Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

Tìm hiểu công tác cung ứng và sử dụng vật tư tại công ty cổ phần sản xuất và thương mại sơn thủy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (271.85 KB, 39 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
LỜI MỞ ĐẦU 3
Phần 1: TÌM HIỂU TỔNG QUÁT VỀ CÔNG TY 4
1.1 Thông tin chung về doanh nghiệp. 4
1.2 Khái quát quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp 8
1.3 Chức năng và nhiệm vụ chính của doanh nghiệp. 9
1.3.1 Chức năng của công ty. 9
1.3.2 Nhiệm vụ của công ty 9
1.4 Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp 10
1.5 Tài sản và nguồn vốn. 12
1.5.1 Tài sản. 12
1.5.2. Nguồn vốn 13
1.5.3. Tình hình nhân lực. 14
1.6. Giới thiệu công nghệ sản xuất hoặc quá trình hoạt động. 15
Phần 2: TÌM HIỂU TÌNH HÌNH CUNG ỨNG VÀ SỬ DỤNG VẬT TƯ TẠI CÔNG
TY 18
2.1 Đặc điểm về nguyên vật liệu, cách phân loại của công ty 18
2.1.1 Đặc điểm của nguyên vật liệu của công ty 18
2.1.2 Phân loại nguyên vật liệu của công ty 18
2.2. Thực trạng tổ chức quản lý, cung ứng và sử dụng nguyên vật liệu tại Công ty 19
2.2.1. Công tác thực hiện định mức nguyên vật liệu 20
2.2.2. Công tác bảo đảm nguyên vật liệu cho sản xuất 20
2.2.3.Công tác mua sắm nguyên vật liệu của Công ty. 22
2.2.4. Tổ chức tiếp nhận nguyên vật liệu. 25
2.2.5. Quản lý kho 27
2.2.6. Cấp phát nguyên vật liệu 28
2.2.7. Tình hình dự trữ – sử dụng vật tư của công ty 31
2.3 Đánh giá chung về tình hình quản lý và cung ứng nguyên vật liệu tại công ty cổ
phần thương mại và sản xuất Sơn Thủy 33
2.3.1 Những thành tích đạt được trong công tác bảo đảm quản lý nguyên vật liệu tại
công ty 33


2.3.2 Một số thiếu sót, tồn tại cần phải khắc phục 34
Người thực hiện: Nguyễn Thị Huế Lớp: QKD51-ĐH1 Page 1
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Phần 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ CUNG
ỨNG VẬT TƯ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI SƠN
THỦY 36
3.1 Kiến nghị 1: Hoàn thiện hệ thống định mức tiêu dùng nguyên vật liệu 36
3.2. Kiến nghị 2: Hoàn thiện kế hoạch mua sắm vật tư 37
3.3 Kiến nghị 3: Hoàn thiện công tác lập sổ danh điểm vật tư 38
3.4 Kiến nghị 4: Lập biên bản kiểm nghiệm vật tư 38
3.5 Kiến nghị 5: Về công tác quản lý kho 39
3.6 Kiến nghị 6: Tăng cường sử dụng hợp lý – tiết kiệm nguyên vật liệu 39
KẾT LUẬN 40
Người thực hiện: Nguyễn Thị Huế Lớp: QKD51-ĐH1 Page 2
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau
nhằm tạo thế đứng cho doanh nghiệp mình đang ngày càng trở nên gay gắt, khốc liệt.
Để có thể đứng vững trong môi trường đó, doanh nghiệp cần phải tạo ra được những
ưu thế riêng có của mình như: Chất lượng sản phẩm, giá cả, mẫu mã, tính hiện đại tiện
dụng
Để có được những ưu thế trên, ngoài yếu tố khoa học kĩ thuật, công nghệ và trình độ
quản lý kinh doanh thì điều kiện tối cần thiết để doanh nghiệp đứng vững và có uy tín
trên thị trường chính là việc quản lý vật tư hiệu quả. Đảm bảo quản lý nguyên vật liệu
cho sản xuất là một yêu cầu khách quan, thường xuyên của mọi đơn vị sản xuất và nó
có tác động rất lớn tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc
sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguyên vật liệu ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng
vốn kinh doanh trong doanh nghiệp. Nguyên vật liệu được đảm bảo đầy đủ, đồng bộ,
đúng chất lượng là điều kiện quyết định khả năng tái sản xuất mở rộng và góp phần
đảm bảo tiến độ sản xuất trong doanh nghiệp. Trong quá trình sản xuất, nguyên vật

liệu là bộ phận trực tiếp tạo nên sản phẩm, nó chiếm 60-70% trong cơ cấu giá thành
sản phẩm. Do đó, nguyên vật liệu có vai trò quan trọng trong việc giảm chi phí sản
xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm.
Xuất phát từ vai trò và tầm quan trọng của nguyên vật liệu cũng như công tác quản lý
nguyên vật liệu như đã nêu trên, tôi chọn đề tài: “Tìm hiểu công tác cung ứng và sử
dụng vật tư tại công ty cổ phần sản xuất và thương mại Sơn Thủy” với mong muốn mở
rộng tầm nhìn thực tế và hiểu biết thêm về mô hình quản lý của doanh nghiệp này, từ
đó có thể đưa ra một số giải pháp hiệu quả đối với doanh nghiệp.
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung của đề án được trình bày qua 3
chương:
Phần 1: Tìm hiểu tổng quát về công ty cổ phần sản xuất và thương mại Sơn Thủy.
Phần 2: Tìm hiểu công tác cung ứng và sử dụng vật tư tại công ty cổ phần sản xuất và
thương mại Sơn Thủy .
Phần 3: Một số phương hướng và giải pháp nhằm tăng cường công tác bảo đảm, quản
lý vật tư tại công ty cổ phần sản xuất và thương mại Sơn Thủy.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Huế Lớp: QKD51-ĐH1 Page 3
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Phần 1: TÌM HIỂU TỔNG QUÁT VỀ CÔNG TY
1.1 Thông tin chung về doanh nghiệp.
Tên công ty tiếng Việt: công ty cổ phần sản xuất và thương mại Sơn Thủy.
Tên công ty tiếng Anh: joint stock company production and trade Son Thuy.
Tên giao dịch: Công ty áo mưa Sơn Thủy
Người đại diện: Ông Nguyễn Thành Sơn - Giám Đốc
VPGD: Số 136 Quang Trung, P. Phan Bội Châu, Q. Hồng Bàng,Tp. Hải Phòng
Xưởng sản xuất: KM số 5 đường 5 cũ, phường Sở Dầu, Hồng Bàng, Hải Phòng
Điện thoại: 031.3528009 - Fax: 031.3528788 - Email:
Trang web: .
Vốn điều lệ hiện nay: 5.000.000.000 đồng.
Mã số thuế: 0200584602
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0203000816

