Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Luận văn thạc sĩ năng lực thực thi công vụ của công chức địa chính nông nghiệp xây dựng và môi trường cấp xã huyện đông anh, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 117 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN NGỌC LÂM

NĂNG LỰC THỰC THI CƠNG VỤ CỦA CƠNG CHỨC
ĐỊA CHÍNH – NƠNG NGHIỆP – XÂY DỰNG
VÀ MÔI TRƢỜNG CẤP XÃ HUYỆN ĐÔNG ANH,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG

HÀ NỘI – 2018

e


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN NGỌC LÂM

NĂNG LỰC THỰC THI CƠNG VỤ CỦA CƠNG CHỨC
ĐỊA CHÍNH – NƠNG NGHIỆP – XÂY DỰNG
VÀ MÔI TRƢỜNG CẤP XÃ HUYỆN ĐÔNG ANH,


THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CƠNG
Chun ngành: Quản lý cơng
Mã số: 8 34 04 03

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:TS. CHU XUÂN KHÁNH

HÀ NỘI – 2018

e


LỜI CẢM ƠN
Luận văn tốt nghiệp cao học được hoàn thành tại Học viện Hành chính
Quốc gia. Để hồn thành được bản luận văn tốt nghiệp này, tác giả xin bày tỏ
lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới Học viện Hành chính Quốc gia, Ban
quản lý sau đại học, đặc biệt là Tiến sỹ Chu Xuân Khánh đã trực tiếp hướng
dẫn, giúp đỡ tác giả với những chỉ dẫn khoa học quý giá trong suốt quá trình
triển khai, nghiên cứu và hoàn thành đề tài ―Năng lực thực thi cơng vụ của
cơng chức Địa chính – nơng nghiệp – xây dựng và môi trường cấp xã huyện
Đông Anh, thành phố Hà Nội‖.
Xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo – các nhà khoa học đã trực
tiếp hoặc gián tiếp giảng dạy, truyền đạt những kiến thức hoa học chuyên
ngành Quản lý công cho bản thân tác giả trong những năm tháng qua.
Tác giả xin gửi tới UBND huyện Đông Anh, các cơ quan liên quan của
Huyện lời cảm ơn sâu sắc nhất vì đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tác giả có
thể thu thập số liệu cùng những tài liệu nghiên cứu cần thiết liên quan tới đề
tài tốt nghiệp thuận tiện nhất.
Trong quá trình hồn thành bài luận văn, ban đầu tác giả cịn bỡ ngỡ vì
vốn kiến thức cịn hạn chế. Vì vậy, khơng tránh khỏi những thiếu xót, tác giả

mong nhận được ý kiến đóng góp của q Thầy, Cơ và các bạn học cùng lớp
để bài luận văn được hoàn thiện hơn.
Tác giả luận văn

Nguyễn Ngọc Lâm

e


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập của
riêng tôi. Các số liệu sử dụng để phân tích trong luận văn có nguồn gốc rõ
ràng, đã công bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn
do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với
thực tiễn của Việt Nam.
Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào
khác.
Tác giả luận văn

Nguyễn Ngọc Lâm

e


BẢNG DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CHỮ CÁI VIẾT TẮT

CỤM TỪ ĐẦY ĐỦ


CBCC

Cán bộ cơng chức

HCNN

Hành chính nhà nƣớc

UBND

Uỷ ban nhân dân

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

e


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1
CHƢƠNG 1: ............................................................................................................... 12
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC THỰC THI CÔNG VỤ CỦA CÔNG
CHỨC ĐỊA CHÍNH – NƠNG NGHIỆP – XÂY DỰNG VÀ MƠI TRƢỜNG
CẤP XÃ........................................................................................................................ 12
1.1. Những vấn đề cơ bản về công chức Địa chính – nơng nghiệp – xây dựng và
mơi trƣờng cấp xã....................................................................................................... 12
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản ................................................................................. 12
1.1.2. Đặc điểm, vị trí, vai trị, nhiệm vụ và quyền hạn của cơng chức Địa chính

– nơng nghiệp – xây dựng và môi trƣờng cấp xã .................................................. 16
1.2. Năng lực thực thi công vụ của công chức Địa chính – nơng nghiệp – xây
dựng và mơi trƣờng cấp xã ....................................................................................... 21
1.2.1. Một số khái niệm .............................................................................................. 21
1.2.2. Các yếu tố cấu thành nên năng lực thực thi công vụ.................................. 23
1.2.3. Một số yếu tố ảnh hƣởng đến năng lực thực thi cơng vụ cơng chức Địa
chính – nơng nghiệp – xây dựng và môi trƣờng cấp xã ....................................... 30
1.3. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực thực thi cơng vụ của cơng chức Địa
chính – nơng nghiệp – xây dựng và môi trƣờng cấp xã ....................................... 33
1.3.1. Đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ
nghĩa.............................................................................................................................. 33
1.3.2. Do đòi hỏi của quá trình hội nhập và yêu cầu của cải cách hành chính . 34
1.4. Các tiêu chí đánh giá năng lực cơng chức Địa chính – nơng nghiệp – xây
dựng và mơi trƣờng cấp xã ....................................................................................... 35
1.4.1. Nhóm tiêu chí về kiến thức, kỹ năng ............................................................. 35

e


1.4.2. Nhóm tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ của cơng chức Địa chính –
xây dựng – nơng nghiệp và mơi trƣờng cấp xã ..................................................... 42
1.4.3. Nhóm tiêu chí đánh giá sự hài lịng của ngƣời dân .................................... 43
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ........................................................................................... 45
CHƢƠNG 2:THỰC TRẠNG NĂNG LỰC THỰC THI CƠNG VỤ CỦA
CƠNG CHỨC ĐỊA CHÍNH – NƠNG NGHIỆP – XÂY DỰNG ...................... 46
VÀ MÔI TRƢỜNG CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔNG ANH, ........ 46
THÀNH PHỐ HÀ NỘI ............................................................................................. 46
2.1. Khái quát đặc điểm, tự nhiên – kinh tế - xã hội huyện Đông Anh, thành
phố Hà Nội ................................................................................................................... 46
2.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội ........................................... 46

