Tải bản đầy đủ (.pdf) (165 trang)

Nghiên cứu, xây dựng các phương pháp, quy định kiểm toán chất thải ngành da giầy phục vụ quản lý môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.92 MB, 165 trang )

0

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TỔNG CỤC MÔI TRƯỜNG
*****





BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI
Nghiên cứu, xây dựng các phương pháp, quy trình kiểm toán
chất thải ngành da - giầy phục vụ quản lý môi trường





Chủ trì Đề tài: TS. Trần Thế Loãn
Cục Kiểm soát ô nhiễm
Tổng cục Môi trường


8136

Hà Nội, 2008

1




Danh sách một số cán bộ chính tham gia Đề tài

TT Họ và Tên Đơn vị công tác Học vị
1 Trần Thế Loãn Cục Kiểm soát ô nhiễm -
Tổng cục Môi trường
Tiến sỹ
2 Nguyễn Hoàng Ánh Cục Kiểm soát ô nhiễm -
Tổng cục Môi trường
Thạc sỹ
3 Phạm Trọng Duy Cục Kiểm soát ô nhiễm -
Tổng cục Môi trường
Kỹ sư
4 Hồ Kiên Trung Cục Quản lý chất thải & Cải
thiện môi trường-
Tổng cục Môi trường
Thạc sỹ
5 Nguyễn Phạm Hà Vụ Hợp tác quốc tế và Khoa
học công nghệ -
Tổng cục Môi trường
Tiến sỹ
6 Bùi Hòa Bình Cục Bảo tồn đa dạng sinh học
- Tổng cục Môi trường
Cử nhân
7 Nguyễn Thị Hà Khoa Môi trường, Trường Đại
học Khoa học Tự nhiên-Đại
học Quốc gia HN
PGS, Tiến
sỹ

8 Nguyễn Mạnh Khải Khoa Môi trường, Trường Đại
học Khoa học Tự nhiên-Đại
học Quốc gia HN
Tiến sỹ
9 Phạm Ngọc Hồ Trung tâm Nghiên cứu Quan
trắc và Mô hình hoá Môi
trường, Trường Đại học Khoa
học Tự nhiên
GS, Tiến sỹ
10 Trần Yêm Khoa Môi trường, Trường Đại
học Khoa học Tự nhiên-Đại
học Quốc gia HN
PGS, Tiến
sỹ
11 Nguyễn Thị Tòng Hiệp hội da giày Việt Nam Kỹ sư






2


Danh mục chữ viết tắt


BVMT Bảo vệ môi trường
CFC Điều kiện thuận lợi cho cộng đồng
CSR Trách nhiệm xã hội đoàn thể

CTR Chất thải rắn
EC Cộng đồng châu Âu
GMP Thực hiện sản xuất tốt
HĐBM Hoạt động bề mặt
KCS Kiểm tra chất lượng sản phẩm
KTCT Kiểm toán chất thải
KTCTCN Kiểm toán chất thải công nghiệp
KSON Kiểm soát ô nhiễm
OHS Các tiêu chuẩn an toàn sứ
c khỏe nghề nghiệp
sqrft Đơn vị đo diện tích (square feet)
SXSH Sản xuất sạch hơn
TCCP Tiêu chuẩn cho phép
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
UNDP Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc
UNEP Chương trình môi trường Liên hiệp quốc
UNICEF Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc
UNIDO Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hợp quốc
WB Ngân hàng Thế giới
WHO Tổ chức Y tế Thế giới

3

Mục lục

Mở đầu 9
Chương 1. Cơ sở khoa học của kiểm toán chất thải công nghiệp… 10
1.1 Giới thiệu về kiểm toán chất thải công nghiệp 10
1.1.1. Ý nghĩa, mục đích và hiệu quả của kiểm toán chất thải công nghiệp 10

1.1.2. Nội dung và quy trình kiểm toán chất thải công nghiệp 11
1.1.3. Mối quan hệ giữa kiểm toán chất thải công nghiệp với các lĩnh vực/công cụ
quản lý môi trường khác 12
1.2. Thực hiện kiểm toán chất thải trên Thế giới 13
1.2.1. Quy trình và thực hiện KTCTCN ở Pennsylvania, USA 14
1.2.2. Quy trình và thực hiện KTCTCN ở New Zealand 14
1.2.3. Quy trình và thực hiện KTCTCN ở Australia 15
1.2.4. Quy trình và thực hiện KTCTCN ở Canada 15
1.2.5. So sánh qui trình kiểm toán của các nước…………………………………… 23
1.3. Công nghiệp thuộc da và các vấn đề môi trường 23
1.3.1. Qui trình công nghệ thuộc da 23
1.3.2. Hóa chất dung trong công nghệ thuộc da 25
1.3.3. Các vấn đề môi trường ngành thuộc da 27
1.4. Công nghiệp sản xuất giầy và các vấn đề môi trường 31
1.4.1. Qui trình công nghệ sản xuất giầy 31
1.4.2. Hóa chất dung trong công nghệ sản xuất giầy 36
1.4.3. Chấ
t thải ngành sản xuất giầy 36
1.5 Kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm môi trường ngành thuộc da-giầy 40
1.5.1 Ngành thuộc da………………… 40
1.5.2. Ngành sản xuất giầy 43
Chương 2. Cơ sở thực tiễn của kiểm toán chất thải ngành da giầy …… 46
2.1. Thực hiện KTCTCN ở Việt Nam 46
2.2 Vấn đề ô nhiễm môi trường ngành thuộc da ở Việt Nam………… 46
2.2.1. Nước thải 47
2.2.2. Khí thải 51
2.2.3. Chất thải rắn 51
2.2.4. Công tác bảo vệ môi trường 52
2.3. Vấn đề môi trường ngành sản xuất giầy ở Việt Nam 58


4

2.3.1. Qui trình công nghệ sản xuất giầy……… 58
2.3.2. Nguyên nhiên liệu, hoá chất, sử dụng 59
2.3.3. Các nguồn thải 59
2.3.4. Thực trạng về công tác bảo vệ môi trường 63
Chương 3- Thí điểm thực hiện Kiểm toán chất thải ngành thuộc da
(Công ty TNHH Đông Hải Thái Bình) 65
3.1. Thông tin cơ sở thực hiện KTCT 65
3.1.1. Thông tin chung 65
3.1.2. Công nghệ sản xuất, nguyên vật liệu, hoá chất sử dụng 66
3.1.3. Các vấn đề môi trường 71
3.2. Kết quả tính toán cân bằng vật chất 77
3.2.1. Cân bằng nước 77
3.2.2. Cân bằng chất thải rắn 79
3.3. Đánh giá và đề xuất các giải pháp giảm thiểu 83
3.3.1. Giải pháp giảm thiểu chất thải đang thực hiện 83
3.3.2. Giải pháp giảm thiểu đề xuất 85
Chương 4- Thí điểm thực hiện Kiểm toán chất thải sản xuất Giầy
(Công ty Giầy Thượng Đình) 99
4.1. Thông tin cơ sở thực hiện KTCT 99
4.1.1. Thông tin chung 99
4.1.2. Công nghệ sản xuất, nguyên vật liệu, hoá chất sử dụng 100
4.1.3. Các vấn đề môi trường 104
4.2. Kết quả tính toán cân bằng vật chất 110
4.2.1. Xác định trọng tâm kiểm toán 110
4.2.2. Xác định nguồn gây ô nhiễm 110
4.2.3. Xây dựng cân bằng vật chất cho chất thải rắn 111
4.3. Đánh giá và đề xuất các giải pháp giảm thiểu 114
4.3.1. Giải pháp giảm thiểu chất thải đang thực hi