Ngành nghề kinh doanh
In áo mưa- Dịch Vụ In áo Mưa
Áo Mưa - Sản Xuất và Bán Buôn áo mưa
Sản phẩm dịch vụ
- Áo mưa
- Áo mưa bộ- áo măng tô
- Áo mưa đơn- áo mưa đôi
- Áo mưa thời trang
- Áo mưa và áo phông
- Sản xuất- in ấn áo mưa
- Áo mưa choàng hai mũ K8
- Áo mưa choàng hai mũ K9
- Áo mưa choàng kính siêu nhẹ K7
- Áo mưa choàng kính siêu nhẹ K8
- Áo mưa choàng măng tô hoa K19
- Áo mưa choàng siêu nhẹ một mũ K7
- Áo mưa choàng siêu nhẹ một mũ K8 kẻ hoa sặc sỡ
- Áo mưa choàng siêu nhẹ một mũ K8
Người thực hiện: Nguyễn Thị Huế Lớp: QKD51-ĐH1 Page 4
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
- Áo mưa hai mũ hai da
- Áo mưa hai mũ PVC
- Áo mưa kẻ caro và hoa các màu
- Áo mưa măng tô nữ hoa kẻ
- Áo mưa nhựa PVC các loại
- Áo mưa trẻ em có viền
- Bộ áo mưa 2 lớp cao cấp K5
- Bộ áo mưa 2 lớp măng tô K15
- Bộ áo mưa một lớp siêu nhẹ cao cấp K18
- Bộ áo mưa siêu nhẹ có vân K6

- Bộ quần áo mưa trẻ em
Khách hàng: tất cả mọi lứa tuổi.
Thị trường chính: Miền Bắc, Miền Trung, Nội tỉnh và các tỉnh lân cận
- Kênh phân phối sản phẩm của công ty được trải dài khắp bắc – trung – nam. Điều
này thể hiện sản phẩm của công ty rất được ưa chuộng.
* HẢI PHÒNG
- Các cửa hàng bán buôn tại Quang Trung, Phan Bội Châu, Siêu thị và các cửa
hàng bán lẻ nội ngoại thành Hải Phòng
- Đại lý Hòa Nhung: Địa chỉ: 600 Trần Tất Văn , Kiến An, Hải Phòng. ĐT:
031.3.87.87.86
- Nhà sách Tiền Phong: Địa chỉ: 55 Lạch Tray, Hải Phòng. ĐT: 031.36418132 –
Fax: 031.3641814
- Trung tâm triển lãm: Địa chỉ: Đường Quang trung, TP Hải phòng
- Siêu thị Hapro Mart Kiến an: Địa chỉ: 220 Trần Thành Ngọ, Kiến An. Hải phòng
- ĐT: 031.6265677
- Siêu thị Hapro Mart Mạo khê - Địa chỉ:Tổ 3 Khu Vĩnh xuân, Mạo khê, Quảng ninh
- Siêu thị Hapro Mart Hải dương - Địa chỉ: Phường Sao Đỏ, Thị xã Chí Linh, Hải
dương
* HẢI DƯƠNG:
- Đại lý Minh Kiểm - Địa chỉ : 420 Lê Thanh Nghị, TP Hải Dương. ĐT:
0320.3860785
Người thực hiện: Nguyễn Thị Huế Lớp: QKD51-ĐH1 Page 5
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
- Đại lý Tình Liên - Địa chỉ: 2135 Mạc Thị Bưởi, TP Hải Dương. ĐT: 0320.
3852943
- Đại lý Tuấn Kiên - Địa chỉ: Thanh Miện, Hải Dương. ĐT: 0978.347907 –
0978.302161
* BẮC GIANG:
- Đại lý Tuyến Dần: Địa chỉ: Kios K2 - Đường Nội Bộ, Chợ Thương. ĐT: 0240.
3857204

* HÀ NỘI:
- Đại lý Thắng Hoàn: Địa chỉ: 16 Hàng Khoai, Đồng Xuân, Hà Nội. ĐT: 04.
38250005
- Đại lý Lan Thành: Địa chỉ: Quầy 385 A1, Chợ Đồng Xuân - Hà Nội. ĐT:
04.39280270
- Đại lý Hương tiến Địa chỉ:Kios 43 chợ Đồng Xuân. ĐT: 0904.336.788
- Đại lý Hà Thắng: Địa chỉ: Kios số 2 chợ Đồng Xuân, Hà Nội. ĐT: 0904.777.850
- Đại lý Dũng thu: Địa chỉ: Chợ Đồng Xuân. ĐT: 04.39280268 – 0912.054311
- Đại lý Yến chiến: Địa chỉ: 13 Trần Nhật Duật, Hà Nội. ĐT: 04.39270414
- Đại lý Quỳ Hợi: Địa chỉ: 12 Ô Quan Chưởng, Hà Nội . ĐT: 04.38282210 –
0947.933.858
- Đại lý Mô Mai: Xã Nhị Khê - Huyện Thường Tín - Hà Nội. ĐT: 01683.518309
* QUẢNG TRỊ:
- Cty Tân Tạo : Địa chỉ: 8/11, Đặng Duy, Phường 2, Đông Hà, Quảng Trị. ĐT: 053.
3854023 - 0913.110159
* QUẢNG NINH
- Cty TNHH MTV Hùng Son: Địa chỉ: Khu Cầu Sến, Uông Bí, Quảng Ninh. ĐT:
033.3854775
* THANH H\A:
- Đại lý Thắng Hoa: ĐT: 0985287478 - 0962247529
* NGHỆ AN:
- Đại lí Mậu châu: Địa chỉ: Chợ Vinh, TP Vinh. ĐT: 0976.448639
- Đại lí Vân Thái. Địa chỉ: Chợ Vinh, TP Vinh ĐT: 038.3834364 – 0985.142559
Người thực hiện: Nguyễn Thị Huế Lớp: QKD51-ĐH1 Page 6
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
- Đại lý Khanh Duyên: Địa chỉ: 36 Lê Lợi, TP Vinh. ĐT: 036.3594817 -
0982.55.56.58 - 0913.43.97.97
- Đại lý Thủy Tú: 45 Phan Bội Châu - TP Vinh - Nghệ An. ĐT: 038.3853007 -
0977.577.006
40 Lê Lợi - TP Vinh - Nghệ An. ĐT: 038.3842.065 - 0979.842.065

