Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

Giáo trình Thí nghiệm thiết bị điện quay (Nghề Thí nghiệm điện Trình độ Trung cấp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (670.3 KB, 53 trang )

TẬP ĐỒN DẦU KHÍ VIỆT NAM
TRƯỜNG CAO ĐẲNG DẦU KHÍ


GIÁO TRÌNH
MƠN HỌC: THÍ NGHIỆM THIẾT BỊ ĐIỆN QUAY
NGHỀ: THÍ NGHIỆM ĐIỆN
TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 188/QĐ-CĐDK ngày 25 tháng 3 năm 2020
của Trường Cao Đẳng Dầu Khí)

Bà Rịa - Vũng Tàu, năm 2020
(Lưu hành nội bộ)


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể được phép
dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu
lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.


LỜI GIỚI THIỆU
Giáo trình thí nghiệm thiết bị điện quay nhằm trang bị cho học sinh sinh viên, học
viên nghề những kiến thức cơ bản về cơng trình, vật liệu , điện… với những kiến thức
này có thể áp dụng thực tế trực tiếp vào lĩnh vực sản xuất cũng như các cơng trình về
điện nhà máy điện hay các cơng trình nhà ở.
Để xây dựng được giáo trình chúng tôi đã tham khảo các cơ sở thực tế nhà máy và
các cơng trình điện khác nhằm rút ra những kinh nghiệp thực tế áp dụng và được đưa
vào giảng dạy cho học sinh sinh viên, học viên những kiến thức cơ bản.
Nội dung : gồm 7 bài


Bài 1: Thí nghiệm máy biến áp lực.
Bài 2: Thí nghiệm biến dịng chân sứ.
Bài 3: Thí nghiệm biến dịng điện.
Bài 4: Thí nghiệm biến điện áp.
Bài 5: Thí nghiệm kháng điện.
Bài 6: Thí nghiệm động cơ điện xoay chiều.
Bài 7: Thí nghiệm máy phát điện.
Trong q trình biên soạn có điều gì sai sót rất mong sự đóng góp của đồng nghiệp
và độc giả.
Bà Rịa – Vũng Tàu, tháng 06 năm 2020
Tham gia biên soạn
1. Chủ biên: Dương Tiến Trung
2. Phạm Văn Cấp
3. Nguyễn Xuân Thịnh
4.


MỤC LỤC
BÀI 1: THÍ NGHIỆM MÁY BIẾN ÁP LỰC ............................................................... 6
BÀI 2: THÍ NGHIỆM BIẾN DỊNG CHÂN SỨ........................................................ 17
BÀI 3: THÍ NGHIỆM BIẾN DỊNG ĐIỆN ............................................................... 23
BÀI 4: THÍ NGHIỆM BIẾN ĐIỆN ÁP ...................................................................... 30
BÀI 5: THÍ NGHIỆM KHÁNG ĐIỆN ....................................................................... 36
BÀI 6: THÍ NGHIỆM ĐỘNG CƠ ĐIỆN XOAY CHIỀU .......................................... 39
BÀI 7: THÍ NGHIỆM MÁY PHÁT ĐIỆN ................................................................ 43


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1: Đo điện trở cách điện cuộn dây C-H(MBA 3 pha) ........................................... 9
Hình 2: Đấu nối các đầu đo ........................................................................................ 10

Hình 3: Sơ đồ đấu nối đo tỉ số biến áp MBA 01 Pha. ................................................. 10
Hình 4: Sơ đồ đấu nối đo tỉ số biến áp MBA 03 Pha. ................................................. 11
Hình 5: Sơ đồ đấu nối thí nghiệm MBA 01 pha ......................................................... 12
Hình 6: Sơ đồ đấu nối thí nghiệm MBA 03 pha ......................................................... 13
Hình 7: Sơ đồ đấu nối thí nghiệm ngắn mạch MBA 03 pha ....................................... 13
Hình 8: Đo điện trở cách điện của biến dịng chân sứ ................................................. 19
Hình 9: Sơ đồ kiểm định biến dịng điện chân sứ ....................................................... 20
Hình 10: Sơ đồ đo đặc tuyến từ hoá của cuộn dây nhị thứ biến dịng chân sứ ............. 21
Hình 11: Đo điện trở cách điện của biến dịng điện .................................................... 25
Hình 12: Sơ đồ kiểm định biến dịng điện .................................................................. 26
Hình 13: Sơ đồ đo đặc tuyến từ hoá của cuộn dây nhị thứ biến dịng điện .................. 27
Hình 14: Đo điện trở cách điện TU ............................................................................ 32
Hình 15: Sơ đồ kiểm định biến điện áp ...................................................................... 32
Hình 16: Sơ đồ thí nghiệm khơng tải máy biến điện áp .............................................. 33
Hình 17: Sơ đồ thí nghiệm đo điện trở cách điện động cơ .......................................... 41
Hình 18: Sơ đồ thí nghiệm đo điện trở một chiều cuộn dây sử dụng đồng hồ VOM ... 41


