Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

tình hình vĩ mô 2009,các điều kiện phát triển dịch vụ m&a và hoạt động động mua bán sát nhập năm 2009

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (307.56 KB, 27 trang )

Chương II: Tình hình vĩ mô 2009,các điều kiện phát
triển dịch vụ M&A và hoạt động động mua bán sát
nhập năm 2009.
A-TÌNH HÌNH VĨ MÔ NĂM 2009:

“ Kinh tế thế giới phục hồi nhưng vẫn tiềm ẩn những rủi ro .Sự phục hồi của
kinh tế trong nước đã diễn ra nhanh hơn dự báo .Tăng trưởng của GDP cao
hơn mục tiêu đề ra , lạm phát được kiểm soát tương đối thấp thu hút vấn đầu
tư nước ngoài tuy giảm sút nhưng cũng ở mức khá . Thị trường chứng khoán
Việt Nam phục hồi cùng với sự cải thiện sau suy thoái của nên kinh tế “
I- Kinh tế thế giới phục hồi nhưng vẫn tiềm ẩn rủi ro
Kinh tế thế giới trải qua một năm được xem là tồi tệ nhất từ sau cuộc suy
thoái năm 1930-1931.Hiện tại ,kinh tế thế giới đang cho thấy nhưng dấu
hiệu phục hồi khá mạnh mẽ, một điều mà những người lạc quan nhất trong
các tháng đầu năm cũng không nghĩ tới. Các chính sách tiền tệ và tài khóa
mạnh mẽ của chính phủ các nước trên thế giới đã có tác dụng tích cực .
GDP của hầu hết các quốc gia đã tăng trưởng hoặc cải thiện mức suy giảm
trong quý 3 và quý 4 . Chỉ số giá tiêu dùng nhiều quốc gia bắt đầu tăng
trưởng dương. Nhiều chỉ báo kinh tế khác cũng như chỉ số lòng tin người
tiêu dùng , tăng trưởng công nghiệp doanh số bán nhà , số đơn đặt hàng cũng
được cải thiện khá tích cực .
Tuy vậy tình trạng thất nghiệp của nhiều nước vẫn còn ở mức rất cao . Thất
nghiệp tại Mỹ đã lên tới 10% là mức cao nhất trong nhiều năm qua. Thất
nghiệp của liên minh châu Âu hiện tại đang ở mức 9,8% mức cao nhất trong
20 năm qua .
Những số liệu trên cho thấy kinh tế thế giới đã có những dấu hiệu hồi phục
song vẫn chưa vững chắc .Tình trạng thất nghiệp cao ở nhiều quốc gia đang
là những mối lo ngại lớn đối với những là những nhà làm chính sách .Nhiều
quốc gia vẫn cam kết tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ mở rộng và giữ lãi
suất ở mức thấp để hỗ trợ cho nền kinh tế bất chấp cảnh báo về những hệ
lụy.


Vẫn chưa có một câu trả lời chắc chắn về kịch bản phục hồi của nền kinh
tế .Nhiều người cho rằng sự phục hồi kinh tế theo hình chữ V như thời gian
qua rất có thể chỉ là một diễn biến ngắn hạn .Sự phục hồi này có được là
nhờ chính sách hỗ trợ kinh tế mạnh mẽ của chính phủ . Mô hình phục hồi
kinh tế chậm chạp hơn theo hình chữ U, có thể là kịch bản có khả năng nhất
trong vài năm tới.
Trong báo cáo gần đây ,Ngân hàng thế giới (WB) đưa ra dự báo khả quan về
tình hình kinh tế thế giới năm 2010 .Theo đó , kinh tế toàn cầu có khả năng
tăng trưởng 2% thương mại toàn cầu tăng 6% giá dầu thô và lãi suất vẫn duy
trì ở mức khá thấp .Theo kịch bản này thì kinh tế thế giới có sự phục hồi khá
vững chắc trong năm 2010.
Ở thời điểm hiện nay , hầu hết các chỉ số chứng khoán trên thế giới đều tăng
cao hơn so với trước khủng hoảng nổ hồi 10-2007. Ví dụ nếu so đầu năm
2008 các chỉ số chứng khoán thế giới sút giảm trung bình 15-30%.Tuy nhiên
so đến cuối năm 2008 đều tăng 25-30% .Thị trường chứng khoán việt nam
năm 2009 có những bước nhảy vọt đầu năm đáy thị trường là 235,5 lập vào
ngày 24/2/2009 nhưng cuối năm vào 22/10/2009 đã lập đỉnh là 623,1. Tuy
hiện nay đang dao động trong khoảng 500 nhưng tương lai gần thị trường
chứng khoán nước ta vẫn có sự tăng trưởng bền vững và ổn định.
II- Kinh tế Việt Nam vượt qua suy giảm nhưng vẫn còn điểm yếu
Sự phục hồi của nền kinh tế trong nước trong năm 2009 diễn ra nhanh hơn
dự báo .Tăng trưởng GDP đạt cao hơn mục tiêu đề ra , lạm phát được kiểm
soát ở mức tương đối thấp , thu hút vốn đầu tư nước ngoài vẫn ở mức khá
.Tuy nhiên xuất nhập khẩu đều sút giảm mạnh thâm hụt thương mại cao hơn
dự kiến . Tiền đồng giảm khá mạnh và vẫn còn đang có chiều hướng tiếp tục
giảm giá .Tăng trưởng tín dụng ở mức cao đang tiếp tục gây áp lực lên lạm
phát trong năm 2010.

GDP tăng trưởng 5.32%
Tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2009 đạt 5,32% vượt mục tiêu điều

chỉnh 0,2%.Viêt Nam trở thành nước có mức tăng trưởng GDP cao nhất
trong khu vực và là một trong những nước có tăng trưởng cao nhất trên thế
giới .
Tăng trưởng GDP đã được cải thiện dần một cách đáng kể vào những quý
cuối năm .GDP từ mức chỉ tăng trưởng 3.1% trong quý 1,trong quý 3 và quý
4 lần lượt tăng lên 6.04% và 6.9% . Nếu đà tăng này được duy trì thì mức
tăng GDP khoảng 6,5% vào năm 2010 là hoàn toàn có thể đạt được .
Một số yêu cầu cần xem xét về tăng trưởng GDP:
Thứ nhất : Tăng trưởng GDP cao là một phần là do những chính sách kích
cầu của chính phủ được thực hiện một cách khá mạnh.Tổng số tiền được giải
ngân cho gói kích cầu năm 2009 là 100,000 tỷ đồng ( khoảng 6% GDP) .
Đặc biệt chú ý là tổng tín dụng hỗ trợ lãi suất 4% đạt hơn 400,000 tỷ đồng ,
chiếm gần ¼ toàn bộ tín dụng trong nền kinh tế; tuy vậy nó có thể để lại
những hệ lụy cho nền kinh tế chủ đề mà chúng ta phải quan tâm 2010.
Thứ hai: Tăng trưởng GDP có được nhờ tỷ lệ đầu tư trong nền kinh tế ở
mức cao.Con số sơ bộ cho thấy tổng số vốn đầu tư khoảng 42.8%GDP đưa
mức ICOR năm 2009 lên đến 8,04 lần ( nếu tính theo mức tiêu chuẩn của
WB thì với mức đầu tư 43.1% GDP năm 2008, tăng trưởng năm 2009, ICOR
cũng tăng lên đến 8,1). Đây là mức rất cao so với thời kì thông thường và so
với mức trung bình của các nước trên thế giới . Đầu tư của khu vực nhà
nước tăng rất mạnh (40,5% ) trong khi đó khu vực vốn đầu tư nước ngoài lại
giảm 5,8%, khu vực ngoài nhà nước chỉ tăng 13,9 %.
Những con số trên cho thấy mặc dù con số tăng trưởng GDP đáng khích lệ
song chất lượng tăng còn thấp và tồn tại những yếu tố kém bền vững .
GDP quy đổi ra ngoại tệ năm 2009 chỉ đạt 91 tỷ USD tăng 2 tỷ USD so với
năm 2009.GDP bình quân đầu người chỉ đạt 1.055 USD /người , tăng không
đáng kể so với mức 1047USD/người năm 2008 . Như vậy sự mất giá của
đồng tiền làm cho GDP tính theo USD của Việt Nam gần như không tăng so
với năm 2008.
Lạm phát dưới 7%

