TRNG I HC NGOI THNG
KHOA KINH T V KINH DOANH QUC T
CHUYấN NGNH KINH T I NGOI
KHO LUN TT NGHIP
ti:
TC NG CA CUC KHNG HONG TI CHNH
TON CU N HOT NG NGOI THNG GIA
VIT NAM V M
H v tờn sinh viờn
Lp
Khoỏ
Giỏo viờn hng dn
: Đỗ Thị Hòa
: Nhật 2
: 44 E
: TS. Vũ Hoàng Nam
H Ni, thỏng 5 nm 2009
Th Ho - Nht 2 - K44E
MC LC
DANH MụC CáC HìNH Và BảNG BIểU 4
Danh mục các chữ viết tắt 5
Lời mở đầu 1
Chng 1. Khỏi quỏt v cuc khng hong ti chớnh ton cu 3
1.1. Khỏi nim v khng hong ti chớnh 3
1.2. Nguyờn nhõn ca cuc khng hong ti chớnh ton cu 5
1.2.1.Khủng hoảng tài chính Mỹ 5
a, Đạo luật Ngân hàng ở Mỹ 5
b, Các công cụ cho vay d-ới chuẩn và sự đổ vỡ bong bóng thị tr-ờng nhà đất 8
c, Chng khoỏn húa cỏc khon cho vay th chp 11
d, Gii u c vi cụng c mua bỏn khng 13
1.2.2. .Mi liờn h cht ch gia M v th gii 14
1.3. Din bin v c im ca cuc khng hong ti chớnh ton cu 16
1.3.1. Din bin 16
1.3.2. .c im 19
1.4. Tỏc ng ca cuc khng hong ti chớnh ton cu. 22
1.4.1. Tỏc ng ti nc M 22
1.4.2. Tỏc ng ti th gii 24
a, Tỏc ng mnh m n hot ng ngoi thng ton cu 24
b, Tỏc ng n th gii 26
1.5. Mt s gii phỏp ca cỏc nc nhm khc phc cuc khng hong. 29
1.5.1. Cỏc nc hp tỏc chng khng hong 29
1.5.2. Các biện pháp nhằm giải cứu ngành ngân hàng 31
1.5.3. Cỏc gúi kớch thớch kinh t 33
Chng 2. Tỏc ng ca cuc khng hong ti chớnh ton cu ti hot
ng ngoại th-ơng gia Vit Nam v M. 35
2.1. Bi cnh nn kinh t Vit Nam v khỏi quỏt nhng tỏc ng ca khng hong
ti chớnh ton cu ti nn kinh t Vit Nam. 35
2.1.1. Tớn dng v vn thanh khon ca h thng ngõn hng 35
2.1.2. u c v biến ng giỏ c 36
2.1.3. Lm phỏt v tng trng 38
Th Ho - Nht 2 - K44E
2.1.4. Dũng vn quc t 39
2.1.5. Th trng chng khoỏn 40
2.1.6. Hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam 40
a, Nhu cu tiờu dựng trên thế giới giảm 41
b, Giá dầu thô thay đổi thất th-ờng 42
c, Tỉ giá giữa đồng đô la Mỹ và tiền đồng Việt Nam th-ờng xuyên biến động 43
d, Các biện pháp bảo hộ th-ơng mại 45
2.2. Tỏc ng ca khng hong ti chớnh ton cu ti hot ng xut khu ca Vit
Nam sang M 46
2.2.1. Dt may 48
2.2.2. Đồ gỗ 51
2.2.3. Thu sn 54
2.3 Tỏc ng ca khng hong ti chớnh ton cu ti hot ng nhp khu t M
ca Vit Nam 57
2.3.1. Nhóm hàng thịt và nội tạng làm thực phẩm 58
2.3.2. Gỗ nguyên liệu 59
Chng 3.Gii phỏp khc phc nh hng tiờu cc ca cuc khng
hong ti hot ng ngoại th-ơng giữa Vit Nam và M. 61
3.1. Nhng thun li v khú khn trong vic khc phc nh hng tiờu cc ca
cuc khng hong hin nay 61
3.1.1. Hon cnh Quc t 61
a, Khú khn 61
b, Thun li 62
3.1.2. Hon cnh Vit Nam 64
a, Những khó khăn nội tại của nền kinh tế Việt Nam 64
b, Thuận lợi đối với Việt Nam 66
3.2. nh h-ớng xuất nhập khẩu của Việt Nam với Mỹ 67
3.3. Gii phỏp khc phc tỏc ng tiờu cc ca cuc khng hong ti hot ng
XNK ca Vit Nam vi M. 71
3.3.1. Giải pháp của chính phủ 71
a. Đối với vấn đề lạm phát 71
b. Đối với vấn đề tỷ giá 74
Th Ho - Nht 2 - K44E
c. Các giải pháp đối với lĩnh vực ngân hàng 75
d. Đối với chính sách thuế 76
e. Tăng c-ờng khả năng thông tin và dự báo 78
3.3.2. Giải pháp cho doanh nghiệp 79
a. Triệt để tiết kiệm 79
b. Đầu t- công nghệ 80
c. Tái cấu trúc doanh nghiệp 80
d. Xúc tiến tìm bạn hàng mới, đáng tin cậy 81
Kết luận 82
Tài liệu tham khảo 84
Th Ho - Nht 2 - K44E
DANH MC CC HèNH V BNG BIU
* DANH MC CC BNG
Bảng 1: Quy trỡnh chng khoỏn hoỏ cỏc khon vay th chp 11
Bảng 2: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ giai đoạn
2005-2008 47
Bảng 3: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ năm 2006-
2008 49
Bảng 4: Tình hình xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ quý I/2009 49
Bảng 5: Kim ngạch nhập khẩu hàng hoá từ Mỹ của Việt Nam 57
Bảng 6: Kim ngạch nhập khẩu thịt từ Mỹ của Việt Nam 58
*DANH MC CC HèNH
Hình 1: Diễn biến giá dầu thô t ngy 02/01/2008 n ht ngy
23/12/2008 42
Hình 2: Din bin t giỏ USD/VND nm 2008 43
Hình 3: Tốc độ tăng tr-ởng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang
Hoa Kỳ giai đoạn 2006-2008 và dự báo 2009 53
Hình 4: Chỉ số giá cả một số mặt hàng trên thế giới từ tháng 10-
2007 đến tháng 9-2008 58
Đỗ Thị Hoà - Nhật 2 - K44E
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
- APEC: Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương
- GDP: Tổng sản phẩm nội địa
- CPI: Chỉ số giá tiêu dùng
- DN: Doanh nghiệp
- EU: Liên minh Châu Âu
- Euro: Đồng tiền của Liên minh Tiền tệ châu Âu
- FDI: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
- FED: Cục dự trữ liên bang
- Mỹ
- IMF: Quỹ tiền tệ thế giới
- LEFASO: Hiệp hội da giày Việt Nam
- NHNN: Ngân hàng nhà nước
- SGD: Đơn vị tiền tệ của Singapore
- UNCTAD: Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên hiệp quốc
- USD: Đồng đô la Mỹ
- WTO: Tổ chức thương mại thế giới
Đỗ Thị Hoà - Nhật 2 - K44E
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ đầu năm 2008, thế giới chứng kiến một cuộc khủng hoảng tài
chính có qui mô rộng lớn và tốc độ ảnh hưởng nhanh chưa từng thấy trong
lịch sử. Mặc dù nguy cơ xảy ra một cuộc khủng hoảng như vậy đã được dự
