Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Tìm hiểu quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu của công ty TNHH hoài ân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (240.38 KB, 40 trang )

NỘI DUNG BÁO CÁO THỰC TẬP
Sinh viên: Lê Thị Thùy Hương
MSV: 40416
Lớp KTB51-ĐH2
Khoa: Kinh tế vận tải biển
Đề tài: Tìm hiểu quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu của
công ty TNHH Hoài Ân
Nội dung báo cáo: Gồm 2 phần chính :
- Chương I : Giới thiệu về công ty TNHH Hoài Ân
- Chương II : Quy trình giao nhận xuất nhập khẩu hàng hóa của công
ty.

Giáo viên hướng dẫn.
HỒ THỊ THU LAN
1
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, vận tải biển giữ một vị trí quan trọng trong chuyên chở hàng hóa
trên thị trường thế giới. Vận tải đường biển là ngành vận tải chủ chốt so với các
phương thức vận tải khác nhau trong chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu, nó
đảm nhiệm nhận chuyên chở gần 90% tổng khối lượng hàng hóa trong buôn bán
quốc tế. Nguyên tắc “ tự do đi biển” đã tạo thuận lợi ngành vận tải biển và nhờ
đó tàu thuyền mang mọi quốc tịch được tự do hoạt động trên các tuyến thương
mại quốc tế. Khối lượng hàng hóa chuyên chở bằng đường biển quốc tế tăng
nhanh qua các giai đoạn. Vận tải là nguồn thu ngoại tệ lớn cho nhu cầu phát
triển kinh tế của một đất nước, tạo điều kiện cho sự phát triển quan hệ giữa các
quốc gia trên toàn thế giới.
Khi nền kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu vận chuyển hàng hóa ngày càng
tăng thì việc cơ giới hóa, hiện đại hóa cơ sở vật chất kĩ thuật của hệ thống vận
tải ở mỗi quốc gia ngày càng quan trọng. Vì vậy, việc chuyên chở hàng hóa
bằng Container đã chứng minh tính ưu việt của nó so với các phương pháp
chuyên chở bao gói thông thường. Nhu cầu vận chuyển các tuyến trong và ngoài


nước hiện nay là tương đối lớn và các công ty vận tải biển nước ngoài đã tham
gia vào thị trường vận tải biển Việt Nam. Tuy nhiên sự gặp gỡ trực tiếp giữa chủ
hàng và người vận tải còn nhiều khó khăn do hạn chế về thông tin, thiếu tính
chuyên môn. Do đó xuất hiện người đại lý vận tải đứng ra làm trung gian thu
xếp các công việc giữ chủ hàng và người vận tải. Nhờ đó nhu cầu vận tải được
đáp ứng nhanh chóng với chi phí bỏ ra là hợp lý nhất.
Công ty trách nhiệm hữu hạn Hoài Ân chuyên thực hiện các chức năng
giao nhận. Ngoài ra công ty còn thực hiện các công việc của người đại lý vận
tải, thủ tục hải quan, vận tải nội địa để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng
cũng như tăng tính cạnh tranh trên thị trường vận tải đầy biến động. Trong quá
trình thực tập em được thực hành các nghiệp vụ chính của công ty và quyết định
chọn nghiệp vụ giao nhận hàng hóa để làm đề tài báo cáo thực tập tốt nghiệp.
Dưới đây là nội dung chi tiết của bài báo cáo.
2
Bố cục của bài báo cáo bao gồm:
- Chương 1: Giới thiệu về công ty trách nhiệm hữu hạn Quốc Tế Delta.
- Chương 2: Tình hình thực hiện quy trình nghiệp vụ giao nhận container tại
công ty.
- Chương 3: Chứng từ liên quan.
.

3
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
KẾT LUẬN 38
4
CHƯƠNG I: Đánh giá hoạt động giao nhận hàng hóa xuất,nhập khẩu
tại Công ty TNHH Hoài Ân
1.1. Lịch sử hình thành công ty TNHH Hoài Ân
Công ty TNHH Hoài Ân được thành lập vào năm tháng 6/2006, tiền thân là công ty

TNHH An Dương với 2 người đồng sở hữu là ông Nguyễn Thanh Bình và ông Trịnh
Đức Tuấn. Sau khi có sự thay đổi nhận sự, ông Trịnh Đức Tuấn rút cổ phần, công ty
chỉ còn 1 chủ sở hữu duy nhất là ông Nguyễn Thanh Bình. Đầu năm 2008, công ty đổi
tên thành cty TNHH Hoài Ân
- Tên Giao dịch bằng Tiếng Việt: Công ty TNHH Hoài Ân
Tiếng Anh: Hoai An Company Limited
- Địa chỉ: Số 48/16 Đường vòng Vạn Mỹ, phường Vạn Mỹ, Ngô Quyền, Hải Phòng
- Fax : 0313 796363 - SĐT : 0313 796587
- Mail :
- Mã số thuế: 0201085250
- Ngành nghề kinh doanh :
+ Vận tải hàng hóa bằng đường bộ
+ Dịch vụ giao nhận hàng hóa,khai thuê hải quan
+ Dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hóa
1.2.Cơ cấu tổ chức công ty :
- Nhân sự trong công ty. Chức năng,nhiệm vụ của mỗi bộ phận:
Công ty bao gồm 4 bộ phận chính: Giám đốc, kế toán, bộ phận giao nhận, bộ phận vận
tải
5
Nhân sự Chức năng nhiệm vụ
Giám đốc Điều hành chung mọi công việc trong công
ty
Kế toán Kế toán trưởng Làm báo cáo tài chính và thanh khoản mỗi
tháng
Kế toán Nhập sổ sách, thống kê các khoản thu,chi
Bộ phận giao nhận Thực hiện những công việc liên quan đến
nghiệp vụ giao nhận
Bộ phận vận tải Phụ trách khâu chuyên chở hàng hoá
1.3.Chức năng,nhiệm vụ:
Công ty TNHH Hoài Ân có chuyên môn là giao nhận vận tải.Vì vậy, công ty sẽ

