Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

Dòng họ và quan hệ dòng họ ở xã hoằng lộc, huyện hoằng hóa, tỉnh thanh hóa trong thời kỳ trugn đại luận văn tốt nghiệp đại học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.46 MB, 82 trang )

Trờng đại học vinh
Khoa lịch sử
----------***---------

NGUYễN THị HảI

Khóa luận tốt nghiệp đại học

Dòng họ và quan hệ dòng họ
ở xà Ho»ng Léc, huyÖn Ho»ng Hãa, tØnh Thanh Hãa
trong thêi kú trung đại

Chuyên ngành: lịch sử Việt Nam

Vinh - 2011


Trờng đại học vinh
Khoa lịch sử
----------***---------

NGUYễN THị HảI

Khóa luận tốt nghiệp đại học

Dòng họ và quan hệ dòng họ
ở xà Ho»ng Léc, huyÖn Ho»ng Hãa, tØnh Thanh Hãa
trong thêi kú trung đại
Chuyên ngành: lịch sử Việt Nam
Lớp 48b1 (2007 2011)2011)


Giáo viên hớng dẫn: ThS.

MAI PHƯƠNG NGọC

Vinh 2011) 2011


LỜI CẢM ƠN!
Với khả năng và thời gian có hạn của một sinh viên trên bước đường
tập sự nghiên cứu khoa học, đề tài này chắc chắn còn nhiều vấn đề cần phải
bổ sung hồn chỉnh. Tơi rất mong nhận được sự góp ý chỉ bảo của các thầy
cơ giáo trong khoa Lịch Sử của độc giả và các bạn sinh viên khoa Lịch Sử.
Trong quá trình làm đề tài, tơi đã nhận được sự chỉ bảo tận tình của cô
Mai Phương Ngọc - giáo viên khoa Lịch Sử, trường đại học Vinh; Ban biên
soạn và nghiên cứu lịch sử, sở văn hóa - thơng tin Thanh Hóa, các đồng chí
lãnh đạo Đảng ủy, ủy ban nhân dân huyện Hoằng Hóa. Đồng thời tơi cũng
được ban văn hóa- lịch sử và một số gia đình trưởng họ, trưởng tộc ở xã
Hoằng Lộc, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã động viên giúp đỡ tơi
hồn thành luận văn này.
Tơi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đối với sự giúp đỡ đó.
Vinh ngày 16 tháng 05 năm 2011
Tác giả
Nguyễn Thị Hải


MỤC LỤC
Trang

A. MỞ ĐẦU.....................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài:..........................................................................................1

2. Lịch sử vấn đề:..............................................................................................2
3. Phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ khoa học của đề tài:.....................................4
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu:..................................................5
5. Đóng góp của đề tài:......................................................................................6
6. Bố cục của đề tài:..........................................................................................7
B. NỘI DUNG:.................................................................................................8
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ XÃ HOẰNG LỘC, HUYỆN HOẰNG
HĨA, TỈNH THANH HĨA............................................................................8
1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên:..............................................................8
1.1.1. Vị trí địa lý:.............................................................................................8
1.1.2. Điều kiện tự nhiên:..................................................................................9
1.1.3. Sự thay đổi địa giới hành chính ở Hoằng Lộc trong thời kỳ trung đại: 11
1.2. Truyền thống lịch sử và văn hóa của xã Hoằng Lộc:...............................14
1.2.1. Truyền thống lịch sử:............................................................................14
1.2.2. Truyền thống văn hóa:...........................................................................16
CHƯƠNG 2: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC DÒNG HỌ Ở HOẰNG LỘC
THỜI TRUNG ĐẠI.......................................................................................21
2.1. Khái niệm dịng họ:..................................................................................21
2.2. Sự hình thành các dịng họ ở Hoằng Lộc:................................................23
2.3. Các dịng họ chính ở Hoằng Lộc:.............................................................26
2.3.1. Họ Nguyễn:..........................................................................................27
2.3.2. Họ Hà:...................................................................................................35
2.3.3. Họ Bùi:..................................................................................................37
2.3.4. Họ Lê:....................................................................................................39


2.4. Các nhân vật tiêu biểu:.............................................................................42
CHƯƠNG 3: MỐI QUAN HỆ DỊNG HỌ Ở HOẰNG LỘC...................50
3.1. Quan hệ thân tộc:......................................................................................50
3.2. Dịng họ trong quan hệ làng xóm:............................................................53

3.2.1. Dịng họ theo địa vực cư trú:................................................................53
3.2.2. Vai trò dòng họ trong quan hệ làng xóm:..............................................54
3.3. Dịng họ trong các mối quan hệ xã hội:...................................................58
3.3.1. Nghi lễ trong dịng họ:..........................................................................58
3.3.2. Dịng họ trong hơn nhân:.......................................................................60
3.3.3. Dòng họ trong tang lễ:...........................................................................61
3.3.4. Dòng họ với việc học hành thi cử:........................................................63
C. KẾT LUẬN...............................................................................................67
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................70
E. PHỤ LỤC..................................................................................................73


