Tải bản đầy đủ (.pdf) (169 trang)

Nghiên cứu sự lan truyền, xác định nguyên nhân ô nhiễm môi trường nước trên địa bàn 2 huyện nghi xuân và hương sơn, tỉnh hà tĩnh và đề xuất các biện pháp khắc phục , giảm thiểu ô nhiễm môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.33 MB, 169 trang )


BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
VIỆN KHOA HỌC ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN
============ Ì =============








BÁO CÁO

NGHIÊN CỨU SỰ LAN TRUYỀN, XÁC ĐỊNH NGUYÊN NHÂN
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN 2 HUYỆN
NGHI XUÂN VÀ HƯƠNG SƠN, TỈNH HÀ TĨNH VÀ ĐỀ XUẤT
CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG








8701


HÀ NỘI – 2010


BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
VIỆN KHOA HỌC ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN
============ Ì =============

Tác giả: TS. Quách Đức Tín
KS. Phạm Thị Nhung Lý
CN. Nguyễn Văn Luyện
ThS. Đoàn Thị Ngọc Huyền
ThS. Nguyễn Văn Niệm
TS. Mai Trọng Tú
ThS. Bùi Hữu Việt



BÁO CÁO

NGHIÊN CỨU SỰ LAN TRUYỀN, XÁC ĐỊNH NGUYÊN NHÂN Ô
NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN 2 HUYỆN NGHI
XUÂN VÀ HƯƠNG SƠN, TỈNH HÀ TĨNH VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN
PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

VIỆN TRƯỞNG CHỦ BIÊN





Quách Đức Tín




HÀ NỘI – 2010

iii
Mục lục
Trang
Mục lục iii
Hình vẽ vi
Bảng biểu viii
Mở đầu 1
Chương I. KHÁI QUÁT VÙNG NGHIÊN CỨU 2
I.1. Đặc điểm tự nhiên 2
I.1.1. Khái quát chung 2
I.1.2. Vị trí địa lý 3
I.1.3. Địa hình 5
I.1.4. Khí hậu 7
I.1.5. Thủy văn – Hải văn 10
I.1.6. Đặc điểm địa chất 11
I.1.6.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu 11
I.1.6.2. Địa tầng 12
I.1.6.3. Magma 20
I.1.6.4. Đặc điểm cấu trúc 21
I.1.6.5. Đặc điểm đứt gãy 22
I.1.6.6. Khoáng sản 22
I.1.7. Đất 24
I.1.8. Sinh vật 31
I.2. Kinh tế - xã hội 31
I.2.1. Dân cư 31
I.2.2. Kinh tế 32
I.2.3. Giao thông 35

I.2.4. Văn hóa- xã hội 36
I.2.5. Cảnh quan môi trường 37
Chương II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KHỐI LƯỢNG THỰC HIỆN 39
II.1. Phương pháp kế thừa 39
II.2. Phương pháp điều tra và khảo sát thực địa 39
II.2.1. Phương pháp điều tra phỏng vấn 41
II.2.2. Phương pháp khảo sát thực địa 41
II.2.3. Phương pháp lấy mẫu 42
II.3. Các phương pháp phân tích 45
II.4. Phương pháp nghiên cứu địa hoá 46
II.5. Phương pháp chuyên gia 47
II.6. Phương pháp xử lý số liệu và tổng hợp viết báo cáo 47
Chương III. ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN NƯỚC 48
III.1. Đặc điểm các tầng chứa nước 48
III.2. Các thành tạo địa chất rất nghèo nước và không chứa nước 54
III.3. Nước khoáng – nước nóng 56
III.3.1. Đặc điểm phân bố và nguồn gốc nước khoáng nóng Sơn Kim 56
III.3.2. Chất lượng nguồn nước khoáng nóng Sơn Kim 58

iv
III.4. Đặc điểm nước mặt 58

Chương IV. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG HAI HUYỆN NGHI XUÂN VÀ HƯƠNG SƠN,
TỈNH HÀ TĨNH 60

IV.1. Đặc điểm chung 61
IV.2. Hiện trạng khai thác và sử dụng nước 64
IV.2.1. Nước sử dụng cho sinh hoạt 64
IV.2.2. Nước sử dụng cho sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản 64
IV.2. Thành phần hóa học nước 65

IV.2.1. Nước mặt 65
IV.2.2. Nước dưới đất 66
IV.3. Hiện trạng ô nhiễm môi trường nước mặt 67
IV.3.1. Hiện trạng ô nhiễm nước sông 67
IV.3.2. Hiện trạng ô nhiễm nước hồ 70
IV.4. Hiện trạng ô nhiễm môi trường nước dưới đất 71
IV.4.1. Tầng chứa nước lỗ hổng Holocen (qh) 71
IV.5.2. Tầng chứa nước lỗ hổng Pleistocen (qp) 76
IV.5.3. Tầng chứa nước lỗ hổng trong các trầm tích Đệ tứ không phân chia (q) 78
IV.5.4. Các thành tạo chứa nước, nghèo nước trước Kainozoi. 81
IV.5. Hiện trạng ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật 82
IV.5.1. Sự tồn lưu DDT trong môi trường đất 85
IV.5.2. Sự tồn lưu DDT trong môi trường nước 86
IV.5.3. Sự tồn lưu DDT trong trầm tích 87
IV.5.4. So sánh hàm lượng HCBVTV trong các môi trường khác nhau 88
Chương V: PHÂN VÙNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC HAI HUYỆN NGHI XUÂN VÀ HƯƠNG
SƠN 90