ện 114
4.3.2. Giải pháp giảm thiểu đề xuất 116
Chương 5. Đề xuất qui trình Kiểm toán chất thải ngành thuộc da…… ….119
5.1 – Chuẩn bị cho việc thực hiện kiểm toán chất thải 119
5.1.1. Sự chấp thuận của ban lãnh đạo cơ sở sản xuất 119
5.1.2. Chuẩn bị các mục tiêu cụ thể về KTCT 120
5.1.3. Thành lập nhóm KTCT 120

5

5.1.4. Chuẩn bị các tài liệu có liên quan 120
5.2. Xác định các dữ liệu cơ bản để thực hiện KTCT 121
4.2.1. Mô tả đặc điểm công nghệ và thiết bị cơ sở sản xuất 121
5.2.2. Nguyên liệu, nhiên liệu và hoá chất sử dụn g 124
5.3. Xác định và đánh giá các nguồn thải 130
5.3.1. Xác định các nguồn thải 130
5.3.2. Phương pháp đánh giá các nguồn thải 137
5.4. Xây dựng và đánh giá phương án giảm thiểu chất thải công nghiệp 138
5.4.1. Nội dung phương án giảm thiểu chất thải công nghiệp 138
5.4.2. Đánh giá phương án giảm thiểu chất thải công nghiệp 139
5.4.3 Xây dựng kế hoạch giảm thiểu chất thải công nghiệp 141
Chương 6. Đề xuất qui trình Kiểm toán chất thải ngành sản xuất giầy……143
6.1 – Chuẩn bị cho việc thực hiện kiểm toán chất thải 143
6.2. Xác định các dữ liệu cơ bản để thực hiện KTCT 143
6.2.1. Mô tả đặc điểm công nghệ và thiết bị cơ sở sản xuất 143
6.2.2. Nguyên liệu, nhiên liệu và hoá chất sử dụng 145
6.3. Xác định và đánh giá các nguồn thải 146
6.3.1. Xác định các nguồn thải 146
6.3.2. Phương pháp đánh giá các nguồn thải 149
6.4. Xây dựng và đánh giá phương án giảm thiểu chất thải công nghiệp 149

6.4.1. Nội dung phương án giảm thiểu chất thải công nghiệp 149
6.4.2. Đánh giá phương án giảm thiểu chất thải công nghiệp 150
6.4.3 Xây dựng kế hoạch giảm thiểu chất thải công nghiệp 150
Kết luận 151
Tài liệu tham khảo 152
Phụ lục 155

6

Danh mục Bảng


Bảng 1 - Các bước thực hiện Kiểm toán chất thải 17
Bảng 2 - Định mức lượng hóa chất và tiêu thụ nước trong công nghệ thuộc da 26
Bảng 3 - Dòng thải quá trình thuộc da 28
Bảng 4 - Tỷ lệ chất thải trong quy trình sản xuất da 29
Bảng 5 - Nguồn phát sinh và thành phần khí thải trong ngành công nghiệp da 30
Bảng 6 - Phát thải khí từ ngành công nghiệp thuộc da và hoàn thiện da 30
Bảng 7: Việc sử dụng sản phẩm bằng da trên toàn thế giới 31
Bảng 8. Lượng chất thải trong sản xuất giầy dép 37
Bảng 9: Ước tính các loại chất thải được phát sinh của ngành sản xuất Giầy dép
– tính trên toàn thế giới 38
Bảng 10 - Các thông số về nước thải trong công nghiệp thuộc da (trước xử lý) 49
Bảng 11 - Khả năng xử lý chất thải ở các công đoạn 53
Bảng 12. Ước tính lượng chất thải phát sinh của ngành giầy Việt Nam 60
Bảng 13. Nguyên phụ li
ệu được dùng trong quá trình sản xuất giầy dép 61
Bảng 14. Kết quả phân tích mẫu nước thải sản xuất 73
Bảng 15. Kết quả phân tích nước đầu vào và ra hệ thống xử lý nước thải 74
Bảng 16. Kết quả quan trắc một số thông số trong môi trường không khí và tiếng ồn

trong khu vực dự án và lân cận 75
Bảng 17. Bảng cân bằng nước trong từng công đoạn sản xuất 78
Bảng 18. Cân bằng vậ
t chất đối với nguyên liệu rắn (da) 80
Bảng 19. Bảng số liệu cân bằng về hoá chất 80
Bảng 20. Bảng cân bằng vật chất trong từng công đoạn sản xuất 81
Bảng 21: Phân tích nguyên nhân và đề xuất các giải pháp SXSH 85
Bảng 22: Sàng lọc các giải pháp SXSH 87
Bảng 23. Nguyên vật liệu và hoá chất sử dụng trong sản xuất giầy 103
Bảng 24. Kết quả quan trắc môi trường không khí (đơn vị: mg/m
3
) 104
Bảng 25. Kết quả đo tiếng ồn và bụi 105
Bảng 26. Kết quả phân tích nước thải 107
Bảng 27. Chất thải rắn trong các công đoạn sản xuất giầy 108

7

Bảng 28. Lượng chất thải hàng tháng của tất cả các công đoạn 110
Bảng 29. Tóm tắt các quá trình chính của quá trình sản xuất giầy, 111
Bảng 30. Cân bằng nguyên liệu đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất giầy 112
Bảng 31. Cân bằng CTR và đặc trưng các chất ô nhiễm (tính cho 1 tháng) 113
Bảng 32. Kết quả thực hiện quản lý chất thải cho 1000 đôi giầy 115
Bảng 33. Mẫu hiện trạng sử dụng nước củ
a cơ sở sản xuất 125
Bảng 34. Tính chất nước thải thuộc da theo các công đoạn 125
Bảng 35 - Danh mục các loại hoá chất sử dụng trong nhà máy thuộc da 127
Bảng 36. Định mức tiêu hao hoá chất 128
Bảng 37. Lượng nước sử dụng vào các công đoạn thuộc da 129
Bảng 38. Tính chất nước thải thuộc da 132

Bảng 39. Các đầu ra của quá trình thuộc da 133
Bảng 40. Lưu lượng và mức độ ô nhiễm nước thả
i ở một số
công đoạn chính của quá trình thuộc da 134
Bảng 41. Lưu lượng các dòng nước thải hỗn hợp, độ ô nhiễm
và tải trọng ô nhiễm quá trình thuộc da 134
Bảng 42. Thống kê nguồn chất thải rắn 136
Bảng 43. Liệt kê các loại chất thải rắn 136
Bảng 44. Các đặc tính của nước thải chứa sunfua 139
Bảng 45. Phân tích chi phí xử lý chất thải 140
Bảng 46. Nguyên liệu sử dụng trong s
ản xuất giầy 145
Bảng 47. Chất thải rắn trong các công đoạn sản xuất giầy 147
Bảng 48. Lượng chất thải hàng tháng của tất cả các công đoạn 149



8

Danh mục Hình

Hình 1 - .Sơ đồ công nghệ thuộc da 24
Hình 2 - Chất thải phát sinh từ lĩnh vực sản xuất da - tính theo % cho các khu vực của
Thế giới 29
Hình 3. Sơ đồ tổng quát quá trình sản xuất giầy 32
Hình 4. Tính hiện đại của thiết bị sản xuất giầy dép 33
Hình 5: Chất thải được phát sinh từ lĩnh vực sản xuất Giầy dép _ tính theo % các
khu vực trên thế giới 39
Hình 6 - .Sơ đồ công nghệ thuộc da kèm dòng th
ải 49

