Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Chuyên đề môn dân số phát triển - Ảnh hưởng của già hóa dân số

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (700.14 KB, 15 trang )

Chủ đề 3:
Ảnh hưởng của già hóa dân số
đối với sự phát triển kinh tế- xã hội.
I. Các khái niệm
1. Dân số là gì?
- Dân số là đại lượng chỉ số lượng người trong một đơn vị
hành chính hay một quốc gia, một châu lục hoặc cả hành tinh
chúng ta tại một thời điểm nhất định.
Biểu đồ dân số thế giới qua các năm
( Nguồn: vov.vn)
( Nguồn: Địa lí kinh tế Việt Nam)
2. Sự già hóa dân số là gì?
- Khái niệm: già hóa dân số là hiện tượng tỉ lệ người cao tuổi
trong tổng số dân có xu hướng liên tục tăng sau các năm.
Bảng1: Tốc độ tăng dân số cao tuổi Nhật Bản giai đoạn 1950-2004
(Nguồn: Cục Thống kê, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản)
Bảng 2: tháp dân số điển hình của châu Phi và châu Âu
- Chỉ số già hóa dân số là một trong những chỉ tiêu quan trọng
biểu thị xu hướng già hóa của dân số
A
1
=
60
0 14
P
P
+


*
100


Một quốc gia có cơ cấu dân số già khi tỉ lệ người trên 60
tuổi chiếm từ 10% dân số trở lên hoặc tỉ lệ người từ 65
tuổi trở lên đạt mức 7%.
- Nguyên nhân của sự già hóa dân số:
+ Do văn hóa, xã hội: ở một số quốc gia, việc phụ nữ phải
ở nhà sau khi kết hôn đã trở thành điều bắt buộc. Điều
này khiến phụ nữ hiện đại ngày nay không thích bị ràng
buộc bởi việc kết hôn và sinh con.
VD1: văn hóa Nhật Bản khiến phụ nữ Nhật ngại kết hôn hoặc sinh con
+ Do chất lượng cuộc sống được cải thiện, dịch vụ y tế,
chăm sóc sức khỏe, an sinh xã hội, được nâng cao nên
làm tăng tuổi thọ, tỉ suất chết giảm
VD2: dịch vụ y tế tốt giúp nâng cao tuổi thọ
+ Do lối sống thay đổi: lối sống công nghiêp, chú trọng
phát triển sự nghiệp hay việc lối sống và văn hóa phương
Tây du nhập khiến giới trẻ ngại kết hôn và sinh con khiến
tỉ suất sinh giảm
VD3: lối sống công nghiệp tác động đến tỉ lệ sinh
+ Do di cư lao động: những người trong độ tuổi lao động
di cư sang nước khác để lao động khiến lực lượng lao
động giảm, tỉ lệ NCT tăng
II. Ảnh hưởng của sự già hóa dân số đối với phát triển kinh tế- xã hội
Để thấy được tàm ảnh hưởng của già hóa dân số đối với sự phát
triển kinh tế- xã hội, trước hết, chúng ta tìm hiểu qua một số yếu tố
có tác động đến sự phát triển kinh tế- xã hội
1. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế- xã hội
- Lực lượng sản xuất: dân số, lực lượng lao động, tỉ lệ người
trong độ tuổi lao động, chất lượng lao động, là yếu tố quan
trọng đối với sự phát triển KT- XH
- Quan hệ sản xuất: quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và

trình độ của lực lượng sản xuất thì nó tạo ra động lực thúc đẩy
lực lượng sản xuất phát triển và ngược lại
- Cơ chế kinh tế: cơ chế hoạt động của thị trường có tác động
lớn đối với sự phát triển KT- XH
- Kiến trúc thượng tầng: bao gồm những quan điểm chính trị,
pháp quyền, triết học, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật cùng với
những thiết chế xã hội tương ứng của chúng như nhà nước,
đảng phái, các đoàn thể xã hội có ảnh hưởng to lớn đến sự
phát triển kinh tế
Từ những yếu tố trên, có thể thấy dân số là một phần cấu
thành nên lực lượng sản xuất. Chúng có vai trò hết sức quan
trọng quyết định đến sự phát triển kinh tế- xã hội. Hơn thế
nữa, sự thay đổi về cơ cấu dân số, mà xu hướng chung là tình
trạng già hóa dân số có tác động lớn hơn cả, đó là một vấn đề
đang được cả thế giới quan tâm.
Để hiểu rõ hơn về tác động của già hóa dân số với sự phát
triển kinh tế- xã hội, chúng ta bắt đầu đi sâu vào tìm hiểu ở
phần sau
2. Ảnh hưởng của già hóa dân số đối với sự phát triển kinh tế- xã
hội
• Đối với kinh tế
a. Ảnh hưởng tích cực:
"Già hóa không phải là gánh nặng mà là một tiến trình tất yếu, là một
thành tựu. Điều quan trọng là những thành tựu đó phải được phát
huy. Phát huy là vấn đề số 1 rồi mới đến vấn đề số 2: Chăm sóc"-
TS Dương Quốc Trọng - Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ
nhấn mạnh
Ông Bruce Campbell, Trưởng đại diện Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc
(UNFPA) tại Việt Nam cũng khẳng định, già hóa dân số phản ánh
những thành công trong quá trình phát triển của con người. Hiện