V.1. Phân vùng địa hóa môi trường nước 90
V.1.1. Nguyên tắc phân vùng địa hóa môi trường nước 90
V.1.2. Bản đồ phân vùng địa hóa môi trường nước 90
V.2. Phân vùng ô nhiễm môi trường nước 100
V.2.1. Nguyên tắc phân vùng ô nhiễm môi trường nước 100
V.2.2. Bản đồ phân vùng ô nhiễm môi trường nước 101
V.3. Phân vùng nhạy cảm ô nhiễm môi trường nước 104
V.3.1. Nguyên tắc phân vùng nhạy cảm ô nhiễm môi trường nước 104
V.3.2. Bản đồ phân vùng nhạy cảm ô nhiễm môi trường nước 110
Chương VI: SỰ LAN TRUYỀN, NGUYÊN NHÂN Ô NHIỄM VÀ CÁC BIỆN PHÁP GIẢM
THIỂU 115


VI.1. Sự lan truyền ô nhiễm 115
VI.1.1. Hiện trạng lan truyền ô nhiễm 115
VI.1.1.1. Lan truyền ô nhiễm hóa chất BVTV 115
VI.1.1.2. Lan truyền ô nhiễm từ các cơ sở công nghiệp 118
VI.1.2. Tương quan hàm lượng hóa chất BVTV và các thông số môi trường 120
VI.1.3. Mô phỏng sự lan truyền ô nhiễm môi trường nước trên sông Ngàn Phố 122
VI.2. Mối liên quan giữa chất lượng nước và sức khỏe cộng đồng 126
VI.2.1. Tỷ lệ trẻ em bị khuyết tật, mắc bệnh u máu, u bướu tại huyện Hương Sơn 126
VI.3. Nguyên nhân ô nhiễm môi trường nước 128

v
VI.3.1. Bãi thải 128

VI.3.2. Nước thải 129
VI.3.3. Chất thải rắn 132
VI.3.4. Đặc điểm địa chất 133
VI.3.5. Sử dụng phân bón hóa học và hóa chất bảo vệ thực vật trong canh tác sản xuất
nông nghiệp 133

VI.3.6. Hoạt động khai thác nước dưới đất quy mô vừa và nhỏ 134
VI.4. Một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước 135
VI.4.1. Giải pháp khoa học và công nghệ 135
VI.4.3. Giải pháp tuyên truyền, giáo dục và nâng cao năng lực 136
VI.4.3. Giải pháp kỹ thuật 137
VI.4.4. Giải pháp quản lý 138
Chương VII. BÁO CÁO KINH TẾ 139
VII.1. Cơ sở pháp lý 139
VII.2. Tổ chức thực hiện 139
VII.3. Tình hình thực hiện kế hoạch 140
VII.3.1. Mục tiêu, nhiệm vụ được giao 140

VII.3.2. Sản phẩm giao nộp 140
VII.3.3. Thực hiện 140
KẾT LUẬN 159
TÀI LIỆU THAM KHẢO 161

vi
Hình vẽ

Hình 1. Vị trí huyện Nghi Xuân 4
Hình 2. Vị trí huyện Hương Sơn 5
Hình 3. Tổng lượng bốc hơi đo tại trạm khí tượng Kim Cương 9
Hình 4. Độ ẩm không khí năm 2007 đo tại trạm Kim Cương (Nguồn: Trung tâm Dự báo Khí
tượng Thủy văn Hà Tĩnh năm 2007) 10

Hình 5. Sơ đồ địa chất huyện Nghi Xuân 13
Hình 6. Sơ đồ địa chất huyện Hương Sơn 17
Hình 7: Đo nhanh các chỉ tiêu pH, Eh, TDS tại hiện trường (a) Tại gia đình anh Tài, Trạm
Trưởng Y tế Xuân An, Khối 12, xã Xuân An, H. Nghi Xuân, Hà tĩnh; (b) Bên đê Lý Thường
Kiệt, gần cửa Hội 42

Hình 8: Lấy mẫu nước dưới đất (a) và nước mặt (b) 43
Hình 9. Lấy mẫu đất (trái) và bùn (phải) tại Nghi Xuân 44
Hình 10: Quan hệ cation – anion chính các nguồn nước khoáng nóng khu vực Sơn Kim 57
Hình 11: Quan hệ cation – anion chính nước mặt huyện Nghi Xuân 65
Hình 12: Quan hệ cation – anion chính nước mặt huyện Hương Sơn 66
Hình 13: Quan hệ cation – anion chính nước dưới đất huyện Nghi Xuân 66
Hình 14: Quan hệ cation – anion chính nước dưới đất huyện Hương Sơn 67
Hình 15. Biến thiên hàm lượng nguyên tố vi lượng dọc sông Lam ở huyện Nghi Xuân 68
Hình 16. Chiều sâu trung bình (trái) và nhiệt độ (phải) tầng chứa nước qh huyện Hương Sơn
72


Hình 17: So sánh giá trị pH tầng chứa nước Holocen huyện Hương Sơn (trái) huyện Nghi
Xuân (phải) 73

Hình 18: So sánh giá trị Eh tầng chứa nước Holocen huyện Hương Sơn (trái) huyện Nghi
Xuân (phải) 73

