Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

Đầu tư phát triển của Tổng công ty Xây dựng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (VINACCO). Thực trạng và giải pháp.DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (471.8 KB, 75 trang )

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
VINACCO : Tổng công ty Xây dựng Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn
BNNVPTNT : Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
VĐTPT : vốn đầu tư phát triển
VĐT : vốn đầu tư
NH : ngân hàng
NNL : nguồn nhân lực
XDCB : xây dựng cơ bản
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt SV: Nguyễn Hải Đức
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
TSCĐ : tài sản cố định
bq : bình quân
tr.đ : triệu đồng
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt SV: Nguyễn Hải Đức
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
trang
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt SV: Nguyễn Hải Đức
Chuyên đề tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Đất nước ta đang tiến bước trên con đường phát triển nền kinh tế và hội nhập
kinh tế quốc tế một cách mạnh mẽ. Trong bối cảnh đó, có nhiều những cơ hội và
cũng không ít những thách thức dành cho các doanh nghiệp trong nền kinh tế nước ta.
Để đứng vững và phát triển, thì các doanh nghiệp luôn luôn phải thực hiện những
hoạt động để mở rộng doanh nghiệp, mở rộng thị trường, nâng cao năng lực sản xuất
kinh doanh nhằm thu về những lợi ích ngày càng nhiều hơn cho doanh nghiệp. Trong
đó, đầu tư phát triển chính là một hoạt động đóng vai trò then chốt, rất quan trọng và


là cơ sở cho sự phát triển và thành công của doanh nghiêp.
Tổng công ty Xây dựng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (VINACCO) là
một đơn vị xây dựng hàng đầu của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn, trong
thời gian qua đã tiến hành nhiều hoạt động đầu tư phát triển, nhằm tăng cường sức
mạnh kinh doanh cũng như mở rộng doanh nghiệp để đáp ứng yêu cầu tồn tại và phát
triển trong thời đại kinh tế mới. Qua thời gian thực tập tại VINACCO, và nghiên cứu
đề tài “ Đầu tư phát triển của Tổng công ty Xây dựng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn (VINACCO). Thực trạng và giải pháp.” Em đã nghiên cứu các nội dung,
các kết quả và đưa ra được một số giải pháp cho hoạt động đầu tư phát triển của
VINACCO trong thời gian qua. Kết cấu của chuyên đề tốt nghiệp gồm:
Chương 1: Thực trạng đầu tư phát triển của Tổng công ty Xây dựng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn (VINACCO), giai đoan 2005-2008
Chương 2: Một số giải pháp nhằm tăng cường đầu tư phát triển tại Tổng
công ty Xây dựng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (VINACCO).
Em xin chân thành cám ơn PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt đã hướng dẫn tận
tình cho em trong quá trình làm đề tài này, xin chân thành cám ơn đến các cán bộ tại
VINACCO đã giúp đỡ em trong quá trình thực tập tại Tổng công ty.Dù đã cố gắng,
nhưng đề tài vẫn còn những thiếu sót, em mong các thầy cô giáo, các bạn góp ý để đề
tài được hoàn thiện hơn.
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt SV: Nguyễn Hải Đức
1
Chuyên đề tốt nghiệp
CHƯƠNG 1
THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA TỔNG CÔNG TY
XÂY DỰNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
(VINACCO) GIAI ĐOẠN 2005-2008
1.1. Tổng quan về Tổng công ty Xây dựng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn(VINACCO)
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của VINACCO
Tổng Công ty Xây dựng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn (VINACCO)

là doanh nghiệp Nhà nước được thành lập theo Quyết định số 1853/NN-TCCB/QĐ
ngày 01/11/1996 và Quyết định số 378/QĐ-BNN-ĐMDN ngày 08/02/2007 của Bộ
trưởng Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn. Với 36 đơn vị thành viên hoạt
động sản xuất kinh doanh trên mọi miền đất nước trong nhiều lĩnh vực. Tổng công ty
đã được Sở Kế Hoạch Đầu Tư Hà Nội cấp giấy đăng ký kinh doanh số 0106000582
ngày 20/3/1997, đăng ký thay đổi lần thứ 8 ngày 23/5/2007.
Tổng công ty Xây dựng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là công ty Nhà
Nước ; có tư cách pháp nhân ; có con dấu riêng ; được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà
Nước và các ngân hàng ; trực tiếp thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư
vốn vào các công ty con, công ty liên kết ; chịu trách nhiệm bảo toàn và phát triển
phần vốn Nhà Nước tại Tổng công ty và các công ty con, công ty liên kết .
1.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của VINACCO
Cơ cấu tổ chức của VINACCO
- Khối bộ máy quản lý và điều hành : Hội đồng quản trị ; Ban kiểm soát ;
Tổng giám đốc và các phó Tổng giám đốc .
- Khối cơ quan văn phòng : các Phòng, Ban chuyên môn nghiệp vụ ( kể cả
Văn phòng đại diện Tổng công ty )
- Khối các đơn vị trực tiếp sản xuất kinh doanh , gồm :
+ Các công ty thực hiện chế độ hạch toán phụ thuộc ;
+ Các chi nhánh ;
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt SV: Nguyễn Hải Đức
2
Chuyên đề tốt nghiệp
+ Các ban và các Công trường xây dựng .
Các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ và các đơn vị trực tiếp sản xuất kinh
doanh trên đây được linh hoạt tổ chức theo đúng quy định của Nhà Nước để đáp ứng
yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty.
Nhiệm vụ, chức năng của Tổng công ty:
- Tham gia xây dựng quy hoạch và kế hoạch xây dựng các công trình nông
nghiệp và phát triển nông thôn. Tập trung vào các nhiệm vụ xây dựng các công trình

