Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

ôn thi học sinh giỏi môn lịch sử 9 phần lịch sử thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 18 trang )

Ôn thi HSG SỬ 9
Liên Xô.
Câu 1: ( 5 điểm )Phân tích quá trình khủng hoảng và sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô.
Phân tích nguyên nhân sự sụp đổ đó.?
* Học sinh nêu và phân tích được những nét lớn của quá trình khủng hoảng, sụp đổ của chế độ xã hội chủ
nghĩa ở Liên Xô với các ý chính sau:
- Bắt đầu từ cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 tiếp đến là những cuộc khủng hoảng chính trị, kinh tế, tài
chình, Mở đầu là cuộc khủng hoảng chung trên toàn thế giới đòi hỏi các nước phải cải cách.
- Cơ chế cũ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô vẫn tồn tại nhiều sai lầm thiếu xót và ngày càng trở nên không phù hợp
dẫn đến tình trạng đất nước khủng hoảng toàn diện , tệ nạn quan liêu thiếu dân chủ gia tăng, pháp chế bị vi phạm
nghiêm trọng khiến nhân dân bất mãn.
- Tháng 3 – 1985 Gioóc – Ba – Chốp lên nắm quyền và tiến hành cải tổ, công cuộc cải tổ gặp khó khăn bế tắc dẫn đến
sự suy sụp nghiêm trọng về kinh tế kéo theo khủng hoảng về chính trị, xã hội ( chính quyền bất lực, tệ nạn xã hội gia
tăng, nội bộ Đảng cộng sản lục đục, )
- Ngày 19/8/1991 diễn ra cuộc đảo chính lật đổ Gioóc – Ba – Chốp hậu quả cực kì nghiêm trọng ( Đảng cộng sản
Liên Xô bị đình chỉ hoạt động, chính phủ Xô Viết bị giải thể, 11 nước cộng hoà đòi tách khỏi liên bang, )
- Ngày 21/12/1991 lãnh đạo 11 nước kí hiệp định giải tán liên bang Xô Viết thành lập khối SNG
- Ngày 25/12/1991 Gioóc – Ba – Chốp từ chức, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô sụp đổ sau 74 năm tồn tại.
* Phân tích được các nguyên nhân sau:
- Mô hình chủ nghĩa xã hội đã được xây dựng chưa đúng đắn, phù hợp,
- Chậm thay đổi trước những biến động lớn trên thế giới
- Một số lãnh đạo Đảng, Nhà nước tha hoá biến chất
- Các thế lực chống chủ nghĩa xã hội chống phá quyết liệt
Câu 4 (5 điểm )Trình bày những thành tựu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của Liên Xô
từ 1945 đến những năm 70 của thế kỷ XX? Cho biết sự giúp đỡ Liên Xô đối với nhân dân Việt Nam
từ năm 1945 đến 1991?
a) Bối cảnh lịch sử khi Liên Xô tiến hành công cuộc xây dựng CNXH
- Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, nhân dân Liên Xô phải gánh chịu những hi sinh và tổn thất hết sức to lớn: hơn
27 triệu người chết, 1710 thành phố và hơn 70.000 làng mạc bị thiêu huỷ, 32.000 xí nghiệp bị tàn phá.
- Các nước phương Tây bao vây kinh tế và tiến hành chiến tranh lạnh nhằm tiêu diệt Liên Xô và các nước XHCN.
- Phong trào giải phóng dân tộc phát triển.


b) Những thành tựu
- Về kinh tế:
+ Nhân dân Liên Xô đã hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm (1946-1950) trước thời hạn 9 tháng. Công nghiệp tăng
73% so với trước chiến tranh, nông nghiệp cũng vượt mức trước chiến tranh, năm 1949 chế tạo thành công bom
nguyên tử.
+ Từ năm 1950 đến năm 1975, Liên xô đã thực hiện thắng lợi nhiều kế hoạch dài hạn nhằm tiếp tục xây dựng cơ sở
vật chất của CNXH.
+ Về công nghiệp: đến nữa đầu những năm 1970, Liên Xô là cường quốc công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới ( sau
Mĩ )
+ Về nông nghiệp: Sản lượng nông phẩm trong những năm 1960 tăng trung bình khoảng 16%/năm.
- Về khoa học- kĩ thuật:
+ Chế tạo thành công bom nguyên tử ( 1949 )
+ Năm 1957, phóng thành công vệ tinh nhân tạo của Trái Đất.
+ Năm 1961, phóng con tàu vũ trụ đưa nhà du hành vũ trụ Gagarin bay vòng quanh Trái Đất
- Về mặt xã hội: có thay đổi rõ rệt về cơ cấu giai cấp và dân trí.
1
+Tỉ lệ công nhân chiếm hơn 55% lao động.
+Trình độ học vấn của người dân nâng cao: ¾ số dấn có trình độ trung học và đại học
- Về quân sự + Năm 1972, chế tạo thành công tên lửa hạt nhân.
+ Đầu những năm 70, Liên Xô đã đạt được thế cân bằng chiến lược về sức mạnh quân sự nói chung và tiềm lực hạt
nhân nói riêng so với các nước phương Tây.
- Về chính trị:
+ Trong 30 năm đầu sau chiến tranh, tình hình chính trị Liên Xô ổn định.
+ Bên cạnh những thành tựu các nhà lãnh đạo Xô viết mắc phải những thiếu sót, sai lầm chủ quan, nóng vội , …
* Một vài dẫn chứng cụ thể về sự giúp đỡ của Liên Xô đối với Việt Nam từ năm 1954-1991.
- Trên cơ sở tổ chức hiệp ước Vacxava (5/1955) Liên Xô đã trở thành 1 nước có vai trò quan trọng trong tổ chức để
giúp các nước Chủ nghĩa xã hội cùng phát triển cụ thể đối với Việt Nam sau:
- Ủng hộ Việt Nam trong giai đoạn chống Pháp ủng hộ về tinh thần vì Việt Nam đang chiến đấu trong vùng vây kẻ
thù Liên Xô là hậu phương quốc tế.\ - Ủng hộ về vũ khí, phương tiện chiến tranh.
+/ Giai đoạn chống Mỹ (1954-1975)

- Viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam
- Đào tạo chuyên gia kĩ thuật cho Việt Nam
- Các công trình kiến trúc và bệnh viện lớn: cầu Long Biên (Hà Nội), bệnh viện Việt-Xô
+/ Giai đoạn 1975-1991
- Công trình thuỷ điện Hoà Bình (500kw)
- Dàn khoan dẫn khí mỏ Bạch Hùng, Bạch Hổ (Vũng Tàu)
- Đào tạo chuyên gia, tiến sĩ, kĩ sư thường xuyên.
- Hợp tác xuất khẩu lao động
- Hàn gắng vết thương chiến tranh.
+/ Ý nghĩa của sự giúp đỡ đó đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta.
- Tăng thêm sức mạnh cho dân tộc ta đánh Pháp, Mỹ và xây dựng Chủ nghĩa xã hội .
- Giúp đỡ trên tinh thần quốc tế vô sản
- Nhiều công trình kiến trúc có giá trị kinh tế trên con đường Việt Nam công nghiệp hoá, hiện đại hoá (dầu khí Vũng
Tàu, thuỷ điện Hoà Bình).
- Dân tộc Việt Nam không bao giờ quên sự giúp đỡ chân tình của Liên Xô đối với Việt Nam.
- Dù lịch sử có qua đi, hôm nay và mãi mãi về sau tình hữu nghị giữa Liên Xô và Việt Nam còn mãi mà người Việt
Nam chúng ta cần phải giữ gìn và phát huy.
(2,5 điểm)Sự hợp tác giữa Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa thể hiện trong các tổ chức nào ? Nêu sự
thành lập và mục tiêu của các tổ chức đó ?
* Sự hợp tác giữa Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa được thể hiện trong hai tổ chức:
- Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV)
- Tổ chức hiệp ước Vác- sa-va
* Sự thành lập và mục tiêu của 2 tổ chức
- Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV)
+ Sự thành lập: Ngày 8/1/1949, Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) được thành lập gồm các nước: Liên Xô,
Anbali, Ba Lan, Bun-ga-ri, Hung-ga-ri, Rumali, Tiệp Khắc, sau này có thêm các nước CHDC Đức (1950),
CHDN Mông Cổ (1962), Cộng hòa Cu Ba (1972), CHXHCN Việt Nam (1978).
+ Mục tiêu: Đẩy mạnh sự hợp tác,giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước xã hội chủ nghĩa và đánh dấu sự hình
thành hệ thống xã hội chủ nghĩa.
- Tổ chức hiệp ước Vác-sa-va:

