BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH
NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI
CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP,
NÔNG THÔN HUYỆN VĂN LÂM¸TỈNH HƯNG YÊN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
HÀ NỘI - 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH
NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI
CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP,
NÔNG THÔN HUYỆN VĂN LÂM¸TỈNH HƯNG YÊN
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
MÃ SỐ : 62 85 01 03
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. HỒ THỊ LAM TRÀ
2. PGS.TS. NGUYỄN THANH TRÀ
HÀ NỘI - 2014
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những số
liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa
từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ trong quá trình thực hiện luận án này
đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận án đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Hồng Hạnh
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án này, tôi đã nhận được sự
quan tâm, giúp đỡ của nhiều tập thể, cá nhân. Nhân dịp này tôi xin gửi lời cảm ơn
đến tập thể các thày, cô giáo Khoa Quản lý đất đai, Bộ môn Quản lý đất đai, Ban
Quản lý đào tạo Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã tận tình giúp đỡ tôi trong
quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án này.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Hồ Thị Lam Trà và
PGS.TS Nguyễn Thanh Trà đã tận tình hướng dẫn, trực tiếp chỉ ra những ý kiến quý
báu và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận án.
Tôi cũng xin gửi lòng biết ơn chân thành tới lãnh đạo địa phương và người
dân huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong quá
trình điều tra, khảo sát thực địa, theo dõi mô hình và nghiên cứu.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các tập thể và cơ quan, ban ngành,
bạn bè, gia đình và người thân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập
tài liệu nghiên cứu.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn tất cả sự giúp đỡ quý báu của các tập
thể và cá nhân đã động viên, khích lệ và giúp đỡ tôi hoàn thành luận án này.
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Hồng Hạnh
iii
MỤC LỤC
Lời cam đoan
i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt vi
Danh mục các bảng vii
Danh mục các hình ix
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 3
3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
5 Những đóng góp mới của luận án 3
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
1.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn về chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất 5
1.1.1 Một số thuật ngữ 5
1.1.2 Sử dụng đất đai 5
1.1.3 Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất 8
1.2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về nông nghiệp, nông thôn 13
1.2.1 Lý thuyết về nông nghiệp, nông thôn trên thế giới 13
1.2.2 Khái quát mô hình thực tiễn về nông nghiệp, nông thôn 14
1.2.3 Quan hệ giữa sử dụng đất với phát triển nông nghiệp, nông thôn 17
1.3 Kinh nghiệm chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất của một số nước trên thế
giới, vùng lãnh thổ và ở Việt Nam 19
1.3.1 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới và vùng lãnh thổ 19
1.3.2 Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất ở Việt Nam 22
1.4 Tác động của quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất đến nông
nghiệp, nông thôn 27
1.4.1 Tác động đến kinh tế 28
iv
1.4.2 Tác động đến xã hội 33
1.4.3 Tác động đến môi trường nông thôn 40
1.5 Nhận xét chung và định hướng nghiên cứu 41
CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 44
2.1 Nội dung nghiên cứu 44
2.1.1 Đặc điểm vùng nghiên cứu 44
2.1.2 Thực trạng chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất 44
2.1.3 Đánh giá tác động của chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất đến nông
nghiệp, nông thôn 44
2.1.4 Kiểm chứng theo dõi một số mô hình sử dụng đất phục vụ đề xuất
hướng sử dụng 45
2.1.5 Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chuyển đổi cơ cấu sử
dụng đất nhằm phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện 45
2.2 Phương pháp nghiên cứu 47
2.2.1 Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu 47
2.2.2 Phương pháp phân vùng và chọn điểm nghiên cứu 47
2.2.3 Phương pháp điều tra và phỏng vấn 48
2.2.4 Phương pháp lựa chọn theo dõi mô hình sử dụng đất phục vụ đề xuất
sử dụng đất 49
2.2.5 Phương pháp tính hiệu quả sử dụng đất 49
2.2.6 Phương pháp lấy mẫu phân tích 50
2.2.7 Phương pháp so sánh 51
2.2.8 Phương pháp đánh giá tác động 52
2.2.9 Phương pháp xử lý số liệu 53
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 55
3.1 Đặc điểm vùng nghiên cứu 55
3.1.1 Đặc điểm vùng nghiên cứu 55
3.1.2 Các nguồn tài nguyên 56
3.1.3 Thực trạng phát triển kinh tế, xã hội huyện Văn Lâm 58
3.2 Đánh giá thực trạng chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất 59
v
3.2.1 Hiện trạng và biến động sử dụng đất huyện Văn Lâm 59
3.2.2 Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất huyện Văn Lâm giai đoạn 2000 - 2010 64
3.3 Tác động của chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất đến nông nghiệp, nông thôn 72
3.3.1 Tác động về mặt kinh tế 72
3.3.2 Tác động về mặt xã hội 85
3.3.3 Tác động về mặt môi trường 101
3.3.4 Xác định mức độ tác động của chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất đến phát
triển nông nghiệp, nông thôn 113
3.3.5 Đánh giá chung 119
3.4 Kiểm chứng theo dõi một số mô hình sử dụng đất nông nghiệp phục
vụ đề xuất hướng sử dụng 122
3.4.1 Thông tin về các mô hình theo dõi 123
3.4.2 Hiệu quả của các mô hình theo dõi 124