- Đại lý Tiến Quế: Thành phố Vinh, ĐT: 038.3847255 - 0983.563445
- Đại lý Hòa Hương: ĐT : 0383.848.148 - 0913 059.776 .ĐC : Đường Lê Huân - TP
Vinh - Nghệ An
* ĐÀ NẴNG:
- Cty Tân Hoàng Ngô : Địa chỉ: 135 Đỗ Quang, Q. Thanh Khê, Tp. Đà nẵng ĐT:
0511.36913637 – 0913407789 – Fax: 0511.36913673
* VĨNH PHÚC:
- Cửa hàng Hương: Thị trấn Thổ Tang, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc. ĐT: 0974539670
- Đại lí Oanh Thúy :Địa chỉ: Thị trấn Thổ Tang, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc. Đt:
0918.545239
- Cửa hàng Quân Chiến : Địa chỉ: Thị trấn Thổ Tang, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc. ĐT:
0211.3838973 –01685.170681
- Cửa hàng Hà Ngân: Địa chỉ: Thị trấn Thổ tang, Vĩnh Tường, Vĩnh phúc. ĐT:
091730844
* VĨNHYÊN:
- Cửa hàng Cúc Quyết – Thành phố Vĩnh Yên - Đt: 01686.332872
- Cửa hàng Thủy - Thành phố Vĩnh yên - ĐT:0211.3867079 - 0979.248.242
* HƯNG YÊN:
- Cửa hàng Mạnh Loan: Địa chỉ: 15 Nguyễn Thiện Thuật, Phường Lê Lợi, TP Hưng
Yên ĐT: 0321.3510227; 0978.109478
- Cửa hàng Yến: Địa chỉ: Thành phố Hưng Yên, ĐT: 0321.3863081 – 0916.863081
* NAM ĐỊNH:
- Cửa hàng Thu Thủy.Địa chỉ: 44 Hàng Cau, TP Nam Định; ĐT: 0350.8348788;
0912.113245
- Cửa hàng Hiền Thành
Địa chỉ: Chợ Rồng - Nam Định. ĐT: 0903.45.03.59
Người thực hiện: Nguyễn Thị Huế Lớp: QKD51-ĐH1 Page 7
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
* THÁI BÌNH :
- Đại lý Liên Quang Địa chỉ: Trần Nhật Duật, Chợ Bo, Thái bình ĐT: 036.3834377 -

09.89.89.49.08
* TP. HÒA BÌNH:
- Cửa Hàng Trang thiết bị BHLD Thái Huế Địa chỉ: Tổ 22 Đường Nguyễn Trung
Trực, P. Phương Lâm, TP. Hòa Bình ĐT: 0218.3856068; 0985.81.85.61
- Siêu thị Anh Phong.
Địa chỉ: Tổ 3- Phường Đồng Tiến- Thành phố Hòa Bình- Tỉnh Hòa Bình. Điện thoại
: 0218 2 240 888 - Fax : 0218 3 886 188
1.2 Khái quát quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp
Từ một cơ sở sản xuất nhỏ được thành lập từ năm 1992, nhưng từ khi bước vào sản
xuất Sơn Thủy đã chứ trognj ngay tới sản phẩm chất lượng cao, áo mưa cao cấp. Vì
vậy hiện nay, Công ty Sơn Thủy đã đứng vững được trên thị trường đầy sự cạnh tranh
khốc liệt.
Thành lập Công ty năm 2004, hiện nay Công ty đã có những máy móc thiết bị, dây
chuyền công nghệ hiện đại của Đài Loan, Trung Quốc, Nhật bản…Với những công
nhân viên có tay nghề cao, gắn bó với sự nghiệp của Công ty gần 20 năm qua, cùng
với hệ thống thiết kế chuyên nghiệp, quản lý chất lượng chặt chẽ, hiện nay trong
nghành sản xuất áo mưa tại Việt nam, Áo mưa Sơn Thủy là một trong những thương
hiệu nổi tiếng được người tiêu dùng tín nhiệm với các sản phẩmáo mưa cao cấp
Đến nay Công ty Áo mưa Sơn Thủy là chủ sở hữu:
- Một bằng sáng chế độc quyền do Cục sở hữu trí tuệ Việt nam cấp mang tên: Áo
mưa có nẹp kiểu máng nước. Kiểu nẹpáo mưa này có tác dụng ngăn không cho nước
mưa ngấm được qua răng khóa. Một tác dụng cực kỳ quan trọng của dòng sản phẩm
quần áo đi mưa.
- Huy chương vàng Hàng Việt nam chất lượng cao phù hợp tiêu chuẩn
- Huy chương Vàng hàng Việt nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn năm
2013
- Cúp vàng thương hiệu nổi tiếng vùng Duyên Hải
- Danh hiệu Sản phẩm dịch vụ vì người tiêu dùng năm 2012
- Top 100 Sản phẩm vàng thời hội nhập và rất nhiều giấy khen khác
Người thực hiện: Nguyễn Thị Huế Lớp: QKD51-ĐH1 Page 8

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
- "Chất lượng là phương châm hành động” , lợi ích của người tiêu dùng là trách nhiệm
của người sản xuất, tất cả cán bộ công nhân viên của Công ty luôn thấu hiểu điều đó.
1.3 Chức năng và nhiệm vụ chính của doanh nghiệp.
1.3.1 Chức năng của công ty.
Là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, có tài khoản, có con dấu riêng để giao dịch
theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Công ty sản xuất giấy bao bì Giai Lạc là đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh với
chức năng sản xuất giấy xi măng, giấy lót các loại và hộp carton, kinh doanh vật tư
ngành giấy.
1.3.2 Nhiệm vụ của công ty
Nghiên cứu thị trường, nhu cầu của khách hàng và năng lực sản xuất của mình, để xây
dựng kế hoạch sản xuất.
Tổ chức sản xuất theo hợp đồng đã ký.
Tổ chức khai thác (mua) các loại nguyên vật liệu, phụ kiện để phục vụ quá trình sản
xuất.
Tăng cường khai thác nằng lực sản xuất, nâng cao trình độ kỹ thuật, đổi mới mặt hàng,
cải tiến quản lý sản xuất, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Tổ chức sản xuất, hợp tác sản xuất kinh doanh với các doanh nghiệp trong nước, các
doanh nghiệp liên doanh.
Thực hiện đúng các chế độ quy định về quản lý kế toán, tài chính của nhà nước (đóng
thuế).
Quản lý cán bộ công nhân viên của Công ty theo đúng chính sách, chế độ của Nhà
nước.
Chăm lo, làm tốt công tác liên quan đến đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công
nhân viên trong Công ty.
Đảm bảo việc làm, tiền lương ổn định cho cán bộ công nhân viên.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Huế Lớp: QKD51-ĐH1 Page 9
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

