Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

FDI ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (871.37 KB, 62 trang )

1

NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH



BÀI TIỂU LUẬN MÔN THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ


ĐỀ TÀI:
FDI Ở VIỆT NAM


NHÓM THỰC HIỆN: NHÓM 4
LỚP: EC008_1_111_T03
GVHD: NGUYỄN XUÂN ĐẠO









TP. HỒ CHÍ MINH
NĂM 2011
2

MỤC LỤC


LỜI MỞ ĐẦU 5
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ FDI 7
1.1. Khái niệm: 7
1.2. Một số thuật ngữ liên quan đến FDI: 7
1.3. Cách đo lƣờng lƣợng FDI: 8
1.3.1. Nguyên tắc 8
1.3.2. Thành phần. 8
1.4. Đặc điểm: 9
1.5. Các hình thức đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài 10
1.5.1. Theo hình thức thâm nhập (quốc tế) 10
1.5.2. Theo quy định của pháp luật Việt Nam 10
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG FDI CỦA VIỆT NAM 12
2.1. Tình hình FDI của Việt Nam 12
2.1.1. Tình hình FDI của Việt Nam trƣớc khi gia nhập WTO 12
2.1.1.1. Giai đoạn 1988 – 1990 12
2.1.1.2. Giai đoạn 1991 – 1996 12
2.1.1.3. Giai đoạn 1997 – 2003 13
2.1.1.4. Giai đoạn 2004 – 2006 14
2.1.2. Tình hình FDI của Việt Nam sau khi gia nhập WTO 15
2.1.2.1. Tình hình FDI năm 2007 15
2.1.2.2. Tình hình thu hút FDI giai đoạn 2008 - 2009 18
2.1.2.3. Tình hình thu hút FDI năm 2010 - 2011 24
2.2. Thuận lợi và hạn chế của FDI Việt Nam 34
2.2.1. Thuận lợi 34
2.2.2. Hạn chế Error! Bookmark not defined.
2.2.2.1. Nền kinh tế thị trƣờng còn sơ khai 37
2.2.2.2. Năng lực của đối tác Việt Nam còn nhiều hạn chế 38
2.2.2.3. Thể chế và luật pháp còn nhiều nhƣợc điểm 39
2.2.2.4. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật chƣa cao. 39
2.3. Tác động của FDI đến Việt Nam: 40

3

2.3.1. Tác động tới tăng trƣởng kinh tế: 40
2.3.1.1. Tích cực: 40
2.3.1.2. Tiêu cực: 42
2.3.2. Tác động tới văn hóa, xã hội: 45
2.3.2.1. Tích cực: 45
2.3.2.2. Tiêu cực: 47
CHƢƠNG 3: XU HƢỚNG FDI TRONG TƢƠNG LAI 49
3.1. Những cơ hội cho Việt Nam: 49
3.2. Những khó khăn trong tƣơng lai: 50
3.3. Những giải pháp: 52
3.4. Kế hoạch chấn chỉnh công tác quản lý FDI của Chính phủ: 54
KẾT LUẬN 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO 57



















4

DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
Bảng 2.1: Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đƣợc cấp phép từ năm 1988 đến năm 2006 15
Bảng 2.2: Thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài năm 2010 theo ngành 26
Bảng 2.3: Các đối tác đầu tƣ chủ yếu vào Việt Nam năm 2010 28
Bảng 2.4. 10 địa phƣơng thu hút FDI năm 2010 29
Bảng 2.5. Các ngành thu hút vốn FDI năm 2011 31
Bảng 2.6. Đối tác có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài chủ yếu vào Việt Nam năm 2011 32
Bảng 2.7. Địa phƣơng thu hút vốn FDI năm 2011 33
Bảng 2.8. Vùng thu hút FDI năm 2011 34
Bảng 2.9. Cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hóa theo khu vực kinh tế (kể cả xuất khẩu
dầu thô) 41
Biểu đồ 2.1: Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) từ năm 2000 – 2010 25
Biểu đồ 2.2. Tỷ trọng các doanh nghiệp và đóng góp thuế thu nhập tƣơng ứng 45
BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC 61













5

LỜI MỞ ĐẦU

Toàn cầu hóa là một xu hƣớng phát triển kinh tế tất yếu mà mọi quốc gia trên thế
giới hiện nay đang theo đuổi mà theo đó, việc những công ty đa quốc gia xuất hiện
ngày càng nhiều cùng với sự đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài phát triển nhƣ vũ bão là
biểu hiện rõ nét nhất. Quá trình chuyên môn hóa, hợp tác hóa ngày càng đƣợc
chuyên sâu góp phần tăng nhanh tổng sản phẩm toàn xã hội. Nhân loại đang chứng
kiến một giai đoạn có những sự thay đổi nhanh chóng nhất trong tổng thể nền kinh
tế, sự tiến bộ vƣợt bậc về kĩ thuật - công nghệ, và những biến đổi to lớn khác trong
chính trị, xã hội trong lịch sử loài ngƣời.
Để hội nhập một cách sâu rộng và nhanh chóng hơn vào tiến trình toàn cầu này,
Việt Nam phải nhanh chóng thay đổi, ngay từ những bƣớc căn bản nhất. Chính sách
mở cửa, hợp tác song phƣơng, đa phƣơng với các nƣớc là một bƣớc thay đổi quan
trọng trong điều hành kinh tế của chính phủ. Ngày 19/12/1987, Quốc hội Việt Nam
thông qua luật đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, cho phép các cá nhân, tổ chức là ngƣời
nƣớc ngoài đầu tƣ vào nƣớc ta, đánh dấu cho những bƣớc tiến quan trọng về thu hút
đầu tƣ nƣớc ngoài vào Việt Nam giai đoạn sau này. Đây là một động thái giúp Việt
Nam có một hành lang pháp lý quan trọng, tạo tiền đề để chúng ta có thể dễ dàng
thu hút đƣợc một lƣợng vốn lớn từ nƣớc ngoài, thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) mang lại cho nền kinh tế Việt Nam không chỉ
những thuận lợi to lớn, những động lực mạnh mẽ mà còn đặt ra nhiều khó khăn,
thách thức mà nền kinh tế, chính trị và xã hội của Việt Nam phải đối mặt. Trong vị
thế là một quốc gia đang phát triển, luôn luôn nằm trong tình trạng thiếu vốn đầu tƣ,
FDI là một trong những giải pháp hiệu quả nhất mà chúng ta hƣớng tới. Nhƣng mỗi
vấn đề đều có hai mặt, mỗi giải pháp đều có tác dụng phụ của nó, và FDI cũng
không phải là ngoại lệ. Nhằm mang lại cho mọi ngƣời một cái nhìn rõ hơn về Đầu
tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, hiểu rõ hơn về những hiệu quả mà nó mang lại cho Việt

Nam cũng nhƣ nhận thức đƣợc những hậu quả mà nó có thể gây nên, nhóm chúng
tôi xin trình bày bài tiểu luận này với những nội dung chính sau:
6

Chƣơng 1. Tổng quan về FDI
Chƣơng này sẽ cho chúng ta có cái nhìn toàn diện, mang lại những kiến thức cơ
bản về khái niệm, phân loại, đặc điểm,… của FDI.
Chƣơng 2. Thực trạng của FDI ở Việt Nam
Đây là chƣơng tập trung nội dung chính của bài tiểu luận, với những thông tin, số
liệu, phân tích về tình hình đầu tƣ nƣớc ngoài ở Việt Nam cũng nhƣ những tác động
trái chiều, những thuận lợi, khó khăn mà nó mang đến.
Chƣơng 3. Tình hình FDI trong tƣơng lai
Dựa trên những thành tựu và thách thức mà chúng ta đã đƣợc hiện nay, chƣơng
này sẽ đƣa ra những dự báo của những chuyên gia về tình hình FDI của Việt Nam
trong những năm tới và những vấn đề chúng ta có thể gặp phải.
Với sự hạn chế về kiến thức và thời gian, bài tiểu luận có thể vẫn còn gặp phải
những vấn đề chƣa đƣợc nghiên cứu thật sự thấu đáo, rất mong nhận đƣợc sự góp ý
của thầy và các bạn để việc tiếp cận, nghiên cứu của nhóm đạt đƣợc những thành
quả tốt hơn.
Đề tài này đƣợc thực hiện bởi sự hƣớng dẫn của thầy Nguyễn Xuân Đạo- Giảng
viên khoa Ngân Hàng Quốc Tế, Trƣờng ĐH Ngân Hàng TP.HCM.
Mời thầy và các bạn cùng theo dõi bài tiểu luận của nhóm chúng tôi.