GIÁO TRÌNH MƠ ĐUN: THÍ NGHIỆM THIẾT BỊ ĐIỆN QUAY
1. Tên mơ đun: Thí nghiệm thiết bị điện quay
2. Mã môn học: KTĐ19MĐ45
Thời gian thực hiện mô đun: 120 giờ; (Lý thuyết: 28 giờ; Thực hành: 87 giờ; Kiểm
tra: 5 giờ)
Số tín chỉ: 05
3. Vị trí, tính chất của mơ đun:
- Vị trí: Mơ đun được bố trí học ở học kỳ 2, năm học thứ 2, sau các môn học lý
thuyết cơ sở của chương trình đào tạo
- Tính chất: Là mô đun đào tạo chuyên môn nghề bắt buộc
4. Mục tiêu mô đun:
Sau khi học xong môn học này, người học đạt được:

-

-

Về kiến thức:
 Chuẩn bị đúng và đầy đủ các dụng cụ, vật tư, xác định được nội dung cơ
bản tài liệu kỹ thuật, tình trạng bên ngồi của các thiết bị điện cần thí nghiệm.
 Trình bày được cách thử hoạt động của động cơ khi không tải, khi non tải,
khi mang tải định mức, biết cách đo độ rung gối trục động cơ bằng máy đo độ
rung, biết cách thử nghiệm bộ làm mát bằng khơng khí bằng áp lực thuỷ của động
cơ điện xoay chiều.
Về kỹ năng:
 Sử dụng thành thạo các thiết bị, dụng cụ phục vụ thí nghiệm, kiểm tra.
 Thực hiện thí nghiệm đo điện trở cách điện, đo điện trở một chiều; thử
nghiệm điện áp xoay chiều tăng cao tần số công nghiệp, đo trị số tg các sứ đầu
vào và các cuộn dây của các thiết bị điện tĩnh, thiết bị điện quay.
 Thực hiện thí nghiệm đo đặc tuyến từ hoá của cuộn dây nhị thứ ở các các
nấc phân áp, đo điện trở một chiều các cuộn dây nhị thứ ở tất cả các tỷ số biến,
kiểm tra cực tính, tỷ số biến ở tất cả các nấc phân áp, của máy biến dòng chân sứ.
 Làm thí nghiệm kiểm tra cực tính, kiểm tra tỷ số biến, đo đặc tuyến từ hoá
của cuộn dây nhị thứ ở các nấc phân áp của biến dòng điện.
 Thực hiện thí nghiệm đo điện trở cách điện các cuộn dây, đo điện trở các
cuộn dây bằng dòng điện một chiều, kiểm tra cực tính và tổ đấu dây, đo tỷ số
biến, thí nghiệm khơng tải, thí nghiệm cách điện vịng dây bằng điện áp cảm ứng,
thí nghiệm điện áp xoay chiều tăng cao tần số công nghiệp biến điện áp.
 Làm thí nghiệm đo điện trở cách điện các cuộn dây, đo điện kháng, đo
điện trở các cuộn dây bằng dòng điện một chiều kháng điện.
 Thực hiện thí nghiệm kiểm tra và thử nghiệm hệ thống kích thích, đo độ
rung của máy phát, kiểm tra và thử nghiệm hệ thống làm mát, kiểm tra cách điện
các ổ trục khi máy phát làm việc, kiểm tra và thử nghiệm hệ thống cung cấp dầu,



-

xác định khả năng đóng điện khơng sấy, thử nghiệm cách điện cuộn dây stato
bằng điện áp chỉnh lưu tăng cao với việc đo dòng điện rò theo từng pha, đo độ
lớn của khe hở khơng khí giữa rơto và stato, xác định các đặc tính của máy phát,
kiểm tra và thử nghiệm hệ thống cung cấp dầu, thử nghiệm máy phát khi mang
tải, đo điện áp dư của máy phát trong mạch rôto, đo điện kháng và hằng số thời
gian.
Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
 Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, ham học hỏi.
 Thực hiện các u cầu an tồn lao động, vệ sinh mơi trường, có ý thức giữ
gìn, bảo quản thiết bị.