1.4 Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp
Sơ đồ cơ cấu tổ chức:
Chức năng của các bộ phận:
Giám đốc: là người đứng đầu công ty, đại diện cho pháp nhân công ty, chịu trách
nhiệm chung của toàn công ty, quyết định phương hướng, kế hoạch dự án sản xuất,
kinh doanh và các chủ trương lớn của công ty; quyết định các vấn đề về tổ chức bộ
máy điều hành để đảm bảo hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh; phê chuẩn các
quyết toán của các đơn vị trực thuộc và duyệt tổng quyết toán công ty; quyết định các
vấn đề về việc đề cử Phó giám đốc, Kế toán trưởng công ty, bổ nhiệm, bãi miễn
Trưởng, Phó phòng Công ty và các chức danh lãnh đạo của các đơn vị trực thuộc; Báo
Người thực hiện: Nguyễn Thị Huế Lớp: QKD51-ĐH1 Page 10
Giám đốc
Phòng tổ
chức hành
chính
Phòng sản
xuất kinh
doanh
Phòng kỹ
thuật công
nghệ
Phòng tài
chính kế toán
Bộ phận sản xuất
Bộ phận OTK Xưởng cơ điện Xưởng sản xuất
Phó giám đốc
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và thực hiện nộp ngân sách
hàng năm theo chỉ tiêu được giao.
Phó giám đốc: là người giúp việc cho giám đốc, được giám đốc ủy quyền hoặc chịu

trách nhiệm trong một số lĩnh vực quản lý chuyên môn, chịu trách nhiệm trực tiếp với
giám đốc về phần việc được phân công và được giám đốc ủy quyền điều hành hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty khi giám đốc vắng mặt.
Phòng sản xuất kinh doanh: có nhiệm vụ chỉ đạo hoạt động kinh doanh của công ty,
tìm hiểu và khảo sát thị trường – tham mưu cho giám đốc lập kế hoạch kinh doanh từ
văn phòng công ty tới các cơ sở phụ thuộc xác định quy mô kinh doanh, định mức
hàng hóa.
Phòng kỹ thuật công nghệ: xây dựng kế hoạch kỹ thuật sản xuất, đối mới công nghệ
nhằm phục vụ được nhu cầu ngày càng khắt khe của thi trường. Chuẩn bị các chỉ tiêu
kỹ thuật và công nghệ của từng sản phẩm được sản xuất.
Phòng tổ chức hành chính: tham mưu cho giám đốc công ty về việc tổ chức bộ máy
sản xuất kinh doanh và bố trí nhân sự phù hợp với yêu cầu của công ty. Quản lý hồ sơ
lý lịch nhân viên toàn công ty, giải quyết thủ tục về chế độ tuyển dụng, thôi việc, bổ
nhiệm, bãi nhiệm, kỷ luật, khen thưởng, nghỉ hưu,…. Là thành viên thường trực của
Hội đồng thi đua và Hội đồng kỷ luật của công ty. Quy hoạch cán bộ, tham mưu cho
giám đốc quyết định việc đề bạt và phân công cho cán bộ lãnh đạo và quản lý công ty.
Phòng tài chính – kế toán: tham mưu về công tác tài chính trong toàn công ty. Tổng
hợp kết quả kinh doanh, lập báo cáo kế toán thống kê, phân tích hoạt động sản xuất
kinh doanh để phục vụ cho việc kiểm tra thực hiện kế hoạch của công ty và các đơn vị
trục thuộc. Ghi chép, phản ánh kịp thời và có hệ thống diễn biến các nguồn vốn cấp,
vay, giải quyết các loại vốn phục vụ vho việc huy động vật tư, nguyên liệu, hàng hóa
trong sản xuất kinh doanh của công ty. Đảm bảo nguồn vốn đáp ứng cho nhu cầu phục
vụ sản xuất thường xuyên không gây sự bế tắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty.
Bộ phận sản xuất: nơi tiếp nhận những sản phẩm được sản xuất do công ty giao. Có
trách nhiệm điều hành, giám sát sản xuất theo đúng yêu cầu lãnh đạo giao phó.
Xưởng sản xuất: chịu trách nhiệm sản xuất những dây chuyền hàng kịp thời theo đúng
tiến độ và yêu cầu của lãnh đạo.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Huế Lớp: QKD51-ĐH1 Page 11
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Bộ phận OTK: quản lý chất lượng sản phẩm, chịu trách nhiệm kiểm soát toàn bộ chất
lượng sản phẩm thành phẩm nhập kho và chất lượng sản phẩm bán ra ngoài thị trường.
Xưởng cơ điện: đảm nhiệm vai trò cung cấp tốt về khâu cơ điện của toàn bộ dây
chuyền sản xuất của công ty.
1.5 Tài sản và nguồn vốn.
1.5.1 Tài sản.
Theo như báo cáo tài chính năm 2013, tài sản của công ty được thể hiện qua bảng :
Bảng 1: Tình hình tài sản của công ty năm 2012-2013
Đơn vị tính: đồng
TÀI SẢN Năm 2012 Năm 2013
A. Tài sản ngắn hạn 6.844.363.945 5.944.815.514
I. Tiền và các khoản tương đương tiền 2.176.572.861 514.776.664
II. Các khoản phải thu ngắn hạn 1.184.800.8874 1.369.155.500
1. Phải thu của khách hàng 1.184.800.8874 1.255.665.500
2. Trả trước cho người bán - 113.490.000
III. Hàng tồn kho 3.359.393.857 3.954.964.969
IV. Tài sản ngắn hạn khác 123.596.353 105.918.381
1. Thuế GTGT được khấu trừ. 104.517.716 53.103.744
2. Tài sản ngắn hạn khác 19.078.637 52.814.637
B. Tài sản dài hạn 984.477.924 1.021.835.939
I. Tài sản cố định 984.477.924 1.021.835.939
1. Tài sản cố định hữu hình 984.477.924 1.021.835.939
- Nguyên giá 1.324.624.110 1.569.024.110
- Gía trị hao mòn lũy kế (340.146.186) (547.188.171)
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 7.828.841.869 6.966.651.453
Qua bảng ta thấy tổng tài sản năm 2013 đã giảm đi 7.828.841.869 - 6.966.651.453 =
862.190.416đ.
Trong đó tài sản ngắn hạn năm 2013 giảm từ 6.844.363.945đ xuống còn
5.944.815.514đ. Năm 2012, chiếm 87,42% tổng tài sản nhưng năm 2013 lại chiếm
85,33% tổng tài sản. Điều này cho ta thấy là tuy tổng tài sản có giảm đi nhưng lượng