đảm nhiệm các công việc làm thủ tục hải quan cho hàng hoá xuất khẩu đồng thời giúp
hải quan hoàn thiện một số thủ tục liên quan đến thủ tục xuất nhập khẩu hàng hoá
Công ty đảm nhiệm cả trách nhiệm của người chuyên chở, hoạt động theo sự uỷ
thác của người gửi hàng, như cầu nối giữa người gửi hàng và bến bãi, kho vận…Người
uỷ thác sẽ chịu mọi chi phí trách nhiệm về hoạt động của người giao nhận khi họ thực
hiện công việc được uỷ thác nhận hàng,giao hàng, làm thủ tục hải quan… trên cơ sở
hợp đông uỷ thác.
Căn cứ vào loại hàng hoá, yêu cầu cua người gửi hàng và qua việc xem xét lịch
trình tàu chạy của hãng tàu để nghiên cử, thiết kế quá trình chuyển tải và chuyển tiếp
hàng hoá, đảm bảo được thời gian, tuyến đường,tính nhanh chóng và hiệu quả, an toàn
cho hàng hoá.
 Ngoài ra, công ty còn đảm nhận những công việc sau:
- Phân loại hàng hoá
- Lưư kho cho hàng hoá
- Tổ chức bảo quản phù hợp với tính chất hàng hoá
- Là trung tâm phân phối, lưu thông hàng hoá
6
Với uy tín và trách nhiệm của mình, công ty cam kết với người gửi hàng về việc
chuyên chở từ địa điểm này qua địa điểm khác.
Nếu có bất kì thiệt hại nào trong quá trình thực hiện hợp đồng, công ty sẽ chịu trách
nhiệm đền bù như trong cam kết của 2 bên
 Giới hạn trách nhiệm:
- Trách nhiệm của công ty trong mọi thường hợp không vượt quá giá trị hàng hoá,
trừ phi các bên liên quan có thoả thuận trong hợp đồng.
- Không được miễn trách nhiệm nếu không chứng minh được việc mất mát, hư hỏng
hoặc chậm giao hàng không phải la lỗi do mình gây ra.
- Tiền bồi thường được tính trên cơ sở hàng hoá và các khoản tiền khác co chứng từ
hợp lệ. Nếu trong hoá đơn không ghi giá trị hàng hoá thì tiền bồi thường được tính theo
giá trị lô hàng tại thời điểm mà hàng được giao cho khách hàng theo giá thị trường.
Nếu không có giá thị trường thì tính theo giá thông thường của hàng hoá cùng loại và

cùng chát lượng.
 Công ty không phải chịu trách nhiệm trong những trường hợp sau đây:
- Không được thông báo về khiếu nại trong thời hạn 14 (không tính chủ nhật và
ngày lễ) kể từ ngày giao hàng.
- Không được thông báo bằng văn bản về vịêc kiên tại trọng tài toà án trong thời
hạn 9 tháng kể từ ngày giao hàng.
1.4. Cơ cấu lao động
- Số người : 10
- Trình độ : Đại học chính qui, cao đẳng, cao đẳng nghề, trung cấp
- Nam - nữ :
STT Đơn vị Số lượng Trình độ
Nam Nữ
1 Lãnh đạo 1 Đại học
2 Kế toán 1 Đại học,cao đẳng
3 Khai báo hải quan điện tử 1 1 Đại học,cao đẳng
7
4 Giao nhận 2 Cao đẳng,trung cấp
5 Vận tải 4 Cao đẳng nghề
Qua những số liệu trên ta thấy lao động trong công ty đa phần có trình độ cao
đẳng. Số lao động nam nhiều hơn, chiếm gần 83% tổng số lao động. Độ tuổi trung bình
của lao động là 27. Trong bộ phận giao nhận, nhân viên có nghiệp vụ giao nhận ở mức
khá trở lên, có tác phong công nghiệp, có hiểu biết vê luật pháp và đặc biệt là luôn có
trách nhiệm với hàng hóa. Cơ cấu lao động trong từng lĩnh vực được duy trì ở mức
đảm bảo năng suất lao động, tránh lãng phí nguồn lực và chí phí hoạt động
1.5. Cơ sở vật chất kĩ thuật của công ty
- 2 phòng làm việc rộng 70m
2/
phòng bao gồm 3 khu vực :
+ Khu vực dành cho giám đốc
+ Khu vực dành cho kế toán

+ Khu vực dành cho nhân viên giao nhận và nhân viên vận tải
Việc bố trí riêng rẽ các khu vực giúp nhân viên đảm bảo sự tập trung trong giờ làm
việc, tranh sao nhãng và tạo điều kiện cho việc quản lý cũng nhữ lưu trữ chứng từ, sổ
sách, hóa đơn.
- Hệ thống máy tính kết nối internet phục vụ cho việc khai báo hải quan điện tử, lưu
trữ chứng từ hóa đơn, các hoạt động liên quan đến nghiệp vụ kế toán :7 máy
- Các thiết bị in, foto, scan, máy ảnh, máy fax, điện thoại phục vụ cho hoạt động
chung
- Các trang thiết bị khác phục vụ cho công việc và hoạt động nghỉ ngơi, thư giãn
- Ngoài ra còn có thể kể đến đội xe tải gồm 3 chiếc có trọng tải 1 tấn.
Nhìn chung trang thiết bị và cơ sở vật chất của công ty là tương đối đầy đủ, phục vụ
tốt cho hoạt động của công ty. Riêng đội vận tải hiện tại vẫn chưa đáp ứng được nhu
cầu chuyên chở hàng hóa
1.6. Tình hình sản xuất, kinh doanh của công ty trong 3 năm gần đây (không tính
lương nhân viện và các chí phí khác).
8
Năm 2011
( Đơn vị :VNĐ )
Quí Doanh thu Chi phí Lãi trước thuế
Giao nhận Vận tải
I 1.113.000.000 631.000.000 162.000.000 320.000.000
II 1.236.000.000 689.000.000 193.000.000 354.000.000
II 1.290.000.000 734.000.000 213.000.000 343.000.000
IV 1.352.000.000 811.000.000 235.000.000 306.000.000
Năm 2012
( Đơn vị : VNĐ )
Quí Doanh thu Chi phí Lãi trước thuế
Giao nhận Vận tải
I 1.200.000.000 634.000.000 165.000.000 401.000.000
II 1.323.000.000 680.000.000 184.000.000 459.000.000