Hình 7 - .Sơ đồ cân bằng vật chất đầu vào và ra của quá trình thuộc da 50
Hình 8: Sơ đồ qui trình sản xuất kèm dòng thải ngành Giầy Việt Nam 60
Hình 9: Sơ đồ công nghệ thuộc da công ty Đông Hải 45
Hình 10. Sơ đồ dòng vật chất trong công nghệ thuộc da 77
Hình 11. Định lượng đầu vào và đầu ra cho một tấn da nguyên liệu sử dụng 79
Hình 12. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải thuộc da 84
Hình 13. Sơ đồ công ngh
ệ đề xuất xử lý nước thải thuộc da 91
Hình 14: Quy trình chiết gelatin từ DPT 96
Hình 15- Sơ đồ công nghệ sản xuất Giầy 101
Hình 16: Sơ đồ công nghệ sản xuất giầy thể thao/ giầy da/ dép 102
Hình 17 - Sơ đồ dây chuyền sản xuất công nghệ thuộc da 123
Hình 18. Sơ đồ cân bằng vật chất (đầu vào, đầu ra) của quá trình sản xuất 137
Hình 19. Quy trình công nghệ sản xuất giầy với nguyên liệu và các chất thả
i 144


9

Mở đầu

Trong quá trình phát triển ngành Da - Giầy đang phải đối mặt với vấn đề về môi
trường nghiêm trọng như: ô nhiễm không khí, ô nhiễm môi trường nước và lượng chất
thải rắn (CTR) không ngừng gia tăng.
Thuộc da là ngành công nghiệp với nhiều quá trình hoá lý đa dạng và phức tạp sử dụng
nhiều loại hoá chất, nguồn nguyên liệu đầu vào da sống có nhiều tiềm năng gây ô nhiễm.
Ngoài ra ngành công nghiệp thuộc da cũng sử
dụng một lượng nước rất lớn, khoảng 80-
100 m
3

/tấn da tươi. Nước thải ngành thuộc da thường chứa các thành phần ô nhiễm với
nồng độ cao như các chất hữu cơ, kiềm, muối vô cơ, chất rắn lơ lửng, và kim loại nặng.
Đây là các thành phần gây nguy hại cho nguồn nước tiếp nhận nếu không được kiểm
soát và xử lý hiệu quả.
Thành phần chủ yếu của chất thải sản xuất giầy chủ yế
u là "ba via" xốp dẻo nên rất khó
phân huỷ, gây độc hại lâu dài cho môi trường (khí đốt cháy có thể tạo ra dioxin - một
tác nhân gây ung thư). Ngoài ra CTR da giầy còn có: hộp bìa cứng, hộp thiếc, da, vải
bông, những mảnh kim loại, giấy là các thành phần có thể tận dụng nhằm gia tăng hiệu
quả. Lượng chất thải phát sinh của ngành giầy phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu sử dụng,
kiểu giầy sản xuất, trình độ công nghệ và ngườ
i lao động và công đoạn sản xuất. Theo
kết quả nghiên cứu của UNIDO, nguyên liệu sản xuất giầy được sử dụng nhiều nhất là
da và công đoạn cắt thải ra nhiều chất thải nhất.
Kiểm toán chất thải được xem như là một công cụ quản lý môi trường nhằm kiểm tra,
kiểm soát, và đánh giá các quá trình của dự án, nhà máy, xí nghiệp, các cơ sở sản xuất
kinh doanh. Mục đ
ích của kiểm toán chất thải là xem xét các quá trình hoạt động có thực
hiện đúng các tính chất quy định môi trường hay không. Từ đó, tìm ra những công đoạn
không hoàn thiện, những khâu mất mát nguyên liệu hay là nguồn gây ô nhiễm môi
trường để tìm cách khắc phục, giảm thiểu các tác động môi trường và tiết kiệm nguyên
vật liệu. Quá trình này tạo ra khả năng hạn chế chi phí quá lớn để xử lý ô nhiễm, đồng
thời nâng cao hiệu quả
của quá trình hoạt động sản xuất.
Báo cáo này xây dựng nhằm phân tích các cơ sở khoa học và thực tiễn liên quan đến
công nghệ sản xuất, các vấn đề ô nhiễm môi trường ngành sản xuất da giầy, các giải
pháp giảm thiểu, xử lý chất thải đã và đang được thực hiện. Kết hợp với các thông tin
điều tra, đánh giá và thực hiện KTCT thí điểm tại một cơ sở sả
n xuất đã xây dựng Tài
liệu hướng dẫn cho việc kiểm toán chất thải công nghiệp ngành sản xuất da giầy dựa trên

cơ sở xác định nguồn và lượng chất thải. Tùy thuộc vào kết quả của quy trình kiểm toán,
các giải pháp giảm thiểu chất thải có thể được áp dụng theo công nghệ phù hợp.
Các số liệu kiểm toán chính xác về nguồn và lượng chất thải vào môi trường là điều ki
ện
cần thiết cho việc tìm ra các giải pháp giảm thiểu có hiệu quả các chất thải
công nghiệp. Điều này cũng có giá trị khi tái sử dụng chất thải góp phần phát triển bền
vững ngành công nghiệp sản xuất da giầy.

10

Chương 1
Cơ sở khoa học của kiểm toán chất thải công nghiệp

1.1. Giới thiệu về kiểm toán chất thải công nghiệp
1.1.1. Ý nghĩa, mục đích và hiệu quả của kiểm toán chất thải công nghiệp
Kiểm toán chất thải công nghiệp (KTCTCN) là quá trình kiểm tra sự tạo ra chất thải
nhằm giảm nguồn, lượng chất thải. KTCTCN là một loại hình của kiểm toán môi trường.
KTCTCN là một công cụ quản lý quan trọng có hiệu quả kinh tế đối với nhiều c
ơ sở
sản xuất.
Trước đây việc quản lý chất thải công nghiệp chỉ tập trung vào quá trình xử lý chất thải
tại cuối đường ống nên có hiệu quả không cao. Kiểm toán chất thải công nghiệp cho
phép thực hiện giảm thiểu chất thải và ngăn ngừa ô nhiễm ngay tại nguồn, ngoài ra có
thể quay vòng tái sử dụng chất thải. Để đạt được mục tiêu này cần kiểm tra các quá trình
sản xuất, xác định nguồn thải, tính toán cân bằng vật chất đầu vào và đầu ra ở mỗi công
đoạn, các vấn đề vận hành sản xuất có thể được cải thiện nhằm nâng cao hiệu quả sản
xuất đồng thời giảm thiểu chất thải. Kiểm toán chất thải công nghiệp là bước đầu tiên
trong quá trình sản xuất nhằm tối ưu hoá việc tận dụng triệt
để tài nguyên và nâng cao
hiệu quả sản xuất.

Kiểm toán chất thải công nghiệp liên quan đến việc quan sát, đo đạc và ghi chép các số
liệu, thu thập và phân tích các mẫu chất thải. Để kiểm toán chất thải công nghiệp đạt
hiệu quả cần phải được tiến hành theo phương pháp khoa học và cần thiết được sự ủng
hộ của các nhà quản lý và sản xuất.
Mục đích của KTCTCN bao gồm:
+
Cung cấp thông tin về công nghệ sản xuất, nguyên liệu sử dụng, sản phẩm và các
dạng chất thải.
+ Xác định các nguồn thải, loại chất thải phát sinh
+ Xác định các bộ phận kém hiệu quả như quản lý kém, hiệu suất sử dụng nguyên liệu,
năng lượng thấp, thải nhiều chất gây ô nhiễm môi trường thông qua các tính toán cân
bằng vật chất.
+ Đề ra chiến l
ược quản lý và giải pháp giảm thiểu chất thải.
Hiệu quả của việc thực hiện KTCTCN:

+ Có được thông tin đầy đủ về hiện trạng môi trường của nhà máy. Căn cứ vào đó có
thể cung cấp thông tin cơ sở dữ liệu trong cả trường hợp cấp cứu và ứng dụng kịp
thời. Chỉ ra các thiếu sót, bộ phận quản lý yếu kém, từ đó đề ra các biện pháp chấn
chỉnh có hiệu quả để đảm bảo hiệu suất công nghệ và giảm thi
ểu chất thải.

