Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Nghiên cứu và đề xuất giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm dầu thực vật sản xuất trong nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 93 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
VIỆN NGHIÊN CỨU DẦU VÀ CÂY CÓ DẦU














BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI

NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM
DẦU THỰC VẬT SẢN XUẤT TRONG NƯỚC



MÃ SỐ ĐỀ TÀI: 232.11.RD/ HĐ-KHCN


CHỦ TRÌ THỰC HIỆN: Ks. VÕ BỬU LỢI










9158






TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 12/2011

BỘ CÔNG THƯƠNG
VIỆN NGHIÊN CỨU DẦU VÀ CÂY CÓ DẦU












BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI



NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM
DẦU THỰC VẬT SẢN XUẤT TRONG NƯỚC
Thực hiện theo Hợp đồng đặt hàng sản xuất và cung cấp dịch vụ
sự nghiệp công nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
số 232.11.RD/HĐ-KHCN ngày 09/06/2011 giữa Bộ Công
Thương và Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu





Chủ trì thực hiện: KS. Võ Bửu Lợi

Tham gia thực hiện: Ks. Bùi Thanh Bình
KS. Đặng Thị Thanh Hương
CN. Lê Thị Xuân Mai
CN. Huỳnh Đình Thạch






TP. Hồ Chí Minh, tháng 12/2011
LỜI NÓI ĐẦU

Nền kinh tế của Việt Nam sau khi gia nhập WTO đã có những phát triển

đáng kể, nguồn nguyên liệu cho sản xuất trong nước và thị trường xuất khẩu trở
nên phong phú và đa dạng. Các sản phẩm của ngành dầu thực vật tuy đã khẳng
định chỗ đứng trên thị trường nội địa, xây dựng được thương hiệu và bước đầu
đã xuất khẩu tới một số thị
trường trong khu vực nhưng trong thời gian gần đây
lượng dầu tinh luyện được nhập khẩu có xu hướng tăng lên do sự chênh lệch về
mức thuế suất giữa dầu thô và dầu tinh luyện không lớn, do đó không khuyến
khích được các doanh nghiệp nhập khẩu dầu thô về tinh luyện và phát triển vùng
nguyên liệu mà có chiều hướng tăng nhập khẩu dầu tinh luyện chất lượng thấp
sau đó thự
c hiện thêm một số công đoạn cuối cùng cho ra sản phẩm, thậm chí có
thể doanh nghiệp nhập thẳng dầu đã tinh luyện về đóng chai và đưa ra thị
trường.
Hiện nay sản phẩm dầu thực vật sản xuất trong nước phải đối mặt với sự
cạnh tranh rất gay gắt với nhiều quốc gia trên thế giới và khu vực đặc biệt là hai
nước có lượ
ng sản xuất dầu cọ dứng hàng thứ nhất và thứ hai thế giới là
Malaixia và Inđônêxia, do nguồn nguyên liệu sản xuất dầu thực vật trong nước
phải nhập khẩu đến 90%.
Do tính thời sự và tính cấp thiết của ngành công nghiệp dầu hiện nay
nhóm nghiên cứu chúng tôi xây dựng nên đề tài “Nghiên cứu và đề xuất giải
pháp nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm dầu thực vật sản xu
ất trong nước”
Đánh giá tác động của sản phẩm dầu thực vật nhập khẩu đối với sản phẩm dầu
thực vật sản xuất trong nước và đề xuất giải pháp để nâng cao sức cạnh tranh
của sản phẩm dầu thực vật sản xuất trong nước, nhằm củng cố thế mạnh của các
sản phẩm dầu thực vật, xây dự
ng được thương hiệu có uy tín đối với người tiêu
dùng nội địa và chiếm lĩnh được thị phần trong nước. Có hệ thống phân phối
rộng khắp, hiệu quả từ thành thị đến nông thôn, đưa ra biện pháp phát triển vùng

nguyên liệu cho ngành, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm.

MỤC LỤC
Danh sách các các bảng i
Danh sách các đồ thị và sơ đồ ii
Danh sách các từ viết tắt iii
Tóm tắt đề tài iv
MỞ ĐẦU 1
* Cơ sở pháp lý của đề tài 1
* Tính cấp thiết và mục tiêu nghiên cứu của đề tài 1
* Đối tượng và nội dung nghiên cứu 2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆ
U 3
1.1. Thị trường dầu thực vật thế giới 3
1.1.1. Giới thiệu về dầu thực vật 3
1.1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ dầu thực vật trên thế giới 3
1.1.3. Biến động giá cả dầu thực vật trên thế giới 5
1.2. Thị trường dầu thực vật (DTV) Việt Nam 6
CH
ƯƠNG 2: THỰC NGHIỆM 8
2.1. Phương pháp tiến hành nghiên cứu 8
2.1.1. Phương pháp kế thừa 8
2.1.2. Phương pháp toán học 8
2.1.3. Phương pháp thực nghiệm 8
2.2. Thiết bị, dụng cụ, đối tượng và nhóm chuyên gia nghiên cứu 9
2.2.1. Thiết bị, dụng cụ và đối tượng 9
2.2.2. Nhóm chuyên gia nghiên cứu 9
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BÌNH LUẬN 10
3.1. Điều tra xác định các nhóm sản phẩm DTV nhập khẩu vào Việt Nam 10
3.1.1. Nhóm nguyện liệu DTV thô nhập khẩu vào Việt Nam 10

3.1.2. Nhóm sản phẩm DTV tinh luyện nhập khẩu vào Việt Nam 12
3.2. Tổng hợp các hệ thống văn bản chính sách, thủ tục thuế và thủ tục
hải quan. 15
3.2.1. Hệ thống chính sách thuế 15
3.2.2. Quy trình thủ tục hải quan 19
3.2.3. Hệ thống các v
ăn bản chính sách 20
3.3. Thực trạng sản xuất kinh doanh và sức cạnh tranh của sản phẩm
dầu thực vật sản xuất trong nước 22
3.3.1. Thực trạng sản xuất kinh doanh sản phẩm dầu thực vật trong nước 22
3.3.1.1.Sự phân bố kinh doanh DTV trên các vùng lãnh thổ 22
3.3.1.2. Quy mô và năng lực sản xuất của các doanh nghiệp 23
3.3.1.3. Cơ cấu sở hữu và tổ chức quả
n lý 24
3.3.1.4. Máy móc thiết bị và công nghệ trong sản xuất DTV 27
3.3.1.5. Quản lý chất lượng sản phẩm dầu thực vật 29
3.3.1.6. Công tác đầu tư vào ngành dầu thực vật 30

3.3.1.7. Nguồn nhân lực, công tác đào tạo, nghiên cứu trong sản phẩm
trong doanh nghiệp 31
3.3.1.8. Nguồn nguyên liệu cung cấp cho ngành 32
3.3.1.9. Công nghiệp phụ trợ cho ngành (sản xuất bao bì, thiết bị) 33
3.3.1.10. Thị hiếu người tiêu dùng 33
3.3.1.11. Giá bán các loại dầu trên thị trường hiện nay 37
3.3.2. Đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm DTV trong nước. 39
3.3.2.1. Môi trường vĩ mô tác động lên năng lự
c cạnh tranh sản phẩm DTV
sản xuất trong nước 39
3.3.2.2. Môi trường vi mô tác động lên năng lực cạnh tranh sản phẩm
dầu thực vật sản xuất trong nước 41

