Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

Thực trạng phát triển TM Điện tử ở VN.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (547.8 KB, 82 trang )

Mục lục
Trang
Mục lục……………………………………………………………………….1
Lời mở đầu……………………………………………………………………2
Nội dung………………………………………………………………………6
Chương I. Những vấn đề lý luận cơ bản về thương mại điện tử…………..6
1. Khái niệm, đặc trưng của thương mại điện tử…………………………..6
1.1.Khái niệm thương mại điện tử…………………………………………….6
1.2.Đặc trưng của thương mại điện tử………………………………………….
2 Nội dung thương mại điện tử.
2.1.Lợi ích của thương mại điện tử.
2.2Các phương tiện kỹ thuật của thương mại điện tử.
2.3Các hình thức hoạt động của thương mại điện tử.
2.4.Các mô hình hoạt động thương mại điện tử.
3.Các nhân tố tác động đến sự phát triển của thương mại điện tử.
Chương II Thực trạng phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam
1.Tác động kinh tế kỹ thuật của thương mại điện tử.
2.Cơ hội và thách thức của thương mại điện tử Việt Nam trong thời kỳ hội nhập.
3.Thực trạng phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam.
3.1.Kinh doanh dịch vụ trực tuyến
3.1.1.Tổng quan chung
3.1.2. Quảng cáo trực tuyến
3.1.3. Giải trí trực tuyến
3.1.3.1.Trò chơi trực tuyến
3.1.3.2.Truyền hình trực tuyến và âm nhạc trực tuyến
3.1.4. Đào tạo trực tuyến
3.1.4. Các dịch vụ kinh doanh khác
1
3.1.1.Báo điện tử
3.1.2Dịch vụ gia tăng cho mạng di động
3.2.Thương mại điện tử trong doanh nghiệp


3.2.1Cơ sở vật chất công nghệ của doanh nghiệp
3.2.2.Tình hình ứng dụng thương mại điện tử
3.2..3.Hiệu quả đạt được
4.Đánh giá về thực trạng phát triển thương mại điện tử.
Chương III. Phương hướng và giải pháp phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam
1.Mục tiêu và phương hướng phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam giai đoạn
tới.
2.Giải pháp phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam
Kết luận.
Tài liệu tham khảo.
2
Lời mở đầu
Hiện nay thương mại điện tử là mối quan tâm lớn của thế giới, bởi đây
được xem như làn sóng văn minh thứ ba của nhân loại. Một điều chúng ta
không thể phủ nhận đó là thương mại điện tử làm thay đổi phương thức kinh
doanh, thay đổi các mối quan hệ của con người.Andy Grove, tổng giám đốc
Intel đã từng tuyên bố chắc nịch“Trong năm năm tới, tất cả các doanh nghiệp sẽ
là các doanh nghiệp trực tuyến“.Tốc độ chi phí thấp và khả năng truy cập với
Internet làm cho thương mại điện tử trở thành cơ hội cho tất cả các doanh
nghiệp trong tương lai. Thương mại điện tử sẽ giảm đáng kể chi phí chung, thúc
đẩy sự phát triển của lĩnh vực bán lẻ, đảm bảo thanh toán dễ dàng hơn và làm
giảm rủi ro đầu tư nội tại. Đây chính là mục tiêu của các doanh nghiệp. Trước
đây thì mối quan hệ của con người chỉ bó hẹp trong một khoảng không gian,
thời gian nhất định. Nhưng với thương mại điện tử thì mối quan hệ của con
người đã thay đổi theo xu hướng không giới hạn về mặt không gian và thời
gian. Khi chúng ta vào mạng Internet thông qua máy tính PC, chúng ta có thể
trò chuyện hoặc bàn chuyện kinh doanh với bất kỳ ai ở Châu Âu, Châu Mỹ,
Châu Phi, các khu vực khác trên thế giới. Đây là một sự đổi mới hoàn toàn cách
thức liên lạc truyền thống, ảnh hưởng và tác động của nó nằm ngoài sức tưởng
tượng của con người.

Mỹ là một nước đi tiên phong trong lĩnh vực thương mại điện tử và
những thành tựu mà Mỹ gặt hái được không phải là nhỏ. Người ta cho rằng xã
hội Mỹ với mạng Internet khổng lồ đang tận hưởng trình độ văn minh thương
mại điện tử ở mức cao. Nhưng không hoàn toàn như vậy thương mại điện tử trải
đều cỏ hội cho tất cả các quốc gia nào nhận thấy được hiệu quả của nó đối với
nền kinh tế, biết sử dụng nó như một công cụ cạnh tranh lành mạnh thực sự.
Đặc biệt đối với các nước đang phát triển thì đây là một cơ hội lớn để đẩy
3
nhanh tiến trình phát triển kinh tế. Nhưng hiệu qủa như thế nào lại còn phải tùy
thuộc vào mỗi quốc gia.
Việt Nam là nước đang phát triển, lại mới trở thành thành viên của tổ
chức thương mại thế giới, thương mại điện tử là rất cần thiết đó là một cơ hội
to lớn để hòa mình vào nền kinh tế thế giới. Thương mại điện tử xuất hiện ở
Việt Nam cách đây chưa lâu, khoảng 7 năm nhưng những thay đổi mà nó mang
lại thì không hề nhỏ. Thực tế hiện nay cho thấy thì thương mại điện tử ở Việt
Nam đang ở giai đoạn đầu của phát triển. Chúng ta còn gặp rất nhiều khó khăn
về công nghệ, tri thức, pháp luật và cả những đề xuất phát triển thương mại điện
tử của các nước phát triển. Vậy làm thế nào để thương mại điện tử trở thành
một công cụ tốt để phát triển kinh tế, đây là bài toán lớn đối với các nước đang
phát triển trong đó có Việt Nam.
Hiện nay ở Việt Nam thì kinh doanh dịch vụ trực tuyến và tình hình ứng
dụng thương mại điện tử vào trong doanh nghiệp đang được chú trọng. Trên thế
giới đặc biệt các nước phát triển thì kinh doanh dịch vụ trực tuyến mang lại lợi
nhuận khá lớn. Vì là giai đoạn đầu nên ở Việt Nam các loại hình kinh doanh
dịch vụ trực tuyến mới đi vào hoạt động và cũng chưa mang lại nhiều lợi nhuận.
Mới chỉ có quảng cáo trực tuyến và Game online là đang được ưa chuộng nhiều
nhất và trong thời gian tới theo như giới chuyên môn thì kinh doanh dịch vụ
trực tuyến sẽ bùng nổ ở Việt Nam.
Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đã ứng dụng thương mại điện tử
vào trong kinh doanh tuy nhiên chưa thực sự sâu rộng. Hầu hết các doanh