+ Sự thành lập: Ngày 14/5/1955, các nước Anbali, Ba Lan, Bun-ga-ri, CHDC Đức, Hung-ga-ri, Liên Xô,
Rumili, Tiệp Khắc đã họp tại Vác- sa-va cùng nhau ký hiệp ước hữu nghị, hợp tác và tương trợ đánh dấu sự
ra đời của tổ chức hiệp ước Vasava.
+ Mục tiêu: Thành lập liên minh phòng thủ về quân sự và chính trị của các nước XHCN đông Âu, nhằm bảo
vệ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở các nước này, góp phần to lớn trong việc duy trì nền hòa bình, an
ninh châu Âu và thế giới.
0,25
0,25
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu : (3.0 điểm)
2
Nêu hoàn cảnh, thành tựu cơ bản và ý nghĩa của công cuộc khôi phục kinh tế ở Liên Xô
(1945- 1950).
* Hoàn cảnh: - Liên Xô bước ra khỏi cuộc chiến tranh với tư thế của người chiến thắng, nhân dân phấn khởi, tin
tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước
- Đất nước bị chiến tranh tàn phá nặng nề: Hơn 27 triệu người chết, 1710 thành phố, hơn 70.000 làng mạc, 32.000
nhà máy, xí nghiệp, bị tàn phá; kinh tế bị kéo lùi hàng chục năm.
- Đầu năm 1946, Liên Xô thực hiện kế hoạch 5 năm khôi phục và phát triển kinh tế (1946- 1950).
* Thành tựu:- Kế hoạch 5 năm hoàn thành vượt mức trước thời hạn 9 tháng, các chỉ tiêu chính đạt và vượt so với
kế hoạch đề ra: Sản xuất công nghiệp tăng 73% (kế hoạch đề ra 48%), một số ngành sản xuất nông nghiệp vượt
mức trước chiến tranh, đời sống nhân dân được cải thiện
- Khoa học kĩ thuật phát triển vượt bậc: Năm 1949, chế tạo thành công bom nguyên tử.
* Ý nghĩa:
- Góp phần nâng cao đời sống nhân dân, ổn định tình hình đất nước.
- Tạo thế cân bằng về vũ khí nguyên tử với Mĩ, phá vỡ thế độc quyền hạt nhân của Mĩ.
- Tạo điều kiện thuận lợi để Liên Xô tiếp tục công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội.
Câu .2,0 điểm). Quan hệ Mĩ - Liên Xô trong và sau Chiến tranh thế giới thứ hai có gì khác nhau? Tại sao có sự khác

nhau đó?Quan hệ Mĩ - Liên Xô: Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ và Liên Xô là đồng minh. Sau chiến tranh,
Mĩ và Liên Xô nhanh chóng chuyển sang thế đối đầu và đi tới tình trạng “chiến tranh lạnh”.* Giải thích- Trong Chiến
tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa phát xít là kẻ thù chung của cả Liên Xô và Mĩ nên hai nước buộc phải liên minh với
nhau. - Sau chiến tranh, Mĩ và Liên Xô có sự đối lập về mục tiêu và chiến lược: Liên Xô chủ trương duy trì hòa bình
và an ninh thế giới, bảo vệ thành quả của CNXH; Mĩ chống phá Liên Xô và các nước XHCN, âm mưu làm bá chủ thế
giới. Từ sự đối lập trên, Mĩ và Liên Xô đã nhanh chóng chuyển sang thế đối đầu.
Đông Âu
Câu 1: (3.5 điểm)Các nước dân chủ nhân dân Đông Âu ra đời trong hoàn cảnh nào? Để hoàn thành cuộc cách mạng
dân chủ nhân dân, các nước Đông Âu đã thực hiện những nhiệm vụ gì?
Các nước dân chủ nhân dân Đông Âu ra đời trong hoàn cảnh:
- Trước chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Đông Âu đều lệ thuộc vào các nước tư bản Tây Âu.
Trong thời kỳ chiến tranh, họ lại bị phát xít Đức chiếm đóng và nô dịch tàn bạo.
0.5
- Khi hồng quân Liên Xô tiến vào lãnh thổ Đông Âu truy kích quân đội phát xít Đức, nhân dân các nước
Đông Âu nhanh chóng nổi dậy và khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền
0.5
- Dưới sự lãnh đạo của những người cộng sản, một loạt các nhà nước dân chủ nhân dân đã được thành
lập ở các nước Đông Âu từ cuối năm 1944 đến năm 1946.
0.5
- Đó là các nước: Ba Lan (7-1944), Ru-ma-ni (8-1944), Hung-ga-ri (4-1945), Tiệp Khắc (5-1945), Nam
Tư (11-1945), An-ba-ni (12-1945) …
0.5
Để hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ nhân dân, các nước Đông Âu đã thực hiện những nhiệm vụ:
- Từ năm 1945 đến năm 1949, các nước Đông Âu đã hoàn thành thắng lợi những nhiệm vụ của cách mạng
dân chủ nhân dân.
0.5
- Xây dựng bộ máy chính quyền dân chủ nhân dân, tiến hành cải cách ruộng đất, quốc hữu hóa những xí
nghiệp lớn của tư bản nước ngoài và trong nước.
0.5
3

- Thực hiện các quyền tự do dân chủ và cải thiện đời sống của nhân dân. 0.5
CHÂU Á
Câu 1: (5đ)Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay các nước Châu Á đã có những biến đổi gì?
- Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, một cao trào giải phóng dân tộc diễn ra sôi nổi ở Châu Á.
- Cuối những năm 50 phần lớn các dân tộc Châu Á đã giành được độc lập như: Trung Quốc, Ấn Độ…
- Gần như suốt nửa thế kỷ XX, Châu Á lại không ổn định do:
+ Các cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc.
+ Khu vực Đông Nam Á, Tây Á (Trung Đông)
+ Một số nước diễn ra các cuộc xung đột tranh chấp biên giới, lãnh thổ, phong trào li khai, khủng bố dã man như giữa
Ấn Độ và Pakixtan, Philipin, Inđônêxia…
- Cũng từ nhiều thập niên qua, một số nước Châu Á đã đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế tiêu
biểu như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc….từ sự phát triển nhanh chóng đó nhiều người dự đoán rằng “
Thế kỷ XXI sẽ là thế kỷ của Châu Á”.
Câu 2: (4 điểm) Vì sao Trung Quốc tiến hành công cuộc cải cách – mở cửa từ 1978 đến nay? Nêu
nội dung và thành tựu của công cuộc cải cách của Trung Quốc ? Những thành tựu này có ý nghĩa như
thế nào đối với Trung Quốc?
* Lí do Trung Quốc thực hiện cải cách – mở cửa
-Từ 1959 -1978 Trung Quốc rơi vào thời kì biến động và kéo dài 20 năm.
+ Về kinh tế: Trung Quốc lâm vào tình trạng hỗn loạn, sản xuất giảm sút, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.
+ Về chính trị: do những bất đồng về đường lối và tranh giành quyền lực gay gắt trong nội bộ Ban lãnh đạo Đảng và
Nhà nước Trung Quốc.
* Nội dung 12-1978 Trung Quốc đế ra đương lối đổi mới với chủ trương xây dựng chủ nghĩa xã hội mang màu sắc
Trung Quốc, lấy phát triển kinh tế làm trung tâm, thực hiện cải cách và mở cửa nhằm mục tiêu hiện đại hóa, đưa đất
nước Trung Quốc Trở thành một quốc gia giàu mạnh, văn minh.
* Thành tựu: -Kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh chóng và đạt tốc độ cao nhất thế giới.
+Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng hàng năm 9,6,đạt giá trị 8740,4 tỉ nhân dân tệ, đứng hàng thứ 7 thế giới.
+Tổng giá trị xuất khẩu năm 1997 lên tới 325,06 tỉ USD(tăng gấp hơn 15 lần so với năm 1978 là 20,6 tỉ USD). Cũng
tính đến năm 1997 có 145 nghìn doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động ở Trung Quốc và đã đầu tư vào Trung
Quốc hơn 521 tỉ USD.
+ Từ năm 1978 đến năm 1997, thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn tăng từ 133,6 lên 2090,1 nhân dân tệ, ở

thành phố từ 343,4 lên 5160,3 nhân dân tệ.
+Vào năm 2010, Trung Quốc đã chính thức trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, vượt qua Nhật Bản và đang
trên đà phát triển trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới trong 1-2 thập kỉ tới.
٭Ý nghĩa
-Giúp tình hình chính trị xã hội Trung Quốc ổn định, địa vị xã hội trên trường quốc tế được nâng cao. -Tạo điều kiện
cho sự hội nhập của Trung Quốc trên tất cả các lĩnh vực đối với các nước trên thế giới và ngược lại, sự hội nhập của
nền kinh tế,văn hóa, khoa học- kĩ thuật, thương mại của thế giới đối với thị trường rộng lớn đầy tiềm năng như Trung
Quốc.
Đông Nam Á
Câu 1(5điểm): Trình bày hoàn cảnh ra đời, mục tiêu và quá trình phát triển của tổ chức ASEAN ?
Hoàn cảnh:Sau khi giành được độc lập, các nước Đông Nam Á còn gặp nhiều khó khăn nên có nhu cầu hợp tác
với nhau cùng phát triển. Đồng thời muốn hạn chế ảnh hưởng của các thế lực bên ngoài đối với khu vực. (0,5đ)
4
- Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (viết tắt là ASEAN ) được thành lập tại Băng Cốc (Thái
Lan) với sự tham gia của 5 nước: Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Thái Lan và Philippin. (0,5đ)
a) Mục tiêu: Phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên
tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực. (1đ)
b) Quá trình phát triển:Trong giai đoạn (1967 - 1975): ASEAN là tổ chức non yếu, sự hợp tác trong khu vực
còn lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế. (0,5đ)
Từ năm 1976 đến năm 1999,ASEAN có những bước tiến mới:
+ Vào thời điểm này quan hệ giữa các nước Đông Dương và ASEAN bước đầu được cải thiện. Năm 1984, sau khi
giành độc lập, Brunây gia nhập và trở thành thành viên thứ 6 của ASEAN. (0,5đ)
+ Từ đầu những năm 90, chiến tranh lạnh chấm dứt và “vấn đề Campuchia” được giải quyết, tình hình khu vực được
cải thiện căn bản, ASEAN có điều kiện mở rộng tổ chức, kết nạp thành viên mới. (0,5đ)
+ Tháng 7/1995, Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN. Tháng 7/1997, Lào và Mianma gia nhập ASEAN,
và tháng 4/1999, Campuchia được kết nạp vào tổ chức này. (0,5đ)
-Như vậy, từ 5 nước sáng lập ban đầu, ASEAN đã phát triển thành 10 nước thành viên. Từ đây, ASEAN đẩy mạnh
hoạt động hợp tác kinh tế, xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn định để cùng phát triển. (1đ)
( 4 điểm )Trình bày những biến đổi của các nước Đông Nam Á từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay? Trong
những biến đổi đó biến đổi nào là quan trọng nhất ? Vì sao ?