3.4. Chiến lược và giải pháp nâng cao sức cạnh tranh DTV sản xuất
trong nước 45
3.4.1. Ma trận SWOT để hình thành các chiến lược và giải pháp 45
3.4.2. Chiến lược nâng cao sức cạnh tranh DTV 46
3.4.2.1. Chi
ến lược mở rộng thị trường 46
3.4.2.2. Chiến lược phát triển sản xuất 48
3.4.2.3. Chiến lược phát triển vùng nguyên liệu và công nghệ 48
3.4.2.4. Chiến lược tài chính 48
3.4.2.5. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực 48
3.4.2.6. Chiến lược tận dụng các ưu đãi chính sách của nhà nước 48
3.4.2.7. Chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh 48
3.4.3. Các giải pháp nhằ
m thực hiện chiến lược phát triển và nâng cao
năng lực cạnh tranh của sản phẩm dầu thực vật 49
3.4.3.1. Giải pháp mở rộng thị trường 49
3.4.3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm 49
3.4.3.3. Giải pháp về nguồn nguyên liệu và khoa học công nghệ 50
3.4.3.4. Giải pháp về tài chính 50
3.4.3.5. Giải pháp về nguồn nhân lực 51
3.4.3.6. Giải pháp tận dụng các ư
u đãi chính sách của Nhà nước 51
3.4.3.7. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành DTV 52
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHI 53
1. Kết luận 53
2. Kiến nghị 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO 54


i

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Sự khác nhau giữa sản phẩm dầu thực vật và mỡ động vật 3
Bảng 1.2: Sản lượng dầu thực vật thế giới giai đoạn 2000 – 2010 4
Bảng 1.3: Giá trung bình các loại Dầu thực vật theo niên vụ 5
Bảng 1.4. Sản lượng Dầu thực vật tiêu thụ nội địa qua các năm 6
Bảng 3.1. Khối lượng nhập khẩu dầu thực vật của ngành dầu thực v
ật
Việt Nam (tấn) 10
Bảng 3.2. Khối lượng nhập khẩu các loại nguyên liệu DTV thô 10
Bảng 3.3. Khối lượng nhập khẩu DTV tinh luyện 13
Bảng 3.4. Cơ cấu khối lượng nhập khẩu DTV từ năm 2000 đến năm 2010
(cả dầu thô và dầu tinh luyện %) 14
Bảng 3.5. Thuế suất thuế nhập khẩu dầu thực vật 15
Bảng 3.6. Hệ thống các luật, nghị định, quy
ết định và thông tư liên quan
đến XNK 16
Bảng 3.7. Số lượng doanh nghiệp sản xuất sản phẩm dầu thực vật (2005-
2010) 22
Bảng 3.8. Cơ cấu số lượng doanh nghiệp sản xuất phân bố theo vùng 23
Bảng 3.9. Quy mô sản xuất của các doanh nghiệp 23
Bảng 3.10. Năng lực sản xuất của ngành phân theo vùng kinh tế 24
Bảng 3.11. Cơ cấu số lượng doanh nghiệp theo thành phần kinh tế 24
Bảng 3.12.
Cơ cấu sản lượng sản phẩm DTL theo thành phần kinh tế 24
Bảng 3.13. Mức huy động công suất sản xuất dầu tinh luyện(DTL) theo thành
phần kinh tế 25
Bảng 3.14. Sản phẩm dầu ăn tinh luyện của một số công ty trong ngành
DTV 30
Bảng 3.15. Tỉ lệ lao động ngành phân theo khu vực (ĐVT: người) 31

Bảng 3.16. Trình độ lao động của ngành DTV (ĐVT: người) 31
Bảng 3.17 . Thống kê diện tích, năng suất, sản l
ượng các cây có dầu từ năm
2005-2010 và tốc độ tăng trưởng qua cac năm 32
Bảng 3.18. Tỷ lệ điều tra các chỉ tiêu (ĐVT: Mẫu phiếu điều tra người tiêu
dùng) 35
Bảng 3.19. Giá bán lẻ một số loại dầu ăn của các doanh nghiệp 38






ii
DANH SÁCH ĐỒ THỊ VÀ SƠ ĐỒ

Đồ thị 1.1. Tiêu thụ dầu thực vật trên thế giới niên vụ 2009/2010 4
Đồ thị 1.2. Sản lượng Dầu thực vật giai đoạn 2001-2009 5
Đồ thị 3.1. Khối lượng nhập khẩu Dầu thực vật thô 10
Đồ thị 3.2. Mức huy động công suât Dầu tinh luyện 25
Đồ thị 3.3 Cơ cấu hộ sử dụng Dầu thực vật 33
Đồ thị 3.4. Mức độ thường xuyên sử dụng d
ầu ăn 34
Đồ thị 3.5. Thói quen lựa chọn kênh phân phối 35
Đồ thị 3.6. Nhãn hiệu dầu ăn được nhiều người yêu thích 37
Đồ thị 3.7. Thị phần dầu ăn năm 2009 44
Sơ đồ 3.1. Quy trình thủ tục Hải Quan 19
Sơ đồ 3.2. Tổ chức Tổng công ty ngành Dầu thực vật Việt Nam 26
Sơ đồ 3.3. Quy trình công nghệ chế biến dầu 28
Sơ đồ 3.4. Môi trường vĩ mô tác động lên sản ph

ẩm dầu DTV sản xuất
trong nước 39
Sơ đồ 3.5. Môi trường vi mô tác động lên sản phẩm dầu DTV sản xuất
trong nước
42


iii
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT

AFTA : Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN
AANZFTA: Hiệp định Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Úc-Niu Dilân giai
đoạn 2010-2012
AIFTA : Hiệp định khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Ấn Độ giai đoạn 2010-
2
012
ACFTA : Hiệp định khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN-Trung Quốc giai đoạn
2009-2011
AJCEP : Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN-Nhật Bản giai đoạn
2008-2012
BCT : Bộ công thương
DTV : Dầu thực vật
DN : Doanh nghiệp
DTL : Dầu tinh luyện
ĐVT : Đơn vị tính
TT-BTC : Thông tư – Bộ tài chính
QĐ-BTC : Quyết định – Bộ tài chính
Vocarimex: Tổng công ty Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam
VNCCLVCS: Viện nghiên cứu chiến lược và chính sách
VJEPA : Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản giai đoạn 2009-2012

WTO : Tổ chức thương mại thế giới







iv
TÓM TẮT ĐỀ TÀI

Đề tài “Nghiên cứu và đề xuất giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của sản
phẩm dầu thực vật sản xuất trong nước” được thực hiện từ tháng 01-12/2011
với sự phối hợp với các đơn vị như: Viện nghiên cứu chiến lược và chính sách
Bộ Công Thương, Cục Thống Kê TP.HCM, Cục Hải Quan TP.HCM, Cục Thuế
TP.HCM, Tổng Công ty Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam – Vocarimex.

Đề tài đã đ
iều tra xác định nhóm nguyên liệu Dầu thực vật thô nhập khẩu
và nhóm sản phẩm Dầu tinh luyện nhập khẩu vào Việt Nam. Tìm hiểu, thống kê
hệ thống chính sách thuế, quy trình thủ tục hải quan và các chính sách ưu đãi
khác cho doanh nghiệp và người tiêu dùng. Đề tài đã đánh giá thực trạng sản
xuất kinh doanh, sức cạnh tranh của sản phẩm Dầu thực vật sản xuất trong nước
và đề xuất giả
i pháp nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm dầu thực vật sản
xuất trong nước.


