Tải bản đầy đủ (.pdf) (298 trang)

Tầm nhìn và định hướng phát triển kinh tế việt nam đến năm 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.78 MB, 298 trang )

BỘ KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ
CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TRỌNG ĐIỂM CẤP NHÀ NƯỚC KX 01/06-10
______________________________

BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI

TẦM NHÌN VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
KINH TẾ VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030
Mã số: KX. 01.10/06-10
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: TS. NGUYỄN BÁ ÂN

8853
Hà Nội, tháng 8 năm 2010


MỤC LỤC
DANH SÁCH CƠ QUAN VÀ CÁ NHÂN THAM GIA THỰC
HIỆN ĐỀ TÀI

1

LỜI MỞ ĐẦU

3

PHẦN THỨ NHẤT - XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG CỦA KINH TẾ
THẾ GIỚI VÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN TRIỂN VỌNG KINH TẾ
CỦA VIỆT NAM

11



I. BỐI CẢNH QUỐC TẾ VÀ XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG CỦA BỐI
CẢNH QUỐC TẾ

11

1.1. Xu hướng tổng quát của bối cảnh quốc tế

11

1.2. Toàn cầu hóa kinh tế tiếp tục phát triển mạnh với những nét mới
cả về quy mơ, mức độ và hình thức biểu hiện với những tác động tích
cực và tiêu cực, cơ hội và thách thức đan xen rất phức tạp

14

1.3. Sự phát triển mạnh mẽ của KHCN và cuộc cách mạng CNTT sẽ
thúc đẩy kinh tế thế giới chyển sang phát triển kinh tế tri thức; phân
công lao động quốc tế theo “chuỗi giá trị” toàn cầu, tạo lợi thế phát
triển mới và thời cơ "nhảy vọt" cho các nền kinh tế đi sau

18

1.4. Hệ thống phân công lao động quốc tế và khả năng đột phá phát
triển trong “mạng sản xuất toàn cầu”, phương thức phân bổ nguồn
lực theo “chuỗi giá trị” tồn cầu phù hợp với trình độ phát triển của
kinh tế thế giới hiện nay cũng như trong nhiều năm tới.

20


1.5. Tương quan sức mạnh của các nền kinh tế và cục diện phát triển
kinh tế toàn cầu thay đổi với sự xuất hiện những liên kết mới, kinh tế
thế giới chuyển dần sang một hệ thống kinh tế đa cực hơn.

21

1.6. Các nền kinh tế đang nổi đầu tư mạnh ra bên ngoài là xu hướng
mới của đầu tư quốc tế

24

1.7. Một số thách thức kinh tế lớn

25

II. TÌNH HÌNH VÀ TRIỂN VỌNG KINH TẾ THẾ GIỚI THỜI

30

2.1. Những xu thế chung của kinh tế thế giới trong 10 năm qua

30

2.2. Triển vọng kinh tế thế giới trong những năm tới

34

III. DỰ BÁO ẢNH HƯỞNG CỦA KINH TẾ THẾ GIỚI ĐẾN
TRIỂN VỌNG KINH TẾ CỦA VIỆT NAM


43

PHẦN THỨ HAI - HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN VÀ XUẤT
PHÁT ĐIỂM CỦA KINH TẾ VIỆT NAM QUA HƠN 20 NĂM
ĐỔI MỚI, NHỮNG THÀNH CÔNG, CHƯA THÀNH CÔNG
VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

54

i


I. NHỮNG THÀNH CÔNG CỦA VIỆT NAM QUA HƠN 20 NĂM
ĐỔI MỚI

54

1.1- Tiềm lực kinh tế được nâng cao, đất nước đã ra khỏi tình trạng
kém phát triển.

54

1.2- Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục
được hồn thiện

64

1.3- Văn hóa, xã hội đạt được những thành tựu quan trọng; đời sống
vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên, có một số mặt đạt
trình độ của các nước phát triển trung bình


66

1.4- Cơng tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân được chú trọng và đạt
được nhiều kết quả

69

1.5- Giáo dục và đào tạo, khoa học và cơng nghệ có bước chuyển
biến tích cực

71

1.6- Công tác bảo vệ môi trường được quan tâm hơn và có mặt được
cải thiện

75

1.7- Hiệu lực hiệu quả quản lý của Nhà nước được nâng lên; cải cách
hành chính được đẩy mạnh; phịng chống tham nhũng, lãng phí có
kết quả bước đầu

76

1.8- Quốc phịng, an ninh được tăng cường; quan hệ đối ngoại được
mở rộng, vị thế nước ta trên trường quốc tế được nâng cao, tạo môi
trường thuận lợi để phát triển đất nước

81


II. NHỮNG HẠN CHẾ, YẾU KÉM

82

2.1. Chất lượng tăng trưởng, năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh
của nền kinh tế còn thấp; kinh tế phát triển chưa bền vững, chậm
chuyển sang phát triển theo chiều sâu; các cân đối vĩ mô chưa thật
vững chắc

82

2.2. Kết cấu hạ tầng tuy có bước phát triển nhưng còn chậm, thiếu
đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu và đang cản trở sự phát triển

101

2.3. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cịn thiếu
đồng bộ, các loại thị trường chậm hồn thiện, quản lý và điều hành
kinh tế vĩ mơ có mặt còn yếu kém, chưa theo kịp yêu cầu phát triển;
sức sản xuất chưa được giải phóng mạnh mẽ

106

2.4. Văn hóa, xã hội còn nhiều mặt bất cập, một số vấn đề bức xúc
chậm được giải quyết

107

2.5. Chất lượng nguồn nhân lực còn thấp; giáo dục và đào tạo, khoa
học và công nghệ chưa thật sự là quốc sách hàng đầu


110

2.6. Bảo vệ mơi trường cịn nhiều yếu kém, là thách thức lớn trong
quá trình phát triển

112

ii


2.7. Quản lý điều hành của Nhà nước trên một số lĩnh vực còn yếu

112

2.8. Quốc phòng, an ninh và đối ngoại còn một số mặt hạn chế

133

III. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT, NGUYÊN NHÂN VÀ BÀI HỌC
CHỦ YẾU

114

3.1. Việt Nam đang đứng ở đâu trên bản đồ kinh tế thế giới

114

3.2. Những yếu kém chủ yếu của nền kinh tế.


119

PHẦN THỨ BA - QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
CỦA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM
2030

127

I. PHÂN TÍCH TIỀM NĂNG, LỢI THẾ SO SÁNH, NHỮNG KHĨ
KHĂN, THÁCH THỨC ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT
NAM GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020 VÀ CÁC NĂM TIẾP THEO

127

1.1. Tác động tích cực của tồn cầu hóa đối với Việt Nam

127

1.2. Tác động tiêu cực của tồn cầu hóa, khu vực hóa đối với các
nước đang phát triển

130

1.3. Đối sách của Việt Nám

133

1.4. Tiềm năng, lợi thế và cơ hội phát triển của Việt Nam

134


1.5. Những cản trở và thách thức chủ yếu trên con đường CNH, HĐH
của Việt Nam

142

1.6. Các nhiệm vụ chiến lược đặt ra cho thời kỳ đến năm 2020 và tầm
nhìn đến năm 2030

146

II. ĐỀ XUẤT QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾXÃ HỘI VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM
2030

149

2.1. Tầm nhìn Việt Nam đến năm 2030

149

2.2. Các quan điểm phát triển

153

2.3. Các kịch bản phát triển đến năm 2020 và tầm nhìn 2030

176

III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
KINH TẾ


196

3.1. Về định hướng giải pháp phát triển để nâng cao chất lượng tăng
trưởng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

196

3.2. Phát triển mạnh công nghiệp và xây dựng theo hướng nâng cao
chất lượng, sức cạnh tranh và hiện đại.

199

3.3. Xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn theo hướng
hiện đại, bền vững, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng
cạnh tranh cao, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia.

204

iii


3.4. Tạo ra bước phát triển mới đối với các ngành dịch vụ, ưu tiên
phát triển các ngành dịch vụ có giá trị cao, tiềm năng lớn và có sức
cạnh tranh để thúc đẩy sự phát triển của cả nền kinh tế và hội nhập
quốc tế.

211

3.5. Phát triển nhanh kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông


213

3.6. Phát triển hài hoà, bền vững các vùng, giữa phát triển đô thị và
xây dựng nông thôn mới

214

3.7. Đẩy mạnh phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống,
thực hiện tốt hơn tiến bộ và công bằng xã hội.