nghiệp đã có website và coi Marketting trực tuyến là công cụ quan trọng. Tuy
nhiên thì các doanh nghiệp vấp phải nhiều trở ngại như nguồn nhân lực, cơ sở
hạ tầng, tình hình an ninh mạng......Chính vì vậy mà chưa khai thác được nhiều
các loại hình kinh doanh trực tuyến. Xu hướng phát triển sắp tới đó là tạo môi
trường tốt để cho thương mại điện tử phát triển.
4
Trong đề án này em chủ yếu đề cập đến thực trạng phát triển của kinh
doanh dịch vụ trực tuyến và ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp.
Kiến nghị một số giải pháp thực hiện mục tiêu phát triển thương mại điện tử
trong giai đoạn tới. Nội dung của đề án được chia làm ba phần lớn.
Chương I: Những vấn đề lý luận cơ bản về thương mại điện tử.
ChươngII: Thực trạng phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam.
Chương III; Mục tiêu phương hướng và giải pháp phát triển thương mại điện tử
Việt Nam.
Tuy đã có nhiều cố gắng nhưng do khả năng và kiến thức còn hạn chế
cho nên đề án của em còn nhiều sai sót về nội dung và hình thức. Em rất mong
được sực chỉ bảo và giúp đỡ của các thầy cô để đề án của em hoàn chính hơn.
Em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến Giáo Sư Tiến Sĩ Đặng Đình Đào
trưởng khoa khoa thương mại đã tận tình hướng dẫn em trong quá trình thực
hiện“đề án“. Em xin chân thành cảm ơn.
5
Nội Dung
Chương I. Những vấn đề lý luận cơ bản về thương mại điện tử.
1.Khái niệm đặc trưng của thương mại điện tử.
1.1 Khái niệm.
Thương mại điện tử được gọi với nhiều tên khác nhau: Thương mại trực
tuyến (online trade), thương mại điều khiển học ( cyber trade), kinh doanh điện
tử( electronic business), thương mại không có giấy tờ (paperless commerce),
thương mại điện tử (e-commerce).
Hiện nay đã có nhiều định nghĩa về thương mại điện tử được các tổ chức trên

thế giới đưa ra song chưa có một định nghĩa nào thống nhất về thương mại điện
tử nhìn một các tổng quát thì các định nghĩa điện tử được chia thành hai nhóm
theo nghĩa hẹp và theo nghĩa rộng.
Khái niệm thương mại điện tử theo nghĩa hẹp.
Thương mại điện tử là việc mua bán hàng hoá và dịch vụ thông qua các phương
tiện điện tử, nhất là Internet và các mạng viễn thông khác.
Khái niệm thương mại điện tử theo nghĩa rộng
Thương mại điện tử là toàn bộ chu trình và các hoạt động kinh doanh liên quan
đến các tổ chức hay cá nhân. Thương mại điện tử là việc tiến hành hoạt động
thương mại sử dụng các phương tiện điện tử và công nghệ xử lý thông tin số
hoá.
WTO: Thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân
phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được
giao nhận có thể hữu hình hoặc giao nhận quan internet dưới
dạng số hóa
OECD: Thương mại điện tử là việc làm kinh doanh thông qua mạng Internet,
bán những hàng hoá và dịch vụ có thể được phân phối không thông qua mạng
hoặc những hàng hoá có thể mã hoá bằng kỹ thuận số và được phân phối thông
qua mang hoặc không thông qua mạng.
6
AEC (Association for Electronic Commerce): Thương mại điện tử là làm kinh
doanh có sử dụng các công cụ điện tử, định nghĩa này rộng, coi hầu hết các hoạt
động kinh doanh từ đơn giản như một cú điện thoại giao dịch đến những trao
đổi thông tin EDI phức tạp đều là thương mại điện tử.
UNCITRAL (UN Conference for International Trade Law ), Luật mẫu về
Thương mại điện tử (UNCITRAL Model Law on Electronic Commerce, 1996):
Thương mại điện tử là việc trao đổi thông tin thương mại thông qua các phương
tiện điện tử, không cần phải in ra giấy bất cứ công đoạn nào của tòan bộ quá
trình giao dịch.
“Thông tin” được hiểu là bất cứ thứ gì có thể truyền tải bằng kỹ thuận điện tử,

bao gồm cả thư từ, các file văn bản, các cơ sở dữ liệu, các bản tính, các bản
thiết kế, hình đồ hoạ, quảng cáo, hỏi hàng, đơn hàng, hoá
đơn, bảng giá, hợp đồng, hình ảnh động, âm thanh..
“Thương mại” được hiểu theo nghĩa rộng bao quát mọi vấn đề nảy sinh từ mọi
mối quan hệ mang tính thương mại, dù có hay không có hợp đồng. Các mối
quan hệ mang tính thương mại bao gồm, nhưng không chỉ bao gồm, các giao
dịch sau đây: bất cứ giao dịch nào về cung cấp hoặc trao đổi hàng hoá hoặc dịch
vụ; đại diện hoặc đại lý thương mại; uỷ thác hoa hồng; cho thuê dài hạn; xây
dựng các công trình; tư vấn; kỹ thuật công trình; đầu tư cấp vốn; ngân hàng;
bảo hiểm; thoả thuận khai thác hoặc tô nhượng; liên doanh và các hình thức
khác về hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh; chuyên chở hàng hoá hay hành
khách bằng đường biển, đường không, đường sắt hoặc đường bộ.
1.2. Đặc trưng của thương mại điện tử.
- Thương mại điện tử không thể hiện các văn bản giao dịch trên giấy. Tất
cả các văn bản đều có thể thể hiện bằng các dữ liệu tin học, các băng ghi âm
hay các phương tiện điện tử khác. Đặc trưng này làm thay đổi căn bản văn hóa
giao dịch bởi lẽ độ tin cậy không còn phụ thuộc vào cam kết bằng giấy tờ mà
7
bằng niềm tin lẫn nhau giữa các đối tác. Điều này làm giảm đáng kể chi phí và
nhân lực để chu chuyển, lưu trữ và tìm kiếm các văn bản khi cần thiết.
- Thương mại điện tử phụ thuộc vào công nghệ và trình độ công nghệ
thông tin của người sử dụng. Để phát triển thương mại điện tử cần phải xây
dựng và không ngừng nâng cao trình độ công nghệ thông qua phát triển cơ sở
hạ tầng kỹ thuật của thương mại điện tử như mạng máy tính và khả năng tiếp
nối của mạng với các cơ sở dữ liệu thông tin toàn cầu. Ngoài ra thương mại
điện tử cần phải có nguồn nhân lực không chỉ thành thạo về công nghệ mà còn
có kiến thức và kỹ năng về quản trị kinh doanh nói chung, về thương mại nói
riêng.
-Thương mại điện tử phụ thuộc vào mức độ số hoá. Tuỳ thuộc vào mức
độ số hoá của nền kinh tế và khả năng hội nhập số hoá với nền kinh tế toàn cầu

