BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRỌNG ĐIỂM CẤP
NHÀ NƯỚC KX 02/06-10
BÁO CÁO TỔNG HỢP
ĐỀ TÀI : VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TRONG PHÁT TRIỂN
XÃ HỘI VÀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI Ở NƯỚC TA
ĐẾN NĂM 2020
Mã số: KX.02.25/06-10
Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. HÀ HUY THÀNH
Cơ quan chủ trì : Viện Nghiên cứu Môi trường và Phát triển bền vững
8582
Hà Nội tháng 10/ 2010
1
NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1.
PGS.TS.Hà Huy Thành
(Chủ nhiệm đề tài)
Viện NC Môi trường và Phát triển Bền vững
2.
PGS.TS.Lê Cao Đoàn Viện Kinh Tế Việt Nam
3.
PGS.TS.Mai Quỳnh Nam Viện NC Con người
4.
PGS.TS.Nguyễn Thế Chinh Viện Chiến lược chính sách-Bộ TN&MT
5. GS.TS.Tô Duy Hợp
Viện Xã hội học
6. GS.TS.Lê Văn Khoa
Khoa Môi trường – ĐHTN – Đại học QG HN
7.
PGS.TS. Nguyễn Trí Tiến Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật
8.
PGS.TS Vũ Tuấn Huy Viện Phát triển bền vững vùng Bắc Bộ
9.
GS.TS Vũ Dũng Viện Tâm lý, Viện Khoa học xã hội Việt Nam
10. TS. Trần ngọc Ngọan
Viện NC Môi trường và Phát triển Bền vững
11.
Ths. Nguyễn Song Tùng
Viện NC Môi trường và Phát triển Bền vững
12.
Ths.Phạm Thị Trầm
Viện NC Môi trường và Phát triển Bền vững
13.
CN. Hà Huy Ngọc Viện NC Môi trường và Phát triển Bền vững
Những người cùng tham gia :
14.
CN.Nguyễn Thị Hòa Viện NC Môi trường và Phát triển Bền vững
15.
CN. Nguyễn Như Quỳnh Viện NC Môi trường và Phát triển Bền vững
16.
Các cán bộ sở tài nguyên môi trường các tỉnh được khảo sát
2
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
GDP: Tổng thu nhập quốc nội
TN- MT: Tài nguyên môi trường
CNH, HĐH: Công nghiệp hóa hiện đại hóa
PTXH: Phát triển xã hội
QL PTXH: Quản lý phát triển xã hội
LLSX: Quan hệ sản xuất
CMKHCN: Lực lượng sản xuất
PTBV: Phát triển bền vững
PCBL: Phòng chống bão lụt
NN và PTNT: Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
UBND: Ủy ban nhân dân
XHCN: Xã hội chủ nghĩa
WTO: Tổ chức thương mại thế giới
GMS: Tiểu vùng sông Mê Kông
DPSIR: Phương pháp dự báo áp lực và tác động, th
ực trạng và đáp ứng.
BVMT: Bảo vệ môi trường
BĐKH: Biến đổi khí hậu
ĐTH: Đô thị hóa
KHLĐ và XH: Khoa học lao động và xã hội
TCTK: Tổng cục thống kê
ĐBSH: Đồng bằng sông Hồng
TD và MN: Trung du và miền núi
BB: Bắc bộ
BTB: Bắc trung bộ
DHNTB: Duyên hải Nam trung bộ
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
CTNS 21VN: Chương trình Nghị sự trong thế kỷ 21 của Việt Nam
ĐMC: Đánh giá tác động môi tr
ường chiến lược
ĐTM: Đánh giá tác động môi trường
ĐTX: Đánh giá tác động xã hội
CQK: Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch
OECD: Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
KCN: Khu công nghiệp
CCN: Cụm công nghiệp
URENCO: Công ty môi trường đô thị
BVTV: Bảo vệ thực vật
3
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 9
1. Tính cấp thiết của đề tài 9
2. Các nghiên cứu liên quan đến đề tài 10
2.1. Nghiên cứu ngoài nước 10
2.2. Nghiên cứu trong nước 13
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 15
3.1. Mục tiêu chung 15
3.2. Mục tiêu cụ thể 15
4. Quan điểm tiếp cận và phương pháp nghiên cứu của đề tài 16
4.1. Quan điểm tiếp cận 16
4.2. Phương pháp nghiên cứu 16
5. Kết cấu của đề tài 18
CHƯƠNG MỘT. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ MỐI QUAN HỆ TƯƠNG TÁC GIỮA
MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ SỰ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI VÀ QUẢN LÝ SỰ PHÁT TRIỂN XÃ
HỘI TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN 19
I.1. Những khái niệm then chốt 19
I.1.1. Môi trường 19
I.1.2. Vấn đề môi trường 22
I.1.3. Xã hội 23
I.1.4. Phát triển xã hội 25
I.1.5. Quản lý phát triển xã hội 28
I.2. Mối quan hệ giữa môi trường và Phát triển xã hộ
i 29
I.2.1. Bản chất của mối quan hệ giữa môi trường và con người, xã hội 29
I.2.2 Sự tương tác giữa môi trường và sự phát triển xã hội 32
I.3. Nền tảng của sự tồn tại, phát triển xã hội: Sản xuất, phát triển sản xuất; kinh tế; hệ thống kinh
tế của xã hội 36
4
I.4 Những quan hệ xã hội khác ngoài kinh tế 41
I.5. Mối quan hệ giữa xã hội và tự nhiên trong tiến trình phát triển kinh tế, xã hội – những khả năng
xung đột giữa chúng 50
I.5.1. Xã hội nguyên thuỷ 51
I.5.2. Làn sóng văn minh nông nghiệp 52
I.5.3. Cách mạng công nghiệp và làn sóng văn minh công nghiệp 54
I.5.4. Làn sóng văn minh hậu công nghiệp – thời đại phát triển hiện đại và khả năng giải quyết xung đột
giữa phát triển kinh tế – xã hội và môi trường xảy ra trong làn sóng công nghi
ệp 60
I.6 Phát triển bền vững – Phương thức cần thiết cho việc giải quyết những mâu thuẫn, xung đột
trong sự phát triển hiện đại 64
I.6.1. Phát triển bền vững 65
I.6.2. Quản lý sự phát triển xã hội trong quan hệ với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững 71
I.7. Kinh nghiệm quản lý sự phát triển kinh tế xã hội trong mối quan hệ với bảo vệ tài nguyên và môi
trường của một s
ố nước trên thế giới 84
I.7.1. Một số vấn đề môi trường và quản lý tài nguyên môi trường ở New Zealand 85
I.7.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc về quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường trong quá trình phát
triển kinh tế xã hội 96
CHƯƠNG HAI. THỰC TRẠNG BIẾN ĐỔI MÔI TRƯỜNG VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT
TRIỂN XÃ HỘI VÀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI Ở VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI
VỪA QUA 115
II.1.Một s
ố vấn đề về thực trạng suy thoái tài nguyên ở nước ta hiện nay 117
II.1.1.Thực trạng suy thoái tài nguyên đa dạng sinh học 117
II.1.2. Suy thoái tài nguyên nước 119
II.1.3. Thực trạng suy thoái tài nguyên đất 124
II.2.Tình trạng ô nhiễm môi trường do các quá trình phát triển 128
II.2.1. Đô thị hóa và vấn đề ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay 128
II.2.2. Vấn đề môi trường nông nghiệp, nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa 141
II.2.3. Những vấn đề biến đổi môi trường ở nông thôn miền núi 149
II.2.4. Vấn
đề môi trường do phát triển làng nghề 153
II.2.5. Tình trạng tai biến môi trường 158
5
II.3. Tác động của những vấn đề môi trường tới phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở nước
ta trong những năm qua 160
II.3.1.Tác động của những vấn đề môi trường tới phát triển xã hội 160
II.3.2. Vấn đề môi trường và Quản lý phát triển xã hội 184
II.4. Những nguyên nhân của biến đổi môi trường và ảnh hưởng của nó đến phát triển xã hội 191
II.4.1. Mô hình phát triển kinh tế 192
Năm 196
II.4.2. Những bất cập trong việc quản lý sự phát triển xã hội có quan hệ đến phát triển và bảo vệ môi
trường 209
CHƯƠNG BA. DỰ BÁO CÁC XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI MÔI TRƯỜNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA
NHỮNG BIẾN ĐỔI ĐÓ ĐẾN PHÁT TRIỂN XÃ HỘI Ở NƯỚC TA ĐẾN NĂM 2020 219
III.1 Dự báo bối cảnh quốc tế, khu vực ảnh hưởng đến phát triển xã hội Việt Nam trong thập niên
tớ
i 219
III.1.1 Trên phạm vi toàn cầu 219
III.1.2. Dự báo bối cảnh khu vực Đông Á và vị trí của tiểu vùng sông Mê Công (GMS) trong khu vực
222
III.2 Một số phương pháp dự báo tác động của môi trường đối với phát triển xã hội và quản lý phát
triển xã hội 225
III.2.1. Phương pháp DPSIR 225
III.2.2 Phương pháp dự báo theo phép nội - ngoại suy 225
III.2.3. Phương pháp dự báo suy thoái MT hoặc ô nhiễm MT theo "hệ số suy thoái" "hệ số ô nhiễm" 227
III.4 Dự báo xu thế diễn biế
n một số loại môi trường 230
III.4.1. Dự báo xu thế phát triển rừng 231
III.4.2. Dự báo biến động tài nguyên đất 233
III.4.3 Dự báo biến động tài nguyên nước 234
III.4.4 Dự báo xu thế diễn biến đô thị hóa ở Việt Nam 234
III.4.5 Dự báo chất thải rắn phát sinh đến năm 2020 235
III.4.6. Dự báo xu thế ô nhiễm môi trường đô thị và khu công nghiệp 238
III.4.7 Dự báo những tác động của biến đổi khí hậu đối với phát tri
ển xã hội và quản lý môi trường xã
hội ở Việt Nam và những giải pháp ứng phó 239
6
CHƯƠNG IV. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI TRONG MỐI
QUAN HỆ VỚI SỬ DỤNG HIỆU QUẢ TÀI NGUYÊN VÀ CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG SỐNG VÌ
SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở NƯỚC TA ĐẾN NĂM 2020 267
IV.I. Bối cảnh phát triển mới và tác động của nó đến việc giải quyết các vấn đề trong quá trình phát
triển xã hội ở Việt Nam từ nay đến năm 2020 267
IV. 1.1 Những di sả
n của thời kỳ phát triển từ khi đổi mới đến nay 268
IV.1.2 Giai đoạn phát triển tới và những yêu cầu mới ảnh hưởng đến việc giải quyết mối quan hệ giữa
phát triển và môi trường 273
IV.2. Những quan điểm cơ bản để giải quyết mối quan hệ giữa phát triển và môi trường nhằm đạt
được sự phát triển bền vững, phát triển hiện đạ
i với những giá trị môi trường thích ứng 277
IV.2.1. Quan điểm phát triển bền vững trong phát triển xã hội 277
IV.2.2 Quan điểm về phát triển hiện đại trong cách giải quyết mối quan hệ giữa phát triển xã hội và bảo
vệ môi trường nhằm vào phát triển bền vững 280
IV.2.3 Quan điểm về xác lập mối quan hệ hài hòa giữa phát triển xã hội và môi trường nhằm vào phát
triển bền vững. 282
IV.2.4 Quan
điểm hệ thống và đồng bộ 283
IV.3 Những giải pháp cần thiết để giải quyết vấn đề môi trường trong phát triển xã hội và quản lý sự
phát triển xã hội 291
IV.3.1 Nhóm giải pháp nhằm tạo lập những cơ sở và điều kiện cho phát triển bền vững 291
IV.3.2 Nhóm giải pháp cụ thể 308
KẾT LUẬN 316
TÀI LIỆU THAM KHẢO 320
7
DANH MỤC BIỂU
Biểu II.1 : Diễn biến PM
10
trung bình năm tại một số thành phố từ 2003 - 2006 129
Biểu II.2 : Diễn biến hàm lượng TSP trong không khí ven đường tại một số trục giao thông của các đô thị
từ 2002-2006 130
Biểu II.3 : Kết quả đo tiếng ồn ở các tuyến đường giao thông tại Tp. Hồ Chí Minh 131
Biểu II.4: Tình hình phát triển KCN (thành lập theo Quyết định của Thủ tướng chính phủ) thời gian qua.
137
Biểu đồ II.5: Tỷ lệ gia tăng lượng nước thải từ các KCN và tỷ lệ gia tăng tổng lượng nước thải từ các lĩnh
vực trong toàn quốc 138
Biểu III.1. Các giai đoạn phát triển 226
Biểu III.3: Chuẩn sai nhiệt độ toàn cầu so với thời kỳ 1961-1990 (
0
C) 242
DANH MỤC BẢNG
Bảng I.1: Sản lượng hàng công nghiệp chủ yếu của Trung Quốc 101
Bảng II.1 : Sự phong phú về thành phần loài sinh vật ở Việt Nam 117
Bảng II.2 : Hiện trạng đất ở Việt Nam giai đoạn 2000-2010 124
Bảng II.3 Sự phân bố đất hoang hóa ở Việt Nam 127
Bảng II.4: Quan hệ giữa sự bào mòn đất và năng suất cây trồng 127
Bảng II.5 : Diễn biến quá trình đô thi hóa ở nước ta và dự báo đến năm 2020 128
Bảng II.6: Thải lượng các chất ô nhiễm không khí từ các khu công nghiệp phía Nam 140
Bảng II.7: Số liệu điều tra tại các tỉnh Bắc Trung Bộ, nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ở vùng nông
thôn 143
Bảng II.8 : Lượng phân bón hàng năm cây trồng chưa sử dụng được 145
Bảng II.9 : Khối lượng các nhóm thuốc BVTV đã sử dụng ở Việt Nam 146
Bảng II.10: Hiện trạng rừng của các tỉnh miền núi tính đến 31/12/2009 151
Bảng II.11. Thải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải của một số làng nghề chế biến lương thực thực
phẩm 155
Bảng II.12 : Số liệu điều tra sức khỏe của người dân tại các làng nghề 156
Bảng II.13 : Thống kê thiệt hại do thiên tai tới nông nghiệp năm 2009 161
Bảng II.14: Thiệt hại tàu thuyền do bão, áp thấp nhiệt đới gây ra vài năm gần đây 162
Bảng II.15: Ảnh hưởng của thiên tai đến giao thông vận tải năm 2009 164
Bảng II.16 . Diện tích các KCN-KCX đến tháng 7/2008 và qui hoạch đến năm 2015 178
Bảng II.17: Đầu tư và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam 196
8
Bảng II.18: Các yếu tố đóng góp vào tăng trưởng 197
Bảng II.19: Cơ cấu kinh tế 198
Bảng II.20: Tăng trưởng GDP theo ngành, 2001 - 2008 201
Bảng II.21: Tỷ lệ doanh nghiệp của một số nước ASEAN phân theo tiêu chuẩn công nghệ của UNIDO .202
Bảng II.22: Cơ cấu xuất khẩu theo khu vực kinh tế và theo ngành 204
Bảng II.23: Cơ cấu lao động theo ngành (đơn vị: %) 205
Bảng III.1. Dự báo tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt (l/người/ngày) 228
Bảng III.2: Dự báo GDP các ngành kinh tế tính theo giá so sánh 1994, 2011-2020 230
Bảng III.3: Định hướng quy họach diện tích rừng và đất lâm nghiệp (triệu ha) 231
Bảng III.4: Diện tích các KCN-KCX đến tháng 7/2008 và qui hoạch đến năm 2015 233
Bảng III.5. Diễn biến quá trình đô thị hóa ở nước ta trong 25 năm qua và dự báo đến năm 2020 234
Bảng III.6: Dự báo chất thải rắn phát sinh năm 2010, 2015, 2020 theo vùng kinh tế (đơn vị tính: tấn) 235
Bảng III.7: Dự báo thải rắn phát sinh phân theo ngành ở Việt Nam năm 2010, 2015, 2020 236
Bảng III.8: Các kịch bản về tăng nhiệt độ do biến đổi khí hậu so với thời kỳ 1980-1999 của Việt Nam 243
Bảng III.9. Các kịch bản về thay đổi lượng mưa so với thời kỳ 1980-1999 243
Bảng III.10. Các kịch bản về nước biển dâng 244
9
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng Cộng Sản Việt Nam khởi
xướng và lãnh đạo, nền kinh tế Việt Nam đã chuyển đổi thành công từ mô hình kế hoạch
hóa tập trung, phi thị trường sang mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
dưới sự quản lý của Nhà nước. Nhờ đó tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội ( GDP)
đã đạt mức bình quân 7%/ năm trong thời kỳ 1996-2006, năm 2007 đạt 8,5% năm 2008 dù
chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới GDP vẫn đạt 6,2%. Với tốc độ
tăng trưởng kinh tế nhanh đó, đời sống dân cư được cải thiện đáng kể mức tăng trưởng
GDP bình quân đầu ngườ
i năm 2008 đạt 1000USD, năm 2010 ước đạt khoảng 1100USD.
