I – KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÁP LUẬT THUẾ
•. Khái niệm pháp luật thuế
Thuế là hiện tượng tất yếu, xuất hiện và tồn tại cùng với các hiện tượng
kinh tế - xã hội khác. Sự xuất hiện, phát triển của thuế gắn với mỗi giai đoạn, lợi
ích mà nhà nước sử dụng nó làm công cụ điều tiết nguồn thu của nền kinh tế - xã
hội ấy. Có nhiều cách hiểu về thuế, như Các Mác viết: “Thuế là cơ sở kinh tế của
bộ máy nhà nước, là thủ đoạn đơn giản để kho bạc thu được tiền hay tài sản của
người dân để dùng vào việc chi tiêu của nhà nước”. Còn đối với các nhà nghiên
cứu kinh tế cho rằng thuế là “một hình thức phân phối thu nhập tài chính của nhà
nước để thực hiện chức năng của mình, dựa vào quyền lực chính trị, tiến hành
phân phối sản phẩm thặng dư của xã hội một cách cưỡng chế và không hoàn lại”.
Ở khía cạnh nghiên cứu thuế với tư cách là một nội dung điều chỉnh của luật
pháp, các chuyên gia về luật thuế cũng đã nhận định “thuế là một trật tự đã được
thiết lập hòa bình giữa chính phủ với cộng đồng trong sự tôn trọng thực hiện
nghĩa vụ thu, nộp vào ngân sách. Thuế không có bất kì sự phân biệt đối xử nào
giữa các bang hay vùng lãnh thổ”.
Mặc dù có nhiều cách định nghĩa về thuế nhưng chúng ta có thể thấy nét
chung như sau: “thuế là khoản thu bắt buộc mà các tổ chức hoặc cá nhân phải
nộp cho nhà nước khi có đủ những điều kiện nhất định”. Thuế không phải là một
hiện tượng tự nhiên mà là một hiện tượng xã hội do chính con người định ra và
nó gắn liền với phạm trù Nhà nước và pháp luật.
Quan hệ thu, nộp thuế giữa Nhà nước và dân cư được thực hiện dựa trên
những căn cứ pháp lý nhất định, đó chính là pháp luật thuế.
Pháp luật thuế là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ
xã hội phát sinh trong quá trình thu, nộp thuế giữa cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền và người nộp thuế nhằm hình thành nguồn thu ngân sách Nhà nước để
thực hiện các mục tiêu xác định trước. Việc đưa ra khái niệm pháp luật thuế
nhằm phân định ranh giới giữa các nhóm quan hệ, qua đó lựa chọn áp dụng các
quy phạm pháp luật phù hợp, đạt được hiệu quả điều chỉnh cao.
Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của luật thuế ở Việt Nam cho
thấy pháp luật thuế ra đời rất sớm. Nhà nước với tư cách là chủ thể quyền lực, sử
dụng công cụ riêng là pháp luật để tập trung bộ phận của cái xã hội mà không
phụ thuộc vào ý chí của đối tượng nắm giữ của cải đó. Điều này cũng giúp cho
việc phân biệt giữa luật thuế với luật ngân sách Nhà nước mặc dù giữa luật thuế
và luật ngân sách Nhà nước có mối liên hệ nội tại.
Hệ thống pháp luật thuế ở nước ta hiện nay bao gồm:
- Luật quản lý thuế 2006;
1
- Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2005.
- Luật thuế giá trị gia tăng năm 2008;
- Luật thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2008;
- Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008;
- Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2008;
- Luật thuế tài nguyên năm 2009;
- Luật thuế sư dụng đất phi nông nghiệp năm 2010 (chưa có hiệu lực).
- Các nghị định hướng dẫn thi hành những văn bản pháp luật nêu trên và
các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.
Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động và nội dung hoạt động của các chủ thể, đối
tượng điều chỉnh của pháp luật thuế bao gồm các nhóm quan hệ:
•Nhóm các quan hệ phát sinh trong quá trình quản lý thuế;
•Nhóm các quan hệ phát sinh trong quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế;
•Nhóm các quan hệ phát sinh trong quá trình xử lý vi phạm và khiếu nại về
thuế.
Xét đối tượng điều chỉnh của pháp luật thuế, có thể nhận thấy Nhà nước,
với tư cách là chủ thể quyền lực, luôn là một bên tham gia quan hệ thuế và trực
tiếp chi phối các quan hệ đó. Các quan hệ đều nhằm hướng tới việc chuyển giao
bắt buộc một nguồn tài chính vào cho nhà nước. Nguồn tài chính đó nhằm phục
vụ lợi ích công cộng, điều chỉnh xã hội ở tầm vĩ mô.