Hình 19: So sánh giá trị TDS tầng chứa nước Holocen huyện Hương Sơn (trái) huyện Nghi
Xuân (phải) 74

Hình 20: So sánh giá trị EC tầng chứa nước Holocen huyện Hương Sơn (trái) huyện Nghi
Xuân (phải) 75

Hình 21. So sánh giá trị pH trong tầng chứa nước qh, huyện Hương Sơn 76
Hình 22. So sánh giá trị Eh trong tầng chứa nước qp, huyện Hương Sơn 77
Hình 23. So sánh giá trị TDS trong tầng chứa nước qp, huyện Hương Sơn 77
Hình 24. So sánh giá trị EC trong tầng chứa nước qp, huyện Hương Sơn 78
Hình 25. Chiều sâu trung bình (trái) và nhiệt độ (phải) tầng chứa nước q huyện Nghi Xuân 78
Hình 26. So sánh giá trị pH tầng chứa lỗ hổng trong các trầm tích Đệ tứ không phân chia
huyện Nghi Xuân (trái) và huyện Hương Sơn (phải) 79

Hình 27. So sánh giá trị Eh tầng chứa lỗ hổng trong các trầm tích Đệ tứ không phân chia
huyện Nghi Xuân (trái) huyện Hương Sơn (phải) 80

Hình 28. So sánh giá trị TDS tầng chứa lỗ hổng trong các trầm tích Đệ tứ không phân chia
huyện Nghi Xuân (trái) huyện Hương Sơn (phải) 80

Hình 29. So sánh giá trị EC tầng chứa lỗ hổng trong các trầm tích Đệ tứ không phân chia
huyện Nghi Xuân (trái) huyện Hương Sơn (phải) 81


Hình 30. Sơ đồ hiện trạng phân bố dư lượng DDT trong đất tại huyện Hương Sơn 86

vii
Hình 31. Sơ đồ hiện trạng phân bố dư lượng DDT trong nước tại huyện Hương Sơn 87

Hình 32. Sơ đồ hiện trạng phân bố dư lượng DDT trong bùn tại huyện Hương Sơn 88
Hình 33. Biểu đồ so sánh hàm lượng DDT trong đất (A), trong bùn (B), trong nước (C) tại
Hương Sơn (C) với TCCP và Biểu đồ so sánh hàm lượng DDT trong 3 môi trường đất, bùn,
nước (D) 89

Hình 35. Sơ đồ phân vùng đặc trưng môi trường nước theo pH huyện Nghi Xuân 92
Hình 36. Sơ đồ phân vùng đặc trưng môi trường nước theo pH huyện Hương Sơn 93
Hình 37. Sơ đồ phân vùng đặc trưng môi trường nước theo Eh huyện Nghi Xuân 95
Hình 38. Sơ đồ phân vùng đặc trưng môi trường nước theo Eh huyện Hương Sơn 96
Hình 39. Bản đồ phân vùng đặc trưng môi trường nước theo TDS huyện Nghi Xuân 98
Hình 40. Sơ đồ phân vùng đặc trưng môi trường nước theo TDS huyện Hương Sơn 99
Hình 41. Bản đồ phân vùng ô nhiễm môi trường huyện Nghi Xuân 102
Hình 42. Bản đồ phân vùng ô nhiễm môi trường huyện Hương Sơn 103
Hình 43. Quy trình đánh giá nhạy cảm ô nhiễm môi trường nước 105
Hình 44. Sơ đồ phân vùng nhạy cảm ô nhiễm môi trường nước huyện Nghi Xuân 111
Hình 45. Sơ đồ phân vùng nhạy cảm ô nhiễm môi trường nước huyện Hương Sơn 112
Hình 46. Sơ đồ phân bố dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật huyện Nghi Xuân 116
Hình 47. Sơ đồ phân bố dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật huyện Hương Sơn 117
Hình 48. Hệ thống nước thải nhà máy cồn rượu Xuân An: (a) để khô hệ thống xử lý không sử
dụng; (b) cống ngầm giấu kín một góc và xả thẳng ra sông Lam. 119

Hình 49. Tương quan hàm lượng DDT trong nước dưới đất với: (Góc trái trên): Khoảng cách;
(Góc phải trên): TDS; (Góc trái dưới): Eh và (Góc phải dưới): pH 121

Hình 50. Chia đoạn sông Ngàn Phố 123

Hình 51: Biến thiên pH (trái) và DO (phải) xuôi dòng sông Ngàn Phố 124
Hình 52: Biến thiên NH
4
và NO
3
xuôi dòng sông Ngàn Phố (km) 124
Hình 53. Vị trí sông có màu đen, xanh đậm 125
Hình 54. Biểu đồ tương quan giữa tỷ lệ trẻ em khuyết tật (U máu) và A- hàm lượng As; B-
hàm lượng Mn; C- độ pH và D- tổng chất rắn hòa tan TDS trong nước trên địa bàn huyện
Hương Sơn 127

