MỤC LỤC
I- Sơ lược lịch sử phát triển của ngành xuất khẩu cá Ba sa Việt Nam
II- Tình hình hiện nay về xuất khẩu cá ba sa của Việt Nam và nhu cầu nhập
khẩu của Hoa Kỳ
1. Tình hình xuất khẩu cá ba sa của Việt Nam
2. Tình hình nhập khẩu cá ba sa của Hoa Kỳ
3. Tình hình giao thương xuất - nhập khẩu cá ba sa giữa Việt Nam và Hoa kỳ
III- Sử dụng mô hình Kim cương của Micheal Porter để phân tích lợi thế cạnh
tranh của Cá Basa Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Hoa kỳ, so sánh
với Thái Lan
1. Áp mô hình kim cương để phân tích cho Việt Nam
1.1. Các yếu tố về nguồn lực
1.2. Yếu tố về nhu cầu
1.3. Yếu tố ngành công nghiệp hỗ trợ và liên quan
1.4. Chiến lược và cấu trúc của các xí nghiệp cạnh tranh
1.5. Các yếu tố ngoài mô hình có thể tác động đến lợi thế cạnh tranh của
mặt hàng cá basa của Việt Nam xuất sang Hoa kỳ
2. Sử dụng mô hình Kim cương nói trên để phân tích cho cá Basa của Thái Lan
(đối thủ cạnh tranh của Việt Nam)
1.1. Các yếu tố về nguồn lực
1.2. Yếu tố nhu cầu
1.3. Yếu tố ngành công nghiệp hỗ trợ và liên quan:
1.4. Chiến lược và cấu trúc của các xí nghiệp cạnh tranh
1.5. Các yếu tố ngoài mô hình
3. So sánh tổng hợp lợi thế về ngành này giữa Việt Nam và Thái Lan.
IV- Kết luận chung.
Quản trị kinh doanh quốc tế
I- Sơ lược ịch sử phát triển của ngành xuất khẩu cá Ba sa Việt Nam:
Cá ba sa còn có tên khoa học là Pangasius, là một loại cá da trơn, có giá trị dinh
dưỡng cao với hàm lượng mỡ lớn; sống chủ yếu trong nước ngọt có lưu lượng chảy mạnh.
Đây là loài có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh, sống đáy ăn tạp thiên về động vật. Trên
thế giới, cá ba sa và cá tra (được gọi chung là cá da trơn) tập trung nhiều nhất ở vùng hạ
lưu sông Mê kong, ở 4 nước thuộc Đông Nam Á là Lào, Việt Nam, Cămpuchia và Thái
Lan.
Trong đó, Việt Nam với sự ưu đãi từ thiên nhiên từ vùng Đồng Bằng sông Cửu
Long, đã phát triển một ngành sản xuất và xuất khẩu cá ba sa từ rất lâu đời.
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có hệ thống sông rạch dày đặc với phù sa bồi
đắp là nơi thích hợp nhất cho sự sinh sống và phát triển của cá da trơn như là cá tra và cá
ba sa. Ngành nghề về hai loại cá này có ở hầu hết các tỉnh trong khu vực và tập trung ở các
tỉnh như: An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Vĩnh Long, Tiền Giang,…
Ngoài việc đánh cá có từ thời cổ xưa, từ năm 1940 nghề nuôi cá nước ngọt bắt đầu
phổ biến và phát triển, đa số được nuôi trong ao, đăng quầng, bãi bồi và lồng bè; ngoài ra
có nuôi thả lưới ở hầu hết các con sông trong toàn khu vực.
Tiếp theo đó khi nguồn cung dư thừa cho việc tiêu dùng thì cá ba sa Việt Nam bắt
đầu được xuất khẩu sang các nước lạnh hơn ở phía Tây khoảng vào năm 1990. Ngành xuất
khẩu này tăng trưởng đều đặn cho đến khi thương mại Mỹ trở nên khắt khe và ta vấp phải
các vụ kiện phá giá gần đây. Năm 1995, ta nhân giống thành công giống cá tra sinh sản vô
tính và kể từ đó, nguồn cung càng dồi dào cho xuất khẩu. Từ khi Việt Nam mở rộng xuất
khẩu và sản phẩm từ cá tra, cá ba sa tìm được thị trường thì ngành chế biến cá tra và ba sa
như bước sang một trang mới. Người dân có thêm thu nhập và lợi nhuận lớn từ nghề cá.
Về sự phát triển của ngành này, có thể thấy tốc độ là vượt bậc, thể hiện ở sự tăng
lên lớn về diện tích nuôi trồng,về sản lượng và giá trị xuất khẩu. Theo Bộ Nông nghiệp và
phát triển nông thôn Việt Nam, tổng diện tích nuôi cá tra 10 tháng đầu năm 2010 ước đạt
5.146 ha, sản lượng cá lũy kế từ đầu năm đến nay ước đạt 920,4 ngàn tấn (năng suất bình
Lợi thế cạnh tranh của ngành xuất khẩu cá ba sa Việt Nam đến thị trường Hoa Kỳ.