219

3.8. Bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái, chủ động ứng phó có
hiệu quả với biến đổi khí hậu.

220

PHẦN THỨ TƯ - GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỊNH HƯỚNG
PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN
2011-2020 VÀ TẦM NHÌN 2030

221

1. Xây dựng Nhà nước vững mạnh, hiệu quả đảm bảo tính ổn định
chính trị và ổn định vững chắc kinh tế vĩ mơ

221

2. Tiếp tục hồn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng

xã hội chủ nghĩa

225

3. Nâng cao hiệu quả và đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng hiện đại có sức cạnh tranh cao trên cơ sở xây dựng nền kinh tế
tri thức

229

4. Phát triển doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh quốc tế

233

5. Tập trung xây dựng được nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với
việc phát triển công nghệ hiện đại

236

6. Tập trung cao các nguồn lực để xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng
đồng bộ và hiện đại

242

7. Phát triển hài hòa các lãnh thổ

244

8. Đảm bảo nguồn lực chủ yếu


246

9. Mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế

247

10. Tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh

248

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH

250

PHỤ LỤC

255

iv


DANH SÁCH CƠ QUAN VÀ CÁ NHÂN
THAM GIA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
I. CÁC CƠ QUAN THAM GIA NGHIÊN CỨU
1. Ban Tổng hợp; Viện Chiến lược phát triển;
2. Ban Phát triển vùng, Viện Chiến lược phát triển;
3. Ban Phát triển hạ tầng, Viện Chiến lược phát triển;
4. Ban Phát triển nguồn nhân lực và các vấn đề xã hội, Viện Chiến lược
phát triển;
5. Ban Phát triển các ngành dịch vụ; Viện Chiến lược phát triển;

6. Ban Phát triển các ngành sản xuất; Viện Chiến lược phát triển;
7. Ban Các vấn đề quốc tế; Viện Chiến lược phát triển;
8. Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
9. Vụ Tổng hợp Kinh tế quốc dân, Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
10. Viện Quy hoạch thiết kế nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn;
11. Viện Địa lý, Viện Khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia;
12. Viện Nghiên cứu kinh tế, Bộ Thương mại
13. Viện nghiên cứu chiến lược và chính sách cơng nghiệp
14. Sở Kế hoạch và Đầu tư Bắc Ninh.
II. NHỮNG NGƯỜI THAM GIA NGHIÊN CỨU
1. PGS. TS Bùi Tất Thắng, Phó Viện trưởng Viện CLPT
2. PGS.TS. Nguyễn Văn Phú, Trưởng ban, Viện Chiến lược phát triển
3. TS. Hồng Ngọc Phong, Phó Viện trưởng Viện CLPT;
4. Ths. Phan Ngọc Mai Phương, Phó Viện trưởng Viện CLPT
5. PGS. TS Hoàng Sỹ Động, Trưởng ban, Viện Chiến lược phát triển
6. TS. Lưu Đức Hải, Trưởng ban, Viện Chiến lược phát triển
7. TS. Nguyễn Quang Vinh, Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam
8. TS. Nguyễn Văn Thành, Trưởng ban, Ban Nguồn nhân lực và Xã hội;
9. TS. Lê Anh Sơn, Hội Khoa học kinh tế Việt Nam;
10. TS. Nguyễn Công Mỹ, Trưởng ban, Viện Chiến lược phỏt trin

Báo cáo tổng hợp Đề tài cấp Nhà nớc: "Tầm nhìn và định hướng phát triển kinh tế Việt Nam
đến năm 2030”. Mã số: KX. 01.10/06-10
1


11. TS. Đào Trọng Thanh, Cục trưởng, Cục Kế hoạch và Đầu tư Bộ Cơng
An;
12. TS. Lê Văn Nắp, Phó Chánh Văn phòng Điều phối các Vùng Kinh tế

trọng điểm, Viện Chiến lược phát triển;
13. TS. Cao Ngọc Lân, Phó Trưởng ban, Viện Chiến lược phát triển
14. KS. Nguyễn Bá Khống, Phó Vụ trưởng, Vụ Tổng hợp TCTK;
15. ThS. Nguyễn Việt Hồng, Chun viên Vụ ngành, Văn phịng Chính
phủ
16. CN. Trần Thị Nội, Nghiên cứu viên chính Viện CLPT;
17. TS. Lê Thị Kim Dung, Phó Vụ trưởng, Vụ Quản lý Quy hoạch, Bộ Kế
hoạch và Đầu tư;
18. TS. Lê Thanh Bình, Vụ Quản lý Quy hoạch, Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
19. CN. Trần Đình Hàn; TCTK
20. TS. Trần Hồng Quang, Trưởng ban,Viện CLPT;
21. ThS. Nguyễn Văn Vịnh, Trưởng ban,Viện CLPT;
22. ThS. Nguyễn Quỳnh Trang, Nghiên cứu viên,Viện CLPT;
23. KTS. Lê Anh Đức, Nghiên cứu viên,Viện CLPT;
24. CN. Hoàng Hải Yn, Nghiờn cu viờn, Vin CLPT

Báo cáo tổng hợp Đề tµi cÊp Nhµ n−íc: "Tầm nhìn và định hướng phát triển kinh tế Việt Nam
đến năm 2030”. Mã số: KX. 01.10/06-10
2


LỜI MỞ ĐẦU
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI
1- Tên đề tài: " Tầm nhìn và định hướng phát triển kinh tế Việt Nam đến
năm 2030”. Mã số: KX. 01.10/06-10 thuộc Chương trình KX.01/06-10: Những
vấn đề cơ bản của phát triển kinh tế Việt Nam đến năm 2020
2- Cơ quan chủ trì: Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
3- Chủ nhiệm đề tài: TS.Nguyễn Bá Ân, Phó Viện trưởng, Viện Chiến
lược phát triển
4- Thư ký Đề tài:

- PGS. TS. Bùi Tất Thắng - Phó Viện trưởng, Viện Chiến lược phát
triển
- Ths- NCS. Nguyễn Quỳnh Trang, Nghiên cứu viên, Viện Chiến lược
phát triển
II. SỰ CẦN THIẾT, TÍNH CẤP BÁCH, Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ
THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.
Từ nhiều năm nay, các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách của
Việt Nam và trên thế giới rất quan tâm đến những vấn đề liên quan đến chiến
lược phát triển quốc gia với tầm nhìn dài hạn. Những dự báo về tương lai tuy
luôn ẩn chứa những rủi ro do sự tác động của những nhân tố tác động khó lường
trước, nhưng dường như lại vì chính lý do này mà càng khích lệ giới nghiên cứu
quan tâm hơn đến tầm nhìn và định hướng phát triển dài hạn. Tính cấp thiết của
việc nghiên cứu tầm nhìn và định hướng phát triển dài hạn xuất phát từ lý do chủ
yếu là những phác thảo, dự báo dài hạn về tương lai ở mọi cấp độ, mọi lĩnh vực,
cho dù có những khiếm khuyết khó tránh khỏi, nhưng đã giúp cho q trình
hoạch định chính sách những hướng đi, những đích đến rất thiết thực và hữu ích.
Đặc biệt, những phân tích lơgic hay lịch sử về tiến trình phát triển, những đánh
giá về thành cơng hay thất bại của hiện trạng phát triển và những nguyên nhân
của nó đã giúp cho các nhà hoạch định chính sách có được tầm nhìn xa có căn
cứ khoa học hơn mà ngay cả những giải pháp mang tính sách lược cũng không
thể thiếu.
Qua 2 kỳ chiến lược phát triển kinh tế- xã hội đất nước, qua 20 năm đổi
mới Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, vị thế Việt Nam trên bản đồ
kinh tế, chính trị thế giới đã có nhứng bước phát triển khá. Song thành tu ú
Báo cáo tổng hợp Đề tài cấp Nhà nớc: "Tầm nhìn và định hướng phát triển kinh tế Việt Nam
đến năm 2030”. Mã số: KX. 01.10/06-10
3


vẫn cịn thấp so với khả năng Việt Nam có thể đạt tới và thấp xa so với yêu cầu

đặt ra của Dân tộc Viện Nam với dân số gần 100 triệu người. Do đó, vấn đề đặt
ra là làm thế nào để phải phát huy hết được lợi thế so sánh và sức mạnh của dân
tộc trong triển vọng để thu hẹp đáng kể khoảng cách về trình độ phát triển với
các nước ASEAN và Đông Nam Á, để Việt Nam thật sự cất cánh trên con
đường hội nhập kinh tế quốc tế.
Để lựa chọn định hướng phát triển đất nước thời kỳ 2011 - 2020 và tầm
nhìn đến năm 2030, trước hết ta phải trả lời câu hỏi:
- Một là, thế giới hiện tại và xu thế đến năm 2030 sẽ diễn ra như thế nào?
- Hai là, Việt Nam đang đứng ở đâu trong bản đồ kinh tế, xã hội của thế
giới? Và chúng ta sẽ thế nào đến năm 2030 so với thế giới?
- Ba là, muốn vượt lên chúng ta phải làm gì? Mơ hình phát triển của Việt
Nam ra sao?
1. Tư duy phát triển của thế giới như thế nào? Thế giới hiện tại và xu
thế đến năm 2020 sẽ diễn biến ra sao?
- Tư duy phát triển của thế giới sẽ có những thay đổi, xu hướng tồn cầu
hố tiếp tục diễn ra mạnh mẽ, khơng có một quốc gia nào có thể phát triển và
tiến hành CNH, HĐH lại có thể đứng ngồi xu thế đó. Đặc biệt là những quốc
gia thành viên “trẻ” muốn trở thành một nước công nghiệp được thế giới công
nhận cũng phải chịu sự cọ xát, cạnh tranh với cả thể giới. Muốn thế bắt buộc
phải hội nhập thành cơng và nâng cao vị thế của mình.
- Hội nhập kinh tế thế giới là cơ hội cũng là thách thức lớn, là con đường
tất yếu đất nước phải trải qua để tiến lên trở thành đất nước công nghiệp hiện
đại, con đường mà nước ta phải chủ động bước vào với quyết tâm chính trị cao
nhất để đưa đất nước tiến lên giàu có, văn minh.
- Thế giới đang có nhiều thay đổi to lớn, sâu sắc sang một nền kinh tế trí
thức.
Dù muốn hay khơng, trước hết cần phải thừa nhận trên thế giới ngày nay
có nhiều biến động và tác động ngoài ý muốn chủ quan của chúng ta. Việt Nam
lựa chọn cách ứng xử nào trong tư duy phát triển mới của thế giới? Nước ta hình
như chỉ có một sự lựa chọn đó là: có một tư duy phát triển mới theo hướng tiếp

tục đổi mới mạnh mẽ hơn, hay nói cách khác là phải tiến hành cải cách toàn diện
để cất cánh, làm cho đất nước phải giầu nhanh, mạnh nhanh, nếu khơng sẽ bị tụt
hậu ngày càng xa so vơí thế gii nng ng hin nay.

