Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Bài tập lớn môn triết học mác – lênin đề tài phân tích theo quan điểm triết học mác lênin về vấn đề cơ bản của triết học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 12 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

BÀI TẬP LỚN
Môn: Triết học Mác – Lênin
Đề tài: Phân tích theo quan điểm triết học Mác - Lênin về vấn đề
cơ bản của triết học
GV

:

TS. Đồng Thị Tuyền

Lớp

:

F. Triết học Mác – Lê nin_1.2(15FS).1_LT

Thành viên nhóm 2 :
Sinh viên tham gia
Đồn Hữu Bách
Nguyễn Thanh Bình
Lê Ngọc Chính
Tạ Đức Chí
Nguyễn Hữu Thành Cơng
Nguyễn Mạnh Cường
Trần Mạnh Cường
Vương Tuấn Cường

MSSV


21010998
21012041
21010603
21012396
21012045
21011583
21011584
21011490

Năm học 2021 - 2022

STT
12
14
15
16
17
18
19
20


MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU....................................................................................................3
1.1. Khái quát lịch sử hình thành, phát triển của triết học (nói chung).......3
1.2. Khái quát lịch sử hình thành, phát triển triết học Mác - Lênin.............4
2. NỘI DUNG................................................................................................5
2.1. Phân tích khái niệm Triết học...............................................................5
2.1.1. Triết học là gì ?...............................................................................5
2.1.2. Triết học ra đời khi nào ?...............................................................5

2.1.3. Đối tượng nghiên cứu của triết học................................................5
2.2. Phân tích vấn đề cơ bản của triết học...................................................6
2.2.1.

Vấn đề cơ bản của triết học...........................................................6

2.2.2.

Nội dung vấn đề cơ bản của triết học............................................6

2.3. Sự khác biệt giữa quan điểm chủ nghĩa duy vật với quan điểm chủ
nghĩa duy tâm.................................................................................................8
2.3.1. Chủ nghĩa duy vật:.........................................................................8
2.3.2. Chủ nghĩa duy tâm..........................................................................9
3. KẾT LUẬN..............................................................................................11
3.1. Tóm tắt nội dung trọng tâm................................................................11
3.2. Liên hệ bản thân sinh viên..................................................................11
4. TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................12

2


1. MỞ ĐẦU
1.1. Khái quát lịch sử hình thành, phát triển của triết học (nói chung)
Triết học là một loại hình thức đặc thù của con người, triết học ra đời ở
các trung tâm văn minh lớn của nhân loại thời cổ đại ở cả phương Đông và
phương Tây gần như cùng một khoảng thời gian (khoảng từ thế kỉ VIII đến thế
kỉ VI trước Công nguyên). Sự xuất hiện của ý thức triết học không phải ngẫu
nhiên, mà thực tế bắt nguồn từ sự tồn tại xã hội với một trình độ nhất định của
sự phát triển văn minh, văn hoá và khoa học. Con người với mong muốn được

đáp ứng nhu cầu về nhận thức và hoạt động thực tiễn của mình đã sáng tạo ra
những luận thuyết chung nhất, có tính hệ thống, phản ánh thế giới xung quanh
và thế giới của chính con người. Triết học là dạng tri thức lý luận xuất hiện
sớm nhất trong lịch sử các loại hình lý luận của nhân loại.1
Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, triết học có hai nguồn gốc:
nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc xã hội.



Về nguồn gốc nhận thức: Nói đến nguồn gốc nhận thức của triết học là nói
đến sự hình thành, phát triển của tư duy trừu tượng, của năng lực khái quát
trong nhận thức của con người. Đến một giai đoạn nhất định tri thức cụ thể, và
tri thức riêng lẻ về thế giới phải được tổng hợp, trừu tượng hoá, khái quát hoá
thành những khái niệm, phạm trù, quan điểm, quy luật, luận thuyết… đủ sức
phổ quát để giải thích thế giới. Triết học ra đời đáp ứng nhu cầu đó của nhận
thức. Vì vậy, triết học chỉ xuất hiện sau khi một lượng tri thức nhất định đã
được hình thành trong kho tri thức nhân loại.