báo từ năm 2006 nhưng không ai có thể tin rằng chính cuộc khủng hoảng
nhà đất tại Mỹ đã gây nên một cuộc khủng hoảng qui mô lớn như vậy. Các
nước trên thế giới, đặc biệt là ba khu vực kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ, EU
và Nhật Bản lần lượt chứng kiến các vụ phá sản của các tập đoàn, công ty
lớn và đi vào suy thoái kinh tế. Kinh tế toàn cầu lâm vào khó khăn, đặc biệt
là Mỹ, thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam hiện nay. Sự khủng
hoảng kinh tế Mỹ đã tác động mạnh mẽ đến hoạt động xuất nhập khẩu của
Việt Nam với Mỹ. Cuộc khủng hoảng tài chính lần này chưa biết bao giờ sẽ
kết thúc và để hạn chế các tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tới hoạt
động ngoại thương giữa Việt Nam và Mỹ, Việt Nam cần hiểu rõ về cuộc
khủng hoảng lần này cũng như những tác động của nó tới thương mại giữa
hai nước. Xuất phát từ thực tiễn trên, đề tài “Tác động của cuộc khủng
hoảng tài chính toàn cầu đến hoạt động ngoại thương giữa Việt Nam và Mỹ”
được chọn làm nội dung nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp này.
2. Mục đích nghiên cứu
Khoá luận phân tích nguyên nhân, đặc điểm, tác động cũng như đưa ra
các giải pháp khắc phục ảnh huởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính
toàn cầu tới Việt Nam, đặc biệt là hoạt động ngoại thương giữa Việt Nam và
Mỹ.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đỗ Thị Hoà - Nhật 2 - K44E
2
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những tác động của cuộc khủng
hoảng tài chính toàn cầu tới hoạt động ngoại thương giữa Việt Nam và Mỹ.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là phân tích hoạt động ngoại thương giữa Việt
Nam và Mỹ trước và sau khủng hoảng.
4. Phương pháp nghiên cứu
Khoá luận sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, kết hợp
nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn
5. Bố cục của khóa luận
Khoá luận gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát về cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Chương 2: Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu tới hoạt động
ngoại thương giữa Việt Nam và Mỹ.
Chương 3: Giải pháp khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng
tài chính tới hoạt động ngoại thương giữa Việt Nam và Mỹ.
Tác giả xin chân thành cảm ơn sự chân thành sự hướng dẫn tận tình
của TS. Vũ Hoàng Nam trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài.
Mặc dù đã hết sức cố gắng trong khi thực hiện đề tài này, song do hạn chế
về thời gian, khoá luận này không tránh khỏi những sai sót. Tác giả mong
nhận đựơc sự góp ý và trao đổi của cô giáo và độc giả nhằm hoàn thiện khoá
luận hơn nữa.
Hà Nội, ngày 10 thỏng 5 năm 2008
Sinh viờn
Đỗ Thị Hoà
Đỗ Thị Hoà - Nhật 2 - K44E
3
Chương 1. Khái quát về cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu
1.1 . Khái niệm về khủng hoảng tài chính
Trong lịch sử tài chính tiền tệ thế giới, thuật ngữ “Khủng hoảng tài
chính” đã không còn xa lạ. Có rất nhiều các nghiên cứu, các học thuyết được
đưa ra nhằm tìm hiểu quá trình hình thành của một cuộc khủng hoảng tài
chính cũng như cách thức dự báo và ngăn chặn nó. Tuy nhiên, cho đến nay
vẫn chưa có một sự thống nhất hoàn toàn giữa những nghiên cứu, học thuyết
đó về khái niệm của một cuộc khủng hoảng tài chính.
Theo một nghiên cứu của Quỹ tiền tệ thế giới IMF, khái niệm về
khủng hoảng tài chính không được đưa ra cụ thể, mà được hiểu thông qua
các khái niệm từng loại khủng hoảng tài chính. Theo nghiên cứu này thì
khủng hoảng tài chính rất đa dạng. Một cuộc khủng hoảng tiền tệ có thể nổ
ra khi hoạt động đầu cơ tiền tệ theo tỷ giá dẫn đến sự giảm giá (hoặc giảm
giá đột ngột) đồng tiền đó, hoặc trường hợp buộc các cơ quan có trách nhiệm
phải bảo vệ đồng tiền của mình bằng cách chi ra một khối lượng lớn dự trữ
ngoại tệ để nâng cao lãi suất. Khủng hoảng ngân hàng là tình trạng ngân
hàng thực tế hoặc có khả năng đổ vỡ hay các vụ phá sản buộc các ngân hàng
phải hoãn các khoản thanh toán thuộc trách nhiệm của mình hoặc tình trạng
buộc chính phủ phải can thiệp bằng cách trợ giúp những khoản tài chính lớn.
Cuộc khủng hoảng ngân hàng tác động trên diện rộng, tới nhiều bộ phận của
hệ thống kinh tế. Khủng hoảng hệ thống tài chính là những rối loạn có thể
tới mức nghiêm trọng của thị trường tài chính. Những rối loạn này, do làm
suy yếu những chức năng của thị trường tài chính, có thể tác động sâu rộng
tới toàn bộ nền kinh tế. Khủng hoảng hệ thống tài chính thường đi liền với
khủng hoảng tiền tệ, nhưng một cuộc khủng hoảng tiền tệ thì không nhất
thiết gắn với những rối loạn nghiêm trọng trong hệ thống thanh toán quốc
gia, và do đó có thể không đạt tới mức độ trở thành khủng hoảng hệ thống
Đỗ Thị Hoà - Nhật 2 - K44E
4
tài chính. Cuối cùng, khủng hoảng nợ nước ngoài là tình trạng một quốc gia
không thể thực hiện nghĩa vụ với các khoản nợ nước ngoài của mình, cả nợ
chính phủ lẫn nợ tư nhân.