Học sinh cần trình bày được các ý chính sau:
a, Trước chiến tranh thế giới thứ hai các nước Đông Nam Á (trừ Thái Lan) là thuộc địa của các nước thực dân phương
Tây. Sau chiến tranh thế giới thứ hai các nước Đông Nam Á đã nổi dậy giành chính quyền và tiến hành cuộc đấu
tranh xâm lược trở lại của các nước đế quốc. Đến giữa những năm 50 của thế kỉ XX các nước Đông Nam Á lần lượt
giành được độc lập.
b, Sau khi giành được đọc lập các nước Đông Nam Á đi vào con đường phát triển kinh tế, văn hoá xã hội và đến cuối
những năm 70 của thế kỉ XX nền kinh tế nhiều nước Đông Nam Á đã có sự chuyển biến mạnh mẽ và đạt được sự tăng
trưởng cao như Singapo trở thành con rồng Chau Á, Malaysia, Thái Lan.
c, Từ 1967 một số nước Đông Nam Á như Inđônêxia, Malaysia, Philippin, Singapo, Thái Lan đã lập ra tổ chức
ASEAN để cùng nhau hợp tác phát triển, hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài. Tuy nhiên phải đến đầu
những năm 90 khi thế giới bước vào thời kỳ sau "Chiến tranh lạnh" và vấn đề Campuchia được giải quyết, một
chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á. Hiện nay lần đầu tiên trong lịch sử khu vực, mười nước
Đông Nam Á đều đứng trong một tổ chức thống nhất, chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế
d, Trong các biến đổi trên thì việc giành độc lập của các nước Đông Nam Á là quan trọng nhất. Bởi vì đây là nền tảng
để phát triển kinh tế, văn hoá, chính trị, xã hội và tiến hành hợp tác phát triển.
Câu 1: . Tại sao Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN? 2d
- Xu thế của thế giới sau CTTG II nổi bật là xu thế liên kết khu vực 0,5
- ASEAN được thành lập với mục tiêu hợp tác phát triển kinh tế, văn hóa giữa các nước nhằm duy trì hòa bình, ổn
định khu vực. Nguyên tắc cơ bản của ASEAN là: Tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ,
không can thiệp công việc nội bộ của nhau, giải quyết các tranh chấp bằng hòa bình 0,75
- Dân tộc Việt nam có truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái. Trong công cuộc xây dựng đất nước, Việt Nam
không thể đứng ngoài xu thế phát triển của thế giới và khu vực; Nguyên tắc hoạt động của ASEAN phù hợp với
nguyên tắc quan hệ quốc tế của VN. Gia nhập ASEAN là bước quan trọng để nước ta hội nhập với thế giới, là cơ
hội quan trọng để phát triển toàn diện 0,75
Cau 2 ?Tại sao nói sự phát triển của ASEAN được đánh dấu từ Hội nghị cấp cao lần thứ nhất họp tại
Bali - Inđônêxia tháng 2 năm 1976. ?

* Hiệp ước Ba li - Inđônêxia tháng 2-1976:
- Trong bối cảnh lịch sử mới ở Đông Nam Á, Mĩ thất bại hoàn toàn trong cuộc chiến tranh Việt Nam, cách mạng ba
nước Đông Dương thắng lợi, tháng 2/1976 ASAEAN họp Hội nghị thượng đỉnh lần thứ I tại Bali (Inđônêxia). Các nhà

lãnh đạo ASEAN đã ký kết các văn kiện quan trọng Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (Hiệp ước Bali).
5
Hiệp ước đã xác định những xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ của các nước Đôngg Nam Á như tôn
trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau,giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, không can thiệp vào
công việc nội bộ của các nước thành viên, hợp tác cùng phát triển. 1d
- Như vậy, Hội nghị thượng đỉnh Bali đã đặt nền tảng lý luận cho sự hợp tác ASEAN, hình thành chủ nghĩa khu
vực ASEAN; đồng thời củng cố nền tảng pháp lý, cơ cấu tổ chức bảo đảm cho sự hợp tác ASEAN, song cũng mở
cửa cho các nước khác trong khu vực tham gia. Sau Hội nghị, mối quan hệ giữa các nước trong ASEAN đã không
ngừng phát triển, ngày càng gắn bó hơn, vị thế của ASEAN ngày càng lớn mạnh hơn…1d
Câu 3: ( 6.0 điểm) a. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, vì sao nhiều nước Đông Nam Á chủ trương thành lập tổ chức
ASEAN? Nêu mục tiêu, nguyên tắc cơ bản của ASEAN.
b. Tại sao nói: Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, “một chương mới mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam
Á”?
* Vì sao :- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, xu thế nổi bật của thế giới là xu thế liên kết khu vực.
- Sau khi giành độc lập, do yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội nhiều nước ĐNA chủ trương thành lập một liên minh
khu vực để cùng nhau hợp tác phát triển và hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài.
- Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các nước ĐNA (ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của 5
nước
* Mục tiêu: Phát triển kinh tế, văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung.
- Duy trì hòa bình và ổn định khu vực.
* Nguyên tắc cơ bản: Tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ.
- Không can thiệp công việc nội bộ của nhau, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
- Hợp tác phát triển có kết quả
b. Tại sao nói: Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, “một chương mới mở ra trong lịch sử khu vực Đông
Nam Á” ?
- Sau khi “chiến tranh lạnh” chấm dứt, vấn đề Cam-pu-chia được giải quyết, từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX,
xu hướng nổi bật của ASEAN là mở rộng thành viên: Năm 1995, Việt Nam gia nhập; năm 1997, Lào và Mi-an-ma
gia nhập; năm 1999, Cam-pu-chia được kết nạp vào ASEAN. Đến đây ASEAN đã trở thành tổ chức toàn khu vực.
Lần đầu tiên trong lịch sử khu vực, 10 nước Đông Nam Á cùng đứng trong một tổ chức thống nhất, cùng hợp tác
phát triển

- Cũng từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, ASEAN chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế: Năm 1992,
thành lập khu vực mậu dịch tự do ĐNA (AFTA); năm 1994, lập Diễn đàn khu vực (ARF) với sự tham gia của 23
quốc gia, tạo môi trường hòa bình, ổn định cho công cuộc hợp tác phát triển của Đông Nam Á.
Câu 1: (4.0 điểm)Tại sao nói : Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông nam Á ?
- Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, sau “chiến tranh lạnh” và vấn đề
Campuchia đã được giải quyết, tình hình chính trị khu vực được cải thiện rõ rệt. Xu hướng nổi bật đầu tiên là mở rộng thành viên
ASEAN. 1d
- Tháng 7-1992,Việt Nam và Lào chính thức tham gia Hiệp ước Bali (1976). Đây là bước đi đầu tiên tạo cơ sở để Việt Nam hòa nhập
vào các hoạt động của khu vực Đông Nam Á. Tháng 7-1995 Việt Nam chính thức gia nhập và trở thành viên thứ 7 của ASEAN .0,5
- Tháng 7-1997 Lào và Mianma gia nhập ASEAN. 0,5
- Tháng 4-1999, Campuchia được kết nạp vào tổ chức này 0,5
- Như thế ASEAN từ 6 nước đã phát triển thành 10 nước thành viên. Lần đầu tiên trong lịch sử khu vực, mười nước Đông Nan Á cùng
đứng trong một tổ chức thống nhất 0,5
- Trên cơ sở đó, ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế, đồng thời xây dựng một khu vực Đông Nam Á hòa bình,
ổn định để cùng nhau phát triển phồn vinh. Một chương mới được mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á .1d
Câu 3d :* Mối quan hệ giữa ASEAN và Việt Nam từ sau 1975 đến nay ?
6
- Khi cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân Việt Nam, Lào, Cam-phu-chia kết thúc năm 1975, các quan
hệ ngoại giao giữa ba nước Đông Dương và ASEAN đã được thiết lập.0,5
- 7-1992, Việt Nam tham gia vào hiệp ước Bali (1976). Đây là bước đi đầu tạo cơ sở để Việt Nam hòa nhập vào các
hoạt động của khu vực Đông Nam Á.0,5
- 26-7-1995 Việt Nam chính thức gia nhập và trở thành thành viên thứ bảy của ASEAN. 0,5
- Từ khi gia nhập vào tổ chức ASEAN, Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng trên tất cả các lĩnh vực hợp tác
của hiệp hội đồng thời tổ chức nhiều sự kiện quan trọng như : 0,5
+ 12-1998 tổ chức thành công Hội nghị cấp cao ASEAN 6 tại Hà Nội , ,0,25
+ Từ tháng 7-2000 đến 7 -2001 Việt Nam hoàn thành tốt vai trò chủ tịch ủy ban thường trực ASEAN. 0,25
+ 2010 Việt Nam đảm nhiện vai trò chủ tịch của ASEAN .0,25
+4-2010 Tổ chức thành công hội nghị cấp cao ASEAN XVI tại Hà Nội 0,25
Cauu :6.0 điểm) a. Tình hình Đông Nam Á trước và sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
b. Hoàn cảnh ra đời, mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của tổ chức ASEAN?

