Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Skkn xây dựng lớp học thân thiện – học sinh tích cực cho học sinh lớp 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (384.23 KB, 13 trang )

MỤC LỤC
1. LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1.1. Lí do chọn đề tài. .......................................................................................... 1
1.2. Mục đích nghiên cứu. ................................................................................... 2
1.3. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 2
1.4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 2
2. NỘI DUNG SÁNG KIÊN KINH NGHIÊM. ................................................ 2
2.1. Cơ sở lí luận: ................................................................................................. 2
2.2. Thực trạng của vấn đề: ................................................................................ 3
2.2.1.Thực trạng : ................................................................................................ 3
a.Thuận lợi. .......................................................................................................... 3
b. Khó khăn: ........................................................................................................ 4
2.2.2. Kết quả của thực trạng. ............................................................................ 4
2.3. Giải pháp và biện pháp thực hiện............................................................... 5
2.3.1. Giải pháp. ................................................................................................... 5
2.3.2. Biện pháp thực hiện. ................................................................................. 5
Biện pháp 1: Xây dựng hình ảnh người thầy: .................................................. 5
Biện pháp 2: Xây dựng nội quy lớp học: .......................................................... 6
Biện pháp 3: Phát huy khả năng làm việc của ban cán sự lớp: ...................... 6
Biện pháp 4: Tăng cường công tác trang trí lớp học: ...................................... 8
Biện pháp 5: Giảng dạy kết hợp rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh: Error!
Bookmark not defined.
Biện pháp 6: Tổ chức hoạt động ngoài giờ: .... Error! Bookmark not defined.
Biện pháp 7: Phối kết hợp với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường
............................................................................. Error! Bookmark not defined.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm: ...... Error! Bookmark not defined.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ. ........................... Error! Bookmark not defined.
- Kết luận:........................................................... Error! Bookmark not defined.
- Kiến nghị:......................................................... Error! Bookmark not defined.



TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................ Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC....................................................... Error! Bookmark not defined.
1. LỜI MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Mục tiêu của giáo dục tiểu học là giúp học sinh hình thành cơ sở ban đầu
cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và
các kỹ năng cơ bản; phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo,
hình thành nhân cách con người Việt Nam. Vậy chúng ta phải làm thế nào?
trong khi các nhà trường đang tích cực nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo,
thì rất nhiều giáo viên thường gặp tình trạng học sinh lười học, không thuộc bài,
không chuẩn bị bài trước ở nhà, nhút nhát, khơng tích cực phát biểu, đặc biệt có
rất nhiều học sinh có thói quen nghĩ học vơ lí do…Tình trạng này ảnh hưởng
khơng ít đến kết quả giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh.
Nhiều năm nay ngành giáo dục phát động nhiều phong trào thi đua trong
đó có phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực ở
Tiểu học”. Điều này tạo điều kiện cho giáo viên trường Tiểu học Phú Nhuận
chúng tôi phát huy tinh thần làm việc đi vào thực chất của chuyên môn, học sinh
nhận thấy mình được tơn trọng, tìm được niềm vui, sự tin tưởng, đồn kết, tình
bạn trong sáng, tình thầy trị, giáo dục tình cảm gia đình, tình u quê hương đất
nước. Qua đó học sinh được giáo dục theo hướng lành mạnh, an toàn thân thiện,
giúp học sinh chủ động, tích cực hoạt động trong học tập, bước đầu rèn luyện kĩ
năng sống cho các em. Học sinh được: Học để biết - Học để làm - Học để tự
khẳng định mình - Học để cùng chung sống để giúp các em có thể bắt nhịp thời
kì mở cửa, hội nhập và phát triển, công cuộc đổi mới kinh tế xã hội đang diễn ra
từng ngày, từng giờ trên khắp đất nước ta hiện nay.
Năm học ...........tôi được ban giám hiệu nhà trường phân công chủ nhiệm
lớp 2D. Tôi rất băn khoăn: Làm thế nào để các em hứng thú học tập?, Làm thế
nào để các em có cảm nhận được "mỗi ngày đến trường là một ngày vui?”. Và
tôi nhận thấy: “Để xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là phải bắt
1/20