Về nguồn gốc xã hội: Triết học chỉ ra đời khi xã hội lồi người đã đạt đến một
trình độ tương đối cao của sản xuất xã hội, hình thành phân cơng lao động xã
hội, có của cải thặng dư, tư hữu hóa về tư liệu sản xuất, sự phân hóa giai cấp
lao động, nhà nước ra đời. Từ đó, có thể kết luận, sự phát triển của sản xuất, sự
1 Theo giáo trình Giáo trình Triếết học Mác – Lếnin (Dành cho bạc đại học h ệ không chuyến lý luận chính
tr ).ịNhà xuấết b ản chính tr ịqếc gia sự thật

3



hình thành phân chia xã hội thành hai giai cấp cơ bản đối lập nhau: giai cấp chủ
- giai cấp nơ lệ, sự phân chia lao động trí óc và lao động chân tay là điện kiện
vật chất tiên quyết cho sự ra đời của triết học. Giai cấp thống trị có điều kiện về
kinh tế nên cũng có điều kiện nghiên cứu triết học. Vì vậy, triết học bao giờ
cũng là thế giới quan của một giai cấp nhất định, giai cấp nào thống trị về kinh
tế trong xã hội cũng thống trị về tinh thần, tư tưởng.
1.2. Khái quát lịch sử hình thành, phát triển triết học Mác - Lênin.
Triết học Mác-Lenin (học thuyết Mác Lenin) do Marx, Engels sáng lập
vào giữa thế kỉ 19, sau đó được Lenin và các nhà mácxít khác phát triển thêm.
Triết học Mác-Lênin ra đời vào những năm 1840, gắn liền với sự phát triển của
các thành tựu khoa học và thực tiễn trong phong trào cách mạng công nhân. Sự
ra đời của Triết học Mac-Lênin là một cuộc cách mạng thực sự trong lịch sử tư
tưởng lồi người nói chung, và đặc biệt trong lịch sử triết học nói riêng.
Sự xuất hiện của triết học Mác là kết quả tất yếu của sự phát triển lịch sử
tư tưởng triết học và khoa học nhân loại, trong sự phụ thuộc vào những điều
kiện xã hội, mà thực tiễn là cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản với giai
cấp tư sản và là kết quả của sự thống nhất những điều kiện khách quan và nhân
tố chủ quan của C.Mác và Ph.Ăngghen.
Trong điều kiện hoàn cảnh kinh tế - xã hội có nhiều chuyển biến: sự
củng cố và phát triển của các phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trong điều
kiện cách mạng công nghiệp, đồng thời sự xuất hiện của giai cấp vô sản trên vũ
đài lịch sử với tư cách một lực lượng chính trị - xã hội độc lập là nhân tố chính
trị - xã hội quan trọng cho sự ra đời của triết học Mác.

4


2. NỘI DUNG

2.1.


Phân tích khái niệm Triết học

2.1.1. Triết học là gì ?
Triết học là hệ thống tri thức lý luận, nghiên cứu về những vấn đề
chung và cơ bản của con người, thế giới quan và vị trí của con người trong
thế giới quan, những vấn đề có kết nối với chân lý, sự tồn tại, kiến thức,
giá trị, quy luật, ý thức, và ngôn ngữ.2
2.1.2. Triết học ra đời khi nào ?
Triết học xuất hiện cả ở phương Đông và phương Tây vào khoảng từ



thế kỷ VIII - VI trước Công nguyên tại một số nền văn minh cổ đại
như Trung Quốc, Ấn Độ, Ai Cập, trung Đông v.v, nhưng triết học kinh
điển chỉ phát triển ở Hy Lạp cổ đại.3
Ở phương Tây, khái niệm triết học xuất hiện lần đầu tiên ở Hy Lạp,



được nhà tư tưởng Hy Lạp cổ đại Pythagoras đặt tên là φιλοσοφία
(Philosophia), có nghĩa là "tình u của sự thơng thái".
Ở Trung Quốc, chữ triết xuất phát từ chữ phi, được hiểu là sự theo



đuổi tinh hoa của sự vật, trí tuệ và sự hiểu biết sâu rộng về con người.
Ở Ấn Độ, darshanas (triết học) có nghĩa là kiến thức dựa trên lý trí,
một cách chiêm nghiệm hướng dẫn con người hướng tới lẽ phải.
2.1.3. Đối tượng nghiên cứu của triết học



Triết học cổ đại được gọi là khoa học của mọi khoa học. Triết học tự
nhiên là hình thức triết học đầu tiên.

