Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Phong cách truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.54 KB, 32 trang )

MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU
Nguyễn Công Hoan là một trong những đại biểu ưu tú của trào lưu
văn học hiện thực phê phán trước cách mạng tháng Tám.
Trong kho tàng truyện ngắn của dân tộc, Nguyễn Công Hoan đã đóng
góp một khối lượng lớn và có một nghệ thuật khá điêu luyện. Đi vào thế giới
truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, ta có cảm tưởng như bước vào một khu
triển lãm phong phú, nhiều màu nhiều vẻ về những cảnh ngộ, những con
người đang múa may, khóc cười trong chế độ cũ. Có những chuyện độc ác,
Phong cách truyện ngắn Nguyễn Công Hoan Page 1
tàn nhẫn, những chuyện xấu xa, rởm hợm, những chuyện thương tâm, ai oán
cùng những chuyện nực cười lố lăng trong cái xã hội thực dân phong kiến
đầy những ngang trái bất công. Bên cạnh đó là phác thảo chân dung của một
số vị tai to mặt lớn, nhiều kẻ hách dịch, đầy quyền thế đang sống phè phỡn
trong giới thượng lưu lúc bấy giờ.
Phong cách truyện ngắn Nguyễn Công Hoan Page 2
A. PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: GIỚI THIỆU VỀ CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP
VĂN CHƯƠNG CỦA NGUYỄN CÔNG HOAN
1. Cuộc đời:
Nguyễn Công Hoan quê làng Xuân Cầu xã Nghĩa Trụ huyện Văn Giang,
tỉnh Bắc Ninh. Ông sinh ngày 6 tháng 3 năm 1903 trong một gia đình quan lại
xuất thân nho học thất thế, bất mãn với xã hội thực dân và bọn quan lại mới.
Chính ở trong gia đình mình, từ nhỏ Nguyễn Công Hoan đã được nghe và thuộc
rất nhiều câu thơ, câu đối, những giai thoại có tính chất trào lộng, châm biếm,
đả kích bọn quan lại.Những thơ ca và giai thoại này đã ảnh hưởng sâu sắc đến
lối viết của ông sau này.
Năm 1926, ông tốt nghiệp trường Cao đẳng Sư phạm, làm nghề dạy học ở
nhiều nơi (như Hải Dương, Nam Sách, Kinh Môn, Lào Cai, Nam Định, Trà
Cổ…) cho đến ngày Cách mạng Tháng Tám thành công. Sau cách mạng ông
giữ chức Giám đốc kiểm duyệt báo chí Bắc Bộ, kiêm Giám đốc Sở Tuyên


truyền Bắc Bộ.
Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, ông gia nhập quân đội, là biên tập viên
báo Vệ quốc quân, giám đốc trường Văn hóa quân nhân, Chủ nhiệm và biên tập
tờ Quân nhân học báo. Năm 1948 ông được kết nạp vào Đảng Lao động Việt
Nam. Năm 1951 ông làm việc ở Trại tu thư của ngành giáo dục, viết sách giáo
khoa và biên soạn cuốn “Sử Việt Nam hiện đại từ Pháp thuộc đến năm 1950”
dùng cho lớp 7 hệ 9 năm và viết báo “Giáo dục nhân dân” cơ quan ngôn luận
đầu tiên của Bộ Quốc gia giáo dục lúc bấy giờ. Nguyễn Công Hoan cũng là một
trong những nhà văn hiện đại mà tác phẩm đưa vào sách giáo khoa đã đáp ứng
được yêu cầu quan trọng là dạy cho học sinh hiểu, nói, viết tiếng Việt đúng
nhất, tốt nhất.
Phong cách truyện ngắn Nguyễn Công Hoan Page 3
Từ sau năm 1954, ông trở lại nghề viết văn với cương vị Chủ tịch Hội
nhà văn (khóa đầu tiên 1957-1958), ủy viên Ban Thường vụ trong các khóa
chấp hành Hội tiếp sau đó, đồng thời là ủy viên Ban chấp hành Hội Liên Hiệp
Văn học nghệ thuật Việt Nam. Tên tuổi của ông đã được ghi trong Từ điển Bách
khoa toàn thư của Liên Xô từ những năm 60 và cũng ngay những năm 60 giáo
sư tiến sĩ Niculin đã gọi ông là “bậc thầy về truyện ngắn châm biếm”.
Nguyễn Công Hoan viết văn rất sớm, từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường
và ngay từ những ngày đầu cầm bút, ông đã xác định được hướng đi và phong
cách viết.Ông chuyên viết về những đề tài phản ánh hiện thực xã hội, sở trường
là bút pháp hiện thực trào lộng.Ông đã vẽ lên bức tranh sinh động về xã hội thực
dân nửa phong kiến tàn ác, đầy rẫy bất công, giả dối. Ông đả kích không thương
tiếc bọn quan lại tham lam, bỉ ổi, chức cao nhưng ít tài đức, bọn địa chủ cường
hào keo bẩn, ngu dốt, bọn tư sản vô lương tâm chỉ biết chạy theo đồng tiền và
lối sống tư sản lố lăng, đồi bại, đồng thời ông rất thương cảm với cảnh cơ cực
của những người nghèo khổ, bênh vực họ.
Là một nhà văn tài ba và tâm huyết với đời, với nghề, Nguyễn Công
Hoan độc đáo từ cách nhìn rọi vào cuộc đời, ông lắng nghe và lọc từ trong đó ra
những tấn bi kịch và đưa nó vào tác phẩm bằng một giọng văn giễu cợt, mỉa

mai. Những cái đó tạo nên phong cách truyện ngắn vô cùng độc đáo, một phong
cách rất riêng làm cho ông khác hẳn những nhà văn hiện thực đồng thời với
ông.
Nguyễn Công Hoan viết nhiều trong những năm 1920 - 1945.Truyện dài
của ông cũng chiếm khối lượng lớn, song cái phần đặc sắc chỉ riêng Nguyễn
Công Hoan mới có lại ở truyện ngắn.Trong số những truyện dài của ông tiêu
biểu là tác phẩm “Bước đường cùng” (xuất bản năm 1938), cuốn truyện ra đời
vào lúc phong trào Mặt trận Dân chủ lên cao, có ảnh hưởng rất sâu rộng.Chính
quyền thực dân đã phải ra lệnh cấm lưu hành.Từ sau năm 1954, ông cũng có
nhiều truyện ngắn viết về cải cách ruộng đất và chiến sĩ cách mạng.
Ngày 6/6/1977 Nguyễn Công Hoan mất tại Hà Nội, thọ 74 tuổi.
Phong cách truyện ngắn Nguyễn Công Hoan Page 4
Năm 1988, tại cuộc hội thảo khoa học “Nguyễn Công Hoan, con người và
sự nghiệp” tổ chức ở Hà Nội nhân 85 năm ngày sinh của nhà văn (1903-1988),
nhiều nhà văn, nhà nghiên cứu văn học có tên tuổi trong nước đã tỏ lòng trân
trọng và đánh giá đúng mức giá trị bộ tiểu thuyết “Đống rác cũ” của ông, bộ
tiểu thuyết đã bị thu hồi năm 1963.
Nhà văn Nguyễn Công Hoan đã vinh dự được là một trong 14 nhà văn
xuất sắc của nền văn học Việt Nam thế kỷ XX được tặng giải thưởng Hồ Chí
Minh đợt I.
1.1 Sự nghiệp văn chương:
Nguyễn Công Hoan là một trong những nhà văn xuất sắc của văn học Việt
Nam đầu thế kỉ XX.Ông được coi là người mở đầu cho trào lưu văn học hiện
thực phê phán giai đoạn 1930 - 1945. Nguyễn Công Hoan còn là một cây bút có
sức sáng tạo dồi dào, dẻo dai, một tài năng xuất sắc. Hơn nửa thế kỉ cầm bút nhà
văn để lại một số lượng lớn các tác phẩm ở nhiều thể loại khác nhau, trong đó
nổi bật là truyện ngắn. Nhiều trong số các truyện ngắn của ông được xếp vào
truyện hay, có ý nghĩa tiêu biểu cho nền văn học dân tộc.
Sáng tác của Nguyễn Công Hoan có sức hấp dẫn lớn đối với nhiều thế hệ
độc giả. Trải qua sự thử thách lâu dài của thời gian, truyện ngắn Nguyễn Công