Page 2
Quản trị kinh doanh quốc tế
quân 308 tấn/ha, năm 2010 là 255 tấn/ha). Ngoài ra còn có sự phát triển mạnh mẽ của
ngành công nghiệp đông lạnh trong chế biến thuỷ sản. Hiên nay, số lượng nhà máy đông
lạnh dung cho cá tra, cá ba sa ở vùng ĐB sông Cửu Long đã vào khoảng 90 nhà máy, tăng
lên 40 nhà máy so với năm 2005. Năm 2007, xuất khẩu cá tra, cá ba sa đạt 1 tỷ USD, xuất
khẩu gần 400.000 tấn phi lê (tương tương 1 triệu tấn cá nguyên liệu - chỉ tiêu được đặt ra
cho năm 2010), tăng 34,4% so với năm 2006.
II- Tình hình hiện nay về xuất khẩu cá ba sa của Việt Nam và nhu cầu
nhập khẩu của Hoa Kỳ:
1. Tình hình xuất khẩu của Việt Nam:
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cá basa vẫn đang là mặt hàng chiếm
tỷ trọng giá trị xuất khẩu cao nhất trong nhóm thủy sản, nửa đầu năm 2009 đạt khối lượng
xuất khẩu 206.000 tấn, kim ngạch 473,9 triệu USD.
Từ đầu năm 2011, thị trường tiêu thụ sản phẩm cá tra, basa Việt Nam đã có mặt trên
163 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau, chiếm khoảng 90% thị phần cá da trơn của thế
giới. Nổi bật là một số thị trường như: EU, Mỹ, Nga, Canada, Úc, Trung Đông, v.v.. Theo
VASEP, trong năm 2011 thì Việt Nam đã xuất khẩu 360.000 tấn cá xuất khẩu trong đó thị
trường châu Âu chiếm khoảng 210.000 tấn, thị trường Mỹ là 40.000 tấn và 110.000 tấn còn
lại cho các thị trường khác.
Đứng đầu trong cơ cấu xuất khẩu cá ba sa của Việt Nam là thị trường EU với kim
ngạch đạt 206 triệu USD trong 6 tháng đầu năm. Người Châu Âu thích sản phẩm cá ba sa
của Việt Nam với đặc điểm họ ưa chuộng là loại cá philê thịt trắng. Kể từ khi cá basa được
đưa vào tiêu thụ tại thị trường nhiều nước EU, thị phần của loại cá này tiếp tục được mở
rộng. Nhiều thị trường ở EU tăng nhập khẩu cá basa, cụ thể Tây Ban Nha tăng 16% so với
năm 2010, Hà Lan 9% và Ba Lan 23%. Ngoài ra còn một số nước mà Việt Nam đang đẩy
mạnh xuất khẩu vào như Rumani, Bungari và Hungari. Sở dĩ người tiêu dùng Châu Âu ưa
chuộng cá basa là nhờ nguồn cung ổn định, chất lượng tốt và giá rẻ hơn các nước lạnh nội
địa.
Lợi thế cạnh tranh của ngành xuất khẩu cá ba sa Việt Nam đến thị trường Hoa Kỳ.
Page 3
Quản trị kinh doanh quốc tế
Đứng thứ hai là thị trường Hoa Kỳ, cá basa của Việt Nam chiếm 90% tổng sản
lượng nhập khẩu loài cá này vào thị trường này. Xét về thị trường đơn lẻ, Mỹ là thị trường
có khối lượng và giá trị nhập khẩu cá tra lớn nhất của Việt Nam. Trong bảy tháng đầu năm
2011, Việt Nam xuất khẩu cá da trơn Mỹ đạt 46.000 tấn với kim ngạch 161,2 triệu USD,
tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm 2010. Lợi thế hiện tại cho Việt Nam trên thị trường
Hoa Kỳ là giá chào hàng cá tại thị trường Campuchia, Malayxia và Thái Lan tăng cao do
khan hiếm nguồn cung nội địa.
Bên cạnh các thị trường trọng điểm xuất khẩu cá basa của Việt Nam như EU, Mỹ,
Nga và Australia cũng nằm trong số các thị trường xuất khẩu cá basa của Việt Nam. Nga là
thị trưởng nhập khẩu thủy sản lớn thứ 4 của Việt Nam, riêng cá basa thì Nga là một thị
trường đầy tiềm năng vì có nhu cầu cao đối với mặt hàng này. Tại thị trường Australia, cá
basa là một trong hai mặt hàng đông lạnh chủ lực của Việt Nam tại đây (cùng với tôm đông
lạnh).