III 1.370.000.000 692.000.000 192.000.000 486.000.000
IV 1.500.000.000 720.000.000 201.000.000 579.000.000
9
Năm 2013
( Đơn vị :VNĐ )
Quí Doanh thu Chi phí Lãi trước thuế
Giao nhận Vận tải
I 1.120.000.000 622.000.000 160.000.000 338.000.000
II 1.200.000.000 659.000.000 171.000.000 370.000.000
III 1.245.000.000 689.000.000 185.000.000 371.000.000
IV 1.289.000.000 701.000.000 194.000.000 394.000.000
( Nguồn : Phòng kế toán )
 So sánh tình hình sản xuất, tăng trưởng của 3 năm:
- Năm 2011 doanh thu đạt 4.691.000.000 VNĐ, lợi nhuận trước thuế đạt
1.004.000.000 VNĐ.
- Năm 2012 doanh thu đạt 4.854.000.000 VNĐ , lợi nhuận trước thuế đạt
1.473.000.000 VNĐ
=> So với năm 2011 :
Doanh thu tăng 163.000.000 VNĐ tương đương 3,47%
Lợi nhuận trước thuế tăng 469.000.000 VNĐ tương đương 46,7%
- Năm 2013 doanh thu đạt 4.395.000.000 VNĐ , lợi nhuận trước thuế đạt
1.025.000.000 VNĐ
=> So với năm 2012 :
Doanh thu giảm 459.000.000 VNĐ tương đương 10,4 %
Lợi nhuận trước thuế giảm 448.000.000 VNĐ tương đương 43,7%
 Nhận xét: Khả năng duy trì lợi nhuận của công ty qua các thời điểm là không
đều, thấp vào đầu năm, tăng lên vào giữa năm và biến động lên xuông vào cuối mỗi
năm.Sự chênh lệch doanh thu giữa các quí không cao.Năm 2013, Việt Nam bị ảnh
hưởng bởi khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên doanh thu năm này giảm mạnh so với
năm trước đó là năm 2012.

10
Bảng cân đối kế toán công ty TNHH Hoài Ân
(31/12/2011,2012,2013)
( Đơn vị : VNĐ )
( Nguồn : Phòng kế toán )
( Nguồn : Phòng kế toán )
Báo cáo tài chính công ty
(31/12/2011,2012,2013)
Tài sản 2011 2012 2013
I.TSCĐ và đầu tư ngắn hạn 1.500.000.000 2.200.000.000 3.000.000.000
Tiền mặt taị quĩ 450.000.000 450.000.000 450.000.000
Tiền gửi ngân hàng 1.050.000.000 1.750.000.000 2.550.000.000
Đầu tư tài chính ngắn hạn 0 0 0
Phải thu của khách hàng 600.000.000 800.000.000 1.000.000.000
Các khoản thu khác 50.000.000 75.000.000 100.000.000
Thuế GTGT được khấu trừ 375.000.000 420.000.000 500.000.000
Tài sản lao động 45.000.000 85.000.000 115.000.000
Cộng tài sản 1.500.000.000 2.200.000.000 3.000.000.000
II. Nợ 302.000.000 298.000.000 320.000.000
Nợ ngắn hạn 102.000.000 98.000.000 120.000.000
Thuế và các khoản phải nộp
cho nhà nước
150.000.000 220.000.000 300.000.000
Phải trả người lao động 400.000.000 600.000.000 800.000.000
III. Chi phí phát sinh
Đền bù trong giao nhận vận
tải cho khách hàng
60.000.000 60.000.000 60.000.000
Chi phí văn phòng 100.000.000 110.000.000 120.000.000
Chi phí sản xuất kinh doanh,

dịch vụ hàng hoá
250.000.000 420.000.000 650.000.000
11
( Đơn vị :VNĐ )
Chỉ tiêu 2011 2012 2013
1. Tổng doanh thu 4.691.000.000 4.854.000.000 4.393.000.000
2. Khấu hao cơ bản trích 70.000.000 67.000.000 74.000.000
3. Lợi nhuận thuế trước 1.004.000.000 1.473.000.000 1.025.000.000
4. Thuế thu nhập doanh nghiệp 99.000.000 336.000.000 107.000.000
5. Lãi sau thuế 905.000.000 1.137.000.000 918.000.000
6. Lãi phải trả vốn vay 42.000.000 70.000.000 102.000.000
7. Tổng đã nộp nhà nước 924.000.000 1.369.000.000 1.815.000.000
( Nguồn : Phòng kế toán )
 Đánh giá chung:
Công ty TNHH Hoài Ân là một công ty giao nhận thuộc loại nhỏ
- Năm 2011, doanh thu đạt 4.691.000.000 VNĐ, lãi thuần đạt 905.000.000
VNĐ, tổng tái sản là 1.500.000.000 VNĐ tỷ lệ lãi/tài sản đạt hơn 60%, hệ số quay
vòng vốn đạt 1,4 lần
- Năm 2012, doanh thu đạt 4.854.000.000 VNĐ, lãi thuần đạt 1.137.000.000
VNĐ tỷ lệ lãi/tài sản đạt gần 52%, hệ số quay vòng vốn đạt 1,0 lần
- Năm 2013, doanh thu đạt 4.393.000.000 VNĐ, lãi thuần đạt 918.000.000
VNĐ tỷ lệ lãi/tài sản đạt gần 31%, hệ số quay vòng vốn đạt 0,65 lần
Quá trinh sinh lợi nhuận tài sản ở mức cao, qui mô kinh doanh nhỏ nhưng tài
sản năng động. Các chỉ tiêu qua 3 năm cho thấy công ty đang hoạt động khá hiệu quả
Chương II. Nghiệp vụ giao nhận hàng hóa của công ty
2.1. Mẫu hợp đồng dịch vụ giao nhận hàng hóa của công ty
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
12
HỢP ĐỒNG ĐẠI DIỆN

