Tải bản đầy đủ (.pdf) (417 trang)

Luận cứ khoa học cho việc phát triển ngành dịch vụ việt nam đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.89 MB, 417 trang )


BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Chương trình KH&CN trọng điểm cấp Nhà nước KX 01/06-10:
“Những vấn đề cơ bản của phát triển kinh tế Việt Nam đến năm 2020”
*
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Trường Đại học Kinh tế
*



Đề tài cấp Nhà nước:
“LUẬN CỨ KHOA HỌC CHO VIỆC PHÁT TRIỂN NGÀNH DỊCH VỤ
VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020”
Mã số: KX 01.18/06-10



BÁO CÁO TỒNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU





Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Nguyễn Hồng Sơn
Cơ quan chủ trì: Trường đại học Kinh tế
Đại học quốc gia Hà Nội






8052



Hà Nội, tháng 6 năm 2010


LỜI NÓI ĐẦU

Đề tài khoa học cấp Nhà nước “Luận cứ khoa học cho việc phát triển
ngành dịch vụ Việt Nam đến năm 2020,” mã số: KX.01.18/06-10, do PGS.TS.
Nguyễn Hồng Sơn làm chủ nhiệm, thuộc Chương trình nghiên cứu Khoa học Xã
hội và Nhân văn trọng điểm cấp nhà nước “Những vấn đề cơ bản của phát triển
kinh tế Việt Nam đến năm 2020,” mã số KX.01/06-10.
Ban ch
ủ nhiệm Đề tài KX.01.18/06-10 xin trân trọng cảm ơn cơ quan chủ
trì Đề tài là Trường Đại học Kinh tế (Đại học quốc gia Hà Nội), Đại học quốc gia
Hà Nội, Văn phòng các Chương trình Khoa học và Công nghệ trọng điểm cấp Nhà
nước, Bộ Khoa học–Công nghệ, Chương trình KX.01/06-10 cùng nhiều tổ chức
khác đã hết sức giúp đỡ tạo điều kiện cho các thành viên của Đề tài thực hiện
nghiên cứu.
Đồng thời, Ban chủ nhiệm Đề tài cũng xin trân trọng cảm ơn các bài viết,
các ý kiến đóng góp và nguồn tư liệu quý báu của các nhà khoa học đồng nghiệp,
các nhà quản lý và các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu cùng sự làm việc tận
tâm, nhiệt tình của các cán bộ hành chính mà trong phạm vi Lời nói đầu này khó
có thể nêu được hết tên.
Cuối cùng, do ngành dịch vụ có nhiều vấn đề tương đối phức tạp và mới
mẻ, đồng thời các số liệu thống kê của ngành dịch vụ ở Việt Nam cũng chưa được
hoàn chỉnh và thống nhất, khiến cho nghiên cứu này không tránh khỏi những thiếu

sót và hạn chế, nên Ban chủ nhiệm Đề tài rất mong có được sự góp ý quý báu từ
phía người đọc.
Hà Nội, tháng 6 năm 2010
Chủ nhiệm đề tài


PGS. TS. Nguyễn Hồng Sơn
Danh sách các thành viên tham gia đề tài

1. PGS.TS. Nguyến Hồng Sơn Trường Đại học Kinh tế-ĐHQHN
2. TS. Nguyễn Mạnh Hùng Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới
3. PGS.TS. Lê Xuân Bá Viện nghiên cứu và quản lý kinh tế trung ương,
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
4. PGS.TS Hoàng Phước Hiệp Vụ Pháp luật quốc tế, Bộ tư pháp
5. PGS.TS Hà Văn Hội Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN
6. TS. Vũ
Đại Thắng Vụ Kinh tế dịch vụ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
7. TS. Phạm Thị Thu Hằng Viện phát triển doanh nghiệp, Phòng Thương mại
và công nghiệp Việt Nam
8. TS. Nguyễn Bình Giang Viện Kinh tế và chính trị thế giới
9. TS. Nguyễn Quốc Việt Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN
10. TS. Đào Ngọc Lâm Tổng Cục thống kê
11. TS. Nguyễn Quốc Vi
ệt Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN
12. TS. Nguyễn Đức Thành Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN
13. Ông Bùi Trinh Tổng Cục thống kê
14. Ông Dương Mạnh Hùng Tổng Cục thống kê
15. Ths. Nguyễn Chiến Thắng Viện Kinh tế Việt Nam
16. ThS. Nguyễn Hữu Nghĩa Vụ dự báo và thống kê tiền tệ, Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam

17. ThS. Đoàn Thái Sơn Vụ pháp chế, Ngân hàng Nhà n
ước Việt Nam.
18. ThS. Nguyễn Anh Tuấn Viện Kinh tế và chính trị thế giới
19. ThS. Vũ Thanh Hương Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN
20. ThS. Phạm Thu Phương Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN
21. Ths. Nguyễn Ngọc Mạnh Viện Nghiên cứu Bắc Mỹ
22. Ths. Hoàng Văn Tuyên Viện Chiến lược và chính sách Công nghệ, Bộ
Khoa học và Công nghệ
23. Ths. Nguyễn Thị Minh Nga Viện Chi
ến lược và chính sách Công nghệ, Bộ
Khoa học và Công nghệ
24. ThS. Nguyễn Thế Cường Vụ pháp chế, Bộ Giáo dục và Đào tạo


MỤC LỤC

NỘI DUNG Trang
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 1
DANH MỤC CÁC BẢNG 3
DANH MỤC CÁC HÌNH 5
DANH MỤC CÁC HỘP 6
CÁC KẾT LUẬN CHÍNH CỦA BÁO CÁO 7