Năm 2009 chính phủ quyết tâm hơn trong việc phòng chống lạm phát , và
đạt được những thành quả nhất định .Lạm phát tính theo cuối kỳ 2009 chỉ
đạt mức 6.52% tính trung bình cả năm đạt 6,88%.Đây được xem như là mức
có thể chấp nhận được . Tuy nhiên nếu so sánh với các nền kinh tế khác
trong khu vực và trên thế giới thì CPI của Việt Nam vẫn còn ở mức rất là
cao , CPI của khu vực châu Âu tính quý 3 năm 2009 chỉ 0,5 % và các nước
khu vực Đông Nam Á 2-4% , Trung Quốc 0,6%
Lạm phát năm 2009 được kiểm soát nhờ cộng hưởng của giá cả nguyên vật
liệu thế giới giảm,tổng cầu tiêu dùng trong nước giảm .Tuy nhiên tăng
trưởng tín dụng cao trong năm 2009 cùng với việc phục hồi của giá cả nhiều
hàng hóa trên thế giới làm cho Việt Nam vẫn phải đối mặt với nguy cơ lạm
phát năm 2010 . Việc đạt được mục tiêu lạm phát dưới 7% là một thách thức
không nhỏ cho ngân hàng nhà nước năm 2010. Muốn đạt được con số mục
tiêu này gần như chắc chắn NHNN phải kiểm soát cung tiền một cách chặt
chẽ.
Vốn FDI giảm
Thu hút FDI năm 2009 sút giảm mạnh so với năm 2008 .Theo số liệu của
cục đầu tư nước ngoài ,FDI đăng kí năm 2009 đạt 21,28 tỷ USD , giảm hơn
70% so với năm trước số vốn FDI giải ngân ước tính khoảng 10 tỷ USD
( gồm cả vốn trong nước lẫn vốn ngoài nước lẫn vốn từ bên ngoài ) giảm
khoảng 13% với năm 2008 . Nhiều ý kiến cho rằng con số đạt được này là
khá khả quan đặc biệt trong bối cảnh kinh tế toàn cầu có thể rơi vào suy
thoái.
Dù vậy , suy thoái kinh tế toàn cầu cũng đã ảnh hưởng đến nhiều dự án
.Một trong những dự án đăng ký vốn đầu tư hàng chục USD có nguy cơ phải
dừng lại.
Thâm hụt thương mại cao hơn dự tính
Năm 2009 , kim ngạch xuất khẩu đạt 56,6 tỷ USD giảm 9,7% so với năm
2008 . Đây là lần đầu tiên trong nhiều năm qua xuất khẩu của Việt Nam suy
giảm . Sự giảm sút mạnh của kim ngạch xuất khẩu dầu thô là nguyên nhân

chính khiến xuất khẩu của Việt Nam giảm khá mạnh năm nay .
Kim ngạch nhập khẩu năm 2009 đạt 68,8 tỷ USD giảm 14,7% so với năm
2008 .Trong các đối tác thương mại của Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc
đứng đầu với 16,1 tỷ USD tăng 2,7 % nhập khẩu từ EU và Mỹ cũng tăng
nhẹ . Trong khi đó nhập khẩu từ các nước ASEAN giảm 31.1% so với năm
2008. Nhập khẩu từ Hàn Quốc và Nhật Bản cũng giảm nhẹ.
Thâm hụt thương mại năm 2009 ước tính khoảng 12,2 tỷ USD , giảm 32,1%
so với năm 2008 . Thâm hụt thương mại bằng 21,6 % kim ngạch xuất khẩu ,
được xem là mức khá cao so với bình quân các nước trong khu vực .
Mặc dù kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đều giảm , song nếu trừ đi
yếu tố giảm do yếu tố giảm do giá giảm thì xuất nhập khẩu của Việt Nam
năm nay vẫn tăng mạnh. Yếu tố giá của hàng hóa xuất nhập khẩu phần lớn
đều nằm ngoài khả năng kiểm soát của Việt Nam, nên có thể nhìn nhận việc
giảm sút kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2010 là một vấn đề khách quan.
Cùng với việc phục hội của kinh tế thế giới và sự tăng giá của nhiều hàng
hóa thì xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2010 có thể sẽ được cải thiện
đáng kể.
Tín dụng tăng trưởng 37.7%
Tăng trưởng tín dụng năm 2009 đạt xấp xỉ mức 38%, cao hơn mức 27% của
năm 2008 và cao hơn mức mục tiêu của chính phủ. Đầu năm chính phủ đặt
mục tiêu tăng trưởng tín dụng dưới 30%, sau đó được điều chỉnh về mức 25-
27%, song mục tiều này nhanh chóng bị phá vỡ chỉ trong vòng 3 quí đầu
năm.
Các chính sách nới lỏng tiền tệ và tài khóa của chính phủ đã có hiệu quả
trong việc chống lại suy giảm kinh tế, nhưng thúc đẩy tăng trưởng tín dụng
lên mức rất cao so với tăng trưởng GDP. Năm 2009, tăng trưởng tín dụng
gấp 7.14 lần so với tăng trưởng GDP. Đây được xem là mức quá cao cho
nền kinh tế.
Chính sách hỗ trợ tín dụng và việc nới rộng chính sách tiền tệ với lãi suất cơ
bản, lãi suất tái chiết khấu, tái cấp vốn và tỷ lệ dự trữ bắt buộc ở mức thấp

nhất trong nhiều năm qua, đã bơm một lượng tín dụng lớn vào nền kinh tế.
III. Sự phục hồi của thị trường chứng khoán Việt Nam
Năm 2009, dù kinh tế gặp nhiều khó khăn nhưng là một năm đánh dấu bước
phát triển mành mẽ của TTCK Việt Nam. Cả hai chỉ số VN-Index và HNX-
Index đã phục hồi mạnh trên 50%. Số lượng công ty mới nêm yết tăng vọt,
trong đó nhiều doanh nghiệp lớn được niêm yết trên sàn. Trung tâm giao
dịch chứng khoán Hà Nội chuyển đổi thành sở giao dịch chứng khoán.
Thành lập trên sàn UPCoM cho những công ty đại chúng đăng kí giao dịch.
Các chỉ số chứng khoán phục hồi mạnh mẽ, giao dịch tăng mạnh
Trên sàn HoSE, chỉ số VN-Index đã tăng 57% trong năm 2009, từ mức
315.62 điểm vào ngày 31/12/08 lên mức 497.77 điểm vào ngày 31/12/09. So
với mức đáy 235.5 điểm được thiết lập ngày 24/02, VN-Index đã tăng 110%.
Trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index tăng 60.97% so trong năm nay, so với
mức thấp nhất trong năm HNX-Index tăng 115.43%. Tính thanh khoản trên
HNX cũng tăng mạnh trong năm 2009. Khối lượng giao dịch kỉ lục được
thiết lập vào ngày 23/10, với 65.73 triệu đơn vị được khớp lệnh. Trung bình
vào tháng 10, giao dịch mỗi phiên lên tới 45 triệu đơn vị.
Hơn 120 cổ phiếu mới lên sàn năm 2009
Năm 2009 có hơn 120 cổ phiều mới được nêm yết nâng số cổ phiều niêm yết
hiện nay lên 457 mã cổ phiếu. Trong đó trên sàn HNX có gần 100 cổ phiếu
mới được niêm yết. Xét về số lượng cổ phiếu niêm yết trên cả hai sàn đã
tăng gấp đôi lên mức 14.29 tỷ đơn vị.
Năm 2009 cũng đánh dấu một năm có nhiều cổ phiếu lớn được niêm yết, đặc
biệt là những cổ phiếu ngân hàng như VCB, EIB, CTG. Qui mô của thị
trường trên cả hai sàn hiện nay lên khoảng 30 tỷ USD, tương đương với hơn
1/3 GDP năm 2009.
IV. Các điều kiện khác tạo điều kiện cho hoạt động M&A:
Năm 2009, các quy định pháp lý bắt đầu có hiệu lực khiến cho nhiều ngành
dịch vụ trở nên rộng mở hơn đối với sự tham gia của các doanh nghiệp nước
ngoài. Nghị định 139 của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2008

về nguyên tắc đã cởi bỏ những hạn định quyền sở hữu của bên nước ngoài
tại các công ty Việt Nam, ngoại trừ liên quan đến hạn mức 49% trong các
công ty đại chúng được niêm yết và 40% tại các công ty đại chúng không
niêm yết.
Tuy nhiên, vẫn còn có một số hạn chế trong một số ngành cụ thể, quan trọng
nhất là trong ngành viễ thông, tài chính và một số dịch vụ khác.
Trong lĩnh vực ngân hàng, sau Nghị định số 69/2007/NĐ-CP ngày
20/4/2007 về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của NHTM Việt
Nam, NHNN cũng đã ban hành Thông tư số 07/2007 hướng dẫn thực hiện.
Điều này góp phần đảm bảo hoạt động M&A ngân hàn không chỉ tuân thủ
theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng mà còn bám sát và tuân thủ Luật
Doanh nghiệp và Luật cạnh tranh.
Nhìn chung, Việt Nam vẫn đang trên con đường tăng trưởng thuận lợi với
lợi thế về nguồn nhân lực, phát triển xã hội, sự ổn định chính trị và các nhân
tổ cơ bản khác.
Sự trỗi dậy của khu vực kinh tế tư nhân, sự đổi mới khu vược doanh nghiệp
nhà nước, đóng góp của các nhà đầu tư nước ngoài cũng như một thị trường
86 triệu dân là những động lực phát triển của Việt Nam. Các yết tổ kể trên
cũng là các yếu tố thúc đẩy các hoạt động mua bán và sát nhập (M&A)
Các doanh nghiệp, các nhà đầu tư cần tận dụng các cơ hội thuận lợi có được
thông qua việc thúc đẩy hoạt động M&A tại Việt Nam./.
B- HOẠT ĐỘNG MUA BÁN & SÁT NHẬP NĂM 2009
• Số giao dịch tiếp tục tăng trưởng ổn định trong năm 2009, giá trị giao
dịch giảm nhẹ so với năm 2008, tuy nhiên vẫn xuất hiện nhiều thương
vụ M&A đáng chú ý.
• Ngành tài chính ngân hàng và ngành công nghiệp vẫ chiếm tỷ trọng
lớn trong số thương vụ M&A tại Việt Nam năm qua. Bất động sản
tiếp tục có một năm sôi động cả trong lĩnh vực FDI à mua bán dự án.
Xuất hiện một vài điểm sáng trong những cuộc mua bán trong ngành
công nghiệp thông tin – truyền thông và ngành dược phẩm – chăm sóc