Hình 55. Bãi rác thải ở khối 4, thị trấn Xuân An 129
Hình 56. Đo nhanh 6 chỉ tiêu môi trường trong nước sông gần nhà máy rượu cồn Xuân An129
Hình 57. Vị trí bãi chôn lấp rác thải thị trấn Phố Châu 129
Hình 58. Mô hình thiết bị xử lý nước thải bằng phương pháp kị khí điều khiển tự động công
suất 25 m
3
/ngàyđêm (Trái) và Bộ lọc nước giếng với công dụng khử màu lọc cặn; trung hoà
axit; khử sắt, mangan và mùi tanh (Phải) 138


viii
Bảng biểu

Bảng 1. Biến thiên nhiệt độ năm 2007 tại Trạm Kim Cương- Hương Sơn 9
Bảng 2. Thống kê nguồn tài liệu chính đã thu thập và sử dụng trong đề tài 40
Bảng 3. Tổng hợp các công tác thực hiện tại hiện trường 41
Bảng 4. Thống kế số lượng mẫu lấy và phân tích 44
Bảng 5. Kết quả tính sai số hệ thống các chỉ tiêu phân tích kiểm tra nội bộ theo Eq.1. 46
Bảng 6. Kết quả thí nghiệm trong tầng chứa nước t 50

Bảng 7. Kết quả thí nghiệm trong tầng chứa nước qp huyện Nghi Xuân 54
Bảng 8. Kết quả thí nghiệm trong thành tạo địa chất rất nghèo nước O
3
- S
1
52
Bảng 9. Kết quả thí nghiệm các thành tạo rất nghèo nước hoặc không chứa nước nguồn gốc
magma 55

Bảng 10. Kết quả thí nghiệm trong thành tạo rất nghèo nước hệ tầng sông 55
Bảng 11: Kết quả phân tích chất lượng các nguồn nước khoáng nóng 57
Bảng 12. Thống kê đặc trưng chất lượng nước mặt huyện Nghi Xuân 62
Bảng 13. Thống kê đặc trưng chất lượng nước mặt huyện Hương Sơn 63
Bảng 14. Thống kê đặc trưng chất lượng nước sông huyện Nghi Xuân 67
Bảng 15. Thống kê đặc trưng chất lượng nước sông huyện Hương Sơn 68
Bảng 16. Biến thiên hàm lượng trung bình BOD
5
trên một số sông chính 69
Bảng 17. Biến thiên hàm lượng trung bình COD trên một số sông chính (mg/l) 69
Bảng 18. Biến thiên hàm lượng trung bình NH
4
+
trên một số sông chính (mg/l) 70
Bảng 19. Thống kê đặc trưng chất lượng nước hồ huyện Nghi Xuân 70
Bảng 20. Thống kê đặc trưng chất lượng nước hồ huyện Hương Sơn 71
Bảng 21. Thống kê các chỉ số môi trường địa bàn huyện Hương Sơn 76
Bảng 22. Kết quả phân tích mẫu nước dưới đất thuộc tầng chứa nước lỗ hổng trong các trầm
tích Đệ tứ không phân chia (q) 79

Bảng 23: Giá trị hàm lượng các nguyên tố vi lượng trong môi trường nước tầng q 81

Bảng 24. So sánh dư lượng thuốc BVTV hai huyện Nghi Xuân và Hương Sơn (mg/kg) 83
Bảng 25. Thống kê hàm lượng DDT trong đất huyện Nghi Xuân 83
Bảng 26. Thống kê hàm lượng DDT trong bùn, đất huyện Hương Sơn 83
Bảng 27. Thống kê hàm lượng DDT trong nước huyện Hương Sơn 84
Bảng 28. Thống kê phân vùng ô nhiễm huyện Nghi Xuân 101
Bảng 29. Thống kê phân vùng ô nhiễm huyện Nghi Xuân 104
Bảng 30. Phân vùng nhạy cảm ô nhiễm môi trường nước huyện Hương Sơn 106
Bảng 31. Phân vùng nhạy cảm ô nhiễm môi trường nước huyện Nghi Xuân 108
Bảng 32. Các thành viên đề tài 139
Bảng 33. Các cộng tác viên của Đề tài: 140
Bảng 34. Giá trị thực hiện bước I/2008 143
Bảng 35. Giá trị thực hiện bước II/2009 147
Bảng 36. BẢNG TỔNG HỢP KHỐI LƯỢNG VÀ GIÁ TRỊ TOÀN ĐỀ TÀI 153



1
Mở đầu
Trong 10 năm gần đây, hiện trạng ô nhiễm môi trường ảnh hưởng tới sức khỏe
cộng đồng và hệ sinh thái ở Việt Nam nói chung và tỉnh Hà Tĩnh nói riêng đang ngày
càng nóng lên bởi sự xuất hiện hàng loạt các loại bệnh, đặc biệt là ung thư. Ví dụ:
Huyện Hương Sơn (làng Đá Dông, xã Sơn Trường có 20 hộ dân thì 15 người mắc
bệnh ung thư), Huyện Nghi Xuân (xã Xuân Mỹ - ung thư và bệ
nh thần kinh), ô nhiễm
As trong môi trường nước ở xã Sơn Kim và Sơn Hồng, cá chết hàng loạt v.v Mặc dù
đã có một số giải thích nguyên nhân gây nên các căn bệnh trên do kho thuốc trừ sâu,
nước thải của các nhà máy, hoạt động khai thác - chế biến khoáng sản hoặc do bản
chất của môi trường tự nhiên (có chứa các khoáng vật của As, Hg, Pb, Cd, Fe, Mn
v.v ), nhưng cho đến nay chưa hội đủ các dữ liệu khoa học để minh chứng.
Để phát triể