A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Trong lịch sử văn hóa của dân tộc, dịng họ có một vị trí hết sức đặc biệt,
con người ngồi nhu cầu đảm bảo đời sống vật chất cịn có nhu cầu khơng
ngừng nâng cao đời sống tinh thần về mọi mặt. Trong báo cáo chính trị của
ban chấp hành trung ương Đảng từ đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ 9
(4.2001) đã khẳng định “ Xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân
tộc, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế xã
hội”.
Việt Nam là một quốc gia có truyền thống văn hóa lâu đời. Cơ sở của
nền văn hóa ấy bắt nguồn từ văn hóa dịng họ. Dịng họ là nơi lưu giữ gia phả,
phả ký, câu đối. Qua đó chúng ta khơng chỉ thấy được lịch sử hào hùng của
các thế hệ đi trước mà cịn góp phần nhắc nhở các thế hệ đời sau phải nhớ đến
cội nguồn của mình, phải cùng nhau giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp
của cha ơng. Từ đó đóng góp sức mình xây dựng dịng họ, xây dựng q
hương đất nước ngày càng giàu đẹp.
Vì vậy, việc nghiên cứu dòng họ và những vấn đề xung quanh dòng họ
như mối quan hệ trong dòng họ, mối quan hệ giữa các dịng họ…có ý nghĩa

rất to lớn trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc. Từ đó,
giáo dục các thế hệ trẻ về truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, thực hiện
“chiến lược người Việt Nam đầu thế kỷ XXI” và xây dựng “nền văn hóa đậm
đà bản sắc dân tộc”.
Hiện nay, một xu hướng tìm về cội nguồn đang ngày càng mạnh mẽ và
đi vào chiều sâu. Trong các dịng họ và nơng thơn, người ta chắp nối gia phả,
trùng tu từ đường, quy tập nghĩa trang…từ đó đã khơi dậy truyền thống dân
tộc. Gia phả dịng họ thể hiện lịng thành kính biết ơn đối với tổ tiên. Do vậy
việc nghiên cứu một cách khoa học lịch sử văn hóa dịng họ góp phần “gạn
đục khơi trong” củng cố khối đại đoàn kết dân tộc.

1


Chúng ta thấy rằng, nghiên cứu dòng họ một mặt thể hiện đạo lý “uống
nước nhớ nguồn” truyền thống của dòng họ, thể hiện lòng biết ơn đối với tổ
tiên, song cũng không tránh khỏi những hạn chế như mất đồn kết trong dịng
họ, kéo theo sự suy sụp về kỷ cương đạo đức. Việc nghiên cứu khoa học về
các dòng họ là việc làm nghiêm túc, nhằm tiếp tục phát huy mặt tích cực xóa
bỏ những tiêu cực, củng cố khối đại đồn kết dân tộc. Đó là việc làm cần
thiết, đặc biệt quan trọng trong công cuộc đổi mới hiện nay.
Cũng như bao miền quê khác trên mảnh đất Hoằng Hóa, Hoằng Lộc là
một vùng đất mà ở đó có nhiều dịng họ có nhiều đóng góp cho dân tộc, mỗi
dòng họ đều mang bề dày truyền thống của mình, qua đó giáo dục, nhắc nhở
chúng ta khơng được qn những gì cha ơng ta đã dày cơng xây dựng nên mà
phấn đấu rèn luyện học tập để làm rạng danh cho dịng họ, góp phần xây dựng
q hương Hoằng Lộc ngày càng giàu đẹp.
Vì những lý do trên tơi mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu “Dịng họ và
quan hệ dòng họ ở xã Hoằng Lộc, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa trong
thời kỳ trung đại” làm khóa luận tốt nghiệp của mình, với hi vọng tìm hiểu về

các dịng họ và những đóng góp của dịng họ trong lịch sử dân tộc. Đồng thời
qua đó tìm hiểu sâu hơn về vùng đất Hoằng Lộc trên quê hương xứ Thanh.
2. Lịch sử vấn đề:
Nghiên cứu về dòng họ và quan hệ dòng họ là một đề tài khó nhưng có
sức hấp dẫn và lý thú địi hỏi sự bền bỉ và công phu. Hiện nay xu hướng trở
về cội nguồn, trở về với tổ tiên dòng họ đang như một làn sóng có lúc êm đềm
có lúc cuộn trào trong mỗi con người chúng ta. Vì vậy, được sự quan tâm của
Đảng và Nhà nước nhiều địa phương đã tổ chức hội thảo về lịch sử văn hóa
dịng họ, nhiều nhà nghiên cứu cũng đã có những cơng trình nghiên cứu về
dịng họ nổi tiếng như họ Hồ ở Quỳnh Lưu; họ Nguyễn ở Nam Đàn, Nghệ
An; họ Lê, họ Trịnh ở Thanh Hóa…Việc nghiên cứu về dòng họ và quan hệ
dòng họ ở một xã, nhất là một xã như Hoằng Lộc, huyện Hoằng Hóa, tỉnh
Thanh Hóa, thì hiện nay đã có nhiều người nghiên cứu nhưng chỉ mức độ khái
quát ở từng giai đoạn từng thời kỳ khác nhau chứ chưa có một tác giả nào viết

2


hoàn chỉnh về vấn đề này với tư cách là một chuyên đề độc lập. Vì vậy, nguồn
tư liệu về dòng họ và quan hệ dòng họ ở xã Hoằng Lộc còn tản mạn, chủ yếu
là nguồn tư liệu sưu tầm tại địa phương, bao gồm:
- Những lý lịch di tích văn hóa ở Hoằng Lộc, đây là tập lý lịch di tích
về từ đường dịng họ, di tích về các đền thờ những người có cơng với nước,
những người đỗ đạt cao ở Hoằng Lộc.
- “Các nhà khoa bảng Việt Nam 1075-1919” của Ngô Đức Thọ (chủ
biên), nhà xuất bản văn hóa năm 1993. Tác phẩm này đã đề cập đến danh sách
những người đỗ cử nhân, phó bảng, Tiến sĩ, trong đó có tiểu sử, sự nghiệp của
các nhà khoa bảng quê ở Hoằng Lộc.
- “Hoằng Lộc đất hiếu học” của Bùi Khắc Việt (chủ biên), nhà xuất bản
Thanh Hóa năm 1996, đề cập đến mọi hoạt động chủ yếu của mọi đời sống xã

