1
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
VIỆN CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
BÁO CÁO TỔNG KẾT KHOA HỌC
ĐỀ TÀI:
“NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VÀ ĐỀ XUẤT
MÔ HÌNH, QUY TRÌNH PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN VIỆT NAM
VỀ LƯỢNG GIÁ THIỆT HẠI KINH TẾ DO Ô NHIỄM, SUY
THOÁI MÔI TRƯỜNG GÂY RA”.
Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh
8762
Hà Nội, tháng 12/2010
2
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
VIỆN CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
BÁO CÁO TỔNG KẾT KHOA HỌC
“NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VÀ ĐỀ XUẤT MÔ
HÌNH, QUY TRÌNH PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN VIỆT NAM VỀ
LƯỢNG GIÁ THIỆT HẠI KINH TẾ DO Ô NHIỄM, SUY THOÁI
MÔI TRƯỜNG GÂY RA”.
Ngày tháng năm
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
(Họ tên, chữ ký, đóng dấu)
Ngày tháng năm
CƠ QUAN CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI
(Họ tên, chữ ký, đóng dấu)
Ngày tháng năm
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ
NGHIỆM THU
(Họ tên, chữ ký, đóng dấu)
Ngày tháng năm
TL. BỘ TRƯỞNG
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
VỤ TRƯỞ
NG VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
TS. Nguyễn Đắc Đồng
Hà Nội, 2010
3
MỤC LỤC
DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THAM GIA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 6
DANH MỤC BẢNG 7
DANH MỤC BIỂU 10
DANH MỤC SƠ ĐỒ 12
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 13
PHẦN MỞ ĐẦU 13
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN LÝ LUẬN VỀ LƯỢNG GIÁ THIỆT HẠI DO Ô
NHIỄM, SUY THOÁI MÔI TRƯỜNG GÂY RA 20
I. Những loạ
i ô nhiễm cơ bản gây ra thiệt hại và ngưỡng ô nhiễm. 20
1. Ô nhiễm không khí 20
2. Ô nhiễm nước 24
3. Ngưỡng ô nhiễm 32
II. Thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra 39
1. Thiệt hại do ô nhiễm môi trường không khí 39
2. Thiệt hại do ô nhiễm môi trường nước gây ra 45
III. Lượng giá thiệt hại do ô nhiễm suy thoái môi trường gây ra 55
1. Cơ sở khoa học, sự cần thi
ết và ý nghĩa của việc lượng giá thiệt hại do
ONSTMT gây ra 55
2. Các phương pháp lượng giá thiệt hại do ONSTMT 58
3. Những thách thức, hạn chế còn tồn tại trong lý thuyết lượng giá thiệt hại
do ONSTMT gây ra 72
Chương II. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ LƯỢNG GIÁ THIỆT HẠI DO Ô
NHIỄM, SUY THOÁI MÔI TRƯỜNG GÂY RA VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT
NAM 74
I. Kinh nghiệm về lượng giá thiệt hạ
i gây ra bởi ô nhiễm, suy thoái môi trường
không khí 74
1. Tổng quan 74
2. Kinh nghiệm lượng giá thiệt hại sức khỏe tại Hoa Kỳ 76
3. Lượng giá thiệt hại sức khỏe tại Malaysia 77
4. Kinh nghiệm của Trung Quốc về lượng giá thiệt hại ngoài sức khỏe 79
5. Kinh nghiệm lượng giá thiệt hại sức khỏe tại Indonesia 86
6. Kinh nghiệm lượng giá thiệt hại môi trường cho Colombia 89
7. Kinh nghiệm lượ
ng giá thiệt hại do suy thoái môi trường không khí tại Ai
Cập 91
4
II. Kinh nghiệm về lượng giá thiệt hại do ô nhiễm môi trường nước 92
1. Kinh nghiệm lượng giá thiệt hại do ô nhiễm môi trường nước của Trung
Quốc 92
2. Kinh nghiệm ước lượng thiệt hại do ô nhiễm môi trường nước ở các hồ tại
tỉnh Ontario, Mỹ 109
3. Kinh nghiệm về tính toán chi phí cơ hội biên đối với nước thải tại Wuxi,
Trung Quốc 111
4. Phươ
ng pháp lượng giá tác động tới sức khỏe và các chi phí kinh tế ở Thái
Lan 113
5. Kinh nghiệm Libang trong việc tính toán chi phí sức khỏe do ô nhiễm
nước 117
III. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc lượng giá thiệt hại do ô nhiễm
môi trường 118
CHƯƠNG III. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ KHẢ NĂNG LƯỢNG GIÁ
THIỆT HẠI DO Ô NHIỄM SUY THOÁI MÔI TRƯỜNG GÂY RA Ở VIỆT
NAM 123
I. Thực trạ
ng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam 123
1. Ô nhiễm môi trường không khí 123
2. Ô nhiễm môi trường nước 137
II. Thực trạng nghiên cứu liên quan đến lượng giá thiệt hại do ONSTMT gây ra
ở Việt Nam 141
1. Một số nghiên cứu về tác động của ô nhiễm không khí 141
2. Nghiên cứu về tác động của ô nhiễm nước 145
III. Nguồn dữ liệu phục vụ thử nghiệm mô hình 153
1. Số liệu ô nhiễm không khí: 153
2. Số liệu về ô nhiễm môi trường n
ước 168
CHƯƠNG IV. ĐỀ XUẤT VÀ THỬ NGHIỆM MÔ HÌNH, QUY TRÌNH
LƯỢNG GIÁ THIỆT HẠI DO Ô NHIỄM, SUY THOÁI MÔI TRƯỜNG GÂY
RA PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN VIỆT NAM 174
I. Đề xuất mô hình, quy trình lượng giá thiệt hại do ô nhiễm không khí 174
1. Tiếp cận đối với lượng giá thiệt hại do ô nhiễm không khí ở Việt Nam. 174
2. Đề xuất mô hình, quy trình lượng giá thiệt hại do ô nhiễm không khí gây
ra ở Việt Nam 174
2.1. Quy trình tổng thể lượng giá thiệt hại do ô nhiễ
m không khí 174
2.2. Mô hình, quy trình chi tiết lượng giá thiệt hại do ô nhiễm không khí
gây ra 177
2.3. Mô hình lượng giá nhanh thiệt hại do ô nhiễm khôngkhí gây ra 182
II. Đề xuất mô hình, quy trình lượng giá thiệt hại do ô nhiễm môi trường nước
5
186
1. Tổng quan về phương pháp 186
2. Mô hình lựa chọn áp dụng 190
III. Thử nghiệm lượng giá thiệt hại do ô nhiễm không khí tới sức khỏe cộng
đồng ở Hà Nội 198
1. Giới thiệu tổng quan về thành phố 198
2. Mục tiêu điều tra thu thập số liệu 199
3. Thiết kế điều tra 199
4. Kết quả điều tra và tổng hợp số liệu 201
5. Áp dụng mô hình, quy trình lượng giá thiệt hại
đối với sức khỏe do ô
nhiễm không khí gây ra ở thành phố Hà Nội 206
IV. Thử nghiệm lượng giá thiệt hại kinh tế do phát thải CO2 của một số ngành
sản xuất Việt Nam 221
1. Lựa chọn các ngành sản xuất công nghiệp để ước tính 221
2. Ước tính tiêu thụ năng lượng 222
3. Lượng giá thiệt hại do phát thải CO2 gây ra cho nền kinh tế thế giới 226
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 227
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢ
O 230
PHỤ LỤC……………………………………………………………………. 233
6
DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THAM GIA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. Chủ nhiệm đề tài:
PGS.TS Nguyễn Thế Chinh, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách
tài nguyên và môi trường.