đầu từ việc “Xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực”. Vì mỗi lớp học
thân thiện, học sinh tích cực là một viên gạch nền móng vững chắc cho một ngơi
trường thân thiện. Đó là lí do mà tơi quyết định nghiên cứu và hồn thành sáng
kiến kinh nghiệm:"Xây dựng lớp học thân thiện - Học sinh tích cực cho học
sinh lớp 2".
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Căn cứ tình hình thực tế về tình hình học tập của học sinh nói chung và
học sinh Trường tiểu học Phú Nhuận nói riêng cùng với những lí do nêu trên, tơi
quyết định nghiên cứu đề tài này. Với mục đích áp dụng một số kinh nghiệm mà
bản thân đã đúc kết được qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm để áp dụng
nhằm nâng cao ý thức học tập cho học sinh lớp 2D do tôi chủ nhiệm hiện nay.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu phương pháp xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực
đối với học sinh lớp 2D Trường Tiểu học Phú Nhuận năm học ............
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1. Phương pháp khảo sát thực tế, thu thập thơng tin.
2. Phương pháp nghiên cứu lí luận.
3. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
4. Phương pháp quan sát.
5. Phương pháp đàm thoại.
6. Phương pháp nêu gương, khen thưởng.
7. Phương pháp thử nghiệm.
2. NỘI DUNG SÁNG KIÊN KINH NGHIÊM.
2.1. Cơ sở lí luận:
Năng lực và phẩm chất của học sinh lớp 2 được hình thành và phát triển
thơng qua quá trình học tập và rèn luyện trên lớp là chủ yếu. Vì vậy người giáo
viên cần giúp học sinh được học tập trong bầu khơng khí vui tươi, phấn khởi,
2/20



bình đẳng, tạo cho các em một mơi trường giáo dục an tồn và lành mạnh thơng
qua việc xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực.
Xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực là biện pháp nhằm nâng
cao chất lượng học tập cho học sinh. Xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích
cực có tầm quan trọng đối với hoạt động dạy và học cũng như tất cả các mặt
hoạt động khác của nhà trường. Xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực
giúp các em có quyền được học hành, các em có cảm giác được thoải mái mọi
lúc mọi nơi. Xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực sẽ làm cho giáo viên
có trách nhiệm hơn trong cơng việc của mình. Nhờ đó mà giáo viên sẽ tìm hiểu
được những nguyên nhân của sự tồn tại, nắm rõ thế mạnh nào cần phát huy,
những điểm nào cần khắc phục ở học sinh. Để rồi giáo viên sẽ có một số biện
pháp để hồn thành tốt cơng việc được giao.
2.2. Thực trạng của vấn đề:
2.2.1.Thực trạng :
Sau khi điều tra, khảo sát thực tế tơi nhận thấy có những khó khăn và
thuận lợi sau:
a.Thuận lợi.
- Trường Tiểu học Phú Nhuận có cơ sở vật chất tương đối đầy đủ đáp ứng
cho nhu cầu cho việc dạy và học.Trường có đội ngũ giáo viên vững tay nghề,
nhiệt tình, u nghề, ln có ý thức tự học, tự nâng cao trình độ chuyên môn.
Ban giám hiệu nhà trường rất quan tâm đến tập thể giáo viên và học sinh, tạo
mọi điều kiện tốt để giáo viên và học sinh hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học.
Bản thân tôi luôn được ban giám hiệu và đồng nghiệp giúp đỡ tận tình trong
cơng việc.
- Lớp 2D do tôi chủ nhiệm là lớp thuộc khu Phú Phượng, đây là một trong
hai khu lẽ của trường tiểu học Phú Nhuận chúng tôi. Các em đều ở gần trường,
đi lại dễ dàng, bản thân tôi lại là người địa phương nên việc gặp gỡ, trao đổi với
phụ huynh rất thuận tiện.