MỞ ĐẦU 10
i. Sự cần thiết, tính cấp bách, ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 10
ii. Mục đích và câu hỏi nghiên cứu 13
iii. Phạm vi nghiên cứu và các khái niệm 14
iv. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài 16
v. Cách tiếp cận nghiên cứu 23
vi. Phương pháp nghiên cứu 24

vii. Lợi ích của Đề tài 26
viii. Cấu trúc của báo cáo 27
CHƯƠNG 1: PHÁT TRIỂN NGÀNH DỊCH VỤ: KINH NGHIỆM
QUỐC TẾ, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHUNG KHỔ PHÂN TÍCH 29
1.1. XU HƯỚNG VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA NỀN KINH TẾ DỊCH
VỤ TRÊN THẾ GIỚI 29
1.1.1. Dịch vụ đang trở thành ngành kinh tế chủ đạo 29
1.1.2. Ngành dịch vụ CNTT trở thành động lực thúc đẩy toàn bộ ngành dịch
vụ phát triển còn dịch vụ kinh doanh là những ngành dịch vụ có tốc độ tăng
trưởng nhanh nhất 31
1.1.3. Sản phẩm dịch vụ ngày càng có tính chất của sản phẩm hàng hóa 33
1.1.4. Thuê ngoài và gia công quốc tế ngày càng tăng trong ngành dịch vụ 34
1.1.5. FDI vào ngành dịch vụ trong những năm gần đây đã tăng nhanh và
vượt quá FDI vào ngành chế tạo 38
1.1.6. Thương mại dịch vụ quốc tế gia tăng mạnh và còn tiềm năng phát triển
rất lớn 39
1.2. ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DỊCH VỤ CỦA
MỘT SỐ NƯỚ
C TRÊN THẾ GIỚI 41
1.2.1. Điều chỉnh chính sách của Mỹ 41
1.2.2. Điều chỉnh chính sách của EU 46
1.2.3. Điều chỉnh chính sách của Xingapo 51
1.2.4. Điều chỉnh chính sách của Trung Quốc 57
1.3. PHÁT TRIỂN NGÀNH DỊCH VỤ TRONG ĐIỀU KIỆN MỘT NỀN
KINH TẾ ĐANG HỘI NHẬP VÀ CHUYỂN ĐỔI 61
1.3.1. Các lý thuyết truyền thống về các giai đoạn phát triển, chuyển dịch cơ
cấu kinh tế và gi
ải công nghiệp hóa 61
1.3.2.
Các lý thuyết về thương mại, đầu tư quốc tế và mạng sản xuất trong

lĩnh vực dịch vụ 66
1.3.3. Thực tiễn phát triển ngành dịch vụ ở các nền kinh tế đang phát triển,
chuyển đổi và hội nhập 75
1.3.4. Các yếu tố then chốt đối với sự phát triển của ngành dịch vụ ở các nền
kinh tế đang phát triển, chuyển đổi và hội nhậ
p 82
1.4. PHÁT TRIỂN NGÀNH DỊCH VỤ: SỰ LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC
CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ KỶ XXI 92
1.4.1. Sự cần thiết phải chú trọng phát triển ngành dịch vụ ở Việt Nam 92
1.4.2. Khung khổ xác định chiến lược phát triển ngành dịch vụ ở Việt Nam 99
CHƯƠNG 2: PHÁT TRIỂN NGÀNH DỊCH VỤ VIỆT NAM: THỰC
TRẠNG VÀ CHÍNH SÁCH 104
2.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH DỊCH VỤ VIỆT NAM (1986-
2010) 104
2.1.1. Ngành dịch vụ có tốc độ tăng trưởng khá nhưng tỷ trọng trong GDP
còn chưa cao 104
2.1.2. Cơ cấu của ngành dịch vụ còn thiên về các ngành dịch vụ truyền thống
và tiêu dùng cuối cùng 111
2.1.3. Ngành dịch vụ có đóng góp quan trọng cho tăng trưởng GDP nhưng tỷ
lệ giá trị gia tăng và tác động lan tỏa còn thấp 114
2.1.4. Ngành dịch vụ đang tạo ra nhi
ều việc làm song tỷ trọng trong tổng việc
làm của toàn bộ nền kinh tế vẫn thấp 120
2.1.5. Năng suất của ngành dịch vụ cao hơn năng suất của nền kinh tế song
còn thấp 123
2.1.6. Các doanh nghiệp dịch vụ có quy mô còn nhỏ, chuyên môn hóa thấp và
hoạt động trong một môi trường cạnh tranh chưa cao 127
2.1.7. Thương mại dịch vụ chưa phát triển và còn chịu thâm hụt cao 132
2.1.8. Đầu tư vào ngành dịch vụ đang tăng mạnh song hiệu quả còn chưa cao 135
2.1.9. Các ngành dịch vụ công góp phần quan trọng nâng cao đời sống xã hội

và giảm nghèo song khả năng vẫn hạn chế 137
2.2. KHUÔN KHỔ LUẬT PHÁP VÀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGÀNH
DỊCH VỤ VIỆT NAM (1986-2010) 148
2.2.1. Đảng và Nhà nước Việt Nam ngày càng nhận thức rõ hơn về vai trò của
ngành dịch vụ đối với phát triển kinh tế song hiểu biết của người dân về khu
vực này còn hạn chế
148
2.2.2. Khuôn khổ luật pháp và chính sách đối với ngành dịch vụ mặc dù đã
được hoàn thiện một bước song còn phức tạp và chưa được thực thi tốt 153
2.2.3. Các cam kết quốc tế trong lĩnh vực dịch vụ ngày một sâu, rộng song
chưa có được cơ chế thi hành thuận lợi 155
2.3. CÁC TỔ CHỨC LIÊN QUAN ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH
DỊCH VỤ VIỆT NAM 177
2.3.1. Hệ thống các cơ quan quản lý Nhà nước đối với ngành dịch vụ đã được
hình thành song còn phức tạp và chưa có sự phối hợp chặt chẽ 177
2.3.2. Ngày càng có nhiều hiệp hội dịch vụ hình thành song hoạt động và vai
trò còn hạn chế 186
CHƯƠNG 3: NGÀNH DỊCH VỤ VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020: QUAN
ĐIỂM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN 194
3.1. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN NGÀNH DỊCH VỤ VIỆT NAM ĐẾN NĂM
2020 194
3.1.1. Chú trọng phát triển ngành dịch vụ hơn trong mối quan hệ hài hòa với
phát triển các ngành công nghiệp 194
3.1.2. Hướng tới một khu vực dịch vụ phát triển, đảm bảo cả ba yếu tố: hiệu
quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiện đại 198
3.1.3. Quản lý và điều tiết hợp lý đóng vai trò then chốt đối vớ
i việc nâng cao
năng lực cạnh tranh và tính hiệu quả kinh tế của ngành dịch vụ 202
3.1.4. Tiếp tục đẩy mạnh hội nhập quốc tế của khu vực dịch vụ 204
3.1.5. Nâng cao chất lượng dịch vụ và khả năng tiếp cận đối với các dịch vụ cơ