hội của Hoằng Lộc qua các thời kỳ lịch sử, đặc biệt chú trọng đến văn hóa
dịng họ.
- “Dư địa chí văn hóa Hoằng Hóa” của Ninh Viết Giao (chủ biên), nhà
xuất bản khoa học Hà Nội năm 2000. Biên soạn có hệ thống về lịch sử giáo
dục khoa cử nho học, đặc biệt là làm nổi bật truyền thống hiếu học của các
dòng họ ở huyện Hoằng Hóa nói chung và Hoằng Lộc nói riêng.
- Một số gia phả của các dịng họ tại Hoằng Lộc như: họ Hà, họ Bùi, họ
Nguyễn Hầu, họ Nguyễn Thọ Trù, họ Lê…
Ngồi ra cịn có tham khảo 1 số cơng trình sau:
“Cuốn Việt Nam văn hóa sử cương” của Đào Duy Anh, Sài Gòn năm
1951.
- Kỷ yếu hội thảo: Văn hóa làng xứ Thanh, Sở văn hóa thơng tin Thanh
Hóa năm 1990.
- Các bộ sử xưa như: Đại việt sử ký tồn thư của Ngơ Sỹ Liên; Phủ biên
tạp lục của Lê Quý Đôn; Đại nam thống chí; Đại nam liệt truyện; Đại nam
thực lục của Quốc sử quán triều Nguyễn…
Tất cả những bài viết trên đã có những đóng góp nhất định vào việc
nghiên cứu dịng họ trên cả nước nói chung và ở Hoằng Lộc nói riêng. Tuy

3


nhiên các bài viết ấy chỉ mang tính riêng lẻ, khái quát, chưa đi sâu nghiên cứu
một cách có hệ thống và tồn diện về dịng họ và quan hệ dịng họ cũng như
những đóng góp của dịng họ đối với dân tộc. Từ đó đặt ra cho chúng ta
nhiệm vụ là phải đi sâu nghiên cứu một cách toàn diện hơn, có hệ thống hơn
về dịng họ và quan hệ dịng họ ở Hoằng Lộc, để góp phần giữ gìn và phát
triển bản sắc dân tộc Việt Nam nói chung và địa phương Hoằng Lộc nói
riêng.
3. Phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ khoa học của đề tài:

3.1. Phạm vi:
Dựa vào cơ sở tài liệu hiện có và q trình khảo sát thực địa tại địa
phương, phạm vi nghiên cứu của đề tài là dòng họ và quan hệ dòng họ ở xã
Hoằng Lộc, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa trong thời kỳ trung đại (từ thế
kỷ X đến hết thế kỷ XIX).
3.2. Nhiệm vụ khoa học của đề tài:
Đề tài chủ yếu nghiên cứu về các dòng họ và quan hệ dịng họ, những
đóng góp của các dịng họ đã làm nên một xã Hoằng Lộc “địa linh nhân kiệt”
của xứ Thanh. Vì vậy, trong nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài chúng tôi muốn
đề cập đến một số vấn đế sau:
- Khái quát chung về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, đặc điểm chung
về truyền thống giáo dục ở Hoằng Lộc. Đó là sự kỳ diệu tạo nên truyền thống
của dịng họ.
- Tìm hiểu một cách tồn diện và có hệ thống q trình hình thành và
phát triển của các dòng họ ở Hoằng Lộc, thấy được vai trị của dịng họ trong
q trình xây dựng và phát triển của làng xã nói chung và Hoằng Lộc nói
riêng.
- Tìm hiểu về mối quan hệ dịng họ ở Hoằng Lộc.
Từ đó chúng ta có hiểu biết sâu rộng hơn về vốn văn hóa truyền thống ở
Hoằng Lộc.

4


4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu:
4.1. Nguồn tư liệu:
Trong q trình thực hiện đề tài, chúng tơi dựa vào các nguồn tư liệu
sau:
4.1.1. Tài liệu gốc:
Nghiên cứu về dòng họ và mối quan hệ dòng họ ở Hoằng Lộc, chúng tôi

đã sử dụng các tư liệu điều tra ở xã Hoằng Lộc, gia phả các dòng họ, lý lịch
các di tích lich sử - văn hóa.
4.1.2. Một số tài liệu tham khảo:
- Từ điển nhân vật của Nguyễn Quốc Thắng và Nguyễn Bá Nhạ; Bia
văn miếu Hà Nội, nhà xuất bản Quốc Gia; Gia phả khảo luận và thực hành
của Dã Lan và Nguyễn Đức Dụ; Việc họ của Tân Việt; Lịch sử Việt Nam
của Trương Hữu Quýnh, các tài liệu của các nhà nghiên cứu ở địa phương
và trung ương.
- Ngoài các tài liệu trên, chúng tơi cịn sử dụng các tài liệu cơng cụ để
tra cứu như: Những Ông Nghè, Ông Cống triều Nguyễn; Các nhà khoa bảng
Việt Nam; Khảo sát làng văn hóa xứ Thanh của Lê Huy Trâm và Hoàng
Anh Nhân….
- Bên cạnh đó, chúng tơi cịn khai thác một số tài liệu kỷ yếu có liên
quan như: Danh nhân Thanh Hóa; Kỷ yếu hội thảo khoa học (1993); Kỷ yếu
hội thảo văn hóa làng xứ Thanh; Văn hóa truyền thống các tỉnh Bắc Bộ;
Tham luận hội thảo khoa học về dòng họ với truyền thống văn hóa dân tộc
(1996).
4.1.3. Tài liệu điền dã:
Sau nhiều lần nghiên cứu thực địa tại địa phương, chúng tôi đã khảo sát
hầu hết các từ đường, đền thờ dòng họ ở Hoằng Lộc, văn bia, câu đối, cụm
di tích lịch sử. Đồng thời tiến hành gặp gỡ và trao đổi, phỏng vấn các cán bộ
văn hóa xã và các cụ cao tuổi của các dòng họ ở xã để tìm hiểu nghiên cứu
về dịng họ và mối quan hệ dòng họ ở Hoằng lộc.