tượng già hóa dân số có tác động tới tất cả các khía cạnh của đời
sống con người.
Nhiều nhà phân tích dân số cũng đều đồng nhất ý kiến cho rằng già hóa
dấn số cũng là 1 thành tựu TS. Giang Thanh Long: Trước hết, tôi
phải khẳng định già hóa dân số không phải là gánh nặng, mà là
một thành tựu. Do đó, già hóa dân số không phải là nguyên nhân
khiến quỹ hưu trí thâm hụt nhanh, nguyên nhân chính là do quỹ
này thiết kế chưa phù hợp. Như chúng ta đã biết, nếu số lượng
người đóng nhiều thì sẽ cấp được cho nhiều người, nhưng với xu
thế hiện nay, thì số người đóng phí sẽ giảm đi, số người hưởng
hưu sẽ tăng lên và hưởng lâu hơn
- Về tiêu dùng ,khi người cao tuổi tăng thì các sản phẩm thiết yếu phục
vụ cho người già sẽ được tiêu dùng nhiều hơn như các loại thuốc điêu
trị các bệnh thường gặp cho người cao tuổi như loãng xương , cao
huyết áp hay như quần áo giày dép phục vụ cho người già lượng tiêu
dùng cũng tăng đáng kể

VD1: robot phục vụ NCT
VD2: sữa canxi cho NCT
-> các công ty kinh doanh sản phẩm phục vụ người già sẽ thu được
nhiều lợi nhuận
- GDP/ng tăng do tỉ lệ sinh giảm
VD: Nhật Bản là nước có dân số già thứ 2 thế giới( theo World Bank,
United Nations, IMF) nhưng cũng là nước phát triển thứ 3 thế giới với
mức GDP năm 2012 là 5.936 tỷ USD
b. Ảnh hưởng tiêu cực
+ Sản xuất giảm: dân số già hóa làm giảm khả năng lao động sản
xuất, nhất là các ngành nghề đòi hỏi thể lực và trí lực.
+ Tiết kiệm giảm do người già có xu hướng tiêu dùng nhiều hơn là
tiết kiệm

+ Đầu tư giảm, đặc biệt với các ngành như ngân hàng, chứng
khoán, bất động sản, kinh doanh,
+ Tiêu dùng: giảm đối với một số hàng hóa như giải trí, thời
trang,
+ Thiếu lao động do số lượng người trong độ tuổi lao động giảm,
đòi hỏi cần phải nhập khẩu lao động

VD: CNTT là ngành cần lao động trẻ
• Ảnh hưởng tới xã hội
a. Ảnh hưởng tích cực
- Già hóa dân số phản ánh sự phát triển kinh tế - xã hội và những thành
công trong công tác DS-KHHGĐ. Khi kinh tế, y tế, giáo dục phát triển
thì con người có dinh dưỡng đầy đủ hơn, có ý thức giữ gìn vệ sinh hơn,
được bảo vệ chăm sóc sức khoẻ tốt hơn nên tuổi thọ cao hơn, NCT
trong xã hội ngày càng nhiều hơn. Trong khi đó, nhờ làm tốt công tác
DS-KHHGĐ nên mỗi cặp vợ chồng sinh ít con hơn, số trẻ em trong tổng
dân số có xu hướng giảm.
Áo: xếp thứ 5 về tỷ lệ công dân có độ tuổi từ 65 trở lên nhưng cũng đứng thứ 13 về nước có chất
lượng sống tốt nhất thế giới- theo OECD
- Người cao tuổi là một kho tàng kiến thức kinh nghiệm sống, kiến thức
của cái tuổi “gừng càng già càng cay” .Người cao tuổi góp phần
quan trọng trong việc khuyên dạy con cháu dòng họ , giúp nhiều
người áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, kinh
doanh
có nhiều kinh nghiệm về thời tiết dự đoán được mưa, bão, sóng thần
để tránh kịp thời các thiệt hại trong các vấn đề kinh tế hay phục vụ
tốt cho mùa màng, góp phần làm năng suất lao động tăng lên ,
nâng cao chất lượng cuộc sống thúc đẩy kinh tế phát triển
- Hệ thống phúc lợi xã hội phát triển
- HDI tăng do tuổi thọ trung bình tăng