2.2. Thực trạng công chức Địa chính – nơng nghiệp – xây dựng và môi trƣờng
cấp xã ở huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội ....................................................... 49
2.2.1. Tổng quan về công chức cấp xã và cơng chức Địa chính – nơng nghiệp –
xây dựng và môi trƣờng cấp xã của huyện Đông Anh......................................... 49
2.2.2. Thực tiễn năng lực thực thi công vụ của công chức Địa chính- nơng
nghiệp - xây dựng và mơi trƣờng cấp xã ................................................................ 56
2.2.3. Thực trạng năng lực công chức Địa chính- nơng nghiệp- xây dựng và
mơi trƣờng theo kết quả thực thi nhiệm vụ đƣợc giao......................................... 58
2.2.4. Thực trạng năng lực thực thi công vụ của công chức Địa chính- nơng
nghiệp- xây dựng và mơi trƣờng qua mức độ hài lòng của ngƣời dân ............. 62
2.3. Đánh giá chung về năng lực thực thi công vụ của công chức Địa chính nơng nghiệp - xây dựng và mơi trƣờng cấp xã huyện Đông Anh....................... 63
2.3.1. Những ƣu điểm ................................................................................................. 63
2.3.2. Những hạn chế .................................................................................................. 64
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế .................................................................. 67
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ........................................................................................... 72

e


Chƣơng 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC THỰC THI
CƠNG VỤ CỦA CƠNG CHỨC ĐỊA CHÍNH- NƠNG NGHIỆP- XÂY
DỰNG VÀ MÔI TRƢỜNG CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔNG
ANH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ................................................................................. 73
3.1. Yêu cầu về nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã,
trong đó có cơng chức Địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trƣờng xã 73
3.2. Định hƣớng của thành phố Hà Nội và huyện Đông Anh về nâng cao năng
lực thực thi công vụ của cơng chức cấp xã cũng nhƣ cơng chức Địa chínhnơng nghiệp- xây dựng và môi trƣờng cấp xã ....................................................... 76
3.3. Một số giải pháp nâng cao năng lực thực thi cơng vụ của cơng chức Địa
chính- nơng nghiệp- xây dựng và môi trƣờng cấp xã huyện Đông Anh ........... 79
3.3.1. Hồn thiện hệ thống tiêu chuẩn chức danh cơng chức cấp xã nói chung

và cơng chức Địa chính- nơng nghiệp - xây dựng và mơi trƣờng cấp xã nói
riêng .............................................................................................................................. 79
3.3.2. Đổi mới công tác tuyển dụng công chức cấp xã .......................................... 81
3.3.3. Bố trí ln chuyển cơng chức Địa chính- nơng nghiệp- xây dựng và mơi
trƣờng ........................................................................................................................... 81
3.3.4. Bổ sung hoàn thiện kiến thức gắn với đào tạo bồi dƣỡng cơng chức ...... 82
3.3.5. Hồn thiện phƣơng pháp đánh giá cơng chức nói chung và cơng chức
cấp xã nói riêng ........................................................................................................... 83
3.3.6. Thực hiện cơ chế thanh tra, kiểm tra công chức ........................................ 83
3.3.7. Tăng cƣờng sự giám sát của ngƣời dân........................................................ 86
3.4. Một vài kiến nghị ................................................................................................. 87
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ........................................................................................... 91
KẾT LUẬN ................................................................................................................. 92
PHỤ LỤC 1 ................................................................................................................... 1

e


DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Bảng 2.1: Các chức danh công chức địa chính – nơng nghiệp – xây dựng và
mơi trƣờng tại huyện Đông Anh .............................................................................. 49
Bảng 2.2: Cơ cấu giới tính ......................................................................................... 49
Bảng 2.3: Cơ cấu độ tuổi ........................................................................................... 50
Bảng 2.4: Trình độ chun mơn nghiệp vụ của cơng chức Địa chính – nơng
nghiệp - xây dựng và mơi trƣờng............................................................................. 51
Bảng 2.5: Trình độ lý luận chính trị của cơng chức Địa chính – nơng nghiệp –
xây dựng và mơi trƣờng ............................................................................................ 52
Bảng 2.6: Trình độ quản lý Nhà nƣớc của cơng chức Địa chính – nơng nghiệp
– xây dựng và mơi trƣờng ......................................................................................... 53
Bảng 2.7: Trình độ tin học ........................................................................................ 54

Bảng 2.8: Trình độ ngoại ngữ................................................................................... 55
Biểu đồ 2.1. Kết quả thực thi công vụ của công chức Địa chính- nơng nghiệpxây dựng và mơi trƣờng theo báo cáo ..................................................................... 59
Biểu đồ 2.2: Kết quả khảo sát năng lực cơng chức Địa chính- nơng nghiệp- xây
dựng và mơi trƣờng từ cán bộ và công chức khác ................................................ 61
Biểu đồ 2.3: Mức độ lịng của ngƣời dân đối với cơng chức Địa chính- nơng
nghiệp- xây dựng và mơi trƣờng xã trên địa bàn huyện Đông Anh .................. 63
Bảng 2.1: Các chức danh cơng chức địa chính – nơng nghiệp – xây dựng và
môi trƣờng tại huyện Đông Anh