2. Danh sách những người tham gia thực hiện:
- Ths. Nguyễn Thị Thùy Dương, Phó ban Kinh tế tài nguyên và môi trường,
Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường;
- CN. Đặng Quốc Thắng, Phó ban Kinh tế tài nguyên và môi trường, Viện
Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường;
- Ths. Nguyễn Văn Huy, Ban Kinh tế tài nguyên và môi trường, Viện Chiến
lược, Chính sách tài nguyên và môi tr
ường;
- CN. Nguyễn Thị Yến, Ban Kinh tế tài nguyên và môi trường, Viện Chiến
lược, Chính sách tài nguyên và môi trường;
- CN. Bùi Thị Nhung, Ban Kinh tế tài nguyên và môi trường, Viện Chiến
lược, Chính sách tài nguyên và môi trường;
- CN. Nguyễn Khánh Tuyên, Đại học Kinh tế Quốc dân;
- Ths. Nguyễn Thu Hiền, Chuyên gia tư vấn độc lập;
- CN. Dương Văn Tuyển, trường Cao đẳng Y tế Hà Nội;
- Ths. Nguyễn Thị Nguyệt Ánh, Trung tâm quan trắc môi trường, Tổ
ng cục
Môi trường.
Và sự tham gia, đóng góp ý kiến tích cực của các chuyên gia chuyên ngành
đến từ các trường đại học, các viện nghiên cứu./.
7
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Giá trị giới hạn các thông số cơ bản trong không khí xung quanh 32
Bảng 1.2. Nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí
xung quanh 32
Bảng 1.3. So sánh quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam về chất lượng không khí
xung quanh với tiêu chuẩn quốc tế 35
Bảng 1.4. Giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp 36
Bảng 1.5. Hệ số K
q
của nguồn tiếp nhận nước thải là sông, suối, kênh, mương,
khe, rạch 37
Bảng 1.6. Hệ số K
q
của hồ, ao, đầm 37
Bảng 1.7. Hệ số lưu lượng nguồn thải K
f
38
Bảng 1.8 Giá trị các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho 38
Bảng 1.9 Giá trị hệ số K ứng với loại hình cơ sở dịch vụ, cơ sở công cộng và
chung cư 39
Bảng 1.10. Tác dụng bệnh lý của một số h
ợp chất khí độc hại đối với sức khỏe
41
Bảng 1.11. Thống kê các bệnh cơ bản do ô nhiễm nước 45
Bảng 1.12. Một số kim loại trong nước ô nhiễm và tác hại của nó đến sức khỏe
của con người 49
Bảng 1.13. Một số hợp chất gây ung thư 50
Bảng 1.14. Các đại lượng đo s
ự thay đổi phúc lợi khi chất lượng môi trường
thay đổi 58
Bảng 2.1. Số trường hợp tránh được những rủi ro về sức khỏe tại Mỹ năm 2002
76
Bảng 2.2. Quy đổi giá trị cho các trường hợp liên quan đến bệnh về hô hấp tại
Hoa Kỳ 77
Bảng 2.3. Các thông số ước tính cho Malaysia 78
Bảng 2.4. Tính toán hệ
số a đối với từng loại cây trồng bị tác động bởi ô nhiễm
SO2 hoặc axit. 81
Bảng 2.5. Thống kế về việc sử dụng các vật liệu xây dựng trên đầu người 82
Bảng 2.6. Hàm tác hại – phản ứng đối với ô nhiễm tới công trình 83
Bảng 2.7. Các tham số thiệt hại ô nhiễm không khí gây ra 83
Bảng 2. 8. Công thức tính toán thiệt hại kinh tế của ô nhiễm tớ
i mùa màng 85
Bảng 2.9. Lợi ích sức khoẻ khi giảm nồng độ chất ô nhiễm PM xuống bằng mức
tiêu chuẩn do Indonesia và WHO quy định 88
Bảng 2.10. Lợi ích sức khoẻ khi giảm nồng độ chì xuống bằng mức tiêu chuẩn
do Indonesia và WHO quy định, hoặc giảm 90% nồng độ chì (trang 53-Indo) . 89
Bảng 2.11. Lợi ích sức khoẻ khi giảm nồng độ chất ô nhiễm NO2 xuống bằng
mức tiêu chuẩn của Indonesia 89
Bảng 2.12. N
ước và vệ sinh ở nông thôn Trung Quốc 97
Bảng 2.13. Kinh tế xã hội và Nhân khẩu học 98
8
Bảng 2.14. Hồi quy Nhị thức với tỷ số nguy cơ của bệnh tiêu chảy 99
Bảng 2.15. Điều chỉnh vốn con người (HC
m
) của các thành phố khác nhau với
các tỷ lệ khác nhau của GDP đầu người (năm cơ sở: 2003) 106
Bảng 2.16. Chi phí bệnh tật đối với các trường hợp nhập viện ở Trung Quốc
2003 108
Bảng 2.17. Chi phí cho sức khoẻ liên quan đến ô nhiễm nước ở Trung Quốc,
2003 109
Bảng 2.18. Số tuổi bị mất 116
Bảng 2.19. Số năm sống với bệnh 116
Bảng 2.20. Chi phí tr
ực tiếp và gián tiếp được phân theo các bệnh riêng biệt. 116
Bảng 2.21. Chi phí thiệt hại môi trường hàng năm, giá trị ước lượng trung bình,
năm 2000 117
Bảng 3.1. Tổng hợp mức ồn trung bình tại các khu vực sản xuất của Tp. Hồ Chí
Minh 132
Bảng 3.2. Tổng hợp mức ồn trung bình các khu dân cư Tp. Hồ Chí Minh 132
Bảng 3.3. Thải lượng ô nhiễm do đốt than tại làng nghề tái chế 134
Bảng 3.4. Chất lượng nước mặt tạ
i các sông thuộc Đông Nam Bộ 141
Bảng 3.5. Lợi ích về sức khỏe đạt được tại Hà Nội khi giảm nồng độ các chất
độc trong không khí xuống mức tiêu chuẩn của Việt Nam 145
Bảng 3.6. Kết quả tính toán tổng chi phí do hậu quả về sức khỏe đối với người
dân 145
Bảng 3.7. Tỷ lệ gây ô nhiễm của công ty Vedan đối với sông Thị Vải tính theo
tải lượng các chất ô nhiễm chính 149
B
ảng 3.8. Tỷ lệ gây ô nhiễm của công ty Vedan đối với các khu vực bị ô nhiễm
149
Bảng 3.9. Tóm tắt các tác động về sức khoẻ do bệnh 150
Bảng 3.10. Tổng chi phí chăm sóc sức khoẻ do bệnh 151