3/20


- Năm học ...........ban giám hiệu đã tạo điều kiện cho mỗi giáo viên được
dạy ít nhất 2tiết / năm bằng giáo án điện tử. Nhờ vậy học sinh được mở mang
thêm sự hiểu biết của mình về cơng nghệ thơng tin và các em cũng có hứng thú
học tập hơn.
b. Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, bản thân tơi cịn gặp rất nhiều khó
khăn như:
- Học sinh ở đây đều là con em nơng thơn có hồn cảnh kinh tế khó khăn,
bố mẹ đi làm ăn xa các em phải ở nhà với ông bà, cô bác, thâm chí có gia đình
cịn để các em ở nhà một mình, mới lớp 1 lớp 2 mà các em đã phải tự lo liệu
cuộc sống hằng ngày. Cũng có những phụ huynh ở nhà nhưng chưa thực sự
quan tâm đến việc học tập của con em mình, vì vậy một số học sinh đi học còn
thiếu đồ dùng học tập, quần áo, điều kiện học tập ở nhà không đảm bảo.
- Học sinh lớp 2 còn nhỏ, còn ham chơi, rất dễ quên lời dạy của cô giáo,
của người lớn. Chưa ý thức hết được tầm quan trọng của việc học tập và chưa tự
giác học tập.
- Bản thân tơi lại đang ni con nhỏ, đơi khi trái gió trở trời con cái ốm
đau gây ảnh hưởng không nhỏ tới công việc chuyên môn.
- Để đảm bảo các chỉ tiêu của trường, của ngành đề ra, áp lực công việc
đối với giáo viên là q lớn.Vì vậy đơi khi bản thân quá nóng vội trong việc giáo
dục học sinh .
2.2.2. Kết quả của thực trạng.
Ngay đầu năm học nhận lớp, tơi đã nhận thấy rất rõ tình trạng học sinh rất
lười học, ý thức học tập rất kém.
Khảo sát tổng số học sinh trong lớp có tới 15/26 học sinh khơng chịu học
bài, có hiện tượng học đối phó, không chủ động tiếp thu bài, một số học sinh thể

hiện sự chây lười, bất cần trong học tập rõ rệt, nhiều học sinh thường xun nghỉ
học vơ lí do.

4/20


Qua nhiều năm với cương vị là giáo viên chủ nhiệm lớp, cộng tác học hỏi
kinh nghiệm của đồng nghiệp, cùng với phong trào xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực của tập thể cán bộ, giáo viên trường Tiểu học Phú
Nhuận. Bản thân tơi đã tự tìm tịi, học tập, nghiên cứu tài liệu chun mơn và đã
mạnh dạn tiến hành xây dựng mơ hình lớp học thân thiện - học sinh tích cực
ngay chính lớp mình dạy, đơn vị mình cơng tác nhằm tháo gỡ những thực trạng
trên.
2.3. Giải pháp và biện pháp thực hiện.
2.3.1. Giải pháp.
Thông qua việc nghiên cứu và để giúp học sinh khắc phục những tình
trạng trên, tơi đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp sau:
- Xây dựng hình ảnh người thầy.
- Xây dựng nội quy lớp học.
- Phát huy vai trị của ban cán sự lớp.
- Tăng cường cơng tác trang trí lớp học.
- Giảng dạy kết hợp rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh.
- Tổ chức các hoạt động ngoài giờ.
- Phối kết hợp các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường.
2.3.2. Biện pháp thực hiện.
Biện pháp1: Xây dựng hình ảnh người thầy:
Để xây dựng được một lớp học thân thiện - học sinh tích cực thì trước hết
người giáo viên phải là tấm gương sáng để học sinh noi theo. Hình ảnh của cơ
giáo sẽ tác động rất lớn tới học sinh bởi tâm lí học sinh cịn non nớt, các em ln
làm theo cơ, nghe theo cơ hơn cả với cha mẹ mình. Thầy cơ giáo không chỉ là