n bền vững kinh tế xã hội của địa phương, cần thiết phải có những
hiểu biết về hiện trạng môi trường khu vực, đặc biệt là các vùng có các biểu hiện về
bệnh tật như trên. Nguy cơ lan truyền ô nhiễm từ các vùng ô nhiễm tiềm tàng ra môi
trường xung quanh trên cơ sở tài liệu đánh giá hiện trạng ô nhiễm và các tài liệu về
điều kiện tự nhiên trong vùng. Từ đó xác
định nguyên nhân ô nhiễm môi trường nước
ở hai huyện Nghi Xuân và Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh và đề xuất một số giải pháp phù
hợp để phòng tránh và giảm nhẹ hậu quả ô nhiễm.
Từ thực tế đó, ngày 3 tháng 8 năm 2008, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi
trường đã ra quyết định số 776/QĐ-BTNMT về việc phê duyệt danh mục đề tài khoa
học và công nghệ, dự án sản xuất thử nghiệm cấ
p Bộ mở mới năm 2008 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường. Viện trưởng Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản đã giao
cho phòng Địa hóa và Môi trường do TS. Quách Đức Tín làm chủ nhiệm thực hiện đề
tài: “Nghiên cứu sự lan truyền, xác định nguyên nhân ô nhiễm môi trường nước trên
địa bàn 2 huyện Nghi Xuân và Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh và đề xuất các biện pháp
khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm môi trường”.
Tập thể
tác giả đã hoàn thành thuyết minh đề tài, bảo vệ thành công, được Bộ
Tài nguyên và Môi trường phê duyệt và tiến hành ký hợp đồng số 10-ĐC-
08/HĐKHCN ngày 22 tháng 4 năm 2008 giữa Việt Khoa học Địa chất và Khoáng sản
và Vụ Khoa học-Công nghệ, Bộ TN-MT.
Đề tài chính thức triển khai từ tháng 1 năm 2008 và kết thúc tháng 12 năm
2009.
Mục tiêu cụ thể của đề tài là:
- Nghiên cứu sự lan truyền một số chất ô nhiễm ra môi trường xung quanh trên
cơ sở tài liệu đánh giá hiện trạng ô nhiễm và các tài liệu về điều kiện tự nhiên trong
vùng. Từ đó xác định nguyên nhân ô nhiễm môi trường nước ở hai huyện Nghi Xuân
và Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
- Đề xuất một số giải pháp phù hợp và khả thi để phòng tránh và giảm nhẹ hậu

quả ô nhiễm.




2
Chương I. KHÁI QUÁT VÙNG NGHIÊN CỨU
I.1. Đặc điểm tự nhiên
I.1.1. Khái quát chung
Khu vực nghiên cứu bao gồm hai huyện riêng biệt Nghi Xuân và Hương Sơn,
Hà Tĩnh. Nghi Xuân đặc trưng cho huyện ven biển miền trung, trong khi Hương Sơn
là một huyện miền núi điển hình. Chỉ với 2 huyện, nhưng khu vực nghiên cứu hội tụ
nhiều yếu tố có giá trị như vừa có cửa khẩu Cầu Treo, huyện Hương Sơn và lại có bãi
biển Xuân Thành, huyện Nghi Xuân.
* Huyện Nghi Xuân
Là một huyện đồng b
ằng ven biển, kinh tế chưa thật sự phát triển, cơ sở công
nghiệp trên địa bàn không nhiều và đời sống nhân dân còn thấp. Xét về mặt lợi thế tự
nhiên, có thể thấy rằng, Nghi Xuân nằm ở vị trí tương đối thuận lợi, ngay sát bên thành
phố Vinh. Do vậy, đẩy mạnh phát triển du lịch, hạn chế công nghiệp là một trong
những hướng đi cần tính tới trong tương lai và có nhiều triển vọ
ng. Một trong những
yếu tố thu hút khách du lịch là môi trường sạch sẽ, chưa bị tàn phá nhiều bởi con
người và các hoạt động công nghiệp. Tuy nhiên, Nghi Xuân có cơ sở hạ tầng chưa
phát triển, chưa có dự án xử lý rác thải sinh hoạt đạt chuẩn. Nước thải sinh hoạt hầu
hết là để chảy tràn tự thấm ra vườn hoặc xung quanh nhà. Điều này gây ảnh hưởng
không nhỏ đến chất lượ
ng nước trên địa bàn huyện. Hệ thống cấp thoát nước chưa có,
một phần vì những dự án tổng thể thường đòi hỏi kinh phí lớn mà địa phương không
thể đáp ứng. Ngay thị trấn Nghi Xuân, thị trấn Xuân An nằm bên sông Lam, đối diện