Bảng 3.11. Các chi phí về năng lực sản xuất do bệnh 152
Bảng 3.12. Tổng chi phí liên quan đến sức khỏe (nghìn USD) 153
Bảng 3.13. Số điểm quan trắc môi trường không khí bán tự động 155
Bảng 3.14 Mạng lưới quan trắc không khí t
ự động, cố định tại Việt Nam 161
Bảng 3.15. Thống kê số lượng xe quan trắc không khí tự động, di động 161
Bảng 3.16. Hiện trạng một số trạm quan trắc không khí tự động 164
Bảng 3.17. Số điểm quan trắc theo lưu vực sông 170
Bảng 4.1. Mô hình lượng giá thiệt hại đối với sức khỏe 180
Bảng 4.2. Mô hình lượng giá thiệt hại ngoài sức khỏe 181
Bảng 4.3. Mô hình lượng giá thiệt hạ
i môi trường toàn cầu 181
Bảng 4.4. Các loại thiệt hại trong mô hình 183
Bảng 4.5. Hệ số
β
theo chất gây ô nhiễm và bệnh điều trị 184
Bảng 4.6. Giá trị VSL theo 1 số nước 185
Bảng 4.7. Mô hình tính toán thiệt hại theo độ tuổi 187
Bảng 4.8. Tần suất uống nước không phải nước máy trong nhóm mắc bệnh tiêu
chảy 197
9
Bảng 4.9. Một số chỉ tiêu tổng quan về thành phố Hà Nội 198
Bảng 4.10. Biểu thông tin thu thập theo nhóm bệnh (bộ số liệu thứ nhất) 200
Bảng 4.11. Số hồ sơ tại 3 bệnh viện theo nhóm bệnh 201
Bảng 4.12. Biểu thông tin thu thập theo nhóm bệnh (bộ số liệu thứ hai) 201
Bảng 4.13. Các mức chi phí phân theo nhóm bệnh nhân tại bệnh viện Bạch Mai
204
Bảng 4.14. Các mức chi phí phân theo nhóm bệnh nhân tại bệnh viện Nhi Trung
Ương 204
Bảng 4.15. Các mức chi phí phân theo nhóm bệnh nhân tại bệnh viện Đại học Y
Hà Nội 205
Bảng 4.16. So sánh ngưỡng ô nhiễm theo QCVN và WHO 211
Bảng 4.17. Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của Hà Nội 212
Bảng 4.18. Cơ cấu điều trị bệnh hô hấp trẻ em ở Hà Nội 213
Bảng 4.19. Cơ cấu điều trị bệnh hô hấp người trưởng thành ở Hà Nội 213
Bảng 4.20. Tổng số lượt b
ệnh nhân điều trị tại các cơ sở y tế Hà Nội 214
Bảng 4.21. Các dạng hàm liều lượng – phản ứng sử dụng hệ số anpha 216
Bảng 4.22. Bộ hàm số sử dụng hệ số bêta 217
Bảng 4.23. Số lượt người ước tính sử dụng hệ số anpha 218
Bảng 4.24. Số lượt người ước tính sử dụng hệ số bêta 218
Bảng 4.25. Ước tính thiệt hại s
ử dụng hệ số anpha 220
Bảng 4.26. Ước tính thiệt hại sử dụng hệ số bêta 220
Bảng 4.27. Mã các ngành kinh tế 221
Bảng 4.28. Tổng lượng CO
2
phát thải của các ngành sản xuất 225
10
DANH MỤC BIỂU
Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ tử vong do các bệnh có liên quan đến ô nhiễm nước
(1/100.000) ở Trung Quốc, 2003 (trung bình thế giới năm 2000) 94
Biểu đồ 2.2. TCM tại hồ Ahmic và Eagle (tỉnh Ontario, Mỹ) 110
Biểu đồ 2.3. Nguồn nước uống 114
Biểu đồ 2.4. Chi phí thiệt hại môi trường hàng năm theo quan điểm các 117
Biều đồ 3.1. Diễn biến nồng độ bụi PM
10
trung bình năm trong không khí xung
quanh một số đô thị từ năm 2005 đến 2009 124
Biều đồ 3.2. Nồng độ PM
10
trung bình năm tại trạm Láng và trạm đặt tại Trường
Đại học Xây dựng Hà Nội (gần đường Giải Phóng) từ 1999 – 2006 125
Biều đồ 3.3. Nồng độ PM
10
trung bình năm tại trạm khu dân cư - Quận 2 và trạm
gần đường giao thông - Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh năm 2005 – 2006 125
Biều đồ 3.4. Diễn biến nồng độ TSP tại một số tuyến đường phố giai đoạn 2005-
2009 126
Biều đồ 3.5. Diễn biến nồng độ bụi TSP trong không khí xung quanh ở các khu
dân cư của một số đô thị giai đoạn 2005-2008 127
Biều đồ 3.6. Diễn biến nồng độ NO
2
ven các trục giao thông của một số đô thị
trong toàn quốc 128
Biều đồ 3.7. Nồng độ NO
2
, SO
2
trung bình 1 giờ của các khu vực thuộc Tp. Hà
Nội (quan trắc trong thời gian từ 12/1/2007 – 5/2/2007) 128
Biều đồ 3.8. Diễn biến nồng độ SO
2
tại các trục đường giao thông ở một số đô
thị 129
Biều đồ 3.9. Diễn biến nồng độ CO tại các tuyến đường phố của một số đô thị
2002-2006 130
Biều đồ 3.10. Nồng độ BTX (benzen, toluen và xylen) trung bình 1 giờ của các
khu vực thuộc thành phố Hà Nội (quan trắc trong thời gian 12/1/2007-5/2/2007)
130
Biều đồ 3.11. Diễn biến mức ồn cạnh đường Giải Phóng (Quốc lộ 1) từ
2002-
2007 131
Biều đồ 3.12. Thống kê kết quả đo tiếng ồn ở các tuyến đường giao thông 131
Biều đồ 3.13. Diễn biến mức ồn tại các tuyến đường giao thông của các Tp. Hải
Phòng, 133
Biều đồ 3.14. Hàm lượng bụi và SO
2
trong không khí tại làng nghề 134
Biều đồ 3.15. Hàm lượng một số thông số trong không khí tại làng nghề vật liệu
xây dựng 135
Biều đồ 3.16. Hàm lượng một số thông số trong không khí của một số làng nghề
136
Biều đồ 3.17. Hàm lượng một số thông số trong không khí tại một số làng nghề
dệt nhuộm 136
Biểu đồ 4.1. Số lượt bệnh nhân khám hô hấp tại 2 bệnh viện 202
Biểu đồ 4.2. S
ố lượt điều trị nội trú bệnh hô hấp là người Hà Nội tại 2 bệnh viện
202
11
Biểu đồ 4.3. Tình hình điều trị bệnh hô hấp ở Đại học Y Hà Nội 203
