Tải bản đầy đủ (.pdf) (384 trang)

Một số vấn đề nông thôn việt nam trong điều kiện mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.46 MB, 384 trang )



BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
CHƯƠNG TRÌNH KH&CN TRỌNG ĐIỂM CẤP NHÀ NƯỚC
KX.01/06-10 “ Những vấn đề cơ bản của Phát triển kinh tế Việt Nam đến 2020”


Đề tài KX.01.09/06-10
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ NÔNG THÔN VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN MỚI




BÁO CÁO KHOA HỌC TỔNG HỢP






Chủ nhiệm đề tài: TS. Đặng Kim Sơn
Viện trưởng - Viện Chính sách và Chiến lược
Phát triển Nông nghiệp Nông thôn




7889

Hà Nội, 12/2009
Dự thảo chuẩn bị cho nghiệm thu cấp nhà nước, đề nghị không trích dẫn2







Các thành viên chủ yếu tham gia đề tài

1. Chủ nhiệm đề tài: TS. Đặng Kim Sơn
2. Thư ký khoa học: Ths.Trương Thị Thu Trang
TS. Nguyễn Đỗ Anh Tuấn
3. Các thành viên khác: ThS. Nguyễn Ngọc Quế
ThS. Nguyễn Quỳnh Huy
TS. Nguyễn Thị Lan Hương
ThS. Vũ Thị Kim Mão
TS. Đặng Nguyên Anh
ThS. Đỗ Liên Hương
TS. Vũ Trọng Bình
TS. Vũ Hoàng Linh
KS. Đặng Đức Chiến
ThS. Nguyễn Lệ Hoa
CN. Lương Ngọc Hà
CN. Bùi Thị Uyên

Dự thảo chuẩn bị cho nghiệm thu cấp nhà nước, đề nghị không trích dẫn3

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 – GIỚI THIỆU 8
1. Bối cảnh nghiên cứu 8
2. Tính cấp thiết của đề tài 9
3. Mục tiêu của đề tài 12

4. Phương pháp 15
5. Khái niệm và khung phân tích 27
CHƯƠNG 2 – LÝ THUYẾT VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 32
1. Lý thuyết phát triển nông nghiệp 32
2. Lý thuyết phát triển nông thôn 49
3. Lý thuyết về nông dân 54
4. Lý thuyết về tập trung ruộng đất 58
5. Lý thuyết về di chuyển lao động 65
6. Lý thuyết về phát triển tổ chức kinh doanh nông thôn 70
7. Lý thuyết về
phát triển ứng dụng khoa học công nghệ nông nghiệp 80
CHƯƠNG 3 – THỰC TRẠNG, BỐI CẢNH XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 94
1. Thực trạng 94
2. Bối cảnh tương lai 111
CHƯƠNG 4 – CÁC VẤN ĐỀ NỔI BẬT TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NÔNG
THÔN 119
1. Tập trung ruộng đất 119
2. Di chuyển lao động 169
3. Các hình thức tổ chức kinh doanh ở nông thôn 215
4. Phát triển ứng dụng khoa học công nghệ nông nghiệp 274
CH
ƯƠNG 5 – QUAN ĐIỂM VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH 290
1. Bàn về quan điểm phát triển nông thôn Việt Nam 290
2. Định hướng chiến lược và chính sách cho phát triển nông thôn Việt Nam đến năm
2020 292
KẾT LUẬN 300
Tài liệu tham khảo……………………………………………………………………… 304
Phụ Lục……………………………………………………………………………………312




Dự thảo chuẩn bị cho nghiệm thu cấp nhà nước, đề nghị không trích dẫn4





Danh mục sơ đồ

Sơ đồ 1. Nội dung báo cáo chính 15
Sơ đồ 2. Khung phân tích của đề tài 31
Sơ đồ 3. Tổng quan lý thuyết 32
Sơ đồ 4. Các lý thuyết, giải pháp và động lực phát triển nông thôn 51
Sơ đồ 5. Tổ chức cấp trung ương hỗ trợ phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ 246


Danh mục bảng
Bảng 1. Diện tích đất nông nghiệp năm 2007 119
Bảng 2. Tình hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp năm 2006 120
Bảng 3. Tỷ trọng các loại đất trong hộ gia đình nông thôn chia theo vùng 2006 121
Bảng 4. Bất bình đẳng và không có đất nông nghiệp qua các năm 2004 và 2006 122
Bảng 5. Diện tích đất trung bình của hộ nông thôn phân theo 5 nhóm thu nhập 123
Bảng 6. Tỷ lệ đất được tưới tiêu theo mục đích sử dụng 124
Bảng 7. Quy mô và số mảnh đất nông nghiệp c
ủa hộ theo vùng năm 2006 125
Bảng 8. Nguồn gốc các mảnh đất (tỷ lệ % trong tổng số mảnh) 127
Bảng 9. Nguồn gốc các mảnh đất phân theo nhóm thu nhập (tỷ lệ % trong tổng số mảnh) 128
Bảng 10. Giá đất trồng cây hàng năm 131
Bảng 11. Khung giá đất nông nghiệp quy định ở Nghị định 188/2004/NĐ-CP, năm 2004

(đồng/m
2
) 132
Bảng 12. Sự thay đổi quy mô nông hộ (ha/hộ) 136
Bảng 13. Tỷ lệ hộ tham gia thị trường đất đai năm 2006 138
Bảng 14. Kết quả lựa chọn mô hình 140
Bảng 15. Hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến tích tụ ruộng đất nông nghiệp 140
Bảng 16. Chỉ số Simpson theo các nhóm thu nhập 143
Bảng 17. Diện tích và số mảnh đất phân theo các nhóm thu nhập 143
Bảng 18. Thu nhập từ trồng lúa theo quy mô 145
Bảng 19. Đặ
c tính các hộ gia đình sản xuất lúa, 2004 và 2006 146
Dự thảo chuẩn bị cho nghiệm thu cấp nhà nước, đề nghị không trích dẫn5

Bảng 20. Sản xuất lúa 2004 và 2006, phân theo địa phương 147
Bảng 21. Phân bố diện tích đất lúa theo vùng (% số hộ gia đình) 149
Bảng 22. Kết quả mô hình hàm năng suất lúa 151
Bảng 23. Hàm năng suất lúa theo vùng 153
Bảng 24. Tỷ lệ dân số đô thị năm 2009 theo vùng 157
Bảng 25. Chỉ tiêu đất xây dựng đô thị và đất ở đô thị theo vùng (năm 2005) 158
Bảng 26. Tình hình thu hồi đất nông nghiệp cho các khu công nghiệp năm 2005 161
Bảng 27. Quy hoạch s
ử dụng đất nông nghiệp cả nước đến năm 2010 và 2020 163
Bảng 28. Sự thay đổi của chỉ số Simpson trong giai đoạn 2004-2006 164
Bảng 30. Bất bình đẳng về đất đai qua các năm 2004 và 2006 166
Bảng 31: Cơ cấu lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên theo trình độ chuyên môn năm 2006
(%) 173
Bảng 32: Mức tiền lương danh nghĩa bình quân của lao động làm công hưởng lương giai
đoạn 1998-2006 (nghìn đồng) 174
Bảng 33: Ch

ỉ số tiền lương của lao động làm công hưởng lương theo thành phần và ngành
kinh tế (%) 175
Bảng 34: Chỉ số tiền lương thực tế của lao động làm công hưởng lương theo nghề (%) 175
Bảng 35: Tiền lương bình quân/tháng của lao động 1998-2004 176
Bảng 36: Tiền lương/tháng của lao động theo ngành kinh tế, 1998-2004 177
Bảng 37: Tiền lương bình quân/tháng (1000đ) của lao động theo trình độ 1998-2004 178
Bảng 38. Năng suất lao động xã hội theo khu vực và ngành kinh tế (theo giá so sánh 1994,
triệu đồng/người/năm) 180
Bảng 39: Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động (%) 181
Bảng 40. Tỷ lệ dân số có việc làm (%) 181
Bảng 41: Tình trạng việc làm (%) 182
Bảng 42: Tỷ lệ thất nghiệp (%) 183
Bảng 43: Cơ cấu thất nghiệp phân theo trình độ văn hóa và chuyên môn kỹ thuật (%) 184
Bảng 44: Tỷ lệ lao động thiếu việc làm (%) 185
Bảng 45: Cơ cấu việc làm phân theo ngành kinh tế (%) 186
Bảng 46: Cơ cấu vi
ệc làm cả nước phân theo thành phần kinh tế 1996-2006 (%) 188
Bảng 47: Tỷ trọng lao động bán thời gian năm 2007 (%) 189
Bảng 48: Cơ cấu việc làm khu vực chính thức và phi chính thức năm 2006 (%) 191
Bảng 49: Các luồng di cư thuần theo các điểm đi và điểm đến chủ yếu nhất 192
Bảng 50: Tỷ trọng các lý do di cư theo nơi cư trú hiện tại (%) 194
Dự thảo chuẩn bị cho nghiệm thu cấp nhà nước, đề nghị không trích dẫn6