TP. HCM, ngày 27 tháng 10 năm 2011
Tập thể nhóm 4_TMQT_T03



7


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ FDI
1.1. Khái niệm:
Các quan điểm và định nghĩa về FDI đƣợc đƣa ra tuỳ gốc độ nhìn nhận của các
nhà kinh tế nên rất phong phú và đa dạng.
Theo IMF, FDI (Foreign Direct Investment) là một hoạt động đầu tƣ đƣợc thực
hiện nhằm đạt đƣợc những lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động trên
lãnh thổ của một nền kinh tế khác nền kinh tế nƣớc chủ đầu tƣ, mục đích của chủ
đầu tƣ là giành quyền quản lý thực sự doanh nghiệp.
Các nhà kinh tế quốc tế định nghĩa: Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài là ngƣời sở hữu
tại nƣớc này mua hoặc kiểm soát một thực thể kinh tế của nƣớc khác. Đó là một
khoản tiền mà nhà đầu tƣ trả cho một thực thể kinh tế của nƣớc ngoài để có ảnh
hƣởng quyết định đối với thực thể kinh tế ấy hoặc tăng thêm quyền kiểm soát trong
thực thể kinh tế ấy.
Theo luật đầu tƣ 2005: FDI là hình thức đầu tƣ do nhà đầu tƣ nƣớc ngoài bỏ vốn
đầu tƣ và tham gia quản lý hoat động đầu tƣ ở Việt Nam hoặc nhà đầu tƣ Việt Nam
bỏ vốn đầu tƣ và tham gia quản lý hoạt động đầu tƣ ở nƣớc ngoài theo quy định của
luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Vậy, đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài là một khoản đầu tƣ đòi hỏi một mối quan tâm
lâu dài và phản ánh lợi ích dài hạn và quyền kiểm soát của một chủ thể cƣ trú ở một
nền kinh tế (đƣợc gọi là chủ đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài hoặc doanh nghiệp mẹ)
trong một doanh nghiệp cƣ trú ở một nền kinh tế khác nền kinh tế của chủ đầu tƣ
nƣớc ngoài (đƣợc gọi là doanh nghiệp FDI hay doanh nghiệp chi nhánh nƣớc ngoài).
FDI chỉ ra rằng chủ đầu tƣ phải có một mức độ ảnh hƣởng đáng kể đối với việc
quản lý doanh nghiệp cƣ trú ở một nền kinh tế khác. Tiếng nói hiệu quả trong quản
lý phải đi kèm với một mức sở hữu cổ phần nhất định thì mới đƣợc coi là FDI.
1.2. Một số thuật ngữ liên quan đến FDI:
- FDI flows (dòng vốn FDI của một nƣớc trong một năm): bao gồm dòng vốn
đầu tƣ vào (Inward) và dòng vốn đầu tƣ ra (Outward) của nƣớc đó trong một năm
nào đó.
8


- FDI stock (lƣợng vốn FDI của một nƣớc trong một giai đoạn): bao gồm Inward
FDI stock và Outward FDI stock, số tiền đầu tƣ FDI vào và ra một nƣớc trong một
giai đoạn nhất định.
Inward = Inflows
Outward = Outflows
- Home country: Nƣớc chủ đầu tƣ, là nƣớc mà ở đó chủ đầu tƣ định cƣ.
- Host country: Nƣớc chủ nhà hay nƣớc nhận đầu tƣ, là nƣớc mà ở đó hoạt động
đầu tƣ đƣợc tiến hành.
- Foreign Direct Investor: Nhà đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, là tổ chức, cá nhân
hoặc nhiều tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài tiến hành hoạt động đầu tƣ thỏa mãn các
điều kiện của FDI.
- FDI enterprise: Doanh nghiệp FDI, là doanh nghiệp nơi hoạt động FDI diễn ra.
1.3. Cách đo lƣờng lƣợng FDI:
1.3.1. Nguyên tắc: FDI bao gồm các giao dịch ban đầu và toàn bộ những giao dịch
tiếp theo giữa các công ty mẹ và công ty con cũng nhƣ giữa các công ty con (cho dù
có tƣ cách pháp nhân hay không).
1.3.2. Thành phần: Dòng vốn FDI (FDI flows) bao gồm nguồn vốn đƣợc cung cấp
bởi chủ đầu tƣ nƣớc ngoài (hoặc trực tiếp, hoặc thông qua các doanh nghiệp trong
cùng hệ thống (related enterprises)) đến các doanh nghiệp FDI, hoặc nguồn vốn
đƣợc nhận từ các doanh nghiệp FDI của chủ đầu tƣ nƣớc ngoài. FDI bao gồm 3
thành phần: Vốn chủ sở hữu, lợi nhuận tái đầu tƣ và tín dụng nội bộ công ty.
 Vốn chủ sở hữu là phần vốn góp của bên chủ đầu tƣ nƣớc ngoài trong một
doanh nghiệp ở nƣớc khác.
 Lợi nhuận tái đầu tƣ bao gồm phần lợi nhuận của chủ đầu tƣ trực tiếp (trong
phần chia tƣơng ứng với tỉ lệ sở hữu) mà không đƣợc các chi nhánh chia dƣới dạng
cổ tức, hoặc lợi nhuận không đƣợc chia cho các chủ đầu tƣ trực tiếp. Những dạng
lợi nhuận đƣợc giữ lại bởi các chi nhánh này sẽ đƣợc tái đầu tƣ.
9


• Tín dụng nội bộ công ty hay các giao dịch vay nợ trong nội bộ công ty là các
khoản vay hoặc cho vay ngắn hoặc dài hạn giữa các chủ đầu tƣ trực tiếp (các doanh
nghiệp mẹ) và các doanh nghiệp chi nhánh.
1.4. Đặc điểm:
 Tìm kiếm lợi nhuận.
FDI chủ yếu là đầu tƣ tƣ nhân với mục đích hàng đầu là tìm kiếm lợi nhuận. Các
nƣớc nhận đầu tƣ, nhất là các nƣớc đang phát triển cần lƣu ý điều này khi tiến hành
thu hút FDI, phải xây dựng cho mình một hành lang pháp lý đủ mạnh và các chính
sách thu hút FDI hợp lý để hƣớng FDI vào phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh
tế, xã hội của nƣớc mình, tránh tình trạng FDI chỉ phục vụ cho mục đích tìm kiếm
lợi nhuận của các chủ đầu tƣ.
 Các chủ đầu tƣ nƣớc ngoài phải đóng góp một tỷ lệ vốn tối thiểu trong vốn
pháp định hoặc vốn điều lệ.
Tỷ lệ vốn tối thiểu tuỳ theo quy định của pháp luật trong nƣớc. Việc góp vốn tối
thiểu giúp các chủ đầu tƣ nƣớc ngoài dành quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát
doanh nghiệp nhận đầu tƣ.
Tỷ lệ đóng góp của các bên trong vốn điều lệ hoặc vốn pháp định sẽ quy định
quyền và nghĩa vụ của mỗi bên, đồng thời lợi nhuận và rủi ro cũng đƣợc phân chia
theo tỷ lệ này. Theo Luật đầu tƣ nƣớc ngoài của Việt Nam, trong doanh nghiệp liên
doanh, các bên chỉ định ngƣời của mình tham gia vào Hội đồng quản trị theo tỷ lệ
tƣơng ứng với phần vốn góp vào vào vốn pháp định của liên doanh.
 Thu nhập chủ đầu tƣ thu đƣợc phụ thuộc kết quả kinh doanh của doanh
nghiệp mà họ bỏ vốn đầu tƣ, mang tính chất thu nhập kinh doanh chứ không phải
lợi tức.
Chủ đầu tƣ tự quyết định đầu tƣ: quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách
nhiệm về lỗ lãi. Nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc quyền tự lựa chọn lĩnh vực đầu tƣ,
hình thức đầu tƣ, thị trƣờng đầu tƣ, quy mô đầu tƣ cũng nhƣ công nghệ cho mình,
do đó sẽ tự đƣa ra những quyết định có lợi nhất cho họ. Vì thế, hình thức này mang
tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao, không có những ràng buộc về chính trị, không
để lại gánh nặng nợ nần cho nền kinh tế nƣớc nhận đầu tƣ.