với thành phố Vinh, nhưng cơ sở hạ tầng cũng rất kém phát triển. Đi qua cầu Bến
Thủy, người ta có cảm giác đi tới m
ột thế giới khác. Theo quy hoạch mở rộng quy mô
trung tâm huyện Nghi Xuân với việc sẽ lấy xã Xuân An và xã Xuân Giang thành thị
trấn mới, khi đó dự án về quy hoạch cấp nước và nước thải đồng bộ sẽ được triển khai.
Trên địa bàn huyện có một số làng nghề như chế biến nước mắm như Xuân
Hội, Cương Gián,vv. Nghề làm gạch đặc biệt phát triển ở các xã dọc theo sông Lam từ
Xuân An đến Xuân Hội. Song hành cùng với các dự án nuôi tôm của Hà Tĩnh, trên địa
bàn huyện cũng có một số diện tích phát triển nuôi tôm, nhưng không phải đầm tôm
nào cũng mang lại hiệu quả cao. Đầm tôm Xuân Yên là một điển hình của dự án phát
triển nuôi tôm trên cát, nhưng đến nay, có thể nói Quân Khu IV đã phá sản dự án đó và
bàn giao lại diện tích và cơ sở hạ tầng cho địa phương tổ chức đấu thầu. Quân khu IV
dự kiế
n phát triển dự án 80ha, nhưng chỉ mới hoàn thành được 14ha hồ nuôi thì phá
sản (Số liệu không chính thức, mà qua phỏng vấn các chủ hộ nuôi tôm hiện tại). Diện
tích xung quanh chưa xây dựng đang để hoang hóa. Trên địa bàn huyện, dự án nuôi
tôm giống tại xã Xuân Trường của trường đại học Vinh đang làm với diện tích khoảng
10ha (đã có quyết định giao đất). Các xã dọc sông Lam từ Xuân Phổ đến Xuân An đều
có các dự án nuôi tôm của từ
ng xã theo hướng nuôi quảng canh. Tuy nhiên, hiệu quả


3
nuôi tôm chưa thật sự như mong đợi, hiện tại mới phát huy khoảng 30% tiềm năng và
hiệu suất.
*Huyện Hương Sơn
Huyện Hương Sơn có hai thị trấn là thị trấn Phố Châu và thị trấn Sơn Tây. Tuy
nhiên, quy mô của cả hai thị trấn còn hẹp, hạ tầng cơ sở không đồng bộ, hệ thống cấp
thoát nước rất kém phát triển. Bệnh viện huyện Ph
ố Châu hiện tại cũng chưa có hệ

thống cống thoát nước thải, mà chủ yếu vẫn để chảy tràn tự thấm ra xung quanh. Các
điểm thải gần chỗ nào thì xả thẳng ra vườn khu vực đó.
Đặc trưng các khu dân cư nông thôn của huyện là phân tán trên địa bàn rộng và
chỉ tập trung với mật độ đông ở những nơi có giao thông thuận tiện, dịch vụ phát triển
thành các trung tâm cụm xã. M
ạng lưới giao thông nông thôn ngoài một số trục chính
còn lại là đường đất, khó khăn trong đi lại, vận chuyển hàng hoá nhất là vào mùa mưa.
Diện tích các xã rất lớn, một số xã như Sơn Tiến, Sơn An, đi từ đầu đến cuối xã mất cả
tiếng đồng hồ xe ô tô. Hệ thống cơ sở hạ tầng còn hạn chế, vấn đề môi trường trong các
khu dân cư nông thôn cũng cần ph
ải bàn tới. Hệ thống thu gom rác thải, nước thải sinh
hoạt hầu như không có. Nhiều hộ gia đình còn có thói quen thải các chất thải ra hệ thống
thoát nước tự nhiên nên đã gây mất vệ sinh trong cộng đồng dân cư và ô nhiễm môi
trường. Đặc biệt, hầu hết dân cư trên địa bàn tại các địa điểm khảo sát đều để nước thải
chảy tràn, tự thấm. Nhiều gia đình vẫ
n sử dụng hệ thống hố xí hai ngăn trực tiếp trên
đất, không hề xây bể chứa kiên cố và lấy phân bón ruộng. Điều này tạo nên nguy cơ cao
ô nhiễm môi trường nước dưới đất tầng nông trong khu vực.
I.1.2. Vị trí địa lý
Hà Tĩnh là một tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ, diện tích 6055,7km
2
, dân số khoảng
1.300.000 người, trong đó, vùng nghiên cứu chỉ gồm hai huyện Nghi Xuân và Hương
Sơn với tổng diện tích khoảng 1168.2km
2
, chiến 1/6 diệm tích toàn tỉnh.
*Huyện Nghi Xuân
Nghi Xuân là một huyện ven biển của tỉnh Hà Tĩnh có vị trí địa lý:
18
0

31'00'' – 18
0
45'00" vĩ độ Bắc
105
0
39'00" - 105
0
51'00" kinh độ Đông
Huyện Nghi Xuân cách thủ đô Hà Nội khoảng 310km về phía Nam và cách thị
xã Hà Tĩnh khoảng 50km về phía Đông Bắc. Phía Bắc giáp thành phố Vinh, tỉnh Nghệ
An, phía nam giáp huyện Can Lộc và thị xã Hồng Lĩnh, phía Tây giáp huyện Hưng
Nguyên, tỉnh Nghệ An và Phía Đông giáp biển Đông (
Hình 1.). Diện tích 218 km
2
.
Gồm 2 thị trấn (Xuân An, Nghi Xuân), 17 xã (Xuân Hội, Xuân Trường, Xuân Đan,
Xuân Phổ, Xuân Hải, Xuân Yên, Tiên Điền, Xuân Giang, Xuân Mỹ, Xuân Thành,
Xuân Hồng, Xuân Viên, Xuân Lam, Xuân Lĩnh, Xuân Liên, Cổ Đạm, Cương Gián).