Bảng 51: Tình trạng hôn nhân và thời điểm đến Thành phố Hồ Chí Minh của người di cư196
Bảng 52: Tình trạng hôn nhân hiện tại theo tình trạng di cư 197
Bảng 53: Một số chỉ tiêu của Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh so với cả nước (%) 199
Bảng 54: Thay đổi về phân hóa thu nhập của các hộ di cư (tỷ lệ % số người được hỏi) 201
Bảng 55: Diện tích nhà ở bình quân theo hộ (m
2
/hộ) 201

Bảng 56. Kết quả mô hình các yếu tố tác động đến dịch chuyển lao động 204
Bảng 57. Dân số nông thôn theo các nhóm tuổi, 2010-2020 (1000 người) 207
Bảng 58: Lực lượng lao động giai đoạn 2010-2020 (1000 người) 208
Bảng 59: Lao động có việc làm (nghìn người) 209
Bảng 60: Thất nghiệp giai đoạn 2010-2020 210
Bảng 61: Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành khu vực nông thôn 211
Bảng 62: Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động nông thôn (%) 212
Bảng 63: Một s
ố chỉ tiêu cơ bản về doanh nghiệp nhà nước tại nông thôn qua các năm 216
Bảng 64: Một số chỉ tiêu cơ bản về doanh nghiệp tư nhân tại nông thôn 218
Bảng 65: Một số chỉ tiêu cơ bản về doanh nghiệp FDI tại nông thôn 2000-2007 220
Bảng 66: Số hộ nông thôn phân theo ngành nghề 221
Bảng 67: Cơ cấu trang trại nông lâm thủy sản 222
Bảng 68: Một số chỉ tiêu về hợp tác xã năm 2006 224
Bảng 69: Các tác nhân hỗ trợ
phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ 248
Bảng 70: Một số nhóm chính sách hỗ trợ kinh doanh nông thôn ở các tỉnh 249
Bảng 71 : Tỷ lệ doanh nghiệp có kiểm tra ở 4 tỉnh (Đv : %) 261
Bảng 72 : Số lần kiểm tra bình quân 1 doanh nghiệp trong năm ở 4 tỉnh(Đv : lần/năm) 262
Bảng 73: Kết quả hồi qui 267
Bảng 74: Hiệu quả biên của lao động 268
Bảng 75. Hiệu quả biên của vốn 268
Bảng 76. Hiệu quả
của các yếu tố khác 269
Kết quả mô hình trước hết giúp phân tích hiệu quả kỹ thuật của việc sử dụng các yếu tố đầu
vào 282
Bảng 77. Độ co giãn của các yếu tố đầu vào đối với tăng trưởng tổng sản phẩm nông
nghiệp, 1985-2008 282
Bảng 78. Đóng góp cho tăng trưởng của các yếu tố đầu vào và TFP (%) 283




Dự thảo chuẩn bị cho nghiệm thu cấp nhà nước, đề nghị không trích dẫn7





Danh mục hình

Hình 1: Cơ cấu hộ nông thôn phân theo quy mô đất (%) 129
Hình 2. Mối quan hệ giữa quy mô diện tích đất và thu nhập của hộ gia đình trồng lúa năm
2006 144
Hình 3. Tỷ lệ chi phí/lợi nhuận sản xuất lúa theo quy mô 1
Hình 4. Chi phí và lợi nhuận sản xuất lúa theo quy mô 1
Hình 5. Quan hệ giữa năng suất lao động và diện tích đất 155
Hình 6. Tỷ lệ dân số đô thị trong tổng dân số từ năm 1990 đến nay 156
Hình 7: Tỉ lệ phụ thuộ
c giai đoạn 1950-2050 170
Hình 8: Cơ cấu lực lượng lao động các vùng năm 2006 theo khu vực 171
Hình 9: Cơ cấu lực lượng lao động phân theo trình độ giáo dục phổ thông, giới và khu vực
(%) 172
Hình 10. Năng suất lao động nông nghiệp của Việt Nam so với các nước (USD/lao
động/năm) 179
Hình 11: Cơ cấu lao động thiếu việc làm 185
Hình 12. Tỷ trọng việc làm trong các ngành kinh tế 1996-2006 188
Hình 13: Số giờ làm việc bình quân trong 7 ngày trước ngày điều tra, năm 2007 190
Hình 14: Bi
ến động dân số tại 8 vùng kinh tế 206
Hình 15: Số lượng doanh nghiệp 2000-2007 215

Hình 16: Số lượng doanh nghiệp nhà nước ở nông thôn giai đoạn 2000-2007 216
Hình 17: Số lượng doanh nghiệp tư nhân ở nông thôn 2000-2007 217
Hình 18: Số lượng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại nông thôn 2000-2007 219
Hình 19: Số lượng hợp tác xã qua các năm 224
Hình 20: Chỉ số tăng GDP, TFP và yếu tố đầu vào tổng hợp của nông nghiệp Việt Nam 285
Hình 21: Chỉ số hiệu quả k
ĩ thuật, tiến bộ kĩ thuật và năng suất tổng thể 285
Hình 22. Tăng trưởng TFP hàng năm của nông nghiệp Việt Nam 286
Hình 23. 287
Dự thảo chuẩn bị cho nghiệm thu cấp nhà nước, đề nghị không trích dẫn8


CHƯƠNG 1 – GIỚI THIỆU

1. Bối cảnh nghiên cứu
Kể từ khi Đổi mới, nông nghiệp nông thôn Việt Nam đã có những tiến bộ vượt
bậc. Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng trưởng tốc độ cao. Từ năm 2000 đến 2008,
tăng trưởng giá trị sản xuất của nông nghiệp bình quân đạt gần 5,5%/năm, tốc độ
tăng GDP nông nghiệp đạt 3,8%/năm. Cơ
cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn
chuyển dịch tích cực. An ninh lương thực quốc gia được đảm bảo vững chắc. Đời
sống vật chất và tinh thần cư dân nông thôn cải thiện rõ rệt, thu nhập nâng cao. Thu
nhập bình quân đầu người hộ nông thôn tăng từ 2,7 triệu đồng/người năm 1999 lên
khoảng 7,8 triệu đồng/người năm 2007. Các hình thức tổ chức kinh doanh tiếp tục
đổi mới, góp phần tạo vi
ệc làm và tăng thu nhập cho nhân dân. Xuất khẩu tăng
nhanh, một số mặt hàng nông, lâm, thủy sản từng bước chiếm lĩnh vị thế quan trọng
trên thị trường quốc tế.
Nhờ những thành tựu trên, nông nghiệp phát triển, nông thôn đổi mới đã góp
phần quan trọng tạo ổn định chính trị, kinh tế và xã hội, mở đường thành công và

làm nền tảng vững chắc cho quá trình đổi mới đất nước. Trong nh
ững giai đoạn khó
khăn nhất của quá trình đổi mới và phát triển kinh tế, nông nghiệp, nông thôn luôn là
lĩnh vực tạo ra sự ổn định cho nền kinh tế đất nước.
Thực tiễn gần 30 năm đổi mới thành công đã đem lại nhiều bài học kinh nghiệm
có giá trị. Phát triển sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn là nền tảng để
phát triển kinh tế và ổn định xã hội, xóa
đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường, ổn định
chính trị. Áp dụng cơ chế thị trường, phát huy lợi thế so sánh để chuyển đổi cơ cấu
sản xuất, chấp nhận cạnh tranh, hướng về xuất khẩu. Thông qua đổi mới chính sách
để tạo động lực nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của nhân dân. Đầu tư đúng
mức cơ sở hạ tầng để t
ạo điều kiện phát triển. Áp dụng khoa học công nghệ để tăng
khả năng cạnh tranh của sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn.
Mặc dù đạt được những thành tựu to lớn nhưng sau một giai đoạn phát triển
thuận lợi, nông nghiệp, nông thôn đang đứng trước nhiều khó khăn. Nông nghiệp
tăng trưởng kém bền vững và cạnh tranh thấp. Hàng hóa nông sản chất lượng thấp,
hi
ệu quả thấp, vệ sinh an toàn thực phẩm kém. Công nghiệp và dịch vụ nông thôn
chậm phát triển. Tổ chức, thể chế nông thôn chậm đổi mới. Đến nay hộ nhỏ vẫn là
đơn vị sản xuất kinh doanh chủ lực ở nông thôn, phần lớn không có khả năng tích
lũy tái sản xuất mở rộng một cách đáng kể. Thu nhập giữa nông thôn và đô thị chênh
lệch, nghèo đói và bất bình đẳng còn
ở mức khá cao. Chênh lệch thu thập bình quân
đầu người một tháng ở thành thị cao hơn nông thôn trong từng giai đoạn là 1,8 lần
Dự thảo chuẩn bị cho nghiệm thu cấp nhà nước, đề nghị không trích dẫn9