2 />%C3%B4n,%C3%BD%20th%E1%BB%A9c%2C%20v%C3%A0%20ng%C3%B4n%20ng%E1%BB%AF.
3 />%C3%B4n,%C3%BD%20th%E1%BB%A9c%2C%20v%C3%A0%20ng%C3%B4n%20ng%E1%BB%AF.

5


Triết học thời trung cổ được biết đến như một nền triết học hàn lâm



có nhiệm vụ giải thích và chứng minh tính đúng đắn của học thuyết
Kinh thánh.
Triết học thời kỳ Phục hưng và hiện đại được gọi là siêu hình học



theo nghĩa là chúng biện minh cho thế giới quan của con người.
2.2.

Phân tích vấn đề cơ bản của triết học

2.2.1.


Vấn đề cơ bản của triết học


Triết học, không giống như một số kiểu nhận thức khác, trước khi giải
quyết những vấn đề cụ thể của mình, triết học cần giải quyết một vấn
đề có ý nghĩa nền tảng, và là điểm xuất phát để giải quyết tất cả tất cả
các vấn đề còn lại, liên quan đến mối quan hệ giữa vật chất và ý thức.
Đây là vấn đề cơ bản của triết học.



Ph.Ăngghen viết: “Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là
triết học hiện đại, là vấn đề về mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại. Khi
giải quyết những vấn đề cơ bản, mỗi triết học không chỉ xác định nền
tảng, xuất phát điểm để giải quyết các vấn đề khác mà thơng qua đó, vị
trí, thế giới quan của các học thuyết, các nhà triết học cũng được xác
định.

2.2.2.


Nội dung vấn đề cơ bản của triết học

Vấn đề cơ bản của triết học có hai phương diện, trả lời hai câu hỏi lớn:
 Phương diện thứ nhất: Giữa ý thức và vật chất thì cái nào có trước,
cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào? Nói cách khác, khi truy
tìm nguyên nhân cuối cùng của hiện tượng, sự vật, hay sự vận
động đang cần phải giải thích, thì ngun nhân vật chất hay
ngun nhân tinh thần đóng vai trò là cái quyết định.
 Phương diện thứ hai: Con người có thể nhận thức được thế giới
khơng? Nói cách khác, con người khi phát hiện ra sự vật, hiện
tượng thì khơng dám tin là mình nhận thức được sự vật, hiện


6


tượng hay không. Cách trả lời hai câu hỏi trên xác lập lập trường
lý luận của nhà triết học và trường phái triết học và sự hình thành
trường phái triết học lớn.


Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là mối quan hệ biện chứng
trong đó vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất là nguồn gốc của
ý thức, quyết định ý thức. Tuy nhiên, ý thức khơng thụ động và có
thể tác động được trở lại vật chất thơng qua hoạt động của con
người.



Theo Lênin thì vật chất là một phạm trù triết học để chỉ thực tại
khách quan, đem đến cho con người trong cảm giác, được cảm giác
của con người chép lại, chụp lại, phản ánh lại và không tồn tại lệ
thuộc vào cảm giác.



Đặc điểm của vật chất:


Vật chất tồn tại bằng vận động và thể hiện sự tồn tại thông
qua vận động.




Không có vận động ngồi vật chất và khơng có vật chất
khơng có vận động.



Vật chất vận động trong khơng gian và thời gian.



Khơng gian và thời gian là thuộc tính chung vốn có của các
dạng vật chất cụ thể và là hình thức tồn tại của vật chất.



Ý thức là sự phản ánh lại của vật chất nên là cái có sau và mang
tính thứ hai. Nếu khơng có vật chất trong tự nhiên và vật chất trong
xã hội thì sẽ khơng có ý thức nên ý thức là thuộc tính, là sản phẩm
của vật chất, chịu sự chi phối, quyết định của vật chất. Bên cạnh đó,
ý thức có tính sáng tạo, năng động nhưng những điều này có cơ sở
từ vật chất và tuân theo những quy luật của vật chất.



