Tải bản đầy đủ (.pdf) (314 trang)

Dịch vụ xã hội ở nước ta đến năm 2020 định hướng và giải pháp phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.22 MB, 314 trang )

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
CHƯƠNG TRÌNH KH&CN TRỌNG ĐIỂM CẤP NHÀ NƯỚC
KX.02/06-10
000











BÁO CÁO TỔNG HỢP



Cơ quan chủ trì: Học viện CT-HCQG Hồ Chí Minh
Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS Trần Hậu
Thư ký khoa học: PGS.TS Đoàn Minh Huấn






8700



HÀ NỘI - 2010



2
LỰC LƯỢNG CHÍNH THAM GIA ĐỀ TÀI

1. PGS.TS Trần Hậu (Chủ nhiệm), Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam
2. PGS.TS Đoàn Minh Huấn (Thư ký khoa học), Học viện Chính trị - Hành
chính khu vực I
3. TS Đặng Đức Đạm, Văn phòng Chính phủ
4. GS.TS Mai Ngọc Cường, Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội
5. PGS.TS Nguyễn Duy Dũng, Viện Đông Nam Á, Viện Khoa học xã hội
Việt Nam
6. PGS,TS Nguy
ễn Minh Phương, Bộ Nội vụ
7. TS Trần Thị Minh Ngọc, Học viện Chính trị - Hành chính khu vực I
8. PGS.TS Nguyễn Thị Minh Phương, Bộ Giáo dục và Đào tạo
9. TS Mai Ngọc Anh, Trường Đại học Kinh tế quốc dân
10. TS Nguyễn Ngọc Hà, Học viện Chính trị - Hành chính khu vực I
11. TS Vũ Thanh Sơn, Học viện Chính trị - Hành chính khu vực I
12. TS Nguyễn Văn Sử, Học việ
n Chính trị - Hành chính khu vực I
13. TS Chu Văn Thành, Bộ Nội vụ
14. PGS.TS Phùng Thị Huệ, Viện Nghiên cứu Trung Quốc, Viện Khoa học
xã hội Việt Nam
15. PGS.TS Nguyễn Quang Thuấn, Viện Nghiên cứu châu Âu, Viện Khoa học
xã hội Việt Nam
16. TS Đỗ Đức Quân, Học viện Chính trị - Hành chính khu vực I

17. TS. Lê Văn Toàn, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh
18. ThS Vũ Thị Minh Hạnh, Viện Chiến l
ược y tế, Bộ Y tế
19. ThS Vũ Thị Như Hoa, Học viện Chính trị - Hành chính khu vực I
20. ThS Trương Văn Huyền, Học viện Chính trị - Hành chính khu vực I
21. ThS Nguyễn Văn Tặng, Học viện Chính trị - Hành chính khu vực I
22. ThS Lê Thế Lâm, Học viện Chính trị - Hành chính khu vực I
23. ThS Mai Hữu Thỉnh, Học viện Chính trị - Hành chính khu vực III
24. ThS Nguyễn Thị Ngọc Diễn, Học việ
n Chính trị - Hành chính khu vực I
25. ThS Nguyễn Viết Lộc, Học viện Chính trị - Hành chính khu vực I
26. ThS Nguyễn Thị Ngọc Mai, Học viện Chính trị - Hành chính khu vực I
27. PGS.TS Đỗ Minh Cương, Tổng cục Dạy nghề
28. Phạm Chi Lan, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.


3
MỤC LỤC
Trang
Mở đầu
Chương I: Những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển dịch vụ xã
hội ở Việt Nam trong tiến trình đổi mới.
I. Khái niệm, đặc trưng và bản chất của dịch vụ xã hội.
II. Phân loại dịch vụ xã hội.
III. Chức năng, vai trò và tiêu chí đo kiểm sự phát triển của dịch vụ
xã hội.
IV. Vai trò, cách thức và ngoạ
i tác của nhà nước trong tổ chức cung
ứng dịch vụ xã hội.
V. Sự tham gia của thị trường và xã hội dân sự trong cung ứng dịch

vụ xã hội - Xu hướng, vai trò và giới hạn.
VI. Vấn đề xã hội hóa dịch vụ xã hội ở Việt Nam.
Chương II: Phát triển dịch vụ xã hội ở một số nước trên thế
giới.
I. Phát triển dịch vụ xã hội ở các nước châu Âu.
II. Mô hình phát triể
n dịch vụ y tế và quản lý phát triển dịch vụ y tế
của Trung Quốc.
III. Vài nét về mô hình phát triển dịch vụ y tế của Hoa Kỳ.
IV. Quản lý và phát triển dịch vụ xã hội ở Nhật Bản.
V. Mô hình quản lý phát triển dịch vụ giáo dục của Xinhgapo.
VI. Một số nhận xét có ý nghĩa tham khảo cho Việt Nam.
Chương III: Thực trạng phát triển dịch vụ xã hội ở nước ta hiện
nay
I. Thực trạng thể chế lãnh đạo và quản lý phát triển dịch vụ xã hội
nước ta hiện nay.
II. Thực trạng phát triển dịch vụ xã hội xét dưới góc độ kinh tế học
dịch vụ.
III. Thực trạng dịch vụ giáo dục, y tế, văn hóa - giải trí trong quá
trình xã hội hóa (qua khảo sát, đánh giá một số tiêu chí cơ bản).

6

20
20
35

44

51


65
74

92
92

108
115
120
131
137

141

141

158

166


4
Chương IV: Định hướng đổi mới quản lý và phát triển dịch vụ
xã hội nước ta giai đoạn 2011 - 2020.
I. Quan điểm, mục tiêu đổi mới quản lý và phát triển dịch vụ xã hội
nước ta đến năm 2020.
II. Những giải pháp chủ yếu đổi mới quản lý và phát triển dịch vụ xã
hội nước ta đến năm 2020.
III. Giải pháp đổi mới quản lý và phát triển một số d

ịch vụ xã hội cơ
bản, thiết yếu.
Kết luận.
Danh mục tài liệu tham khảo.
Phụ lục 1
Phụ lục 2
Phụ lục 3
Phụ lục 4
Phụ lục 5

214

214


236

255
263
265
277
283
290
297
312






3
CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI


ASXH An sinh xã hội
BHDL Bảo hiểm dưỡng lão
BHXH Bảo hiểm xã hội
BHTN Bảo hiểm thất nghiệp
BHXHBB Bảo hiểm xã hội bắt buộc
BHXHTN Bảo hiểm xã hội tự nguyện
BHYT Bảo hiểm y tế
BHYTNN Bảo hiểm y tế người nghèo
BTA Hiệp định thương mại Việt - Mỹ
CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CNXH Chủ nghĩa xã hội
DVXHCB Dịch vụ xã hội cơ
bản
ĐTNN Đầu tư nước ngoài
EU Liên minh Châu Âu
GDP Tổng sản phẩm quốc dân
IMF Quỹ tiền tệ quốc tế
KSMS Khảo sát mức sống
LDP Đảng dân chủ tự do (Nhật Bản)
MTQG Mục tiêu quốc gia
NDT Nhân dân tệ
NSNN Ngân sách nhà nước
NS&VSMT Nước sạch và vệ sinh môi trường
QLPTXH Quản lý phát triển xã hội
KTHH Kinh tế hàng hóa
KTTT Kinh tế thị trường

TBCN Tư bản chủ nghĩa
TCTK Tổng cục Thố
ng kê
THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông
UNDP Tổ chức phát triển Liên hợp quốc
VNĐ Việt Nam đồng
XĐGN Xóa đói giảm nghèo
XHCN Xã hội chủ nghĩa
WB Ngân hàng Thế giới