1
MỞ ĐẦU


Cơ sở pháp lý của đề tài
Đề tài được thực hiện theo Hợp đồng Giao khoán nội bộ số 42/HĐGK-VD
ngày 27 tháng 6 năm 2011, trên cơ sở của Quyết định số 6878/QĐ-BCT của Bộ
trưởng Bộ Công Thương về việc đặt hàng thực hiện các nhiệm vụ KH và CN năm
2011 cho Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu và Hợp đồng Nghiên cứu Khoa học và
Phát triển công nghệ số 232.11.RD/HĐ-KHCN ký ngày 09/6/2011 giữa V
ụ Khoa học
và Công nghệ - Bộ Công Thương và Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu.
Tính cấp thiết và mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Tính cấp thiết của đề tài
Ngành công nghiệp dầu thực vật đóng vai trò rất quan trọng trong công
nghiệp chế biến thực phẩm. Chính vì vậy, Việt Nam coi ngành công nghiệp sản
xuất dầu thực vật là một trong những ngành công nghiệp phát triển của nền kinh tế
quốc dân, các s
ản phẩm dầu thực vật sản xuất trong nước đã đáp ứng tối đa nhu
cầu tiêu dùng dầu ăn trong nước và tăng cường để xuất khẩu.
Sau hơn 4 năm gia nhập tổ chức Thương mại thế giới WTO, các doanh
nghiệp sản xuất dầu thực vật Việt Nam đã nắm bắt được nhiều cơ hội thuận lợi
nhưng cũ
ng phải đối mặt với không ít khó khăn thử thách. Để đứng vững, thành
công và khẳng định mình trong khu vực và thế giới, các doanh nghiệp sản xuất dầu
thực vật Việt Nam cần phải vượt qua những khó khăn hiện tại, cần phải có tầm
nhìn chiến lược, có những kế hoạch kinh doanh dài hạn và có những bước đi cụ thể
vững chắc để tạo dựng uy tín, thương hi
ệu của mình nhằm cạnh tranh thắng lợi trên
thị trường.
Ngành dầu thực vật tuy không được đầu tư nhiều so với ngành công nghiệp
khác, nhưng không ngừng nỗ lực củng cố phát triển để trở thành một trong những
ngành công nghiệp chế biến hàng đầu tại Việt Nam. Mục tiêu phát triển của ngành

dầu thực vật là từng bước xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu đến chế biến
sản phẩm một cách đồng bộ. Tăng dần tỷ trọng nguyên liệu trong nước để sản xuất
dầu thô và cung cấp khô dầu cho ngành chế biến, hoàn thiện quy trình sản xuất
kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm thỏa mãn yêu cầu cao nhất của
người tiêu dùng.
Hiện nay thị trường dầu ăn Việt Nam rất sôi động với sự góp mặt nhiều
doanh nghiệp trong và ngoài nước. Sự đa dạ
ng này thể hiện qua sự phong phú cả
về chủng loại, mẫu mã, giá cả và chất lượng sản phẩm. Người tiêu dùng có được
nhiều sự lựa chọn hơn, điều đó cũng đồng nghĩa với việc sức ép cạnh tranh đối với
các doanh nghiệp sản xuất là không hề nhỏ, bên cạnh đó sức ép về vấn đề nguyên
liệu nhập khẩu để sản xu
ất dầu thực vật ngày càng lớn. Để đối phó với vấn đề này
ngành dầu thực vật cần phải xác định vị thế cạnh tranh sản phẩm dầu của các
doanh nghiệp trong nước, xác định các nguồn lực cốt lõi tạo nên lợi thế cạnh tranh.



2
Mục tiêu đề tài:
- Đánh giá tác động của sản phẩm dầu thực vật nhập khẩu đối với sản phẩm dầu
thực vật sản xuất trong nước và đề xuất giải pháp để nâng cao sức cạnh tranh của
sản phẩm dầu thực vật sản xuất trong nước.
- Là tài liệu góp phần đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao vị thế của ngành Công
nghiệp sản xuấ
t dầu thực vật Việt Nam trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế
khu vực và thế giới giai đoạn 2011-2020.
Đối tượng và nội dung nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu:
- Các sản phẩm dầu thực vật sản xuất trong và ngoài nước

- Nguyên liệu sản xuất dầu thực vật (nguyên liệu dầu thô và dầu tinh luyện)
- Các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh dầu thực vật.
- Các văn bản pháp lý, chính sách về sả
n xuất và kinh doanh dầu thực vật.
Nội dung nghiên cứu:
- Điều tra xác định các nhóm sản phẩm dầu thực vật nhập khẩu vào Việt Nam.
- Phân tích đánh giá hệ thống văn bản, quy định pháp lý liên quan đến việc nhập
khẩu sản phẩm dầu thực vật (cơ chế chính sách, thuế …).
- Đánh giá thực trạng sản xuất kinh doanh và sức cạnh tranh của sản phẩm dầu
thực v
ật sản xuất trong nước.
- Đề xuất giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm dầu thực vật sản xuất
trong nước.



3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Thị trường dầu thực vật thế giới
1.1.1. Giới thiệu về dầu thực vật
Trên thế giới hiện nay, khuynh hướng về ẩm thực dần dần chuyển hướng
qua các thực phẩm không sử dụng mỡ động vật. Để chuẩn bị cho một bữa ăn theo
khuynh hướng này thì phải cần nguyên liệu phù hợp đó là các sản phẩm dầu thực
vật.
Dầu thực vật là loại dầu được chiết xuất, chưng cất và tinh chế từ các loại
hạt, quả, thân, … thực vật. Tuy nhiên dầu thực phẩm nói chung là dùng để chỉ dầu
của những cây có dầu với chiết suất lớn như từ hạt cây có dầu: Lạc (đậu phộng),
đậu nành (đỗ tương), cải dầu, bông, hướng dương, vừng (mè)…, từ quả củ
a cây có

dầu như: Dừa, cọ, ôliu… Dầu thực vật thường ở hai dạng: dạng lỏng hoặc dạng
đặc.
Các sản phẩm dầu thực vật được dùng trong chế biến các món ăn hay ở dạng
tự nhiên trong thực phẩm, không làm ảnh hưởng đến mùi vị chất lượng của món ăn
mà còn giúp tăng thêm sự hấp dẫn, nhất là hương vị đó là một trong những lý do để
một số người tiêu dùng lựa chọn. Trong tương lai, các sản phẩm dầu thực vật sẽ
phát triển với nhiều loại dầu có các hương vị khác nhau để đáp ứng nhu cầu, sở
thích và khẩu vị ăn uống của mọi đối tượng trong xã hội.
Bảng 1.1. Sự khác nhau giữa sản phẩm dầu thực vật và mỡ động vật
Dầu thực vậ
t Mỡ động vật
- Có nhiều acid béo không no (chưa
bão hòa)
- Có nhiều acid béo no (bão hòa)
- Ở tinh thể lỏng nhiệt độ bình thường - Ở dạng đặc nhiệt độ bình thường
- Chứa nhiều Vitemine E, K - Vitamine A, D
- Làm hạ lượng Cholesterol xấu (LDL)
trong máu
- Làm tăng lượng Cholesterol xấu
(LDL) trong máu
- Dễ hấp thụ hơn ở đường ruột - Khó hấp thụ ở đường ruột
- Dễ bị oxi hóa - Dễ bị oxi hóa
Nguồn: Bài tiểu luận “So sánh giá trị dinh dưỡng của các loại dầu, mỡ” ĐHBK
Từ bảng so sánh trên người tiêu dùng ngày càng lựa chọn sản phẩm dầu thực
vật để ăn, ngoài ra dầu thực vật là một loại thức ăn cung cấp năng lượng lớn gấp
hai lần so với gluxit, nó có thể sử dụng ở dạng nguyên chất hay hỗn hợp.
1.1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ dầu thực vật trên thế giới
Tình hình sản xuất và tiêu thụ dầu thực v
ật trên thế giới ngày càng gia tăng,
tổng sản lượng dầu thực vật toàn thế giới niên vụ 2009/2010 đạt khoảng 162 triệu

tấn, tăng 29 triệu tấn so với niên vụ 2008/2009 và tăng gấp 1,8 lần so với niên vụ
2000/2001