49

Bảng 2.2: Cơ cấu giới tính

49

Bảng 2.3: Cơ cấu độ tuổi

50

Bảng 2.5: Trình độ lý luận chính trị của cơng chức Địa chính – nông nghiệp –
xây dựng và môi trƣờng

52

e


Bảng 2.6: Trình độ quản lý Nhà nƣớc của cơng chức Địa chính – nơng nghiệp
– xây dựng và mơi trƣờng


53

Bảng 2.7: Trình độ tin học

54

Bảng 2.8: Trình độ ngoại ngữ

55

Biểu đồ 2.1. Kết quả thực thi công vụ của cơng chức Địa chính- nơng nghiệpxây dựng và mơi trường theo báo cáo

59

Biểu đồ 2.2: Kết quả khảo sát năng lực cơng chức Địa chính- nơng nghiệpxây dựng và mơi trường từ cán bộ và công chức khác

61

Nguồn: Kết quả xử lý phiếu điều tra tháng 12 năm 2017

61

56%
60%

50%

Rất hài lịng

40%


Hài lịng

30%

20%

Tương đối hài lịng

21%

15%

Khơng hài lịng
7%

10%
0%
Category 1

63
Biểu đồ 2.3: Mức độ lịng của người dân đối với cơng chức Địa chính- nơng
nghiệp- xây dựng và mơi trường xã trên địa bàn huyện Đông Anh

63

Nguồn: Kết quả xử lý phiếu điều tra tháng 12 năm 2017.

63


e


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Trong quá trình đổi mới nền kinh tế, thực tiễn đã khẳng định nguồn
nhân lực là yếu tố, tiền đề quan trọng cho quá trình phát triển của đất nước.
Đặc biệt, năng lực của công chức cấp xã trở thành vấn đề then chốt cho sự
thành cơng của tiến trình này. Xã, phường, thị trấn là đơn vị hành chính cấp
cơ sở, trực tiếp tiếp xúc và giải quyết các công việc hàng ngày của nhân dân.
Trong hệ thống chính trị của nước ta, chính quyền cấp cơ sở có một vị
trí rất quan trọng, là cầu nối trực tiếp của hệ thống chính quyền nhà nước với
nhân dân, thực hiện hoạt động quản lý nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế, văn
hóa, xã hội, an ninh trật tự, an toàn xã hội ở địa phương theo thẩm quyền
được phân cấp, đảm bảo cho các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật
của Nhà nước được triển khai thực hiện trong cuộc sống, thực hiện chiến
lược, chính sách phát triển kinh tế của Đảng, Nhà nước trong hoạt động thực
tế của các cấp cơ sở. Quá trình phát triển kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế
quốc tế của Việt Nam đòi hỏi cơng chức thực thi cơng vụ cần phải có năng
lực, trình độ chun mơn, vận dụng kiến thức vào quản lý nhà nước trong
điều kiện mới. Chính vì vai trị quan trọng của nguồn nhân lực nói chung và
cơng chức cấp xã nói riêng nên vấn đề nghiên cứu về năng lực công chức cấp
xã đã thu hút sự quan tâm của nhiều tác giả ở nhiều cơng trình, nhất là năng
lực nguồn nhân lực này ở các cấp chính quyền trong bộ máy nhà nước.
Nghị quyết số 17-NQ/TW, Hội nghị lần thứ 5, Ban chấp hành Trung
ương (Khóa IX) ngày 18 tháng 3 năm 2002 về ―Đổi mới và nâng cao chất
lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn‖ đã xác định rõ phải xây
dựng đội ngũ cán bộ ở cơ sở ―Có năng lực tổ chức và vận động nhân dân thực

hiện đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, công tâm, thạo việc, tận
dân, trẻ hóa đội ngũ, chăm lo cơng tác đào tạo, bồi dưỡng, giải quyết hợp lý
và đồng bộ chính sách đối với cán bộ cơ sở‖ [3].

e


2

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng cộng sản Việt Nam đã nhấn
mạnh ―Xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức, viên chức có phẩm chất đạo đức
tốt, có bản lĩnh chính trị, có năng lực, có tính chuyên nghiệp cao, tận tụy phục
vụ nhân dân‖ [40].
Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2011 –
2020 [15] nhấn mạnh đến xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,
công chức, viên chức, chú trọng cải cách chính sách tiền lương nhằm tạo động
lực thực sự để cán bộ, công chức, viên chức thực thi cơng vụ có chất lượng và
hiệu quả cao; nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính và chất lượng dịch vụ
công. Nhiệm vụ đặt ra là đến năm 2020, đội ngũ cán bộ, cơng chức, viên chức
có số lượng, cơ cấu hợp lý, đủ trình độ và năng lực thi hành công vụ, phục vụ
nhân dân và phục vụ sự nghiệp phát triển của đất nước.
Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ XII tiếp tục khẳng định tính nhất qn
về vai trị của cán bộ, cơng chức và viên chức [40].
Trong hệ thống hành chính ba cấp của chính quyền địa phương, chính
quyền xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) là nền tảng của hệ thống
chính trị. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói ―Cấp xã là cấp gần gũi nhân dân
nhất, là nền tảng của hành chính. Cấp xã được việc thì mọi việc đều xong
xi‖. Chính quyền cấp xã hoạt động tốt hay khơng tùy thuộc vào chất lượng
hay năng lực của đội ngũ cán bộ, cơng chức cấp xã, trong đó có cơng chức
Địa chính – nơng nghiệp – xây dựng và mơi trường (gọi tắt chung là cơng