Biểu đồ 4.4. Tình hình điều trị bệnh tim mạch, bệnh viện Bạch Mai 203
Biểu đồ 4.5. Mô hình hô hấp ở bệnh viên Nhi trung bình 3 năm gần đây 206
Biểu đồ 4.6. Mô hình hô hấp ở bệnh viện Bạch Mai trung bình 3 năm gần đây
206
Biểu đồ 4.7. Mô hình bệnh hô hấp 3 năm gần đây ở bệ
nh viện Đại học Y Hà Nội
206
Biểu đồ 4.8. Nồng độ TSP tại một số điểm gần KCN ở Hà Nội 207
Biểu đồ 4.9. Nồng độ TSP ở một số điểm giao thông Hà Nội 207
Biểu đồ 4.10. Nồng độ TSP tại một số điểm dân cư Hà Nội 208
Biểu đồ 4.11. Nồng độ SO
2
trung bình tại một số điểm quan trắc gần KCN 208
Biểu đồ 4.12. Nồng độ SO
2
trung bình tại một số nút giao thông Hà Nội 209
Biểu đồ 4.13. Nồng độ SO
2
trung bình tại một số điểm dân cư 209
Biểu đồ 4.14. Nồng độ NO
2
ở một số điểm đo gần KCN 210
Biểu đồ 4.15. Nồng độ NO
2
ở một số nút giao thông Hà Nội 210
Biểu đồ 4.16. Nồng độ NO
2
ở một số điểm dân cư 210
Biểu đồ 4.17. Nồng độ PM10 trung bình ước tính tại Hà Nội 213
Biểu đồ 4.18. Lượng than tiêu thụ cho các ngành sản xuất công nghiệp Việt Nam
222
Biểu đồ 4.19. Lượng khí đốt tiêu thụ cho các ngành sản xuất công nghiệp Việt
Nam 223
Biểu đồ 4.20. Lượng dầu tiêu thụ cho các ngành sản xuất công nghiệp Việt Nam
223
Biểu đồ 4.21. Tổng lượng CO
2
phát thải từ tiêu thụ năng lượng của các ngành
sản xuất 224
Biểu đồ 4.22. Cơ cấu phát thải CO
2
từ một số ngành sản xuất 225
Biểu đồ 4.23. Giá trị sản xuất các ngành phát thải nhiều CO
2
226
12
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1 Tổng giá trị kinh tế của tài nguyên môi trường 56
Sơ đồ 1.2. Thay đổi thặng dư tiêu dùng và sản xuất khi giá thay đổi 57
Sơ đồ 1.3. Phân loại các phương pháp lượng giá môi trường 59
Sơ đồ 1.4. Quy trình đánh giá thay đổi về năng suất do ô nhiễm môi trường nước
65
Sơ đồ 4.1. Quy trình tổng thể lượng giá thiệt hại do ONSTMT gây ra 175
Sơ đồ 4.2. Quy trình lượ
ng giá chi tiết thiệt hại do ô nhiễm môi trường không
khí gây ra 178
Sơ đồ 4.3. Mô hình tính toán EBD 195
13
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AHC
BOD
BVMT
CDC
CO
COD
COI
CS
DALY
EBD
GDP
GTVT
HCM
IWQI
KCN
KCX
KHCN
MOC
NO
x
NO
2
O
3
ONST
Pb
PS
PM
10
PM
2,5
QCVN
Vốn điều chỉnh con người
Nhu cầu oxy sinh học
Bảo vệ môi trường
Trung tâm kiểm soát bệnh dịch và truyền nhiễm Trung Quốc
Các-bon monoxit
Nhu cầu oxy hóa học
Chi phí của bệnh tật
Chi phí của bệnh tật
Số năm sống điều chỉnh theo mức độ tàn tật
Gánh nặng bệnh tật môi trường
Tổng sản phẩm trong nước
Giao thông vận tải
Hồ
Chí Minh
Chỉ số chất lượng nước tổng hợp
Khu công nghiệp
Khu chế xuất
Khoa học công nghệ
Uớc lượng chi phí cơ hội biên
Nitơ oxit
Nitơ đioxit
Ôzôn
Ô nhiễm suy thoái
Chì
Thặng dư sản xuất
Bụi PM10
Bụi hô hấp
Quy chuẩn Việt Nam
14
TCVN
TN&MT
TP
TSP
SO
2
SS
YLL
YLD
VNĐ
VSL
WB
WHO
WTA
WTP
Tiêu chuẩn Việt Nam
Tài nguyên và Môi trường
Thành phố
Bụi lơ lửng tổng số
Lưu huỳnh đioxit
Chất rắn lơ lửng
Số năm sống mất đi vì chết non
Số năm sống chung với bệnh tật
Việt Nam đồng
Giá trị của tuổi thọ
Ngân hàng thế giới
Tổ chức Y t
ế thế giới
Sẵn sàng chấp nhận
Sẵn lòng chi trả
15
MỞ ĐẦU
Trong lý thuyết cũng như thực tiễn của kinh tế học hiện đại, môi trường được
coi là một yếu tố trong mô hình tính toán của hàm sản xuất hay tiêu dùng, các
nhà kinh tế coi chất lượng môi trường là một loại hàng hoá, gọi là hàng hoá môi
trường. Và cũng giống như những hàng hoá và dịch vụ thông thường, tài sản
môi trường cũng có thể bị suy giảm do những tác động của tự nhiên hoặc con
người, chẳng hạn như
ô nhiễm, suy thoái môi trường. Khi ô nhiễm suy thoái môi
trường xảy ra, chất lượng môi trường sẽ bị suy giảm so với thời điểm trước khi
xảy ra ô nhiễm suy thoái. Do vậy, cần thiết phải đưa ra được các mô hình lý
thuyết và những kỹ thuật thực nghiệm phục vụ cho việc lượng giá thiệt hại do ô
nhiễm suy thoái môi trường.
Lượng giá thiệt hại là xác định một cách có căn cứ khoa học tổng thiệ
t hại quy
ra bằng tiền các tổn thất môi trường và hệ sinh thái trên cơ sở trình độ nhận thức
hiện có của con người. Lượng hoá thiệt hại kinh tế cho phép ước tính được
những tác động bất lợi đối với môi trường, đối với nền kinh tế và xã hội mà từ
trước đến nay mới chỉ được đề cập đến một cách định tính. Các kết quả lượng
giá sẽ
giúp đưa ra những căn cứ khoa học để xác định mức đền bù thiệt hại hợp
lý do bên gây ô nhiễm không có sở hữu về môi trường phải chi trả, từ đó giúp
cho các nhà quản lý thực hiện các quyết định xử phạt hành vi gây ô nhiễm; kết
quả lượng giá là kênh thông tin dự báo cho các Bộ, ngành trong việc quy hoạch
phát triển và đưa ra các chiến lược nhằm giảm thiểu tổn thất do ô nhiễm suy
thoái môi trường gây nên. Nhữ
ng kết quả này cũng là cơ sở để xác lập mức thuế,
phí ô nhiễm buộc đối tượng gây ô nhiễm phải trả tiền.
