Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

phân tích các yếu tố tác động đến việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (897.96 KB, 21 trang )

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KINH TẾ

1


TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN
BỘ MÔN PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KINH TẾ
  







Đề tài:
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP
NƢỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM


Giảng viên hướng dẫn:
Thầy Trần Tiến Khai
Thầy Nguyễn Ngọc Danh
Tên thành viên của nhóm:
1. Nguyễn Thị Huyền Trang DT1 K35
2. Nguyễn Minh Trí DT2 K35
3. Đỗ Thị Lan Hương DT3 K36
4. Nguyễn Doãn Cẩm DT2 K36
5. Nguyễn Trung Lợi DT1 K36




TP. HỒ CHÍ MINH, 09/2012

2
MỤC LỤC
I. Lý do chọn đề tài: 3
II. Mục tiêu nghiên cứu: 4
III. Câu hỏi nghiên cứu: 4
IV. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT 4
***Cơ sở lý thuyết: 4
1. Các lý thuyết liên quan: 4
2. Khung khái niệm: 5
3. Giả thuyết nghiên cứu: 16
4. Mô hình nghiên cứu đề xuất: 16
V. Phương pháp nghiên cứu: 18
1. Xác định các chỉ tiêu nghiên cứu: 18
2. Nguồn tài liệu nghiên cứu: 18
3. Các bước phân tích: 18
VI. Cấu trúc báo cáo dự kiến 19

MỤC LỤC
MỤC LỤC
I. Giới thiệu vấn đề nghiên cứu 3
I.1 Đặt vấn đề 4

IV. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT 4
***Cơ sở lý thuyết: 4
1. Các lý thuyết liên quan: 4
2. Khung khái niệm: 5

3. Giả thuyết nghiên cứu: 16
4. Mô hình nghiên cứu đề xuất: 16
V. Phương pháp nghiên cứu: 18
1. Xác định các chỉ tiêu nghiên cứu: 18
2. Nguồn tài liệu nghiên cứu: 18
3. Các bước phân tích: 18
VI. Cấu trúc báo cáo dự kiến 19
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KINH TẾ

3


I. Lý do chọn đề tài:
Đầu tư qua biên giới được coi là một trong những tính năng nổi bật nhất của nền kinh tế toàn
cầu .Quá trình toàn cầu hoá đang thúc đẩy mạnh mẽ sự hội nhập của các nước vào nền kinh tế thế
giới và khu vực. Có thể nói, hiện nay hầu như không có quốc gia nào đứng ngoài quá trình hội nhập
quốc tế, nếu không muốn tự cô lập mình và rơi vào nguy cơ tụt hậu.Trong đó, đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI) là một hoạt động chiếm vị trí ngày càng quan trọng đối với cả nước đầu tư và nước tiếp
nhận đầu tư.
FDI đã và đang đóng một vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát
triển trên thế giới. Tại các quốc gia có chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài hợp lý, FDI
không chỉ làm tăng cung về vốn đầu tư mà còn có vai trò thúc đẩy chuyển giao công nghệ đặc biệt
là thúc đẩy quá trình tích tụ vốn con người, một nhân tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong dài hạn.
Các nền kinh tế đã được công nghiệp hóa và có thể tính đến nguồn lao động rẻ,có trình độ lao động
cao .FDI cũng được xem là một chất xúc tác mang lại không chỉ các nguồn vốn ít biến động, mà cả
công nghệ và bí quyết quản lý chotái cơ cấu doanh nghiệp.
Nhận thấy được vai trò cũng như những ảnh hưởng của nguồn vốn này chúng tôi có thể đưa ra
một số những đặc điểm sau:
 Thứ nhất: Đối với các nước xuất khẩu vốn đầu tư dòng FDI là một trong những cách làm
hiệu quả nhằm xây dựng được thi trường cung cấp nguyên vật liệu ổn định,giúp thay đổi cơ

cấu kinh tế trong .nước theo hướng hiệu quả, phân tán rủi ro do tình hình kinh tế- chính trị
bất ổn,đồng thời bành trướng sức mạnh kinh tế, nâng cao uy tín trên thị trường quốc tế và
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Tuy nhiên, một số những tác động tiêu cực mà nhà
đầu tư gặp phải ở các nước này là: Chủ đầu tư có thể gặp rủi ro lớn nếu không hiểu biết về
môi trường đầu tư,hoặc có thể xảy ra hiện tượng chảy máu chất xám trong quá trình chuyển
giao công nghệ, nếu không có định hướng và chính sách thích hợp thì các nhà kinh doanh
không muốn kinh doanh trong nước mà chỉ muốn kinh doanh ở nước ngoài, gây ra sự tụt
hậu của nước chủ vốn đầu tư;hay dẫn tới làm giảm việc làm ở nước chủ đầu tư.
 Thứ hai: Đối với nước tiếp nhận vốn đầu tư, nếu là các nước tư bản phát triển thì FDI
không những tạo môi trường cạnh tranh để thúc đẩy sự phát triển của kinh tế và thương
mại, giúp cải thiện cán cân thanh toán, tạo công ăn việc làm mới, tăng thu ngân sách dưới
hình thức các loại thuế,mà còn học hỏi kinh nghiệm quản lý tiên tiến của nước ngoài, giúp
giải quyết những vấn đề khó khăn về kinh tế và xã hội trong nước. Còn riêng với các nước
chậm phát triển và đang phát triển thì FDI có tác dụng Giúp thu hút lao động, tạo việc làm,
giải quyết một phần nạn thất nghiệp, Góp phần cải tạo môi trường cạnh tranh, tạo điều kiện
tiếp nhận khoa học công nghệ, kỹ thuật từ nước ngoài, Giúp đẩy nhanh tốc độ phát triển
của nền kinh tế. Nhưng song song với nó có thể dẫn tới tình trạng khai thác tài nguyên
thiên nhiên một cách thái quá, gây hậu quả ôi nhiễm môi trường một cách nghiêm trọng, Có
thể bị ảnh hưởng hoặc lệ thuộc vào những yêu cầu từ phía chủ đầu tư;làm tăng các vấn đề
về tệ nạn xã hội, dịch bệnh; Gây ra sự phân hóa, tăng khoảng cách phát triển giữa các vùng
và giữa các tầng lớp dân cư với nhau.
Cũng là một trong những nước nhận được nhiều ưu ái đó, đặc biệt là “sự chuyển đổi sang kinh
tế thị trường của Việt Nam đã tháo gỡ bớt những rào cản đối với việc áp dụng tri thức, một yếu tố
4
cực kỳ quan trọng giải thích cho những thay đổi nhanh chóng ở Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế
trong vòng hai thập niên vừa qua, cùng với những cơ chế khuyến khích được cải thiện và cạnh
tranh gia tăng” (Arkadie và Mallon 2003). Chính quá trình chuyển đổi của Việt Nam sang nên kinh
tế thị trường đã thay đổi diện mạo của đất nước với đời sống con người,bên cạnh đó còn phải nhắc
đến tác động tích cực của tự do hóa thương mại đối với nền kinh tế Việt Nam. Một số lợi ích rõ rệt
của tự do hóa thương mại bao gồm đầu tư trực tiếp nước ngoài được đẩy mạnh, khu vực xuất khẩu

hoạt động mạnh, giá cả thấp hơn, chất lượng hành hóa và dịch vụ được cải thiện. Các hiệp định
thương mại song phương và các cam kết WTO buộc Việt Nam đưa ra những điều chỉnh quan trọng
trong hệ thống thể chế và hành chính của mình. Đồng thời một số nghiên cứu còn chỉ ra tác động
tích cực của ASEAN do Dự án Hỗ trợ Thương Mại đa biên thực hiện. Kèm theo đó là nền kinh tế
Việt Nam và môi trường toàn cầu những năm gần đây thay đổi với mức độ chóng mặt tạo ra những
thách thức mới.
Về bản chất chính xác của mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế, điều kiện tiên quyết
cho FDI để thúc đẩy tăng trưởng và việc xác định các cơ chế thông qua đó, tăng trưởng có thể đạt
được( G. M. Agiomirgianakis, D. Asteriou K. Papathoma). Cũng chính vì những tác động mạnh mẽ
của nguồn lực này, nhóm chúng tôi quyết định chọn đề tài “ nghiên cứu về các nhân tố tác động
đến việc thu hút FDI tại Việt Nam” nhằm cung cấp một cách chính xác hơn và đầy đủ hơn về các
yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công và thất bại của các nước chuyển tiếp trong việc thu hút FDI
***Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: Bài nghiên cứu giúp cho nhóm sinh viên kinh tế hiểu rõ hơn về
các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới việc thu hút nguồn vốn FDI. Từ đó có hướng giải quyết nhằm gia
tăng hoặc hạn chế thu hút, phân bổ nguồn vốn này một cách hợp lí.
II. Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu nghiên cứu của bài nghiên cứu này là tìm ra những nhân tố ảnh hưởng và các tác động
của nó đến việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
ng phm vi nghiên cu: Nhóm nghiên cứu tiến hành nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng
đến việc thu hút FDI tại Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2000-2008.
III. Câu hỏi nghiên cứu:
 Tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài hiện nay tại Việt Nam như thế nào?
 Các nhân tố nào ảnh hưởng đến việc thu hút FDI tại Việt Nam?
 Tác động của các nhân tố đó như thế nào đối với việc thu hút FDI tại Việt Nam?
 Làm thế nào để thu hút FDI?
 Làm sao để thu hút và sử dụng FDI một cách có hiệu quả?