sức khỏe.
• Loại hình M&A theo đó nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần của
doanh nghiệp Việt Nam tuy không quá sôi động nhưng vẫn tiếp tục
diễn ra trong năm 2009
• Xu hướng các công ty Việt Nam chủ động đóng góp vai trò là người
đi mua (acquirer)
• Sắp xếp và cơ cấu lại các doanh nghiệp, nhất là các công ty cổ phần
có vốn đầu tư của nhà nước
• Sự xuất hiện của các cuộc sát nhập trên sàn chứng khoán với hai
thương vụ hoàn thành: HT1 – HT2 và KMR – KMF
Số giao dịch và giá trị giao dịch giảm so với năm 2008, tuy nhiên M&A
trên thế giới giảm sút cả về số lượng và giá trị giao dịch.
Theo số liệu của Thomson Reuters, giá trị giao dịch M&A trên thế giới năm
2009 là 1.630 tỷ USD (giảm 39.2% so với năm 2008), số thương vụ là
30.830, giảm 10.4% so với năm 2008.
Hoạt động M&A tại Việt Nam có chiều hướng ngược lại theo xu hướng
giảm sút này. (Xem đồ thị xu hướng M&A thế giới và Việt Nam)
Về số lượng và giá trị
Theo số liệu thống kê của chúng tôi, số thương vụ được công bố năm 2009
tiếp tục xu hướng tăng ổn định, số thương vụ công bố khoảng 230 thương
vụ. Giá trị M&A năm qua giảm nhẹ so với mức 1.1 tỷ USD năm 2008.
Trong một nghiên cứu độc lập của PriwaterhouseCoopers thì Việt Nam tăng
số lượng thương vụ và tăng nhẹ về giá trị do sự xuất hiện của một số thương
vụ vào cuối năm.
Thị trường chứng khoán Việt Nam ở mức thấp khoảng 230 điểm vào tháng 2
năm 2009 và giá trị thẩm định có xu hướng giảm theo chỉ số chứng khoán,
dẫn đến sự sụt giảm quy mô các giao dịch về mặt giá trị so với thời gian
trước đây.
Con số này cũng phản ánh lên thực tế là nhiều công ty nước ngoài dành thời
gian để đánh giá lại chiến lược mở rộng của họ tại thị trường nước nhà và thị

trường đang phát triển như Việt Nam do tình hình suy thoái kinh tế toàn cầu
tiếp tục gây ảnh hưởng to lớn đến các xu thế M&A.
Về qui mô của thương vụ
Các giao dịch tại Việt Nam chủ yếu là các giao dịch ở quy mô nhỏ và vừa;
quan sát các thương vụ M&A diễn ra tại Việt Nam năm 2009; có thể thấy
hai loại thương vụ chiếm ưu thế; đó là giao dịch quy mô nhỏ với mức giá trị
dưới 5 triệu USD và các giao dịch ở mức trung có quy mô khoảng 20 triệu
USD/thương vụ.
Các cuộc M&A lớn gắn với đối tác chiến lược của các công ty nhà nước lớn
cổ phần hóa vẫn chưa diễn ra do tốc độ cổ phần hóa chậm và những khó
khăn trong việc tìm kiếm và lựa chọn đối tác chiến lược.
Về đặc điểm của thương vụ:
Chúng tôi chia các thương vụ theo 04 loại: A- doanh nghiệp nước ngoài mua
doanh nghiệp nước ngoài, B- nước ngoài mua trong nước, C- trong nước
mua nước ngoài và D- trong nước mua trong nước.
Các thương vụ tại Việt Nam chủ yếu vẫn thuộc về hai loại: Doanh nghiệp
nước ngoài mua cổ phần doanh nghiệp Việt Nam ( chiếm 40% số giao dịch)
và Doanh nghiệp Việt Nam mua lại doanh nghiệp Việt Nam (chiếm 40% số
giao dịch). Con số thống kê về loại hình này cũng chứng minh cho hai đặc
điểm xu hướng M&A tại Việt Nam sẽ được trình bày tại phần sau
Ngành tài chính ngân hàng và ngành công nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn
trong tổng số thương vụ M&A tại Việt Nam trong năm qua. Bất động sản
tiếp tục có một năm sôi động cả trong lĩnh vực FDI và mua bán dự án. Xuất
hiện một số điểm sáng trong những cuộc mua bán trong ngành công nghệ
thông tin – truyền thông và ngành dược phẩm – y tế và chăm sóc sức khỏe.
Ngân hàng
Khác với những năm đỉnh cao, năm 2009, chỉ có hai thương vụ đáng lưu ý
mà ngân hàng nước ngoài trở thành đối tác chiến lược của ngân hàng trong
nước. Các thương vụ này cũng chỉ để là tăng tỉ lệ sở hữu lên 15-20%. Đó là
BNP Paribas (BNP) nâng tỷ lệ sở hữu cổ phần tại OCB lên 15% và

MayBank tăng tỷ lệ sở hữu cổ phần tại ngân hàng An Bình lên 20%.
Thương vụ đáng chú ý nhất trong nước đó là OceanBank đã chọn
Petrovietnam (PVN) làm cổ đông chiến lược từ đầu năm 2009, với tỷ lệ cổ
phần PVN nắm giữ tại Oceanbank là 20%. Vốn pháp định của ngân hàng
này đạt 2.000 tỷ đồng sau khi có sự tham gia góp vốn của PVN.
Trong các thương vụ nhỏ khác, Maritime Bank và các cổ đông lớn của NH
đã mua lại 45% cổ phần của MXBank. Trong đó, riêng Maritime Bank nắm
4.99% cổ phần của MXBank. Trước đó, vào đầu quý III/2009, thương vụ
mua bán lớn giữa DaiA Bank và tập đoàn Tín Nghĩa tại Đồng Nai cũng gây
chú ý khi tập đoàn Tín Nghĩa trở thành cổ đông lớn nhất, nắm giữ 49% vốn
của DaiA Bank, thay vì tỷ lệ 11% như trước đó.
Một thương vụ khá thú vị liên quan đến đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực
ngân hàng. Đó là vào tháng 7/2009, BIDV cho biết đã hoàn tất việc thành
lập CTCP đầu tư và phát triển IDCC 100% vốn Việt Nam với vốn điều lệ
100 triệu USD, do BIDV và công ty Phương Nam góp vốn. IDCC đã kí hợp
đồng chuyển nhượng, chính thức mua lại ngân hàng Đầu tư thịnh vượng PIB
(một ngân hàng tư nhân của Campuchia), cơ cấu và đổi tên thành ngân hàng
Đầu tư và phát triển Campuchia (BIDC). Theo kế hoạch, đến năm 2012,
BIDC sẽ có tổng tài sản 303 triệu USD, cho vay đạt 210 triệu USD. Ngoài ra
CTCP Bảo hiểm Campuchia Việt Nam (CVI), trong đó IDCC nắm giữ 90%
vốn cũng đã được phía Campuchia cấp phép thành lập.
Các thương vụ khác trong lĩnh vực tài chính ngân hàng bao gồm:
Công ty Cổ phần Bảo hiểm HSBC Asia-Pacific, công ty do HSBC Isurance
Holdings Ltd sở hữu toàn bộ, đã thông báo ý định tăng cổ phần trong công
ty bảo hiểm lớn nhất Việt nam là công ty Bảo Việt từ 10% lên 18% . Sau đó,
vào tháng 6, HSBC đã thông báo tăng cổ phần lên thành 25%, số cổ phần tối
đa có thể được nắm giữ theo qui định của pháp luật hiện hành của Việt Nam.
Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh (REE) đã tăng số cổ phần từ 35.6% lên thành
61.6% tại công ty Cổ phần Quản lí Quỹ Bảo Tín, một công ty quản lý đầu
tư. REE, được thành lập năm 1997 tại Hồ Chí Minh chuyên sản xuất và phân