bản 206
3.1.6. Đào tạo nguồn lao động có kỹ năng phù hợp với sự phát triển của
ngành dịch vụ 208
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHUNG NHẰM PHÁT TRIỂN NGÀNH DỊCH
VỤ VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 209
3.2.1. Nâng cao sự hiểu biết của xã hội về dịch vụ và phát triển ngành dịch vụ 209
3.2.2. Đảm bảo thực hiện đúng và đầy đủ vai trò và chức năng của Nhà nước
đối với phát triển ngành dịch vụ 211
3.2.3. Nâng cao năng suất trong ngành dịch vụ và coi đây là một trong những
giả
i pháp ưu tiên hàng đầu 213
3.2.4. Khuyến khích sáng tạo trong ngành dịch vụ 215
3.2.5. Thúc đẩy cạnh tranh trong ngành dịch vụ 217
3.2.6. Đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ 220
3.2.7. Phát triển các ngành dịch vụ ưu tiên 223
3.2.8. Xây dựng các “vùng liên kết dịch vụ-công nghiệp-nông nghiệp” mở để
tăng cường tác động lan tỏa của ngành dịch vụ đối với toàn bộ nền kinh tế 225
3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN KHUÔN
KHỔ LUẬT PHÁP, CHÍNH SÁCH VÀ CÁC TỔ
CHỨC LIÊN QUAN ĐẾN
VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DỊCH VỤ VIỆT NAM 226
3.3.1. Tạo dựng một khung khổ luật pháp và chính sách thuận lợi cho phát
triển ngành dịch vụ 226
3.3.2. Cải tiến công tác quản lý nhà nước đối với ngành dịch vụ 231
3.3.3. Nâng cao vai trò của các hiệp hội dịch vụ 234
3.4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH DỊCH VỤ ƯU TIÊN 237
3.4.1. Một số giải pháp phát triển ngành dịch vụ giáo dục đạ
i học và sau đại
học 237
3.4.2. Một số giải pháp phát triển ngành dịch vụ ngân hàng 241

3.4.3. Một số giải pháp phát triển ngành dịch vụ Khoa học và công nghệ 246
KẾT LUẬN 251
TÀI LIỆU THAM KHẢO 257
PHỤ LỤC 278
PHỤ LỤC I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM, ĐẶC TÍNH CƠ BẢN, PHÂN LOẠI VÀ
ĐO LƯỜNG DỊCH VỤ 278
PHỤ LỤC II: ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ QUY ĐỊNH VÀ CHÍNH SÁCH ĐỐI
VỚI MỘT SỐ NGÀNH DỊCH VỤ 286
PHỤ LỤC III: MỘT SỐ VÍ DỤ VỀ MỤC TIÊU CỦA CÁC QUY ĐỊNH
PHÁP LUẬT 292
PHỤ LỤC IV: THỰC TRẠNG MỘT SỐ HIỆP HỘI NGÀNH DỊCH VỤ Ở
VIỆT NAM 294
PHỤ LỤC V: DỰ BÁO KỊCH BẢN PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DỊCH VỤ
VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 295
PHỤ LỤC VI: ĐIỀU TRA NHẬN THỨC XÃ HỘI ĐỐI VỚI SỰ PHÁT
TRIỂN CỦA NGÀNH DỊCH VỤ 312






1

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ADB Ngân hàng phát triên châu Á
AFTA Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
APEC Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương
ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

ASEM Diễn đàn Á-Âu
BTA Hiệp định thương mại tự do song phương
CATBD Khu vực châu Á-Thái Bình Dương
CNTT Công nghệ thông tin
CPI Chỉ số giá tiêu dùng
ĐPT Đang phát triển
ECB Ngân hàng trung ương châu Âu
EC Cộng đồng kinh tế châu Âu
EU Liên minh châu Âu
EURO Đồng tiền chung châu Âu
FDI Đầu tư trực tiếp n
ước ngoài
FPI Đầu tư gián tiếp nước ngoài
FED Cục dự trữ liên bang Mỹ
FTA Hiệp định mậu dịch tự do
GATS Hiệp định chung về thương mại dịch vụ
GATT Hiệp định chung về thuế quan và thương mại
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
GNP Tổng sản phẩm quốc dân
IMF Quỹ tiền tệ quốc tế
M&A Mua lại và sáp nhập
MDG Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ
của Liên hợp quốc
NAFTA Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ
NDT Đồng Nhân dân tệ
NGO Tổ chức phi chính phủ
ODA Viện trợ phát triển chính thức
OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
2


OPEC Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ
PPP Sức mua tương đương
SNG Cộng đồng các quốc gia độc lập
TNC Công ty xuyên quốc gia
TTCK Thị trường chứng khoán
UN Liên hợp quốc
UNCTAD Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển
UNDP Chương trình phát triển của Liên hợp quốc
USD Đôla Mỹ
WB Ngân hàng Thế giới
WEF Diễn đàn kinh tế thế giới
WTO Tổ chứ
c Thương mại Thế giới

3

DANH MỤC CÁC BẢNG
Nội dung Trang
Bảng 1.1: Tỷ trọng của các ngành kinh tế của các nhóm nước 30
Bảng 1.2: Tác động của Chỉ thị dịch vụ đến các rào cản đối với hoạt động của
ngành dịch vụ trong nội bộ EU 51
Bảng 1.3: Xuất khẩu rau tươi của Kenya sang Anh 74
Bảng 1.4: Các rào cản đối với thương mại và đầu tư quốc tế trong ngành dịch vụ 89
Bảng 2.1: Tố
c độ tăng trưởng GDP của các phân ngành dịch vụ 107
Bảng 2.2: Cơ cấu GDP 2006-2009 111
Bảng 2.3: Tỷ trọng của từng ngành dịch vụ trong GDP 112
Bảng 2.4: Đóng góp của các phân ngành dịch vụ cho tăng trưởng GDP của toàn
ngành dịch vụ theo trung bình giai đoạn 114
Bảng 2.5: Tỷ lệ chi phí trung gian và giá trị tăng thêm theo sản phẩm 117