Hiện nay các kỹ thuật lượng giá trên thế giới đã tương đối phát triển và ngày
càng trở nên phổ biến. Các quốc gia đã áp dụng rất nhiều các kỹ thuật khác nhau
nhằm xác định mức độ thiệt hại kinh tế của môi trường khi xảy ra ô nhiễm và
suy thoái. Tuy nhiên, việc lựa chọn các kỹ thuật, qui trình lượng giá tùy thuộc
vào từng điều kiện cụ thể của từng nước và từng trường hợp, đồng thời bị giới
hạn bởi các yếu tố khác như cơ sở dữ liệu về các hệ sinh thái, điều kiện tự nhiên,
các nhóm đối tượng, phạm vi và thời gian tính toán, mức độ đảm bảo về thông
tin.
Tạ
i Việt Nam, đã có một số công trình nghiên cứu về mô hình bệnh tật, một số
công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa ô nhiễm môi trường và tình trạng sức
khỏe, nhưng mới chỉ dừng ở mức mô tả mối quan hệ vật lý (physical) mà chưa
lượng giá thiệt hại sức khỏe thành tiền. Ngoài ra cũng có một vài nghiên cứu về
lượng giá thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra đối với s
ức khỏe người dân
hoàn toàn dựa trên các chỉ số vay mượn của nước ngoài.
Từ thực tế đó, việc thực hiện đề tài Khoa học công nghệ: “Nghiên cứu cơ sở lý
luận, thực tiễn và đề xuất mô hình, quy trình phù hợp với điều kiện Việt Nam
về lượng giá thiệt hại kinh tế do ô nhiễm, suy thoái môi trường gây ra” là hết
sức cần thiết, góp phần từng bước
đưa ra được quy trình lượng hoá thiệt hại kinh
16
tế do ô nhiễm dựa trên nguyên tắc chung của thế giới, nhưng phù hợp với điều
kiện, hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam, mặt khác nhiệm vụ này còn có ý nghĩa hết
sức quan trọng, giúp cho các nhà quản lý có cơ sở lý luận và thực tiễn xác định
được mức độ thiệt hại để có những biện pháp quản lý phù hợp trong bối cảnh
vận hành của cơ chế kinh tế
thị trường.
Mục tiêu của đề tài
Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu lượng giá trong nước và quốc tế, rà soát thực
tế ô nhiễm môi trường tại Việt Nam trong thời gian qua, đề tài tập trung nghiên
cứu xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn về lượng hoá thiệt hại kinh tế do ô
nhiễm và suy thoái môi trường gây ra, từ đó đề xuất các mô hình lượng giá thích
hợp, tính toán tổng chi phí thiệt hại do ô nhiễm suy thoái gây ra t
ừ đó đề xuất
chính sách phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm:
- Các tài liệu học thuật về lượng giá thiệt hại môi trường, các phương pháp,
mô hình lượng giá thiệt hại môi trường do ô nhiễm suy thoái gây ra.
- Các kết quả nghiên cứu trong nước và quốc tế về áp dụng lượ
ng giá thiệt
hại do ô nhiễm suy thoái môi trường trong thực tiễn.
- Thực trạng ô nhiễm môi trường không khí, môi trường nước ở Việt Nam,
và ở thành phố Hà Nội.
- Vấn đề bệnh tật, tử vong do ô nhiễm môi trường ở Việt Nam và thành phố
Hà Nội.
- Vấn đề tiêu thụ năng lượng, phát thải gây ô nhiễm và thiệt hại gây ra của
các ngành kinh tế Việt Nam.
Phạm vi, giới hạn c
ủa đề tài
Đề tài nghiên cứu thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường gây ra nhưng giới
hạn nghiên cứu trong khuôn khổ môi trường không khí và môi trường nước.
Đối với ô nhiễm môi trường nước, đề tài xem xét các thiệt hại sức khỏe và thiệt
hại ngoài sức khỏe.
Đối với ô nhiễm môi trường không khí, đề tài xem xét các thiệt hại sức khỏe và
thiệt hại ngoài sức khỏe đối với Việt Nam, đồng thời xem xét thiệt h
ại do phát
thải CO
2
đối với nền kinh tế thế giới.
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:
17
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng trên
cơ sở các tài liệu, số liệu thu thập liên quan, gồm cơ sở dữ liệu sơ cấp và thứ
cấp.
- Phương pháp kế thừa các kết quả nghiên cứu đã thực hiện: Thực tế cho
thấy lượng giá thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường đã có nhiều nghiên
cứu từ trước tới nay của thế giớ
i và trong nước, để đưa ra hướng nghiên cứu
đúng và phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam, nhóm nghiên cứu đã học
hỏi và kế thừa một phần các nghiên cứu trước đây, từ đó chọn lọc vận dụng vào
hoàn cảnh thực tiễn của Việt Nam.
- Điều tra, khảo sát thực địa tại các địa phương: Để đảm bảo kết quả đư
a
ra có tính chính xác và sát với thực tiễn hiện trạng ô nhiễm ở Việt Nam, nhóm
nghiên cứu đã tiến hành điều tra nghiên cứu tại một số địa phương đại diện như
Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh (nhất là sau sự cố Vedan), Thái nguyên và Đà
Nẵng để có một bức tranh nhìn nhận toàn diện. Điều tra khảo sát thu thập số liệu
kỹ nhất là địa bàn Hà Nội.
- Phương pháp phỏng v
ấn chuyên gia: Vấn đề lượng giá thiệt hại do ô
nhiễm và suy thoái môi trường chủ yếu do các chuyên gia kinh tế tài nguyên và
môi trường thực hiện, tuy nhiên bên cạnh đó nhiều nội dung liên quan cần có sự
trợ giúp của chuyên ngành khác như công nghệ môi trường, y tế, hoá học, sinh
học và thậm chí có cả xã hội học, chính vì vậy sử dụng phương pháp chuyên gia
sẽ khắc phục được những hạn chế mà một chuyên ngành không thể thực hiện
được. Chính vì v
ậy nhóm nghiên cứu đã sử dụng triệt để phương pháp chuyên
gia trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài.
- Tổ chức hội thảo, toạ đàm: Hội thảo toạ đàm là phương pháp truyền
thống được vận dụng trong quá trình thực hiện đề tài, từ việc xây dựng đề cương
nghiên cứu đến thực hiện từng nội dung và kết quả cuối cùng. Từ kết quả Hộ
i
thảo là cơ sở để chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện đề tài.
- Phương pháp mô hình: Để tính toán và lượng giá được thiệt hại do ô
nhiễm gây ra, sử dụng các mô hình để tính toán là một yêu cầu bắt buộc, trên cơ
sở đó các số liệu được nhập vào các phần mềm chuyên dựng để tính toán và
kiểm định kết quả.
Các nội dung chính
Đề tài bao gồm 4 chương với các nội dung chính như sau:
Chương I.
Tổng quan lý luận về lượng giá thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi
trường gây ra.
Trọng tâm của chương này là nghiên cứu lý luận về lượng giá thiệt hại do ô
nhiễm, suy thoái môi trường gây ra, bao gồm việc chỉ ra các loại thiệt hại do ô
nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm môi trường nước gây ra, các cách tiếp cận
18
và các phương pháp lượng giá đã và đang được áp dụng trên thế giới cũng như ở
Việt Nam, làm cơ sở cho lựa chọn phương pháp phù hợp có khả năng vận dụng
vào Việt Nam.