Nếu trong tự nhiên, xã hội khơng có vấn đề gì thì ý thức khơng tồn
tại, do đó ý thức là sản phẩm của vật chất, là thuộc tính là đối tượng

7



tác động, quyết định của vật chất. Cũng vậy, ý thức là sáng tạo và
năng động, nhưng chúng dựa trên vật chất và tuân theo quy luật của
vật chất. Vật chất sinh ra ý thức, nhưng ý thức không thụ động mà
tác động đến vật chất thông qua hoạt động thực tế của con người. Ý
thức sau sinh không bị giới hạn bởi chất mà có thể tác động và làm
thay đổi chất.
2.3.

Sự khác biệt giữa quan điểm chủ nghĩa duy vật với quan điểm chủ

nghĩa duy tâm.
Việc giải quyết mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của triết học đã chia các nhà
triết học thành 2 trường phái lớn. Những người cho rằng vật chất, giới tự nhiên
là cái có trước và quyết định ý thức của con người được coi là những nhà duy
vật, học thuyết của họ hợp thành các môn phái khác nhau của chủ nghĩa duy
vật. Ngược lại, những người cho rằng ý thức, tình thần có trước cái tự nhiên
được gọi là các nhà duy tâm, họ hợp thành các môn phái khác nhau của chủ
nghĩa duy tâm. Đây chính là điểm khác nhau cơ bản của chủ nghĩa duy vật và
chủ nghĩa duy tâm trong triết học, cụ thể như sau:
2.3.1.

Chủ nghĩa duy vật:

Cho đến nay, chủ nghĩa duy vật đã được thể hiện dưới 3 hình thức cơ
bản: chủ nghĩa duy vật chất phác, chủ nghĩa duy vật siêu hình và chủ
nghĩa duy vật biện chứng.


Chủ nghĩa duy vật chất phác là kết quả nhận thức của các nhà triết

học duy vật thời cổ đại. Chủ nghĩa duy vật thời kỳ này trong khi
thừa nhận tính thứ nhất của vật chất đã đồng nhất vật chất với 1 hay
1 số chất cụ thể và những kết luận của nó mang nặng tính trực quan
nên ngây thơ, chất phác. Tuy còn nhiều hạn chế nhưng chủ nghĩa
duy vật chất phác thời cổ đại về cơ bản đã đúng vì nó đã lấy giới tự
nhiên để giải thích giới tự nhiên, khơng viện đến thần linh hay
thượng đế.

8


Chủ nghĩa duy vật siêu hình là hình thức cơ bản thứ 2 của chủ nghĩa



duy vật, thể hiện khá rõ ở các nhà triết học thế kỷ XV đến thế kỷ
XVIII và đỉnh cao là vào thế kỉ thứ XVII, XVIII. Đây là thời kỳ mà
cơ học cổ điển thu được những thành tựu rực rỡ nên trong khi tiếp
tục phát triển quan điểm chủ nghĩa duy vật thời cổ đại, chủ nghĩa
duy vật giai đoạn này chịu sự tác động mạnh mẽ của phương pháp
tư duy siêu hình máy móc – phương pháp nhìn thế giới như 1 cỗ
máy khổng lồ mà mỗi bộ phận tạo nên nó luôn trong trạng thái biệt
lập và tĩnh lại. Tuy không phản ánh đúng hiện thực nhưng chủ nghĩa
duy vật siêu hình cũng đã góp phần khơng nhỏ vào việc chống lại
thế giới quan duy tâm và tơn giáo, điển hình là thời kỳ chuyển tiếp
từ đêm trường trung cổ sang thời phục hưng.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng là hình thức cơ bản thứ 3 của chủ




nghĩa duy vật, do C.Mác và Ph.Ăngghen xây dựng vào những năm
40 của thế kỷ XIX, sau đó được V.I.Lênin kế thừa và phát triển. Với
sự kế thừa tinh hoa của các học thuyết trước đó và sử dụng khá triệt
để các thành tựu khoa học đương thời, chủ nghĩa duy vật biện
chứng, ngay từ khi ra đời đã khác phục được hạn chế của chủ nghĩa
duy vật chất phác thời cổ đại, chủ nghĩa duy vật siêu hình và là đỉnh
cao trong sự phát triển của chủ nghĩa duy vật. Chủ nghĩa duy vật
biện chứng không chỉ phản ánh hiện thức đúng như bản thân nó tồn
tại mà cịn là 1 cơng cụ hữu hiệu giúp những lực lượng tiến bộ trong
xã hội cải tạo hiện thực ấy
2.3.2.