Hoan ngày càng thu hút sự quan tâm của bạn đọc trong nước và ngoài nước.
Điều đó chứng tỏ, truyện ngắn của ông vừa mang những giá trị dân tộc đặc thù
vừa đạt được những giá trị chung phổ quát của văn học thế giới.
Qua hơn 50 năm cầm bút, ông để lại cho đời một khối lượng tác phẩm đồ
sộ gồm hơn 200 truyện ngắn, hơn 30 truyện dài cùng nhiều bút ký, hồi ký, tiểu
luận về ngôn ngữ, văn học, nhiều tác phẩm của ông đã được dịch ở Liên Xô
(cũ), Trung Quốc, Bungari, Ấn Độ, Nhật Bản, Anbani…
1.1.1 Truyện ngắn:
- Thời kỳ 1929 – 1935:
+ Tiếng cười trào phúng (Thật là phúc, Cái nạn ô tô, Đàn bà là giống
yếu…).
Phong cách truyện ngắn Nguyễn Công Hoan Page 5
+ Tiếng cười chua chát, thấm thía (Kép Tư Bền,Vợ,Ngậm cười )
+ Tiếng cười khôi hài, nội dung phù phiếm (Quan tham nửa giờ, Kìa
con!, Nhân tình tôi…).
- Thời kỳ 1936 – 1939:
Nội dung phản ánh phong phú, sâu sắc hơn
+ Đả kích những cái xấu (Vẫn còn trịch thượng, Chiếc đèn pin, Nạn râu,
Ngượng mồm, Gánh khoai lang…).
+ Đả kích nhằm vào giới “ông chủ” (Quyền chủ, Phành phạch, Hai cái
bụng, Lại chuyện con mèo…).
+ Người nông dân lao động (Chiếc quan tài, Được chuyến khách, Sáng,
Chị phu mỏ…).
+ Chính trị - thời sự, mang tính chiến đấu (Đào kép mới, Tinh thần thể
dục…).
- Thời kỳ 1940 - 1945:
Nội dung phản ánh phong phú, sâu sắc hơn
Tiếp tục thực hiện trào phúng (Công dụng của cái miệng, Người thứ ba,
Con ve…).
1.1.2 Truyện dài

Có số lượng lớn và đề cập tới nhiều nội dung khác nhau (Tắt lửa lòng,
Lệ Dung, Tấm lòng vàng, Ông chủ, Bà chủ…).
1.1.3. Tiểu thuyết
Ngoài ra còn có nhiều tiểu thuyết nổi bật như (Lá ngọc cành vàng,
Bước đường cùng, Cái thủ lợn, Đống rác cũ).
1.2 Vị trí của Nguyễn Công Hoan và truyện ngắn Nguyễn Công Hoan trong
văn học dân tộc
Nói đến Nguyễn Công Hoan là nói đến một bậc thầy truyện ngắn trong
văn học Việt Nam hiện đại. Nhiều tác phẩm của ông được đưa vào giảng dạy ở
chương trình giáo dục phổ thông các cấp.Thế giới truyện ngắn Nguyễn Công
Hoan rất đa dạng, phong phú mà đặc trưng nhất là xã hội phong kiến của thực
dân ở Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX vì thế mà ông được mệnh danh là nhà văn
tiêu biểu của văn học hiện thực phê phán Việt Nam. Trong suốt mấy mươi năm
cầm bút ông đã có những đóng góp hết sức lớn lao với nhiều thể loại như trào
phúng, tiểu thuyết và truyện ngắn. Đóng góp lớn nhất và thành công nhất của
Phong cách truyện ngắn Nguyễn Công Hoan Page 6
Nguyễn Công Hoan là truyện ngắn vì vậy mà khi đánh giá vị trí của ông trong
nền văn học Việt Nam không thể bỏ qua tiêu chí truyện ngắn và phải lấy nó làm
tiêu chí hàng đầu.
Đóng góp lớn lao về mặt truyện ngắn đã góp phần định hình cho phong
cách truyện ngắn của Ông. Nói cách khác, để tìm hiểu được phong cách truyện
ngắn hay đặc điểm phong cách truyện của ông ta phải thấu hiểu được nội dung
phản ánh trong truyện ngắn của ông từ đó thấy được tầm danh hiệu vĩ đại mà
giới nghiên cứu cũng như độc giả đã mệnh danh ông là bậc thầy truyện ngắn.
Trong suốt 15 năm từ năm 1930 đến 1945 nền văn học Việt Nam đã đạt
được nhiều thành tựu rực rỡ trên các mặt như: thể loại, đội ngũ sáng tác, nhân
vật điển hình,….của nhiều cây bút tài hoa như: Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng,
Nam Cao,…với nhiều nội dung phản ánh khác nhau như: mâu thuẩn giai cấp,
những chuyện đời thường….trong đó không thể không kể đến nhà văn Nguyễn
Công Hoan. Sở dĩ như vậy là vì hơn nửa thế kỷ cầm bút, Nguyễn Công Hoan đã

để lại cho kho tàng văn học Việt Nam hơn 300 truyện ngắn, hơn 20 truyện dài.
Nguyễn Công Hoan là nhà văn chưa bao giờ bị quên.Ông là người thường
xuyên được nhắc nhở trong làng văn Việt Nam hiện đại.Người có vị trí như ông
không phải là quá hiếm hoi nhưng có người danh đang nổi như cồn bỗng bị lãng
quên ngay.là người hiện diện của độc giả.
Nguyễn Công Hoan là người đặt nền móng cho khuynh hướng văn học hiệnthực
đầu thế kỷ XX, là cầu nối giữa truyện ngắn cũ và truyện gắn đời sau.
Có thể nói Nguyễn Công Hoan là ngọn cờ đầu của văn học hiện thực phê phán
Việt Nam.Nguyễn Công Hoan đến với chủ nghĩa hiện thực bằng văn học trào
phúng.Từ những truyện đầu tiên, ông đã tìm đề tài trong những người nghèo
khổ, cùng khốn của xã hội.Đa số nhân vật phản diện của ông đều thuộc tầng lớp
thượng lưu giàu có và quan lại, cường hào.Toàn những cảnh xấu xa, bỉ ổi,
những chuyện bất công, ngang ngược, những con người ghê tởm, đáng khinh bỉ.
Phong cách truyện ngắn Nguyễn Công Hoan Page 7
Nguyễn Công Hoan tạo ra những tình huống bất ngờ, rồi phá lên cười và làm
cho người khác cười theo, nhưng ngẫm lại thật thương tâm đau xót.
Tác phẩm “ Kép Tư Bền” (1927) đã gây chấn động trên văn đàn, và là đề
tài cho cuộc bút chiến giữa hai quan điểm nghệ thuật vị nghệ thuật và nghệ
thuật vị nhân sinh.
Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan có nhiều nét gần với truyện cười dân
gian tiếp thu được truyền thống lạc quan của nhân dân muốn dùng tiếng cười
như một "vũ khí của người mạnh" để tống tiễn cái lạc hậu, cái xấu xa vào dĩ
vãng Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan với đặc điểm của nó đã nâng cao khả
năng nhận thức và khám phá các hiện tượng xã hội phức tạp Chúng ta có
quyền tự hào về Nguyễn Công Hoan và coi ông là bậc thầy truyện ngắn
Nguyễn Công Hoan là nhà văn có công khai phá, mở đường cho chủ nghĩa hiện
thực trong văn học Việt Nam thời kỳ hiện đại Nguyễn Công Hoan đã đột phá
vào những thành trì, khuôn khổ của giáo huấn và tiếp nhận, tuân theo một chủ
nghĩa khách quan lịch sử khi miêu tả hiện thực. Giới nghiên cứu văn học khi
bàn đến sự hình thành chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam đều nhất trí