tài sản ngắn hạn vẫn tăng lên, chứng tỏ khả năng luân chuyển tiền tệ của công ty đang
dần tốt lên. Các khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng giảm hơn, cho ta thấy khách
hàng làm tốt công tác trả tiền hàng với công ty hơn. Hàng tồn kho tăng lên, điều này
cho thấy khả năng cung cấp hàng hóa cho khách hàng tốt hơn.
Mặt khác, ta lại thấy tài sản dài hạn tăng lên từ 984.477.924 đ năm 2012 lên
1.021.835.939 đ. Năm 2012, tài sản dài hạn chiếm 12,58% nhưng năm 2013 lại chiếm
Người thực hiện: Nguyễn Thị Huế Lớp: QKD51-ĐH1 Page 12
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
14,67%, đã tăng 2,09%. Tuy ta thấy tổng tài sản của công ty giảm nhưng cơ cấu tài
sản dài hạn của công ty lại tăng lên, cho ta thấy công ty đã chú trọng đầu tư tài sản cố
định, ổn định lâu dài cho kế hoạch sản xuất của công ty. Đây là một lựa chọn đúng đắn
cho công ty
1.5.2. Nguồn vốn
Theo như báo cáo tài chính năm 2013, nguồn vốn của công ty được thể hiện qua bảng :
Bảng 2: Tình hình nguồn vốn của công ty năm 2012-2013
Đơn vị tính: đồng
NGUỒN VỐN Năm 2012 Năm 2013
A. Nợ phải trả 6.434.242.168 5.265.185.698
I. Nợ ngắn hạn 5.871.942.168 4.846.185.698
1. Vay và nợ ngắn hạn 3.845.081.000 3.494.867.321
2. Phải trả người bán 1.948.324.779 1.187.859.123
3. Người mua trả tiền trước - 145.000.000
4. Thuế và các khoản phải nộp NN 78.536.389 -
5. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác - 19.459.254
II. Nợ dài hạn 562.300.000 418.000.000
B. Vốn chủ sở hữu 1.394.599.701 1.701.465.755
I. Vốn chủ sở hữu 1.394.599.701 1.701.465.755
1. Vốn chủ đầu tư của chủ sở hữu 1.000.000.000 1.000.000.000
2. Lợi nhuận sau thế chưa phân phối 394.599.701 701.465.755
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 7.828.841.869 6.966.651.453

Theo bảng nguồn vốn ta thấy, nguồn vốn năm 2013 giảm so với năm 2012, giảm
832.190.416 đ.
Trong đó nợ phải trả năm 2012 chiếm 82,19% còn năm 2013 thì chiếm 69,56%. Điều
này có được là do doanh nghiệp làm tốt công tác luân chuyển vốn nên năm 2013 công
ty vay nợ ngắn hạn ít hơn, do công ty thực hiện công tác quản lý nguyên vật liệu tốt
hơn nên định mức tiêu hao giảm, lượng mua hàng giảm mà vẫn đảm bảo sản xuất, điều
này làm cho phải trả người bán giảm.
Vốn chủ sở hữu năm 2012 là 17,81%, còn năm 2013 là 30,44% tăng lên 12,63%. Điều
này chứng tỏ chủ sở hữu đang tăng cường đầu tư nguồn lực vào công ty hơn.
1.5.3. Tình hình nhân lực.
Số công nhân viên của công ty được thể hiện theo bảng sau:
Bảng 3: Tình hình lao động của công ty năm 2013
Người thực hiện: Nguyễn Thị Huế Lớp: QKD51-ĐH1 Page 13
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
STT Bộ phận (chức danh) Số lượng
I Bộ phận quản lý 12
1 Giám đốc 1
2 Phó giám đốc 1
3 Phòng kế toán 2
4 Phòng kinh doanh 2
5 Phòng hành chính 2
6 Phòng bảo vệ 2
7 Phòng sản xuất 2
II Bộ phận trực tiếp sản xuất 40
1 Bộ phận OTK 2
2 Công nhân điện, nước, cơ khí 1
3 Công nhân trực tiếp 37
Tổng cộng 52
Do công ty cổ phẩn sản xuất và thương mại Sơn Thủy là công ty sản xuất nên số lượng
bộ phận trực tiếp sản xuất chiếm tỷ trọng lớn, chiếm 76,92% tổng số lao động. Điều

này là rất hợp lý. Công ty đã thực hiện quản lý tốt lượng lao động, cũng như bố trí lao
động trong công ty, điều này sẽ góp phần làm cho kết quả sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp tốt lên.
1.6. Giới thiệu công nghệ sản xuất hoặc quá trình hoạt động.
Hoạt động cung ứng và sử dụng nguyên vật liệu được tiến hành theo quy trình sau:
Xác định nhu cầu vật tư bao gồm: - Kiểm tra lượng vật tư tồn kho.
- Xác định nhu cầu vật tư trong kỳ tới.
Tổ chức mua sắm vật tư bao gồm: - Liên hệ nhà cung ứng vật tư.
- Ký hợp đồng mua sắm vật tư.
- Tổ chức nhập kho vật tư.
- Thanh toán cho nhà cung ứng vật tư
Phân bổ vật tư cho sản xuất bao gồm: cung cấp vật tư cho sản xuất kinh doanh.
Hoạt động sản xuất kinh doanh.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Huế Lớp: QKD51-ĐH1 Page 14
Xác định nhu
cầu vật tư
Tổ chức mua sắm
vật tư
Phân bổ vật tư
cho sản xuất
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Theo nguồn báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của công ty tính đến ngày
31/12/2013 như sau:
Bảng 4: Tình hình kết quả kinh doanh của công ty năm 2012-2013
STT Chỉ tiêu Năm 2012 (đ) Năm 2013 (đ) So sánh
2013/2012
(%)
1 Doanh thu bán hàng
và cung cấp dịch vụ
11.226.480.790 12.650.977.567 112,689

2 Doanh thu thuần về
bán hàng và cung cấp
dịch vụ
11.226.480.790 12.650.977.567 112,689
3 Giá vốn bán hàng 9.977.281.645 11.008.602.089 110,337
4 Lợi nhuận gộp về bán
hàng và cung cấp dịch
vụ
1.249.199.145 1.642.375.478 131,474
5 Doanh thu hoạt động
tài chính
1.889.236 2.832.803 149,944
6 Chi phí tài chính 460.832.698 763.597.133 165,699
Người thực hiện: Nguyễn Thị Huế Lớp: QKD51-ĐH1 Page 15
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
7 Chi phí quản lý doanh
nghiệp
401.766.804 472.455.410 117.594
8 Lợi nhuận thuần từ
hoạt động kinh doanh
388.488.879 409.154.738 105,32
9 Thu nhập khác 154.330.000 - -
10 Chi phí khác 132.745.119 - -
11 Lợi nhuận khác 21.584.881 - -
12 Tổng lợi nhuận kế
toán trước thuế
410.073.760 409.154.738 99,776
13 Chi phí thuế TNDN 102.518.440 102.288.685 99,776
14 Lợi nhuận sau thuế
TNDN