3.5 Giải pháp để nâng cao hiệu quả thực hiện chuyển đổi cơ cấu sử dụng
đất nhằm phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện. 128
3.5.1 Giải pháp về chính sách 128
3.5.2 Nhóm giải pháp về kinh tế 128
3.5.3 Nhóm giải pháp về xã hội 131
3.5.4 Nhóm giải pháp bảo vệ môi trường sinh thái 133
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 135
1 Kết luận 135
2 Kiến nghị 137
Danh mục công trình đã công bố có liên quan đến luận án 138
Tài liệu tham khảo 139
Phụ lục 144
vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ATLT An toàn lương thực
CNH Công nghiệp hóa
CNH - ĐTH Công nghiệp hóa - đô thị hóa
CPSX Chi phí sản xuất
GTSX Giá trị sản xuất
GTGT Giá trị gia tăng
HĐH Hiện đại hóa
KCN Khu công nghiệp
KLN Kim loại nặng
LĐ Lao động
LUT Loại hình sử dụng đất
LĐ&TBXH Lao động và thương binh xã hội
NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
NQ Nghị quyết
NTTS Nuôi trồng thủy sản
NXB Nhà xuất bản
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
TCCP Tiêu chuẩn cho phép
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TN&MT Tài nguyên và Môi Trường
TW Trung ương
UBND Ủy ban nhân dân
XHCN Xã hội chủ nghĩa
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT Tên bảng Trang
2.1 Chọn mẫu điều tra hộ nông dân 48
2.2 Phân cấp mức độ ảnh hưởng của mối quan hệ 53
3.1 Hiện trạng sử dụng đất của huyện Văn Lâm tỉnh Hưng Yên năm 2010 60
3.2 Biến động diện tích đất theo mục đích sử dụng giai đoạn 2000 - 2010 62
3.3 Tổng hợp diện tích đất bị thu hồi để xây dựng các khu, cụm công
nghiệp huyện Văn Lâm giai đoạn 2000 - 2010 65
3.4 So sánh hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2010 với quy hoạch
sử dụng đất 69
3.5 Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế giai đoạn 2000 - 2010 73
3.6 Diện tích, năng suất một số cây trồng và số lượng vật nuôi chính
huyện Văn Lâm giai đoạn 2000 - 2010 76
3.7 Hiệu quả kinh tế bình quân trên 1 ha đối với các loại hình sử dụng đất
chính huyện Văn Lâm năm 2010 77
3.8 So sánh thu nhập bình quân của hộ gia đình trước và sau chuyển đổi
cơ cấu sử dụng đất 79
3.9 So sánh mức chi tiêu của hộ gia đình trước và sau chuyển đổi cơ cấu
sử dụng đất 81
3.10 Vốn đầu tư cho sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2000 - 2010 84
3.11 So sánh vốn đầu tư cho nông nghiệp của hộ gia đình trước và sau
chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất 85
3.12 Cơ cấu lao động theo ngành ở Văn Lâm trước và sau chuyển đổi 86
3.13 Biến đổi việc làm của người nông dân trước và sau thu hồi đất 87
3.14 Hiệu quả xã hội của một số loại hình sử dụng đất chính 88
3.15 Biến động tỷ lệ hộ dùng nguồn thắp sáng chính huyện Văn Lâm 90
3.16 Điều kiện trường học trước và sau chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất
huyện Văn Lâm 92
viii
3.17 So sánh kết cấu hạ tầng nông thôn của hộ gia đình trước và sau
chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất 93
3.18 Tình trạng việc làm trước và sau khi thu hồi đất của người lao động 94
3.19 Quan hệ gia đình và xã hội của các hộ gia đình trước và sau chuyển
đổi cơ cấu sử dụng đất 99
3.20 Tình hình an ninh trật tự trên địa bàn của các hộ gia đình trước và sau
chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất 100
3.21 Môi trường nông thôn trước và sau chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất 103
3.22 Tổng hợp mức độ bón phân của một số cây trồng 104
3.23 Một số tính chất lý hóa học của mẫu đất huyện Văn Lâm 105
3.24 Hàm lượng KLN trong các mẫu đất khu vực nghiên cứu 107
3.25 Kết quả phân tích nước mặt huyện Văn Lâm, Hưng Yên 111
3.26 Kết quả phân tích tương quan giữa tỷ lệ mất đất tại các tiểu vùng với
các yếu tố kinh tế, xã hội, môi trường 114
3.27 Tổng hợp những tồn tại, nguyên nhân và giải pháp khắc phục quá
trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất đến năm 2010 huyện Văn Lâm 121
3.28 Tóm tắt thông tin về các mô hình theo dõi 123
3.29 Hiệu quả kinh tế bình quân các mô hình theo dõi 124
3.30 Tổng hợp hiệu quả xã hội bình quân các mô hình theo dõi 125
3.31 Hiệu quả tổng hợp của các mô hình theo dõi 127
ix
DANH MỤC CÁC HÌNH
STT Tên hình Trang
1.1 Xu hướng biến động đất trồng lúa theo vùng thời kỳ 2000 - 2010 23
1.2 Xu hướng biến động đất phi nông nghiệp theo vùng thời kỳ 2000 - 2010 24
3.1 Sơ đồ vị trí địa lý huyện Văn Lâm - tỉnh Hưng Yên 55
3.2 Diện tích đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp qua một số năm 63
3.3 Sơ đồ sự chuyển dịch đất đai trong nội bộ đất nông nghiệp huyện Văn
Lâm giai đoạn 2000 - 2010 67
3.4 Giá trị sản xuất nông nghiệp huyện Văn Lâm 74
3.5 Tổng chi tiêu bình quân 1 nhân khẩu/tháng giai đoạn 2000 - 2010
huyện Văn Lâm 80
3.6 Cơ cấu tổng chi tiêu bình quân 1 nhân khẩu/tháng năm 2010 theo tiểu
vùng tại huyện Văn Lâm 81
3.7 Diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người phân theo các tiểu vùng 83
3.8 Tình hình sử dụng tiền bồi thường của các hộ điều tra 97
3.9 Hàm lượng Cu tổng số trong đất nông nghiệp huyện Văn Lâm 108
3.11 Hàm lượng Pb tổng số trong đất nông nghiệp huyện Văn Lâm 110
3.12 Lượng chất thải trên địa bàn huyện Văn Lâm từ năm 2006 dự kiến đến
năm 2020 113
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nền kinh tế nước ta sau hơn 20 năm đổi mới đã đạt được những thành tựu
hết sức to lớn, tuy nhiên nhìn tổng thể vẫn chưa thoát khỏi tính chất của một nền
kinh tế nông nghiệp. Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang nỗ lực phấn đấu để
“… đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện
đại”. Một trong những yếu tố đảm bảo thực hiện nội dung nói trên là phải giữ vững
định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình phát triển đất nước, đồng thời thúc đẩy
quá trình CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn (Đặng Kim Sơn, 2001).