2. Tình hình nhập khẩu cá ba sa của Hoa Kỳ:
Mỹ là nước xuất khẩu thuỷ sản thứ 4 thế giới nhưng cũng là nước nhập khẩu đứng
thứ 2 thế giới (đạt 10,2 tỷ USD/ năm). Theo tổ chức FAO, 76% sản lượng thuỷ sản tiêu thụ
tại Mỹ là thuỷ sản nhập khẩu. Lý do là ở chỗ nghề cá ở Mỹ hiện đang trong bối cảnh sụt
giảm sản lượng nghiêm trọng. Cơ hội phát triển nuôi trồng thuỷ sản bị giới hạn do những
điểm yếu về môi trường, chính trị, nhiệt độ, tài nguyên. Hơn nữa, đặc điểm người tiêu
dùng Mỹ sinh sống ở vùng lạnh rất thích các loại thực phẩm giàu calori như cá da trơn,
trong đó có cá tra và cá ba sa được nhập khẩu từ Việt Nam, Thái Lan, Inđônêsia,…lại rất
được người tiêu dùng ưa chuộng. Vì thế để đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng, ngành
Lợi thế cạnh tranh của ngành xuất khẩu cá ba sa Việt Nam đến thị trường Hoa Kỳ.
Page 4
Quản trị kinh doanh quốc tế
thuỷ sản Mỹ bắt buộc phải nhập khẩu.
Theo đánh giá chung trên bình diện thế giới, trong năm 2010 trong lượng thuỷ sản
Mỹ nhập khẩu có 23% từ Trung Quốc, Thái Lan 17%, Canađa 12% và Inđônêxia 6%, Việt
Nam là nước cung cấp thủy sản lớn thứ 5 cho thị trường Mỹ, chiếm 5% . Riêng về mặt
hàng cá da trơn, quý 1 năm 2011, nhập khẩu cá da trơn của Hoa Kỳ tăng 20% so với cùng
kỳ năm 2010, trong đó cá basa chiếm 94% và cá ba sa Việt Nam chiếm đến 90%.
Lợi thế cạnh tranh của ngành xuất khẩu cá ba sa Việt Nam đến thị trường Hoa Kỳ.
Page 5
Quản trị kinh doanh quốc tế
Cá da trơn từ lâu đã là món đặc sản, được nói nhiều trong văn chương miền Nam
nước Mỹ. Văn hào Mark Twain ca ngợi nó trong ký sự dài “Cuộc sống trên dòng
Mississippi”. Một nhân vật trong tiểu thuyết “Chiếc lưới rộng” của nhà văn Eudora Welty,
sau khi ních đầy bụng món cá da trơn, đã tuyên bố : “Không có món ăn nào ngon hơn!”.
Người dân Mỹ rất ưa chuộng sản phẩm cá tra, basa của Việt Nam vì ngon không kém các
loại cá da trơn của Mỹ, mà giá lại rẻ chỉ bằng 1/5 lần (giá rẻ hơn từ 0,08 đến 1 USD/pound
và chất lượng không thua kém catfish Mỹ). Năm 2009 là năm đầu tiên cá tra, cá ba sa lọt
vào danh sách thủy sản được ưa chuộng nhất tại Mỹ và xếp thứ mười với mức tiêu thụ bình
quân 0,78kg/người, đã tăng lên 0,89kg/người vào năm 2010. Đáng chú ý là cá tra, cá ba sa
là một trong bốn loại thủy sản có mức tiêu thụ tăng so với năm trước đó (cùng với cá rô
phi, cá ngừ, cá tuyết), trong khi sáu loại khác có mức tiêu thụ giảm.
3. Tình hình giao thương xuất - nhập khẩu cá ba sa giữa Việt Nam và Hoa
kỳ:
Với lợi thế là quốc gia đứng thứ 2 về sản lượng cá basa ở đồng bằng sông Mekong
và thị hiếu cư dân Hoa Kỳ như phân tích ở trên, có thể nói rằng, thị trường Hoa Kỳ là một
điểm đến đầy tiềm năng cho nhà xuất khẩu cá da trơn nói riêng và ngành xuất khẩu thủy
sản của Việt Nam nói chung.
Từ những năm đầu của thế kỷ 21 cho đến nay, Việt Nam chiếm phần lớn trong tổng
khối lượng sản phẩm nhập khẩu cá basa của Mỹ. Năm 2002, Việt Nam chiếm 91% tổng
sản lượng cá basa nhập khẩu vào thị trường này. Năm 2003 tuy con số này có giảm nhưng
vẫn chiếm ưu thế hơn so với các quốc gia khác cùng xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ như
Brazil, Trung Quốc,....