6
MỞ ĐẦU

I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Dịch vụ xã hội là hoạt động tồn tại khách quan chuyển tải những thành
quả lao động của con người dưới dạng các sản phẩm dịch vụ nhằm thỏa mãn
nhu cầu thiết yếu của xã hội và là một nội dung của phát triển và quản lý phát
triển xã hội.
Đối với những quốc gia mới chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập
trung bao cấp sang kinh t
ế thị trường thì phát triển dịch vụ xã hội là vấn đề
còn mới mẻ. Từ khái niệm, cách phân loại, mối quan hệ giữa dịch vụ xã hội
với nhà nước và thị trường vẫn còn chưa rõ ràng. Những lý thuyết truyền
thống đã không đủ sức luận giải nhiều vấn đề cơ bản trong nhận thức cũng
như nhận dạng diễn biến dị
ch vụ xã hội trong nền kinh tế thị trường. Những
kinh nghiệm nước ngoài chưa được kiểm chứng bằng thực tiễn Việt Nam.
Chính vì thiếu một khung lý thuyết phù hợp đặc điểm Việt Nam, nên sự phát

triển và quản lý phát triển dịch vụ xã hội ở nước ta còn lúng túng và gặp nhiều
khó khăn. Vì vậy, nghiên cứu một khung lý thuyết về phát triển và quản lý
phát triển dịch vụ xã hộ
i vừa phù hợp đặc điểm Việt Nam, vừa tính toán đầy
đủ các cam kết quốc tế về hội nhập quốc tế là vấn đề rất bức thiết.
Đất nước ta đã có sự phát triển và tăng trưởng kinh tế khả quan trong
nhiều năm, nhưng phát triển và quản lý phát triển dịch vụ xã hội còn chưa
tương xứng. Tỉ lệ dịch vụ trong tổng thu nhập qu
ốc dân (GDP) chưa cao. Tình
trạng yếu kém về chất lượng, hạn chế về trách nhiệm cung ứng các dịch vụ xã
hội thiết yếu như: y tế, giáo dục, bảo vệ môi trường đã và đang tạo nên tâm
lý bức xúc trong quần chúng. Đối với người dân, cảm thụ tính ưu việt của xã
hội chính là thông qua những gì họ được thụ hưởng mà dịch vụ xã hội mang
lại cho họ. Khi con ngườ
i ngày càng ý thức rõ rệt hơn quyền lợi của mình, thì
thụ hưởng dịch vụ xã hội với chất lượng tốt hơn, với trách nhiệm cao hơn là
thước đo trực tiếp về đảm bảo quyền con người trong xã hội. Trong khi đó, hệ
thống dịch vụ xã hội nước ta vẫn tồn tại không ít nghịch lý, chưa khắc phục
được tệ cửa quyền, sách nhiễ
u, gây lãng phí thời gian, tốn kém về tiền của và
mệt mỏi tinh thần của nhân dân. Dịch vụ sự nghiệp y tế, dịch vụ giáo dục,

7
dịch vụ trợ giúp xã hội chưa đáp ứng được mục tiêu tái tạo nguồn nhân lực
và chưa bảo đảm quyền tiếp cận các dịch vụ của mọi người dân, nhất là nhóm
cư dân yếu thế trong xã hội. Xã hội hóa dịch vụ sự nghiệp công mới khởi
động nhưng hiệu quả vẫn còn khiêm tốn. Trong khi mặt tích cực của xã hội
hóa phát huy chưa đầy đủ thì lạ
i xuất hiện những tiêu cực, làm giảm niềm tin
của người dân vào chủ trương của Đảng và Nhà nước. Thực tế đó phải được

nhận diện cả bề rộng lẫn bề sâu, trên cơ sở đó tìm giải pháp thúc đẩy xã hội
hóa dịch vụ xã hội, thật sự phục vụ cho con người.
Phát triển dịch vụ xã hội ở nước ta thời gian qua còn lúng túng vì thiếu
mộ
t chính sách đồng bộ, nhất là giải quyết mối quan hệ giữa tăng cường vai
trò của nhà nước, điều tiết của thị trường và tham gia của xã hội dân xự. Bất
cập và hạn chế của chính sách thể hiện cả trong chính sách chung và chính
sách đối với từng loại hình dịch vụ xã hội cụ thể, chính sách thu hút mọi lực
lượng xã hội, nhất là tư nhân tham gia Quy trình hoạch định chính sách phát
triển d
ịch vụ xã hội còn thiếu sự phản biện cần thiết của các cơ quan khoa
học, các tổ chức xã hội và nhân dân; nên còn nhiều bất cập thể hiện ở sự: (i)
thiếu thống nhất, đồng bộ giữa ngành này với ngành khác, giữa địa phương
với Trung ương, giữa loại hình dịch vụ xã hội này với loại hình dịch vụ xã hội
khác; (ii) thiếu gắn kết giữa mụ
c tiêu phát triển ngắn hạn với trung hạn và dài
hạn, giữa mục tiêu thứ yếu với mục tiêu chủ yếu. Nguyên nhân sâu xa của hạn
chế ấy vẫn là do thiếu những luận cứ khoa học làm cơ sở vững chắc cho các
chính sách quản lý và phát triển dịch vụ xã hội.
Vì vậy, việc thực hiện đề tài khoa học cấp nhà nước “Dịch vụ xã hội ở
nước ta đến n
ăm 2020 - Định hướng và giải pháp phát triển” trong tổng thể
cấu trúc Chương trình "Quản lý phát triển xã hội trong tiến trình đổi mới ở
Việt Nam" (KX.02/06-10)" là vấn đề khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn
cấp bách.
II. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
Chương trình khoa học xã hội KX.02/06-10 nghiên cứu về phương diện
xã hội đang đặt ra trong quá trình phát triển đất nước, nhằm luận giải cơ sở
khoa học và thực tiễn và đề ra phương hướng, giải pháp phát triển xã hội và
quản lý phát triển xã hội ở nước ta hiện nay. Đây là lĩnh vực nghiên cứu có


8
phạm vi rộng, bao gồm nhiều nội dung có quan hệ hữu cơ với nhau nhằm thực
hiện mục tiêu của chương trình.
Trong nghiên cứu về quản lý phát triển xã hội thì nghiên cứu về dịch vụ
xã hội được coi là một nội dung rất cần thiết, vì dịch vụ xã hội vừa là một tiêu
chí phản ánh sự phát triển xã hội, phụ thuộc vào sự phát triển xã hội, lại vừa là
mộ
t yếu tố thúc đẩy sự phát triển xã hội. Hiện nay đang tồn tại nhiều quan
điểm khác nhau về dịch vụ xã hội. Ở Việt Nam, việc nghiên cứu hệ thống lý
thuyết và những quan điểm, chủ trương làm cơ sở cho định hướng và giải
pháp phát triển dịch vụ xã hội lại mới được đặt ra, qui mô, phạm vi nghiên
cứu về lĩnh vực này còn hạn hẹ
p.
Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội” (1991 ), vấn đề dịch vụ đã được đề cập đến trong cơ cấu kinh tế
công - nông nghiệp - dịch vụ. Văn kiện Đại hội X của Đảng đề ra chủ trương
“Đổi mới cơ chế quản lý và phương thức cung ứng các dịch vụ công cộng.
Phát tri
ển về quy mô gắn với chất lượng và hiệu quả các dịch vụ công cộng,
nâng cao năng lực quản lý nhà nước, đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị
công lập và huy động mạnh mẽ mọi nguồn lực của xã hội”
1
, đồng thời “tạo
bước phát triển vượt bậc của khu vực dịch vụ
2
. Đó là những quan điểm phù
hợp yêu cầu thực tiễn, là một cơ sở quan trọng cho việc nghiên cứu đề tài.
* Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là:
- Luận giải bản chất kinh tế - xã hội của dịch vụ xã hội, cơ sở lý luận

của phát triển dịch vụ xã hội ở nước ta. Phân loại dịch vụ xã hội, làm rõ vai
trò, chức năng của dị
ch vụ xã hội đối với sự phát triển xã hội ở nước ta. Vai
trò và giới hạn của các chủ thể nhà nước và ngoài nhà nước trong tham gia tổ
chức cung ứng dịch vụ xã hội.
- Phân tích thực trạng phát triển dịch vụ xã hội và những vấn đề đang
đặt ra hiện nay.
- Đề xuất phương hướng, giải pháp chủ yếu nhằm phát triển dịch vụ xã
hội và đổi m
ới quản lý phát triển dịch vụ xã hội ở nước ta đến năm 2020.