4

Bảng 1.2: Sản lượng dầu thực vật thế giới giai đoạn 2000 - 2010
Niên vụ (Triệu tấn)
Loại dầu
00/01 05/06 06/07 07/08 08/09 09/10
Cọ 24,30 35,98 37,35 41,31 43,19 53,70
Đậu nành 26,74 34,61 36,39 37,51 36,46 46,40
Hạt cải 13,33 17,24 17,03 18,31 20,21 25,60
Hướng dương 8,46 10,59 10,61 9,96 11,52 12,20
Hạt bông 3,52 4,62 4,86 5,01 4,72 5,30
Nhân cọ 3,06 4,38 4,45 4,85 5,14 5,70
Lạc 4,53 4,95 4,50 4,82 5,16 5,40
Dừa 3,63 3,47 3,25 3,48 3,64 4,30
Ô-liu 2,49 2,66 2,91 2,84 2,97 3,30
Tổng cộng 90,05 118,49 121,33 128,07 133,01 161,90
Nguồn: United State Department of Agriculture
Từ bảng sản lượng dầu thực vật trên cho ta thấy, dầu cọ đã vượt qua dầu đậu nành
để chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu sản lượng dầu thực vật thế giới. Nếu niên
vụ 2000/2001, tỷ trọng của dầu cọ chỉ chiếm 27% trong khi dầu nành là 29,7% thì
đến niên vụ 2008/2009 là 32,5% và 27,4% và đến niên vụ 2009/2010 là 33% và
29%. Chỉ riêng hai loại dầu này đã chiếm tỷ tr
ọng đến 62% trong cơ cấu sản lượng
dầu năm 2010 và đang có xu hướng ngày càng tăng. Ngoài ra, một số loại dầu khác

cũng chiếm tỷ trọng tương đối là dầu hạt cải 16% và dầu hướng dương 7%. Các
loại dầu còn lại đều có tỷ trọng nhỏ dưới 5% và có xu hướng ngày càng thấp đi do
sự gia tăng tỷ trọng dầu cọ và dầu đậu nành.

Đồ thị 1.1. Tiêu thụ dầu thực vật trên thế giới niên vụ 2009/2010
Trong thời gian gần đây, nhóm 4 quốc gia và vùng lãnh thổ dẫn đầu thế giới
về sản lượng dầu thực vật, đã có sự thay đổi về vị trí. Indonesia đã vượt qua
Malaysia kể từ niên vụ 2005 để trở thành quốc gia có sản lượng dầu thực vật cao
nhất thế giới với 22,96 triệu t
ấn sản xuất trong niên vụ 2009, cao hơn 3,1 triệu tấn
so với Malaysia. Bên cạnh đó, Trung Quốc đã vượt qua các nước EU từ niên vụ
2004 và trở thành quốc gia đứng thứ ba về sản xuất dầu thực vật với sản lượng niên
vụ 2009 là 15,68 triệu tấn.


5












Đồ thị 1.2. Sản lượng dầu thực vật giai đoạn 2001-2009
1.1.3. Biến động giá cả dầu thực vật trên thế giới

Giá nguyên liệu dầu thực vật trên thế giới biến động mạnh trong thời gian
qua. Giống như đa phần các loại hàng hóa khác, trong thời gian vừa qua giá dầu
thực vật có sự biến động mạnh dưới tác động củ
a kinh tế vĩ mô của thế giới, ngoài
ra giá dầu thực vật còn bị ảnh hưởng do sự biến động của giá dầu mỏ thế giới. Vì
một số nước đẩy mạnh hoạt động sử dụng dầu thực vật như là một dạng năng
lượng sinh học.
Bảng 1.3: Giá trung bình các loại dầu thực vật theo niên vụ
Loại giá (USD/tấn)
Loại
05/06 06/07 08/09 09/10
Đậu nành 504 771 778 783
Hướng dương 586 846 872 886
Lạc 916 1219 1230 1235
Cọ 420 655 1135 1143
Cải 553 852 864 873
Dừa 561 812 815 823
Nguồn: United State Department of Agriculture
Từ năm 2008 đến nay do ảnh hưởng giá dầu mỏ thế giới, nhu cầu năng
lượng sinh học tăng cao, đất trồng trọt bị các cây công nghiệp khác cạnh tranh và
một phần nữa là do sự mất giá của đồng đô la. Từ niên vụ 2008 trở đi giá dầu thực
vật tăng gấp đôi so với niên vụ 2005/2006, giá dầu cọ niên vụ 2008/2009 tăng đến
70% so với niên vụ 2006/2007 do nguồn t
ăng chậm, các công ty và trang trại khu
vực Châu Á đã phá hủy hàng trăm hecta rừng để trồng cọ tuy nhiên phải mất tám
năm cây cọ cho sản lượng dầu cao nhất.
Do ảnh hưởng của những đợt hạn hán dài ngày tại Indonesia và lũ lụt ở
Malaixia đã khiến nguồn cung về dầu cọ bị thu hẹp, trong khi đó, nhu cầu dầu cọ
thế giới tăng mạnh vì nhiều nguyên nhân. Nông dân Mỹ đang chuy
ển từ trồng đậu

nành sang trồng ngô do nhu cầu ethanol tăng đã đẩy giá ngô tăng cao. Tại Trung
Quốc, diện tích trồng đậu nành cũng sụt giảm do quá trình đô thị hóa. Trong khi
đó, mức độ tiêu thụ dầu ăn của người Trung Quốc lại gia tăng nhanh chóng. Trung
BIỂU ĐỒ SẢN LƯỢNG DẦU THỰC VẬT GIAI
ĐOẠN 2001 - 2009
0
5
10
15
20
25
30
35
40
2001 2005 2006 2007 2008 2009
Năm
Triệu tấn
Indonexia
Malaixia
Trung Quoc
Cac nuoc EU
My
Achentina
An Do
Khac

6
Quốc không chỉ là quốc gia nhập khẩu dầu cọ lớn nhất, hiện đã trở thành quốc gia
nhập khẩu dầu nành lớn nhất thế giới.
1.2. Thị trường dầu thực vật của Việt Nam

Trong hơn 10 năm trở lại đây, nền kinh tế của nước ta có sự đổi mới mạnh
mẽ, nhiều cơ chế chính sách về kinh tế được đưa nhanh vào th
ực tế đã thúc đẩy
nhiều ngành công nghiệp trong nước phát triển, trong đó có ngành Dầu thực vật.
Cùng với sự phát triển của ngành, Công ty VOCARIMEX đã không ngừng lớn
mạnh, từ Công ty Dầu thực vật Hương liệu Mỹ phẩm Việt Nam chuyển thành Tổng
Công ty Công nghiệp Dầu Thực vật Việt Nam đã luôn khẳng định vị trí đầu đàn và
vai trò chủ đạo trong ngành Công nghiệp Dầu thực vật c
ủa Việt Nam.
Nền kinh tế phát triển nhanh, mức sống của người dân được cải thiện nhiều
đã làm tăng nhu cầu sử dụng dầu thực vật. Nhiều gia đình đã sử dụng dầu thực vật
hoàn toàn thay cho mỡ động vật trong các bữa ăn hàng ngày. Sản xuất dầu thực vật
ngày nay đã trở thành một ngành công nghiệp có những đóng góp tích cực vào nền
kinh tế quố
c dân. Trong 10 năm trở lại đây (2001 – 2010), GDP của cả nước tăng
bình quân 7,2%/năm, dẫn đến GDP bình quân đầu người tăng hai lần so với năm
2001.
Bảng 1.4. Sản lượng Dầu thực vật tiêu thụ nội địa qua các năm như sau.
Năm
Đơn vị tính
1995 2000 2005 2010
Dân số Triệu người 71,79 77,63 83,15 85,93
Mức tiêu thụ DTV 1000 tấn 77,04 178,56 311,49 696,00
Mức tiêu thụ bình quân Kg/người/năm 1,07 2,30 3,75 8,00
Tỷ lệ tăng trưởng % 18,31 11,77 19,00
Nguồn: Tổng Công ty Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam (VOCARIMEX)
Từ bảng 1.5 cho thấy, mức tiêu thụ dầu thực vật bình quân đầu người của
Việt Nam đã tăng lên nhanh so với năm 1995, nếu năm 1995 bình quân đầu người
tiêu thụ một năm chỉ khoảng 1,07kg dầu ăn/năm thì đến năm 2010 đã tăng lên đến
8,0kg dầu ăn/năm.