10

 FDI thƣờng kèm theo chuyển giao công nghệ cho các nƣớc tiếp nhận đầu tƣ.
Thông qua hoạt động FDI, nƣớc chủ nhà có thể tiếp nhận đƣợc công nghệ, kỹ
thuật tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm quản lý. Ví dụ nhƣ trong lĩnh vực bƣu chính
viễn thông của Việt Nam, hầu hết công nghệ mới trong lĩnh vực này có đƣợc nhờ
chuyển giao công nghệ từ nƣớc ngoài.
1.5. Các hình thức đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tồn tại dƣới các dạng sau:
1.5.1. Theo hình thức thâm nhập (quốc tế)
 Đầu tƣ mới (Greenfield Investment - GI): là hoạt động đầu tƣ trực tiếp vào
các cơ sở sản xuất kinh doanh hoàn toàn mới ở nƣớc ngoài, hoặc mở rộng một cơ sở
sản xuất kinh doanh đã tồn tại.
 Mua lại và sát nhập qua biên giới (Cross-border Merger and Acquisition –
M&A): là một hình thức FDI liên quan đến việc mua lại hoặc hợp nhất với một
doanh nghiệp nƣớc ngoài đang hoạt động.
1.5.2. Theo quy định của pháp luật Việt Nam
Theo dự thảo Nghị định hƣớng dẫn chi tiết thi hành luật đầu tƣ năm 2005 của
Việt Nam, có các hình thức FDI tại Việt Nam nhƣ sau (Điều 21):
 Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài (Enterprise
with one hundred percent foreign owned capital): là doanh nghiệp do chủ đầu tƣ
nƣớc ngoài bỏ 100% vốn tại nƣớc sở tại, có quyền điều hành, tổ chức quản lý toàn
bộ hoạt động của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật ở nƣớc sở tại và chịu
trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của mình.
 Thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa các nhà đầu tƣ trong nƣớc và nhà
đầu tƣ nƣớc ngoài (A joint venture enterprise): là doanh nghiệp đƣợc thành lập do
các chủ đầu tƣ nƣớc ngoài góp vốn chung với doanh nghiệp nƣớc sở tại trên cở sở
hợp đồng liên doanh. Các bên tham gia điều hành doanh nghiệp, chia lợi nhuận và
chịu rủi ra theo tỷ lệ góp vốn của mỗi bên vào vốn điều lệ. Phần vốn góp của bên
nƣớc ngoài không đƣợc ít hơn 30% vốn pháp định.

 Đầu tƣ theo hình thức hợp đồng BCC, hợp đồng BOT, hợp đồng BTO, hợp
đồng BT: đây là một văn bản đƣợc ký kết giữa một chủ đầu tƣ nƣớc ngoài và một
11

chủ đầu tƣ trong nƣớc để tiến hành một hay nhiều hoạt động kinh doanh ở nƣớc chủ
nhà trên cơ sở quy định về trách nhiệm để thực hiện hợp đồng và xác định quyền lợi
của mỗi bên, nhƣng không hình thành một pháp nhân mới.
 Đầu tƣ phát triển kinh doanh: nhà đầu tƣ đầu tƣ phát triển mở rộng quy mô,
nâng cao công suất, năng lực cạnh tranh; đổi mới công nghệ, nâng cao chất lƣợng
sản phẩm, giảm ô nhiễm môi trƣờng.
 Mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tƣ: Nhà đầu tƣ
đƣợc góp vốn, mua cổ phần của các công ty, chi nhánh tại Việt Nam. Tỷ lệ góp vốn,
mua cổ phần của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đối với một số lĩnh vực, ngành, nghề do
Chính phủ quy định.
 Đầu tƣ thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp.
 Các hình thức đầu tƣ trực tiếp khác: nhƣ Hình thức khu chế xuất - Export
Processing Zone, Hình thức phát triển khu công nghiệp - Industrial Zone, v v

12

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG FDI CỦA VIỆT NAM
2.1. Tình hình FDI của Việt Nam
2.1.1. Tình hình FDI của Việt Nam trƣớc khi gia nhập WTO
2.1.1.1. Giai đoạn 1988 – 1990
Ngày 29/12/1987 Luật đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam đƣợc ban hành, đánh dấu
bƣớc ngoặt quan trọng cho sự phát triển của quá trình mở cửa nền kinh tế Việt Nam,
tạo khuôn khổ pháp lý cơ bản cho các hoạt động đầu tƣ nƣớc ngoài trực tiếp tại Việt
Nam. Trong 3 năm 1988-1990, Việt Nam mới thực thi Luật Đầu tƣ trực tiếp nƣớc
ngoài tại Việt Nam nên kết quả thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài còn ít (214 dự án với
tổng vốn đăng ký cấp mới 1,6 tỷ USD). Đây đƣợc coi là thời kỳ thử nghiệm, mò

mẫn nên kết quả đạt đƣợc không nhiều, FDI chƣa có tác dụng rõ rệt đến tình hình
kinh tế – xã hội ở Việt Nam. Vào lúc này, ngoài việc có đƣợc Luật đầu tƣ nƣớc
ngoài khá hấp dẫn và môi trƣờng khá tự do trong đầu tƣ và kinh doanh, thì các cơ
quan Nhà nƣớc từ Trung ƣơng đến địa phƣơng chƣa có đƣợc kinh nghiệm cần thiết
đối với hoạt động FDI.
Trong giai đoạn này, liên doanh vẫn là hình thức đầu tƣ nƣớc ngoài chủ yếu vào
Việt Nam, tiếp đến là hình thức hợp tác kinh doanh. Một trong những nguyên nhân
là do trong thời kỳ đầu thu hút FDI, các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài coi Việt Nam nhƣ
“một vùng đất mới”, còn chƣa am hiểu về môi trƣờng đầu tƣ của Việt Nam, về
những thủ tục pháp lý cần thiết… vì thế họ lựa chọn hình thức liên doanh để tìm
hiểu thêm về môi trƣờng đầu tƣ của Việt Nam thông qua các đối tác liên doanh của
mình.
2.1.1.2. Giai đoạn 1991 – 1996
Là thời kỳ FDI tăng trƣởng nhanh, đƣợc xem là thời kỳ “bùng nổ” đầu tƣ nƣớc
ngoài tại Việt Nam và có thể coi đây là “làn sóng đầu tƣ nƣớc ngoài” đầu tiên vào
Việt Nam.
Trong giai đoạn này, vốn FDI đổ vào Việt Nam liên tục tăng với tốc độ nhanh cả
về số dự án, số vốn đăng ký mới tăng và đạt mức đỉnh điểm gần 10 tỷ USD (bao
gồm vốn đăng ký mới và vốn chƣa giải ngân của những năm trƣớc) vào năm 1996.
13