đánh giá cao vai trò, vị trí của Nguyễn Công Hoan, người có những tác phẩm
được coi là "cổ điển" trong nền văn học hiện đại.
Trong các nhà văn hiện thực tiêu biểu của nền văn học hiện đại Việt Nam.
Nguyễn Công Hoan nổi lên là một cây bút có sức sáng tạo dồi dào, dẻo dai, một
tài năng xuất sắc độc đáo và đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Con đường viết
văn của ông đã bộc lộ đầy đủ tính cách và hoàn cảnh riêng tạo nên đặc điểm cây
bút ông. Ông là một trong những người đã đặt nền móng cho dòng văn xuôi
hiện thực phê phán. Đó cũng là thời kỳ văn học Việt Nam đang ở buổi sơ khai
của nền văn học viết bằng chữ quốc ngữ mà mỗi tác giả đều phải tự tìm lấy
mình, tự khẳng định mình, khẳng định văn học Việt Nam. Nguyễn Công Hoan
đã chọn và dám táo bạo đi thẳng đến một mình viết những truyện trong đời sống
bình thường, về những con người cùng khổ bị bọn cường hào địa chủ, tham
quan, ô lại đè nén, bóc lột đến cùng cực và bị giết hại. Bằng con mắt nhìn đả
Phong cách truyện ngắn Nguyễn Công Hoan Page 8
kích giễu cợt sâu cay, xuất phát từ tấm lòng căm giận kẻ cường quyền, bọn
cường hào, địa chủ và tình yêu thương, đồng cảm những người nghèo khó.
Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan là một tấn trò đời rộng rãi và phong phú.Ông
chỉ cốt khám phá trong hiện thực những mâu thuẫn, những cảnh tương phản Nói
đến Nguyễn Công Hoan là nói đến một bậc thầy truyện ngắn trong văn học Việt
Nam hiện đại. Nhiều tác phẩm của ông được đưa vào giảng dạy ở chương trình
giáo dục phổ thông các cấp. Thế giới truyện ngắn Nguyễn Công Hoan rất đa
dạng, phong phú mà đặc trưng nhất là xã hội phong kiến của thực dân ở Việt
Nam nửa đầu thế kỷ XX vì thế mà ông được mệnh danh là nhà văn tiêu biểu của
văn học hiện thực phê phán Việt Nam. Trong suốt mấy mươi năm cầm bút ông
đã có những đóng góp hết sức lớn lao với nhiều thể loại như trào phúng, tiểu
thuyết và truyện ngắn. Đóng góp lớn nhất và thành công nhất của Nguyễn Công
Hoan là truyện ngắn vì vậy mà khi đánh giá vị trí của ông trong nền văn học
Việt Nam không thể bỏ qua tiêu chí truyện ngắn và phải lấy nó làm tiêu chí
hàng đầu.
Đóng góp lớn lao về mặt truyện ngắn đã góp phần định hình cho

phong cách truyện ngắn của Ông. Nói cách khác, để tìm hiểu được phong cách
truyện ngắn hay đặc điểm phong cách truyện của ông ta phải thấu hiểu được nội
dung phản ánh trong truyện ngắn của ông từ đó thấy được tầm danh hiệu vĩ đại
mà giới nghiên cứu cũng như độc giả đã mệnh danh ông là bậc thầy truyện
ngắn.
Trong suốt 15 năm từ năm 1930 đến 1945 nền văn học Việt Nam đã đạt
được nhiều thành tựu rực rỡ trên các mặt như: thể loại, đội ngũ sáng tác, nhân
vật điển hình,….của nhiều cây bút tài hoa như: Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng,
Nam Cao,…với nhiều nội dung phản ánh khác nhau như: mâu thuẩn giai cấp,
những chuyện đời thường….trong đó không thể không kể đến nhà văn Nguyễn
Công Hoan. Sở dĩ như vậy là vì Hơn nửa thế kỷ cầm bút, Nguyễn Công Hoan
đã để lại cho kho tàng văn học Việt Nam hơn 300 truyện ngắn, hơn 20 truyện
dài. Nguyễn Công Hoan là nhà văn chưa bao giờ bị quên.Ông là người thường
Phong cách truyện ngắn Nguyễn Công Hoan Page 9
xuyên được nhắc nhở trong làng văn Việt Nam hiện đại.Người có vị trí như ông
không phải là quá hiếm hoi nhưng có người danh đang nổi như cồn bỗng bị lãng
quên ngay.là người hiện diện của độc giả.
Nguyễn Công Hoan là người đặt nền móng cho khuynh hướng văn học
hiện thực đầu thế kỷ XX, là cầu nối giữa truyện ngắn cũ và truyện gắn đời sau.
Có thể nói Nguyễn Công Hoan là ngọn cờ đầu của văn học hiện thực phê
phán Việt Nam. Nguyễn Công Hoan đến với chủ nghĩa hiện thực bằng văn học
trào phúng.Từ những truyện đầu tiên, ông đã tìm đề tài trong những người
nghèo khổ, cùng khốn của xã hội.Đa số nhân vật phản diện của ông đều thuộc
tầng lớp thượng lưu giàu có và quan lại, cường hào.Toàn những cảnh xấu xa, bỉ
ổi, những chuyện bất công, ngang ngược, những con người ghê tởm, đáng khinh
bỉ. Nguyễn Công Hoan tạo ra những tình huống bất ngờ, rồi phá lên cười và làm
cho người khác cười theo, nhưng ngẫm lại thật thương tâm đau xót.
Tác phẩm Kép Tư Bền (1927) đã gây chấn động trên văn đàn, và là đề tài
cho cuộc bút chiến giữa hai quan điểm nghệ thuật vị nghệ thuật và nghệ thuật vị
nhân sinh.

Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan có nhiều nét gần với truyện cười dân
gian tiếp thu được truyền thống lạc quan của nhân dân muốn dùng tiếng cười
như một "vũ khí của người mạnh" để tống tiễn cái lạc hậu, cái xấu xa vào dĩ
vãng Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan với đặc điểm của nó đã nâng cao khả
năng nhận thức và khám phá các hiện tượng xã hội phức tạp Chúng ta có
quyền tự hào về Nguyễn Công Hoan và coi ông là bậc thầy truyện ngắn
Nguyễn Công Hoan là nhà văn có công khai phá, mở đường cho chủ nghĩa hiện
thực trong văn học Việt Nam thời kỳ hiện đại Nguyễn Công Hoan đã đột phá
vào những thành trì, khuôn khổ của giáo huấn và tiếp nhận, tuân theo một chủ
nghĩa khách quan lịch sử khi miêu tả hiện thực. Giới nghiên cứu văn học khi
bàn đến sự hình thành chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam đều nhất trí
đánh giá cao vai trò, vị trí của Nguyễn Công Hoan, người có những tác phẩm
được coi là "cổ điển" trong nền văn học hiện đại.
Phong cách truyện ngắn Nguyễn Công HoanPage 10
Trong các nhà văn hiện thực tiêu biểu của nền văn học hiện đại Việt Nam.
Nguyễn Công Hoan nổi lên là một cây bút có sức sáng tạo dồi dào, dẻo dai, một
tài năng xuất sắc độc đáo và đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Con đường viết
văn của ông đã bộc lộ đầy đủ tính cách và hoàn cảnh riêng tạo nên đặc điểm cây
bút ông. Ông là một trong những người đã đặt nền móng cho dòng văn xuôi
hiện thực phê phán. Đó cũng là thời kỳ văn học Việt Nam đang ở buổi sơ khai
của nền văn học viết bằng chữ quốc ngữ mà mỗi tác giả đều phải tự tìm lấy
mình, tự khẳng định mình, khẳng định văn học Việt Nam. Nguyễn Công Hoan
đã chọn và dám táo bạo đi thẳng đến một mình viết những truyện trong đời sống
bình thường, về những con người cùng khổ bị bọn cường hào địa chủ, tham
quan, ô lại đè nén, bóc lột đến cùng cực và bị giết hại. Bằng con mắt nhìn đả
kích giễu cợt sâu cay, xuất phát từ tấm lòng căm giận kẻ cường quyền và tình
yêu thương những người nghèo khổ.
Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan là một tấn trò đời rộng rãi và phong
phú. Ông chỉ cốt khám phá trong hiện thực những mâu thuẫn, những cảnh tương
phản hoặc trái ngược nhau.Thế giới của Nguyễn Công Hoan là thế giới của