4
Dân số 100.300 (thống kê năm 2001). Địa hình đồng bằng ven biển, có núi Hồng Lĩnh
(Núi Ông cao 676 m). Đất cát chiếm 57% diện tích.
Nghi Xuân là một huyện ven biển nằm bên hữu ngạn sông Lam với vị trí thuận
lợi để phát triển các ngành kinh tế từ nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản đến công
nghiệp, du lịch, bãi tắm, vv. Tuy nhiên, khu vực này cũng rất nhạy cảm với các tác
nhân gây ô nhiễm môi trường không chỉ từ hoạt động công nông nghiệp trên
địa bàn
huyện, mà còn chịu sự tác động mạnh mẽ từ hoạt động của các vùng lân cận như thành
phố Vinh.

Hình 1. Vị trí huyên Nghi Xuân

* Huyện Hương Sơn
Trái với huyện Nghi Xuân, huyện Hương Sơn là một huyện miền núi nằm về
phía Tây Bắc của tỉnh Hà Tĩnh với tọa độ địa lý:
105
0
06
'
08
’’
- 105
0
33
'
08" Kinh độ Đông
18
0
16
'
07" - 18
0
37
'
28" Vĩ độ Bắc
Hương Sơn là một huyện trung du miền núi với vị trí địa lý như sau: Phía nam
giáp huyện Vũ Quang, phía bắc giáp huyện Thanh Chương và Nam Đàn (tỉnh Nghệ
An), phía tây giáp tỉnh Bo-li-kham-xay (nước Lào), phía đông giáp huyện Đức Thọ
(
Hình 1) (Diện tích: 950,2 km

2
. Dân số: 119.240 người. Toàn huyện có 2 thị trấn (Phố
Châu và Tây Sơn) và 30 xã (Sơn Tây, Sơn Kim 1, Sơn Kim 2, Sơn Hồng, Sơn Lĩnh,


5
Sơn Diệm, Sơn Quang, Sơn Giang, Sơn Lâm, Sơn Hàm, Sơn Trung, Sơn Phú, Sơn
Trường, Sơn Phúc, Sơn Mai, Sơn Thủy, Sơn Bằng, Sơn Ninh, Sơn Thịnh, Sơn Hòa,
Sơn An, Sơn Lễ, Sơn Tiến, Sơn Châu, Sơn Bình, Sơn Hà, Sơn Trà, Sơn Long, Sơn
Tân, Sơn Mỹ). Quy mô của cả hai thị trấn còn hẹp, hạ tầng cơ sở không đồng bộ, hệ
thống cấp thoát nước r
ất kém phát triển. Bệnh viện huyện Phố Châu hiện tại cũng chưa
có hệ thống cống thoát nước thải, mà chủ yếu vẫn để chảy tràn tự thấm ra xung quanh.
Đặc trưng các khu dân cư nông thôn của huyện là phân tán trên địa bàn rộng và
chỉ tập trung với mật độ đông ở những nơi có giao thông thuận tiện, dịch vụ phát triển
thành các trung tâm cụm xã. Mạng lưới giao thông nông thôn ngoài một số trụ
c chính
còn lại là đường đất, khó khăn trong đi lại, vận chuyển hàng hoá nhất là vào mùa mưa.
Diện tích các xã rất lớn, một số xã như Sơn Tiến, Sơn An, Hệ thống cơ sở hạ tầng
còn hạn chế, vấn đề môi trường trong các khu dân cư nông thôn cũng cần phải bàn tới.
Hệ thống thu gom rác thải, nước thải sinh hoạt hầu như không có. Nhiều hộ gia đình còn
có thói quen xả các chấ
t thải ra hệ thống thoát nước tự nhiên nên đã gây mất vệ sinh
trong cộng đồng dân cư và ô nhiễm môi trường. Đặc biệt, hầu hết dân cư trên địa bàn tại
các địa điểm khảo sát đều để nước thải chảy tràn, tự thấm. Nhiều gia đình vẫn sử dụng
hệ thống hố xí hai ngăn trực tiếp trên đất, không hề xây bể chứa kiên cố và lấy phân bón
ru
ộng. Điều này tạo nên nguy cơ cao ô nhiễm môi trường nước dưới đất tầng nông trong
khu vực.



Hình 2. Vị trí huyện Hương Sơn
I.1.3. Địa hình
Địa hình vùng nghiên cứu thể hiện sự khác biệt rõ ràng giữa hai huyện, trong đó,
Nghi Xuân đại diện cho địa hình vùng cửa sông ven biển, Hương Sơn đại diện cho địa
hình núi thấp đến trung bình của dãy Trường Sơn.


6
*Huyện Nghi Xuân
Huyện Nghi Xuân có địa hình đặc trưng của vùng ven biển, nghiêng từ Tây Nam
sang Đông Bắc. Phía Tây Bắc dọc theo ranh giới của tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Nghệ An là
con sông Lam, phía Tây Nam chắn bởi dãy núi Hồng Lĩnh, tiếp đến là dải đồng bằng
nhỏ hẹp ven núi Hồng Lĩnh, cuối cùng là bãi cát ven biển và ra đến Biển Đông. Địa
hình Nghi Xuân gần như được chia thành ba vùng đặc trưng:
- Địa hình đồng bằng: bao gồm vùng phù sa sông Lam ra đế
n vùng cát biển phía
Bắc, địa hình tương đối bằng phẳng. Với điều kiện thuận lợi về địa hình và đất đai
màu mỡ do phù sa sông bồi đắp, đây là vùng có giá trị kinh tế nhất huyện, thuận lợi
cho thâm canh cây lương thực, cây hoa màu ngắn ngày và chăn nuôi gia súc, gia cầm.
- Địa hình núi thấp: ở phía Nam huyện, khu vực dãy núi Hồng Lĩnh, với những
dãy núi đá có độ dốc lớn, chủ yếu là
đá magma axit. Dưới các chân núi có nhiều khe
rạch, nơi địa phương đã tận dụng để xây 14 hồ, đập phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
Ngoài sản xuất nông nghiệp, thế mạnh của vùng là phát triển lâm nghiệp và du lịch
sinh thái.
- Địa hình cồn cát ven biển: bao gồm các dãy cồn cát ven biển kéo dài. Địa hình
khu vực này hơi nghiêng về hướng Tây, Tây Bắc. Do có cửa sông, cửa lạch tạo thành
các bãi ngập mặn thuận lợi cho phát tri
ển nuôi trồng thủy sản. Vùng này có tiềm năng