Mục tiêu chung của CNH - HĐH nông nghiệp và nông thôn là xây dựng một
nền nông nghiệp và kinh tế nông thôn có cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện đại, cơ động, nâng
cao thu nhập và đời sống cho nông dân, đưa nông thôn tiến lên văn minh hiện đại.
Khi nền kinh tế bước vào giai đoạn đẩy mạnh CNH - HĐH hiển nhiên nhóm
đất phi nông nghiệp hiện có không thể đáp ứng được nhu cầu của phát triển, việc
chuyển mục đích sử dụng một phần đất đai của các nhóm đất khác để phục vụ mục
đích phát triển là tất yếu. Như vậy, quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất để phát
triển và xây dựng mới các đô thị, xây dựng các khu công nghiệp và kết cấu hạ tầng
kinh tế - xã hội ở nước ta đã được thúc đẩy nhanh hơn.Tuy nhiên, việc chuyển đổi
cơ cấu sử dụng đất diễn ra không đồng đều giữa các vùng, miền và các tỉnh, thành
phố của cả nước mà chỉ tập trung ở một số vùng, một số địa phương có điều kiện
thuận lợi, nhất là gần các sân bay, bến cảng, các đầu mối giao thông đường sắt và
đường bộ, gần các trung tâm kinh tế lớn của đất nước. Hơn nữa, việc chuyển đổi cơ
cấu sử dụng đất còn phụ thuộc vào nguồn nhân lực của từng địa phương. Đối với
những tỉnh, thành phố có đội ngũ cán bộ có năng lực, năng động, sáng tạo thường
tạo ra được các cơ chế, chính sách cởi mở, phù hợp với xu thế phát triển chung.
Hưng Yên là một tỉnh nằm trong vùng trọng điểm kinh tế phía Bắc, trung
tâm của tam giác phát triển Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, Hưng Yên đang
trong quá trình đẩy mạnh CNH - HĐH góp phần đưa nước ta trở thành một nước
công nghiệp vào năm 2020.
2
Huyện Văn Lâm thuộc tỉnh Hưng Yên là một huyện được tái lập từ ngày
01/9/1999, có vị trí địa lý nằm ở phía Bắc tỉnh Hưng Yên. Diện tích tự nhiên
7.443,25 ha với 11 đơn vị hành chính bao gồm 1 thị trấn và 10 xã (UBND huyện Văn
Lâm, 2005a). Trên địa bàn huyện Văn Lâm có các tuyến giao thông đường sắt Hà
Nội - Hải Phòng, đường bộ “huyết mạch”: Quốc lộ 5A và các đường tỉnh lộ, huyện lộ
như đường 19, đường 19b, đường 196, đường 198, đường 206 tạo điều kiện thuận lợi
cho việc lưu thông hàng hoá với các vùng, tỉnh lân cận và cả nước. Văn Lâm có lợi
thế rất lớn trong việc ứng dụng các tiến bộ về khoa học kỹ thuật tiên tiến, phát triển
kinh tế - xã hội với nhịp độ cao, có thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông - lâm - ngư
nghiệp ổn định vững chắc. Đây là cơ hội để huyện đẩy nhanh quá trình chuyển đổi cơ
cấu sử dụng đất phục vụ CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn.
Cùng với cả nước, Văn Lâm đang đẩy mạnh thực hiện công cuộc CNH - HĐH;
sản xuất nông nghiệp trong huyện đã cơ bản chuyển sang sản xuất hàng hóa, phát triển
tương đối toàn diện, tăng trưởng khá. Công nghiệp, ngành nghề ở nông thôn bước đầu
được phát triển; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được quan tâm đầu tư xây dựng, đời
sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Quan hệ sản xuất từng bước được đổi mới phù hợp
với yêu cầu phát triển của nền kinh tế sản xuất hàng hóa. Những chuyển biến tích cực
của nền kinh tế theo hướng CNH - HĐH đòi hỏi cơ cấu sử dụng đất có sự chuyển
đổi cho phù hợp nhằm thỏa mãn nhu cầu sử dụng đất của các ngành, các lĩnh vực có
vai trò chủ đạo trong việc thúc đẩy quá trình CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn
như: đất đô thị, đất cho các mục đích thương mại, dịch vụ, đất để phát triển giao
thông và các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội…
Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất là một quá trình tất yếu đang diễn ra trên địa
bàn huyện Văn Lâm. Tuy nhiên quá trình này đã ảnh hưởng không nhỏ cuộc sống
của người dân, ảnh hưởng đến việc làm, thu nhập, sức khỏe cộng đồng… Vậy làm
thế nào để chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất hợp lý đáp ứng được yêu cầu CNH - HĐH
trên địa bàn huyện? Làm thế nào để nâng cao thu nhập cho người dân, thúc đẩy sự
phát triển kinh tế- văn hoá, xã hội đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái để phát
triển bền vững?
3
Do vậy, việc thực hiện đề tài: "Nghiên cứu tác động của quá trình chuyển
đổi cơ cấu sử dụng đất đến phát triển nông nghiệp, nông thôn huyện Văn Lâm,
tỉnh Hưng Yên” là cần thiết.
2. Mục tiêu nghiên cứu
+ Xác định tác động của quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất đến nông
nghiệp, nông thôn huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.
+ Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện quá trình chuyển đổi cơ
cấu sử dụng đất nhằm phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Bổ sung cơ sở khoa học cho việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trên địa
bàn huyện Văn Lâm và các vùng có điều kiện tương đồng.
- Cung cấp cơ sở để cân nhắc những ảnh hưởng về lao động, việc làm của
một bộ phận người dân; quan hệ gia đình, xã hội; tình hình an ninh trật tự ở nông
thôn và những thiệt hại về môi trường khi chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đất đai và vấn đề sử dụng đất
- Nông dân và người sử dụng đất
- Các yếu tố tác động đến nông nghiệp, nông thôn trong quá trình chuyển đổi
cơ cấu sử dụng đất.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu trong phạm vi địa giới hành chính huyện
Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.
- Phạm vi thời gian: Các vấn đề liên quan đến đối tượng và địa bàn nghiên
cứu trong giai đoạn 1999 - 2012.