1, 2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006): Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb
CTQG, H, tr.104, 201.

9
* Nhiệm vụ của đề tài là triển khai thực hiện các vấn đề cơ bản trong
mục tiêu như:
+ Làm rõ những vấn đề lý thuyết cơ bản về dịch vụ xã hội và xã hội
hóa dịch vụ xã hội (khái niệm, bản chất, vai trò, chức năng, loại hình dịch vụ
xã hội; vai trò của nhà nước và các hình thức can thiệp của nhà nước; vai trò
của các chủ thể ngoài nhà nước trong cung ứ
ng dịch vụ xã hội).
+ Đánh giá thực trạng dịch vụ xã hội trên một số tiêu chí cơ bản của xã
hội học và kinh tế học phúc lơi, trước hết là mức độ hài lòng của người dân
đối với dịch vụ.
+ Dự báo xu hướng phát triển, đề ra mục tiêu, quan điểm định hướng và
giải pháp đổi quản lý phát triển dịch vụ xã hội ở nước ta đến n
ăm 2020.
III. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1. Nghiên cứu của nước ngoài

Dịch vụ xã hội rất được chú trọng nghiên cứu ở các nước có nền kinh tế
thị trường phát triển sớm. Có thể kể ra mấy nhóm nghiên cứu sau đây:
Nhóm 1: Những nghiên cứu về dịch vụ xã hội dưới góc độ kinh tế học
dịch vụ. Từ lâu, dưới góc độ kinh tế học, các nhà nghiên cứu đã phân biệt
hàng hoá công cộng và hàng hoá tư mà những thu
ộc tính của chúng được
phân tích để làm rõ trách nhiệm của các chủ thể cung ứng. Tính loại trừ và
tính tranh giành trong tiêu dùng là những tiêu chí cơ bản phân biệt hàng hoá
tư với hàng hoá công cộng. Điều này được phân tích sâu sắc trong tác phẩm
"Kinh tế học công cộng" [1995] của
J.E.Stigliz, "Sự thất bại về thị trường, sự
thất bại nhà nước, sự lãnh đạo và chính sách công" ("Market failure,
government failure, leadership and public policy") [1999] của Wallis J. &
Dollery B Các nghiên cứu này đã tiếp cận dịch vụ xã hội từ góc độ hàng hoá
công cộng trong quan hệ với thị trường để phân biệt được đặc tính của từng
loại hàng hoá, khắc phục những hạn chế của các mô hình nhà nước có tham
vọng bao biệ
n mọi ngõ ngách của đời sống, không thừa nhận các quan hệ thị
trường và quan hệ dân sự.
Nhóm 2: Những nghiên cứu về các loại hình dịch vụ, gồm cả cấu trúc,
chức năng và phương thức tổ chức cung ứng, trong đó chú ý nhiều đến dịch

10
vụ y tế, giáo dục, văn hóa - giải trí, dịch vụ cá nhân Đó là nghiên cứu của
Johnstone Nick and Wood Libby (eds): "Private Firms and Public Water:
Realising Social and Environmental Objectives in Developing Countries"
("Các công ty tư nhân và nguồn nước công: Nhận diện mục tiêu về môi
trường và xã hội các nước đang phát triển" [2001], của
Seungho Lee:
"Expansion of the Private Sector in the Shanghai Water Sector" ("Mở rộng khu

vực tư trong ngành nước ở Thượng Hải") [2003] Các nghiên cứu này đã cho
thấy sự chuyển đổi mô hình từ chỗ nhà nước trực tiếp cung ứng dịch vụ xã hội
sang mở rộng cho tư nhân tham gia như Trung Quốc ở các mức độ khác nhau.
Lĩnh vực dịch vụ giáo dục được đề cập trong một số công trình của
Lin Jing:
"Social Transformation and Private Education in China" ("Những thay đổi về mặt
giáo dục và giáo dục tư nhân ở Trung Quốc" [1999], của
Mok H.H: "Merging of
the Public and Private Boundary: Education and the Market place in China"
("Hợp nhất ranh giới giữa khu vực tư và công: Giáo dục và thị trường ở Trung
Quốc" [1998] Những công trình này cho thấy, đổi mới phương thức cung ứng
dịch vụ giáo dục - đào tạo ở Trung Quốc, nhất là giáo dục đại học, đã thu hút
rộng rãi cả tư nhân trong nước, Hoa kiều và các nhà đầu tư nước ngoài, làm
tăng thêm nguồn lực đầu tư, đổi mớ
i cơ chế quản lý giáo dục, nâng cao chất
lượng giáo dục đào tạo. Nghiên cứu dịch vụ y tế ở Trung Quốc cho nhiều kinh
nghiệm về cơ chế tài chính, chế độ bảo hiểm y tế, chế độ tự chủ của các cơ sở
y tế, thu hút đầu tư của Hoa kiều.Đó là nghiên cứu của
Bashir Mamdani:
"Privatiosation and health care in China" ("Tư nhân hoá và chăm sóc sức khoẻ
ở Trung Quốc" [2006] và
Kai Hong Phua (2003): "Health care financing
options: lessons and innovations from the Singapore system" ("Các lựa chọn tài
chính cho y tế: Các bài học và đổi mới từ hệ thống y tế Singapore") [2003].
Nhóm 3: Nghiên cứu về biến đổi chức năng của nhà nước theo hướng
cung ứng dịch vụ xã hội được xác định là một trách nhiệm của nhà nước,
đồng thời cần mở rộng để khu vực tham gia cung ứng dịch vụ công. Đó là các
nghiên cứu của
Ngân hàng Thế giới: "Nhà nước trong một thế giới đang chuyển
đổi" [1998], của

David Osborne, Ted Gaebler: "Đổi mới hoạt động của Chính
phủ" [1997], của
Le Grand: "The theory of government failure" ("Lý thuyết về sự
thất bại của thị trường") [1991] đã hình dung về một thế giới chuyển đổi đòi
hỏi phải cấu trúc lại chức năng của nhà nước. Theo các tác giả này, thực hiện

11
chức năng xã hội, nhà nước không chỉ cung ứng các dịch vụ công phổ biến như
luật pháp, an ninh, quốc phòng, mà cả các dịch vụ xã hội thiết yếu, liên quan
đến cuộc sống an sinh thường nhật của người dân như bảo hiểm, giáo dục, y tế,
môi trường Một loạt nghiên cứu khác của
Self Peter: "Government by the
market" ("Chính phủ qua thị trường") [1993], của
Vining A.R and Wiemer D.L:
"Governmanent supply and production failure: a framework based on
constestability" ("Sự thất bại trong sản xuất và cung ứng nhà nước: Mô hình
khung cạnh tranh") [1991]; của
Wilf: "Market or governmnent: choosing
between imperfect alternatives" ("Thị trường hay nhà nước: Một lựa chọn giữa
giải pháp chưa hoàn chỉnh") [1989] đã lập luận rằng sự vận dụng quá mức cơ
chế thị trường và can thiệp của nhà nước đều gây ra méo mó nhất định cho nền
kinh tế nói chung và khu vực dịch vụ xã hội nói riêng. Nhà nước và thị trường
đều có ưu thế riêng và có thể bổ sung cho nhau trong những điều kiện nh
ất định.
Một số nghiên cứu đã nhấn mạnh đến vấn đề đổi mới quản trị dịch vụ xã hội -
nhân tố quyết định đến chất lượng các dịch vụ xã hội được cung ứng. Đó là
trường hợp nghiên cứu của
Falconer P.K: "Public Administration and the New
Public Management: Lessons from the UK Experience" ("Quản lý hành chính
công và quản lý công mới - Cải cách dịch vụ công ở Niu Di Lân: Các bài học

từ kinh nghiệm của Anh" [1998]; của
Talbot, C: "UK public services and
management (1979 - 2000)" ("Dịch vụ và quản lý công ở Anh (1979 - 2000)")
[2001] Các nghiên cứu này đều khuyến khích thị trường hoá hoạt động dịch vụ
xã hội để nâng cao hiệu quả của chúng, đưa tinh thần kinh doanh theo phong
cách tư nhân vào khu vực dịch vụ xã hội.
Nhóm 4: Những nghiên cứu về dịch vụ xã hội và quản lý dịch vụ xã hội
ở Việt Nam trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung
bao cấp sang kinh t
ế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Việt Nam được
xem là một trường hợp thành công trong việc gắn tăng trưởng kinh tế với thực
hiện các chính sách xã hội. Trong hai nghiên cứu của
Ngân hàng thế giới:
“Việt Nam cải cách theo hướng rồng bay” [1993] và “Việt Nam tiến vào thế
kỷ 21 - Trụ cột của sự phát triển” [2000],
Liên Hợp quốc: "Dịch vụ xã hội cơ
bản ở Việt Nam - Phân tích chi ngân sách nhà nước và viện trợ phát triển chính
thức" [1999], Các định chế tài chính quốc tế như WB, ADB có nhiều