5. Nội dung mơ đun:
5.1. Chương trình khung:

TT

Mã MH, MĐ

I

Tên mơn học, mô đun

Các môn học chung/đại
cương

Thời gian đào tạo (giờ)

Thực hành, Kiểm
Tín
tra
chỉ Tổng Lý thí nghiệm,
số thuyết thảo luận,
LT TH
bài tập
12

255

94

148

8

5

1 MHCB19MH01 Giáo dục chính trị

2

30

15

13

2


0

2 MHCB19MH03 Pháp luật

1

15

9

5

1

0

3 MHCB19MH05 Giáo dục thể chất
Giáo dục quốc phòng và an
4 MHCB19MH07
ninh
5 MHCB19MH09 Tin học

1

30

4

24


0

2

2

45

21

21

1

2

2

45

15

29

0

1

4


90

30

56

4

0

44

1080

293

734

20

33

13
2

255
30

124

26

115
2

9
2

7
0

6 TA19MH01

Tiếng anh

Các môn học, mô đun
chuyên môn ngành, nghề
II.1
Mơn học, mơ đun cơ sở
7 ATMT19MH01 An tồn vệ sinh lao động
II

8 KTĐ19MH1

An toàn điện

2

30


28

0

2

0

9 KTĐ19MĐ65

Vẽ điện

1

30

0

29

0

1

10 KTĐ19MH7

Điện kỹ thuật cơ bản

3


45

42

0

3

0

11 KTĐ19MĐ15

Khí cụ điện

2

45

14

28

1

2

12 KTĐ19MĐ49

Thực tập điện cơ bản


3

75

14

56

1

4

Môn học, mô đun chuyên
môn ngành, nghề

31

825

169

619

11

26

II.2



13 KTĐ19MĐ6

Bảo vệ rơ le

3

75

14

58

1

2

14 KTĐ19MĐ14

Đo lường điện

3

75

14

58

1


2

15 KTĐ19MĐ57

Trang bị điện 1

5

120

28

87

2

3

16 KTĐ19MĐ37

Phần điện nhà máy điện và
trạm biến áp

2

45

14

29


1

1

17 KTĐ19MĐ41

Thí nghiệm khí cụ điện

5

120

28

87

2

3

18 KTĐ19MĐ43

4

90

28

58


2

2

19 KTĐ19MĐ45

Thí nghiệm máy cắt điện
Thí nghiệm thiết bị điện
quay

5

120

28

87

2

3

20 KTĐ19MĐ51

Thực tập sản xuất

4

180


15

155

0

10

Tổng cộng

56

1335

387

882

28

38

5.2. Chương trình chi tiết mơn học:

Số
TT

Nội dung tổng qt


Tổng
số

Thời gian (giờ)
Thực hành,

thí nghiệm,
thuyết thảo luận,
bài tập
7
23

Kiểm tra
LT

TH

1

Thí nghiệm máy biến áp lực.

31

2

Thí nghiệm biến dịng chân sứ.

12

3


9

3

Thí nghiệm biến dịng điện.

10

2

8

4

Thí nghiệm biến điện áp.

12

3

8

5

Thí nghiệm kháng điện.

12

3


9

6

Thí nghiệm động cơ điện xoay chiều.

12

3

8

7

Thí nghiệm máy phát điện.

31

7

22

1

1

120

28


87

2

3

Cộng
6. Điều kiện thực hiện mơn học
6.1. Phịng học chun mơn hóa/nhà xưởng:
Phịng thí nghiệm điện
6.2. Trang thiết bị máy móc:
Máy tính, máy chiếu
6.3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu:
Giáo trình, giáo án
Phiếu thực hành, phiếu học tập (nếu có)
6.4. Các điều kiện khác:
7. Nội dung và phương pháp đánh giá
7.1. Nội dung

1

1
1


Về kiến thức: Bài 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7,
Về kỹ năng:
Về năng lực tự chủ và trách nhiệm
 Nghiêm túc trong học tập.