mà thương mại điện tử có thể đạt được các cấp độ từ thấp đến cao. Cấp độ thấp
nhất là sử dụng thư điện tử đến Internet để tìm kiếm thông tin, đến đặt hàng trực
tuyến và dịch vụ trực tuyến đến xây dựng các website cho hoạt động kinh
doanh và cuối cùng là áp dụng các giải pháp toàn diện về thương mại điện tử.
- Thương mại điện tử có tốc độ nhanh. Nhờ áp dụng kỹ thuật số nên tất
cả các bước của quá trinh giao dịch đều được tiến hành thông qua mạng máy
tính. Ngôn ngữ của công nghệ thông tin cũng cho phép rút ngắn độ dài của các
văn bản giao dịch. Dịch vụ phần mềm ngày càng hoàn hảo, tốc độ đường truyền
nhanh cho phép rút ngắn thời gian soạn thảo, giao tiếp và ký kết các văn bản
giao dịch điện tử. Điều này đã làm cho thương mại điện tử đạt tốc độ nhanh
nhất trong các phương thức giao dịch tạo nên tính cách mạng trong giao dịch
thương mại.
2. Nội dung của thương mại điện tử.
2.1. Lợi ích của thương mại địên tử.
Lợi ích đối với các tổ chức.
8
-Thương mại điện tử mở rộng phạm vi giao dịch trên thị trường toàn cầu.
Với một lượng vốn tối thiểu, các doanh nghiệp dễ dàng và nhanh chóng tiếp
cận được với nhiều khách hàng, lựa chọn nhà cung ứng tốt nhất và xác định
được đối tác kinh doanh phù hợp nhất.
-Thương mại điện tử làm giảm chi phí thu thập xử lý, phân phối, lưu trữ
và sử dụng thông tin. Chảng hạn, áp dụng đấu thầu mua sắm điện tử, doanh
nghiệp có thể cắt giảm chi phí quản trị mua sắm đến 85%. Trong thanh toán,
nhờ sử dụng các phương tiện thanh toán điện tử, công ty có thể cắt giảm chi phí
phát hành bằng sét bằng giấy.
-Thương mại điện tử tạo ra khả năng chuyên môn hoá cáo trong kinh
doanh, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp thương mại. Nhiều siêu thị điện tử
quy mô nhỏ và vừa sẽ chuyên môn hoá một số mặt hàng, chẳng hạn các siêu thị
-Thương mại điện tử góp phần giảm lượng tồn kho và đòi hỏi về cơ sở
vật chấtkỹ thuật thông qua việc áp dụng phương pháp quản lý dây chuyền cung

ứng “kéo”. Quá trình này bắt đầu từ đặt hàng của khách hàng và sử dụng
phương pháp sản xuất đúng thời hạn. Phương pháp kéo thúc đẩy sự tương thích
sâu sắc giữa nhu cầu của khách hàng với sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp
và tạo ra lợi thế cạnh tranh Markettign trên thị trường.
- Thương mại điện tử làm giảm thời gian từ khi thanh toán tiền đến khi
nhận được hàng hoá hoặc dịch vụ.
-Thương mại điện tử kích thích sự sáng tạo và tạo điều kiện để khởi động
những dự án kinh doanh mới, tăng khả năng thành công của các phương án
kinh doanh nhờ thay đổi quy trình cho hợp lý, tăng năng suất của người bán
hàng, trang bị kiến thức cho người lao động, đặc biệt là lao động quản lý.
-Thương mại điện tử làm giảm chi phí viễn thông trong quá trình giao
tiếp đàm phán và ký kết các hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ.
-Thương mại điện tử cũng góp phần cải thiện hình ảnh doanh nghiệp,
nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, tìm kiếm đối tác kinh doanh, đơn giản
9
hoá quá trình kinh doanh, rút ngắn chu kỳ và thời gian giao nhận hàng hoá, tăng
năng suất, loại bỏ giấy tờ, xử lý thông tin nhanh hơn, giảm chi phí vận chuyển,
tăng tính linh hoạt trong kinh doanh của doanh nghiệp.
Lợi ích đối với người tiêu dùng;
-Cho phép khách hàng mua sắm và thực hiện các giao dịch 24/24 giờ
trong ngày, tất cả các ngày trong năm không bị giới hạn thời gian địa lý.
-Thương mại điện tử cung cấp cho khách hàng nhiều sự lựa chọn hơn.
Khách hàng có thể lựa chọn các cơ sở cung cấp khác nhau, từ máy bán hàng tự
động cho đến siêu thị. Lựa chọn các loại sản phẩm khác nhau từ hàng điện tử
đến một món quà tặng.
_Thương mại điện tử làm giảm chi tiêu cho khách hàng về sản phẩm
hàng hoá dịch vụ họ nhận được thông qua việc mua bán không phụ thuộc vào vị
trí địa lý của người cung cấp để có được người cung ứng tốt nhất giá cả phù hợp
nhất.
_Trong trường hợp đặc biệt là các sản phẩm số hoá thương mại điện tử có

khả năng giao hàng rất nhanh cho khách hàng.
_Khách hàng có thể tham gia đấu giá trên mạng.
-Thương mại điện tử tạo điều kiện để khách hàng tác độn hỗ trợ lẫn nhau
nhăm trao đổi các ý tưởng kinh nghiệp.
-Thương mại điện tử thúc đẩy cạnh tranh và từ đó dẫn tới sự giảm giá bền
vững.
Lợi ích đối với xã hội.
_Thương mại điện tử cho phép mọi người có thể làm việc tai nhà, giảm
thiểu việc mua sắm do đó giảm phương tiện lưu thông trên đường, giảm thiểu
tai nạn và ô nhiễm môi trường sống.
_Thương mại điện tử tăng mức hưởng thụ của người dân.
_Thương mại điện tử thúc đẩy việc cung cấp các dịch vụ công cộng như
chăm sóc sức khoẻ, giáo dục và phân phối các dịch vụ xã hội của chính phủ.
10
2.2 Các phương tiện kỹ thuật của thương mại điện tử.
a.Điện thoại.
Điện thoại là một phương tiện phổ thông, dễ sử dụng, và thường mở đầu
cho các cuộc giao dịch thương mại; một số loại giao dịch có thể cung cấp trực
tiếp của điện thoại như dịch vụ bưu điện, hỏi đáp, tư vấn, giải trí, ngân hàng.
Ngày nay với sự phát triển của đi động, liên lạc qua vệ tinh, ứng dụng của điện
thoại sẽ ngày càng trở nên rộng rãi.
Tuy nhiên điện thoại vẫn có mặt hạn chế đó là chỉ truyền tải được âm
thanh, mọi cuộc giao dịch cuối cùng vẫn phải kết thúc bằng giấy tờ, ngoài ra chi
phí giao dịch điện thoại vẫn còn cao.
b.Máy điện báo và máy Fax.
Máy fax có thể thay thể dịch vụ đưa thư và gửi công văn truyền thống,
may điện báo chỉ truyền được lời văn. Nhưng máy Fax có hạn chế là không
truyền tải được âm thanh, hình ảnh động, hình ảnh ba chiều… ngoài ra chi phí
sử dụng còn cao.
c.Truyền hình.