nông nghiệp nông thôn : điện đường trường trạm, các công trình kè sông ,thủy lợi ,
giao thông nông thôn... góp phần đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và thế
giới, đưa nông nghiệp nông thôn phát triển đi lên.
- Tổng công ty Xây dựng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn giữ chức năng,
vai trò của Công ty mẹ, định hướng phát triển, quản lý các công ty con, các ban, các
cơ sở trực thuộc trong chiến lược kinh doanh và phát triển của Tổng công ty.
- Tổng công ty xây dựng nông nghiệp và phát triển nông thôn có nhiệm vụ
đăng ký kinh doanh và hoạt động theo đúng Điều lệ của Tổng công ty, các quy định
và Luật pháp hiện hành của Nhà nước, đồng thời chịu trách nhiệm trước Nhà nước và
pháp luật về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
- Các phòng ban trực thuộc Tổng công ty gồm có : Văn phòng, phòng Kế
hoạch-Kinh doanh, phòng Kỹ thuật-Công nghệ, phòng Tài chính-Kế toán, phòng Dự
Án, phòng Tổ chức cán bộ và thanh tra, văn phòng Đảng ủy. Mỗi phòng ban đều có
chức năng nhiệm vụ riêng của mình cũng như đều có sự phối hợp, cộng đồng trách
nhiệm, thực hiện chế độ lãnh đạo tập trung nhằm mục tiêu chung là sự hoàn thành
công việc của Tổng công ty.
1.1.3. Tổng quan về hoạt động sản xuất kinh doanh của VINACCO
Đặc điểm kinh doanh của VINACCO
- Thi công các công trình xây dựng nông nghiệp nông thôn, các công trình dân
dụng , công nghiệp, giao thông thủy lợi, đường dây hạ thế và trạm biến thế từ 35KV
trở xuống ;
- Hoàn thiện các công trình xây dựng và trang trí nội ngoại thất ;
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt SV: Nguyễn Hải Đức
3
Chuyên đề tốt nghiệp
- San ủi , khai hoang, cải tạo và xây dựng đồng ruộng ;
- Đo đạc lập bản đồ , lập dự án và lập quy hoạch sử dụng đất ;
- Nhận thầu thi công các công trình xây dựng ở nước ngoài ;
- Tư vấn xây dựng ;
- Sản xuất , khai thác và cung ứng vật liệu xây dựng , may mặc hàng xuất

khẩu, sản xuất kinh doanh đồ gia dụng, các mặt hàng về cơ khí phục vụ xây dựng ;
sản xuất , chế biến và kinh doanh các mặt hàng nông lâm hải sản.
- Kinh doanh : vật tư , vật liệu , thiết bị xây dựng , vật tư nông nghiệp ,
phương tiện vận tải, bất động sản và phát triển nhà, khách sạn và du lịch, dịch vụ cho
thuê văn phòng và nhà ở ;
- Xuất nhập khẩu trực tiếp :
+ Xuất khẩu : Thiết bị xây dựng, vật liệu xây dựng , hàng may mặc,
nông lâm hải sản đã qua chế biến, lương thực , hàng gốm sứ ; Xuất khẩu lao động .
+ Nhập khẩu : Vật tư, vật liệu, hóa chất và thiết bị phục vụ xây dựng và
sản xuất vật liệu xây dựng, phục vụ nghiên cứu và sản xuất kinh doanh của Tổng
công ty ; Phương tiện vận tải ; Vật tư nông nghiệp ; Trang thiết bị phục vụ trồng trọt ,
chăn nuôi , thủy lợi , chế biến nông lâm hải sản và một số hàng tiêu dùng theo giấy
phép của Bộ Thương mại .
- Đào tạo cán bộ và công nhân kỹ thuật
- Sản xuất kinh doanh các mặt hàng về cơ khí phục vụ cho việc xây dựng các
công trình thủy lợi và các ngành khác;
- Đo đạc , lập bản đồ , lập dự án và lập quy hoạch sử dụng đất ;
- Dịch vụ, kinh doanh cho thuê văn phòng và nhà ở .
Tổng quan về hoạt động kinh doanh của VINACCO trong thời kỳ 2005-2008
Gần 10 năm qua, kể từ ngày thành lập, với nhiệm vụ được giao, Tổng công ty
Xây dựng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã lớn mạnh không ngừng. Sản
lượng xây lắp từ vài trăm tỷ, đến nay đã vượt qua con số 1500 tỷ mỗi năm. Hàng
trăm công trình được xây dựng trong nước và hàng chục công trình tại nước ngoài đã
được bàn tay của lực lượng lao động trong Tổng công ty thực hiện. Với khối lượng
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt SV: Nguyễn Hải Đức
4
Chuyên đề tốt nghiệp
đào đắp lên đến hàng triệu mét khối, hàng ngàn mét đường giao thông cùng với hàng
chục công trình thủy lợi , khu dân cư … đã được lực lượng xe máy hiện có của Tổng
công ty thi công với chất lượng và đảm bảo tiến độ thời gian và đã làm thay đổi rất

lớn bộ mặt nông thôn nước ta. Sau đây là một số con số phản ánh phần nào kết quả
hoạt động kinh doanh của Tổng Công ty Xây dựng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn.
Một số công trình có giá trị lớn, kỹ thuật phức tạp mà VINACCO đã tiến hành
xây lắp :
Bảng 1.1.1: Một số công trình lớn mà VINACCO đã tiến hành đầu tư xây lắp trong
thời gian qua.
TT Tên công trình
giá trị
hợp
đồng
Địa điểm xây
dựng
Chủ đầu tư
Thời
gian
thi
công
A Các công trình xây dựng thủy lợi
1
Dự án Hệ thống thủy
lợi Đông phô SyNước
CHDCND Lào
37.8
tỷ
VNĐ
Nước
CHDCND
Lào
Bộ NN và PTNT

Nước CHXHCN
Việt Nam
2000

2003
2
Cải tạo nạo vét hồ
Giảng Võ, Thanh Nhàn
1.2,2b, hồ Thiền Quang
51.0
tỷ
VNĐ
Hà Nội
Ban quản lý dự án
công trình giao
thông công chính
Hà Nội
2002

2003
3
Đê biển – lấn biển –
xây dựng khu đô thị
mới thị xã Rạch Giá
34.9
tỷ
VNĐ
Kiên Giang
Ban quản lý dự án
lấn biển xây dựng

khu đô thị mới thị
xã Rạch Giá
1998

1999
B Các công trình xây dựng giao thông và san lấp
4
San lấp mặt bằng đến
cao trình 1,75m, kè bao
nhà máy, đường vào
nhà máy Cụm khí Điện
– Đạm Cà Mau
80.0
Tỷ
VNĐ
Cà Mau
Ban quản lý dự án
cụm Khí – Điện –
Đạm Cà Mau
2003

2004
5
Xây dựng bãi thải xỉ -
dự án Nhà máy nhiệt
điện Hải Phòng
70.5
Tỷ
VNĐ
Hải Phòng

Công ty cổ phần
nhiệt điện Hải
Phòng
2007

2009
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt SV: Nguyễn Hải Đức
5
Chuyên đề tốt nghiệp
6 Cầu Trà Lý Thái Bình
38.0
Tỷ
Thái Bình
Sở Giao thông vận
tải Thái Bình
2002