- Giảm sự thay đổi dân do di cư, nhập cư do người già thường cố định
về nghề nghiệp và nơi ở.
b. Ảnh hưởng tiêu cực.
- Vấn đề sức khỏe và chăm sóc sức khỏe :
+ Chi phí điều trị và chăm sóc sức khỏe tăng: Các nhà khoa học đã tính
toán: Nếu như chăm sóc y tế cho đứa trẻ cần 1 đồng thì chăm sóc cho
NCT cần tới 8 đồng. Đối với NCT, sự chăm sóc đòi hỏi chi phí ngày
càng cao hơn khi chuyển từ cơ cấu bệnh tật nhiễm trùng sang cơ cấu
bệnh tật của các nước phát triển như các bệnh về chuyển hóa, bệnh
không lây nhiễm (tiểu đường, rối loạn chuyển hóa mỡ, cao huyết áp, tai
nạn, thương tích, ). NCT nước ta vẫn sống nương tựa vào con cháu.
Tuy nhiên, tỉ lệ này đang giảm do cách sống đã thay đổi nhanh chóng từ
gia đình nhiều thế hệ sang gia đình hạt nhân. Ngày càng có nhiều người
già sống cô đơn, nhiều cặp vợ chồng cao tuổi hơn và nhiều gia đình
khuyết thế hệ hơn. Trung bình mỗi NCT Việt Nam phải chịu 14 năm
bệnh tật trong cuộc sống của mình. Nhu cầu chăm sóc sức khỏe NCT
sắp tới còn là vấn đề rất lớn.
Những người cao tuổi phải chịu gánh nặng kép trong chăm sóc sức
khỏe, trong đó đã có sự thay đổi từ bệnh lây nhiễm sang các bệnh
không lây nhiễm và các bệnh mãn tính; đồng thời các bệnh mới đang
xuất hiện cùng với sự thay đổi trong cách sống đang ngày càng trở nên
phổ biến như: ung thư, căng thẳng và trầm cảm về tâm thần
Người cao tuổi sống ở nông thôn, các khu vực miền núi và người cao
tuổi có thu nhập thấp chỉ có thể tiếp cận với các dịch vụ chất lượng thấp
Tỷ lệ người cao tuổi có bảo hiểm y tế đã tăng, nhưng số tiền phải thanh
toán từ tiền túi của người bệnh cho cả điều trị nội trú và ngoại trú vẫn
còn cao
Chi phí điều trị cao và 1 phần gây áp lực cho các bệnh viện các trung
tâm chăm sóc sức khỏe cho người già
+ Chi phí phúc lợi xã hội tăng. Trong khi đó, số người già neo đơn

không nơi nương tựa lớn trong khi các trung tâm bảo trợ xã hội thì
không có nhiều, không phải NCT nào cũng may mắn được đưa vào các
trung tâm đó được chăm sóc, họ phải tự lao động kiếm ăn trong khi sức
khỏe không tốt và bệnh tật thì không được chữa trị. Thậm chí NCT ở
một số vùng nông thôn khó khăn họ vẫn là trụ cột kinh tế cho gia đình.
+ Gánh nặng kinh tế đặt lên vai con cái NCT vì họ khi còn trẻ phải bươn
hải kiếm sống nuôi gia định không phải ai cũng ý thức đc việc tích lũy
khi về già họ phải phụ thuộc nhiều vào con cái. Đây cũng là nguyên
nhân lớn đến vấn đề bạo lực gia đình với người già …
3. Liên hệ với thực trạng tại Việt Nam
- Nước ta bước vào giai đoạn dân số vàng từ năm 2007 và hiện
bước vào giai đoạn dân số đang già
- Dân số nước ta đang già hóa với tốc độ chưa từng có trong lịch
sử
Để chuyển từ dân số vàng sang dân số già, Pháp cần 115 năm,
Thụy Điển mất 70 năm còn Việt Nam sẽ chỉ cần 15-20 năm ( theo
Quỹ dân số Liên Hợp quốc)
Tuổi thọ của người Việt Nam đã đạt được mức gia tăng rất nhanh,
gấp khoảng 1,5 lần mức gia tăng tuổi thọ trung bình trên thế giới.
Nếu như trong 50 năm qua, tuổi thọ bình quân của người dân trên
thế giới tăng 20 tuổi (từ 48 lên 68) thì tuổi thọ của người Việt Nam
đã tăng từ 40 tuổi lên 73 tuổi (theo Tổng cục dân số- KHHGĐ Việt
Nam)
Tỉ lệ người cao tuổi trong tổng số dân có xu hướng tăng mạnh, tỉ lệ sinh
và tỉ lệ chết giảm, tuổi thọ người dân được nâng lên, nhiều người
sống lâu hơn là điều rất phấn khởi. Điều đó cũng phản ánh sự phát
triển kinh tế và những thành công trong các chính sách phát triển
kinh tế. Khi kinh tế phát triển con người đầy đủ dinh dưỡng hơn, thu
nhập khá hơn, điều kiện sống của họ an toàn hơn, được bảo vệ
chăm sóc sức khỏe tốt hơn nên tuổi tho cao hơn.Tuy nhiên, tình