Có ý kiến cho rằng, khủng hoảng tài chính là sự thất bại của một hay
một số nhân tố của nền kinh tế trong việc đáp ứng đầy đủ nghĩa vụ, bổn
phận tài chính của mình. Dấu hiệu của khủng hoảng tài chính có thể là: Các
ngân hàng thương mại không hoàn trả được các khoản tiền gửi; các khách
hàng vay vốn không thể hoàn trả các khoản vay cho ngân hàng; chính phủ
phải từ bỏ chế độ tỷ giá hối đoái cố định.
Tựu chung lại, khủng hoảng tài chính là sự rối loạn trầm trọng trong
thị trường tài chính được đặc trưng bởi sự sụt giảm mạnh mẽ về giá tài sản,
mất khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ, sự phá sản hoặc lâm vào nguy cơ
phá sản của các công ty tài chính và phi tài chính, kéo theo suy thoái kinh tế
nặng nề.
Cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay có phạm vi trên toàn cầu chính
vì vậy được gọi là “khủng hoảng tài chính toàn cầu”. Cuộc khủng hoảng này
thể hiện tình trạng bất ổn định tài chính như mất giá tiền tệ, sụt giá chứng
khoán diễn ra đồng thời nhiều nơi trên thế giới từ khoảng tháng 8 năm 2008.
Cuộc khủng hoảng này là sự phát triển và lan toả của cuộc khủng hoảng tài
chính Hoa Kỳ năm 2007 và nó tiếp tục diễn ra cho đến nay. Cuộc khủng
hoảng tài chính toàn cầu này đã ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế các
nước, gây ra suy thoái kinh tế ở nhiều nơi và tăng trưởng kinh tế chậm lại ở
hầu hết các nước khác. (Nguồn: Bách khoa toàn thư mở, năm 2008)
Khủng hoảng tài chính Hoa Kỳ năm 2007 là cuộc khủng hoảng trong
nhiều lĩnh vực tài chính (tín dụng, bảo hiểm, chứng khoán) diễn ra từ năm
Đỗ Thị Hoà - Nhật 2 - K44E
5
2007 cho đến tận nay. Cuộc khủng hoảng này bắt nguồn từ cuộc khủng
hoảng tín dụng nhà ở thứ cấp. (Nguồn: Bách khoa toàn thư mở, năm 2007).
1.2. Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu
1.2.1. Khủng hoảng tài chính Mỹ
Cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ chính là nguyên nhân chính dẫn đến
cuộc khủng hoảng tài chính trên toàn thế giới. Và nguyên nhân dẫn đến cuộc
khủng hoảng tài chính tại Mỹ lại bắt đầu từ thị trường nhà đất Mỹ. Khủng
hoảng đã xảy ra khi thị trường nhà đất Mỹ bị đóng băng từ khoảng tháng
7/2007 sau khi lãi suất cho vay thế chấp bị điều chỉnh tăng hàng loạt làm
hàng triệu người vay tiền mua nhà đầu cơ không thể trả nợ. Thị trường
chứng khoán phái sinh từ nợ vay thế chấp dưới chuẩn mất khả năng thanh
khoản gây ra khủng hoảng tín dụng và thiệt hại to lớn cho các ngân hàng lớn
không chỉ ở bên trong nước Mỹ. Nhiều nhà kinh tế cho rằng cuộc khủng
hoảng hiện tại có thể sẽ là tồi tệ nhất từ khủng hoảng 1929-1933.
Có 4 nguyên nhân dẫn tới cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ:
a, Đạo luật Ngân hàng ở Mỹ
Vào thập niên 1920, Luật Ngân hàng ở Mỹ còn lỏng lẻo nên các ngân
hàng thương mại dùng tiền ký gửi đầu tư mạo hiểm vào những lĩnh vực kinh
doanh có mức lợi nhuận cao nhưng đầy rủi ro. đầu tư bừa bãi để lấy phần
trăm hoa hồng, cộng với chính sách tiền tệ phóng túng đã sinh ra tình trạng
siêu lạm phát, dẫn đến sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Mỹ năm 1929,
tiếp theo là một thời kỳ khủng hoảng lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ.
Năm 1932, tổng thống Franklin Roosevelt nhậm chức đã cùng Quốc
hội Mỹ cho ra đời Đạo luật Ngân hàng ( Glass-Steagal Act) năm 1933, chủ
yếu để cứu nền kinh tế Mỹ nằm trong chương trình 100 ngày đầu của Chính
Đỗ Thị Hoà - Nhật 2 - K44E
6
phủ Roosevelt. Đạo luật này phân biệt khắt khe giữa hoạt động của ngân
hàng thương mại và ngân hàng đầu tư.
Theo quy định, Ngân hàng thương mại chỉ được hoạt động trong lĩnh
vực cho vay những hoạt động kinh doanh truyền thống, ít rủi ro nhất và có
đầy đủ thế chấp cụ thể một cách tương xứng. Ngân hàng thương mại trả lãi
suất ký gửi là X% thì cho vay lại chỉ ở mức X + 2(hoặc 3%) mà thôi để đảm
bảo tính an toàn và giữ vững niềm tin của người dân để gửi tiết kiệm. Còn
hoạt động của ngân hàng đầu tư là những hoạt động kinh doanh với độ rủi ro
cao, nên các nhà đầu tư vào các loại quỹ hoặc ngân hàng đầu tư phải được
biết vậy và chấp nhận rủi ro. Sự tách biệt giữa hoạt động ngân hàng thương
mại và ngân hàng đầu tư là để làm rạch ròi mức độ rủi ro, tránh sự mập mờ
dễ gây ra sự ngộ nhận cho người dân khi gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng.
Sự tách biệt này cũng là để minh bạch hoá các hoạt động ngân hàng vì đó là
nền tảng của cả một hệ thống ngân hàng ổn định, tạo nên sức mạnh cho hệ
thống tài chính và kinh tế phát triển bền vững. Đạo luật Glass-Steagal đã
giúp cho kinh tế và xã hội Mỹ phát triển mạnh trong suốt 50 năm và trở
thành một mô hình tài chính ngân hàng mẫu mực cho cả thế giới.
