Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Thực trạng hạch toán kế toán chi phí sản xuất kinh doanh trong điều kiện khoán kinh doanh xây lắp.DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.28 KB, 22 trang )

MỞ ĐẦU

Trong tiến trình đổi mới đất nước, xây dựng cơ sở hạ tầng toàn diện, sâu
sắc, triệt để là nhiệm vụ hàng đầu, đồng thời cũng là điều kiện tiên quyết để các
ngành khác có điều kiện vật chất phát triển. Do đó nhiều công trình, hạng mục
công trình đã được đầu tư xây dựng với mục tiêu thúc đẩy kinh tế, văn hóa, xã
hội, giáo dục, y tế… đặc biệt là đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại
hóa đất nước. Tình hình đó đòi hỏi các doanh nghiệp xây lắp đã và đang chuyển
mình để đạt dược những thành tựu đáng khích lệ, song song với nó là công tác kế
toán được quan tâm chỉ đạo xát sao, có nhiều sự điều chỉnh thích hợp với tốc độ
phát triển. Nhiều mô hình đã được đề xuất áp dụng nhưng thực tiễn đã chứng tỏ
quản lý chí phí theo phương thức khoán là phù hợp nhất, hiệu quả nhất.
Với sự quan tâm, hướng dẫn của các thầy cô trong Khoa Kế toán, nhằm
mục đích cho sinh viên chuyên ngành đi sâu tìm hiểu và có cách nhìn sâu rộng
về một nội dung của công tác kế toán đặc thù. Vì vậy, em đã thực hiện nghiên
cứu đề tài về Kế toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp kinh doanh xây lắp
theo phương thức khoán, để thấy được những đổi thay nhanh chóng của vấn đề
đang được nhiều ngành, nhiều cấp quan tâm.
Nội dung kết cấu cơ bản của Đề án, bao gồm:

Phần 1: Khái quát chung về khoán kinh doanh xây lắp
1. Đặc điểm của hoạt động kinh doanh xây lắp.
2. Khoán – Phương thức quản lý thích hợp của cơ chế thị trường
Phần 2: Thực trạng hạch toán kế toán chi phí sản xuất kinh doanh trong
điều kiện khoán kinh doanh xây lắp
1. Thời kỳ trước năm 1998
2. Đặc điểm hạch toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp
theo phương thức khoán từ 1998 đến nay
Phần 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất kinh
doanh theo phương thức khoán


Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Kế toán, đặc biệt là sự
hướng dẫn tận tình của PGS. TS Phạm Thị Gái đã giúp em thực hiện đề án này !

1
NỘI DUNG
PHẦN I:
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KHOÁN KINH DOANH XÂY LẮP
1. Đặc điểm của hoạt động kinh doanh xây lắp.
Kinh doanh xây lắp là ngành sản xuất vật chất nhằm sản xuất ra TSCĐ phục
vụ cho nền kinh tế quốc dân. Hoạt động này có những đặc điểm sau:
- Sản phẩm xây lắp là những công trình xây dựng vật kiến trúc… có quy mô
lớn, kết cấu phức tạp, mang tính đơn chiếc, thời gian sản xuất dài. Đặc điểm này
đỏi hỏi việc tổ chức quản lý và hạch toán sản phẩm xây lắp nhất thiết phải lập dự
toán (dự toán thiết kế, dự toán thi công). Quá trình sản xuất phải so sánh với dự
toán, lấy dự toán làm thước đo từ đó có giải pháp giảm bớt rủi ro trong sản xuất.
- Sản phẩm xây lắp được tiêu thụ theo giá dự toán hoặc giá thỏa thuận với
chủ đầu tư từ trước. Do đó tính chất hàng hóa của sản phẩm xây lắp không thể
hiện rõ (vì đã quy định giá cả người mua-người bán trước khi xây dựng thông
qua hợp đồng giao nhận thầu).
-Sản phẩm xây lắp cố định tại nơi sản xuất, còn các điều kiện sản xuất khác
như: xe, máy, thiết bị thi công, người lao động… phải di chuyển theo địa điểm
đặt sản phẩm. Đặc điểm này làm cho công tác quản lý sử dụng, hoạnh toán tài
sản, vật tư rất phức tạp do ảnh hưởng của điều kiện thiên nhiên thời tiết và rất dễ
mất mát hư hỏng.
-Sản phẩm xây lắp từ khởi công đến khi hoàn thành công trình bàn giao đưa
vào sử dụng thường kéo dài, phụ thuộc nhiều vào quy mô, tính phức tạp về kỹ
thuật của từng công trình, quá trình thi công được chi tiết thành nhiều giai đoạn,
mỗi giai đoạn lại chia nhiều công việc khác nhau. Các công việc thường diễn ra
ngoài trời chịu tác động rất lớn của nhân tố môi trường (nắng, mưa, bão, lụt…).
Đặc điểm này đòi hỏi việc tổ chức quản lý, giám sát chặt chẽ để đảm bảo chất