 Rèn luyện tính kiên nhẫn, chính xác tỉ mỉ trong cơng việc .
7.2. Phương pháp đánh giá kết thúc mô học theo một trong các hình thức sau:
Kiểm tra thường xuyên
 Số lượng bài: 03

Cách thức thực hiện: Do giáo viên giảng dạy môn học/mô đun thực hiện tại
thời điểm bất kỳ trong quá trình học thông qua việc kiểm tra vấn đáp trong
giờ học, kiểm tra viết với thời gian làm bài bằng hoặc dưới 30 phút, kiểm tra
một số nội dung thực hành, thực tập, chấm điểm bài tập.
Kiểm tra định kỳ: Thiết kế nội dung các bài kiểm tra thi thực hành và dạng lý
thuyết đánh giá bằng hình thức trắc nghiệm/viết
 Số lượng bài: 05
 Cách thức thực hiện: Do giáo viên giảng dạy môn học/mô đun thực hiện
theo theo số giờ kiểm tra được quy định trong chương trình mơn học ở mục
III có thể bằng hình thức kiểm tra viết từ 45 đến 60 phút, chấm điểm bài tập
lớn, tiểu luận, làm bài thực hành, thực tập. Giáo viên biên soạn đề kiểm tra
lý thuyết kèm đáp án và đề kiểm tra thực hành kèm biểu mẫu đánh giá thực
hành theo đúng biểu mẫu qui định, trong đó:
Stt
Bài kiểm tra
Hình thức kiểm tra
Nội dung
Thời gian
-

1. Bài kiểm tra số 1

Thực hành

Bài 1,


45÷60 phút

2. Bài kiểm tra số 2

Lý thuyết

Bài 4

45÷60 phút

3. Bài kiểm tra số 3

Thực hành

Bài 6

45÷60 phút

4. Bài kiểm tra số 4

Lý thuyết

Bài 7

45÷60 phút

5. Bài kiểm tra số 5

Thực hành


Bài 7

45÷60 phút

Thi kết thúc mơn học: Thi thực hành,
 Hình thức thi: Thực hành
 Thời gian thi: 45÷60 phút
8. Hướng dẫn thực hiện mơn học
8.1. Phạm vi áp dụng chương trình
Chương trình mơ đun này được áp dụng cho nghề Thí nghiệm điện, hệ Cao đẳng/
Trung cấp
8.2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập môn học:
Đối với giáo viên, giảng viên:
 Thiết kế giáo án theo thể loại lý thuyết hoặc tích hợp hoặc thực hành phù
hợp với bài học. Giáo án được soạn theo bài hoặc buổi dạy.
 Tổ chức giảng dạy: (mô tả chia ca, nhóm...).
-


 Thiết kế các phiếu học tập (nếu có).
Đối với người học:
 Tài liệu, dụng cụ học tập, vở ghi đầy đủ
 Hoàn thành các bài thực hành kỹ năng.
 Tổ chức làm việc nhóm, làm việc độc lập.
 Tuân thủ qui định an toàn, giờ giấc.
8.3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý:
8.4. Tài liệu cần tham khảo:
[1] Phạm Thị Cư (chủ biên),Mạch điện 1, NXB Giáo dục - 1996.
[2] Lê Đăng Doanh - Phạm Văn Chới - Nguyễn Thế Cơng - Nguyễn Đình

Thiên(2002), Bảo dưỡng và thử nghiêm thiết bị trong hệ thống điện - Nhà xuất bản
khoa học kỹ thuật
[3] Giáo trình đo lường các đại lượng điện và không điện - NXB GD 2003.


BÀI 1: THÍ NGHIỆM MÁY BIẾN ÁP LỰC
 GIỚI THIỆU BÀI 1:
Bài 1 là bài giới thiệu về thí nghiệm máy biến áp lực.
 MỤC TIÊU BÀI 1:
-

Xác định được nội dung cơ bản tài liệu kỹ thuật, tình trạng bên ngồi máy biến áp

lực.
-

Xác định chính xác giá trị điện trở cách điện cuộn dây các pha ở giây thứ 15 và

giây thứ 60, khi kiểm tra cách điện giữa các cuộn dây, cuộn còn lại phải nối vỏ và nối
đất, hệ số hấp thụ giữa các pha, giá trị điện trở một chiều các cuộn dây theo các đầu
phân áp, tổ đấu dây của máy biến áp, tỷ số điện áp giữa các cuộn cao áp với các cuộn
hạ áp, tỷ số điện áp giữa các cuộn trung áp với các cuộn hạ áp tương ứng với từng nấc
điện áp trên cuộn dây.
-