Chủ nghĩa duy tâm

Chủ nghĩa duy tâm chia thành 2 phái: chủ nghĩa duy tâm chủ quan và
chủ nghĩa duy tâm khách quan


Chủ nghĩa duy tâm chủ quan thừa nhận tính thứ nhất của ý thức
con người. Trong khi phủ nhận sự tồn tại khách quan của hiện

9


thực, chủ nghĩa duy tâm chủ quan khẳng định mọi sự vật hiện
tượng chỉ là phức hợp những cảm giác của cá nhân, của chủ thể.
Chủ nghĩa duy tâm khách quan cũng thừa nhận tính thứ nhất của




ý thức nhưng theo họ đấy chỉ là thứ tinh thần khách quan có
trước và tồn tại độc lập với con người. Thực thể tinh thần khách
quan này thường mang những tên gọi khác nhau như: ý niệm,
tinh thần tuyệt đối, lý tính thế giới,…
Để có cái nhìn trực quan, ta có thể lập bảng sau:
Chủ nghĩa duy vật

Chủ nghĩa duy tâm

Cái có trước: Vật chất, tồn tại, tự nhiên

Cái có trước: ý thức, tư duy, tinh
thần

+

CNDV tự phát, ngây thơ (cổ Chủ nghĩa duy tâm khách quan

đại)
+ CNDV siêu hình (máy móc, cơ
giới)
+

CNDV biện chứng (chủ nghĩa Chủ nghĩa duy tâm chủ quan

Mác)
+ CNDV tầm thường

10



3. KẾT LUẬN
3.1. Tóm tắt nội dung trọng tâm.
Qua việc nghiên cứu các khái niệm và nguồn gốc của triết học, chúng
ta có thể hiểu rằng triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của loài
người về thế giới. Về vị trí của con người trên thế giới này. Triết học đóng
vai trị là cốt lõi lý luận của thế giới quan và là kim chỉ nam cho q trình hịa
nhập và phát triển thế giới quan của mỗi cá nhân và cộng đồng trong suốt
chiều dài lịch sử.
Nghiên cứu vấn đề cơ bản của triết học cho chúng ta hiểu được sự xuất
hiện lịch sử của các trường phái triết học duy vật và duy tâm và hai phương
pháp nghiên cứu đối lập nhau về mặt lịch sử là siêu hình và biện chứng lịch
sử, đồng thời xây dựng phép biện chứng giúp hiểu và cải tạo thế giới.
3.2. Liên hệ bản thân sinh viên.
Tóm lại, để vận dụng sáng tạo và phát triển hơn nữa tư tưởng của chủ
nghĩa Mác - Lê-nin và Hồ Chí Minh trong công cuộc đổi mới hiện nay, những
nội dung cốt lõi và phương pháp luận cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lê-nin, Hồ
Chí Minh cần phải học tập nghiêm túc, có hệ thống, hiểu đúng về nó. và nắm
chắc về nó. Tư tưởng của Thymine Do Min, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người
theo chủ nghĩa Mác - Lê-nin, dùng phương pháp luận Mác - Lê-nin để tổng
kết lập trường, kinh nghiệm của đảng, phân tích đúng đặc điểm của nước ta,
thường xuyên nhắc nhở chúng ta phải nâng cao tư tưởng. Chỉ có như vậy,
chúng ta mới từng bước hiểu được quy luật phát triển của Cách mạng Việt
Nam và xác định được chủ trương, phương châm, bước đi cụ thể của Cách
mạng xã hội chủ nghĩa phù hợp với tình hình đất nước Cộng hịa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam.

11



4. TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]: Giáo trình học phần Triết học Mác - Lênin - Hội đồng biên soạn giáo trình
Triết học Mác - Lênin GS.TS. Phạm Văn Đức (chủ biên)
[2]: Giáo trình Triết học Mác – Lênin (Dành cho bạc đại học hệ khơng chun
lý luận chính trị). Nhà xuất bản chính trị quốc gia sự thật

12



×