Với mức này, Việt Nam đã chuyển được vị trí từ nhóm nước nghèo nhất sang vị trí của
nhóm nước có mức thu nhập trung bình thấp.
Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh đạt được trong mô hình tăng trưởng
dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên và nguồn lao động rẻ, thêm vào đó là tốc độ tăng
dân số tương đối cao và tốc độ đô thị hóa quá nhanh đã gây sứ
c ép ngày càng tăng đối với
tài nguyên thiên nhiên và môi trường và đối với một số mặt của đời sống xã hội
Đến lượt mình, sự tàn phá đến mức hủy diệt tài nguyên rừng; sự khai thác tài
nguyên khoáng sản bừa bãi, không cân nhắc giữa lợi ích kinh tế và lợi ích môi trường; sự
ô nhiễm không khí, nước thải và rác thải ở các đô thị và các khu công nghiệp và cả ở nông
thôn không được xử lý tốt đã tác động xấu đến s
ản xuất và đời sống xã hội.
Tất cả những điều đó đã cản trở việc đạt được mục tiêu phát triển bền vững kinh tế
xã hội và môi trường ở nước ta trong trong thời gian qua. Hơn thế nữa, chúng có thể tạo ra
nguy cơ khủng hoảng về môi trường ở nước ta trong tương lai. Trong bối cảnh đó, việc
nghiên cứu “Vấn đề môi trường trong phát tri
ển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở
nước ta đến năm 2020” với các mục tiêu cơ bản là: xem xét, luận giải vai trò của môi
trường ( chủ yếu là môi trường tự nhiên) trong phát triển xã hội và quản lý xã hội; nhận
diện thực trạng sự tác động của sự biến đổi môi trường đối với phát triển xã hội và quản lý
phát triển xã hội ở nước ta; dự báo các xu hướng biến
đổi của môi trường và tác động của
những biến đổi đó đến phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở nước ta đến năm
10
2020 và đề xuất các giải pháp thích ứng với những biến đổi của môi trường nhằm mục tiêu
đạt được sự phát triển xã hội bền vững ở nước ta là có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan
trọng.
2. Các nghiên cứu liên quan đến đề tài
2.1. Nghiên cứu ngoài nước
Có thể nói lý luận về mối quan hệ giữa môi trường và sự phát triển xã hội có thể
tìm thấy trong tinh hoa của văn minh cổ đạ
i. Lý luận đó dựa vào hai cơ sở lớn là mối quan
hệ giữa con người với tự nhiên và quan hệ giữa con người với con người.
Các học giả nổi tiếng cả phương Đông và phương Tây đều nghiên cứu mối quan hệ
giữa môi trường tự nhiên với hoạt động của con người, từ đó tìm ra sự hài hòa giữa con
người và thiên nhiên trong các giai đoạn phát triển xã hội khác nhau. Nó là tiền đề cho "lý
luận phát triển" sau này, có ảnh hưởng sâu sắc đối với việc xây dựng lý luận về môi
trường và phát triển, nhân loại và phát triển, hòa bình và phát triển.
Vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ thứ XX, những tư tưởng lãng mạn về vẻ đẹp
của tự nhiên bắt đầu nổi lên, tương phản với các quan điểm chủ lưu trước đó về sự khắc
nghiệt và hoang dã c
ủa tự nhiên.
Arne Naess một triết gia Na Uy đưa ra khái niệm "Sinh thái thâm sâu" (deep
ecology) và được phát triển thành một trường phái môi trường ở Hoa Kỳ và châu Âu. Hệ
phái Hoa Kỳ coi sinh học là trung tâm, coi tự nhiên có giá trị cơ hữu, độc lập với giá trị
của nó đối với con người; có xu hướng tập trung vào thế giới hoang dã sơ khai và không bị
can thiệp, bảo tồn cực đoan; viện dẫn truyền thống và các hệ thống đức tin của phương
Đông để hỗ trợ cho quan điểm sinh học là trung tâm. Các quan điểm về sự cần thiết phải
bảo tồn thiên nhiên đều cho rằng cần có những "giới hạn đối với tăng trưởng kinh tế",
đánh đồng việc bảo vệ môi trường với bảo tồn hoang dã. Naess kêu gọi thay đổi lối sống
kết hợp với những thay đổi về chính trị. Nhiều nhà môi trường châu Âu và Hoa Kỳ
giải
thích sự tàn phá môi trường chủ yếu trong các bối cảnh xã hội và lịch sử, trên các mặt như
bất bình đẳng xã hội, và kêu gọi giảm mức tiêu thụ tài nguyên của các tầng lớp thượng lưu
toàn cầu.
11
Lovelock (1979) trong cuốn: Một cách nhìn mới về cuộc sống trên trái đất “ A new
look at life on Earth” đã phát triển giả thuyết Gaia để thử đưa ra tư tưởng Trái đất như một
siêu - tổ chức bao gồm "tất cả cơ thể sống trên Trái đất và môi trường của nó", với không
khí, các đại dương, tầng sinh quyển và đất đai, tất cả là thành tố của một hệ thống phức
hợp. Sự r
ối loạn của một bộ phận sẽ ảnh hưởng đến các bộ phận khác và có thể gây nên
"những dao động giữa hai hoặc nhiều hơn những trạng thái không mong muốn". Lovelock
nghiên cứu ảnh hưởng của hành động con người với môi trường toàn cầu, đặc biệt là
không khí và sinh quyển. Tư tưởng của ông, dựa trên sự phân tích khoa học, dẫn tới kết
luận loài người phải hết sức thận trọng, bởi những yếu tố tiềm ẩn luôn có ảnh hưởng đến
những hệ thống cục bộ của trái đất: các hệ thống đó quá phức tạp để có thể tiên liệu bất cứ
hành động nào. Lovelock cho rằng không được phép tác động quá lớn đến hệ thống - Trái
đất, bởi những "tình huống dị thường không mong muốn" có thể phương hại đến con
người cũng như bất cứ cái gì khác. Phải để cho tự nhiên giữ được giá trị cơ hữu của nó, và
không thể thay thế bằng bất cứ gì khác. Một trong những hệ thống cục bộ quan trọng nhất
của "hành tinh trái đất" là khí quyển, và sự nóng lên toàn cầu chỉ là một phần minh chứng
rằng con người có lẽ đã đi quá xa trong việc tác động đến tự nhiên.