chức Địa chính – xây dựng).
Nhận thức rõ tầm quan trọng của đội ngũ công chức cấp xã, những năm
qua huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội đã coi trọng và đẩy mạnh công tác
đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch và không ngừng nâng cao trình độ, kiến thức,
kỹ năng hoạt động của đội ngũ này. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt
được, cơng chức cấp xã của Huyện vẫn cịn hạn chế về một số mặt như: tri
thức và năng lực quản lý nhà nước về xã hội, kinh tế thị trường, pháp luật,

e


3

hành chính, kỹ năng thực thi cơng vụ cũng như khả năng vận dụng khoa học
công nghệ hiện đại trong cơng tác quản lý. Nhiều cơng chức cấp xã cịn khó
khăn, lúng túng trong giải quyết các vấn đề do thực tiễn cuộc sống đặt ra, nhất
là trong lĩnh vực quản lý đất đai, xây dựng, giải quyết khiếu nại, tố cáo... Việc
nâng cao năng lực thực thi công vụ là vấn đề khơng mới, cũng đã có một số
cơng trình khoa học đề cập đến, tuy nhiên, nhiều vấn đề cả về lý luận và thực
tiễn đặt ra cần phải tiếp tục nghiên cứu, luận giải và cũng chưa có cơng trình
khoa học nào nghiên cứu cụ thể về năng lực thực thi cơng vụ của cơng chức
Địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường cấp xã huyện Đông Anh,
thành phố Hà Nội.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài ―Năng lực thực thi
cơng vụ của cơng chức Địa chính – nơng nghiệp – xây dựng và môi trường
cấp xã huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội‖ làm đề tài luận văn Thạc sỹ
của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài của luận văn:
Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu đề tài ―Năng lực thực thi công vụ
của công chức Địa chính – nơng nghiệp – xây dựng và môi trường cấp xã

huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội‖, tác giả cũng đã tiếp cận và tìm hiểu
một số cơng trình nghiên cứu liên quan. Các cơng trình nghiên cứu này cho
thấy các nhà khoa học tiếp cận theo nhiều cách, với những cấp độ khác nhau.
Tiêu biểu là một số cơng trình sau:
Nguyễn Phú Trọng và Trần Xn Sầm đồng chủ biên (2001): Luận cứ
khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội [34].
Đây là cơng trình được nhiều người quan tâm, cơng trình làm cơ sở cho việc
xây dựng tiêu chuẩn cán bộ, công chức nói chung. Tuy nhiên, tài liệu khơng
đề cập đến nhóm cơng chức cấp xã, nhưng có thể tham khảo để xây dựng tiêu
chuẩn cơng chức cấp xã nói chung.

e


4

Tác giả Nguyễn Đăng Dung [20]: Nội dung cuốn sách viết về mội số
vấn đề lý luận cơ bản về tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương.
Sau đó, tác giả Nguyễn Đăng Dung đã làm rõ vấn đề tổ chức và hoạt động của
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Với đề tài về năng lực cơng
chức phường (cấp xã – thuộc chính quyền địa phương), tác giả luận văn
nghiên cứu cuốn sách này để có thể hiểu được tổ chức và hoạt động của chính
quyền cấp xã – nơi cơng chức cấp xã trong đó có cơng chức phường làm việc,
từ đó có cơ sở để đánh giá năng lực công chức phường.
Đề tài khoa học của tác giả Trần Hữu Thắng [33]: Nêu rõ cần phải có
những chính sách hợp lý để đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức
nhất là cán bộ làm công tác lãnh đạo trong các cơ quan hành chính Nhà nước.
Đề án của Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ), tháng
02/2012: ―Kiện tồn chính quyền cơ sở và đổi mới chính sách cán bộ cơ sở‖

chuẩn bị cho Hội nghị lần thứ 5, Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản
Việt Nam (Khóa IX). Đề án nêu rõ thực trạng của chính quyền cấp xã về tổ
chức, đội ngũ, hiệu lực, hiệu quả hoạt động, về chế độ, chính sách đối với cán
bộ, công chức chuyên môn và đề xuất các giải pháp, các phương án kiện tồn
chính quyền cơ sở và đổi mới chính sách đối với cán bộ cơ sở.
Tác giả Nguyễn Hữu Tám (2005): ―Một số giải pháp nâng cao năng lực
cán bộ, công chức phường trong giai đoạn đến năm 2010‖, Luận văn thạc sỹ
quản lý hành chính cơng, Học viện Hành chính quốc gia, Bộ Nội vụ. Trong
Luận văn này, tác giả đã xác định rõ các yêu cầu về nâng cao năng lực đối với
cán bộ, công chức thuộc Ủy ban nhân dân phường và đề xuất 4 giải pháp cơ
bản nhằm nâng cao năng lực cán bộ, công chức phường.
Tác giả Nguyễn Minh Sản (2009): ―Pháp luật về cán bộ, cơng chức
chính quyền xã hiện nay – Những vấn đề lý luận và thực tiễn‖, Nxb Chính trị
- Hành chính, Hà Nội. Nội dung cuốn sách đi sâu phân tích vị trí, vai trị của
cán bộ, cơng chức chính quyền cấp xã; những yêu cầu của Nhà nước pháp