phối máy lạnh, đồ gia dụng, điện và các sản phẩm cơ khí công nghiệp.
Ngoài ra, REE cũng tham gia vào các hoạt động đầu tư, phát triển bất động
sản và các dịch vụ phục vụ các dự án công nghiệp, thương nghiệp và dân
dụng.
Công ty chứng khoán
Năm 2009, theo Ủy ban chứng khoán nhà nước, có hàng chục hồ sơ của
công ty xin rút bớt nghiệp vụ kinh doanh do khó khăn và không thuyết phục
được cổ đông bỏ thêm vốn. Để tiếp tục duy trì kinh doanh, một số công ty đã
chấp nhận bán bớt cổ phần hay kêu gọi các đối tác nước ngoài cùng tham
gia. Tuy vậy, nhìn chung tìm kiếm đối tác để bán các công ty chứng khoán
được thành lập vội vàng năm 2007 cũng không phải là dễ. Chỉ có một số
trường hợp thành công, mà điển hình là Woori Securities (Hàn Quôc) mua
lại 49% cổ phần của công ty chứng khoán Biển Việt và đổi tên thành công ty
chứng khoán Woori CBV.
Ngành công nghiệp
Ngành công nghiệp tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn về số lượng thương vụ và giá
trị M&A. Các giao dịch tập trung nhiều vào lĩnh vực công nghiệp thực phẩm
gắn với phân phối để khai thác thị trường 86 triệu dân của Việt Nam như là:
bia, nước giải khát, thực phẩm gia vị… Các giao dịch về lĩnh vực năng
lượng cũng được diễm ra với giá trị và qui mô lớn.
Một số thương vụ tiêu biểu trong ngành công nghiệp:
Vào tháng sáu Uniliver đã thông báo mua lại 33.33% cổ phần của công ty
liên doanh Uniliver Việt Nam từ đối tác trong nước là Tập đoàn sản xuất hóa
chất Quốc Gia Việt Nam (Vinachem). Giá trị mua bán này không được đưa
ra. Uniliver và Vinachem đã kí thỏa thuận chấm dứt liên doanh để có thể mở
rộng thêm hoạt động kinh doanh. Theo đó công ty liên doanh Uniliver Việt
Nam đã trở thành một công ty có 100% vốn đầu tư nước ngoài được đổi tên
thành công ty TNHH Quốc Tế Uniliver Việt Nam.
Công ty International Consumer Products (ICP) đã chính thức trở thành chủ
sở hữu chính của Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Thuận Phát sau khi chiếm

giữ 51% cổ phần công ty này. Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Thuận Phát
được thành lập cách đây 27 năm, chuyên sản xuất các loại nước mắm, chất
gia vị cay và các loại dưa chua bán tại thị trường trong nước và xuất khẩu.
Công ty có 3 nhà xưởng và 3000 đại lí trên toàn quốc với tổng doanh thu
trong năm 2008 là 75 tỷ đồng. Công ty ICP được thành lập vào năm 2001, là
một trong những công ty tư nhân phát triển nhanh nhất Việt Nam về các loại
hàng hóa tiêu dùng nhanh, sở hữu các nhãn hiệu nổi tiếng như Vegy,
Ocleen, X-men, Dr.Men, X-men for boss, Hatrick, Teen-X, L’Ovite, Q-girl
và X-series, trong lúc đó, tập đoàn cũng đang đóng chai và phân phối
Orangina tại Việt Nam. Giao dịch này sẽ giúp ICP mở rộng hoạt động kinh
doanh trong ngành thực phẩm và thức uống. Theo thông cáo báo chí của
ICP, Công ty Thuận Phát sẽ có thể tận dụng lợi thế về hệ thống phân phối
lớn của ICP để gia tăng thị phần. Ngoài ra ICP sẽ hỗ trợ Công ty Thuận Phát
phát triển một hệ thống quản lí hiện đại, cải thiện các kĩ năng bán hàng và
tiếp thị chuyên nghiệp và củng cố tăng cường nguồn nhân lực có trình độ
cao.
Các thương vụ khác trong ngành quí vị có thể tham khảo trong danh sách
thương vụ đính kèm.
⇒ Loại hình M&A theo đó nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần
của doanh nghiệp Việt Nam những vẫn tiếp tục diễn ra trong năm
2009, tuy không sôi nổi như trong giai đoạn trước.
Công ty Jardine Cyle & Carriage Ltd (JC&C) trụ sở tại Singapore đã tăng số
vốn chủ sở hữu trong tập đoàn Ô Tô Trường Hải (THACO) từ 20.5% lên
24.9% với số tiền là 262.5 tỷ đồng ( tương đương 14.7 triệu đô la Mỹ). Năm
ngoái, Công ty JC&C đã mua 12% cổ phần công ty THACO, sau đó, vào
tháng 7, đã mua thên 8% cổ phần nữa nâng tổng giá trị giao dịch lên đến
khoảng 80 triệu đô la Mỹ. THACO được thành lập tại Việt Nam năm 1997
và thành lập công ty cổ phần vào năm 2007. Hoạt động chính của THACO
gồm: sản xuất, lắp ráp, phân phối, bán lẻ hàng hóa, sửa chữa và bảo trì các
phương tiện vận chuyển thương mại và vận chuyển hành khách tại Việt Nam

theo các nhãn hiệu Kia, Foton, King Long, Hyundai và THACO. THACO có
một mạng lưới các cửa hàng trưng bày và bán lẻ trên khắp cả nước.
SABMiler Asia BV(SA), một đơn vị do SABMiller PLC sở hữu toàn bộ, đã
mua 50% cổ phần trong công ty Liên Doanh SABMiller Việt Nam, một
công ty sản xuất bia, từ đối tác liên doanh là Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam
(Vinamilk), một công ty đại chúng sản xuất và phân phối các sản phẩm từ
sữa. SABMiller cho rằng việc mua lại cổ phần sẽ cho phép công ty mở rộng
hoạt động kinh doanh và phát triển thị trường bia Việt Nam và cũng gia tăng
sự hiện diện của công ty tại khu vực Châu Á. Về phần mình, Vinamilk nhấn
mạnh trong thông cáo báo chí là “trong môi trường kinh tế hiện nay,
Vinamilk muốn tập trung hơn vào việc kinh doanh các sản phẩm từ sữa và
các thức uống dinh dưỡng nhằm nâng cao vị thế của công ty và tối đa hóa
quyền lợi của các cổ đônng của Vinamilk”. Các điều khoản của giao dịch
không được công bố, tuy nhiên , chúng ta cũng biết rằng tổng giá trị của
công ty là 31.8 triệu đô la Mỹ vào cuối niên độ tài chính kết thúc ngày 31
tháng 12 năm 2008.
Tập đoàn dầu nhớt MOTUL, một công ty sản xuất và phân phối dầu nhớt
của Pháp đã mua 70% cổ phần còn lại mà nó chưa nắm giữ tại Công ty Cổ
Phần Hóa Chất và Dầu Nhờn (Vilube), một công ty sản xuất dầu nhờn có
nhãn hiệu Vilube. Công ty Dầu Nhờn MOTUL đã mua 30% cổ phần của
Vilube vào tháng 12 năm 2006. Công ty Vilube là công ty của Việt Nam có
trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh và các chi nhánh tại Hà Nội, Đà Nẵng và
Cần Thơ có công suất hàng năm hơn 25000 tấn dầu nhờn. Tập đoàn
MOTUL thông báo sẽ đầu tư vào việc nâng cấp công nghệ sản xuất tại nhà
máy Vilube hiện nay tại Hiệp Phước, Hồ Chí Minh với mục tiêu biến nó
thành cơ sở sản xuất chính cho MOTUL để cung cấp hàng cho khu vực
Châu Á-Thái Bình Dương.
Trong một giao dịch vào tháng 5, Công ty Eland Asia Holdings Pte Ltd
(Eland) của Singapore, môt công ty thuộc EL International Ltd của Hàn
Quốc đã mua 30% cổ phần, tương đương 10.365 triệu cổ phiếu phổ thông