11

+ Giảm kinh phí đầu tư vào các hệ thống xử lý chất thải, giảm sự tiêu hao nguyên
vật liệu từ đó tăng mức lợi nhuận.
+ Góp phần đảm bảo việc tuân thủ chi phí - lợi ích không chỉ đối với luật pháp,
các quy chế và các tiêu chuẩn mà còn đối với các quy định khác có liên quan.
+ Hạn chế mức độ ô nhiễm và rủi ro do chất thải gây ra đối với môi trường và sức kho


con người. Ngăn ngừa và tránh các nguy cơ sự cố về môi trường ngắn hạn cũng như
dài hạn.
+ Nâng cao trình độ quản lý và nhận thức của công nhân về vấn đề môi trường, đem lại
hiệu quả tốt hơn trong quản lý tổng thể môi trường, nâng cao ý thức về môi trường
cũng như trách nhiệm của công nhân trong lĩnh vực này. Đánh giá được chương trình
đào tạo và t
ạo điều kiện đào tạo cán bộ.
+ Hỗ trợ việc trao đổi thông tin giữa các nhà máy, các cơ sở sản xuất. Nâng cao uy tín
cho đơn vị, củng cố quan hệ của đơn vị với các cơ quan hữu quan.
+ Góp phần bảo vệ môi trường trên cơ sở phát triển bền vững.
Một số yếu tố chính để xác định hiệu quả của việc KTCTCN:
+
Xác định các nguồn, số liệu và loại chất phát sinh
+ Thu thập thông tin về các quá trình cơ bản, các nguyên liệu thô, các sản phẩm, việc
sử dụng nước và các nhiên liệu, các thông tin về chất thải
+ Nêu rõ tính kém hiệu quả của quá trình công nghệ sản xuất và các lĩnh vực quản lý
yếu kém
+ Giúp xây dựng các mục tiêu giảm thiểu lượng chất thải
+ Giúp xây dựng các mục tiêu giảm lượng chấ
t thải
+ Cho phép xây dựng chiến lược quản lý chất thải có hiệu quả về mặt kinh tế.
+ Nâng cao nhận thức trong lực lượng lao động về lợi ích của việc giảm lượng chất thải
+ Tăng cường kiến thức về quá trình công nghệ sản xuất
+ Góp phần làm tăng hiệu suất của quá trình công nghệ sản xuất
1.1.2. Nội dung và quy trình kiểm toán chấ
t thải công nghiệp
Nội dung KTCTCN

+ Tính toán đầu vào và đầu ra trong quá trình sản xuất
+ Xác định các đặc tính cơ bản của chất thải (nguồn, loại, lượng, tính chất của chất

thải)
+ Đánh giá mức độ ô nhiễm của các loại chất thải, nguồn thải
+ Đánh giá hiện trạng giảm thiểu ô nhiễm chất thải và lựa chọn các giải pháp giảm
thiểu ô nhiễm bổ sung mang tính khả thi

12

Kiểm toán chất thải công nghiệp được thực hiện ở nhiều quy mô khác nhau: quy mô khu
vực: xem xét các vấn đề của ngành công nghiệp; quy mô nhà máy: xem xét đặc thù
của quá trình sản xuất của nhà máy; và quy mô các phân xưởng sản xuất: xác định
chính xác nguồn thải và đề xuất, áp dụng các biện pháp cụ thể để giảm thiểu chất thải
một cách phù hợp và có hiệu quả.
Quy trình KTCTCN

Trên thực tế kiểm toán chất thải công nghiệp bao gồm 3 giai đoạn: giai đoạn tiền đánh
giá- đây là giai đoạn chuẩn bị kiểm toán, các vần đề trọng tâm của công việc kiểm soát
sẽ được đặt ra trong giai đoạn này; giai đoạn thu thập số liệu- tính toán trên cơ sở đầu
vào và đầu ra của dây truyền công nghệ sản xuất xây dựng cân bằng vật chất; và giai
đoạn tổng kết- đánh giá các dây truyền công nghệ sản xuất từ việc thực hiện cân bằng
vật chất và đề ra các biện pháp giảm thiểu chất thải.
Quá trình kiểm toán chất thải công nghiệp nhiều khi còn gặp khó khăn do công nghệ lạc
hậu của các cơ sở sản xuất. Tuy nhiên khi thực hiện kiểm toán chất thải các kết quả thu
được sẽ cho thấy một ách đầy
đủ những vấn đề môi trường liên quan đến chất thải công
nghiệp, nguyên nhân và kiến nghị phương án giảm thiểu để vừa nâng cao hiệu quả sản
xuất vừa đảm bảo các vấn đề về bảo vệ môi trường.
1.1.3. Mối quan hệ giữa kiểm toán chất thải công nghiệp với các lĩnh vực/công cụ
quản lý môi trường khác
Kiểm toán chất thải công nghiệp có quan hệ mật thi
ết với rất nhiều lĩnh vực khác như

quan trắc môi trường, kiểm soát ô nhiễm môi trường (KSONMT), thanh tra bảo vệ môi
trường (BVMT)
Quan trắc môi trường là quá trình lặp đi lặp lại hoạt động quan sát và đo lường về tình
trạng lý, hoá, sinh của môi trường theo thời gian và không gian quy định.
Kiểm soát ô nhiễm môi trường là tổng hợp các hoạt động, biện pháp và công cụ nhằm
phòng ngừa, khống chế không cho ô nhiễm xảy ra hoặc khi có ô nhiễ
m xảy ra thì chủ
động xử lý làm giảm thiểu hay loại trừ ô nhiễm .
Thanh tra bảo vệ môi trường là các hoạt động thanh tra ô nhiễm, quan trắc chất lượng
môi trường, quan trắc tiêu chuẩn thải, kiểm kê, kiểm toán, dự báo các nguồn thải, xây
dựng và thực thi các kế hoạch phòng ngừa và xử lý sự cố ô nhiễm môi trường, các kỹ
thuật và biện pháp khắc phục hậu quả, phục hồi và nâng cao chất lượng môi tr
ường.
Một trong những nhiệm vụ của thanh tra bảo vệ môi trường là thanh tra cưỡng chế bắt
buộc các cơ sở sản xuất phải tuân theo các quy định về tiêu chuẩn môi trường đã cam
kết. Bất kỳ cơ sở sản xuất nào vi phạm các điều luật BVMT hay các quy định ban hành
theo luật đều bị đình chỉ sản xuất theo các hành vi vi phạm căn cứ vào Nghị định 26/CP
của chính ph
ủ về xử phạt hành chính về BVMT. Hình thức thanh tra có thể tiến hành
thường xuyên và cũng có thể tiến hành đột xuất.