Bảng 2.6: Tỷ lệ giá trị đầu ra của các ngành dịch vụ được sử dụng làm đầu vào cho
các ngành kinh tế khác 117
Bảng 2.7: Độ lan tỏa và độ nhạy của các ngành dịch vụ Việt Nam năm 2007 118
Bảng 2.8: Lao động làm việc trong các ngành dịch vụ 121
Bảng 2.9: Năng suất lao động của các ngành dịch vụ theo giá thực tế năm 2007 124
Bảng 2.10: Tốc độ tăng năng suất lao động của ngành dịch vụ 125
Bảng 2.11: So sánh năng suất lao động của Việt Nam với một số nước trong khu
vực (N
ăm 2007) 126
Bảng 2.12: Số lượng doanh nghiệp các ngành trong khu vực dịch vụ (so sánh các
năm 2000 và 2007) 128
Bảng 2.13: Tỷ lệ số công ty, xét theo quy mô lao động năm 2007 129
Bảng 2.14: Tỷ lệ số công ty, xét theo quy mô vốn năm 2007 129
Bảng 2.15: Doanh thu thuần sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp dịch vụ 130
Bảng 2.16: Xuất, nhập khẩu dịch vụ qua các năm từ 1990 132
4

Bảng 2.17: Tỷ trọng xuất, nhập khẩu dịch vụ/tổng xuất, nhập khẩu của một số
nước. 133
Bảng 2.18: Xuất, nhập khẩu dịch vụ của một số ngành 134
Bảng 2.19: Vốn đầu tư toàn xã hội vào các ngành dịch vụ, giá so sánh 1994 135
Bảng 2.20: Đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép từ 1/1/2009 đến 15/12/2009
136
Bảng 2.21: Hiệu quả đầu t
ư ở ngành dịch vụ 137
Bảng 2.22: Các yếu tố về luật pháp và chính sách được xem có ảnh hưởng lớn đến
sự phát triển của khu vực dịch vụ Việt Nam 161
Bảng 2.23: Môi trường quản lý vĩ mô đối với khu vực dịch vụ 164
Bảng 2.24: So sánh các cam kết về thương mại dịch vụ trong khuôn khổ GATS,
US - VN BTA, AFAS và TIS – ACFTA 166

Bảng 2.25: So sánh các cam kết chung của Việt Nam trong khuôn khổ GATS, US
- VN BTA, AFAS và TIS – ACFTA 169
Bảng 2.26: Phạ
m vi cam kết của Việt Nam so với danh mục dịch vụ của WTO 170
Bảng 2.27: Cam kết về tiếp cận thị trường với WTO 172
Bảng 2.28: Cam kết về đối xử quốc gia với WTO 172
Bảng 2.29: Trách nhiệm của các Bộ đối với các ngành dịch vụ 179
Bảng 2.30: Danh sách một số Hiệp hội/ Hội hoạt động trong các ngành dịch vụ 187
Bảng 3.1: Mô hình thúc đẩy sáng tạo trong ngành dịch vụ 217
Bảng 3.2: Tham gia c
ủa Chính phủ vào thương mại dịch vụ quốc tế 220
5

DANH MỤC CÁC HÌNH

Nội dung Trang
Hình 1.1: Tỷ trọng giá trị thương mại dịch vụ của thế giới so với tổng giá trị
thương mại hàng hóa và dịch vụ, 1986-2007 39
Hình 1.2: Bốn liên kết trong một chuỗi giá trị đơn giản 73
Hình 1.3: Trần kính trong quá trình công nghiệp hóa của các nước ASEAN 94
Hình 1.4: Mối quan hệ giữa GDP bình quân đầu người với tỷ trọng GDP của
ngành dịch vụ: Sự xuất hiện làn sóng phát triển dị
ch vụ thứ hai ở Việt Nam 97
Hình 1.5: Chi phí cơ hội của hai chiến lược phát triển 100
Hình 1.6. So sánh đầu vào-đầu ra của hai chiến lược phát triển 101
Hình 1.7: Khung khổ phân tích đầu vào-đầu ra đối với việc lựa chọn ưu tiên phát
triển ngành dịch vụ 103
Hình 2.1: Tăng trưởng GDP (%) của ngành dịch vụ, 1986-2009 105
Hình 2.2: Tỷ trọng GDP của ngành dịch vụ giai đoạn 1986-2009 109
Hình 2.3: So sánh tỷ trọng GDP của ngành dịch vụ Việt Nam và thế

giới 110
Hình 2.4: Tỷ trọng GDP của ngành dịch vụ của một số nước năm 2007 110
Hình 2.5.: Cơ cấu GDP của ngành dịch vụ 113
Hình 2.6: Cơ cấu việc làm trong ngành dịch vụ 113
Hình 2.7: Đóng góp của ngành dịch vụ cho tăng trưởng GDP toàn ngành kinh tế
giai đoạn 1987-2009 116
Hình 2.8: Tăng trưởng và tỷ trọng của lao động làm việc trong ngành dịch vụ
trong tổng lao động làm việc trong toàn nền kinh tế 123
Hình 2.9: Sơ đồ t
ổ chức bộ máy quản lý nhà nước khu vực dịch vụ 178
Hình 3.1: Tam giác phát triển của khu vực dịch vụ Việt Nam 200
Hình 3.2: Tự do hóa ở các nền kinh tế đang chuyển đổi và hội nhập 220

6

DANH MỤC CÁC HỘP

Nội dung Trang
Hộp 1.1: Các nhóm biện pháp cơ bản của Chỉ thị dịch vụ 50
Hộp 2.1: Đánh giá thực trạng phát triển một số phân ngành dịch vụ ở Việt Nam 129
Hộp 2.2: Ý kiến của nhóm đối tượng điều tra về việc nên hay không nên ưu tiên
phát triển ngành dịch vụ hơn so với hiện nay 140
Hộp 3.1: Phân tích SWOT đối với sự phát triển của ngành dịch vụ
Việt Nam 196
Hộp 3.2: Tính hiệu quả và tính hiện đại của dịch vụ 199
7