Những năm gần đây, mặt hàng cá basa xuất khẩu sang thị trường Hòa Kỳ phải đối
mặt với những đối thủ cạnh tranh đang ngày càng lớn mạnh, từ Thái Lan, Campuchia và
Indonesia. Bất chấp những khó khăn khủng hoảng, trong đó thách thức nhất là cuộc khủng
hoảng kinh tế toàn cầu, kim ngạch xuất khẩu cá basa sang thị trường Hoa Kỳ vẫn có sự
tăng trưởng vượt bậc, đạt 45.97 triệu USD, tăng 59.98% so với cùng kỳ năm 2008.
Lợi thế cạnh tranh của ngành xuất khẩu cá ba sa Việt Nam đến thị trường Hoa Kỳ.
Page 6
Quản trị kinh doanh quốc tế
Có một vấn đề lớn hiện nay là khi nhu cầu nhập khẩu ở Mỹ ngày càng tăng, khả
năng cạnh tranh của cá da trơn nội địa yếu, đã làm cho chính phủ Mỹ cố gắng lần lượt
dựng lên các rào cản về thuế, yêu cầu các doanh nghiệp nhập khẩu phải tuân thủ quy trình
an toàn sản xuất HACCP “từ ao nuôi đến bàn ăn”, liên tục tung ra các vụ kiện cá ba sa Việt
Nam phá giá , gây không ít khó khăn cho phía nhà xuất khẩu của Việt Nam. Ví dụ có một
số sự kiện tiêu biểu như sau:
• Ngày 28 tháng 6 năm 2002, Hiệp Hội chủ trại nuôi cá da trơn Mỹ
(CFA) đã đệ đơn kiện một số doanh nghiệp chế biến thuỷ sản Việt Nam lên Bộ
Thương mại Mỹ (DOC) và Ủy Ban Thương Mại Quốc tế Mỹ (ITC) là các sản phẩm
cá tra và basa philê đông lạnh được bán thấp hơn giá trị hợp lý tại thị trường Mỹ,
gây thiệt hại về vật chất cho sản xuất nội địa.
• Năm 2002, Quốc hội Hoa Kỳ đã ra đạo luật không cho phép gọi cá tra
hay basa nhập khẩu từ Việt Nam là “catfish”, để sản phẩm catfish sản xuất ở nước
được bán với giá cao hơn do tự coi là có phẩm chất tốt hơn.
• Ngày 19/11/2010, sáu thành viên WWF ở châu Âu đưa cá tra Việt
Nam vào danh mục đỏ trong cuốn cẩm nang Hướng dẫn tiêu dùng thủy sản năm
2010-2011
Tuy vậy, Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ gặp phải hàng rào chống bán
phá giá hay những yêu cầu gắt gao về chất lượng nhưng Mỹ vẫn là một thị trường tiềm
năng mà nhà xuất khẩu cá basa Việt Nam nhắm đến. Có một câu hỏi đặt ra là tại sao như
vậy?
Nhận xét về sản phẩm cá ba sa nhập khẩu từ thị trường Việt Nam, người tiêu dùng
Mỹ cho biết sản phẩm của Việt Nam có tính chất khá khác so với sản phẩm nội địa hay sản
phẩm nhập khẩu từ các nước khác: “fifteen of eighteen of the interviewed domestic
processors and six of seven of the interview importers reported that there are significant
differences in product characteristics or sale conditions between domestic catfish and basa
from Viet Nam”.... Có thể nói rằng đây là lý do đầu tiên giải thích tại sao Việt Nam chọn
Lợi thế cạnh tranh của ngành xuất khẩu cá ba sa Việt Nam đến thị trường Hoa Kỳ.
Page 7
Quản trị kinh doanh quốc tế
Mỹ là thị trường xuất khẩu tiềm năng, là vì tính đặt thù của sản phẩm cùng với việc nhu
cầu sản phẩm ở thị trường Mỹ.
Lý do thứ hai, về lực lượng lao động sản xuất, giá lao động ở Mỹ cao hơn nhiều so
với giá lao động sản xuất trong ngành sản xuất thủy sản ở Việt Nam. Thứ ba, trong khi Việt
Nam có thể tận dụng diện tích mặt nước ở các tỉnh miền Tây, đồng bằng sông Cửu Long để
nuôi cá basa, tiết kiệm phần lớn chi phí thì Mỹ phải đầu tư cho phần diện tích mặt nước
cùng với những trang thiết bị cần thiết phục vụ cho chăn nuôi. Hơn nữa, Mỹ phải tốn một
chi phí khá lớn cho thức ăn chăn nuôi, trong khi các hộ chăn nuôi ở Việt Nam có nguồn
thực phẩm cho cá basa tương đối rẻ nhưng vẫn đảm bảo chất lượng.
Như vậy với sự ưu đãi từ vùng sông Mê kông và một số lợi thế nêu trên có thể kết
luận cuối cùng là, Mỹ vẫn là một thị trường chủ lực và tiềm năng mà ngành xuất khẩu cá
ba sa Việt Nam nhắm đến.