Đến đầu những năm 1980, khi Rowald Reagan nhậm chức tổng thống,
chính phủ Mỹ chủ trương phát triển kinh tế thị trường tối đa, đồng thời cho
phép các ngân hàng nhận tiền gửi tiết kiệm mở rộng các hoạt động cho vay
để nhiều người đầu tư vào thị trường bất động sản. Chính sách này vài năm
sau đã dẫn đến khủng hoảng ngân hàng đầu tiên, bắt buộc chính phủ Mỹ
phải can thiệp, tổn hao công quỹ đến hơn 300tỉ USD mới giải quyết được
tạm ổn. (Nguồn: Hải Ninh, Khủng hoảng tài chính Mỹ: nguyên nhân, tác
động, chiều hướng và giải pháp, báo Kinh tế và chính trị thế giới, số
9(149)2008, trang 69)
Đỗ Thị Hoà - Nhật 2 - K44E
7
Vào những năm 1990, chính quyền của tổng thống Bill Clinton đã
thành công trong các chính sách kinh tế, trả được tất cả các công nợ lớn do
chính quyền Reagan để lại, bắt đầu một thời kỳ phát triển dài nhất trong lịch
sử nước Mỹ. Nhưng chính sự thành công này đã nảy sinh ra mầm mống cho
khủng hoảng kinh tế của nước Mỹ hôm nay. Say men chiến thắng và cũng
đầy lòng tham, các đại gia của Mỹ và cả những nhà hoạch định chính sách
đã lãng quên những qui tắc cơ bản của ngành ngân hàng và nhiệm vụ quản
lý rủi ro tài chính. Các đại gia tài chính-ngân hàng đã tiến hành những chiến
dịch vận động hành lang để ngân hàng được phép tham gia vào các lĩnh vực
đầu tư rủi ro mà trước đây bị cấm bởi Đạo luật Glass-Steagal. Số tiền lobby
do các độc quyền tài chính ngân hàng chi trong năm 1998 lên đến 200 triệu
USD (Nguồn: Hải Ninh, Khủng hoảng tài chính Mỹ: nguyên nhân, tác động,
chiều hướng và giải pháp, báo Kinh tế và chính trị thế giới, số 9(149)2008,
trang 70). Kết quả là năm 1999, tổng thống Clinton trước khi mãn nhiệm đã
ký đạo luật Gramm-Leach-Bliley chính thức khai tử Glass-Steagal.
Sang năm 2000, cựu bộ trưởng tài chính trong chính quyền Clinton là
Robert Rubin chuyển sang làm chủ tịch tập đoàn Citi Group- một trong
những tập đoàn đã chủ động chiến dịch lobby cho đạo luật ngân hàng mới.
Các ngân hàng Mỹ từ đó được tài trợ các loại chứng khoán, kể cả các loại tài
sản (phần lớn là bất động sản) đã được chứng khoán hoá qua các thủ thuật
“bốc giá”.
Chính sách tín dụng thoải mái với lãi suất cực kỳ thấp và điều kiện thế
chấp hết sức lỏng lẻo dưới thời tổng thống George Bush đã tạo ra sự tăng
trưởng ảo từ những đầu tư ồ ạt, dẫn đến sự phát triển nóng trong lĩnh vực
nhà đất để rồi hệ thống tài chính-ngân hàng Mỹ không cõng được gánh nặng
do chính mình tạo ra, khiến chính quyền Mỹ phải ra tay cấp cứu.
Đỗ Thị Hoà - Nhật 2 - K44E
8
b, Các công cụ cho vay dưới chuẩn và sự đổ vỡ bong bóng thị trường nhà
đất
b1, Các công cụ cho vay dưới chuẩn, ARM, MBS và CDO
Đáp lại nhu cầu của nhà đầu tư, hoạt động cho vay thế chấp đặc biệt là
cho vay dưới chuẩn đã nở rộ. Cho vay dưới chuẩn (subprime) là việc các
ngân hàng chấp nhận cho vay cả những khách hàng không đủ tiêu chuẩn
vay vốn với mức lãi suất hiện hành trên thị trường. Việc xác định dưới
chuẩn được dựa trên nhiều yếu tố trong đó có mức thu nhập, lýlịch tín dụng,
công việc hiện tại của người đi vay.
Sự tranh giành thu hút khách hàng cũng khuyến khích các ngân hàng
phát minh những công cụ cho vay thế chấp mới bên cạnh các phương thức
truyền thồng mà nổi bật nhất là vay thế chấp lãi suất thả nổi ARM -
adjustable rate mortgage, theo đó ngân hàng cho vay thế chấp với mức lãi
suất được điều chỉnh theo từng giai đoạn đã thoả thuận căn cứ vào hệ thống
các chỉ số liên quan bao gồm trái phiếu thay đổi lãi suất một năm một lần
CMT, chỉ số phi phí COFI- cost of funds index, và lãi suất LIBOR. Cùng
với ARM, hai công cụ chứng khoán phái sinh quan trọng khác gắn với thị
trường bất động sản là chứng khoán đảm bảo bằng thế chấp MBS-mortgage-
backed securities và trái phiếu có thế chấp CDO-collateralized debt
obligations là những con virus đã làm sự sụp đổ của thị trường bất động sản
lây lan nhanh chóng sang thị trường tín dụng, thị trường tài chính và vượt ra
ngoài biên giới nước Mỹ.
CDO là trái phiếu được các tổ chức tài chính phát hành trên cơ sở tài
sản đang nắm giữ, có thể là trái phiếu (bond) hay các khoản nợ cho vay mua
nhà thế chấp (mortgage). Giá trị của CDO được tính toán dựa trên danh mục
tài sản có lợi tức ổn định ( fixed-income assets) được các tổ chức định mức
tín nhiệm xếp hạng thành chứng khoán loại 1 (AAA), chứng khoán loại 2
Đỗ Thị Hoà - Nhật 2 - K44E
9
(AA-BB) và vốn cổ phần (không xếp hạng). Việc xếp hạng sẽ tác động tới
lợi tức thu được của tài sản và qua đó tác động đến giá của chứng khoán.
Đây là loại chứng khoán rất phức tạp cần các công cụ và mô hình tính toán
phức tạp để xác định giá trị và đánh giá rủi ro.
MBS cũng là chứng khoán được đảm bảo bằng các khoản nợ mua nhà
thế chấp nhưng giá trị của MBS được xác định dựa trên khoản vay gốc và lãi
suất thu được của một “rổ” các khoản cho vay thế chấp. Về cơ bản, cả hai
công cụ đều được phát hành trên cơ sở nợ mua nhà thế chấp nhưng điểm
khác biệt của MBS so với CDO là người vay thế chấp có thể trả nhiều hơn
khoản trả góp hàng tháng đã cam kết hoặc có thể trả toàn bộ khoản vay trước
thời hạn và khi đó giá trị của khoản vay gốc sẽ thay đổi, dẫn tới thay đổi
“mệnh giá” của MBS so với khi được phát hành.