a. Tình hình Đông Nam Á trước và sau Chiến tranh thế giới thứ hai:
- Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Đông Nam Á (trừ Thái Lan) là thuộc địa của các nước
thực dân phương Tây
0.5
- Sau năm 1945 và kéo dài hầu như trong cả nửa sau thế kỷ XX, tình hình Đông Nam Á diễn ra phức tạp và
căng thẳng
0.5
- Tháng 8-1945 phát xít Nhật đầu hàng, các dân tộc Đông Nam Á đã nhanh chóng nổi dậy giành chính quyền,
lật đổ ách thống trị thực dân. Như In-đô-nê-xi-a: 8-1945, Việt Nam: 8-1945, Lào: 10-1945…
0.5
- Nhưng ngay sau đó, nhiều nước Đông Nam Á tiếp tục kháng chiến chống các cuộc chiến tranh xâm lược trở
lại của các nước đế quốc như In-đô-nê-xi-a, Việt Nam…
0.5
- Trước phong trào đấu tranh của nhân dân, các nước đế quốc đã trao trả độc lập. Giữa những năm 50 của thế
kỷ XX, các nước Đông Nam Á lần lượt giành được độc lập dân tộc….
0.5
- Từ năm 1950, trong bối cảnh "chiến tranh lạnh", tình hình Đông Nam Á trở nên căng thẳng, chủ yếu do sự
can thiệp của đế quốc Mĩ vào khu vực.
0.5
- Tháng 9- 1954, Mĩ cùng Anh, Pháp thành lập khối quân sự SEATO nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của chủ
nghĩa xã hội và đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc trong khu vực (Thái Lan và Phi-lip-pin đã tham gia vào
tổ chức này).
0.5
- Tình hình Đông Nam Á trở nên căng thẳng khi Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược ở Việt Nam và mở
rộng chiến tranh sang Lào và Cam-pu-chia. Từ giữa những năm 50 của thế kỷ XX, các nước Đông Nam Á đã
có sự phân hóa trong đường lối đối ngoại.
0.5
b. Hoàn cảnh ra đời, mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của tổ chức ASEAN:
+ Hoàn cảnh: Sau khi giành được độc lập, nhiều nước Đông Nam Á ngày càng nhận thức rõ sự cần thiết phải cùng
nhau hợp tác để phát triển đất nước và hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.

- Ngày 8-8-1967, hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập ở Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia
của 5 nước là: In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Ma-lai-xi-a, Thái Lan, Xin-ga-po.
+ Mục tiêu: Phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh
thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.
+ Nguyên tắc: Cùng nhau tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau,
giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; hợp tác phát triển có hiệu quả.
Châu Phi
7
Câu 4: (6đ)Trình bày những nét chính về tình hình kinh tế, xã hội các nước Châu Phi từ sau chiến
tranh thế giới thứ hai đến nay ?
- Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh diễn ra sôi nổi ở Châu Phi, sớm nhất là ở vùng Bắc Phi, nơi
có trình độ phát triển cao hơn các vùng khác.
- Năm 1960 được gọi là “ Năm Châu Phi” với 17 nước tuyên bố độc lập. Hệ thống thuộc địa của các đế quốc lần lượt
ta rã, các dân tộc Châu Phi giành được độc lập.
- Các nước Châu Phi bắt tay vào xây dựng đất nước phát triển kinh tế, xã hôi và thu được nhiều thành tích, nhưng
những thành tích ấychưa đủ sức làm thay đổi bộ mặt Châu Phi.
- Từ cuối những năm 80 của thế kỷ XX tình hình Châu Phi ngày càng khó khăn và không ổn định, các cuộc xung đột,
nội chiến, mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo, đói nghèo, nợ nần, bệnh dịch…
+ Từ năm 1987 đến năm 1997 Châu Phi có tới 14 cuộc xung đột nội chiến.
+ Liên hiệp quốc xếp 32 trong 57 nước Châu Phi vào nhóm những nước nghèo nhất thế giới.+ Vào đầu những năm 90
của thế kỷ XX, số nợ của các nước Châu Phi tới 300 tỷ USD Trong những năm gần đây, được sụ giúp đỡ của cộng
đồng quốc tế, các nước Châu Phi đã tích cực tìm kiếm các giải pháp, đề ra cải cách, khắc phục những khó khăn về
kinh tế, thành lập các tổ chức liên minh khu vực như liên minh Châu Phi (AU).
- Cuộc đấu tranh để xóa bỏ nghèo nàn, lạc hậu, còn gian khổ hơn, lâu dài hơn cuộc đấu tranh về độc lập tự do.
(2đ) Các sự kiện lịch sử sau đây diễn ra vào thời gian nào ?
Sự kiện Thời gian
1. Inđônêxia tuyên bố độc lập. 17/08/1945
2. Nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa thành lập. 01/10/1949
3. Cách mạng CuBa thắng lợi. 01/01/1989
4. Thành lập hiệp hội các nước Đông Nam Á 08/08/1967

5. Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo 1957
6. Cuộc khủng hoảng dầu mỏ. 1973
7. Lào tuyên bố độc lập. 12/10/1945
8. Việt Nam chính thức ra nhập hiệp hội các nước Đông Nam Á 07/1995
Mĩ La Tinh
(3.0 điểm)Em hãy nêu những nét nổi bật của tình hình Mĩ La-tinh từ sau năm 1945?
Những nét nổi bật của tình hình Mĩ La-tinh từ sau năm 1945 :
- Khác với châu Á và châu Phi, nhiều nước ở Mĩ La-tinh như Bra-xin, Vê-nê-xu-ê-la…đã giành được độc lập ngay
những thập kỷ đầu thế kỷ XIX, nhưng sau đó lại rơi vào vòng lệ thuộc và trở thành "sân sau" của đế quốc Mĩ. 1d
- Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, nhất là từ đầu những năm 60 của thế kỷ XX, một cao trào đấu tranh đã diễn ra
ở nhiều nước Mĩ La-tinh với mục tiêu là thành lập các chính phủ dân tộc, dân chủ và tiến hành cải cách tiến bộ,
nâng cao đời sống nhân dân. Tiêu biểu là cuộc cách mạng nhân dân ở Cu-ba đầu năm 1959…1d
- Các nước Mĩ La-tinh đã thu được nhiều thành tựu trong công cuộc củng cố độc lập dân tộc, dân chủ và đời sống
chính trị, tiến hành cải cách dân chủ 0,5d
- Tuy nhiên ở một số nước có lúc đã gặp phải những khó khăn như: tăng trưởng kinh tế chậm lại, tình hình chính trị
không ổn định do sự tranh giành quyền lực giữa các phe phái 0,5d
8
Câu 3: (4.0 điểm)Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh từ sau Chiến tranh thế
giới lần thứ hai đến cuối thế kỉ XX chia làm mấy giai đoạn? Vị trí, ý nghĩa của phong trào trong sự
phát triển quan hệ quốc tế?
- Yêu cầu thi sinh nêu được các nội dung sau:
* Các giai đoạn:
- Từ năm 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX. 0.5
- Từ giữa những năm 60 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX.0.5
- Từ giữa những năm 70 đến giữa những năm 90 của thế kỉ XX.0.5
* Vị trí: Là một bộ phận quan trọng trong cuộc đấu tranh chống lại các lực lượng phản cách mạng và
chủ nghĩa đế quốc sau chiến tranh thế giới thứ hai.0.5
* Ý nghĩa:- Từng bước phá vỡ hệ thống thuộc địa - một trong những cơ sở tồn tại của chủ nghĩa đế
quốc, thu hẹp phạm ảnh hưởng của Mĩ và các nước phương Tây, từng bước xói mòn trật tự thế giới mới sau
Chiến tranh thế giới thứ hai. 1d

- Phong trào đã đưa đến sự ra đời của hơn 100 quốc gia độc lập và ngày càng có vai trò quan trọng trong đời sống
chính trị thế giới với ý chí chống chủ nghĩa thực dân, vì hoà bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội, 0.5
- Tất cả các quốc gia độc lập tiếp tục đấu tranh để thiết lập một thế giới công bằng, góp phần bảo vệ hòa bình
và an ninh của các dân tộc 0,5
CU - BA
Câu 1: (4.0 điểm)
Trình bày nét chính về cách mạng Cu-ba từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1959.
Vì sao nói Cu-ba là “Hòn đảo anh hùng”?
* Cách mạng Cu-ba:
- Năm 1952, Ba-ti-xta thiết lập chế độ độc tài quân sự thân Mĩ ở Cu-ba, xóa bỏ hiến pháp tiến bộ, bắt giam hàng
chục vạn người yêu nước.
- Ngày 26/7/1953, Phi đen Cát- xtơ-rô đã chỉ huy cuộc tấn công pháo đài Môn-ca-đa. Mặc dù thất bại nhưng tiếng
súng Môn-ca-đa đã thổi bùng lên ngọn lửa yêu nước.
- Được sự ủng hộ, giúp đỡ của nhân dân, các lực lượng cách mạng ngày càng lớn mạnh. Từ cuối năm 1958, các
binh đoàn liên tiếp tấn công.
- Ngày 1/1/1959, chế độ độc tài Ba-ti-xta bị lật đổ. Cách mạng Cu-ba thắng lợi.
* Cu- ba là “Hòn đảo anh hùng”:
- Là nước đầu tiên ở Mĩ Latinh tiến hành cuộc đấu tranh vũ trang thắng lợi, thoát khỏi chế độ độc tài thân Mĩ.
- Là nước duy nhất ở Mĩ Latinh đi theo con đường xã hội chủ nghĩa bên cạnh sự bao vây, chống phá của đế quốc
Mĩ. Trong suốt hơn nửa thế kỉ qua, mặc dù bị Mĩ bao vây, cấm vận về kinh tế nhưng đất nước Cu-ba vẫn đứng
vững và có sự phát triển cả về kinh tế cũng như văn hóa, y tế, thể thao.
Câu 2. (6,5 điểm)Sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay:
a) Cu Ba được mệnh danh là “Hòn đảo anh hùng”. Em hãy làm sáng tỏ nhận định trên?
b) Nêu một số hiểu biết của em về mối quan hệ giữa Việt Nam và Cu Ba?
a. Cu Ba hòn đảo anh hùng
* Cu Ba anh hùng trong chiến đấu
- Tháng 3-1952 được sự hỗ trợ của Mỹ, Ba-ti-xta làm đảo chính, thiết lập chế độ độc tài quân sự ở Cu Ba. Dưới
chế độ độc tài, mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Cu Ba với chế độ độc tài Ba-ti-xta trở nên gay gắt.0,5
9
- Ngày 26-7-1953, 135 thanh niên yêu nước, dưới sự chỉ huy của Phi-đen Ca-xtơ-rô tấn công pháo đài Môn-ca-