III- Sử dụng mô hình Kim cương của Micheal Porter để phân tích lợi thế cạnh
tranh của Cá Basa Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Hoa kỳ:
1. Áp mô hình kim cương để phân tích cho Việt Nam:
1.1. Các yếu tố về nguồn lực:
a. Yếu tố cơ bản:
Thứ nhất là yếu tố tự nhiên
Việt Nam là một trong những nước được thiên nhiên đặc biệt ưu ái. Đặc biệt trong
ngành thuỷ sản, đặc điểm tự nhiên nước ta có đầy đủ các yếu tố thuận lợi về tài nguyên,
khí hậu và địa điểm, rất thuận lợi cho sự sinh sống của các loại cá da trơn.
Vùng Đồng Bằng sông Cửu Long nước ta được các nhà khoa học minh chứng là
“vùng nước vàng” của hành tinh, với diện tích phù sa và nguồn lợi nước ngọt, nước lợ rất
lớn, hệ thống kênh rạch đan xen đã tạo nên một nơi nuôi cá da trơn cho năng suất cao nhất
thế giới và không đâu trên thế giới việc sinh sản nhân tạo cá giống cho hiệu quả tốt hơn.
Điều kiện tự nhiên ưu đãi trên Sông Tiền, Sông Hậu với khí hậu cận xích đạo, ôn
hoà, dòng chảy mạnh và lưu lượng nước rất lớn hàng năm. Cá có đủ oxi để thở và nuôi lớn
Lợi thế cạnh tranh của ngành xuất khẩu cá ba sa Việt Nam đến thị trường Hoa Kỳ.
Page 8
Quản trị kinh doanh quốc tế
trong mật độ cao lại không tốn chi phí để quậy nước, tạo dòng chảy trong bè. Trên 1m3
nước có thể đạt năng suất 120 – 170 kg cá thương phẩm. Bên cạnh đó, nghề nuôi cũng đã
mở rộng từ nuôi bè sang nuôi ao và nuôi trong quầng đăng ở đuôi các cồn trên sông, tận
dụng từng hecta mặt nước trong khu vực để phát triển ngành nuôi cá.
Hơn nữa, vị trí hạ lưu sông Mê Kong cung cấp một lượng cá giống đáng kể cho
nghề nuôi 2 loại cá tra và cá ba sa này, mặc dù lệnh cấm vớt cá tra bột đã được ban hành và
cá giống nhân tạo đã được sử dụng nhiều tuy nhiên, vị trí ở hạ lưu này vẫn đang đóng góp
cho ngư dân một lượng cá giống tự nhiên lớn.
Ở Việt Nam hiện có hơn 10.000 bè nuôi cá với hàng ngàn hécta mặt nước tại 7 tỉnh
ĐBSCL là An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Vĩnh Long, Bến Tre, Tiền Giang và Thành phố
Hồ Chí Minh đang nuôi trồng cá tra, basa.
Thứ hai là yếu tố nhân lực
Việt Nam được đặc trưng bởi lực lượng lao động dồi dào với chi phí nhân công rẻ,
đặc biệt là lao động nuôi cá ở khu vực Đồng Bằng song Cửu Long, tạo điều kiện phát triển
nuôi trồng cá tra, basa với chi phí lao động rất thấp.
Thêm vào đó là đặc điểm của ngư dân nơi đây là rất cần cù, chịu khó và có kinh
nghiệm nhiều năm trong nghề nuôi cá da trơn, và đặc biệt là rất sáng tạo, có thích ứng cao
trong việc áp dụng nghề nuôi cá phù hợp với khí hậu có nhiều thiên tai của Việt Nam.
Nguồn lao động trong các xí nhiệp tập trung cũng tương đối dồi dào và nhạy bén, dễ thích
nghi với công việc.
b. Yếu tố tăng cường:
Công nghệ phát triển rất nhanh, công nghệ tiên tiến được áp dụng vào nhiều khâu:
như tạo giống mới, chế biến, lưu trữ, vận chuyển…Điều này giúp cho đầu tư vào ngành cá
tra, basa tăng lên nhanh chóng (diện tích nuôi trồng liên tục tăng vượt bậc trong những
Lợi thế cạnh tranh của ngành xuất khẩu cá ba sa Việt Nam đến thị trường Hoa Kỳ.