12
nghiên cứu về trường hợp Việt Nam, vì gắn với các viện trợ phát triển thì họ
luôn quan tâm đến hiệu quả sử dụng viện trợ, các dịch vụ xã hội bao giờ cũng
được ưu tiên như xóa đói giảm nghèo, đào tạo nhân lực, đảm bảo an sinh xã
hội, chăm sóc y tế, giáo dục cơ bản, môi trường, nước sạch Do đó, các
nghiên cứu của WB, ADB đã chỉ ra Việt Nam cầ
n đổi mới cách thức cung
ứng dịch vụ xã hội để người dân được thụ hưởng với chất lượng ngày càng tốt
hơn. Nhiều nghiên cứu đã đánh giá quá trình chuyển biến cấu trúc mô hình
cung ứng dịch vụ từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường,
gồm cả quy mô và sở hữu của các loại hình dịch vụ.

Các nghiên cứu nêu trên đã cung cấp m
ột số khái niệm, cách tiếp cận,
kinh nghiệm nước ngoài về phát triển dịch vụ xã hội.
2. Nghiên cứu ở trong nước
Trong mấy năm gần đây, dịch vụ công nói chung và dịch vụ xã hội nói
riêng thu hút được sự quan tâm ngày càng nhiều hơn của giới nghiên cứu
trong nước. Có thể nêu ra năm hướng nghiên cứu sau đây:
Thứ nhất: Nghiên cứu những biến đổi chức nă
ng của nhà nước trong
điều kiện chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế. Từ năm 2000 đến nay, nhiều
nghiên cứu đã cung cấp luận cứ khoa học cho đổi mới hoạt động của nhà nước
trước bối cảnh mới, như: đã nêu lên tính tất yếu về chức năng xã hội của nhà
nước; sự chuyển biến từ một nhà nước mà chứ
c năng xã hội bị “ẩn” trong
chức năng về chính trị sang đảm bảo sự thống nhất giữa hai chức năng này,
tách quản lý nhà nước ra khỏi quản lý sản xuất - kinh doanh, nhà nước cần và
có thể thực hiện chức năng quản lý và cung ứng các dịch vụ công mà tư nhân
không thể đảm nhiệm được. Đó là khởi nguồn cho sự đổi mới phương thức
cung ứng dịch vụ xã hội của nhà nước và xã hội hóa nhiều loại hình dịch vụ
xã hội trong mấy năm gần đây; đổi mới hoạt động của nhà nước nhưng không
giảm nhẹ vai trò của nhà nước mà nhà nước phải làm tốt vai trò quản lý và
cung ứng các dịch vụ công thiết yếu, chuyển lại cho “thị trường” và “xã hội”
những gì họ có thế mạnh làm tốt hơn nhà nước; t
ăng cường trách nhiệm của
nhà nước trong quản lý, cung ứng dịch vụ xã hội nhằm đảm bảo an sinh xã hội
khắc phục sự can thiệp thái quá hoặc thoái thác trách nhiệm của nhà nước
Điều này được phân tích trong nghiên cứu của
Ngô Ngọc Thắng: "Sự biến đổi

13

chức năng xã hội của nhà nước trong bối cảnh kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa" [2007], của
Lê Hồng Sơn: "Cơ sở lý luận của việc xác định
giới hạn trách nhiệm của nhà nước trong quản lý xã hội" [2007]
Thứ hai: Những nghiên cứu về công bằng xã hội và quản lý phát triển
xã hội dựa trên nguyên tắc công bằng và tiến bộ, được thể hiện tập trung
trong công trình của
Phạm Xuân Nam: Quản lý sự phát triển xã hội trên
nguyên tắc tiến bộ và công bằng xã hội [ 2001]; của
Đoàn Minh Huấn: Quan
điểm của Đảng về đảm bảo sự thống nhất giữa chính sách kinh tế với chính
sách xã hội trong tiến trình đổi mới [2000]. Các nghiên cứu đã luận giải về lý
luận, đánh giá, phân loại dịch vụ xã hội, trách nhiệm quản lý của nhà nước;
phương hướng kết hợp giữa nguồn lực nhà nước với nguồn lực xã hội, tổng
kết kinh nghiệm c
ủa một số nước châu Á và Việt Nam về gắn tăng trưởng
kinh tế với thực hiện công bằng xã hội, đề xuất giải pháp đảm bảo công bằng
xã hội, trong đó có cung ứng dịch vụ xã hội. Các nghiên cứu này cho thấy,
đầu tư cho dịch vụ xã hội là đầu tư cho phát triển vốn con người, có tác động
tích cực trở lại đối với tăng trưởng kinh tế và phát triển xã h
ội nói chung.
Thứ ba: Những nghiên cứu về cải cách hành chính, trong đó nhấn
mạnh đến yêu cầu tách hoạt động sự nghiệp công ra khỏi hoạt động hành
chính công. Đây là chủ đề thu hút được sự quan tâm rộng rãi của xã hội, đã
chỉ ra nhiều tồn tại trong cung ứng dịch vụ xã hội ở Việt Nam, như chậm tách
hoạt động sự nghiệp công ra khỏi hoạt động hành chính công, làm cản trở
đến
thu hút các nguồn lực phi nhà nước vào đầu tư cho dịch vụ sự nghiệp xã hội
cũng như sự trì trệ, ỷ lại vào nhà nước, thiếu tính năng động của các chủ thể
cung ứng dịch vụ xã hội. Vì vậy, cải cách dịch vụ công nói chung và dịch vụ

xã hội nói riêng trở thành một nội dung quan trọng của cải cách hành chính
nhà nước và đổi mới chính sách xã hội. Nhiều nghiên cứu đ
ã phân tích những
bất cập trong cơ chế quản lý dịch vụ công khi đi vào cơ chế thị trường và
khuyến nghị giảm bớt sự can thiệp trực tiếp của nhà nước, sử dụng hợp lý
quan hệ thị trường. Đại diện cho xu hướng nghiên cứu này là công trình của
Chu Văn Thành: Dự án điều tra dịch vụ công [2002]; của Đinh Văn Ân,
Hoàng Thu Hòa
: Đổi mới cung ứng dịch vụ công ở Việt Nam [2006]; của Đỗ
Quốc Sam
: Một số vấn đề về cải cách trong lĩnh vực sự nghiệp.