+ Số liệu hiện trạng sử dụng đất và kết quả điều tra năm 2010
+ Thời gian lấy mẫu đất năm 2010
5. Những đóng góp mới của luận án
Luận án đã chỉ ra được các tác động tích cực, tiêu cực, xác định được
mối quan hệ và mức độ tác động của việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất đến
4
nông nghiệp, nông thôn huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên thông qua nghiên
cứu mối tương quan giữa tỷ lệ thu hồi đất với các yếu tố kinh tế, xã hội, môi
trường trên cơ sở sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính đơn giản.
Từ đó rút ra
một số quy luật:
- Mặc dù diện tích đất nông nghiệp giảm; nông dân giảm dần đầu tư cho sản
xuất nông nghiệp nhưng thu nhập và mức sống của người dân ngày càng được nâng
cao. Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất giúp chuyển đổi cơ cấu lao động, việc làm
thuần nông đang giảm dần về số lượng và được thay thế bằng các ngành nghề phi
nông nghiệp là biểu hiện tích cực nhưng một bộ phận người dân bị mất sinh kế do
mất đất là biểu hiện tiêu cực.
- Sử dụng trị số r để xác định mối quan hệ và phương trình Y = aX + b để mô
hình hóa quan hệ tuyến tính cho thấy: X, Y tỷ lệ thuận và tương quan chặt, rất chặt ở
cả 2 tiểu vùng với các yếu tố thu nhập bình quân đầu người; nguồn thu nhập; chuyển
đổi nghề nghiệp; cơ sở hạ tầng nông thôn; tỷ lệ nghịch và tương quan yếu với vốn
đầu tư cho nông nghiệp; thiết chế xã hội trong nông thôn; môi trường nông thôn.
5
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất
1.1.1. Một số thuật ngữ
-
Cơ cấu: Là một phạm trù triết học dùng để biểu thị cấu trúc bên trong, tỷ lệ
và mối quan hệ giữa các bộ phận hợp thành hệ thống. Cơ cấu được biểu hiện như là
tập hợp những mối quan hệ liên kết hữu cơ, các yếu tố khác nhau của một hệ thống
nhất định hay nói cách khác đó là cách tổ chức các thành phần nhằm thực hiện chức
năng của chỉnh thể (Viện Ngôn ngữ học, 2006).
- Chuyển đổi: Là sự thay đổi từ một loại này sang một loại khác hay nói cách
khác đó chính là sự thay đổi từng bước từ cái này sang cái khác để không gây xáo
trộn lớn (Viện Ngôn ngữ học, 2006).
- Sử dụng đất đai: Đem đất đai dùng vào mục đích nào đó (Viện Ngôn ngữ
học, 2006).
- Cơ cấu sử dụng đất: Được xác định bằng tỷ lệ phần trăm của mục đích sử
dụng đất đó chia cho tổng diện tích đất tự nhiên.
Hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau về chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất.
Trên cơ sở tổng hợp chúng tôi đưa ra quan điểm về chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất
như sau: Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất là thay đổi mục đích sử dụng đất đai nhằm
đạt được hiệu quả cao hơn phù hợp với điều kiện và cơ hội sản xuất khác nhau.
1.1.2. Sử dụng đất đai
1.1.2.1. Những lữi ích khác nhau vữ sữ dững đữt
Những người trực tiếp sử dụng đất và những người có liên quan đến việc sử
dụng đất có những lợi ích khác nhau về việc sử dụng đất do đất là nguồn tài nguyên, là
tư liệu sản xuất được sử dụng để thoả mãn nhu cầu cho những người có mối quan hệ
gắn bó với đất. Có những vấn đề ưu tiên trước mắt và lâu dài, tuỳ thuộc vào mục tiêu
của từng người sử dụng đất, từ đó họ có những quyết định sử dụng đất theo hướng mục
tiêu của mình. Vấn đề ưu tiên trước mắt của người nông dân là sản xuất lương thực và
6
thu nhập. Do đó các quyết định sử dụng đất của người nông dân với những mục tiêu
cho thời gian gần, còn các lợi ích về lâu dài thường ít được chú trọng và quan tâm.
Một cộng đồng lớn hơn - như ở cấp quốc gia - cũng là một đối tượng sử
dụng đất theo cách nhìn nhận đất đai được dùng cho: đô thị, điều kiện cơ sở vật
chất, công nghiệp, giải trí Ở phạm vi này, các mục tiêu cơ bản là nâng cao mức
sống và đáp ứng mọi nhu cầu của người dân. Các mục tiêu của quốc gia có xu
hướng lâu dài, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên cho tương lai. Vì vậy, thường
tồn tại một sự phân biệt cơ bản về lợi ích giữa các mục tiêu của người sử dụng đất
thực tế và của cộng đồng nơi họ sinh sống. Cộng đồng - dù là địa phương, tỉnh hoặc
quốc gia - sẽ thường xuyên cố gắng gây ảnh hưởng lên cách thức sử dụng đất hoặc
là bằng việc mở rộng các chương trình, trợ cấp hoặc là bằng pháp luật.
Vậy trong sử dụng đất đai phải tính đến lợi ích đa dạng của mọi tổ chức, cá
nhân từ lợi ích của người sử dụng đất trực tiếp, lợi ích của khu vực, lợi ích địa
phương và lợi ích quốc gia. Ngoài ra, việc sử dụng đất của người dân và quốc gia
này cũng ảnh hưởng tới các nước lân cận và các nước khác trên toàn thế giới. Đó là
tình hình ô nhiễm hoặc những tác động có hại gây ảnh hưởng từ nước này sang
nước khác, hoặc là nơi mà các hoạt động của một nước hoặc một nhóm các nước
trong khu vực gây ảnh hưởng đến các hệ thống toàn cầu làm tổn hại tới tất cả chúng
ta (Cục Khuyến nông và Khuyến lâm, 1996).