IV. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
***Cơ sở lý thuyết:
1. Các lý thuyết liên quan:

 Mô hình nghiên cứu trước đây của Yuko.K và Nauro .F Campos (2003) chúng tôi có mô
hình: FDI
t
= α
0

1
FDI
t-1
+ α
2
Y
t
+ α
3
g
t
+ α
4
LC+ α
5
EDU+ α
6
TEL+ α
7
INFAV + α
8
TD
t
+ α

9

RES
t
+ α
10
EXL
t
+ α
11
Bureu
t
+ α
12
TRD
t
+ α
13
RL
t

t



PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KINH TẾ

5

 Theo G. Agiomirgianakis, D. Asteriou và K. Papathoma (2006 ) lý thuyết và bằng chứng

thực nghiệm xem xét hai cơ chế đóng một vai trò quan trọng trong việc thu hút FDI là quy
mô thị trường và mức độ phát triển kinh tế.
Nền kinh tế đã từng khai thác có quy mô và các yếu tố sản xuất tiêu chuẩn chuyên
môn, kết quả là giảm thiểu chi phí và tăng trưởng thị trường, do đó, cải thiện tổng phía
cung (dịch vụ và đầu vào) trong nền kinh tế chủ.
Morrissey và Rai (1995) tuyên bố rằng kích thước của thị trường trong nước, cũng như
triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế nhận được đánh giá cao xem xét khi nhà đầu tư
nước ngoài di dời sản xuất ở nước sở tại. Sau này lập luận rằng các thỏa thuận quốc tế về
thương mại và đầu tư cũng ảnh hưởng đến khối lượng và hướng của dòng vốn FDI.
 Theo De Menil (1999) phát triển tốt cơ sở hạ tầng thị trường hiện tại dự kiến sẽ quyết định
hỗ trợ vốn đầu tư nước ngoài. Head & Ries (1996), Cheng & Kwan (1999) sử dụng các yếu
tố cơ sở hạ tầng, uỷ nhiệm bởi các công trình xây dựng đường (km/km2 diện tích đất đai),
và bổ sung thu nhập khu vực như các biến tiềm năng thu hút FDI.
 Một điều kiện cung ứng quan trọng, được coi là được thúc đẩy lao động và định hướng xuất
khẩu FDI là nguồn nhân lực cả về chất lượng và tính khả dụng. Theo (De Mello, 1997) việc
mở rộng tiềm năng năng suất ,tức là tăng chất lượng và tính khả dụng,của một công ty hay
một quốc gia và cho phép các hiệu ứng thúc đẩy tăng trưởng FDI.
 Chính sách của Chính phủ cũng có thể là yếu tố quyết định quan trọng của các dòng vốn
đầu tư nước ngoài kể từ khi chính phủ xem xét các dòng FDI như là phương tiện để chống
lại tình trạng thất nghiệp và nâng cao tốc độ tăng trưởng quốc gia. Chính sách của Chính
phủ có thể có nhiều hình thức như: thuế quan, thuế, trợ cấp, chế độ quy định và chính sách
tư nhân. (G. Agiomirgianakis, D. Asteriou và K. Papathoma, 2006 ). Cheng & Kwan (2000)
đã kiểm tra bằng chứng thực nghiệm về năng lực của chính phủ và thủ tục đã thấy rằng các
chính phủ là chất xúc tác chính cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thu hút FDI vào bên trong
nước. Bhagwati (1978) lập luận rằng FDI bị thu hút bởi các quốc gia thực hiện xúc tiến xuất
khẩu hơn so với những người thúc đẩy chính sách thay thế nhập khẩu. Milner và Lễ Ngũ
Tuần (1996) ủy quyền chế độ thương mại là tỷ lệ xuất khẩu để bán hàng và tỷ lệ bán hàng
tập trung và báo cáo rằng cả hai biến được tìm thấy đóng góp tích cực đối với FDI.
2. Khung khái niệm:
a) FDI

 Khái niệm về FDI: Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về khái niệm FDI
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (tiếng Anh: Foreign Direct Investment, viết tắt là FDI) là hình thức
đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất,
kinh doanh. Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh
này.
T chi Th gii đưa ra định nghĩa như sau về FDI:
6
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư)
có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó.
Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường
hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong
những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay đựoc gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi là
"công ty con" hay "chi nhánh công ty.
 Phân loại FDI:

 Đầu tư mới - Greenfield Investment : nhằm xây dựng nhà máy mới hoặc mở rộng nhà
máy/dây chuyền hiện có.
 Mua lại và sáp nhập - Merger & Acquisition : Công ty đầu tư mua luôn tài sản của doanh
nghiệp nước ngoài.
 Đầu tư theo chiều ngang - Horizontal FDI: Đầu tư trong cùng ngành công nghiệp
 Đầu tư theo chiều dọc - Vertical FDI: Đầu tư vào công ty chuyên cung cấp đầu vào sản
xuất, hoặc chuyên bán đầu ra cho sản phẩm

 FDI nhằm tìm kiếm nguồn lực - Resource-seeking: Đầu tư nhằm đạt được dây chuyền sản
xuất và các nguồn lực khác như lao động rẻ hoặc tài nguyên thiên nhiên, mà những nguồn
lực này không có ở được đi đầu tư. Đây là FDI thường đầu tư vào các nước đang phát triển
như tài nguyên dầu mỏ ở Trung Đông hay vàng, kim cương ở Châu Phi, lao động rẻ ở Đông
Nam Á. Khi các công ty nước ngoài muốn có được nguồn tài nguyên không có sẵn trong
nước, chẳng hạn như tài nguyên thiên nhiên,nguyên vật liệu,lao động chi phí thấp. Đặc biệt
là trong lĩnh vực sản xuất, khi các công ty đa quốc gia đầu tư trực tiếp để xuất khẩu, cân

nhắc các yếu tố chi phí trở nên quan trọng., ngược lại với FDI theo chiều ngang, định hướng
FDI theo chiều dọc hoặc xuất cảng FDI liên quan đến việc di dời các bộ phận dây chuyền
sản xuất máy của nước sở tại. nguồn lao động chi phí thấp sẵn có là một yếu tố quyết định
đến định hướng xuất khẩu FDI. Đương nhiên, có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực tài
nguyên như dầu và khí tự nhiên thu hút các vốn dồi dào. các công ty đầu tư ở nước ngoài
đầu tư vốn trực tiếp nước ngoài vào nước giàu tài nguyên , tài sản mà nguồn tài nguyên
không có sẵn trong nước họ. Tài nguyên có thể là nguồn tài nguyên thiên nhiên ,nguyên vật
liệu, hoặc các yếu tố đầu vào như lao động với chi phí thấp. Đặc biệt là trong lĩnh vực sản
xuất , khi các công ty đa quốc gia đầu tư trực tiếp để xuất khẩu , yếu tố cân nhắc chi phí trở
nên quan trọng. Ngược lại FDI đầu tư theo chiều ngang , theo chiều dọc hoặc theo định
hướng xuất khẩu FDI liên quan đến việc di dời các bộ phận của dây chuyền sản xuất cho
nước sở tại. Nguồn lao động sẵn có với chi phí thấp là một nguyên tố quyết định cho FDI
định hướng xuất khẩu . Hơn nữa , đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực tài nguyên như
dầu mỏ và khí tự nhiên được thu hút vào những nước có nguồn tài thiên nhiên phong phú.
 FDI tìm kiếm thị trường - Market-seeking: Đầu tư nhằm thâm nhập thị trường mới hoặc duy
trì thị trường hiện có. Đây là loại FDI còn được gọi là FDI đầu tư theo chiều ngang vì nó
liên quan đến việc nhân rộng các cơ sở sản xuất trong nước được đầu tư. Thuế xuất nhập
khẩu FDI là một biến thể của thị trường tìm kiếm FDI . FDI đầu tư theo chiều ngang là để
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KINH TẾ

