Tải bản đầy đủ (.pdf) (306 trang)

Giao trinh xu ly anh ky thuat so

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.96 MB, 306 trang )

TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

KHOA IN & TRUYỀN THƠNG

GIÁO TRÌNH

XỬ LÝ ẢNH
KỸ THUẬT SỐ

VERSION

2018

BIÊN SOẠN : NGUYỄN MẠNH HUY
BẢN HIỆU CHỈNH LẦN THỨ 3


Chương 1

Mở đầu
A. Sơ lược quá trình phát triển
B. Các định dạng tập tin thông dụng sử dụng trong xử lý ảnh
kỹ thuật số
C. Hình ảnh dạng bitmap so với hình ảnh dạng đồ họa vectơ


Chûúng 1 : Múã àêìu

3

A. SƠ LƯC QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN



Các máy quét màu (Scanner) đã xuất hiện vào năm 1937 và trở thành
sản phẩm thương mại vào thập niên 1950. Tuy nhiên mãi đến đầu thập
niên 1970 khi công nghệ kỹ thuật số và nguồn tia laser được đưa vào
ứng dụng, chúng mới được phát triển mạnh mẽ.
Sau khi giới thiệu máy phục chế màu quang cơ đầu tiên vào thập niên
1890, công nghệ này vẫn được tiếp tục sử dụng trong kỹ thuật phục chế
màu mãi đến thập niên 1930. Vào thập niên 1930 công ty Eastman Kodak đứng đầu là Alexander Murray đã phát triển một số phương pháp có
ảnh hưởng cho công nghệ chế bản phim sau này. Năm 1934 cuốn sách
"Phương pháp bản che phục chế màu cho công nghệ in" được xuất bản,
và năm 1937 Murray cùng Richard S. More được cấp bằng sáng chế đầu
tiên về tách màu điện tử.

Giấo trịnh Xûã l ẫnh k thåt sưë

Lý thuyết quét của Murray và More dựa trên nguyên tắc "ống - xoay"
(Rotating Drum). Bài mẫu màu được gắn lên một ống trong suốt và được
quét theo từng dòng bởi một đầu quét được kết nối với nguồn sáng và
bộ phận quang học. Đầu quét được di chuyển song song với trục ống
gắn bài mẫu và quét toàn bộ bài mẫu theo dạng xoắn ốc. Tia sáng đi
vào đầu quét được tách làm 3 thành phần đi qua 3 kính lọc Red, Green,
Blue. Sau khi được chuyển thành tín hiệu điện, các thông tin hình ảnh
này được hiệu chỉnh cường độ để chiếu lên phim được gắn trên một ống
khác có cùng trục quay với ống gắn bài mẫu. Kỹ thuật sửa màu điện tử
cho máy quét Murray và More đã được hoàn chỉnh do công của Vincent
Hall vào năm 1941.


Chûúng 1 : Múã àêìu


4

Nguyên lý đọc ghi của máy quét dạng ống-xoay
Vào ngày 21/1/1937 (năm ngày sau khi Murray và More đăng ký phát
minh), Arthur C. Hardy, giáo sư của Viện Kỹ thuật Massaschusetts và
Công ty Interchemical Corp., đã đăng ký phát minh máy quét màu. Phát
minh của Hardy thực sự là phát minh đầu tiên cho máy tách màu điện tử.
Máy quét của Công ty Interchemical sử dụng một bàn chuyển động qua
lại kết hợp với 4 rãnh, nghóa là nó đã sử dụng phương pháp quét phẳng
(Flatbed). Ba trong số bốn rãnh có gắn phim tách màu từ máy chụp quang
cơ, rãnh thứ tư gắn bản phim chưa lộ sáng. Nguồn sáng chiếu qua các bản
tách âm bản theo từng dòng và sau đó được chuyển thành tín hiệu điện.
Các tín hiệu điện này được đưa vào mạch sửa màu và sẽ điều khiển quá
trình chiếu sáng lên bản tách màu dương bản (bản phim chưa lộ sáng).