Blaikie và Brookfield năm 1987, xuất bản cuốn "Land Degradation and Society" (
Suy thoái đấ
t và xã hội) một ấn phẩm về sinh thái chính trị. Mối quan tâm chính của cuốn
sách là đi vào tìm hiểu tại sao đất đai thoái hóa và tại sao trong một số trường hợp không
thấy phục hóa. Các tác giả của cuốn sách cho rằng đây chủ yếu là vấn đề xã hội. Các tác
giả nhận xét rằng đất bị thoái hóa là do sự kết hợp của các lực lượng tự nhiên và con
người. Trong nghiên cứu của mình, Blaikie và Brookfield đã giải thích m
ột nhân tố đơn
nhất của sự thoái hóa hay cải thiện tài nguyên thiên nhiên đó là vấn đề dân số. Hai ông đã
phản bác các lý thuyết giản đơn của Malthus và chủ nghĩa Malthus mới về quan niệm trái
đất chỉ có một khả năng dung dưỡng nhất định (để cung cấp cho sản xuất lương thực của
con người), và phủ nhận tiềm năng của phát triển công nghệ.
Hayward,Tim (1994) viết cuốn "Ecological Thought: an Introduction" ( T
ư tưởng
sinh thái: dẫn luận ) đã đưa sinh thái chính trị vượt khỏi giới hạn nông thôn và xem xét
không chỉ các quá trình thay đổi môi trường liên quan đến đất đai. Ông nhận xét rằng các
lý thuết kinh tế chính trị trước đây chưa thỏa mãn hoàn toàn được các hoạt động tái sản
12
xuất, tức là trách nhiệm duy trì sức khỏe và gia đình mà phần lớn đặt lên vai phụ nữ, cũng
như vấn đề tái sản xuất (năng lực sản xuất) giới tự nhiên, đất đai hoặc nguồn lực môi
trường. Ông cho rằng thông qua trung gian xã hội mà tự nhiên trở thành giá trị, và một lý
thuyết sinh thái chính trị cần "mở rộng sự phê phán của Mác đối với việc bóc lột lao động
không
ăn lương và "lao động" của bản thân tự nhiên.
Agarwal, Bina (1998) trong tác phẩm: "The gender and environment debate" (Giới
và tranh luận về môi trường), Agarwal Bina cho rằng các hộ nghèo và phụ nữ là những
nạn nhân chủ yếu của sự thay đổi môi trường bởi sự phân công lao động liên quan tới giới
và sự bất bình đẳng về tiếp cận các nguồn lực. Tác động của thay đổi môi trường đối với
giới biểu hiện trong những áp lực với th
ời gian, thu nhập, dinh dưỡng và sức khỏe của phụ
nữ, các mạng lưới hỗ trợ họ, và kiến thức bản địa của họ.
Rocheleau (1995) trong tác phẩm "Gender and biodiversity: a feminist political
ecology perspective" ( Giới và đa dạng sinh học : một tầm nhìn về sinh thái chính trị phụ
nữ ), đưa ra khái niệm về " sinh thái chính trị phụ nữ " nằm trong nhóm khái niệm "giới,
môi trường và phát triển (GED)" đã nhấn mạnh đến các quan hệ vật chấ
t và kết cấu của nó
dưới tác động của mối quan hệ về giới. Mối quan hệ đó đặc biệt được thể hiện trong kiến
thức về môi trường, khoa học và công nghệ mang tính chất giới. Rocheleau cho rằng kiến
thức đó mang tính chất tích lũy và rất năng động, bởi nó được xây dựng trên những kinh
nghiệm của quá khứ đồng thời lại vận dụng vào những thay đổi kinh tế - xã hội và công
nghệ của hiện tại.
Gupta, Avijit and Mukul G.Asher (1998) trong tác phẩm "Environment and the
Development World: Principles, Policies and Management" ( Môi trường và thế giới phát
triển: nguyên tắc, chính sách và quản lý )cho rằng sự xuống cấp của nước, đất và không
khí làm giảm hiệu suất của con người và tài nguyên thiên nhiên, và tiềm ẩn những tiềm
năng phản tác dụng đối với an ninh lương thực và cung ứng những nhu yếu phẩm cơ bản
khác. Các mối liên hệ giữa sinh thái và kinh tế
thể hiện ở nhiều mặt và phức hợp, và nhiều
quá trình thay đổi môi trường nằm bên ngoài hệ thống thị trường, nhưng không phải bên
ngoài nền kinh tế.
Đến giữa thập kỷ 70 - 80 của thế kỷ 20, các nghiên cứu về sự phát triển đã trình bày
toàn diện sự thống nhất nội tại của hai mối hài hòa lớn trong quan hệ phức tạp giữa tự
13
nhiên và kinh tế, xã hội. Hạt nhân bên trong của lý luận nhân loại và sự phát triển là tìm
kiếm sự hài hòa trong quan hệ "người và tự nhiên". Trong cuốn sách "Tương lai chung của
chúng ta" đã trình bày toàn diện sự thống nhất nội tại của sự hài hòa giữa con người và tự
nhiên, từ đó đưa công tác nghiên cứu về con người với sự phát triển sang một giai đoạn
hoàn toàn mới, đó chính là sự ra đời phương thức phát triển m
ới - Phát triển bền vững
Tuy những công trình nghiên cứu ở nước ngoài có nhiều gợi mở tốt, nhưng những
nghiên cứu ấy chưa đủ tính tổng quát về mối quan hệ giữa môi trường sinh thái và sự phát
triển xã hội cũng như quản lý sự phát triển xã hội của thời đại nói chung và ở nước ta nói
riêng. Mảnh đất cho các nhà nghiên cứu đề tài này chính là bổ sung sự khiếm khuyết đó.
