Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Làm Giàu nhờ Kinh doanh Kiểng lá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.03 KB, 4 trang )

Làm giàu nhờ kinh doanh kiểng lá
Người viết: Mai Hưng Thịnh
30/11/2012
Được Trung ương Đoàn vinh danh là Nhà nông trẻ xuất sắc và được
trao tặng giải thưởng Lương Định Của vào năm 2010, mô hình sản xuất, kinh
doanh “kiểng lá” của anh Đặng Văn Thanh (34 tuổi, ngụ xã Long Thới,
huyện Chợ Lách) đang mang lại công ăn việc làm cho hàng trăm người dân
nông thôn và giúp nhiều hộ nghèo, ít đất sản xuất thoát nghèo. Hội Nông dân
Bến Tre đánh giá đây là một mô hình kinh tế phù hợp với những đặc thù của
tỉnh và rất có triển vọng phát triển.
Tốt nghiệp Đại học Nông lâm TP.HCM vào năm 22 tuổi, anh Thanh
từng làm tư vấn cho một công ty chuyên xuất khẩu lao động. Sau đó chuyển
sang kinh doanh trái cây và một số loại hoa kiểng, cây giống.
Các loại lá kiểng hái ra tiền được anh Thanh phát triển trồng đại trà tại
Cái Mơn, Chợ Lách. (Ảnh: MHT)
Khoảng 3 năm sau khi ra trường, anh từ bỏ mọi công việc và chuyển
sang một lĩnh vực hoàn toàn mới là kinh doanh kiểng lá, mặt hàng được sử
dụng rộng rãi để trang trí, gói hoa.
Anh cho biết: Ý tưởng kinh doanh bắt đầu khi anh đi thăm một người
bà con ở thành phố Hồ Chí Minh. Ngôi nhà của người này nằm bên cạnh chợ
Hồ Thị Kỷ (quận 10). Đây cũng là một trong những chợ hoa tươi lớn nhất
thành phố. Sau khi đi chọn mua hoa ở một số gian hàng, anh nhận thấy nơi
đây hoa tươi rất đa dạng về chủng loại nhưng các loại lá để gói hoa lại rất ít.
“Tui đếm đi đếm lại chỉ có ba loại là thiên tuế, cau vàng và phát tài”.
Anh hỏi ra mới biết người bán ở đây sử dụng ít loại vì “xưa giờ chỉ biết mấy
loại đó”. Anh Thanh mới đặt vấn đề là ở quê anh (Cái Mơn, Chợ Lách, Bến
Tre) có rất nhiều loại lá có thể sử dụng để trang trí, gói hoa, thậm chí còn đẹp
hơn những loại đã có sẵn ở đây. Một tiểu thương đồng ý và anh Thanh bắt
đầu cung cấp những đợt hàng đầu tiên.
Chia sẻ về những ngày đầu tiên này, anh cho biết: Ban đầu phải mày
mò rất nhiều chọn được các loại lá ưng ý. Tiêu chí chung của các loại lá này


là tươi lâu, màu sáng, càng mỏng manh càng tốt…
Sau một thời gian dài tuyển chọn, anh chọn được hàng chục giống
khác nhau và tiến hành trồng thử. Các giống phổ biến như: vạn niên thanh,
trúc Nhật, cau vàng, cọ, vạn lợi… được trồng nhiều và bán rất chạy.
Sau gần 10 năm trồng và kinh doanh kiểng lá, anh Thanh đã trở thành
đầu mối thu mua và cung cấp mặt hàng này lớn nhất tỉnh. Thị trường của anh
rải đều khắp cả nước, nhiều nhất là thành phố Hồ Chí Minh. Thông qua trung
gian, anh còn xuất các sản phẩm này sang Nhật, Trung Quốc, Úc…
Anh Thanh cho biết, ban đầu mọi việc rất khó khăn do anh phải tự
mày mò. Người dân không ai tin là có thể trồng và bán được các loại cây
này. Tuy nhiên, khoảng 3 -4 năm sau thì mọi người đều nhìn nhận khác. Hiện
hệ thống cung cấp kiểng lá của anh trải rộng ra khắp huyện. Vào các dịp lễ
tết, mỗi ngày hệ thống của anh cung cấp ra thị trường hàng trăm ngàn lá khác
nhau. Thu nhập mỗi năm cả trăm triệu đồng.
“Nhu cầu về các sản phẩm này càng ngày càng lớn”, anh Thanh chia sẻ.
“Sản phẩm của anh được những nông dân nghèo, ít đất sản xuất tiến hành
trồng và thu hoạch. Đây đều là những loại cây có vốn đầu tư thấp, nhanh thu
hoạch và có thể trồng xen để tăng hiệu quả sử dụng đất. Tuy nhiên, những
sản phẩm này lại được đưa đến tay những người có tiền trong xã hội và được
xuất hiện tại những nơi sang trọng, những hội nghị, tiệc tùng và nhu cầu càng
ngày càng cao” – ông Nguyễn Văn Lâm, Trưởng ban kinh tế - xã hội, Hội
Nông dân tỉnh Bến Tre chia sẻ.
Ông Nguyễn Văn Lâm cũng cho biết, mô hình trồng và kinh doanh
kiểng lá của anh Thanh đã giúp tạo công ăn việc làm cho hàng trăm người
dân và giúp rất nhiều hộ nông dân thoát nghèo. Việc trồng, chăm sóc và thu
hoạch các loại lá này rất phù hợp với điều kiện ít đất của người dân Bến Tre,
đặc biệt tại Chợ Lách, nơi có nước ngọt quanh năm. “Một hộ dân có khoảng
200 mét vuông đất cũng có thể thu hoạch khoảng 3 triệu đồng mỗi tháng từ
việc trồng các loại cây này” – ông Lâm nói thêm.
Đặc biệt, hầu hết các loại kiểng lá đều ưa râm mát và có thể trồng xen

dưới tán cây ăn trái hoặc ngay bên hiên nhà. Vốn đầu tư ban đầu chỉ khoảng
5 triệu đồng/100 mét vuông nên rất phù hợp với hộ nghèo.
Về phần mình, anh Thanh đang giúp đỡ hàng chục hộ nghèo các điều
kiện để sản xuất, chẳng hạn như bán rẻ các loại cây giống, hoặc bán “chịu”
cho người dân và đến khi mua sản phẩm sẽ trích dần để thu hồi nợ.
Ông Ngô Văn Lù, một nông dân tại xã Long Thới vui vẻ cho biết, ông
bắt chước anh Thanh trồng các loại trúc Nhật, trúc đốm… gần 5 năm nay và
thu nhập bình quân trên diện tích khoảng 200 mét vuông là 4 triệu
đồng/tháng, “Tui chỉ tiếc là không trồng sớm hơn do hồi đó đâu ai ngờ là bán
được mấy loại lá này” – ông Lù hớn hở khoe.

×