A. Bản tách neg hay pos
B. Bộ phận lưu trữ dữ liệu
C. Bộ phận điều khiển nguồn sáng
D. Nguồn chiếu sáng

Giấo trịnh Xûã l ẫnh k thåt sưë

Nguyên lý chuyển động qua lại
của máy quét Interchemical


Chûúng 1 : Múã àêìu

5


Phòng thí nghiệm Springdale đã hợp tác với các nhà khoa học của
Eastman Kodak cải tiến khâu sửa màu và một bo mạch khác của máy
quét nhằm đưa vào phục vụ thương mại. Vào tháng 8 năm 1950, sáu
máy quét đã được lắp đặt và 60% hình ảnh tách màu của tạp chí Life đã
được phục chế từ hai trong số sáu máy này. Máy quét nổi tiếng lúc bấy
giờ là máy Time-Springdale, sau này có tên là P.D.I do Công ty Printing
mua lại và phát triển.
Máy quét Interchemical đã tỏ ra quá chậm trong công việc phục chế.
Phương pháp quét theo từng điểm và dựa vào chuyển động qua lại của
bàn quét tỏ ra không có hữu hiệu bằng nguyên lý quay của máy quét
Kodak, do đó nguyên lý ống-xoay được sử dụng cho hầu hết các máy
quét sản xuất với mục đích thương mại, ít nhất là cho đến những năm
đầu thập niên 1980.
Vào năm 1950 Công ty Radio Corporation of America (RCA) mua lại
và phát triển máy quét Interchemical. RCA đã thay thế một công nghệ
quan trọng đó là sử dụng ống tia âm cực (Cathode-ray Tube (CRT)) để
quét đọc và ghi. RCA cũng đã đưa vào một máy tính để giải quyết vấn
đề sai biệt cho 4 bản tách màu trong phương trình Neugebauer.
Máy quét hàng đầu thế giới là máy Drum, máy quét của P.D.I với
độ thu phóng rộng từ 34% - 300%, ghi phim dạng âm bản hoặc dương
bản, sử dụng kỹ thuật UCR (Under Color Removal), ghi 4 màu cùng
một lúc... Cạnh tranh với P.D.I vào đầu thập niên 1950 là các máy quét
của các công ty Acme, Belin và Hunter-Penrose. Năm 1960 máy quét
Scan-A-Color được sản xuất, nó cho phép tách màu cả bài mẫu phản xạ
và bài mẫu thấu minh.

Giấo trịnh Xûã l ẫnh k thåt sưë

Máy quét đầu tiên của Murray và Morse



Chûúng 1 : Múã àêìu

6

Công ty Crosfield Electronics của Anh đã tham gia vào thị trường máy
quét vào năm 1957. Máy Scanatron của họ giống y như máy Colorgraph
của công ty Hunter-Penrose. Crosfield đã giải quyết vấn đề chậm chạm
của máy quét bằng cách sử dụng chùm tia âm cực (CRT) cho cả đầu ghi
và đầu đọc. Scanatron là máy quét đầu tiên ghi phim được ở dạng nửa
tông (dạng tram). Scanatron đã ngừng sản xuất từ giữa những năm 1960.
Năm 1957, Russell Kirsch đã quét bức ảnh kỹ thuật số đầu tiên với
176 x 176 pixel. Đó là đứa con trai mới 3 tháng tuổi của ông ấy.

Bức ảnh kỹ thuật số đầu tiên trên thế giới

Năm 1960, ASA (American Standards Association - Hiệp hội tiêu chuẩn Hoa Kỳ) bắt đầu phát triển bộ mã ASCII (American Standard Code
for Information Interchange - Bộ mã tiêu chuẩn Hoa Kỳ cho việc chuyển
đổi thông tin). Thiết lập này dùng cho việc hiển thị văn bản trên máy
tính, các thiết bị kết nối và các thiết bị khác, giúp cho việc chuyển đổi
dữ liệu dễ dàng hơn. Phiên bản đầu tiên được giới thiệu vào năm 1963
và phiên bản cuối cùng từ năm 1986.
Năm 1962, tiến só Ing. Rudolf Hell giới thiệu máy HelioKlischograph
K190, máy ghi trục ống đồng đầu tiên trên thế giới. Dòng máy này vào

Giấo trịnh Xûã l ẫnh k thåt sưë

Năm 1958, tại hội chợ Drupa, Hell giới thiệu máy quét dạng phẳng
Hell Colorgraph. Tuy nhiên tốc độ quét của máy này vẫn còn rất chậm.
Với độ phân giải 500 ppi, nó quét một bài mẫu kích thước 30 x 40 cm

phải mất hàng giờ.


Chûúng 1 : Múã àêìu

7

năm 1965 có đơn vị quét và ghi tách biệt (HelioKlischograph K193)
hoặc có thiết bị điện tử kỹ thuật số (HelioKlischograph K200 năm 1974).

Máy HelioKlischograph K190
Năm 1963, Compugraphic giới thiệu máy tính sắp chữ đầu tiên của
họ, Linasec I và II. Những máy tính sắp chữ này được sử dụng để chuẩn
bị băng đục lỗ dùng điều khiển các máy sắp chữ Linotype sử dụng trong
công nghiệp in báo. Băng giấy được tạo ra trên máy đục lỗ Teletype
BRPE với tốc độ khoảng một dòng trên một giây, do đó nó có tên là
"Linasec".
Năm 1963, Hell cũng giới thiệu máy tách màu điện tử (scanner) đầu
tiên của họ, máy Chromagraph.

Công ty Dainipon Screen của Nhật cũng tham gia vào thị trường máy
tách màu điện tử vào năm 1965 với một máy quét tương tự như Scanatron. Vào thời điểm này các máy quét đều có những đặc điểm tương tự

Giấo trịnh Xûã l ẫnh k thåt sưë

Máy Chromagraph của Hell


Chûúng 1 : Múã àêìu


8

như nhau: cho phép quét các bài mẫu phản xạ cũng như thấu minh, cho
ra các bản tách màu riêng rẽ, các bản tách thường là các dương hay âm
bản có tông liên tục. Các bo mạch sửa màu, phục chế tầng thứ, UCR
và bản che không nét (Unsharp masking) của các máy quét này có khả
năng cho chất lượng phim cao.