năm 1993, 2,3 lần năm 2002 và 2,1 lần năm 2006. Năm 2007, tỷ lệ hộ nghèo ở nông
thôn là 17,7% trong khi ở thành thị là 7,4%. Nhiều nơi ở miền núi phía Bắc tỷ lệ hộ
nghèo còn trên 70%. Ô nhiễm môi trường tăng, nhiều tài nguyên có xu hướng bị khai

thác quá mức.
Những khó khăn kể trên xuất phát từ những nguyên nhân chủ quan lẫn khách
quan. Nguyên nhân chủ quan đầu tiên là nhận thức về vị trí, vai trò của nông nghiệp,
nông thôn, nông dân còn bất cập, chưa hình thành hệ th
ống lý luận rõ ràng; chất
lượng của chính sách chưa cao, triển khai chưa tốt; cải cách hành chính chậm, công
tác quản lý Nhà nước còn nhiều bất cập; tổ chức nông thôn còn yếu; đầu tư cho nông
nghiệp, nông thôn thấp. Nguyên nhân khách quan là xuất phát điểm của nông
nghiệp, nông thôn Việt Nam thấp; diễn biến thời tiết, môi trường, dịch bệnh, thị
trường phức tạp; chất lượng kết cấu hạ tầng và dịch v
ụ phục vụ nông nghiệp, nông
thôn thấp.
Quá trình phát triển nông nghiệp nông thôn ở nước ta đang bước vào giai đoạn
mới. Sản xuất phát triển theo chiều sâu lấy chất lượng hiệu quả làm mục tiêu, đời
sống của nhân dân đi vào nâng cao thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội. Bối cảnh
của quá trình phát triển mới là quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, tiến
trình đô thị hóa, công nghiệp hoá ngày càng nhanh. Nhữ
ng thay đổi nêu trên đưa ra
các cơ hội cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân Việt Nam gắn kết với thị trường
thế giới và tạo khả năng hội nhập vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của
đất nước. Tuy nhiên đây cũng là quá trình đặt ra các thách thức tiềm năng của việc
bòn rút nguồn lực từ khu vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân cho sự phát triển
của khu vực công nghiệp đô thị cũng như có thể gây ra bất bình
đẳng và phân hóa xã
hội sâu sắc. Khả năng hội nhập của khu vực nông nghiệp nông thôn và nông dân
Việt Nam vào thị trường thế giới phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của các tổ chức
kinh doanh trong khu vực nông thôn trong việc nâng cấp chính họ trong chuỗi giá trị
toàn cầu. Thêm vào đó, những biến đổi quá nhanh chóng về các điều kiện tự nhiên
(biến đổi khí hậu, sự hao hụt của các nguồn lực cho phát tri
ển nông nghiệp như đất

và nước) cũng đặt ra những thách thức lớn cho vấn đề phát triển nông thôn Việt Nam
trong tương lai, đặc biệt việc bố trí lại cơ cấu sản xuất nông nghiệp nông thôn, bố trí
việc làm cho lực lượng lao động dư thừa, khả năng đảm bảo an ninh lương thực và
nguồn cung bền vững các đầu vào của khu vực nông nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầ
u
phát triển cao của khu vực công nghiệp đô thị trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc
tế.
2. Tính cấp thiết của đề tài
Vấn đề mấu chốt của phát triển nông nghiệp nông thôn Việt Nam trong thời gian
tới là duy trì tăng trưởng nông nghiệp, nâng cao mức sống cho người dân nông thôn,
Dự thảo chuẩn bị cho nghiệm thu cấp nhà nước, đề nghị không trích dẫn10

chuyển đổi cơ cấu sản xuất, cơ cấu lao động và tạo điều kiện cho người dân nông
thôn làm giàu ngay trên chính quê hương của họ. Để giải quyết các vấn đề nêu trên,
cần có những can thiệp chính sách hữu hiệu. Trong khuôn khổ đề tài này, chúng tôi
xin đề cập đến bốn vấn đề chính cần xử lý để có thể xây dựng hệ thống chính sách
chiến lược trong giai đoạn mới, đó là các v
ấn đề liên quan đến tập trung đất đai, di
chuyển lao động, phát triển tổ chức kinh doanh nông thôn và khoa học công nghệ
trong nông nghiệp:
- Đất đai manh mún nên sản xuất hàng hoá khó khăn. Theo số liệu Điều tra
mức sống hộ gia đình 2006, mỗi nông hộ có 4 mảnh đất, mỗi mảnh trung bình
hơn 2000 m
2
(0,2 ha), đặc biệt đồng bằng sông Hồng nơi dân số đông thì diện
tích trung bình một mảnh đất canh tác chỉ vào khoảng 570 m
2
. Đất đai manh
mún là cản trở rất lớn đối với sản xuất hàng hoá nông nghiệp và chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông thôn. Việc tạo ra thị trường đất đai thông thoáng có vai

trò tiên quyết để thúc đẩy quá trình tập trung và tích tụ ruộng đất cho sản xuất
hàng hoá nông nghiệp.
- Sự phát triển của thị trường đất đai cần gắn liền với việc thu hút lao động dư
th
ừa ra khỏi nông nghiệp. Lao động nông thôn dư ra khá lớn, năm 2006 mới
chỉ sử dụng được 81,8% thời gian lao động nông thôn, vẫn còn tới 18,2%
chưa được sử dụng (Niên giám Thống kê 2007). Để tạo việc làm cho lượng
lao động này cần có sự phát triển rất mạnh mẽ của doanh nghiệp nông thôn,
nhưng những cố gắng hiện có chưa đủ để thu hút các nhà đầu tư bên ngoài
tham gia sản xuất kinh doanh tại nông thôn. Trong khi đó, lao
động từ nông
thôn lại không được trang bị các kỹ năng cần thiết để có thể tìm việc làm tại
khu vực công nghiệp, đô thị.
- Trong khi lao động nông thôn dư cần phải đưa ra bên ngoài, không tạo ra
được nhu cầu để những người có năng lực làm việc tại nông thôn, không tạo
ra cơ hội để người dân nông thôn bỏ vốn đầu tư vào nông nghiệp và kinh tế
nông thôn. Sức đẩy lao động nông thôn kết h
ợp với sức kéo lao động từ đô thị
tạo ra dòng di chuyển lao động ngày càng lớn ra khỏi nông thôn, phản ánh
chênh lệch về cơ hội tạo thu nhập giữa nông thôn và thành thị và chênh lệch
điều kiện sống về cơ sở hạ tầng và dịch vụ.
- Muốn duy trì mức độ di chuyển lao động hợp lý, tạo cân bằng về thu nhập,
trong điều kiện phát triển nông nghiệ
p ngày càng khó khăn, phải phát triển
doanh nghiệp, thu hút đầu tư về nông thôn. Đây là thách thức lớn do nông
thôn thiếu nhân lực có kỹ năng, khả năng tự tích luỹ thấp, hệ thống tài chính
kém phát triển, cơ sở hạ tầng lạc hậu. Đầu tư cho khu vực nông nghiệp chiếm
tỉ trọng nhỏ trong tổng vốn đầu tư xã hội và tỷ trọng này có xu hướng giảm
Dự thảo chuẩn bị cho nghiệm thu cấp nhà nước, đề nghị không trích dẫn11


dần theo thời gian. Năm 2007 chưa bằng một nửa mức của năm 2000, do tốc
độ tăng đầu tư vào nông nghiệp là 5% /năm, chỉ bằng 1/3 tốc độ tăng đầu tư
vào công nghiệp, dịch vụ. Đầu tư trực tiếp vào kinh tế nông thôn rất thấp, kể
cả với đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài.
- Các thành tựu về tăng trưởng nông nghiệ
p Việt Nam cho tới nay chủ yếu dựa
trên khuyến khích bằng chính sách, tăng cường đầu tư tài nguyên (đất, nước,
lao động) và vật tư đầu vào (phân bón, thuốc trừ sâu, năng lượng ). Mức độ
áp dụng khoa học công nghệ cho tăng trưởng nông nghiệp thấp, tiến bộ kỹ
thuật trong nông nghiệp đang tụt hậu. Nếu không có sự thay đổi mạnh mẽ về
áp dụng khoa học công nghệ trong sả
n xuất nông nghiệp thì không thể tạo ra
động lực mới cho phát triển nông nghiệp tương lai - một nền nông nghiệp
hướng về năng suất, chất lượng, hiệu quả và vững bền. Nhiệm vụ này đòi hỏi
không chỉ tăng cường các nguồn đầu tư của nhà nước và các thành phần kinh
tế mà cần có những chính sách, cơ chế đổi mới để tạo động lực cho người
nghiên c
ứu, người ứng dụng hăng hái đưa tiến bộ vào sản xuất, hình thành
được thị trường khoa học công nghệ lành mạnh và năng động.
Trong khuôn khổ Chương trình “Những vấn đề cơ bản của Phát triển kinh tế
Việt Nam đến năm 2020”, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp
Nông thôn đã tiến hành Đề tài nghiên cứu “Một số vấn đề về nông thôn Việt Nam
trong điều kiệ
n mới” trong hai năm 2008 – 2009 nhắm vào những câu hỏi đặt ra với
bốn vấn đề chính nêu trên. Nhờ Chương trình định ra đúng hướng nghiên cứu thiết
thực với yêu cầu của thực tế, trong suốt quá trình triển khai nghiên cứu từ đầu đến
cuối, các kết quả của đề tài lập tức được đưa vào ứng dụng cho các hoạt động hoạch
định chính sách của Đảng và Nhà nước.
Năm 2008, k
ết quả nghiên cứu của đề tài đã được sử dụng cho Báo cáo của Hội