Xác định chính xác giá trị dịng điện khơng tải I0 và tổn thất khơng tải P0, điện

áp, cơng suất của máy biến áp ở dịng diện định mức trong tình trạng máy bị ngắn
mạch đầu ra, biết cách quy đổi dịng điện, cơng suất về chế độ định mức, trị số tg,
điện áp đo, điện dung giữa các cộn dây, trị số tg, điện áp đo, điện dung của các pha,

trị số tg các sứ đầu vào.
-

Thí nghiệm sứ đầu vào bằng điện áp xoay chiều tăng cao trong thời gian một phút,

đặt điện áp xoay chiều vào cuộn dây với trị số bằng 1,3Uđm ở tần số công nghiệp
(hoặc 2 Uđm ở tần số 100Hz) trong thời gian 3 phút rồi quan sát và đánh giá chính
xác các thơng số cũng như hiện tượng phát sinh.
-

Xác định đúng chiều quay các nấc, số vòng khi K tác động, số vịng kết thúc một

chu trình, xác định đúng độ lệch giữa hai chiều quay khi cơng tắc K tác động, đóng
điện, nâng điện áp từ từ tốc độ 2-3 kV/s đến điện áp thí nghiệm để trong thời gian 1
phút.
-

Cắt máy cắt khi có hiện tượng bất thường hoặc nguy hiểm.

-

Phát hiện các hư hỏng hoặc hiện tượng khơng bình thường (nếu có) và ghi kết quả

thí nghiệm vào biên bản thí nghiệm rõ ràng, chính xác.
-

Thực hiện tốt các biện pháp đảm bảo an toàn cho người, thiết bị, dụng cụ.

 PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 1
Trang 6



-

Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng,
vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và
bài tập bài 1(cá nhân hoặc nhóm).

-

Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (bài 1) trước buổi học; hoàn
thành đầy đủ câu hỏi thảo luận và bài tập tình huống bài 1 theo cá nhân hoặc nhóm
và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định.

 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 1
-

Phịng học chun mơn hóa/nhà xưởng: Phịng thí nghiệm điện

-

Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác

-

Học liệu, dụng cụ, ngun vật liệu: Chương trình mơn học, giáo trình, tài liệu
tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan.

-


Các điều kiện khác: Khơng có

 KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 1
-

Nội dung:

 Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức
 Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng.
 Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:
+ Nghiên cứu bài trước khi đến lớp
+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập.
+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học.
+ Nghiêm túc trong quá trình học tập.
-

Phương pháp:

 Điểm kiểm tra thường xuyên: 1 điểm kiểm tra (hình thức: hỏi miệng)
 Kiểm tra định kỳ thực hành : 1 điểm kiểm tra
 NỘI DUNG BÀI 1

1.1. Nghiên cứu tài liệu kỹ thuật.
- Thông tin ghi trên mác thiết bị rõ ràng, phù hợp với số liệu ghi trong lý lịch
thiết bị.
1.2. Kiểm tra tình trạng bên ngồi.

Trang 7



- Máy phải có nhãn mác, thể hiện các thơng tin về hiệu máy, nước sản xuất, năm
sản xuất, dung lượng, các cấp điện áp vận hành, phần trăm điện áp mỗi nấc,
phần trăm ngắn mạch,... ký hiệu các đầu dây phải rõ ràng, đầy đủ và chính xác.
- Vỏ máy phải kín, khơng sét, khơng rỉ dầu, các sứ cách điện đầu ra phải đảm bảo
đúng quy cách, còn nguyên vẹn, không nứt mẻ.
- Ty dẫn: không được cong vênh, cháy.
Sồ lượng dầu: phải đủ theo ống chỉ hoặc vạch chỉ mức dầu.

-

1.3. Đo điện trở cách điện các cuộn dây.
- Sử dụng máy đo điện trở cách điện chuyên dụng.
-

Thao tác đo chỉ tiến hành ở nhiệt độ cuộn dây (nhiệt độ lớp dầu trên cùng) từ

10oC trở lên và sai khác nhiệt độ so với nhiệt độ của nhà chế tạo đo không quá ±10oC.
Nếu máy chưa đổ đầy dầu thì cho phép tiến hành đo R khi mức dầu cách mặt máy 150
- 200 mm, với điều kiện các phần cách điện chính của máy đã ngâm hoàn toàn trong
dầu.
-

MBA 01 pha:

+ Đo điện trở cách điện giữa cuộn Cao – (cuộn hạ + đất).
+ Đo điện trở cách điện giữa cuộn Hạ – vỏ.
+ Đo điện trở cách điện giữa cuộn Hạ 1 – Hạ 2. (Mục này để kiểm tra chéo tình trạng
cách điện của các cuộn hạ)
-


MBA 03 pha:

+ Đo điện trở cách điện giữa cuộn Cao – Vỏ.
+ Đo điện trở cách điện giữa cuộn Cao – Hạ.
+ Đo điện trở cách điện giữa cuộn Hạ – Vỏ.
Trình tự các bước đo:
- Bước 1: Các cuộn dây trước khi đo cần phải được nối tắt các đầu cực với nhau và
nối đất từ 3 đến 5 phút để phóng hết các điện tích tàn dư trên cuộn dây, các cuộn dây
khác khơng đo phải được nối với vỏ và nối đất.
-

Bước 2: Nối đầu dây cao áp của mêgaôm tới đầu cực cần đo, cực nối đất của

mêgaôm nối với cực cần so sánh và nối đất.
-

Bước 3: Tháo bỏ dây nối đất của cực cần đo, ấn nút đo và đọc kết quả đo được ở

60 giây. Xác định hệ số hấp thụ, cần đọc kết quả đo ở 15 giây và 60 giây. Tỷ số là hệ
số hấp thụ (Kht). Hệ số hấp thụ được tham khảo để đánh giá đầy đủ hơn về tình trạng
Trang 8


cách điện, những cuộn dây có cách điện tốt Kht thường lớn hơn 1,3. Điện trở cách
điện và hệ số hấp thụ khơng được tiêu chuẩn hố nhưng có giá trị để phân tích về tình
trạng cách điện của cuộn dây khô hay ẩm
-

Bước 4: Trước khi ấn nút dừng đo cần nhấc đầu cao áp của mêgaôm khỏi đối


tượng đo để tránh hư hỏng mêgm bởi dịng điện phóng ngược từ cuộn dây. Nối đất
cuộn dây vừa đo, chuyển sang đo các cuộn dây còn lại.
-

Bước 5: Xử lý số liệu. Đánh giá kết quả.

Hình 1: Đo điện trở cách điện cuộn dây C-H(MBA 3 pha)
1.4. Đo điện trở các cuộn dây ở tất cả các nấc phân áp bằng dòng điện một
chiều.
Phương pháp đo: sử dụng cầu đo chuyên dùng.
-

Lưu ý: Đấu nối dây máy đo vào vật thử nghiệm phải kẹp dây dịng trước dây áp.

Trình tự các bước đo:
-

Bước 1: Đấu nối các đầu đo (theo hình 2), các đầu đo được tiếp xúc tốt.

-

Bước 2: Bắt đầu thao tác, điều chỉnh phép đo.

-

Bước 3: Đọc giá trị chỉ thị trên cầu đo ghi vào sổ tay thí nghiệm.

-

Bước 4: Thực hiện phép đo ở tất cả các nấc điều chỉnh điện áp.


-

Bước 5: Đánh giá kết quả:

Trang 9


Hình 2: Đấu nối các đầu đo
Kết quả thí nghiệm thường được so sánh với giá trị đo của nhà chế tạo hoặc kết quả
của các lần đo trước. Sự sai lệch giá trị điện trở đo được không được vượt quá 2%
giữa các giá trị đo được ở các pha và số liệu nhà chế tạo.
1.5. Kiểm tra tổ đấu dây.
-

Phương pháp đo: sử dụng máy đo chuyên dùng

Các bước trong thủ tục kiểm tra máy biến áp 1 pha.

Hình 3: Sơ đồ đấu nối đo tỉ số biến áp MBA 01 Pha.
Trang 10


+ Bước 1: Đấu dây tiếp địa cho máy đo, đấu dây cấp nguồn cho máy đo.
+ Bước 2: Dùng dây đo 1 pha H nối vào cuộn sơ cấp máy biến áp, nối dây X vào
cuộn thứ cấp máy biến áp.
+ Bước 3: Bật công tắc nguồn khởi động máy đo.
+ Bước 4: Chọn kiểm tra tỉ số biến áp 1 pha trên máy đo.
+ Bước 5: Thực hiện phép đo ở tất cả các nấc điện áp.
+ Bước 6: Đọc kết quả đo hiển thị trên máy ghi vào sổ tay thí nghiệm.

+ Bước 7: Đánh giá kết quả.
Các bước trong thủ tục kiểm tra máy biến áp 3 pha.