mới của Công ty Thương mại Đầu tư May Mặc Thành Công (Công ty Thành
Công), một công ty sản xuất các sản phẩm dệt may tại thành phố Hồ Chí
Minh với 10.000 đồng/cổ phiếu, tổng giá trị là 103,65 tỷ đồng (5,9 triệu đôla
Mỹ). Eland cũng thông báo dự định sẽ tăng cổ phần lên thành 40.36% với
tổng giá trị cổ phiếu mua thêm được ước tính là 3,4 triệu đô la Mỹ.
Bất động sản
Năm 2009, bất động sản là một trong ba lĩnh vực dẫn đầu về thu hút vốn đầu
tư FDI. Trong khi đó giá đát tại nhiều khu vực tăng chóng mặt, cùng nhiều
dự án bất động sản cao cấp đồng loạt tái khởi động khiến thị trường địa ốc
càng thêm sôi động. Điều đáng chú ý là nhiều dự án tái khởi động trong thời
gian qua đều do các doanh nghiệp mua lại. Các chuyên gia cho rằng năm
2009 là thời gian khó khăn với tất cả các doanh nghiệp lớn nhỏ tại Việt nam
cũng như trên toàn thế giới do hậu quả của khủng hoảng kinh tế toàn cầu
nhưng đây cũng là cơ hội vàng để các doanh nghiệp nắm bắt.
Một số thương vụ bất động sản đáng lưu ý trong năm qua.
Thương vụ chuyển nhượng dự án nhà ở cao cấp văn phòng, khách sạn 5 sao
Hanoi City Complex do tập đoàn lớn thứ 5 Hàn Quốc Lotte mua lại từ tập
đoàn Deawoo. Dự án được tái khởi động vào ngày 22/10 vừa qua sau hơn 4
tháng dừng lại. Nằm tại vị trí “đắc đia” đường Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà
Nội với vốn đầu tư lên đến 400 triệu USD, cao 65 tầng, dự án được đánh giá
là tòa nhà cao thứ 2 tại Việt Nam sau Keangnam. Trước đó, dự án được khởi
công vào đầu năm 2007. Tuy nhiên, vào đầu tháng 6 vừa qua, chủ đầu tư đã
buộc phải dừng dự án do khó khăn về mặt tài chính.
Công ty CapitaLand, thông qua công ty con do CapitaLand sở hữu 100% là
CVH Cayman 1, đã tăng quyền sở hữu từ 10% lên 70% trong công ty
CapitaLand-Hoàng Thanh bằng cách mua lại 60% cổ phần của công ty
Hoàng Thanh với số tiền là 551 tỷ Việt Nam đồng (tương đương 32.5 triệu
USD). CapitaLand-Hoàng Thanh là một công ty liên doanh chuyên đầu tư và
phát triển bất động sản giữa công ty Hoàng Thanh và Tập đoàn CapitaLand
của Singapore, có giấy phép đầu tư cho căn hộ cao cấp “Satin Residence” trị

giá 120 triệu đôla Mỹ tại khu đô thị mới MoLao tại Quận Hà Đông Hà Nội,
trước đây là tỉnh Hà Tây trước khi thủ đô được mở rộng.
Global Investmenr House (Global) đã thông báo Quỹ Bất động sản Châu Á
Toàn Cầu (Global Asia Real Estate Fund), một quỹ đầu tư bất động sản tại
Châu Á do Global quản lý, đã mua 17% cổ phần công ty RC Real Estate
Development and Finance Corporation (Refico) tại Việt Nam . Global Asia
Real Estate Fund đi vào hoạt động vào năm 2006 tập trung vào đầu tư bất
động sản tại Trung Quốc, Ấn Độ và nay là Việt Nam. Refico là công ty phát
triển bất động sản tại Việt Nam được thành lập vào năm 2003 tại Hồ Chí
Minh.
⇒ Xu hướng Doanh nghiệp Việt Nam trở thành người đi mua
(acquirer). Điểm sáng từ Viettel và Kinh đô.
Ở phần trên chúng tôi đã đề cập đến “thương vụ thú vị”, đó là BIDV mua lại
một ngân hàng tại Campuchia. Đây cũng là một ví dụ tiêu biểu cho việc một
số doanh nghiệp Việt Nam đã và đang trở thành những người mua chủ động
trong hoạt động M&A.
Điểm thú vị ở chỗ, trước đây khi nói đến M&A hay nói đến các đối tác chiến
lược, người ta thường nghĩ ngay đến các yếu tố nước ngoài. Tuy nhiên, quan
niệm đó giờ đây đã có thay đổi. Theo thống kê của chúng tôi, số lượng giao
dịch các doanh nghiệp Việt Nam mua lại các doanh nghiệp Việt Nam là 40%
tổng số giao dịch toàn thị trường. Giao dịch doanh nghiệp Việt Nam mua lại
doanh nghiệp nước ngoài, hoặc mua lại một bộ phận doanh nghiệp nước
ngoài chiếm 4,62% tổng số giao dịch năm 2009.
Một điểm hình khác cho việc trở thành acquirer trong năm 2009 là Viettel.
Tiếp sau việc trở thành đối tác chiến lược của ngân hàng TMCP Quân đội
MB, Viettel tiếp tục hiện diện qua thương vụ Vinaconex vào thời điểm đáy
của thị trường chứng khoán. Vào tháng 2, Viettel đã hoàn tất việc mua 35
triệu cổ phần của Vinaconex – một trong những tập đoàn hàng đầu của Việt
Nam trong ngành xây dựng, hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, tư vấn đầu
tư, thiết kế, hoạch định, xuất nhập khẩu trang thiết bị, nguyên vật liệu cho

ngành xây dựng và các ngành liên quan. Giao dịch này đã giúp cho
Vinaconex thu được 701.9 tỉ đồng (tương đương 40.1 triệu đôla Mỹ). Sau
giao dịch mua bán này, Viettel đã nắm giữ 18.9% cổ phần của Vinaconex và
có ý định mua thêm cổ phần nữa của Vinaconex. Năm 2009, Viettel và
Vinaconex cũng đã hoàn tất việc thành lập công ty CP Tài chính Vinaconex-
Viettel.
Không chỉ thực hiện chiến lược mua lại trong nước, Viettel là doanh nghiệp
viễn thông đầu tiên của Việt Nam đầu tư ra nước ngoài với việc đầu tư vào
thị trường Campuchia. Viettel cũng đang hướng đến việc tham gia mua lại
hoặc góp vốn vào các mạng di động ở thị trường các nước thuộc châu Á,
châu Phi và Mỹ latinh. Theo đánh giá của Viettel, do khủng hoảng tài chính
toàn cầu, nhiều nhà đầu tư đang bán lại các công ty viễn thông với giá giảm
2-4 lần so với giá cách đây 2-3 năm. Đây là cơ hội để Viettel thâm nhập thị
trường quốc tế.
Những “người mua” là trong khối tư nhân đã và đang trỗi dậy trong những
năm qua tại Việt Nam. Với việc tận dụng được các cơ hội trên thị trường
chứng khoán và tập trung các nguồn lực, một loạt các tập đoàn tư nhân mạnh
đã và đang hiện diện và có những động thái M&A nhất định. Trong danh
sách này cần phải kể đến Kinh đô – tập đoàn chuyên về thực phẩm, Hòa
Phát, Hoàng Anh Gia Lai, Prime Group,…
Năm 2009 Công ty Đầu tư Kinh Đô, công ty do Tập đoàn Kinh đô sở hữu
100% vốn, Công ty TNHH Uni-President Việt Nam, công ty do tập đoàn
Uni-President Enterprises Corp của Đài Loan sở hữu 100% và công ty Cổ
phần thức uống Tribeco Bình Dương, đã thông báo mua 72.6% cổ phần ,
tương đương 20 triệu cổ phiếu phổ thông mới tại công ty Cổ phần Thực
phẩm và Thức uống Sài Gòn (Sabeco), một công ty sản xuất nước uống
đóng lon với giá là 7.520/1 cổ phiếu (o,444 đô la Mỹ/cổ phiếu), tương
đương 150,4 tỷ đồng Việt Nam (8,874 triệu đôla Mỹ).
⇒ Sắp xếp và cơ cấu lại các doanh nghiệp ,nhất là các công ty cổ
phần có vốn đầu tư của nhà nước , hoặc công ty thành viên của

doanh nghiệp nhà nước .
Vai trò và tỷ trọng các doanh nghiệp nhà nước hoặc được sáng lập bởi nhà
nước tại Việt Nam còn khá lớn .Vì vậy,cùng với chủ trương đổi mới , sắp
xếp lại doanh nghiệp nhà nước , cũng như sắp xếp các thành viên trong tập
đoàn nhà nước , số thương vụ liên quan đến nhóm này vẫn được tiếp tục
diễn ra trong năm 2009.
Hai ví dụ tiêu biểu cho việc chuyển nhượng và sắp xếp lại trong nhóm công
ty có liên quan đến nhà nước : đó là thương vụ SCIC nhận chuyển nhượng
phần đầu tư của Vinashin tại Bảo Việt và các thương vụ chuyển giao , hợp
nhất trong tập đoàn dầu khí Việt Nam.
SCIC tiếp nhận khoản đầu tư của Vinashin tại Bảo Việt.
Thương vụ được chú ý nhiều trong năm qua là trường hợp SCIC nhận
chuyển nhượng khoản đầu tư của Vinashin tại tập đoàn Bảo Việt. Năm
2007, Bảo Việt là trường hợp duy nhất trong số các tập đoàn , tổng công ty
lớn của Nhà nước đã thành công khi tiến hành cổ phần hóa. Để trở thành cổ
đổng chiến lược trong nước duy nhất của Bảo Việt, cách đây hai năm,
Vinashin đã bỏ ra một số tiền không nhỏ 1.467 tỷ đồng (hơn 90 triệu USD)
để sở hữu 6,56% vốn điều lệ.
Sau hai năm kể từ ngày ký thỏa thuận với đối tác chiến lược, Bảo Việt công
bố việc thay đổi trong cơ cấu cổ đông lớn. Tập đoàn Công Nghiệp tàu thủy
Việt Nam (Vinashin) – đối tác chiến lược duy nhất trong nước đã chính thức
thoái vốn và xin rút khỏi hội đồng quản trị.
Đơn vị nhận chuyển nhượng là Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà
nước – SCIC. Theo nội dung đưa ra xin ý kiến cổ đông, viec thoái vốn của
Vinashin tại Bảo Việt được hiểu là việc chuyển giao phần vốn nhà nước
tương ứng với tỷ lệ sở hữu 3,56% vốn điều lệ của Bảo Việt đã đầu tư trước
đó lại cho SCIC quản lý.
Tuy nhiên điều đáng lưu ý của thương vụ là mức giá mà Vinasin mua cổ
phần của Bảo Việt là mức giá đấu thành công bình quân thực tế 71,918
đồng/cổ phần . Đến thời điểm chuyển giao giá của Bảo Việt trên sàn HSX là