b2, Đổ vỡ thị trường bất động sản
Sau cơn chấn động của thị trường chứng khoán Mỹ những năm 2000-
2001 bắt nguồn từ sự đổ vỡ của các công ty dot-com và công ty công nghệ
cao, rất nhiều người đã tháo chạy khỏi thị trường chứng khoán và đầu tư
sang lĩnh vực bất động sản với niềm tin đây là lĩnh vực đầu tư an toàn hơn
nhiều. Vào thời điểm đó, bắt đầu từ năm 2001, để thúc đẩy nền kinh tế thoát
khỏi trì trệ, Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) đã liên tục hạ thấp lãi suất, dẫn
đến việc các ngân hàng cũng hạ lãi suất cho vay tiền mua bất động sản. Vào
giữa năm 2000, lãi suất cơ bản của FED là trên 6%, nhưng sau đó liên tục
được cắt giảm, đến giữa năm 2003 chỉ còn 1%. (Nguồn: Viện nghiên cứu
quản lý kinh tế TW, Trung tâm thông tin tư liệu (2-2009), Khủng hoảng tài
chính, suy thoái kinh tế toàn cầu và việc chủ động ứng phó của Việt Nam,
trang 9)
Về phương diện sở hữu nhà cửa, chính sách chung của chính phủ hồi
đầu những năm 2000 là khuyến khích và tạo điều kiện cho dân nghèo và các
Đỗ Thị Hoà - Nhật 2 - K44E
10
nhóm dân da màu được vay tiền dễ dàng hơn để mua nhà. Việc này phần lớn
được thực hiện thông qua hai tập đoàn được bảo trợ bởi chính phủ là Fannie
Mae và Freddie Mac. Hai tập đoàn này giúp đổ vốn vào thị trường bất động
sản bằng cách mua lại các khoản vay của các ngân hàng thương mại, biến
chúng thành các loại chứng từ được đảm bảo bằng các khoản vay thế chấp
MBS, rồi bán lại cho các nhà đầu tư phố Wall, đặc biệt là các ngân hàng đầu
tư khổng lồ như Bear Stearns và Merrill Lynch.
Vì dễ vay nên nhu cầu mua nhà lên rất cao, kéo theo việc lên giá bất
động sản liên tục. Giá nhà bình quân đã tăng lên 54% chỉ trong vòng 4 năm
từ 2001 đến 2005. Việc này cũng dẫn đến vấn đề đầu cơ và ỷ lại là giá nhà
sẽ tiếp tục lên. Hệ quả là người ta sẵn sàng mua nhà với giá cao, bất kể là giá
trị thực và khả năng trả nợ sau này vì họ nghĩ rằng nếu cần sẽ bán để trả nợ
ngân hàng mà vẫn có lời. Do đó một bong bóng đã hình thành trên thị trường
bất động sản. Cho đến giữa năm 2006, FED tăng lãi suất. Tính đến tháng
3/207, tổng qui mô cho vay thế chấp dưới chuẩn tại Mỹ đã lên tới 1,3 nghìn
tỷ đô la. Làn sóng sở hữu nhà tăng cao tại Mỹ từ 64% năm 1994 (tỷ lệ này
gần như được duy trì từ năm 1980) lên 69,2% năm 2004. Bước sang năm
2007, số lượng nhà tồn kho của ngành xây dựng Mỹ đã ở mức khá cao do sự
bùng nổ xây dựng nhà trong giai đoạn trước đó. Ngoài ra, tỷ lệ các vụ tịch
thu tài sản thế chấp liên tục tăng lên, đặc biệt là đối với vay ARM đã dẫn tới
sự ế ẩm của thị trường nhà đất gây áp lực giảm giá nhà. Theo tính toán của
chỉ số giá địa ốc S&P/Case-Shiller, đến tháng 11/2007 giá nhà tại Mỹ đã
giảm trung bình 8% so với năm 2006.(Nguồn: Nguyễn Tri Bảo, Nguyên
nhân của cuộc khủng hoảng cho vay dưới chuẩn tại Mỹ, báo Kinh tế và
chính trị thế giới, số 6(146)2008, trang 72)
Lúc này kỳ vọng của người dân Mỹ về việc trả hết tiền nhà trong thời
gian ngắn đã tan biến. Ngược lại, họ phải đối mặt với những điều khoản bất
Đỗ Thị Hoà - Nhật 2 - K44E
11
lợi hơn trong các hợp đồng vay thế chấp vì ARM là phương thức mà ngân
hàng có thể điều chỉnh thời hạn thu nợ cũng như tăng lãi suất cho vay. Tỷ lệ
vỡ nợ, thu hồi tài sản thế chấp tiếp tục tăng cao như một vòng xoáy. Cho vay
ARM chỉ chiếm 6.8% dư nợ tín dụng của Mỹ nhưng lại chiếm tới 43% số vụ
tịch thu tài sản thế chấp trong quý III/ 2007. Trong cả năm 2007 đã có tới
1,3 triệu tài sản bị các ngân hàng đưa vào danh sách thu hồi, tăng 79% so
với năm 2006. Tổng giá trị cho vay ARM dưới chuẩn phải điều chỉnh tăng
lãi suất là 400 tỷ đô la Mỹ trong năm 2007 và đạt mức cao nhất từ trước đến
nay trong tháng 3/2008 với khoảng 100 tỷ đô la phải tăng lãi suất. Đến tháng
10/2007, 16% các khoản vay dưới chuẩn ARM đã quá hạn và đứng trước
nguy cơ bị thu hồi tài sản thế chấp, gấp 3 lần con số năm 2005, và lên tới
21% vào tháng 1/2008.(Nguồn: Nguyễn Tri Bảo, Nguyên nhân của cuộc
khủng hoảng cho vay dưới chuẩn tại Mỹ, báo Kinh tế và chính trị thế giới, số
6(146)2008, trang 72).
c, Chứng khoán hóa các khoản cho vay thế chấp
Chứng khoán hoá các khoản cho vay thế chấp là việc ngân hàng phát
hành chứng khoán được đảm bảo không phải bằng khả năng thanh toán của
mình mà bằng giá trị cũng như nguồn thu dự kiến của các khoản nợ thế chấp
đang nắm giữ. Sơ đồ sau miêu tả một cách khái quát qui trình này tại Mỹ,
theo đó người đi vay có thể thông qua công ty môi giới để vay mua nhà tại
các ngân hàng cho vay thế chấp. Các ngân hàng sau đó bán nợ cho các tổ
chức phát hành để phát hành chứng khoán rộng rãi ra công chúng mà chủ
yếu là MBS và CDO. Khi phát hành, vai trò của các tổ chức định mức tín
nhiệm và tổ chức bảo lãnh phát hành là rất quan trọng quyết định đến chất
lượng của chứng khoán cũng như lòng tin của nhà đầu tư khi bỏ tiền ra mua
các chứng khoán đó.
Bảng 1: Quy trình chứng khoán hoá các khoản vay thế chấp
Đỗ Thị Hoà - Nhật 2 - K44E
12
Nguồn: Nguyễn Tri Bảo, Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng cho vay dưới
chuẩn tại Mỹ, báo Kinh tế và chính trị thế giới, số 6(146)2008, trang 73.