5


4.2. Phương pháp nghiên cứu:
4.2.1. Sưu tầm tài liệu:
Để có được nguồn tài liệu cho đề tài nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành

sưu tầm, nghiên cứu, tham khảo và phân tích tài liệu ở thư viện, bảo tàng
tổng hợp Thanh Hóa, ban nghiên cứu lịch sử tỉnh Thanh Hóa, sau đó sao
chép gia phả bằng chữ Hán, rập chép bia ký câu đối. Nghiên cứu thực địa tại
các đền thờ, từ đường các dòng họ ở Hoằng Lộc. Đồng thời tiến hành điều
tra cơ bản điền dã các dòng họ trong làng, phỏng vấn các bô lão địa phương.
4.2.2. Xử lý tư liệu:
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tơi sử dụng phương pháp
lơgic để trình bày một cách có hệ thống về q trình hình thành và phát triển
của dòng họ theo thời gian, diễn biến lịch sử. Ngồi ra chúng tơi cịn sử
dụng phương pháp so sánh, đối chiếu gia phả, bia ký với chính sử. Từ đó
đánh giá, phân tích, tổng hợp, thống kê, đối chiếu nguồn tư liệu khác nhau
để xác minh tính chính xác của sự kiện. Sử dụng phương pháp điều tra, điền
dã, xã hội học, dân tộc học tại địa điểm làm đề tài và một số dòng họ, giúp
chúng ta có điều kiện quan sát, gặp gỡ, ghi chép những lời kể của các cụ già
cao tuổi. Từ đó, đánh giá, phân tích, tổng hợp nêu lên mối liên hệ chặt chẽ,
sự tác động qua lại giữa các dòng họ ở Hoằng Lộc với cộng đồng các dòng
họ khác trên đất nước Việt Nam.
5. Đóng góp của đề tài:
5.1. Đóng góp khoa học:
- Khóa luận sẽ cung cấp và giới thiêụ cho độc giả quá trình hình thành
và phát triển của một số dòng họ lớn trên đất Hoằng Lộc, qua đó góp phần
giáo dục đạo đức, nét đẹp văn hóa truyền thống với mục đích giữ gìn và
phát triển bản sắc văn hóa dân tộc.
- Tìm hiểu dịng họ và quan hệ dịng họ ở Hoằng Lộc góp phần làm
sáng tỏ một số sự kiện lịch sử trong quá khứ mà chính sử mới chỉ nhắc đến
một cách sơ sài hoặc chưa nhắc đến.

6



- Khóa luận cũng góp phần làm phong phú thêm lịch sử địa phương và
trở thành nguồn tài liệu quý báu để đi sâu nghiên cứu về lịch sử, văn hố, xã
hội và con người xứ Thanh nói riêng, lịch sử dân tộc Việt Nam nói chung.
5.2. Giá trị thực tiễn:
Hiện nay nhu cầu tìm về cội nguồn để phát huy hơn nữa truyền thống
tốt đẹp của dân tộc ngày càng trở nên cấp thiết. Nhiều địa phương có nhiều
dịng họ đang tìm tịi, khơi phục lại đền thờ, lăng mộ, gia phả…để khơi dậy
truyền thống của dòng họ. Bên cạnh đó khơng ít người xấu lợi dụng, kiếm
trác cầu vinh cho cá nhân mình làm mất đồn kết gia tộc, làng xóm, hiện
tượng “một người làm quan cả họ được nhờ”. Vì vậy, luận văn sẽ góp phần
phát huy tính tích cực, xóa bỏ những tiêu cực hướng tới xây dựng khối đại
đoàn kết dân tộc để xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa, dịng họ văn
hóa, xã hội văn minh hiện đại.
Khóa luận góp phần làm gắn bó những con người cùng dịng họ có
thành phần giai cấp, vị trí khác nhau, có phân biệt xa gần thân sơ nhưng
“máu lỗng cịn hơn nước lã”. Khóa luận hồn thành sẽ góp phần giữ gìn,
bảo vệ, phát huy di tích lịch sử văn hóa của dịng họ với những di tích lịch
sử đã được xếp hạng. Qua đó giáo dục thực tiễn cho thế hệ trẻ nét đẹp
truyền thống và tìm về cội nguồn là truyền thống của dòng họ và của dân tộc
Việt Nam.
6. Bố cục của đề tài:
Ngoài phần mở đầu, phụ lục và kết luận, tài liệu tham khảo, đề tài có 3
chương chính:
Chương 1: Khái quát về xã Hoằng Lộc, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh
Hóa.
Chương 2: Sự phát triển của các dịng họ ở Hoằng Lộc thời trung đại.
Chương 3: Mối quan hệ dòng họ ở xã Hoằng Lộc.