14
Thứ tư: Những nghiên cứu về xã hội hóa một số loại hình dịch vụ công
nói chung và dịch vụ xã hội nói riêng, đáng chú ý là công trình của
Đàm Hữu
Đắc
: Xã hội hóa các hoạt động công tác xã hội [2006]; của Lê Chi Mai:
Chuyển giao dịch vụ công cho các cơ sở ngoài Nhà nước - Vấn đề và giải
pháp [2002]; Các nghiên cứu này đã luận giải cơ sở khoa học của việc xã
hội hóa các dịch vụ xã hội nhằm thu hút nguồn lực của xã hội vào tăng cường
năng lực cung ứng và chất lượng của dịch vụ xã hội. Không thể đồng nhất xã
hội hóa với tư nhân hóa, vừa làm méo mó vai trò của nhà nước, v
ừa không thể
khai thác được tiềm năng của xã hội trong cung ứng dịch vụ xã hội.
Thứ năm: Các nghiên cứu về đặc điểm phát triển dịch vụ xã hội và
quản lý phát triển dịch vụ xã hội ở một số loại hình cụ thể, nhất là dịch vụ
giáo dục, dịch vụ y tế dịch vụ an sinh xã hội. Một số công trình như "Một s

vấn đề cải cách trong lĩnh vực sự nghiệp" của

Đỗ Quốc Sam [2006], "Xã hội
hóa y tế cho công bằng và hiệu quả" của
Đỗ Nguyên Phương, Phạm Duy
Dũng
, "Xã hội hóa công tác giáo dục" của Phạm Minh Hạc [1997] đã
nghiên cứu cụ thể từng loại hình dịch vụ sự nghiệp xã hội với những đặc điểm
riêng của nó và đặt ra yêu cầu xã hội hóa, đổi mới hình thức cung ứng một
cách phù hợp, chỉ ra những vấn đề cơ bản, cấp thiết của lĩnh vực y tế, giáo dục
- đào tạo, là những vấn đề rất bức xúc được đặ
t ra suốt tiến trình đổi mới.
Cả năm nhóm nghiên cứu nêu trên đã cố gắng cắt nghĩa một số vấn đề
của dịch vụ xã hội gắn với quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế và xây
dựng nhà nước pháp quyền, trong đó có những đóng góp của các cá nhân
tham gia đề tài. Tuy vậy, đến nay vẫn chưa có nghiên cứu có hệ thống về dịch
vụ xã hội gắ
n với những đặc điểm lịch sử, văn hóa truyền thống của Việt Nam
và yêu cầu của quản lý phát triển xã hội. Các nghiên cứu dưới góc độ kinh tế
thường nhấn mạnh đến tính chất hàng hoá công cộng của các dịch vụ xã hội,
nên chưa chú ý đúng mức tính chất phi lợi nhuận của các loại dịch vụ này.
Các nghiên cứu dưới góc độ xã hội lại thường nhìn nhận d
ịch vụ xã hội dưới
góc độ phúc lợi xã hội, thiếu đặt ra những mối quan hệ cần thiết trong quan hệ
giữa dịch vụ xã hội với nhà nước và thị trường. Đó là chưa kể mỗi loại hình
dịch vụ xã hội có những đặc tính riêng của nó, chi phối trực tiếp đến hình thức
tổ chức cung ứng và quản lý, rất cần được khu trú hóa. Đặc biệt cầ
n chỉ ra
rằng, chưa có nghiên cứu nào đề cập đến dịch vụ xã hội và quản lý phát triển

15
dịch vụ xã hội trong tổng thể mô hình phát triển xã hội và quản lý phát triển

xã hội nước ta được trù liệu đến năm 2020.
IV. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Dịch vụ xã hội là lĩnh vực rộng lớn, trong khuôn khổ những điều kiện
cho phép, đề tài xác định giới hạn và phạm vi nghiên cứu như sau:
1. Về mặt thời gian
Đề tài nghiên cứu trên cơ sở thực trạng dịch vụ xã hội nước ta chủ yếu
trong thời kỳ thực hiện công cuộc đổi mới cho đến nay.
2. Về mặt không gian
Tổng kết, đánh giá chung tiế
n hành trên phạm vi cả nước. Riêng điều
tra xã hội học được tiến hành ở 5 tỉnh/thành phố: Sơn La, Lạng Sơn, Hà Nội,
Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh và Bạc Liêu.
3. Về mặt nội dung
Căn cứ để đề tài xác định phạm vi nội dung nghiên cứu là:
+ Về mặt sở hữu: Nghiên cứu dịch vụ xã hội ở tất cả các loại hình sở
hữu (nhà nước, t
ư nhân, tập thể, hỗn hợp).
+ Về mặt chủ thể: Nghiên cứu dịch vụ xã hội do nhiều chủ thể cung
ứng (nhà nước, doanh nghiệp, tư nhân, tổ chức xã hội).
+ Về mặt tính chất: Tập trung nghiên cứu loại dịch vụ xã hội thuần
công và á công.
+ Về mặt phân hệ - lĩnh vực: Dịch vụ xã hội được quan niệm gồm các
lĩnh vực: dịch v
ụ giáo dục - đào tạo, dịch vụ y tế, dịch vụ khoa học - công
nghệ, dịch vụ văn hóa - nghệ thuật, dịch vụ thể dục - thể thao, dịch vụ trợ giúp
xã hội, dịch vụ cộng đồng và cá nhân. Đề tài một mặt nghiên cứu tổng thể,
mặt khác tập trung đi sâu chủ yếu vào ba loại hình dịch vụ sự nghiệp trọng
yếu, bức xúc nh
ất hiện nay là dịch vụ giáo dục, dịch vụ y tế và một số nội
dung chủ yếu trong dịch vụ văn hóa - giải trí. Đề tài không đi sâu vào nghiên

cứu toàn diện thực trạng những lĩnh vực này, mà chỉ đề cập đến một số vấn đề
chủ yếu xuất phát từ đặc trưng của từng loại hình dịch vụ xã hội do đổ
i mới
quản lý và phát triển dịch vụ xã hội đang đặt ra bức xúc hiện nay.
Chương trình này nghiên cứu xã hội theo nghĩa hẹp, nên những vấn đề

16
dịch vụ xã hội cũng giới hạn theo nghĩa hẹp, không nghiên cứu những dịch vụ
cho sản xuất như tài chính, ngân hàng, thương mại, và các dịch vụ hành chính,
dịch vụ công ích
Vì dịch vụ xã hội ở nước ta đang biến động, khó nhận dạng sự đan xen
hay tách biệt giữa các phân hệ - thành phần, phân hệ - lĩnh vực, nên trong quá
trình nghiên cứu chỉ giới hạn một số vấn đề
bức xúc để nghiên cứu.
V. CÁCH TIẾP CẬN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, KỸ THUẬT SỬ
DỤNG
1. Cách tiếp cận
a. Tiếp cận hệ thống
Nghiên cứu dịch vụ xã hội được đặt trong tổng thể cấu trúc: nhà nước -
thị trường - xã hội; giữa phát triển dịch vụ xã hội với tổng thể phát triển xã
hội; giữa dịch vụ xã hội với các ngành hoạt động khác. Cần đặt dịch vụ xã hội
trong quan hệ tương tác với phát triển và quản lý phát triển xã hộ
i nói chung
để tìm ra giải pháp quản lý và phát triển phù hợp, không nhìn nhận dịch vụ xã
hội ở trạng thái biệt lập, tĩnh tại.
b. Tiếp cận đa tuyến và phức hợp
Dịch vụ xã hội là lĩnh vực hết sức phong phú, rộng lớn, đa dạng nên
cần có cách tiếp đa tuyến và phức hợp, trong đó nhấn mạnh cách tiếp cận từ
kinh tế học phúc lợi (kinh tế
học giáo dục, kinh tế học y tế, ), kinh tế học dịch

vụ, nhân học văn hóa, nhân học hình thái, giáo dục học, xã hội học, đạo đức
học nghề nghiệp. Cách tiếp cận đa tuyến và phức hợp sẽ cho phép lượng hóa
các chỉ tiêu của dịch vụ xã hội, cho thấy tính không hoàn hảo hay thuần túy
tuân theo thị trường của dịch vụ xã hội, cho thấy tính đa dạng của nhu cầ
u của
từng lớp dân cư gắn với đặc trưng mức thu nhập, văn hóa, tộc người, tín
ngưỡng - tôn giáo, vùng miền và rất nhiều yếu tố chi phối đến cung ứng và
tiêu dùng dịch vụ xã hội, cho phép khắc phục lối nhìn phiến diện không thấy
được các yếu tố đạo đức, nhân văn, tín ngưỡng, hệ giá trị chi phối, điều tiết
hoạt động cung ứng và tiêu dùng dị
ch vụ xã hội; hoặc không nhận diện đầy đủ
tác động của thị trường đối với phát triển dịch vụ xã hội.
c. Tiếp cận lịch sử - cụ thể
Tiếp cận lịch sử - cụ thể đòi hỏi gắn dịch vụ xã hội với bối cảnh, điều