Xuất phát từ tính chất của các quan hệ thuế do luật thuế điều chỉnh, để sự
tác động của pháp luật có hiệu quả, luật thuế sử dụng phương pháp mệnh lệnh
quyền uy.
Nguồn của pháp luật thuế là các văn bản pháp luật do cơ quan có thẩm
quyền ban hành điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thu, nộp
thuế và các văn bản pháp luật quốc tế điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá
trình thực hiện quyền thu thuế mà Việt Nam đã ký kết hoặc cam kết thực hiện.
Nguồn của văn bản pháp luật thuế do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước
Việt Nam ban hành gồm các văn bản luật và văn bản dưới luật. Các văn bản
pháp luật quốc tế là nguồn của pháp luật thuế bao gồm các điều ước quốc tế song
phương và đa phương.
•. Quan hệ pháp luật thuế
Để phục vụ lợi ích của mình và tạo ra trật tự chung cho xã hội, nhà nước
dùng quy phạm pháp luật như một quy tắc xử sự chung nhằm tập trung nguồn
thu từ thuế vào ngân sách nhà nước. Quan hệ thu, nộp thuế thực hiện trên cơ sở
các quy phạm pháp luật đã trở thành quan hệ pháp luật thuế.
2
Quan hệ pháp luật thuế mang một số đặc điểm sau:
•Thứ nhất, quan hệ pháp luật thuế mang nặng tính quyền uy. Hệ quả của
quan hệ pháp luật thuế là sự chuyển giao một khối lượng tài sản từ người nộp
thuế cho nhà nước, vì vậy việc nộp thuế không phải là sự lựa chọn của đối tượng
nộp thuế mà do yêu cầu của nhà nước.
•Thứ hai, quan hệ pháp luật thuế thường quy định cụ thể những quyền và
nghĩa vụ pháp lý của các bên tham gia quan hệ.
•Thứ ba, một bên tham gia quan hệ pháp luật thuế bao giờ cũng là cơ quan
quản lý thuế.
Nội dung quan hệ pháp luật thuế bao gồm:
• Căn cứ pháp lý hình thành quan hệ pháp luật thuế cụ thể, thường được
ghi nhận rõ trong các quyết định của cơ quan quản lý thuế;
• Chủ thể tham gia quan hệ pháp luật thuế, gồm hai chủ thể cơ bản là các
cơ quan quản lý, thu thuế và đối tượng nộp thuế;
• Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật thuế;
• Sự kiện pháp lý trong quan hệ pháp luật thuế là những sự kiện thực tế
làm xuất hiện các điều kiện của chủ thể nộp thuế, được pháp luật ghi nhận rõ.
II - VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT THUẾ
• Vai trò của pháp luật thuế
Thuế và nhà nước là hai phạm trù lịch sử luôn đi cùng nhau, chi phối và
phụ thuộc nhau. Vì vậy, thuế vừa được hiểu là công cụ kinh tế hỗ trợ cho sự tồn
tại của nhà nước và bộ máy nhà nước; mặt khác, thuế lại được nhà nước sử dụng
như là loại công cụ để thực hiện những nhiệm vụ mục tiêu nhất định. Mặc dù bất
kỳ nhà nước có chủ quyền nào cũng được quyền đánh thuế nhưng để nguồn thu
từ thuế trở thành hiện thực, nhà nước phải sử dụng pháp luật như là công cụ hữu
hiệu và đặc thù nhất của mình để giải quyết các mục tiêu định trước. Có thể chỉ
ra hệ thống pháp luật thuế có vai trò cơ bản sau đây:
2.1.1. Pháp luật thuế tạo c ơ sở pháp l ý quan trọng và ổn định cho nguồn
thu, đáp ứng yêu cầu chi tiêu của nhà n ước
Pháp luật thuế bao gồm các quy phạm pháp luật xác định quyền thu thuế
của nhà nước, nghĩa vụ nộp thuế của các chủ thể đủ điều kiện. Điều này có nghĩa
nguồn thu từ thuế chỉ có thể có được khi các bên thực hiện đúng quy định pháp
luật thuế. Vấn đề đặt ra, pháp luật thuế có vai trò đến đâu và cần phải tồn tại ở
mức độ thế nào để đáp ứng về nguồn thu ngân sách nhà nước.