Báo cáo tổng hợp Đề tài cÊp Nhµ n−íc: "Tầm nhìn và định hướng phát triển kinh tế Việt Nam
đến năm 2030”. Mã số: KX. 01.10/06-10
4


2. Việt Nam đang đứng ở đâu trong bản đồ kinh tế, xã hội của thế giới?
Và chúng ta sẽ thế nào đến năm 2020 so với thế giới?
a- Việt Nam đang là nước kém phát triển theo các chỉ tiêu so sánh về
GDP/người; HDI; trình độ phát triển KCHT; hầu hết mọi lĩnh vực chưa đạt trình
độ để hội nhập quốc tế như: trình độ đào tạo đại học; trình độ quản lý vĩ mơ;
trình độ khoa học kỹ thuật; …
b- Sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam thấp, nền kinh tế hiệu quả
chưa cao, biểu hiện: suất tiêu thụ điện còn rất lớn, năng suất lao động thấp, lao
động nơng nghiệp cịn rất lớn, chưa có nhiều sản phẩm có thương hiệu tồn
cầu…
c- Sau 20 năm đổi mới Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành công, từng
bước xây dựng nền kinh tế thị trường… song nền kinh tế cũng mới chỉ đạt tăng
trưởng ở mức 7 - 7,5% chưa phát huy hết tiềm năng và sức mạnh của cả Dân tộc
Việt Nam. Chất lượng tăng trưởng chưa cao, chưa bền vững, sức cạnh tranh của
nền kinh tế còn thấp, nhiều vấn đề xã hội nảy sinh chưa được giải quyết...
d- Nền hành chính nhà nước kém hiệu quả; hiệu lực quản lý Nhà nước; hệ
thống cơ chế chính sách, hệ thống pháp luật cịn nhiều bất cập, cơ chế thị trường
chưa hình thành đầy đủ,…
3. Sự lựa chọn chiến lược phát triển của Việt Nam
a- Để lựa chọn chiến lược phát triển đất nước vừa mang tính kế thừa,
nhưng phải có bước đột phá về tư duy phát triển, chúng ta phải nhìn nhận một

cách khách quan, tồn diện mọi góc độ để lựa chọn được một chiến lược phát
triển hợp lý, phát huy được sức mạnh của toàn dân tộc trong một vận hội mới,
đưa đất nước tiến lên.
- Trước hết phải đổi mới tư duy phát triển của chúng ta trong xu thế hội
nhập kinh tế thế giới.
- Nhìn lại những bài học thành công của 20 năm đổi mới xây dựng đất
nước, những thành tựu về mặt chính trị, kinh tế, xã hội, mơi trường và ngoại
giao.
- Nhìn nhận những hạn chế, cản trở, vướng mắc đối với quá trình phát
triển làm cho chưa phát huy hết tiềm năng và nội lực của toàn dân tộc để tháo
giỡ.
- Phải xây dựng được một hệ quan điểm phát triển của Việt Nam đến năm
2020 phù hợp với tư duy phát triển của thế giới.
b- Phải có được một chiến lược phát triển cơ cu kinh t hp lý. Trong ci
Báo cáo tổng hợp §Ị tµi cÊp Nhµ n−íc: "Tầm nhìn và định hướng phát triển kinh tế Việt Nam
đến năm 2030”. Mã số: KX. 01.10/06-10
5


cách kinh tế Việt Nam, chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một trong những nhiệm vụ
quan trọng của đường lối CNH, HĐH. Thực tiễn cho thấy trình độ phát triển
càng cao và quá trình hội nhập kinh tế càng sâu thì việc xây dựng cơ cấu kinh tế
hợp lý, có hiệu quả càng có ý nghĩa quan trọng. Vì vậy phương hướng và giải
pháp thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến năm 2020 và tầm nhìn
đến năm 2030 là vấn đề có ý nghĩa to lớn.
Theo ý nghĩa đó, đề tài "Tầm nhìn và định hướng phát triển kinh tế Việt
Nam đến năm 2030”. Mã số: KX. 01.10/06-10 thuộc Chương trình KX.01/0610: "Những vấn đề cơ bản của phát triển kinh tế Việt Nam đến năm 2020” có ý
nghĩa rất quan trọng, mang tính bao quát chung, vừa kế thừa những kết quả
nghiên cứu của các đề tài khác, vừa tạo ra cơ sở định hướng cho các giải pháp
đối với từng lĩnh vực cụ thể; và trên cơ sở kết quả nghiên cứu này, đóng góp

phần quan trọng cho những khuyến nghị khoa học của cả Chương trình.
III. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Từ nhiều năm nay, giới nghiên cứu và các nhà làm chính sách trên thế
giới cũng như Việt Nam rất quan tâm đến những vấn đề liên quan đến chiến
lược phát triển quốc gia với tầm nhìn dài hạn. Khó có thể kể hết những ấn phẩm,
từ các bài tạp chí đến các cuốn sách dày, đề cập đến những vấn đề ít nhiều liên
quan đến các nội dung mà đề tài đặt ra. Vì vậy, phần tổng quan này chỉ nêu một
số ấn phẩm tiêu biểu, quan trọng liên quan trực tiếp đến những nội dung chủ yếu
của đề tài mới xuất bản gần đây như những ví dụ.
- Đối với nội dung bối cảnh và các xu hướng phát triển chủ yếu của
kinh tế thế giới và khu vực và những tác động của chúng đối với sự phát triển
kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, có:
1. Thomas l. Friedman: Thế giới phẳng - Tóm lược lịch sử thế giới thế kỷ
XXI. NXB Trẻ 2006. Nếu bỏ qua cách nói mang đậm chất ngơn ngữ báo chí mà
tác giả gọi là thế giới phẳng, cuốn sách tun ngơn về việc tóm lược lịch sử thế
kỷ 21 dưới hình thức dạng tồn cầu hóa 3.0, trong đó nêu ra nhiều dự báo táo
bạo về một mơ hình kinh tế, xã hội, chính trị, kinh doanh hoàn toàn mới, nơi thế
giới trở thành một vật thể nhỏ bé, mọi vật kết nối chặt chẽ với nhau. Cuốn sách
tuy còn nhiều điều cần tranh luận, nhiều vấn đề cịn để ngỏ, nhưng nhìn chung
cũng gợi mở nhiều vấn đề về một cách nhìn mới về các xu hướng phát triển chủ
yếu của kinh tế thế giới trong nhiều thập niên tới và những tác động của chúng
đối với sự phát triển kinh tế thế giới, trong đó có Việt Nam.
2. Kornai János: Hệ thống xã hội chủ nghĩa. NXB Văn hố - Thơng tin –
Hội khoa học kinh tế Việt Nam, Hà nội 2002. Cuốn sách phân tích sâu sắc cấu
trúc, sự vận hành của hệ thống kinh tế xã hội chủ nghĩa (kiểu kế hoạch húa tp
Báo cáo tổng hợp Đề tài cấp Nhà nớc: "Tầm nhìn và định hướng phát triển kinh tế Việt Nam
đến năm 2030”. Mã số: KX. 01.10/06-10
6



trung trước đây) và vạch ra nguyên nhân nội tại của yêu cầu phải thay thế nó
bằng cơ chế kinh tế thị trường. Quá trình chuyển đổi này sẽ vận động ra sao,
tương lai của hệ thống này thế nào, tác giả đã trình bày trong cuốn sách này
cũng như tác phẩm “Con đường dẫn tới tự do” sau đó, là những ý kiến tham
khảo có tính gợi mở cho đề tài về tầm nhìn và định hướng phát triển kinh tế Việt
Nam.
3. Daniel Yergin và Joseph Stanislaw: Những đỉnh cao chỉ huy.
Cuốn sách lý giải lý do của việc tất yếu phải chuyển sang cơ chế thị
trường, mối quan hệ giữa chính phủ và thị trường trong điều kiện của quá trình
chuyển đổi, sự trỗi dậy của châu Á, những nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của
Nga và các quốc gia Đông Âu trên con đường tiến tới kinh tế thị trường, những
nỗ lực của châu Âu trong việc tạo nên một thị trường chung và giảm dần vai trò
của nhà nước để tiến tới thời kỳ nhà nước đảm bảo vai trò phúc lợi xã hội, vấn
đề tồn cầu hóa - những cơ hội và thách thức trong một nền kinh tế toàn cầu
mới.... Đây thực sự là những vấn đề liên quan mật thiết đến tương lai của các
nền kinh tế trên thế giới và khu vực, mà Việt Nam không thể không quan tâm.
4. Ngân hàng thế giới: Suy ngẫm lại sự thần kỳ Đông Á. (Joseph E.
Stiglitz và Shahid Yusuf biên tập. NXB Chính trị Quốc gia, Hà nội 2002. Đông
Á đã từng sản sinh ra những “thần kỳ” kinh tế vào cuối thế kỷ trước, nhưng
Đông Á cũng từng phải vất vả vật lộn để vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế tài
chính ngay trước thềm thế kỷ XXI. Mơ hình Đơng Á được suy ngẫm lại với rất
nhiều luận chứng khi bàn về tương lai của một mơ hình đã từng thành cơng
nhưng những điều kiện khách quan thì nay đang thay đổi.
- Đối với nội dung đánh giá hiện trạng phát triển của kinh tế Việt Nam
trong thời kỳ đổi mới, có:
5. Việt Nam 20 năm đổi mới. NXB Chính trị quốc gia 2007. Cuốn sách
tổng kết một cách toàn diện mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội Việt Nam sau 20
đổi mới, trong đó các vấn đề kinh tế như chế độ sở hữu, cơng nghiệp hóa, tăng
trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển nông thơn, xóa đói giảm nghèo,
v.v... được đề cập khá đầy đủ với những nhận xét, đánh giá sâu sắc. Đề tài có thể

kế thừa những nhận xét, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế Việt Nam trong
thời kỳ đổi mới qua cơng trình này cũng như rất nhiều cơng trình đánh giá hiện
trạng về từng lĩnh vực cụ thể khác.
6. GS TS Lê Hữu Tầng – GS Lưu Hàm Nhạc (Đồng chủ biên): Nghiên
cứu so sánh đổi mới kinh tế ở Việt Nam và cải cách kinh tế ở Trung Quốc. NXB
Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2002. Ở góc độ có sự so sánh giữa hai nền kinh tế
chuyển đổi nhiều điểm tương đồng cũng như khơng ít khỏc bit Vit Nam
Báo cáo tổng hợp Đề tài cÊp Nhµ n−íc: "Tầm nhìn và định hướng phát triển kinh tế Việt Nam
đến năm 2030”. Mã số: KX. 01.10/06-10
7