Máy tách màu Dainipon Screen SG-888
Năm 1966, Hell giới thiệu máy Digiset, máy sắp chữ đầu tiên sử
dụng font chữ kỹ thuật số dạng bitmap. Chữ được ghi bởi ống âm cực
(CRT - Cathod ray tube), dữ liệu sẽ được in ra phim hoặc trên giấy nhạy
sáng. Máy Digiset có thể ghi được 1.000 ký tự trong 1 giây. Năm 1967,
Berthold giới thiệu máy sắp chữ phim Diatronic. Nó bao gồm máy tính,
bàn phím và hệ thống ghi quang cơ. Phía trên bàn phím có màn hình với
chỉ một dòng ký tự để hiển thị các ký tự vừa được đánh trước đó. Máy
này sử dụng được 8 kiểu chữ. Hệ thống quang học có thể ghi được các
ký tự có co chữ từ 6pt đến 20pt trên giấy cảm quang. Đây là máy đầu
tiên có thể xuất ra các dòng chữ nằm ngang hoặc dọc.

Giấo trịnh Xûã l ẫnh k thåt sưë

Máy sắp chữ phim Berthold Diatronic


Chûúng 1 : Múã àêìu

9

Năm 1968 Công ty Scitex được thành lập bởi Efraim (Efi) Arazi. Nó

sẽ trở thành một trong những nhà cung cấp các thiết bị chế bản ấn tượng
nhất trong 30 năm tới. Cũng trong năm này Cossor (Anh) và Hendrix
(Mỹ) là những công ty đầu tiên triển khai các hệ thống sắp chữ phim
có màn hình CRT, cho phép người vận hành thấy được những gì họ đã
nhập và sửa lỗi.
Năm 1969, các máy sắp chữ phim 7200 và 2900 của Compocraphic
cho phép người sử dụng nhập văn bản bằng máy vi tính và ghi thông tin
vào băng. Băng này được đưa vào máy sắp chữ, nó sẽ in các thông tin
này lên giấy nhạy sáng Kodak Ektamatic.
Cùng trong năm này Công ty ECRM cũng được thành lập bởi ba giáo
sư Viện công nghệ Massachusetts (Massachusetts Institute of Technology - MIT), một học viện rất nổi tiếng về kỹ thuật của Hoa Kỳ, và một
chàng trai đến từ Hội in. Đây là công ty phát triển một trong những thiết
bị nhận dạng ký tự quang học (OCR - Optical Character Recognition)
đầu tiên thành công về mặt thương mại.
Cũng vào năm 1969 Crosfield đã giới thiệu máy Magnascan 450 tại
Hội chợ Thương mại tại Milan (Ý). Máy quét này có độ thu phóng lớn
nhờ việc ứng dụng kỹ thuật số (Digital Techniques) và một máy tính mini.
Các tín hiệu xuất được chuyển dưới dạng kỹ thuật số (digital) thay vì
dạng tương tự (analog) như trước đây và được "đọc ra" chậm hay nhanh
hơn tùy theo độ thu phóng. Magnascan còn cho phép tạo các bản tách
màu dạng tram bằng cách sử dụng bản tram công tắc quấn ép sát chung
quanh tấm phim chưa lộ sáng.

Hell cũng giới thiệu một máy quét giống như Magnascan là máy
Chromagraph DC 300 vào năm 1970. Đầu ghi của máy quét này là một

Giấo trịnh Xûã l ẫnh k thåt sưë

Máy quét Chromagraph DC 300



Chûúng 1 : Múã àêìu

10

cuộc cách mạng trong công nghệ xuất dữ liệu, khi nó sử dụng laser argon
chia thành sáu tia để đồng thời ghi các dữ liệu được quét. Đây là máy
được ưa chuộng nhất trong thời gian này. Đã có 1.600 máy được bán cho
đến khi nó ngưng sản xuất vào năm 1981.
Cũng trong năm 1970, phòng thí nghiệm máy tính Xerox PARC mở
cửa tại Palo Alto, California. Nó sẽ có ảnh hưởng rất lớn trong thập kỷ
tới. Năm 1971, Abhay Bhushan viết các thông số ban đầu cho FTP (File
Transfer Protocol - Giao thức chuyển đổi tập tin). Tuy nhiên nó phải mất
thêm gần ba thập kỷ nữa trước khi nó trở thành cách thức thông dụng cho
việc trao đổi dữ liệu giữa các nhà thiết kế và các nhà in.
Cũng vào năm 1971, P.D.I giới thiệu một phát minh quan trọng đó là:
Kỹ thuật tạo điểm nữa tông điện tử (Electronic halftone-dot generation).
Hình dạng điểm, vị trí, tần số tram, góc xoay tram đều có thể được hiệu
chỉnh bằng máy tính và hệ thống gương. Tia laser đã được sử dụng làm
nguồn sáng. P.D.I đã công nhận rằng hệ thống tạo tram dạng điểm cho
độ phân giải hình ảnh cao hơn kỹ thuật tạo tram truyền thống.
Hell cũng giới thiệu kỹ thuật tạo điểm bằng cách sử dụng Split laser
beam mà mãi đến ngày nay đa số máy quét đều sử dụng. Ưu điểm lớn
nhất của việc sử dụng tia laser để tạo điểm là do nó có cường độ sáng
mạnh nên có thể sử dụng phim rẻ tiền có độ nhạy sáng yếu hơn và tốc
độ ghi nhanh hơn.