2.2. Nghiên cứu trong n
ước
Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả Việt Nam đề cập đến vấn đề
này ở những góc nhìn khác nhau. Trước hết có thể kể đến Chương trình nghị sự 21
(Agenda 21) của Việt Nam - VIE/01/021, "Phát triển bền vững ở Việt Nam". Chương trình
nghị sự 21 của Việt Nam đã trình bày rõ những tiến bộ về phát triển kinh tế, xã hội và
những vấn đề về môi trường sinh thái trong quá trình phát triể
n đó ở Việt Nam. Trên cơ sở
đó đưa ra những định hướng cơ bản, mang tính chiến lược trong việc xây dựng và quản lý
quá trình phát triển kinh tế, xã hội ở Việt Nam tương thích với sự biến đổi của hệ môi
trường sinh thái trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội trong thế kỷ 21; cuốn "Vấn đề
môi trường trong quá trình CNH, HĐH của GS.TSKH Vũ Huy Chương. Trong tác phẩm
này, tác giả đã phân tích khá rõ mối quan hệ h
ữu cơ, ràng buộc và thúc đẩy lẫn nhau giữa
kinh tế xã hội và môi trường. Theo tác giả mối quan hệ tác động của môi trường tới quá
trình phát triển kinh tế - xã hội là mối quan hệ liên kết chặt chẽ với nhau theo nguyên tắc
"cân bằng vật chất". Trong mối quan hệ với kinh tế, môi trường đóng vai trò là nguồn
cung cấp đầu vào cho quá trình sản xuất vật chất phát triển. Trong mối quan hệ với các
hiện tượng xã h
ội, mối trường lại chịu sự chi phối, sự tác động của các hiện tượng này: sự
tác động dân số, nạn nghèo đói, thất nghiệp, dân trí thấp, mô hình tiêu dùng lãng phí là
những đe dọa tiềm ẩn đối với môi trường; cuốn "Một số vấn đề xã hội và nhân văn trong
việc sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường ở Việt Nam" của PGS.TS Hà Huy
Thành. Sau khi giải trình mối quan hệ tổ
ng quát giữa xã hội và môi trường trong quá trình
14
phát triển của xã hội loài người, đã đi sâu làm rõ các mối quan hệ giữa phát triển kinh tế,
phát triển xã hội và việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường ở
Việt Nam, từ đó đã đưa ra một số giải pháp về kinh tế, văn hóa, xã hội nhằm bảo vệ môi
trường, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên vì sự phát triển bền vững đất nước trong hiện tại và
trong t
ương lai; Cuốn “ Con người và phát triển bền vững” của PGS.TS Nguyễn Đức
Khiển, cuốn sách đã đề cập một cách tổng quát các vấn đề về tài nguyên, môi trường nói
chung và những vấn đề môi trường nẩy sinh trong quá trình phát triển và quản lý môi
trường ở Việt Nam để đạt được sự phát triển bền vững trong thế kỷ XXI. Tuy nhiên tác giả
chưa bàn nhiều đến các vấn đề xã hội và quản lý phát triển xã hội trong mối quan hệ với
việc sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Cuốn "Phát triển bền vững ở Việt
Nam, Thành tựu, cơ hội, thách thức và triển vọng" của GS.TSKH Nguyễn Quang Thái và
PGS.TS. Ngô Thắng Lợi; cuốn "Sinh thái nhân văn (con người và môi trường)" của
Nguyễn Hoàng Trí; cuốn "Con người và Môi trường" của TS. Hoàng Hưng; cuốn "Quản
lý sự phát triển xã hội trên nguyên tắc tiến bộ và công bằng" của GS.TS. Phạ
m Xuân Nam;
cuốn "Mối quan hệ giữa con người và tự nhiên trong sự phát triển xã hội" của Hồ Sĩ Quý;
cuốn "Môi trường sinh thái: Vấn đề và giải pháp" của PGS.TS Phạm Thị Ngọc Trầm;
cuốn "Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ở Việt Nam" chủ biên GS.TSKH.
Nguyễn Hữu Tăng, GS.TSKH.Đăng Trung Thuận, TS.Nguyễn Hữu Ninh, TS.Hồ Ngọc
Luật
Những công trình nghiên cứu kể trên và nhiều cuốn sách và bài t
ạp chí khác, ở các
góc nhìn nhận, đánh giá toàn diện, hay từng mặt, mức độ sâu hay nông, về cơ bản đã phác
họa được bức tranh toàn cảnh với những đường đậm nhạt khác nhau về những vấn đề lý
luận và thực tiễn về vai trò của môi trường trong phát triển xã hội và quản lý phát triển xã
hội nói chung và ở Việt Nam nói riêng.
Tuy nhiên, vấn còn thiếu những nghiên cứu chuyên sâu nhằm nhận diện thực trạng
và dự báo các xu hướng biến đổi của môi trường tác động tới sự phát triển xã hội và quản
lý phát triển xã hội ở nước ta trong vòng 10 - 20 năm tới.
15
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục tiêu chung
- Luận giải vai trò của môi trường và quan hệ giữa môi trường đối với sự phát triển
xã hội và quản lý phát triển xã hội;
- Nhận diện thực trạng tác động của sự biến đổi môi trường đối với phát triển xã hội
và quản lý phát triển xã hội ở nước ta;
- Dự báo các xu hướng biến đổi của môi trường và tác động c
ủa những biến đổi đó
đối với phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở nước ta;
- Đề xuất giải pháp thích ứng và đối phó với biến đổi của môi trường đến năm 2020
nhằm phục vụ các mục tiêu phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở Việt Nam.
3.2. Mục tiêu cụ thể
- Dựa trên lý luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử, nhữ
ng thành tựu lý luận hiện đại
nghiên cứu về phát triển xã hội và khoa học tự nhiên cụ thể là khoa học về môi trường và
sinh thái, đề tài luận giải vai trò của môi trường và quan hệ giữa môi trường đối với sự
phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội;
- Trên cơ sở phân tích tư liệu điều tra khảo sát, những nghiên cứu thực tiễn và đặc
biệt nghiên cứu phân tích mô thức phát triển hiệ
n tại và xu hướng phát triển, đề tài sẽ đưa
ra những dự báo các xu hướng biến đổi của môi trường ở ta đến năm 2020;
- Trên cơ sở nghiên cứu những dự báo các xu hướng biến đổi của môi trường ở ta
đến năm 2020, đề tài sẽ đưa ra những phân tích về nguyên nhân của những biến đổi và suy
thoái môi trường ở nước ta;
- Cung cấp các luận cứ khoa học dưới góc độ lý luận v
ề phát triển bền vững, đề
xuất giải pháp thích ứng hình thành mô thức phát triển phù hợp và nâng cao năng lực quản
lý sự phát triển xã hội, nhằm bảo vệ môi trường và phát triển bền vững với chất lượng cao.
- Làm cơ sở cho việc nghiên cứu và giảng dạy những vấn đề lý luận và thực tiễn
trong việc giải quyết mối quan hệ giữa môi trường và các vấn đề trong phát triể
n xã hội và
quản lý phát triển xã hội.
16
4. Quan điểm tiếp cận và phương pháp nghiên cứu của đề tài
4.1. Quan điểm tiếp cận
- Đề tài đặt ra là nhằm giải quyết thỏa đáng mối quan hệ tương tác giữa phát triển
xã hội và môi trường trong mục tiêu đạt tới sự phát triển hài hòa, bền vững, vì thế, cách
tiếp cận phát triển bền vững trở nên cần thiết. Có thể nói, phát triển bền vững là cái ch
ỉnh
thể trong đó mối quan hệ giữa phát triển kinh tế, phát triển xã hội và môi trường được thiết
lập. Bởi vậy, chỉ xuất phát từ khía cạnh phát triển bền vững mới có thể hiểu và giải quyết
thỏa đáng mối quan hệ giữa phát triển xã hội và môi trường.