Số:…/HĐĐD
- Căn cứ Luật thương mại nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Căn cứ Nghị định…/CP ngày …tháng…năm… của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành Luật thương mại
- Căn cứ…( văn bản hướng dẫn các cấp các ngành)
- Căn cứ Quyết định số…/TLDN ngày….tháng….năm…của…về việc thành lập tổ
chức doanh nghiệp (tên doanh nghiệp)
- Căn cứ………
Hôm nay ngày… tháng…. năm…. chúng tôi gồm có
BÊN ỦY NHIỆM:………………………………………………………….
- Địa chỉ trbbsdụ sở chính :………….
- Điện thoại:……….Telex:………Fax……………
- Tài khoản số :……… Mở tại ngân hàng:……………
- Đại diện là :………….Chức vụ:
Trong hợp đồng này gọi tắt là bên A
BÊN B ĐẠI DIỆN:………………………………………………………………
- Địa chỉ trụ sở chính :……….
- Điện thoại :……………Telex :……… Fax:………….
- Đại diện là :…………Chức vụ: Trưởng đại diện
Trong hợp đồng này gọi tắt là bên B
Sau khi bàn bạc hai bên thỏa thuận đồng ý ký hợp đồng đại diện với những nội dung và
điều khoản sau
Điều 1: Công việc ủy nhiệm cho bên đại diện
13
Bên A ủy nhiệm cho bên B làm đại diện với danh nghĩa Công ty A để làm thủ tục xuất
(nhập) khẩu hàng hoá của công ty A với các nội dung như sau :
……………………………… (có phụ lục các danh mục hàng hóa đính kèm)
Tên gọi:
Địa chỉ: ….
Người được đại diện:

Ông (bà) :…. Chức vụ:
Cùng các ông bà có tên sau đây
Ông (bà) :… Chức vụ:…….
Ông (bà) :…… Chức vụ: …
Điều 2 : Phạm vi đại diện
Bên B soạn thỏa các hợp đồng để bên A xem xét, ký kết
Bên A ủy quyền cho bên B làm thủ tục giao nhận, vận tải sau khi đã được bên A đồng
ý với từng điều khoản cụ thể
Bên B chỉ được thực hiện hợp đồng sau khi khách hàng trình hợp đồng đã ký với bên
A. Trong trường hợp khác phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của bên A thì bên B mới
được tiến hành thực hiện hợp đồng
Bên B không được tự ý đại diện cho bên A ngoài phạm vi các hoạt động đã được quy
định trong hợp đồng này
Điều 3: Mức thù lao
1- Mức thù lao bên A trả cho bên B được quy định như sau:
…………………………………………………
……………………………………………………
2- Bên A có trách nhiệm thanh toán mọi chi phí phát sinh (nếu có) trong thời gian bên
B thực hiện hợp đồng.
Điều 4. Điều khoản chung
14
Bên B có nghĩa vụ phải thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa và vì
lợi ích của bên A, không được xúc tiến hoạt động thương mại với danh nghĩa của mình
hoặc các hoạt động mang tính chất cạnh tranh đối với bên A.
Thời gian làm đại diện cho bên A, bên B không được tiết lộ hoặc cung cấp cho
người khác các bí mật liên quan đến hoạt động thương mại của bên A trong thời gian
làm đại diện và trong thời hạn là….năm, kể từ khi hợp đồng đại diện chấm dứt;
Bên B tuân thủ mọi hướng dẫn về nghiệp vụ kinh doanh ngành hàng của bên A phù
hợp với quy định của pháp luật và bảo vệ những bí quyết về kinh doanh do bên A chỉ
dẫn

