THỰC TRẠNG RÁC VÀ QUẢN LÝ RÁC THẢI TẠI KHU
VỰC CHỢ EATAM THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đê tài.
Phường eatam đóng trên địa bàn thành phố buôn ma thuột tỉnh đăk lăk là một
trong những phường khá nhộn nhịp và tấp nập vì tại đây có trường Đại học Tây
Nguyên. Trong những năm gần đây phường đã có những bước phát triển đáng kể về
kinh tế xã hội, đời sống của nhân dân được cải thiện đáng kể. Như vậy, khi kinh tế
phát triển, tiêu dùng tăng nhưng cũng kéo theo đó là những vấn đề xung quanh nó
như an ninh, chính trị, môi trường… Trong đó một vấn đề nổi cộm nên ở phường
Eatam hiện nay chính là vấn đề rác thải sinh hoạt mà đặc biệt là tại khu vực chợ
Eatam. Qua thực tế cho thấy khi chợ đã tan thì quang cảnh chợ đúng như một bãi
chiến trường rác, có gọn thì người bán hàng chất thành từng đống tại chỗ, còn
không họ bán hàng xong, rác thế nào thì vẫn nằm nguyên thế, họ cho rằng đã nộp
tiền chợ thì sẽ có người phải dọn. Mà rác tại chợ thường đến chiều mới được dọn,
thu gom lại để chuyển đến nơi tập kết rác, do vậy trong khoảng thời gian từ cuối giờ
sáng đến chiều thì thôi đủ thứ mùi bốc lên khó chịu, mùi hôi thối, bẩn thỉu bốc lên
từ cống rãnh, từ mặt đất nhờn nhợt nước và đủ thứ rác rưởi trộn lẫn với các mùi
thực phẩm sống, chín. Rác thải không chỉ ảnh hưởng đến môi trường, đến mỹ quan
của Phường, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân sống tại khu
vực chợ.
Từ những thực trạng về rác thải trên địa bàn phường và từ những yêu cầu thực
tế, chúng em quyết đinh nghiên cứu vấn đề: “Thực trạng vấn để rác thải và quản lý
rác thải tại khu vực chợ Eatam thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đaklak”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu.
+ Điều tra số lượng, thành phần của rác thải tại chợ Eatam
+ Điều tra công tác quản lý, vận chuyển, thu gom, công tác tuyên truyền vệ sinh môi
trường và nhận thức của người dân về rác thải
+ Đề xuất một số biện pháp quản lý, rác thải nhằm góp phần giảm thiểu ô nhiễm
môi trường.
1.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
+ Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu về thực trạng rác thải trên địa bàn Chợ Eatam
(nguồn phát sinh, thành phần, khối lượng rác) và thực trạng quản lý rác thải tại đây (
tình hình thu gom, vận chuyển)
+ Phạm vi nghiên cứu: Chợ Eatam
3.3 Phương pháp nghiên cứu:
3.3.1Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp:
+ Thu thập, tổng hợp tài liệu có liên quan như: hiện trạng rác thải, công tác
thu gom, vận chuyển thông qua các cơ quan của phương Eatam.
+ Các số liệu thu thập thông qua ban quản lý chợ.
+Tìm hiểu qua sách báo, mạng internet…..
3.3.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
+ Phương pháp khảo sát thực địa để thấy được tình hình chung về rác thải
trên địa bàn.
+ Phỏng vấn bằng phiếu điều tra nhằm thu thập ý kiến của các hộ gia đình về
tình hình quản lý rác thải sinh hoạt tại địa phương.
3.3.4 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
+ Tổng hợp tất cả các số liệu thu thập được từ các phương pháp trên.
+ Xử lý số liệu bằng Excel.
PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1 Những vấn đề chung
2.1.1 Khái niệm rác thải
Rác thải là bất kì loại vật liệu nào ở dạng rắn mà con người loại bỏ mà không
được tiếp tục sử dụng như ban đầu.
Rác thải là các loại rác thải không ở dạng lỏng, không hòa tan được thải ra từ
các hoạt động sinh hoạt, công nghiệp. Rác thải còn bao gồm cả bùn cặn, phế phẩm
nông nghiệp, xây dựng, khai thác mỏ…
Rác thải là những vật chất ở dạng rắn do các hoạt động của con người và động
vật tạo ra. Những “sản phẩm” này thường ít được sử dụng hoặc ít có ít, do đó nó là
“sản phẩm” ngoài ý muốn của con người. Rác thải có thể ở dạng thành phẩm, được
tạo ra trong hầu hết các giai đoạn sản xuất và trong tiêu dùng
2.1.2 Khái niệm về rác thải sinh hoạt.
“ Rác thải sinh hoạt là những chất thải có liên quan đến các hoạt động của
con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các
trung tâm dịch vụ, thương mại. Rác thải sinh hoạt có thành phần bao gồm kim loại,
sành sứ, thủy tinh, gạch ngói vỡ, đất, đá, cao su, chất dẻo, thực phẩm dư thừa hoặc
quá hạn sử dụng, xương động vật, tre, gỗ, lông gà lông vịt, vải, giấy, rơm, rạ, xác
động vật, vỏ rau quả v.v…”
2.1.3 Quản lý chất thải
Quản lý chất thải là hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, giảm thiểu, tái
sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy, thải loại chất thải .