2003
C Các công trình xây dựng công nghiệp
7
Nhà xưởng A1-A8 .
Đường bê tông nội bộ
…ở Công ty CN.CP
TNHH Pou Sung VN
74.3
Tỷ
VNĐ
Đồng Nai
Công ty CN.CP
TNHH

Pou Sung VN
2004

2006
8
Phần thô. Thoát nước
thải ngoại vi khu Nhơn
Trạch 3 – Việt Nam
74.0
Tỷ
VNĐ
TP Hồ Chí
Minh
Cty TNHH
Hưng Hiệp
FOROSA
2003

2004
9
Mở rộng nhà máy giấy
DONA-FOOTWR
80.0
tỷ
VNĐ
Đồng Nai
Công ty DONA
VICTORFOOTWR
Co.LTD
2005


2006
D Các công trình xây dựng dân dụng
10 Bệnh viện đa khoa Cần
Thơ
92.0
tỷ
VNĐ
Cần Thơ Bệnh viện đa khoa
Cần Thơ
1999

2005
11
Dự án xây dựng trại
giam T30 –
TP Hồ Chí Minh
43.2
tỷ
VNĐ
TP Hồ Chí
Minh
Ban quản lý dự án
công an TP Hồ Chí
Minh
2004

2006
12
Công ty DL văn hóa

thương mại quốc tế 343
Plaza
53.3
tỷ
VNĐ
TP Hồ Chí
Minh
Công ty DL văn
hóa thương mại
quốc tế 343 Plaza
2005

2006
(Nguồn : Hồ sơ doanh nghiệp của VINACCO )
Sau đây là số liệu về Doanh thu, Vốn chủ sở hữu và Lợi nhuận sau thuế của
VINACCO trong những năm vừa qua :
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt SV: Nguyễn Hải Đức
6
Chuyên đề tốt nghiệp
Bảng 1.1.2: Các chỉ tiêu tài chính của VINACCO thời kỳ 2005-2008
TT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
1
Tổng tài sản có (tr.đ) 847 307 975 743 981 231 1 123 648
Tốcđộ tăng trưởng(%) 15,15 0,56 14,51
2
Sản lượng xây lắp
(tỷ đồng)
1 739,9
1 913,8 2157 2652
Tốc độ tăng trưởng(%) 9,99 12,7 22,94

3 Doanh thu (tỷ.đ) 1 702,56 1 892,8 2 141,915 2 524,4
4
Lợi nhuận trước thuế
( tỷ đồng )
10,917 18,168 23,356 36,38
5
Lợi nhuận sau thuế
( tỷ đồng )
9.8253 16.3512 21.0204 32.742
Tốc độ tăng trưởng(%)
66,41 28,55 55,76
6
Nguồn vốn chủ sở hữu
( tỷ đồng )
115.276 139.244 139.2781 175.529
Tốc độ tăng trưởng(%) 20,79 0,02 26,02
7
Nguồn vốn kinh
doanh(tr.đ)
97 804 100 560 100 721 175 412
Tốc độ tăng trưởng (%)
2.81 0,16 74,15
(Nguồn : Báo cáo tài chính các năm từ 2005-2008 của Tổng công ty Xây dựng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn)
Biểu đồ 1.1.1: So sánh lợi nhuận sau thuế và nguồn vốn chủ sở hữu qua các
năm 2005-2008 của VINACCO.
0
20
40
60

80
100
120
140
160
180
Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Nguồn vốn chủ sở hữu (
tỷ đồng )
Lợi nhuận sau thuế( tỷ
đồng )
(Nguồn : Báo cáo tài chính các năm từ 2005-2008 của Tổng công ty Xây dựng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn)
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt SV: Nguyễn Hải Đức
7
Chuyên đề tốt nghiệp
Với nguồn lực về máy móc thiết bị và những con người hiện có, VINACCO
đã liên tục đạt các mức sản lượng xây lắp cao trong những năm vừa qua. Năm 2005,
sản lượng xây lắp mà toàn Tổng công ty thực hiện được là 1739,9 tỷ đồng, và con số
này còn tăng dần qua các năm, cụ thể là con số 1913,8 tỷ và 2157 tỷ trong các năm
2006 và 2007 với tốc độ tăng trưởng của sản lượng lần lượt là 9.99% và 12,7% . Đặc
biệt , với sự đầu tư thêm máy móc thiết bị thi công trong năm 2007, cùng với việc
xúc tiến hoạt động tham gia xây dựng các công trình lớn , năm 2008 sản lượng xây

lắp toàn tổng công ty đã tăng lên con số 2652 tỷ đồng, với tốc độ tăng trưởng cao
nhất từ trước đến nay 22,94%.
Cùng với sự tăng trưởng của sản lượng xây lắp, là sự tăng trưởng liên tục từ
năm này qua năm khác của Doanh thu và lợi nhuận . Nếu như doanh thu và lợi nhuận
sau thuế của năm 2005 chỉ là 1702,56 tỷ và 9,8253 tỷ ; thì trong năm 2008, doanh
thu và lợi nhuận sau thuế toàn Tổng công ty đạt được là 2524,4 tỷ và 36,38 tỷ. Tốc
độ tăng trưởng của các chỉ tiêu Doanh thu, lợi nhuận luôn dương và đạt ở những con
số ấn tượng. Nó góp phần to lớn đến việc tăng nguồn vốn kinh doanh cũng như
nguồn vốn chủ sở hữu cho VINACCO. Cụ thể, nếu nguồn vốn kinh doanh và vốn chủ
sở hữu năm 2005 là 97 804 tỷ và 115 276 tỷ thì con số này năm 2008 đã đạt được là
175 412 tỷ và 175 529 tỷ. Sự tăng trưởng cao hơn của nguồn vốn kinh doanh và
nguồn vốn chủ sở hữu là một điều kiện quan trọng giúp cho VINACCO tạo tiền đề để
tiếp tục thực hiện đầu tư phát triển nhằm nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh cũng
như thực hiện các dự án đầu tư mới-một định hướng phát triển chính của VINACCO.
Trong những năm qua ,cùng với đội ngũ cán bộ quản lý , cán bộ kỹ thuật có
trình độ cao, giàu kinh nghiệm ; đội ngũ công nhân lành nghề, hệ thống trang thiết bị
hiện đại , đồng bộ và nguồn tài chính vững chắc, hoạt động sản xuất kinh doanh của
Tổng công ty đã phát triển mạnh mẽ, sản lượng 5 năm gần đây đạt từ 1500 tỷ đến
2650 tỷ đồng .Với nền tảng vững chắc đã xây dựng được qua quá trình phát triển,
cùng với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ, nhân viên và đội ngũ lao động , Tổng công ty
Xây dựng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn sẽ tiếp tục phát triển và đóng góp
vào nhiệm vụ xây dựng các công trình nông nghiệp nông thôn, dân dụng,… góp phần
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt SV: Nguyễn Hải Đức
8
Chuyên đề tốt nghiệp
đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, đưa nông nghiệp nông thôn
phát triển đi lên.
1.2. Tình hình đầu tư phát triển tại Tổng công ty Xây dựng Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn ( VINACCO ) thời kỳ 2005-2008
1.2.1. Sự cần thiết phải đầu tư phát triển tại VINACCO