Truyền hình đóng vai trò quan trọng trong thương mại, nhất là trong
quảng cáo hàng hoá, ngày càng có nhiều người mua hàng nhờ xem quảng cáo
trên truyền hình. Song truyền hình chỉ là một công cụ viễn thông một chiều, qua
truyền hình khách hàng không đàm phán được với người bán về các điều khoản
mua bán cụ thể.
d.Thiết bị kỹ thuật thanh toán điện tử.
Thanh toán điện tử sử dụng rộng rãi các máy rút tiến tự động, thẻ tín
dung các loại, thẻ mua hàng, thẻ khôn minh.
e.Mạng nội bộ và liên mạng nội bộ.
Là toàn bộ mạng thông tin của một tổ chức và cách liên lạc mọi kiểu giữa
máy tính điện tử trong đó, công với các liên lạc di động. Hệ thống này đòi hỏi
tổ chức phải có cơ sở hạ tầng và tiêu chuẩn thông tin riêng
11
f.Internet và Web.
Internet và Web có thể thay thế các phương tiện trên với một phạm vi
rộng hơn và một hiệu quả lớn hơn rất nhiều lần nhờ sử dụng công nghệ hiện đại
và có tính tương tác cao với trong và ngoài hệ thống và giữa nhiều người với
nhau. Đối với nhiều sản phẩm có thể số hóa, tất cả các giai đoạn từ sản xuất đến
lưu thông, phân phối và tiêu dung có thệ thực hiện trực tuyến lưu thông qua
máy tính theo một quy trình tự động hóa cao độ với thời gian vô cùng nhanh
chóng so với mua hàng theo phương thức truyền thống hay đặt hàng qua điện
thoại và chuyển giao bằng phương tiện hữu hình.
2.3 Các hình thức hoạt động của thương mại điện tử.
a.Thư tín điện tử.
Các doanh nghiệp các cơ quan nhà nước sử dụng hòm thư điện tử để gửu
cho nhau một cách trực tuyến thông qua mạng gọi là thư điện tử. Thông tin
trong thư điện tử không phải tuân theo một cấu trúc định trước nào..
b. Thanh toán điện tử.
Thanh toán điện tử là việc thanh toán tiền thông qua thông điệp điện tử
thay cho việc giao dịch bằng tiền mặt. ví dụ trả lương bằng cách chuyển tiền

trực tiếp vào tài khoản, mua hàng bằng thẻ mua hàng, thẻ tín dụng……. thực
chất cũng là các dạng của thanh toán điện tử. Ngày nay với sự phát triển của
TMĐT, thanh toán điện tử đã mở rộng sang các lĩnh vực mới
-Trao đổi dữ liệu điện tử tài chính(FEDI) chuyên phục vụ cho việc thanh toán
điện tử giữa các công ty giao dịch với nhau bằng điện tử.
-.Tiền mặt Internet(internet cash) là tiền mặt được mua từ một nơi phát hành
( Ngân hàng hoặc một tổ chức tín dụng), sau đó được chuyển đổi tự do sang các
đồng tiền khác thông qua Internet, áp dụng trong phạm vi cả một nước cũng
như giữa các quốc gia; tất cả đều được thực hiện bằng kỹ thuật số hoá, vì thế
tiền mặt này còn có tên gọi khác gọi là “ tiền mặt số hoá”(digital cash), công
12
nghệ đặc thù luôn phục vụ mục đích này, đảm bảo mục đích của cả người bán
và người mua.
-Túi tiền điện tử(Electronic purse) còn gọi là “ví điện tử” là nơi để tiền mặt
internet, chủ yếu là thẻ thông minh, còn gọi là thẻ giữ tiền, tiền được trả cho bất
cứ ai đọc được thẻ đó. Kỹ thuật của túi tiền điện tử về có bản là mã hoá công
khai/bí mật.
-Thẻ khôn minh(smart card) nhìn bề ngoài giống thẻ tín dụng, nhưng ở mặt sau
của thẻ thay vì cho giải từ lại là một chíp máy tính điện tử có một bộ nhớ nhỏ
để lưu trữ tiền số hoá, tiền đó chỉ được chi trả khi người sử dụng và thông điệp
được xác định là “đúng”.
-Hệ thống thanh toán điện tử của ngân hàng là một hệ thống lớn gồm các phân
hệ như.
(1) Thanh toán giữa ngân hàng với khách hàng qua điện thoại, tại các điểm bán
lẻ, các kiôt, giao dịch cá nhân tại các gia đình, giao dịch tại trụ sở khách hàng,
giao dịch qua Internet, chuyển tiền điện tử, thẻ tín dụng,
thông tin hỏi đáp
(2) Thanh toán giữa ngân hàng với các đại lý thanh toán (nhà hàng, siêu thị).
(3)Thanh toán nội bộ một hệ thống ngân hàng.
(4) Thanh toán giữa hệ thống ngân hàng này với hệ thống ngân hàng khác.