37.100 đồng / cổ phần .
Các thương vụ sắp xếp lại đơn vị thành viên của PVN
Một trong những tập đoàn nhà nước đẩy mạnh sắp xếp doanh nghiệp cơ cấu
lại các khoản đầu tư , nhất là các khoản đầu tư ngoài ngành là Tập đoàn dầu
khí Việt Nam. Năm 2009, PVN cơ cấu lại một loạt các công ty thành viên :
như chuyển nhượng phần vốn đóng góp vào công ty cổ phần cho thuê máy
bay (VALC) cho tổng công ty Tài chính Dầu Khí PVFC, công ty CP dịch vụ
đường cao tốc dầu khí được chuyển nhượng cho Công ty xây lắp dầu khí,
như vậy sau khi sắp xếp lại, PVN còn hai định chế tài chính được Chính phủ
cho phép từ khi còn là tổng công ty Dầu khí Việt Nam đó là : PVFC và PVI.
Tiêu biểu cho các thương vụ chuyển giao mang màu sắc “nội bộ “ của PVN
là chuyển nhượng toàn bộ 19.125.000 cổ phần của PSI ( tương ứng đương
66,58% vốn điều lệ ) sang cho Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt
Nam (PVI) . Số lượng cổ phần PSI mà PVI nắm giữ trước khi chuyển
nhượng là 3.750.000 cổ phần (tương đương 13,05% vốn điều lệ), số lượng
cổ phần nắm giữ sau khi nhận chuyển nhượng là: 22.875.000 cổ phần (tương
đương 79,63% vốn điều lệ).
Các đơn vị thành viên PVN cũng có những cuộc chuyển nhượng vốn và bàn
giao 03 đơn vị: Công ty Quản lý và Khai thác tài sản Dầu khí (PVA), Công
ty Thương mại và Dịch vụ Dầu Khí Biển và Công ty TNHH Khách sạn Dầu
khí PTSC từ tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (PTSC) sang làm thành
viên của Tổng CTCP Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí (PET).
⇒ Những cuộc sáp nhập trên sàn chứng khoán : HT1-HT2 và KMR-
KMF
Năm 2009, đã xuất hiện những cuộc sáp nhập trên sàn chứng khoán , mà
điển hình là 2 thương vụ : Công ty CP Xi măng Hà Tiên 1 và 2 , Công ty
KMR và KMF.
Công ty cổ phần Mirae (KMR) và công ty cổ phần Mirae Fiber (KMF) là hai
doanh nghiệp niêm yết sát nhập thành công đầu tiên tại Việt Nam. Sau khi
sát nhập công ty mới vẫn giữ mã chứng khoán là KMR và tiếp tục niêm yết

trên sàn TPHCM, trong khi KMF hủy niêm yết trên sàn Hà Nội.
KMR và KMF là hai doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cùng sản xuất
gia công, kinh doanh sản phẩm gòn, thiết bị nguyên liệu dệt may. KMR có
vốn điều lệ 132,8 tỉ đồng, có nhà máy ở Bình Dương, có thị trường ở tp
HCM và khu vực phía Nam.
KMF lên sàn Hà Nội từ giữa tháng 12/2007 , quy mô nhỏ hơn với số vốn
130,8 tỉ đồng, song hoạt động hiệu quả hơn. Chín tháng đầu năm nay doanh
thu của KMF đạt 137,7 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế 16,9 tỉ đồng trong khi
KMR chỉ đạt 108 tỉ đồng doanh thu và 13 tỉ đồng lợi nhuận.
Cuối cùng cả hai công ty đã chấp nhận cổ phiếu KMF bằng 1,35 cổ phiếu
KMR. KMR phát hành thêm 14 triệu cổ phiếu để mua lại 100% vốn của
KMF.
Toàn bộ cổ phiếu phát hành mới được niêm yết bổ sung trên Hose và nâng
tổng số cổ phiếu niêm yết của KMR lên 27,3 triệu .
Với quy mô lớn gần gấp đôi sau sát nhập, KMR dự kiến sẽ gia tăng đầu tư ở
Đà Nẵng , Hưng Yên để tăng năng lực cạnh tranh và thị phần. Công ty cũng
lên kế hoạch niêm yết trên sàn chứng khoán Hàn Quốc vào năm 2010.
HT1 – HT2
Phương án sáp nhập Công ty cổ phần xi măng Hà Tiên 1 và Công ty cổ phần
xi măng Hà Tiên 2 vừa được thông qua tại Đại hội cổ đông bất thường ngày
29/12/2009, với sự đồng thuận từ 144 cổ đông Công ty cổ phần xi măng Hà
Tiên 1.
Các cổ đông có quyền biểu quyết tham dự đại hội đã thông qua việc sáp
nhập hai công ty Hà Tiên 1 và Hà Tiên 2 với tỉ lệ đồng ý là 100%. Trước đó,
tỷ lệ này tại đại hội cổ đông bất thường của Công ty xi măng Hà Tiên 2 là
77,3%.
Cụ thể các vấn đề mà các cổ đông thông qua tại đại hội là phương án sáp
nhập và tỷ lệ chuyển đổi cổ phiếu giữa Công ty cổ phần xi măng Hà Tiên 1
và Công ty cổ phần xi măng Hà Tiên 2; việc phát hành cổ phiếu chuyển đổi
của Hà Tiên 2 theo phương án sáp nhập và tỉ lệ chuyển đổi đã được thông

qua; việc niêm yết bổ sung cổ phiếu của Hà Tiên 1 tại sở Giao dịch chứng
khoán TPHCM sau khi đã thực hiện chuyển đổi, và việc sửa đổi điều lệ công
ty về vốn điệu lệ sau khi đã phát hành.
Sau khi đã sáp nhập, Hà Tiê trở thành doanh nghiệp xi măng lớn nhất Việt
Nam niêm yết trên sàn HSX với mức vốn hóa gần 2.800 tỉ đồng.
Vốn sở hữu tư nhân và phát hành riêng lẻ
Hoạt động liên quan đến vốn chủ sở hữu tư nhân không được sôi nổi như
năm 2007 và 2008, tuy nhiên cũng có những hoạt động đáng chú ý:
Đầu tư
Công ty tài chính quốc tế (IFC) mua lại 20% cổ phần của Công ty cổ phần
mạng thanh toán Vina (PayNet) – một doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh
vực giải pháp thanh toán và phân phối các sản phẩm thanh toán điện tử ở
Việt Nam , với mức giá ước tính 21,429 tỉ Việt Nam đồng ( 1.2 triệu USD).
Theo thỏa thuận này, khoản đầu tư của IFC sẽ được ưu tiên sử dụng để cải
thiện cơ sở hạ tầng các phòng ban của PayNet thông qua việc cải tiến hệ
thống sao lưu và dự phòng. Số vốn này cũng sẽ được sử dụng để mở rộng
mạng lưới thanh toán bán lẻ của công ty. IFC và PayNet cũng dự định ký
hợp đồng tư vấn, theo đó IFC sẽ tư vấn cho PayNet về hoạt động triển khai
chiến lược và triển khai kĩ thuật.
Tiếp theo đó, vào cuối tháng 5, Quỹ Vietnam Azalea Fund (VAF) đầu tư 9,4
triệu USD vào công ty cổ phần Thực phẩm Masan. Quĩ Vietnam Aazalea
Fund là một quỹ đầu tư có giá trị 100 triệu USD do Mekong Capital quản lý,
tập trung chủ yếu vào hoạt động đầu tư vào các công ty Việt Nam ở giai
đoạn trước niêm yết.
Cuối tháng 10, Masan cũng tiếp tục được chú ý khi là đích đến của TPG,
một tổ chức đầu tư tư nhân quốc tế đang quản lí 42 tỉ đô la Mỹ. Ngày 3/12,
công ty Giải khát và thực phẩm hàng đầu của Nhật Bản House Foods
Corporation cũng đã ký kết thỏa thuận góp khoản 20 triệu USD vào công ty
cổ phần Tập đoàn Masan của Việt Nam.
Trong lĩnh vực dược phẩm: Ngày 20/10 tại Tp Hồ Chí Minh, Quỹ