Kế hoạch 5 năm 1991- 1995 thu hút đƣợc 17663 triệu USD vốn FDI đăng ký, tốc độ
tăng trƣởng hàng năm rất cao; vốn đăng ký năm 1991 là 1291.5 triệu USD thì vốn
đăng ký năm 1995 là 6937.2 triệu USD gấp 5,4 lần. Vốn thực hiện trong cả 5 năm
(1991 – 1995) là 17663 triệu USD, chiếm khoảng 32% tổng đầu tƣ toàn xã hội; tổng
số vốn đăng ký tăng gấp 8 lần, nâng mức quy mô vốn trung bình/dự án lên 27,32
triệu USD, tăng gấp 3,2 lần so với năm 2001. Đã có khoảng 20 vạn ngƣời làm việc
trong các doanh nghiệp FDI. Đây là thời kỳ hoạt động FDI rất sôi động, hàng nghìn
đoàn khách quốc tế đến Việt Nam tìm kiếm cơ hội đầu tƣ, hàng trăm dự án mới chờ
thẩm định, hàng chục nhà máy đƣợc khởi công cùng một lúc, bản đồ FDI thay đổi

từng ngày ở Việt Nam.
Kết quả này có đƣợc phần nào là do kỳ vọng của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đối
với một nền kinh tế mới mở cửa, chi phí đầu tƣ - kinh doanh thấp so với một số
nƣớc trong khu vực; sẵn lực lƣợng lao động với giá nhân công rẻ, quy mô dân số
khá lớn với trên 70 triệu ngƣời và thị trƣờng tiêu thụ đầy tiềm năng. Kinh tế tăng
trƣởng nhanh chóng, có tác động lan tỏa tới các thành phần kinh tế khác và đóng
góp tích cực vào thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nƣớc.
2.1.1.3. Giai đoạn 1997 – 2003
Đây là thời kỳ suy thoái của FDI. Mặc dù những phản ứng đầu tiên của những
nhà đầu tƣ quốc tế đối với chính sách thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài của Việt Nam rất
mạnh mẽ nhƣng đã chững lại và giảm xuống từ năm 1995. Nguyên nhân xuất phát
từ cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997 (xảy ra ở các nƣớc Hồng Kông,
Indonesia, Singapore, Triều Tiên, Maylaysia, Philipine, Thái Lan, Trung Quốc, Ấn
Độ và Đài Loan) và tiếp đó là sự suy giảm kinh tế của thế giới, nhất là của Mỹ, EU
và Nhật Bản đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam, trƣớc hết là xuất nhập
khẩu, làm giảm rõ rệt lợi thế so sánh của Việt Nam trong đầu tƣ và thƣơng mại quốc tế.
Khủng hoảng khu vực châu Á và tác động lan truyền toàn cầu đã khiến nhiều dự án
FDI đƣợc cấp phép trong những năm trƣớc đã phải tạm dừng triển khai hoạt động
do nhà đầu tƣ gặp khó khăn về tài chính. Một nguyên nhân khác xuất phát từ chính
môi trƣờng đầu tƣ ở Việt Nam đã trở nên kém hấp dẫn hơn so với các nƣớc trong
khu vực, nhất là Trung Quốc. Những nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đã khựng lại vì gặp khó
14

khăn khi vận hành công việc kinh doanh trong môi trƣờng kinh doanh tại Việt Nam
với những quy định ngặt nghèo, phân biệt giá cả và hạn chế lĩnh vực đầu tƣ.
Trong khoảng năm 1995 đến 1998, số lƣợng các dự án giảm xuống, trong khi
vốn FDI giảm xuống trong 5 năm liên tiếp từ năm 1997. Nếu năm 1996 vốn đăng
ký là 10,1641 tỷ USD, thì năm 1997 chỉ bằng khoảng 50%, còn 5,5907 tỷ USD, và
tiếp tục giảm chỉ còn 3,1912 tỷ USD (bao gồm vốn đăng ký chƣa thực hiện của
những năm trƣớc và vốn đăng ký mới) vào năm 2003, tồi tệ nhất là năm 1999 FDI

chỉ còn 2,5654 tỷ USD.
Sự giảm mạnh của vốn FDI trong khoảng thời gian 1995-2003 đã tác động tiêu
cực lên tăng trƣởng kinh tế. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế liên tục giảm từ 9,54% năm
1995 còn 4,77% năm 1999. Điều này cho thấy tầm quan trọng của khu vực FDI vào
nền kinh tế. Tuy nhiên, thực tế cho thấy Việt Nam ít bị ảnh hƣởng nặng nề từ cuộc
khủng hoảng tài chính Châu Á so với các quốc gia khác trong khu vực là do Việt
Nam đã không mở cửa cho các nguồn vốn FDI ngắn hạn.
2.1.1.4. Giai đoạn 2004 – 2006
Dòng vốn FDI vào Việt Nam có dấu hiệu phục hồi và tăng nhanh hơn từ năm
2004, Số liệu cho thấy tổng vốn FDI đăng ký từ 3,1912 tỷ USD năm 2002 đã tăng
lên 10,2013 tỷ USD năm 2006. Năm 2004, Việt Nam đã chú trọng hơn tới công tác
xúc tiến đầu tƣ ở trong và ngoài nƣớc. Một trong những thành tích thu hút vốn đầu
tƣ nƣớc ngoài của Việt Nam năm 2004 đạt ngƣỡng 4,5476 tỷ USD, không chỉ gia
tăng vốn đăng ký, vốn đầu tƣ thực hiện cũng đạt đƣợc mức rất khả quan với con số
2,8525 tỷ USD. Đây là kết quả của cải thiện môi trƣờng đầu tƣ bằng việc sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài. Chính phủ cho phép đầu tƣ gián
tiếp vào 35 ngành, đồng thời mở cửa hơn một số ngành do Nhà nƣớc độc quyền
nắm giữ trƣớc đây nhƣ điện lực, bảo hiểm, ngân hàng, viễn thông cho đầu tƣ nƣớc
ngoài và cho phép chuyển đổi doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài sang công ty
cổ phần.


15

Bảng 2.1: Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đƣợc cấp phép từ năm 1988 đến năm 2006

Số dự
án
Vốn đăng ký (triệu USD)
Tổng số vốn

thực hiện
(triệu USD)
Tổng số
Trong đó: Vốn pháp định
Tổng số
Chia ra
Nƣớc
ngoài góp
Việt Nam
góp
Tổng số
7,279
66,244
30,271
25,285
4,985
33,315
1988 – 1990
211
1,602.2
1,279.7
1,087.3
192.4

1988
37
341.7
258.7
219
39.7


1989
67
525.5
300.9
245
55.9

1990
107
735
720.1
623.3
96.8

1991- 1995
1,409
17,663
10,759
8,605.5
2,153.5
6,517.8
1991
152
1,291.5
1,072.4
883.4
189
328.8
1992

196
2,208.5
1,599.3
1,343.7
255.6
574.9
1993
274
3,037.4
1,842.5
1,491.1
351.4
1,017.5
1994
372
4,188.4
2,539.7
2,030.3
509.4
2,040.6
1995
415
6,937.2
3,705.1
2,857
848.1
2,556
1996-2000
1,724
26,259

10,921.8
8714.5
2,207.3
12,944.8
1996
372
10,164.1
3,511.4
2,906.3
605.1
2,714
1997
349
5590.7
2649.1
2046
603.1
3,115
1998
285
5,099.9
2,474.2
1,939.9
534.3
2,367.4
1999
327
2,565.4
975.1
870.5

104.6
2,334.9
2000
391
2,838.9
1,312
951.8
360.2
2,413.5
2001-2005
3,935
20,720.2
7,310.1
6,878.1
432
13,852.8
2001
555
3142.8
1,708.6
1,643
65.6
2,450.5
2002
808
2,998.8
1,272
1,191.4
80.6
2,591