Bên A cam kết thanh toán tiền thù lao đầy đủ cho bên B theo thỏa thuận ghi trong
hợp đồng.
Điều 5. Trách nhiệm vật chất do vi phạm hợp đồng
Hai bên có thể thỏa thuận và ghi trong hợp đồng tỷ lệ đối với từng mức phạt cụ thể
Điều 6. Điều khoản về tranh chấp
Hai bên cần chủ động thông báo cho nhau biết tiến độ thực hiện hợp đồng, nếu có
vấn đề bất lợi gì phát sinh , các bên phải kịp thời báo cho nhau biết và chủ động bàn
bạc giải quyết trên cơ sở thương lượng, bình đẳng đảm bảo hai bên cùng có lợi ( có lập
biên bản ghi toàn bộ nội dung đó)
Trường hợp có nội dung tranh chấp không tự giải quyết được thì hai bên thống nhất sẽ
khiếu nại tới tòa, trọng tài….(nêu tên cơ quan giải quyết) là cơ quan có thẩm quyền
giải quyết vụ việc này
Các chi phí về kiểm tra, xác minh và lệ phí tòa án, trọng tài do bên có lỗi chịu.
Điều 7. Thời gian có hiệu lực của hợp đồng
Thời hạn mà bên A ủy quyền cho bên B thực hiện các hoạt động thương mại có giá trị
trong vòng 12 tháng kể từ ngày….tháng….năm…
Hai bên sẽ tổ chức hợp và lập biên bản thanh lý hợp đồng sau đó…. ngày tại… văn
phòng của bên A
Hợp đồng này được làm thành….bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ…bản.
15
ĐẠI DIỆN BÊN B ĐẠI DIỆN BÊN A
Chức vụ Chức vụ
Ký tên, Đóng dấu Ký tên, Đóng dấu
2.2. Qui trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu của công ty
* Đối tượng giao nhận:
Mặt hàng may mặc Hàng may mặc được nói đến trong phạm vi nghiên cứu của luận văn là
những sản phẩm thuộc ngành dệt may, bao gồm các loại quần áo may nói chung và các phụ
16
kiện kèm theo. Bởi vậy đây chính là những sản phẩm công nghiệp, được sản xuất hàng loạt
với nhiều chủng loại và kích cỡ. Với ngành dệt may Việt Nam, các sản phẩm may mặc của

ngành cũng rất đa dạng nhằm đáp ứng yêu cầu xuất khẩu. Những sản phẩm may mặc phổ biến
thường được xuất khẩu sang các thị trường chính của Việt Nam như Mỹ, EU, Nhật Bản là
quần dài, quần short, áo jacket, áo sơ mi, áo bông, áo thun… Trong biểu thuế xuất khẩu năm
2010 của Tổng cục Hải quan đã đưa ra danh mục quần áo và hàng may mặc phụ trợ ở chương
61 và chương 62 . Theo danh mục này, hàng may mặc bao gồm rất nhiều loại khác nhau như :
- Áo khoác ngoài, áo choàng mặc khi đi xe( car-coats), áo khoác không tay, áo choàng không
tay, áo khoác có mũ trùm( kể cả áo jacket trượt tuyết), áo gió, áo jacket chống gió và các loại
tương tự, dùng cho nam giới hoặc trẻ em trai. - Áo khoác ngoài, áo choàng mặc khi đi xe, áo
khoác không tay, áo choàng không tay, áo khoác có mũ(kể cả áo jacket trượt tuyết), áo gió, áo
jacket chống gió và các loại tương tự, dùng cho phụ nữ hoặc trẻ em gái.
- Bộ com-lê, bộ quần áo đồng bộ, áo jacket, áo khoác thể thao, quần dài, quần yếm có dây
đeo, quần ống chẽn và quần sooc dùng cho nam giới hoặc trẻ em trai.
- Bộ com-lê, bộ quần áo đồng bộ, áo jacket, áo khoác thể thao, váy dài, váy, chân váy, quần
dài, quần yếm có dây đeo, quần ống chẽn, quần sooc, dùng cho phụ nữ hoặc trẻ em gái.
- Áo sơ mi nam giới hoặc trẻ em trai
- Áo choàng ngắn, áo sơ mi và áo choàng sơ mi phỏng kiểu nam cho phụ nữ hoặc trẻ em gái. -
Áo may ô và các loại áo lót khác, quần lót, quần đùi, quần sịp, áo ngủ, bộ pyjama, áo choàng
tắm, áo khoác ngoài mặc trong nhà và các loại tương tự, dùng cho nam giới hoặc trẻ em trai.
- Áo may ô và các loại áo lót khác, váy lót, váy lót trong, quần xilip, quần đùi bó, váy ngủ, bộ
pyjama, áo mỏng mặc trong nhà,áo choàng tắm và các loại tương tự, dùng cho phụ nữ hoặc trẻ
em gái.
- Quần áo may sẵn và đồ phụ kiện hàng may mặc cho trẻ em. - Bộ quần áo thể thao, bộ quần
áo trượt tuyết và quần áo bơi, quần áo khác
Cũng giống như các công ty làm về giao nhận khác,công ty có những bước để thực
hiện qui trinh giao nhận theo 1 trình tự nhất định
I. . Đối với hàng xuất:
A. Đối với hàng hoá lưu kho,bãi
1. Giao hàng xuất khẩu cho cảng:
+ Nhân viên giao nhận giao danh mục hàng hóa xuất khẩu (Cargo list) và đăng
ký với phòng điều độ để bố trí kho bãi và lên phương án xếp dỡ.

17
+ Nhân viên giao nhận liên hệ với phòng thương vụ để ký kết hợp đồng lưu kho,
bốc xếp hàng hóa với cảng.
+ Lấy lệnh nhập kho và báo với hải quan và kho hàng.
+ Lái xe đưa hàng vào kho, bãi của cảng.
2. Giao hàng xuất khẩu cho tàu:
- Chuẩn bị trước khi giao hàng cho tàu:
+ Làm thủ tục kiểm dịch (vì hàng công ty giao nhận đa phần là hàng may mặc) +
làm thủ tục hải quan.
+ Báo cho cảng ngày giờ dự kiến tàu đến.
+ Giao cho cảng Danh mục hàng hóa xuất khẩu để cảng bố trí phương tiện xếp dỡ.
Trên cơ sở Cargo List này, thuyền phó phụ trách hàng hóa sẽ lên Sơ đồ xếp hàng.
+ Ký hợp đồng xếp dỡ với cảng, thuê công nhân cảng, tổ chức xếp và giao hàng cho
tàu
+ Trước khi xếp, nhân viên giao nhận cùng lái xe vận chuyển hàng từ kho ra cảng,
lấy lệnh xếp hàng, ấn định số máng xếp hàng, bố trí xe và công nhân.
+ Tiến hàng giao hàng cho tàu: Việc xếp hàng lên tàu do công nhân cảng làm. Hàng
sẽ được giao cho tàu dưới sự giám sát của đại diện của hải quan. Trong quá trình giao
hàng, nhân viên kiểm đếm của cảng phải ghi số lượng hàng giao vào Final Report. Phía
tàu cũng có nhân viên kiểm đếm và ghi kết quả vào Tally Sheet.
+ Khi giao nhận một lô hoặc toàn tàu, cảng phải lấy Biên lai thuyền phó (Mate’s
Receipt) để lập vận đơn.
Sau khi xếp hàng lên tàu, căn cứ vào số lượng đã xếp ghi trong Tally Sheet, cảng sẽ
lập Bản tổng kết xếp hàng lên tàu (General Loading Report) và cùng ký xác nhận với
tàu. Đây cũng là cơ sở để lập B/L.
- Lập bộ chứng từ thanh toán.
Căn cứ vào hợp đồng mua bán và L/C, nhân viên giao nhận của công ty sẽ lập hoặc
lấy các chứng từ cần thiết để tập hợp thành bộ chứng từ thanh toán, xuất trình cho ngân
hàng để thanh toán tiền hàng.
Bộ chứng từ thanh toán theo L/C bao gồm: hối phiếu, hóa đơn thương mại, giấy

