Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Thị trường Chứng khoán phù hợp với điều kiện Việt Nam và định hướng phát triển Kinh tế - Xã hội của đất nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (249.6 KB, 24 trang )

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
LỜI NÓI ĐẦU
Trên thế giới, thị trường chứng khoán đã ra đời cách đây hàng mấy thế
kỷ. Đây là kênh bổ sung các nguồn vốn dài hạn quan trọng cho Nhà nước
và các doanh nghiệp để thực hiện các hoạt động đầu tư, phát triển sản xuất
và lưu thông hàng hoá - một yếu tố hạ tầng cơ sở quan trọng của nền kinh
tế thị trường. Chính vì vậy, ở hầu hết các nước có nền kinh tế phát triển
theo cơ chế thị trường đều tồn tại một thị trường chứng khoán ổn định và
hiệu quả, nhất là ở những nước có lực lượng sản xuất phát triển nhất hiện
nay như Nhật Bản, Hoa Kỳ, Anh, Thụy Sỹ…
Ở nước ta, sau hơn 20 năm thực hiện Nghị quyết đổi mới do Đại hội
Đại biểu toàn quốc lần thứ VI do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng,
nền kinh tế đã có những bước phát triển vượt bậc. Nhưng cũng chính trong
quá trình phát triển đó đã đòi hỏi phải có thị trường chứng khoán để làm
cầu nối giữa một bên là các nhà đầu tư bao gồm các tổ chức kinh tế - xã hội
và đông đảo dân chúng có tiền nhàn rỗi với bên kia là các doanh nghiệp cần
vốn để kinh doanh và Nhà nước cần tiền để thoả mãn các nhu cầu chung
của nền kinh tế - xã hội. Điều này đã được khẳng định trong Nghị Quyết
Đại hội lần thứ VIII của Đảng : " ...phát triển Thị trường vốn, thu hút các
nguồn vốn, ....chuẩn bị các điều kiện cần thiết để từng bước xây dựng Thị
trường Chứng khoán phù hợp với điều kiện Việt Nam và định hướng phát
triển Kinh tế - Xã hội của đất nước.... ".
Vào cuối tháng 07 năm 2000, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán đầu
tiên của nước ta đã khai trương và đi vào hoạt động tại Thành phố Hồ Chí
Minh. Sự kiện này đã đánh dấu một bước phát triển quan trọng trong tiến
trình hội nhập của nước ta với nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên,"với tuổi đời
vừa tròn bảy năm", thị trường chứng khoán vẫn còn là một phạm trù kinh tế
hết sức mới mẻ không những cả về lý thuyết và thực hành, không những
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
đối với dân chúng mà đối với cả các cán bộ, viên chức và những nhà kinh


doanh. Vì vậy nhằm góp phần có một cái nhìn toàn diện hơn về thị trường
chứng khoán, sau một thời gian nghiên cứu và được sự hướng dẫn nhiệt
tình của giảng viên Lê Thị Thu em đã quyết định chọn đề tài: "Tổng quan
về thị trường chứng khoán và giải pháp phát triển thị trường chứng
khoán ở Việt Nam hiện nay" làm đề án môn học của mình. Đề án của em
được chia là hai phần:
Phần 1: Tổng quan về thị trường chứng khoán
Phần 2: Giải pháp phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam hiện
nay
Em rất mong nhận được sự chỉ bảo và đóng góp ý kiến của giảng
viên Lê Thị Thu cùng các thầy cô giáo để đề án của em được hoàn thiện
hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN
1.1. Khái niệm về thị trường chứng khoán.
Chứng khoán là một công cụ rất hữu hiệu trong nền kinh tế thị trường
để tạo nên một lượng vốn tiền tệ khổng lồ, tài trợ dài hạn cho các mục đích
mở rộng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp hay các dự án đầu tư
của Nhà nước và tư nhân.
Chứng khoán bao gồm nhiều loại khác nhau như: cổ phiếu, trái phiếu,
chứng chỉ quỹ đầu tư, và các loại chứng khoán khác.... trong đó cổ phiếu và
trái phiếu là hai loại chứng khoán quan trọng và phổ biến nhất.
Từ khái niệm về chứng khoán có thể định nghĩa rằng: “thị trường
chứng khoán là một thuật ngữ dùng để chỉ nơi hoặc cơ chế giao dịch, mua
bán chứng khoán”. Như vậy, thị trường chứng khoán là một loại thị trường
trong đó hàng hoá là các loại chứng khoán. Có thể nói, thị trường chứng
khoán là loại thị trường điển hình thể hiện quyền năng của quan hệ cung –