Chương II. Kinh nghiệm quốc tế về lượng giá thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái
môi trường gây ra và bài học cho Việt Nam.
Đề tài chọn lọc và nghiên cứu kinh nghiệm lượng giá của một số nghiên cứu
nước ngoài về
thực tiễn áp dụng các phương pháp lượng giá thiệt hại do ô
nhiễm, suy thoái môi trường gây ra, trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học cũng
như lĩnh vực quản lý, từ đó rút ra bài học cho Việt Nam.
Chương III. Đánh giá thực trạng và khả năng lượng giá thiệt hại do ô nhiễm,
suy thoái môi trường gây ra ở Việt Nam.
Phân tích chi tiết thực trạng môi trường không khí, môi trường nước ở Việt
Nam, trong đó chú trọng ô nhiễm không khí
ở đô thị, ô nhiễm không khí ở làng
nghề, ô nhiễm nước mặt.
Chương IV. Đề xuất và thử nghiệm mô hình, quy trình lượng giá thiệt hại do ô
nhiễm, suy thoái môi trường gây ra phù hợp với điều kiện Việt Nam.
Chương này đưa ra các đề xuất tổng thể và đề xuất chi tiết nhằm phục vụ áp
dụng lượng giá thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường trong công tác quản lý
nhà nước. Các đề xuấ
t quan trọng nhất bao gồm:
- Đề xuất về cách tiếp cận lượng giá thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi
trường phù hợp với điều kiện Việt Nam.
- Đề xuất về phạm vi các thiệt hại cần lượng giá (loại hình chất ô nhiễm
và loại hình thiệt hại có thể đưa vào mô hình).
- Đề xuất các mô hình, quy trình lượng giá thiệt hại do ô nhiễm môi
trường gây ra.
Tóm tắt kết quả đạt đượ
c
Đề tài đã thu được những kết quả sau:
- Đã xây dựng được hệ thống cơ sở lý luận về lượng giá thiệt hại kinh tế
do ô nhiễm suy thoái môi trường gây ra; và rút ra được bài học kinh nghiệm cho
Việt Nam thông qua tìm hiểu kinh nghiệm của các nước và các nghiên cứu đã có
ở Việt Nam.
- Đã xây dựng được quy trình, mô hình lượng giá thiệt hại do ô nhiễm suy
thoái gây ra phù hợp với điều kiện Việt Nam.
- Bước
đầu đã tiến hành thử nghiệm bằng việc tính toán thiệt hại kinh tế
19
do ô nhiễm gây ra đối với con người trên địa bàn thành phố Hà Nội và tính toán
thiệt hại cho nền kinh tế do phát thải CO
2
của 34 ngành theo phân ngành kinh tế
của Việt Nam
20
Chương I. TỔNG QUAN LÝ LUẬN VỀ LƯỢNG GIÁ THIỆT HẠI
DO Ô NHIỄM, SUY THOÁI MÔI TRƯỜNG GÂY RA.
I. Những loại ô nhiễm cơ bản gây ra thiệt hại và ngưỡng ô nhiễm.
1. Ô nhiễm không khí
1.1. Khái niệm ô nhiễm không khí
Ô nhiễm môi trường không khí là một vấn đề tổng hợp, nó được xác định bằng sự
biến đổi môi trường theo hướng không tiện nghi, bất lợi đối với cuộc sống của con
người, của động vật và thực vật, mà sự ô nhiễm đó lại chính là do hoạt động c
ủa
con người gây ra với quy mô, phương thức và mức độ khác nhau, trực tiếp hoặc
gián tiếp tác động, làm thay đổi mô hình, thành phần hóa học, tính chất vật lý và
sinh học của môi trường không khí (theo Phạm Ngọc Đăng, 1997).
Khái niệm đơn giản hơn, ô nhiễm không khí là khi trong không khí có xuất hiện
một chất lạ hoặc có sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí gây nên
những tác động có hại hoặc gây ra một sự khó chịu cho con ngườ
i (theo ĐH Y khoa
Thái Nguyên, 2007).
Chất ô nhiễm là một chất có trong khí quyển ở nồng độ cao hơn nồng độ bình
thường của nó hoặc chất đó thường không có trong không khí. Việc phân loại, xác
định tính năng của hoạt động dẫn đến nhiễm bẩn không khí dựa vào nhiều quan
điểm. Người ta cho rằng nhiễm bẩn không khí là kết quả hoạt động của con người.
Ở các nước Tây Âu từ sau thế kỷ XIX, có tình tr
ạng nhiễm bẩn không khí là do
hoạt động của con người gây nên như sử dụng than đá làm nguồn năng lượng, khói
của các nhà máy.
Chất ô nhiễm không khí có thể có nguồn gốc thiên nhiên như SO
2
, bụi sinh ra từ
núi lửa, các khí các-bon oxit (CO, CO
2
) do cháy rừng.
Quá trình gây ô nhiễm không khí xảy ra theo các bước sau:
• Nguồn phát sinh chất gây ô nhiễm (tác nhân ô nhiễm).
• Quá trình phát tán, lan truyền trong khí quyển được xem như môi trường
trung gian.
• Bộ phận tiếp nhận là thực vật, động vật, con người, các công trình xây dựng,
đồ vật chịu sự tác động có hại của tác nhân gây ô nhiễm.
1.2. Các tác nhân gây ô nhiễm không khí
21
a. Ô nhiễm không khí do tác nhân vật lý
* Ô nhiễm không khí do bụi: Bụi là những hạt chất rắn có đường kính nhỏ cỡ vài
micrômét đến nửa milimét, tự lắng xuống theo trọng lượng của chúng nhưng vẫn
có thể lơ lửng trong không khí một thời gian sau. Bụi trong không khí có nguồn
gốc là hoạt động công nghiệp như bụi than, bụi các loại quặng kim loại; bụi do giao
thông. Nồng độ bụi trong không khí được dùng làm chỉ số đ
ánh giá tình trạng ô
nhiễm không khí.
* Ô nhiễm không khí do các tia phóng xạ và đồng vị phóng xạ: Những chất phóng
xạ là những chất có khả năng phát ra những tia alpha, beta, gama trong điện tử và
các lượng tử khác có năng lượng lớn. Những đồng vị phóng xạ nguy hiểm nhất ở
dạng khí và khí dung là I
131
, F
32
, CO
60
, C
14
, S
35
, Ca
45
, Au
198
ngoài ra chúng còn dưới
dạng các hợp chất. Khả năng phát sinh những tổn thương phóng xạ, thời gian xuất
hiện triệu chứng thường khác nhau phụ thuộc vào số lượng, chất tiếp xúc, tính chất
vật lý của chúng và thời gian bán phân hủy. Do tính chất nguy hiểm của phóng xạ
nên phải theo dõi chặt chẽ và thường xuyên.