chứng nhận phẩm chất, giấy chứng nhận xuất xứ, phiếu đóng gói, giấy chứng nhận
trọng lượng, số lượng.
18
- Thông báo cho người mua về việc giao hàng và mua bảo hiểm cho hàng hóa nếu
cần.
- Tính toán thưởng phạt xếp dỡ nếu có.
B. Đối với hàng xuất khẩu đóng trong container.
*. Nếu gửi hàng nguyên (FCL/FCL)
- Nhân viên giao nhận điền vào Booking Note và đưa cho đại diện hãng tàu để xin
ký cùng với Danh mục hàng xuất khẩu.
- Sau khi ký Booking Note và đóng tiền cược vỏ, hãng tàu sẽ cấp lệnh giao vỏ
container để chủ hàng mượn và giao Packing List và Seal.
- Nhân viên giao nhận lấy container rỗng về địa điểm đóng hàng của mình, mời đại
diện hải quan, kiểm nghiệm, kiểm dịch, giám định đến kiểm tra và giám sát việc đóng
hàng vào container. Sau khi đóng xong, nhân viên hải quan sẽ niêm phong kẹp chì
container.
- Lái xe vận chuyển và giao container cho tàu tại nơi quy định, trước khi hết thời
gian quy định (closing time) của từng chuyến tàu (thường là 8 tiếng trước khi bắt đầu
xếp hàng) và lấy Mate’s Receipt.
- Sau khi hàng đã được xếp lên tàu thì mang Mate’s Receipt để đổi lấy vận đơn.
*. Nếu gửi hàng lẻ (LCL/LCL)
- Nhân viên giao nhận gửi Booking Note cho hãng tàu hoặc đại lý của hãng tàu,
cung cấp cho họ những thông tin cần thiết về hàng xuất khẩu. Sau khi Booking Note
được chấp nhận, nhân viên giao nhận sẽ thỏa thuận với hãng tàu về ngày, giờ, địa điểm
giao nhận hàng.
- Nhân viên giao nhận + lái xe mang hàng đến giao cho người chuyên chở hoặc đại
lý tại CFS hoặc ICD.
- Mời đại diện hải quan để kiểm tra, kiểm hóa và giám sát việc đóng hàng vào
container của người chuyên chở hoặc người gom hàng. Sau khi hải quan niêm phong,
kẹp chì container, hoàn thành nốt thủ tục để bốc container lên tàu và yêu cầu cấp vận

đơn.
- Người chuyên chở xếp container lên tàu và vận chuyển đến nơi đến.
- Tập hợp bộ chứng từ để thanh toán.
II. Đối với hàng nhập
1. Cảng nhận hàng từ tàu
19
- Trước khi dỡ hàng, tàu hoặc đại lý phải cung cấp cho cảng Bản lược khai hàng
hóa (Cargo Manifest), sơ đồ hầm tàu để cảng và các cơ quan chức năng khác như Hải
quan, Điều độ, cảng vụ tiến hàng các thủ tục cần thiết và bố trí phương tiện làm hàng.
- Cảng và đại diện tàu tiến hành kiểm tra tình trạng hầm tàu. Nếu phát hiện thấy
hầm tàu ẩm ướt, hàng hóa ở trong tình trạng lộn xộn hay bị hư hỏng, mất mát thì phải
lập biên bản để hai bên cùng ký. Nếu tàu không chịu ký vào biên bản thì mời cơ quan
giám định lập biên bản mới tiến hành dỡ hàng.
- Dỡ hàng bằng cần cẩu của tàu hoặc của cảng và xếp lên phương tiện vận tải để
đưa về kho, bãi. Trong quá trình dỡ hàng, đại diện tàu cùng nhân viên giao nhận cảng
đếm và phân loại hàng hóa cũng như kiểm tra về tình trạng hàng hóa và ghi vào Tally
Sheet.
- Hàng sẽ được xếp lên ô tô để vận chuyển về kho theo phiếu vận chuyển có ghi rõ
số lượng, loại hàng, số B/L.
- Cuối mỗi ca và sau khi xếp xong hàng, cảng và đại diện tàu phải đối chiếu số
lượng hàng hóa giao nhận và cùng ký vào Tally Sheet.
- Lập Bản kết toán nhận hàng với tàu (ROROC) trên cơ sở Tally Sheet. Cảng và tàu
đều ký vào Bản kết toán này, xác nhận số lượng thực giao so với Bản lược khai hàng
(Cargo Manifest) và B/L
- Lập các giấy tờ cần thiết trong quá trình giao nhận như Giấy chứng nhận hàng hư
hỏng (COR) nếu hàng bị hư hỏng hay yêu cầu tàu cấp Phiếu thiếu hàng (CSC), nếu tàu
giao thiếu.
2. Cảng giao hàng cho chủ hàng
- Khi nhận được thông báo hàng đến, nhân viên giao nhận phải mang vận đơn gốc,
giấy giới thiệu (có thể là thêm cả photo CMND) của đơn vị ủy quyền đến hãng tàu để