cầu chi phối giá cả hàng hoá (chứng khoán).
1.2. Cơ cấu của thị trường chứng khoán
Có nhiều cách phân chia cơ cấu của thị trường chứng khoán dựa vào
các tiêu chí khác nhau nhưng chủ yếu có ba cách phân chia cơ bản sau:
1.2.1. Căn cứ vào tính chất phát hành hay lưu hành chứng khoán mà thị
trường chứng khoán có thể được chia làm hai cấp
1.2.1.1. Thị trường sơ cấp (Primary Market)
Thị trường chứng khoán sơ cấp còn gọi là thị trường phát hành hay thị
trường cấp một - đây là nơi diễn ra hoạt động giao dịch, mua bán những
chứng khoán mới phát hành lần đầu ra thị trường của các doanh nghiệp, các
công ty cổ phần hay của nhà nước.
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
1.2.1.2. Thị trường thứ cấp (Secondary Market)
Thị trường thứ cấp còn gọi là thị trường cấp hai hay thị trường lưu
hành, là nơi diễn ra hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán đến tay thứ
hai, tức là việc mua bán sau lần đầu tiên. Việc mua bán chứng khoán trên
thị trường thứ cấp hoàn toàn không làm tăng nguồn vốn cho các chủ phát
hành ra nó.
1.2.2. Căn cứ vào phương tiện pháp lý, thị trường chứng khoán được chia
làm hai loại:
1.2.2.1. Thị trường chứng khoán chính thức
Thị trường chứng khoán chính thức còn được gọi là thị trường chứng
khoán tập trung hoạt động theo đúng các quy luật pháp định - là nơi mua
bán các loại chứng khoán đã được đăng biểu (listd registeredseuritier).
Chứng khoán đăng biểu là loại chứng khoán đã được cơ quan có thẩm quyền
cho phép bảo đảm và và bán qua trung gian các nơi và công ty môi giới.
1.2.2.2. Thị trường chứng khoán phi chính thức (thị trường OTC).
Thị trường chứng khoán phi chính thức còn gọi là thị trường chứng
khoán phi tập trung - là nơi diễn ra hoạt động mua bán chứng khoán bên

ngoài sở giao dịch chứng khoán, không có địa điểm tập trung, không có giờ
giao dịch cụ thể hay thủ tục nhất định mà do sự thoả thuận giữa người mua
và người bán...Các chứng khoán giao dịch trên thị trường không chính thức
là các chứng khoán chưa được niêm yết, vì vậy mà hiện nay chưa có sự
kiểm soát của hội đồng chứng khoán đối với thị trường này.
1.2.3. Căn cứ vào phương thức giao dịch thị trường chứng khoán được
chia làm hai loại.
1.2.3.1. Thị trường giao ngay (Spot Market)
Thị trường giao ngay còn gọi là thị trường thời điểm - đây là thị
trường mua bán chứng khoán theo giá của ngày giao dịch nhưng việc thanh
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
toán và giao hoán sẽ diễn ra tiếp theo sau đó vài ngày theo một quy định
1.2.3.2. Thị trường tương lai (Future Market).
Thị trường tương lai là thị trường mua bán chứng khoán theo một loại
hợp đồng định sẵn, giá cả được thoả thuận trong ngày giao dịch, nhưng
việc thanh toán và giao hoán sẽ diễn ra trong một kỳ hạn nhất định ở tương
lai.
Ngoài những tiêu thức đã nêu trên, nếu căn cứ vào đặc điểm các loại
sản phẩm lưu hành trên thị trường chứng khoán, thị trường chứng khoán
được chia làm ba loại:
- Thị trường cổ phiếu.
- Thị trường trái phiếu.
- Thị trường các công cụ có nguồn gốc chứng khoán.
1.3. Vai trò của thị trường chứng khoán đối với nền kinh tế
Thị trường chứng khoán ngày càng có vai trò quan trọng trong quá
trình vận hành của nền kinh tế mỗi quốc gia cũng như trong hệ thống kinh
tế toàn cầu, cụ thể như sau:
1.3.1. Thị trường chứng khoán tạo vốn cho nền kinh tế quốc dân.
Vai trò quan trọng đầu tiên của thị trường chứng khoán là thu hút tập