trạng già hóa dân số cũng đặt ra cho nước ta những thách thức
không nhỏ. Việc chăm sóc người già cũng gặp phải những khó
khăn, nhất là hệ thống y tế nước ta chỉ có duy nhất Viện Lão khoa
Quốc gia và một vài tỉnh, thành phố có khoa Lão khoa.
Hình ảnh người già ngày ngày bám mặt hè đường, ngõ phố bán bưng
trên những con phố ở Hà Nội kiếm sống cũng không phải là hiếm.
Những khuôn mặt dãi dầu mưa nắng bên những hàng nước chè từ mờ
sáng đến đêm khuya, bên những nồi nước dùng bán hàng ăn nghi ngút,
bên những gánh hoa quả rong len lỏi khắp phố phường.
Ở Việt Nam, tình trạng di cư từ quê lên thành phố làm việc diễn ra rất
phổ biến. Như đã nói ở trên, tình trạng này gây nên những thách thức
không nhỏ, vừa gây áp lực lên chính sách dân số, vừa gây khó khăn
cho việc chăm sóc NCT. Đợt Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở vừa qua
cho thấy: Có những xã, thôn hầu như chỉ còn các cụ già và trẻ con ở
nhà. Người Việt Nam có câu "Trẻ cậy cha, già cậy con", NCT lẽ ra phải
được chăm sóc nhưng khi con đi làm ăn xa phải tự chăm lo cho mình.
Tuổi cao, sức yếu nhiều NCT lại phải đảm nhiệm toàn bộ việc đồng áng,
chăm sóc cháu, gánh nặng càng thêm chồng chất
III. Giải pháp cho vấn đề dân số bị già hóa
- Khuyến khích các cặp vợ chồng trẻ sinh thêm con, có chính
sách hỗ trợ cho họ.
- Gia tăng số lao động nữ và người có tuổi, mở rộng độ tuổi
nghỉ hưu lên và cho phép lao động nhập cư nhiều hơn. Đồng
thời cần có những chế tài để kiểm soát để khắc phục những
vấn đề xã hội khác có thể nảy sinh trong cộng đồng dân cư.
- Thực hiện một chính sách “công bằng xã hội và tiền lương có
hiệu quả” để giảm thiểu gánh nặng tài chính cho các thế hệ
tương lai.
- Thúc đẩy xu hướng gia tăng đầu tư tư nhân và chính sách lãi
suất thấp để mở rộng cơ hội đầu tư trên thị trường chứng

khoán
- Khi dân số già đi tính an toàn của các khoản đầu tư phải được
coi là ưu tiên hàng đầu bởi vậy việc giao phó cho những người
chuyên nghiệp quản lý tài sản của họ là điều cần thiết.
- Áp dụng nhiều giải pháp trong đó chú trọng tới đa dạng hoá
danh mục đầu tư, gia tăng tỷ lệ lợi tức trên tài sản và cân đối
giữa các khoản thu chi trong ngân sách
- Tăng cường phát triển hệ thống y tế, chăm sóc sức khỏe để
ngày càng nâng cao tuổi thọ dân cư => HDI tăng
- Có định hướng cồn việc phù hợp cho những ngươi fcao tuổi
khỏe mạnh để tăng khả năng đóng góp của họ
- Nới rộng tuổi nghỉ hưu đối với một số ngành nghề không đòi
hỏi nhiều thể lực.
IV. Kết luận
- Già hoá dân số là một vấn đề toàn cầu đang được nhiều quốc
gia trên thế giới quan tâm mang tính lâu dài và không thể đảo
ngược.
- Già hoá dân số đang diễn ra mạnh mẽ, kéo theo nhiều vấn đề
kinh tế-xã hội cần phải giải quyết.
- Việt Nam là nước đang phát triển, có thu nhập thuộc hàng
trung bình nhưng ở mức thấp, đang bước vào giai đoạn già
hóa dân số với tốc độ cao. Cần có những giải pháp, những
chính sách đặc biệt là về an sinh xã hội cho người cao tuổi
nhằm chăm sóc, phát huy tài năng trí tuệ của họ.

×