VinaCapital, Deutsche Bank Group và Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ đã ký kết
hợp tác đầu tư. Theo đó, VinaCapital và Deutsche Bank đầu tư 20 triệu USD
(tương đương hơn 40% cổ phần) vào Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ, mỗi bên
chiếm 50%. Theo Tập đoàn Hoàn Mỹ, việc hợp tác này là một bước quan
trọng trong kế hoạch phát triển 5 năm tới của tập đoàn, nhằm mục tiêu đưa
Hoàn Mỹ trở thành thương hiệu mạnh trong ngành cung ứng dịch vụ y tế
cho cộng đồng.
Thoái đầu tư
Năm 2009, cũng là năm thoái đầu tư của một số quỹ: Mekong Capital (Tân
Đại Hưng, Đức Thành), Vina Capital (Hilton…) và của Indochina Capital.
Phần 3 TRIỂN VỌNG M&A VIỆT NAM NĂM 2010
⇒ M&A tại Việt Nam sẽ tiếp tục gia tăng so với năm 2009 tuy nhiên
để đạt được số lượng và giá trị giao dịch cao hơn thì cần có thời
gian.
⇒ Năm 2010 – Liệu có các thương vụ lớn?
⇒ Một số nhận định về triển vọng M&A 2010 theo các ngành
⇒ M&A tại Việt Nam trong năm 2010 sẽ thay đổi theo chiều hướng
tăng so với năm 2009, tuy nhiên giá trị giao dịch sẽ không tăng
quá đột biến.
Triển vọng thị trường mua bán sáp nhập năm 2010 sẽ phụ thuộc nhiều vào
sự phục hồi của nền kinh tế thế giới, kinh tế trong nước các chính sách chính
phủ, các động thái và các chiến lược của các nhà đầu tư.
Ngân hàng thế giới và một số tổ chức mới đây đưa ra những dự báo khá lạc
quan về triển vọng kinh tế trong năm 2010. Theo đó, GDP thế giới có thể
tăng trưởng ở mức 2-3% , thương mại toàn cầu tăng 7-10%, giá dầu thô, lạm
phát và lãi suất vẫn sẽ ở mức thấp.
Kinh tế trong nước rõ ràng đã xuất hiện những dấu hiệu phục hồi khá ấn
tượng. Tuy nhiên, Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều rủi ro tiềm ẩn,
trong đó nổi cộm là vấn đề tỷ giá và nguy cơ lạm phát. Theo một đánh giá
khác từ ngân hàng HSBC, Việt Nam đang ở giai đoạn đầu của tăng trưởng

trong “phục hồi hình chữ V” và kì vọng tăng trưởng GDP đạt 6,8% trong
năm 2010.
Thị trường chứng khoán trong năm 2010 sẽ tiếp tục tăng trưởng cùng với sự
phục hồi của nền kinh tế. Tuy nhiên, mức tăng trưởng có thể sẽ không mạnh
và khó có sự bùng nổ mạnh mẽ toàn diện của thị trường, do chính sách tín
dụng được kiểm soát chặt chẽ hơn so với năm 2009. Hiện nay, P/E của
TTCK Việt Nam ước tính ở mức từ 15-16 lần. Đây không phải là mức quá
cao so với tiềm năng của một thị trường mới nổi như Việt Nam.
Có nhiều ý kiến và quan điểm khác nhau về triển vọng M&A tại Việt Nam,
nhiều ý kiến cho rằng viễn cảnh của M&A năm 2010 khá mờ nhạt, cũng có
ý kiến cho rằng thời kỳ khủng hoảng M&A sẽ bùng nổ. Quan điểm của
chúng tôi cũng như nhiều chuyên gia khác cho rằng,M&A Việt Nam vẫn
đang và sẽ phát triển tương ứng với trình độ và điều kiện phát triển của nền
kinh tế, cũng như sự phát triển của doanh nghiệp Việt Nam. Nhìn về dài hạn,
hoạt động M&A tại Việt Nam có tiềm năng và sẽ phát triển ở mức độ và
chất lượng cao hơn nhiều so với những gì đang diễn ra hiện nay.
Về xu hướng, Việt Nam vẫn tiếp tục sự tăng trưởng về số lượng và giá trị
của các loại hình giao dịch đã bắt đầu phổ biến năm 2009 là doanh nghiệp
nước ngoài mua doanh nghiệp trong nước (B), và doanh nghiệp trong nước
mua lại doanh nghiệp trong nước(D).
 Năm 2010 – Liệu có các thương vụ lớn?
 Năm 2009, giới quan sát và các nhà đầu tư đã chờ đợi các giao dịch
lớn cùng với quá trình đàm phán lựa chọn các đối tác chiến lược của
Vietcombank, Vietinbank, hoặc cổ phần hóa Mobifone. Đồng nghĩa
với sự có mặt của các nhà đầu tư chiến lược đầu tư tầm cỡ và chờ đợi
các giá trị giao dịch lớn. Tuy nhiên, kết quả vẫn là chờ đợi thêm thời
gian nữa.
 Chúng tôi tin rằng, cùng với sự nỗ lực của chính phủ, các doanh
nghiệp , năm 2010 sẽ có thể xuất hiện thêm một số thương vụ được
coi là lớn và có tầm cỡ.

 Năm 2010, chúng ta có thể sẽ được chứng kiến một số thương vụ là
kết quả của các động thái sau đây:
 Ngày 5/1, Tập đoàn Kumho Asiana của Hàn Quốc thông báo kế hoạch
tái cớ cấu tập đoàn, theo đó sẽ cắt giảm 20% số quản trị viên, đồng
thời bán một số tài sản của tập đoàn. Kumho dự kiến thu được 1.300 tỉ
won (tương đương 1.1 tỉ USD) nhờ bán bớt các tài sản trong nước và
nước ngoài, trong đó có tài sản ở Việt Nam và Hồng Kong. Tập đoàn
lớn thứ tám Hàn Quốc này đã rơi vào tình trạng khó khăn tài chính
nặng nề sau khi thất bại trong việc bán Daiwoo Engineering và
Construction.
 VCG đẩy nhanh tiến độ bán vốn dự án Xi măng Cẩm Phả Dự Án Xi
măng Cẩm Phả được HĐQT Vinaconex đặt kế hoạch tái cơ cấu nhằm
tăng hiệu quả hoạt động và đảm bảo khả năng tự chủ về tài chính của
dự án. Đây là dự án được đánh giá có hiệu quả (năm đầu tiên đi vào
hoạt động dự kiến có lãi), vì vậy, nhiều nhà đầu tư trong và ngoài
nước đã bày tỏ mối quan tâm được tham gia đầu tư vào dự án thông
qua việc chuyển nhượng một phần cổ phần của Vinaconex tại công ty
cổ phần Xi Măng Cẩm Phả, đơn vị đang sở hữu, quản lí và vận hành
Nhà máy Xi măng Cẩm Phả tại Quảng Ninh và Trạm nghiền Xi măng
Cẩm Phả tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
 Đại hội cổ đông của các công ty công nghệ hàng đầu Việt Nam như
FPT hay CMC đều đã thống nhất sẽ dành một phần nguồn vốn cho
hoạt động M&A các công ty trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
 Sapporo cho biết sẽ mua 65% cổ phần của Kronenbourg Việt Nam
(KVL), một liên doanh 50-50 giữa công ty bia Đan Mạch Carlsberg
Brewery A/S và Tổng công ty thuốc lá Việt Nam (Vinataba), với giá
25,35 triệu đôla Mỹ. Theo đó, Carlsberg sẽ chuyển toàn bộ 50% và
Vinataba sẽ chuyển 15% cổ phần KVL sang Sapporo. Sau khi thỏa
thuận kết thúc, Vinataba sẽ nắm 35% cổ phần của liên doanh. Một
quan chức của Kronenbourg Việt Nam cho biết hiện việc đàm phán sẽ

hoàn tất và đang trong quá trình lo liệu thủ tục, dự kiến phải đến
1/2010 mới hoàn thành và kí kết chính thức. Theo Sapporo, công ty
này dự định sẽ đổi tên Kronenbourg Việt Nam thành Sapporo Việt
Nam.
 Viettel cũng đang hướng đến việc tham gia mua lai và góp vốn vào
các mạng ở thị trường các nước thuộc châu Á, châu Phi và Mỹ latinh.
Thông tin cho thấy Viettel có thể sẽ thực hiện 02 thương vụ lớn:
o Thương vụ thứ nhất Viettel mua lại 60% cổ phần của mạng di
động Teletalk tại Bangladesh. Ban đầu, số tiền Viettel rót vào
thương vụ này được cho là 250 triệu USD, nhưng gần đây con
số này được nâng lên 300 triệu USD. Teletalk là mạng di động
nhỏ nhất trong 6 mạng di động tại Bangladesh , có khoảng 1
triệu thuê bao (TB) trong tổng số khoảng 50 triệu mạng di động
tại đất nước này.
o Thương vụ thứ hai Viettel chỉ ra 59 triệu USD để mua lại 70%
cổ phần của công ty viễn thông Teleco tại cộng hòa Haiti, đơn
vị sở hữu mạng di động Teleco. Thương vụ này dự kiến sẽ hoàn
tất vào tháng 4/2010. Nếu cả hai thương vụ suôn sẻ thì Viettel
phải chi đến 359 triệu USD.
⇒ Trong biên bản ghi nhớ với Carlsberg ngày 4/11, Ủy ban Nhân dân
Thừa Thiên Huế xác nhận sẽ hỗ trợ tập đoàn này mua lại 50% vốn
góp của chính Ủy ban trong công ty Bia Huế. Công ty hiện có hai nhà
máy với tổng công suất hằng năm lên tới 200 triệu lít. Vào năm 1995,
Carlsberg đã mua 50% cổ phần hiện tại của công ty này.
⇒ Tháng 12/2009, Ba tổng công ty thủy sản gồm Tổng công ty Thủy sản
Việt Nam, Tổng công ty Thủy sản Hạ Long, Tổng công ty Hải Sản
Biển Đông đã thống nhất một số ý kiến nhằm hoàn thiện dự thảo hợp
nhất ba tổng công ty. Dự kiến kế hoạch này sẽ được trình Bộ Nông
Nghiệp và Phát triển Nông thôn và thực hiện trong quý I/2010. Sau
khi hợp nhất doanh thu năm 2010 của Tổng công ty Thủy sản Việt