17
kiện cụ thể của đất nước ở từng thời điểm, từng địa bàn nhất định, lý giải thực
trạng, đề xuất giải pháp sát với thực tiễn đất nước, điều kiện từng vùng lãnh
thổ, xác định lộ trình và các giải pháp sát với nhu cầu cụ thể của từng đối
tượng thụ hưởng dịch vụ xã hội.
d. Tiếp c
ận từ công bằng, hiệu quả và phát triển bền vững
Phát triển của các loại hình dịch vụ xã hội cần dựa trên quan điểm phát
triển bền vững, phải tính toán đến lợi ích của tương lai, bảo đảm tính toàn cục,
lâu dài, có chế độ sử dụng tài chính công hợp lý, nhất là đảm bảo minh bạch
và thúc đẩy cạnh tranh, đảm bảo cho quyền bình đẳng của các nhóm cư dân
được thụ hưở
ng dịch vụ xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường, nhất là cho
người nghèo, người dễ bị tổn thương
đ. Tiếp cận từ cộng đồng xã hội

Dịch vụ xã hội liên quan trực tiếp đến con người trong cơ chế thị
trường, vì vậy phải tiếp cận từ cộng đồng xã hội, thấu hiểu được nhu cầu cung
ứng dị
ch vụ của người dân, phải dựa vào khả năng chi trả của các nhóm dân
cư có mức thu nhập khác nhau, nhằm vừa đảm bảo quyền thụ hưởng dịch vụ
xã hội của mọi tầng lớp có khả năng chi trả khác nhau.
2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài đã sử dụng tổng hợp các phương pháp sau đây:
- Phương pháp phân tích và tổng hợp. Được sử dụng trong phân tích,
xử lý
tư liệu thứ cấp, trên cơ sở đó làm rõ những vấn đề đã được giải quyết,
những vấn đề giải quyết chưa thỏa đáng, những vấn đề cần tiếp tục triển khai
nghiên cứu Sau khi phân tích, sử dụng phương pháp tổng hơp để hệ thống
hóa thành những đặc trưng, loại hình, đánh giá về từng loại hình dịch vụ xã
hội nói riêng và tổng thể dịch vụ xã hội nói chung.
- Phương pháp chuyên gia. Được sử dụng nhằm thu thập ý kiến của các
chuyên gia về dịch vụ xã hội và từng lĩnh vực dịch vụ xã hội chuyên biệt
thông qua tọa đàm, hội thảo, phỏng vấn sâu.
- Phương pháp định lượng. Được sử dụng nhằm thu thập tư liệu sơ cấp
thông qua trưng cầu ý kiến b
ằng bảng hỏi thông qua các bước: 1) Chọn mẫu

18
khảo sát; 2) Thiết kế bảng hỏi; 3) Xử lý kết quả điều tra.
Đối tượng trưng cầu ý kiến được chọn mẫu đối với các thành phần thụ
hưởng dịch vụ xã hội và thành phần cung ứng dịch vụ xã hội (chủ thể và
khách thể) tại 5 địa phương đại diện cho các vùng trong nước.
- Phương pháp dự báo tác động chính sách và điều tiết. Dựa trên
ph
ương pháp này để dự báo những tác động có thể diễn ra do sự thay đổi

chính sách hoặc điều tiết, trong đó đặc biệt chú ý những cam kết quốc tế trong
lĩnh vực dịch vụ xã hội khi gia nhập WTO mà nước ta sẽ phải thực hiện đầy
đủ, nhất là dịch vụ giáo dục và dịch vụ y tế trong giai đoạn đến năm 2020.
3. Kỹ thuật và công cụ sử dụng
- Sử dụng phần mềm máy tính chuyên dụng: Với những công cụ phần
mềm chuyên dụng của máy tính sẽ cho phép xử lý các số liệu điều tra đã thu
thập được trong quá trình khảo sát thực tế.
- Sử dụng công cụ tra cứu trực tuyến. Đề tài sẽ sử dụng công cụ tra cứu
trực tuyến thông qua mạng Intemet để phục vụ cho nghiên cứu đề tài, nhất là
các cơ s
ở dữ liệu về luật pháp, chính sách phát triển dịch vụ xã hội thuộc các
lĩnh vực do Chính phủ và các Bộ, ngành quản trị qua mạng, đồng thời cũng
nghiên cứu các cơ sở dữ liệu nước ngoài về phát triển dịch vụ xã hộ và quản
lý dịch vụ xã hội.
- Tra cứu văn bản, cơ sở dữ liệu. Đề tài sử dụng các kỹ thuật truyền
th
ống trong tra cứu các tư liệu được lưu giữ.
VI. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI
- Đề xuất khái niệm dịch vụ xã hội, làm rõ chức năng, vai trò và phân
loại dịch vụ xã hội, ý nghĩa của từng cách phân loại đối với quản lý. Xác định
rõ vai trò và giới hạn của từng chủ thể tham gia quản lý phát triển dịch vụ xã
hội bao gồm trên cả 3 mặt: hoạch định chính sách, tổ chức cung ứng dịch vụ
và chi trả phí.
- Xác lập cách ti
ếp cận đa tuyến và phức hợp để nhận diện thực trạng
dịch vụ xã hội từ các khía cạnh kinh tế học phúc lợi (kinh tế học giáo dục,
kinh tế học y tế ), kinh tế học dịch vụ, xã hội học, nhân học văn hoá, nhân

19
học hình thái, đạo đức học nghề nghiệp. Nó cho thấy sự phát triển dịch vụ xã

hội bị chi phối không chỉ là vai trò của nhà nước, quy luật thị trường mà còn
bị điều tiết bởi hệ giá trị xã hội và chủ nghĩa nhân văn, khắc phục các quan
niệm siêu hình khi nghiên cứu về dịch vụ xã hội chỉ cường điệu hóa một mặt
nào đó.
- Đề
xuất mục tiêu quan điểm định hướng và giải pháp đổi mới quản lý
và phát triển dịch vụ xã hội trên cơ sở dự báo xu hướng vận động của dịch vụ
xã hội đến năm 2020, đặc biệt là kiến nghị ban hành mới, sửa đổi, bổ sung hệ
thống thể chế, luật pháp về phát triển dịch vụ xã hội.
VII. KẾT CẤU CỦA BÁO CÁO TỔNG HỢP
Ngoài mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, báo cáo
tổng hợp đề tài gồm 4 chương.


20
Chương I

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN
VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
TRONG TIẾN TRÌNH ĐỔI MỚI

I. KHÁI NIỆM, ĐẶC TRƯNG VÀ BẢN CHẤT DỊCH VỤ XÃ HỘI
1. Khái niệm "dịch vụ" và "dịch vụ xã hội"
Dịch vụ xã hội là lĩnh vực hoạt động rộng lớn, phong phú, đa dạng, tồn
tại và phát triển khách quan, gắn liền với quá trình xã hội. Tuy nhiên, trong xã
hội đang tồn tại nhiều quan niệm khác nhau về lĩnh vực này. Do đó việc tìm
tòi xác định rõ khái niệm về dịch vụ xã hội là rất cần thiết.
a. Dịch vụ
Thuật ng
ữ dịch vụ lúc đầu xuất hiện như một hoạt động bổ trợ, phi kinh

tế và chưa được định nghĩa một cách rõ ràng. Sau đó thuật ngữ dịch vụ được
sử dụng gắn với hoạt động hậu cần trong quân đội, rồi đưa vào lĩnh vực kinh
tế. Đến những năm cuối thế kỷ XX, dịch vụ trở thành một ngành kinh t
ế
chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng sản phẩm quốc dân (GNP) hoặc tổng
sản phẩm quốc nội (GDP), có vai trò trụ cột đối với đời sống kinh tế, tác động
mạnh đến chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội, nâng cao chất lượng và mức
sống dân cư. Dịch vụ từng bước trở thành đối tượng nghiên cứu của kinh tế
học, r
ồi lan sang văn hóa học, hành chính học, quản trị học, chính trị học.
Về mặt từ nguyên, dịch vụ có nghĩa là công việc phục vụ cho cá nhân
hoặc xã hội. Tuy vậy, nội hàm khái niệm dịch vụ có thể tiếp cận theo các góc
độ rộng, hẹp khác nhau:
- Cách hiểu thứ nhất:
+ Theo nghĩa rộng: Dịch vụ được coi là một ngành kinh tế thứ ba, nằm
ngoài hai ngành kinh tế nông nghiệp và công nghiệp. Với cách hiểu này, các
lĩnh vực như giao thông, vận tải, thông tin, tài chính - ngân hàng,… thuộc lĩnh
vực dịch vụ. Ở các nước phát triển Âu - Mỹ, dịch vụ thường chiếm trên 50%
tổng sản phẩm quốc dân (GNP) hoặc tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Đối với