Page 9
Quản trị kinh doanh quốc tế
năm qua, các doanh nghiệp mạnh dạn mua lại máy móc dây chuyền hiện đại và nhận
chuyển giao kĩ thuật từ các nước tiên tiến), thể hiện qua các mặt sau:
• Khai thác tự nhiên sang chủ động về giống
• Kĩ thuật nuôi đã có nhiều thay đổi, từ cải tiến lồng bè, thiết bị bơm
quạt nước, đến cải tiến thiết bị chế biến
• Các doanh nghiệp Việt Nam luôn nỗ lực trong việc nâng cao năng lực
chế biến cũng như phát huy công suất các phân xưởng nhà máy, đổi mới máy móc
thiết bị. Tiêu biểu, Afiex rất tích cực trong việc xây dựng kho lạnh và mở rộng phân
xưởng. Tháng 9 năm 2003, công ty đã đầu tư 6 tỷ đồng xây dựng phân xưởng chế
biến sản phẩm từ cá basa để tiêu thụ nội địa với công suất chế biến là 2000 tấn/
năm. Agifish đầu tư 20 tỉ cho phân xưởng mới có công suất 900 tấn thành phẩm/
năm.
• Bên cạnh mặt hàng cá nguyên con (bỏ nội tạng) và cá phi lê (không
da, không xương) còn rất nhiều sản phẩm chế biến luôn được làm mới. Các mặt
hàng chế biến cao cấp gồm cá lột da, cá tẩm bột, chả cá, cá xiên que, cá kho tộ…
Vào năm 1999, sản lượng cá bột nhân tạo đã vượt hơn hẳn cá vớt từ tự nhiên và tới
nay cá tra bột vớt tự nhiên chỉ còn khoảng thấp hơn 25% giai đoạn 1975 -1980 (khi mà
nguồn cá tra giống gần như phụ thuộc vào tự nhiên) và từ năm 1996 các cơ quan nghiên
cứu như: Trường đại học An Giang, Viện nghiên cứu thủy sản II, công ty Agifish An Giang
đã nghiên cứu thành công về việc cho đẻ nhân tạo cá basa, từ đó chủ động về nguồn cung
con giống.
1.2. Yếu tố về nhu cầu:
Nghề nuôi cá basa là một trong những loại hình nuôi trồng thủy sản phát triển nhanh
nhất trên thế giới. Việt Nam là nơi diễn ra 90% hoạt động nuôi cá ba sa. Sự phát triển của
ngành nuôi cá ba sa phần lớn là do nhu cầu tiêu thụ cá basa trên thị trường tăng lên đáng
kể. Nhu cầu cá basa được thể hiện rõ nét qua khả năng tiêu thụ ở thị trường nội địa và thị
trường nước ngoài.
Lợi thế cạnh tranh của ngành xuất khẩu cá ba sa Việt Nam đến thị trường Hoa Kỳ.
Page 10
Quản trị kinh doanh quốc tế
a. Thị trường nội địa.
Các công ty đẳng cấp quốc tế bao giờ cũng phải trước tiên mạnh trên chính sân nhà
của họ trước rồi mới mở rộng tiến ra thế giới. Thế nhưng đối với các công ty ở ngành cá
tra, basa Việt Nam thì lại đi ngược lại. Họ chú trọng hơn đến thị trường xuất khẩu mà bỏ
quên thị trường nội địa, đặc biệt là thị trường phía Bắc. Ở thị trường này, các hoạt động nỗ
lực xúc tiến hầu như không có. Người dân hầu như không biết hay không mặn mà gì với
loại cá mà chỉ được giới thiệu là cá da trơn này.
Theo kết quả nghiên cứu, nhu cầu tiêu dùng cá da trơn nói chung và cá basa nói
riêng phụ thuộc vào thu nhập, đặc điểm của từng địa phương, trình độ học vấn. Có một
điều đáng chú ý đó là vùng có số hộ nuôi cá basa càng nhiều thì thì người tiêu dùng có nhu
cầu càng ít. Ví dụ, nhu cầu mua cá basa giảm dần theo từng địa bàn như sau: Vĩnh Long
25%, Đồng Tháp 15% và An Giang 12.5 %. Có thể nói rằng, 3 tiêu chí chủ yếu quyết định
động cơ mua cá basa của người tiêu dùng nội địa đó là: giá bán, sự thuận tiện và cảm giác
ngon miệng. Động cơ mua cá basa cũng bị ảnh hưởng bởi đặc điểm của từng địa phương,
mục đích mua và chủng loại sản phẩm. Người tiêu dùng ở Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp,
Vĩnh Long cho rằng giá cả là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến hành vi mua của họ,
trong khi đó, ở thành phố Hồ Chí Minh chỉ quan tâm đến tính thuận tiện khi mua và chất
lượng sản phẩm chứ không quan trọng vấn đề giá cả.