13

Trách nhiệm thực hiện việc kiểm soát ô nhiễm môi trường bao gồm các thành phần nhà
nước, địa phương, cơ sở sản xuất và người dân với các quyền hạn và trách nhiệm
khác nhau:
+/ Nhà nước- đề ra chiến lược, chính sách, quy chế, tiêu chuẩn môi trường.
+/ Địa phương- đề ra các quy định và biện pháp phù hợp để thực thi chính sách.
+/ Các cơ sở sản xuất - áp dụng các biện pháp ngăn ngừa và xử lý ô nhiễm.
+/ Người dân - ch

ấp hành và thực hiện các biện pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường.
Thanh tra môi trường là quá trình kiểm tra, xem xét mức độ tuân thủ các quy định,
tiêu chuẩn, luật pháp bảo vệ môi trường của các hoạt động kinh tế - xã hội. Thanh tra
môi trường có nhiệm vụ thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về BVMT
(tiêu chuẩn, quy định về phòng, chống, khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm
môi trường, sự cố môi trường khi sử dụng và khai thác thành phần môi trường) c
ủa các
tổ chức và cá nhân.
KTCTCN nói riêng, kiểm toán môi trường nói chung là phương pháp làm tăng hiệu quả
việc thực hiện kiểm soát ô nhiễm và thanh tra BVMT. Nói cách khác KTCTCN là một
trong những nội dung công việc của kiểm soát ô nhiễm và thanh tra BVMT. KTCTCN là
một trong những cơ sở để thực hiện việc kiểm soát ô nhiễm môi trường. Muốn thực hiện
tốt việc quản lý môi trường nói chung và quản lý chất thải nói riêng cần thiết phải có các
thông tin, số liệu chính xác v
ề nguồn và lượng thải. Để có được các thông tin này cần
phải tiến hành kiểm toán chất thải công nghiệp.
1.2. Thực hiện kiểm toán chất thải trên Thế giới
Theo quy định của Ủy ban Châu Âu (Quy định số 761/2001 của EC về quản lý sinh thái
và quy trình kiểm toán), các hoạt động kiểm toán bao gồm các cuộc trao đổi với cá nhân,
kiểm tra điều kiện hoạt động, thiết bị và rà soát các sổ sách ghi chép, các thủ tục, quy
trình vớ
i mục tiêu đánh giá tình hình bảo vệ môi trườg của hoạt động được kiểm toán
nhằm kiểm chứng có đáp ứng các tiêu chuẩn, quy định đề ra và kiểm chứng liệu hệ
thống quản lý trách nhiệm môi trường có hiệu quả và phù hợp. Bên cạnh đó, kiểm tra tại
chỗ việc tuân thủ với các tiêu chuẩn nhằm đánh giá tính hiệu quả của toàn hệ thống
quản lý.
Một quy trình kiể
m toán tổng quát gồm các bước sau:
+ Tìm hiểu về hệ thống quản lý
+ Đánh giá mặt mạnh và mặt yếu của hệ thống quản lý

+ Thu thập các chứng cứ cụ thể
+ Đánh giá kết quả kiểm toán
+ Chuẩn bị kết luận kiểm toán
+ Viết báo cáo

14

1.2.1. Quy trình thực hiện KTCTCN tại Pennsylvania, USA
Quy trình kiểm toán tại Pennsylvania, Mỹ, về cơ bản, cũng bao gồm các bước tổng
quan theo quy định của Ủy ban châu Âu. Các yếu tố khi làm kiểm toán chất thải
gồm:
+ Thành phần dòng thải
+ Trọng lượng/ số lượng chất thải
+ Nguồn thải
+ Hệ thống thu thập
+ Chi phí hiện tại và chi phí dự kiến
1.2.2. Quy trình thực hiện KTCTCN tại New Zealand
Kiểm toán chất thải được hoàn thành trước khi xây dựng bất kỳ hệ thống giảm thiểu chất
thải nào, nhằm xây dựng dữ liệu nền và có một bức tranh toàn cảnh loại chất thải nào
không phải đi chôn lấp. Đây là khái niệm được sử dụng ở New Zealand. Một khi đã thực
hiện một hệ thống giảm thiểu chất thải cải tiến, kiểm toán chấ
t thải ở giai đoạn sau sẽ
cho phép đo và theo dõi tiến độ.
Kiểm toán văn phòng ở New Zealand được trình bày ở dưới gồm 03 bước chính:
Bước 1- Trước khi kiểm toán
+ Xác định người tham gia kiểm toán: thông thường khoảng 5-10 người của công ty/
cơ quan.
+ Xác định chất thải mang đi chôn lấp
+ Làm quen với mẫu báo cáo kiểm toán chất thải
+ Thành lập bộ kiểm toán chất thải: g

ồm hướng dẫn phân loại chất thải; form kiểm toán
chất thải, cân, dây nối, bàn, vải, găng tay, hộp đựng, máy ảnh
+ Tần suất kiểm kê: đối với văn phòng, nên kiểm kê vào thứ 6 hàng tuần
Bước 2 - Trong khi kiểm toán:
+ Bố trí các dụng cụ và thiết bị
+ Thông báo về các hướng dẫn về sức khỏe và an toàn
+ Phân công trách nhiệm cho từng người
+ Tiến hành kiểm toán
Bước 3 - Sau khi kiểm toán:
+ Điền kết quả
+ Viết báo cáo

15

1.2.3. Quy trình thc hiện KTCTCN tại Australia
Tương tự như ở New Zealand, quy trình kiểm toán chất thải văn phòng tại Australia
tương đối đơn giản, gồm các bước sau:
+ Lên kế hoạch kiểm toán và xác định khu vực kiểm toán: Cần xác định mục tiêu của
kiểm toán, tổ chức nhân sự và xử lý với các vấn đề từ kiểm toán.
+ Thu thập chất thải từ khu vực nghiên cứu: Loại chất thải thu thập và dán nhãn để
xác
định nguồn chất thải.
+ Phân loại chất thải thành các loại khác nhau và ghi chép số liệu: Chất thải được cân
đo và phân loại thành các loại chất thải khác nhau. Cân đo từng loại chất thải.
+ Phân tích dữ liệu và viết kết quả: Một khi chất thải được phân loại, các số liệu được
ghi lại và phân tích. Viết báo cáo kiểm toán
1.2.4. Quy trình thực hiện KTCTCN tại Canada
Tại Canada, quy trình kiểm toán chất thải được chia thành 6 giai đoạn cụ thể:
Giai đoạn 1: Nắm rõ quá trình sản xuất
Bước 1: Liệt kê được các quá trình


Bước đầu tiên của kiểm toán chất thải là xác định và liệt kê các quá trình và tổng hợp
thông tin về các quá trình hoạt động và được kết nối như thế nào. Một quá trình có thể là
một diện tích của nhà máy hay một phần của thiết bị, cũng có thể là nghiền, sơn, nhuộm,
hay hệ thống xử lý chất thải.
Bước 2: Xây dựng được biểu đồ mô tả quá trình

Giai đoạn 2: Xác định đầu vào quá trình
Bước 3: Xác định sử dụng tài nguyên

Đầu vào bao gồm nguyên liệu, hóa chất, nước, năng lượng (được sử dụng để phân tích
chi phí/ lợi ích)
Bước 4: Xác định nguyên liệu và thất thoát trong quá trình vận chuyển

Thông thường, lượng lớn nguyên liệu bị thất thoát trong khi lưu trữ hay vận chuyển
nguyên liệu. Các thất thoát này có thể được lượng hóa từ tổng lượng nguyên liệu đầu
vào trừ đi tổng lượng dùng trong quá trình sản xuất.
Bước 5: Ghi chép lượng nước sử dụng

Bước 6: Xác định mức tái sử dụng chất thải hiện tại

Giai đoạn 3: Xác định đầu ra
Bước 7: Lượng hóa đầu ra

Cần xác định là lượng hóa đầu ra là sản phẩm ban đầu, sản phẩm trung gian, chất thải
được tái sử dụng và chất thải cần vứt bỏ. Số lượng sản phẩm cuối cùng có thể được xác