21
Việt Nam, nếu như năm 1985 dịch vụ chiếm 32,5% trong GDP thì đến năm
2000 tăng lên 38,74% trong GDP, rồi sau đó có xu hướng dẫm chân tại chỗ,
thậm chí giảm xuống chút ít với năm 2008 chiếm 38,17% trong GDP
1
.
+ Theo nghĩa hẹp: Dịch vụ là hoạt động hỗ trợ cho khách hàng trước,
trong và sau quá trình trao đổi như tiếp thị sản phẩm trước khi bán, bảo quản
trong khi bán, bảo hành, bảo trì và sửa chữa sau khi bán.
- Cách hiểu thứ hai:

+ Theo nghĩa rộng: Dịch vụ là toàn bộ các hoạt động mà kết quả của
chúng thường là những sản phẩm vô hình không thể nhận diện bằng các giác
quan, khó đo đếm giá tr
ị lao động và chất lượng sản phẩm bằng giá cả trao
đổi trên thị trường. Hoạt động dịch vụ bao trùm lên tất cả các lĩnh vực, chi
phối rất lớn đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội, môi trường của từng quốc
gia nói riêng và toàn thế giới nói chung. Dịch vụ không chỉ bao gồm những
lĩnh vực như vận tải, du lịch, thương mại, ngân hàng, bưu điện, bả
o hiểm,
truyền thông liên lạc mà còn lan tỏa đến các lĩnh vực mới mẻ như bảo vệ môi
trường, dịch vụ văn hóa, dịch vụ giải trí, dịch vụ hành chính, tư vấn pháp luật,
môi giới hôn nhân… Có thể tham khảo Từ điển Kinh tế học hiện đại do David
W.Pearce chủ biên định nghĩa: “Dịch vụ là các chức năng hoặc các nhiệm vụ
được thực hiện mà ng
ười ta có cầu và do đó tạo ra giá cả hình thành nên một
thị trường thích hợp. Đôi khi dịch vụ được đề cập như là những hàng hóa vô
hình, một trong những đặc điểm của chúng là được tiêu thụ ngay tại thời điểm
sản xuất. Thường thì chúng không thể chuyển nhượng được, do đó, không đầu
cơ được, với ý nghĩa này, dịch vụ không thể mua được để sau đó bán lạ
i với
một mức giá khác”
2
.
+ Theo nghĩa hẹp: Dịch vụ là làm một công việc cho người khác hay
cộng đồng, là một việc mà hiệu quả của nó đáp ứng một nhu cầu cụ thể của
con người, như vận chuyển, cung ứng nước, đón tiếp, sửa chữa và bảo dưỡng
các thiết bị máy móc hay công trình
3
. Tham khảo Đại Từ điển tiếng Việt cho
thấy: dịch vụ là công việc phục vụ cho đông đảo dân chúng

4
.

1. Tổng cục Thống kê: Niên giám thống kê năm 2008, Nxb Thống kê, 2009.
2. David W. Pearce: Từ điển Kinh tế học hiện đại, Nxb CTQG - Đại học Kinh tế quốc dân,
H, 1999, tr.933-934.
3. Trần Văn Chử (chủ biên): Kinh tế học phát triển, Nxb CTQG, H, 1998, tr.244-279.
4. Nguyễn Như Ý: Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa - Thông tin, H, 1999, tr. 537.

22
Ngoài ra, tham khảo định nghĩa của Philip Kotler thì: Dịch vụ là một
hoạt động hay lợi ích cung ứng nhằm để trao đổi, chủ yếu là vô hình và không
dẫn đến việc chuyển sở hữu. Việc thực hiện dịch vụ có thể gắn liền hoặc
không gắn liền với sản phẩm vật chất. Chẳng hạn khi thuê phòng ở khách sạn,
ghi tên tiền gửi vào ngân hàng, đi du lịch bằng máy bay, đ
i khám bệnh, đưa ô
tô đi sửa chữa, xem thể thao, xin ý kiến tư vấn của luật sư…
Mỗi cách hiểu trên đây đều có một đặc điểm riêng cho phép nhận thức
thuật ngữ này dưới các dạng khác nhau. Tuy nhiên, từ nhiều cách hiểu nêu
trên có thể đi tới định nghĩa: Dịch vụ là những hoạt động lao động mang tính
xã hội, tạo ra các sản phẩm hàng hóa tồn tại chủ y
ếu dưới hình thái vô hình,
không dẫn đến việc chuyển quyền sở hữu nhằm thỏa mãn kịp thời các nhu cầu
sản xuất và đời sống của con người.
Như vậy, dịch vụ là một loại hàng hoá được trao đổi trong quan hệ
cung cầu của xã hội. Nhưng hàng hoá dịch vụ lại mang tính đặc thù và có các
đặc trưng sau đây:
(i) Dịch vụ mang tính vô hình, khó xác định được bằng các giác quan
trước khi tiêu dùng. Vì th
ế, người tiêu dùng dịch vụ chỉ có thể tin vào người

bán dịch vụ, còn người bán dịch vụ luôn tìm mọi cách để tạo nên lòng tin của
khách hàng bằng nhiều hình thức khác nhau. Để giảm bớt rủi ro hoặc thua
thiệt khi mua dịch vụ, khách hàng thường tìm niềm tin ở người bán dịch vụ
bằng các dấu hiệu chất lượng dịch vụ thông qua thương hiệu, điểm bán, người
cung ứng, trang thiết bị, bi
ểu tượng, giá cả Để tạo niềm tin của khách hàng,
người bán thường tiến hành nhiều biện pháp như: tăng tính hữu hình của dịch
vụ, chỉ ra cho khách hàng hiểu rõ các lợi ích liên quan đến dịch vụ (khuyến
mãi), sử dụng quảng cáo để kích thích tâm lý tiêu dùng của khách hàng.
(ii) Tính không mất đi. Tính năng dịch vụ không mất đi sau khi đã cung
ứng. Sự thành công của hoạt động dịch vụ sẽ được sự
hoàn thiện hơn nhờ rèn
luyện kỹ năng thông qua thao tác lặp đi lặp lại các hoạt động dịch vụ.
(iii) Tính không hoàn toàn lưu giữ được, nếu không có người mua,
nhiều dịch vụ sẽ bị mất đi không lấy lại được, khác với hàng hóa thông
thường nếu không bán được thì vẫn còn có thể cất giữ trong kho. Để khắc
phục tính không lưu giữ được của dịch vụ phả
i tạo sự ổn định của lượng

