũng
như sự tham gia của Việt Nam vào tiến trình hình thành Cộng đồng này chưa
được các tác giả Việt Nam đề cập đến một cách có hệ thống, toàn diện, sâu sắc
và cụ thể, mà mới chỉ được đề cập thoáng qua trong các công trình bàn về các
vấn đề hợp tác khu vực, ở các khía cạnh cụ thể khác như hợp tác văn hoá, an

ninh, hay giá trị Đông Á hoặc quan hệ hợp tác kinh tế song phương giữa hai
nước nào đó trong khu vực, chứ Cộng đồng kinh tế Đông Á như là một thực thể
độc lập (hình thành, tiến triển và tác động như thế nào trong tương lai) chưa
được hầu hết các công trình đề cập. Do đó, có thể nói, trong khoảng 5 năm qua,
Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới (Viện Khoa học xã hội Việt Nam) không
những là một trong những Viện đi tiên phong mà còn là Viện nghiên cứu một
cách khá tập trung, toàn diện và cụ thể quá trình hợp tác kinh tế Đông Á và việc
hình thành và mô hình Cộng đồng kinh tế Đông Á trong tương lai và sự tác
động của nó. Trên thực tế, Viện đã đạt được những kết quả nghiên cứu bước đầu
khá tích cực và cụ thể.
9


I.5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu của đề tài
Cách tiếp cận của đề tài này là đặt sự phát triển của khu vực Đông Á nói
chung, của Cộng đồng Kinh tế Đông Á nói riêng, trong sự phát triển chung của
thế giới, trong dòng xoáy của xu thế toàn cầu hoá, của nền kinh tế tri thức đang
diễn ra một cách mạnh mẽ, từng ngày, từng giờ tác động (cả tích cực lẫn tiêu
cực) đến sự phát triển của các quốc gia, dân tộc. Trước tiên, cần giải quyết được
những cơ sở lý luận và thực tiễn của quá trình hợp tác kinh tế Đông Á để thấy
được tính tất yếu và hợp lý của quá trình này và hướng tiến triển của một khối
kinh tế ở khu vực Đông Á trong tương lai. Đề tài xem xét sự tiến triển của hợp
tác kinh tế Đông Á nói chung và Cộng đồng Kinh tế Đông Á nói riêng trong
chính sách và chiến lược khu vực và toàn cầu của các nước lớn và nhóm nước,
như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, EU, và ASEAN, để thấy được vai trò của các
nước này trong việc hình thành Cộng đồng kinh tế Đông Á, cũng như tính phức
tạp của sự tiến triển của sự hợp tác Đông Á cũng như của Cộng đồng này. Chỉ
có dựa trên những cơ sở đó, mới có thể vạch ra được lộ trình và hình dung được
mô hình tương lai có thể của Cộng đồng kinh tế Đông Á. Khi đánh giá về tác
động tới sự phát triển của Việt Nam, đề tài đã xuất phát từ lợi ích quốc gia và

dân tộc của Việt Nam cũng như tính cùng có lợi của sự hợp tác quốc tế và khu
vực để xem xét quá trình hợp tác kinh tế Đông Á và Cộng đồng kinh tế Đông
Á để có thể nghiên cứu được trúng vấn đề, đưa ra được những kiến nghị hợp lý
và khả thi, để không những có thể giúp Việt Nam chủ động hội nhập sâu hơn