7

phục vụ tốt hơn cho thị trường nội địa sản xuất tại địa phương ,các công cụ điều chỉnh chính
của nền kinh tế tại nước được đầu tư là quy mô thị trường và tăng trưởng thị trường. Thuế
xuất nhập khẩu và chi phí vận tải cũng là trở ngại cho việc khuyến khích đầu tư FDI tại thị
trường địa phương.
 Tìm kiếm hiệu quả - Effficiency-seeking: Đầu tư nhằm tăng cường hiệu quả bằng việc tận
dụng lợi thế của tính kinh tế theo quy mô hay phạm vi, hoặc cả hai. Đầu tư nước ngoài được
cho là hiệu quả khi công ty có thể đạt được từ quản trị phổ biến của hoạt động địa lý phân
tán trong sự hiện diện của nền kinh tế theo quy mô và phạm vi. Bevan và Estrin (2000) tìm

thấy bằng chứng rằng đây là trường hợp cho làn sóng đầu tiên gia nhập EU. Thành viên
tiềm năng của Liên minh châu Âu với việc thành lập mạng lưới khu vực của công ty dường
như đã thu hút nguồn vốn FDI hiệu quả sau bước đầu công bố sự tiến bộ của EU. Có một
điểm là các quốc gia mà có một thị trường rộng lớn , chi phí lao động thấp ,nguồn tài
nguyên thiên nhiên phong phú , và gần các thị trường phương Tây lớn sẽ thu hút một lượng
lớn về thu hút FDI. FDI do đó sẽ đi sang các nước có điều kiện thuận lợi ban đầu. Dựa trên
một cuộc khảo sát của các công ty sản xuất phương Tây, Lankes và Venables (1996) tìm
thấy rằng mục đích chính của vốn đầu tư nước ngoài trong nền kinh tế chuyển đổi trước
năm 1995 khác nhau đáng kể giữa các quốc gia. Họ nhận thấy rằng đã có một sự thay đổi
đáng chú ý từ khu vực dự án để phục vụ thị trường nội địa cho những người phục vụ thị
trường xuất khẩu. FDI định hướng xuất khẩu sau đó đã được dự kiến sẽ tăng khi với việc
hội nhập thị trường EU tiến triển. Nếu vậy, chúng tôi mong đợi các yếu tố chi phí trở nên
quan trọng hơn. Một yếu tố quan trọng khác để giải thích sự phân bố địa lý của FDI là Tính
kinh tế nhờ liên kết. Hiện nay, Tính kinh tế nhờ liên kết, nhà đầu tư mới bắt chước quyết
định đầu tư được thực hiện trước đó bởi các nhà đầu tư khác trong việc lựa chọn vị trí. Bên
cạnh việc làm việc chung với các công ty khác, họ được hưởng lợi từ hiệu ứng lan tỏa tích
cực từ các nhà đầu tư khác đã được đặt ra. Các nguồn tài nguyên thông thường của yếu tố
tích cực bên ngoài là kiến thức, lao động chuyên ngành, và đầu vào trung gian. Các bằng
chứng thực nghiệm về các nền kinh tế tích tụ dư . hiện có dẫn chứng là tập trung vào vốn
đầu tư nước ngoài ở Mỹ hoặc FDI của Hoa Kỳ trên tàu . Một chuyên đề của Wheeler và
Mody (1992) nói tích tụ kinh tế (và quy mô thị trường) ở Mỹ quyết định địa điểm của các
nhà đầu tư . Barrell và Pain (1999) tìm thấy kết quả tương tự về đầu tư của Mỹ ở châu Âu.
Head, Ries, và Swenson (1995) tìm thấy Tính kinh tế nhờ liên kết của cấp ngành công
nghiệp đóng một vai trò quan trọng trong việc lựa chọn vị trí của FDI sản xuất Nhật Bản ở
Mỹ . Một nghiên cứu gần đây của Chen và Kwang (2000) báo cáo một hiệu ứng tương kết
khối ở Trung Quốc. Nguồn lực sẵn có dựa trên lý thuyết cho thấy rằng sự khác biệt vốn có
trong nguồn tài nguyên và các điều kiện thuận lợi ban đầu trong số các nước giải thích các
mô hình địa lý hướng nội FDI. Cách duy nhất của nước chủ nhà có thể ảnh hưởng đến mô
hình này là thay đổi nền kinh tế cơ bản. Mặt khác , một câu chuyện của Tính kinh tế nhờ
liên kết cho thấy rằng một khi nước thu hút hàng loạt đầu tiên của các nhà đầu tư , quá trình

sẽ được tự củng cố mà không cần với những thay đổi trong các chính sách . Trong trường
hợp này, nếu có bất kỳ tác dụng tích tụ , chúng tôi mong đợi các cổ phiếu trong quá khứ của
FDI sẽ là một yếu tố dự báo tốt về FDI hiện tại ngay cả sau khi kiểm soát các yếu tố cổ điển
của lợi thế so sánh . Với sự phát triển của tài liệu có liên quan tổ chức và kết quả kinh tế lập
luận, các tổ chức kinh tế tốt là công cụ để tăng trưởng kinh tế thông qua cao hơn ,đầu tư,
trình độ học vấn cao hơn , và tỷ lệ tử vong thấp hơn ( Mauro, năm 1995 : La Porta et al ,
8
1998,1999 ). Chúng tôi tin rằng các tổ chức tốt cũng có thể đóng một vai trò trung gian quan
trọng trong thu hút FDI . Vì vậy, câu hỏi chính chúng tôi muốn đề cập trong báo cáo này là
tổ chức và hiệu quả liên kết liên quan đến các yếu tố khác ở nước sở tại quan trọng như thế
nào?
 Tìm kiếm tài sản chiến lược (Strategic-Asset-Seeking): Đầu tư nhằm ngăn chặn việc bị mất
nguồn lực vào tay đối thủ cạnh tranh. Ví dụ, các công ty sản xuất và khai thác dầu mỏ có
thể không cần trữ lượng dầu đó ở thời điểm hiện tại, nhưng vẫn phải tìm cách bảo vệ nó để
không rơi vào tay đối thủ cạnh tranh. Các nhân tố thu hút mỗi loại FDI cho thấy rằng các
nước có thị trường rộng lớn, lao động chi phí thấp, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong
phú, và gần thị trường phương tây sẽ thu hút số lượng lớn FDI hơn. FDI do đó sẽ đến các
nước có điều kiện thuận lợi ban đầu. Tuy nhiên nghiên cứu cho thấy rằng các yếu tố khác
cũng quan trọng dự trên sự khảo khảo sát các công ty sản xuất ở phương tây, Lankes và
venables (1996) cho thấy rằng mục đích chính của vốn đầu tư nước ngoài trong nền kinh tế
chuyển đổi trước 1995đa dạng đáng kể. Họ quan sát được một sự thay đổi đáng chú ý từ
các dự án để phục vụ thị trường địa phương để phục vụ thị trường xuất khẩu. thoe định
hướng xuất khẩu FDI đã đươc dự kiến tăng khi hội nhập thị trường với các tiến bộ EU.mọt
biến quan trọng khác để giải thích sự phân bố theo địa lý của FDI là một môn hình của ự
bền bỉ theo thời gian.so với các hình thức vốn khác như danh mục đầu tu, chuỗi thời gian
của FDI nói chung là ổn định hơn do bản chất chi phí cao của FDI.FDI thường kèm theo
đầu tư vật lý là không thể đảo ngược trong ngắn hạn. Do đó, một số lượng lớn Fdi trong các
nước hôm nay ngụ ý một số lượng lớn FDI ngày mai. Ngoài ra đầu tư trực tiếp nước ngoài
là liên tục thoe thời gian do sự hiện diện của tính kinh tế nhờ liên kết.nếu có tính kinh tế
nhờ liên kết trong hiện nay,các nhà đầu tư mới bắt chước các quyết định đầu tư trước đây

của các nhà đầu tư khác trong việc lựa chọn đầu tư vào đâu. Bằng cách định vị bên cạnh
các công ty khác, họ được hưởng lợi từ các hiệu ứng lan tỏa tích cực từ các nhà đầu tư đã
sản xuất trong nước sở tại.các nguồn lực phổ biến của các yếu tố bên ngoài bao gồm kiến
thức, lao động chuyên ngành, và trung gian đầu vào.
b) Tính kinh tế nhờ liên kết (Agglomeration Economies)
Tính kinh tế nhờ liên kết; “những lợi thế kinh tế bắt nguồn từ việc cắt giảm chi phí bằng cách sản
xuất hàng loạt, nhân lực dồi dào, với kỹ năng và kiến thức chuyên môn nhờ liên kết giữa các hãng,
công ty với nhau”
Có rất nhiều bằng chứng về giá trị của tính kinh tế nhờ liên kết , mặc dù nghiên cứu hiện tại tập
trung vào vốn đàu tư nước ngoài tại hoa kỳ hoặc FDI của hoa kỳ.một tác phẩm chuyên đề của
Wheeler và Mody (1992) khiến cho a trường hợp mạnh hơn cho việc liên kết (và quy mô thị
trường) trong U.S. Barrel và Pain (1999) tìm thấy những kết quả tương tự tại U.S khi đầu tư vào
châu Âu. Head, Ries, và Swenson (1995) tìm thấy các ngành công nghiệp có tính kinh tế nhờ liên
kết đóng một vai trò quan trọng trong việc lựa chọn vị trí của FDI sản xuất tại nhật bản của hoa kỳ.
một tác phẩm gần đây của Cheng và Kwang (2000) báo cáo một hiệu ứng tương tự của liên kết ở
trung Quốc.
c) Tăng trưởng nội sinh(Endogenous Growth)
Là tăng trưởng kinh tế nhờ vào sự kêt hợp các nhân tố bên trong một nền kinh tế của một khu
vực hay một quốc gia, bao gồm yếu tố cạnh tranh, chất lượng nguồn nhân lực và công nghệ, và môi
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KINH TẾ