nhận lệnh giao hàng (D/O – Delivery order). Hãng tàu hoặc đại lý giữ lại vận đơn gốc
và trao 3 bản cho nhân viên giao nhận.
- Nhân viên giao nhận đóng phí lưu kho, phí xếp dỡ và lấy biên bản => mang biên
lai nộp phí, 3 bản D/O cùng Invoice và Packing List đến văn phòng quản lý tàu tại cảng
để ký xác nhận D/O và tìm vị trí hàng, tại đây lưu 1 bản D/O => Chủ hàng mang 2 bản
D/O còn lại đến bộ phận kho vận để làm phiếu xuất kho. Bộ phận này giữ một D/O và
làm hai phiếu xuất kho cho nhân viên giao nhận đi lấy hàng.
- Nhân viên giao nhận làm thủ tục hải quan. Sau khi hải quan xác nhận hoàn thành
thủ tục hải quan, nhân viên giao nhận liên hệ với lái xe để mang hàng ra khỏi cảng và
chở hàng về kho riêng.
B. Đối với hàng nhập bằng container.
20
1. Nếu là hàng nguyên (FCL/FCL)
- Khi nhận được thông báo hàng đến (Notice of Arrival), nhân viên giao nhận mang
B/L gốc và giấy giới thiệu của cơ quan đến hãng tàu để lấy D/O.
- Nhân viên giao nhận mang D/O đến hải quan làm thủ tục và đăng ký kiểm hóa.
Sau đó nhân viên giao nhận có thể đề nghị đưa cả container về kho riêng hoặc ICD để
kiểm tra hải quan nhưng phải trả vỏ container đúng hạn nếu không sẽ bị phạt.
- Sau khi hoàn thành thủ tục hải quan, mang toàn bộ chứng từ nhận hàng cùng D/O
đến Văn phòng quản lý tàu tại cảng để xác nhận D/O.
- Lấy phiếu xuất kho và nhận hàng.
2. Nếu là hàng lẻ (LCL/LCL)
Nhân viên giao nhận mang vận đơn gốc hoặc vận đơn gom hàng đến hãng tàu hoặc
đại lý của người gom hàng để lấy D/O, sau đó nhận hàng tại CFS quy định và làm các
thủ tục như trên.
Quy trình dịch vụ thay mặt người gửi hàng ( người xuất khẩu) và
người nhận hàng ( người nhập khẩu)
2.2.1 Hàng nhập khẩu
a. Đối với hàng nguyên:
Sơ đồ giao nhận hàng nhập khẩu nguyên container (FCL)

21
1. Tiếp nhận hồ sơ hàng nhập
2. Lấy lệnh giao hàng (D/O)
3. Làm thủ tục hải quan
4. Làm thủ tục nhận hàng tại cảng
5. Nhận hàng tại cảng
6. Vận chuyển, bàn giao hàng, chứng từ cho khách hàng.
7. Trả vỏ container
8. Lấy tiền cược vỏ
Bước 1: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ hàng nhập khẩu do chủ hàng cung
cấp.
Bộ hồ sơ gồm:
- Tờ khai hàng nhập khẩu ( 2 bản chính)
- Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu, đăng ký mã số thuế hải quan ( 1
bản sao)
- Bảng kê khai chi tiết hàng nhập ( 1 bản gốc, 1 bản sao)
- Hợp đồng mua bán ngoại thương ( 1 bản sao)
- Vận đơn đường biển ( 1 bản gốc)
- Giấy chứng nhận xuất xứ ( 1 bản gốc)
(1)
(6)
(8)
(7)
(5)
(4)
(3)
Chủ hàng
Cty
Hãng tàu
Hải quan

Cảng (CY)
(2)
22
- Hóa đơn thương mại ( 1 bản gốc, 1 bản sao)
- Giấy ủy quyền hoặc giấy giới thiệu ( 2 bản gốc)
- Các giấy phép có liên quan khác
Căn cứ vào bộ chứng từ do chủ hàng cung cấp, khai báo vào tờ khai hàng
nhập khẩu các thông tin một cách đầy đủ, chính xác theo quy định hiện hành.
Bước 2: Liên hệ với hãng tàu để lấy lệnh giao hàng.
- Nhân viên giao nhận mang vận đơn gốc và giấy ủy quyền hoặc giấy giới
thiệu đến hãng tàu để nhận lệnh giao hàng sau khi đã thanh toán cho hãng tàu
những chi phí cần thiết.
- Nhân viên giao nhận phải đặt cọc cho hãng tàu một khoản tiền, gọi là tiền
cược để mượn vỏ container về kho chủ hàng rút hàng ( khoản tiền này sẽ được
trả lại đầy đủ khi nào vỏ container về CY trong tình trạng tốt
- Hãng tàu cấp cho nhân viên giao nhận 02 bản D/O cùng với bản photo vận
đơn có đóng dấu của hãng tàu.
+ Một bản D/O và bộ chứng từ hàng nhập gửi cho hải quan để làm thủ tục hải
quan cho hàng nhập khẩu
+ Một bản D/O và giấy mượn vỏ container dùng để làm thủ tục tại văn phòng
giao nhận CY để đổi lấy lệnh giao hàng tại CY.
Bước 3: Làm thủ tục hải quan
Sau khi có vận đơn và D/O có thể tiến hành làm thủ tục hải quan cho hàng
nhập khẩu. Trình tự làm như sau:
- Chuẩn bị hồ sơ hải quan: Bộ chứng từ làm thủ tục hải quan gồm:
+ Tờ khai hải quan hàng nhập khẩu ( 02 bản chính)
+Hợp đồng ngoại thương( 01 bản sao)
+ Hóa đơn thương mại (01 bản chính, 01 bản sao)
+ Giấy chứng nhận xuất xứ ( nếu cần) (01 bản chính)
+ Lệnh giao hàng (01 bản chính)