Trước hết, cần khẳng định nguồn thu từ thuế có vị trí quyết định đến cơ
cấu nguồn thu ngân sách nhà nước. Theo kết quả nghiên cứu về lịch sử tồn tại và
3
phát triển của thuế qua các thời ký, ở các quốc gia đã cho thấy: thu từ thuế chiểm
phần lớn các khoản chi tiêu ngân sách nhà nước. Các luật thuế được ban hành
đều xác nhận “động viên một phần thu nhập vào ngân sách nhà nước” như một
lý do cơ bản. Khoản thu từ thuế chiếm khoảng 90% tổng thu ngân sách nhà
nước, phải đảm nhiệm cho hàng loạt các yêu cầu chi tiêu cho bộ máy nhà nước,
cho cộng đồng xã hội. Điều này lý giải cơ cấu cân đối ngân sách nhà nước được
pháp luật ghi nhận. Điều 8 Luật ngân sách nhà nước quy định rõ: “Ngân sách
nhà nước được cân đối theo nguyên tắc tổng thu từ thuế, phí, lệ phí phải lớn hơn
tổng số chi thường xuyên và góp phần tích lũy ngày càng cao vào đầu tư phát
triển”. Với những lý do đó, bất kỳ quốc gia nào cũng cần phải có và mong muốn
có được hệ thống pháp luật thuế đầy đủ với tư cách là căn cứ pháp lý vững chắc
để tạo nguồn thu ổn định cho ngân sách nhà nước. Mọi thay đổi về cơ cấu hệ
thống luật thuế, nội dung từng luật thuế đều ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả thu
ngân sách nhà nước từ thuế. Vì vậy, có thể khẳng định vai trò của pháp luật thuế
trong việc tạo căn cứ pháp lý hình thành nguồn thu ổn định cho ngân sách nhà
nước.
2.1.2 . Pháp luật thuế được sử dụng như một công cụ điều tiết nền kinh tế,
thực hiện đường lối trong một thời kỳ nhất định của nhà n ước
Nhà nước, bằng pháp luật có khả năng quản lý, điều tiết tời mọi mặt của
đời sống kinh tế xã hội. Bằng hệ thống pháp luật thuế, nhà nước thể hiện ý chí
của mình đối với đường lối phát triển kinh tế một cách gián tiếp, thông qua đó
thực hiện công bằng cho xã hội.
Trong nền kinh tế thị trường, các tổ chức, các nhân có thể tồn tại và vận
động theo nhu cầu và lợi ích của chính họ, điều này có thể tổn thương đến trật tự
xã hội cũng như định hướng của nhà nước trong từng giai đoạn, ở mỗi quốc gia.
Giải quyết vấn đề này, pháp luật thuế có thể làm thay đổi hoặc can thiệp gián
tiếp vào hoạt động, vào quyết định đầu tư của các chủ thể nhằm đạt tới mục tiêu
nhất định của nhà nước. Thông qua hệ thống pháp luật thuế, nhà nước có thể
thay đổi cơ cấu đầu tư, cơ cấu ngành kinh tế mà không cần can thiệp hành chính.
Để thực hiện cơ cấu đầu tư định trước, pháp luật thuế có những quy định cụ thể
khác nhau giữa nghĩa vụ thuế của đối tượng ưu tiên và đối tượng bị hạn chế.
Chính điều này sẽ làm ảnh hưởng tới cơ hội tìm kiếm thu nhập của đối tượng đầu
tư, qua đó có thể làm thay đổi luồng chu chuyển vốn từ khu vực đầu tư này sang
khu vực đầu tư khác. Pháp luật thuế các quốc gia, trong đó có Việt Nam đều
phản ánh rõ vai trò nêu trên. Chẳng hạn, việc quy định đánh thuế hay không
đánh thuế, mức thuế suất khác nhau đối với từng ngành nghề, các mặt hàng hay
4
các loại thu nhập đều có thể tác động đến các ngành, nghề, qua đó đảm bảo sự
phát triển cân đối ngành nghề trong nền kinh tế.
Hệ thống pháp luật thuế cũng có khả năng định hướng chi tiêu xã hội, điều
chỉnh thu nhập trong những trường hợp cần thiết. Việc tiêu dùng xã hội, ở mỗi
quốc gia có những định hướng khác nhau tùy theo điều kiện thực tế. pháp luật
thuế Việt Nam ghi nhận rõ sự hạn chế chi tiêu của các đối tượng đối với hàng
hóa, dịch vụ chưa thực sự phù hợp với giai đoạn hiện tại; trong khi đó lại khuyến
khích, tạo cơ hội tối đa cho mọi đối tượng có thể tiếp cận đối với những hàng
hóa, dịch vụ thiết yếu của đời sống xã hội.
Ở Việt Nam, bên cạnh những vai trò chung đối với nền kinh tế xã hội,
pháp luật thuế còn được Nhà nước sử dụng như một công cụ thể hiện chính sách
xã hội.