9

trường thể chế.về bản chất chính xác của mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế, điều kiện
tiên quyết cho FDI để thúc đẩy tăng trưởng và việc xác định các cơ chế thông qua đó, tăng trưởng
có thể đạt được.Một trong các phương pháp tiếp cận đầu tiên là Lý thuyết tăng trưởng tân cổ điển.
Solow (1956)đã cố gắng để thể hiện một mô hình tăng trưởng vào một chức năng sản xuất đơn giản
và để khám phá biến "chìa khóa" có thể cung cấp tốc độ tăng trưởng ổn định. Trong các mô hình
của mình, bắt các biến xác định FDI trong tốc độ tăng trưởng. Mặt khác, trong lý thuyết tăng
trưởng nội sinh, dòng FDI có thể đóng góp trực tiếp hoặc gián tiếp vào sự tăng trưởng kinh tế của

một nền kinh tế. Wang (1990) phân biện các tác động của hoạt động FDI vào hiệu ứng nhà quốc gia
tích cực trực tiếp, bằng cách đẩy mạnh sản xuất và chuyển giao kiến thức cho các nhà cung cấp địa
phương và tác động gián tiếp bằng cách nâng cao chất lượng của lực lượng lao động của họ. FDI
được coi là nguồn chính của tăng trưởng kinh tế cho các nước kém phát triển (Balasubramanyam et
al, 1996) trong khi tương tương đối cũng được quan sát thấy trong EU. Thật vậy, dòng vốn FDI đã
góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế EU kể từ khi chi nhánh nước ngoài triển lãm tương đối xu
hướng lớn hơn để thực hiện các chi phí R & D và năng suất tương đối cao hơn trong khi thực hiện
đầu tư ở Châu Âu hơn so với thị trườngtrong nước của họ (Barrel et al.,1997). Hơn nữa, Barrel et
al. (1997), bằng cách sử dụng một mô hình của lao động làm tăng tiến bộ kỹ thuật, ước tính cho
giai đoạn 1972-1995, khoảng 30% sự tăng trưởng của năng suất sản xuất FDI của Anh là do các
dòng vốn FDI. Blomstrom và Kokko (1996) lập luận rằng có những bằng chứng cho thấy các tác
dụng tăng cường vốn đầu tư nước ngoài của nước sở tại về việc làm và tỷ lệ đầu ra và một tiềm
năng đáng kể hiệu ứng lan tỏa đối với các công ty địa phương ở các vùng chủ nhà. Girma và
Wakelin (2002) kiểm tra xem hiệu ứng lan tỏa năng suất từ hoạt động FDI xảy ra trong nền kinh tế
của Vương quốc Anh, được tìm thấy ngoại tác lan truyền tích cực từ các công ty đa quốc gia xảy ra
với các doanh nghiệp trong nước trong cùng lĩnh vực và khu vực như các chi nhánh nước ngoài.
Hơn nữa, những phát hiện của họ cho thấy rằng các công ty trong nước có thể đạt được nhiều hơn
từ những hiệu ứng lan tỏa nếu khoảng cách công nghệ mà họ có được từ các công ty nước ngoài là
thấp. Các nghiên cứu khác cũng đã được tìm thấy rằng FDI ảnh hưởng đến nước nhận tăng trưởng
kinh tế thông qua các đầu vào mới (Feenstra & Markusen, 1994), thông qua công nghệ mới và
ngoại tác lan truyền sau đó cho các doanh nghiệp trong nước (Krugman, 1979) và thông qua
chuyển giao kiến thức (de Mello và Sinclair, 1995). Sự ra đời của lý thuyết tăng trưởng nội sinh
(Romer, 1990, Barro Sala-i-Martin, năm 1995) đã cho phép nghiên cứu vào các kênh mà qua đó,
FDI có thể được dự kiến sẽ thúc đẩy tăng trưởng trong dài hạn.
Để minh họa các thiết lập cơ bản của các yếu tố quyết định kiểm soát các động lực cho đầu tư
xuyên biên giới, Mundell đã giải thích có vốn đầu tư nước ngoài về nguồn lực tương đối của hai
yếu tố sản xuất và chi phí tương đối của hai yếu tố sản xuất. Mundell (1957) kết luận rằng trong sự
hiện diện của các rào cản đối với thương mại và di cư, cũng như với sự tồn tại của sự khác biệt lớn
giữa các nước giàu vốn và vốn nghèo, khuyến khích đối với các dòng vốn lớn. Sự phân bố địa lý
của các khoản đầu tư mới, tuy nhiên, cho rằng FDI không chỉ nhắm mục tiêu GDP thấp mà còn cả

các nước có mức lương thấp. Theo IMF, trong nội bộ EU FDI chảy chiếm 4,5% GDP của EU.
f) Thể chế kinh tế và thể chế kinh tế ở Việt Nam:
Ta có thể định nghĩa khái niệm thể chế kinh tế chính là các luật lệ, khuôn khổ trong đó các chủ
thể kinh tế tương tác với nhau và với các chủ thể khác.Theo tác giả Hà Huy Thành (2006, trang 25),
“Thể chế kinh tế thị trường là thể chế của lĩnh vực hoạt động kinh tế diễn ra trong hệ thống thị
10
trường”. Từ đó, định nghĩa cụ thể của thể chế kinh tế thị trường là “khung khổ, trật tự xác định
quan hệ giữa các chủ thể kinh tế, xã hội thích ứng với các nguyên lý của hệ kinh tế thị trường trong
mọi hoạt động kinh tế” (trang 90).
Đặc trưng thể chế kinh tế ở Việt Nam: Tác giả Hà Huy Thành (2006) có nêu tổng quát các đặc
trưng của thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay bao gồm: Vị trí đặc
thù của kinh tế thị trường trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội; mục tiêu phát triển của nền
kinh tế; lực lượng sản xuất của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; cơ cấu chủ thể
của nền kinh tế; Vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế; thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế đồng thời với đảm bảo công bằng; Phân phối theo hiểu quả kinh doanh và năng suất lao động là
chính, cùng tồn tại với phân phối thu nhập theo vốn, tài sản, trí tuệ và phúc lợi xã hội; vai trò của
nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
g) Danh sách biến tác động:
Theo nhóm nghiên cứu, có 13 nhân tố chính ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn vốn FDI tại Việt
Nam và được chia thành 3 nhóm chính: kinh tế, tài nguyên và cơ sở hạ tầng và chính sách.
 Nhóm các yếu tố về kinh tế:
 FDI stock per capita: (như đã giới thiệu ở trên)
 Lagged FDI: biến trễ FDI 1 năm so với biến FDI stock per capita(dự trữ FDI trên đầu
người).
 Inflation ( Lạm phát) : Annual average of current inflation rate (%):Nền kinh tế có lạm
phát khi giá cả sản phẩm và dịch vụ gia tăng gần như đồng loạt và liên tục [Nguồn :Kinh tế
vĩ mô ,Trần Văn Hùng et al]. Mức độ lạm phát được đo lường bằng tỉ lệ lạm phát, đó là tỉ lệ
phần trăm tăng của mức giá hoặc chỉ số giá.
Tính chỉ số lạm phát và chỉ số giá:
Tỉ lệ lạm phát =



x 100
Chỉ số giá của năm hiện hành =


x100
Tác động của Lạm phát tới Thu hút FDI: Lạm phát làm tạo ra những thay đổi không được
dự kiến của giá trị tiền tệ. Điều đó khiến không có sự tương đương giữa số tiền được trả và
nhận trong thực tế. Nghĩa là đồng tiền đầu tư vào thị trường nội địa có nguy cơ mất giá.
Kem theo đó là lạm phát không kiểm soát gây tình trạng kinh tế không ổn định: tăng
trưởng kinh tế chậm, suy thoái kinh tế,thất nghiệp… Mối qua hệ giữa thất nghiệp và sản
lượng được thể hiện qua định luật Okun: “Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi
tỉ lệ thất nghiệp tăng 1% so với tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên thì sản lượng giảm 2,5% so với
sản lượng toàn dụng”. Điều này gây bất lợi cho việc đầu tư FDI và nếu đầu tư vào rất mạo
hiểm, nguy cơ gặp rủi ro cao.
 Market size (Quy mô thị trường): Điều này được hiểu là chỉ số đo lường qui mô của nền
kinh tế là tổng giá trị GDP .Ảnh hưởng đến FDI: Theo UNCTAD, qui mô thị trường là cơ
sở quan trọng trong việc thu hút đầu tư tại tất cả các quốc gia và các nền kinh tế. Nhiều
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KINH TẾ