Các chất phóng xạ và đồng vị phóng xạ có nguồn gốc từ: khai thác quặng phóng
xạ; các khí dung phóng xạ rơi xu
ống từ khí quyển; do sử dụng các đồng vị phóng
xạ vào mục đích điều trị và mục đích nghiên cứu khoa học; sử dụng phóng xạ làm
nguyên tử đánh dấu trong công nghiệp và trong nông nghiệp; lò phản ứng công
nghiệp, nhà máy điện nguyên tử, lò phản ứng hạt nhân, nhiệt hạch, khoa học vũ trụ
và máy gia tốc thực nghiệm.
b. Ô nhiễm không khí do tác nhân hóa học
* Ô nhiễm không khí do các hợp chất có chứ
a các-bon
CO (các-bon oxit), chất này được tạo ra do đốt cháy hợp chất các-bon không hoàn
toàn. CO là một chất khí không màu, không mùi, không vị nên không gây kích
thích và không gây tổn thương niêm mạc.
CO
2
(các-bon đioxit), chất này được tạo ra do quá trình hô hấp của sinh vật hoặc
khi đốt cháy C và các hợp chất chứa C sẽ sinh ra khí CO
2
, các trạm điện, nhà máy,
xe hơi, sự hoạt động và đốt cháy than đá, dầu và khí đốt tự nhiên đã sinh ra một
lượng khí CO
2
khổng lồ.
CFC (clorua florua các-bon) là hợp chất chứa các-bon và flo, CFC được dùng làm
chất tải lạnh trong các thiết bị làm lạnh như điều hòa không khí hay tủ lạnh. Ngoài
ra CFC cũng được sử dụng trong công nghiệp mỹ phẩm, chất bọt chữa cháy cho
các kho xăng dầu, tàu biển…Các dạng phổ biến của CFC là CFC 11 hoặc CFCCl
3
,
CFCCl
2
, CHC
1
F
2
.
22
CH
4
(mêtan), mêtan nguyên chất không mùi, nhưng khi được dùng trong công
nghiệp, nó thường được trộn với một lượng nhỏ các hợp chất chứa lưu huỳnh có
mùi mạnh như etyl mecaptan để dễ phát hiện trong trường hợp bị rò rỉ. Mêtan là
thành phần chính của khí tự nhiên, khí dầu mỏ, khí bùn ao, đầm lầy, chất thải vật
nuôi. Nó được tạo ra trong quá trình chế biến dầu mỏ, chưng cất khí than đá, nuôi
gia súc gia cầm và chất thải củ
a con người.
* Ô nhiễm không khí do những hợp chất có chứa lưu huỳnh (S)
Do quá trình đốt cháy các hợp chất có lưu huỳnh, đặc biệt là các loại than đá chất
lượng xấu và các loại dầu mỏ sinh ra SO
2
. SO
2
bị oxy hóa tạo thành SO
3
. Khi hít
thở phải SO
2
mặc dù ở nồng độ thấp cũng gây co thắt các cơ phế quản, ở nồng độ
cao hơn thì gây tăng tiết nhầy ở niêm mạc đường hô hấp, làm cho niêm mạc dày
lên gây khản cổ và ho. Cả hai loại SO
2
và SO
3
khi gặp hơi nước sẽ tạo thành H
2
SO
3
và H
2
SO
4
tạo thành mưa axit.
* Ô nhiễm không khí do hợp chất có chứa nitơ (N)
Các hợp chất nitơ như: NO, NO
2
, NO
3
, N
2
O, N
2
O
3
,
N
2
O
4
, N
2
O
5
. Nguồn phát sinh
chủ yếu của chúng là do phát triển công nghiệp, chế biến và sản xuất phân đạm,
quá trình sản xuất dầu khí, hoặc trong cơn mưa có sét NO
2
sẽ được giải phóng ra.
Khi hít thở không khí có chứa NO
2
ở nồng độ 0,006 ppm sẽ gây ra các bệnh về
phổi, 15 – 50 ppm gây nguy hiểm cho phổi, tim, gan sau vài giờ tiếp xúc và ở nồng
độ khoảng 100 ppm có thể gây tử vong cho người và động vật sau một số phút tiếp
xúc.
* Ô nhiễm không khí do các loại thuốc trừ sâu
Thuốc trừ sâu tồn tại trong môi trường có nguồn gốc từ hoạt động sản xuất của các
nhà máy sản xuất thuốc trừ sâu, đặc biệt là thuốc trừ sâu nhóm clo; t
ừ hoạt động
sản xuất nông nghiệp và trong y tế để phòng chống các bệnh do côn trùng.
Điều kiện khí hậu có ảnh hưởng rất lớn tới sự phân bố nồng độ thuốc trừ sâu trong
không khí, cự ly vùng sử dụng cũng như thời gian vùng sử dụng. Không khí đóng
vai trò quan trọng vận chuyển DDT giữa các vùng ở nông thôn.
c. Ô nhiễm không khí do tác nhân sinh học
Các vi sinh vật gây bệnh tồn tại dày đặc trong môi trường không khí nhưng do tính
chất luân chuyển trong không khí nên hạn chế được khả năng gây bệnh của chúng.
Trực khuẩn dịch hạch sống trong môi trường không khí khô hanh được 5 ngày, trực
khuẩn bạch hầu 30 ngày, trực khuẩn lao sống được 70 ngày, nha bào trực khuẩn
than sống trong môi trường không khí từ 10 năm trở lên và liên cầu khuẩn tan máu
23
cộng với bụi tồn tại 10 tuần trong không khí.
Vi khuẩn có nhiều nhất trong không khí vào mùa hè và mùa thu, vào tháng 8 thì
lượng vi khuẩn cao gấp 10 lần so với tháng mùa đông, ngày trời quang có số lượng
vi khuẩn nhiều hơn ngày mưa.
1.3. Nguồn gây ô nhiễm không khí
a. Ô nhiễm không khí do sản xuất công nghiệp, nông nghiệp
Sự đốt cháy không hoàn toàn nguồn nguyên nhiên liệu trong quá trình sản xuất sản
sinh ra các chất độc hại như CO, CO
2
, SO
2
, bụi Ví dụ: Các nhà máy nhiệt điện,
khu công nghiệp gang thép đã đưa vào môi trường không khí một hàm lượng lớn
bụi và các chất độc hại như CO, CO
2
, SO
2
, bụi
Các nguyên liệu hóa chất độc hại bốc hơi, rò rỉ thất thoát trên dây chuyền sản xuất,
các đường ống dẫn tải như: clo, sulfua
Một số các cơ sở sản xuất thực phẩm không những đưa vào không khí một số hóa
chất độc hại (hữu cơ, vô cơ) mà còn đưa vào không khí một lượng đáng kể các sản
phẩm sinh học như vi sinh vật gây bệnh. Xung quanh các xí nghiệp rượ
u, bia, sản
xuất bánh kẹo hàm lượng các chất có nguồn gốc hữu cơ gây ô nhiễm môi trường
không khí thường rất cao như indol mercapton, nấm, các vi sinh vật tan huyết.