2.1.3 Nhà n ước có thể sử dụng công cụ pháp luật thuế để kiểm tra gián tiếp
hoạt động sản xuất kinh doanh
Để thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ thuế, các cơ quan quản lý thuế cùng
với đối tượng nộp thuế buộc phải quan tâm và tuân thủ những quy định gắn với
chế độ chứng từ hóa đơn, nội dung kinh doanh, quy mô kinh doanh, hình thức
kinh doanh, cơ cấu tổ chức… Điều đó cũng có nghĩa bằng việc quy định những
vấn đề liên quan đến nghĩa vụ thuế, nhà nước gián tiếp quản lý nền kinh tế; trên
cơ sở đó có hệ thống pháp luật được ban hành, sửa đổi, bổ sung phù hợp với định
hướng tuân thủ pháp luật thuế, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng có
khả năng pháp hiện và xử lý kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật thuế nói
riêng và vi phạm trong quá trình hoạt động gắn với tư cách của đối tượng nộp
thuế nói chung.
2.2.Một số thành tựu đạt được của pháp luật thuế
2.2.1. Pháp luật thuế hiện hành của Việt Nam về căn bản đã là hệ thống
thuế của một nền kinh tế thị tr ường đang phát triển theo định hướng x ã hội chủ
nghĩa
Trước hết, pháp luật thuế đã thể hiện được quan điểm của nhà nước khuyến
khích quyền tự do kinh doanh của các chủ thể thuộc mọi thành phần kinh tế,
trong nước cũng như ngoài nước. Điều này thể hiện ở một số điểm như: trong
các luật thuế hiện hành đã không có sự phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh
tế trong nước, giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài trong nghĩa
vụ nộp thuế (ngoại trừ thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao); quy định
các mức thuế phù hợp để giải quyết hài hòa mối quan hệ lợi ích giữa nhà nước và
5
người nộp thuế trên cơ sở tái tạo nguồn thu; đơn giản hóa thủ tục trong hành thu
thuế…
Bên cạnh đó, pháp luật thuế Việt Nam còn mang tính xã hội sâu sắc, góp
phần giảm thiểu sự phân hóa giàu nghèo – vốn là mặt trái thường thấy của nền
kinh tế thị trường. Điển hình có thể kể đến thuế thu nhập đối với người có thu
nhập cao.
2.2.2 Pháp luật thuế đã thể chế hóa các quan điểm, chính sách của nhà n ước
trong lĩnh vực thuế, kịp thời sửa đổi, bổ sung để đáp ứng được nhu cầu của nền
kinh tế trong từng thời kỳ
Pháp luật thuế hiện hành đã thể hiện rõ vai trò của thuế là nguồn thu chủ
yếu của ngân sách nhà nước. Nhìn chung, hệ thống thuế của Việt Nam đã có cơ
cấu phù hợp về mặt lý luật bao gồm ba nhóm thuế: thuế đánh vào tiêu dùng, thuế
đánh vào thu nhập, thuế đánh vào tài sản. Cơ cấu này về cơ bản đã đảm bảo bao
quát hết nguồn thu. Nhờ có hệ thống pháp luật thuế phù hợp, tỷ trọng các khoản
thu từ thuế trong các khoản thu ngân sách ngày càng tăng và chiếm đến 90-95%
tổng thu ngân sách. Điều này dẫn đến nguồn lực tài chính nhà nước được củng
cố và ngày càng lớn mạnh, đảm bảo cân đối ngân sách và đầu tư cho các mục
tiêu quan trọng của xã hội. Bên cạnh đó, pháp luật thuế cũng đã được ban hành
mới, sửa đổi, bổ sung kịp thời để phù hợp với tình hình thực tiễn tại từng giai
đoạn phát triển kinh tế. Điển hình phải kể đến là việc ban hành Luật quản lý thuế
2006, việc sửa đổi, bổ sung nhiều lần các luật thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập
doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt trong thời gian qua đều xuất phát từ nhu cầu
thực tiễn điều chỉnh.
2.2.3. Pháp luật thuế về căn bản đã đồng bộ với các luật khác trong tổng thể
hệ thống pháp luật về kinh tế nói chung
Trước hết, pháp luật thuế là một bộ phận không thể tách rời của hệ thống
pháp luật trong lĩnh vực kinh tế. Sự xuất hiện và hoàn thiện pháp luật thuế không
thể tự phát mà phải hài hòa với sự hình thành và hoàn thiện pháp luật về thương
mại, đầu tư, đất đai… Xét dưới góc độ này, pháp luật thuế hiện hành về căn bản
đã đồng bộ với Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp, Luật đất đai và các luật có liên
quan khác. Pháp luật thuế hiện hành mang tính ổn định cao đã góp phần tạo môi
trường kinh doanh thông thoáng, minh bạch cho những nhà đầu tư, thu hút và
làm an tâm các nhà đầu tư nước ngoài về môi trường kinh doanh ở Việt Nam.
2.2.4. Pháp luật thuế đã từng b ước phù hợp với xu hướng hội nhập quốc tế
của Việt Nam
6