11

nghiên cứu cho thấy FDI là hàm số phụ thuộc vào qui mô thị trường của nước mời gọi đầu
tư. Các nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng, mức tăng trưởng GDP cũng là tín hiệu tốt cho
việc thu hút FDI. Bên cạnh đó, nhiều nhà đầu tư với chiến lược “đi tắt đón đầu” cũng sẽ
mạnh dạn đầu tư vào những nơi có nhiều kỳ vọng tăng trưởng nhanh trong tương lai và có
các cơ hội mở rộng ra các thị trường lân cận. Khi lựa chọn địa điểm để đầu tư trong một
nước, các nhà đầu tư nước ngoài cũng nhắm đến những vùng tập trung đông dân cư – thị
trường tiềm năng của họ. Tổng tiền lương danh nghĩa đại diện cho chi phí lao động.Chi phí

về lao động thường được xem là nhân tố quan trọng nhất khi ra quyết định đầu tư. Nhiều
nghiên cứu cho thấy, đối với các nước đang phát triển, lợi thế chi phí lao động thấp là cơ
hội để thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài trong các thập kỷ qua. Khi giá nhân công
tăng lên, đầu tư nước ngoài có khuynh hướng giảm rõ rệch.
 Trade dependence: Thương mại dựa trên yếu tố nguồn lực lập luận rằng FDI được rút ra
cho các nước có lương thấp hơn và nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú hơn. Lý thuyết
thương mại mới đây cho thấy rằng nền kinh tế quy mô là một động lực thúc đẩy FDI và
hiệu ứng liên kết thường xuyên đóng một vai trò rất quan trọng.Quyết định đầu tư tại các
thị trường mới nổi cũng đang chịu ảnh hưởng của rủi ro kinh tế và chính trị. Thực hiện
thành công cải cách kinh tế của chính phủ nước sở tại là tín hiệu tốt cho các nhà đầu tư,
như một môi trường kinh tế vĩ mô ổn định nó ít rủi ro đầu tư.Một chỉ số của một môi
trường kinh tế vĩ mô ổn định là một kỷ lục của sự ổn định giá cả.Một lịch sử của lạm phát
thấp và tín hiệu hoạt động tài khóa thận trọng đối với cam kết của các nhà đầu tư như thế
nào và đáng tin cậy của chính phủ . Để đo lường sự ổn định, chúng tôi sử dụng lạm phát
trung bình hàng năm (INFAV). Hầu hết các nước đang chuyển đổi lạm phát cao sau khi tự
do hóa giá cả lúc bắt đầu của quá trình chuyển đổi. Những quốc gia bắt tay vào thực hiện
chương trình bình ổn sớm đã thành công trong việc đưa lạm phát trong tầm kiểm soát
nhanh chóng. Tính trung bình, thấp hơn mức trung bình tỷ lệ lạm phát ở nước sở tại, thành
công hơn là chương trình ổn định và GDP tăng trưởng nhanh hơn trở lại mức độ tích cực.
 Nhóm các yếu tố tài nguyên và cơ sở hạ tầng
 Education (Đào tạo- Trình độ lao động): Biến này thể hiện trình độ lao động phổ thông của
quốc gia . Thông thường nguồn lao động phổ thông luôn được đáp ứng đầy đủ và có thể
thỏa mãn yêu cầu của các công ty. Tuy vậy, chỉ có thể tìm được các nhà quản lý giỏi,cũng
như cán bộ kỹ thuật có trình độ và kinh nghiệm ở các thành phố lớn. Động cơ, thái độ làm
việc của người lao động cũng là yếu tố quan trọng trong việc xem xét, lựa chọn địa điểm để
đầu tư.
 Natural resources (Tài nguyên thiên nhiên) : Sự dồi dào về nguyên vật liệu với giá rẻ cũng
là nhân tố tích cực thúc đẩy thu hút đầu tư nước ngoài. Trong trường hợp của Malaysia,
nguồn tài nguyên thiên nhiên của nước này có sức hút FDI mạnh mẽ nhất. Các nhà đầu tư
nước ngoài đổ xô đến nước này là nhắm đến các nguồn tài nguyên dồi dào về dầu mỏ, khí

đốt, cao su, gỗ Đặc biệt tại các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Thực tế cho thấy, trước
khi có sự xuất hiện của Trung Quốc trên lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngoài, FDI chỉ tập
trung vào một số quốc gia có thị trường rộng lớn và nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào.
Chỉ có 5 quốc gia là Brazil, Indonesia, Malaysia Mexico và Singapore đã thu hút hơn 50%
FDI của toàn thế giới trong giai đoạn 1973-1984.
12
 Telephone lines: nghĩa là số đầu số điện thoại trên mỗi một nghìn người. Đại diện cho ảnh
hưởng của yếu tố cơ sở hạ tầng, ta xem xét và chọn ra biến. Nhìn chung, chất lượng của cơ
sở hạ tầng kỹ thuật và trình độ công nghiệp hóa có ảnh hưởng rất quan trọng đến dòng vốn
đầu tư nước ngoài vào một nước hoặc một địa phương. Một hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật
hoàn chỉnh (bao gồm cả hệ thống đường bộ, đường sắt, đường hàng không, mạng lưới cung
cấp điện, nước, bưu chính viễn thông và các dịch vụ tiện ích khác), là điều mong muốn đối
với mọi nhà đầu tư nước ngoài. Nói đến cơ sở hạ tầng kỹ thuật không chỉ nói đến đường
sá, cầu cống, kho tàng, bến bãi mà còn phải kể đến các dịch vụ hỗ trợ khác như hệ thống
ngân hàng, các công ty kiểm toán, tư vấn Thiếu sự hỗ trợ cần thiết của các hoạt động này,
môi trường đầu tư cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ngoài ra, hiệu quả hoạt động của
các cơ sở công nghiệp địa phương, sự có mặt của các ngành công nghiệp hỗ trợ, sự tồn tại
các đối tác tin cậy để các công ty nước ngoài có thể liên doanh liên kết cũng là những yêu
cầu rất quan trọng cần phải được xem xét đến. Phạm vi của các biến này là để đánh giá vai
trò của chất lượng và mật độ cơ sở hạ tầng. Các biến này cũng có thể báo hiệu mức độ phát
triển và phân bố dân cư của nước chủ nhà. Về nguyên tắc, một mạng lưới thúc đẩy thương
mại trong nước và giúp nhà đầu tư nước ngoài để đạt được quyền truy cập vào các thị
trường riêng biệt và khác nhau với chi phí thấp nhất.
 Nhóm cơ chế chính sách:
Dòng vốn đầu tư nước ngoài vào các nước đang phát triển không chỉ được quyết định bởi
các yếu tố về kinh tế, mà còn chịu sự chi phối của các yếu tố chính trị. Sự ổn định của nền kinh tế
vĩ mô, kết hợp với các ổn định về chính trị được xem là rất quan trọng. Một số nghiên cứu gần đây
cho thấy mối quan hệ rất chặt chẽ giữa ổn định chính trị với việc thu hút đầu tư nước ngoài. Chính
sách cởi mở và nhất quán của chính phủ cũng đóng một vai trò rất quan trọng. Chính sách của
Chính phủ cũng có thể là yếu tố quyết định quan trọng của các dòng vốn đầu tư nước ngoài khi

chính phủ xem các nguồn vốn FDI như là phương tiện để chống lại tình trạng thất nghiệp và nâng
cao tốc độ tăng trưởng quốc gia. Chính sách của Chính phủ có thể có nhiều hình thức như: thuế
quan, thuế, trợ cấp, chế độ quy định và chính sách tư nhân. Ví dụ, một sự gia tăng tương đối trong
thuế quan hoặc thuế suất ở nước sở tại được dự kiến sẽ tăng chi phí đầu tư, dẫn đến loại bỏ tỷ lệ lợi
nhuận.(G.Agiomirgianakis, D. Asterious & K. Papathoma, 2006).
Thể chế nước sở tại cũng ảnh hưởng đến quyết định đầu tư, bởi vì họ trực tiếp ảnh hưởng đến điều
kiện hoạt động kinh doanh. Chi phí đầu tư bao gồm không chỉ kinh tế chi phí đầu tư, mà còn chi
phí kinh tế thị trường, chẳng hạn như hối lộ và thời gian bị mất trong giao dịch với chính quyền địa
phương. Để đánh giá điều kiện hoạt động kinh doanh của các nước sở tại cho các nhà đầu tư, chúng
tôi sử dụng hai biến thể chế, quy định của pháp luật (Rule of law) và chất lượng của quan liêu
(Bureucracy). Các quy tắc của biến pháp luật phản ánh sức mạnh và tính công bằnghệ thống pháp
luật và nghi thức phổ biến của pháp luật. Một điểm số cao hơn trong các quy định của pháp luật
ngụ ý các thể chế pháp lý tốt hơn. Chúng tôi hy vọng rằng các quốc gia có cơ sở hạ tầng pháp lý tốt
hơn sẽ có thể để thu hút FDI nhiều hơn. Ví dụ các nhà đầu tư nước ngoài sẽ miễn cưỡng cam kết
nguồn lực cho quốc gia nếu họ nhận thức được sự nghèo nàn trong hợp đồng và pháp luật .nguy cơ
bị tước quyền sở hữu là một ví dụ. một khía cạnh khác của thể chế mà những vấn đề FDI là hiệu
qủa và tinh minh bạch của thủ tục hành chính. Nếu các nhà đầu tư nước ngoài đoán rằng các quy
định thi hành không thống nhất và gây cản trở hoạt động kinh doanh của họ, họ ít có khả năng để
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KINH TẾ