lượng công trình.
-Chính những đặc điểm nêu trên đã quyết định đến quá trình tổ chức công tác
kế toán có đặc trưng riêng biệt so với các ngành công nghiệp khác như:
+ Đối tượng hạch toán chi phí có thể là hạng mục công trình, các giai đoạn
công việc của hạng mục công trình hoặc nhóm các hạng mục công công
trình… từ đó xác định phương pháp hạch toán chi phí thích hợp.
+ Đối tượng tính giá thành là các hạng mục công trình đã hoàn thành, các
giai đoạn công việc đã hoàn thành, khối lượng xây lắp có tính dự toán riêng
đã hoàn thành… từ đó xác định phương pháp tính giá thành thích hợp như
2
phương pháp tính trực tiếp, phương pháp tổng cộng chi phí, phương pháp hệ
số hoặc tỉ lệ.
+ Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất thường áp dụng phương pháp
hạch toán trực tiếp đối với chi phí nguyên vật liệu, nhân công trực tiếp, chi
phí sử dụng máy thi công. Riêng chi phí sản xuất chung thường được tập hợp
theo đội xây dựng, công trường xây dựng sau đó phân bổ cho từng công trình,
hạng mục công trình theo tiêu thức phù hợp.
2. Khoán – Phương thức quản lý thích hợp của cơ chế thị trường.
2.1 Khái niệm:
Phương thức khoán là việc khoán sản phẩm xây lắp cho xí nghiệp xây lắp
thành viên, các tổ đội thi công.
2.2 Phân loại:
2.2.1 Mô hình tổ chức doanh nghiệp xây lắp phổ biến hiện nay.
-Các đơn vị thành viên hạch toán độc lập là đơn vị hoạt động dựa vào tư cách
pháp nhân của công ty. Công tác điều hành quản lý sx kinh doanh tuân thủ sự ủy
quyền và phân cấp của giám đốc công ty. Công tác hạch toán kế toán theo mô
hình tổ chức kế toán công ty và chịu sự điều hành của kế toán trưởng công ty.
Các đơn vị này chịu trách nhiệm hạch toán đầy đủ các chỉ tiêu để lập báo cáo
KQKD và lập bảng CĐKT.
CÔNG TY XÂY LẮP

Thành viên có chức năng hạch
toán độc lập
Xí nghiệp thành viên hoặc đội
hạch toán phụ thuộc công ty
Đội
xây
dựng
Đội
xây
dựng
Đội
xây
dựng
3
-Các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc và các đội sản xuất thực thiện
những nội dung hạch toán chi phí sản xuất, chỉ được mở tài khoản chuyên chi
(thực tế các năm trước, có một số doanh nghiệp cho phép đội nhận khoán mở tài
khoản, được thu tiền khách hàng, tự hạch toán dẫn đến tình trạng thất thoát vốn
của doanh nghiệp, những khoản lỗ do đội hạch toán không đủ căn cứ để quy
trách nhiệm, hiệu quả sản xuất kinh doanh thua lỗ kéo dài, cho đến năm 1999
tình trạng này vẫn chưa chấm dứt).
2.2.2 Các phương thức khoán:
* Phương thức khoán gọn công trình, hạng mục công trình:
Đây là phương thức đang được áp dụng phổ biến ở cá doanh nghiệp. Theo đó,
đơn vị giao khoán toàn bộ giá trị công trình cho đơn vị nhận khoán. Đơn vị nhận
khoán tự tổ chức cung ứng vật tư, tổ chức lao động để tiến hành thi công. Khi
công trình hoàn thành bàn giao quyết toán sẽ được thanh toán toàn bộ giá trị
công trình theo giá nhận khoán và nộp cho đơn vị giao khoán một số khoản theo
quy định. Đơn vị giao khoán chỉ là người có tư cách pháp nhân đứng ra ký kết
các hợp đồng xây dựng và chịu trách nhiệm pháp lý đối với chất lượng công