2003
791
3,191.2
1,138.9
1,055.6
83.3
2,650
2004
811
4547.6
1,217.2
1,112.6
104.6
2,852.5
2005
970
6,839.8
1,973.4
1,875.5
97.9
3,308.8
2006
833
10,201.3




Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và đầu tư
2.1.2. Tình hình FDI của Việt Nam sau khi gia nhập WTO

2.1.2.1. Tình hình FDI năm 2007
16

Năm 2007, năm thứ 20 kể từ khi Quốc hội nƣớc ta thông qua Luật đầu tƣ nƣớc
ngoài tại Việt Nam, năm đầu tiên nƣớc ta là thành viên WTO, hoạt động FDI đã
chuyển động mạnh mẽ. Ngay trong năm 2006, FDI đã tăng mạnh và đặc biệt năm
2007, FDI đã tăng từ 10,2 tỉ USD lên 20,3 tỉ USD.
Điểm nổi bật nhất trong công tác thu hút FDI năm 2007 là nguồn vốn FDI trong
năm 2007 không chỉ đơn thuần tăng về lƣợng (đạt mức kỷ lục chƣa từng có), mà
nguồn vốn FDI thu hút trong năm qua còn tăng về chất với việc thu hút đƣợc nhiều
dự án quy mô lớn, có ý nghĩa quan trọng, thu hút đƣợc công nghệ nguồn và công
nghệ cao nhƣ hàng loạt các dự án quy mô lớn đƣợc triển khai, chẳng hạn nhƣ dự án
nhà máy lắp ráp và kiểm tra các bản mạch in của Công ty TNHH Jabil Circuit (Mỹ)
tại Thành phố Hồ Chí Minh với tổng vốn 100 triệu USD; hai nhà máy công nghệ
cao của tập đoàn Foxconn (Đài Loan) ở Bắc Ninh có tổng vốn 80 triệu USD.
Chỉ trong tháng đầu tiên của năm 2007, luồng vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
vào Việt Nam đạt mức 350 triệu USD. Theo báo cáo nhanh của Cục Đầu tƣ nƣớc
ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ), tính chung cả vốn của các dự án đầu tƣ nƣớc ngoài
mới và của các dự án đang hoạt động đăng kí tăng vốn trong tháng 1/2007, cả nƣớc
đã thu hút thêm 350 triệu USD vốn FDI đăng ký, tăng 2% so với cùng kỳ năm trƣớc
(344 triệu USD). Cụ thể, có 29 dự án mới đƣợc cấp giấy chứng nhận đầu tƣ với
tổng vốn đầu tƣ đăng ký 305 triệu USD, bằng 76% về số dự án và 96% về vốn đăng
ký so với cùng kỳ năm trƣớc. Số vốn đăng ký tập trung vào lĩnh vực dịch vụ, chiếm
35%. Và cũng trong tháng này, có 10 lƣợt dự án tăng vốn với số vốn đăng ký 45
triệu USD, bằng 91% về số lƣợt dự án tăng vốn, và tăng 80% tổng vốn tăng thêm so
với cùng kỳ năm trƣớc.
Nếu tính toàn năm 2007, Việt Nam có hơn 1.400 dự án đầu tƣ nƣớc ngoài mới
đƣợc cấp giấy chứng nhận đầu tƣ với tổng vốn đầu tƣ đăng ký đạt gần 18 tỷ USD.
Đồng thời có khoảng 380 lƣợt dự án đầu tƣ đang hoạt động đăng ký tăng vốn, với
tổng vốn tăng thêm đạt 2,4 tỷ USD. Tính chung, thu hút FDI đạt 20,3 tỷ USD, gần

bằng tổng mức đầu tƣ nƣớc ngoài của 5 năm 2001 - 2005 và chiếm tới gần 20%
tổng vốn đầu tƣ nƣớc ngoài trong 20 năm qua. Trong đó có nhiều dự án tăng vốn
17

lớn. Tổng vốn FDI thực hiện trong cả năm đạt 4,5 tỷ USD, tăng 15,0% so với năm
2006. Đây cũng là mức cao nhất từ trƣớc tới nay cả về lƣợng vốn cũng nhƣ tốc độ
tăng trƣởng. Quy mô vốn đầu tƣ bình quân cho một dự án đạt khoảng 11 triệu USD,
cao hơn mức bình quân cùng kỳ năm 2006 (8,5 triệu USD).
 Theo lĩnh vực đầu tƣ:
Cơ cấu đầu tƣ năm 2007 tập trung vào các lĩnh vực kinh tế chủ chốt nhƣ công
nghiệp, xây dựng, điện tử, viễn thông và xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ công nghệ
cao. Ngoài ra, các lĩnh vực dịch vụ, hiện đại hóa đô thị, phát triển khu công nghiệp,
khu chế xuất, chế biến nông lâm hải sản….cũng đƣợc các nhà đầu tƣ rất quan tâm.
 Theo đối tác đầu tƣ:
Điểm đáng chú ý trong bức tranh về FDI ở nƣớc ta trong năm 2007 là đã xuất
hiện sự gia tăng đầu tƣ của các tập đoàn, công ty Nhật Bản và Hoa Kỳ và một số đối
tác truyền thống khác nhƣ Hàn Quốc, Hồng Kông, Singapore, Đài Loan Nhiều địa
phƣơng đã thu hút đƣợc các dự án FDI có quy mô lớn, từ các tập đoàn đa quốc gia.
Trong năm 2007, Hàn Quốc đã chứng tỏ là nhà đầu tƣ thành công tại Việt Nam
khi tiếp tục dẫn đầu danh sách 81 quốc gia và vùng lãnh thổ có vốn đầu tƣ vào Việt
Nam, với 1.655 dự án ở Việt Nam với tổng vốn đăng ký 11,5 tỷ USD, chiếm gần
22,7% tổng số dự án và trên 16,4% tổng vốn đầu tƣ vào Việt Nam kể từ năm 1988,
các nhà đầu tƣ Hàn Quốc đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực bất động sản. Số dự án đầu
tƣ của Hàn Quốc vào lĩnh vực này tăng đáng kể và phạm vi triển khai đƣợc trải rộng
trên cả 3 miền Bắc, Trung và Nam.
Năm 2007 cũng đánh dấu bƣớc chuyển biến lớn trong chiến lƣợc đầu tƣ của Ấn
Độ vào Việt Nam. Với việc triển khai hai dự án lớn là nhà máy thép cán nóng tại Bà
Rịa - Vũng Tàu với tổng vốn 527 triệu USD của tập đoàn ESSAR và dự án xây
dựng khu liên hợp thép Hà Tĩnh của tập đoàn TATA, Ấn Độ đã lọt vào nhóm 10
nƣớc có vốn đầu tƣ lớn nhất vào Việt Nam. Kết quả này cũng đã đƣa Việt Nam trở