những kẻ khốn khổ đáng thương”.
Ông có sở trường về cách mô tả tư cánh hèn hạ, đê tiện hết chỗ nói của
bọn quan lại sâu mọt, bọn nha lại hãnh tiến giàu có sang trọng và khinh người.
Truyện ngắn của ông linh động lại có nhiều cái bất ngờ, làm cho người
đọc khoái trá vô cùng. Những truyện ngắn của ông tiêu biểu cho một thứ văn rất
vui, thứ văn mà có lẽ từ ngày nước Việt Nam có tiểu thuyết viết theo lối mòn
người ta chỉ thấy ở ngòi bút của ông thôi.
Thời kì 1929-1935 Nguyễn Công Hoan viết theo 3 chủ đề :
- Tố cáo, lên án những bọn chuyên sống bằng cách áp bức, bóc lột những
người nghèo khổ.
- Miêu tả những cảnh khổ cực của người nông dân và của ngững người
nghèo khác như kép hát, đi ở, phu xe .
Phong cách truyện ngắn Nguyễn Công HoanPage 11
- Phê phán những hạng người tuy không phải là tư sản nhưng nhờ đế
quốc mà phong lưu, ảnh hưởng lối sống tư sản đồi truỵ ở Châu Âu.
Thời kì 1936-1939: Nguyễn Công Hoan đã có những truyện châm biếm,
đả kích cả tên đầu sỏ phong kiến rồi tên thực dân Pháp, cả những vấn đề chiến
tranh chống phát xít. Đối với tầng lớp lao động ông đã có những truyện viết về
công nhân.
Thời kì 1940-1945: Ngòi bút Nguyễn Công Hoan tuy phần nào biểu lộ sự
bất bình, tố cáo những hiện tượng áp bức nhưng do những khó khăn khách quan
và cả chủ quan nên mặt tiến bộ của nhà văn không phát triển được, còn mặt tiêu
cực thì lại có dịp được bộc lộ. Đó là tư tưởng vốn có của nhà văn, cộng với ảnh
hưởng một cách không tự giác của chủ trương không phục cổ của thực dân phát
xít.
Tác giả có một nhận định chung “Với Nguyễn Công Hoan thì chỗ mạnh
nhất của ông là miêu tả nhân vật phản diện, tức bọn quan lại, địa chủ, cường hào
với bao điều xấu xa, dơ dáng của xã hội cũ” . “Cách miêu tả nhân vật là miêu tả
trong sự đối lập giữa hai sự vật, bản chất khác nhau, giữa bản chất - hiện tượng,
giữa nội dung - hình thức”.

Tác giả Nguyễn Đức Đàn trong Mấy vấn đề văn học hiện thực phê phán
Việt Nam. NXB khoa học xã hội 1968, đã nhận xét về thế giới nhân vật trong
những tác phẩm của Nguyễn Công Hoan như sau: “Với một số lượng khá lớn
như vậy truyện ngắn Nguyễn Công Hoan hợp thành một bức tranh rộng lớn khá
đầy đủ về xã hội cũ. Hầu hết trong xã hội thực dân phong kiến đều có mặt: nông
dân, công nhân, tiểu tư sản, trí thức làm các nghề tự do như thầy thuốc, làm báo,
nhà văn, nhà giáo, các nghệ sĩ, rồi tư sản, nhà buôn, nhà thầu khoán, địa chủ,
quan lại, cường hào, nghị viên, công chức, học sinh, cô đào, nhà thổ, đứa ở, phu
xe, kẻ cắp, anh hát xẩm, chị bán hàng rong, binh lính, bồi bếp…Từ các giai cấp
bị áp bức, bóc lột, các giai cấp thống trị và các tầng lớp trung gian cho đến
những người ở dưới đáy của một xã hội hết sức phức tạp”.
Phong cách truyện ngắn Nguyễn Công HoanPage 12
Trong một bài nghiên cứu Phan Cự Đệ cũng đã chỉ ra những đóng góp và
hạn chế: “Truyện của Nguyễn Công Hoan có nhiều nét gần gũi với truyện cười
dân gian. Chú ý xây dựng cốt truyện hơn là xây dựng tính cách nhân vật”.
Trong lời giới thiệu Truyện ngắn Việt Nam 1930-1945 nhà nghiên cứu
Nguyễn Hoành Khung đã nhấn mạnh về tài năng của Nguyễn Công Hoan trong
truyện ngắn “truyện ngắn cuả Nguyễn Công Hoan là hiện tượng chưa từng có
tới hai lần trong văn học Việt Nam”. Tính chất trào phúng ở Nguyễn Công Hoan
là thuộc về “năng khiếu thiên bẩm” là sự kế thừa truyền thống trào phúng của
văn học dân tộc.
Trong giai đoạn hiện nay các công trình nghiên cứu của GS Nguyễn Đăng
Mạnh, Nguyễn Hoành Khung đã để tâm nhiều đến tiểu thuyết của Nguyễn Công
Hoan. GS Nguyễn Đăng Mạnh viết: “Hầu hết truyện ngắn và truyện dài của
Nguyễn Công Hoan đều xoay quanh sự đối chọi giữa kẻ giàu và người nghèo.
Một đằng chẳng làm gì cả mà ăn ngập mày, ngập mặt không hết tiền, hết của.
Một đằng thì vất vả đủ đường mà suốt đời đói rách”.
Chương 2: PHONG CÁCH TRUYỆN NGẮN ĐỘC ĐÁO CỦA NGUYỄN
CÔNG HOAN
Nguyễn Công Hoan là nhà văn tiêu biểu của chủ nghĩa hiện nghĩa hiện

thực. Do đó, phong cách truyện ngắn nổi bật của ông là phong cách hiện thực.
và trào phúng. Thông qua phong cách trào phúng nhà văn dường như lột tả được
những vấn đề phi lí, ngược đời trong xã hôi đương thời, tính hiện thực do đó
cũng bao trùm lên tất cả các phương diện từ nội dung đến hình thức nghệ thuật
trong truyện ngắn của ông. Nét độc đáo trong phong cách truyện ngắn Nguyễn
Công Hoan thể hiện sinh động ở đề tài, chủ đề, cốt truyện, kết cấu, nghệ thuật
xây dựng nhân vật, giọng điệu, nghệ thuật trần thuật, các thủ pháp nghệ thuật.
Phong cách truyện ngắn Nguyễn Công HoanPage 13
2.1 Đề tài, chủ đề
Nguyễn Công Hoan dành sự quan tâm đến cuộc sống nông thôn Việt Nam
trước cách mạng tháng Tám.
Đặc biệt, ông đi sâu vào quan hệ giữa kẻ áp bức và người bị áp bức.
Ông thương xót rất nhiều những gia đình nông dân thất cơ lỡ vận, phải ra
Hà Nội kéo xe (Ngựa người, người ngựa; được chuyến khách…). Những kẻ lưu
manh là nạn nhân của xã hội nước ta dưới ách thực dân Pháp (Thằng ăn cắp;
Bữa no đòn…). Ông đả kích, phê phán bọn quan lại, hàn, nghị và cường hào
(Báo hiếu: Trả nghĩa cha; Báo hiếu: Trả nghĩa mẹ…).
Nguyễn Công Hoan là nhà văn của người nghèo, có tinh thần dân chủ,
dân tộc.Ông là nhà văn ác cảm với bọn có tiền, có quyền trong xã hội thực dân.
Ông chuyên tả những cảnh xấu xa bỉ ổi, những cảnh bất công vô lí trong xã hội
nước ta dưới thời Pháp thuộc nhằm phê phán xã hội, đạo dức luân lí.
Đây là cách chọn đề tài đơn giản, gần gủi (đề tài nhỏ) để nói về chủ đề
lớn.
Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan đã vạch trần “tính phi logic của cái
bình thường”, sự phi lí trong xã hội Việt Nam thuộc địa phong kiến lúc bấy giờ.
Trong truyện “Báo hiếu: Trả nghĩa mẹ” ông công kích hạng trọc phú ăn ở với
mẹ không ra gì. Tên này gọi mẹ bằng “con vú già”, để vợ đầu độc mẹ chết cho
khuất mắt, rồi “trả nghĩa mẹ” bằng cách làm đám ma thật linh đình để báo hiếu.
Trong truyện “Hai thằng khốn nạn” ông dựng lên một tên trọc phú keo kiệt
khác. Đó là một ông Nghị bỏ ra ba hào mua một thằng bé nhưng vì lưng thằng