7



B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ XÃ HOẰNG LỘC, HUYỆN
HOẰNG HĨA, TỈNH THANH HĨA
1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên:
1.1.1. Vị trí địa lý:
Hoằng Hóa là mảnh đất gắn bó hữu cơ với tỉnh Thanh Hóa, với tổ quốc
Việt Nam suốt chiều dài lịch sử dân tộc.
Nằm ở hạ lưu sơng Mã, Hoằng Hóa là một huyện ven biển: phía Bắc
giáp với huyện Hoằng Lộc; phía Nam giáp với huyện Quảng Xương, thành
phố Thanh Hóa và một phần huyện Đơng Sơn; phía Tây giáp với huyện Thiệu
Hóa, Vĩnh Lộc. Xét theo vĩ độ và kinh độ trên mặt địa cầu thì Hoằng Hóa ở vĩ
tuyến 19o 50’ 30” Bắc ở Lạnh Trào đến 19o 30’ 30” vĩ độ Bắc ở núi Sơn Trang
và từ kinh độ 105o 59’ 50” ở Ngã Ba Đông đến 105o 59’ 30” ở Lạch Trường.
Cũng như các xã khác trong huyện, Hoằng Lộc là một bộ phận cấu
thành của huyện Hoằng Hóa - một huyện có nền văn hiến lâu đời. Hoằng Lộc
nằm ở phía Đơng Nam của huyện Hoằng Hóa. Xưa kia, đường thiên lý Bắc
Nam chạy tương đối gần làng. Con đường này từ Thăng Long vào, qua Nga
Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa rồi vào phía Nam. Nhờ con đường huyết mạch này
của đất nước mà Hoằng Lộc ngày xưa đã có điều kiện tham gia vào việc lưu
thơng thương mại và văn hóa, tiếp thu tinh hoa văn hóa từ Kinh Bắc, Thăng
Long, Nam Định vào và văn hóa từ phương Nam ra [15;22].
Giữa Hoằng Lộc với các xã lân cận, với huyện và tỉnh có mối liên hệ
tiếp xúc giao lưu thuận tiện và thơng thống. Ở phía Đơng qua làng Ơng Hịa
có thể đến hội Triều, một làng khoa cử nổi tiếng. Ở Đông - Bắc, qua Hoằng
Thịnh, Hoằng Thái vốn có tên kẻ Hành có đường ra Bút Sơn, từ đó sang Hậu
Lộc. Về phía Nam qua Hoằng Đại, xưa kia là Kẻ Đại, Phú Cả, Dương Thành

8



có thể đến với các xã ven biển của Hoằng Hóa. Từ Hoằng Đại, bằng một
chuyến đị ngang vượt hạ lưu sơng Mã có đường sang Quảng Xương. Phía
Tây là xã Hoằng Quang, nổi tiếng với vùng đất học Vĩnh Trị, Nguyệt Viên,
qua bến đò Nguyệt Viên chừng 5 km thì đến thành phố Thanh Hóa.
Đặc biệt, vùng Đơng - Nam xã Hoằng Lộc có 3 huyện lộ đều cắt nhau
tại trung tâm xã Hoằng Lộc gồm: Bút Sơn - Hoằng Đại (qua xã 1km); đường
PU18 Bút Sơn - Hoằng Lộc - cầu Hoằng Long (qua xã 2 km); đường WP2
Hoằng Vinh -Hoằng Lộc - Hoằng Thanh (qua xã 1km). Đường liên xã có từ
thưở lập làng, đến nay vẫn được sử dụng và nâng cấp như Hoằng Lộc với
Hoằng Đại (phía Nam để đến vùng biển) qua Hoằng Thịnh (phía Đơng - Bắc
sang Hậu Lộc); Hoằng Quang (phía Tây qua bến đị Nguyệt Viên đến thành
phố Thanh Hóa) và qua Hoằng Thịnh (ở phía Đơng). Hiện nay đường liên
thơn ở Hoằng Lộc được mở rộng [23;9].
Với vị trí địa lý như vậy là yếu tố quan trọng tạo nên điều kiện thuận
lợi cho sự hình thành, giao lưu và phát triển truyền thống văn hóa của xã
Hoằng Lộc.
1.1.2. Điều kiện tự nhiên:
Hoằng Lộc ẩn chứa vẻ đẹp tự nhiên, mượt mà của màu xanh lá cây,
vừa có cái dịu dàng, duyên dáng của một vùng đất văn vật khiến du khách dù
chỉ một lần nghé thăm cũng không thể nào qn. Hình thể của làng vng
vức, khiến có người nghĩ rằng vùng đất học nay giống như một cái nghiên lớn
và con đường từ Nguyệt Viên về làng tựa như một cái bút đang chấm vào
nghiên mực. Với cảnh quan này nó đã in những dấu ấn sâu sắc vào tâm hồn,
tình cảm mỗi người dân, nó tác động đến sự phát triển của văn hóa làng xã.
Hoằng Lộc cịn ẩn mình dưới những rặng dừa, rặng kè quanh năm một
màu xanh dịu. Với một quần thể kiến trúc bố trí tương đối hài hịa, gồm các
nhà thờ họ, miếu mạo, đình chùa, trường học, nhà ở với một hệ thống đường
sá sạch sẽ, phong quang, Hoằng Lộc mang phong thái thanh lịch duyên dáng