1.1.2.2. Những nhân tữ ữnh hữững đữn viữc sữ dững đữt
a) Nhân tố tự nhiên: Do vị trí địa lý của vùng quyết định sự sai khác về tình
trạng nguồn nước, nhiệt độ, ánh sáng và các điều kiện tự nhiên khác của đất đai, ở
một mức độ tương đối lớn, chúng quyết định khả năng sử dụng của đất đai. Vị trí của
đất đai và mức độ thuận lợi, khó khăn, quyết định công dụng tối ưu và hiệu quả sử
dụng đất đai. Do vậy, trong quá trình thực tiễn nên sử dụng theo quy luật tự nhiên,
phục tùng điều kiện tự nhiên, lợi dụng thế mạnh, tận dụng mặt có lợi để có thể đạt tới
sử dụng đất với hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và môi trường.
b) Nhân tố kinh tế - xã hội: Đây là nhân tố thường có tác dụng quyết định
đối với sử dụng đất đai. Việc xác định phương hướng sử dụng đất được quyết định
bởi yêu cầu của xã hội và một mục tiêu kinh tế nhất định. Trong một vùng hoặc
trong một nước thì điều kiện vật chất tự nhiên của đất đai là cố định, nhưng do điều
7
kiện kinh tế xã hội khác nhau nên việc khai thác và sử dụng đất đai cũng khác nhau.
Chế độ sở hữu tư liệu sản xuất và chế độ kinh tế - xã hội khác nhau, cũng có tác
dụng khống chế và quản lý đối với sử dụng đất đai khác nhau, phương thức và hiệu
quả sử dụng đất cũng không giống nhau. Trình độ phát triển xã hội và kinh tế cũng
làm cho trình độ sử dụng đất đai phát triển ngày càng cao.
c) Nhân tố không gian: Nhân tố không gian của đất đai có đặc tính là không
thể thay thế và cũng không thể dịch chuyển được. Từ đó, việc phân bổ sử dụng đất
của con người không thể vượt qua phạm vi giới hạn không gian hiện có. Điều này
nói lên rằng, theo đà phát triển của dân số và kinh tế - xã hội tác dụng hạn chế của
không gian đất đai sẽ thường xuyên xảy ra. Sự cố định bất biến của tổng diện tích
đất đai, không chỉ hạn chế sự mở rộng không gian sử dụng đất, mà còn qui định giới
hạn thay đổi của cơ cấu dùng đất. Do vậy, trong khi tiến hành điều chỉnh cơ cấu sử
dụng đất, cần phải chú ý tới yêu cầu của xã hội đối với loại đất và số lượng đất đai
mà sản xuất cần, đồng thời xác định sức sản xuất và diện tích cần có để đảm bảo
sức tải của đất đai (Lê Xuân Thảo, 2004).
1.1.2.3. Sữ dững đữt đai trên thữ giữi
- Diện tích: Tổng diện tích đất đai trên thế giới 133.137 nghìn km
2
- Phân bổ: theo các châu lục (km
2
): châu Phi 30.312 nghìn km
2
; châu Mỹ
42.322 nghìn km
2
; châu Á 31.877 nghìn km
2
; châu Âu 23.061 nghìn km
2
; châu Đại
Dương 8.564 nghìn km
2
(Lê Đức Thịnh và các cộng sự, 2012).
- Tiềm năng đất nông nghiệp: Hiện nay, thế giới đang sử dụng khoảng 1,5 tỷ
ha đất cho sản xuất nông nghiệp. Tiềm năng đất nông nghiệp của hành tinh chúng ta
là lớn, khoảng 3 - 5 tỷ ha. Tuy nhiên trong lịch sử tiến hóa của nhân loại, con người
đã làm hư hại khoảng 1,4 tỷ ha đất và hàng năm có khoảng 6 - 7 triệu ha đất nông
nghiệp bị loại bỏ do xói mòn và thoái hóa. Với năng suất trung bình hiện nay để
thỏa mãn nhu cầu về sản phẩm nông nghiệp phải có 0,04 ha đất canh tác trên đầu
người. Như vậy, hàng năm trên thế giới phải khai thác để đưa vào sản xuất nông
nghiệp khoảng 30 triệu ha (Nguyễn Đình Bồng và Lê Thanh Khuyến, năm 2010).
1.1.2.4. Sữ dững đữt đai tữi Viữt Nam
Theo Bộ TN&MT tổng diện tích tự nhiên của cả nước khoảng 33.095 nghìn ha
8
(tính đến 01/01/2010), được chia làm các mục đích sử dụng như sau:
- Đất nông nghiệp: Diện tích đất nông nghiệp đến năm 2010 có 26.226 nghìn
ha, tăng 4.694 nghìn ha so với năm 2000 (bình quân tăng khoảng 470 nghìn ha/năm)
và 1.404 nghìn ha so với năm 2005 (bình quân tăng khoảng 281 nghìn ha/năm).
- Đất phi nông nghiệp: Có 3.705 nghìn ha (tăng 855 nghìn ha so với năm
2000), chiếm 11,20% diện tích tự nhiên.
- Đất chưa sử dụng: 3.164 nghìn ha, chiếm 9,56% diện tích tự nhiên.
Đất chưa sử dụng có xu hướng giảm mạnh trong những năm qua (bình quân
mỗi năm 557 nghìn ha), chủ yếu đưa vào mục đích lâm nghiệp cho khoanh nuôi
phục hồi rừng và trồng rừng. Mặc dù, diện tích đất chưa sử dụng giảm mạnh, nhưng
hiện cả nước vẫn còn 3.164 nghìn ha, trong đó: đất bằng chưa sử dụng còn 237
nghìn ha, phân bố rải rác ở các xã, nhất là khu vực ven sông, ven biển ; đất đồi núi
chưa sử dụng còn 2.633 nghìn ha, phần lớn là đất dốc đã qua sử dụng để canh tác
nương rẫy, chất lượng đất bị suy giảm (Bộ TN&MT, 2010
b
).
1.1.3. Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất
Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất được xem là một đóng góp quan trọng của sự
thay đổi môi trường toàn cầu. Ước tính cho thấy rằng sự thay đổi đất con người đã
tác động đến 40% bề mặt bị đóng băng của trái đất, chủ yếu là do sự chuyển đổi của
các hệ sinh thái tự nhiên cho đất canh tác và đồng cỏ (Foley and DeFries, 2005).