c.Trao đổi dữ liệu điên tử.
Trao đổi dữ liệu điện tử (electronic data interchange, viết tắt là EDI) là
việc trao đổi các dữ liệu dưới dạng "có cấu trúc" (stuctured form), (có cấu trúc
nghĩa là các thông tin trao đổi được với các đối tác thỏa thuận với nhau tuân thủ
theo một khuôn dạng nào đó) từ máy tính điện tử này sang máy tính điện tử
khác, giữa các công ty hoặc đơn vị đã thỏa thuận buôn bán với nhau, theo cách
này sẽ tự động hóa hoàn toàn không cần có sự can thiệp của con người. Theo
Ủy ban liên hợp quốc về luật thương mại quốc tế (UNCITRAL), việc trao đổi
dữ liệu điện tử được xác định như sau: "Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) là việc
13
chuyển giao thông tin từ máy tính điện tử này sang máy tính điện tử khác bằng
phương tiện điện tử, có sử dụng một tiêu chuẩn đã được thỏa thuận để cấu trúc
thông tin".
d.Giao gửi số hoá các dung liệu.
Dung liệu (content) là nội dung của hàng hóa, mà không phải là bản thân
vật mang nội dung đó; ví dụ như: Tin tức, nhạc phim, các chương trình phát
thanh, truyền hình, các chương trình phần mềm, các ý kiến tư vấn, vé máy bay,
vé xem phim, xem hát, hợp đồng bảo hiểm, v.v..
e.Bán lẻ hàng hoá hữu hình
Đến nay, danh sách các hàng hóa bán lẻ qua mạng đã mở rộng, từ hoa tới
quần áo, hoặc ôtô và xuất hiện một loại hoạt động gọi là "mua hàng điện tử"
(electronic shopping), hay "mua hàng trên mạng"; ở một số nước, Internet bắt
đầu trở thành công cụ để cạnh tranh bán lẻ hàng hữu hình (Retail of tangible
goods). Tận dụng tính năng đa phương tiện (multimedia) của môi trường Web
và Java, người bán xây dựng trên mạng các "cửa hàng ảo" (virtual shop), gọi là
ảo bởi vì, cửa hàng có thật nhưng ta chỉ xem toàn bộ quang cảnh cửa hàng và
các hàng hóa chứa trong đó trên từng trang màn hình một. Để có thể mua –
bán hàng, khách hàng tìm trang Web của cửa hàng, xem hàng hóa hiển thị trên
màn hình, xác nhận mua và trả tiển bằng thanh toán điện tử.
2.4 Các mô hình hoạt động thương mại điện tử.

Dựa vào các chủ thể tham gia thương mại điện tử người ta phân thành
các loại hình ứng dụng thương mại điện tử gồm:
+ Giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp-B2B (Business –to- Business)
14
Theo hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD),
thương mại điện tử B2B chiếm tỉ trọng lớn trong EC (khoảng 90%). Giao dịch
theo B2B chủ yếu được thực hiện trên các hệ thống ứng dụng thương mại điện
tử như mạng giá trị gia tăng (VAN), dây truyền cung ứng hàng hoá, dịch vụ
(SCM), các sàn giao dịch thương mại điện tử…
+ Giao dịch giữa doanh nghiệp với khách hàng - B2C (Business –to- Customer)
Doanh nghiệp sử dụng các phương tiện điện tử để bán hàng hoá, dịch vụ
tới người tiêu dùng. Người tiêu dùng thông qua các phương tiện điện tử để lựa
chọn, mặc cả, đặt hàng, thanh toán, nhận hàng. Giao dịch B2C tuy chiếm tỉ
trọng ít (khoảng 10%) trong EC nhưng có phạm vi ảnh hưởng rộng. Để tham
gia hình thức kinh doanh này doanh nghiệp sẽ phải thiết lập website, hình ảnh
cơ sở dữ liệu về hàng hoá, dịch vụ, tiến hành các quy trình tiếp thị, quản cáo,
phân phối trực tiếp tới người tiêu dùng.
+ Giao dịch giữa các cá nhân (khách hàng) với nhau - C2C (Customer-to-
Customer)
Trong loại hình này, khách hàng sẽ bán hàng trực tiếp cho các khách
hàng khác. Loại này bao gồm việc bán hàng của các cá nhân: tài sản riêng, xe
15
hơi…Mẫu quảng cáo về các dịch vụ cá nhân trên Internet, kiến thức bán hàng
và ý kiến chuyên môn trực tuyến là ví dụ của C2C. Thêm vào đó nhiều cuộc
bán đấu giá cho phép các cá nhân đưa các vật ra bán đấu giá. Cuối cùng, các cá
nhân sẽ sử dụng các trang web cá nhân cũng như mạng nội bộ để quảng cáo các
vật hoặc các dịch vụ cá nhân.
+ Giao dịch giữa doanh nghiệp với nhà nước- B2G (Business- To- Government)
Cơ quan nhà nước đóng vai trò là khách hàng. Quá trình trao đổi thông
tin giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước được tiến hành qua các phương

tiện điện tử. Cơ quan nhà nước cũng có thể thiết lập những website, tại đó đăng
tải thông tin về nhu cầu mua hàng của các cơ quan nhà nước, tiến hành việc đấu
thầu hàng hoá, dịch vụ và lựa chọn nhà cung cấp trên website.
+ Giao dịch giữa cơ quan nhà nước với khách hàng (cá nhân) - G2C
(Government- To- Customer)
16
Đây chủ yếu là các giao dịch mang tính hành chính, nhưng có thể mang
những yếu tố thương mại điện tử. Ví dụ, khi người dân đóng tiền thuế qua
mạng, trả phí khi đăng kí hồ sơ trực tuyến…
3.Các nhân tố tác động đến sự phát triển của thương mại điện tử .
a.Hạ tầng cơ sở công nghệ.
Thương mại điện tử hoạt động trên nền tảng một hạ tầng cơ sở công nghệ
thông tin đủ năng lực. Hạ tầng này bao gồm hai nhánh là tính toán(computing)
và truyền thông (communication). Hai nhánh này ngoài công nghệ- thiết bị còn
cần phải có một nền công nghiệp điện lực vững mạnh làm nền. Hiện nay đang
có xu hướng đưa cả công nghệ bảo mật và an toàn vào cở sở hạ tầng công nghệ
của thương mại điện tử. Đòi hỏi về hạ tầng cở sở công nghệ bao gồm hai mặt:
Một là tính tiên tiến hiện đại về công nghệ và thiểt bị, hai là tính phổ cập về
kinh tế.
b. Hạ tầng cơ sở nhân lực.
Thương mại điện tử đòi hỏi phải có một nguồn nhân lực có kỹ năn thực
tế ứng dụng công nghệ thông tin một cách có hiệu quả, có thói quen làm việc
trên mạng máy tính, và cần phải có một chuyên gia thông tin đủ mạnh.
c.Bảo mật an toàn.
Thương mại điện tử có thể bị thiệt hại bởi sự đột nhập từ bên ngoài bởi
các Hacker để ăn cắp dữ liệu, mạo quan hệ, phá hỏng hệ thống thanh toán,
chiểm dụng tiền.v..v..Việc giả mạo địa chỉa Internet để mua hàng bất hợp pháp,
phong tỏa các dịch vụ làm mất khả năng cung ứng và sử dụng dịch vụ có hiệu
qủa thường xảy ra trong thương mại. Vì vậy đặt ra vấn đề bảo mật an toàn cao.
d.Hệ thống thanh toán tự động