Hình 4: Sơ đồ đấu nối đo tỉ số biến áp MBA 03 Pha.
+ Bước 1: Đấu dây tiếp địa cho máy đo.
+ Bước 2: Đấu dây cấp nguồn cho máy.
+ Bước 3: Dùng dây đo 3 pha H nối vào cuộn sơ cấp máy biến áp và nối dây X
vào cuộn thứ cấp máy biến áp.
+ Bước 4: Bật công tắc nguồn khởi động máy đo.
+ Bước 5: Chọn kiểm tra tỉ số biến áp 3 pha và sơ đố đấu dây của MBA trên máy
đo.
Trang 11


+ Bước 6: Thực hiện phép đo ở tất cả các nấc điện áp.
+ Bước 7: Đọc kết quả đo hiển thị trên máy.
+ Bước 8: Đánh giá kết quả
1.6. Kiểm tra tỷ số biến ở tất cả các nấc phân áp.
-

Các bước thực hiện như kiểm tra tổ đấu dây

-

Sự chênh lệch giữa kết quả đo và của nhà sản xuất phải nhỏ hơn ±0,5%.

-

Tỷ số biến áp đo được ở tất cả các nấc tương ứng của các pha không được sai lệch


nhau quá 2%. Đối với các MBA có điều áp dưới tải sai lệch khơng được vượt quá trị
số của một nấc điều chỉnh.
1.7. Thí nghiệm khơng tải.
 Trình tự thí nghiệm MBA 01 pha.

Hình 5: Sơ đồ đấu nối thí nghiệm MBA 01 pha

Đo tổn hao không tải và không tải:
-

Bước 1: Giảm Variac ở vị trí 0V.

-

Bước 2: Chuyển dao đảo sang chức năng thí nghiệm trên bộ nguồn thí nghiệm

MBA và đóng nguồn thử nghiệm.
-

Bước 3: Từ từ nâng áp đến giá trị điện áp định mức phía thứ cấp MBA thử (U0 =

Uđm thứ cấp).
-

Bước 4: Quan sát hiện tượng và ghi nhận các thơng số về dịng, áp và cơng suất

vào sổ tay thí nghiệm khi các giá trị ổn định.
-

Bước 5: Giảm điện áp về “0” và cắt nguồn thử.


 Trình tự thí nghiệm MBA 03 pha.
Đo tổn hao khơng tải và dịng điện khơng tải:
Trang 12


-

Bước 1: Giảm Variac ở vị trí 0V.

-

Bước 2: Chuyển dao đảo sang chức năng thí nghiệm trên bộ nguồn thí nghiệm

MBA và đóng nguồn thử nghiệm.
-

Bước 3: Từ từ nâng áp đến giá trị điện áp định mức phía thứ cấp MBA thử (U0 =

Uab = Ubc = Uca = Uđm thứ cấp).
-

Bước 4: Quan sát hiện tượng và ghi nhận các thơng số về dịng, áp và cơng suất

(I0a, I0b, I0c, P0a, P0b, P0c)vào sổ tay thí nghiệm khi các giá trị ổn định.
-

Bước 5: Giảm điện áp về “0” và cắt nguồn thử.

Hình 6: Sơ đồ đấu nối thí nghiệm MBA 03 pha

1.8. Thí nghiệm ngắn mạch.

Hình 7: Sơ đồ đấu nối thí nghiệm ngắn mạch MBA 03 pha

Trang 13


Bước 1: Nối đất vỏ MBA và bộ nguồn thử nghiệm, sử dụng dây đồng hoặc thanh

-

đồng có tiết diện phù hợp với dịng định mức phía hạ thế của MBA, thực hiện ngắn
mạch các cuộn thứ cấp MBA.
-

Bước 2: Đấu nối ngõ ra của bộ nguồn thử nghiệm vào phía sơ cấp của MBA cùng

với các thiết bị đo lường (máy phân tích cơng suất hoặc Amper mét, volt mét, Wat
mét). Chuyển nấc MBA về vị trí 100%.
-

Bước 3: Sau khi đấu nối xong, thông báo cho mọi người xung quanh biết có điện

tại khu vực thử.
-

Bước 4: Chuyển dao đảo sang chức năng thí nghiệm trên bộ nguồn thí nghiệm

MBA và đóng nguồn thử nghiệm bộ nguồn thử nghiệm.
-


Bước 5: Từ từ nâng điện áp đến khi dòng thử nghiệm đạt giá trị bằng với dịng

định mức phía sơ cấp. Nếu dòng điện thử nghiệm một số trường hợp chưa đạt đến giá
trị định mức, nhưng tối thiểu phải đạt giá trị ≥ 0,25 Iđm.
-

Bước 6: Quan sát hiện tượng và ghi nhận các thơng số về dịng, điện áp, công

suất.
-

Bước 7: Giảm điện áp thử về “0” và tắt nguồn.