18

thành nƣớc tiếp nhận vốn đầu tƣ trực tiếp lớn nhất từ Ấn Độ trong khu vực Đông
Nam Á.
Nhật Bản là nhà đầu tƣ có số vốn đầu tƣ đăng ký lớn nhất trong tháng 1/2007 với
dự án xây dựng công trình khu đô thị mới Hồ Xƣơng Rồng tại Thái Nguyên có vốn
đầu tƣ 100 triệu USD, chiếm 32,8% tổng vốn đầu tƣ.
Bảy tháng đầu năm 2007, đã có 44 dự án của Singapore đƣợc cấp phép đầu tƣ
mới tại Việt Nam, với tổng số vốn trên 1,3 tỷ USD. Cùng thời gian này cũng có 8
dự án của các nhà đầu tƣ Singapore đƣợc cấp phép tăng vốn với tổng số trên 13,3
triệu USD. Singapore đứng thứ hai trong tổng số 39 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu
tƣ vào Việt Nam. Nhƣ vậy, tính từ khi Việt Nam ban hành Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài,
năm 1988 đến hết tháng 7/2007, Singapore có 503 dự án đƣợc cấp phép với tổng
vốn 9,6 tỷ USD. Quy mô vốn bình quân mỗi dự án từ Singapore đạt 18,7 triệu USD,
cao hơn mức bình quân của các dự án trên toàn quốc, thậm chí gấp đến 2-3 lần so
với quy mô vốn bình quân mỗi dự án của một số quốc gia và vùng lãnh thổ khác
nhƣ Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Công, Malaixia.
Mặc dù thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài đạt mức kỉ lục trong những năm qua, thế
nhƣng tỷ lệ giải ngân nguồn vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài lại giảm mạnh. Cụ thể,
tỷ lệ vốn FDI thực hiện so với đăng ký giai đoạn 1988-2005 là 50,3%, của năm
2006 còn 33%, nhƣng năm 2007 chỉ đạt khoảng 23% (khoảng 4,6 tỷ USD).
2.1.2.2. Tình hình thu hút FDI giai đoạn 2008 - 2009
Ngày 21/1/2008, cuộc khủng hoảng kinh tế ở Mỹ đã chính thức lan ra thị trƣờng
thế giới. Cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu bắt nguồn
từ Mỹ này đã có tác động to lớn đến nhịp độ tăng trƣởng, khả năng mở rộng xuất
khẩu và đầu tƣ ở mọi nền kinh tế, đặc biệt là đối với các nền kinh tế có độ mở thị
trƣờng cao, tăng trƣởng dựa trên đẩy mạnh xuất khẩu và FDI nhƣ ở Việt Nam.
Bắt đầu từ sự bùng nổ khủng hoảng tín dụng nhà đất dƣới chuẩn ở Mỹ, tiến tới
hàng loạt các ngân hàng lớn phá sản, bị mua lại hoặc phải quốc hữu hóa, không chỉ
ở Mỹ mà còn ở hầu khắp các thị trƣờng tài chính lớn trên thế giới. Chỉ trong vòng

19

12 tháng của năm 2008 đã làm bốc hơi trên 30.000 tỉ USD vốn hóa toàn cầu. Riêng
hệ thống ngân hàng thế giới đã mất 2.200 tỉ USD. Sự sụp đổ của “khu vực tài chính”
kéo theo sự khủng hoảng của “nền kinh tế thực”: hàng loạt tập đoàn kinh doanh lớn
nhƣ GM, Chrysler,…, đứng trƣớc nguy cơ phá sản. Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
cũng đã giảm rất mạnh, từ mức trên 1500 tỉ USD vào năm 2007 xuống còn dƣới
1000 tỉ USD vào năm 2008. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 nổ ra vào
lúc tiến trình tự do hóa về tài chính gia tăng mạnh mẽ, kinh tế “ảo” bao trùm và
trong mối quan hệ chặt chẽ với nền kinh tế “thực”, khi hệ thống tài chính rung động,
các nhà đầu tƣ hoảng loạn và niềm tin vào đầu tƣ bị giảm sút nghiêm trọng. Không
chỉ dừng lại ở Mỹ, cuộc khủng hoảng lần này còn lan sang các nƣớc phát triển khác,
trong đó có Nhật Bản, Hàn Quốc và các quốc gia có đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại
Việt Nam. Các nƣớc châu Á, nơi chiếm tơi 80% dòng vốn đầu tƣ vào Việt Nam,
cũng phải gánh chịu tác động lớn của cuộc khủng hoảng.
Thế nhƣng, mặc cho ảnh hƣởng của suy thoái kinh tế thế giới khiến nền kinh tế
nƣớc ta gặp phải nhiều bất ổn, nhƣ chỉ số giá tiêu dùng cao, môi trƣờng kinh doanh
kém thuận lợi so với năm trƣớc năm 2008 vẫn đi qua với kết quả “ngoạn mục” về
thu hút và sử dụng vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài của cả nƣớc, đạt trên 64 tỉ USD -
gấp gần ba lần năm 2007 - mức cao nhất từ năm 1988. Luồng vốn FDI thu hút kỷ
lục trong năm 2008 đã chứng tỏ, ngay trong bối cảnh có nhiều diễn biến phức tạp,
không thuận, cả ở bên ngoài và bên trong nền kinh tế, Việt Nam vẫn tiếp tục là
điểm đến hứa hẹn của FDI. Báo cáo của Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC)
cũng cho thấy, Việt Nam đứng thứ ba sau Trung Quốc và Ấn Độ về độ hấp dẫn đầu
tƣ.
Có thể đạt đƣợc điều này là do Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của
Tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO). Song song đó, môi trƣờng đầu tƣ - kinh doanh
tại Việt Nam tiếp tục đƣợc cải thiện và đƣợc cộng đồng quốc tế đánh giá cao bởi
việc hoàn thiện khung pháp luật về đầu tƣ ngày càng phù hợp với thông lệ quốc tế
và khu vực cuối năm 2006. Chính sách phân cấp việc cấp giấy chứng nhận đầu tƣ

và quản lý hoạt động FDI về địa phƣơng đã tạo thế chủ động và tích cực cho cơ
quan quản lý đầu tƣ các cấp trong thu hút và quản lý FDI bằng nhiều biện pháp theo
20

hƣớng giảm thiểu thủ tục hành chính, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án
đầu tƣ đã đƣợc cấp phép nhanh chóng đi vào hoạt động kinh doanh hiệu quả, phát
huy tính tự chủ và trách nhiệm của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, hoạt động xúc tiến
đầu tƣ đã đổi mới cả về phƣơng thức lẫn nâng cao chất lƣợng thông qua nhiều hoạt
động, dòng vốn FDI vào Việt Nam những năm gần đây không chỉ thay đổi về lƣợng
(vốn đầu tƣ) mà cả về chất (chiều sâu đầu tƣ) thông qua sự có mặt của các tập đoàn
nổi tiếng trong lĩnh vực điện tử nhƣ: Intel, Compal, Foxconn, Samsung Đặc biệt
trong năm 2008 còn xuất hiện dự án của các tập đoàn lớn, nhƣ Good Choi (Hoa Kỳ),
Berjaya (Ma-lai-xi-a) v.v Điều này cho thấy, sau một thời gian nghiên cứu thị
trƣờng Việt Nam các tập đoàn nƣớc ngoài đã quyết định đầu tƣ quy mô lớn, xem
Việt Nam nhƣ một mắt xích trong chuỗi sản xuất toàn cầu.
Trong hơn 20 năm kể từ khi Việt Nam bắt đầu nỗ lực thu hút FDI, 2008 có thể
xem là điểm nhấn đánh dấu thành công lớn nhất. Tính từ đầu năm đến 19/12/2008,
đã có 1.171 dự án FDI đƣợc cấp mới vào Việt Nam với tổng số vốn đăng ký đạt hơn
60,2 tỷ USD, tăng 222% so với năm 2007; có 311 dự án đăng kí tăng vốn với tổng
số vốn tăng thêm đạt 3,74 tỷ USD. Chỉ tính riêng số vốn tăng thêm của các dự án
đang hoạt động tại Việt Nam trong năm nay đã tƣơng đƣơng với tổng số vốn đăng
kí mới trong một năm của đầu những năm 2000. Bình quân số vốn đăng ký đạt 51,4
triệu USD/dự án, cao hơn rất nhiều so với thời gian trƣớc. Trong đó, 5 dự án có vốn
đầu tƣ lớn nhất trong năm 2008 là:
- Dự án Công ty TNHH Thép Vinashin - Lion (Malaysia) có số vốn đăng ký
9,8 tỷ USD;
- Dự án Công ty Gang thép Hưng Nghiệp Formosa của Đài Loan 7,9 tỷ USD.
- Dự án Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn (Thanh Hóa) của Nhật Bản và Kuwait
liên doanh 6,2 tỷ USD.
- Dự án Công ty TNHH New City Việt Nam 4,3 tỷ USD.