10
vào nền kinh tế quốc tế và khu vực, tham gia một cách tích cực vào tiến trình
hình thành Cộng đồng Kinh tế Đông Á, mà còn có thể tiếp tục giữ vững đươc
độc lập dân tộc và duy trì sự tăng trưởng cao và phát triển bền vững.
Đề tài đã áp dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành để triển khai đề tài.
Đề tài thu thập số liệu một các đầy đủ và có hệ thống từ nhiều nguồn khác nhau
(các tổ chức nghiên cứu tư nhân, chính phủ, các tổ chức quốc tế, từ cả các nước
trong và ngoài khu vực) để có thể có cái nhìn và đánh giá khách quan, toàn diện,
đa chiều và khoa học đối với quá trình hợp tác khu vực và sự hình thành Cộng
đồng Kinh tế Đông Á. Các phương pháp lịch sử cụ thể và so sánh sẽ được sử
dụng để có thể hiểu rõ được vấn đề một cách cụ thể, có chiều sâu lịch sử, theo
một quá trình, không những thấy được tính phổ biến mà còn thấy được những
điểm đặc thù của hiện tượng hợp tác kinh tế Đông Á và Cộng đồng kinh tế
Đông Á. Các phương pháp biện chứng và duy vật lịch sử sẽ được vận dụng để
nghiên cứu vấn đề một cách sâu sắc, để hiểu được bản chất của quá trình liên
kết kinh tế Đông Á, ý đồ thực sự của các thực thể tham gia liên kết. Trong khi
đó, các phương pháp thống kê và phân tích hệ thống sẽ được sử dụng để có thể
vạch ra được lộ trình và sự tiến triển của Cộng đồng kinh tế Đông Á, các kịch
bản tương lai của nó và tác động có thể của nó đối với thế giới, khu vực và Việt
Nam. Trong quá trình nghiên cứu, đề tài đã tiến hành khảo sát thực địa và trao
đổi thực tế tại Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc với một số học giả
tại các trung tâm nghiên cứu lớn ở trong nước và quốc tế, tổ chức các hội thảo
chung lẫn chuyên sâu về từng vấn đề để có thể tập hợp được các ý kiến rộng rãi
11


của các chuyên gia, hiểu kỹ hơn quan điểm của các nước và làm sâu sắc và hoàn
chỉnh hơn quan điểm của Việt Nam về hợp tác kinh tế Đông Á và Cộng đồng
Kinh tế Đông Á. Đồng thời, đề tài đã tiến hành khảo sát tại một vài địa phương
trong nước (Hải Phòng, Quảng Ninh, Lào Cai, thành phố Hồ Chí Minh) để tìm
hiểu nhu cầu và thực tiễn liên kết khu vực của các địa phương và doanh nghiệp,
trao đổi ý kiến với các nhà khoa học về đề tài.

I.6. Nội dung của báo cáo này
Ngoài phần giới thiệu này, Báo cáo tổng hợp của đề tài bao gồm sáu
phần.
Phần 1 sẽ phân tích những nhu cầu (tức là những nhân tố thôi thúc thành
lập Cộng đồng) và những điều kiện (tức là những yếu tố mà thiếu nó thì việc
thành lập Cộng đồng sẽ gặp trở ngại).
Phần 2 sẽ trình bày những thuận lợi và khó khăn đối với việc hình thành
Cộng đồng Kinh tế Đông Á.
Phần 3 trình bày vai trò của các nền kinh tế quốc gia đối với sự hình
thành Cộng đồng Kinh tế Đông Á, trước hết là vai trò của các khối và nước
dự kiến là thành viên của Cộng đồng (ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung
Quốc, Ấn Độ, Australia và New Zealand), tiếp đó là vai trò của Hoa Kỳ và
Liên minh châu Âu. Quan điểm của mỗi một nước, khối về liên kết kinh tế
Đông Á nói chung và Cộng đồng Kinh tế Đông Á nói riêng sẽ được xem xét.
Đồng thời, sự đóng góp của mỗi nước, khối vào việc hình thành Cộng đồng sẽ

12
được trình bày. Ngoài ra, quan hệ giữa APEC và Cộng đồng Kinh tế Đông Á
cũng sẽ được xem xét và trình bày ở cuối phần này.
Phần 4 khái quát về lộ trình và dự báo một số đặc điểm chủ yếu của mô
hình của Cộng đồng Kinh tế Đông Á.
Phần 5 bàn về những tác động có thể của việc hình thành Cộng đồng
Kinh tế Đông Á tới thế giới, khu vực và đặc biệt là tới sự phát triển của Việt

Nam.
Tại phần 6, đề tài kiến nghị một hệ giải pháp gồm 10 điểm tới Chính phủ
để Việt Nam có thể khai thác được những cơ hội mà việc thành lập Cộng
đồng Kinh tế Đông Á và việc Việt Nam tham gia Cộng đồng này đem tới,
đồng thời hạn chế những tác động tiêu cực.

13
PHẦN 2
NHU CẦU VÀ ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP
CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ĐÔNG Á

II.1. Nhu cầu thành lập Cộng đồng kinh tế Đông Á
II.1.1. Nhu cầu phát triển thể chế để phù hợp với liên kết trên thực tế
Trên thực tế, liên kết kinh tế ở khu vực Đông Á đã phát triển mạnh, thể
hiện ở thương mại nội bộ và đầu tư nội bộ khu vực.