Trung Quốc, cuốn sách vừa gợi nhiều suy nghĩ trong nhận xét, đánh giá cả quá
trình chuyển đổi, vừa cung cấp nhiều thơng tin mang tính so sánh cặp đơi, có giá
trị tham khảo khơng chỉ ở nội dung phân tích, đánh giá hiện trạng; mà cịn cả ở
phương pháp nghiên cứu.
- Đối với nội dung đề xuất ý tưởng và quan điểm phát triển kinh tế Việt
Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030, có:
7. “Về ý tưởng chiến lược phát triển đất nước thời kỳ đến 2020” (sắp xuất
bản) là một trong số ít cơng trình được xuất bản thành sách về nội dung này hiện
đang được Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội Quốc gia (Bộ Kế
hoạch và Đầu tư) đang chuẩn bị cho ra mắt bạn đọc. Cuốn sách tập hợp nhiều
bài nghiên cứu và đề xuất ý tưởng về chiến lược phát triển của Việt Nam thời kỳ
đến 2020 của một số học giả trong và ngoài nước. Với nội dung đề xuất ý tưởng
và quan điểm phát triển kinh tế Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 mà đề
tài đặt ra, cuốn sách sẽ có ý nghĩa tham khảo tốt.
- Đối với nội dung xác định và luận giải những đặc điểm cơ bản của
một nước công nghiệp vào năm 2020, có:
8. PGS TSKH Nguyễn Văn Đặng (Chủ biên): Phấn đấu đưa nước ta cơ
bản thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. NXB

Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2007. Trong khi có rất ít tài liệu trực tiếp đề cập đến
nội dung này, cuốn sách tuy chưa thể nói là đầy đủ và mọi vấn đề đã được giải
quyết thỏa đáng, nhưng đã tập trung được nhiều ý kiến bàn về những tiêu chí,
những đặc điểm cơ bản của một nước công nghiệp vào năm 2020; và vì vậy có
thể là một tài liệu tham khảo có giá trị.
- Đối với nội dung định hướng những giải pháp cơ bản phát triển kinh
tế Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030, có:
Khác với các nội dung trên, có thể nói rằng, với nội dung định hướng
những giải pháp cơ bản phát triển kinh tế Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn
2030, đến nay chưa có cơng trình chun khảo lớn nào dành riêng cho chủ đề
này. Tuy nhiên, một số ý kiến về những giải pháp cơ bản phát triển kinh tế Việt
Nam đến năm 2010, 2020 cũng có thể tìm thấy rải rác trong nhiều tài liệu để
tham khảo.
Trên đây là tổng quan về một số cơng trình tiêu biểu mà đề tài có thể tham
khảo, kế thừa và tiếp tục triển khai nghiờn cu.

Báo cáo tổng hợp Đề tài cấp Nhà nớc: "Tầm nhìn và định hướng phát triển kinh tế Việt Nam
đến năm 2030”. Mã số: KX. 01.10/06-10
8


IV. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài nhằm thực hiện các mục tiêu chủ yếu sau:
- Phân tích tư duy phát triển của thế giới trên cơ sở phân tích, đánh giá và
dự báo bối cảnh, điều kiện và các xu hướng vận động của kinh tế, chính trị thế
giới và khu vực tác động tới phát triển kinh tế Việt Nam trong thời kỳ đến 2030;
- Xác định xuất phát điểm của Việt Nam sau 20 năm đổi mới, tổng kết
được những thành công, những hạn chế, những vấn đề bức xúc chưa được giải
quyết; tìm ra nguyên nhân và bài học kinh nghiệm cho triển vọng phát triển kinh

tế Việt Nam thời kỳ đến 2030.
- Đề xuất quan điểm và ý tưởng và phát triển của Việt Nam đến năm
2020, tầm nhìn 2030; định lượng những đặc điểm cơ bản của một nước công
nghiệp vào năm 2020.
- Định hướng những nhiệm vụ và giải pháp cơ bản phát triển kinh tế Việt
Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
2. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu về các vấn đề kinh tế, xã hội của Việt Nam và xu thế của kinh
tế thế giới có liên quan đến nền kinh tế Việt Nam
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
a)- Phạm vi nghiên cứu về mặt khơng gian: Tồn bộ nền kinh tế quốc dân,
các ngành kinh tế chủ yếu của Việt Nam và xu thế chung của thế giới
b)- Phạm vi về mặt thời gian: tư liệu số liệu hiện trạng chủ yếu cho thời
kỳ 2000-2010 và định hướng phát triển đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm
2030.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Cách tiếp cận:
Đề tài tiếp cận vấn đề cả từ phương diện lôgic (nghiên cứu lý thuyết) lẫn
lịch sử (kinh nghiệm thực tiễn), đặt kinh tế Việt Nam trong mối quan hệ với
kinh tế thế giới, coi kinh tế Việt Nam như một bộ phận hợp thành hữu cơ của
kinh tế toàn cầu; giả định thời kỳ dự báo chiến lược khơng có những nhân tố đột
biến lớn, làm đảo lộn toàn bộ đời sống kinh tế quốc tế và quốc gia.
2. Phương pháp nghiên cứu, kỹ thut s dng:

Báo cáo tổng hợp Đề tài cấp Nhà n−íc: "Tầm nhìn và định hướng phát triển kinh tế Việt Nam
đến năm 2030”. Mã số: KX. 01.10/06-10
9


Đề tài chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu kinh tế truyền thống:

Phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê. Ngồi ra, áp dụng một số mơ hình toán
để dự báo một số chỉ tiêu kinh tế. Cụ thể:
a) Nghiên cứu tổng quan
- Sử dụng phương pháp thống kê, thu thập xử lý tài liệu, tư liệu để thu
thập các tài liệu tại các cơ quan trung ương, các viện nghiên cứu kinh tế, các tổ
chức tài chính trong và ngoài nước về kinh tế, xã hội Việt Nam và thế giới.
Để nghiên cứu, đề tài đã dùng các phương pháp thống kê, thu thập xử lý
tài liệu, tư liệu để thu thập các tài liệu và các chương trình, cơng trình đã cơng
bố về kinh tế Việt Nam, kinh tế các nước có liên quan và kinh tế thế giới; thu
thập và phân tích các số liệu về các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, chỉ tiêu kinh tế ngành,
các chỉ tiêu về xã hội, về môi trường để xác định những vấn đề cơ sở khoa học
phân tích, đánh giá xuất phát điểm của nền kinh tế Việt Nam.
- Sử dụng phương pháp phân tích hệ thống, so sánh và phân tích tổng hợp
để nghiên cứu tổng quan kết quả nghiên cứu của các tác giả có liên quan đến đề
tài để rút ra bài học, có so sánh Việt Nam với quốc tế.
b) Nghiên cứu thực địa, trong và ngoài nước
Sử dụng phương pháp phỏng vấn, khảo sát, thăm thực địa để học hỏi kinh
nghiệm, đánh giá hiện trạng tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường, hiệu quả
đầu tư và tác động của các chủ trương, chính sách… để thấy được thành tựu, yếu
kém và các nguyên nhân, bài học được rút ra qua quá trình tổng kết thực tiễn
phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam.
VI. KẾT CẤU BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI
Nội dung báo cáo tổng hợp được chia thành 4 phần:
Phần thứ nhất: Xu hướng vận động của kinh tế thế giới và tác động của
nó đến triển vọng kinh tế của Việt Nam
Phần thứ hai: Hiện trạng phát triển và xuất phát điểm của kinh tế Việt
Nam qua hơn 20 năm đổi mới – Những thành công, chưa thành công và bài học
kinh nghiệm
Phần thứ ba: Quan điểm, định hướng phát triển của Việt Nam đến năm
2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Phần thứ tư: Giải pháp thực hiện định hướng kinh tế Việt Nam trong giai
đoan 2011 – 2020 và tầm nhìn 2030.
Sau đây là nội dung báo cáo kết quả nghiên cứu của đề tài.
B¸o cáo tổng hợp Đề tài cấp Nhà nớc: "Tm nhỡn và định hướng phát triển kinh tế Việt Nam
đến năm 2030”. Mã số: KX. 01.10/06-10
10