trình và thời gian thi công.
Tuy nhiên hiện nay việc khoán gon còn có hiện tượng “khoán trắng”, đơn vị
giao khoán chỉ quan tâm đến các khoản phải thu của đơn vị nhận khoán, chưa
giám sát chặt chẽ sẽ chi phí dẫn đến việc xây dựng giá thành thực tế không chính
xác. Trong khi đó các đơn vị nhận khoán thường tính theo giá nhận khoán không
xây dựng được khoản lãi do hạ giá thành.
* Phương thức khoán gọn khoản mục chi phí:
Theo phương thức này đơn vị giao khoán chỉa khoán các khoản mục chi phí
nhất định (thường là tiền công) còn các khoản chi phí khác do đơn vị tự chi phí
và hạch toán, tự chịu trách nhiệm giám sát kỹ thuật và chất lượng công trình.
Phương thức này chỉ áp dụng cho các tổ đội thi công không có đủ điều kiện
tự cung ứng vật tư, giám sát kỹ thuật và chưa thực hiện hạch toán kinh tế.
2.2.3. Quy chế khoán:
Đứng trước tình hình “thất thoát vốn” hiện nay ở các công trình, hạng mục
công trình xây lắp, đặc biệt với nhà nước là chủ đầu tư, thì quy chế khoán của
doanh nghiệp xây lắp cần phải được xây dựng một cách thống nhất, công khai
toàn doanh nghiệp về giá giao khoán, cơ chế phân phối lợi nhuận và xây dựng rõ
trách nhiệm, quyền lợi của từng bên.
4
PHẦN II:
THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH
XÂY LẮP TRONG ĐIỀU KIỆN KHOÁN KINH DOANH XÂY LẮP
1. Thời kỳ trước năm 1998:
Quản lý chi phí là nội dung hết sức quan trọng và thường được xem như cái
“lõi” của quản lý kinh tế trong đầu tư xây dựng trong suốt thời kỳ kế hoạch hóa
tập trung, giá xây dựng và quản lý chi phí thống nhất được xem là chuẩn mực
mang tính nguyên tắc để quản lý vốn đầu tư xây dựng của Nhà nước.
Hơn 15 năm đổi mới, tính đa dạng của vốn đầu tư gắn với đa dạng hóa chế độ
sở hữu trong nền kinh tế nhiều thành phần, hoạt động trong khuôn khổ cạnh
tranh có định hướng và điều tiết của nhà nước thì giá xây dựng thống nhất và cơ