II.1.1.1. Thương mại nội bộ khu vực
Thương mại nội bộ khu vực Đông Á đã tăng trưởng mạnh mẽ trong
khoảng ba thập kỷ gần đây. Như Bảng 2-1 cho thấy, thương mại nội bộ khu
vực (gồm ASEAN+3 và Hong Kong, Đài Loan) trong tổng kim ngạch thương
mại toàn Đông Á đã tăng từ 37% năm 1980 lên 55% năm 2006. Tỷ lệ này tuy
còn thấp hơn so với thương mại nội bộ của EU-15 trước đây (đạt mức cao
nhất 66% năm 1990), song nó vượt chỉ số này của khu vực thương mại tự do
Bắc Mỹ (49% năm 2001).
Sự nhộn nhịp của thương mại nội bộ khu vực còn thể hiện khá mạnh ở
con số thương mại giữa các nước ASEAN và Đông Bắc Á, như Bảng 2-2 cho
thấy. Hầu hết các nước ASEAN có tỷ lệ xuất khẩu và nhập khẩu là khá cao
đối với các nước Đông Bắc Á, từ 14% đến 31% đối với xuất khẩu và từ 24%
đến gần 40% đối với nhập khẩu.
Cùng với sự phát triển thương mại nội vùng, trao đổi thương mại của


14

Bảng 2-1: Tỷ trọng thương mại nội vùng trong tổng giá trị thương mại của khu vực thời kỳ 1986-2006.
(Đơn vị: %)
Khu vưc 1980 1985 1990 1995 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006
ASEAN+3 30,2

30,2

29,4

37,6

37,3

37,1

37,9

39,0

39,2

38,9

38,3

ASEAN+3+Hong
Kong+Đài Loan

36,8

39,0

43,1

51,9

52,1

51,9

53,8

55,4

55,9

55,4

54,5

ASEAN+6 34,6

34,8

33,7

40,8


40,5

40,6

41,3

423,4

43,0

43,1

42,6

ASEAN+6+Hong
Kong+Đài Loan
40,5

42,7

46,3

54,5

54,6

54,5

56,3


57,7

58,5

58,4

57,6

NAFTA 33,8

38,8

37,9

43,1

48,8

49,1

48,4

47,4

46,4

46,1

44,3


Mercosur 11,1

7,2

10,9

19,2

20,3

17,9

13,6

14,7

15,2

15,5

15,7

EU cũ 60,7

59,8

66,2

64,2


62,3

62,2

62,5

63,0

62,2

60,4

59,5

EU mới 61,5

60,0

66,8

66,9

66,3

66,7

67,4

68,1


67,6

66,2

65,8

Nguồn: Kawai, Masahiro & Ganeshan Wignarja (2007), “ASEAN+3 or ASEAN+6: Which Way Forward?” ADBI discussion paper 77.
Ghi chú:
- NIE-4 là 4 nước công nghiệp mới châu Á (Hàn Quốc, Đài Loan, Hong Kong, Singapore);
- ASEAN+3 là toàn bộ khối ASEAN và Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc;
- ASEAN+6 là ASEAN+3 và Austrlia, New Zealand, Ấn Độ.

15
Bảng 2-2: Quan hệ thương mại của các nước ASEAN và các nước Đông
Bắc Á
(Đơn vị: %)
Nhật Bản Hàn Quốc Trung Quốc Ba nước Đông Bắc Á


XK

NK

XK

NK

XK

NK


XK

NK

Indonesia 23,20

15,34

6,59

7,14

4,46

5,86

31,25

23,37

Malaysia 13,02

21,09

3,30

4,09

3,08


3,94

19,40

29,12

Singapore

7,34

16,42

3,47

3,42

3,79

5,04

14,60

24,88

Thái Lan 15,68

25,93

1,95


3,69

4,30

3,09

21,93

32,71

Philippine

14,68

19,02

3,07

7,42

1,74

2,42

19,49

28,86

Việt Nam 19,03


14,12

2,33

12,06

6,71

11,00

27,07

37,18

Nguồn: Theo The International Centre for the Study of East Asian Development, 2002.
Ghi chú: XK là xuất khẩu; NK là nhập khẩu.