+ Vận đơn (01 bản sao)
+ GIấy ủy quyền ( 01 bản gốc)
+ Phiếu tiếp nhận hồ sơ
23
- Khai và tính thuế: Chủ hàng tự khai và áp mã tính thuế
- Đăng ký tờ khai: Nhân viên hải quan kiểm tra bộ hồ sơ, ghi số tờ khai.
Nếu hồ sơ đầy đủ thì nhân viên hải quan sẽ ký xác nhận và chuyển hồ sơ qua
đội trưởng hải quan để phúc tập tờ khai. Sau đó bộ phận thu thuế sẽ kiểm tra và
ra thông báo thuế. Nhân viên nhận thông báo thuế cùng phiếu tiếp nhận hồ sơ,
còn bộ hồ sơ thì chuyển qua bộ phận kiểm hóa nếu là hàng phải kiểm hóa, nếu
hàng không phải kiểm hóa thì thôi.
- Đăng ký kiểm hóa hải quan ( nếu hàng không thuộc diện được miễn kiểm
hóa): ghi những yêu cầu của mình như thời gian, địa điểm, tên hàng, tên doanh
nghiệp, số lượng container, số tờ khai hải quan vào sổ đăng ký của đội kiểm
hóa.
+ Tổ chức kiểm tra hàng hóa:
Trước khi mở container, cán bộ giao nhận phải lưu ý kiểm tra hình thức
container và khóa chì, đồng thời phát hiện những ký hiệu , mã chỉ dẫn đặc biệt
của container trước khi các cơ quan chức năng khác tiến hành kiểm tra hàng
hóa.
Nếu không đúng nội dung của hồ sơ hàng hóa và tiêu chuẩn quy định, nhân
viên giao nhận xin một biên bản kết toán nhận hàng với tàu ( ROROC- report
on receipt cargo) được lập giữa hãng tàu với nhân viên giao nhận của cảng.
Kết hợp với kiểm tra hải quan với kiểm dịch, kiểm định cùng một lúc, các
bên cùng tiến hành mở container để kiểm tra hàng hóa. Sau khi đối chiếu và
kiểm tra giữa nội dung khai báo và thực tế, nếu đúng, cán bộ hải quan sẽ ký kết
toán tờ khai hải quan. Cán bộ giao nhận kẹp chì mới vào container và ký bàn
giao số khóa chì mới cho cảng.
Nếu không bố trí được thời gian cho cơ quan chức năng kiểm tra cùng một
lúc thì phải tổ chức kiểm hóa trước rồi mới kiểm dịch, kiểm định

- Kiểm tra thuế
Sau khi kiểm hóa hồ sơ sẽ được chuyển sang bộ phận theo dõi và thu thuế
để kiểm tra việc áp mã tính thuế, loại thuế áp dụng, thuế suất áp dụng, giá tính
thuế, tỷ suất tính thuế Nếu mà số tính thuế HS ( Harmonized system) trong tờ
24
khai hải quan không phù hợp với hàng hóa thực tế , hải quan sẽ xử lý vi phạm
đơn vị khai báo thuế.
Sau các thủ tục này, hải quan sẽ ký và đóng dấu “ đã hoàn tất thủ tục hải
quan” . Cơ quan hải quan sẽ trả tờ khai hải quan cho người mở ( bản lưu người
khai hải quan)
Bước 4: Làm thủ tục nhận hàng với cảng
- Thanh toán các chi phí ( nâng, hạ, kiểm hóa) và đổi lệnh lấy hàng tại bộ
phận giao hàng hóa của cảng. Sau đó cảng sẽ cấp lệnh giao hàng tại cảng
( phiếu xuất kho) của chủ hàng. Lệnh xuất kho bãi tương đương với phiếu giao
nhận container ( có lưu ý đến tình trạng của vỏ container)
- Làm thủ tục nhận hàng tại cảng.
Bước 5: Nhận hàng tại cảng và bàn giao chứng từ cho lái xe
- Kiểm tra tình trạng bên ngoài container : nóc, khung, chốt, cửa, ốp và tai
kẹp chì, mác.
- Lấy hàng lên xe.
- Ký phiếu xuất kho với giao nhận cảng.
- Bàn giao nguyên trạng hàng hóa và các giấy tờ cho lái xe.
+ Phiếu xuất kho
+ Biên bản giao hàng
Các bãi trạm container khi đến lấy hàng và trả vỏ ( địa điểm mượn vỏ, địa
điểm trả vỏ) đều do hãng tàu quy định, căn cứ vào địa điểm kho bãi đã quy định
của hãng tàu để mang các chứng từ đến lấy hàng và trả vỏ.
Khi phương tiện vận chuyển ( ô tô) ra khỏi cổng của cảng thì phải xuất trình
biên bản giao hàng, giấy ra khỏi cổng thì bảo vệ mới cho xe ra.
Bước 6: Vận chuyển hàng đến địa điểm giao hàng, bàn giao nguyên trạng

hàng hóa cho khách hàng.
- Giao hàng
- Yêu cầu khách hàng ký nhận biên bản giao hàng, mỗi bên giữ một bản
Bước 7: Vận chuyển container rỗng trả tại CY quy định
Bước 8: Liên hệ hãng tàu để lấy tiền cược container
25

×