chế quản lý chi phí cũ đã không còn thích hợp. Vì vậy, thông qua các quyết định
của Bộ tài chính chúng ta sẽ thấy được sự cố gắng nỗ lực trong việc ban hành
chế độ kế toán của nhà nước ta đối với hoạt động kinh doanh xây lắp.
Trước hết phải kể đến quyết định 1141 TC/ QĐ / CĐKT ngày 01/11/95 của
Bộ trưởng Bộ tài chính. Trải qua ba năm thực hiện chế độ kế toán và xuất phát từ
những đặc điểm sản phẩm và tổ chức sản xuất xây lắp còn nhiều vấn đề bất cập,
cơ chế khoán chưa thực sự được hiểu đúng nghĩa của nó. Vì thế ban quản lý
chưa có biện pháp quản lý thích hợp, công tác hạch toán kế toán chưa có phương
pháp hạch toán phù hợp để đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin cho công tác điều
hành quản lý sản xuất kinh doanh. Đáng phải quan tâm hơn nữa là đội ngũ kế
toán hiện còn hàn chế về trình độ nên xảy ra sai sót nhiều trong khi vận dụng.
Quyết định số 1864/1994/QĐ/ BTC ngày 16/12/1998 thi hành từ 01/01/1999
là kết quả của sự phối hợp nghiên cứu, soạn thảo chế độ kế toán áp dụng cho
doanh nghiệp xây lắp nước ta giữa Bộ tài chính và Bộ xây dựng. Từ khi ban
hành cho đến nay, quyết định này là kim chỉ nam cho sự vận hành của công tác
kế toán ở các doanh nghiệp xây lắp và nó đã chứng tỏ được sự hơn tầm so với
các văn bản pháp quy trước. Bên cạnh đó, giờ đây QĐ 1864 luôn được sửa đổi
bổ sung phù hợp với chế độ mới về kinh tế tài chính của nước ta.
2. Đặc điểm hạch toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp theo
phương thức khoán từ 1998 đến nay:
2.1 Khái niệm: Chi phí sản xuất là toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động
vật hóa cùng với chi phí sản xuất khác mà doanh nghiệp chi ra trong kỳ cho hoạt
động sản xuất sản phẩm xây lắp.
5
Gồm có:
-Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là giá trị của VLC, VLP và kết cấu giá trị
thiết bị kèm theo vật kiến trúc… tham gia cấu thành nên thực thể của vật liệu xây
lắp.
-Chi phí nhân công trực tiếp: là chi phí tiền lương chính, lương phụ, phụ cấp
lương của công nhân trực tiếp tham gia xây lắp, cả công nhân trong xây lắp và

công nhân hợp đồng (khoản chi phí này không bao gồm các khoản trích BHXH,
BHYT, KPCĐ, tiền ăn ca của công nhân trực tiếp xây lắp).
-Chi phí sử dụng máy thi công: là chi phí cho các máy thi công nhằm thực hiện
khối lượng xây lắp bằng máy (không được tính vào chi phí này các khoản trích
theo lương, tiền ăn ca của công nhân điều khiển máy thi công)
-Chi phí sản xuất chung: là các chi phí của đội, công trình xây dựng gồm có
tiền lương của nhân viên, các khoản trích theo lương của công nhân viên, tiền ăn
ca của công nhân viên, các chi phí vật liệu công cụ, chi phí khấu hao, phí mua
ngoài bằng tiền… mà liên quan đến đội và công trình xây dựng.
Vì phương thức khoán được chia làm hai hình thức khoán nên sẽ có hai
phương pháp hạch toán kế toán khác nhau nhưng những nội dung chi phí sản
xuất trên đều là cốt lõi cấu thành nên thực thể công trình, hạng mục công trình
xây lắp.
2.2 Kế toán chi phí sản xuất trong phương thức khoán gọn công trình, hạng mục
công trình:
2.2.1. Về chứng từ kế toán:
*Hợp đồng giao khoán: Ngoài những tác dụng của chứng từ kế toán, các
điều khoản ghi trong hợp đồng là căn cứ quan trọng để xử lý các vi phạm trong
quá trình thực hiện hợp đồng, là cơ sở để thanh toán quyết toán giữa hai bên giao
và nhận khoán và quy định trách nhiệm vật chất sau khi hoàn thành hợp đồng.
Điều đó đòi hỏi khi ký kết hợp đồng phải đảm bảo nội dung các điều khoản rõ
rang, chặt chẽ, chi tiết.
*Các chứng từ về chi phí phát sinh:
- Hóa đơn mua hàng nguyên vật liệu, dịch vụ mua ngoài…
- Phiếu nhập.
- PHiếu xuất.
- Giấy đề nghị tạm ứng và thanh toán tạm ứng.
- Các giấy tờ, bảng kê liên quan đến tiền lương.
*Các văn bản quản lý của giám đốc doanh nghiệp:
Quá trình thực hiện hợp đồng giao khoán, thực chất là quá trình sản xuất sản