9


của vùng đất học làm cho ai qua đây dù chỉ một lần cũng lưu lại trong kí ức
những ấn tượng khó phai.
Quần thể kiển trúc của làng được bố trí hợp lý cân xứng, hài hịa với
mơi trường thiên nhiên. Hội Quán được xây ở xung quanh làng, cách đó
khơng xa là hai áng: Áng Thượng của Bột Thượng và áng Thái của Bột Thái,
nơi làng tổ chức lễ hội Đại kỳ phúc. Có bốn miếu áng ngữ ở bốn góc làng.
Miếu đệ nhất, đệ nhị và đệ tam đều hướng ra đồng xung quanh cây cối xanh
tươi. Xưa kia ở cạnh các miếu đều có các cây đa xum xuê cành lá, tỏa bóng
mát cho bao người qua lại nghỉ chân.
Miếu đệ tứ gắn liền với đình, ở về phía bãi trên một khoảng rộng trước
chợ, tiện lợi cho việc tập trung dân cư trong những ngày lễ hội. Chùa tọa lạc
phía Nam làng nơi tĩnh mịch và cách xa chợ. Nhà thờ họ nằm trong các ngõ
xóm quây quần xung quanh thường là nhà của các con cháu trong họ. Sau này
chợ Quăng được chuyển về địa điểm là Cồn Mã Hàng thì chợ được ngăn cách
với trường bằng một cái đào, xung quanh trồng dừa.
Hoằng Lộc cịn được mệnh danh là “làng dừa” vì ở đây nhân dân trồng
rất nhiều dừa. Xưa kia nhân dân trong xã thường truyền tụng nhau câu ca:
“Dừa xóm sau, Cau xóm nhỏ”
Điều đó có nghĩa là mỗi xóm trồng riêng một thứ cây, hoặc là dừa hoặc
là cau. nhưng dần dần vị trí cây dừa đã chiếm vị trí cây cau, dừa còn là cảm
xúc của nhiều thi nhân đến với Hoằng Lộc. Khung cảnh thiên nhiên phong
phú với những nét đẹp duyên dáng là môi trường thuận lợi cho phát triển
truyền thống văn hóa, phát triển những suy tư triết lý nhân sinh, những tình
cảm nhân bản của con người, sự gắn bó với gia đình, q hương, lịng nhân ái
và ý thức cộng đồng.
Hoằng Lộc có diện tích đất tự nhiên tồn xã là 263,67 ha, trong đó diện
tích đất nơng nghiệp là 171,11 ha, diện tích trồng lúa là 100,06 ha, vườn lưu

niên là 6,37 ha, ao hồ là 13,07 ha, nghĩa địa 2,8 ha, đất ở là 45,56 ha, dân số là

10


1.410 hộ, 5.224 người, mật độ dân số 1.985 người/km2 [23;7].
Đất đai Hoằng Lộc chủ yếu là đất cát thích hợp thâm canh lúa và màu.
Từ một vùng lầy lội xen kẽ cồn bái qua quá trình bồi tụ của thiên nhiên hàng
vạn năm, cùng với sức lao động sáng tạo của nhiều thế hệ người Hoằng Lộc
đã trở thành vùng nơng nghiệp trồng lúa với xóm làng trù phú.
Do chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới, gió mùa Hoằng Lộc khá
thuận lợi trong sản xuất nông nghiệp, nhưng cũng gặp khơng ít khó khăn bởi
những trận bão từ biển đông thường xuyên tràn vào. Mùa khô thường hạn
hán, mùa mưa lũ lụt, ngập úng, gây khó khăn trong sản xuất và đời sống.
Như vậy, vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên đã cho phép Hoằng Lộc
phát triển nghề nông trồng lúa, trồng màu…rất thuận lợi trong giao lưu với
mọi miền đất nước, để Hoằng Lộc trở thành vùng đất giàu đẹp. Song, những
khó khăn do thiên tai gây nên cũng khơng ít như khí hậu khắc nghiệt, bão, lũ
lụt, úng, hạn hán…là thử thách thường trực đối với Hoằng Lộc. Trong chiều
dài lịch sử, với tinh thần cần cù sáng tạo trong lao động, cộng đồng dân cư
Hoằng Lộc đã đồn kết vượt qua mọi khó khăn, thử thách, xây dựng quê
hương ngày một giàu đẹp.
1.1.3. Sự thay đổi địa giới hành chính ở Hoằng Lộc trong thời kỳ
trung đại:
Về mặt địa lý hành chính, ngay từ thuở sơ nguyên Hoằng Lộc đã có
nhiều tên gọi, đơn vị hành chính. Nằm trong huyện Hoằng Hóa - nơi có tới 35
dấu tích của nền văn hóa Đơng Sơn (cách ngày nay khoảng 2000 năm), cách
di chỉ Hoằng Vinh nơi tìm thấy trống đồng Hê - gơ I chỉ 2 km - loại trống
đồng điển hình nhất của văn hóa Đơng Sơn, điều đó cho phép khẳng định
rằng: Cho đến giai đoạn văn hóa Đơng Sơn thì đã có nhiều nhóm cư dân từ

phía Tây Thanh Hóa tràn xuống chiếm lĩnh, chinh phục miền đồng bằng ven
biển, trên địa bàn Hoằng Lộc đã xuất hiện những chủ nhân.
Xưa kia, Hoằng Lộc có tên là Kẻ Vụt, địa danh này giúp chúng ta xác