Cũng trong năm 1971, dòng máy CompuWriter là máy sắp chữ phim
đầu tiên của Compugraphic cho phép người sử dụng xuất văn bản trực
tiếp mà không cần sử dụng băng. Chúng nhắm tới các cửa hàng in nhỏ,

các cơ quan quảng cáo, và các nhà xuất bản. CompuWriter bao gồm hai
kiểu chữ 96 ký tự với co chữ từ 5pt đến 12pt. Chúng sử dụng việc thay
đổi ống kính thủ công và co chữ có thể tăng đến 24pt.

Giấo trịnh Xûã l ẫnh k thåt sưë

Máy CompuWriter cuûa Compugraphic


Chûúng 1 : Múã àêìu

11

Năm 1972 là một năm quan trọng đối với các hệ thống biên tập cho
báo chí. Harris giới thiệu hệ thống Harris 2500 trong khi DEC thông báo
hệ thống Typeset 11. Một số tờ báo lớn và IBM thành lập "Nhóm phát
triển Hệ thống Báo chí" (The Newspaper Systems Development Group)
để xác định và thực hiện một hệ thống cho việc tạo các trang hoàn chỉnh
bao gồm cả văn bản và hình ảnh. Điều đó đã dẫn đến một hệ quả: đó là
năm mà máy Linotype cuối cùng được sản xuất tại Mỹ.
Cũng trong năm này, DuPont Cromalin được công bố. Nó sẽ trở thành
hệ thống kiểm tra tiêu chuẩn ngành công nghiệp cho đến khi các máy
in phun không còn tồn tại.
Năm 1973, Automix Ultracomp là hệ thống đầu tiên sử dụng bộ vi xử
lý. Intel đã giới thiệu bộ vi xử lý chip đơn đầu tiên trên thế giới, Intel
4004, hai năm trước. Xerox phát triển giao diện đồ họa cho người dùng
trên máy tính Alto của họ. Máy tính này sẽ ảnh hưởng đến nhiều hệ thống
trong thập kỷ tới, bao gồm Apple Lisa và Macintosh, và các máy trạm
Sun đầu tiên. Bravo, một chương trình chuẩn bị tài liệu cho Alto, thường
được coi là ứng dụng WYSIWYG (What You See Is What You Get) đầu

tiên, có khả năng hiển thị chính xác kết quả in trên màn hình máy tính.

Cũng trong năm 1973, Công ty Atex được thành lập tại Massachusetts
bởi Douglas Drane và hai anh em, Charles và Richard Ying. Công ty
bán hệ thống sắp chữ điện tử đầu tiên của mình tại Mỹ một năm sau đó.
Trong 25 năm tiếp, Atex luôn là nhà cung cấp chính các hệ thống biên
tập, soạn thảo văn bản trong ngành báo chí.

Giấo trịnh Xûã l ẫnh k thåt sưë

Giao diện đồ họa trên máy tính Alto của Xerox


Chûúng 1 : Múã àêìu

12

Năm 1975, Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế (International Standards
Organisation) công bố ISO 216. Tiêu chuẩn này định nghóa các khổ giấy
như A3 và A4, sau đó nó được áp dụng trên toàn cầu.

Cũng trong năm này, các máy in laser đầu tiên, như IBM 3800 và
Xerox 9700, đã xuất hiện trên thị trường. Chúng khá đắt, nhưng rất hữu
ích cho các ứng dụng như in kiểm tra.

Trước năm 1976 văn bản và hình ảnh được xử lý riêng biệt, điều đó
đã thay đổi khi máy Monotype Lasercomp xuất hiện vào năm 1976. Nó
có một cấu trúc vẫn được sử dụng đến ngày nay: một máy tính gọi là
RIP hay là Raster Image Processor tính toán các điểm ghi với một thiết
bị ghi riêng biệt. Monotype Lasercomp là hệ thống sắp chữ phim đầu

tiên sử dụng laser đi kèm với RIP. Đơn vị này không chỉ có thể tạo ra
các kiểu chữ kỹ thuật số, mà nó còn có thể ghi được dạng đồ họa (thô).

Giấo trịnh Xûã l ẫnh k thåt sưë

Máy in laser IBM 3800


Chûúng 1 : Múã àêìu

13

Máy Monotype Lasercomp 3000
Apple được thành lập bởi Steve Jobs, Steve Wozniak và Ronald
Wayne. Máy tính thứ hai, Apple II, được giới thiệu vào ngày 16 tháng 4
năm 1977 và trở thành một thành công ngoài mong đợi của Apple. Logo
thứ hai của Apple được thiết kế bởi Rob Jannoff và được một trong những
giám đốc điều hành của Apple mô tả là "logo đắt nhất từng được thiết
kế" bởi vì chi phí cho việc hiển thị nó trên thiết bị và tờ rơi.

Giấo trịnh Xûã l ẫnh k thåt sưë

Năm 1977, Compugraphic EditWriter 7500 được giới thiệu và nhanh
chóng thành công. Máy sắp chữ phim này kết hợp bàn phím và màn hình
trong cùng một thiết bị, cho phép một công việc được thực hiện trong


Chûúng 1 : Múã àêìu

14


khi người vận hành đồng thời sử dụng trên một bàn phím khác. Các
đơn vị riêng biệt như Mini-Disk Terminal (MDT) và Mini-Disk Reader
(MDR) cho phép nhập văn bản ngoài và máy sắp chữ sử dụng một đóa
mềm 8 inch. Đầu ra là dữ liệu được ghi lên giấy ảnh có chiều rộng lên
đến 8 inch. Co chữ từ 6pt đến 72pt, sử dụng một hệ thống các đóa font
chữ có thể thay thế và các ống kính cố định khác nhau gắn trên một cái
tháp bên trong.