23
khách hàng. Tính không ổn định của dịch vụ sẽ gây khó khăn cho chủ thể
cung ứng dịch vụ trong sử dụng nhân lực, nguyên, nhiên vật liệu và cơ sở vật
chất kỹ thuật. Do đặc điểm này, nhiều công ty cung ứng dịch vụ thường áp
dụng một số chiến lược điều hòa tốt nhất về cung và cầu theo thời gian. Điều
hòa cầu bằng cách xác định giá d
ịch vụ theo các giờ trong ngày nhằm khuyến
khích sử dụng dịch vụ vào giờ vắng khách, mở rộng các cách thức đặt hàng
trước để phân phối khách hàng theo thời gian; giảm giá dịch vụ vào thời kỳ
suy giảm để kích cầu. Điều hòa cung bằng cách tăng nguồn nhân lực phục vụ
vào lúc cao điểm, xây dựng chương trình giống nhau đối với khách hàng (như

sinh viên có mua những bộ sách giống nhau)
1
. Tuy nhiên, ngày nay nhờ khoa
học và công nghệ phát triển, một số dịch vụ vẫn có thể lưu giữ được, như ghi
âm, ghi hình toàn bộ bài giảng đó để nghe lại đối với những người không có
điều kiện đến lớp.
(iv) Dịch vụ là hàng hóa khó vận chuyển, phần lớn dịch vụ chỉ có thể
tiêu dùng tại chỗ ở các địa điểm và thời gian có nhu cầu cần phả
i đáp ứng kịp
thời. Tuy nhiên, ngày nay với sự hỗ trợ tích cực của công nghệ hiện đại, một
số dịch vụ đã được chuyển đến người có nhu cầu mà không phải bắt họ trực
tiếp đến cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân cung ứng dịch vụ như hoạt động của
chính phủ điện tử, truyền hình…
(v) Tính không đồng nhấ
t, giống nhau hay không thể sản xuất theo dây
chuyền. Dịch vụ đáp ứng nhu cầu của con người, nên mỗi khách hàng, mỗi
thời gian và không gian cụ thể sẽ có những dịch vụ tương ứng rất đa dạng, do
vậy khó có thể sản xuất một cách đồng loạt các sản phẩm dịch vụ giống nhau.
(vi) Tính đồng thời, không thể phân chia. Quá trình sản xuất và quá
trình tiêu thụ của phần l
ớn dịch vụ diễn ra đồng thời. Khác với sản xuất vật
chất, hàng hoá dịch vụ không thể sản xuất sẵn rồi tồn trữ trong kho, sau đó
mới tiêu thụ. Dịch vụ luôn luôn gắn liền nguồn gốc của nó, trong khi hàng hóa
vật chất khác phải luôn luôn gắn liền với nguồn gốc của nó. Hoạt động dịch
vụ thường chỉ xuất hiện khi nào và ở đ
âu có nhu cầu của khách hàng.
(vi) Tính không ổn định và chất lượng khó xác định. Sản phẩm dịch vụ

1. Bùi Tiến Quý (chủ biên): Phát triển và quản lý nhà nước về kinh tế dịch vụ, Nxb Khoa
học và Kỹ thuật, H, 2000, tr. 10-11.


24
phụ thuộc rất lớn vào chất lượng tiếp xúc, vào sự tác động qua lại giữa người
cung ứng và người thụ hưởng, ấn tượng đọng lại đối với người được cung ứng
là quan hệ giao tiếp, là sự đáp ứng kịp thời những nhu cầu về những dịch vụ
và người làm dịch vụ trực tiếp phục vụ khách hàng. Chất lượng dịch v
ụ phụ
thuộc vào rất nhiều yếu tố trong môi trường hoạt động dịch vụ (như người
cung ứng, thời gian, địa điểm cung ứng). Chẳng hạn, thành công của một ca
phẫu thuật của một bác sĩ giỏi phụ thuộc rất lớn vào những người trợ giúp
trong kíp mổ, trang thiết bị, thuốc men, vào tâm trạng và tinh thần của người
bác sĩ và bệnh nhân. Sự không
ổn định chất lượng làm cho người mua dịch vụ
thường quan tâm tìm hiểu thông tin trước khi quyết định lựa chọn người cung
cấp dịch vụ
1
.
Một số đặc điểm trên đây giúp cho việc nhận dạng khái niệm dịch vụ
được rõ hơn. Tuy nhiên những đặc điểm đó chỉ mang tính tương đối, cùng với
sự phát triển của xã hội, những đặc điểm đó sẽ có thể được bổ sung hoặc biến
đổi.
b. Dịch vụ xã hội
Dịch vụ xã hội là một khái niệm “kép” được g
ắn kết hữu cơ bởi hai
khái niệm “dịch vụ” và “xã hội”.
“Xã hội” có nguồn gốc từ tiếng La-tinh societas là “bầu bạn, kết giao,
đồng chí hoặc đối tác”. Vì thế nội hàm của “xã hội” phản ánh mối quan hệ
giữa người với người. Xã hội là một tập thể hay một nhóm người được phân
biệt với một tập thể hoặc nhóm người khác bằng các lợ
i ích, bằng đặc trưng

văn hóa, chia sẻ giá trị, được định hình và tồn tại trong một không gian và thời
gian nhất định.
Thuật ngữ “xã hội” trong khái niệm “dịch vụ xã hội” được quan niệm
trên hai bình diện:
- Thứ nhất là dịch vụ nhằm mục tiêu phát triển xã hội, được phân biệt
với dịch vụ nhằm mục tiêu lợi nhuận, thương mại thuần túy. Nh
ư vậy mọi
hoạt động dịch vụ đóng góp vào sự phát triển xã hội đều được coi là dịch vụ
xã hội, nó khác với những hoạt động dịch vụ vì mục đích lợi nhuận thuần túy.

1. Xem Bùi Tiến Quý (chủ biên), Sđd.

25
Trong trường hợp này, sản phẩm của dịch vụ xã hội được xem là hàng hóa
thuần công mang tính chất phi lợi nhuận, được phân biệt với sản phẩm của
dịch vụ kinh tế vì mục tiêu lợi nhuận. Những dịch vụ này có những đặc điểm
sau đây:
(i) Có tính chất xã hội, phục vụ lợi ích chung của cá nhân và cộng
đồng, đáp ứng những nhu cầu cần thiết c
ủa xã hội để đảm bảo cuộc sống bình
thường và an toàn của con người.
(ii) Do các cơ quan nhà nước, thị trường hoặc xã hội thực hiện.
(iii) Trao đổi dịch vụ xã hội không thông qua quan hệ thị trường đầy đủ
mà luôn bị điều tiết bởi giá trị đạo đức, giá trị văn hóa, nhân sinh, trách
nhiệm xã hội của nhà nước, doanh nghiệp hoặc tư nhân.
(iv) Mọi người dân, dù
đóng thuế nhiều, ít hoặc không, đều có quyền
hưởng dịch vụ xã hội ở mức tối thiểu, với tư cách là đối tượng phục vụ của
chủ thể cung ứng. Lượng dịch vụ xã hội tối thiểu đó không phụ thuộc vào
mức thuế mà họ đóng góp và khả năng chi trả của người tiêu dùng dịch vụ.

(v) Dịch vụ xã hộ
i là thiết yếu với người dân, nhưng với những dịch vụ
xã hội mang tính thuần công thì người này sử dụng không ngăn cản hoặc
tranh giành quyền sử dụng đồng thời của người khác. Còn những dịch vụ xã
hội không thuần công (dịch vụ á công hoặc dịch vụ tư) thì tùy thuộc vào nhu
cầu cá nhân, khả năng chi trả tài chính toàn phần hoặc một phần của người
tiêu dùng.
- Thứ hai là về chuẩn mực xã hội, nghĩa là dịch vụ để bảo đảm các giá
trị, chuẩn mực xã hội. Dịch vụ xã hội hỗ trợ cho các thành viên trong xã hội
trên nhiều phương diện, như: chủ động phòng ngừa xảy ra rủi ro dẫn đến
không bảo đảm giá trị và chuẩn mực xã hội; chủ động hạn chế ảnh hưởng của
rủ
i ro dẫn đến không đảm bảo giá trị và chuẩn mực xã hội; khắc phục rủi ro và
hòa nhập cộng đồng xã hội trên cơ sở các giá trị, chuẩn mực xã hội Các loại
dịch vụ xã hội phổ biến của dạng này gồm:
(i) Dịch vụ tạo điều kiện cho những người thuộc nhóm thu nhập thấp có
việc làm và tham gia sản xuất để có thu nhập, đáp ứng
được nhu cầu đời sống
tối thiểu và duy trì được sự độc lập về tài chính;

×