Hoạt động sản xuất nông nghiệp làm tăng hơi thuốc trừ sâu vào môi trường không
khí.
b. Ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông vận tải
Hoạt động giao thông vận tải không những tự nó sinh ra các chất độc hại do đốt
cháy nhiên liệu mà còn làm khuyếch tán bụi và các chất ô nhiễ
m từ môi trường đất
sang môi trường không khí. Các khu vực đường sá giao thông có chất lượng xấu
mật độ xe qua lại nhiều, hàm lượng bụi trong không khí thường rất cao. Với hoạt
động này các vi sinh vật gây bệnh như nấm, lao, bạch hầu là những loại có khả
năng tồn tại lâu ở môi trường ngoại cảnh sẽ có điều kiện gây ô nhiễm không khí và
gây tác hại đến sức khỏe con người.
Trong quá trình hoạt độ
ng của các phương tiện giao thông, sự đốt cháy và đốt cháy
không hoàn toàn các nhiên liệu khác nhau cũng đưa vào môi trường không khí các
sản phẩm độc hại tương ứng. Ví dụ: các xe có sử dụng xăng, dầu khi đốt cháy sẽ
đưa vào không khí một hàm lượng lớn các chất như CO, CO
2
, cacbuahydro, chì
Một số động cơ sử dụng than mỡ sẽ đưa vào môi trường không khí lượng SO
2
đáng
kể.
24
c. Ô nhiễm không khí do hoạt động sinh hoạt của con người
Con người sử dụng các phương tiện đun nấu ngay trong nhà ở như: bếp lò, lò sưởi,
bếp than, bếp củi, bếp ga, bếp dầu Các phương tiện đun nấu này sẽ sinh ra các
chất độc hại như CO, CO
2
, SO
2
, bụi gây ô nhiễm không khí.
Các đồ dùng trong gia đình như: tủ lạnh, máy điều hòa trong khi hoạt động cũng
sinh ra một lượng CFC là nguyên nhân phá hủy tầng ozon.
Dân số tăng làm tăng lượng chất thải sinh hoạt (rác thải, thức ăn thừa, chất thải bỏ
của người ) việc quản lý và xử lý không tốt sẽ là nguồn gây ô nhiễm không khí
một cách đáng kể. Từ trong các chất thải, do quá trình phân hủy tự nhiên bở
i tác
động của các vi sinh vật hoại sinh sẽ đưa vào môi trường không khí nhiều sản phẩm
độc hại như H
2
S, NO, NO
2
, CO
2,
NH
4
; các vi sinh vật gây bệnh và các loại côn
trùng như ruồi, muỗi từ đó sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của con người.
d. Ô nhiễm do tự nhiên
Sự hoạt động của núi lửa, phun ra nham thạch nóng và khói bụi giàu mêtan, sulfua,
chúng bay khá cao và khá xa.
Cháy rừng: các đám cháy rừng do tự nhiên thường lan truyền rộng, thải nhiều bụi
khí độc.
Bão bụi: gây nên do gió mạnh cuốn theo bụi lan truyền trong phạm vi rộng.
Các quá trình phân hủy, thối r
ữa xác động thực vật tự nhiên cũng phát thải nhiều
chất khí, các phản ứng hóa học giữa chúng hình thành các khí sunfua, nitrit, các
loại muối
2. Ô nhiễm nước
2.1. Khái niệm ô nhiễm nước
Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý, hoá học, sinh
học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở
nên độ
c hại với con người và sinh vật, làm giảm mức độ đa dạng sinh vật trong
nước. Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm nước là vấn đề
đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất.
Ô nhiễm nước xảy ra khi nước bề mặt chảy qua rác thải sinh hoạt, nước rác công
nghiệp, các chất ô nhiễm trên mặt đất, rồi thấm xuống nước ngầm.
Hiến chươ
ng châu Âu về nước đã định nghĩa:
25
"Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm
nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp,
nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và các loài hoang dã".
Hiện tượng ô nhiễm nước xảy ra khi các loại hoá chất độc hại, các loại vi khuẩn
gây bệnh, virút, kí sinh trùng phát sinh từ các nguồn thải khác nhau như chất thải
công nghiệp từ các nhà máy sản xuất, các loại rác thải củ
a các bệnh viện, các loại
rác thải sinh hoạt bình thường của con người hay hoá chất, thuốc trừ sâu, phân bón
hữu cơ sử dụng trong sản xuất nông nghiệp được đẩy ra các ao, hồ, sông, suối
hoặc ngấm xuống nước dưới đất mà không qua xử lý hoặc với khối lượng quá lớn
vượt quá khả năng tự điều chỉnh và tự làm sạch của các loại ao, hồ, sông, suối.
2.2. Các tác nhân gây ô nhiễ
m nước
a. Các chất vô cơ
Nhiều ion vô cơ có nồng độ rất cao trong nước tự nhiên, đặc biệt là trong nước
biển. Trong nước thải đô thị luôn chứa một lượng lớn các ion Cl
-
, (SO
4
)
2-
, (PO
4
)
3-
,
Na
+
, K
+
, Mn
2+
, Ca
2+
, trong nước thải công nghiệp, ngoài các ion kể trên còn có thể
có các chất vô cơ có độc tính rất cao như các hợp chất của Hg, Pb, Cd, As,
b. Các chất hữu cơ
- Các chất hữu cơ dễ bị phân huỷ sinh học: thường có mặt trong nước thải sinh
hoạt, nước thải đô thị, nước thải công nghiệp chế biến thực phẩm là các chất hữu cơ
dễ bị phân huỷ sinh học. Trong nước thả
i sinh hoạt, có khoảng 60-80% lượng chất
hữu cơ thuộc loại dễ bị phân huỷ sinh học. Chất hữu cơ dễ bị phân huỷ sinh học
thường ảnh hưởng có hại đến nguồn lợi thủy sản, vì khi bị phân huỷ các chất này sẽ
làm giảm oxy hoà tan trong nước, dẫn đến chết tôm cá.
- Các chất hữu cơ bền vững: Các chất hữu cơ có độc tính cao thường là các chất
bền vững, khó bị vi sinh vật phân huỷ trong môi trường. Một số chất hữu cơ có khả
năng tồn lưu lâu dài trong môi trường và tích luỹ sinh học trong cơ thể sinh vật. Do
có khả năng tích luỹ sinh học, nên chúng có thể thâm nhập vào chuỗi thức ăn và từ
đó đi vào cơ thể con người.
- Nhóm hợp chất phenol: Phenol và các dẫn xuất phenol có trong nước thải của một
số ngành công nghiệp (lọc hoá dầu, s
ản xuất bột giấy, nhuộm…). Các hợp chất này
làm cho nước có mùi, gây tác hại cho hệ sinh thái nước, sức khoẻ con người, một
số dẫn xuất phenol có khả năng gây ung thư (carcinogens).
- Nhóm hoá chất bảo vệ thực vật hữu cơ: Hiện nay có hàng trăm, thậm chí hàng
ngàn các loại này đang được sản xuất và sử dụng để diệt sâu, côn trùng, nấm mốc,
diệt cỏ. Trong số đó phần lớn là các h
ợp chất hữu cơ, chúng được chia thành các