307.555.320 306.866.054 99,776
Qua bảng ta thấy lợi nhuận của doanh nghiệp năm 2013 giảm hơn so với năm 2012 là
0,224%. Điều này cho thấy kết quả cuối cùng của công ty chưa tốt. Mặc dù tốc độ tăng
doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng nhanh hơn tốc độ tăng của giá vốn hàng
bán, cụ thể là doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng lên 112,689%, còn giá vốn
hàng bán thì tăng 110,337% thui, nhưng thu nhập khác của công ty năm 2013 lại
không có nên đã làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.
Trong đó,hầu hết các chỉ tiêu đều tăng, tuy nhiên vẫn còn có chỉ tiêu giảm.
Chỉ tiêu tăng nhiều nhất đó là chi phí tài chính, tăng lên 165,699%, chỉ tiêu giảm nhiều
nhất là lợi nhuận kế toán trước thuế là 0,224%, kéo theo chí phí thuế TNDN giảm và
làm kết quả kinh doanh của công ty giảm 0,224%.
Điều này là do trong năm 2013, công ty không có thu nhập khác, còn năm 2012 thì có,
nên đã kéo lợi nhuận của doanh nghiệp xuống.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Huế Lớp: QKD51-ĐH1 Page 16
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Phần 2: TÌM HIỂU TÌNH HÌNH CUNG ỨNG VÀ SỬ DỤNG VẬT
TƯ TẠI CÔNG TY.
2.1 Đặc điểm về nguyên vật liệu, cách phân loại của công ty.
2.1.1 Đặc điểm của nguyên vật liệu của công ty.
Nguyên vật liệu của công ty là loại dễ mua, dễ kiếm trên thị trường nên công ty thực
hiện mua nguyên vật liệu ở trong nước. Nhưng dù vậ liệu thu mua ở nguồn nhập nào
thì nói chung khi về đến công ty đều không được phép hao hụt, thanh toán và vận
chuyển theo đúng số lượng thực tế nhập kho với chất lượng và quy cách của vật liệu
hợp với yêu cầu sản xuất với kế hoạch của phòng kinh doanh.
2.1.2 Phân loại nguyên vật liệu của công ty
Để phù hợp với đặc điểm, yêu cầu trong quá trình sản xuất thì nguyên vật liệu của
công ty được phân loại như sau:
- Nguyên vật liệu chính: là đối tượng lao động chủ yếu của Công ty khi tham gia vào
quá trình sản xuất là cơ sở vật chất chủ yếu cấu thành nên thực thể của sản phẩm bao
gồm: sản phẩm PVC, màng PVC, vải dệt, vải dệt tráng nhựa.

- Nguyên vật liệu phụ: góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, mẫu mã sản phẩm bao
gồm: chỉ may, nút nhựa, móc nhựa, tem, hộp cacton, hộp áo mưa,
- Nhiên liệu: xăng dầu.
- Vật liệu, thiết bị máy móc: dây kéo, dây đồng, đầu kéo,…
Người thực hiện: Nguyễn Thị Huế Lớp: QKD51-ĐH1 Page 17
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
- Phế liệu thu hồi: vải vụn, màng PVC vụn,…
Nguồn nhập, mục đích xuất nguyên vật liệu.
Tất cả các loại nguyên vật liệu của công ty đều được mua ngoài. Và đều được sản xuất
ra để phục cho sản xuất sản phẩm, phục vụ công tác quản lý, bán hàng tại công ty.
Vật tư của công ty do phòng cung ứng vật tư và nhân viên làm việc tại kho chịu trách
nhiệm quản lý. Công ty có hệ thống kho nguyên vật liệu chính và kho thành phẩm
hoàn thành.
Phòng cung ứng căn cứ vào định mức vật tư kỹ thuật để dự trữ, cấp phát vật tư.
Đánh giá nguyên vật liệu.
* Đối với nguyên vật liệu nhập kho, nguyên vật liệu của Công ty chủ yếu là mua
ngoài, chỉ có một phần nhỏ thu hồi từ sản xuất (Công ty áp dụng thuế GTGT theo
phương pháp khấu trừ).
- Đối với nguyên vật liệu mua ngoài nhập kho.
Giá thực tế nguyên vật liêu nhập kho = Giá mua ghi trên hoá đơn
(không có thuế GTGT)
Chi phí thu mua được phân bỏ vào chi phí sản xuất trong kỳ. Do chi phí thu mua
thường nhỏ hoặc không có do giá trị của nguyên vật liệu mua là giá giao tại kho của
Công ty nên các chi phí vận chuyển, bốc dỡ và các chi phí khác đều do bên bán chịu.
Ví dụ:
Ngày 14/8/2013: Nhập kho 9.990m sản phẩm PVC theo hóa đơn giá đơn vị (chưa có
thế GTGT) ghi trên hóa đơn là 33.636đ/m.
Giá thực tế: sản phẩm PVC= 9.990 x 33.636 = 336.027.236đ
- Đối với phế liệu thu hồi nhập kho: Phế liệu thu hồi là vải PVC vụn, sản phẩm PVC
vun thu hồi từ sản xuất. Giá thực tế của phế liệu do phòng cung ứng vật tư xác định và