bé có nhiều nốt ruồi nên hắn ta đã bớt lại hai xu mà vẫn còn tiếc là đắt quá! Hay
trong truyện “Mất cái ví”, ông đã nhạo báng ông Tham, một tên đểu cáng giả vờ
mất ví để đuổi khéo ông cậu ruột của mình.
Từ những lập luận có căn cứ rõ ràng như trên chúng ta có thể nhận xét
được phần nào về phong cách viết truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Công Hoan
thông qua cách chọn đề tài : Ông cho rằng “Đọc một truyện hay, lần nào tôi
cũng thấy một điểm chung mà tôi cho là căn bản, là nó dễ hiểu. Hiểu tác giả
Phong cách truyện ngắn Nguyễn Công HoanPage 14
định nói cái gì và dễ hiểu vì nó thực”.Từ những vấn đề rõ ràng cụ thể, động cơ
viết của ông rất rõ ràng vì vậy truyện ngắn của ông cũng có hệ thống tư tưởng
chủ đề cụ thể, rõ ràng và gửi gắm những giá trị sâu xa.
2.2 Cốt truyện
Nguyễn Công Hoan xây dựng câu chuyện của mình trên những nghịch lí,
những sự kiện, sự việc, hành động nhân vật đi ngược hẳn với cái bình thường.
Trong truyện “Xuất giá tòng phu”, người chồng đánh đập người vợ xinh đẹp của
mình không phải vì chị không giữ đạo làm vợ mà vì chị muốn giữ chữ trinh với
chồng, không chịu đi làm “quà tết” cho ông chủ của chồng mình. Chồng dạy vợ
đạo tòng phu nhưng thực chất là phản lại đạo tòng phu.
Mỗi truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan là một màn hài kịch, một tình
huống trào phúng. “Tinh thần thể dục” hiện tượng bên ngoài là chăm lo sức
khoẻ và sự giải trí cho nhân dân nhưng thực chất là đem lại tai hoạ cho dân, làm
phiền hà, gây khó khăn làm cho ai ai cũng muốn tránh né. Hay trong “Kép tư
bền” tình huống truyện ở đây chính là anh Tư Bền mặc dù đau đớn, lo buồn cho
cha những vẫn phải pha trò, cười cợt với khán giả để rồi cha anh ra đi trong cô
độc.
Ông thường đẩy mâu thuẫn trào phúng phát triển cao độ để rồi kết thúc
truyện bất ngờ. “Phần kết trong truyện của tôi, - Nguyễn Công Hoan viết, - cũng
như cái hom. Nó bất ngờ với độc giả hệt như miệng hom nhỏ mà kéo được con
cá vào”. Đoạn kết trong truyện Nguyễn Công Hoan rất quan trọng.Chủ đề của
truyện bao giờ tác giả cũng gửi vào câu kết.“Câu kết truyện của tôi là một cái

lờ. Nó thường làm cho độc giả đột ngột, cũng như đến chỗ hẹp, nước chảy
mạnh, thì cá bất thình lình bị đẩy tuột vào hom”. Như trong “Oẳn tà roằn”, tác
giả để Nguyệt lúc đầu khăng khăng mình mang thai với Phong và tỏ ra rất
chung tình “Tôi con nhà trâm anh, anh cũng con nhà thế phiệt, vì một lời giao
ước nên tôi mới quá chiều anh. Tuy tôi chưa là vợ anh, nhưng cũng như là vợ,
nên tôi dốc một lòng chung thuỷ, thì chữ trinh tôi giữ nguyên cho anh”. Bên
cạnh đó, Nguyệt cũng đồng thời khẳng định với Bắc đó là con anh. Thế nhưng,
Phong cách truyện ngắn Nguyễn Công HoanPage 15
cuối truyện kết thúc rất bất ngờ: “Té ra thằng bé con chàng mà nước da lại đen
như cái cột nhà cháy! Vậy nó không phải là con rồng cháu tiên. Nó là giống
“Oẳn tà roằn” không biết chống gậy”. Nhà văn không hề để lộ một dấu hiệu
thông báo nào cho biết đứa bé không phải là con Phong mà để anh ta tin đến lúc
nhìn toàn bộ hình hài của bé. Sức nặng của tác phẩm cũng như giá trị hiện thực
của truyện là ở đây.
Cốt truyện đột ngột, bất ngờ, đầy kịch tính của truyện ngắn Nguyễn Công
Hoan nhằm lật ngược một cảnh ngộ, một tình huống, vạch mặt trái một chân
dung, phanh phui một mâu thuẫn nội tại. Chân lí được nhận ra thông qua một
tiếng cười kinh ngạc. Trong truyện “Oẳn tà roằn” người ta đều đoán con của
Nguyệt có thể là một đứa bé kháu khỉnh, đẹp đẽ. Nó là con của Phong hoặc của
Bắc. Nhưng thật không ai ngờ nó lại là giống “oẳn tà rroằn” không biết chống
gậy! Người ta kinh ngạc vì không ngờ giữa lí tưởng xã hội thẩm mĩ tiến bộ và
đối tượng bị châm biếm lại có một khoảng cách xa đến như vậy. Độc giả bỗng
nhiên khám phá ra được chân lí và điều đó gợi nên những rung động, khoái cảm
về mặt thẩm mĩ.
2.3 Kết cấu
Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan có kết cấu chặt chẽ, được xây dựng dựa
trên sự đối lập giữa các nhân vật và sự cố.
2.3.1 Đối lập giữa các nhân vật
Ở những truyện có chủ đề phê phán xã hội, thường có kết cấu đối lập
giữa hạng nhà giàu quyền thế với hạng người nghèo khó lép vế (“Mất cái ví”,

“Đồng hào có ma”…).
Trong truyện “Mất cái ví” rõ ràng là sự đối lập giữa ông bà Tham với
người cậu nghèo khổ của mình, giữa người giàu có nhưng đểu cáng với người
nghèo mà tự trọng.
Ở những truyện ngắn mang chủ để đạo đức luân lí, quan hệ luyến ái, hôn
nhân gia đình, kết cấu thường dựa trên sự đối lập giữa người già và người trẻ,
giữa nam và nữ (“Báo hiếu: Trả nghĩa cha”, “Báo hiếu: Trả nghĩa mẹ”…).
Phong cách truyện ngắn Nguyễn Công HoanPage 16
Trong truyện “Báo hiếu: Trả nghĩa mẹ”, nhà văn đã xây dựng nên sự đối
lập về hoàn cảnh, địa vị và tình cảm giữa người mẹ già, quê mùa, nghèo nàn và
người con trai giàu có, lạnh lùng, tàn nhẫn. Chính cách đối xử của người con
đối với mẹ là tiếng cười chua xót cho cái gọi là “trả hiếu” của con người luôn
giương cao ngọn cờ hiếu thảo trước mọi người trong ngày giỗ cha.
2.3.2 Các cặp sự vật, sự việc, hiện tượng đối lập
Thứ nhất là sự đối lập giữa hiện tượng bên ngoài và bản chất bên trong:
“Báo hiếu: Trả nghĩa cha”, “Báo hiếu: Trả nghĩa mẹ”, “Kép tư bền”…
Nguyễn Công Hoan không lên tiếng chỉ trích hay chê bai nhân vật mà
dùng chính sự mâu thuẫn và đối lập trong suy nghĩ, lời nói và hành động để
châm biếm.
Trong “Báo hiếu: Trả nghĩa cha”, “Báo hiếu: Trả nghĩa mẹ” nhân vật
chứa đựng sự đối lập giữa hiện tượng và bản chất là những người con giàu sang
những bất hiếu. Những người con giàu có, có địa vị trong xã hội không ngớt lên
tiếng hô hào khẩu hiếu sống hiếu thảo với thiên hạ nhưng đằng sau những lời
nói hoa mĩ đó lại là hành động xua đuổi hết sức tàn nhẫn, bất hiếu.
Hay trong “Kép Tư Bền”, anh Tư Bền trong lòng hết sức lo lắng, xót
thương cho cha nhưng bề ngoài phải làm trò, cười cợt với khán giả.
Thứ hai là sự đối lập giữa nguyên nhân tầm thường và hậu quả nghiêm
trọng. Trong “Thằng ăn cắp” chỉ vì ăn quỵt một bát bún riêu nhân lúc quá đói
mà tên ăn cắp bị tất cả mọi người xung quanh suy diễn đủ tội ăn cắp như ăn cắp
vàng, tiền và bị đánh đập tàn nhẫn không thể đứng dậy nỗi và cũng không thể