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài không phải là môi trường, cũng không phải là
phát triển xã hội, mà là mối quan h
ệ tương tác biện chứng giữa phát triển xã hội và môi
trường trong mục tiêu đạt tới sự phát triển hài hòa, bền vững. Vì thế, cách tiếp cận hệ
thống, liên ngành là cần thiết và thích hợp. Ở đây, một mặt, các cách tiếp cận môi trường,
tiếp cận kinh tế, xã hội, nhân văn đều hội tụ, hay nhằm vào việc xây dựng mối quan hệ hài
hòa giữa phát triển xã hội và môi trường, cũng như tìm kiếm một phương thức quản lý xã
hội thích ứng trong việc giải quyết thỏa đáng mối quan hệ này. Mặt khác, môi trường và
phát triển xã hội có quan hệ biện chứng hợp thành một hệ thống của sự phát triển hiện đại,
phát triển bền vững, vì thế, cách tiếp cận liên ngành tổng thể là cần thiết. Chỉ với cách tiếp
cận tổng thể mới cho phép tri thức đạt tới bản chất của mối quan hệ giữa phát triển xã hội
và môi trường, và do đó hiểu được những quy luật trong sự tương tác này để đạt tới sự
phát triển hài hòa, phát triển bền vững, trong đó môi trường được bảo vệ, được tái tạo với
những giá trị thích ứng.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng những phương pháp chủ yế
u sau đây:
- Phương pháp thu thập tài liệu: nguồn tài liệu là cơ sở để tiến hành triển khai đề
tài, vì vậy đề tài đã tiến hành thu thập, khai thác, phân tích, các nguồn tài liệu, số liệu đã
có từ các Viện nghiên cứu chuyên ngành của Viện KHXH Việt Nam, Viện Khoa học và
Công nghệ Việt Nam, từ các Bộ như Bộ tài nguyên và môi trường; Bộ nông nghiệp và
phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ lao động thươ
ng binh và xã hội cũng như
từ các nguồn tài liệu khác gồm báo chí, các báo cáo khoa học của các hội thảo và các trang
17
website có liên quan đến vấn đề nghiên cứu…
- Phương pháp so sánh, phân tích tổng hợp: Trên cơ sở nguồn tài liệu, số liệu và
trên các cơ sở lý thuyết đã trình bày sẽ tiến hành các nghiên cứu so sánh để thấy được sự
khác nhau giữa các thời kỳ phát triển của xã hội cũng như giữa các vùng… Phân tích các
số liệu để thấy được sự biến động về thực trạng cũng sự biến
động của những tác động của
chúng đối với các vấn đề của phát triển xã hội và sự quản lý phát triển xã hội.
- Phương pháp biểu đồ, đồ thị, bản đồ: Trên cơ sở các tư liệu, số liệu đã có đề tài đã
diễn tả sự biến động của vấn đề nghiên cứu bằng các biểu đồ, đồ thị minh họa. Bản đồ v
ừa
là nguồn tri thức phong phú vừa là phương tiện để minh họa, cụ thể hoá các đối tượng
nghiên cứu theo không gian.
- Phương pháp chuyên gia: Tham khảo những ý kiến, các báo cáo, những bài phát
biểu, những nhận định của các chuyên gia quan tâm, nghiên cứu về vấn đề của đề tài để từ
đó có cái nhìn khách quan, khoa học với vấn đề của đề tài nghiên cứu.
- Phương pháp khảo sát xã hội học: Đề tài đã tiến hành một số cu
ộc điều tra xã hội
học 20 tỉnh ở các vùng sinh thái. Phương pháp chủ yếu là phỏng vấn cá nhân và thảo luận
nhóm. Lợi ích của phương pháp phỏng vấn đối với từng người dân là bảo đảm thông tin
trực tiếp, câu hỏi được trả lời hoàn chỉnh, theo đúng trật tự, độ chính xác cao. Phỏng vấn
cá nhân thường mang lại tỷ lệ trả lời cao hơn. Phương pháp này rất hiệu quả đối với việc
tìm hiểu ý kiến công chúng về những vấn đề môi trường và tác động của nó đối với sự
phát triển xã hội và qản lý phát triển xã hội tại các vùng dân cư. Sử dụng phương pháp
phỏng vấn cá nhân giúp cho việc đánh giá một cách sâu sắc thái độ của người trả lời thông
qua việc đi sâu tìm hiểu những vấn đề liên quan đến mục đích nghiên cứu mà người đi
ều
tra phát hiện ra trong quá trình phỏng vấn đối tượng. Phương pháp thảo luận nhóm: được
thực hiện bằng cách lấy ý kiến của công chúng về tác động của những biến đổi môi trường
đối với các vấn đề xã hội. Phương pháp này rất có hiệu quả khi muốn tìm hiểu ý kiến của
công chúng về vấn đề nghiên cứu. Ý kiến được nêu ra sẽ được trao đổi thảo luận và cuối
cùng là s
ự đồng thuận tương đối của những người tham gia thảo luận.
- Phương pháp phân tích hệ thống: Là một đề tài mang tính liên ngành cao, do đó
phương pháp phân tích hệ thống được coi như là một công cụ chủ yếu trong nghiên cứu đề tài.
18
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, báo cáo tổng hợp đề tài được
trình bày trong bốn chương
Chương một: Một số vấn đề lý luận cơ bản về vai trò của môi trường trong mối
quan hệ với phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội
Chương hai: Nhận diện thực trạng sự biến đổi của môi trường và tác động của
những biến đổi đó đến phát triển xã hội và quản lý phát triển ở nước ta trong thời kỳ đổi
mới vừa qua
Chương ba: Dự báo các xu hướng biến đổi của môi trường và khả năng tác động
của những biến đổi đó đến phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở nước ta đến năm
2020.
Chương bốn: Quan
điểm và giải pháp hài hòa hóa mối quan hệ giữa môi trường và
phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội, hình thành sự phát triển bền vững ở nước ta
đến năm 2020
19
CHƯƠNG MỘT
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ MỐI QUAN HỆ TƯƠNG TÁC GIỮA
MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ SỰ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI VÀ QUẢN LÝ SỰ
PHÁT TRIỂN XÃ HỘI TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
I.1. Những khái niệm then chốt
Chủ đề của cuốn sách là đánh giá những tác động của môi trường đến sự phát
triển xã hội và quản lý sự phát triển xã hội ở nước ta trong th
ời kỳ đổi mới vừa qua, trên
cơ sở đó đề xuất các giải pháp quản lý phát triển xã hội trong mối quan hệ với sự biến đổi
môi trường ở nước ta đến năm 2020.
Để thấu đáo hiểu được những vấn đề đó, thì một cách logic và biện chứng, cần thiết
phải xác định rõ nội hàm của các khái niệm hay các phạm trù liên quan. Các khái niệm
được xác định ở
đây gồm:
- Môi trường và vấn đề môi trường;
- Xã hội và phát triển xã hội;
- Quản lý phát triển xã hội;
Đặc biệt, cần thấu hiểu các mối quan hệ tương tác qua lại giữa phát triển xã hội và
vấn đề môi trường, giữa quản lý phát triển xã hội và vấn đề môi trường cũng như mối
tương quan giữa bộ ba: phát triển xã hội - quản lý phát triển xã hội - vấn đề môi trường.
I.1.1. Môi trường
Hiện nay có rất nhiều định nghĩa về môi trường khác nhau tùy thuộc vào mục tiêu
nghiên cứu.