phẩm xây lắp theo hợp đồng đã ký kết với khách hàng. Những vấn đề phát sinh
liên quan đến chất lượng sản phẩm và chi phí thực tế tạo nên giá thành thực tế
6
của sản phẩm… Đòi hỏi phải có những quy định cụ thể bằng văn bản để giúp
cho công tác điều hành quản lý sản xuất và tạo căn cứ cho công tác hạch toán.
Như: Các bản giải trình về chi phí vượt khoán, sáng kiến kỹ thuật… và quyết
định thưởng - phạt và các chứng từ quyết toán.
*Bản thanh lý hợp đồng.
Đây là công việc cuối cùng khi công trình, hạng mục công trình hoàn
thành, bàn giao cho khách hàng. Biên bản này là căn cứ pháp quy để chứng tỏ
trách nhiệm và nghĩa vụ, quyền lợi giữa hai bên khi kết thúc hợp đồng khoán.
*Các chứng từ khác liên quan…
2.2.2. Về tài khoản sử dụng:
Phương thức khoán gọn chỉ áp dụng trong điều kiện các đơn vị nhận khoán có
tổ chức kế toán riêng, do đó để phản ánh quan hệ giữa các đơn vị giao khoán với
đơn vị nhận khoán về ứng vật tư vốn, thanh toán các khoản phải thu, phải nộp…
kế toán sử dụng:
TK 336 “phải trả nội bộ”
TK 141 “thanh toán tạm ứng”
Ngoài ra ở đơn vị nhận khoán, trên cơ sở xây dựng chi phí giao khoán và chi
phí ở đơn vị thì kế toán sử dụng các tài khoản chi phí để tập hợp.
Còn đối với đơn vị giao khoán thì chi phí phát sinh chỉ gồm chi phí quản lý,
chi phí giao dịch… để đảm bảo sự tồn tại của doanh nghiệp, do đó kế toán có thể
sử dụng TK 642 để tập hợp các khoản chi phí thuộc nội dung chi phí quản lý
doanh nghiệp và TK 632 để tập hợp chi phí phát sinh tại đơn vị nhưng không
thuộc nội dung chi phí quản lý.
2.2.3 Phương pháp kế toán:
Ở đơn vị giao khoán:
- Khi ứng vật tư, tiền cho các đơn vị nhận khoán, kế toán ghi:
Nợ TK 141(3)

Có TK 111, 112, 152
- Khi phát sinh các khoản chi phí thuộc nội dung chi phí quản lý, kế toán
ghi:
Nợ TK 642
Có TK liên quan
- Khi phát sinh các chi phí tại doanh nghiệp không thuộc nội dung chi phí
quản lý, kế toán ghi:
Nợ TK 632
Có TK liên quan
- Khi công trình hoàn thành giao cho bên A, kế toán ghi:
Nợ TK 131: giá thanh toán
7
Có TK 511: Phần thu nhập của doanh nghiệp (tỷ lệ để lại
doanh nghiệp)
Có TK 336: giá giao khoán cho đơn vị nhận khoán
- Khi thanh toán với đơn vị nhận khoán, kế toán ghi:
Nợ TK 336 (giá giao khoán)
Có TK 141 (số đã ứng trước)
Có TK 111, 112 (số còn lại)
- Cuối kỳ, kết chuyển doanh thu xây dựng kết quả:
Nợ TK 511
Có TK 911
- Kết chuyển chi phí để xây dựng kết quả:
Nợ TK 911
Có TK 632, 642
- Xây dựng lỗ lãi phải thu của đơn vị nhận khoán:
Nợ TK 141
Có TK 421
- Xây dựng thuế GTGT đơn vị nhận khoán phải nộp
Nợ TK 141

Có TK 33311
SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN:
TK 111, 112, 152 TK 141(3) TK 911
TK liên quan
TK 642
TK liên quan TK 642
TK 511 TK 131
TK 421 TK 141
TK 336
TK 33311
TK 111, 112
TK 33311
8

×