16

định từ các sổ sách của nhà máy nhưng cũng cần đo đạc. Trong trường hợp sản phẩm

trung gian, các đo dạc, mẫu và phân tích cần được tiến hành.
Bước 8: Tính toán dòng nước thải

Bước 9: Xác định lượng chất thải cần đổ thải

Đo đạc lượng chất rắn, bùn và chất thải lỏng chờ để xử lý và/hoặc thải bỏ và ghi chép lại
số lượng, và nồng độ các chất ô nhiễm, được thể hiện dưới dạng bảng hay biểu đồ.
Giai đoạn 4: Nghiên cứu cân bằng nguyên liệu
Quá trình này được thiết kế để xác định xem thông tin không chính xác hay không đầy
đủ. Ví dụ, nếu tổng đầu vào của vật liệu X là 100 kg và chỉ
có 50kg được tính vào đầu
ra, thì số liệu đầu vào và/ hoặc đầu ra không đầy đủ hoặc số liệu đầu ra chưa hoàn chỉnh.
Bước 10: Tổng hợp thông tin đầu vào và đầu ra

Bước 11: Xây dựng bảng cân bằng nguyên liệu sơ bộ

Bước 12: Đánh giá tính không cân bằng của nguyên liệu

Bước 13: Ước tính cân bằng nguyên liệu

Giai đoạn 5: Xác định các giải pháp thay thế giảm thiểu chất thải
Bước 14: Kiểm tra các biện pháp giảm thiểu chất thải

Bước 15: Tập trung xác định vấn đề của dòng chất thải

Bước 16: Xây dựng các giải pháp thay thế giảm thiểu chất thải về lâu dài

Các giải pháp thay thế chất thải về lâu dài yêu cầu việc đánh giá các thay đổi về quá
trình/ sản xuất, phân loại chất thải, tái sử dụng, và/ hoặc công nghệ xử lý. Các thay đổi
sản xuất/ quá trình có thể tăng tính hiệu quả sản xuất và giảm thiểu lượng chất thải rạo ra

bao gồm: thời gian ngừng sản xuất giữa các lô hàng, xúc tác,
Giai đoạn 6: Phân tích chi phí/ lợi ích và thực hiện kế hoạ
ch hành động
Bước 17: Tiến hành phân tích chi phí/ lợi ích để giảm thiểu xử lý chất thải

Bước 18: Thực hiện kế hoạch hành động: giảm thiểu chất thải và tăng tính hiệu quả

sản xuất

Có thể nói, quy trình kiểm toán này tương đối đầy đủ và tổng quan có thể áp dụng cho
nhiều ngành, nhiều lĩnh vực. Tùy vào loại hình sản xuất, kinh doanh, hoạt động, các
bước sẽ được lượt giản để phù hợp với điều kiện thực tế và dễ áp dụng.

17

Bảng 1 - Các bước thực hiện Kiểm toán chất thải
1. Chuẩn bị kiểm toán: đảm bảo sư chấp thuận
của cơ sở thực hiện kiểm toán
2. Xác định phạm vi, trọng tâm kiểm toán
LÊN KẾ HOẠCH
3. Thu thập thông tin cơ bản
1. Thu thập thông tin về công nghệ sản xuất;
THU THẬP THÔNG TIN VỀ
CÔNG NGHỆ VÀ NGUỒN PHÁT
SINH CHẤT THẢI
2. Thông tin về nguồn phát sinh chất thải

3. Thông tin về loại chất thải
1. khảo sát thực địa đo đạc tại hiện trường
2. Tính toán định lượng chất thải –

PHÂN LOẠI, ĐÁNH GIÁ, ĐỊNH
LƯỢNG CHẤT THẢI (TÍNH
TOÁN CÂN BẰNG VẬT CHẤT)
3. Cân bằng vật chất
1. Thông tin về công nghệ xử lý môi trường đang
áp dụng

2. Đánh giá hiệu quả của công nghệ hiện tại
PHÂN TÍCH CÁC GIẢI PHÁP
CÔNG NGHỆ ĐANG ÁP DỤNG
VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM
THIỂU XỬ LÝ, CHẤT THẢI
3. Đề xuất giải pháp tăng cường hiệu quả
TỔNG KẾT, VIẾT BÁO CÁO
KIỂM TOÁN VÀ THÔNG QUA
LÃNH ĐẠO CƠ SỞ
1. Chuẩn bị báo cáo kiểm toán
2. Thông qua ban lãnh đạo cơ sở
3. Hoàn thiện báo cáo

Ví dụ: Các hoạt động, kết quả liên quan đến kiểm toán, giảm thiểu chất thải ngành
sản xuất giầy
Kết quả 1:
Giảm đến mức tối thiểu chất thải và sử dụng tốt hơn các nguyên vật liệu thô trong
ngành công nghiệp các sản phẩm da và Giầy dép Ấn Độ
Các hành động:

• Cân đối da thành phẩm được xếp loại để hiệu quả tận dụng da có thể cao nhất
và tối đa hóa sản lượng thích hợp cho các kiểu dáng khác nhau của Giầy.
• Xây dựng một bộ giới thiệu (dưới dạng của các nguyên tắc hướng dẫn) cho thiết


18

kế sản phẩm để tối đa hóa sản phẩm trong việc cắt may bởi việc ứng dụng mẫu
tốt hơn cho các sản phẩm khác nhau (Giầy, găng tay, túi da, chất liệu bọc) kết
quả là tạo ra lượng chất thải thấp hơn đáng kể.
• Giải thích các thành tích và phổ biến các thông tin kinh tế-kỹ thuật.
• Chứng minh thí điểm, những thử nghiệm thí
điểm và sự giúp đỡ (trong kế
hoạch) sẽ được giải thích trong một công ty được lựa chọn và những kết quả
này sẽ tái thể hiện trong các công ty khác bởi những cố vấn và người huấn
luyện địa phương được đào tạo trong suốt chương trình từ các nhóm khác trong
thời gian hội thảo.
Chỉ dẫn thực hiện – kết quả dự kiến

• Chất thải rắn được cắt giảm 8% trong tổng số chất thải được phát sinh
• Tối thiểu 2 cố vấn/huấn luyện được đào tạo
Kết quả 2:
Các tiêu chuẩn an toàn sức khỏe nghề nghiệp (OHS) trong các công ty sản xuất các
mặt hàng da và Giầy đã được cải thiện
Các hành động
• Biên soạn các nguyên tắc chỉ đạo đặc trưng đang thực hiện đầy đủ các tiêu
chuẩn an toàn sức khỏe nghề nghiệp (thực hiện sản xuất tốt - GMP) đối với việc
sản xuất các mặt hàng da và Giầy dép.
• Quá trình đào tạo và các hội thảo thiết thực về an tòan sức khỏe nghề nghiệp
chủ yếu trong việc sử dụng các hóa chất nguy hạ
i (đặc biệt các hóa chất bám
dính và hóa chất khác được sử dụng trong các quy trình sản xuất)
• Đánh giá trang thiết bị và các chỉ dẫn cho các thiết bị an toàn thích hợp được
sử dụng trên máy móc (máy cắt ép, sự di chuyển một phần máy móc…)

Chỉ dẫn thực hiện – kết quả dự kiến

• Số vụ tai nạn và ca bệnh được giảm xuống tối thiểu 15%
• Tối thiểu một cố vấn/huấn luyện địa phương được đào tạo
Kết quả 3:
Giảm thiểu chất thải rắn không còn sử dụng được nữa trong các công ty sản xuất các
mặt hàng da và Giầy dép
Các hành động:
• Thực hiện đầy đủ hệ thống tách các loại nguyên vật liệu thải khác nhau (ví dụ:
da thật đã được thuộc bằng thực vật và crôm – chrromium and vegetable tanned
genuine leather, vải dệt, giấy, nhựa, các loại dung môi, thùng rỗng…)