Tốc độ tăng trưởng của ngành Dầu thực vật cũng rất nhanh, là một trong
nhữ
ng ngành công nghiệp có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất nước, bình quân 15 –
16%/năm.
Năm 2010, riêng Tổng Công ty Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam
VOCARIMEX sản xuất đạt sản lượng 600.000 tấn dầu ăn các loại, chiếm 90% thị
phần trong nước. Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 6.231 tỷ đồng, tăng 14% so với
năm 2009. Tổng doanh thu thực hiện 16.856 tỷ đồng, tăng 26% so với thực hiện
n
ăm 2009, nộp ngân sách 1.687 tỷ đồng, tăng 37% so với năm 2009.
Nhiều cơ sở mới được xây dựng, đầu tư thiết bị, công nghệ hiện đại, sản
xuất ra sản phẩm với nhiều chủng loại, mẫu mã và đạt tiêu chuẩn chất lượng cao.
Nhiều sản phẩm của ngành đã thay thế các sản phẩm nhập khẩu, có thương hiệu và
được người tiêu dùng ưa chuộng. S
ản phẩm của ngành không những đáp ứng được
nhu cầu tiêu dùng trong nước cả về số lượng và chất lượng mà còn tham gia vào thị
trường xuất khẩu.

7
Ngành dầu thực vật phát triển còn góp phần thúc đẩy các ngành khác như
nông nghiệp, công nghiệp chế biến thực phẩm (mì ăn liền, bánh kẹo…), cơ khí, bao
bì, giao thông vận tải vv…
Hiện nay do tỷ giá giao dịch VNĐ/USD tăng cao làm cho chi phí nguyên
liệu đầu vào tăng nhưng giá các sản phẩm đầu ra không thể tăng tương ứng do sức
ép cạnh tranh gay gắt sản phẩm của đối thủ và sức mua của người dân giảm sút vì
giá c
ả nhiều mặt hàng trên thị trường tăng cao. Đây là khó khăn chung mà các nhà
sản xuất phải chấp nhận bởi người tiêu dùng trong nước chưa quen với sự biến
động giá như ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển.





8
CHƯƠNG 2. THỰC NGHIỆM

2.1. Phương pháp tiến hành nghiên cứu:
2.1.1. Phương pháp kế thừa: Tham khảo các tài liệu, lý thuyết, tổng hợp, tham
khảo kinh nghiệm của các chuyên gia kinh tế và các nhà khoa học trong ngành Dầu
thực vật. Để đưa ra các chiến lược và giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của sản
phẩm Dầu thực vật sản xuất trong nước.
2.1.2. Phương pháp toán học: Số liệu điều tra, khảo sát được xử lý bằng phầ
m
mền Excel và phầm mền SPSS13.0
2.1.3. Phương pháp thực nghiệm:
Nội dung 1:
Khảo sát các nhóm sản phẩm dầu thực vật nhập khẩu vào Việt
Nam
Đề tài tiến hành điều tra, khảo sát và phân tích:
- Nhóm nguyên liệu dầu thực vật thô nhập khẩu vào Việt Nam từ năm 2005 đến
năm 2010.
- Nhóm sản phẩm dầu thực vật tinh luyện nhập khẩu vào Việt Nam từ năm 2005
đến năm 2010.
Các chỉ tiêu so sánh chính là: khối lượng và chủng loại Dầu thực vật
N
ội dung 2: Phân tích đánh giá hệ thống văn bản, quy định pháp lý liên quan
đến việc nhập khẩu sản phẩm dầu thực vật (cơ chế chính sách, thuế, hải quan
…)
Đề tài tiến hành hệ thống, thống kê, phân tích và đánh giá:
- Chính sách thuế.

- Thủ tục hải quan.
- Các văn bản chính sách.
Đối tượng nghiên cứu: các văn bản, quy định pháp lý ảnh hưởng đến các
doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm Dầu thực vật trong n
ước.
Nội dung 3
Đánh giá thực trạng kinh doanh và sức cạnh tranh của sản phẩm
dầu thực vật sản xuất trong nước
Đề tài tiến hành điều tra và đánh giá thực trạng kinh doanh và sức cạnh tranh
của sản phẩm dầu thực vật sản xuất trong nước.
- Sự phân bố kinh doanh sản phẩm DTV trên các vùng lãnh thổ.
- Quy mô và năng lực sản xuất của các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm.
- C
ơ cấu sở hữu và tổ chức quản lý.
- Máy móc thiết bị và công nghệ trong sản xuất DTV.
- Quản lý chất lượng sản phẩm dầu thực vật.
- Công tác đầu tư vào ngành dầu thực vật.
- Nguồn nhân lực, công tác đào tạo, nghiên cứu trong sản phẩm trong doanh
nghiệp.
- Nguồn nguyên liệu cung cấp cho ngành.
- Công nghiệp phụ trợ cho ngành (sản xuất bao bì, thiết bị).
- Thị hiếu người tiêu dùng.

9
- Giá bán các loại dầu trên thị trường hiện nay.
- Môi trường vĩ mô tác động lên năng lực cạnh tranh sản phẩm DTV sản xuất trong
nước.
- Môi trường vi mô tác động lên năng lực cạnh tranh sản phẩm dầu thực vật sản
xuất trong nước.
Đối tượng nghiên cứu: các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm dầu thực vật,

các sản phẩm dầu thực vật sản xuất trong nước, thị hiế
u người tiêu dùng.
Chỉ tiêu đánh giá: số lượng doanh nghiệp, số sản phẩm dầu thực vật sản xuất
trong nước, thị hiếu người tiêu dùng.
Nội dung 4
. Đề xuất giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm dầu
thực vật sản xuất trong nước.
Đề tài đã đề ra các chiến lược và giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của sản
phẩm Dầu thực vật sản xuất trong nước thông qua ma trận SWOT, các thực trạng
kinh doanh và sức cạnh tranh của Dầu thực vật.
2.2. Thiết bị, dụng cụ, đối tượng và nhóm chuyên gia nghiên cứu
2.2.1. Thiết bị, dụng cụ và đối tượng:
+ Xây dựng phiếu điều tra các doanh nghiệp ngành dầu:
- Điều tra 10 doanh nghiệp ngành Dầu thực vật và 3 hệ thống siêu thị.
+ Xây dựng phiếu phỏng vấn các chuyên gia đầu ngành :
- Điều tra và phỏng vấn 5 chuyên gia trong lĩnh vực ngành Dầu thực vật
+ Xây dựng phiếu điều tra thị hiếu người tiêu dùng:
- Phát được 1000 phiếu điều tra ngườ
i tiêu dùng và thu về 500 phiếu điều tra
người tiêu dùng hợp lệ, để xử lý và phân tích cho báo cáo.
+ Các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành dầu, các cơ quan liên quan và
các đơn vị hỗ trợ tham gia cho đề tài.
- Xin số liệu 3 cơ quan đơn vị hỗ trợ (Cục Thống Kê TP.HCM, Cục Hải
Quan TP.HCM, Cục Thuế TP.HCM)
2.2.2. Nhóm chuyên gia nghiên cứu.
Thành lập nhóm nghiên cứu: Xây dựng các phiếu điều tra phỏng vấn, hệ
thống các thủ tục thuế, hải quan và các chính sách ư
u đãi, khảo sát thị trường, thu
thập các thông tin có liên quan đến sản phẩm dầu thực vật.