- Dự án Hồ Tràm của Canada trên 4,2 tỷ USD.
 Theo hình thức đầu tƣ:
Các dự án đầu tƣ nƣớc ngoài trong năm 2008 thực hiện chủ yếu theo hình thức
100% vốn nƣớc ngoài (882 dự án, vốn đăng ký 31,16 tỷ USD), chiếm 75,3% về số
21

dự án và 51,7% về vốn đăng ký. Số dự án theo hình thức liên doanh có 213 dự án
với vốn đăng ký 27,16 tỷ USD, chiếm 18,2% về số dự án và 45,1% về vốn đăng ký.
Còn lại là các dự án theo hình thức khác.
Doanh thu của các doanh nghiệp FDI trong năm 2008 là 50,55 tỷ USD, tăng 24,4%
so với năm 2007. Trong đó, giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI năm 2008
đạt 24,465 tỷ USD, chiếm khoảng 40% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nƣớc. Năm
2008, khối doanh nghiệp FDI đã đóng góp vào ngân sách nhà nƣớc 1,982 tỷ USD,
tăng 25,8% so với năm 2007. Cũng trong năm nay, khối doanh nghiệp FDI đã tạo ra
trên 200 nghìn việc làm mới, nâng tổng số lao động làm việc trong các dự án FDI
lên 1,467 triệu ngƣời, góp phần quan trọng vào giải quyết công ăn việc làm cho một
bộ phận ngƣời lao động.
 Theo lĩnh vực đầu tư:
Trong năm 2008, vốn FDI đăng kí mới tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công
nghiệp và xây dựng, gồm 572 dự án với tổng vốn đăng ký là 32,62 tỷ USD, chiếm
48,85% về số dự án và 54,12% về vốn đầu tƣ đăng ký. Lĩnh vực dịch vụ có 554 dự
án với tổng vốn đăng ký 27,4 tỷ USD, chiếm 47,3% về số dự án và 45,4% về vốn
đầu tƣ đăng ký. Số còn lại thuộc lĩnh vực nông – lâm - ngƣ nghiệp.
 Theo đối tác đầu tư:
Năm 2008, đã có 50 quốc gia và vùng lãnh thổ đăng ký đầu tƣ tại Việt Nam,
trong đó có 11 quốc gia và vùng lãnh thổ đăng ký đầu tƣ vốn trên 1 tỷ USD.
Malaysia đứng đầu bảng với 55 dự án, vốn đăng ký 14,9 tỷ USD, chiếm 4,7% về số
dự án và 24,8% về vốn đầu tƣ đăng ký. Đài Loan đứng thứ 2, có 132 dự án, vốn đầu
tƣ 8,64 tỷ USD. Nhật Bản đứng thứ 3, với 105 dự án, vốn đầu tƣ 7,28 tỷ USD.
Singapore đứng thứ 4, có 101 dự án, vốn đầu tƣ đăng ký 4,46 tỷ USD. Brunei đứng

thứ 5, có 19 dự án, vốn đầu tƣ 4,4 tỷ USD Kết quả trên cho thấy, các nhà đầu tƣ từ
quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc châu Á vẫn chiếm đa số trong tổng vốn FDI đăng
ký tại Việt Nam.
 Theo địa bàn đầu tƣ:
22

Trong năm 2008, có 43 địa phƣơng trong cả nƣớc có thu hút FDI, trong đó các
địa phƣơng thuộc khu vực miền Trung đã đạt đƣợc các kết quả thu hút FDI đáng
khích lệ với sự góp mặt của một số dự án có quy mô đầu tƣ lên tới hàng tỉ USD.
Trong đó, Ninh Thuận và Bà Rịa - Vũng Tàu đƣợc đánh giá là 2 tỉnh thu hút nhiều
vốn FDI nhất cả nƣớc. Tỉnh Ninh Thuận đã vƣơn lên vị trí hàng đầu với dự án liên
doanh sản xuất thép giữa tập đoàn Lion (Malaixia) và Vinashin nói trên. Các vị trí
tiếp theo là Bà Rịa - Vũng Tàu và Thành phố Hồ Chí Minh.
Vốn giải ngân trong năm 2008 của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam đã đạt
11,5 tỷ USD, tăng 43,2% so với năm 2007, trong đó vốn giải ngân tháng 12 trên cả
nƣớc là 1,45 tỷ USD, là tháng có số vốn giải ngân đạt cao nhất cả năm 2008.
Và trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế toàn cầu cũng nhƣ của nền
kinh tế trong nƣớc, FDI vào Việt Nam trong năm 2009 cũng suy giảm đáng kể so
với cùng kỳ năm 2008. Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ cho biết vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc
ngoài đăng ký vào Việt Nam cả năm 2009 đạt 21,48 tỷ USD, vốn thực hiện đạt 10
tỷ USD. Đây là mức suy giảm khá mạnh và chỉ bằng 30% so với năm 2008. Điều
này phản ánh sự thận trọng hơn của các nhà đầu tƣ khi quyết định đăng ký đầu tƣ,
nhƣng nhìn chung FDI Việt Nam năm 2009 vẫn là điểm sáng của khu vực, và xét về
lâu dài vẫn là địa chỉ có sức hấp dẫn tƣơng đối mạnh đối với các nhà đầu tƣ trên thế
giới.
Trong năm 2009 cả nƣớc có 839 dự án mới đƣợc cấp giấy chứng nhận đầu tƣ,
với tổng vốn đăng ký 16,34 tỷ USD chỉ bằng 53,9% so với 2008; có 215 dự án đăng
ký tăng vốn đầu tƣ với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 5,13 tỷ USD, bằng 98,3% so
với năm 2008. Mặc dù có sự giảm sút cả về vốn đăng ký và vốn giải ngân so với
cùng kỳ năm 2008 nhƣng vốn FDI vào Việt Nam trong bối cảnh khó khăn của năm

nay vẫn đạt kết quả khá cao so với các năm trƣớc và so với một số nước trong khu
vực, và cũng đã giải ngân được 10 tỉ USD (bằng 87% so với năm 2008).
Cũng trong năm 2009, xuất khẩu của khu vực FDI (kể cả dầu khí) đạt 29,9 tỷ
USD, bằng 86,6 % so với năm 2008 và chiếm 52,7 % tổng xuất khẩu cả nƣớc. Nếu
không tính dầu thô, khu vực này xuất khẩu 23,6 tỷ USD, chiếm 41,7 % tổng xuất
khẩu và bằng 98 % so với năm 2008. Nhập khẩu của khu vực FDI năm 2009 đạt
23