11


định làng được hình thành từ rất sớm. Ngày nay, chúng ta thường bắt gặp
nhiều làng vốn có tên ghép với từ Kẻ như: Kẻ Đăm (làng Tây Đam); Kẻ Mẩy
(làng Mễ Trì); Kẻ Sét (làng Thịnh Liệt)…Ở Bắc Bộ, hay như ở Hoằng Hóa,
những Kẻ Đại (Hoằng Đại), Kẻ Cát (Hoằng Cát) Kẻ Trọng…vẫn còn được
nhắc đến như dấu ấn của thời xa xưa.
Nhiều nhà sử học cho rằng: Địa danh có từ “Kẻ” là tên những làng cổ
hình thành từ thời kỳ Hùng Vương dựng nước đến thế kỷ X sau công nguyên.
Từ thế kỷ X trở đi đơn vị hành chính cấp cơ sở khơng chỉ là làng mà cịn là
trang, trại, xã, thơn, sách, động, giáp… Từ “Kẻ” không được dùng trong
thống kê, khai báo hành chính mà cịn trong tên tục, tên phụ [15;16].
Từ khi nước ta giành được độc lập đến năm 906, Nhà nước trung ương
quản lý tất cả các làng xã. Để đăng ký vào danh sách cho chính quyền quản
lý, tên làng xã phải là tên chữ Hán, vì thời kỳ đó chữ Nơm chưa ra đời hoặc
đã ra đời nhưng chưa được dùng phổ biến. Từ “Vụt” là từ Nôm, được chuyển
thành từ “Bột” là từ Hán, cả về từ dạng và âm đọc, vì vậy tên Kẻ Vụt được
đổi thành tên Đường Bột. Đường Bột trở thành một “Trang” đầu thế kỷ X, địa
danh này là tên gọi chính thức của làng sau tên Kẻ Vụt.
Tên Đường Bột xuất hiện trong cuốn “thần phả” ghi lại sự tích thành
hồng làng là Đại tướng quân Nguyên Tuyên, trong đó nói rõ ông ở trang
Đường Bột thuộc huyện Cổ Đằng, phủ Hà Trung, trấn Thanh Hoa.
Đến thời Lê Sơ thì Đường Bột được gọi là Đà Bột, tên Đà Bột xuất
hiện trong bia “Đường Bột kiều bi” do Tiến sỹ Nguyễn Nhân Thiệm soạn và
dựng khắc vào năm 1591. “Đà Bột gồm Bột Thượng và Bột Hạ”. Muộn nhất

vào thế kỷ XV, Bột Hạ đổi thành Bột Thái, Đà Bột gồm hai xã: Bột Thượng
và Bột Thái. Ở sách: “Danh sỹ Thanh Hóa và việc học thời xưa” chép về vị
khai khoa đầu tiên ở Hoằng Lộc như sau: Nguyễn Nhân Lễ người Bột
Thượng, Hoằng Hóa đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sỹ xuất thân khoa Tân Sửu
Hồng Đức thứ 12 (1481). Trên thực tế thì sự chia cắt này chỉ thuần túy về mặt

12


hành chính, là cơ sở để nhà nước phong kiến quản lý chứ khơng gây sáo trộn
gì về địa lý và dân cư. Tuy mang tên hai xã với một bộ máy quản lý riêng biệt
nhưng tính chất cư trú của cư dân khơng có gì thay đổi. Các hộ gia đình các
họ chung sống với nhau trong ngõ xóm. Mỗi làng có một văn chỉ riêng nhưng
hàng năm vẫn cùng nhau hội họp ở Bảng Mơn Đình. Điều đặc biệt là cư dân ở
hai xã Bột Thượng và Bột Thái vẫn tơn thờ chung một vị thành hồng đó là
đại tướng quân Nguyễn Tuyên. Chỗ khác biệt với phần đông các làng xã là
mỗi khi chia tách, trước hết phải có một địa giới hành chính cụ thể, ranh giới
thường là một con đường, một rạch ngòi…phong tục tập qn vẫn giữ
ngun, nhưng khơng ít nơi xẩy ra tranh giành kiện tụng như: tranh nhau đất
đai, đình chùa thậm chí giành nhau cả thần vị thành hồng làng. Ở trang
Đường Bột, về danh nghĩa thì là chia đơi nhưng sự thực đây vẫn là khối cộng
đồng cư dân đã tồn tại ổn định và bền vững hàng ngàn năm. Mọi hoạt động
đều mang tính chất cộng đồng, mọi người dân địa phương sống bên nhau
chan hòa thân ái từ nhiều thế kỷ qua. Tuy mỗi xã có tên riêng Bột Thái, Bột
Thượng nhưng mọi người vẫn gọi là Làng Bột hay Lưỡng Bột hoặc Nhị Bột.
Cho tới đầu triều vua Minh Mệnh, hai xã Bột Thượng và Bột Thái vẫn
tồn tại bên cạnh nhau với tư cách là hai đơn vị cơ sở trong hệ thống hành
chính của nhà nước. Sách “Các tổng trấn danh bị lãm” được biên soạn từ
1810 - 1813, là bộ danh mục các đơn vị hành chính thời Gia Long vẫn cịn ghi
rõ hai làng Bột Thượng và Bột Thái thuộc tổng Hành Vĩ, huyện Hoằng Hóa,

phủ Hà Trung, nội trấn Thanh Hoa. Hơn 10 năm sau khi bộ sách hồn thành
thì hai xã đã có sự thay đổi khơng chỉ về tên gọi mà cả về hành chính. Năm
Minh Mệnh thứ 2 (1821) Thượng thư bộ hộ là Thía Đức làm bản tấu trình lên
vua Minh Mệnh về việc sửa đổi một số tên tổng xã, thôn trong cả nước. Trong
đợi này, hầu như ở trấn nào cũng có một số làng xã thay đổi tên. Tổng Lỗ Đô
đổi thành tổng Lỗ Hương, sở Lỗ Đô đổi thành sở Nghĩa Hưng…hai xã Bột
Thượng và Bột Thái lại được tái nhập và mang địa danh mới xã Hoằng Đạo.