PHẦN THỨ NHẤT
XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG CỦA KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ
TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN TRIỂN VỌNG KINH TẾ CỦA VIỆT NAM
I. BỐI CẢNH QUỐC TẾ VÀ XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG CỦA BỐI CẢNH
QUỐC TẾ
1.1. Xu hướng tổng quát của bối cảnh quốc tế
Trong những năm gần đâu xu hướng phát triển của kinh tế thế giới và khu
vực có nhiều chuyển biến tác động nhiều chiều đến phát triển kinh tế-xã hội và
an ninh chính trị cuả Việt Nam. Trong những năm tới kinh tế thế giới tiếp tực
chuyển biến nhanh với nhiều xu hướng mới. Tình hình chính trị thế giới và khu
vực sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, những khó khăn lớn vẫn có thể
kéo dài. Quan hệ giữa các nước lớn đan xen cả hai mặt đấu tranh và thoả hiệp,
song quyết định cuối cùng ln xuất phát từ lợi ích quốc gia. Hồ bình, hợp tác,
hội nhập phát triển tiếp tục là xu thế chủ đạo, nhưng đồng thời vẫn tiềm ẩn các
nhân tố mất ổn định do xung đột sắc tộc, tôn giáo, lãnh thổ, tranh giành tài
nguyên và các hoạt động khủng bố ở một số nước. Việc tranh chấp lợi ích giữa
các nước lớn đối với khu vực và giữa một số nước trong khu vực có thể tăng lên,
đặc biệt trên biển cùng với những vấn đề tồn cầu khác như đói nghèo, dịch
bệnh, biến đổi khí hậu, các thảm họa thiên nhiên... buộc các quốc gia phải có
chính sách đối phó và phối hợp hành động.
ASEAN vẫn là một nhân tố quan trọng đối với hoà bình, hợp tác, phát triển
ở khu vực. Các nước ASEAN bước vào thời kỳ hợp tác mới theo Hiến chương

ASEAN và xây dựng Cộng đồng dựa trên ba trụ cột: chính trị - an ninh, kinh tế,
văn hóa - xã hội. Hợp tác giữa ASEAN với các đối tác tiếp tục phát triển và đi
vào chiều sâu. Mặt khác, ASEAN cũng phải đối phó với những thách thức
chung của khu vực.
Việc mở rộng quan hệ giữa các nước trong khu vực với các nước Đông
Bắc Á, hợp tác Á - Âu (ASEM) đang tạo ra cơ hội cho các nước trong khu vực
trong đó có nước ta trong phát triển kinh tế, đồng thời cũng đặt ra những thách
thức lớn do sự chênh lệch khoảng cách phát triển, trình độ sản xuất và cơng
nghệ. Việc hình thành những mối quan hệ hợp tác song phương, hợp tác tiểu
khu vực đang là một xu thế khách quan đòi hỏi nước ta phải có những nỗ lực.
Sự phát triển nhanh của khoa học cơng nghệ, xu thế tồn cầu hố ngày
càng mở rộng, tiếp tục chi phối đời sống kinh tế của các nước. Châu Á- Thái
Bình Dương vẫn là một khu vực phát triển năng động, trong đó Trung Quốc và
Ấn Độ có vai trị ngày càng lớn. Sự phát triển của Trung quốc về khách quan,
vừa tạo cơ hội, vừa đặt ra những thách thức to lớn cho tiến trình phỏt trin ca
Báo cáo tổng hợp Đề tài cấp Nhà n−íc: "Tầm nhìn và định hướng phát triển kinh tế Việt Nam
đến năm 2030”. Mã số: KX. 01.10/06-10
11


các quốc gia, nhất là những nước có nhiều mối liên hệ trực tiếp với Trung Quốc.
Tuy nhiên, trên bình diện chung, hình thái "cân bằng và hội nhập" giữa các trung
tâm quyền lực, trong đó tam giác Trung-Nhật-Mỹ vẫn đóng vai trị chủ chốt ở
khu vực này. Các nhà phân tích chính trị nhận xét rằng, sức mạnh quân sự của
Trung Quốc đã tăng lên, nhưng cách cư xử của Trung Quốc lại tỏ ra ơn hịa hơn
trước đây. Liên minh truyền thống Mỹ-Nhật vẫn hết sức quan trọng đối với sự
ổn định mang tính chiến lược ở khu vực Đơng Á, nhưng giờ đây, phải có đủ ba
cạnh mới tạo nên một tam giác.
Kinh tế thế giới và khu vực có khả năng từng bước phục hồi phát triển
song vẫn ẩn chứa các yếu tố bất ổn của khủng hoảng năng lượng do các nước

sản xuất dầu mỏ chủ lực có thể vẫn tiếp tục ở trạng thái khơng ổn định, có nguy
cơ khủng bố cao, trong khi đó một số nền kinh tế có xu hướng phát triển quá
“nóng”, nhu cầu tiêu dùng về nhiên liệu quá cao. Trong thời gian nước ta chưa
đưa các cơ sở lọc - hoá dầu vào hoạt động, giá dầu lửa vẫn tiếp tục ảnh hưởng
đến sản xuất, tiêu dùng trong nước.
Trong giai đoạn 2011-2020, nguồn vốn FDI vào châu Á có thể tăng lên,
tuy nhiên, dịng vốn chủ yếu vẫn tập trung vào Trung Quốc - đối thủ cạnh tranh
của các nước Đông Nam Á. Luồng vốn FDI vào nước ta có khả năng tăng do
điều kiện thu hút các tập đoàn lớn vào đầu tư từng bước được cải thiện và cạnh
tranh hơn.
Tồn cầu hóa kinh tế tiếp tục phát triển về quy mơ, mức độ và hình thức
biểu hiện với những tác động tích cực và tiêu cực, cơ hội và thách thức đan xen
rất phức tạp với những biểu hiện tuy rất đa dạng, nhưng rất nhất qn về chiều
hướng: tịan cầu hóa và kinh tế tri thức. Nhiều đặc điểm đặc trưng khác của thời
đại về cơ bản đều gắn liền với hai xu hướng lớn này. Xu hướng tồn cầu hóa
trên cơ sở của kinh tế thị trường chi phối chiều hướng vận động động chính của
thể chế kinh tế tồn cầu. Xu hướng tồn cầu hóa được sự hậu thuẫn bởi cuộc
cách mạng khoa học – cơng nghệ hiện đại đã nhanh chóng thâm nhập vào mọi
mặt hoạt động và đời sống ở mọi quốc gia.
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và sự hình thành nền kinh
tế trí thức đang thúc đẩy quá trình cải cách và tái cấu trúc kinh tế ở từng nước và
sự ganh đua giữa các quốc gia trong quá trình phát triển. Kinh tế tri thức với
khoa học-công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, có vai trị quyết định
trong giá trị mới của sản phẩm hàng hóa và dịch vụ. Khủng hoảng tài chính và
suy thối kinh tế tồn cầu càng đặt ra yêu cầu cải cách và tái cấu trúc kinh tế
một cách cấp bách hơn. Sau khủng hoảng kinh tế của nhiều nước và kinh tế tồn
cầu sẽ có bước phát triển mới nhanh hơn.
Q trình tồn cầu gắn với sự dịch chuyển tự do các yếu tố của quá trỡnh tỏi
Báo cáo tổng hợp Đề tài cấp Nhà nớc: "Tầm nhìn và định hướng phát triển kinh tế Việt Nam
đến năm 2030”. Mã số: KX. 01.10/06-10

12


sản xuất hàng hoá và dịch vụ từ nước này sang nước khác trên phạm vi toàn cầu
làm thay đổi mơ hình cơng nghiệp hố. Cơng nghiệp hố thay thế nhập khẩu hay
CNH hướng về xuất khẩu khơng cịn ngun nghĩa cổ điển của nó. Muốn cạnh
tranh được trên thị trường thế giới (xuất khẩu) trước hết phải cạnh tranh được
trên thị trường trong nước (thay thế nhập khẩu). Vì vậy tiến trình cơng nghiệp
hố phải tạo ra các sản phẩm cạnh tranh dựa trên lợi thế so sánh dài hạn và quy
mơ kinh tế trên tầm nhìn liên vùng, nhằm tham gia vào các cơng đoạn có giá trị
gia tăng cao, có lợi nhuận lớn trong chuỗi giá trị tồn cầu.
Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế tồn cầu chưa từng có kể
từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai đến nay vừa xảy ra từ năm 2008. Cuộc suy
thoái này tác động mạnh đến mọi nền kinh tế, trong đó có nước ta. Tốc độ tăng
trưởng vào những năm cuối thực hiện chiến lược 2001-2010 chậm lại, có thể
làm chiến lược mới bị mất đà. Kinh tế thế giới có thể khơi phục trong năm 2010
do quyết tâm của từng quốc gia cũng như cộng đồng thế giới. Sau khủng hoảng
tài chính - kinh tế toàn cầu, thế giới sẽ bước vào một giai đoạn phát triển mới.
Tương quan sức mạnh của các nền kinh tế và cục diện phát triển toàn cầu thay
đổi với sự xuất hiện những liên kết mới. Quá trình tái cấu trúc các nền kinh tế và
điều chỉnh các thể chế tài chính tồn cầu sẽ diễn ra mạnh mẽ, gắn với những
bước tiến mới về khoa học, công nghệ và sử dụng tiết kiệm năng lượng, tài
nguyên. Mặt khác, khủng hoảng làm giảm mạnh thương mại, đầu tư tồn cầu và
trỗi dậy chủ nghĩa bảo hộ.
Ơ nhiễm mơi trường và biến đổi khí hậu đang đe doạ cuộc sống nhân loại.
Vì vậy, kế hoach phát triển kinh tế xã hội của bất cứ quốc gia nào cũng phải tính
tới yếu tố này. Trong tương lai xuất hiện khả năng mực nước biển dâng cao nếu
quá trình hiệu ứng nhà kính vẫn sẽ tiếp tục và khơng được ngăn chặn thành
công, khiến trái đất tiếp tục ấm lên làm tan băng ở hai cực của trái đất. Cũng khó
dự báo mực nước biển sẽ tăng lên bao nhiêu và vào những thời điểm cụ thể nào,

nhưng nếu mức nước biển dâng cao hơn hiện tại từ 1 mét trở lên, phần đất nổi sẽ
bị thu hẹp lại. Nhiều quốc gia sẽ có mật độ dân số trên phần đất nổi đông đúc
hơn. Nhiều hệ lụy sẽ nảy sinh do hiện tượng này.
Nhu cầu sử dụng năng lượng sẽ tăng rất nhanh ở các nền kinh tế chuyển
đổi (Trung Quốc, Nga, các nước Đơng Âu...), trong khi đó, nếu các nguồn năng
lượng truyền thống (dầu mỏ, than đá....) không được phát hiện thêm, nếu các
nguồn năng lượng mới thay thế hoặc bù đắp khơng được phát hiện ra, thì tương
lai thị trường năng lượng sẽ khan hiếm. Quan hệ kinh tế và chính trị thế giới sẽ
phải tính tới yếu tố năng lượng buộc các nuớc phải tái cơ cấu nền kinh tế và thay
đổi mơ hình tăng trưởng theo hướng tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng trên cả
cấp độ quc gia v doanh nghip.
Báo cáo tổng hợp Đề tài cÊp Nhµ n−íc: "Tầm nhìn và định hướng phát triển kinh tế Việt Nam
đến năm 2030”. Mã số: KX. 01.10/06-10
13