19

• Nhận dạng của các lựa chọn tái chế có tiềm năng
• Trong trường hợp không biết các khả năng tái chế, chuẩn bị những giới thiệu
cho các bãi chôn lấp an toàn không gây tổn hại đến môi trường.
• Những giới thiệu chi tiết cho hệ thống nghiền rác lâu dài (permanent waste
disposal system) trong các nhóm được lựa chọn như mô hình thí điểm/biểu diễn
được thể hiện lại trong các nhóm khác bởi các chuyên gia/cố v
ấn được đào tạo.
• Liên kết giữa nhóm doanh nghiệp Ấn Độ với các nhóm doanh nghiệp tương
đồng trong (các) quốc gia được lựa chọn với sự nhấn mạnh vào việc tái tận
dụng chất thải và sự trao đổi các kinh nghiệm
• Các hội thảo để phổ biến các kế hoạch được khuyến cáo, các thành tựu sẽ được
thiết lập và giúp đỡ trong suốt chương trình và tạ
i thời điểm kết thức của
chương trình.
Chỉ dẫn thực hiện – kết quả dự kiến


• Tăng khối lượng của chất thải rắn tái sử dụng từ các công ty được lựa chọn lên
25%
• Tập hợp những giới thiệu và nguyên tắc chỉ đạo về các vị trí vứt chất thải rắn
và cách quản lý chúng
• Tối thiểu 3 cố vấn/chuyên gia địa phương được đào tạo trong suốt hội thảo và
các khó đào tạo
Kết quả 4:
Chất thải rắn chủ yếu được chuyển thành sản phẩm phụ thích hợp hoặc được tái chế
Các hành động:
• Sự chứng minh và sự giới thiệu thiết thực về công nghệ cho việc tái tận dụng
chất thải rắn (được lựa chọn)
• Chuẩn bị gói nghiên cứu có khả thi và công nghệ ngân hàng (bankable
technological) cho công nghệ tái tận dụng được giới thiệu bao gồm các chỉ số
kỹ thuật và chỉ dẫn thiết bị của chi phí hoạt động và vốn đầu tư.
Chỉ d
ẫn thực hiện – kết quả dự kiến
• Gói công nghệ kyc thuật (gòm: công nghệ, chỉ số kỹ thuật thiết bị, chi phí hoạt
động, vốn đầu tư)
• Tối thiểu một đơn vị thí điểm cho sự chuyển biến chất thải được cài đặt trong
nhóm các doanh nghiệp được lựa chọn
Tối thiểu 2 chuyên gia địa phương được đào tạo trong lĩnh vực sự tái tận dụng chất
thả
i và phương pháp kỹ thuật khác nhau

20

Kết quả 5:
Sự tận dụng có hiệu quả của chất thải rắn từ các thành phần cấu tạo nên Giầy, các
nhà sản xuất Giầy và các nhà sản xuất sản phẩm da và sự cải thiện
Các hành động

• Thiết lập một trung tâm có những điều kiện thuận lợi cho cộng đồng (CFC)
trong nhóm các doanh nghiệp được lựa chọn cho việc thu gom chất thải rắn đã
được phân loại từ các công ty, những công ty mà tháo ra và phân loại các kết
cấu ghép (ví dụ: Giầy, các hợp phần) và xử lý thích hợp của chất thải.
• Nguyên vật liệu tái sử dụng đã phân phối đến những khách hàng cho sự gia
công thêm nữ
a (tái chế)
• Nguyên liệu không sử dụng chủ yếu được chôn lấp phù hợp với sự lo lắng để
tránh việc hình thành crôm VI từ các quá trình bào da
• Giới thiệu công việc quản lý công ty tốt và cải thiện tính kỷ luật trong nhóm các
doanh nghiệp được lựa chọn
• Cung cấp quá trình đào tạo việc quản lý công nhân trong nhà máy cho các
chuyên gia (người đào tạo) và giám sát/quản lý trong nước
Hướng dẫn thực hiện – kết quả
dự kiến
• Thỏa thuận với nhóm các nhà doanh nghiệp với trung tâm có những điều kiện
thuận lợi cho cộng đồng (CFC)
• CFC thí điểm chức năng
• Tái sử dụng (tái chế) tối thiểu 30% tổng lượng chất thải được thu gom/phân loại
• Tối thiểu 2 cố vấn/chuyên gia được đào tạo từ mỗi nhóm các nhà doanh nghiệp
trong suốt các buổi hội thảo và các khóa đào t
ạo
Kết quả 6:
Đề cao các kỹ năng trong ngành công nghiệp mặt hàng da/Giầy dép và có kiến thức để
tối thiểu hóa chất thải được sinh ra trong ngành công nghiệp này
Các hành động
• Sự chuẩn bị cho giới thiệu và đào tạo về nguyên vật liệu cho các nhà thiết kế,
nhà quản lý và các kỹ thuật viên với mục đích giảm đến mức tối thiểu chất thải
• Cung cấp quá trình đào tạo cho việc quản lý công nhân trong nhà máy cho các
chuyên gia (nhà đào tạo) và giám sát/quản lý trong nước

Chỉ dẫn hành động – kết quả dự kiến

• Xem xét lại số liệu giáo dục với tầm quan trọng đặc biệt về các tiềm năng trong
việc tiết kiệm chi phí (lợi nhuận được tăng lên) bởi việc giảm thiểu rác thải

21

• Nâng cao nhận thức trong các nhóm những nhà doanh nghiệp và các công ty
đang thực hiện
Kết quả 7:
Kiểm soát môi trường trong các công ty được lựa chọn để nhận ra các vùng có tiềm
năng cho giảm tiêu thụ năng lượng, giảm lượng phát thải và sự tiêu thụ nước theo các
tiêu chuẩn quốc tế
Các hành động
• Chứng minh thực tế và giới thiệu về việc tiêu thụ năng lượng và quản lý năng
lượng (Tận dụng có hiệu quả và thích hợp của thiết bị máy)
• Việc tiêu thụ năng lượng được giảm trong các đơn vị được lựa chọn, các nguyên
tắc chỉ dẫn thiết thực cho hành động tiết kiệm năng lượng và các hoạt động
trong các công ty
• Các
điều kiện làm việc được cải thiện và sự phát thải không khí thấp hơn (đặc
biệt là dung môi) từ các quá trình thắm các bon
Kết quả 8:
Cải thiện các điều kiện làm việc và tình trạng của tất cả người lao động nhờ sự giới
thiệu của trách nhiệm xã hội đoàn thể (CSR)
Các hành động:
• Đánh giá các điều kiện làm việc bao gồm cả sự bình đẳng giới
• Những buổi giới thiệu thiết thực về việc cải thiện các điều kiện làm việc, tổ chức
nơi làm việc, dịch vụ vệ sinh cho các công nhân trực tiếp (phòng giữ đồ, phòng
vệ sinh, điều kiện phục vụ ăn uống, nghỉ giữa giờ, làm quá giờ

…)
• Sự cam kết của người lao động trong việc tiếp tục cải thiện quy trình trong các
công ty
• Sự tương hỗ của các nhóm nhà doanh nghiệp/các công ty cá thể với cộng đồng
địa phương
Hướng dẫn thực hiện:

• Chỉ đạo hướng dẫn cho nhà môi giới trong kinh doanh (enterpreuners) với
những giới thiệu cho việc cải thiện các điều kiện làm việc
• Sự dao động thấp hơn 5%