Các tác động của chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất đai trên các hệ sinh thái lớn hơn
trên các vùng nhiệt đới, nơi chuyển đổi đất nông nghiệp chủ yếu xảy ra trên vùng
đất rừng còn nguyên vẹn (Gibbs and Ruesch, 2010).
Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất là kết quả của sự tương tác từ nhiều yếu tố xã
hội, kinh tế và môi trường xảy ra ở nhiều cấp bậc và quy mô không gian (
Lambin,
and Geist, 2003)
. Thay đổi dân số, nông thôn di cư đô thị, mô hình tiêu thụ, sự hiện
diện và hiệu quả của các tổ chức xã hội và các chính sách sử dụng đất là tất cả các
ví dụ về các yếu tố địa phương có thể ảnh hưởng đến các mô hình chuyển đổi cơ
cấu sử dụng đất đai (
Morton and DeFries 2006), ( Lambin and Turner, 2001)
. Ngoài ra,
biến đổi khí hậu và biến đổi (ví dụ , hạn hán , bão nhiệt đới ) là những yếu tố quan
trọng ảnh hưởng đến sự thay đổi đất (
Grau and Aide,
2008). Từ góc độ khu vực, khu
9
vực địa lý nhất định dễ bị tác động kết hợp của khí hậu toàn cầu, chính trị - xã hội
và các yếu tố kinh tế ảnh hưởng đến biến động đất đai (
Lambin and Geist, 2003),
(O’Brien and Leichenko, 2000
). Ví dụ , bốn trong mười nước có tỷ lệ phá rừng cao
nhất từ năm 1990 đến năm 2000 (3% hoặc hơn mỗi năm) là các quốc đảo (Haiti, St
Lucia, Liên bang Micronesia và Comoros), những tỷ lệ phá rừng có liên quan mở
rộng nông nghiệp (đối với thị trường trong nước và quốc tế) và phát triển cơ sở hạ
tầng (ví dụ , đường giao thông, bến cảng, nhà ở và du lịch) (
Wilkie and Eckelmann,
2002), (FAO -UN, 2001)
. Ngoài ra, các sự kiện khí hậu cực đoan cũng có thể có tác
động rất lớn vào chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất đai. Ví dụ, ở Samoa, rừng tự nhiên
hầu hết đã bị mất hoặc suy thoái, sản xuất gỗ rừng trồng, tuy nhiên các đồn điền
được nhiều hơn nữa dễ bị lốc xoáy và trong những năm 1990, hơn 90% diện tích
rừng trồng của hòn đảo đã bị mất trong trận bão nhiệt đới OFA và Val (
Wilkie and
Eckelmann, 2002
). Những ví dụ trên minh họa cho tầm quan trọng của việc phân tích
chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất đai trong bối cảnh các yếu tố tự nhiên và con người ở
quy mô địa phương và toàn cầu.
Mục đích của việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất là tạo ra sự cân đối giữa
các mục đích sử dụng đất, các loại hình sử dụng đất khác nhau. Đồng thời tạo cho
đất đai có cơ cấu hợp lý, qua đó phát huy mọi tiềm năng sản xuất, lợi thế so sánh
của từng vùng, từng miền và trên cả nước nhằm phát triển nền kinh tế xã hội của địa
phương theo hướng sản xuất hàng hoá lớn, giải quyết công ăn việc làm cho nông
dân, nâng cao thu nhập và mức sống cho người nông dân ở nông thôn.
1.1.3.1. Các nhân tữ tác đững đữn chuyữn đữi cữ cữu sữ dững đữt
a) Định hướng chiến lược, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước
trong từng giai đoạn
Mặc dù cơ cấu sử dụng đất mang tính khách quan và tính lịch sử xã hội, nhưng
nó lại chịu sự tác động, chi phối của Nhà nước. Nhà nước tuy không trực tiếp sắp đặt
các mục đích sử dụng đất, không quy định cụ thể về cơ cấu sử dụng đất đối với các
ngành song thông qua chiến lược phát triển, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội,
Nhà nước có sự điều tiết vĩ mô, dẫn dắt các ngành, lĩnh vực kinh tế phát triển theo
định hướng chung, đảm bảo tính cân đối và đồng bộ của nền kinh tế (Lê Quốc
10
Doanh, 2004).
b) Nhân tố thị trường và nhu cầu tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ của xã hội
Thị trường là yếu tố quyết định sự phát triển kinh tế, ảnh hưởng đến sự hình
thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu sử
dụng đất nói riêng. Nhân tố thị trường tác động đến sự chuyển đổi cơ cấu các loại
đất và các loại hình sử dụng đất, thể hiện như sau:
- Tạo ra quá trình mở rộng và khai thác tiềm năng cho sử dụng đất của các
ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.
- Thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất phục vụ mục tiêu CNH -
HĐH nông nghiệp, nông thôn. Tạo sự phân công lao động xã hội, đa dạng hoá ngành
nghề ở nông thôn, khuyến khích mở rộng đầu tư trong và ngoài nước, tạo ra sự tăng
trưởng nhanh cho các ngành kinh tế ở nông thôn nói riêng và cả nước nói chung.
- Tác động của sự cạnh tranh và nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao trên thị
trường tạo động lực thúc đẩy ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, đổi mới công
nghệ ở trong nội bộ từng ngành trở nên bức thiết (Lê Quốc Doanh, 2004).
Như vậy, thị trường và nhu cầu tiêu dùng của xã hội là người đặt hàng cho
tất cả các ngành, lĩnh vực kinh tế. Nó không chỉ qui định số lượng mà cả chất lượng
các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ nên nó có tác động trực tiếp đến quy mô, trình độ
phát triển của các ngành, lĩnh vực ở địa phương và như vậy gián tiếp tác động đến
quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất.
c) Nhân tố nguồn lực
Nguồn lực của một quốc gia, một vùng lãnh thổ có vai trò quan trọng trong việc
hình thành và tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất nhất là ở khu vực nông thôn.
- Vị trí địa lý của một vùng lãnh thổ góp phần tạo ra sự hình thành và chuyển
dịch cơ cấu kinh tế của vùng đó từ đó góp phần tác động đến cơ cấu sử dụng đất.