thanh minh cho tội danh mà họ áp đặt lên mình.
Thứ ba là cặp đối lập giữa hy vọng và thất vọng: “Ngựa người, người
ngựa”, “Ngậm cười”…
Trong “Ngựa người, người ngựa”, anh kéo xe gieo bao nhiêu hi vọng thì
lại gặt lấy bấy nhiêu thất vọng. Để mong kiếm bữa gạo ăn tết nhưng cả mấy
ngày xúi quẩy chẳng có người khách nào. Một hôm tưởng là có khách đi mà lại
đi rất nhiều giờ, những tưởng có tiền để ăn bát phở tái, mua bánh ga tô cho con
Phong cách truyện ngắn Nguyễn Công HoanPage 17
và đưa tiền cho vợ cho gia đình hạnh phúc thì lại là một người khách có số phận
chẳng hơn gì anh khiến anh phải khổ vì cô ả. Đến tia hi vọng cuối cùng khi anh
tin cô ả vào nhà săm kiếm được khách để trả tiền cho mình thì lại thất vọng não
nề khi cô ta đã bỏ đi.
Thứ tư là cặp đối lập giữa phúc và hoạ: “Được chuyến khách”…
“Được chuyến khách” lại vẽ lên một bức tranh sinh động về cuộc đời lam
lũ và tư tưởng về cuộc sống của một anh kéo xe. Anh kéo xe khổ cực quá nên
sinh ra ốm nhưng anh vẫn cho rằng như thế này đã là may mắn hơn bao anh em
khác. Trong cơn ốm đau như vậy nhưng thấy sắp có phiên chợ to trên Bách thú,
thầm nghĩ bờ Hồ sẽ đông khách lắm tất nhiên sẽ kiếm được kha khá nên anh
quyết đi kéo xe. Thế nhưng chính cái vận may đó lại làm bệnh anh thêm nặng
đến nỗi anh thổ huyết. Trong lúc hoang mang vì thấy máu, tiếng gọi xe của một
cô gái tân thời lại làm anh lo nghĩ. Bởi lẽ, nếu kéo xe thì sức anh có chịu nổi
chăng nhưng bỏ qua cơ hội này thì sợ rằng không có lần sâu nên anh vẫn quyết
định tranh lấy vị khách này. Phúc và hoạ đến với anh kéo xe chỉ trong chớp mắt,
song xét đến cùng cái được gọi là phúc đó chỉ mang đến cho anh tai hoạ mà thôi
khiến anh sớm ngã quỵ.
Thông qua việc tổ chức văn bản với những cặp đối lập, nhà văn đã thể
hiện sâu sắc bức tranh hiện thực cuộc sống nông thôn Việt Nam trước cách
mạng tháng Tám trong sâu thẳm bản chất cội nguồn của nó. Nhờ thế mà giá trị
phê phán xã hội càng sâu cay hơn.
2.4 Nghệ thuật xây dựng nhân vật

- Nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Công Hoan hầu như đều có một
ngoại hình xấu xí. Điều này trở thành thói quen, ý thức thẩm mỹ trong ông."Tôi
vẽ người xấu nhạy hơn người tốt. Bởi vì tôi vốn bi quan nên nhìn mọi vật bằng
con mắt hoài nghi, chỉ thấy phía xấu. Phía xấu dễ nhập tâm hơn phía tốt”.
+ Thông qua một số bức chân dung nhân vật người nghèo ta thấy Nguyễn
Công Hoan miêu tả khắc hoạ những kẻ nghèo khổ khốn cùng ấy như đồ vật, vật
Phong cách truyện ngắn Nguyễn Công HoanPage 18
hoá một cách tỉ mỉ từng chi tiết nhỏ cốt là để cho người đọc thấy được trạng thái
thảm hại vốn có của nó.
+ Qua hình hài gớm ghiếc của những nhân vật, nhà văn đã vạch trần sự
thối tha của một xã hội phi nhân tính. Những hình nhân đồ vật kia chỉ là nạn
nhân của sự vô lương tâm, thói đạo đức giả. Hơn thế nữa đằng sau của sự miêu
tả tỷ mỷ ấy người ta còn thấy cả một lòng căm thù, sự ghê tởm của một xã hội
đầy rẫy sự tàn bạo, thối nát làm cho con người không còn là người nữa.Miêu tả
tưởng chừng một cách khách quan đứng ngoài cuộc để nhìn vào với một thái độ
khinh miệt thực ra là cả một tấm lòng nhân đạo, thiết tha, của Nguyễn Công
Hoan.
- Không chỉ nhìn thấy những kẻ nghèo khổ xấu xí vì đói kém, vì sự bóc
lột tàn tạ cả về thể xác lẫn tinh thần, Nguyễn Công Hoan còn nhìn thấy được sự
xấu xí, kỳ dị, ở những hạng người giàu có mà bất nhân, đểu cáng. Ở đây ngoại
hình và tính cách nhân vật thường thống nhất nhau.Nghĩa là đối với loại nhân
vật này, xấu về ngoại hình tức là xấu về tính cách, bản chất.
- Tả người Nguyễn Công Hoan thường đặc biệt chú ý tới khuôn mặt mà
theo Bônđơle “Bộ mặt xấu là bộ mặt thiếu sự hài hoà, bệnh hoạn, thiếu hưng
phấn sáng sủa, thiếu sự phong phú nội tâm”.
Hãy xem nhà văn tả cái mặt của bà lớn: “Hình như trời đã đặt một cái
khuôn riêng để đúc nặn các người làm bà lớn. Nên chăng mấy chốc, bà phủ đã
được đúng kiểu mẫu, chỉ riêng bộ mặt cũng đã long trọng.Người ta tương chiếc
bánh dầy đám cưới, ở giữa đặt một quả chuối ngự, và ngay đầu quả chuối, nằm
dài hai múi cà chua”.(Đàn bà là giống yếu).

- Không phải ngẫu nhiên Nguyễn Công Hoan tả bọn quan lại, bọn tư sản,
địa chủ, cường hào đều nhất loạt to béo, béo đến chảy mỡ, đến phát phì ra như
vậy. Đây là cách giải thích của Nguyễn Công Hoan về lý do béo của chúng:
“Tôi cực lực công kích sách vệ sinh đã dạy ta ăn uống phải sạch sẽ, nếu ta muốn
được khoẻ mạnh, béo tốt. Thuyết ấy sai! Trăm lần sai! Nghìn lần sai! Vì tôi thấy
sự thực ở đời này bao nhiêu những anh béo khoẻ đều là những anh thích ăn bẩn
Phong cách truyện ngắn Nguyễn Công HoanPage 19
cả” (Đồng hào có ma). Ở tầng lớp quan lại, tư sản, địa chủ, cường hào mà
Nguyễn Công Hoan gọi chung là bọn nhà giàu ấy không chỉ diễn trò “ăn bẩn”
mà còn diễn trò “ăn cắp”, “ăn cướp”. Đó cũng là đề tài trở đi, trở lại trong
những truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan.Có lẽ xoay quanh những vụ trộm
cắp, nhà văn dễ tìm ra những tình tiết ly kỳ và có dịp vạch trần bản chất đểu
cáng, giả dối của chúng.
Song có cả những nhân vật vì nghèo khổ, gầy, đói quá do không có gì mà
ăn nên cũng phải diễn trò ăn cắp, ăn xin.
Trong sự đối lập kẻ giàu, người nghèo ấy cùng diễn ra trò, dĩ nhiên nhà
văn đứng về phía người nghèo, bênh vực họ.
Ví dụ: Ở những truyện ngắn: “Thằng ăn cướp”, “Bữa no đòn”, “Thế
cho nó chừa”
- Khắc họa tính cách: Thế giới nhân vật của Nguyễn Công Hoan bao gồm
những hạng người quen thuộc với hai môi trường sống : Cửa quan ở các phủ
huyện, thành thị. Có lẽ do ấn tượng tuổi thơ mà tạo nên thế giới nhân vật ở hai
môi trường sống này. Vì vậy, với các nhân vật ông quan bà quan, hương lý,
chức dịch chiếm tỷ lệ lớn trong các truyện ngắn của nhà văn.Với các nhân vật
này, ông chỉ cần phác qua một vài nét là tính cách hiện lên sinh động.Nhân vật
của ông, chủ yếu là nhân vật phản diện thường có những nét tính cách sau. Bọn
đàn ông nhà giàu, quyền lực : tham, ác, đê tiện, đểu cáng, trắng trợn ; bọn đà
bà : dâm đãng và xảo quyệt. Tất nhiên các nét tính cách trên tùy nhân vật mà
đậm nhạt khác nhau. “Đồng hào có ma” nổi bật là tham lam, đê tiện; Thịt người
chết nổi bật là bỉ ổi, độc ác ; “Mất cái ví”, “Xuất giá tòng phu” nổi bật là đểu