Phương thức thanh toán là vấn đề quan trọng và rất nhạy cảm trong giao
dịch thương mại. Thương mại điện tử chỉ có thể thực hiện thực tế và có hiệu
quả khi tồn tại một hệ thống thanh toán tài chính ở mức độ phát triển đủ cao,
cho phép tiến hành thanh toán tự động mà không phải dùng đến tiền mặt.
17
e.Bảo vệ sở hữu trí tuệ.
Do chất xám của con người ngày càng chiếm giá trị cao trong sản phẩm,
bảo vệ tài sản cuối cùng sẽ trở thành bảo vệ sở hữu trí tuệ. Trong thương mại
điện tử vì thế nổi lên vấn đề đăng ký tên miền, bảo vệ sở hữu chất xám và bản
quyền của các thông tin, ở các khía cạnh phức tạp hơn nhiều so với việc bảo vệ
sở hữu trí tuệ trong nền kinh tế vật thế. Một trong các khía cạnh đó là mâu
thuẫn giữa tính phi biên giới của không gian thương mại điện tử và tính chất
quốc gia của quyền sở hữu trí tuệ.
f.Bảo vệ người tiêu dùng.
Trong thương mại điện tử thì khi mua, khách hàng không có điều kiện để
đánh giá trực quan sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ. Những thông tin về hàng
hóa và dịch vụ mà người mua nhận được đều nhận được từ phía người bán. Vì
vậy vấn đề đặt ra là phải bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng. Các tổ chức quy
định bảo vệ người tiêu dùng ở các khía cạnh; chất lượng hàng hóa dịch vụ,
thông tin khách hàng….tăng độ tin cậy ở phía khách hàng.
g.Hành lang pháp lý.
Hành lang pháp lý có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển thương mại
điện tử của mỗi quốc gia. Nó góp phần đảm bảo tính pháp lý sở hữu trí tuệ và
chuyển giao công nghệ, bảo đảm các bí mật cá nhân của người tham gia giao
dịch thương mại điện tử. Hạ tầng cơ sở pháp lý cũng bao gồm các vấn đề xử lý
các hành vi phá hoại, những hành vi cản trở hoặc gây thiệt hại cho hoạt động
thương mại quốc tế.
Chương II. Thực trạng phát triển thương mại điện tử ở Viêt Nam.
1.Tác động kinh tế kỹ thuật của thương mại điện tử.
“Giống như đường sắt, thương mại điện tử đem tới sự tác động mới,

nhanh chóng làm thay đổi nền kinh tế, xã hội và chính trị”(Peter Drucker-Người
đứng đầu cộng đồng HinĐu). Thương mại điện tử đánh dấu sự bắt đầu của một
hệ thống tạo ra của cải vật chất mới. Nó là một cơ hội thươngmại tuyệt vời để
18
phát triển kinh tế, chính vì vậy mà có rất nhiều người đổ tiền vào khai thác
thương mại điện tử.
Những tác động của thương mại điện tử dưới đây sẽ cho chúng ta thấy
được phần nào giá trị về lợi ích mà thương mại đem lại.
1.1.Phá vỡ giới hạn của không gian và thời gian.
Để thấy sự phá vỡ các giới hạn của không gian và thời gian thì chúng ta
xét một vài ví dụ điển hình sau.
Như chúng ta biết một hiệu sách lớn nhất thế giới có thể chứa được 17.000 cuốn
sách, nhưng chúng ta có thể xem hàng triệu cuốn sách của Amazon trên
Internet. Hơn nữa nó còn tăng theo thời gian,vì nó không bị hạn chế về mặt
không gian và thời gian.
Một điều nữa đó là hầu hết các hiệu sách đều bị giới hạn giờ mở cửa.
Mặc dù đã xuất hiện một vài hiệu sách mở cửa 24h nhưng chúng vẫn rất ít và
chúng ta vẫn phải đi ra khỏi nhà, vẫn phải mất thời gian và công sức để tìm
sách, thậm chí chúng ta không tìm thấy cuốn sách mà chúng ta mong muốn.
Nhưng với cửa hàng sách trực tuyến thì khác. Mở cửa 24h chúng ta có thể ở nhà
hay ngồi bất cứ đâu chỉ cần một cái máy tính nối mạng, ban ngày thậm chí ban
đêm chúng ta chỉ cần nhấp chuột sẽ tìm thấy cuốn sách mà mình cần. Bạn
không bị giới hạn về mặt không gian và thời gian. Và có lẽ đến một lúc nào đó
các cửa hàng sách trực tuyến còn rất ít.
Một ví dụ điển hình khác mà chúng ta thấy đó là siêu thị trực tuyến. Một
cửa hàng tạp hoá và một siêu thị điều khác nhau có lẽ rõ nhất đó là mặt số
lượng hàng hoá. Một cửa hàng tạp hoá cỡ lớn có thể bày bán từ 9000 đến 10000
mặt hàng và thậm chí một cửa hàng cỡ lớn nhất có thể chứa tới 20000 đến
40000 mặt hàng. Còn các siêu thị nhiều tầng có thể chứa từ 80000 dến 120000
mặt hàng, siêu thị lớn nhất thế giới đó là Wal-Mart có thể bày bán tới 200000

mặt hàng. Điều đó có vẻ khá đủ song có rất nhiều vấn đề, với một khối lượng
hàng lớn như vậy để tìm được mặt hàng chúng ta cần thì lại là một vấn đề. Đã
19
bao giờ chúng ta tính vào một siêu thị cỡ lớn, tìm một mặt hàng mình yêu thích
mất bao nhiêu thời gian và đôi khi chúng ta có thể nắm hết được các thông tin
liên quan đến sản phẩm. Nhưng với Internet thì khác. Do nội dung không hạn
chế tất cả các sản phẩm chúng ta cần sẽ được hiện thị và bên cạnh đó là các
thông tin liên quan đến sản phẩm để chúng ta có thêm thông tin lựa chọn hàng.
Và bạn chỉ cần nhấp chuột thì chúng ta sẽ có sản phẩm mà mình cần.
Ngày nay với sự cạnh tranh của các cửa hàng trực tuyến thì Wal-Mart cũng đã
đưa sản phẩm của minh lên bày bán trên Internet.
Các hoạt động thương mại điện tử diễn ra không ngừng không có kỳ nghỉ
hàng năm, dịch vụ 24h. Các hoạt động thương mại khôn ngừng là một hình thức
phá vờ giới hạn về không gian và thời gian.
1.2. Quan hệ trực tiếp giữa nhà cung cấp và người tiêu dùng.
Tác động thứ hai là nhà cung cấp có thể có quan hệ trực tiếp tới người
tiêu dùng, do đó bỏ qua được các khâu trung gian.
Cuộc cách mạng về hệ thống bán lẻ
Trước đây, nhà cung cấp và người tiêu dùng có mối liên hệ còn chưa
nhiều. Ngay cả với phương thức đặt hàng trực tiếp qua thư từ được gửi đi từ
trước khi tìm được đúng khách hàng. Mặt khác, nhà cung cấp không biết phải
tìm các thông tin của khách hàng ở đâu. Internet quy tụ mọi người và cửa hàng
vớinhau nên các nhà cung cấp có thể có quan hệ trực tiếp với người sử dụng.
Điều này mở ra một chương mới trong cuộc cách mạng về hệ thống bán lẻ. Nó
làm đơn giản hóa toàn bộ tiến trình thương mại và đem lại hiệu quả sản xuất.
Thay đổi vai trò từ đại lý sang người mua
Theo truyền thống, các sản phẩm từ một nhà máy phải đi qua một số
khâu trung gian trước khi đến được với người tiêu dùng. Đó chính là hệ thống
bán lẻ mà chúng ta đã biết. Tuy nhiên, các nhà máy bây giờ có thể bán sản
phẩm của họ trực tiếp cho người tiêu dùng, bỏ qua các khâu trung gian. Một