Máy sắp chữ phim Compugraphic EditWriter 7500

Việc chuyển từ các máy quét màu sang các hệ thống ghi điện tử đã
bắt đầu từ năm 1977 với máy Magnascan 570, nó có khả năng định vị
một cách độc lập hình ảnh trên tờ phim. Hell giới thiệu Chromaskop với
màn hình điều khiển được kết nối trực tiếp. Khả năng ghi dữ liệu hình
ảnh quét sang đóa từ để xử lý trên máy tính hoặc xuất sang một máy
khác cũng đã được nghiên cứu và phát triển.
Năm 1978, máy sắp chữ phim Linotron 202 bắt đầu sử dụng các font
chữ kỹ thuật số được lưu trữ dưới dạng vectơ. Nó vẫn là một trong những
máy sắp chữ được ưa chuộng hàng đầu cho đến khi Destop Publishing
xuất hiện vào thập niên 1980.

Giấo trịnh Xûã l ẫnh k thåt sưë

Tại Israel, Benny Landa đã phát minh ra máy in kỹ thuật số Indigo
với mục tiêu hoàn thiện việc in kỹ thuật số bằng mực lỏng. Một thành
viên mới đến khác là Xitron, công ty đã phát triển giao diện "blue box"
giữa các hệ thống biên tập báo và máy ghi phim laser.



Chûúng 1 : Múã àêìu

15

Phiên bản đầu tiên của TeX, một ứng dụng sắp chữ hướng tới việc
sản xuất sách, được viết bởi Giáo sư Donald Knuth. Ông viết phần mềm
này, mà nó vẫn còn được sử dụng đến ngày nay, sau khi bị ám ảnh bởi
chất lượng kém của font chữ được sử dụng để thiết kế ấn bản hiệu chỉnh
lần hai của cuốn sách "Nghệ thuật lập trình máy tính".
Cũng trong năm này, Bobst Graphics Scrib máy tính xách tay dành
cho các nhà báo được giới thiệu. Sử dụng một bộ ghép âm thanh riêng
biệt, các phóng viên có thể gửi bài báo của họ tới tòa soạn qua đường
dây điện thoại tiêu chuẩn. Máy ghi âm tích hợp có thể lưu đến 8000 ký
tự trên một microcassette. Nắp ngăn trắng ở phía trên giữ một tấm gương
gập lại được sử dụng để hiển thị văn bản đã gõ từ màn hình máy tính 7
inch. Máy tính nặng 16 kg.

"Máy tính xách tay dành cho phóng viên" Bobst Graphics Scrib
Năm 1978 cũng đánh dấu sự kết thúc một thập kỷ hoạt động của máy
Linotype, vì chúng được sử dụng lần cuối cùng để thiết lập văn bản cho
tờ New York Times, số phát hành vào ngày 02/7/1978.
Giấo trịnh Xûã l ẫnh k thåt sưë

Hệ thống Response 300 của Scitex


Chûúng 1 : Múã àêìu

16


Vào năm 1979 Hãng Scitex đã giới thiệu hệ thống chế bản Response
300 cho phép tạo và chỉnh sửa màu cho toàn bộ trang tài liệu. Nó là
một hệ thống tích hợp bao gồm một máy quét màu dạng trống, máy tính
cho phép chỉnh sửa hình ảnh và máy ghi phim bằng tia laser. Phần mềm
chỉnh sửa hình ảnh của Scitex cung cấp nhiều chức năng tuy không bằng
Photoshop ngày nay, nhưng nó rất tuyệt vời vào năm 1979. Đây cũng
được xem là tiền thân của các máy ghi phim sau này.
Cũng trong năm này, Hell ra mắt hệ thống xử lý hình ảnh điện tử
ChromaCom. Và các máy in laser như IBM 6670 và Wang Image Printer
có giá cả hợp lý hơn những mẫu đầu tiên. IBM 6670 cũng có thể được
sử dụng như là một máy photocopy, với tốc độ 36 trang/phút.
Những năm đầu thập niên 1980, ba công ty chiếm lónh thị trường cao
cấp cho các hệ thống dàn trang và chỉnh sửa hình ảnh là: Crosfield, Scitex
và Hell. Hệ thống dàn trang Crosfield 570 là một ví dụ, chúng nhằm mục
đích tạo ra các catalog, brochure và các ấn phẩm khác đòi hỏi nhiều công
sức. Nó có thể được sử dụng cùng với trạm sửa màu Crosfield để điều
khiển việc quét hình ảnh bằng một máy quét dạng trống Magnascan 570.
Crosfield là công ty đầu tiên tung ra thị trường các hệ thống như vậy.
Nhưng Scitex và Hell cũng không chậm chân lắm trong lónh vực này.
Vào đầu những năm 80 nhiều công nghệ, vẫn còn sử dụng đến ngày
nay, lần đầu tiên xuất hiện trên thị trường. IBM ra mắt máy tính cá nhân
(Personal Computer). Microsoft tung ra hệ điều hành MS-DOS, tiếp đó
là hệ điều hành Windows. Apple cung cấp một cái nhìn đầu tiên về giao
diện đồ họa mà sau này được thực hiện phổ biến trên các máy Macintosh.