e


5

quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với việc hồn thiện pháp luật về cán bộ,
cơng chức chính quyền cấp xã; tiêu chí và kinh nhiệm hồn thiện pháp luật về
cán bộ, cơng chức chính quyền cấp xã của một số nước trên Thế giới. Với đề
tài năng lực cơng chức phường (cơng chức chính quyền cấp xã), tác giả
nghiên cứu cuốn sách này để hiểu về vị trí, vai trị của cơng chức phường để
từ đó thấy được tầm quan trọng của đội ngũ công chức phường, thông qua đó
soi vào thực tiễn xem hiện nay pháp luật về công chức phường đã được thực
hiện như thế nào và đã phù hợp với thực tiễn hay chưa.
Tác giả Đinh Thị Minh Tuyết – Trịnh Văn Khánh: ―Năng lực thực thi

công vụ của đội ngũ công chức cấp xã‖, Tạp chí Quản lý nhà nước Học viện
Hành chính, số 3 [35]. Bài viết đã giúp cho tác giả hiểu được các yếu tố cơ
bản của năng lực thực thi cơng vụ của cơng chức cấp xã (trong đó có công
chức phường) phục vụ việc nghiên cứu đề tài.
Tác giả Trịnh Đức Hùng (2009): ―Nâng cao chất lượng thực thi công
vụ của đội ngũ cán bộ, công chức phường trên địa bàn thành phố Hà Nội
(đánh giá thông qua sự hài lòng của nhân dân)‖, Luận văn thạc sỹ Quản lý
hành chính cơng Học việc Hành chính, Hà Nội. Tác giả đã phân tích làm rõ
thực trạng chất lượng thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức phường
trên địa bàn thành phố Hà Nội, từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng
thực thi công vụ của đội ngũ đó. Tuy nhiên, tác giải chỉ đánh giá chất lượng
thơng qua sự hài lịng của người dân, mà khơng đánh giá đội ngũ đó theo các
tiêu chí khác nữa.
Tác giả Mai Quốc Chánh (1999): ―Các giải pháp nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực theo hướng công nghiệp hố, hiện đại hố‖, Nxb Chính trị,
Hà Nội. Từ phân tích, đánh giá về chất lượng nguồn nhân lực theo hướng đẩy
mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố, tác giả đề xuất các giải pháp có tính khả
thi nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Một giải pháp quan trọng hàng
đầu là thông qua hoạt động đào tạo, bồi dưỡng.

e


6

Tác giả Ngô Thành Can (2014): ―Đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn
nhân lực khu vực công‖, Nxb Lao động, Hà Nội. Tác giả phân tích, đánh giá
về các nội dung: Học tập và phát triển nhân lực; đào tạo và bồi dưỡng trong
khu vực công; xác định nhu cầu đào tạo; xây dựng kế hoạch đào tạo; thực
hiện kế hoạch đào tạo; đánh giá đào tạo, phương pháp đào tạo và trang thiết bị

đào tạo.
Luận án Tiến sỹ của tác giả Lại Đức Vượng (2009): ―Quản lý nhà nước
về đào tạo, bồi dưỡng cơng chức hành chính trong giai đoạn hiện nay‖. Tác
giả đã phân tích, hệ thống hố cơ sở lý luận của quản lý nhà nước về đào tạo,
bồi dưỡng cơng chức hành chính ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay; đánh
giá, rút ra kết luận về thực trạng đào tạo, bồi dưỡng công chức hành chính và
quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cơng chức hành chính ở Việt Nam;
xác định các mục tiêu, phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà
nước về đào tạo, bồi dưỡng cơng chức hành chính ở Việt Nam trong giai đoạn
hiện nay.
Một số luận văn cũng đã đề cập đến vấn đề nghiên cứu có liên quan
như: tác giả Hoàng Thị Minh (2007), ―Quản lý nhà nước đối với công tác đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính hiện
nay‖; tác giả Phạm Hoa Mai (2010), ―Đào tạo, bồi dưỡng cơng chức hành
chính tại Quận 2, thành phố Hồ Chí Minh‖; tác giả Bùi Tiến Dũng (2011),
―Đào tạo, bồi dưỡng cơng chức chính quyền địa phương ở tỉnh Quảng Ninh‖;
tác giả Phạm Thị Thu Hằng (2014), ―Quản lý nhà nước đối với hoạt động đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức tỉnh Nam Định‖.
Bên cạnh đó, có thể kể tên các cơng trình nghiên cứu theo từng nội
dung của hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức như: Tác giả
Nguyễn Minh Phương với bài viết ―Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cơ
sở đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới‖, Tạp chí Lý luận chính trị, số 7/2003;
Tác giả Thang Văn Phúc với bài viết ―Những định hướng đổi mới công tác

e


7

đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước theo yêu cầu cải cách hành