CÁC KẾT LUẬN CHÍNH CỦA BÁO CÁO

1. Phát triển kinh tế dịch vụ, đặc biệt hướng tới một nền kinh tế dịch vụ tri thức,

đang trở thành xu thế nổi bật trong sự phát triển của nền kinh tế thế giới hiện nay.
Các nền kinh tế trên thế giới, từ các nền kinh tế phát triển và đang phát triển, đều
điều chỉnh chính sách sang hướng ưu tiên hoặc chú trọng phát tri
ển ngành dịch vụ
hơn.
2. Quá trình công nghiệp hóa (CNH) ở Việt Nam cũng như ở các nền kinh tế ĐPT
khác theo cách tập trung ưu tiên phát triển các ngành chế tạo vẫn luôn có những
hạn chế vốn có là tình trạng suy thoái môi trường và phần lớn nền sản xuất công
nghiệp chỉ có thể tham gia được vào công đoạn thấp của chuỗi giá trị gia tăng toàn
cầu.

3. Khác với các quan niệm truyền thống cho rằng ngành dịch vụ chỉ có điều kiện
phát triển tốt ở các nền kinh tế phát triển, có mức thu nhập bình quân đầu người
cao, thực tế cho thấy, ngành dịch vụ cũng có nhiều cơ hội phát triển ở các nền kinh
tế đang phát triển, chuyển đổi và hội nhập. Việt Nam là một trong số những nền
kinh tế đó.
4.
Từ nay đến năm 2020, để thực hiện thành công quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa, và để có được một sự phát triển kinh tế bền vững, Việt Nam cần chú trọng
phát triển ngành dịch vụ hơn trong mối quan hệ hài hòa với phát triển các ngành
công nghiệp chế tạo, tạo tiền đề cho một nền kinh tế hiện đại do ngành dịch vụ dẫn
dắt,
hướng tới nền kinh tế tri thức.
5. Khu vực dịch vụ Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu phát triển kể từ khi đất
nước tiến hành công cuộc Đổi Mới cho đến nay song vẫn còn tồn tại những hạn
chế và yếu kém trong thực trạng phát triển, khung khổ luật pháp và điều tiết cũng
như trong hệ thống các cơ quan quản lý Nhà nước đối với ngành dịch vụ và các
hiệp hội dị
ch vụ.
6. Bảy đặc điểm cơ bản và nổi bật trong thực trạng phát triển của ngành dịch vụ

Việt Nam là: i) Ngành dịch vụ có tốc độ tăng trưởng khá nhưng tỷ trọng trong
8

GDP chưa cao và mức độ lan tỏa còn thấp; ii) Ngành dịch vụ đang góp phần tạo ra
nhiều việc làm nhưng tỷ trọng trong tổng lao động của toàn nền kinh tế còn thấp;
iii) Cơ cấu của ngành dịch vụ còn thiên về các ngành dịch vụ truyền thống; iv) Các
doanh nghiệp dịch vụ có quy mô còn nhỏ, chuyên môn hóa thấp và hoạt động
trong một môi trường cạnh tranh chưa cao; v) Thương mại dịch vụ còn chưa phát
triể
n và còn chịu thâm hụt cao; vi)Đầu tư vào ngành dịch vụ đang tăng mạnh song
hiệu quả còn chưa cao; và vii) Các ngành dịch vụ công góp phần quan trọng nâng
cao đời sống xã hội và giảm nghèo song khả năng vẫn còn bị hạn chế.
7. Sáu đặc điểm cơ bản và nổi bật trong thực trạng của khung khổ luật pháp và
điều tiết đối với ngành dịch vụ Việt Nam là: i) Đảng và Nhà nước Vi
ệt Nam ngày
càng nhận thức rõ hơn về vai trò của ngành dịch vụ đối với phát triển kinh tế song
hiểu biết của người dân về khu vực này còn hạn chế; ii) Khung khổ luật pháp đối
với ngành dịch vụ mặc dù đã được hoàn thiện một bước song còn phức tạp và
chưa được thực thi tốt; iii) Các cam kết quốc tế trong lĩnh vực dịch vụ đang được
triển khai song ch
ưa có được cơ chế thi hành thuận lợi; iv) Các chính sách phát
triển ngành dịch vụ còn thiên về bảo hộ và độc quyền; v) Các cơ quan quản lý dịch
vụ chưa phối hợp chặt chẽ; và vi) Các hiệp hội dịch vụ hình thành ngày một nhiều
song hoạt động và vai trò còn hạn chế.
8. Trong việc chú trọng phát triển ngành dịch vụ hơn trong mối quan hệ hài hòa
với phát triển các ngành công nghiệp từ nay đến năm 2020, cầ
n quán triệt các quan
điểm sau: i) Hướng tới một khu vực dịch vụ phát triển, đảm bảo cả ba yếu tố: hiệu
quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiện đại; ii) Quản lý và điều tiết hợp lý đóng vai trò
then chốt đối với việc nâng cao năng lực cạnh tranh và tính hiệu quả kinh tế của

ngành dịch vụ; iii) Tiếp tục đẩy mạnh hội nhập quố
c tế của khu vực dịch vụ; iv)
Nâng cao chất lượng dịch vụ và khả năng tiếp cận đối với các dịch vụ cơ bản; và
v) Đào tạo nguồn lao động có kỹ năng phù hợp với sự phát triển của ngành dịch
vụ.
9. Chín giải pháp quan trọng và cấp thiết nhằm phát triển ngành dịch vụ Việt Nam
từ nay đến năm 2020 là: i) Nâng cao sự hiểu biết c
ủa xã hội về dịch vụ và phát
9