Đông Á còn mang sắc thái nội ngành khá rõ rệt. Thương mại nội ngành theo
chiều dọc, đặc biệt trong các sản phẩm chế tạo được mở rộng nhanh chóng.
Hiện nay, phần lớn trao đổi thương mại các sản phẩm chế biến nội vùng ở
Đông Á là theo chiều dọc và theo bản chất nội ngành. Các công ty đa quốc gia
đã tạo ra các loại hình thương mại như vậy thông qua các hoạt động đầu tư
định vị các quy trình sản xuất khác nhau ở các nước khác nhau theo năng lực
công nghệ và lợi thế so sánh về các đầu vào sản xuất. Đó chính là nhân tố
thúc đẩy thương mại nội ngành đối với các phụ tùng, phụ kiện, bán thành
phẩm và thành phẩm trên khắp các nước trong khu vực.

II.1.1.2. Đầu tư nội bộ khu vực
Tỷ trọng FDI nội vùng vào Đông Á so với tổng vốn FDI vào Đông Á

trong những năm 1999-2001 đã tăng từ 37% lên 40%. Bên cạnh Nhật Bản là

16
nước có truyền thống là nhà đầu tư lớn vào khu vực, tầm quan trọng của các
NIE Châu Á cũng đang gia tăng. Trong giai đoạn 1995-2005, Nhật Bản chiếm
11% tổng dòng FDI tích lũy tới các nước Đông Á mới nổi. Đồng thời, các
công ty thuộc NIE châu Á chiếm 29% tổng dòng FDI vào ASEAN-9
2
và 54%
tổng dòng FDI vào Trung Quốc trong giai đoạn nói trên. Hiện tượng này chủ
yếu là do sau khi là những nước tiếp nhận FDI từ các công ty đa quốc gia
trong thập niên 1980, Hồng Kông, Singapore và Đài Loan đã nhanh chóng trở
thành các nhà đầu tư đối với các nước Đông Á còn lại, đặc biệt là ở các nước
ASEAN có thu nhập trung bình, Trung Quốc và Việt Nam. Theo thống kê,
hiện nay 85% các nhà đầu tư nước ngoài ở Trung Quốc là từ khu vực Đông
Á.
3
Gần đây, các nhà đầu tư khu vực cũng đang nổi lên trong nhóm các nhà
đầu tư lớn vào Đông Á mới nổi như Hon Hai Precision Industry Co. (Ltd.),
Quanta Corporation của Đài Loan. Khi Trung Quốc nổi lên như là nước thu
hút FDI trong thập niên 1990, một số nước ASEAN có thu nhập trung bình
như Malaysia cũng bắt đầu đầu tư vào Trung Quốc.
Tuy nhiên, cho tới nay các nhà đầu tư lớn vào khu vực vẫn chủ yếu là
các công ty đa quốc gia có xuất xứ từ EU, Mỹ và Nhật Bản, sau đó mới đến
các NIE và Trung Quốc. Đối với các NIE, khoảng 23% các dòng chảy FDI
vào trong giai đoạn 1990-2002 đến từ nước Mỹ, khoảng 15% đến từ EU và
14% đến từ Nhật Bản. Với các nước ASEAN-9, 22% các dòng chảy FDI đến


2

Tức ASEAN không bao gồm Singapore.
3
Ma, Hong (2005), “On Economic Cooperation in East Asia,”


17
từ Nhật Bản, trong khi 18% đến từ EU và 16% từ Mỹ. Ở Trung Quốc, Mỹ
chiếm 10% dòng chảy FDI vào, trong khi EU và Nhật Bản lần lượt chiếm
8,3% và 6,2%. Các nước công nghiệp mới châu Á, trong đó có Hong Kong,
chiếm khoảng 55% dòng chảy FDI vào Trung Quốc.
Như vậy, bên cạnh các nhà đầu tư từ Mỹ và EU, các nước Đông Á đang
có vai trò lớn hơn với tư cách là nhà đầu tư FDI vào khu vực. Hiện nay, Nhật
Bản là nhà đầu tư lớn nhất ở ASEAN. Đồng thời, các NIE và một số nước
ASEAN có thu nhập trung bình và Trung Quốc đang trở thành các nhà đầu tư
tích cực hơn trong khu vực.