Nhìn vào sơ đồ trên có thể thấy cuộc khủng hoảng đã được tạo ra từ
nhiều phía nhưng trước hết phải kể đến các ngân hàng khi đã bất chấp những
cảnh báo về rủi ro liên tục gia tăng tỉ lệ cho vay thế chấp dưới chuẩn từ mức
5% năm 1994 (35 tỷ đôla) lên 13% năm 1999 và 20% năm 2006 (600 tỷ
đôla) vì cho rằng một phần rủi ro đã được phân tán tới các nhà đầu tư thứ ba.
Bên cạnh đó, các công ty môi giới bất động sản đã kiếm những khoản phí
môi giới khổng lồ khi 68% cho vay dưới chuẩn năm 2004 được thực hiện
thông qua họ nhưng lại không có những cảnh báo cần thiết về khả năng trả
nợ của những người đi vay. Các tổ chức bảo lãnh phát hành cũng khá dễ dãi
khi chấp nhận rất nhiều khách hàng không đủ tiêu chuẩn. Các tổ chức định
mức tín nhiệm đã định giá thấp trên 50 tỷ đôla đối với nhiều CDO tính đến
tháng 11/2007, buộc các nhà đầu tư có tổ chức mà phần lớn trong số đó chỉ
được phép giữ những tài sản được đảm bảo (VD như AAA) phải bán tống
bán tháo CDO dẫn tới dư thừa cung và sự mất giá của nhiều CDO. Một điều
rủi ro nữa đối với thị trường tài chính Mỹ là phần lớn các tổ chức định mức
tín nhiệm như Moody’s hay Standard & Poor’s lại gắn bó mật thiết về mặt
lợi ích với các ngân hàng phát hành MBS và có thể đưa ra những đánh giá
không khách quan.
Người vay
Ngân hàng
cho vay
Tổ chức phát
hành ck
Công ty
môi
giới
T/c định
mức tín
nhiêm
T/C bảo
lãnh phát
hành
Nhà đầu tư trên
thị trường
Đỗ Thị Hoà - Nhật 2 - K44E
13
Trong cuộc khủng hoảng này, FED cũng có vai trò không nhỏ khi
những nỗ lực kích thích nền kinh tế sau sự đổ vỡ của các công ty dot.com
hồi đầu thế kỷ đã buộc FED liên tục giảm lãi suất từ 6.5% xuống chỉ còn 1%
vào năm 2003 dẫn tới lãi suất LIBOR sử dụng để xác định lãi suất ARM
giảm tương ứng đã kích thích bong bóng bất động sản cho vay thế chấp dưới
chuẩn phình lên nhanh chóng trong giai đoạn 2001-2007.
d, Giới đầu cơ với công cụ mua bán khống
Giới đầu cơ với công cụ mua bán khống được coi là thủ phạm chính
dẫn tới sự sụp đổ hàng loạt các đại công ty tài chính và ngân hàng đầu tư.
Một khi giới này tin chắc cổ phiếu của những tập đoàn dính líu đến cho vay
dưới chuẩn sẽ sụt giảm, họ ồ ạt vay những cổ phiếu này rồi ồ ạt bán ra, tạo
nên một áp lực giảm giá lớn không gì cứu vãn nổi. Sau khi giá giảm đến một
mức nào đó, họ sẽ mua và trả lại nơi cho vay cộng thêm một ít phí, còn bao
nhiêu tiền chênh lệch họ sẽ hưởng trọn. Họ còn áp dụng cách thức mua bán
khống đến hai lần (naked short sale), tức là không vay chứng khoán nữa mà
cứ ra lệnh bán theo kiểu “đánh xuống” vì lợi dụng khe hở, mua bán 3 ngày
sau mới giao cổ phiếu. Bộ trưởng Tư pháp bang New York, Andrew Cuomo
than “ họ giống như kẻ hôi của sau cơn bão”. Giữa tháng 9/2009, Uỷ ban
chứng khoán Hoa Kỳ SEC đã theo chân Anh, Đức và một số nước khác, tạm
thời cấm bán khống đối với 799 loại chứng khoán. Các quỹ hưu trí, nơi
thường giữ cổ phiếu lâu dài và là nơi cho vay để giới đầu cơ bán khống
tuyên bố sẽ hạn chế cho vay theo kiểu cũ.
Chính các tập đoàn tài chính quá tham lam và vô trách nhiệm đã tạo
cơ hội cho giới đầu cơ có cơ hội làm ăn ngàn vàng như vậy. Đây là kết luận
của hầu hết các nhà phân tích khi nhìn lại nguyên nhân của cuộc khủng
hoảng hiện nay. Ví dụ, từ năm 2004-2007, bảng cân đối kế toán của Lehman
Brothers tăng thêm 300 tỷ đôla nhờ mua chứng khoán có nguồn gốc là các
Đỗ Thị Hoà - Nhật 2 - K44E
14
khoản vay địa ốc trong khi vốn chủ sở hữu chỉ tăng 6 tỷ đô la. “Đòn bẩy tài
chính” này được tận dụng khi chứng khoán mua vào được sử dụng làm vật
thế chấp để vay mua chứng khoán khác, cứ thế một đồng đôla tài sản thật sẽ
được biến hoá thành hàng trăm đồng đôla tài sản ảo chỉ hiện diện trên sổ
sách. Chừng nào lãi suất còn thấp thì Lehman Brothers vẫn còn báo lãi
nhưng một khi lãi tiền vay cao hơn chênh lệch mua bán thì họ sẽ lỗ nặng.
Trong trường hợp của Lehman Brothers, giá trị tài sản gấp 31 lần vốn chủ sở
hữu cho nên nếu giá trị tài sản chỉ cần giảm 3% thì toàn bộ vốn chủ sở hữu
sẽ biến mất (Nguồn: Nguyễn Vạn Phú (2008), Lòng tham là thủ phạm, Thời
báo kinh tế Sài Gòn, số 40-2008(928), 25-9-2008, trang 12). Các tập đoàn tài
chính này biết rõ những rủi ro rất dễ thấy này nhưng chính vì những khoản
tiền thưởng hậu hĩnh cho những ai mua bán, giao dịch nhiều càng làm các
giới quản lý bất chấp trách nhiệm, liều lĩnh lao vào vòng xoáy mua bán
chứng khoán. Và thêm tâm lý ỷ lại, nếu có chuyện gì, chính phủ sẽ phải cứu
để toàn bộ thị trường khỏi sụp đổ và quan trọng hơn hết, nếu phá sản, chỉ có
giới đầu tư chịu còn họ đã yên tâm với khoản lương thưởng hàng trăm triệu
đôla hàng năm.