Đầu tư phát triển trong doanh nghiệp là một bộ phận của đầu tư phát triển, là
hoạt động sử dụng vốn và các nguồn lực huy động được trong hiện tại nhằm duy trì
hoạt động và tăng thêm tài sản của doanh nghiệp, tạo thêm việc làm và nâng cao đời
sống của các thành viên trong đơn vị. Đầu tư phát triển có vai trò rất quan trọng trong
quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp cũng như có vai trò rất quan trọng
trong sự phát triển của cả nền kinh tế. Đầu tư phát triển tạo ra năng lực sản xuất mới,
tạo ra năng suất mới, quyết định đến sự phát triển của doanh nghiệp nói riêng và cả
nền kinh tế nói chung.
VINACCO là một tổng công ty xây dựng, với nhiệm vụ là tiến hành thi công
xây lắp các công trình nông nghiệp, nông thôn, các công trình dân dụng và công
nghiệp, cùng với đó là tiến hành đầu tư vào các dự án nhằm thu về lợi nhuận, vì thế
để nâng cao năng lực sản xuất; nâng cao chất lượng sản phẩm xây lắp; tăng doanh
thu, lợi nhuận; cũng như nâng cao chất lượng nguồn nhân lực … VINACCO luôn
phải tiến hành các hoạt động đầu tư phát triển. Cụ thể đó là đầu tư vào xây dựng cơ
bản; đầu tư mua mới máy móc thiết bị thi công công trình để phù hợp với yêu cầu về
tiến độ cũng như chất lượng công trình; đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
nhằm tạo ra một đội ngũ cán bộ điều hành và kỹ sư, cán bộ công nhân kỹ thuật tay
nghề cao phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty; đầu tư vào
công tác nghiên cứu thị trường, mà cụ thể ở đây là tìm hiểu, tham gia đấu thầu các
công trình xây dựng; đầu tư vào các dự án mới, cụ thể các dự án này chính là các dự
án đầu tư xây dựng dân dụng và thương mại, nhằm thu về những lợi ích như :doanh
thu, lợi nhuận … cho Tổng công ty trong tương lai.
Vai trò quan trọng của hoạt động đầu tư phát triển đối với sự tồn tại của một
doanh nghiệp, cùng với những mục tiêu, những định hướng phát triển của VINACCO
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt SV: Nguyễn Hải Đức
9
Chuyên đề tốt nghiệp
là những yếu tố quyết định đến hoạt động đầu tư tại VINACCO. Đầu tư phát triển
góp phần quan trọng trong việc tạo ra năng lực sản xuất mới, tạo ra những nguồn lực
và sức mạnh mới, giúp VINACCO lớn mạnh trong bối cảnh cả nền kinh tế đang phát

triển và hòa nhập với nền kinh tế khu vực và quốc tế
1.2.2. Thực trạng hoạt động đầu tư phát triển của VINACCO thời kỳ 2005-2008
1.2.2.1. Vốn và đầu tư phát triển phân theo nguồn vốn tại VINACCO
1) Tổng mức huy động vốn của VINACCO
Đối với một doanh nghiệp thì vốn là một yếu tố hàng đầu, quyết định đến toàn
bộ hoạt động , trong đó có hoạt động đầu tư phát triển trong doanh nghiệp đó. Vốn
của VINACCO bao gồm vốn cho đầu tư phát triển, vốn cho đầu tư tài chính, vốn
dành cho hoạt động sản xuất kinh doanh khác của Tổng công ty bao gồm: đấu thầu và
thi công xây lắp công trình; chi các khoản thường xuyên. Trọng tâm của đề tài là “
Đầu tư phát triển tại VINACCO “ nên trong quá trình nghiên cứu, chúng ta sẽ gói
gọn vốn sản xuất kinh doanh của VINACCO thành hai thành tố chính : Vốn dành cho
đầu tư phát triển và vốn dành cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh khác. Trước khi
đi nghiên cứu, tìm hiểu các khía cạnh về vốn dành cho đầu tư phát triển tại
VINACCO, chúng ta sẽ đi nghiên cứu về tổng mức vốn mà VINACCO huy động
được, bởi đó là cơ sở quan trọng để hình thành vốn dành cho hoạt động đầu tư phát
triển tại VINACCO.
Bảng 1.2.1: Tổng hợp nguồn vốn của VINACCO thời kỳ 2005-2008
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Tổng mức vốn huy
động (tỷ đồng)
847 307 975 743 981 231 1 123 648
Tốc độ tăng liên
hoàn(%)
15.15 0.56 14.51
Tốc độ tăng định
gốc(%)
15.15 15.8 32.61
(Nguồn : Báo cáo tài chính của VINACCO các năm từ 2005-2008)
Hằng năm, VINACCO huy động vốn để phục vụ cho yêu cầu sản xuất kinh
doanh của Tổng công ty cũng như huy động vốn cho hoạt động đầu tư phát triển.

Nhìn vào bảng … chúng ta có thể thấy được quy mô cũng như tốc độ tăng liên hoàn,
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt SV: Nguyễn Hải Đức
10
Chuyên đề tốt nghiệp
định gốc của tổng mức vốn huy động được hằng năm của VINACCO thời kỳ 2005-
2008. Chúng ta thấy tổng mức huy động vốn của VINACCO tăng dần qua các năm,
nếu như năm 2005 là 847 307 tỷ đồng thì các năm 2006 là 975 743 tỷ đồng, năm
2007 là 981 231 tỷ đồng và đến năm 2008 , tổng mức vốn huy động được đạt đến con
số 1 123 648 tỷ đồng, cao nhất từ trước đến nay. Tốc độ tăng liên hoàn của tổng mức
vốn huy động luôn là dương và tốc độ tăng định gốc trên 15%, đặc biệt đến năm
2008 đạt trên 32%. Điều này là một yếu tố tất yếu bởi vì nó xuất phát từ yêu cầu mở
rộng sản xuất kinh doanh ra nhiều lĩnh vực khác ngoài lĩnh vực chính là xây dựng của
VINACCO. Bên cạnh đó, để tiến hành đầu tư phát triển doanh nghiệp cũng như đầu
tư vào các dự án mới đòi hỏi nhiều vốn cũng là một yếu tố quan trọng khiến cho
lượng vốn huy động ngày càng tăng cao.
Tổng mức vốn mà VINACCO huy động được tăng dần và đạt ở mức cao là
yếu tố quan trọng thúc đẩy và tạo điều kiện để Tổng công ty tiến hành đầu tư phát
triển doanh nghiệp cũng như tiến hành đầu tư vào các dự án khả thi và nằm trong
chiến lược phát triển của Tổng công ty.
Chúng ta có thể quan sát sự tăng trưởng của quy mô tổng mức vốn mà
VINACCO huy động được cho nhu cầu sản xuất kinh doanh cũng như cho đầu tư
phát triển qua biểu đồ dưới :
Biểu đồ 1.2.1: Sự tăng trưởng nguồn vốn của VINACCO
847307
975743
981231
1123648
0
200000
400000