22

1.2.5. So sánh qui trình kiểm toán của các nước
Về cơ bản các qui trình kiểm toán chất thải đã tham khảo từ các nước và các tổ chức
áp dụng đều có các nội dung thực hiện tương tự nhau. Điều khác biệt rõ rệt nhất là các
nội dung được phân chia theo các giai đoạn và các bước khác nhau. Ví dụ như qui trình
ở New Zealand gồm 3 bước với 11 nội dung thực hiện. Tương tự ở Úc bao gồm 4 bước
nhưng các nội dung cũng hoàn toàn giống với qui trình củ
a New Zealand. Ở Canada, qui
trình được chia thành 6 giai đoạn với 18 bước. Qui trình này so với các qui trình khác
là khá chi tiết và đầy đủ các nội dung như qui trình thực hiện ở Việt Nam. Trong phần
Hướng dẫn qui trình của báo cáo cũng sẽ áp dụng chủ yếu các giai đoạn và các bước
này. Tuy nhiên để ngắn gọn sẽ gộp 6 giai đoạn lại thành 3 giai đoạn. Bố cục này cũng
phù hợp với hướng dẫn của tổ chứ
c UNDP. Trong các quy trình tham khảo, qui trình
thực hiện KTCTCN tại Pennsylvania, USA là có sự khác biệt lớn nhất, các bước thực
hiện chủ yếu theo dạng kiểm kê nguồn chất thải.

1.3. Công nghiệp thuộc da và các vấn đề môi trường
1.3.1. Qui trình công nghệ thuộc da
Khái niệm: thuộc da là làm thay đổi da động vật sao cho bền nhiệt, khôngcứng giòn khi
lạnh, không bị nhăn và thối rữa khi ẩm và nóng . Tùy theo mục đích sử dụng mà da được
thuộc
ở các điều kiện môi trường, công nghệ và hoá chất, chất thuộc khác nhau. Nguyên
liệu chính sử dụng cho cộng nghiệp thuộc da là da động vật như da bò, da thỏ, da cừu,
da lợn
Da thường được bảo quản bằng sấy khô, ướp muối hay làm lạnh, do đó vật liệu da sẽ
được bảo quản tốt khi chuyển sang khâu thuộc da. Không sử dụng các chất độc khó
phân hủy để bảo quản.
Trong quá trình thu
ộc da, da động vật được xử lý để loại bỏ lông và các chất protein,
béo, để lại vật liệu collagen (chất keo). Sau đó da sẽ được bảo quản với các chất nhuộm.
Quá trình sản xuất da thường gồm 3 giai đoạn sau: chuẩn bị (trong beamhouse); thuộc da
(trong nhà thuộc da) và hoàn thành bao gồm nhuộm và xử lý bề mặt. Một loạt các khâu
đoạn và hóa chất bao gồm muối crôm được sử dụng trong quá trình thuộc da và
hoàn thiệ
n.
Quá trình thuộc da và hoàn thiện thông thường gồm các bước sau:
• Ngâm và rửa để loại bỏ muối, khôi phục độ ẩm của da, và loại bỏ những tạp chất
bên ngoài như bụi và phân
• Trộn với vôi để mở collagen bằng cách loại bỏ các tế bào kẽ
• Nạo thịt để loại bỏ các mô bên trong da
• Loại bỏ lông bằng các biện pháp cơ học hay hóa học

Ngâm để loại bỏ vôi trong da và tạo điều kiện để da nhận các hóa chất thuộc da

23


Thuc da n nh da v gi nguyờn cỏc c tớnh c bn ca da
Thuc da li, nhum gi cỏc c tớnh ca da, tng thm, cung cp du
cho da, v gi mu ca da
Hon thin t c cỏc c tớnh ca sn phm cui cựng
Cụng ngh thuc da c th hin trờn hỡnh 1.



































Da động vật
bảo quản
Rửa, hồi tơi
xẻ da, xén tỉa
Ty lông, ngâm
vôi
Khử mở, tẩy
nhờn
xén diềm, nạo
tỉa
An dầu
Sấy
ép nớc
Thuộc tanin
Khử vôi, làm
mềm

Thuộc crom
lần 1
Làm xốp
nén

Ty
Bào
ủ, ép
Sấy
Xén, rửa, hoàn
thiện
ép, ty
Thuộc lại,
nhuộm ăn
Hỡnh 1. S dõy chuyn cụng ngh thuc da

24

Cách bước cụ thể của qui trình như sau:
• Bảo quản bằng cách ướp muối hay sấy khô, (thường dùng phương pháp ướp)
• Hồi tươi để lấy lại nước đã mất trong quá trình bảo quản, thường sau hồi tươi
lượng nước trong da chiếm từ 70 đến 80% .
• Ngâm vôi, tẩy lông dùng vôi và natri sunfit Na
2
S với mục đích thủy phân các protien
xung quanh chân lông làm cho chân lông lỏng ra, mềm đi và dễ tách ra khỏi da.
• Xén diềm, nạo thịt bằng phương pháp cơ học để tách phần lông còn lại, diềm và thịt
bạc nhạc, sau đó xỉa da và xén tỉa .
• Khử vôi, làm mềm da với mục đích tách lượng vôi dư còn lại trong da để tránh hiện
tượng làm cứng da và cho da dễ xâm nhập hóa chất thuộc .
• Làm xốp là tạo môi tr
ường pH thích hợp để các chất thuộc dễ khuếch tán vào da và
liên kết với các phân tử collagen .
• Thuộc là dùng hóa chất như tanin (tanin nhân tạo hay tanin tự nhiên) và hợp chất
crom đưa vào da, cố định trong cấu trúc cảu collagen làm cho dakhông bị thối rữa và có

những tính chất cần thiết phù hợp với mục tiêu sử dụng .
• Thuộc crom đòi hỏi quá trình ngâm vôi lâu hơn và quá trình làm mềm da ngắn hơn là
thuộc tanin. Hóa chất thuộc là các muối crom III như
Cr
2
(SO
4
)
3
, Cr(OH)SO
4
,
Cr(OH)Cl
2
. Nồng độ muối crom trong dung dịch thuộc thường là 8%, tưong ứng 25 –
26% Cr
2
O
3
. Môi trường thuộc có pH = 2,5 – 3; thời gian thuộc 4 đến 24 giờ. Thuộc crom
thường để sản xuất da mềm. Thuộc tanin thường để sản xuất da cứng. Tanin thảo mộc
đựoc tách chiết từ các nguồn thực vật như thông, tùng, sồi, … Tanin nhân tạo hay syntan
là phức chấtcủa phenolsunphonicaxit formaldehit. Thời gian thộc tanin thường kéo dài
vài tuần (3 đến 6 tuần, có khi vài tháng) tùy theo yêu cầu chất lượng da.
• Da sau khi thuộc được ủ để cố định ch
ất thuộc vào da và ép để tách nước. Sau đó
được làm mềm bằng dầu thực vật hay dầu động vật, ty để làm mất nếp nhăn, nén cho da
phẳng và sấy cho da khô, tiếp theo da được đánh bóng và nhuộm bằng thuốc nhuộm để
tạo màu theo yêu cầu sử dụng .
1.3.2. Hóa chất dung trong công nghệ thuộc da

Hầu hết các công đoạn trong công nghệ thuộc da sử dụng nước. Định mức tiêu thụ nước
kho
ảng 30 đến 70 m
3



cho 1 tấn da nguyên liệu. Lượng nước thải thường xấp xỉ lượng
nước tiêu thụ. Tải lượng, thành phần của các chất gây ô nhiễm nước phụ thuộc vào
lượng hóa chất sử dụng và lượng chất được tách ra từ da.
Định mức lượng hóa chất và tiêu thụ nước trong công nghệ thuộc da được tóm tắt trong
bảng sau:

×