2.1.4 Quản lý môi trường
Quản lý môi trường là sự tác động liên tục, có tổ chức, có phương hướng và
mục đích xác định của chủ thể ( con người, địa phương, quốc gia, tổ chức quốc tế
v.v… ) đối với một đối tượng nhất định ( môi trường sống ) nhằm khôi phục, duy trì
và cải thiện tốt hơn môi trường sống của con người trong khoảng thời gian dự định
2.1.2 Mối quan hệ giữa môi trường và con người
Quan niệm trước đây cho rằng, môi trường là những yếu tố bao quanh và tác
động lên con ngừời (cá thể hay cộng đồng) và sinh vật, cách nhìn nhận này làm cho
người ta dễ ngộ nhận rằng mối quan hệ giữa con người và môi trường là mối quan
hệ một chiều: môi trường tác động tới con người và con người là một trung tâm tiếp
nhận những tác động đó. Thực ra, mỗi con người lại là một tác nhân tác động tới
các yếu tố chính trong môi trường mà nó đang tồn tại.
Trong những năm gần đây, người ta có cái nhìn toàn diện hơn về mối quan hệ giữa
con người và môi trường:
_ Con người sống trong môi trường không phải chỉ để tồn tại như một sinh vật mà
con người là một sinh vật đặc biệt biết tư duy, nhận thức được môi trường và biết
tác động ngược lại các yếu tố môi trường để cùng tồn tại và phát triển.
_ Mối quan hệ giữa con người và môi trường là mối quan hệ tương tác (tác động
qua lại), trong đó bao gồm cả những tương tác giữa các cá thể người, cộng đồng con
người.
_ Con người sống trong môi trường không phải chỉ như một như một sinh vật, một
bộ phận sinh học trong môi trường mà còn là một cá thể trong cộng đồng xã hội con
người. Con người ở đây vừa có ý nghĩa sinh học vừa có ý nghĩa xã hội học. Chính
vì vậy, những vấn đề môi trường không thể giải quyêt bằng các biện pháp lý - hoá -
sinh, kỹ thuật học, mà còn phải được xem xét và giải quyết dưới các góc độ khác
nhau như kinh tế học, pháp luật, địa lý, kinh tế - xã hội.
Theo đó, sự sống là phương thức tồn tại với những thuộc tính đặc biệt của vật chất
đặc biệt nhất định của môi trường. Trong quá trình xuất hiện, phát triển, tiến hoá, sự
sống luôn gắn chặt với môi trường mà nó tồn tại, cũng không có môi trường không
có sự sống. Không hề có sự sống tồn tại trong môi trường mà lại không thích ứng.
Cùng với sự phát triển tiến hoá của bản thân con người, sự chuyển biến từ hệ
sinh thái tự nhiên sang hệ sinh thái người, con người đã trải qua những nấc thang
tiến hoá từ thấp đến cao của các hình thái kinh tế: hái lượm, săn bắt- đánh cá, chăn
thả, nông nghiệp, công nghiệp - đô thị hoá, kinh tế tri thức.Con người vừa là thực
thể sinh học, vừa là thực thể xã hội (do quan hệ xã hội mà con người sinh học trở
thành con người văn hoá), nên môi trường sống của con người còn gọi là môi
trường nhân văn, là tổng hợp các điều kiện vật lý, hoá học, sinh học, kinh tế, chính
trị, xã hội, văn hoá bao quanh và có ảnh hưởng đến sự sống và phát triển của từng
cá nhân và của các cộng đồng người.
Để tồn tại và phát triển kinh tế - xã hội, con người khai thác môi trường để
phục vụ cuộc sống, cùng với đà tăng dân số mãnh liệt, môi trường bị khai thác triệt
để, tuỳ tiện đang trở nên cạn kiệt đến mức mức báo động làm thế cân bằng sinh thái
bị vi phạm nghiêm trọng trên diện rộng, trên toàn thế giới. Tuy nhiên, bên cạnh
những tác động xấu đối với môi trường, cũng còn có những tác động tích cực đến
hệ sinh thái. Nguyên nhân là do phải đảm bảo chất lượng cuộc sống cho con người
và cộng đồng dân cư.
2.2 Kết quả nghiên cứu
2.2.1 Thực trạng rác thải sinh hoạt của chợ Eatam, thành phố Buôn Ma
Thuột.
2.2.1.1 Nguồn phát sinh rác thải
Chợ Eatam là một chợ không lớn lắm nhưng lại rất nhộn nhịp vì đây là chợ
sinh viên. Chính vì vậy mà mức độ tiêu dùng hàng hóa ở đây cũng khá mạnh.
Nguồn phát sinh rác thải trên địa bàn Chợ chủ yếu từ sinh hoạt buôn bán của các
các hộ bán rau, trái cây, cá thịt là chủ yếu, ngoài ra rác thải còn phát sinh từ hộ gia
đình, các quán ăn. Rác thải từ nguồn này chủ yếu là chất hữu cơ dễ phân huỷ như
thức ăn thừa, rau củ, quả bị hỏng...ngoài ra còn một lượng lớn các loại bao bì, túi
nilon.