giả, đê tiện;…trình sáng tác tiểu thuyết trước cách mạng đến sau cách mạng của
Nguyễn Công Hoan và dừng lại lâu hơn ở “Bước đường cùng”. Nguyễn Hoành
Khung đã phát hiện phân tích và lý giải rất nhiều những vấn đề thuộc về nội
dung cũng như nghệ thuật đầy sức thuyết phục. Đặc biệt ở phương diện nghệ
thuật tác giả đã có những ý kiến sắc sảo chỉ ra những ưu nhược điểm về nhân
vật Bước đường cùng: “đã xây dựng thành công hai nhân vật chính Nghị Lại và
Phong cách truyện ngắn Nguyễn Công HoanPage 20
Pha. Do cái nhìn xã hội tiến bộ gần với quan điểm giai cấp nhà văn đã thể hiện
khá sâu sắc bản chất giai cấp bọn địa chủ và số phận người nông dân lao động.
2.5 Giọng điệu, ngôn ngữ
2.5.1. Trong sáng, giản dị có tính chất bình dân. Văn chương Nguyễn Công
Hoan trong sáng phát huy khả năng diễn đạt của tiếng nói dân tộc
- Ngôn ngữ một bà nhà quê : “Thưa thầy, từ đây lên huyện những chín
cây-lô-mếch, sợ nhà đi nắng thì cảm, rồi phải lại thì oan gia…” (Tinh thần
thể dục).
Ngôn ngữ lính tráng : “Nói nôm na, chú Ván-cách cũng muốn chim chị
Tam đáo để. Có bận chú định ngồi trong mành mành, ví chị Tam một câu rõ
hay. Giá chú biết làm thơ, làm văn thì hẳn đã nghĩ được một bài trường
thiên rõ dài để tặng ! Khốn nhưng chú chỉ quen thói bóp ngực lần lưng dân,
cho nên chỉ học mốt chim gái của bạn đồng nghiệp, thẳng như nòng súng, là
giữ nón, chắn đường, hoặc nắm cổ tay mà bắt nói một câu :
Van nhà, nhà buông em ra ! (Thật là phúc)
Ngôn ngữ chị vú, con sen: “Lậy ông bà, chúng con có biết cái ví
tiền của ông mặt ngang mũi dọc thế nào, thì chúng con cứ chết một đời cha
ba đời con!” (Mất cái ví).
Ngôn ngữ bà bán bún riêu: “Ba mươi sáu cái nõn nường! Mỗi bát mấy
đồng xu của người ta đây! Thôi đi! Dơ! ” (Thằng ăn cắp).
Ngôn ngữ kẻ ăn mày: “Giàu hai con mắt, đói hai bàn tay, con kêu
van cửa ông cửa bà thí bỏ cho con bát cháo lưng hồ ” (Cái vốn sinh nhai).
2.5.2. Ngôn ngữ thân mật, suồng sã

Bakthin: “Tất cả những gì nực cười đều gần gũi Tiếng cười có một sức
mạnh tuyệt vời kéo đối tượng lại gần, tiếng cười lôi đối tượng vào khu vực
tiếp xúc thân mật đến thô bạo, ở đó có thể suồng sã sờ mó từ khắp phía ”.
- Văn của Nguyễn Công Hoan không là thứ văn đạo mạo, mà là văn lột trần
tất cả tôn ti trật tự xã hội, không chừa một ai. Trong Bữa no đòn:
Phong cách truyện ngắn Nguyễn Công HoanPage 21
“Chẳng ai thương nó cả.Nó cũng là người. Duy chỉ khác mọi người là chẳng
may nó bị tạo hóa ruồng bỏ, cho nên đói khát, phải ăn cắp giấm giúi để nuôi
thân. Cái ấy cũng khác hẳn với người thường. Họ thừa, họ cứ đường hoàng ăn
cắp”.
- Văn trần thuật của Nguyễn Công Hoan nhìn chung là những lời
trò chuyện giữa tác giả, nhân vật và độc giả như những kẻ bằng vai phải lứa
cùng đùa cợt bông phèng với nhau. “Một loạt truyện ngắn của ông viết vừa
rồi về quan trưởng tôi có đọc hết. Tôi nhận thấy có truyện ông đã bịa thêm
nhiều ” (Tôi tự tử). “Vì mới chết lần này là lần đầu, nên anh Xích chưa
có lịch duyệt về khoản ấy. Thực vậy, nếu chết ở tỉnh, thì ai láu nên
chọn vào đêm thứ sáu. Như thế, vợ con có vừa vặn thì giờ để cáo phó lên
báo. Và chủ nhật, cất đám, có đủ các cụ, các quan, các ông, các bà, thân
bằng cố hãu đi đưa đông. Ở nhà quê, nếu chết vì tai nạn, người khôn ngoan
bao giờ cũng tránh những ngày chủ nhật hoặc ngày lễ, thì sự khám xét, tống
táng mới mong chóng được. Nhưng khốn nỗi, xưa nay, không ai chết lần thứ
hai để được bài học kinh nghiệm về cách chết. Vì vậy, vẫn có nhiều người
chết một cách ngờ nghệch” (Thịt người chết). “Dạy học là một nghề khó nhọc.
Dạy lớp Đồng ấu lại khó nhọc gấp mười. Trẻ con phần nhiều đãng trí, hay
quên, có khi tay cầm quản bút, nhưng lại mách thầy là anh nào ăn cắp. Có
khi lọ mực móc dây vào ngón tay, nhưng lúc hứng, cứ như thế, đưa cả lên đầu
mà gãi! Lại có đứa thò lò mũi xanh. Có đứa mải chơi, đi “mô tô” ra quần lúc
nào không biết. Quần áo thì bẩn thỉu, hôi thối, đất cát, mồ hôi bê bết nhễ
nhại, cáu ghét tầng tầng. Trong lớp thì hơi người tanh nồng lên. Không
trách người Tây gọi lớp ấy là Ăng-phăng-tanh cũng phải” (Thầy cáu).