cách tự nhiên, điều này đã cách mạng hóa hệ thống bán lẻ. Một người chỉ phải
20
gửi thư điện tử tới một nhà máy có sản phẩm mà anh ta muốn và sau đó nhận
sản phẩm đó tại nhà mình. Một hệ thống giao dịch đơn giản như vậy sẽ dần dần
thay thế các đại lý và cửa hang bán lẻ hiện nay
Các đại lý và người bán lẻ sẽ dần dần trở thành người mua hàng bởi vì họ biết
khách hàng muốn gì và có thể tìm ra cái mà họ muốn. Họ có thể cho khách
hàng những lời khuyên và cung cấp dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp. Khi khách
hàng đã có một quyết định, họ sẽ gửi một lệnh đặt hàng lên Internet trong vai
người mua. Đây là tác động thứ hai.
1.3. Tính chính xác trong điều tra nhu cầu.
Một nội dung quan trọng và đầu tiên của thương mại truyền thống đó là
tìm hiểu nhu cầu và phân tích thị trường từ đó đưa ra những phỏng đoán chính
xác nhất, nhà máy cũng phỏng đoán.
Độ chính xác trong phỏng đoán có khi là rất chính xác nhưng đôi khi lại
là một rủi ro rất cao vì nhận được thông tin không chính xác.
Tuy nhiên với thương mại điện tử thì khác, ở đây có một mối liên hệ trực tiếp
giữa khách hàng với người sản xuất hoặc với người cung cấp sản phẩm. Khách
hàng có thể nói họ muốn sản phẩm gì, như thế nào, giá cả…v.v.Và như vậy họ
không phải đi ra ngoài để mua hàng, nó còn đáp ứng nhu cầu trực tiếp của
khách hàng. Điều này giúp cho người sản xuất biết chính xác khách hàng cần
gì, hay là thị trường cần gì. Nó giúp cho nhà sản xuất và người cung cấp sản
phẩm đạt được độ chính xác cao trong điều tra nhu cầu.
1.4.Thương mại quốc tế giữa các cá nhân
Trong quá khứ, bất cứ khi nào chúng ta nói về TMĐT, chúng ta thường
nghĩ đến máy tính PC và Internet. Mọi người nghĩ rằng chỉ có các công ty lớn
hoặc các cá nhân làm việc trong các lĩnh vực công nghệ cao mới triển khai
TMĐT. Điều đó không đúng. Trong thời đại mạng, thương mại quốc tế có thể
xảy ra giữa các cá nhân với nhau.
21

Hình thức thương mại quốc tế này sẽ phát triển và nền kinh tế toàn cầu sẽ
tăng trưởng. Sẽ đến lúc có sự phân phối bình đẳng của cải vật chất bởi vì chẳng
bao lâu nữa chúng ta sẽ không còn nằm trong tầm khống chế của một số ít tập
đoàn khổng lồ hoặc những công ty môi giới đầy quyền lực. Hình thức thương
mại quốc tế C đến C có thể được triển khai qua TMĐT.
1.5.Cuộc cách mạng tiếp thị sản phẩm và dịch vụ số hoá.
Bất cứ điều gì có thể truyền qua đường dây điện thoại dưới dạng tín hiệu
số được gọi là một sản phẩm số hóa. Tất cả các dạng thông tin đã được số hóa.
Nội dung của một cuốn sách đã được số hóa và truyền qua đường dây điện
thoại. Cuốn sách này có thể là một sản phẩm số hóa. Ngược lại, một chiếc máy
thu hình không thể được truyền qua các đường dây điện thoại. Do đó, nó không
phải là một sản phẩm số hóa.
Trong tương lai, tất cả các sản phẩm thông tin sẽ được số hóa qua
Internet. Các quyển sách, băng âm thanh, băng video sẽ được số hóa. Mặt hàng
được nhiều người ưa thích bây giờ là MP3, một dạng tệp máy tính số hóa âm
nhạc và cho phép chúng ta lấy nhạc từ Internet. Hình thức này đã làm cho
ngành âm nhạc thua lỗ hơn 10 tỷ USD một năm.
Sự biến đổi tiền mặt là tác động rõ ràng nhất. Trong quá khứ, tiền là vàng
trước khi nó biến đổi thành dạng tiền giấy. Bây giờ nó đang biến thành dạng
tiền số hóa. Khi bạn mua hàng ở một siêu thị, tất cả những gì chúng ta cần là trả
tiền bằng thẻ tín dụng. Không hề có sự trao đổi tiền mặt nào cả.
Nhưng cái thực sự đáng kinh ngạc là dịch vụ số hóa. Hãy nghĩ kỹ về nó. Một
lượng lớn tiền mua bán các cổ phiếu có thể được truyền qua Internet trong một
giây. Dịch vụ này đã cách mạng hóa chu trình bán lẻ. Chúng ta đang thực sự
sống trong thời đại đầy sáng tạo.
1.6. Sự biến đổi của các ngân hàng truyền thống
Tác động tiếp theo của thương mại điện tử là sức ép cải tổ các ngân hàng truyền
thống.
22
Để thấy sự ra đời và suy thoái của ngân hàng, chúng ta phải xem xét lịch