chính tổng thể (2001 - 2010)‖, Tạp chí Tổ chức nhà nước, số 9/2003; Tác giả
Nguyễn Ngọc Vân với bài viết ―Trao đổi về đào tạo cơng chức‖, Tạp chí
Quản lý nhà nước, số 3/2010; Tác giả Nguyễn Thị Hồng Hải với bài viết ―Tư
tưởng Hồ Chí Minh về tuyển chọn và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, cơng
chức‖, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 01/2011; Tác giả Lưu Kiếm Thanh với
bài viết ―Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức - một hình thức
giáo dục, đào tạo đặc thù và chuyên biệt‖, Tạp chí Quản lý nhà nước, số
10/2012; Tác giả Đinh Văn Tiến, Thái Vân Hà với bài ―Đổi mới công tác đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trong tình hình mới‖, Tạp chí
Quản lý nhà nước, số 6/2013
Tác giả Nguyễn Thị Hồng Hải (2010) ―Một số vấn đề phát triển năng
lực thực thi công vụ của công chức nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách hành
chính‖, Tham luận tại Hội thảo: Học việc Hành chính, Cải cách hành chính
nhà nước ở Việt Nam dưới góc nhìn của các nhà khoa học, kỷ yếu hội thảo
[21]. Mặc dù là bài tham luận, nhưng có thể tham khảo để đưa ra cách thức
định hướng xây dựng năng lực nói chung.
- Có một số luận văn ngành Quản lý hành chính cơng cũng đã đề cập đến
năng lực thực thi công vụ của công chức; như luận văn thạc sỹ Quản lý hành
chính cơng của tác giả Hồ Thị Thu Hằng: "Năng lực thực thi công vụ của đội
ngũ công chức các phường trên địa bàn thành phố Huế", tác giả đã đề cập đến
một số vấn đề lý luận về năng lực thực thi công vụ, thực trạng và đề xuất một
số giải pháp nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức cấp phường
trên địa bàn thành phố Huế; luận văn thạc sỹ Quản lý hành chính cơng của tác
giả Nguyễn Mạnh Hà "Nâng cao năng lực thực thi công vụ cho công chức xã
tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn hiện nay", tác giả luận văn đã đề cập đến một
số vấn đề về lý luận, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao năng
lực thực thi công vụ công chức xã tỉnh Bắc giang".

e



8

Tuy nhiên, từng địa phương cụ thể có những điều kiện cụ thể, do đó
cần nghiên cứu vấn đề năng lực và nâng cao năng lực của cơng chức nói
chung và cơng chức cấp xã nói riêng cho từng Huyện và mở rộng cho cả
Tỉnh/Thành phố.
Nhìn chung các cơng trình nghiên cứu, luận văn nêu trên đều đề cập tới
việc nâng cao năng lực thực thi công vụ của cán bộ, cơng chức các cấp trong
đó có cấp xã ở trên một số địa bàn. Mỗi cơng trình, luận văn lại nghiên cứu
một cách toàn diện, cụ thể về năng lực thực thi cơng vụ của cơng chức Địa
chính – nơng nghiệp - xây dựng và mơi trường.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận chung về năng lực thực thi cơng vụ của cơng chức,
luận văn có những phân tích và nhận xét thực trạng năng lực thực thi công vụ
của cơng chức Địa chính – nơng nghiệp – xây dựng và mơi trường cấp xã để
tìm ra những ngun nhân, hạn chế nhằm có những giải pháp nâng cao năng
lực thực thi cơng vụ của cơng chức Địa chính – nông nghiệp – xây dựng và
môi trường, đáp ứng u cầu cải cách hành chính và thực thi cơng vụ tại
huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu và hệ thống hóa cơ sở lý luận các vấn đề liên quan đến
năng lực thực thi cơng vụ của cơng chức Địa chính – nơng nghiệp – xây dựng
và môi trường cấp xã.
Tiến hành khảo sát thực trạng năng lực thực thi công vụ của công chức
Địa chính – nơng nghiệp – xây dựng và mơi trường cấp xã trên địa bàn huyện
Đông Anh.
Từ kết quả khảo sát, tiến hành phân tích, tổng hợp và đánh giá kết quả
khảo sát. Qua đó, làm rõ những điểm mạnh, điểm hạn chế và nguyên nhân của

điểm mạnh, điểm hạn chế đó trong năng lực thực thi cơng vụ của công chức

e


9

Địa chính – nơng nghiệp – xây dựng và mơi trường cấp xã huyện Đơng Anh
trong những năm qua.
Phân tích nguyên nhân và một số hạn chế; đề xuất một số giải pháp
nhằm nâng cao năng lực thực thi công vụ của cơng chức Địa chính – nơng
nghiệp – xây dựng và môi trường cấp xã trên địa bàn huyện Đông Anh.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Năng lực thực thi công vụ của cơng chức Địa chính – nơng nghiệp –
xây dựng và môi trường cấp xã huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu trong phạm vi huyện Đông
Anh, thành phố Hà Nội.
Phạm vi về thời gian: Tập trung phân tích, đánh giá về năng lực thực
thi cơng vụ của cơng chức Địa chính – nơng nghiệp – xây dựng và môi trường
cấp xã huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội từ ngày 01/01/2014 đến ngày
31/12/2017 và định hướng đến 2021.
Phạm vi khách thể: Nghiên cứu năng lực thực thi cơng vụ của cơng
chức Địa chính – nơng nghiệp – xây dựng và môi trường của 23 xã và 01 thị
trấn thuộc huyện Đông Anh.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Phương pháp luận
Luận văn được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa
duy vật; chủ nghĩa Mác – LêNin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường

lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà Nước.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Nhằm thu thập thông tin phục vụ cho mục đích nghiên cứu, luận văn sử
dụng kết hợp các phương pháp sau đây:

e


10

Phương pháp quan sát: Bản chất của phương pháp này là nghiên cứu,
ghi lại những lời nói, cử chỉ, hành vi của công chức trong hoạt động công vụ.
Phương pháp khảo cứu tài liệu: Tác giả nghiên cứu một số tài liệu như:
Giáo trình, sách báo, đề tài khoa học, tạp chí, các bài viết trên Internet viết về
năng lực công chức xã làm cơ sở lý luận cho đề tài. Bên cạch đó, tác giả thu
thập các báo cáo để có số liệu minh chứng cho phần thực trạng.
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Tác giả thực hiện điều tra xã hội
học thông qua điều tra chọn mẫu bằng cách phát phiếu bảng hỏi với 03 mẫu
phiếu:
Phiếu 1: Dùng cơng chức Địa chính – nơng nghiệp – xây dựng và môi
trường xã, thị trấn; một số công chức cấp xã khác: 72 người.
Phiếu 2: Bảng hỏi cán bộ chủ chốt cấp xã gồm Chủ tịch UBND hoặc
Phó chủ tịch UBND xã, thị trấn: 24 người.
Phiếu 3: Bảng hỏi một số người dân ở các xã trên địa bàn huyện Đông
Anh. Mỗi xã, thị trấn 06 người. Tổng số 84 người.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Về lý luận
Luận văn góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về năng lực cơng chức
cấp xã nói chung và cơng chức Địa chính – nơng nghiệp – xây dựng và mơi
trường cấp xã nói riêng.

Luận văn có thể được dùng làm tài liệu phục vụ cho công tác nghiên
cứu khoa học và công tác lãnh đạo, quản lý, đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng
cao năng lực đội ngũ cơng chức Địa chính – nơng nghiệp – xây dựng và môi
trường cấp xã.
6.2. Về thực tiễn
Luận văn phân tích thực trạng năng lực cơng chức Địa chính – nơng
nghiệp – xây dựng và mơi trường cấp xã huyện Đơng Anh. Từ đó, đề ra các

e


11

giải pháp nhằm nâng cao năng lực thực thi công vụ của cơng chức Địa chính
– nơng nghiệp – xây dựng và môi trường cấp xã huyện Đông Anh.
Luận văn cũng có thể là tài liệu tham khảo cho các học sinh, sinh viên
của Học viện Hành chính Quốc gia.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo. Luận
văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về năng lực thực thi cơng vụ của cơng chức
Địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường cấp xã.
Chương 2: Thực trạng năng lực thực thi công vụ của cơng chức Địa
chính – nơng nghiệp – xây dựng và môi trường cấp xã.
Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao năng lực thực thi cơng vụ của
cơng chức Địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường cấp xã.

e



12

CHƢƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC THỰC THI CƠNG VỤ CỦA
CƠNG CHỨC ĐỊA CHÍNH – NƠNG NGHIỆP – XÂY DỰNG
VÀ MÔI TRƢỜNG CẤP XÃ
1.1. Những vấn đề cơ bản về cơng chức Địa chính – nơng nghiệp –
xây dựng và môi trƣờng cấp xã
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1.1. Khái niệm cấp xã
Cấp xã là cấp quản lý thấp nhất trong hệ thống chính trị ở nước ta. Cấp
xã là tên gọi chung để chỉ ba dạng tổ chức:
- Phường: Chỉ đơn vị hành chính thuộc quận, thị xã và Thành phố
thuộc tỉnh;
- Thị trấn: Trung tâm hành chính – kinh tế của Huyện;
- Xã: Đơn vị hành chính nhà nước thấp nhất.
Cấp xã là nơi trực tiếp thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính
sách pháp luật của Nhà nước. Sự đúng, sai trong đường lối, chính sách của
Đảng và Nhà nước thể hiện trực tiếp ở cấp xã, cả về phương thức thực thi lẫn
sự phù hợp hay không phù hợp của đường lối đó với lợi ích của nhân dân.
Tầm quan trọng của cấp xã địi hỏi cán bộ, cơng chức phải có đủ năng
lực để thực thi nhiệm vụ được pháp luật nhà nước giao cho.
Tính đến ngày 08/02/2018, Việt Nam có 11.162 đơn vị hành chính cấp
xã, bao gồm 1.589 phường, 606 thị trấn và 8.967 xã, trong đó có 336 xã thuộc
các thành phố trực thuộc tỉnh, 290 xã thuộc các thị xã và 8.341 xã thuộc các
huyện với tổng số trên 222.735 cán bộ, công chức và 317.766 cán bộ không
chuyên trách cấp xã [9]. Đây là những người trực tiếp thực hiện và đưa chủ
trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước
đến với nhân dân, tuyên truyền, vận động và tổ chức để nhân dân thực hiện.