- Điều 3 luật bảo vệ môi trường 2005 của Việt Nam định nghĩa:” Môi trường bao
gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời
sống, sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người. Thành phần môi trường theo định
nghĩa này là các y
ếu tố vật chất tự nhiên tạo thành môi trường như đất, nước, không khí,
ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái và các hình thái vật chất khác”
1
1
Luật bảo vệ môi trường năm 2005, tr.1
20
- Bách khoa toàn thư về môi trường (năm 1994) đưa ra định nghĩa: “ Môi trường là
tổng thể các thành tố sinh thái tự nhiên, xã hội- nhân văn và các điều kiện khác tác động
trực tiếp hay gián tiếp lên sự phát triển, lên đời sống và các hoạt động của con người trong
thời gian bất kỳ”
2
- Theo định nghĩa của UNESCO (1981) thì môi trường của con người bao gồm toàn
bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra, những cái hữu hình và vô
hình (tập quán, niềm tin…) trong đó con người sống và lao động, họ khai thác tài nguyên
thiên nhiên và nhân tạo nhằm thỏa mãn các nhu cầu của mình
3
- Ở ý nghĩa tổng quát nhất,“Môi trường”(của một đối tượng bất kỳ) là tất cả những
gì ở ngoài phạm vi đối tượng đó hay chính xác hơn là tất cả những gì không thuộc về đối
tượng đó”. Chẳng hạn như môi trường của cơ thể con người là tất cả những gì bao quanh
cơ thể con người hay là tất cả những gì không thuộc về c
ơ thể con người, bao gồm: thế
giới vật chất vô cơ, vô sinh (môi trường tự nhiên), thế giới vật chất nhân tạo (kết cấu hạ
tầng kinh tế - kỹ thuật), thế giới vật chất hữu cơ, hữu sinh tức là thế giới động thực vật
(môi trường sinh thái hay sinh quyển), thế giới đời sống xã hội (môi trường xã hội hay xã
hội quyển)
4
….
Sự phân loại môi trường ra thành môi trường tự nhiên và môi trường xã hội có ý
nghĩa quan trọng đối với chủ đề nghiên cứu về phát triển xã hội và quản lý phát triển xã
hội. Mặc dù vậy, ở đây chúng ta sẽ chú trọng các vấn đề môi trường tự nhiên trong tương
quan với phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội. Tuy nhiên, các vấn đề môi trường
xã hội trong những trường hợp cần thiết và hợ
p logic sẽ không bị bỏ qua. Dưới đây chúng
ta sẽ xem xét kỹ hơn những vấn đề của môi trường tự nhiên.
Khái niệm môi trường ở đây là thế giới tự nhiên song không phải là thế giới tự
nhiên nói chung, bất kỳ, vô hạn, vô tận mà là thế giới tự nhiên đặt trong quan hệ mật thiết
với sinh hoạt sống của con người và sự phát triển của xã hội loài người.
2
Dẫn theo Lê Văn Khoa và nhiều người khác: Môi trường và phát triển bền vững, Nxb Giáo dục, Hà Nội 2009, tr.7
3
Sách đã dẫn, tr.8
4
Tô Duy Hợp, chuyên đề: Một số vấn đề lý luận cơ bản trong nghiên cứu đề tài. “ Vấn đề môi trường trong phát triển
xã hội và quản lý phát triển xã hội ở Việt Nam đến năm 2020”, 6/2010
21
Nếu xem xét môi trường tự nhiên từ chức năng của nó, trong quan hệ với sinh hoạt
sống của con người và sự phát triển xã hội loài người, thì môi trường là một hệ thống có
những chức năng sau:
i) Môi trường, trước hết là một hệ sinh quyển, khí quyển, nhiệt quyển, sinh thái làm
thành môi trường sống, không gian sống cần thiết cho sự sống tự nhiên của con người.
ii) Môi trường là nơi chứa đự
ng các nguồn tài nguyên làm thành đối tượng trong
việc sản xuất ra của cải vật chất. Ở khía cạnh kinh tế, tài nguyên là nguồn lực và là một
hình thái tài sản tự nhiên.
iii) Môi trường là không gian chứa đựng và phân hủy phế thải của quá trình sản
xuất và quá trình sinh hoạt riêng của con người.
Từ những chức năng trên, ta có thể xác định những tính chất chủ yếu của môi
trường: 1) Môi trường trước hết là môi trường tự nhiên,
đó là môi sinh với sinh quyển,
sinh thái, và tài nguyên thiên nhiên. Đây là những yếu tố thuộc giới tự nhiên, con người
không tạo ra được và là những yếu tố hình thành nên nền tảng trên đó hình thành, phát
triển sự sống. 2) Môi trường tự nhiên có tính chất toàn cầu và tính chất vũ trụ. Một mặt,
môi trường vừa có tính chất vô hạn của thế giới thiên nhiên và vũ trụ, vừa mang tính hữu
hạn của thiên nhiên trái đất nơi sinh thành của con người. M
ặt khác, đặt trong tương quan
với sự sống con người và hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của con người, môi trường
tự nhiên bị chiếm hữu bởi con người. Sự chiếm hữu này đã đặt môi trường thiên nhiên vào
hệ thống xã hội và bị chia cắt ra và thuộc quyền chiếm hữu từng người, từng nhóm người,
từng cộng đồng, từng quốc gia. Tuy nhiên sự chia cắt và chiếm hữu đó không thể làm mất
đi tính toàn cầu , tính vũ trụ của môi trường. Có thể nói, tính chất toàn cầu, tính chất vũ
trụ của môi trường đã đem lại cho môi trường tính chất xã hội hoá cao khi môi trường tự
nhiên được đặt trong hệ thống xã hội. Môi trường không thể là của riêng ai mà là của
chung cộng đồng, xã hội. Đây là tính chất đặc biệt liên quan đến không chỉ đối với tính
chất tương tác gi
ữa con người, xã hội với môi trường mà còn đến tính chất tương tác, giữa
con người với con người. 3) Môi trường không chỉ là môi sinh tự nhiên, tức sinh quyển và
sinh thái và những tài nguyên thiên nhiên, kết quả của toàn bộ tiến hoá của tự nhiên, mà
còn là những yếu tố do quá trình sống của con người, quá trình phát triển của xã hội tạo ra.
Đây là một trong những tính chất quan trọng nhất. Nó cho thấy, đặt trong hệ thống kinh tế
22
- xã hội và tiến trình phát triển kinh tế - xã hội, môi trường không hoàn toàn là môi trường
tự nhiên nữa, do đó sự tồn tại của môi trường tự nhiên mất đi tính ổn định tương đối và
môi trường trở thành môi trường tự nhiên - xã hội. Giờ đây môi trường tự nhiên chịu sự
tác động của quá trình sinh hoạt sống của con người và của quá trình phát triển kinh tế –
xã hội. Đương nhiên, đặt trong sự tươ
ng tác của quá trình sống của con người và quá trình
phát triển kinh tế - xã hội, môi trường có một đời sống kinh tế - xã hội và một đời sống vận
động trong quá trình tái sản xuất của kinh tế xã hội. Nói khác đi, trong quan hệ với sự
phát triển kinh tế- xã hội, môi trường được tái sản xuất bởi quá trình tái sản xuất kinh tế
xã hội.
I.1.2. Vấn đề môi trường
“Vấn đề” theo ý nghĩa nh
ận thức luận và phương pháp luận là những câu hỏi cần
được giải đáp cho sáng tỏ; còn theo ý nghĩa thực tiễn luận và bản thể luận thì “có vấn
đề” có nghĩa là có những rắc rối, mâu thuẫn, căng thẳng, xung đột cần phải được giải
quyết để đưa tới trạng thái bình thường, ổn định của sự vật, hiện tượng.
“Các vấn đề môi trường”
là những rắc rối, mâu thuẫn, căng thẳng, xung đột môi
trường cần được giải quyết. Những vấn đề môi trường được quan tâm ở đây là:
i). Tình trạng suy thoái tài nguyên (đất, nước, rừng, đa dạng sinh học…);
ii). Tình trạng ô nhiễm môi trường (đất, nước, không khí, rác thải…);
iii). Tình trạng tai biến môi trường (thiên tai, bão lụt, biến đổi khí hậu…).
Những vấn đề môi trường tự nhiên này cần phải đượ
c đối phó và giải quyết thật
hiệu quả, nếu không thì các chức năng của môi trường tự nhiên như đã nói ở trên đối với
sự sống của con người và loài người sẽ không được phát huy.