II.1.1.3. Các yếu tố thúc đẩy thương mại và đầu tư nội bộ khu vực
Có một số yếu tố nằm sau sự mở rộng thương mại và đầu tư vốn là nhân
tố chính thúc đẩy liên kết kinh tế Đông Á trong thời gian vừa qua.
Thứ nhất, các nền kinh tế Đông Á theo đuổi tự do hóa thương mại và đầu
tư như một phần của chính sách thương mại và đầu tư hướng ngoại trong
khuôn khổ đa phương của GATT/WTO và chủ nghĩa khu vực mở thông qua
APEC. Một vài vòng đàm phán tự do hóa của GATT đã làm giảm các rào cản
thuế quan và phi thuế quan đối với thương mại trên nền tảng bền vững. Một
điểm chủ chốt là khu vực đã tránh được các thực tiễn đối xử thương mại phân
biệt. Quá trình APEC đã thành công trong việc thúc đẩy Trung Quốc cũng
như Đài Loan trong việc theo đuổi tự do hóa thương mại và đầu tư bên ngoài
khuôn khổ WTO. Với áp lực cạnh tranh từ bên ngoài, các nền kinh tế đã theo
đuổi các cải cách kinh tế bổ trợ ở trong nước theo hướng thị trường và mở
cửa.

Thứ hai, thông qua FDI, các công ty đa quốc gia xuất xứ từ bên ngoài

18
khu vực và sau đó là các công ty Đông Á đã tạo dựng các mạng sản xuất và
chuỗi cung ứng toàn cầu và khu vực trên khắp Đông Á. Các nghiên cứu thực
nghiệm gần đây cho thấy ngoài nhân tố quy mô thị trường, thì tiền tệ mất giá
tại các nước tiếp nhận, rủi ro chính trị ít và sự tồn tại của một hiệp định
thương mại tự do giữa nước đầu tư và nước thu hút đầu tư cũng là những
nhân tố thúc đẩy FDI song phương ở Đông Á. Cũng giống như đối với thương
mại quốc tế, khoảng cách địa lý là một nhân tố quy định quan trọng đối với
các dòng FDI song phương ở khu vực. Xuất khẩu và FDI bổ sung cho nhau;
xuất khẩu càng nhiều sẽ thúc đẩy dòng FDI chảy vào. Điều này cho thấy có
một sự phân công theo chiều dọc và chia sẻ sản xuất (fracmentation of
production) giữa các nền kinh tế châu Á. GDP bình quân đầu người giữa nước
đầu tư và nước thu hút đầu tư càng chênh lệch, thì dòng FDI càng nhỏ - chứng
tỏ FDI ở khu vực chịu ảnh hưởng lớn của các xí nghiệp chủ trương liên kết
theo chiều dọc trong khu vực.
4

Các mạng sản xuất đã kết nối hệ thống xí nghiệp giữa các quốc gia và trở
thành một nhân tố quan trọng liên kết kinh tế Đông Á. Mạng lưới này được
thực hiện dưới sự đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản và dựa trên cơ sở
của sự phân công lao động nhiều tầng. Theo đó, quá trình sản xuất một sản
phẩm được phân chia thành các quá trình nhỏ và phân bổ chúng ở các nước có
mức độ phát triển và thu nhập khác nhau dựa trên lợi thế so sánh và năng lực
công nghệ. Đây gọi là phân công lao động theo quá trình sản xuất. Các mạng
lưới sản xuất khu vực này đã nối các nền kinh tế khác nhau của châu Á, liên
kết, đan xen chúng với nhau. Điều này dẫn đến sự phát triển của thương mại
ngành dọc quy mô lớn đối với phụ tùng, phụ kiện, bán thành phẩm và sản



4
Rajan, Ramkishen S. (2007), “Chapter 13: Intra-Developing Asia FDI Flows:
Magnitudes, Trends, and Determinants,” in Hadi Soesastro edited (2007), “Deepening
Economic Integration in East Asia,” ERIA Research Project Report 2007, No. 1-2.

19
phẩm chế tạo cuối cùng. Quan hệ thương mại này tồn tại ngay cả giữa những
nước có khoảng cách địa lý lớn. Tác động quan trọng của cuộc cách mạng này
là nó thúc đẩy sự tham gia thương mại của khu vực theo cách nó phản ánh các
giai đoạn phát triển công nghiệp của các nền kinh tế riêng lẻ. Mạng lưới sản
xuất khu vực đã tạo ra tam giác thương mại Nhật Bản - Đông Á - Bắc Mỹ.
Trong tam giác này, Nhật Bản có vai trò là người cung cấp vốn và kỹ thuật
cho các nước; các nước Đông Á xuất khẩu hàng hóa tiêu dùng tới Bắc Mỹ;
còn Bắc Mỹ là thị trường tiêu thụ hàng xuất khẩu quan trọng của cả Nhật Bản
và Đông Á.
5, 6