Nhu cầu nội địa đã có, tuy nhiên các doanh nghiệp chưa có sự đầu tư thực sự đúng
đắn vào thị trường này. Trước hết đó là chưa có sự đầu tư đúng mức vào chất lượng và
hình thức sản phẩm để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, trong đó thu nhập của
khách hàng là yếu tố quan trọng. Cụ thể, sản phẩm có nguồn gốc cá sạch, bao bì vẻ bề
ngoài bảo đảm sự tin cậy về chất lượng, có ghi thông tin đầy đủ về thành phần dinh
dưỡng,...để đáp ứng cho khách hàng có thu nhập cao. Sản phẩm có hình thức đơn giản và
có giá rẻ để đáp ứng cho nhóm khách hàng có thu nhập thấp. Không chỉ có vậy, việc phát
triển thị trường nội địa cũng phải những khó khăn trở ngại. Sản phẩm cá basa không thể
Lợi thế cạnh tranh của ngành xuất khẩu cá ba sa Việt Nam đến thị trường Hoa Kỳ.
Page 11
Quản trị kinh doanh quốc tế
vào các chợ (kênh tiêu thụ chủ yếu hiện nay) bởi chợ không được đầu tư phương tiện để
bảo quản các sản phẩm đông lạnh.
b. Thị trường nước ngoài.
Trên thực tế giá hàng thủy sản xuất khẩu phần lớn đều cao hơn giá nội địa nên
doanh nghiệp có xu hướng xuất khẩu nhiều hơn kinh doanh trong nước. Và đặc biệt với cá
ba sa Việt Nam lại hướng chú tâm ra thị trường xuất khẩu hơn là thị trường nội địa.
Cá Basa Việt Nam được nhiều thị trường ưa chuộng vì mầu sắc cơ thịt trắng, thịt cá
thơm ngon hơn so với các loài cá catfish khác. Khác với người dân vùng nhiệt đới chúng
ta, người dân vùng lạnh Bắc Mỹ và Châu Âu rất ưa chuộng sản phẩm cá ba sa vì hàm
lượng calory lớn, giúp tạo năng lượng tốt cho cơ thể vùng lạnh. Do đó, sự ăn khớp giữa
nhu cầu thị trường nước ngoài với khả năng cung dồi dào của trong nước đã tạo nên mối
giao thương xuất- nhập khẩu có giá trị lớn về ngành cá ba sa này.
Hiện tại, EU và Mỹ vẫn là 2 khối thị trường lớn nhất nhập khẩu cá tra, cá basa của
Việt Nam. Sở dĩ cho tới nay, 2 thị trường này vẫn thích tiêu thụ cá tra, basa của Việt Nam
là vì có mức giá phù hợp, đáp ứng tốt an toàn vệ sinh thực phẩm. Ngoài ra khi phân tích lợi
thế cá Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ như trên, sự mở rộng của các nhà nhập khẩu Việt
Nam nhắm đến thị trường này coá thể mang lợi nguồn lợi to lớn và lâu dài.
1.3. Yếu tố ngành công nghiệp hỗ trợ và liên quan:
Nhìn chung, đối với Việt Nam lợi thế chủ yếu tạo ra do nguồn lợi về tự nhiên
và lao động, còn về yếu tố ngành công nghiệp thuộc đẳng cấp thế giới để làm tăng lợi
thế cạnh tranh thì Việt nam không có vì trình độ công nghiệp hoá của nước ta đang còn
thấp tương đối so với trình độ của thế giới. Tuy nhiên có thể phân tích sự hỗ trợ và lợi
ích hay hạn chế từ các ngành có liên quan trong chuỗi giá trị cá ba sa xuất khẩu như
sau:
Quá trình sản xuất cá tra xuất khẩu và tên một số ngành CN liên quan
Cô Tiếp nhận Chế biến Đông Đón
Lợi thế cạnh tranh của ngành xuất khẩu cá ba sa Việt Nam đến thị trường Hoa Kỳ.
Page 12
Quản trị kinh doanh quốc tế
ng đoạn nguồn nguyên liệu lạnh g gói và
phân phối
Yê
u cầu
Đảm bảo về
an toàn vệ sinh thực
phẩm.
Dụng cụ
chuyên chở, thùng
chứa.
Cắt tiết-Fille-
ngâm-Lạng da-
Định hình-rửa-Cân
và phân loại-Quay
thuốc.
Dụng cụ làm
cá
Máy móc:
quay thuốc, soi ký
sinh trùng,…
Hóa chất:
chroline, ,thuốc
tăng trọng ( MRT,
NaCl)
Máy
móc: Tủ chờ
đông, xe đẩy,
phòng lạnh,
tủ cấp
đông,tách
đông, mạ
băng
Công
nghệ làm
lạnh
Bao
bì đóng
gói: túi
PE, thùng
carton, …
N
gành
công
nghiệp
liên quan
và hỗ trợ
CN sx thuốc,
kháng sinh, vắc xin.
Công nghệ vi
xử lý, kiểm tra và xử
lý cá.
Ngành câu cá
nước ngọt (=> CN
đóng tàu
thuyền),nuôi trồng
thuỷ sản
Ngành nghiên
cứ và phát triển
giống nuôi trồng
Ngành CN sản
xuất dụng cụ, thiết bị
sản xuất công nghiệp
CN sản xuất
hóa chất sản phẩm
CN sản xuất
dụng cụ, thiết bị sản
xuất công nghiệp
CN năng
lương: điện, nước
sạch.