Năm 1980, các thông số kỹ thuật của Ethernet được giới thiệu bởi một
nhóm công nghiệp được thành lập bởi 3Com, Digital, Intel và Xerox. Tốc
độ truyền dữ liệu 10 Mbit/ giây của nó là cực kỳ nhanh trong thời gian đó.
Năm 1981, Công ty IBM giới thiệu máy tính cá nhân đầu tiên của
họ IBM PC.


Giấo trịnh Xûã l aãnh kyä thuêåt söë

Ethernet connector


Chûúng 1 : Múã àêìu

17

Máy tính cá nhân IBM PC
Máy Xerox Star 8010 không phải là một thành công thương mại của
hãng Xerox, nhưng nó là một trong những hệ thống máy tính quan trọng
nhất thời đó. Nó giới thiệu khái niệm "desktop metaphor" với các tài
liệu được biểu diễn bằng các biểu tượng và trình soạn thảo WYSIWYG
(What You See What You Get).
Cũng trong năm 1981, Công ty Adaptec được thành lập. Nó sẽ trở
thành nhà sản xuất quan trọng nhất của thẻ nhớ (card) SCSI, được sử
dụng để kết nối các thiết bị ngoại vi như máy quét (scanner) và ổ đóa
CD-ROM vào máy tính.

Thập niên 1980 cũng đánh dấu một cuộc cách mạng về chế bản điện
tử với sự ra đời Desktop Publishing nhờ các thành tựu của Apple với giao
diện đồ họa và con chuột máy tính; Adobe với ngôn ngữ PostScript và
Aldus (sau này Adobe mua lại) với phần mềm PageMaker, phần mềm
đầu tiên trên máy tính cho phép đặt cả chữ và hình vào trang thiết kế.

Giấo trịnh Xûã l ẫnh k thåt sưë

Năm 1982, đánh dấu sự ra đời một công ty mới, nhưng sẽ là người

khổng lồ trong lónh vực công nghệ thông tin sau này, với ngôn ngữ
PostScript và những phần mềm thiết kế đồ họa nổi tiếng. Đó là Adobe
Systems Inc, được đồng sáng lập bởi Charles Geschke và John Warnock.
Cả hai đã từng làm việc cho Xerox trên một ngôn ngữ mô tả trang gọi
là Interpress. Đối với Adobe, họ tạo ra một ngôn ngữ mô tả trang mới,
được gọi là PostScript. Nó được coi là trung tâm của trình điều khiển
máy in mà Adobe sẽ bán sau này.


Chûúng 1 : Múã àêìu

18

Công ty Eikonik Corporation (sau này là một thành viên của Công
ty Eastman Kodak) của Mỹ đã giới thiệu máy Designmaster 8000 vào
năm 1982 sử dụng dạng quét theo từng dòng để nhận dữ liệu hình ảnh.
Hình ảnh được nhận bởi một chuỗi gồm 2.048 phần tử qua một hệ thống
gương. Một bản phẳng dùng đặt bài mẫu được di chuyển ba lần, mỗi lần
cho một kênh màu R, G, B qua các kính lọc tách màu. Các máy quét
của các hãng khác như Scitex, Crosfield, Hell cũng đã ứng dụng nguyên
tắc quét dòng như là một thiết bị Charge-Coupled Devices (CCDs). Với
CCD máy quét phẳng đã cải tiến được tốc độ của nó rất nhiều. Một vài
CCDs hiện nay có đến 7.000 phần tử.
Năm 1982 tại Hội chợ Triển lãm DRUPA, Scitex đã giới thiệu hệ
thống Raystar có thể ghi lên phim cả chữ và hình ảnh bằng kỹ thuật
Rater Imaging. Bộ phận tạo tram (Raster Imaging Processing (RIP)) xuất
hiện, ban đầu là RIP cứng - tức là một thiết bị phần cứng được gắn liền
với máy ghi phim. Do tốc độ tính toán chậm các hãng đã nghiên cứu
và tung ra các RIP mềm - là các phần mềm được chạy trên một máy
tính được kết nối với máy ghi phim - nổi tiếng nhất là các RIP mềm của

Halerquin và Adobe. Ưu điểm của RIP mềm là tốc độ tính toán nhanh
và dễ nâng cấp, sửa chữa.
Năm 1983, Apple Lisa là máy tính WIMP đầu tiên (Windows, Icons,
Menus & Pointing device) được sản xuất hàng loạt. Giá 9.995 USD đã
cản trở thành công thương mại của nó.

Compugraphic cũng thông báo Personal Composition System kết
nối Apple Lisa với trình biên dịch Compugraphic 8400 của họ. Compugraphic đã bỏ ra khoảng 20 triệu USD trên hệ thống Lisa cho mục đích
phát triển, đào tạo và bán hàng nhưng hệ thống của họ là một thất bại
về mặt thương mại. Nó đã làm cho Compugraphic miễn cưỡng đầu tư
nhiều hơn vào các sản phẩm khác của Apple khoảng một năm sau đó.