- Tài nguyên thiên nhiên đặc biệt là tài nguyên đất là một trong những nguồn
lực cơ bản của quá trình sản xuất, là điều kiện cần thiết để phát triển các ngành kinh
tế. Tuy nhiên tài nguyên đất là hữu hạn, do đó cần tính toán chuyển dịch cơ cấu sử
dụng đất để đảm bảo sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên này, đồng thời bảo vệ
môi trường sống cho thế hệ sau.
11
- Dân số, sức lao động được xem là nguồn lực quan trọng cho phát triển sử
dụng đất. Dân số và tốc độ tăng dân số của một quốc gia hay vùng lãnh thổ có ảnh
hưởng lớn đến quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất, đặc biệt đối với nước ta -
một trong những nước đất chật, người đông. Có một nguồn lao động dồi dào thì sẽ
có nguồn nhân lực phục vụ cho sản xuất nhiều hơn, nhưng nếu tốc độ tăng dân số
quá cao sẽ gây nhiều áp lực cho sử dụng tài nguyên đất.
- Vốn đầu tư: Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu trong quá trình sản xuất,
quyết định sự tăng trưởng kinh tế và chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất. Nhà nước sử
dụng ngân sách để đầu tư phát triển sản xuất sẽ tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
nhất là cơ cấu ngành công nghiệp một cách nhanh chóng. Từ đó thúc đẩy quá trình
chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất xảy ra nhanh hơn (Lê Quốc Doanh, 2004).
d) Cơ chế quản lý của Nhà nước
Cơ chế quản lý của Nhà nước có ảnh hưởng mạnh mẽ đến quá trình chuyển dịch
cơ cấu sử dụng đất. Cơ chế quản lý khoa học, phù hợp với quy luật khách quan và tình
hình thực tiễn thì nó sẽ thúc đẩy hiệu quả của việc sử dụng đất tạo điều kiện cho quá
trình chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất hợp lý, hiệu quả. Ngược lại nó sẽ kìm hãm, làm
chậm lại quá trình phát triển và chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất.
e) Khoa học công nghệ
Khoa học kỹ thuật hiện đại và công nghệ tiên tiến được coi là nhân tố quyết
định đối với quá trình sản xuất, làm tăng mạnh giá trị kinh tế các ngành, lĩnh vực,
tạo ra những bước đột phá lớn thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tạo
động lực cho quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất.
1.1.3.2. Mữi quan hữ giữa sữ dững đữt và chuyữn đữi mục đích sữ dững đữt
Sử dụng đất là quá trình khai thác thuộc tính sinh học của đất bằng những
thao tác cơ bản nhằm đáp ứng mục đích của con người (Turner and et al, 1995).
Trên quan điểm tương tự, Meyer and Turner (1996), Moser (1996) cũng cho rằng
"sử dụng đất là cách mà con người khai thác đất và các tài nguyên gắn liền với đất
phục vụ cho các lợi ích của mình”. Sử dụng đất biểu thị việc làm của con người với
đất (Turner and et al, 1995) và đối với lớp đất phủ bề mặt (Skole, 1994). Điều này
cũng có nghĩa sử dụng đất là những hoạt động của con người nhằm tạo ra những giá
12
trị thuần được xác định bởi các nhân tố kinh tế, xã hội. Sử dụng đất liên quan đến
chức năng hay mục đích mà đất được sử dụng bởi người dân địa phương. FAO
(1995) định nghĩa sử dụng đất là các hoạt động của con người trực tiếp liên quan
đến đất, sử dụng các nguồn tài nguyên gắn liền với đất hoặc có tác động vào đất
Chapin and Kaiser (1979) đưa ra quan niệm trong một phạm vi lãnh thổ, đất
là nguồn nguyên liệu cần thiết đáp ứng cho sự tồn tại của người dân và các hoạt
động của chính họ. Theo quan niệm này, đất là một nguồn tài nguyên và sử dụng
đất là sử dụng nguồn tài nguyên. Trong quy mô đô thị, thay vì khai thác các thuộc
tính về mặt chất lượng của đất để tạo ra các sản phẩm có lợi thì quá trình sử dụng
đất lại khai thác lợi ích về vị trí của bề mặt đất cho các hoạt động khác nhau
(Chapin and Kaiser, 1979). Quan niệm về sử dụng đất cũng như cách thức sử dụng
đất ở các trình độ, các thời điểm khác nhau là khác nhau (William and et at, 2005).
Clawson (1982) and Wolman (1987) cũng có cùng quan điểm rằng giữa các chuyên
gia nông nghiệp và các nhà quy hoạch đô thị cũng có những nhận thức khác nhau về
sử dụng đất.
Trong quá trình sử dụng, con người tác động làm thay đổi lớp phủ bề mặt của
đất. Sự thay đổi này là khác nhau trong các điều kiện cụ thể nhằm đáp ứng nhu cầu
của con người và xã hội. Đây chính là sự thay đổi mục đích sử dụng đất. Về cơ bản,
sử dụng đất và thay đổi mục đích sử dụng đất là sự định lượng những thay đổi trên bề
mặt theo hướng tăng hoặc giảm của loại hình sử dụng đất hoặc lớp phủ bề mặt đất
tương ứng (Helen, 2008). Việc phát hiện hoặc đo lường những biến đổi phụ thuộc
vào phạm vi không gian, yêu cầu về mức độ chi tiết đối với những thay đổi của đất.
Tuy nhiên, sử dụng đất, vô tình hay cố ý, đều làm thay đổi lớp phủ bề mặt đất theo 3
cách: chuyển đổi từ lớp phủ này sang lớp phủ khác hoặc làm thay đổi chất lượng
của đất; thay đổi quỹ đất mà không làm thay đổi chất lượng đất; duy trì việc sử
dụng chống lại sự thay đổi của điều kiện tự nhiên (Meyer and Turner, 1996). Như
vậy thay đổi mục đích sử dụng đất là quá trình chuyển đổi từ một loại sử dụng đất
này sang một loại sử dụng đất khác trên một khu vực xác định hoặc là sự biến cải của
loại sử dụng đất (về cường độ sử dụng hoặc về phẩm chất đặc biệt của đất).