1.2. Tồn cầu hóa kinh tế tiếp tục phát triển mạnh với những nét mới
cả về quy mô, mức độ và hình thức biểu hiện với những tác động tích cực
và tiêu cực, cơ hội và thách thức đan xen rất phức tạp.
Tồn cầu hóa kinh tế tiếp tục là xu thế lớn, phát triển mạnh cả chiều rộng lẫn
chiều sâu và tác động đến mọi hoạt động kinh tế - xã hội của các quốc gia. Q
trình tồn cầu hóa kinh tế gắn liền với sự bùng nổ của cuộc cách mạng khoa học
công nghệ mới, nhất là sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, trong đó
khoa học-cơng nghệ là động lực quan trọng nhất. Tồn cầu hóa sắp tới là hệ quả
của những biến đổi mang tính cách mạng trong các lĩnh vực cơng nghệ mới,
nhất là thông tin và truyền thông. Các nhân tố công nghệ - kỹ thuật, thông tin và
tiền vốn lưu chuyển xuyên quốc gia trở thành động lực thúc đẩy q trình tồn
cầu hóa. Như vậy, cũng có thể nói xu thế tồn cầu hóa kinh tế bắt nguồn từ sự
phát triển của lực lượng sản xuất, từ tính chất xã hội hóa của lực lượng sản xuất
đã diễn ra quy mơ tồn cầu. Tồn cầu hóa ngày nay là sản phẩm của sự phát

triển và văn minh nhân loại và do đó, nó là cơ hội để mọi quốc gia đón nhận, tự
nguyện hội nhập và góp sức mình thúc đẩy sự phát triển toàn cầu. Hiện nay hầu
như khơng có quốc gia nào đứng ngồi làn sóng tồn cầu hóa mới. Nhu cầu tăng
cường phối hợp giữa các quốc gia để đối phó với các thách thức kinh tế toàn cầu
(nguy cơ khủng hoảng, an ninh năng lượng, biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
V.v..) cũng là động lực quan trọng thúc đẩy tồn cầu hóa kinh tế.
Tồn cầu hóa kinh tế trong thập kỷ tới có thể có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, tồn cầu hóa kinh tế được biểu hiện nổi bật ở sự gia tăng nhanh
chóng các luồng giao lưu quốc tế về thương mại, đầu tư, tài chính, cơng nghệ,
dịch vụ, lao động... trong đó, tồn cầu hóa về tài chính là đặc trưng nổi bật chi
phối các tiến trình tự do hóa về thương mại, dịch vụ và đầu tư, tạo thành một
mạng lưới rộng khắp trên quy mơ tồn cầu. Sự phát triển mạnh mẽ khoa học,
công nghệ và mức độ gắn kết, tùy thuộc lẫn nhau của các nền kinh tế ngày càng
chặt chẽ làm cho thế giới ngày càng “phẳng” hơn. Kinh tế tri thức phát triển
mạnh và do đó, con người và tri thức trở thành nhân tố quyết định sự phát triển
của mỗi quốc gia. Quá trình tái cấu trúc các nền kinh tế và điều chỉnh các thể
chế tài chính tồn cầu sẽ diễn ra mạnh mẽ, gắn với những bước tiến mới về khoa
học, công nghệ và sử dụng tiết kiệm năng lượng, tài nguyên. Sự liên kết ngày
càng chặt chẽ giữa các nền kinh tế một mặt tạo ra nhiều cơ hội hợp tác phát triển
thương mại, đầu tư v.v... Mặt khác tùy thuộc lẫn nhau khiến các biến động tiêu
cực và khủng hoảng kinh tế dễ lan tỏa và tác động sâu rộng hơn. Các thể chế tài
chính quốc gia, khu vực và thế giới gắn kết với nhau trong một thể vừa thống
nhất, vừa mâu thuẫn và chi phối lẫn nhau. Cũng chưa bao giờ, yêu cầu về cấu
trúc lại hệ thống thương mại và tài chính tồn cầu đặt ra bức bỏch nh bõy gi
Báo cáo tổng hợp Đề tài cấp Nhµ n−íc: "Tầm nhìn và định hướng phát triển kinh tế Việt Nam
đến năm 2030”. Mã số: KX. 01.10/06-10
14


Thứ hai, cuộc cánh mạnh công nghệ thông tin (CNTT) đã đua thế giới

đang chuyển sang một kỷ nguyên số đặc trưng bởi sự hình thành xã hội thơng tin
với nền kinh tế tri thức cùng với xu thế toàn cầu hóa nhanh chóng. Về kinh tế,
cơng nghệ thơng tin sẽ thúc đẩy sự gia tăng mạnh mẽ tính phụ thuộc lẫn nhau
giữa các nền kinh tế và quản lý vĩ mô dưới sự hỗ trợ của công nghệ thông tin,
trở thành yếu tố có tính chất quyết định tương lai phát triển của nó. Sự phát triển
của kỹ thuật viễn thông và công nghệ thông tin đã cung cấp những phương tiện
hoàn hảo hơn để áp dụng phổ biến trong mọi lĩnh vực quản lý và theo đó, đã trở
thành phương tiện lưu chuyển tiền vốn toàn cầu. Như vậy, tính chất xã hội hóa
sản xuất quy mơ lớn trên phạm vi tồn cầu xác lập vai trị quyết định và tính
năng động của cơng tác quản lý. CNTT làm gia tăng mạnh mẽ năng xuất lao
động trong mọi ngành kinh tế, mở ra những cơ hội phát triển về thgị trường lao
động, thị trường vốn, thị trường sản phẩm tồn cầu. Tồn cầu hóa bắt buộc mọi
nền kinh tế đều tham gia vào một kiểu thị trường thế giới thống nhất - một “sân
chơi chung” bình đẳng cho mọi nền kinh tế, bất kể đó là nền kinh tế thuộc trình
độ vào xuất phát điểm phát triển như thế nào..
Thứ ba, sự phát triển kinh tế toàn cầu từng bước hình thành luật pháp, các
quy định, các tiêu chuẩn và chính sách xuyên quốc gia. Chính phủ các nước khi
chế định luật phát, chính sách, lộ trình thực hiện các cải cách kinh tế - xã hội đều
phải tính đến tác động của bối cảnh quốc tế và khu vực. Bởi lẽ trong nền kinh tế
toàn cầu, quốc gia dân tộc có chủ quyền khơng cịn là chủ thể duy nhất có vai trị
chế định chính sách kinh tế mà là sự hiện diện đồng thời và ngày càng nổi bật
của 5 chủ thể cùng đảm nhận vai trị này. Đó là: quốc gia dân tộc có chủ quyền,
các khối kinh tế khu vực (ví dụ ASEAN, EU...); các thể chế kinh tế quốc tế
(IMF, WB, WTO...), các công ty xuyên quốc gia (TNCs) và các tổ chức phi
chính phủ (NGOs).
+ Các cơng ty xun quốc gia với cấu trúc hoạt động theo mơ hình mạng
lưới, cắm nhánh, cắm văn phòng đại diện ở tất cả các quốc gia và khu vực, tự nó
đã là những tế bào kết nối nền kinh tế thế giới thành một hệ thống tồn cầu.
Ngày nay, với tính cách là các tập đồn kinh tế - tài chính hùng mạnh, nhiều
TNC đã có giá trị tài sản lớn hơn GDP của nhiều nước lớn.