triển ngành dịch vụ; ii) Đảm bảo thực hiện đúng và đầy đủ vai trò và chức năng
của Nhà nước đối với phát triển ngành dịch vụ; iii) Nâng cao năng suất trong
ngành dịch vụ và coi đây là một trong những giải pháp ưu tiên hàng đầu; iv)
Khuyến khích sáng tạo trong ngành dịch vụ; v) Thúc đẩy cạnh tranh trong ngành
dịch vụ; vi) Đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ; vii) Xây dựng và hoàn thiện hệ thống
luậ
t pháp, chính sách và thể chế phù hợp và tạo thuận lợi cho sự phát triển của
ngành dịch vụ; viii) Phát triển các ngành dịch vụ ưu tiên, tập trung trước hết vào
ba ngành: giáo dục đại học và sau đại học, ngân hàng, và khoa học-công nghệ mà
trọng tâm là lĩnh vực nghiên cứu-triển khai; và ix) Xây dựng các “vùng liên kết
dịch vụ-công nghiệp-nông nghiệp” mở để tăng cường tác động lan tỏa của ngành
dịch vụ đối với toàn bộ
nền kinh tế.


10

MỞ ĐẦU

i. Sự cần thiết, tính cấp bách, ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

Xét trên khía cạnh lý luận, cùng với các ngành công nghiệp và nông nghiệp
ngành dịch vụ là một trong 3 ngành kinh tế cơ bản của nền kinh tế quốc dân. Cùng
với bước chuyển sang nền kinh tế tri thức ở nhiều nước trên thế giới, ngành dịch
vụ đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với phát triển kinh tế-xã hội c
ủa một
quốc gia. Ngành dịch vụ vừa là nhân tố thúc đẩy các hoạt động kinh tế vừa góp
phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Các dịch
vụ hạ tầng cơ sở (tiện ích, xây dựng, vận tải, viễn thông và tài chính) hỗ trợ cho tất
cả các loại hình doanh nghiệp. Giáo dục, y tế và các dịch vụ giải trí có ảnh hưởng
đến chất lượng lao độ
ng; các dịch vụ kinh doanh và chuyên môn cung cấp những
kỹ năng cần thiết làm tăng năng lực cạnh tranh và chất lượng của các dịch vụ
chính phủ có vai trò quyết định đối với môi trường kinh doanh của các doanh
nghiệp.
Ở Việt Nam, trong thời kỳ bao cấp, ngành dịch vụ chỉ được nhìn nhận là
ngành có vai trò phụ trong nền kinh tế do không được coi là có đóng góp vào việc
"sản xuất ra của cải vật chất." Kể
từ khi tiến hành Đổi mới đến nay, phát triển
ngành dịch vụ đã được Đảng và Nhà nước Việt Nam quan tâm nhiều hơn và điều
này được thể hiện trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước trong các kỳ Đại hội
cũng như các quy định pháp luật khác nhau. Mặc dù không phủ nhận vai trò quan
trọng của ngành dịch vụ đối với nền kinh tế - xã hội nhưng hiện ở Việt Nam v
ẫn
còn nhiều quan niệm chưa thống nhất, thậm chí sai lầm, về phát triển khu vực này
và đây cũng là điều tương đối phổ biến ở các nền kinh tế đang phát triển (ĐPT),
chuyển đổi và hội nhập khác. Thí dụ, đó là những quan niệm cho rằng:
Thứ nhất, ở các nước có trình độ phát triển kinh tế thấp, tốc độ tăng trưởng
của khu vự
c dịch vụ thấp hơn tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế cũng như
việc khu vực dịch vụ không có lợi thế so sánh là điều bình thường.

11

Thứ hai, vì nguồn lực ở một nền kinh tế ĐPT khan hiếm do đó chỉ nên chú
trọng phát triển ngành công nghiệp chứ không phải là dịch vụ. Trong điều kiện thu
nhập bình quân đầu người thấp, tập trung phát triển ngành dịch vụ chắc chắn sẽ
dẫn đến thất bại.
Thứ ba, các nền kinh tế ĐPT không có lợi thế so sánh trong dịch vụ và xuất
khẩu rấ
t ít dịch vụ, khiến cho thâm hụt cán cân thương mại dịch vụ trở nên bình
thường.
Thứ tư, tự do hóa bên trong đối với ngành dịch vụ đồng nghĩa với việc “thả
nổi,” để ngành này phát triển một cách tự do và điều tiết chặt chẽ đối với ngành
dịch vụ đồng nghĩa với cấm đoán và độc quyền.
Thứ năm, những tác động tích c
ực của HNKTQT đối với sự phát triển của
ngành chủ yếu thông qua việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và xuất
khẩu dịch vụ.
Thứ sáu, trong điều kiện chậm phát triển và chuyển đổi, các yêu cầu về
khung khổ điều tiết (cạnh tranh, độc quyền, tiêu chuẩn chất lượng, cấp phép hành
nghề,…) chưa nên đặt ra ngang bằng với tiêu chuẩn quốc tế
.
Thứ bảy, một nước đang phát triển và chuyển đổi như Việt Nam không cần
có một chiến lược phát triển ngành dịch vụ nói chung bởi vì điều này đồng nghĩa
với sự phát triển theo hướng kế hoạch hóa và bao cấp như đã từng xảy ra trong
thập kỷ 80 của thế kỷ trước và phát triển các ngành dịch vụ chủ chốt đồng nghĩa
với vi
ệc bao cấp, thiên vị đối với sự phát triển của những ngành này.
Bên cạnh những quan niệm sai lầm đó, dịch vụ còn được hiểu một cách rất
đơn giản là chỉ bao gồm các dịch vụ mang tính tiêu dùng cuối cùng như du lịch,
thương mại, khách sạn, nhà hàng, xuất khẩu lao động….và theo cách hiểu đó, phát

triển dịch vụ chính là việc chỉ tập trung phát triển những ngành này.
Xét trên khía cạnh thực tế, cùng vớ
i quá trình toàn cầu hóa và nhờ những
tiến bộ lớn lao của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, thế giới hiện nay đang
bước vào kỷ nguyên của nền kinh tế dịch vụ tri thức. Dịch vụ, nhất là những ngành
dịch vụ hiện đại và có hàm lượng tri thức cao, đang trở thành động lực lôi kéo và
12

thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Các hoạt động thương mại, đầu tư trong lĩnh vực
dịch vụ đang diễn ra sôi động hơn bao giờ hết. Các nền kinh tế trên thế giới, từ
những nền kinh tế phát triển cho đến những nền kinh tế ĐPT, cũng đang tích cực
điều chỉnh chính sách để bắt kịp với xu thế phát triển này.
Ở Việt Nam, mặc dù đã có sự phát triển mạnh mẽ kể từ khi Đổi mới (1986),
nhưng ngành dịch vụ vẫn nằm trong tình trạng kém phát triển: tỷ trọng trong GDP
thấp; tốc độ tăng trưởng thấp hơn tốc độ tăng chung của nền kinh tế; thâm hụt
thương mại dịch vụ gia tăng; tỷ trọng đầu tư nước ngoài vào khu vực thấp; khả
năng tạo việc làm chưa cao; năng lực cạnh tranh thấp; giá cả dịch vụ cao, chất
lượng thấp; tình trạng độc quyền vẫn phổ biến; các doanh nghiệp có quy mô nhỏ;
hệ thống luật pháp chưa đầy đủ, đồng bộ, còn nhiều mâu thuẫn; việc thực thi luật
pháp còn chưa nghiêm; thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan chịu trách nhiệm về
ngành dịch vụ Tình trạng kém phát triển của ngành dịch vụ đã hạn chế những tác
động lan toả của ngành này đối với các ngành khác và là một trong những nguyên
nhân khiến cho năng lực cạnh tranh của nền kinh tế không cao, môi trường kinh
doanh chưa thực sự thuận lợi…
Tuy nhiên, những đặc điểm trên cũng cho thấy tiềm năng phát triển của
ngành dịch vụ còn rất lớn và nếu được khơi dậy, ngành dịch vụ sẽ trở thành động
lự
c cho phát triển kinh tế bền vững ở Việt Nam. Như vậy, vấn đề phát triển ngành
dịch vụ Việt Nam bao gồm cả những cơ hội và thách thức, quan hệ mật thiết, tác
động qua lại lẫn nhau. Cơ hội sẽ trở thành thách thức nếu Việt Nam không thực

hiện những cải cách mạnh mẽ đối với khu vực dịch vụ song song với việc xây
dựng một hệ
thống điều tiết, minh bạch, vững mạnh và phù hợp với tiêu chuẩn
quốc tế, để nâng cao năng lực cạnh tranh của khu vực dịch vụ và để đảm bảo rằng
những người nghèo và những người dễ bị tổn thương có thể tiếp cận được với
những dịch vụ thiết yếu.
Tất cả những điều kể trên
đòi hỏi cần có một công trình nghiên cứu nhằm
chỉ rõ và phân tích thấu đáo những nguyên nhân dẫn đến tình trạng kém phát triển
và phát triển chưa đạt đến tiềm năng của ngành, qua đó xác định được những vấn
13

đề cần phải giải quyết và đưa ra những luận cứ khoa học cho các giải pháp thúc
đẩy sự phát triển của ngành nhằm đạt được các mục tiêu phát triển đã được đặt ra
cho nền kinh tế Việt Nam đến năm 2020.
ii. Mục đích và câu hỏi nghiên cứu
Đề tài khoa học cấp Nhà nước “Luận cứ khoa học cho việc phát triển
ngành dịch vụ Việt Nam đến năm 2020,” mã số KX.01.18/06-10, nhằm cung c
ấp
các luận cứ khoa học cho việc xác định và đề xuất các quan điểm và giải pháp
chính sách phát triển ngành dịch vụ nói chung và một số ngành dịch vụ ưu tiên nói
riêng của Việt Nam đến năm 2020.
Để thực hiện mục tiêu đó, Đề tài đặt ra năm câu hỏi nghiên cứu chính sau:
1. Tại sao Việt Nam cần chú trọng phát triển ngành dịch vụ hơn?
2. Ngành dịch vụ của Việt Nam đang
ở trình độ phát triển như thế nào?
3. Việt Nam đã có những chính sách như thế nào đối với việc phát triển
ngàmh dịch vụ?
4. Ngành dịch vụ của Việt Nam hướng tới năm 2020 nên là một ngành
dịch vụ như thế nào? và

5. Việt Nam cần thực hiện những giải pháp cơ bản nào nhằm thúc đẩy sự
phát triển của ngành dịch vụ?
Để trả lời năm câu hỏi trên, Đề tài đã tiến hành i) Nghiên cứu xu hướng
phát triển ngành dịch vụ trên thế giới; điều chỉnh chính sách phát triển ngành dịch
vụ của một số nước như Mỹ, EU, Xingapo, Trung Quốc và các nền kinh tế đang
chuyển đổi và hội nhập; một số cơ sở lý thuyết và thực tiễn của việc phát triển
ngành dịch vụ trên thế giới; và vai trò c
ủa ngành dịch vụ đối với phát triển kinh tế-
xã hội của Việt Nam; ii) Đánh giá thực trạng và chính sách phát triển ngành dịch
vụ ở Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1986 (khi bắt đầu tiến hành Đổi Mới) cho
đến nay (năm 2010); và iii) Đề xuất một số quan điểm và giải pháp chính sách
phát triển ngành dịch vụ nói chung và một số ngành dịch vụ ưu tiên của Việt Nam
đến n
ăm 2020.
14

iii. Phạm vi nghiên cứu và các khái niệm
Hiện nay trên thế giới có nhiều khái niệm về dịch vụ và ở Việt Nam cũng
chưa có một khái niệm thống nhất về dịch vụ. Tuy nhiên, có thể phân biệt dịch vụ
với hàng hóa qua các đặc tính sau: i) Tính đồng thời: sản xuất và tiêu dùng dịch vụ
xảy ra cùng một lúc; ii) Tính không thể tách rời: sản xuất và tiêu dùng dịch vụ
không thể tách rời; iii) Tính chất không đồng nhất: không có ch
ất lượng dịch vụ
đồng nhất; iv) Tính vô hình: dịch vụ không có hình hài rõ rệt và không thể thấy
trước khi tiêu dùng; v) Tính không lưu trữ được: không lập kho để lưu trữ dịch vụ
như hàng hóa được.
Tất cả các nhà cung cấp (sản xuất) dịch vụ hợp lại thành khu vực dịch vụ
hay khu vực thứ ba của nền kinh tế. Theo cách sử dụng thuật ngữ trong báo cáo
này, các thuật ngữ: ngành dịch vụ
, nhóm ngành dịch vụ, lĩnh vực dịch vụ, khu vực