1.2.2. Mối liên hệ chặt chẽ giữa Mỹ và thế giới
Cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ đã lan rộng ra toàn thế giới. Tốc
độ của sự ảnh hưởng đó lại nhanh chóng đến vậy chính là do sự phụ thuộc
ngày càng gia tăng giữa Mỹ và các nước trên thế giới, nhưng là một sự phụ
thuộc có tính chất không đồng đều. Về trường hợp Nhật Bản, nền kinh tế thứ
2 thế giới, trong hơn 1 thập kỉ qua, kinh tế Nhật Bản luôn ốm yếu, mức tăng
trưởng luôn ngấp nghé ngưỡng 0%, nhưng tăng trưởng nên kinh tế thế giới
thời gian này vẫn khả quan. Trong khi chỉ một cuộc khủng hoảng tín dụng ở
Mỹ, cả thế giới đã lao đao.
Đỗ Thị Hoà - Nhật 2 - K44E
15
Thứ nhất, mặc dù GDP của Mỹ chỉ chiếm khoảng 30 % tổng GDP của
toàn cầu, nhưng sức nặng của nền kinh tế này lại lớn hơn rất nhiều. Tiêu
dùng của người dân chiếm 2/3 tổng GDP của Mỹ, nên sức tiêu thụ của Mỹ
trở thành lực kéo cho tất cả các nước có quan hệ thương mại với Mỹ. Nhiều
nền kinh tế ràng buộc bộ máy sản xuất của mình vào nền kinh tế Mỹ qua
xuất nhập khẩu, đầu tư hoặc việc ấn định tỷ giá hối đoái cố định với đồng đô
la Mỹ.
Thứ hai, đồng đô la Mỹ đang giữ vai trò độc tôn trong buôn bán, trao
đổi quốc tế cũng như trong dự trữ ngoại hối của các quốc gia. Do đó, mọi
biến động của đồng đô la cũng như thay đổi trong chính sách tiền tệ của Mỹ
sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cán cân thanh toán các nước.
Thứ ba, Mỹ chính là con nợ lớn nhất thế giới khi tổng các khoản nợ
nước ngoài của Mỹ lên tới 9 000 tỷ USD và chính phủ Mỹ phải phát hành
công trái để bình ổn cán cân thanh toán. Tỷ giá lãi suất cao khiến nguồn vốn
nước ngoài đầu tư vào Mỹ càng phình ra. Chính vì vậy, khi FED liên tục cắt
giảm lãi suất từ 5.25% xuống còn 2.25% trong vòng nửa năm, các nguồn
vốn nước ngoài tìm cách rời khỏi Mỹ, khiến đồng đô la càng xuống giá thê
thảm và các quốc gia chỉ còn biết nhìn tài sản của mình ở Mỹ teo lại.
Rõ ràng sự phụ thuộc đó dẫn tới hậu quả là một trục trặc trong cỗ máy
kinh tế Mỹ sẽ có thể khiến những nỗ lực tăng trưởng kinh tế của những quốc
gia khác trở nên vô nghĩa. Chính vì vậy việc giảm phụ thuộc vào nền kinh tế
Mỹ là ưu tiên hàng đầu, nhưng đó dường như là nhiệm vụ không dễ dàng.
Về trường hợp của Trung Quốc, tốc độ tăng trưởng nóng những năm qua và
tầm vóc của một thị trường 1,3 tỷ dân của Trung Quốc khiến không ít người
tin rằng Trung Quốc sẽ sớm thách thức vai trò số một thế giới của Mỹ. Thế
nhưng tiêu dùng của Trung Quốc chỉ đóng góp 30% vào GDP của nước này,
thấp hơn nhiều so với tỷ lệ của Mỹ. Hơn nữa, Trung Quốc nhập khẩu chủ
Đỗ Thị Hoà - Nhật 2 - K44E
16
yếu các mặt hàng bán thành phẩm, nguyên liệu thô và linh kiện để chế biến
và xuất khẩu sang các nước phát triển, trong đó phần lớn là Mỹ. Do đó, thật
khó để Trung Quốc có thể thay thế Mỹ trở thành động lực cho nền kinh tế
thế giới. Bản thân Trung Quốc với mức thặng dư thương mại gần 270 tỷ
USD với Mỹ, cũng đang chưa biết phải tiêu thụ các sản phẩm “made in
china” ở đâu khi thị trường Mỹ giảm nhập khẩu do suy thoái. (Nguồn: Chí
Thành (2008), Suy thoái kinh tế Mỹ: phụ thuộc và chống phụ thuộc, tạp chí
Việt-Mỹ, số 23, tháng 5-6/08, trang 15)
Khó có một đồng tiền nào đủ mạnh để thay thế đồng đô la Mỹ trong
thanh toán và dự trữ quốc tế. Mặc dù đô la liên tục mất giá nhưng các quốc
gia cũng hết sức thận trọng trong việc chuyển đổi nguồn dự trữ ngoại tệ của
mình sang một đồng tiền khác. Bởi vì, không có một đồng tiền nào có đủ
lượng tiền mặt lớn như đô la và mặt khác, nếu bán ồ ạt một lượng tiền lớn
thì đồng đô la sẽ tiếp tục xuống giá và giá trị tài sản dự trữ của các quốc gia
sẽ càng bị thâm hụt hơn.
1.3. Diễn biến và đặc điểm của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu
1.3.1. Diễn biến
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu có nguồn gốc từ cuộc khủng
hoảng tài chính Mỹ đã được dự báo từ năm 2006 (theo lời ông Alan
Greenspan, cựu chủ tịch FED). Tuy nhiên, dự đoán cũng như phân tích của
nhiều chuyên gia kinh tế đã không đủ sức thuyết phục để các cơ quan quyền
lực nhất tại Mỹ và Châu Âu có biện pháp đề phòng. Nguyên nhân trực tiếp
bắt nguồn từ khủng hoảng tín dụng và nhà đất tại Mỹ. Bong bóng bất động
sản càng lúc càng phình to đã đặt thị trường nhà đất, tín dụng tại Mỹ cũng
như nhiều quốc gia Châu Âu vào thế nguy hiểm. Cho vay dưới chuẩn tăng
mạnh là khởi điểm cho bong bóng thị trường nhà đất. Các ngân hàng cho
vay cầm cố mà không quan tâm tới khả năng chi trả của khách hàng. Dư nợ
Đỗ Thị Hoà - Nhật 2 - K44E
17
trong lĩnh vực này tăng mạnh từ 160 tỷ đô la Mỹ năm 2001, lên 540 tỷ đôla
vào năm 2004 và bùng nổ thành 1300 tỷ đô la vào năm 2007. Theo ước tính
vào cuối quí III/2008, hơn một nửa giá trị nhà đất Mỹ là tiền đi vay, với một
phần ba các khoản vay này là nợ khó đòi. Trước đó, để đối phó với lạm phát,
FED đã liên tiếp tăng lãi suất từ 1% vào giữa năm 2004 lên 5,25% vào giữa
năm 2006 khiến lãi suất vay trở thành áp lực quá lớn đối với người mua nhà.