đồng Lý luận trung ương về “Vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong quá
trình công nghiệp hóa của các nước, liên hệ đến Việt Nam”. Với những nội dung mới
mẻ của báo cáo, chủ trì đề tài TS. Đặng Kim Sơn đã được giao trình bầy báo cáo này
cho Bộ Chính trị và Ban Bí thư. Sau đó, Tổng Bí thư đã giao nhiệm vụ cho chủ trì đề
tài báo cáo chuyên
đề trên trong Hội nghị Trung ương lần thứ 7 bàn về nông nghiệp,
nông dân, nông thôn vào tháng 7/2008. Báo cáo đem lại ấn tượng tốt với Trung ương
và thực sự trở thành tài liệu tham khảo hữu ích cho quá trình hình thành Nghị quyết
Trung ương 26 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Trong quá trình xây dựng Đề án của Ban Cán sự Bộ Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn phục vụ Nghị quyết 26, một số nội dung nghiên cứu của đề tài đã được sử
dụ
ng để viết một số chuyên đề phục vụ Đề án (Chuyên đề “Giải pháp chính sách
tổng thể để phát triển khoa học công nghệ làm động lực cho quá trình phát triển nông
Dự thảo chuẩn bị cho nghiệm thu cấp nhà nước, đề nghị không trích dẫn12

nghiệp nông thôn”, Chuyên đề “Thực trạng nông dân-hộ nông thôn Việt Nam”,
Chuyên đề “Tác động của chính sách vĩ mô đến nông nghiệp nông thôn và đề xuất
giải pháp”). Các nội dung từ những chuyên đề này đã được Nhà xuất bản Chính trị
Quốc gia xuất bản thành 2 quyển sách (“Kinh nghiệm quốc tế về nông nghiệp, nông
thôn, nông dân trong quá trình công nghiệp hóa” và “Nông nghiệp, nông dân, nông
thôn Việt Nam - Hôm nay và mai sau”) của TS. Đặng Kim Sơn trong tháng 6/2008.
Hai quyển sách này đã được gửi cho các đại biểu Trung ương tham dự
Hội nghị lần
thứ 7 và phát hành rộng rãi cho các cơ sở trong quá trình triển khai Nghị quyết 26.
Năm 2009, các kết quả nghiên cứu tiếp theo của đề tài được tiếp tục sử dụng để
xây dựng Chiến lược Nghiên cứu Khoa học công nghệ Nông nghiệp và Nông thôn
2010 - 2020, Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Việt Nam thời kỳ 2011 –
2020 cho toàn ngành. Kết quả nghiên cứu đã được tập hợp thành “Nhóm giải pháp
tạo đột phá trong qu

ản lý khoa học công nghệ nông nghiệp” để Bộ Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn đề xuất thành Đề án trình Chính phủ cho phép thực hiện ở 8
viện nghiên cứu trong Bộ. Tiếp theo đó, Hội đồng Lý luận Trung ương đã giao
nhiệm vụ cho chủ nhiệm đề tài xây dựng một chuyên đề về “Góp ý bốn quan điểm
trong Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 5/8/2008” và một chuyên đề về “Phát triển nông
nghiệp nông thôn từ lý thuyết áp dụng cho chính sách và chiến l
ược của Việt Nam”
để phục vụ Hội thảo Lý thuyết kinh tế của Hội đồng Lý luận Trung ương.
3. Mục tiêu của đề tài
a) Mục tiêu tổng thể:
Nghiên cứu một số vấn đề chính đang đặt ra trong nông thôn Việt Nam trong
điều kiện mới và từ đó đề ra các phương hướng và giải pháp hoàn thiện chiến lược
và chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn cho đến năm 2020.
b) Mục tiêu c
ụ thể:
1. Tổng quan chính sách phát triển nông thôn Việt Nam kể từ khi bắt đầu quá trình Đổi
mới.
2. Làm rõ thực trạng, nguyên nhân và xu thế của 4 vấn đề chính đang đặt ra cho phát
triển nông thôn Việt Nam:
- Yếu tố ảnh hưởng và xu thế của quá trình tập trung ruộng đất
- Yếu tố ảnh hưởng và xu thế di chuyển lao động
- Yếu tố ảnh hưởng và xu thế phát triển của các t
ổ chức kinh doanh trong nông
thôn
- Yếu tố ảnh hưởng đến phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ nông
nghiệp và đóng góp của khoa học công nghệ đến tăng trưởng nông nghiệp
Dự thảo chuẩn bị cho nghiệm thu cấp nhà nước, đề nghị không trích dẫn13

3. Đề ra phương hướng và giải pháp hoàn thiện chính sách và chiến lược phát triển
nông thôn cho đến năm 2020.

c) Các mục tiêu trên được triển khai thành 4 nội dung:
- Nội dung 1: Đặc điểm chung về chính sách phát triển nông thôn Việt Nam
trong điều kiện mới
• Báo cáo tổng quan về chính sách phát triển nông thôn Việt Nam trong điều
kiện mới
- Nội dung 2: Phân tích một số vấn đề nổi bật trong phát triển nông thôn Việt
Nam

Báo cáo vấn đề tập trung ruộng đất nông thôn: quá trình tích tụ ruộng đất,
hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu, đô thị hóa
• Báo cáo vấn đề lao động nông thôn
• Báo cáo vấn đề tổ chức kinh doanh nông thôn: thu hút đầu tư vào nông
thôn, kết nối giữa sản xuất và kinh doanh, chuyển đổi cơ cấu để tăng giá
trị gia tăng, quy hoạch
• Báo cáo vấn
đề phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ nông nghiệp:
đóng góp của khoa học công nghệ trong tăng trưởng nông nghiệp, các khó
khăn về tạo động lực, tổ chức, thu hút đầu tư.
Trong 4 báo cáo trên, báo cáo về vấn đề phát triển và ứng dụng khoa học công
nghệ nông nghiệp là phần được bổ sung thêm theo yêu cầu của ban chủ nhiệm nên
nội dung hạn chế hơn so với các phần khác, chỉ tập trung vào 2 nội dung chính là
hi
ện trạng và vai trò của khoa học công nghệ nông nghiệp.
- Nội dung 3: Đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện chính sách và
chiến lược phát triển nông thôn Việt Nam cho đến năm 2020
• Báo cáo đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện chính sách và
chiến lược phát triển nông thôn Việt Nam cho đến năm 2020
- Nội dung 4: Thông tin kết quả nghiên cứu: hội thảo, diễn đàn chính sách trên
internet, xuất bản sách, bài đăng tạp chí
d) Cấu trúc báo cáo chính

Báo cáo chính được chia thành 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu
Chương 2: Lý thuyết về các vấn đề nghiên cứu
Dự thảo chuẩn bị cho nghiệm thu cấp nhà nước, đề nghị không trích dẫn14

Chương 3: Thực trạng, bối cảnh xây dựng chính sách phát triển nông nghiepẹ
nông thôn Việt Nam đến năm 2020
Chương 4: Các vấn đề nổi bật trong phát triển nông nghiệp nông thôn
Chương 5: Quan điểm và đề xuất các giải pháp chính sách
Các nội dung chính bắt đầu từ các lý thuyết phát triển chung liên quan đến nông
nghiệp, nông thôn, nông dân, sau đó là tổng quan các lý thuyết trực tiếp liên quan
đến bốn vấn đề nghiên cứu. Trong từng phần, các lý thuyết được xếp theo thờ
i gian
phát triển, gắn với đánh giá về mức độ và hiệu quả áp dụng trong chiến lược và
chính sách phát triển trên thế giới và ở Việt Nam.
Dựa trên tổng quan lý thuyết, một số giả thuyết khoa học được đặt ra để nghiên
cứu. Phần tiếp theo tổng hợp lại chính sách phát triển nông thôn Việt Nam kể từ khi
bắt đầu quá trình Đổi mới, chỉ ra những thành công và tồn tại của chính sách trong từ
ng
giai đoạn. Tiếp theo đó là phần mô tả thực trạng của bốn vấn đề phát triển nông thôn.
Trong từng vấn đề nêu các nội dung về tình hình, các yếu tố tác động, xu hướng. Những
mô hình kinh tế thông dụng được dùng để phân tích các yếu tố tác động. Những giả
thuyết khoa học đã nêu ở phần lý thuyết được kiểm định để phủ định hoặc khẳng định
bằ
ng các phân tích định tính và định lượng. Các kết luận từ phân tích được kết hợp với
những kết luận rút ra ở phần tổng quan chính sách để đưa vào phần cuối của báo cáo:
quan điểm, chiến lược và giải pháp chính sách. Mặc dù nghiên cứu này chỉ tập trung vào
bốn vấn đề cụ thể nhưng khi chuyển sang đề xuất thì chỉ có thể thể hiện bốn vấn đề tách
bạch trong phần
đề xuất chính sách còn khi nêu quan điểm thì bốn vấn đề nghiên cứu

được đặt trong tổng thể quan điểm chung về phát triển nông nghiệp, nông thôn.