13


Ở thời Nguyễn có hai người đỗ Đại khoa là Nguyễn Thố và Nguyễn Bá Nhạ ,
sách “Danh sỹ Thanh Hóa và việc học thời xưa” đều ghi Nguyễn Thố quê ở
Hoằng Đạo, huyện Hoằng Hóa đỗ Đệ nhị giáp Tiến sỹ xuất thân khoa Ất Mùi
năm Minh Mệnh thứ 16 (1835) và Nguyễn Bá Nhạ quê ở Hoằng Đạo đỗ Đệ
Nhị giáp Tiến sỹ xuất thân, Đệ nhất danh khoa Quý Mão Thiệu Trị thứ 3
(1843). Như vậy tên xã Hoằng Đạo có từ đây [15;19].
Từ nửa cuối thế kỷ XIX cho đến trước năm 1945, xuất hiện hai tên xã
Hoằng Nghĩa và Bột Hưng trên cơ sở địa dư và thành phần cư dân của làng
Bột Thượng và Bột Thái thời Lê hay xã Hoằng Đạo đầu thời Nguyễn, nghĩa là
hai xã tồn tại bên cạnh nhau dưới những tên gọi mới.
Sách “Đại nam nhất thống chí” được đánh giá là một bộ địa lý học Việt
Nam đầy đủ nhất dưới thời phong kiến. Sách được biên soạn từ sau năm Tự
Đức 18 (1864) đến trước năm Tự Đức thứ 29 (1875), trong mục “nhân vật”
tỉnh Thanh Hóa khi ghi chép về Nguyễn Quỳnh, Nguyễn Viên, Hà Duy Phiên
đều ghi rõ là quê ở Hoằng Nghĩa. Hai tên mới là Hoằng Nghĩa và Bột Hưng
tồn tại cho đến cách mạng tháng Tám 1945 rồi đuợc tách riêng ra và lập thành
xã Hoằng Lộc.
Như vậy, ta thấy rằng trải qua mấy nghìn năm lịch sử quê hương Hoằng
Lộc, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã bao lần thay đổi tên gọi, cùng với

quá trình tách ra rồi lại nhập vào. Nhưng q trình ấy khơng gây ra một sự
xáo trộn nào về măt địa dư cũng như các nếp phong tục tập quán của nhân
dân địa phương. Chính quá trình đổi thay này lại càng chứng tỏ sự ổn định
của địa phương trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội qua nhiều thế kỷ.
1.2. Truyền thống lịch sử và văn hóa của xã Hoằng Lộc:
1.2.1. Truyền thống lịch sử:
Hoằng Lộc là một vùng quê văn hiến, đất học, nhiều người đỗ đạt cao,
nhiều nhà nho đức nghiệp, là vùng đất có lịch sử khoa cử 438 năm. Người mở
đầu cho sử học làng đỗ Đại khoa là ông Nguyễn Nhân Lễ. Nhiều tài liệu lịch

14


sử cho biết, Hoằng Lộc là một vùng quê có lịch sử phát triển lâu đời. Những
dấu ấn văn hoá vật chất còn lại cho thấy từ khi châu thổ sông Mã vừa mới
kiến tạo, con người đã chinh phục khai phá vùng đất này, cho đến thời các
vua Hùng dựng nuớc, nơi đây đã hình thành làng cổ. Sự biến đổi tên làng từ
Kẻ Vụt thời Hùng Vương dựng nuớc, Đường Bột Trang vào thế kỷ X, Bột
Thuợng và Bột Thái vào thế kỷ XV, Hoằng Đạo năm Minh Mệnh thứ 2
(1821), Hoằng Lộc tồn tại từ cuối thế kỷ XIX cho đến ngày nay đã phản ánh
sự phát triển của làng qua các thời kỳ đó.
Hoằng Lộc là vùng đất cổ và nằm trong khu vực trung tâm của những
làng cổ ở xứ Thanh. Làng đuợc hình thành và phát triển từ thời kỳ văn hố
Đơng Sơn cách ngày nay hơn 2000 năm. Trên một doi đất cách làng 2 km, ở
di chỉ Hoằng Vinh, đã tìm thấy trống đồng loại Hê-gơ I, loại trống đồng điển
hình của văn hố Đơng Sơn, điều đó cho phếp khẳng định vào giai đọan này
trên địa bàn Hoằng Lộc đã xuất hiện những chủ nhân. Lịch sử địa phuơng
không ghi chép về làng cổ nơi đây nhưng dòng lịch sử dân gian và lịch sử
dòng họ còn ghi chép truyền đời trong các gia phả cho biết: Trong các thời kỳ
từ thời Lý - Trần - Lê mà đặc biệt là thời Lý, Hoằng Lộc là một trong những

làng nổi tiếng của xứ Thanh bởi đây không chỉ là một làng q có truyền
thống khoa bảng mà cịn là nơi diễn ra nhiều lễ hội và phong tục tập quán còn
lưu truyền đến ngày nay như: lễ tế trời đất ở Áng Thượng, Áng Thái và Áng
Trung, lễ tế thành hoàng làng Nguyễn Tuyên, lễ hội vật...
Hoằng Lộc là một vùng quê hiếu học và văn hiến: Theo thần phả, Vua
Lý Thái Tông trên đường đi dẹp giặc Chiêm Thành đã cho đóng quân tại đây
và mệnh danh vùng quê này là “địa linh nhân kiệt”. Văn bia ở văn từ huyện
Hoằng Hóa đã khắc họa vị thế và vị trí của Hoằng Lộc “Hình thế thì có núi
Phong Châu làm án, có dịng sơng Mã uốn quanh, non sơng đúc kết khí
thiêng, sinh trưởng nhân tài, anh tuấn…kẻ sỹ nhiều người đỗ đạt danh tiếng
lẫy lừng, đứng đầu hàng Châu Ái mà sánh chung cả nước” [26;4].

15



×