Họ không thể trả được nợ và nhà của họ bị tịch biên. Thị trường bất động
sản bắt đầu đóng băng và giá nhà đất sụt giảm mạnh. Cuộc khủng hoảng từ
đó lan từ thị trường nhà đất sang thị trường tín dụng và cuối cùng dẫn đến
khủng hoảng tài chính Mỹ và tràn sang nhiều nước Châu Âu, khiến nhiều
công ty bị phá sản. (Nguồn: Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW, Trung tâm
thông tin tư liệu (2-2009), Khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu
và việc chủ động ứng phó của Việt Nam, trang 2).
Sau đây là một số mốc nổi bật trong diễn biến của cuộc khủng hoảng
tài chính toàn cầu:
Tháng 6/2007: Hai quỹ phòng hộ (hedge fund – một loại quỹ có tính
đại chúng thấp và không bị quản chế quá chặt) của Bear Stearns- Ngân hàng
đầu tư lớn thứ 5 của Mỹ-quỵ ngã sau khi đánh cược vào các chứng khoán
được đảm bảo bằng các khoản vay bất động sản dưới chuẩn ở Mỹ.
Tháng 7-9/2007: Ngân hàng IKB của Đức trở thành ngân hàng đầu
tiên tại Châu Âu chịu ảnh hưởng bởi những khoản đầu tư xấu trên thị trường
cho vay dưới chuẩn ở Mỹ. Trong khi đó ngân hàng SachsenLB của Đức phải
nhận sự cứu trợ của chính phủ.
Ngày 17/12/2007: Cuộc khủng hoảng tín dụng đã lan sang châu Úc
với nạn nhân là Tập đoàn Centro Properties, một chủ sở hữu của các phố
buôn bán lớn ở Mỹ tại Úc sau khi tập đoàn này đưa ra cảnh báo lợi nhuận
giảm. Cổ phiếu Centro Properties đã tụt giá 70% tại các giao dịch ở Sydney.
Đỗ Thị Hoà - Nhật 2 - K44E
18
Ngày 11/1/2008: Bank of America - ngân hàng lớn nhất nước Mỹ về
tiền gửi và vốn hoá thị trường - đã bỏ ra 4 tỉ USD để mua lại Countrywide
Financial sau khi ngân hàng cho vay thế chấp địa ốc này thông báo phá sản
do các khoản cho vay khó đòi quá lớn. Tập đoàn tài chính này đã từng nắm
giữ 20% thị trường cho vay bất động sản.
30/1/2008: Ngân hàng lớn nhất Thuỵ Sĩ UBS công bố trích lập dự
phòng 4 tỷ USD, nâng tổng số tiền trích lập dự phòng lên 18,4 tỷ USD do
những thất thoát quan đến cuộc khủng hoảng cho vay cầm cố.
17/2/2008: Anh tuyên bố quốc hữu hóa Ngân hàng Northern Rock,
ngân hàng lớn thứ 5 tại Anh bị mất thanh khoản nghiêm trọng do thua lỗ từ
cho vay thế chấp bất đống sản.
16-17/3/2008: Sự sụt giá không thể kiểm soát nổi của các khoản đầu
tư tài chính-bất động sản đã làm cho Tập đoàn mội giới chứng khoán Bear
Steams của Mỹ bị tê liệt và chấm dứt hoạt động sau 85 năm tồn tại. Bear
Steams phái chấp nhận bán lại cho đối thủ với giá 240 triệu USD, bao gồm
cả trụ sở của hãng này. Tại thời điểm này, giá mỗi cổ phiếu của Bear Steams
là 2 USD, trong khi trước đó một năm là 170 USD.
15/9/2008: Đây là ngày tồi tệ nhất tại Phố Wall kể từ khi thị trường
này mở cửa trở lại sau vụ khủng bố 2 toà tháp đôi tại Mỹ vào Tháng 9 năm
2001. Lehman Brothers sụp đổ đánh dấu vụ phá sản lớn nhất tại Mỹ; Merrill
Lynch bị Bank of America Corp thâu tóm; American International Group -
tập đoàn bảo hiểm lớn nhất thế giới mất khả năng thanh toán do những
khoản thua lỗ liên quan tới nợ cầm cố.
20-21/9/2008: Mỹ công bố các chi tiết bản kế hoạch giải cứu 700 tỷ
USD. Hai ngân hàng Goldman Sachs và Morgan Stanley được chuyển đổi
thành tập đoàn ngân hàng đa năng, đánh dấu sự kết thúc mô hình ngân hàng
đầu tư tại Phố Wall.
Đỗ Thị Hoà - Nhật 2 - K44E
19
1/10/2008: Thượng viện Mỹ thông qua bản kế hoạch giải cứu 700 tỷ
USD (tỷ lệ 74-25) với một số điểm đã được thay đổi, bao gồm: gia hạn đạo
luật cắt giảm thuế thu nhập cho doanh nghiệp và cá nhân (tính sẽ làm ngân
sách thất thu 149 tỷ USD); tăng hạn mức bảo hiểm tiền gửi tại Cơ quan Bảo
hiểm tiền gửi Liên bang từ 100.000 USD lên 250.000 USD.
3/10/2008: Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu lần thứ hai và thông qua dự luật
giải cứu với tỷ lệ phiếu 262-171. Không đầy 2 giờ sau đó, Tổng thống Mỹ
đặt bút ký để chính thức chuyển kế hoạch thành đạo luật.
4/10/2008: Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đã triệu tập cuộc họp
thượng đỉnh khẩn cấp với lãnh đạo 4 nước lớn nhất trong Liên minh Châu
Âu là Anh, Pháp, Đức và Ý. Phiên họp kết thúc với tuyên bố hợp tác xử lý
khủng hoảng, nhưng không thống nhất được một gói giải pháp tổng thể theo
mô hình của Mỹ.
8/10/2008: Trong một nỗ lực phối hợp chưa từng có tiền lệ, Cục dự
trữ liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và 4 ngân
hàng trung ương các nước khác đã đồng loạt cắt giảm lãi suất nhằm giảm
ảnh hưởng nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất kể từ
cuộc Đại suy thoái năm 1930.
10/10/2008: Tập đoàn bảo hiểm có lịch sử hoạt động 98 năm tại
Nhật là Yamato Life Insurance Co. chính thức đệ đơn xin được bảo hộ phá
sản do các khoản nợ đã vượt tài sàn 11,5 tỷ yen (tương đương 116 triệu
USD). Đây được coi là mốc đánh dấu cuộc khủng hoảng đã lan sang châu Á.
Nguån: Vietnamnet, 2008.
1.3.2. Đặc điểm