+ Nhà nước là chủ thể quan trọng nhất nắm quyền quyết định về quản lý
kinh tế vĩ mô nhằm đảm bảo lợi ích và tính tự cường quốc gia trong tồn cầu
hóa kinh tế. Nhà nước với chức năng của mình thể hiện cách thức và bước đi
của một quốc gia trong hội nhập vào làn sóng tồn cầu hóa kinh tế. Chính tồn
cầu hóa kinh tế thúc đẩy q trình dân chủ hóa và pháp quyền hóa nhà nước bởi
chỉ có như vậy, nhà nước mới thể hiện được vai trị, chức năng quản lý các lĩnh
B¸o cáo tổng hợp Đề tài cấp Nhà nớc: "Tm nhỡn và định hướng phát triển kinh tế Việt Nam
đến năm 2030”. Mã số: KX. 01.10/06-10
15


vực của đời sống xã hội, phối hợp được với các chủ thể khác nhau và tạo ra
được các điều kiện thực tế để thích ứng hiệu quả hơn với tồn cầu hóa kinh tế.
+ Các thể chế kinh tế khu vực và quốc tế đang trở thành những chủ thể
quan trọng trong các quan hệ kinh tế quốc tế và xử lý các vấn đề toàn cầu. Hầu
hết các tổ chức, thể chế liên kết khu vực và toàn cầu đều hướng tới mục tiêu
thực hiện tự do hóa thương mại, đầu tư, dịch vụ... ở những mức độ khác nhau
và đưa ra các chương trình cắt giảm, tiến tới xóa bỏ các rào cản thuế quan và
phi thuế quan trong từng định chế. WTO đang trở thành sân chơi mà mọi quốc
gia “bắt buộc” phải tham gia để đảm bảo các điều kiện cho sự phát triển của
mình.
+ Các chủ thể phi Chính phủ (NGOs) tiếp tục phát triển mạnh mẽ và
tham gia ngày càng tích cực, chủ động hơn trong hoạt động quốc tế. Xu thế này
tạo sức ép lên các nhà nước trong giải quyết các vấn đề toàn cầu, đặc biệt là các
vấn đề liên quan đến kinh tế, xã hội và môi trường; đồng thời đóng vai trị tích
cực thúc đẩy hợp tác, liên kết kinh tế quốc tế và giải quyết các vấn đề chung ở
tầm quốc gia, khu vực và toàn cầu. NGO ra đời như là sự bổ sung quan trọng
cho sự phát triển kinh tế - xã hội của thế giới khi tầm với của các chủ thể quốc
gia, khu vực và tồn cầu - vì những lý do khác nhau - đã không thể đến được
với các mặt hoạt động như dự án giảm nghèo, phát triển giáo dục, nâng cao

năng lực quản lý, sự phát triển ở các địa phương, các chương trình phát triển về
giới...Trong điều kiện tồn cầu hóa, đây là những điều kiện rất quan trọng để
gia tăng sự tham gia của người dân vào các quá trình phát triển chung. Do vậy,
tuy hoạt động độc lập với các chính phủ, các NGO ngày nay đã có quan hệ mật
thiết với hoạt động của các chính phủ, kể cả các hoạt động về tư vấn chính sách.
Năm chủ thể này trên thực tế ln ảnh hưởng lẫn nhau, ràng buộc, hợp tác
và thậm chí có thể có những bất hịa và xung đột với nhau.
Thứ tư, trong nền kinh tế tồn cầu hóa, xu hướng liên kết khu vực và quốc
tế được đẩy mạnh hơn bao giờ hết cả về tính đa dạng của cấp độ phát triển, cả về
sự khác biệt các đặc điểm địa chính trị, địa kinh tế cùng những ảnh hưởng của
đặc tính văn hóa đang làm cho các hình thức hội nhập kinh tế trở nên nhiều vẻ
và rất phong phú về nội dung. Sau khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu, thế
giới sẽ bước vào một giai đoạn phát triển mới. Tương quan sức mạnh của các
nền kinh tế và cục diện phát triển toàn cầu thay đổi với sự xuất hiện những liên
kết mới. Sự trỗi dậy của Trung Quốc, Ấn Độ và các nền kinh tế đang nổi như
Nga, Braxin, Mexico, Nam Phi, v.v... làm cho tồn cầu hóa kinh tế thay đổi và
giảm sự chi phối của các nước phương Tây hơn, vai trò của các nước đang phát
triển tăng lên rõ rệt. Vị thế của Châu Á trong nền kinh tế thế giới đang tăng lên.
Tương quan lực lượng kinh tế mới tạo sức ép các thể chế kinh tế tồn cầu (LHQ,
B¸o cáo tổng hợp Đề tài cấp Nhà nớc: "Tm nhỡn và định hướng phát triển kinh tế Việt Nam
đến năm 2030”. Mã số: KX. 01.10/06-10
16


WTO, IMF, WB, G8.v.v...) phải cải cách, điều chỉnh “luật chơi” theo hướng cân
bằng hơn quan hệ Bắc - Nam, thể hiện nhiều hơn tiếng nói của các nước đang
phát triển mà đi đầu là nhóm BRIC (Braxin, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc) và nhóm
G-20. Nhiều tổ chức liên kết kinh tế khu vực (EU, MECOSUR, ASEAN, v.v...)
cũng phải điều chỉnh mạnh để thích ứng với xu thế vận động của kinh tế thế giới
và khu vực. Xuất hiện ngày càng nhiều công ty đa xuyên quốc gia (MNC/TNC),

đặc biệt là các MNC/ TNC có xuất xứ từ các nền kinh tế đang nổi, thách thức và
cạnh tranh quyết liệt với các MNC/ TNC của các nước phát triển. Mặt khác,
khủng hoảng còn để lại hậu quả nặng nề, chủ nghĩa bảo hộ trỗi dậy trở thành rào
cản lớn cho thương mại quốc tế. Kinh tế thế giới tuy đã bắt đầu phục hồi nhưng
đà tăng trưởng trong những năm đầu cịn yếu, độ rủi ro và tính bất định còn rất
lớn.
Thứ năm, các nền kinh tế mới nổi đang nỗ lực tranh thủ mọi cơ hội và
nhiều lợi ích của tồn cầu hóa kinh tế về khả năng tiếp cận và sử dụng hiệu quả
nguồn vốn và công nghệ mới để thu hẹp khoảng cách với các nước phát triển.
Những nước khơng có chiến lược phát triển cơng nghệ phù hợp sẽ đối phó nguy
cơ tụt hậu ngày càng lớn. Trong số các nước đang phát triển, nhóm BRIC có
nhiều lợi thế và vị thế tốt để tham gia sáng tạo công nghệ mới như các nước phát
triển, qua đó ngày càng nâng cao vị thế trong bản đồ kinh tế toàn cầu. Châu Âu
đứng trước nguy cơ bị Châu Á vượt qua trong một số lĩnh vực công nghệ. Mỹ
tuy vẫn dẫn đầu về công nghệ nhưng phải cạnh tranh gay gắt hơn với Châu Á,
đặc biệt là Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Thứ sáu, các vấn đề toàn cầu như an ninh năng lượng, mơi trường, thay
đổi khí hậu, chống đói nghèo, v.v… ngày càng trở thành mối quan tâm lớn, tác
động mạnh mẽ đến quan hệ giữa các quốc gia. Các vấn đề tồn cầu làm xuất
hiện ngày càng nhiều cơng cụ mặc cả mới trong quan hệ quốc tế (lương thực,
năng lượng, khí thải carbon v.v.) và các hình thức chạy đua mới về an ninh năng
lượng, an ninh lương thực v.v…, đồng thời cũng là động lực thúc đẩy hợp tác
quốc tế nhằm đối phó hiệu quả với các thách thức này.
1.3. Sự phát triển mạnh mẽ của KHCN và cuộc cánh mạng CNTT sẽ
thúc đẩy nhanh kinh tế thế giới chuyển sang phát triển kinh tế tri thức,
phân công lao động quốc tê theo “chuỗi giá trị” toàn cầu, tạo lợi thế phát
triển mới và thời cơ "nhảy vọt" cho các nền kinh tế đi sau.
Kinh tế thế giới đang phát triển trong những điều kiện và bối cảnh mới,
với hai xu hướng lớn bao trùm là tồn cầu hóa và chuyển sang kinh tế tri thức.
Theo hai xu hướng đó, nền kinh tế thế giới đang chuyển đổi sâu sắc và tồn

diện, cả về trình độ cơng nghệ, cơ cấu sản phẩm lẫn thể chế kinh tế. Tính chất
tồn diện và sâu sắc của quá trình này cho phép cp n bc chuyn sang
Báo cáo tổng hợp Đề tµi cÊp Nhµ n−íc: "Tầm nhìn và định hướng phát triển kinh tế Việt Nam
đến năm 2030”. Mã số: KX. 01.10/06-10
17


một thời đại phát triển kinh tế mới của loài người, trên phạm vi toàn thế giới thời đại kinh tế tri thức - tồn cầu hóa.
Đối với bước chuyển từ thời đại cơng nghiệp cơ khí lên thời đại kinh tế tri
thức, với lợi thế tri thức - trí tuệ con người (công nghệ cao là một dạng kết tinh
vật chất của sức mạnh này) là sự hiện diện của một lực lượng sản xuất mới về
chất, đóng vai trị quyết định q trình phát triển của thế giới hiện đại. Trong
nền kinh tế tri thức, lợi thế phát triển cơ bản của bất cứ chủ thể kinh tế nào - nền
kinh tế quốc gia, doanh nghiệp hay cá nhân - cũng đều là trí tuệ con người,
người nào có lợi thế về tri thức và cơng nghệ cao, người đó sẽ thắng trong cuộc
đua tranh phát triển. Nói cách khác, nước nào chuyển nhanh và mạnh sang các
ngành công nghệ cao, sang việc sản xuất tri thức - cơng nghệ cao, nước đó sẽ tạo
ra bước tiến thần kỳ.
Cách mạng KHCN tiếp tục phát triển mạnh mẽ, nhất là trong lĩnh vực
công nghệ mới: công nghệ nano, công nghệ vi sinh, công nghệ thông tin và
truyền thông, tự động hóa, năng lượng mới và vật liệu mới v.v… Sự bùng nổ
phát triển các ngành công nghệ cao, đặc biệt là các ngành công nghệ thông tin
và truyền thông. Sự “lên ngôi” của nền kinh tế thông tin là dấu hiệu chỉ báo rõ
nhất cho quá trình chuyển đổi thời đại cơng nghệ. Cơng nghệ cao chẳng những
đóng vai trò trụ cột và xương sống cho tiến bộ KHCN mà còn đảm bảo sức cạnh
tranh và tăng trưởng dài hạn của nền kinh tế. Nó tạo thành động lực mạnh cho
sự tăng trưởng kinh tế chung, đồng thời, kết nối tăng trưởng toàn cầu và tạo sự
lan tỏa phát triển mạnh mẽ trên toàn thế giới. Sự phát triển của KHCN hướng
vào giải quyết các vấn đề năng lượng, ngun liệu và mơi trường, trong đó tập
trung giải quyết mâu thuẫn giữa yêu cầu phát triển nhanh với sự khan hiếm và