Nam ( mới) dự kiến sẽ đạt khoảng 4.455 tỷ đồng, kim ngạch xuất
khẩu khoảng 77 triệu USD, tổng lợi nhuận khoảng 90 tỷ đồng.
⇒ Một thông tin đáng chú ý nữa mới là M&A trong ngành viện thông:
có tin SK Telecom Việt Nam (SKTV) sẽ không tiếp tục đầu tư tại Việt
Nam và Công ty Rutter Asociates Korea của Hàn Quốc đang muốn
tham gia vào liên doanh mạng di động S-Fone. Tuy nhiên, hiện Rutter
Associates Korea và SPT đang trong giai đoạn đàm phán.
⇒ Đánh giá triển vọng M&A theo ngành: các thương vụ M&A vẫn
sẽ tập trung vào nhiều lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ tài chính.
Một số lĩnh vực khác có thể sẽ bắt đầu xuất hiện trong các thương
vụ trong năm 2010 là viễn thông, khai khoáng. Lĩnh vực y tế và
chăm sóc sức khỏe cũng như lĩnh vực giáo dục cũng sẽ được quan
tâm nhiều hơn
Các ngành công nghiệp
Chúng tôi tin tưởng rằng, cùng với sự phục hồi của nền kinh tế và sự phát
triển của các doanh nghiệp Việt Nam, M&A trong lĩnh vực công nghiệp tiếp
tục gia tăng về số lượng thương vụ và quy mô giao dịch. Các thương vụ sẽ
vẫn tập trung vào các lĩnh vực như năng lượng, công nghiệp chế biến thực
phẩm và các lĩnh vực sản xuất khác.
Dịch vụ tài chính
Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, đến 2010 các NHTM phải có vốn
điều lệ tối thiểu đạt 3000 tỷ đồng tạo sức ép lên các tổ chức tín dụng trong
nước thúc đẩy mạnh hoạt động bán cổ phần tăng vốn điều lệ. Mặc dù vậy,
con số 3000 tỉ đồng vẫn chưa đủ để đảm bảo năng lực cạnh tranh của các tổ
chức này trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay, và đặc biệt sau năm 2011. Do
vậy, có thể nhận định hoạt động M&A trong lĩnh vực tài chính ngân hàng
vẫn sẽ rất sôi động , thậm chí có thể nói là rất nỏng trong thời gian tới, đặt ra
cơ hội cũng như thách thức đối với hoạt động M&A trong lĩnh vực tài chính,
ngân hàng tại Việt Nam.
Tại VBF 2009, nhiều nhà đầu tư cũng đã đề nghị nâng tỷ lệ sở hữu cổ phần

của nhà đầu tư nước ngoài trong ngân hàng Việt Nam.
Ngành bán lẻ
Theo cam kết của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), kể từ
ngày 1/1/2009, VN sẽ mở cửa thị trường dịch vụ phân phối cho các doanh
nghiệp 100% vốn nước ngoài.
Lĩnh vực này tiếp tục có tiềm năng tăng trưởng lớn do khả năng chi tiêu
ngày càng tăng của người dân và do số lượng các chuỗi cửa hàng lớn và
hình thức bán lẻ có tổ chức hiện nay khá hạn chế.
Theo dự đoán của BMI, ngành thực phẩm Việt Nam sẽ có sự tăng trưởng phi
thường tính đến năm 2013 vì Việt Nam là một trong những thị trường được
dự đoán sẽ tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực châu Á- Thái Bình Dương
và ngành bán lẻ sẽ có nhiều triển vọng mới. Đến năm 2013, BMI dự tính
doanh số bán lẻ tại các cửa hàng bán lẻ hiện đại của Việt Nam sẽ tăng mạnh
khoảng 108.3% với tất cả các loại hình bán lẻ hiện đại có mặt trên thị trường
– siêu thị, đại siêu thị và các cửa hàng tiện dụng.
Chúng tôi trông đợi sẽ xuất hiện một số thương vụ trong lĩnh vực này trong
năm 2010.
Ngành dược phẩm, y tế và chăm sóc sức khỏe
Sản xuất dược phẩm là ngành có tiềm năng phát triển rất lớn trong những
năm tới. Tuy nhiên năng lực sản xuất của các công ty dược phẩm hiện nay
còn yếu. Còn nhiều công ty dược mới chỉ dừng lại ở các hoạt động phân
phối.
Dự báo, việc sắp xếp cơ cấu lại các công ty ngành dược phẩm tại Việt Nam
sẽ diễn ra trong thời gian tới. Cụ thể, các doanh nghiệp dược Việt Nam sẽ
phải áp dụng các tiêu chuẩn GMP, GDP, GSP…
Giải trí và truyền thông
Theo báo cáo ngành Giải trí & truyền thông (E&M) của Pricewarterhouse
Coopers cho các năm từ 2009 đến 2013 , tại Việt Nam, giá trị của thị trường
giải trí và truyền thông gấp khoảng 3 lần trong khoảng thời gian 5 năm trước
từ năm 2004 đến năm 2009. Theo dự báo, tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm

của lĩnh vực này tại Việt Nam dự báo là 16.7% mức cao nhất trên thế giới, kì
vọng đạt 2,3 tỷ USD năm 2013. Thị trường truy cập Internet dự kiến tăng
trưởng 20.9%, Quảng cáo là 10.9%.
M&A có thể giúp các tập đoàn truyền thông quốc tế tiếp cận thị trường Việt
Nam nhanh hơn, đây cũng là cách tiếp cận thị trường tương tự như Thái Lan
hoặc Trung Quốc.
Chúng tôi cho rằng M&A trong lĩnh vực này sẽ gia tăng mạnh về số lượng
thương vụ, tuy nhiên do đặc thù ngành giá trị của mỗi thương vụ không lớn.
Bất động sản
Theo đà tăng trưởng của nền kinh tế, thị trường bất động sản ở Việt Nam trở
thành thị trường nhiều tiềm năng nên hai năm gần đây , đó là lĩnh vực hút
vốn ngoại cũng là điều dễ hiểu.
Chúng tôi tin rằng, các giao dịch liên quan đến bất động sản và chuyển
nhượng dự án vẫn sẽ tiếp tục sôi động như năm 2009.
Viễn thông và khai khoáng
Ngành viễn thông của Việt Nam đã cạnh tranh khốc liệt và nhiều đối tác
chiến lược nước ngoài vẫn kiên trì chờ việc cổ phần hóa của ông lớn
Mobifone. Ngoài ra, các thương vụ liên quan đến Viettel hoặc Sfone có thể
sẽ tạo điểm nhấn của năm 2010.
Tương tự như vậy đối với ngành khai khoáng, ngành này còn nhiều tiềm ẩn
chưa được khai thác hết và sẽ có sự hợp tác chiến lược giữa các công ty khai
khoáng địa phương – có quan hệ, có giấy phép những điểm mỏ; và các công
ty quốc tế có khả năng về vốn và công nghệ để tập trung chế biến sâu.
Hoạt động phát hành riêng lẻ
Các nhà quản lí quỹ đang hoạt động tại Việt Nam đa số có quan điểm thân
trọng và đang quan sát các diễn biến của năm 2010. Theo nhận định của một
số công ty quản lý quỹ, năm 2010, việc thu hút thêm vốn cho các quỹ mới
không phải là điều dễ đang, mặt khác, một số quỹ sẽ có ý định thoái vốn
trong năm tới.
Các dấu hiệu trên cho thấy năm 2010 sẽ có những cuộc suy thoái vốn và tái

cơ cấu danh mục của các quỹ đầu tư. Các giao dịch đầu tư mới sẽ tiếp tục
xuất hiện tuy nhiên sẽ chọn lọc nhiều hơn so với trước đây.

×