10
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÌNH LUẬN

3.1. Điều tra xác định các nhóm sản phẩm dầu thực vật nhập khẩu vào Việt
Nam.
3.1.1. Nhóm nguyên liệu dầu thô nhập khẩu vào Việt Nam.
Điều tra tình hình nhập khẩu nguyên liệu dầu thực vật những năm gần đây,
kết quả cho thấy ở bảng 3.1 và 3.2
Bảng 3.1. Khối lượng nhập khẩu dầu thực vật (tấn)
Dầu thực vật 2005 2006 2007 2008 2009 2010*
Thô 351.018 212.226 286.517 320.605 313.500 345.000
Tinh luyện 31.394 279.502 317.673 383.442 318.100 346.000
Tổng số 382.412 491.728 604.190 704.047 631.600 691.000
*Nguồn: Viện NCCLCSCN – Bộ CT lấy từ Tổng cục Hải quan
Khối lượng dầu thực vật nhập khẩu tỷ lệ thuận với lượng dầu sản xuất trong
nước. Từ bảng 3.1 cho thấy, nếu như năm 2005 cả nước nhập 382.412 tấn dầu thực
vật các loại thì năm 2010 đã nhập tới 691.000 tấn, tăng 2,5lần. Riêng dầu thực vật
thô, năm 2005 nhập khẩu 351.018 tấn thì năm 2010 nhập khẩu là 345.000 tấn
B
ảng 3.2. Khối lượng nhập khẩu các loại nguyên liệu dầu thực vật thô (tấn)
Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010*
Dầu cọ
262.236 95.163 139.566 186.991 203.000 223.000
Dầu nành
74.365 96.745 119.035 119.710 106.000 117.000
Dầu cải
6.633 486 1.404 849 4.500 5.000
Dầu khác (Dừa, lạc,
Vừng, lanh, bông )

7.784 19.832 26.512 13.055

Tổng lượng dầu thô 351.018 212.226 286.517 320,605 313.500 345.000
*Nguồn: Viện NCCLCSCN – Bộ CT lấy từ Tổng cục Hải quan và ước tính của thương nhân
- Bảng 3.2 cho thấy lượng dầu cọ là loại dầu thô được nhập khẩu nhiều nhất trong
những năm qua, chiếm 44,8 - 74,7%, thấp nhất vào năm 2006 và nhiều nhất là năm
2005. Tiếp đến là dầu nành, với lượng nhập khẩu dao động từ 15,14 – 45,58%.

Khối lượng nhập khẩu dầu thực vật thô năm 2010
1%
65%
34%
dầu cọ dầu nành dầu cải

Đồ thị 3.1. Khối lượng nhập khẩu dầu thực vật thô

11
- Từ đồ thị 3.1 có thể thấy năm 2010, chúng ta chỉ nhập 3 loại nguyên liệu thô
chính là dầu cọ, dầu nành và dầu cải. Khối lượng nhập khẩu dầu cọ chiếm 65% và
dầu nành chiếm 34%, còn lại là dầu hạt cải. Ngoài ra từ năm 2009 chúng ta đã hạn
chế nhập khẩu các loại dầu thô khác hoặc có nhập nhưng với số lượng rất nhỏ.
Đánh giá tình hình nhập khẩu nguyên liệ
u dầu thô
Từ số liệu của bảng 3.1 cho thấy khối lượng nhập khẩu dầu thực vật thô từ
nước ngoài từ năm 2005 đến năm 2010 nguyên liệu dầu thô nhập khẩu ngày càng
tăng do ngành dầu thực vật đã đầu tư và nâng công suất tinh luyện nhằm đáp ứng
nhu cầu ngày một tăng ở trong nước cũng như một phần cho xuất khẩu, như
ng
nguyên liệu dầu thực vật thô trong nước mới chỉ đáp ứng được 4%, do đó ngành
dầu thực vật phải nhập dầu thô để tinh luyện.

Tuy nhiên, từ số liệu của bảng 3.2 cũng cho thấy sự mất cân đối giữa một số
chủng loại dầu:
Đối với dầu cọ
:
Từ số liệu ở bảng 3.2, cho thấy cơ cấu tiêu thụ dầu của nước ta chủ yếu là
dầu cọ, gồm dầu cọ thô (Palm Oil), dầu cọ lỏng (Palm Olein), dầu cọ đặc (Palm
Sterin) từ Malaysia và một phần từ Indonesia. Khối lượng nhập khẩu dầu thô chỉ
tăng dần đều từ năm 2000 đến 2005 do Hiệp định cắt giảm thuế quan AFTA chưa
có hi
ệu lực khi các nước trong khối ASEAN quy định mức thuế suất của dầu thô là
5%, còn dầu tinh luyện từ 15 – 25%, những năm từ 2000 – 2003 là 40%.
Từ Quý 2/2006, khi Hiệp định AFTA bắt đầu có hiệu lực thì mặc dù sản
lượng sản xuất dầu ăn các loại tăng lên nhanh, (chủ yếu vẫn là dầu cọ), nhưng khối
lượng nhập khẩu dầu thô lại có xu hướng giảm đi so với các nă
m từ 2000 đến
2005. Điều này lý giải là mức thuế suất lúc này đã không còn chênh lệch nhiều
giữa dầu thô là 3% và dầu tinh luyện chỉ là 5% (ngang bằng với thuế suất của dầu
thô trước năm 2006), thì xu hướng nhập dầu tinh luyện từ các quốc gia ASEAN sẽ
tăng lên và xu hướng nhập dầu thô sẽ giảm xuống.
Đối với dầu đậu nành
: Tại Việt Nam, dầu đậu nành được tiêu thụ nhiều sau dầu cọ,
các nước cung cấp dầu nành thô là Mỹ, Argentina Đây là những quốc gia ngoài
khối ASEAN nên không áp dụng Hiệp ước AFTA mà áp dụng theo cam kết của Tổ
chức Thương mại Thế giới WTO, dầu nành thô có biểu thuế là 5%, dầu đậu nành
tinh luyện thuế suất là 25%. Theo lộ trình cắt giảm thì đến năm 2010 mức thuế suất
nhập khẩu dầ
u nành tinh luyện sẽ giảm xuống là 15%.
Đối với dầu cải
: Là loại dầu có mức nhập khẩu giảm dần từ năm 2005 đến 2008,
theo dự đoán thì đây là loại dầu có chứa nhiều acid béo Erucic (C

22
, 1 nối =) nên tổ
chức y tế thế giới WHO không khuyến cáo sử dụng nhiều trong thực phẩm, mà chỉ
dùng chế biến dầu biodiesel. Những năm gần đây khi có giống dầu cải mới có hàm
lượng acid Erucic thấp (< 4%), nhập khẩu từ Canada, được gọi dưới tên thương
mại là Canola, lúc này dầu cải mới được nhập trở lại vào nước ta nhưng cũng với
khối lượng vừ
a phải, chủ yếu dùng để phối trộn và để sản xuất sản phẩm mới thăm
dò thị trường.

12
Đối với các loại dầu khác như dầu dừa, lạc, lanh, vừng, bông: Với khối lượng
hoàn toàn không đáng kể, nhiều chủng loại, chủ yếu là dùng trong mục đích mỹ
phẩm, dược phẩm và những mục đích không phải cho dầu ăn …
Như vậy từ năm 2006, khi Hiệp định về cắt giảm thuế quan AFTA đã có
hiệu lực thì việc các doanh nghiệp trong ngành chế biến dầu ăn bắt đầu giảm nhập
khẩu dầu thô và tă
ng nhập dầu tinh luyện từ Malaysia và Indonesia là điều dễ hiểu
vì sẽ có lợi hơn rất nhiều so với nhập dầu thô về tinh luyện một khi biểu thuế của
hai loại dầu này chỉ chênh lệch có 2%. Trong bối cảnh này, ngành công nghiệp chế
biến dầu ăn cần phải có những tính toán, bước đi thích hợp để tiếp tục phát triển
ngành một cách bền vững. Nếu chỉ
nhập dầu tinh luyện thì sẽ có ngay lợi nhuận và
sẽ không phải mở rộng sản xuất, không cần phải đầu tư nhiều thiết bị tinh luyện
hiện đại của các nước phát triển như Đức, Mỹ, Nhật Bản, Pháp, Ý, nhưng sẽ
không giải quyết được việc làm cho người lao động và ngành công nghiệp dầu thực
vật của Việt Nam sẽ tụt hậu nhiều h
ơn so với các nước trong khu vực và trên thế
giới, vì bản thân ngành dầu thực vật của nước ta cũng còn non trẻ và mới phát triển
so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Với bối cảnh này, để giữ vững và