cạn kiệt các nguồn tài nguyên, năng lượng; mâu thuẫn giữa phát triển và bảo vệ
môi trường sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu. Sự phát triển đột phá của
KHCN có thể tác động lớn đến cán cân lực lượng kinh tế, chính trị, an ninh toàn
cầu.
Sự phát triển mạnh mẽ kinh tế tri thức trên nền tảng phát triển của KHCN
và tin học hóa tạo ra các cơ hội và thách thức mới đối với các nước. Nguồn nhân
lực chất lượng cao có năng lực sáng tạo là lợi thế cạnh tranh động mới sáng tạo
ra có vai trị quyết định trong cạnh tranh kinh tế. Do đó, trong nền kinh tế tri
thức, con người và trí tuệ của con người là nguồn lực phát triển quan trọng nhất
giúp cho các nước đi sau có thể đi tắt đón đầu, tiến thẳng vào các lĩnh vực hiện
đại, có hàm lượng cơng nghệ cao, rút ngắn thời gian cơng nghiệp hóa so với các
nước đi trước nếu có được tư duy CNH dựa vào nguồn nhân lực có trình độ và
chất lượng cao. Do đó, chuyển sang mơ hình kinh tế tri thức dựa vào cơng ngh
Báo cáo tổng hợp Đề tài cấp Nhà nớc: "Tm nhìn và định hướng phát triển kinh tế Việt Nam
đến năm 2030”. Mã số: KX. 01.10/06-10
18


cao, sử dụng hiệu quả tài nguyên và bảo vệ môi trường là xu thế tất yếu khách
quan.
Đặc trưng của LLSX hiện đại là sự khẳng định vai trò quyết định của tiến
bộ KHCN, là ở chỗ biến KHCN trở thành LLSX trực tiếp, sự phát triển được
gắn bó hữu cơ với q trình tồn cầu hố, nhờ vậy, cuộc cách mạng KHCN mới
đã thúc đẩy sự hình thành khơng chỉ các LLSX hùng mạnh của từng quốc gia
mà còn mang tính chất tồn cầu. Nếu như cuộc cách mạng công nghiệp trong
các thế kỷ XVIII - XIX tạo ra nền đại cơng nghiệp cơ khí, thì cuộc cách mạng
KHCN trong nửa sau thế kỷ XX tạo ra các ngành cơng nghiệp trí tuệ, tồn cầu
hóa. Nội dung của cuộc cách mạng KHCN mới là tập trung phát triển các ngành
công nghệ cao, mà trọng tâm là ngành CNTT. Điều này chẳng những làm thay
đổi căn bản nền tảng cơ sở vật chất - kỹ thuật của sản xuất, mà còn làm cho nền

kinh tế thế giới với cơ cấu kỹ thuật - cơng nghệ mới đang có sự tiến bộ vượt bậc
trên rất nhiều lĩnh vực như: công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, phát
triển các nguồn năng lượng mới và cuối cùng CNTT. Ngành CNTT tuy ra đời
không lâu chỉ vài ba thập kỷ trở lại đây, nhưng có tốc độ phát triển nhanh chóng
vào bậc nhất, góp phần quyết định cho tăng trưởng và làm chuyển dịch mạnh mẽ
cơ cấu kinh tế - xã hội. CNTT là ngành có vai trị tổng hợp trong sự tác động
giữa con người với quá trình sản xuất và các hoạt động khác; nó hỗ trợ đắc lực
cho cơng tác quản lý xã hội, điều khiển và ra quyết định kinh doanh; cho phép
tích hợp và phát triển các nghiên cứu khoa học cũng như phổ cập, khuyếch
trương các tri thức; cuối cùng, tạo ra lợi thế cho các quốc gia về tri thức, thông
tin như là nguồn lực chủ yếu của phát triển kinh tế hiện đại.
Cùng với CNTT, các ngành công nghệ cao phát triển làm chuyển biến về
chất nền công nghiệp truyền thống thành “nền công nghiệp khơng khói”. Tương
ứng, nó cịn làm thay đổi mơ thức và bước đi của CNH: đó là CNH bắt buộc
phải gắn với hiện đại hóa, nhưng lại khơng nhất thiết phải tuần tự trải qua các
bước của con đường CNH cổ điển nặng nề và tốn kém, mà có thể rút ngắn và đi
thẳng vào phát triển các ngành cơng nghệ cao, kỹ thuật hiện đại. Do đó, cho
phép các nước chậm phát triển có thể tăng tốc, bứt phá và thực hiện chiến lược
CNH, HĐH rút ngắn.
Trên cơ sở ứng dụng CNTT và công nghệ cao đã xuất hiện những ngành
mới có nhiều giá trị gia tăng, chứa hàm lượng tri thức và tỷ lệ R&D lớn trong
sản phẩm. Tổng hợp nhiều ngành như vậy sẽ hình thành nền kinh tế tri thức: nền
kinh tế lấy việc sản xuất và lưu thông nguồn lực tri thức làm chủ đạo. Trong nền
kinh tế tri thức, sáng tạo là tối cần thiết và trở nên sôi động như: sáng tạo công
nghệ mới, sản phẩm mới, thị trường mới, dịch vụ mới, phương pháp quản lý
mới, hình thức tổ chức mới...Tri thức trở thành nguồn vốn quý nhất và quyền sở
B¸o cáo tổng hợp Đề tài cấp Nhà nớc: "Tm nhỡn và định hướng phát triển kinh tế Việt Nam
đến năm 2030”. Mã số: KX. 01.10/06-10
19



hữu trí tuệ là quan trọng nhất, do đó, đầu tư vào phát triển nhân lực - tri thức
đem lại nhiều lợi ích. Trong sự đối lập với nền kinh tế thị trường và xã hội công
nghiệp, nền kinh tế tri thức và xã hội hậu cơng nghiệp có đặc trưng là: vai trò
quyết định thuộc về nhân tố “tri thức” thay cho nhân tố “tư bản” truyền thống,
các quy luật phi kinh tế thị trường (KTTT) nảy sinh gắn với việc quản lý các
nguồn lực dồi dào (thông tin và tri thức vô hạn) thay cho các quy luật KTTT gắn
với việc quản lý các nguồn lực khan hiếm.
Ngành dịch vụ là một ngành đầy triển vọng, đang vươn lên chiếm tỷ trọng
ngày càng lớn trong GDP, làm biến đổi cơ cấu sản xuất - tiêu dùng, lối sống và
điều kiện làm việc cũng như thay đổi hình ảnh về một xã hội dịch vụ gắn liền
với sự tiện nghi, thoải mái, nhằm đáp ứng yêu cầu cao về đời sống vật chất - tinh
thần phong phú và phát triển con người tồn diện, có khả năng làm việc độc lập,
sáng tạo. Dự báo, nếu như cuộc cách mạng công nghiệp hồi thế kỷ trước đã
chuyển 70% dân cư từ nơng nghiệp sang cơng nghiệp, thì cuộc cách mạng dịch
vụ lần này sẽ phải chuyển tỷ lệ tương tự dân cư từ các ngành sản xuất vật chất
vào lĩnh vực dịch vụ. Đặc trưng của khu vực dịch vụ là sử dụng lao động tri thức
và các nhà bác học, hình thành những thành phố khoa học - dịch vụ. Các ngành
dịch vụ - phi sản xuất vật chất bao gồm nghiên cứu khoa học, các dịch vụ du
lịch, bảo hiểm, tài chính - ngân hàng, quảng cáo và thương mại - bán hàng, tư
vấn và hỗ trợ pháp lý...cũng phát triển mạnh, làm điều kiện và hỗ trợ tích cực
cho khu vực sản xuất vật chất. Nền kinh tế hiện đại không thể hoạt động, phát
triển nếu thiếu các ngành dịch vụ.
Xu thế này đặt các nước đang tiến hành CNH phải đổi mới tư duy CNH:
(i) nhanh chóng chuyển đổi mơ hình tăng trưởng từ mơ hình phát triển truyền
thống chủ yếu dựa vào tăng khối lượng đầu tư, khai thác tài nguyên là chủ yếu
sang mô hình phát triển theo chiều sâu dựa chủ yếu vào tri thức, công nghệ,
nguồn nhân lực chất lượng cao và bảo vệ môi trường. (ii) Coi phát triển tri thức,
công nghệ là then chốt để thốt khỏi tình trạng kém phát triển, thu hẹp khoảng
cách phát triển. Muốn thu hẹp khoảng cách phát triển, trước hết phải rút ngắn

khoảng cách về tri thức và công nghệ để năng cao chất lượng tăng trưởng; đẩy
nhanh tăng trưởng GDP để rút ngắn nhanh được khoảng cách. (iii) Tích cực và
chủ động mở cửa, hội nhập quốc tế song song với đẩy mạnh cải cách trong
nước, nâng cao sức cạnh tranh và chất lượng tăng trưởng là phương thức chủ
yếu của chiến lược phát triển.
1.4. Hệ thống phân công lao động quốc tế mới và khả năng đột phá
phát triển trong "mạng sản xuất toàn cầu", phương thức phân bổ nguồn
lực theo “chuỗi giá trị” tồn cầu phù hợp với trình độ phát triển của kinh tế
thế giới hiện nay cũng như trong nhiu nm ti.
Báo cáo tổng hợp Đề tài cấp Nhà n−íc: "Tầm nhìn và định hướng phát triển kinh tế Việt Nam
đến năm 2030”. Mã số: KX. 01.10/06-10
20


×