24,8 tỷ USD, bằng 89,2 % so với năm 2008 và chiếm 36,1% tổng nhập khẩu cả
nƣớc, thu ngân sách nhà nƣớc từ khu vực FDI năm 2009 ƣớc đạt 2,47 tỉ USD, mức
cao nhất từ trƣớc đến nay và tăng 23% so với cùng kỳ 2008.
Cơ cấu dòng vốn đầu tƣ nƣớc ngoài vào Việt Nam cũng đã có sự thay đổi đáng
kể so với những năm trƣớc đây:
 Theo lĩnh vực đầu tư:
Từ năm 2008 trở về trƣớc, tổng số vốn đầu tƣ vào lĩnh vực công nghiệp - xây
dựng chiếm tới 55,1% tổng số vốn đăng ký thì năm 2009, do khó khăn về thị trƣờng
đầu ra cho các sản phẩm chế biến, chế tạo, khu vực này không còn giành đƣợc vị trí
ƣu tiên hàng đầu. Trái lại, dịch vụ lƣu trú và ăn uống trở thành lĩnh vực thu hút sự
quan tâm nhiều nhất của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài với 8,8 tỷ USD vốn cấp mới và
tăng thêm. Trong đó, có 32 dự án cấp mới với tổng vốn đầu tƣ là 4,9 tỷ USD và 8
dự án tăng vốn với số vốn tăng thêm là 3,8 tỷ USD. Kinh doanh bất động sản vƣợt
lên vị trí thứ 2 với 7,6 tỷ USD vốn đăng ký mới và tăng thêm. Trong đó có một số
dự án có quy mô lớn đƣợc cấp phép trong năm nhƣ Khu du lịch sinh thái bãi biển
rồng tại Quảng Nam, dự án Công ty TNHH thành phố mới Nhơn Trạch Berjaya tại
Đồng Nai và dự án Công ty TNHH một thành viên Galileo Investment Group Việt
Nam có tổng vốn đầu tƣ lần lƣợt là 4,15 tỷ USD, 2 tỷ USD và 1,68 tỷ USD. Mặc dù
không giành đƣợc vị trí ƣu tiên hàng đầu nhƣng lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế
tạo cũng đã về vị trí thứ ba với 2,97 tỷ USD vốn đăng kí, trong đó có 2,22 tỷ USD
đăng kí mới và 749 triệu USD vốn tăng thêm.
 Theo đối tác đầu tư:

Trong năm 2009, có 43 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tƣ tại Việt Nam,
các nhà đầu tƣ lớn nhất lần lƣợt là Hoa Kỳ với tổng vốn đăng ký là 9,8 tỷ USD
chiếm 45,6% tổng vốn đầu tƣ vào Việt Nam; Cayman Islands đứng thứ 2 với tổng
vốn đăng ký 2,02 tỷ USD, chiếm 9,4%; đứng thứ 3 là Samoa với tổng vốn đăng ký
1,7 tỷ USD chiếm 7,9%; Hàn Quốc đứng thứ 4 với 1,66 tỷ USD vốn đăng ký, chiếm
7,7% tổng vốn đầu tƣ đăng ký và một số nƣớc khác.
 Theo địa bàn đầu tư:
24

Tính đến tháng 9/2009 thì chỉ có 15 địa phƣơng có dự án đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc
cấp phép. Trừ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dƣơng, TP.Hồ Chí Minh và Đồng Nai
là bốn địa phƣơng thuộc khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, chiếm khoảng 80%
trong tổng số 7,6 tỉ USD, các địa phƣơng còn lại thu hút FDI gần nhƣ không đáng
kể. Điều đó chứng tỏ đã có sự chuyển hƣớng trong chính sách đầu tƣ của các tập
đoàn xuyên quốc gia – tập trung vào những khu vực có điều kiện hạ tầng tốt, giải
phóng mặt bằng nhanh, thủ tục hành chính đơn giản và không nhiều rủi ro đối với
hiệu quả hoạt động kinh doanh của họ. Trong đó, Bà Rịa - Vũng Tàu là địa phƣơng
thu hút nhiều vốn FDI nhất với 6,73 tỷ USD vốn đăng ký mới và tăng thêm. Tiếp
theo là Quảng Nam, Bình Dƣơng, Đồng Nai và Phú Yên với quy mô vốn đăng ký
lần lƣợt là 4,1 tỷ USD; 2,5 tỷ USD; 2,36 tỷ USD và 1,7 tỷ USD.
2.1.2.3. Tình hình thu hút FDI năm 2010 - 2011
Năm 2010, Việt Nam đƣợc báo cáo của A.T.Kearney xếp ở vị trí thứ 93 về mức
độ thông thoáng của môi trƣờng kinh doanh (Ease of Doing Bussiness Ranking);
trong các nƣớc Đông Nam Á, Việt Nam lọt vào Top 25 của xếp hạng Chỉ số niềm
tin FDI, giữ vị trí thứ 12, đứng trên Indonesia (vị trí 21), Malaysia (vị trí 20),
Singapore (vị trí 24); cơ quan Thƣơng mại và đầu tƣ của Anh qua khảo sát hơn 500
quan chức cấp cao của các công ty từ gần 20 ngành kinh doanh khác nhau, cũng
khẳng định, nếu không tính nhóm BRIC (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc) thì Việt
Nam có môi trƣờng đầu tƣ hấp dẫn nhất trong Top 15 nƣớc đang trỗi dậy, đƣợc xếp
theo thứ tự gồm: Việt Nam, Tiểu vƣơng quốc Ảrập Thống nhất, Mexico, Nam Phi,

Malaysia, Indonesia, Singapore, Thổ Nhĩ Kỳ, Philippines, Saudi Arabia, Ukraine và
Ba Lan; tập đoàn tài chính đầu tƣ Goldman Sachs (Hoa Kỳ) đã xếp Việt Nam nằm
trong nhóm 11 nƣớc (N–11) có tốc độ tăng trƣởng nhanh nhất thế giới, mở ra những
cơ hội cho các nhà đầu tƣ và là địa chỉ đầu tƣ tốt cho các nhà đầu tƣ thế giới trong
năm tiếp theo.
Trên thực tế, FDI vào Việt Nam năm 2010 có những động thái tích cực mới so
với năm 2009, với sự cải thiện khá rõ về quy mô đăng kí dự án, cơ cấu vốn đăng ký
và mức giải ngân thực tế
25

Theo số liệu của Cục đầu tƣ nƣớc ngoài – Bộ kế hoạch và đầu tƣ, các dự án đầu
tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đã giải ngân đƣợc 11 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm
2009. Trong đó, giải ngân của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đạt 8 tỷ USD. Vốn FDI
thực hiện năm 2010 chiếm 25,8% tổng vốn đầu tƣ xã hội, cao hơn năm 2009
(25,5%). Giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI (kể cả dầu khí) trong năm
2010 đạt 38,8 tỷ USD, tăng 27,8% so với cùng kỳ và chiếm 53,1% tổng kim ngạch
xuất khẩu cả nƣớc. Nếu không tính dầu thô, các doanh nghiệp FDI xuất khẩu 33,9
tỷ USD, chiếm 46% tổng kim ngạch xuất khẩu và tăng 40,1% so với cùng kỳ 2009.
Tổng kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp FDI năm 2010 đạt 36,4 tỷ USD,
tăng 39% so với cùng kỳ năm 2009 và chiếm 42,8% tổng kim ngạch nhập khẩu cả
nƣớc. Thu hút FDI năm 2010 đạt gần 18,6 tỷ USD, bằng 82,2% so với năm 2009,
tuy nhiên trong bối cảnh nền kinh tế thế giới khó khăn, FDI vào Việt Nam vẫn duy
trì đƣợc con số nhƣ trên, chứng tỏ môi trƣờng đầu tƣ ở Việt Nam vẫn hấp dẫn các
nhà đầu tƣ. Trong năm 2010, vốn đăng ký của 969 dự án đƣợc cấp phép mới đạt
17,23 tỷ USD (giảm 16,1% về số lƣợng dự án; tăng 2,5% về số vốn so với năm
2009); cả nƣớc có 269 lƣợt dự án tăng vốn đầu tƣ với tổng vốn đăng ký tăng thêm là
1,37 tỷ USD, bằng 23,5% so với cùng kỳ năm 2009.
Biểu đồ 2.1: Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) từ năm 2000 - 2010

Nguồn: Tổng cục thống kê

Cơ cấu dòng vốn đầu tƣ nƣớc ngoài vào Việt Nam:
 Theo lĩnh vực đầu tƣ:
Công ty TNHH phát triển Nam Hội An (Khu nghỉ dƣỡng Nam Hội An) đƣợc cấp
phép trong tháng 12/2010 với tổng vốn đầu tƣ 4 tỷ USD do nhà đầu tƣ Singapore
đầu tƣ tại Quảng Nam, đƣa ngành kinh doanh bất động sản dẫn đầu về thu hút

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×