Dự thảo chuẩn bị cho nghiệm thu cấp nhà nước, đề nghị không trích dẫn15

Sơ đồ 1. Nội dung báo cáo chính





















Theo đề bài của Ban Chương trình, đề tài nghiên cứu kỹ hơn vấn đề tập trung đất
đai, di chuyển lao động và tổ chức kinh doanh nông thôn. Vấn đề về khoa học công
nghệ trong nông nghiệp được đưa thêm vào theo yêu cầu của Bộ Khoa học và Công
nghệ và không được nghiên cứu sâu bằng ba vấn đề trên, chủ yếu tập trung vào vai trò
c
ủa khoa học công nghệ đối với tăng trưởng nông nghiệp.
4. Phương pháp
a) Cách tiếp cận
Kết hợp định tính và định lượng để chỉ ra các vấn đề mấu chốt về lý luận và thực
tiễn cho phát triển nông thôn ở Việt Nam, đồng thời xác định được các yếu tố ảnh
hưởng đến bốn vấn đề chính ở nông thôn hiện nay là tập trung ruộng đất, chuyển
Hiện trạng, xu hướng
- Tập trung ruộng đất
- Di chuyển lao động
- Các hình thức tổ chức kinh doanh ở nông thôn
- Phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ nông nghiệp
Tổng quan chính sách và bối cảnh
Lý thuyết
Quan điểm phát triển
Định hướng chiến lược
Giải pháp chính sách
- Tập trung ruộng đất
- Di chuyển lao động
- Các hình thức tổ chức kinh doanh ở nông thôn
- Phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ nông nghiệp

Dự thảo chuẩn bị cho nghiệm thu cấp nhà nước, đề nghị không trích dẫn16

dịch cơ cấu lao động, tổ chức kinh doanh nông thôn và khoa học công nghệ trong
nông nghiệp. Những phân tích định lượng nhằm kiểm định tác động của các yếu tố,
đo lường mức độ tác động và dự báo xu thế.
b) Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng
Phương pháp thu thập thông tin

Thu thập thông tin sẵn có
- Tìm hiểu các lý thuyết, lý luận liên quan đến phát triển nông nghiệp nông
thôn nói chung và bốn vấn đề tập trung đất đai, di chuyển lao động, phát triển tổ
chức kinh doanh nông thôn và khoa học công nghệ trong nông nghiệp nói riêng.
- Rà soát các văn bản chính sách liên quan đến nông nghiệp nông thôn.
- Sử dụng niên giám thống kê hàng năm của cả nước và cấp tỉnh, những số liệu
điều tra về đất đai, lao động, doanh nghi
ệp, mức sống hộ gia đình của Tổng cục
Thống kê, Viện Khoa học Lao động và Xã hội, Viện Chính sách và Chiến lược Phát
triển Nông nghiệp Nông thôn, cơ sở dữ liệu về kinh tế các nước của Ngân hàng Thế
giới, liên quan đến nội dung nghiên cứu.
Điều tra thực địa
Khi xây dựng Thuyết minh đề tài, phần điều tra thực địa bao gồm cả bốn vấn đề
nghiên c
ứu chính là tập trung ruộng đất, lao động nông thôn, tổ chức kinh doanh
nông thôn, phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ nông nghiệp. Tuy nhiên khi
bắt đầu thực hiện đề tài, nhóm cán bộ nghiên cứu của đề tài được tiếp cận kết quả
của những cuộc điều tra quy mô lớn của Tổng cục Thống kê như Điều tra mức sống
hộ gia đình hai năm một lần (khoảng 45 nghìn h
ộ điều tra thu nhập và 9 nghìn hộ
điều tra cả thu nhập và chi tiêu, khả năng đại diện đến cấp vùng), Tổng Điều tra nông
thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2001 và 2006 (tổng số đơn vị điều tra năm 2006

là 14,5 triệu), Tổng điều tra các doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh (số doanh
nghiệp tăng hàng năm, điều tra năm 2008 gồm hơn 200 nghìn doanh nghiệp). Quy
mô điều tra của đề
tài nhỏ hơn rất nhiều so với các cuộc điều tra nói trên, vì vậy đề
tài đã đề nghị và Ban Chương trình đã chấp thuận để điều tra tập trung vào vấn đề tổ
chức kinh doanh nông thôn, gồm hai mảng chính cần điều tra: liên kết kinh doanh ở
nông thôn và tác động tràn của các tổ chức kinh doanh nông thôn, là những lĩnh vực
chưa được đề cập sâu trong các cuộc điều tra của Tổng c
ục thống kê.
Cần lưu ý rằng do kinh phí có hạn nên cỡ mẫu điều tra khó có thể đủ tính đại
diện như các cuộc điều tra quy mô lớn của Tổng cục Thống kê. Vì vậy điều tra được
tiến hành với quy mô và hình thức của bốn nghiên cứu tình huống tại bốn tỉnh Phú
Thọ, Hải Dương, Lâm Đồng và Vĩnh Long.
Dự thảo chuẩn bị cho nghiệm thu cấp nhà nước, đề nghị không trích dẫn17

- Phú Thọ (miền núi phía Bắc): Có mức độ công nghiệp hóa tương đối cao
trong vùng miền núi phía bắc; có nhiều doanh nghiệp chế biến nông sản như chè tại
huyện Hạ Hòa, Thanh Ba; liên kết nông dân và doanh nghiệp đã hình thành.
- Hải Dương (đồng bằng Bắc Bộ): Có sự đa dạng các loại hình tổ chức kinh
doanh nông thôn: chủ buôn, doanh nghiệp tư nhân, cụm công nghiệp; đang trong quá
trình đô thị hóa ở mức trung bình của Đồ
ng bằng sông Hồng; là trung tâm thương
mại nông sản của Đồng bằng sông Hồng và là cửa ngõ trung chuyển đi Trung Quốc,
Hải Phòng, Quảng Ninh; cụm công nghiệp tư nhân chế biến nông sản Nam Trung -
Nam Sách phát triển từ năm 1990 trở thành một cụm công nghiệp chế biến địa
phương: mua nông sản trong vùng, cả nước và chế biến, xuất đi cả nước, xuất khẩu;
khu vực sản xuất đồ gố
m Chu Đậu tại Thái Tân - Nam Sách giúp phục hồi nghề gốm
phát triển tạo công ăn việc làm trong vùng.
- Lâm Đồng (miền Trung): Có mức độ công nghiệp hóa cao; kinh tế trang trại

phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng; có sự đa dạng về các hình thức liên
kết sản xuất kinh doanh giữa doanh nghiệp với các tổ chức kinh tế khác trong nông
nghiệp nông thôn.
- Vĩnh Long (miền Nam): Có sự đa dạng về lo
ại hình doanh nghiệp, kinh doanh
nông thôn; hiện nay, việc liên kết giữa doanh nghiệp và hộ nông dân được nhân rộng
trong từng ngành sản xuất, từng lĩnh vực, chú trọng đẩy mạnh xúc tiến thương mại
và xây dựng liên kết giữa các vùng sản xuất theo nhu cầu thị trường; kinh tế trang
trại cũng phát triển mạnh; ngành nông nghiệp phát triển đa dạng, huy động mọi
nguồn lực đầu tư thực hiện các dự án nâng c
ấp cơ sở hạ tầng, vốn tín dụng hỗ trợ cho
nông dân phát triển sản xuất trong đó tập trung phát triển các sản phẩm chủ lực như
lúa chất lượng cao, cây ăn trái đặc sản, chăn nuôi bò, thủy sản.
Mẫu điều tra tại mỗi tỉnh gồm 150 hộ, 10 trang trại, 15 doanh nghiệp và 10 tổ
chức kinh doanh khác gồm hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh. Bước đầu tiên là chọn
doanh nghiệp kh
ảo sát, theo các bước sau: (i) phân loại doanh nghiệp nông thôn ở
địa bàn khảo sát từ danh sách do Sở Kế hoạch và Đầu tư và Ủy ban Nhân dân huyện
cung cấp theo các tiêu chí lĩnh vực kinh doanh, quy mô doanh nghiệp, loại hình
doanh nghiệp, cách thức liên kết với nông dân; (ii) phỏng vấn thử trên thực địa để
lựa chọn loại doanh nghiệp phỏng vấn chính thức. Sau khi biết được sơ bộ những
mối quan hệ giữa doanh nghiệp và hộ nông dân, thể chế
địa phương, lựa chọn một
loại hình doanh nghiệp đại diện cho mỗi kiểu quan hệ để khảo sát; (iii) lựa chọn 15
doanh nghiệp mỗi tỉnh để khảo sát đảm bảo sự đa dạng các loại doanh nghiệp tại địa
phương.
Đối với lựa chọn hợp tác xã và tổ chức kinh doanh khác, ở miền Lâm Đồng và
Vĩnh Long có điều tra tác nhân này vì các hợp tác xã đóng vai trò là tác nhân trung
Dự thảo chuẩn bị cho nghiệm thu cấp nhà nước, đề nghị không trích dẫn18


gian giữa doanh nghiệp và nông dân. Trong khi đó, ở Phú Thọ và Hải Dương, các
doanh nghiệp điều tra không liên kết với các hợp tác xã ở trong tỉnh mà chỉ liên kết
với một số hợp tác xã ở ngoài tỉnh nên mẫu nghiên cứu tập trung vào các đại lý/hộ
kinh doanh là tác nhân trung gian thay cho hợp tác xã.
Hộ kinh doanh được lựa chọn nằm trong chuỗi liên kết giữa doanh nghiệp và
nông dân, là mắt xích trung gian giữa hai tác nhân. Riêng đối với Hải Dương, ngoài
hộ kinh doanh chọn theo tiêu chí trên, mộ
t nhóm hộ kinh doanh tại cụm kinh doanh
nông sản ở Gia Lộc được chọn để đánh giá riêng mà không nằm trong chuỗi liên kết
với doanh nghiệp nào.
Với hộ và trang trại, việc chọn mẫu theo các bước sau:
- Khoanh vùng ảnh hưởng của doanh nghiệp tới các địa phương. Vùng ảnh
hưởng có thể bao gồm các xã xung quanh doanh nghiệp, các xã có lao động làm việc
trong doanh nghiệp, xã chịu ảnh hưởng môi trường từ doanh nghiệp, các xã có cung
cấp đầu vào cho doanh nghiệ
p
- Làm việc với chính quyền địa phương trong vùng ảnh hưởng. Chủ yếu là
phỏng vấn cán bộ xã về tình hình chung và những tác động có thể xảy ra của doanh
nghiệp đến dân cư trong xã
- Đánh giá sơ bộ phạm vi ảnh hưởng của doanh nghiệp tại địa phương và các
mặt bị ảnh hưởng
- Xác định danh sách các hộ/trang trại có mối quan hệ với doanh nghiệp: quan
hệ v
ề lao động làm việc trong doanh nghiệp, cung cấp đầu vào trực tiếp hoặc gián
tiếp
- Phân chia hộ nông dân/trang trại bị ảnh hưởng thành (i) nhóm nông dân/trang
trại chịu ảnh hưởng và không chịu ảnh hưởng của doanh nghiệp, sau đó (ii) chia mỗi
nhóm đó thành 3 nhóm nhỏ theo thu nhập của hộ gia đình/trang trại (dựa theo đánh
giá của cán bộ xã) là khá giàu, trung bình và nghèo. Trong mỗi nhóm, lựa chọn ngẫu
nhiên các hộ gia đình/trang trại điề

u tra từ danh sách các hộ được liệt kê.
Đề tài cũng đã phỏng vấn và thảo luận nhóm với rất nhiều sở và cơ quan ban
ngành như Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài
nguyên Môi trường, Sở Lao động, Cục Thuế, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, Ngân hàng Chính sách và Xã hội, để có thông tin tổng thể về địa
phương.
Bảng hỏi được thiết kế kết hợp c
ả định lượng và định tính để vừa đi sâu, tìm ra
được những vấn đề mới, vừa tính được tần suất lặp lại của một số vấn đề trong phát
triển tổ chức kinh doanh nông thôn. Những tính toán thống kê từ điều tra được kiểm
chứng thông qua phỏng vấn sâu, quan sát của nghiên cứu viên cũng như nhận xét của
Dự thảo chuẩn bị cho nghiệm thu cấp nhà nước, đề nghị không trích dẫn19

các cán bộ Sở ban ngành ở tỉnh điều tra. Nội dung phỏng vấn chính bao gồm hai
nhóm chính: (i) nhóm các chỉ tiêu đánh giá tác động của doanh nghiệp đến hộ nông
dân và cộng đồng nông thôn và (ii) nhóm chỉ tiêu đánh giá quan hệ của doanh nghiệp
với thể chế địa phương.
Phương pháp phân tích thông tin

Một số phương pháp phân tích thường được áp dụng trong các nghiên cứu cùng
loại trong nước và quốc tế đã được áp dụng trong đề tài như: tổng hợp tài liệu trong
và ngoài nước, thống kê mô tả; mô hình tham số và phi tham số,…
Tổng hợp tài liệu trong và ngoài nước
Dựa trên các tài liệu về lý thuyết, các báo cáo khảo sát quốc tế, báo cáo hội thảo,
khảo sát thực tiễn, các tài liệu nghiên cứu đã được thực hiện trong và ngoài nướ
c, đề
tài đã tiến hành tổng quan lại các lý thuyết phát triển chung về nông nghiệp, nông
thôn, nông dân và các nhánh lý thuyết chính từ cổ điển đến hiện đại liên quan đến
bốn vấn đề được nghiên cứu, đồng thời đối chiếu với thực tế áp dụng các lý thuyết
này trong chính sách và chiến lược phát triển trong và ngoài nước để chỉ ra mặt được

và chưa được của các lý thuyết, đồng thời cũng liên hệ
với điều kiện thực tế của Việt
Nam. Việc tổng hợp những kết quả nghiên cứu trước đây liên quan đến phạm vi của
đề tài này cho phép nhóm nghiên cứu có căn cứ để phát triển những giả thuyết khoa
học mới và lựa chọn phương pháp phù hợp nhất cho những nội dung nghiên cứu.
Có một số nội dung quan trọng liên quan đến dự báo như dân số, lao động, khả

năng tạo việc làm, sử dụng quỹ đất trong tương lai, đề tài đã tham khảo để sử dụng
các kết quả nghiên cứu định lượng và định tính từ các nghiên cứu trong và ngoài
nước mới nhất để có cơ sở phân tích sâu hơn bằng các phương pháp định tính và
định lượng, từ đó đưa ra những kết luận mới liên quan đến những vấn đề phải dự báo
trong tương lai. Các
đề tài nghiên cứu chính được sử dụng làm căn cứ là các nghiên
cứu của Viện Khoa học Lao động và Xã hội năm 2009, Viện Nghiên cứu Quản lý
Kinh tế Trung ương năm 2009, Viện Xã hội học năm 2009, Bộ Tài nguyên Môi
trường năm 2009, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn năm 2009, Ngân hàng
Thế giới năm 2008, Tổ chức Nông lương Liên Hợp quốc năm 2009
Thống kê mô tả
Dựa trên các thông tin số liệu mới nhất mà đề
tài có thể thu thập được từ các cơ
quan thống kê, các cuộc điều tra do Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông
nghiệp Nông thôn và các cơ quan khác tiến hành, phương pháp thống kê mô tả được
sử dụng để phân tích tình hình phát triển nông thôn cũng như thực trạng và xu hướng
tập trung đất, chuyển dịch lao động, tổ chức kinh doanh ở nông thôn, tình hình
nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp. Các thống kê mô tả
Dự thảo chuẩn bị cho nghiệm thu cấp nhà nước, đề nghị không trích dẫn20