600000
800000
1000000
1200000
Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Tổng mức vốn huy động(tỷ đồng)
Tổng mức vốn huy
động(tỷ đồng)
(Nguồn : Báo cáo tài chính của VINACCO các năm 2005-2008)
2) Cơ cấu vốn của VINACCO theo nguồn hình thành vốn:
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt SV: Nguyễn Hải Đức
11
Chuyên đề tốt nghiệp
Nguồn hình thành vốn của VINACCO bao gồm : Vốn tự có của Tổng công ty;
Vốn Ngân sách; Vốn huy động được từ các doanh nghiệp liên doanh liên kết và
khách hàng; Vốn vay ngân hàng
- Vốn tự có của Tổng công ty : gồm có Vốn chủ sở hữu; thu nhập giữ lại; khấu
hao tài sản cố định . Trong đó thì vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng chủ yếu. Vốn từ
khấu hao tài sản cố địn : các loại máy móc thiết bị cũng như nhà xưởng, công cụ
dụng cụ phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh sẽ được tính khấu hao hằng năm
kể từ khi đưa vào sử dụng cho đến khi kết thúc đời của máy móc, thiết bị. Vốn khấu
hao đó sẽ được trích vào quỹ khấu hao và nó sẽ được sử dụng để tái đầu tư. Vốn trích
từ nguồn lợi nhuận sau thuế: đây là một nguồn huy động vốn rất quan trọng đối với

quá trình đầu tư phát triển tại VINACCO. Do quá trình sản xuất kinh doanh, mà lĩnh
vực chính của Tổng công ty là thầu thi công xây dựng công trình và đầu tư thu lợi
nhuận từ các dự án đầu tư xây dựng, cùng với sự chuyên nghiệp, nỗ lực cố gắng của
toàn Tổng công ty , trong các năm từ 2005-2008, lợi nhuận sau thuế của tổng công ty
luôn đạt trên 9 tỷ, trung bình là gần 20tỷ đồng/năm.Lợi nhuận sau thuế sẽ được trích
một phần để tái đầu tư phát triển.Tuy nó không quá lớn và chiếm tỷ lệ cao trong tổng
mức đầu tư, nhưng nó mang ý nghĩa tích cực và khả thi cho quá trình đầu tư tại
VINACCO.
- Vốn Nhà nước: Tổng công ty Xây dựng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn là một doanh nghiệp Nhà Nước nên hàng năm Tổng công ty được cấp cho vốn để
hoạt động. Từ khi chuyển sang cơ chế thị trường thì vốn ngân sách đóng vai trò định
hướng và hỗ trợ sự phát triển của doanh nghiệp.
- Vốn liên doanh liên kết và vốn huy động được từ khách hàng : Đây là một
nguồn vốn khá quan trọng đối với VINACCO. VINACCO hiện có 12 công ty liên kết,
và những đơn vị này chính là các đơn vị thi công xây lắp công trình chính cho các công
trình xây dựng mà VINACCO trúng thầu xây lắp. Do đó vốn liên kết chủ yếu để phục vụ
quá trình xây lắp công trình. Còn đối với vốn huy động từ khách hàng thì đó là vốn huy
động để đầu tư các dự án mới về nhà văn phòng cao ốc cho thuê, biệt thự, khu nhà ở…
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt SV: Nguyễn Hải Đức
12
Chuyên đề tốt nghiệp
- Vốn vay ngân hàng : là một nguồn huy động vốn quan trọng đối với
VINACCO, chiếm vị trí thứ hai trong tổng mức vốn mà VINACCO huy động được.
Vốn vay từ ngân hàng để phục vụ quá trình thi công xây lắp các công trình cũng như
tiến hành đầu tư phát triển .
Sau đây là bảng cơ cấu vốn theo nguồn hình thành vốn của VINACCO, thời kỳ
2005-2008, phản ánh quy mô, tốc độ tăng của tổng mức vốn huy động và các thành
phần.
Bảng 1.2.2: Cơ cấu vốn theo nguồn hình thành vốn của VINACCO
TT

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
1
Tổng mức vốn huy
động (triệu đồng) 847 307 975 743 981 231 1 123 648
2
Vốn tự có (triệu đồng)
115 276 139 244 139278 175 529
Tỷ trọng/Tổng vốn
13.6 14.27 14.19 15.62
3
Vốn Ngân sách
(triệu đồng)
90 106 91 009 100 002 94 506
Tỷ trọng/Tổng vốn
10.63 9.33 10.19 8.41
4
Vốn liên doanh, liên
kết và huy động từ
khách hàng (triệu đồng)
440 365 519 840 511 355 543 045
Tỷ trọng/Tổng vốn
51.97 53.28 52.11 48.33
5
Vốn vay ngân hàng
(triệu đồng)
201 560 225 650 230 596 310 568
Tỷ trọng/Tổng vốn
23.8 23.12 23.51 27.64
(Nguồn : Tổng hợp từ Báo cáo tài chính và Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của
VINACCO các năm 2005-2008)

3) Vốn cho đầu tư phát triển tại VINACCO
- Quy mô và tỷ trọng vốn đầu tư phát triển trong tổng nguồn vốn huy động của
VINACCO:
Vốn dành cho hoạt động đầu tư phát triển là một trong những chính của tổng
mức vốn của VINACCO. Chúng ta sẽ thấy được giá trị cũng như tỷ trọng của thành
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt SV: Nguyễn Hải Đức
13
Chuyên đề tốt nghiệp
phần vốn đầu tư phát triển trên tổng mức vốn huy động được của VINACCO qua
bảng sau :
Bảng 1.2.3: Quy mô và tỷ trọng vốn dành cho Đầu tư phát triển trong tổng
nguồn vốn của VINACCO thời kỳ 2005-2008:
TT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
1
Tổng mức vốn huy động
(triệu đồng)
847 307 975 743 981 231 1 123 648
2
Vốn đầu tư phát triển
(triệu đồng)
258 793 289 022 326 139 361969
Tỷ trọng Vốn ĐTPT/Tổng mức
vốn huy động (%)
30.54 29.62 33.23 32.21
3
Vốn dành cho sản xuất, kinh
doanh khác (triệu đồng)
588 514 686 721 655 092 761679
(Nguồn : Tổng hợp từ Báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động SXKD của
VINACCO các năm 2005-2008.)