13

đầu tư vào những nước này. Vì vậy câu hỏi chính của chúng tôi yêu cầu trong bài này là thể chế và
liên kết hiệu quả ảnh hưởng đến các yếu tố khác ở nước sở tại quan trọng như thế nào?
 External liberalization: Tự do hóa thương mại có tác động tích cực to lớn đối với nền kinh
tế việtNam.Một số lợi ích rõ rệt của tự do hóa thương mại bao gồm đầu tư trực tiếp nước
ngoài được đẩy mạnh, giá cả thấp hơn, chất lượng hàng hóa và dịch vụ được cải thiện. Các
hiệp định thương mại song phương và cam kết WTO buộc Việt Nam đưa ra những điều
chỉnh quan trọng trong hệ thống thể chế và hành chính của mình. Ví dụ, trong khuôn khổ
cam kết WTO, Việt Nam công bố chính thức tất cả các luật, quy định, thủ tục hành chính

được áp dụng chung trước khi đưa vào thưccj thi. Ngoài ra, văn bản dự thảo các dự án luật
phải được đăng tải trên trang mạng của cơ quan chính phủ ít nhất 60 ngày trước khi thông
qua, để cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân có thể đóng góp ý kiến.Có lẽ thay đổi căn bản
nhất trong những năm đầu tiên của cải cách là những thay đổi chính sách nhằm nâng cao
hiệu quả của khu vực doanh nghiệp, thúc đẩy sản lượng nông nghiệp, mở cửa nên kinh tế
cho ngoại thương và đầu tư nước ngoài, và cải cách chính phủ. Một số thay đổi chính sách
lớn trong những lĩnh vực này bao gồm (ADB 2006; IMF 1996) tự do giá cả và thương mại:
tự do hầu hết giá cả một số mặt hàng nhất định đối với các khách hàng chính thức của nhà
nước, bao gồm các mặt hàng xi- măng, thép và điện, nhìn chung được quy định ở mức gần
với mức giá thị trường tự do; hạ thấp tỉ giá hối đoái chính thức cho sát với tỉ giá thị trường
tự do; xóa bỏ trợ cấp xuất khẩu; cho phép được giữ thu nhập bằng ngoại tệ; tự do hóa
thương mại, đặc biệt là cho các doanh nghiệp sản xuất được trực tiếp mua bán với nước
ngoài, qua đó gỡ bỏ kiểm soát chặt chẽ một cách quan liêu đối với các công ty thương mại;
hình thành các khu chế xuất và khu công nghiệp; và bãi bỏ các trạm hải quan nội địa
(ADB2006; IMF 1996).

 Restriction on FDI: Bên cạnh những thành công to lớn rất đáng trân trọng, Việt Nam cũng
đang đối diện với một số thách thức, khó khăn và yếu kém, cũng như từ đó cảm nhận sâu
sắc hơn bao giờ hết những tác động hai mặt của FDI trước yêu cầu phát triển bền vững và
tái cấu trúc nền kinh tế trong giai đoạn phát triển mới, mà nổi bật là:
- Bổ sung nguồn vốn đầu tư xã hội, nhưng còn nhiều hạn chế về chất lượng tăng trưởng:
Vốn FDI là nguồn bổ sung vốn quan trọng trong tổng nguồn vốn, nhất là trong giai đoạn
khởi động nền kinh tế. Những năm gần đây, vốn FDI thực hiện ở Việt Nam đã đạt mức
trên 10 tỷ USD (với số vốn bên ngoài chuyển vào trên 8 tỷ$) là con số lớn, chiếm
khoảng ¼ tổng vốn đầu tư cả nước và tạo ra đến 45% giá trị sản lượng sản phẩm công
nghiệp. Tuy nhiên, các nguồn vốn này thường đầu mới được dành cho đầu tư các dự án
thuộc loại “gia công”, tỷ lệ giá trị gia tăng của khu vực FDI trong công nghiệp lại chỉ
đạt 40% MVA, chưa tạo nên hiệu quả vượt trội tương ứng, trong khi Khu vực kinh tế
Nhà nước tạo ra 18,5% giá trị sản lượng công nghiệp (giá thực tế), nhưng đã tạo ra tới
28% giá trị gia tăng ngành công nghiệp. Đó là do nhiều DNNN đã nắm các lĩnh vực

công nghiệp quan trọng và có hiệu quả khá cao như dầu khí, điện, than, xi măng.
- Mở rộng xuất khẩu, những cũng làm tăng dòng nhập siêu : Các doanh nghiệp FDI đã tạo
nên giá trị xuất khẩu lớn (kể hay không kể dầu khí), chiếm trên dưới 50% giá trị xuất
khẩu cả nước. Tuy nhiên, nếu xét kỹ, các doanh nghiệp FDI mới tạo ra được nhiều bán
thành phẩm, như lắp ráp máy tính, trong mạng lưới sản xuất toàn cầu. Đồng thời, các
14
doanh nghiệp FDI ngày càng hướng vào khai thác thị trường gần 100 triệu dân có dung
lượng đang ngày càng mở rộng của Việt Nam. Chính vì vậy, nhiều doanh nghiệp FDI
cũng góp phần vào việc tăng nhập siêu, do cơ chế “gia công” còn lớn, tỷ lệ “nội địa hóa”
như với công nghiệp ô tô còn thấp, mà cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính những năm
2008 - nay đang cho thấy rõ điều đó.
- Tạo thêm công ăn việc làm, nhưng cũng làm mất đi nhiều việc làm truyền thống và chưa
coi trọng đào tạo người lao động : Trong nhiều năm qua, các doanh nghiệp FDI thu hút
khoảng 2 triệu lao động làm việc trực tiếp và hàng triệu lao động trong các khâu gián
tiếp khác. Tuy nhiên, bên cạnh đó hoạt động của các dự án có FDI cũng làm mất đi
nhiều việc làm truyền thống của dân cư vùng bị thu hồi đất và tạo thêm áp lực xã hội
cho nhiều địa phương có liên quan; Đặc biệt, thu hút lao động của các doanh nghiệp FDI
còn thiên về khai thác nguồn lao động có giá nhân công rẻ, ít đào tạo, thậm chí dùng cơ
chế thử việc để liên tục thay lao động. Nhiều doanh nghiệp có tỷ lệ lao động nữ rất cao,
nhưng giá nhân công thấp và có thể gây các bệnh nghề nghiệp (như lệch mắt khi chuyện
trách kiểm tra chất lượng lắp điện tử tự động của nhà máy sản xuất máy tính và linh kiện
điện tử).
- Không ít doanh nghiệp FDI gây ô nhiễm môi trường tự nhiên và khai thác lãng phí tài
nguyên thiên nhiên: Trong quá trình kinh doanh ở Việt Nam, nhiều doanh nghiệp FDI
đã chú trọng khai thác nhiều tài nguyên tự nhiên (nhất là tài nguyên không tái tạo như
khai thác mỏ khoáng sản), gây tàn phá môi trường tự nhiên. Bài học của doanh nghiệp
Vedan cũng chỉ là một ví dụ mới nhất, mà hệ quả chưa nhìn thấy hồi kết. Đó là chưa kể
ô nhiễm khí, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm bụi, v.v thậm chí phá hoại đa dạng sinh học
cũng cần được quản lý chặt chẽ.
- Tăng đóng góp tài chính quốc gia, nhưng còn nhiều hành vi tiêu cực, trốn tránh nghĩa vụ

tài chính và tạo cạnh tranh không lành mạnh : Các doanh nghiệp FDI đóng góp nguồn
vốn không nhỏ cho ngân sách Nhà nước xét về tổng thể. Tuy nhiên, thực tế cho thấy có
tới 50% doanh nghiệp có FDI liên tục khai kinh doanh bị lỗ, và phần lớn các liên doanh
đã chuyển sang hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài là hiện tượng không bình
thường, cho thấy có hiện tượng lạm dụng chính sách ưu đãi và cơ chế “chuyển giá”, gây
thiệt hại cho NSNN và tình trạng kinh doanh thiếu minh bạch, cạnh tranh không lành
mạnh giữa các doanh nghiệp. Tình trạng đầu cơ đất, “bán” dự án khá phổ biến khiến
công tác quản lý tài nguyên và đất đai thêm khó khăn, thậm chí có dự án vốn tới 4,1 tỷ
USD, nhưng vốn tự có (vốn pháp định hay vốn điều lệ) của chủ dự án chỉ 100 triệu
USD. Nhiều dự án ảo”, chậm triển khai đã bị các địa phương rút giấy phép đầu tư cũng
là hiện tượng rất đáng lo ngại.
- Tăng áp lực cạnh tranh , nhưng chưa có nhiều hoạt động chuyển giao công nghệ và kinh
nghiệm quản lý: Chấp nhận cạnh tranh trên thị trường sân nhà trong khi thu hút vốn
FDI, nhiều nhà hoạch định chính sách, nhiều ngành và địa phương hy vọng, cùng với
tăng nguồn vốn, mở mang thị trường, các doanh nghiệp FDI sẽ tiến hành chuyển giao
công nghệ và kỹ năng quản lý cho người Việt Nam. Tuy nhiên thành quả trong lĩnh vực
này rất khiêm tốn. Do cách thức sản xuất theo công đoạn trong mạng lưới toàn cầu, mà
nhà đầu tư còn giữ phần lớn bí quyết công nghệ, nên việc chuyển giao công nghệ rất ít
và việc truyền bá kinh nghiệm quả lý cũng gần như không có gì. Đây là vấn đề đòi hỏi
nỗ lực của cả các nhà khoa học và quản lý Việt Nam phải vươn lên để học hỏi trong
công việc, từng bước vươn lên. Kinh nghiệm trong xây dựng các công trình lớn, khai
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KINH TẾ