1.9. Đo trị số tg các sứ đầu vào và các cuộn dây.
-

Sử dụng thiết bị đo chuyên dụng đo trị số tg các sứ đầu vào và các cuộn dây.

-

Bất kể tgδ các cuộn dây đo được khi xuất xưởng là bao nhiêu nếu tgδ đo tại hiện
trường nhỏ hơn hoặc bằng 1% đều được coi là đạt tiêu chuẩn.

1.10. Thí nghiệm sứ đầu vào.
-

Đối với các sứ 110KV khác được thí nghiệm tăng cao tần số công nghiệp với điện

áp 200KV.

-

Đối với các MBA từ 35KV trở xuống các sứ đầu vào được thí nghiệm điện áp

tăng cao tần số công nghiệp cùng với cuộn dây.
1.11. Thí nghiệm cách điện vịng dây bằng điện áp cảm ứng.
-

Thử nghiệm chịu điện áp quá áp cảm ứng tần số cao.

-

Thử nghiệm đo điện áp phân bố khi chịu điện áp xung sét tiêu chuẩn.

1.12. Thí nghiệm bộ điều áp dưới tải.
-

Kiểm tra thao tác chuyển mạch: Bộ điều áp dưới tải có thể chuyển mạch mà khơng

cần bất cứ tác động bất thường cả bằng tay lẫn bằng điều khiển điện.
Trang 14


-

Đo dòng điều khiển động cơ điện: Trị số dòng điện động cơ khi điều khiển bộ

điều áp dưới tải đóng cắt chuyển mạch nhẹ nhàng, khơng cần bất cứ tác động nào lên
cơ cấu truyền động phải đảm bảo nằm trong dung sai cho phép theo tiêu chuẩn của
nhà chế tạo.

-

Chụp sóng bộ cơng tắc K.

-

Kiểm tra đồ thị vịng và phân tích q trình làm việc của các tiếp điểm dập lửa,

kiểm tra việc chỉ thị các nấc trên bộ điều áp dưới tải, trên bộ truyền động và tại bảng
điều khiển phải giống nhau.

7.6.13. Kiểm tra hệ thống làm mát
-

Phải kiểm tra hệ thống làm mát của MBA để đảm bảo các bơm và quạt vận hành

bình thường. Phải đo và kiểm tra dòng điện của hệ thống làm mát để đảm bảo các
thông số kỹ thuật của nhà sản xuất. Kiểm tra chiều quay của các động cơ.
1.13. Thí nghiệm điện áp xoay chiều tăng cao.
-

Trị số điện áp thí nghiệm đối với các máy mới lắp đặt và các máy sau sửa chữa

có thay thế hoàn toàn cuộn dây lấy bằng 90%, máy sau sửa chữa khơng thay hoặc chỉ
thay một phần cuộn dây thì lấy bằng 85% điện áp thử của nhà chế tạo khi xuất xưởng.
-

Nếu khơng có số liệu thử nghiệm của nhà chế tạo trị số điện áp thí nghiệm đối với

các máy mới lắp đặt và các máy sau sửa chữa có thay thế hồn tồn cuộn dây lấy bằng

90%, máy sau sửa chữa không thay hoặc chỉ thay một phần cuộn dây thì lấy bằng 85%
số liệu của bảng sau:
GIÁ TRỊ ĐIỆN ÁP TĂNG CAO THEO CẤP ĐIỆN ÁP

1.14. Xác lập số liệu, đối chiếu tiêu chuẩn, nghiệm thu bàn giao.
MBA được kết luận đạt khi:
- Kiểm tra bên ngồi đạt u cầu, khơng phát hiện hư hỏng, các biểu hiện bất thường,
chảy dầu, bể sứ.
- Giá trị điện trở cách điện nằm trong phạm vi cho phép.
- Cực tính đúng, sai số tỉ số biến áp trong giới hạn cho phép.
- Các tổn hao về ngắn mạch và không tải nằm trong giới hạn cho phép.
Trang 15



×