sử của đồng tiền. Chúng ta xem tivi, xem phim thấy rõ người xưa sử dụng vàng,
bạc và các kim loại khác làm đồng tiền như thế nào. Tôi sợ rằng ngày nay
không ai bán cho chúng ta hàng hoá, dịch vụ của họ nếu chúng ta trả họ bằng
những thỏi vàng thay cho những đồng tiền. Tuy nhiên, khi đồng tiền giấy mới
xuất hiện không ai muốn dùng nó cả. Bây giờ, ai đó còn dùng vàng để giao dịch
thì sẽ bị chê cười.
Chức năng của ngân hàng truyền thống là cất giữ và giao nhận tiền.
Khi xuất hiện đồng tiền giấy, một tổ chức mới gọi là ngân hàng được
thành lập. Các ngân hàng mới phổ biến trong vòng vài thế kỷ trở lại đây. Các
ngân hàng truyền thống giữ tiền cho chúng ta. Giữ, phát hành, quản lý và giao
nhận tiền là chức năng của một ngân hàng truyền thống. Trong thời gian đầu,
ngành tài chính chỉ là cơ quan cất giữ tiền của mọi người, nhưng sau đó ngân
hàng còn làm chức năng tín dụng. Các chi nhánh ngân hàng và sau này là các
máy rút tiền tự động (ATM) được đặt khắp nơi trên thế giới để tạo thuận lợi hơn
cho việc rút tiền.
Chức năng của các ngân hàng trực tuyến; bảo vệ tiền điện tử và đảm bảo sử
dụng đồng tiền có hiệu quả.
Các ngân hàng trực tuyến xuất hiện thì chúng ta bước vào kỷ nguyên tiền
điện tử. Trong kỷ nguyên mới này, tiền mặt thể hiện dưới dạng một tín hiệu số
có thể truyền tới mọi nơi trên thế giới. Nếu bạn đi tới ngân hàng gửi
500.000USD tới Mỹ thì người nhận sẽ có được số tiền đó trong ngày hôm sau.
Tiền nhận được không phải là tiền mặt mà là một thông báo xác định rằng tiền
đã sẵn sàng có thể rút được. Nó cũng giống như việc thanh toán tiền bằng thẻ
tín dụng ở một siêu thị vậy.
Nếu tiền trở thành một tín hiệu thì chúng ta chẳng cần tiền giấy nữa. Với
bối cảnh như thế, các ngân hàng truyền thống sẽ mất đi lợi thế của chúng. Nếu
23
vấn đề bảo an tiền điện tử được giải quyết thì hầu hết nếu không phải là tất cả
các ngân hàng sẽ phải tiến hành cải tổ.
Trước thực tế còn có nhiều tin tặc và virus máy tính, nhiều người đặt vấn

đề nghi vấn về độ tin cậy của các tín hiệu số. Trong thời gian đầu, chúng ta đã
từng có sự nghi ngờ về đồng tiền giấy. Bây giờ chúng ta sẽ không bao giờ trả
tiền mua cái gì bằng thỏi bạc nữa. Điều đó là vì giao dịch bằng tiền giấy thật dễ
dàng và chúng ta có thể phân biệt được tiền giả. Tương tự như vậy, lòng tin và
tính bảo an của tiền điện tử cũng sẽ vượt qua đồng tiền giấy. Chúng ta vẫn còn
dùng tiền giấy bởi vì việc dùng tiền điện tử chưa thực sự thuận lợi. Nếu tất cả
xe taxi đều có một máy đọc để bạn có thể đưa thẻ tín dụng của mình thì mọi
người sẽ sẵn lòng sử dụng tiền điện tử.
Cũng thế, hãy nghĩ tới khoản tièn lãi cộng thêm thu được. Nếu một người
lái xe taxi gửi số tiền kiếm được vào ngân hàng ngày hôm sau thì anh ta sẽ bị
mất tiền lãi của một ngày. Nếu anh ta có thể kiếm được tiền lãi ngày vào lúc thẻ
tín dụng được đọc thì đó không chỉ là sự thuận tiện mà còn là sự khai thác tối đa
đồng tiền. Với tiền điện tử, chúng ta thường phải tuân thủ các thủ tục thường
xuyên của ngân hàng để đưa tiền của chúng ta vào năm khoản tiền đặt cọc khác
nhau. Một khi chúng ta bắt đầu thanh toán từ tài khoản xuống mức tiền lãi thấp
nhất. Lợi ích của tiền điện tử sẽ buộc các ngân hàng truyền thống phải cải tổ.
2.Cơ hội và thách thức của thương mại điện tử Việt Nam trong thời kỳ hội
nhập.
Thương mại điện tử là một cơ hội cho các nước đang phát triển có thể
đấy nhanh quá trình phát triển kinh tế. Việt Nam là một trong số đó, lợi thế hiện
nay mà Việt Nam có được đó là VN đã là thanh viên của WTO điều này tạo cho
nền kinh tế VN cũng như thương mại điện tử VN có một bước phát triển mới.
Các cam kết của Việt Nam trong lĩnh vực thương mại điện tử đã có nhiều tác
động sâu sắc đến sự phát triển của thương mại điện tử Việt Nam.
24
Tốc độ phát triển thương mại điện tử trên thế giới diễn ra khá mạnh mẽ.
Đặc biệt với sự phát triển của Internet và đường truyền Internet ngày càng cao,
các sản phẩm phần mềm giá rẻ dễ sử dụng làm cho số người sử dụng ngày càng
tăng nên. Theo thống kê số người sử dụng Internet trên thế giới tính đến nay đã
trên con số 1.2 tỷ người chiếm hơn 18% dân số thế giới. Số người sử dụng

Internet ở các Châu lục cũng tăng khá nhanh. Tính đến hết 6 tháng đầu năm
2007 thì số người sử dụng Internet ở Châu Mỹ là 342616896 người chiếm
38.44% dân số, Châu Âu là 321853477 người chiếm 39.75% dân số, Chấu Á là
456297462 người chiếm 11.68% dân số.
Kinh doanh thương mại điện tử là một lĩnh vực hết sức mới mẻ ở Việt
Nam. Phần lớn các doanh nghiệp trong nước là những doanh nghiệp mới thành
lập thiếu vốn, thiếu nguồn nhân lực có chất lượng cao và có những ý tưởng sáng
tạo mang tính đột phá. Mặc dù một số doanh nghiệp nắm bắt được cơ hội và có
thể tăng trưởng nhanh, đối với phần lớn doanh nghiệp thì đây là lĩnh vực có độ
rủi ro cao. Do đó các nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư vào Việt Nam thì là
cơ hội tốt cho các doanh nghiệp tiếp cận với nguồn vốn cần thiết trong giai
đoạn thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện tử.
Thương mại điện tử là một lĩnh vực cần cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện
đại, việc đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài sẽ cung cấp nhiều tiến bộ
khoa học cho phát triển thương mại điện tử ở nước ta.
Tranh chấp trong lĩnh vực thương mại điện tử vẫn là vấn đề khá lớn đối với các
luật sư Việt Nam vì vậy đây là cơ hội cho các luật sư của các nước có kinh
nghiệp trong vấn đề này vào Việt Nam. Qua đó nâng cao chất lượng dịch vụ
pháp lý, gián tiếp giải quyết các tranh chấp thương mại điện tử giữa các đối tác
trong nước và với nước ngoài..
Thương mại điện tử là một môi trường hoàn hảo để tiến hành mua bán
các sản phẩm vô hình, đặc biệt là các sản phẩm số hóa- khi mà toàn bộ chu trình
mua bán có thể tiến hành hoàn toàn trực tuyến. Điều này tạo điều kiện thuận lợi
25

×