người truyền thụ kiến thức cho học sinh mà thầy cơ giáo cịn là người để học
sinh học theo cả cử chỉ, cách cư xử, cách sống... Tấm gương của người giáo viên
mang yếu tố quyết định cho sự thành công trong hoạt động giáo dục. Ngay buổi
đầu nhận lớp tôi tạo ấn tượng tốt trước học sinh đơn giản bằng nụ cười, lời
chào, lời khen ngợi như: " Cô chào các con. Hôm nay cô thấy các con lớn và
5/20


xinh hơn rất nhiều..." học sinh vui vẻ, phấn khởi hẳn lên. Tôi thường đi sớm để
giúp các em làm trực nhật, sắp xếp bàn ghế gọn gàng hay có thể về muộn hơn một
chút nếu học sinh chưa hiểu bài.
Tôi luôn quan tâm, gần gũi các em mọi lúc, mọi nơi, ln xây dựng cho
mình những thói quen tốt như: không dùng điện thoại, không làm bất cứ việc
riêng nào trong tiết học, không dùng những lời lẽ thô lỗ, khắt khe với học sinh,
luôn gọn gàng ngăn nắp, luôn lắng nghe tâm tư nguyện vọng của các em và đặc
biệt không mách tội của học sinh với phụ huynh. Mặt khác khi đứng trước học
sinh tôi tạo cho các em thấy tôi là người mẹ, người bạn của các em sẵn sàng chia
sẽ với các em mọi khó khăn trong cuộc sống.
Biện pháp 2: Xây dựng nội quy lớp học:
Tâm lý học sinh rất ngây thơ, trong sáng, đơi khi các em làm việc theo ý
của mình mà khơng quan tâm tới mọi người xung quanh. Vì vậy để giúp các em
làm việc có nề nếp, khoa học hơn người giáo viên cần giúp các em xây dựng nội
quy lớp học. Nội quy chính là những cơng việc mà các em phải làm trong suốt
năm học, song nếu các em bị áp đặt bởi giáo viên các em sẽ thấy khó chịu.
Chính vì vậy sau khi nhận lớp tôi thông báo cho học sinh về nhiệm vụ của năm
học, nhắc lại nhiệm vụ của học sinh trong Điều lệ trường tiểu học, nội quy của
nhà trường. Học sinh chia nhóm thảo luận, sau đó các nhóm chia sẻ ý kiến, giáo
viên và cả lớp bàn bạc, thống nhất và xây dựng thành nội quy của lớp. Được tự
xây dựng nội quy các em sẽ được bày tỏ ý kiến, được mọi người lắng nghe và
tôn trọng ý kiến của mình. Từ đó giúp các em rèn kĩ năng giao tiếp, kĩ năng ra

quyết định, phát huy tinh thần tập thể và nâng cao trách nhiệm cho bản thân. Nội
quy được trưng bày trong lớp học, nơi học sinh dễ thấy để nhắc nhở các em
hằng ngày cùng thực hiện tốt.

6/20


Biện pháp 3: Phát huy khả năng làm việc
của ban cán sự lớp:
Ban cán sự lớp là cánh tay đắc lực của
giáo viên trong quá trình giảng dạy và giáo
dục học sinh. Vì vậy ban các sự lớp phải
chọn những thành viên học giỏi, có phẩm
chất đạo đức tốt. Với tiêu chí đó ngay đầu
năm nhận lớp tơi bầu ra một ban cán sự lớp gồm: Lớp trưởng, lớp phó văn nghệ,
lớp phó học tập, lớp phó lao động, tổ trưởng tổ 1, tổ trưởng tổ 2, tổ trưởng tổ 3(
vì lớp tơi chia làm 3 tổ), giao nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng cho từng thành viên trong
ban cán sự:
- Lớp trưởng: Có trách nhiệm chung trong các mặt hoạt động của lớp, hổ
trợ giáo viên đôn đốc các bạn trong lớp thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Theo
dõi, bao quát tình hình chung của lớp, tổ chức cho các bạn trong lớp thực hiện
tốt nhiệm vụ học tập, đôn đốc các bạn thực hiện tốt nội quy lớp học, theo dõi sĩ
số lớp...
- Lớp phó học tập có trách nhiệm đơn đốc các bạn trong lớp về mảng học
tập như kiểm tra việc học bài cũ của các bạn trước giờ cô lên lớp, nhắc nhở, đôn
đốc các bạn tự học, cùng nhau cố gắng học tập tốt, kịp thời báo cáo với giáo
viên những biểu hiện về học tập của các bạn để giáo viên có hướng rèn luyện
học sinh. Ngồi ra lớp phó học tập sẽ là người hỗ trợ cho lớp trưởng hoàn thành
tốt nhiệm vụ.
- Lớp phó văn nghệ có trách nhiệm về các hoạt động bề nổi của lớp như:

tổ chức cho các bạn hát, múa kể chuyện, đọc thơ...vào 15 phút đầu giờ hoặc các
tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp,theo dõi việc tập thể dục giữa giờ của từng thành
viên trong lớp, lên kế hoạch chuẩn bị văn nghệ để chào mừng các ngày lễ trong
năm...Ngồi ra lớp phó văn nghệ cũng sẽ là người hổ trợ cho lớp trưởng, lớp phó
học tập hồn thành nhiệm vụ .

7/20


- Lớp phó lao động theo dõi việc thực hiện trực nhật hằng ngày, các buổi
lao động do nhà trường tổ chức báo cáo giáo viên những trường hợp chưa
nghiêm túc thực hiện, hổ trợ cho lớp trưởng, lớp phó học tập hoàn thành nhiệm
vụ .
- Các tổ trưởng của các tổ sẽ có trách nhiệm qn xuyến, đơn đốc các mặt
hoạt động học tập trong tổ mình, hổ trợ cho lớp trưởng, lớp phó hồn thành tốt
nhiệm vụ.
Trong cơng tác phối hợp với ban cán sự lớp tôi thường xuyên trao đổi với
ban cán sự về tình hình các mặt hoạt động của lớp, theo sát tình hình thực hiện
nhiệm vụ của các em, kịp thời tuyên dương những công việc ban cán sự đã làm
được. Tránh gây áp lực trong công việc của các em tôi không bao giờ khiển
trách các em mà chỉ nhắc nhở nhẹ nhàng, chân thành giúp các em tìm cách tháo
gỡ những thiếu sót trong cơng việc.
Biện pháp 4: Tăng cường cơng tác trang trí lớp học:
Khi đã ổn định tơi bắt tay ngay vào việc trang trí lớp. Bởi tơi nhận thấy
lớp học xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện là yếu tố rất quan trọng góp phần
thu hút trẻ đến trường hăng say hơn trong giờ học. Lớp học của tôi được trang
trí vừa đẹp, vừa thống, vừa gần gũi với các em và với thiên nhiên.
Ví dụ: Để các em có ý thức, có trách nhiệm, thực hiện tốt nhiệm vụ năm
học, trong lớp tơi trang trí các khẩu hiệu như:“Thi đua dạy tốt - học tốt”, “Lớp
học thân thiện - học sinh tích cực”, "Nói lời hay - làm việc tốt"... và giải thích

để học sinh hiểu về ý nghĩa của từng khẩu hiệu đó. Để giáo dục lịng kính u
nhớ ơn Bác Hồ, lịng u nước của các em, tôi treo cờ Việt Nam, di ảnh Bác Hồ,
năm điều Bác Hồ dạy... nơi trang trọng, dễ thấy nhất.
Nhắc nhở học sinh nên giữ gìn tài sản chung của nhà trường tôi dùng
những lời nhắc nhở nhẹ nhàng như: “Hãy giữ gìn tài sản chung của chúng ta
bạn nhé” hoặc "Tài sản này là của chúng ta"… Nhờ đó học sinh có ý thức tự
giác hơn trong việc bảo vệ tài sản chung của trường của lớp.