15

thác dầu khí, điện, than, đáng để mở rộng, trong khi các kinh nghiệm trong gia công
hàng hóa còn rất khiêm tốn.
Nguyên nhân của tình trạng trên có nhiều, trong đó phải kể đến tình trạng phân cấp đến
chia cắt “cát cứ” và trình độ quản lý, thẩm định dự án chưa tương xứng, sàng lọc kém
các dự án, nên đã thu hút các dự án chưa được chuẩn bị kỹ Ngoài ra, công nghiệp phụ

trợ trong nước kém phát triển, giá trị gia tăng của FDI kém là nguyên nhân chủ yếu
khiến cho các doanh nghiệp FDI liên tục nhập siêu (nếu bỏ dầu thô ra khỏi kim ngạch
xuất khẩu của khối này), góp phần làm trầm trọng thêm tình trạng thâm hụt cán cân
thương mại kinh niên của Việt Nam.
Cần nhấn mạnh rằng, tất cả những tác động 2 mặt trên đây của FDI cần được nhận thức
đầy đủ, ghi nhận, theo dõi để có thể có những giải pháp xử lý kịp thời và hiệu quả, bảo
đảm lợi ích của Nhà nước và của các nhà đầu tư FDI chân chính, làm ăn đứng đắn, bảo
đảm cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp, tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi
trường đầu tư kinh doanh.
Trong thời gian tới, trên cơ sở tăng cường năng lực nội sinh của nền kinh tế quốc gia,
thúc đẩy phát triển công nghiệp phụ trợ trong nước, cần thúc đẩy và tận dụng được việc
hấp thu chuyển giao công nghệ và kỹ năng quản lý (cả trực tiếp và gián tiếp), thúc đẩy
mở mang thị trường cả trong và ngoài nước, tạo ra sự lan tỏa mạnh và tích cực cuả khu
vực FDI trong các lĩnh vực lao động (đào tạo nguồn nhân lực), chuyển giao công nghệ,
mở rộng thị trường, bảo vệ môi trường. Đặc biệt, cần tăng cường quản lý Nhà nước,
nhất là vai trò bảo đảm lợi ích quốc gia của các cấp ngành Trung ương, khắc phục tình
trạng chia cắt, thiếu phối hợp và sự đồng bộ trong quản lý, các cơ quan quản lý Nhà
nước trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường…để nâng cao chất lượng khu vực
FDI theo hướng phát triển bền vững.
- Việc trở thành các nhà cung ứng tại chỗ cho các doanh nghiệp nước ngoài sẽ giúp các
doanh nghiệp tư nhân kết nối được vào mạng lưới cung ứng toàn cầu, đồng thời, có cơ
hội được làm việc với những tiêu chuẩn chất lượng và môi trường kinh doanh quốc tế.
Đồng thời, sự tồn tại của một mạng lưới dầy đặc các nhà cung ứng địa phương cũng là
một nhân tố thúc đẩy thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
 Rule of law: Chính sách của Chính phủ cũng có thể là yếu tố quyết định quan trọng của các
dòng vốn đầu tư nước ngoài kể từ khi chính phủ xem xét các dòng FDI như là phương tiện
để chống lại tình trạng thất nghiệp và nâng cao tốc độ tăng trưởng quốc gia. Chính sách của
Chính phủ có thể có nhiều hình thức như: thuế quan, thuế, trợ cấp, chế độ quy định và chính
sách tư nhân. Ví dụ, một sự gia tăng tương đối trong thuế quan hoặc thuế suất ở nước sở tại
được dự kiến sẽ tăng chi phí đầu tư, dẫn đến loại bỏ tỷ lệ lợi nhuận. Cheng & Kwan (2000)

đã kiểm tra bằng chứng thực nghiệm về năng lực của chính phủ và thủ tục đã thấy rằng các
chính phủ là chất xúc tác chính cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thu hút FDI vào bên trong
nước. Một yếu tố quyết định có thể thu hút nguồn FDI là mức độ tự do của chế độ thương
mại.Mặc dù có tồn tại những khó khăn rõ ràng trong việc đo lường các yếu tố trên, một mối
quan hệ tích cực nói chung giữa một chế độ thương mại tự do và đầu tư trực tiếp nước ngoài
dự kiến. Trong khối EU, thành công của Anh trong việc thu hút FDI, được thiết lập trong
ba yếu tố chính: a) sự tự do hóa quy định chủ sở hữu nước ngoài, b) các chương trình tư
nhân hóa trong truyền thống hoạt động nhà nước (viễn thông, đường sắt, điện, nước), c) các
bãi bỏ quy định tài chính , "Big Bang" vào năm 1986, (Raines cộng sự, 1999). Bhagwati
16
(1978) lập luận rằng FDI bị thu hút bởi các quốc gia thực hiện xúc tiến xuất khẩu hơn so
với những người thúc đẩy chính sách thay thế nhập khẩu
 Bureucracy: Các yếu tố chính trị mới đã được làm nổi lên do xu hướng kinh tế toàn cầu
như hội nhập kinh tế giữa các lien minh quốc gia và tự do hoá thương mại trên toàn thế giới.
Những nghiên cứu gần đây ,5 báo cáo là bằng chứng cho thấy Chương trình thị trường
chung (SMP) trong số các nước EU thúc đẩy mức độ tỷ lệ đầu tư trong các nước thành viên.
De Menil (1998) nói rằng EU liên quan đến việc gia tăng dòng chảy của thông tin và vốn,
lần lượt tăng dòng vốn FDI.Pain & Lansbury (1997) báo cáo kết quả không rõ ràng liên
quan đến cải cách thị trường lao động ở Anh, mặc dù đã giảm tổng chi phí lao động, họ đã
không thành công về thúc đẩy việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài dự kiến. Cụ thể hơn Anh
kém trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài từ các lĩnh vực mà sự cải tiến đang được phát
triển nhanh chóng nhất.
3. Giả thuyết nghiên cứu:
Khi nghiên cứu việc các nhân tố ảnh hưởng tới việc thu hút đầu tư nước ngoài trong những
năm qua chúng tôi đưa ra những giả thuyết của mô hình như sau:
 H1: Biến trễ FDI (FDI
t-1
) của năm t-1 ảnh hưởng tới chỉ số thu hút đầu tư nước
ngoài FDI của năm thứ t.
 H2: Quy mô của thị trường được tính bằng GDP bình quân đầu (Y

t
) người ảnh
hưởng tới chỉ số thu hút đầu tư nước ngoài FDI.
 H3: Tỉ lệ tăng trưởng kinh tế (g
t
) của quốc qua qua giai đoạn nghiên cứu ảnh hưởng
tới chỉ số thu hút đầu tư nước ngoài FDI (FDI
t
)
 H4: Giá vốn lao động (LC) đo bằng tiền lương danh nghĩa trên năm ảnh hưởng tới
chỉ số thu hút đầu tư nước ngoài FDI (FDI
t
)
 H5: Chất lượng giáo dục (EDU) ảnh hưởng chỉ số thu hút đầu tư nước ngoài FDI (FDI
t
)
.
 H6: Yếu tố Cơ sở hạ tầng (CSHT) ảnh hưởng tới chỉ số thu hút đầu tư nước ngoài FDI
(FDI
t
)
 H7: Chỉ số lạm phát (INF) ảnh hưởng tới chỉ số thu hút đầu tư nước ngoài FDI (FDI
t
)
 H8: Tỉ lệ phụ thuộc thương mại (DT) ảnh hưởng tới chỉ số chỉ số thu hút đầu tư nước
ngoài FDI (FDI
t
).
4. Mô hình nghiên cứu đề xuất:
 Từ những lí thuyết trên do những tính chất riêng biệt về phạm vi nghiên cứu và những

đặc điểm cụ thể của nền kinh tế Việt Nam chúng tôi quyết định xây dựng mô hình
nghiên cứu ở Việt Nam như sau:
FDI
t
= α
0

1
FDI
t-1
+ α
2
Y
t
+ α
3
g
t
+ α
4
LC+ α
5
EDU+ α
6
CSHT+ α
7
INF+ α
8
TD+µ
t




PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KINH TẾ

17

Trong đó:
STT
Kí hiệu
Định nghĩa các biến và đơn vị tính toán
Kì vọng
Nguồn
1
FDI
FDI bình quân đầu người tính bằng
nghìn đồng VND, theo mức giá 1994)
n.a
GSO
2
FDI
t-1
FDI bình quân đầu người của năm thứ
(t-1) tính bằng nghìn đồng VND, theo
mức giá 1994).
+
MPI
3
g
Tỉ lệ tăng trưởng kinh tế qua các năm.