được dùng chủ yếu trong nội dung 1 và 2. Dựa trên các số liệu thứ cấp và sơ cấp, các
chỉ tiêu sau sẽ được sử dụng:
- Phát triển nông thôn: GDP khu vực nông thôn, tỷ lệ dân cư sống ở nông thôn,

thu nhập bình quân đầu người, GINI, tỷ lệ đói nghèo, đầu tư vào nông thôn, cơ sở hạ
tầng nông thôn, tình trạng y tế, giáo dục, tỷ trọng nông nghiệp trong GDP nông thôn,
cơ cấu sản xuất nông nghiệp,…
-
Đất đai: diện tích đất, diện tích đất nông nghiệp, số mảnh đất bình quân hộ, cơ
cấu đất, cơ cấu đất nông nghiệp, diện tích đất cho thuê mướn,… Chỉ số quan trọng
phản ánh mức độ tập trung đất đai được sử dụng trong báo cáo là chỉ số Simpson.
Chỉ số này được tính như sau:
SI = 1 -

Trong đó n là số mảnh và a là diện tích của mảnh đất. Chỉ số Simpson có giá trị
từ 0 đến 1, giá trị càng gần 0 chứng tỏ mức độ tích tụ càng lớn và ngược lại.
- Lao động: tỷ lệ tham gia lực lượng lao động, tổng số người có việc làm, việc
làm theo ngành kinh tế, thời gian làm việc, thất nghiệp, tỷ lệ lao động làm việc trong
các ngành, tỷ lệ lao động làm việc trong nộ
i bộ ngành, thiếu việc làm, năng suất lao
động, độ co giãn việc làm, tỷ lệ di cư từ nông thôn ra thành thị,
- Tổ chức kinh doanh: số lượng các tác nhân ở nông thôn phân theo quy mô
vốn hoặc quy mô lao động, ngành nghề hoạt động, thu nhập,…
- Khoa học công nghệ: số lượng các nguồn cung cấp tiến bộ kỹ thuật nông
nghiệp (số cơ quan nghiên cứu, số cán bộ, ), một số tiến bộ kỹ
thuật chính được áp
dụng, số lượng liên quan đến khả năng chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ
(số lượng cán bộ hoạt động khuyến nông, nguồn nhân lực ở nông thôn được đào
tạo, )
Các chỉ số trên có thể được chi tiết đến vùng/tỉnh, ngành nghề, tác nhân, thay đổi
theo thời gian tùy từng chỉ số và số liệu thu thập được.
Phương pháp ước lượng tham số (hồi quy)
Phục vụ cho nội dung 2, cụ thể
- Vấn đề tập trung ruộng đất sử dụng 2 mô hình

Mô hình các yếu tố tác động đến tích tụ và tập trung ruộng đất
: Để đo lường tác
động giữa các yếu tố liên quan đến tập trung ruộng đất, hàm hồi quy của tích tụ và
tập trung đất nông nghiệp của hộ gia đình tại thời điểm t được tính toán bằng phương
trình sau:
SI
it
= β
1
+ β
2
X
it
+ β
3
M
it
+ β
3
C
it
+ β
4
S
it
+ α
i
+ v
it
t =1,2 (1)

Dự thảo chuẩn bị cho nghiệm thu cấp nhà nước, đề nghị không trích dẫn21

Trong đó: SI
it
là chỉ số Simpson, phản ánh mức độ tích tụ hay manh mún đất đai.
Chỉ số Simpson đo lường mức độ thay đổi về quy mô tích tụ đất nông nghiệp từ thời
điểm t
1
đến thời điểm t
2
, trong báo cáo này là từ năm 2004 đến năm 2006.
X
it
là đặc điểm của hộ gia đình tại thời điểm t, bao gồm các biến về thu nhập của
hộ, tiếp cận tín dụng, quy mô hộ, đặc điểm chủ hộ và lao động trong hộ (trình độ văn
hóa, độ tuổi và giới tính).
M
it
là các biến liên quan đến thị trường đất tại thời điểm t (diện tích đất được thuê
hay cho thuê của hộ gia đình, tỷ lệ diện tích được tưới tiêu và cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, diện tích đất bình quân trên đầu người).
C
it
bao gồm các thông tin về đặc điểm của xã (có đơn vị sản xuất kinh doanh hay
không, số thiên tai, dịch bệnh xảy ra trong xã, dân số trong xã và trạm khuyến nông).
S
it
bao gồm các biến liên quan đến hoạt động phi nông nghiệp của hộ gia đình tại
thời điểm t (tỷ lệ thu nhập phi nông nghiệp, tỷ lệ lao động tham gia hoạt động phi
nông nghiệp trong tổng lao động của hộ).

α
i
là các biến không quan sát được nhưng có ảnh hưởng đến quá trình tích tụ và
tập trung ruộng đất (các biến về chất lượng đất, sự biến động của thời tiết, các biến
về tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và yếu tố về thể chế ). Mục đích của sử dụng số
liệu lặp qua các năm 2004 và 2006 để loại bỏ các biến không quan sát được α
i
trong
mô hình.
Mô hình đo lường hiệu quả sản xuất theo quy mô theo phương pháp phân tích
biên ngẫu nhiên (Stochastic Frontier Analysis- SFA):
Khái niệm hiệu quả theo quy mô được phân tích bằng lợi tức theo quy mô. Giả
định rằng một hàm sản xuất có dạng như sau:
Y=F(X) (1)
Trong đó Y là sản phẩm đầu ra và X là vector các đầu vào: X1, X2… Xn. Giả
định F(X) thỏa mãn các điều kiện chung của hàm sản xuất tân cổ điển.
Hàm sản xuất F(X) sẽ có lợi tức theo quy mô giảm dần nếu với mọi X>0 và k >0
F(kX) < k F(X) (2)
Tương tự, F(X) sẽ có lợi tức theo quy mô t
ăng dần nếu
F(kX)> k F(X) (3)
Và F(X) sẽ có lợi tức theo quy mô không đổi nếu
F(kX) = kF(X) (4)
Dự thảo chuẩn bị cho nghiệm thu cấp nhà nước, đề nghị không trích dẫn22

Như vậy, lợi tức theo quy mô giảm dần có nghĩa là sản phẩm đầu ra tăng thấp
hơn khi đầu vào tăng với cùng một mức độ. Lợi tức theo quy mô tăng dần là khi sản
phẩm ra có mức độ tắc cao hơn khi đầu vào tăng cùng mức độ. Còn lợi thế theo quy
mô không đổi là khi mức độ tăng của đầu ra cũng đúng bằng mức độ tăng của đầ
u

vào. Chú ý là trong khái niệm này, các đầu vào được giả định tăng với cùng một mức
độ.
Để ước lượng mức độ và xu hướng lợi tức theo quy mô, người ta đưa ra khái
niệm độ co giãn theo quy mô. Độ co giãn theo quy mô của một sản phẩm được định
nghĩa như sau.
ε = Σ
i
ε
i

i
(∂Ln F(X) / ∂LnX) (5)
trong đó i là thứ tự của các đầu vào, ε
i
là độ co giãn của sản phẩm cho đầu vào i;
ε là độ co giãn theo quy mô của sản phẩm.
Hàm sản xuất trên tiếp tục được phân tích sâu hơn sử dụng phương pháp SFA có
nguồn gốc từ các mô hình biên sản xuất ngẫu nhiên do Aigner, Lovell và Schmidt
(1977) phát triển.
Mô hình này có dạng như sau:
(6)
trong đó y
i
là mức đầu ra của nhà sản xuất i, x
i
là vector N đầu vào của nhà sản
xuất i, f(x
i
, β) là đường giới hạn (biên) sản xuất và β là vector các tham số kỹ thuật
cần ước lượng,

. Phản ánh các cú sốc ngẫu nhiên ảnh hưởng tới quá trình sản
xuất như biến đổi thời tiết, may mắn. Người ta giả định các cú sốc này ngẫu nhiên và
phân phối theo một quy luật phân phố nhất định, giống nhau giữa tất cả các nhà sản
xuất.
TE
i
thể hiện mức hiệu quả kỹ thuật được tính bằng tỷ lệ sản lượng thực tế trên
sản lượng cao nhất có thể. TE
i
= 1 cho thấy hãng i có hiệu quả kỹ thuật ở mức cao
nhất có thể trong khi TE
i
< 1 đưa ra ước lượng mức thiếu hụt giữa sản lượng thực tế
và sản lượng cao nhất có thể có.
Người ta cũng có thể viết TE dưới dạng mũ:
trong đó u
i
≥ 0 để
thỏa mãn TE
i
≤ 1. Thông thường hay giả định f(x
i
, β) là hàm Cobb-Douglas hay hàm
translog. Với trường hợp hàm Cobb-Douglas, mô hình trên có thể viết thành
(7)
Có thể giải mô hình này bằng phương pháp maximum likelihood ratio.
- Vấn đề chuyển dịch lao động được phân tích bằng một mô hình
Dự thảo chuẩn bị cho nghiệm thu cấp nhà nước, đề nghị không trích dẫn23