đưa ra cho một kỳ hạch toán chỉ có một đơn vị cho tất cả các loại phế liệu thu hồi.
* Đối với nguyên vật liệu xuất kho: tại Công ty cổ phần thương mại và sản xuất Sơn
Thủy, giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho được tính theo phương pháp nhập trước
xuất trước, lô hàng nào nhập kho trước sẽ được xuất trước.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Huế Lớp: QKD51-ĐH1 Page 18
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
2.2. Thực trạng tổ chức quản lý, cung ứng và sử dụng nguyên vật liệu tại
Công ty
Công tác quản lý và cung ứng nguyên vật liệu là khâu quan trọn đầu tiên trong quá
trình tổ chức sản xuất và kinh doanh. Hơn nữa, quản lý và cung ứng vật tư là bộ phận
hợp thành của kế hoạch sản xuất- kinh doanh hàng năm. Nhiệm vụ của kế hoạch này là
phải lập kế hoạch cung ứng hợp lý, giảm tồn đọng vật tư trong kho dài ngày làm tăng
vốn lưu động, có kế hoạch sư dụng nguyên vaajtlieeuj tiết kiệm nhất.
Quản trị nguyên vật liệu là một nhiệm vụ rất quan trọn nhằm đảm bảo hoạt động sản
xuất kinh doanh diệ ra một cách hiệu quả. Trong các công ty các xí nghiệp nguyên vật
liệu luôn dịch chuyển, sự dịch chuyển như vậy có ý nghĩa lớn đến hiệu quả hoạt động
sản xuất. Dòng dịch chuyển nguyên vật liệu có thể chia làm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn đầu vào với các hoạt động cơ bản: đặt hàng mua sắm, vận chuyển, tiếp
nhận.
- Giai đoạn kiểm soát sản xuất với hoạt động tổ chức vận chuyển nội bộ, kiểm soát quá
trình cung ứng phù hợp với tiến độ sản xuất.
- Giai đoạn ở đầu ra gồm gửi hàng, tổ chức xếp dỡ, vận chuyển.
2.2.1. Công tác thực hiện định mức nguyên vật liệu.
Xây dựng hệ thống định mức tiêu dùng nguyên vật liệu là công việc hết sức phức tạp
bởi chủng loại NVL hết sức phong phú và đa dạng, khối lượng công việc cần phải định
mức nhiều. Việc xây dựng định mức có vai trò to lớn trong việc nâng cao chất lượng
quản lý, cung ứng và sử dụng hợp lý tiết kiệm nguyên vật liệu.
Hiện nay việc xây dựng định mức tiều dùng NVL do phòng Kế hoạch – Kỹ thuật đảm
nhận và trực tiếp thực hiện.
Sơ đồ định mức

Người thực hiện: Nguyễn Thị Huế Lớp: QKD51-ĐH1 Page 19
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
2.2.2. Công tác bảo đảm nguyên vật liệu cho sản xuất.
Điều kiện quan trọng để đảm bảo cho sản xuất của xí nghiệp hoàn thành tốt và nhịp
nhàng là phải bảo đảm cho nó những loại vật tư cần thiết một cách kọp thời trong cả
một thời gian dài (năm hay quý). Điều này công ty đã làm tương đối tốt, tuy k bị gián
đoạn cho sản xuất nhưng công tác đảm bảo nguyên vật liệu của doanh nghiệp còn làm
theo tính chất truyền thống. Dựa vào đặc tính của sản phẩm mà công ty sản xuất ra và
tình hình lượng nhập của năm trước mà công ty lên kế hoạch nhập cho năm sau.
Tức là tùy từng khoảng thời gian khác nhau trong năm mà lượng vật tư công ty nhập là
khác nhau.
Thời gian cao điểm công ty sản xuất là mùa mưa, khi đó lượng sản phẩm chính của
công ty (áo mưa) là nhiều. Công ty phải nhập vật tư nhiều để phục vụ cho sản xuất.
Còn mùa khô thì công ty sản xuất ít hơn lên lượng nhập vật tư ít hơn, thời gian nhập
cách xa nhau hơn. Và tùy từng thời điểm đáp ứng nhu cầu thị trường các sản phẩm của
công ty sản xuất ra là khác nhau nên chủng loại vật tư cũng khác nhau.
Bảng 5: Nhập – xuất – tồn nguyên vật liệu chính (tháng 7 năm 2013)
STT Mặt hàng Đơn vị Tồn đầu kỳ Nhập Xuất Tồn cuối kỳ
1 SP PVC m 3.524 0 2.951 573
2 SP PVC 0.17x54 kg 48.253 5.856 516 53.593
3
Vải dệt tráng
nhựa
kg 5.398 0 898 4.500
Người thực hiện: Nguyễn Thị Huế Lớp: QKD51-ĐH1 Page 20
Định mức tiêu dùng
NVL
Tiêu dùng có ích Phế liệu
Có thể dùng lại Không dùng được
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

4 Màng PVC m 25.868 8.225 2.893 31.200
Tổn
g
83.043 14.081 7.258 89.866
Bảng 6: Nhập – xuất – tồn nguyên vật liệu chính (tháng 8 năm 2013)
stt Mặt hàng Đơn vị Tồn đầu kỳ Nhập Xuất Tồn cuối kỳ
1 SP PVC m 573 9.990 573 9.990
2 SP PVC 0.17x54 kg 53.593 3.080 0 56.673
3
Vải dệt tráng
nhựa
kg 4.500 8.000 0 12.500
4 Màng PVC m 31.200 8.000 0 39.200
Tổn
g
89.866 29.073 573 118.363
Qua 2 bảng trên ta thấy thời điểm nhập nguyên vật liệu của công ty là khác nhau.Mỗi
tháng căn cứ theo bảng nhập xuất tồn mà ta có thể thấy rõ được lượng nguyên vật liệu
nào tiêu dùng trong từng tháng, lượng tồn cuối tháng là bao nhiêu để có kế hoạch nhập
tiếp nguyên liệu trong tháng tới. Trong tháng 8 năm 2013, chỉ tiêu dùng nguyên vật
liệu chính là sản phẩm PVC (m) là 573m, còn các nguyên liệu còn lại thì k tiêu dùng.
Nhưng xét lượng tồn tháng trước của các nguyên vật liệu, để đảm bảo cho sản xuất
tháng sau, công ty đã nhập thêm các nguyên liệu.
2.2.3.Công tác mua sắm nguyên vật liệu của Công ty.
Thủ tục nhập nguyên vật liệu, ở Công ty là mua ngoài. Đối với những lô hàng có giá
trị lớn, những nguyên vật liệu chính, Công ty thực hiện mua hàng của nhà cung ứng
thường xuyên của công ty. Còn với những lô hàng có giá trị nhỏ, số lượng ít, Công ty
uỷ quyền cho kế toán liên hệ với nhà cung ứng khác để mua vật tư.
Nhìn chung trong công tác mua sắm của công ty cần phải xem xét:
- Mua nguyên vật liệu theo chế độ đúng thời điểm.