trung các nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân, khuyến khích dân chúng tiết
kiệm để hình thành các nguồn vốn khổng lồ có khả năng tài trợ cho các dự
án đầu tư phát triển kinh tế dài hạn cũng như tài trợ cho các nhu cầu tăng
vốn mở rộng sản xuất kinh doanh. Có thể khẳng định thị trường chứng
khoán là công cụ huy động vốn hết sức hữu hiệu không những trong nước
mà cả nước ngoài.
Qua tìm hiểu hoạt động của một số thị trường chứng khoán, chúng ta
thấy bản thân thị trường này đã huy động được một số vốn đáng kể. Đối
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
với những thị trường chứng khoán kỳ cựu như New York, London,
Tokyo… số vốn huy động có thể lên tới hàng ngàn tỷ USD. Còn đối với
những thị trường chứng khoán trong khu vực tuy chỉ mới hoạt động cách
đây 20-30 năm nhưng cũng huy động được số vốn đáng kể như Đài Bắc
119 tỷ USD, Seoul 114 tỷ USD, KualaLumpur 58 tỷ USD, Singapore 41 tỷ
USD, Bangkok 27 tỷ USD.
Sự phát triển “nóng” của thị trường chứng khoán Việt Nam cuối năm
2006 đầu năm 2007 đã thu hút được một lượng vốn rất lớn trong dân chúng
khiến các nhà hoạch định chính sách cũng phải ngạc nhiên. Lần đầu tiên,
lượng kiều hối của kiều bào nước ngoài gửi về đầu tư đạt mức cao nhất từ
trước tới nay và chiếm phần lớn tỷ trọng lượng ngoại tệ vào Việt Nam.
Theo dự báo, trong năm 2007 thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ thu hút
trên 2 tỷ USD tiền đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài. Đặc biệt, trong
bối cảnh một loạt các doanh nghiệp nhà nước lớn như Ngân hàng Ngoại
thương Việt Nam, Ngân hàn Đầu tư và Phát triển… đang trong tiến trình
phát hành cổ phiếu lần đầu tiên ra công chúng chắc chắn lượng vốn đầu tư
nước ngoài vào Việt Nam sẽ còn tăng cao hơn nữa. Với đặc thù chi tiêu chủ
yếu dùng tiền mặt như Việt Nam (chiếm 95%), lượng vốn tiềm tàng trong
nhân dân chưa được đưa vào sản xuất kinh doanh còn rất nhiều thì việc
phát triển thị trường chứng khoán song hành với sự ra đời của các công ty

cổ phần là một chiến lược phát triển kinh tế trước mắt cũng như lâu dài.
1.3.2. Thị trường chứng khoán tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sử
dụng vốn linh hoạt hơn, có hiệu quả hơn.
Đối với các nhà đầu tư, lợi ích việc đầu tư vốn vào các giá trị động sản
phải dựa vào khả năng linh động tức thì của chứng khoán (tức là tính thanh
khoản) kể cả lúc mua cũng như lúc bán. Điều này khác với đầu tư theo lối
cổ điển, theo đó vốn bị đọng trong một thời gian đôi khi là khá dài.
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Thị trường chứng khoán giúp doanh nghiệp sử dụng vốn linh hoạt và
tối ưu: khi một doanh nghiệp cần vốn để mở rộng quy mô sản xuất thì
doanh nghiệp đó có thể phát hành các loại chứng khoán ra thị trường để
huy động vốn.
Mặt khác, khi các doanh nghiệp chưa có cơ hội sản xuất kinh doanh,
các doanh nghiệp có thể dự trữ chứng khoán như một tài sản kinh doanh và
các chứng khoán đó sẽ được chuyển thành tiền khi cần thiết thông qua thị
trường chứng khoán. Hơn nữa thị trường chứng khoán còn giúp các doanh
nghiệp xâm nhập lẫn nhau thông qua việc mua bán cổ phiếu. Việc sáp
nhập, mở rộng hoạt động các doanh nghiệp đều có thể thực hiện thông qua
thị trường chứng khoán.
1.3.3. Thị trường chứng khoán là công cụ đánh giá doanh nghiệp, dự
đoán tương lai.
Các doanh nghiệp tham yết giá tại các sở giao dịch hoặc các trung tâm
giao dịch chứng khoán bắt buộc phải cung cấp đều đặn các thông tin về
hoạt động của mình để làm cơ sở cho các nhà đầu tư trong việc ra quyết
định. Điều này đã định hướng cho các doanh nghiệp phải thực hiện kiểm
toán thường xuyên, công khai tài chính chứ không còn hiện tượng lãi giả lỗ
thật như trong các năm trước đây.
Sự hình thành thị giá chứng khoán của một doanh nghiệp trên thị
trường chứng khoán đã bao hàm sự đánh giá thực trạng hoạt động của