dịch vụ và khu vực thứ ba được hiểu theo nghĩa tương đương nhau. Trong ngành
dịch vụ, nhóm ngành dịch vụ hay khu vực dịch vụ có các phân ngành dịch vụ. Tuy
nhiên, báo cáo này cũng sử dụng thuật ngữ “ngành dịch vụ” hay “lĩnh vực dịch
vụ” đi kèm với tên của một dịch vụ cụ thể để chỉ các phân ngành. Thí dụ, ngành
d
ịch vụ tài chính, nhóm ngành dịch vụ tài chính hay lĩnh vực dịch vụ tài chính đều
được hiểu như là phân ngành dịch vụ tài chính.
Theo Quyết định số 10/2007/QĐ- TTg ngày 23/1/2007 của Thủ tướng
Chính phủ về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam (VSIC 2007), nhóm ngành dịch
vụ (khu vực III) gồm 15 ngành cấp I là:
1. Bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác
(mã số G):
2. Vận tải kho bãi (mã số H);
3. Dịch vụ lưu trú và ăn uống (mã số I);
4. Thông tin và truyền thông (mã số K);
5. Họat động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm (mã số K);
6. Hoạt động kinh doanh bất động sản (mã số L);
7. Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ (mã số M);
15

8. Họat động hành chính và dịch vụ hỗ trợ (mã số N);
9. Họat động của Đảng cộng sản, tổ chức chính trị- xã hội, quản lý nhà
nước, an ninh, quốc phòng, bảo đảm xã hội bắt buộc (mã số O);
10. Giáo dục và đào tạo (mã số P);
11. Y tế và họat động trợ giúp xã hội (mã số Q);
12. Nghệ thuật, vui chơi, giải trí (mã số R);
13. Hoạt động dịch vụ khác (mã số S);
14. Họat động làm thuê các công việc trong hộ gia đình, sản xuất sản phẩm
vật chất và dịch vụ tự tiêu dùng của hộ gia đình (mã số T);
15. Hoạt động của các tổ chức và cơ quan quốc tế (mã số U).

Tuy nhiên, trong cách phân loại ngành dịch vụ trên cần chú ý: i) Việt Nam
đưa ra hai ngành sản xuất, cung cấp điện nước vào ngành công nghiệp và đưa xây
dựng vào nhóm ngành công nghiệp – xây dựng; và ii) Đến nay, Tổng cục Th
ống
kê vẫn chưa tính lại các số liệu của các năm trước theo Hệ thống phân ngành mới.
Vì thế, báo cáo này sử dụng cách phân loại cũ của Tổng cục thống kê, cụ thể khu
vực dịch vụ gồm các ngành sau:
1. Thương nghiệp;
2. Khách sạn, nhà hàng;
3. Vận tải, bưu điện, du lịch;
4. Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm;
5. Khoa học và công nghệ;
6. Kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn;
7. Quả
n lý nhà nước;
8. Giáo dục và đào tạo;
9. Y tế;
10. Văn hoá và thể thao;
11. Đảng, đoàn thể, hiệp hội;
12. Phục vụ cá nhân, cộng đồng và làm thuê
16

iv. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài
Các công trình nghiên cứu ngoài nước
Có rất nhiều công trình nghiên cứu ở nước ngoài về ngành dịch vụ nói
chung và các phân ngành dịch vụ nói riêng. Các nghiên cứu của các học giả nước
ngoài tập chung chủ yếu vào các khía cạnh cơ bản như thực trạng phát triển của
ngành dịch vụ, vai trò của ngành dịch vụ đối với nền kinh tế, mối quan hệ giữa
phát tri
ển kinh tế và phát triển dịch vụ, những nhân tố thúc đẩy sự phát triển của

ngành dịch vụ, vấn đề điều tiết đối với ngành dịch vụ nói chung và ở các nước
đang phát triển nói riêng.
Về vai trò quan trọng của ngành dịch vụ đối với nền kinh tế, công trình
nghiên cứu của Bộ Phát triển Quốc tế Anh, DfiD (2003), đã chỉ ra rằng dịch vụ là
nguồn lực tiề
m năng quan trọng cho tăng trưởng của các nước đang phát triển.
Một số ngành dịch vụ như tài chính, vận tải và viễn thông nếu phát triển tốt sẽ tạo
các hiệu ứng tích cực tới các ngành nghề khác trong nền kinh tế. Tính hiệu quả của
các ngành dịch vụ là một trong những nhân tố chính quyết định tới sự phát triển
kinh tế, do đó tự do hoá thương mại và đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ phải là thành
tố chính của công cuộc cải cách chính sách. Ngành dịch vụ không tăng trưởng tốt,
không thể có được giảm nghèo bền vững.
Về mối quan hệ mật thiết giữa phát triển ngành dịch vụ và tăng trưởng,
công trình của Kaldor (1966) đã chỉ ra rằng giữa gia tăng lao động trong khu vực
dịch vụ và tăng năng suất lao động của nền kinh tế có tương quan âm,
đó là do khu
vực dịch vụ có lợi tức biên giảm dần. Trái lại, Fisher (1935), Clark (1940),
Kuznets (1955), Chenery (1960) và Fuch (1980) cho rằng cùng với tăng trưởng
chung của nền kinh tế, cơ cấu kinh tế sẽ dịch chuyển theo hướng tăng tỷ trọng của
khu vực dịch vụ.
Giải thích tại sao kinh tế càng phát triển thì tỷ trọng của khu vực dịch vụ
càng tăng, các nghiên cứu của nước ngoài có hai quan điểm. Quan điể
m thứ nhất
cho rằng có những nhân tố thuộc về phía cầu kích thích sự phát triển của khu vực

×