Giấo trịnh Xûã l ẫnh k thåt sưë

Máy tính Apple Lisa


Chûúng 1 : Múã àêìu

19

Năm 1983 cũng đánh dấu việc Arpanet hoàn thành công việc trên
giao thức mạng TCP/ IP.
Năm 1984, Apple cho ra mắt Apple Macintosh, với hệ điều hành Macintosh, là một máy tính đột phá mà lần đầu tiên kết hợp giao diện đồ
họa cho người dùng và một con chuột với một mức giá hợp lý là 2.490
USD (tương đương 5.000 USD hiện nay). Mặc dù bộ nhớ của nó chỉ giới
hạn ở 128K, nó có một ổ đóa 400K và màn hình 9-inch chỉ có độ phân
giải 512 × 342 pixel, nhưng khái niệm này đã đi trước thời đại và sẽ có
ảnh hưởng sâu sắc đến thị trường thiết kế đồ họa sau này.


Máy Apple Macintosh

Linotype cũng giới thiệu máy ghi phim Linotronic 300, thiết bị xuất
với độ phân giải 2400dpi đầu tiên đi kèm với một RIP PostScript. RIP
giúp chuyển đổi dữ liệu mô tả trang được tạo ra bởi các ứng dụng như
PageMaker chẳng hạn, sang dạng các điểm ghi (pixel) mà tia laser bên
trong máy ghi Linotronic sẽ ghi lên phim hoặc lên giấy.

Giấo trịnh Xûã l ẫnh k thåt sưë

Cũng trong năm này, Adobe ra mắt PostScript, một ngôn ngữ mô tả
trang có thể được sử dụng để điều khiển các thiết bị xuất như máy in
laser chẳng hạn. Nó cung cấp một số lợi thế to lớn mà các hệ thống lúc
đó không cung cấp: ngôn ngữ độc lập với thiết bị, có nghóa là một tập
tin PostScript có thể được xuất ra trên cả máy in laser 300 dpi và máy
ghi phim có độ phân giải cao. Bất kỳ nhà sản xuất nào cũng có thể mua
bản quyền cho trình biên dịch PostScript và các thông số kỹ thuật của
nó có sẵn cho các công ty viết phần mềm sử dụng các cấu hình mạnh
mẽ của PostScript.


Chûúng 1 : Múã àêìu

20

Máy ghi phim Linotronic 300 của Linotype
Trong năm 1985, Apple cũng đã bắt đầu tìm kiếm một "ứng dụng sát
thủ" (killer application) để thúc đẩy doanh số bán máy tính Macintosh.
Steve Jobs đã thuyết phục John Warnock của Adobe tạo ra một trình
điều khiển PostScript cho máy in Apple LaserWriter của họ, điều này

cho phép nó in ra các trang có chất lượng cao hơn hẵn so với các máy
in của các hãng khác.

Apple và Adobe đã rất may mắn khi có một công ty tuy nhỏ, nhưng
đã tạo ra một ứng dụng lớn giúp cho Mac và LaserWriter được sử dụng

Giấo trịnh Xûã l ẫnh k thåt sưë

Máy in LaserWriter của hãng Apple


Chûúng 1 : Múã àêìu

21

hết tính năng của nó. Công ty đó có tên là Aldus và sản phẩm phần mềm
của họ là ứng dụng dàn trang PageMaker, phần mềm đầu tiên trên máy
tính cho phép đặt cả chữ và hình vào trang thiết kế. Paul Brainerd của
hãng Aldus là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ "desktop publishing" để
mô tả phần mềm của họ cung cấp. Thuật ngữ này sau đó đã được sử
dụng như một thuật ngữ chung để gọi cho lónh vực chế bản điện tử hiện
đại ngày nay.

Giao diện phần mềm dàn trang PageMaker
Cũng trong năm này, Microsoft giới thiệu hệ điều hành Windows 1.0.
Mặc dù tên của nó là windows, nhưng hệ điều hành không hề có "cửa
sổ". Khi đó người sử dụng chỉ có thể chia cửa sổ chính thành các khu vực
riêng biệt cho mỗi ứng dụng và tối thiểu hoặc tối đa hoá mỗi ứng dụng.

Scitex Handshake đã liên kết các máy Mac với hệ thống chế bản

Response cao cấp của họ. Và cùng với sự hợp tác chặt chẽ với các đối

Giấo trịnh Xûã l ẫnh k thåt sưë

Một ví dụ về giao diện làm việc của Hệ điều hành Windows 1.0


Chûúng 1 : Múã àêìu

22

thủ cạnh tranh như Crosfield, Dainippon Screen và Hell, một bộ các tiêu
chuẩn dữ liệu số đã được phát triển để chuẩn hóa việc trao đổi thông tin
giữa các hệ thống.
Mặc dù Desktop publishing đã được giới thiệu trước trên máy Macintosh của Apple, nhưng các hệ thống khác cũng nhanh chóng bắt kịp.
Năm 1987, phần mềm Ventura Publisher là phần mềm dàn trang đầu tiên
trên máy tính IBM. Phần mềm chạy trên hệ điều hành được gọi là GEM.
Các phiên bản mới của phần mềm này vẫn có sẵn cho đến năm 2002.