doanh nghiệp đó trong hiện tại và dự đoán trong tương lai. Thường thì
những cổ phiếu có cổ tức cao thường có giá trị thị trường cao vì chỉ có
những doanh nghiệp làm ăn tốt mới có khả năng trả lợi tức cổ phần cao và
chỉ doanh nghiệp có ban quản lý tốt mới có khả năng ăn nên làm ra. Tuy
nhiên, cũng có những cổ phiếu chỉ có cổ tức khiêm tốn, nhưng vẫn có giá trị
thị trường cao vì đó là những doanh nghiệp có tiến bộ khoa học kỹ thuật và
hứa hẹn nhiều lãi trong tương lai, những doanh nghiệp này phát triển nhanh
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
đòi hỏi vốn lớn và vì thế phần lớn lợi nhuận hàng năm được giữ lại làm vốn
kinh doanh, phần lợi nhuận để trả cổ tức sẽ thấp hơn các doanh nghiệp khác.
1.3.4. Thị trường chứng khoán là "phong vũ biểu" của nền kinh tế.
Ngoài công cụ đánh giá doanh nghiệp, thị trường chứng khoán còn là
"phong vũ biểu" của nền kinh tế. Với phương pháp chỉ số hoá thị giá các
loại chứng khoán chủ yếu trong nền kinh tế và việc nghiên cứu phân tích
một cách khoa học, có hệ thống chỉ số giá chứng khoán trên các thị trường
chứng khoán ở từng nước trong mối quan hệ với thị trường thế giới cho
phép dự đoán trước được sự biến động kinh tế, dự đoán được tương lai kinh
tế của một hoặc hàng loạt các nước trên thế giới.
1.3.5. Thị trường chứng khoán là công cụ giúp Nhà nước thực hiện
chương trình phát triển kinh tế - xã hội
Về mặt kinh tế, việc Nhà nước vay tiền của dân để thực hiện các
chương trình phát triển kinh tế xã hội là thiết thực và lành mạnh vì Chính
phủ không phải thông qua ngân hàng để phát hành thêm tiền giấy vào lưu
thông, tạo sức ép lạm phát. Hiện nay ở hầu hết các quốc gia, Chính phủ đều
thực hiện phát hành trái phiếu chính phủ thông qua thị trường chứng khoán
để vay tiền của nhân dân vì đây là biện pháp thường xuyên và có kỹ thuật
tiên tiến.
1.3.6. Thị trường chứng khoán là điều kiện tiền đề cho quá trình cổ phần hoá
Kết quả cuối cùng của cổ phần hoá là chuyển từ một doanh nghiệp

thuộc sở hữu Nhà nước hoạt động theo Luật doanh nghiệp Nhà nước thành
một công ty cổ phần hoạt động theo Luật doanh nghiệp. Quá trình cổ phần
hoá doanh nghiệp cần thiết phải có thị trường chứng khoán bởi vì với
những nguyên tắc hoạt động của mình (trung gian, đấu giá và công khai),
thị trường chứng khoán sẽ là cơ sở, là tiền đề vật chất cho quá trình cổ phần
hoá đi đúng trật tự của luật pháp và phù hợp với tâm lý của nhà đầu tư. Chỉ
có thông qua thị trường chứng khoán thì Nhà nước mới có thể thực hiện
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
được cổ phần hoá đối với bất kỳ loại hình doanh nghiệp nào vì thị trường
chứng khoán là nơi tập trung được toàn bộ cung cầu về vốn, là nơi tập
trung các nhà đầu tư.
1.4. Những hiện tượng tiêu cực có thể phát sinh trong thị trường chứng
khoán
Như đã nêu trên, thị trường chứng khoán có vai trò rất tích cực trong
việc huy động vốn đầu tư. Hầu hết các quốc gia theo cơ chế thị trường đều
có thị trường chứng khoán, kể cả quốc gia đang phát triển, đang chuyển đổi
kinh tế như nước ta. Nhưng bên cạnh đó, thị trường chứng khoán cũng có
nhiều mặt tiêu cực cần phải phòng tránh để hạn chế thấp nhất những rủi ro,
tạo điều kiện cho nó phát huy hết vai trò của nó.
1.4.1. Hiện tượng bán khống
Bán khống là thuật ngữ dùng để chỉ việc các nhà đầu tư bán chứng
khoán mà họ chưa có quyền sở hữu. Trong thực tế việc bán khống đem lại
lợi nhuận rất cao cho các nhà đầu tư nếu họ tiên đoán đúng xu hướng của
thị trường. Nhưng đây là một hành vi lũng đoạn thị trường tạo ra nhu cầu
giả tạo về chứng khoán.
1.4.2. Hiện tượng mua bán nội gián
Mua bán nội gián là hành vi của những kẻ lợi dụng quyền hành hay sự
ưu tiên trong việc nắm giữ những thông tin nội bộ của một đơn vị kinh tế
có phát hành chứng khoán ra thị trường để mua hoặc bán cổ phiếu của đơn

vị đó một cách không bình thường nhằm thu lợi cho mình, gây ảnh hưởng
đến giá cả cổ phiếu trên thị trường và phương hại đến các nhà đầu tư khác.
Mua bán nội gián được xem như là phi đạo đức về mặt thương mại và đi
ngược lại nguyên tắc: mọi nhà đầu tư đều phải có cơ hội như nhau.
1.4.3. Hiện tượng thông tin sai sự thật.
Đây là một hành vi thiếu đạo đức nhằm mục đích làm cho giá cổ phiếu
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

×