Cần phân biệt các loại vấn đề môi trường: Tai biến (thảm họa) môi trường là
những diễn biến nội tại trong môi trường tự nhiên, do bản thân những biến đổi của tự
nhiên gây ra, vì vậ
y tai biến môi trường là vấn đề môi trường khác với ô nhiễm môi trường
hoặc suy thoái tài nguyên với tư cách là vấn đề môi trường tự nhiên do con người tác động
mà nảy sinh. Giải pháp khắc phục 2 loại vấn đề môi trường này khác hẳn nhau: đối với
loại thứ nhất thì giải pháp là phòng và chống, tức là ứng phó với các tai biến môi trường
nhằm giảm thiểu những tác hại của nó đối với con người,
đối với phát triển xã hội; còn đối
23
với loại thứ hai thì cơ bản là phải xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển xã hội và
quản lý phát triển xã hội BỀN VỮNG. Đương nhiên, có những tai biến môi trường tự
nhiên, xét về sâu xa là do sự phát triển kinh tế xã hội gây nên, chẳng hạn như lũ quét, lũ
ống, hay quá trình sa mạc hóa, lở đất, động đất cục bộ có nguồn gốc ở việc phá rừng, gây
mất cân bằ
ng trong sinh quyển, sinh thái, hoặc do khai thác nước ngầm quá mức, hay xây
dựng những hồ nước quá lớn trên vùng núi cao, tạo ra những áp lực trong lòng đất, gây
động đất cục bộ.
I.1.3. Xã hội
Khái niệm “Xã hội” được hiểu ở đây là “Xã hội loài người”. “Xã hội loài người”
là một hệ thống đặc thù do những con người liên kết với nhau mà thành. Hệ thống xã hội
phân biệt với các hệ thống
đặc thù khác trong thế giới tự nhiên như “hệ thống sinh
thái”(bao gồm các quần thể động vật và thực vật tạo thành sinh quyển) và các hệ thống tự
nhiên khác (như “hệ thống vật lý”, “hệ thống địa lý”, “hệ thống địa chất”). Như vậy, cả
loài người làm thành một Xã hội, phân biệt với toàn bộ giới Tự nhiên còn lại.
Trong cái xã hội loài người đó lại có nhiều xã hội h
ợp thành; mà mỗi một xã hội
hợp thành như thế là một tập hợp dân cư cùng định cư trên một lãnh thổ nhất định, cùng
chia sẻ một nền văn hóa, một hệ thống chính trị và một nền kinh tế đặc trưng. Xã hội với
tư cách là hệ thống đặc thù như thế không quy giản về Tự nhiên vì nó có những đặc trưng
“phi tự nhiên”, đó là đặc trưng văn hóa và văn minh; cũng không quy giản về tổng số giản
đơn của các cá nhân – thành viên của Xã hội; vì Xã hội là một hệ thống mà hệ thống thì có
tính chỉnh thể, nghĩa là nó là cái gì đó “lớn hơn” tổng số giản đơn của các yếu tố hợp
thành (tính “trồi” hay “hợp trội” của hệ thống) đồng thời lại là cái gì đó “nhỏ hơn” tổng số
giả
n đơn của các yếu tố hợp thành (tính kiềm chế độ tự do của các yếu tố, bộ phận hợp
thành hệ thống).
Khoa học xã hội nói chung thường phân tách hệ thống xã hội ra thành nhiều lĩnh
vực (tiểu hệ thống) xã hội; trong đó, có 4 lĩnh vực (tiểu hệ thống) quan trọng là: (1)- kinh
tế, (2)- chính trị, (3)- văn hoá và (4)- xã hội. Ở đây nảy sinh một rắc rối v
ề thuật ngữ: cùng
một cụm từ “xã hội” mà lại có hai ý nghĩa khác nhau, đó là chúng ta cần phân biệt “Xã
hội” theo nghĩa rộng và “xã hội” theo nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng thì cụm từ “Xã hội” có
24
ý nghĩa là Xã hội tổng thể bao gồm các lĩnh vực chủ yếu nói trên (kinh tế, chính trị, văn
hóa, xã hội); còn theo nghĩa hẹp thì cụm từ “xã hội” chỉ có ý nghĩa là lĩnh vực (tiểu hệ
thống) xã hội của Xã hội tổng thể.
Xã hội theo nghĩa hẹp là các tiểu hệ thống xã hội ngoài hệ thống kinh tế. Theo cách
hiểu của K.Marx, hệ thống kinh tế, hợp thành n
ền tảng kinh tế của xã hội hay cơ sở hạ
tầng, của các tiểu hệ thống xã hội ngoài kinh tế, kiến trúc thượng tầng.
Tiểu hệ thống xã hội như đã xác định như vậy phân biệt một cách tương đối so với
các lĩnh vực (tiểu hệ thống) kinh tế, chính trị và văn hóa của Xã hội tổng thể. Do đó, các
bộ phận hợp thành lĩ
nh vực (tiểu hệ thống) xã hội sẽ bao gồm 2 loại: i). Là những bộ phận
hỗn hợp, tổng hợp chiều cạnh (khía cạnh) xã hội vào các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn
hóa tạo thành các cấu trúc kép như kinh tế - xã hội (thí dụ: lao động và việc làm, tình trạng
thiếu việc làm và thất nghiệp, tình trạng đói nghèo, tình trạng làm giàu bất chính, phi
pháp, phân tầng xã hội, an toàn lương thực, thực phẩm, …); chính trị - xã hội (thí dụ: tự
do và dân chủ, tình trạng vi phạm pháp luật, tội phạm, tình trạng bất bình đẳng trước pháp
luật, tham nhũng, …); văn hóa - xã hội (thí dụ: giáo dục và đào tạo, y tế và chăm sóc sức
khỏe, thể dục và thể thao, tình trạng lệch chuẩn văn hóa, suy đồi đạo đức, mê tín dị đoan,
tệ nạn xã hội, bất bình đẳng xã hội, thiếu vă
n minh môi trường, …); ii). Là những bộ phận
tích hợp (nhất thể hóa) các chiều cạnh kinh tế, chính trị, văn hóa, tình cảm, tư tưởng, niềm
tin, v.v… tạo thành tính cộng đồng xã hội đặc trưng, có thể liệt kê ra như cộng đồng dân
cư (dân số), gia đình, dòng họ (cộng đồng thân tộc), tổ chức dân sự, an sinh xã hội (bảo
hiểm và bảo đảm xã hội), lối sống, thế giới đời sống,…
Trong phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ngày nay có nhiều vấn đề xã hội
nảy sinh, bức xúc, nan giải đòi hỏi sự nỗ lực chung của tất cả các quốc gia dân tộc trên thế
giới. Đối với Việt Nam, báo cáo của chính phủ Việt Nam tại Hội nghị thượng đỉnh các
quốc gia bàn về phát triển xã hội tại Đan Mạch (Copenhagen, 6-12/3/1995) đã đề cập 10
v
ấn đề xã hội trong phát triển. Đó là: (1)- Giải quyết việc làm; (2)- Xóa đói giảm nghèo;
(3)- Hòa nhập xã hội (của các nhóm xã hội bị thiệt thòi như phụ nữ, trẻ em, thanh niên,
dân tộc thiểu số, người tàn tật, người cao tuổi, đồng bào vùng khó khăn, vùng sâu, vùng
xa); (4)- Gia đình; (5)- Giáo dục và Đào tạo; (6)- Dân số, kế hoạch hóa gia đình; (7)- Y tế,
chăm sóc sức khỏe nhân dân; (8)- Bảo trợ xã hội (bảo hiểm và trợ giúp); (9)- Bảo vệ môi