CN
sản xuất
dụng cụ,
thiết bị sản
xuất công
nghiệp
CN
đông lạnh
CN
năng lương
điện
CN
sản xuất
bao bì và
đóng gói
sản phẩm
CN
sản xuất
máy móc
và thiết bị
công
nghiệp.
Ngà
nh
marketing
đầu ra và
phân phối
a. Thứ nhất là ngành cung cấp nguồn nguyên liệu đầu vào, bao gồm ngành câu cá
nước ngọt (liên quan đến CN đóng tàu thuyền và CN thủy lợi), ngành nuôi trồng
thuỷ sản. Có thể thấy được khi phân tích về yếu tố tự nhiên của Việt Nam thì
nguồn cá tự nhiên có thể nói là rất dồi dào và phong phú tạo nên một lợi thế cho
Lợi thế cạnh tranh của ngành xuất khẩu cá ba sa Việt Nam đến thị trường Hoa Kỳ.
Page 13
Quản trị kinh doanh quốc tế
ngành cá ở Việt Nam so với Hoa Kì. Ngành đánh bắt ở việt Nam cũng phát triển
mạnh từ rất lâu đời. Công nghiệp tàu thuyền và đánh bắt truyền thống ở Việt Nam
có sự bền vững nhưng năng suất thấp, và so với Thái Lan thì ta còn kém hơn nhiều.
Ở ĐB sông Cửu Long, 83% các gia đình có thu nhập thấp là bắt cá trong các ruộng
lúa, kênh mương và sông ngòi ( theo Vasep). Nhưng tình trạng đánh bắt đang còn
phân tán ở quy mô hộ gia đình, làm tăng đáng kể chi phí thu mua.
Mặc dù đánh cá là phát triển mạnh, nhưng sản lượng cá tự nhiên thay đổi thất
thường và sự tăng trưởng ồ ạt của nhà máy chế biến thuỷ sản vượt công suất hiện đang bật
tín hiệu thiếu hụt nguồn nguyên liệu nghiêm trọng. Do đó, bên cạnh ngành đánh bắt cá tra
từ sông ngòi tự nhiên cần đầu tư phát triển ngành nuôi cá, và đặc biệt là ngành nghiên cứu
và phát triển giống nuôi trồng. Muốn phát triển sản xuất phải chủ động về giống. Hiện nay,
đàn cá tra giống tại không ít cơ sở sản xuất chưa đáp ứng được yêu cầu chất lượng, có dấu
hiệu thoái hóa, dẫn đến tỷ lệ hao hụt cao trong quá trình nuôi cá tra thương phẩm. Ở Việt
Nam đã có một tín hiệu tốt là Trung tâm nghiên cứu sản xuất giống thủy sản An Giang đã
ứng dụng thành công công nghệ sản xuất hai loại giống cá này.
b. Thứ hai là ngành công nghiệp đông lạnh, vốn dĩ sự phát triển của ngành chế biến và xuất
khẩu thuỷ sản nói chung và cá da trơn nói riệng bắt buộc phải có sự hỗ trợ của hệ thống
kho đông lạnh. Sự phát triển của ngành xuất khẩu cá ba sa nước ta hiện nay đồng dạng với
sự phát triển của ngành công nghiệp đông lạnh tương ứng.
Ngành công nghiệp đông lạnh ở nước ta có lịch sư phát triển rất nhanh chóng: Năm
1975, cả nước có 11 nhà máy đông lạnh với năng lực cấp đông 45tấn/ ngày. Từ 1976 đến
1990, ngành công gnhiệp này phát triển vượt bậc, riêng số nhà máy đông lạnh đã có 102 và
năng lực cấp đông đã đạt 567 tấn/ ngày ( tăng hơn 10 lần so với 1975). Sau đó, nó tiếp tục
phát triển mạnh mẽ đến cuối năm 2003, số nhà máy đông lạnh lên tới 305 với năng lực cấp
đông là 1800tấn/ ngày. Hiện nay, lĩnh vực cơ điện lạnh thuỷ sản đang trên đà phát triển và
đóng góp đáng kể vào quá trình tăng trưởng năng lực chế biến thuỷ sản nói chung và cá da
trơn nói riêng. Theo thống kê chưa đầy đủ hiện nay nước ta có hơn 300 cơ sở chế biến thuỷ
sản, và khoảng 220 nhà máy chuyên sản xuất các sản phẩm đông lạnh phục vụ xuất khẩu
có tổng công suất 200 tấn/ngày.
Lợi thế cạnh tranh của ngành xuất khẩu cá ba sa Việt Nam đến thị trường Hoa Kỳ.
Page 14