+
GSO
4
Y
Quy mô của thị trường
GDP bình quân đầu người trên năm.
Đơn vị VND, theo mức giá 1994
+
GSO
5
LC
Chi phí lao động đo lường mức lương
bình quân hàng tháng Đơn vị tính: ngàn
đồng/năm.
_
MOLISA
6
EDU
Chất lượng giáo dục đo lường bằng tỉ lệ
tốt nghiệp phổ thông trên dân số.
Đơn vị tính %
+
GSO
7
TEL
Cơ sở hạ tầng, đo lường bằng đầu máy
điện thoại trên 1000 người dân.
+
GSO
8

INF
Chỉ số lạm phát tính theo trung bình
hằng năm tỉ lệ lạm phát hiện tại
_
GSO
9
RES
Chỉ số hạn chế FDI RES
_

10
α
0

Chỉ số đầu tư nước ngoài tự định.


11
µ
t

Các yếu tố khác ảnh hưởng tới đầu tư
nước ngoài FDI
n.a

12
EXL
Chỉ số tự do hoá thương mại
+


13
Bureu
Chỉ số quan liêu
_

14
TRD
Chỉ số phụ thuộc thương mại (Trade
dependence )
+

15
RL
Chỉ số chính sách chính phủ
+

Bảng 1: Giải thích các biến sử dụng trong mô hình
Chú ý: + và – là đại diện cho mối quan hệ dương (tích cực) và âm (tiêu cực),
n.a: không được ứng dụng, hoặc không xác định được
18
V. Phƣơng pháp nghiên cứu:
1. Xác định các chỉ tiêu nghiên cứu:
i. Để xác định mô hình các nhân tố ảnh hưởng tới tỉ lệ đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
chúng tôi dùng biến phụ thuộc là FDI trên đầu người. Mục đích chúng tôi dùng yếu
tố FDI trên đầu người là để dễ quan sát sự thay đổi của chúng.
ii. Về các chỉ tiêu thuộc biến độc lập chúng tôi nghiên cứu các biến sau:
FDI
t-1
biến trễ năm thứ t-1 chúng tôi muốn nghiên cứu sự ảnh hưởng của hiệu ứng
thu hút đầu tư của những năm trước đây ảnh hưởng như thế nào tới số liệu thu hút

đầu tư năm hiên tại.
iii. Một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn tới nguồn vốn FDI vào nội địa chính là quy
mô của thị trường, nó phản ánh lên được khả năng tiêu thụ và khả năng cung cấp các
nguốn nguyên liệu đầu vào của quá trình sản xuất, và kì vọng phát triển trong tương
lai của các nhà đầu tư. Chúng tôi dung chỉ tiêu GDP/đầu người thể hiện tiềm năng
phát triển của thị trường.
iv. Chi phí lao động được tính bằng mức lương danh nghĩa trên năm. Được tính bằng số
thu nhập của trung bình của những người tham gia lao động.
v. Các yếu tố còn lại chúng tôi trình bày cách tính trên bảng 1.
2. Nguồn tài liệu nghiên cứu:
Về số liệu nghiên cứu: nhóm sử dụng số liệu thứ cấp, gồm có hai dạng chính số liệu
định tính và số liệu định lượng.
Số liệu định tính chúng tôi thu thập với mục đích mô tả các biến không thể giải thích
bằng mô hình tới việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI.
Số liệu định lượng chúng tôi thu thấp các mẫu số liệu thời kì 2000-2010 ở dạng
thang đo tỉ lệ cho các biến trên mô hình (1).
 Về số liệuY, g, CSHT, INF, RES, EDU chúng tôi thu thập dựa trên báo cao
niên giám các năm của tổng cục thống kê Việt Nam GSO.
 Về số liệu FDI, biến trể FDI
t-1
được thu thập tại bộ kế hoạch và đầu tư Việt
Nam.
 Số liệu chi phí lao động được thống kê bộ thương binh và lao động MOLISA
qua các năm.
3. Các bƣớc phân tích:
i. Phương pháp phân tích xử lý số liệu: Số liệu sau khi được thu thập sẽ tiến hành phân
tích, xử lí và nhập số liệu băng phần mềm SPSS.
ii. Sau khi nhập mô hình máy tính dùng phần mềm SPSS chạy tìm mô hình hồi quy dựa
trên phương pháp OLS(phương pháp bình phương nhỏ nhất).
 Mô hình ước lượng như sau:

Mô hình tổng quát
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KINH TẾ

19

iiii
uXFDI 

0

FDI
i
là số đầu tư nước ngoài FDI trên đầu người (ngàn đồng)

0
, 
i
là hệ số hồi quy của mô hình
X
i
là các biến độc lập (các nhân tố có ảnh hưởng đến vốn đầu tư nước ngoài FDI)
* Dạng hàm áp dụng
(FDI
t
)= α
0

1
FDI
t-1

+ α
2
Y
t
+ α
3
g
t
+ α
4
LC+ α
5
EDU+ α
6
CSHT+ α
7
INF+ α
8
TD+ µ
t


(1)
Trong đó:
α
0:
hệ số đầu tư tự định.
α
1
, ,α

8:
là hệ số hồi quy của mô hình.
iii. Tiếp đến ta dùng phương pháp ước lượng GMM (Generalized Method of Moments)
khắc phục tình trạng đa cộng tuyến và phương sai thay đổi trong mô hình.
iv. Dựa trên phương pháp OLS ta tiến hành kiểm định T
α
(với lần lượt α =1%,5%,10%)
các giả thuyết từ H1 – H8 để kiểm định sự phụ thuộc cho biến đầu tư nước ngoại
Việt Nam. Tiếp đến ta tiến hành kiểm định khả năng giải thích của mô hình với các
mức ý nghĩa tưng ứng ở trên.



VI. Cấu trúc báo cáo dự kiến
Chƣơng 1 : Đặt Vấn Đề
I. Lí Do Chọn Đề Tài
II. Ý Nghĩa Thực Tiễn Của Đề Tài
III. Mục Tiêu Nghiên Cứu
IV. Đối Tƣợng Và Phạm Vi Nghiên Cứu
Chƣơng 2 : Cơ Sở Lý Thuyết
I. Khung khái niệm
II. Danh sách biến
Chƣơng 3: Quy Trình Và phƣơng Pháp Nghiên Cứu
I. Trình tự nghiên cứu
II. Phƣơng pháp nghiên cứu
20
1. Giả thuyết nghiên cứu
2. Mô hình nghiên cứu
3. Phương pháp nghiên cứu
III. Kết Qủa Nghiên Cứu Và Thảo Luận

1. Xây dựng dữ liệu, làm sạch và xử lý dữ liệu
2. Mô tả mẫu
3. Kiểm định mối liên hệ giữa các biến ảnh hưởng tới việc thu hút FDI trong mô hình.
4. Kiểm định độ phù hợp của mô hình.
5. Phân tích nhân tố
6. Hồi Quy
IV. Chƣơng 5: Hạn chế của đề tài - Đề Xuất Kiến Nghị
1. Hạn chế của đề tài
2. Một số đề xuất
3. Một số kiến nghị

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KINH TẾ

21


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Barrell, R., and Pain, N., (1997), “Foreign Direct Investment, Technological Change and Economic
Growth Within Europe”, The Economic Journal 107, pp. 1770-86
2. Cheng, L. K., and Kwan, Y. K. (2000), “What Are the Determinants of the Location of FDI? The
Chinese Experience”, Journal Of International Economics, 51, pp. 379-400
3. George Agiomirgianakis, Dimitrios Asteriou and K. Papathoma .(2006): “The Determinants Of
Foreign Direct Investment:A Panel Data Study For The Oecd Countries”.
4. Giáo trình Kinh tế vĩ mô, Trần Văn Hùng_NXB Giáo dục.
5. Head, C. K., Ries, J. C., and Swenson, D. L. (1995), “Agglomeration Benefits and Locational
Choice: Evidence from Japanese Manufacturing Investments in the United States”, Journal of
International Economics, 10, pp. 92-116
a. Mitrios Asteriou and K. Papathoma (2006), “The Determinants of Foreign Direct
Investment: A Panel Data Study For The OECD Countries”, Department of

Economics , Discussion Paper Series No. 03/06.
6. N.Gregory Mankiw, Kinh tế vĩ mô: “New Evidence From The Transition Economies”.
7. Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam.(2011). ”Báo cáo phát triển Việt Nam 2012 Kinh tế thị
trường khi Việt Nam trở thành quốc gia có thu nhập trung bình”
8. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. Hoàng Trọng _ NXB Hồng Đức.
9. Solow, R.M.(1956), “A contribution to the Theory of Economic Growth”, Quarterly Journal of
Economics, 65-94
10. Wheeler, D., and Mody, A. (1992), “International Investment Location Decisions: The Case of US
Firms”, Journal of International Economics, 33, pp. 57-76
11. Yuko Kinoshita. Nauro F. Campos.( 2003): “Why Does Fdi Go Where It Goes? New Evidence
From The Transition Economies.”
12. Yuko Kinoshita and Nauro F. Campos (2004), “Estimating The Determinants of Foreign Direct
Investment Inflows: How Important Are Sampling and Omitted Variable Biases?”, BOFIT
discussion papers 2004.no.10.


×