đa. Mặc dù cuộc tấn công không thành, nhưng tiếng súng Môn-ca-đa đã mở đầu một giai đoạn mới của cách mạng
Cu Ba – giai đoạn đấu tranh vũ trang.,0,5
- Bị chính quyền Ba ti xta trục xuất, năm 1955, Phi-đen Ca-xtô-rô cùng các đồng chí của mình sang Mê hi cô
hoạt động. Tại đây ông tiếp tiếp tục tập hợp lực lượng, huấn luyện và mua sắm vũ khí chờ thời cơ trở về nước tiếp
tục cuộc chiến đấu.0,5
- Tháng 11-1956, Phi-đen cùng 81 chiến sĩ yêu nước trở về trên con tàu Gran-ma. Bị địch phát hiện, nhưng Phi
đen cùng các đồng chí còn lại đã kiên cường chiến đấu…0,5
- Từ năm 1958, các lực lượng cách mạng phát triển một cách nhanh chóng và liên tiếp mở các cuộc tấn công
vào quân đội của Ba ti xta 0,5
- Ngày 1/1/1959, lực lượng cách mạng mở cuộc tấn công đánh chiếm thủ đô La ha ba na. Chế độ độc tài Ba-ti-
xta bị lật đổ. Cuộc cách mạng dân chủ nhân dân ở Cu Ba đã giành được thắng lợi.0,5
* Cu Ba anh hùng trong xây dựng đất nước
- Sau khi giành được độc lập, nhân dân Cu Ba bắt tay vào công cuộc xây dựng chế độ mới XHCN. Cu Ba đã
tiến hành cải cách ruộng đất, quốc hữu hóa các nhà máy xí nghiệp hầm mỏ, tiến hành xây dựng nông thôn mới xã
hội chủ nghĩa. 0,5
- Công cuộc xây dựng đất nước của nhân dân Cu Ba được tiến hành trong điều kiện cực khó khăn bởi cuộc bao
vây cấm vận của Mỹ, sự phá hoại của các thế lực phản động, khó khăn càng tăng thêm khi Liên Xô và Đông Âu
tan rã. Mặc dù vậy, Đảng, chính phủ và nhân dân Cu Ba vẫn anh dũng kiên định lập trường xây dựng CNXH.1d
,
b. Mối quan hệ Việt Nam - Cu Ba:
- Nêu được: Mối quan hệ Việt Nam-Cu Ba được Ct HCM và Chủ tịch Phi đen-ca-xtơ-rô đã dày công xây đắp 0,5
- Nêu được những biểu hiện về sự giúp đỡ lẫn nhau giữa hai dân tộc trong sự nghiệp đấu tranh chống chủ
nghĩa đế quốc và các thế lực phản động Trích câu nói “Vì Việt Nam Cu Ba sẵn sàng hiến dâng cả máu ”0,5
- Nêu được những biểu hiện giúp đỡ lẫn nhau trong công cuộc xây dựng đất nước. Cu Ba xây dựng bệnh viện
tại Việt Nam; Việt Nam ủng hộ lương thực cho nhân dân Cu Ba…0,5
- Hiện nay: Việt Nam và Cu Ba đang làm hết sức mình để củng cố, mở rộng mối quan hệ đoàn kết anh em…0,5
Câu 2: ( 2.0 điểm)
Từ năm 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX, phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi và Mĩ
Latinh đã diễn ra như thế nào?
- Được tin phát xít Nhật đầu hàng, nhân dân nhiều nước Đông Nam Á nổi dậy khởi nghĩa giành chính quyền. Tiêu

biểu: In-đô-nê-xi-a (17/8/1945), Việt Nam (2/9/1945), Lào (12/10/1945).
- Phong trào lan sang các nước Nam Á và Bắc Phi, nhiều nước đã nổi dậy giành độc lập: Ấn Độ (1946- 1950), Ai
Cập (1952), An-giê-ri (1954- 1962), năm 1960- 17 nước châu Phi tuyên bố độc lập.
- Ở Mĩ Latinh, ngày 1/1/1959, cách mạng Cu-ba thắng lợi.
- Đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc cơ bản sụp đổ.

Câu 1(6,0đ) Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ đã vươn lên trở thành nước tư bản giàu mạnh
nhất, đứng đầu hệ thống tư bản chủ nghĩa và theo đuổi mưu đồ bá chủ thế giới ”. (Bài 8 - SGK Lịch
sử 9):
1. Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của nước Mĩ sau chiến tranh.
10
ĐỀ CHÍNH THỨC
2. Bằng những dẫn chứng (số liệu) cơ bản hãy chứng minh cho sự giàu mạnh đó của nước Mĩ.
3. Từ thập niên 70 của thế kỉ XX, “tuy vẫn còn đứng đầu thế giới về nhiều mặt nhưng kinh tế
Mĩ không còn giữ ưu thế tuyệt đối như trước kia nữa”. Em hãy nêu những nguyên nhân làm cho địa
vị kinh tế của Mĩ bị suy giảm?
1. Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của nước Mĩ sau chiến tranh.
+ Nước Mĩ ở xa chiến trường, được hai đại dương là Đại Tây Dương và Thái Bình Dương che chở
không bị chiến tranh tàn phá.
+ Trong chiến tranh do được yên ổn phát triển sản xuất và bán vũ khí, hàng hóa cho các nước tham
chiến, thu được 114 tỉ USD lợi nhuận, trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới.
+ Do đất nước không có chiến tranh nên thu hút được nhiều nhân tài, nhiều nhà khoa học trên thế giới
về sinh sống và làm việc. Thừa hưởng những thành tựu khoa học - kĩ thuật thế giới. Áp dụng những thành
tựu của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật vào sản xuất
2. Chứng minh cho sự giàu mạnh đó của nước Mĩ.
+ Sản lượng công nghiệp: Mĩ chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp toàn thế giới (56,47% - 1948)
+ Sản lượng nông nghiệp: Mĩ gấp 2 lần sản lượng nông nghiệp của 5 nước Anh, Pháp, Tây Đức, Italia
và Nhật Bản cộng lại.
+ Nắm trong tay 3/4 trữ lượng vàng thế giới (24.6 tỉ USD).
+ Về quân sự: Mĩ có lực lượng quân sự mạnh nhất thế giới tư bản và độc quyền vũ khí nguyên tử.

3. Nguyên nhân làm cho địa vị kinh tế của Mĩ bị suy giảm:
+ Sự cạnh tranh của các nước đế quốc khác. Tây Âu và Nhật Bản đã vươn lên mạnh mẽ ngày cạnh tranh
gay gắt với Mĩ.
+ Kinh tế không ổn định do vấp phải nhiều cuộc suy thoái, khủng hoảng.
+ Chi phí khổng lồ cho việc chạy đua vũ trang, sản xuất các loại vũ khí hiện đại, tốn kém và nhất là tiến
hành các cuộc chiến tranh xâm lược.
+ Sự giàu nghèo quá chênh lệch giữa các tầng lớp trong xã hội là nguồn gốc gây nên sự không ổn định
về kinh tế và xã hội ở Mĩ.
0,5đ
0,75đ
0,75đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
Câu 2 (4,0đ) a)Vì sao hai nguyên thủ quốc gia là Liên Xô và Mĩ lại tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh "
Do một thời gian dài chạy đua vũ trang tốn kém ,tình hình thế giới dẫn tơi sự căng thẳng ,nguy cơ bùng nổ chiến tranh
thế giới.0,5
-Phải chi phí một khối lượng khổng lồ về tiền của để sản xuất vũ khí huỷ diệt ,xây dựng các căn cứ quân sự trong khi
loài người vẫn khó khăn,đói nghèo ,dịch bệnh ,thiên tai.0,5
-Do xu thế của thế giới thời kì mới có nhiều biến chuyển theo đường lối đối thoại ,hợp tác cùng có lợi.0,5
Câu 3: (5,0 điểm)
a. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, kinh tế Mĩ đã có sự phát triển như thế nào? Những nguyên nhân chủ yếu đưa
đến sự phát triển đó?
* Sự phát triển: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, kinh tế Mĩ phát triển mạnh mẽ, trở thành nước tư bản giàu mạnh
nhất:0,5