Có thể khẳng định, mạng sản xuất khu vực là hình thức chính của sự liên
kết kinh tế khu vực.
Các mạng sản xuất Đông Á đã xuất hiện chủ yếu dựa trên ba yếu tố là sự
khác biệt về tiền lương lớn giữa các nước trong khu vực, chi phí thương mại
thấp, tính kinh tế theo quy mô và vị trí công ty.
Sự khác biệt về tiền lương giữa các nước là lực lượng dẫn dắt thúc đẩy
cơ chế chia sẻ sản xuất ở Đông Á. Dòng vốn và công nghệ giữa các nước đã
bổ sung cho sự chia sẻ sản xuất và cho phép các công ty mở rộng thuê ngoài
(out-sourcing) toàn cầu và mở rộng mạng lưới sản xuất khu vực. Giảm chi phí
thương mại làm tăng động cơ mở rộng hơn nữa dòng thương mại, vốn và ý
tưởng xuyên biên giới. Điều này ngược hẳn với những gì thế giới chứng kiến
trong những năm 1960, 1970 và đầu những năm 1980 khi dòng thương mại và

vốn giữa Mỹ và châu Âu thể nghiệm sự thay thế chứ không phải là bổ sung.
Bên cạnh lợi ích về thu nhập quốc dân, các nước còn chịu hiệu ứng tái phân


5
Hadi Soesastro edited (2007), “Deepening Economic Integration in East Asia,” ERIA
Research Project Report 2007, No. 1-1.
6
Obashi, Ayako (2009), “Stability of Production Networks in East Asia:Duration and
Survival of Trade,” ERIA Discussion paper No.2009-03.

20
phối thu nhập bên trong khi mà thuê ngoài toàn cầu có xu thế làm tăng bất
bình đẳng thu nhập trong mỗi nước. Hầu hết Đông Á đã tránh được sự gia
tăng bất bình đẳng tiền lương bằng cách kết nối tăng trưởng nhu cầu lao động
kỹ năng do toàn cầu hóa với tăng trưởng cung ứng lao động có kỹ năng nhờ
đầu tư vào giáo dục bởi cả khu vực hộ gia đình lẫn chính phủ.
Về mặt lý thuyết, thương mại đầu vào cho phép giảm hàng rào thương
mại và giảm chi phí sản xuất và cuối cùng là tăng đáng kể tổng dòng thương
mại.
7, 8
Và thực tế ở Đông Á cho thấy, sự gần gũi về mặt địa lý giữa các nước
cũng như sự cải thiện cơ sở hạ tầng đã góp phần đáng kể giảm chi phí vận tải;
trong khi đó, tự do hóa thương mại và các cơ chế hoàn thuế đã giúp giảm
đáng kể chi phí thuế quan. Chi phí thương mại ở Đông Á giảm mạnh còn nhờ
các mạng lưới phân phối hoặc các nhà trung gian tại các trung tâm kinh doanh
quốc tế trong khu vực. Trong thương mại nội vùng ở Đông Á, thương mại bán
thành phẩm - dòng thương mại có xu hướng nhạy cảm đặc biệt với sự thay đổi
chi phí thương mại - chiếm tỷ lệ lớn. Cắt giảm nhỏ trong chi phí thương mại
có thể tác động lớn đến thương mại bởi vì sự cắt giảm này có xu hướng làm

tăng thương mại trong các chuỗi cung ứng kết nối các nước lại với nhau. Tuy
nhiên, sự chia sẻ sản xuất có thể diễn ra giữa nhiều nước. Trong chế tạo hàng
dệt may chẳng hạn, các công ty đa quốc gia có thể sử dụng cúc áo của một
nước, vải của nước thứ hai và cắt may ở một nước thứ ba. Ở đâu mạng sản
xuất dày đặc, ở đó thuê ngoài toàn cầu có thể đặc biệt nhạy cảm với các hàng
rào thuế quan xuyên biên giới, bởi vì trong một chuỗi cung ứng, các đầu vào
có thể phải chuyển dịch qua nhiều biên giới.


7
Yi, Kei-Mu (2000), “Can vertical specialization explain the growth of world trade?”
New York Federal Reserve Bank staff report.
8
Hanson G., Mataloni R., and Slaughter M. (2005), “Vertical Production Networks in
Multinational Firms,” Review of Economics and Statistics 87, 664-678.

×