2.5.3 Ngôn ngữ giễu nhại
Có giọng giễu nhại. Bằng biện pháp giễu nhại, tác giả hạ bệ tất cả những gì
gọi là nghiêm trang, nghiêm túc; biến chúng thành trò cười với hình thức mô
phỏng (hí phỏng) một cách hài hước lời nói, giọng điệu của những nhân vật
nào đấy, hoặc phong cách ngôn ngữ của một tầng lớp xã hội nào đấy. Tả cái
Phong cách truyện ngắn Nguyễn Công HoanPage 22
áo rách của thằng ăn cắp: “Cái áo dài vải Tây nay chỉ còn giữ được màu nước
dưa, thì ở lưng, vai, tay, ngực bướp ra, mà năm khuy thì về hưu trí. Mỗi
chỗ rách là kỉ niệm một trận đòn mê tơi ”. Tả con chó sủa: “Tiên sinh xứ
tự do ngôn luận oang oang cứ diễn thuyết ràm rộ, hô hào dữ dội đến nỗi
cả nhà mất ngủ”.
2.5.4. Chơi chữ
Chơi chữ trong cách đặt tên truyện. Hai thằng khốn nạn: Một người
khốn nạn về vật chất (nghèo khổ) và một người khốn nạn về tinh thần, về
cách sống (nhà giàu). Thế là mợ nó đi Tây: “đi Tây” vừa chỉ người Việt Nam
sang du học bên Tây vừa chỉ sự ra đi hẳn, cắt đứt hẳn. Xuất giá tòng phu:
Dùng ngôn ngữ đạo lý để chỉ chuyện vô đạo: Tòng phu không phải là thủy
chung với chồng mà theo mệnh lệnh chồng đi ngủ với quan trên.
Chơi chữ trong văn trần thuật: Tôi cực lực công kích sách vệ sinh
đã dạy người ta ăn uống phải sạch sẽ, nếu ta muốn được khỏe mạnh béo tốt.
Thuyết ấy sai. Trăm lần sai, nghìn lần sai vì tôi thấy sự thực ở đời, bao
nhiêu những anh béo khỏe, đều là những anh thích ăn bẩn cả ” (Đồng hào có
ma). Miêu tả cách ghẹo gái có tính chất lính tráng của một viên cơ. Lão
khám một mụ buôn thuốc phiện lậu, thấy có mấy đồng trinh: “-À, con này gớm
thật, mày vẫn còn trinh à?”.
2.6. Nghệ thuật trần thuật
2.6.1. Trần thuật theo ngôi kể
Mỗi truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan, ông sử dụng lối trần thuật theo
ngôi kể thứ ba – người kể chuyện giấu mình nhưng điểm nhìn và lời kể theo
giọng điệu của nhân vật. Trong mỗi truyện đều sử dụng ngôn ngữ giản dị, có

tính chất bình dân và mang tính trào phúng lột cả được hoàn cản của nhân vật
cũng như nết xấu của con người thay đổi về bản chất. Với “Ngựa người người
ngựa” người kể chuyện toàn tri, biết hết hoàn cảnh của a phu xe, biết được suy
nghĩ của anh về gia đình, về chuyện áo cơm, những trăn trở trong tối ba mươi
tết: “Anh ấy chạy vội lại phía có người gọi”, “Anh xe mới nghĩ mười lăm phút
Phong cách truyện ngắn Nguyễn Công HoanPage 23
nữa mình sẽ có sáu hào”. Cách trao lời kể cho người dấu mặt có thể bộc lộ
được suy nghĩ và những bình luận, đánh giá của cá nhân vào tác phẩm: “Phải
đòn trận này thì nó cạch đến già! Nhưng đáng kiếp hắn lắm! Ai thương? Ai bảo
mới nứt mắt ra đã đi ăn cắp” (Thằng ăn cắp), sử dụng đại từ thay thế “Nó” cho
thằng ăn cắp, những hành động rượt đuổi bắt nó như muốn nói lên cái xã hội đã
làm con người cũng phải lọt vào “bước đường cùng” không lối thoát. Trong
“Răng con chó của nhà tư sản” tác giả cũng dùng lối kể chuyện giấu mặt toàn
tri kể lại câu chuyện con chó nhà tư sản còn sướng hơn cả người ăn mày nữa,
trong cảnh nghèo đói con người phải giành giật miếng ăn với cả súc vật mà
không cần nghĩ đến thân phận nữa: “giá con chó biết tiếng người…khuất bóng
ở cạnh tường”. Nội dung được phản ánh trong tuyện ngắn của ông rất chân thực
và lột tả được những cảnh đời bất hạnh, nghèo khổ phải làm thuê làm mướn
suốt đợi, chỉ biết “Dạ” và làm theo (Thanh! Dạ!), qua đó tác giả bộc lộ được
tình cảm và tấm lòng thương yêu đối với những kiếp người như vậy: “tội
nghiệp con bé, khi nó về…vì vừa làm tròn một việc mà không phải mắng” .
Những dẫn chứng ấy cũng giúp chúng ta nhận ra được phần nào phong cách
trao cách kể chuyện của Nguyễn Công Hoan nhằm thoát ra được tinh thần nhân
đạo và thể hiện tình cảm đối với những con người nhỏ bé trong xã hội, không
được coi trọng danh dự và chính cái hoàn cảnh phải mua vui cho thiên hạ mà
không dám nghĩ đến việc riêng (Kép Tư Bền), điều kiện xã hội làm cho con
người cũng thay đổi theo hướng tiêu cực và trở thành những phần tử xấu trong
xã hội ấy.
Cũng có khi tác giả Nguyễn Công Hoan sử dụng lối kể chuyện ở ngôi thứ
nhất trong “Thế là mợ nó đi tây” xưng “tôi” nhằm kể lại những câu chuyện diễn

ra xung quanh mình một cách chân thật, độc giả khi tiếp xúc sẽ tường tận được
những sự kiện của chính mình, biết được hoàn cảnh mình đang sống và những
việc mình làm. Nhà văn xưng “tôi” hoặc cho “tôi” xuất hiện là để phá vỡ
khoảng cách trần thuật giữa chủ thể trần thuật với các sự kiện được trần thuật.
“Tôi” là nhân vật chính, tự kể lại chuyện mình, chiếm vị trí trung tâm, chính vì
Phong cách truyện ngắn Nguyễn Công HoanPage 24
thế nó thể hiện rõ nhất tư tưởng chủ đề của truyện. Mọi biến cố xoay quanh
“tôi”, từ thời hiện đại kể lại thời kì quá khứ (Ngày ấy). Vì kể lại chuyện đời
mình, khoảng cách giữa hai thời hiện tại và quá khứ không quá xa nhau, do vậy,
truyện kể vẫn đậm chất thời sự như: Tôi tự tử, Tôi chủ báo, Anh chủ báo, Chiến
tranh, Thằng ăn cắp…Khi người kể chuyện là “tôi”, “tôi” kể việc “tôi” biết cho
độc giả nghe. “Tôi” đối thoại, tranh luận với độc giả, “tôi” dẫn độc giả đi từ sự
kiện này đến sự kiện khác theo ý “tôi” (Cái thú tổ tôm): “Vậy xin độc giả đoán
nét mặt ông nghị Đào…nhà xơi nước hay không?”. Qua đó chúng ta nhận thấy
được cách dùng ngôi kể của Nguyễn Công Hoan rất tinh tế và có những tác
dụng tạo nên giá trị nội dung và nghệ thuật cho tác phẩm.
2.6.2. Điểm nhìn trần thuật
Truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan rất phong phú trong điểm nhìn trần
thuật, có điểm nhìn bên trong, bên ngoài và cả không gian lẫn thời gian đan xen
trong hệ thống nhân vật và lớp ngôn ngữ bình dân ấy. Cách trao điểm nhìn đa
dạng như thế sẽ tạo được hiệu ứng tốt trong cách nhìn nhận của độc giả, tạo cảm
giác “trực tiếp”, “công khai”, người đọc bị lôi cuốn vào câu chuyện và cùng trải
nghiệm với nhân vật như một tham thể đặc biệt trong thế giới nghệ thuật.
Truyện ngắn trào phúng Nguyễn Công Hoan, xuất hiện cái cười mới, cái
cười cao hơn, sâu săc hơn cái cười thông thường. Tiếng cười của ông chĩa vào
sự tha hóa trong xã hội, qua đó mà tầm phổ quát của nó là tố cáo trạng thái tha
hóa của toàn xã hội. Khi tác giả nhảy vào làm trò, tức tác giả nhập vai nhân vật,
từ bên trong. Lúc này điểm nhìn trần thuật là điểm nhìn từ nhân vật, từ bên
trong. Kẻ cao đạo nói về lưu manh là giọng bề trên nói với kẻ dưới. Tất nhiên,
lập một khoảng cách, kẻ khốn nạn nói về kẻ khốn nạn, khoảng cách sex bị phá

vỡ. Vì đó là cái nhìn bên trong, cái nhìn tận gan ruột. Do đó nó rất thật.
Với điểm nhìn bên trong tác giả kết hợp với lối kể chuyện ở ngôi thứ ba
giấu mặt nhưng di chuyển điểm nhìn vào chính nhân vật trong truyện. Những
truyện ngắn của ông được nhìn xuyên qua cảm nhận của nhân vật: “rồi trong
khi nhà nuôi kể lể, thì cậu lệ đánh vần để đọc lá thư”, “nó mừng quá lóp ngóp
Phong cách truyện ngắn Nguyễn Công HoanPage 25

×