- Công nghiệp: Chiếm hơn ½ sản lượng thế giới.0,5
- Nông nghiệp: Bằng 2 lần tổng sản lượng của 5 nước Anh, Pháp, Tây Đức, I-ta-li-a, Nhật.0,5
- Tài chính: Nắm ¾ dự trữ vàng của thế giới, là trung tâm kinh tế tài chính, chủ nợ duy nhất của thế giới.0,5
- Từ đầu những năm 70 của TK XX đến nay, kinh tế Mĩ có sự suy giảm, không còn giữ ưu thế tuyệt đối như trước.0,5
* Nguyên nhân phát triển:
- Đất nước được bao bọc bởi 2 đại dương nên không bị chiến tranh tàn phá.0,25
- Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên phong phú, đất đai màu mở, nguồn nhân lực dồi dào.0,25
- Thu lợi nhuận từ chiến tranh (114 tỉ USD từ buôn bán vũ khí)0,25
11
- Áp dụng các thành tựu của cách mạng khoa học- kĩ thuật.0,25
b. Hãy cho biết mục tiêu, biện pháp và kết quả của Chiến lược toàn cầu Mĩ thực hiện sau chiến tranh thế giới thứ
hai?
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ đề ra Chiến lược toàn cầu với mục tiêu: Ngăn chặn, đẩy lùi tiến tới tiêu diệt chủ
nghĩa xã hội; khống chế các nước đồng minh; ngăn cản phong trào giải phóng dân tộc.0,5
- Biện pháp: Thành lập các khối quân sự (NATO, SEATO ), gây ra các cuộc chiến tranh xâm lược (Triều Tiên, Việt
Nam, Cu ba ), viện trợ để lôi kéo đồng minh và khống chế các nước nhận viện trợ.0,5
- Kết quả: Góp phần dẫn đến sự khủng hoảng- sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu. Tuy nhiên, Mĩ
cũng vấp phải thất bại nặng nề ở Trung Quốc, Việt Nam, Cu ba 0,5
NHẬT BẢN
Câu 3 (5,0đ) Bằng những sự kiện lịch sử hãy chứng minh sự phát triển “ thần kỳ “ nền kinh tế Nhật Bản từ những
năm 60 của thế kỷ XX?
Em có suy nghĩ gì về đất nước và con người Nhật Bản sau thảm họa động đất sóng thần ngày
11/3/2011 vừa qua.?
-Từ những năm 60 của thế kỷ XX nền kinh tế Nhật đạt được sự tăng trưởng “thần kỳ” vượt qua Tây Âu vươn lên
đứng thứ hai thế giới
-Tổng sản phẩm quốc dân năm 1968 đạt 183 tỷ USD, đứng thứ hai trên thế giới sau Mỹ (830tỷ USD).
-Năm 1990 thu nhập bình quân đầu người đạt 23796 USD, vượt Mỹ đứng thứ hai thế giới sau Thụy Sĩ (29850
USD)
-Công nghiệp : 1961 – 1970 tốc độ tăng trưởng đạt 13,5 %.
-Nông nghiệp : 1967 – 1969 đã cung cấp hơn 80 % nhu cầu lương thực trong nước.

-Từ những năm 70 của thế kỷ XX trở thành một trong ba trung tâm kinh tế tài chính của thế giới. Đó là hiện
tượng “thần kỳ” của kinh tế Nhật Bản. ( 0.5đ)
-Suy nghĩ của HS về con người Nhật Bản sau trận động đất,song thần:có ý chí vươn lên,có tinh
thần đoàn kết,có tính kỉ luật cao,luôn coi trọng tiết kiệm…
TÂY ÂU
Câu 1 (3 điểm): Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình các nước Tây Âu đã có những thay đổi to lớn và
sâu sắc. Tiêu biểu là sự liên kết các nước Tây Âu trong tổ chức liên minh châu Âu (EU).
a. Hãy hoàn thành nội dung của bảng sau:
Tên tổ chức liên kết kinh tế ở chấu Âu Tên viết tắt Thời gian thành lập
b. Vì sao các nước Tây Âu có xu hướng liên kết với nhau?
c. Từ năm 2010 đến nay, vấn đề nổi bật về kinh tế của nhiều nước ở Tây Âu là gì?
Yêu cầu kiến thức cơ bản
a.
Tên tổ chức liên kết kinh tế ở chấu Âu Tên viết tắt Thời gian thành lập
Cộng đồng than, thép châu Âu Tháng 5 -1951
Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu; Cộng đồng kinh
tế châu Âu.
Tháng 3-1957
Cộng đồng châu Âu EC Tháng 7-1967
Liên Minh châu Âu EU Tháng 12-1991
b. Các nước Tây Âu có xu hướng liên kết với nhau vì:
- Có chung một nền văn minh
- Có một nề kinh tế không cách biệt nhau lắm và từ lâu đã liên hệ mật thiết với nhau
- Liên kết để hợp tác phát triển để mở rộng thị trường, tin cậy nhau hơn về chính trị, khắc phục những nghi kị, chia
rẽ (đã từng xảy ra nhiều lần trong lịch sử}.
- Muốn thoát dần khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ
12
- Liên kết để cạnh tranh với các nước ngoài khu vực
c. Từ năm 2010 đến nay, vấn đề nổi bật về kinh tế của nhiều nước ở Tây Âu là:
- Vấn đề nợ công của nhiều nước Tây Âu (vỡ nợ …) …

- Ảnh hưởng to lớn của sự suy thoái kinh tế toàn cầu…
( 1.5 điểm) Tình hình kinh tế, chính trị và chính sách đối ngoại các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế
giới thứ hai?
- Về kinh tế: Để khôi phục nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá, các nước Tây Âu đã nhận viện trợ kinh tế của Mĩ theo
"Kế hoạch Mác-san"(16 nước được viện trợ khoảng 17 tỉ USD từ 1948 đến 1951). Kinh tế được phục hồi, nhưng các
nước Tây Âu ngày càng lệ thuộc vào Mĩ.0,5
- Về chính trị: Chính phủ các nước Tây Âu tìm cách thu hẹp các quyền tự do dân chủ, xóa bỏ các cải cách tiến bộ đã
thực hiện trước đây, ngăn cản các phong trào công nhân và dân chủ, củng cố thế lực của giai cấp tư sản cầm
quyền.0,5
- Về đối ngoại: nhiều nước Tây Âu đã tiến hành các cuộc chiến tranh tái chiếm thuộc địa. Trong bối cảnh "chiến tranh
lạnh" các nước Tây Âu tham gia khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) nhằm chống lại Liên Xô và các nước xã
hội chủ nghĩa Đông Âu.0,5
XU THẾ PHÁT TRIỂN CỦA THẾ GIỚI
1.( 6d)Hãy nêu và phân tích các xu thế phát triển của thếgiới ngày nay? Nhiệm vụ to lớn nhất
của nhân dân ta là gì:
* Các xu thế phát triển của thế giới ngày nay:
- Một là xu thế hòa hoãn và hoà dịu trong quan hệ quốc tế. Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX các nước lớn tránh
xung đột trực tiếp đối đầu nhau hòa bình giải quyết các tranh chấp.
- Hai là sự tan rã của trật tự hai cực I-anta và Thế giới đang tiến tới xác lập một trật tự thế giới mới đa cực nhiều trung
tâm. Nhưng Mỹ lại chủ trương "Thế giới đơn cực"
- Ba là dưới tác động của cách mạng khoa học kĩ thuật các nước điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng
điểm.
- Bốn là tuy hoàn bình thế giới được củng cố ở nhiều nơi lại xảy ra những vụ xung đột quân sự nội chiến.
- Tuy nhiên xu thế chung của thế giới ngày nay là hoà bình hợp tác hữu nghị và phát triển. Đây vừa là thời cơ vừa là
thách thức đối với các dân tộc.
* Nhiệm vụ to lớn nhất của nhân dân Việt Nam:
- Tiếp tục giữ vững ổn định chính tri, kiên định con đường xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản
Việt Nam.
- Mở rộng hợp tác quốc tế về mọi mặt nhất là về kinh tế song vẫn giữ được bản sắc dân tộc.
- Dồn sức phát triển lực lượng sản xuất nâng cao trình độ khoa học – kĩ thuật.

- Công nghiệp hoá hiện đại hóa nhằm đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu (kém phát triển) phấn đấu đến năm
2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp.
Câu 2(5 điểm): Tại sao nói “ Hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển” vừa là thời cơ vừa là thách
thức đối với các dân tộc ? Liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam?
Câu 2(5 điểm):
a) Về thời cơ:Từ sau “chiến tranh lạnh” bối cảnh chung của thế giới là ổn định nên các nước có cơ hội thuận lợi
trong việc xây dựng và phát triển đất nước. (0,5đ)
- Tăng cường hợp tác và tham gia các liên minh kinh tế khu vực. (0,5đ)
- Các nước đang phát triển có thể tiếp thu những tiến bộ của khoa học – kĩ thuật thế giới và khai thác các
nguồn đầu tư của nước ngoài để rút ngắn thời gian xây dựng và phát triển đất nước. (0,5đ)
b) Về thách thức :Các nước đang phát triển cần nhận thức đầy đủ sự cần thiết tất yếu, và tìm kiếm con đường,
cách thức hợp lí nhất trong quá trình hội nhập quốc tế, biết phát huy thế mạnh của mình. (0,5đ)
- Hầu hết các nước đang phát triển có điểm xuất phát thấp về kinh tế, trình độ dân trí và chất lượng nguồn
lực còn nhiều hạn chế… (0,5đ)
- Sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường thế giới… (0,5đ)
- Việc sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn vay từ bên ngoài… (0,5đ)
13
- Vấn đề giữ gìn, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc và sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại cần
được lưu ý… (0,5đ)
• Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách, đường lối phù hợp, nhờ đó, đất nước ta
từng bước phát triển hòa nhập dần vào đời sống khu vực và thế giới. (1đ)
cách mạng khoa học - kỹ thuật
1.(4 điểm): Những thành tựu to lớn của cách mạng khoa học - kỹ thuật là gì? Nêu những mặt tích
cực và những mặt tiêu cực của cuộc mạng khoa học – kỹ thuật đang diễn ra hiện nay đối với đới
sống con người. ?
+ Những thành tựu chủ yếu:
- Trong lĩnh vực khoa học cơ bản:con người đã thu được những thành tựu hết sức to lớn ở các ngành Tãan, Vật lí, Tin
học, Hóa học, Sinh học.
- Phát minh lớn về công cụ sản xuất (máy tính, máy tự động, rôbốt …
- Tìm ra năng lượng mới: năng lượng nguyên tử, năng lượng mặt trời, năng lượng thủy triều …