- Những điều ký kết trong hợp đồng.
- Đối tượng mua bán: + Tên hàng, quy cách, kích cỡ.
+ Số lượng.
+ Hóa đơn, phiếu đóng gói, nhãn hàng hóa, bảo hành.
- Điều khoản phẩm chất nguyên vật liệu theo tiêu chuẩn nào:
Người thực hiện: Nguyễn Thị Huế Lớp: QKD51-ĐH1 Page 21
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
+ Sản phẩm cấp nào
+ Chất lượng.
+ Kiểm tra (Toàn diện hay chọn lọc)
- Điều kiện bao bì.
- Điều kiện giao hàng: + Thời gian.
+ Địa điểm.
+ Thời gian nguyên vật liệu trên đường.
+ Thời gian làm thủ tục nhập kho.
- Điều kiện thanh toán: + Trả tiền mặt ( Việt Nam hay ngoại tệ)
+ Trả ngay.
+ Trả dần.
Khi vật tư mua về đến kho, thủ kho vật tư căn cứ vào hoá đơn, hợp đồng kinh tế tiến
hành làm phiếu nhập hàng, phiếu nhập kho theo biểu 01 – VT. Phiếu nhập kho được
ghi đầy đủ các thông tin cần thiết và số lượng nhập kho trên chứng từ có liên quan.
Phiếu nhập kho, phiếu nhập hàng và các chứng từ có liên quan được chuyển xuống
kho nhập hàng, thủ kho căn cứ vào các chứng từ trên kiểm tra tính hợp pháp của
chứng từ, chất lượng và quy cách của vật tư, sau đó tiến hành nhập kho. Thủ kho ghi
vào phiếu nhập kho số lượng vật tư thu nhập, đồng thời tiến hành ghi thủ kho. Phiếu
nhập kho và các chứng từ có liên quan được chuyển lên phòng kế toán.
Ngày 24/3/2013, công ty nhập sản phẩm PVC theo hợp đồng kinh tế đã ký với công ty
TNHH Nhựa Phú Thành. Ví dụ:
Người thực hiện: Nguyễn Thị Huế Lớp: QKD51-ĐH1 Page 22
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Mẫu hóa đơn:
Biểu mẫu 1:
HOÁ ĐƠN Mẫu số: 01GTKT 3/001
GIÁ TRỊ GIA TĂNG Ký hiệu: AA/13P
Liên 2: giao người mua Số: 0000242
Ngày 8 tháng 3 năm 2013
Đơn vị bán hàng: CÔNG TY TNHH NHỰA PHÚ THANH
Mã số thuế: 5701671051
Địa chỉ: Tổ 18A- khu 6- phường Quang Trung- Thành phố Uông Bí- Tỉnh Quảng Ninh
Số tài khoản:
Điện thoại: 0333 566 330
Họ và tên người mua hàng:
Đơn vị: Công ty Cổ phần sản xuất và thương mại Sơn Thủy
Đơn chỉ: số 57, km5,đường 5 cũ, phường Sở Dầu, quận Hồng Bàng, Hải Phòng
Số tài khoản.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Huế Lớp: QKD51-ĐH1 Page 23
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Hình thức thanh toán: CK/TM. Mã số: 02 00584602
STT Tên hàng hoá, dịch vụ
Đơn vị
tính
Số Đơn
giá
Thành tiền
A B C 1 2 3=1x2
1 Vải dệt tráng phủ nhựa polyester tổng
hợp một mặt không xốp dạng cuộn
(150m/cuộn), dày < 0,8mm, khổ rộng
1,5m. Định lượng 0,272kg/m không
phải vải giả da, hàng mới 100%

kg 8.150 5.560 45.314.000
Cộng tiền hàng: 45.314.000
Thuế suất GTGT: 10T: Tiền thiếu GTGT: 4.531.400
Tổng cộng tiền thanh toán: 49.845.400
Số tiền viết bằng chữ: Bốn mươi chín triệu tám trăm bốn mươi năm nghìn bốn trăm
đồng chẵn.
Người mua hàng người bán hàng Thủ trưởng đơn vị
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, họ tên)
2.2.4. Tổ chức tiếp nhận nguyên vật liệu.
Ở công ty, mua cũng như bán vật tư, bán thành phẩm và thành phẩm phải thông qua
hợp đồng kinh doanh. Các trưởng phòng phải kiểm tra hợp đồng về quy cách, số
lượng, chất lượng, chủng loại và giá cả cũng như thời hạn giao nhận. Tất cả các hợp
đồng kinh tế do giám đốc ký, phòng kế toán, phòng kinh doanh có trách nhiệm theo
dõi để kiểm tra việc thực hiện và thanh lý hợp đồng. Các hoá đơn vật tư hàng hoá mua
về đều có hoá đơn đỏ của bộ tài chính. Tuỳ từng loại vật liệu mà có những hình thức
cân, đong, đo đếm khác nhau.
Việc kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu được tiến hành từ thấp đến cao, từ ngoài vào
trong. Trước hết, nhân viên tiếp nhận xem xét kích thước, tình hình bao bì và những
ký hiệu ghi trên bao bì có phù hợp với những điều kiện quy định trong hợp đồng giao
hàng hay không.
Do có sự thống nhất trong hợp đồng nên khi giao hàng diễn ra hết sức thuận lợi.
Nếu nguyên vật liệu đủ điều kiện chuẩn nhập kho thì phòng kinh doanh sẽ tiến hành
lập phiếu “nhập kho”. Thủ kho không được tự ý nhập số nguyên vật liệu nếu chưa có ý
kiến của phòng kinh doanh. Do thủ kho thuộc phòng kinh doanh nên mọi nhu cầu nhập
Người thực hiện: Nguyễn Thị Huế Lớp: QKD51-ĐH1 Page 24
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
xuất đều tại phòng kinh doanh để tiện cho việc quản lý. Phiếu nhập kho được lập thành
ba liên:
- Phòng kinh doanh lưu một liên.
- Thủ kho giữ một liên để ghi thẻ kho, sau đó chuyển cho kế toán vật tư.

- Một liên do người đi mua giữu hóa đơn mua giao lại cho kế toán làm cơ sở thanh
toán sau này.
Căm cứ để viết phiếu nhập kho của công ty nhập tại kho của công ty là các hóa đơn
bán hàng của nhà cung cấp. Hóa đơn này phải có đóng dấu của bộ tài chính và dấu của
đơn vị bán, đồng thời phải có xác nhận của thủ kho là hàng đã nhập kho.
PHIẾU NHẬP KHO Mẫu số: 01 – VT
Ngày24/3/2013 Theo QĐ Số: 15/2006/QĐ-BTC
Số: 22 Ngày 20 tháng 3 năm 2006
Nợ: TK152
Có: TK 331 Của Bộ trưởng BTC
Số:…………….NB
Họ tên người giao hàng: Trần Duy Cường
Theo: … HĐ. Số 034214. Ngày 8/3/2013 của Công ty TNHH Phú Thành.
stt Tên nhãn hiệu,
quy trình vật tư
(hàng hóa)
Mã số ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền
Theo
chứng từ
Thu
nhập
A B C D 1 2 3 4
1 SP PVC m 9.990 9.990 33.636 336.027.236

Cộng tiền hàng: 336.027.236
Thuế suất GTGT: 10% tiền thuế GTGT: 33.602.724
Người thực hiện: Nguyễn Thị Huế Lớp: QKD51-ĐH1 Page 25

×