Từ bảng 1.2.3 chúng ta có thể thấy rằng vốn dành cho hoạt động đầu tư phát
triển chiếm tỷ trọng từ khoảng 29,62% tương ứng với 289 022 tỷ đồng ( năm 2006)
đến 33,23% tương ứng với 326 139 tỷ đồng ( năm 2007 ) trong tổng mức vốn mà
VINACCO huy động được trong thời kỳ nghiên cứu. Đây cũng là một tỷ lệ khá lớn
đối với một doanh nghiệp. Tuy nhiên, phần lớn vốn đầu tư phát triển của VINACCO
lại dành cho việc đầu tư vào các dự án xây dựng mới nhằm thu lợi nhuận trong tương
lai, còn nếu chỉ xét vốn đầu tư phát triển trong doanh nghiệp thì tỷ trọng này còn thấp
hơn.
- Quy mô và tốc độ tăng vốn đầu tư phát triển của VINACCO :
Vốn đầu tư phát triển của VINACCO không ngừng tăng qua các năm trong
kỳ. Điều này được thể hiện rất rõ qua bảng :
Bảng 1.2.4: Quy mô và tốc độ tăng của vốn đầu tư phát triển của VINACCO
thời kỳ 2005-2008
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt SV: Nguyễn Hải Đức
14
Chuyên đề tốt nghiệp
Vốn đầu tư phát triển 258 793 289 022 326 139 361 969
Tốc độ tăng liên hoàn(%) 11.68 12.84 10.98
Tốc độ tăng định gốc(%) 11.68 26.02 39.86
(Nguồn : Tổng hợp từ Báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động SXKD của
VINACCO các năm 2005-2008 )
Nhìn vào bảng 1.2.4 ta thấy rằng từ năm 2005 đến năm 2008, vốn đầu tư phát
triển đã tăng từ 258 793 tỷ đồng lên đến 361 969 tỷ đồng, với tốc độ tăng định gốc
năm 2008 là 39,86%. Hằng năm, tốc độ tăng liên hoàn trung bình khoảng 11,5%.
Điều đó cho thấy rằng vốn đầu tư phát triển của VINACCO đang gia tăng nhanh
chóng, năm sau cao hơn năm trước. Chúng ta đã phân tích và tìm hiểu sự gia tăng của
tổng mức vốn và các thành phần cấu thành tổng mức vốn, nên việc gia tăng vốn đầu
tư phát triển của VINACCO cũng là điều dễ hiểu. Với việc tiến hành đầu tư xây dựng
cơ bản , đầu tư mua sắm máy móc thiết bị và đặc biệt là đầu tư vào các dự án mới

luôn đòi hỏi nguồn vốn lớn, khiến cho vốn đầu tư phát triển đạt giá trị cao trong
những năm vừa qua. Đó là các hạng mục đầu tư xây dựng thêm nhà xưởng, nhà công
nhân (năm 2005), đầu tư mua sắm máy móc thiết bị ( năm 2005, 2007); đầu tư xây
dựng thêm các nhà máy mới; và tiến hành thực hiện xây lắp các hạng mục công trình
của các dự án như Dự án Nghi Sơn-Thanh Hóa; dự án Pháp Vân ; dự án Đại Mỗ …
mà chúng ta sẽ nghiên cứu kỹ hơn ở các phần sau. Chính nhu cầu đầu tư phát triển
trong doanh nghiệp cũng như nhu cầu cho đầu tư các dự án mà VINACCO đang tiến
hành đã làm tăng giá trị vốn đầu tư phát triển trong kỳ . Điều này một mặt tạo nên sự
gia tăng tài sản cố định, tạo nên năng lực sản xuất mới, và những dự án hứa hẹn tính
khả thi, nhưng nó cũng đặt ra yêu cầu về sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn vốn đầu tư
phát triển.
Chúng ta có thể quan sát kỹ hơn sự tăng trưởng Vốn đầu tư phát triển của
VINACCO qua biểu đồ sau :
Biều đồ 1.2.2: Sự tăng trưởng của vốn đầu tư phát triển của VINACCO thời kỳ
2005-2008
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt SV: Nguyễn Hải Đức
15
Chuyên đề tốt nghiệp
258793
289022
326139
361969
0
50000
100000
150000
200000
250000
300000
350000

400000
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Vốn đầu tư phát triển(triệu đồng)
Vốn đầu tư phát
triển(triệu đồng)
(Nguồn : Tổng hợp từ Báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động SXKD của
VINACCO các năm 2005-2008 )
4) Đầu tư phát triển của VINACCO phân theo nguồn vốn thời kỳ 2005-2008
Sau đây chúng ta sẽ đi nghiên cứu đầu tư phát triển của VINACCO phân theo
nguồn vốn. Vốn cho đầu tư phát triển của VINACCO hình thành từ nhiều nguồn khác
nhau. Tình hình vốn đầu tư phát triển của VINACCO phân theo nguồn vốn được khái
quát qua bảng và biểu đồ dưới đây.
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt SV: Nguyễn Hải Đức
16
Chuyên đề tốt nghiệp
Bảng 1.2.5: Vốn đầu tư phát triển của VINACCO phân theo nguồn vốn
thời kỳ 2005-2008
Chỉ tiêu
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
giá trị
(triệu Đ)
tỷ trọng
(%)
giá trị
(triệu Đ)
tỷ trọng
(%)
giá trị
(triệu Đ)
tỷ trọng