8/20


Nhằm làm cho khơng khí lớp học thật sự thoải mái, thân thiện với các em
và gần gũi với thiên nhiên. Tôi trang bị thêm quạt, cây xanh, giỏ hoa...tạo cho
lớp học phải có đủ ánh sáng. Bàn giáo viên có khăn trải bàn, có lọ hoa, tủ đồ
dùng ln gọn gàng, sắp xếp khoa học, sạch đẹp, dễ đưa vào sử dụng. Từ đó rèn
cho học sinh có thói quen gọn gàng, ngăn nắp...
Tơi trang trí góc học tập của học sinh thành nhiều mảng thật sinh động, đa
dạng và phong phú ví dụ như:
+ Góc nét chữ nét người - góc sáng tạo: Trưng bày các các bài văn hay,
những bài viết đẹp của học sinh. Để mỗi ngày nhìn vào đó các em có ý thức tự
rèn luyện chữ viết, bài văn của mình.

+ Góc nghệ thuật: tôi chọn dán những sản phẩm đẹp của môn thủ cơng,
mơn mĩ thuật của học sinh. Kích thích khả năng sáng tạo của học sinh.
+ Góc tốn: Tơi chọn những mảng kiến thức quan trọng trong chương
trình Tốn lớp 2 như bảng cộng, trừ, nhân, chia, các quy tắc tìm số hạng, tìm số
bị trừ, số trừ, số bị chia, số chia, tìm thừa số chưa biết hay cách tính độ dài
đường gấp khúc, chu vi hình tam giác, hình tứ giác … Rèn luyện các em có ý
thức chủ động trong học tập, ôn tập kiến thức một cách dễ dàng hơn.


9/20


+ Để công khai kết quả học tập một cách chính xác, rõ ràng của mỗi học
sinh lớp mình. Tơi treo một bảng danh dự gần cửa ra vào và cập nhật thường
xuyên kết quả học tập của các em vào cuối tuần. Nhờ đó kích thích học sinh tích
cực học tập để đạt được kết quả cao hơn.
+ Góc sinh nhật: Giúp các em biết chia sẻ niềm vui với bạn bè tơi trang trí
một góc sinh nhật thật đẹp, thường xuyên theo dõi ngày tháng năm sinh của các
em, cập nhật tên lên góc hàng tháng. Sau đó tôi chọn tổ chức chung cho các em
vào tiết sinh hoạt của tuần thứ 2 trong tháng. Quà sinh nhật là những món quà
nhỏ nhưng ý nghĩa, thiết thực như bài hát hoặc vài cái bút, viên phấn…Từ đó
các em cảm thấy mình được quan tâm và có động lực tốt hơn trong học tập.

+ Góc cộng đồng: Tơi chuẩn bị những sản vật gần gũi với các em để trưng
bày. Tơi giải thích để các em hiểu để làm ra những sản vật đó bố mẹ các em phải
đổ bao nhiêu mị hơi, cơng sức. Từ đó giúp các em biết quý trọng thành quả lao
động của bố mẹ mình hơn .

10/20


Biện pháp 1: Xây dựng hình ảnh người thầy:
Biện pháp 2: Xây dựng nội quy lớp học:
Biện pháp 3: Phát huy khả năng làm việc của ban cán sự lớp:
Biện pháp 4: Tăng cường cơng tác trang trí lớp học:
Biện pháp 5: Giảng dạy kết hợp rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh:
Biện pháp 6: Tổ chức hoạt động ngoài giờ:
Biện pháp 7: Phối kết hợp với các lực lượng giáo
trường


dục

ngồi

nhà

THƠNG TIN HỎI ĐÁP:
-------------------------Bạn cịn nhiều thắc mắc hoặc muốn tìm kiếm thêm nhiều tài liệu sáng kiến kinh
nghiệm mới mẻ khác của Trung tâm Best4Team
Liên hệ dịch vụ viết thuê sáng kiến kinh nghiệm
Hoặc qua SĐT Zalo: 091.552.1220 hoặc email: để hỗ trợ
ngay nhé!

11/20


12/20



×