Phần mềm dàn trang Ventura Publisher phiên bản 1.1
Năm 1985, Microtek đã tung ra máy quét để bàn (desktop scanner)
dạng nét (B&W - Black and White) đầu tiên với độ phân giải 300 dpi.
Máy quét Agfa Focus cũng giới thiệu cùng thời điểm nhưng cung cấp
bước chuyển thang xám (grayscale) 6-bit. Các phiên bản sau này cung
cấp bước chuyển lên đến 8-bit (Focus II) và có hỗ trợ quét màu.

Năm 1986, Harlequin được thành lập. Phần mềm RIP của nó, có cùng
tên, đã làm cho Harlequin trở thành công ty hàng đầu về phần mềm số

Giấo trịnh Xûã l ẫnh k thåt sưë


Máy quét để bàn (Desktop scanner) Agfa Focus II


Chûúng 1 : Múã àêìu

23

cho ngành in. Cũng trong năm này, hãng Compaq tung ra DeskPro 386
giá 6.499 USD, đây là hệ thống đầu tiên sử dụng CPU 32-bit 80386 của
Intel. Từ thời điểm này, IBM đã không còn là người thiết lập các quy
tắc trong cuộc chơi của thế giới PC nữa.

Máy tính DeskPro 386 của Compaq
Năm 1986 cũng đánh dấu sự ra đời của máy Scantrephic Scantext
2000 là một trong những máy ghi phim dạng trống nội (internal drum
imagestter) đầu tiên. Phim nằm ở bên trong trống, có cơ chế các gương
phản chiếu tia laser đến phim. Các bộ phận chuyển động ít hơn và khoảng
cách tiêu cự cố định làm cho nhiều nhà cung cấp chuyển sang thiết kế
tương tự trong những năm tới.

Năm 1987 có hai phần mềm mới, quan trọng được giới thiệu. Thứ nhất
là hãng Quark tung ra phần mềm dàn trang QuarkXPress cho Macintosh,
cạnh tranh trực tiếp với PageMaker. Phiên bản Windows của nó xuất
hiện đầu tiên 5 năm sau đó. Thứ hai là Adobe tung ra phần mềm đồ họa
Adobe Illustrator 1.0 phiên bản cho Macintosh. Phiên bản cho hệ điều
hành Windows đến năm 1989 mới xuất hiện. Với phần mềm này, Adobe
chủ yếu muốn minh chứng cho các khả năng của ngôn ngữ mô tả trang
PostScript. Nhiều thiết lập trong phần mềm này trực tiếp tham chiếu đến
các lệnh PostScript tương quan.


Giấo trịnh Xûã l ẫnh k thåt sưë

Phần mềm QuarkXPress phiên bản 1.0


Chûúng 1 : Múã àêìu

24

ImageStudio của Letraset là chương trình chỉnh sửa hình ảnh trắng
đen (grayscale image) hàng đầu cho Macintosh và là nguồn cảm hứng
cho các nhà phát triển phần mềm Photoshop sau này. Trong năm 1987,
Người dùng máy tính có thể nâng cấp lên hệ điều hành MS-DOS 3.3
hoặc nâng cao khả năng video của hệ thống với một card đồ hoạ VGA.
Sau khi cài đặt hệ điều hành Windows 2.0, họ có thể bắt đầu với phiên
bản đầu tiên của Aldus PageMaker trên máy PC. Cũng trong năm này,
Microsoft đã thay đổi logo lần thứ tư trong lịch sử của họ.

Logo của Microsoft năm 1987
Năm 1988, NeXTcube là một máy trạm cao cấp (high-end workstation) được phát triển, sản xuất và bán bởi NeXT, công ty được thành lập
bởi Steve Jobs sau khi ông ấy rời khỏi Apple.

NeXT chỉ tồn tại cho đến năm 1993, nhưng máy tính của nó và hệ
điều hành NeXTSTEP đã có ảnh hưởng lớn đến ngành công nghiệp đồ
họa. Máy chủ web đầu tiên trên thế giới chạy trên hệ thống NeXT. Phần
mềm bình bản điện tử (imposition) SignaStation của Heidelberg và các
ứng dụng của OneVision ra mắt trên nền tảng này và hỗ trợ hiệu quả cho
Display PostScript. NeXTSTEP sau này trở thành nền tảng của Mac OS X.


Giấo trịnh Xûã l ẫnh k thåt sưë

Máy tính NeXTcube của hãng NeXT


Chûúng 1 : Múã àêìu

25

Giao diện của Hệ điều hành NeXTSTEP
Cũng trong năm 1988, Aldus phát hành FreeHand 1.0, một phần mềm
đồ họa mà trong nhiều năm sau là đối thủ cạnh tranh chính của Adobe
Illustrator.

Công ty Hyphen Inc. giới thiệu phần mềm RIP đầu tiên của họ. Cho
đến lúc đó tất cả các nhà cung cấp đã sử dụng phần cứng riêng của họ
cho RIP. Hyphen RIP là một bản sao PostScript chạy trên nền máy tính
PC tiêu chuẩn. Trong khi đó, đối thủ cạnh tranh là Adobe cũng ra mắt
phiên bản mới của Atlas PostScript RIP, chạy trên máy tính với 6 MB
RAM và đóa cứng 80 MB.

Giấo trịnh Xûã l ẫnh k thåt sưë

Phần mềm đồ họa FreeHand phiên bản 1.0


×