Mô hình phân tích dịch chuyển lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp sử

dụng hàm tuyến tính rút gọn
Nghiên cứu sử dụng mô hình:
i* = Xβ + ε
Để xem xét các yếu tố tác động đến quyết định của hộ gia đình chuyển dịch lao
động ra khỏi hoạt động nông nghiệp. Trong đó i* là biến phụ thuộc có giá trị 0
(không chuyển dịch) và 1 (có chuyển dịch); X là các biến giải thích, β là véc tơ tham
số và ε là sai số:
Mô hình hồi quy Probit (là hàm phi tuyến cho phép xác định mức độ tác động của
các yếu tố X
i
tới xác suất xuất hiện của hiện tượng i khi X đã xảy ra) được dùng để
ước lượng phương trình trên.
- Vấn đề tổ chức kinh doanh ở nông thôn được phân tích sử dụng một mô hình
Mô hình phân tích hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp sử dụng phương pháp

biên ngẫu nhiên

Đề tài sử dụng hàm sản xuất biên ngẫu nhiên để đo lường hiệu quả sản xuất của
doanh nghiệp theo quy mô. Hàm sản xuất biên ngẫu nhiên cho phép sai số ngẫu
nhiên xung quanh hàm sản xuất được ước lượng. Trong mô hình này, đầu ra bị chặn
từ bên trên bằng hàm sản xuất biên ngẫu nhiên và các yếu tố không phải đầu vào cho
sản xuất (yếu tố phi hiệu quả kỹ thuật) chỉ giải thích một ph
ần sự sai lệch khỏi hàm
sản xuất biên. Mô hình được xây dựng bởi Aigner et al. (1997) cùng với Meeuseng
và Van Den Broeck (1997)
(,)
ii
vu
ii
YX e

β

=

Trong đó
i
Y là giá trị kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp i. Trong
nghiên cứu này,
i
Y
là doanh thu của doanh nghiệp i trong năm 2007, tính bằng đơn
vị triệu VNĐ
i
X
là vec tơ của các yếu tố đầu vào cho doanh nghiệp i, bao gồm: Lao động (L),
vốn (K). Trong nghiên cứu này, lao động được tính bằng số lao động bình quân năm
2007 và vốn cũng là vốn bình quân sử dụng trong năm 2007.
β
là vec tơ của các tham số chưa biết cần ước lượng
Sự khác biệt giữa phương pháp OLS và hàm ngẫu nhiên trong ước lượng hàm sản
xuất nằm ở 2 đại lượng sai số cấu thành là
ii
vu

, trong đó
i
v
là đại lượng sai số ngẫu
nhiên có phân phối chuẩn độc lập đồng nhất,
2

(0, )
v
N
σ
Æ có giá trị trung bình = 0 và
phương sai
2
v
σ
, được giả định được phân phối độc lập với
i
u
.
i
u
là đại lượng sai số 1
Dự thảo chuẩn bị cho nghiệm thu cấp nhà nước, đề nghị không trích dẫn24

phía, được giả định là không âm và đại diện cho các tác động kỹ thuật phi hiệu quả.
Nếu
i
u = 0 thì doanh nghiệp hoàn toàn đạt hiệu quả về mặt kỹ thuật và sẽ đạt được
mức sản lượng cao nhất ứng với các yếu tố đầu vào được sử dụng. Nếu
i
u
> 0, ngành
không hiệu quả về mặt kỹ thuật.
Giả thiết tổng quát hơn cho phân phối của
i
u là tuân theo phân phối chuẩn đều

không âm
2
(, )
iu
N
µ
σ
(Kumbhakar và Lovell, 2000).
Để phân tích định tố của sự không hiệu quả về kỹ thuật,
i
µ
coi như là một hàm số
của các biến giải thích sau (Coelli và cộng sự., 1998):
0iiiz
µ
δδω
=+ +

Theo đó z
i
là véc tơ các biến giải thích quyết định sự không hiệu quả về kỹ thuật,
δ
là véc tơ hệ số hồi quy chưa biết cần ước lượng, i
ω
được định nghĩa theo phân
phối chuẩn bị chặn
2
(0, )N
ω
σ

với điểm chặn là
0()iz
δ
δ

+
(Battese và Coelli, 1995).
Viết lại mô hình dưới dạng translog như sau:
(
)
(
)
22
01 2 3 4 5
ln ln ln ln ln ln ln
iiiiiiiii
YKLKLKLvu
ββ β β β β
=+ + + + + +−

i
Y
: là kết quả sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp i
i
K
,
i
L
là 2 yếu tố sản xuất (vốn và lao động) của doanh nghiệp i
Nếu các hệ số tương tác và các hệ số của các đại lương bình phương mang giá trị

= 0 thì mô hình sẽ mang đặc điểm của hàm Coub - Douglas. Để kiểm định tính chính
xác của mô hình, chúng ta sử dụng kiểm định tổng quát LR. Các yếu tố ảnh hưởng
đến hiệu quả kỹ thuật được mô hình gồm có biến vùng, ngành sản xuất kinh doanh,
và loại hình doanh nghi
ệp
Phương pháp ước lượng phi tham số:
- Vấn đề đóng góp của khoa học công nghệ vào tăng trưởng nông nghiệp được
phân tích sử dụng một mô hình
Mô hình tiếp cận phi tham số (phương pháp Bao dữ liệu)

Mô hình này ước lượng thay đổi trong năng suất nhân tố tổng hợp (TFP), tiến bộ
công nghệ và những thay đổi về hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp của Việt Nam;
tìm ra những nguyên nhân làm cản trở tăng trưởng TFP trong nông nghiệp. Kỹ thuật
này cho phép phân chia tăng trưởng năng suất thành hai thành phần: hiệu quả kỹ
thuật và tiến bộ kỹ thuật theo thời gian. Hai thành phần này bổ sung cho nhau một
cách hợp lý giúp cho vi
ệc nhận dạng và phân biệt quá trình công nghệ.
Dự thảo chuẩn bị cho nghiệm thu cấp nhà nước, đề nghị không trích dẫn25

Giả sử chúng ta có một tập hợp các khả năng sản xuất đầu ra sau:
P(x) = {y: x có thể sản xuất y}
Hàm khoảng cách đầu ra với công nghệ năm t (tức năm đầu), được xác định như
sau:
)}(:min{),( xP
y
yxd
t
∈=
θ
θ


Lưu ý, nếu
θ
đạt giá trị tối thiểu, thì y/
θ
đạt giá trị tối đa. Như vậy hàm khoảng
cách sẽ đo lượng đầu ra tối đa có thể sản xuất được bằng một lượng đầu vào cho
trước. Đây chính là thước đo hiệu quả kỹ thuật. Tương tự, chúng ta có thể xác định
được một hàm khoảng cách
),(
1
yxd
t+
cho công nghệ năm t+1 (tức năm cuối).
Sự thay đổi năng suất có thể được đo bằng phần sản lượng tăng thêm mà không
phải là kết quả của việc tăng đầu vào. Chỉ số năng suất bằng (y
t+1
/y
t
)/(y
b
/y
a
), với
(y
t+1
/y
t
) là tăng trưởng đầu ra và (y
b

/y
a
) là sự di chuyển dọc theo đường giới hạn sản
xuất của năm t. Có thể viết lại dưới dạng biểu thức như sau (y
t+1
/y
b
)/(y
t
/y
a
), với tử số
là hàm khoảng cách đầu ra của năm t+1 (y
t+1
) tương ứng với công nghệ của năm t và
mẫu số là hàm khoảng cách thể hiện hiệu quả kỹ thuật của năm t. Đây chính là chỉ số
năng suất Malmquist dựa trên đối chứng là công nghệ của năm đầu (năm cơ sở), theo
định nghĩa của Caves, Christensen và Diewert (1982a và 1982b), gọi tắt là CCD:
),(
),(
11
ttt
ttt
t
CCD
yxd
yxd
m
++
=

Tuy nhiên, chúng ta có thể chọn công nghệ của năm t+1 làm đối chứng để xác
định chỉ số năng suất. Chỉ số năng suất Malmquist dựa trên đối chứng là công nghệ
của năm cuối được xác định như sau:
),(
),(
1
111
1
ttt
ttt
t
CCD
yxd
yxd
m
+
+++
+
=
Hai chỉ số này có thể hoặc không thể như nhau đối với trường hợp nhiều đầu vào
công nghệ hiệu quả thay đổi theo quy mô. Để tránh sự tùy tiện trong chọn lựa chuẩn
đo lường, Färe (1992 và 1994) đã đề xuất cách tính chỉ số năng suất Malmquist bằng
trung bình nhân của hai chỉ số trên (tức chỉ số năng suất Malmquist tính theo công
nghệ năm đầu và chỉ số năng suất Malmquist tính theo công nghệ
năm cuối):
2/1
1
11111
11
),(

),(
),(
),(
),,,(








×=
+
+++++
++
ttt
ttt
ttt
ttt
tttt
yxd
yxd
yxd
yxd
yxyxm

Färe et al. (1992) cho rằng chỉ số này tương đương với biểu thức sau:

×