Mối liên hệ giữa sử dụng đất và thay đổi mục đích sử dụng đất luôn được
13
quan tâm do các tác động đến môi trường của việc thay đổi mục đích sử dụng đất và
tác động trung gian của chúng đến sự thay đổi khí hậu toàn cầu. Sử dụng đất và thay
đổi độ che phủ đất đe dọa sự ổn định và khả năng phục hồi các hệ sinh thái thông
qua các hiện tượng khí hậu như sự nóng lên toàn cầu, sự gián đoạn của chu kỳ nitơ
toàn cầu (Ủy ban Kinh tế và Xã hội Liên hiệp quốc, 2000). Vì thế xem xét quyết
định chuyển mục đích sử dụng đất cần phải thẩm tra kỹ lưỡng các nhân tố tác động
đến sử dụng đất bao gồm cả yếu tố không gian, thời gian và cấp quản lý. Những
thay đổi mục đích sử dụng đất có thể tạo ra thay đổi lớn với lớp phủ bề mặt và tác
động đáng kể đến môi trường. Chuyển mục đích sử dụng đất chủ yếu tác động đến
chất lượng hơn là tác động đến số lượng của tài nguyên xét trong phạm vi không
gian hẹp (hộ, thôn xóm, xã) nhưng cũng chính những thay đổi này sẽ cho thấy sự
thay đổi về số lượng ở phạm vi không gian lớn hơn (huyện, tỉnh, quốc gia, khu
vực, ) trong dài hạn.
1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về nông nghiệp, nông thôn
1.2.1. Lý thuyết vế nông nghiếp, nông thôn trên thế giếi
Nông nghiệp, nông thôn và nông dân là chủ đề thu hút sự quan tâm của nhiều
học giả, các nhà nghiên cứu kinh tế và các nhà hoạch định chính sách trong và ngoài
nước từ những năm cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX. Từ sau chiến tranh thế giới thứ
hai, vấn đề nông nghiệp, nông thôn được các học giả nghiên cứu đặt trong mối quan hệ
tương tác có phần đối lập với công nghiệp và đô thị. Arthur Lewis, người đại diện cho
kinh tế học nhị nguyên cho rằng nền kinh té luôn tồn tại hai khu vực: thành thị và nông
thôn. Nhưng khu vực nông nghiệp, theo Lewis, chỉ có vai trò hỗ trợ phát triển kinh tế,
cung cấp nguyên liệu và nông sản cho thành thị. Ông cho rằng, lĩnh vực nông nghiệp
được xem là cung cấp lương thực, lao động cần thiết cho sự mở rộng công nghiệp.
Thực tế, kết cấu nhị nguyên này khi được vận dụng phù hợp đã đưa tới sự thành
công nhanh chóng của nhiều nền kinh tế trong quá trình CNH. Tuy nhiên, kết cấu
xã hội nhị nguyên này phần nào đã dẫn đến tư tưởng phân biệt thành thị và nông thôn,
công nghiệp và nông nghiệp và theo đó có những chính sách phát triển thiên lệch.
Dưới cách tiếp cận của kinh tế học nói chung, đặc biệt là kinh tế học phát
triển, nông nghiệp, nông thôn luôn là bộ phận cấu thành nền kinh tế của các quốc
14
gia, kể cả ở những nước phát triển cũng như các nước đang phát triển. Ngoài ra, lịch
sử cho thấy trong nhiều trường hợp ở các nước nông nghiệp, nông thôn đóng vai trò
quan trọng trong cách mạng công nghiệp hay trong quá trình công nghiệp hóa trước
khi chuyển sang một xã hội công nghiệp có trình độ phát triển cao (Nguyễn Văn
Bích, 2007).
1.2.2. Khái quát mô hình thếc tiến vế nông nghiếp, nông thôn
a) Mô hình chú trọng vào nông nghiệp theo hướng nông trang nhỏ và sử
dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp
Mô hình tăng trưởng nông nghiệp dựa trên sự hoạt động có hiệu quả của các
trang trại quy mô nhỏ, theo nghiên cứu của Ellis and Biggs, là mô hình mà đã thống
trị hơn nửa thập kỷ qua. Đây là mô hình trong đó việc sản xuất các sản phẩm chủ yếu
đóng một vai trò hết sức quan trọng, đặc biệt là các sản phẩm ngũ cốc bán thương
mại. Ở mô hình này, phát triển nông nghiệp phải quan tâm tới việc bảo vệ độ màu mỡ
của đất trong khi áp dụng các hệ thống thâm canh cao nhằm nâng cao năng suất, hiệu
quả và thời gian khai thác đất đai, nguồn nước. mô hình này cũng đã được ca ngợi
trong một báo cáo của Quỹ Phát triển nông nghiệp quốc tế (IFAD) năm 2001 thông
qua minh chứng nghiên cứu tại bốn nước (Côlômbia, Braxin, Ấn Độ và Malaixia).
Việc áp dụng mô hình nông trang nhỏ và sử dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản
xuất nông nghiệp trong thời gian đầu đã đem lại sự tăng trưởng nông nghiệp liên tục
ở nhiều nước. Tuy nhiên, mô hình nông trang nhỏ về sau này bộc lộ sự hạn chế do
quy mô đất càng nhỏ thì sẽ rất khó ứng dụng các công nghệ mới, cũng như làm
giảm mức độ cơ giới hóa. Có thể thấy, điểm chính yếu của mô hình này là do phát
triển nông nghiệp, nông thôn và hỗ trợ nông dân theo mục tiêu chính trị vượt quá
mục tiêu kinh tế nên một thời gian sau đã tạo ra một nền sản xuất nông nghiệp cạnh
tranh yếu ớt. Do đó, những nước theo mô hình này đành chấp nhận bảo hộ sản xuất
nông nghiệp và trợ giá nông sản ngày càng cao, đặc biệt là Nhật Bản. Hiện nay, nhiều
nhà hoạch định chính sách ở nhiều quốc gia đã và đang dần dần thay đổi cách tiếp
cận về nông nghiệp, nông thôn. Nhiều người cho rằng, các chính sách phát triển
ngành theo truyền thống cần phải được xem xét lại, nâng cấp và thậm chí trong nhiều
trường hợp cần phải được dần dần xóa bỏ và thay thế bằng nhiều công cụ hữu ích