phát triển ngành Dầu thực vật, một ngành quan trọng đảm bảo sức khỏe cho cộng
đồng và đóng góp tích cực cho nền kinh tế quốc dân, ngày 28 tháng 6 năm 2010
Bộ Công thương đã phê duyệ
t Quyết định số 3388/QĐ – BCT về “Quy hoạch phát
triển Ngành Dầu thực vật Việt Nam đế năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025”. Đây là
một văn bản rất có ý nghĩa để định hướng cho một ngành công nghiệp đầy tiềm
năng và rất có triển vọng như ngành công nghiệp Dầu thực vật. Với quan điểm
phát triển, mục tiêu phát triển, định hướng phát triển, quy ho
ạch phát triển sản
phẩm và phân bố năng lực sản xuất theo vùng lãnh thổ, bản quy hoạch luôn nhấn
mạnh đến vấn đề nguyên liệu cho ngành. Trong đó thời gian đầu sử dụng hiệu quả
cả nguyên liệu trong nước và cả nhập khẩu và nghiên cứu đầu tư phát triển vùng
nguyên liệu trong nước để dần thay thế một phần nguyên liệu nhập khẩu. Điều đó
cho th
ấy các doanh nghiệp trong ngành chế biến dầu ăn hiện nay trong đó Tổng
Công ty Công nghiệp dầu thực vật Việt Nam cũng như các đơn vị khác phải nỗ lực
rất nhiều để sản xuất kinh doanh có hiệu quả khi mà nguyên liệu sản xuất vẫn phải
nhập từ nước ngoài, đồng thời lại phải đối phó với bối cảnh mức thuế của dầu tinh
luyệ
n trong khối ASEAN đang được cắt giảm chỉ còn 5%.
3.1.2. Nhóm sản phẩm dầu thực vật tinh luyện nhập khẩu vào Việt Nam.
Như chúng ta đã biết, chế biến dầu thực vật cho mục đích thực phẩm là một
ngành công nghiệp rất cần thiết và có nhiều tiềm năng. Bên cạnh việc cung cấp các
loại dầu ăn có chất lượng ngày càng cao và nhiều chủng loại để đảm b
ảo cho sức
khỏe của cộng đồng thì ngành công nghiệp này còn góp phần phát triển kinh tế xã
hội, tạo việc làm cho hàng ngàn công nhân, đầu tư phát triển thiết bị và làm chủ
công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực tinh luyện dầu ăn, làm cho ngành công nghiệp chế
biến dầu ăn của nước ta từng bước trở thành tiên tiến, hiện đại để sản xuất sản phẩm
đạt chất lượng cao, có thể cạ

nh tranh với các nước trong khu vực và xuất khẩu
Tuy nhiên, theo đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch ngành dầu thực vật
của Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010 của Viện Nghiên cứu chiến lược chính sách

13
công nghiệp – Bộ Công thương thì nước ta chưa thể xây dựng được vùng nguyên
liệu cây có dầu với quy mô lớn và có hiệu quả kinh tế cao. Hầu hết các cây có dầu
đều phát triển manh mún, năng suất thấp, không ổn định. Sản phẩm chủ yếu dùng
cho chế biến thực phẩm (cơm dừa dùng để sản xuất cơm dừa nạo sấy, lạc dùng để
sản xuất đậu phộng da cá, đậ
u phộng chiên dầu, đậu nành dùng để sản xuất sữa đậu
nành, đậu hũ …) mà ít sử dụng cho công nghiệp chế biến dầu thực vật do giá thành
cao, sản lượng thấp. Vì vậy các doanh nghiệp sản xuất dầu ăn đã không đầu tư thiết
bị ép hoặc trích ly dầu thô do không có vùng nguyên liệu, dẫn đến tỷ trọng dầu
thực vật thô các loại dùng cho mục đích thực phẩm mới ch
ỉ đáp ứng được 4% năm
2005 và khoảng 7,6% năm 2010 (chủ yếu là từ dầu cám và dầu vừng). Vì vậy, để
đáp ứng tiêu dùng trong nước không ngừng gia tăng, các doanh nghiệp buộc phải
nhập khẩu nguyên liệu dầu thô để tinh luyện thành dầu ăn, trên 90% nguyên liệu
nhập khẩu là dầu thô hoặc dầu tinh luyện có chất lượng thấp, chưa đảm bảo tiêu
chuẩn thực phẩm theo quy định củ
a ngành.
Điều tra tình hình nhập khẩu dầu thực vật tinh luyện từ năm 2005 đến 2010,
kết quả được trình bày ở bảng 3.3.
Bảng 3.3. Khối lượng nhập khẩu dầu thực vật tinh luyện (tấn)
Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010*
Cọ 17.896 267.745 305.748 311.495 299.000 312.500
Nành 1.600 78.000 16.000 30.000
Oliu 215 457 863 266 900 1.050
Hướng dương 217 731 241

Bơ + Shortening 13.066 19.106 9.462 12.896 2.200 2.450
Tổng 31.394 279.502 317.673 383.442 318.100 346.000
Nguồn: Viện NCCLCSCN – Bộ CT lấy từ Tổng cục HQ và ước tính của thương nhân(*Sơ bộ)
- Lượng dầu tinh luyện nhập khẩu tăng nhanh, chỉ từ 31.394 tấn năm 2005 đã
tăng lên 346.000 tấn trong năm 2010, gấp 11,15 lần. Đặc biệt là những năm sau
2005, lượng dầu nhập khẩu đã tăng vọt, gấp khoảng 10 lần. Điều này cho thấy có
một sự đột biến trong chính sách, cơ chế nhập khẩu.
- Dầu tinh luyện được nhập khẩu vào n
ước ta bao gồm dầu lỏng và dầu đặc.
Dầu lỏng là các loại dầu cọ (Palm olein), dầu nành, dầu Ôliu, dầu hướng dương;
dầu đặc là dầu cọ đặc tinh luyện (Palm sterin), các loại bơ thực vật, dầu hydrohóa
và shortening, các loại dầu đặc này chủ yếu sử dụng trong công nghiệp sản xuất
bánh kẹo và mì ăn liền.
- Các loại dầu nhập khẩu chính cũng vẫn là dầu c
ọ, nành. Ngoài ra còn có dầu
oliu, hướng dương là những loại dầu ăn có chất lượng cao, các loại dầu mà nguồn
nguyên liệu chưa được phổ biến ở Việt Nam.
- Ngoài việc nhập khẩu dầu thô làm nguyên liệu, tình hình nhập khẩu dầu tinh
luyện cũng có những biến chuyển đáng lưu ý, đặc biệt là khi Hiệp định cắt giảm