e


13

1.1.1.2. Khái niệm cơng chức
Khi tìm hiểu về quan niệm thế nào là cơng chức thì cịn nhiều ý kiến
khác nhau. Các nước trên thế giới hiện nay đang thực hiện chế độ cơng chức
thì tuyệt đại đa số đều có chung một nhận thức sau: Cơng chức là người làm
việc nhà nước, được bổ nhiệm gánh vác công việc Chính phủ giao, khơng
thơng qua thủ tục bầu cử; hoặc công chức là khái niệm chỉ những công dân
được tuyển dụng vào làm việc thường xuyên trong cơ quan Nhà nước, do
ngân sách nhà nước trả lương. Nhưng do quan điểm tổ chức của Nhà nước và
của Chính phủ giữa các nước không giống nhau nên khái niệm công chức
cũng ln khác nhau.
Việt Nam, khái niệm cơng chức được hình thành, phát triển và hoàn
thiện gắn với sự phát triển của nền hành chính Nhà nước. Điểm khởi đầu của
sự hình thành khái niệm cơng chức ở Việt Nam nằm trong giai đoạn 1946 1960, đó là việc ban hành Sắc lệnh số 76/SL ngày 20/5/1950 của Chủ tịch
nước Việt Nam dân chủ cộng hịa về Quy chế cơng chức. khái niệm công
chức đã được nêu ra trong văn bản chính thức của Nhà nước. Theo Quy chế
này, phạm vi cơng chức cịn rất h p, chỉ là những người được tuyển dụng giữ
một chức vụ thường xuyên trong các cơ quan Chính phủ. Đây chính là đội
ngũ cơng chức làm việc trong bộ máy hành chính Nhà nước theo cách hiểu
hiện nay.
Sau đó một thời gian dài, (Giai đoạn từ năm 1960 đến cuối những năm
1980), do hoàn cảnh chiến tranh, Việt Nam không sử dụng khái niệm công
chức mà thay vào đó là một khái niệm khác với cụm từ ―cán bộ, công nhân,
viên chức Nhà nước‖, không phân biệt công chức, viên chức với công nhân.
Đến năm 1990, do yêu cầu khách quan của tiến trình cải cách nền hành
chính Nhà nước và địi hỏi phải chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, cơng chức Nhà

nước cho phù hợp với quan niệm chung của quốc tế, thuật ngữ ―công chức‖
lại được sử dụng trở lại và khái niệm công chức lại được quy định tại Nghị

e


14

định 169/HĐBT ngày 25/5/1991 của Hội đồng Bộ trưởng như sau: ―Công dân
Việt Nam được tuyển dụng và bổ nhiệm giữ một công vụ thường xuyên trong
một công sở của Nhà nước ở Trung ương hay địa phương, ở trong nước hay
ngoài nước đã được xếp vào một ngạch, hưởng lương do ngân sách Nhà nước
cấp, gọi là công chức‖ [22]. Khái niệm này đã nêu khá đầy đủ các dấu hiệu cơ
bản về cơng chức trong nền hành chính hiện đại, phù hợp với quan niệm chung
của các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, về mặt pháp lý, khái niệm này mới
chỉ dừng lại ở mức độ thể hiện ở văn bản lập quy của Chính phủ.
Năm 1998, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh cán bộ,
công chức. Văn bản Luật này chỉ sử dụng thuật ngữ ―cán bộ cơng chức‖ nói
chung và xuất hiện một số bất cập khi đồng nhất những người được tuyển
dụng, bổ nhiệm vào các ngạch hành chính và sự nghiệp, lương của họ đều do
ngân sách trả khiến tăng chi ngân sách, khơng thúc đẩy q trình xã hội hố
dịch vụ cơng. Để khắc phục những hạn chế đó, Pháp lệnh cán bộ cơng chức
sửa đổi, bổ sung 2003 đã có sự phân hố các đối tượng, phân biệt cơng chức
hành chính với viên chức sự nghiệp. Nhưng đến thời điểm này, vấn đề làm rõ
thuật ngữ ―cán bộ‖, ―công chức‖ vẫn chưa được giải quyết dẫn đến những hạn
chế và khó khăn trong q trình xác định những điểm khác nhau liên quan
đến quyền và nghĩa vụ, cơ chế, các quy định quản lý, tuyển dụng, bổ nhiệm,
đào tạo, bồi dưỡng, kỷ luật, chế độ tiền lương và chính sách đãi ngộ phù hợp
với tính chất, đặc điểm hoạt động của cán bộ cũng như của công chức, viên
chức.

Luật cán bộ, công chức năm 2008 ra đời, cơ bản đã khắc phục được
những hạn chế trên. Tại Khoản 2, Điều 4, Luật cán bộ, công chức quy định:
―Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch,
chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước,
tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan,
đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên

e


15

nghiệp, cơng nhân quốc phịng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân
mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo,
quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà
nước, tổ chức chính trị - xã hội (gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong
biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ
máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp cơng lập thì lương được bảo đảm
từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật‖.
Theo phạm vi và đối tượng nghiên cứu của Luận văn này, khái niệm
cơng chức hành chính nhà nước ở Việt nam (gọi tắt là cơng chức) có thể được
hiểu như sau: Công chức là những người được Nhà nước tuyển dụng để giao
giữ một công vụ thường xuyên trong cơ quan nhà nước từ cấp Huyện trở lên,
được bổ nhiệm vào một ngạch chức danh, trong biên chế và hưởng lương từ
ngân sách nhà nước.
1.1.1.3. Khái niệm công chức cấp xã
Công chức cấp xã cũng là một khái niệm được sử dụng ở Việt Nam để
phân biệt với công chức làm việc từ cấp Huyện trở lên.
Theo tinh thần của Pháp lệnh năm 2003 [27] cũng được nhắc lại ở Luật
cán bộ, công chức năm 2008 ―Công chức cấp xã là công dân Việt Nam được

tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân
cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước‖, [26]. Cơng
chức cấp xã có các chức danh:
- Trưởng Cơng an;
- Chỉ huy trưởng Qn sự;
- Văn phịng – thống kê;
- Địa chính – xây dựng – đơ thị và mơi trường (đối với phường, thị
trấn) hoặc Địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường (đối với xã);
- Tài chính – kế tốn;
- Tư pháp – hộ tịch;

e


×