(%)
giá trị
(triệu Đ)
tỷ trọng
(%)
Vốn đầu tư phát
triển(VĐTPT)
258793 100 289022 100 326139 100 361 969 100
VĐTPT từ nguồn
vốn tự có
115 276 44.54 139 244 48.18 139278 42.71 175 529 48.49
VĐTPT từ Vay
ngân hàng
100 256 38.74 119 021 41.18 130500 40.01 135 640 37.47
VĐTPT huy
động từ khách
hàng
43 261 16.72 30 757 10.64 56 361 17.28 50 800 14.03
(Nguồn : Tổng hợp từ Báo cáo tài chính, Báo cáo tổng kết hoạt động sản xuất kinh
doanh, Báo cáo tài chính các dự án của VINACCO các năm từ 2005-2008)
Biều đồ 1.2.3: Các thành phần hình thành vốn đầu tư phát triển của VINACCO
Thời kỳ 2005-2008
0
20,000
40,000
60,000
80,000
100,000
120,000
140,000

160,000
180,000
Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
VĐTPT từ nguồn vốn tự

VĐTPT từ Vay ngân
hàng
VĐTPT huy động từ
khách hàng
(Nguồn : Tổng hợp từ Báo cáo tài chính, Báo cáo tổng kết hoạt động sản xuất kinh
doanh, Báo cáo tài chính các dự án của VINACCO các năm từ 2005-2008)
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt SV: Nguyễn Hải Đức
17
Chuyên đề tốt nghiệp
Qua bảng 1.2.5 và biểu đồ 1.2.3 chúng ta có thể nhận thấy vốn đầu tư phát
triển của VINACCO được huy động từ ba nguồn cơ bản, đó là huy động từ nguồn
vốn tự có; huy động từ khách hàng và vay ngân hàng. Trong đó thì tỷ trọng của vốn
đầu tư phát triển huy động được từ nguồn vốn tự có của Tổng công ty là cao nhất so
với hai thành phần còn lại trong tổng vốn đầu tư phát triển. Tỷ trọng của vốn đầu tư
phát triển huy động từ nguồn vốn tự có là 48,49% ( năm 2008 ) và 48,18% (năm
2006 ); 44,54% ( năm 2005) và 42,71% ( năm 2007) trên tổng vốn đầu tư phát triển.
Với tỷ trọng cao nhất của vốn đầu tư phát triển huy động từ nguồn vốn tự có trên
tổng vốn đầu tư, VINACCO đã có được một nguồn tài chính khá vững chắc và dễ

dàng huy động cho hoạt động đầu tư phát triển. Vốn huy động từ nguồn vay ngân
hàng là thành phần chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong các thành phần cấu tạo nên vốn
đầu tư phát triển tại VINACCO. Tỷ trọng vốn đầu tư huy động từ vay ngân hàng trên
tổng vốn đầu tư của VINACCO cao nhất là 41,18% vào năm 2006; con số này là
40,01% năm 2007 và 38,74% ; 37,07% vào các năm 2005 và 2008. Huy động vốn từ
ngân hàng là một kênh huy động vốn rất quan trọng cho đầu tư phát triển tại
VINACCO. Trước yêu cầu đầu tư mới trong doanh nghiệp cũng như nhiệm vụ thực
hiện các dự án mới, nguồn vốn tự có không thể trang trải đủ cho những yêu cầu ấy,
thì việc huy động vốn từ ngân hàng sẽ góp phần đáng kể trong việc tăng vốn đầu tư
phát triển. Ngoài hai nguồn huy động vốn cho đầu tư phát triển từ nguồn vốn tự có và
đi vay ngân hàng, chiếm tỷ trọng cao nhất trên tổng vốn đầu tư phát triển, VINACCO
cũng đã tiến hành huy động vốn từ các đối tác và các khách hàng. Tỷ trọng của vốn
đầu tư huy động từ khách hàng trên tổng vốn đầu tư đạt trung bình khoảng 15% trong
kỳ. Cùng với vốn đầu tư huy động từ ngân hàng, vốn đầu tư huy động từ khách hàng
và đối tác là những nguồn từ bên ngoài rất quan trọng, giúp VINACCO tăng cường
thêm vốn để phục vụ cho những yêu cầu và nhiệm vụ đầu tư phát triển của Tổng
công ty.
Sau đây chúng ta sẽ tiến hành nghiên cứu kỹ hơn về tình hình huy động vốn
cho đầu tư phát triển từ các nguồn trên:
- Vốn đầu tư phát triển huy động từ Nguồn vốn tự có của VINACCO:
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt SV: Nguyễn Hải Đức
18
Chuyên đề tốt nghiệp
Bảng 1.2.6: Tình hình vốn đầu tư phát triển huy động từ Nguồn vốn chủ sở
hữu của VINACCO thời kỳ 2005-2008
TT
Chỉ tiêu
Năm
2005
Năm

2006
Năm
2007
Năm
2008
1 Vốn tự có 115 276 139 244 139 278 175 529
2
VĐTPT từ Vốn tự có
(triệu đồng)
115,276 139,244 139278 175,529
Tốc độ tăng liên hoàn(%) 20.79 0.02 26.03
Tốc độ tăng định gốc(%) 20.79 20.82 52.27
3
Tỷ lệ VĐT từ Vốn tự có/ Vốn
tự có (%)
100 100 100 100
(Nguồn : Tổng hợp từ Báo cáo tài chính, Báo cáo tổng kết hoạt động sản xuất kinh
doanh, Báo cáo tài chính các dự án của VINACCO các năm từ 2005-2008)
Nhìn vào bảng 1.2.6 chúng ta có thể thấy rằng tỷ lệ vốn đầu tư huy động từ
nguồn vốn tự có trên vốn tự có là 100% trong tất cả các năm. Điều này có nghĩa là
nguồn vốn tự có của Tổng công ty ( gồm vốn chủ sở hữu; lợi nhuận giữ lại; khấu hao
tài sản cố định ) được dùng chỉ để dành cho đầu tư phát triển. Vốn đầu tư huy động
từ nguồn vốn tự có của Tổng công ty đều năm sau cao hơn năm trước, thể hiện ở chỉ
tiêu tốc độ tăng liên hoàn luôn dương, và đặc biệt đạt ở con số khá là 20,79% năm
2006 và 26,03% năm 2008. Vốn tự có tăng dần qua các năm, nếu so sánh cuối thời kỳ
và đầu thời kỳ thì năm 2005 là 115,276 tỷ đồng, thì đến năm 2008 con số này đạt
175,529 tỷ đồng, tăng hơn 60 tỷ đồng và đạt tốc độ tăng định gốc 52,27%. Sự tăng
lên của vốn tự có được giải thích bởi cùng với doanh thu, lợi nhuận tăng dần qua các
năm, sẽ dẫn đến vốn chủ sở hữu tăng và lợi nhuận giữ lại tăng. Bên cạnh đó, việc đầu
tư mới thêm các tài sản cố định sẽ làm cho vốn khấu hao cũng tăng lên.