14
thuế quan AFTA của khối ASEAN bắt đầu có hiệu lực từ năm 2006, giá dầu tinh
luyện từ ASEAN chỉ còn 5% (bằng mức thuế của dầu thô trước năm 2006)
- Như đã trình bày trong phần tổng quan, do Hiệp định về cắt giảm thuế quan
AFTA trong khối ASEAN của một số mặt hàng, trong đó có dầu thực vật có hiệu
lực từ năm 2006, nên việc nhập khẩu các loại d
ầu thô từ các nước ASEAN như
Malaysia, Indonesia chủ yếu được thực hiện từ giai đoạn trước 2006, vì lúc đó thuế
suất nhập khẩu dầu thô là 5%, (chủ yếu là dầu cọ thô), còn các loại dầu tinh luyện
thuế suất từ 10% - 25%, do đó các doanh nghiệp chưa thể nhập dầu tinh luyện. Đối

với các loại dầu thô được nhập từ các nước ngoài khối ASEAN thì chủ yếu là nhập
d
ầu thô vì thuế suất chỉ 5%, như dầu nành, dầu cải …
Bảng 3.4. Cơ cấu khối lượng nhập khẩu dầu thực vật từ năm 2000 đến năm
2010
(cả dầu thô và dầu tinh luyện %)
Năm 2000 2005 2006 2007 2008 2009 2010*
Cơ cấu nhập khẩu theo mức độ chế biến
Dầu thô 90,72 91,79 43,16 47,42 50,09 49,64 49,93
Dầu tinh
luyện
9,28 8,21 56,84 52,58 49,91 50,36 50,07
Cơ cấu nhập khẩu theo chủng loại dầu thực vật
Dầu cọ 58,10 73,25 73,80 73,70 77,88 79,48 77,49
Dầu nành 13,73 19,45 19,67 19,70 18,70 19,31 21,27
Dầu cải 22,03 1,73 0,10 0,23 0,15 0,15 0,14
Dầu Ô liu 0,03 0,06 0,09 0,14 0,04 0,28 0,30
Dầu H. dương 1,14 0,06 0,08 0,32 0,04
Dầu dừa 0,06 0,10 0,15 0,15 0,04
Dầu khác (lạc,
vừng, lanh,
bông)
0,50 1,93 2,22 1,51 1,14 0,09 0,10
Bơ+
Shortening
4,40 3,42 3,89 4,24 2,01 0,69 0,70
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Hải quan(*Sơ bộ)
- Từ bảng 3.4, nhận thấy tỷ lệ dầu tinh luyện nhập khẩu ngày càng tăng, đặc biệt
năm 2006 khi Hiệp định AFTA có hiệu lực thì dầu tinh luyện nhập khẩu chiếm tớí
56,8% trong khi những năm trước chưa tới 10%. Từ năm 2008 đến năm 2010 dầu

tinh luyện nhập khẩu vẫn nằm ở mức rất cao so với trước năm 2006 trong khoảng
50%. Nếu tính theo chủ
ng loại dầu nhập khẩu thì dầu cọ chiếm tỷ lệ ngày càng cao
vì dầu cọ có những đặc tính ưu việt đã trở thành nguồn nguyên liệu chính yếu, từ
58,1% năm 2000 tăng lên trên 79% năm 2009, các năm 2008 và 2010 cũng nằm
trong khoảng 77 – 78%.
- Dầu nành cũng có xu hướng tăng dần từ 13,7% năm 2000 tăng lên 21,27% năm
2010, các năm 2005, 2006, 2007, 2009 giữ ở mức trên 19%. Các loại dầu còn lại
hầu như giảm d
ần, đặc biệt là dầu hạt cải (rape seed oil), loại dầu có hàm lượng

15
acid Erucic trên 4% giảm từ 22% năm 2000 xuống còn 0,14% năm 2010. Dầu Oliu
cũng có tăng, các doanh nghiệp nhập dầu Oliu để sản xuất mặt hàng mới, nhằm
thăm dò thị trường và cho một số đối tượng cho trẻ em và người có thu nhập cao,
năm 2009 khoảng 0,28% (900/318.100 tấn); năm 2010 khoảng 0,30%, (tương
đương 1050/346.000tấn). Riêng đối với dầu đặc là các loại bơ thực vật, dầu
hydrohoá và shortening tỷ lệ vẫn có tăng do các ngành ch
ế biến bánh kẹo cũng như
mì ăn liền nhu cầu tiêu thụ tăng, năm 2009 là 0,69% và năm 2010 là 0,70%.
Như vậy có thể nói: Ngành Công nghiệp Dầu thực vật của nước ta hiện nay
họat động vẫn tiếp tục dựa vào việc nhập khẩu dầu thô và dầu tinh luyện và tỷ lệ
giữa hai loại dầu này là 50/50.
3.2. Tổng hợp các hệ thống văn bản chính sách, thủ tục thuế và th
ủ tục hải
quan.
3.2.1. Hệ thống chính sách thuế.
Hiện nay, Việt Nam đang áp dụng luật thuế xuất nhập khẩu số
45/2005/QH11 được Quốc Hội thông qua ngày 14/06/2005, có hiệu lực từ ngày
01/01/2006. Căn cứ vào luật này, Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội đã ban hành nghị

quyết số 295/2007/NQ-UBTVQH12 ngày 28/09/2007 kèm phụ lục thuế suất thuế
nhập khẩu các mặt hàng vào Việt Nam, trong đó, thuế suất thuế nh
ập khẩu dầu
thực vật được quy định như sau:
Bảng 3.5. Biểu thuế suất thuế nhập khẩu dầu thực vật năm 2011
Thuế suất thuế nhập khẩu (%)

Dạng thô Tinh luyện
1. Dầu đậu tương 5 10
2. Dầu lạc 5 25
3. Dầu oliu 5 24
4. Dầu cọ 5 25
5. Dầu hạt hướng dương 5 15
6. Dầu hạt bông 5 25
7. Dầu dừa 5 25
8. Dầu hạt cải 5 5
9. Dầu hạt vừng 5 25
Nguồn: Tổng Cục Thuế và Tổng Cục Hải Quan
Hiện nay với 4 luật, 8 nghị định, 11 quyết định và thông tư cho ta thấy hệ thống
luật Việt Nam về mặt hàng nhập khẩu dầu là khá nhiều và phức tạp ảnh hưởng rất
nhiều đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm dầu thực vật nói riêng và ngành dầu
nói chung.

16
Bảng 3.6. Hệ thống các luật, nghị định, quyết định và thông tư liên quan đến
XNK
ST
T
Số
thông


Ngày
ban hành
Cơ quan
ban hành
Nội dung
1
61/2006
/TT-
BTC
29/06/2006
Bộ Tài
Chính
Hàng hoá nông sản chưa qua chế
biến trong đó có các loại hạt và quả
có dầu như: Đậu tương, lạc, hạt cải
dầu, hạt hướng dương, do các
doanh nghiệp Việt Nam hỗ trợ đầu
tư, trồng tại các tỉnh của Campuchia
giáp biên giới Việt Nam nhập khẩu
để làm nguyên liệu sản xuất hàng
hoá tại Việt Nam được miễn thuế
nhập khẩu và không thuộc đối
tượng chịu thuế giá trị gia tăng.
2
83/2009
/TT-
BTC
28/04/2009
Bộ Tài

Chính
Thông tư kèm theo biểu thuế nhập
khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam
để thực hiện Hiệp định đối tác kinh
tế toàn diện ASEAN-Nhật Bản giai
đoạn 2008-2012 (thuế suất áp dụng
viết tắt là thuế suất AJCEP), áp
dụng cho tờ khai hải quan nhập
khẩu đăng ký với cơ quan Hải quan
từ ngày 01 tháng 12 năm 2008.

3

158/200
9/TT-
BTC

06/08/2009


Bộ Tài
Chính
Thông tư kèm theo biểu thuế nhập
khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam
để thực hiện Hiệp định Đối tác kinh
tế Việt Nam-Nhật Bản giai đoạn
2009-2012 (thuế suất áp dụng viết
tắt là thuế suất VJEPA).
4
217/200

9/TT-
BTC

17/11/2009
Bộ Tài
Chính
Thông tư kèm theo biểu thuế nhập
khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam
để thực hiện Hiệp định Khu vực
mậu dịch tự do ASEAN-Úc-Niu
Dilân giai đoạn 2010-2012 (thuế
suất áp dụng viết tắt là thuế suất
AANZFTA)

5
58/2010
/TT-
BTC
16/04/2010
Bộ Tài
Chính
Thông tư kèm theo biểu thuế nhập
khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam
để thực hiện Khu vực mậu dịch tự
do ASEAN-Ấn Độ giai đoạn 2010-

×