- Sáng chế ra những vật liệu sản xuất mới, quan trọng nhất là poolime.
- Cuộc “Cách mạng xanh” trong nông nghiệp mà nhờ đó con người đã tìm ra được phương hướng khắc phục nạn
thiếu lương thực và thực phẩm.
- Những tiến bộ lớn trong lĩnh vực giao thong vận tải và thông tin liên lạc (máy bay siêu âm khổng lồ, tàu hỏa tốc độ
cao, hệ thống vệ tinh nhân tạo phát sóng truyền hình hết sức hiện đại …), chinh phục vũ trụ …
+ - Mặt tích cực: Tăng năng suất lao động, thúc đẩy kinh tế phát triển vượt bậc. Đưa nhân loại tiến một bước nhảy vọt
trong cuộc sống văn minh, nâng cao đời sống và phát triển con người toàn diện. Giải phóng con người khỏi lao động
chân tây nặng nhọc để có thể sang tạo hơn trong lao động và thay đổi về cơ cấu dân cư lao động.
- Mặt tiêu cực: Ô nhiễm môi trường, tai nạn lao động, tai nạn giao thong, bệnh tật mới, vũ khí hủy diệt …
Câu 3: (4,0 điểm)
a. Em hiểu thế nào là Cách mạng công nghiệp, Cách mạng khoa học- kĩ thuật? Nêu thành tựu
có ý nghĩa quan trọng nhất của mỗi cuộc cách mạng nói trên?
b. Những tác động của cách mạng khoa học- kĩ thuật (từ những năm 40 của thế kỉ XX) đến
cuộc sống con người?
* Cách mạng công nghiệp (cách mạng kĩ thuật) thế kỉ XVIII- XIX:mỗi ý 0,5
- Là cuộc cách mạng trong lĩnh vực kĩ thuật sản xuất, thay thế lao động thủ công của con người bằng một nền sản
xuất cơ khí (bằng máy móc)
- Thành tựu có ý nghĩa quan trọng nhất là việc phát minh và sử dụng máy hơi nước. (Việc sử dụng rộng rãi máy
hơi nước đã đưa loài người chuyển từ nền văn minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp)
* Cách mạng khoa học- kĩ thuật từ những năm 40 của thế kỉ XX
- Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, những phát minh lớn lao trong các ngành khoa học kết hợp chặt
chẽ với sự phát triển kĩ thuật trong sản xuất tạo thành lực lượng mạnh mẽ thúc đẩy nhanh chóng kinh tế và sinh
hoạt xã hội.
- Thành tựu có ý nghĩa quan trọng nhất: Con người đã chế tạo và sử dụng những công cụ sản xuất mới- quan trọng
bậc nhất là máy tính điện tử, máy tự động và hệ thống máy tự động. (Những công cụ sản xuất mới này đã từng
bước đưa còn người từ nền văn minh công nghiệp sang nền văn minh trí tuệ (văn minh hậu công nghiệp)
* Những tác động:
- Tích cực: + Cho phép thực hiện những bước nhảy vọt về sản xuất và năng suất lao động, nâng cao mức sống và
chất lượng cuộc sống của con người.
+ Đưa đến thay đổi to lớn về cơ cấu dân cư lao động: Tỉ lệ lao động trong các ngành dịch vụ ngày càng

tăng
- Tiêu cực: Do con người tạo ra như việc chế tạo các loại vũ khí hủy diệt, ô nhiễm môi trường, tai nạn lao động và
giao thông, dịch bệnh
=> Để hạn chế những tác động tiêu cực, con người cần có ý thức sử dụng các phát minh khoa học, các thành tựu kĩ
14
thut vo nhng mc ớch tt p, nhõn o.
-
VIT NAM
Cõu 3(6im): Sau chin tranh th gii th nht, thc dõn Phỏp ó thi hnh nhng th on chớnh tr, vn húa - giỏo
dc nc ta nh th no ?
Cõu 3(6im):
a) V chớnh tr:
- Mi quyn hnh nm trong tay ngi Phỏp, vua quan Nam triu ch l bự nhỡn tay sai. Nhõn dõn ta khụng
c hng mt chỳt quyn t do cho dõn ch no, mi hnh ng yờu nc u b n ỏp khng b.
(1)
- Thi hnh chớnh sỏch chia tr : chia nc ta thnh ba kỡ vi ba ch khỏc nhau, chia r cỏc dõn tc,
tụn giỏo. (1)
- Trit li dng b mỏy a ch cng ho nụng thụn nhm tng cng s thng tr. (1)
b) V vn húa giỏo dc:
- Phỏp thi hnh chớnh sỏch vn húa nụ dch nhm gõy cho nhõn dõn ta tõm lý t ti; ra sc khuyn khớch cỏc
hot ng mờ tớn d oan, cỏc t nn xó hi nh c bc, ru chố.v.v (1)
- Trng hc c m rt hn ch, ch yu l cỏc trng tiu hc, cỏc trng trung hc ch m mt s
thnh ph ln ( H Ni, Hu, Si Gũn). Cỏc trng i hc, cao ng H Ni thc cht ch l trng o
to tay sai. (1)
- Sỏch, bỏo xut bn cụng khai c li dng trit vo vic tuyờn truyn chớnh sỏch khai húa ca thc
dõn v gieo rc o tng hũa bỡnh hp tỏc vi thc dõn cp nc v vua quan bự nhỡn bỏn nc. (1)
Cõu 4(4im): c im ca phong tro cụng nhõn Vit Nam nhng nm 1919 1925?
- Cuc u tranh ca cụng nhõn trong thi kỡ ny cũn l t, mang tớnh t phỏt. (1)
- í thc giai cp, chớnh tr ngy cng phỏt trin, c th hin rừ qua cuc bói cụng ca cụng nhõn Ba Son
l cuc u tranh u tiờn cú t chc, lónh o. Cuc u tranh khụng ch nhm mc ớch kinh t m cũn

vỡ mc tiờu chớnh tr. (2)
Bc u cú tớnh t giỏc v cú ý thc
Câu 3: (6,0 điểm): a. Vì sao, từ khi Đảng ra đời, giai cấp công nhân Việt Nam giữ vai trò lãnh
đạo cách mạng?
b. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời có ý nghĩa nh thế nào đối với cách mạng Việt Nam?
3
(6 đ)
a.Giai cấp công nhân Việt Nam giữ vai trò lãnh đạo cách mạng vì:
- Giai cấp công nhân Việt Nam đại diện cho phơng thức sản xuất tiên tiến, lao động tập trung, có kỉ luật
- Ngoài những đặc điểm của giai cấp công nhân quốc tế, giai cấp công nhân Việt nam còn có những đặc điểm
riêng:
+ Bị áp bức bóc lột nặng nề nhất, nên có tinh thần cách mạng cao nhất.
+ Có quan hệ tự nhiên gắn bó với giai cấp nông dân.
+ Kế thừa truyền thống anh hùng bất khuất của dân tộc.
+ Đặc biệt, vừa lớn lên, giai cấp công nhân Việt Nam đã tiếp thu ngay chủ nghĩa Mác Lê nin, ảnh hởng
cách mạng tháng Mời Nga và phong trào cách mạng thế giới ngay sau chiến tranh.
- Giai cấp công nhân Việt Nam với hoàn cảnh ra đời và phát triển, cùng với những đặc
điểm của mình, là giai cấp yêu nớc, cách mạng, cùng với giai cấp nông dân trở thành hai lực
lợng chính của cách mạng, trong đó: giai cấp công nhân nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo cách
mạng giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp.
15
b- Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh
dân tộc và giai cấp ở Việt Nam trong thời đại mới.
- Đảng ra đời là sản phẩm của sự kết hợp nhuần nhuyễn ba yếu tố: Chủ nghĩa Mác lê nin, phong trào
công nhân và phong trào yêu nớc ViệtNam trong những năm 20 của thế kỉ XX.
- Việc thành lập Đảng là bớc ngoặt vĩ đại trong lịch sử của cách mạng Việt Nam, chứng tỏ giai cấp vô sản
nớc ta trởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng, chấm dứt thời kì khủng hoảng về vai trò lãnh đạo và đ-
ờng lối trong phong trào của cách mạng Việt Nam. Từ đây cách mạng Việt Nam đã thuộc quyền lãnh đạo
tuyệt đối của giai cấp công nhân mà
đội tiên phong là Đảng cộng sản.

- Cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của cáchmạng thế giới.
- Đảng ra đời là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính quyết định cho những bớc phát triển nhảy vọt về sau
của dân tộc Việt Nam.
Câu 4: ( 7 điểm): So sánh cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 1914) với cuộc khai thác
thuộc địa lần thứ hai (1919 1929) của thực dân Pháp ở Việt Nam?
so
sánh Cuộc khai thác lần thứ nhất Cuộc khai thác lần thứ hai
iểm
Hoàn
cảnh l
sau khi thực hiện xong việc bình định về quân sự, thực dân
Pháp bắt đầu khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897
1914)
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân
Pháp tiếp tục khai thác thuộc địa lần thứ hai ở
Việt Nam
Mục
đích
- Khai thác nguồn tài nguyên phong phú.
- Bóc lột nguồn nhân công rẻ mạt.
- Biến Việt Nam thành thị trờng tiêu thu hàng hoá riêng của
Pháp
Giống lần thứ nhất

Nội
dung
Pháp đầu t vào các ngành kinh tế:
- Nông nghiệp: Tiến hành cớp ruộng đất của nông dân để
lập đồn điền.
- Công nghiệp: Chủ yếu khai thác mỏ, nhất là mỏ than.

Ngoài ra bắt đầu hình thành những cơ sở công nghiệp hàng
tiêu dùng.
- Giao thông vận tải: Phát triển để phục vụ vho công cuộc
khai thuộc địa và mục đích quân sự.
-Thơng nghiệp: độc quyền xuất nhập khẩu, tổng số vốn
Pháp đầu t vào Việt Nam gần 1 tỷ đồng.
- Thuế: đặt ra nhiều loại thuế với mức thuế rất cao.
Quy mô khai thác gấp nhiều lần so với lần thứ
nhất, đầu t vào các ngành:
- Nông nghiệp: Pháp bỏ vốn đầu t nhiều nhất
vào nông nghiệp, năm 1927 số vốn đầu t vào
nông nghiệp lên tới 400 triêụ Phrăng, đẩy
mạnh cớp đoạt ruộng đất để lập đồn điền cao
su.
- Công nghiệp: Chủ yếu là khai thác mỏ than,
nhiều công ty than nối tiếp nhau ra đời. Ngoài
ra Pháp còn đầu t vào công nghiệp tiêu dùng,
đặc biệt là công nghiệp chế biến.
- Thơng nghiệp: Độc chiếm thị trờng Việt
Nam, đánh thuế nặng vào các mặt hàng nhập
từ Nhật Bản và Trung Quốc. Lập ngân hàng
Đông Dơng, tăng thuế đối với hàng hoá nội
địa.
3,0
Hệ
quả
Làm cho nền kinh tế Việt Nam bị què quặt, ngày càng lệ
thuộc vào chính quốc
Càng làm cho kinh tế nớc tabị cột chặt vào
kinh tế nớc Pháp. Đông Dơng trở thành thị tr-

ờng độc chiếm của Pháp
1,0
Tác
động
- Phơng thức sản xuất TBCN bắt đầu du nhập vào Việt Nam
tồn tại cùng với phơng thức sản xuất phong kiến.
- Xã hội Việt Nam bắt đầu phân chia giai cấp.
- Phơng thức sản xuất TBCN bắt đầu du nhập
vào Việt Nam
- Xã hội Việt Nam có sự phân hoá giai cấp sâu
sắc
1,0
II: PHN LCH S VIT NAM: (6.0 im)
16
Câu 5: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp (1897-1914):
a. Trình bày các chính sách khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp trong các ngành nông
nghiệp, công, thương nghiệp, giao thông vận tải?
b. Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp giai cấp địa chủ phong kiến
và nông dân có những thay đổi như thế nào?
Câu 5: Cuộc khai thác thuộc đia lần thứ nhất của thực dân pháp ( 1897-1914)
Yêu cầu học sinh nêu được:
a. Các chính sách khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp trong các ngành nông nghiệp, công, thương nghiệp, giao
thông vận tải (4.0 đ)
- Trong nông nghiệp: Pháp đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất, lập các đồn điền
- Trong công nghiệp: Pháp tập trung khai thác than và kim loại. Ngoài ra, Pháp đầu tư vào một số ngành khác như xi
măng, điện, chế biến gỗ
- Về thương nghiệp: Pháp độc chiếm thị trường Việt Nam, hàng hóa của Pháp nhập vào Việt Nam chỉ bị đánh thuế
rất nhẹ hoặc được miễn thuế, nhưng đánh thuế cao hàng hóa các nước khác. Pháp còn tiến hành đề ra các thứ thuế
mới bên cạnh thuế cũ: thuế muối, rượu
- Giao thông vận tải: Pháp xây dựng hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt để tăng cường bóc lột kinh tế và phục

vụ mục đích quân sự.
b. Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp giai cấp địa chủ phong kiến và nông dân có những
thay đổi : (2.0 đ)
+ Giai cấp địa chủ phong kiến đã đầu hàng, làm chỗ dựa, tay sai cho thực dân Pháp.
- Tuy nhiên, có một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước.
+ Giai cấp nông dân: Số lượng đông đảo, bị áp bức bóc lột nặng nề nhất, họ sẵn sàng hưởng ứng, tham gia cuộc đấu
tranh giành độc lập dân tộc. Một bộ phận nhỏ mất ruộng đất vào làm việc trong các hầm mỏ, đồn điền.
(4,5 điểm).Hãy trình bày hoàn cảnh lịch sử và những nét mới của phong trào yêu nước ở Việt Nam
đầu thế kỉ XX.
- Yêu cầu thi sinh nêu được các nội dung sau:
* Hoàn cảnh lịch sử:
- Đầu thế kỉ XX, CNTB chuyển sang giai đoạn CNĐQ, tác động đến phong trào giải phóng dân
tộc trên thế giới 0,25
- Những luồng tư tưởng mới từ bên ngoài ảnh hưởng đến con đường cứu nước Việt Nam (Cải
cách Minh Trị ở Nhật Bản, Cuộc vận động duy tân ở Trung Quốc, ). 0,5
- Phong trào đấu tranh theo hệ tư tưởng phong kiến không còn phù hợp
0,25
- Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp (1897 - 1914) tác động đến kinh tế, xã
hội Việt Nam, làm xuất hiện những giai cấp và tầng lớp mới (Công nhân, tư sản, tiểu tư sản…). 0,5
* Những nét mới của phong trào yêu nước ở Việt Nam đầu thế kỉ XX:
- Về tư tưởng: Các phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX đều đoạn tuyệt với tư tưởng phong kiến,
tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản tiến bộ.
0,5
- Lãnh đạo phong trào: Văn thân, sĩ phu yêu nước tiến bộ chịu ảnh hưởng của khuynh hướng
dân chủ tư sản (Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh…) 0,5
- Lực lượng tham gia: Gồm nhiều tầng lớp mới như công nhân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc…
0,5
- Mục tiêu đấu tranh: Không chỉ đánh đuổi thực dân Pháp giành độc lập dân tộc mà còn đề cập 0,5
17
n cỏc vn nh chng phong kin, ci cỏch, canh tõn t nc, phỏt trin xó hi.

- Hỡnh thc: Ngoi u tranh v trang cũn cú cỏc hỡnh thc du tranh ci cỏch, canh tõn, mớt
tinh, biu tỡnh, m trng hc 0,5
- Quy mụ: phong tro khụng ch din ra trong nc m cũn c nc ngoi.
0,5
Cõu 5: Phong tro cụng nhõn nc ta trong nhng nm 1919-1925 ó phỏt trin trong bi cnh no?
Ti sao núi rng cuc bói cụng ca cụng nhõn xng Ba Son Si Gũn
( thỏng 08/1925) l mc quan trng trờn con ng phỏt trin ca phong tro cụng nhõn nc ta sau
chin tranh th gii th I.
: Phong trũ cụng nhõn nc ta phỏt trin trong bi cnh. Núi: cuc bói cụng ca cụng nhõn Ba Son
l mc quan trng trờn con ng phỏt trin ( 7 im).
a. Phong tro cụng nhõn nc ta phỏt trin trong bi cnh ( 3 im)
- Trờn th gii: Do nh hng ca cuc u tranh ca cụng nhõn v thy th Phỏp Trung
Quc ó c v ng viờn cụng nhõn Vit Nam ng dy u tranh.( 1 im)
- Trong nc( 2 im)
+ Phong tro tuy cũn t phỏt nhng ý thc gia cp cao hn( 1 im)
+ Nm 1920 t chc cụng hi bớ mt Si Gũn ra i( 1im)
b. Cuc bói cụng ca cụng nhõn Ba Son l mc quan trng trờn con ng phỏt trin .( 4im)
- Thỏng 8/1925 cụng nhõn Ba Son Si Gũn bói cụng ngn cn tu chin Phỏp Trung Quc.(
1 dim)
- Nu nh cỏc cuc u tranh ca cụng nhõn trc õy ch yu vỡ mc ớch kinh t thỡ cuc bói
cụng ca cụng nhõn Ba Son l cuc u tranh u tiờn cú t chc lónh o th hin tinh thn
quc t vụ sn( 2 im)
- T cuc bói cụng Ba Son l mc ỏnh du phong tro cụng nhõn Vit Nam bc vo u tranh
t giỏc.( 1 im)
*Lu ý: Trên đây là hớng dẫn chấm bài thi chọn Đội tuyển thi tỉnh của huyện, vì vậy, khi
chấm bài, giáo viên trân trọng và khuyến khích học sinh có bài làm trình bày sạch sẽ, chữ viết đẹp,
không mắc lỗi cơ bản, diễn đạt ý mạch lạc, có sáng tạo Những bài làm cẩu thả, mắc nhiều lỗi
không cho điểm tối đa từng câu , điểm trừ tối đa về hình thức: 0,5 điểm.
18

×