Với việc dùng toàn bộ số vốn tự có để đầu tư phát triển, thì sự gia tăng của
vốn tự có sẽ ảnh hưởng làm tăng nguồn vốn cho đầu tư phát triển tại VINACCO,
cùng với đó, việc sử dụng một quy mô khá lớn vốn tự có cho đầu tư phát triển,
VINACCO sẽ chủ động hơn trong quá trình thực hiện đầu tư của Tổng công ty.
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt SV: Nguyễn Hải Đức
19
Chuyên đề tốt nghiệp
Biểu đồ 1.2.4: Sự tăng trưởng của Vốn đầu tư phát triển từ nguồn Vốn chủ sở
hữu của VINACCO thời kỳ 2005-2008
115,276
139,244 139,278
175,529
0
20,000
40,000
60,000
80,000
100,000
120,000
140,000
160,000
180,000
Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008

VĐTPT từ Vốn chủ sở hữu(triệu đồng)
VĐTPT từ Vốn chủ sở
hữu(triệu đồng)
(Nguồn : Tổng hợp từ Báo cáo tài chính, Báo cáo tổng kết hoạt động sản xuất kinh
doanh, Báo cáo tài chính các dự án của VINACCO các năm từ 2005-2008)
- Vốn đầu tư phát triển huy động từ nguồn vốn vay ngân hàng của
VINACCO :
Vốn vay từ ngân hàng là một thành phần chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn
đầu tư phát triển của VINACCO, nó đóng vai trò rất quan trọng đối với hoạt động
đầu tư của Tổng công ty. Chúng ta sẽ nghiên cứu tình hình huy động vốn cho đầu tư
phát triển từ vay ngân hàng qua bảng dưới :
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt SV: Nguyễn Hải Đức
20
Chuyên đề tốt nghiệp
Bảng 1.2.7: Tình hình huy động vốn đầu tư phát triển từ nguồn vốn vay Ngân
hàng của VINACCO thời kỳ 2005-2008 :
TT
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
1
Tổng vốn vay Ngân hàng 201560 225650 230596 310568
2 VĐTPT từ Vốn vay ngân hàng
(triệu đồng)
100 256 119 021 130 500 135 640
Tốc độ tăng liên hoàn(%) - 18.72 9.64 3.94
Tốc độ tăng định gốc(%) -
3.25 13.21 17.67
3 Tỷ lệ VĐTPT từ vay NH/Tổng
vốn vay NH (%)
49.74 52.75 56.59 43.67
(Nguồn : Tổng hợp từ Báo cáo tài chính, Báo cáo tổng kết hoạt động sản xuất kinh

doanh, Báo cáo tài chính các dự án của VINACCO các năm từ 2005-2008)
Nhìn vào bảng 1.2.7 chúng ta thấy tỷ lệ vốn vay ngân hàng dành cho đầu tư
phát triển trên tổng số vốn vay ngân hàng của VINACCO ở mức từ 43,67% ( năm
2008) đến 56,59% ( năm 2007). Điều đó cho thấy một số lượng lớn vốn vay từ ngân
hàng đã được VINACCO bỏ vào cho hoạt động đầu tư phát triển của Tổng công ty.
Vốn vay ngân hàng để đầu tư phát triển tăng dần qua các năm và tăng mạnh
mạnh hơn trong thời kỳ từ 2005-2007. Từ con số 100,256 tỷ (tương ứng với 49,74%
trên tổng vốn vay ngân hàng) năm 2005 đã tăng lên 130,5 tỷ ( tương ứng với 56,59%
trên tổng vốn vay ngân hàng) năm 2007. Điều này có thể giải thích bởi sự tăng lên
không đáng kể của vốn tự có của năm 2007 so với 2006, trong khi nhu cầu cho đầu tư
xây dựng cơ bản, cũng như mua sắm máy móc thiết bị và nhất là vốn đầu tư cho các
dự án đang tiến hành không ngừng tăng lên, điều này buộc VINACCO phải vay ngân
hàng nhiều hơn để đảm bảo yêu cầu về vốn cho đầu tư phát triển. Trong năm 2008,
mặc dù vốn cho đầu tư phát triển vẫn tăng lên nhưng vốn vay ngân hàng để đầu tư
phát triển tăng chậm lại đạt 135,64 tỷ . Sở dĩ như vậy là do năm 2008, vốn tự có của
Tổng công ty tăng mạnh .
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt SV: Nguyễn Hải Đức
21
Chuyên đề tốt nghiệp
Sự tăng lên của vốn vay ngân hàng góp phần đảm bảo yêu cầu về vốn ngày
càng tăng cho đầu tư phát triển. Nó cùng với vốn tự có của Tổng công ty làm nền cơ
sở về vốn cho đầu tư phát triển. Có thể nói rằng vốn vay ngân hàng là một phần vốn
rất quan trọng. Trong quá trình hoạt động,Tổng công ty đã dùng nguồn vốn vay ngân
hàng để đảm bảo nguồn tài chính cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là đảm
bảo có đủ vốn cho các dự án mở rộng hoặc đầu tư chiều sâu của Tổng công ty.
Nhưng bên cạnh đó nguồn vốn này cũng gặp nhiều khó khăn như: Tổng công ty phải
trả lãi vay cố định, mặc dù phần lãi vay này không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh;
Tổng công ty phải chịu sức ép về hoàn trả nợ gốc và lãi vay đúng hạn, làm tăng hệ số
nợ dẫn đến gia tăng rủi ro về nợ.
Biểu đồ 1.2.5: Sự tăng trưởng của Vốn đầu tư phát triển huy động từ nguồn

vốn vay ngân hàng của VINACCO thời kỳ 2005-2008 :
100256
119021
130500
135640
0
20000
40000
60000
80000
100000
120000
140000
Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
VĐTPT từ Vay ngân hàng(triệu đồng)
VĐTPT từ Vay ngân
hàng(triệu đồng)
(Nguồn : Tổng hợp từ Báo cáo tài chính, Báo cáo tổng kết hoạt động sản xuất kinh
doanh, Báo cáo tài chính các dự án của VINACCO các năm từ 2005-2008)
- Vốn đầu tư phát triển huy động từ khách hàng :
Trong các thành phần cấu thành nguồn vốn đầu tư phát triển thì nguồn vốn
huy động từ khách hàng chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trên tổng vốn đầu tư. Và nguồn vốn
này chỉ để thực hiện đầu tư xây dựng các dự án. Các dự án này chính là các dự án về

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt SV: Nguyễn Hải Đức
22

×