phát triển kinh tế biển và du lịch nghỉ mát.
*Huyện Hương Sơn
Nét nổi bật về địa hình huyện Hương Sơn là đồi núi chập trùng, chiếm hơn 3/4
diện tích tự nhiên toàn huyện, nằm xen kẽ với các thung lũng nhỏ hẹp chạy dọc theo
các sông suối trong vùng.
Theo phân vùng địa mạo, có thể xếp địa hình khu vực vào nhóm miền núi thấp
với các đặc tr
ưng là: bề ngang tương đối hẹp, sườn có độ dốc lớn, cấu trúc kéo dài theo
hướng Tây Bắc - Đông Nam, gồm nhiều dãy núi song song và so le với nhau như dãy
Giang Màn, núi Nầm, dãy núi Mồng Gà, dãy núi Thiên Nhẫn và núi Hoa Bảy, hướng
dốc chung từ Tây Bắc xuống Đông Nam, trong đó cao nhất là núi Bà Mụ (1.357m)
trên biên giới Việt – Lào. Độ cao trung bình toàn huyện khoảng 600 - 700 m. Độ cao
địa hình có mối liên hệ với thành phần đá gốc, trong đó địa hình núi thấp thường gắn
li
ền với các đá trầm tích. Các đá mama và đá biến chất thường tạo thành các dãy núi
có độ cao trung bình (900 - 1300m). Đồng thời, hướng kéo dài của các dãy núi trong
vùng cũng hoàn toàn trùng với phương cấu trúc chung của các thành tạo địa chất trong
khu vực, với hướng cắm chung là Tây Nam, tạo nên sườn Đông Bắc dốc hơn sườn Tây
Nam. Do nằm trong khu vực cửa khẩu, hệ thống đường xá tương đối phát triển, nhiều
vách núi được xẻ taluy làm đườ
ng tạo thành các vết lộ rất lớn và rõ. Kết hợp với đặc
điểm độ dốc lớn, phân cắt và xâm thực mạnh nên càng thuận lợi cho công tác khảo sát
đặc điểm biến đổi thành phần vật chất từ đá gốc sang đất, dễ dàng xác định nguồn gốc


7
sinh thành của từng loại đất trong khu vực. Thảm thực vật trên địa hình này tương đối
phát triển và được bảo vệ khá tốt, hiếm khi nhìn thấy đất trống đồi trọc trong quá trình
khảo sát.
Dọc theo các sông suối là dạng địa hình đồng bằng bán sơn địa, bãi bồi hoặc

thung lũng nhỏ hẹp giữa núi. Sự kết hợp của các dạng địa hình có các quá trình địa
mạo khác nhau và khả năng khai thác từ
ng kiểu địa hình cũng có những đặc điểm khác
nhau. Do vậy, địa hình của huyện được chia thành 3 kiểu như sau:
a. Địa hình núi trung bình
Bao gồm các dãy núi ở phía Tây Bắc, nằm dọc biên giới Việt Lào (gồm các xã:
Sơn Kim 1, Sơn Kim 2 và Sơn Hồng) với độ cao từ 900 m trở lên, thuộc nhóm địa
hình núi cao trung bình. Các đỉnh cao nhất thường được cấu tạo từ các khối granit xâm
nhập. Thành tạo địa chất dạng u
ốn nếp, khối, nâng lên mạnh tạo thành một dải hẹp kéo
dài. Đặc điểm địa hình có dạng đỉnh nhọn, sườn dốc, xâm thực chia cắt mạnh. Tính
chất xâm thực, chia cắt mạnh là nguyên nhân chính làm cho địa hình hiểm trở, việc đi
lại và khai thác gặp nhiều khó khăn.
b. Địa hình đồi núi thấp
Có dạng uốn nếp, nâng lên yếu chiếm phần lớn diện tích của huyện và có độ
cao 900-300m (ch
ủ yếu ở các xã: Sơn Lễ, Sơn Tiến, Sơn Lĩnh, Sơn Tây, Sơn Hàm,
Sơn Trường ). Dạng địa hình đồi núi thấp có cấu trúc địa chất tương đối phức tạp,
bao gồm các trầm tích lục nguyên dày với đá phiến sét, đá phiến serixit, các loại đá
phiến hỗn tạp, cát kết mica Quá trình xâm thực bóc mòn diễn ra mạnh hơn quá trình
chia cắt sâu, đã tạo nên địa hình mềm mại hơ
n, độ cao các đỉnh ít bị chênh lệch.
c. Địa hình thung lũng kiến tạo - xâm thực
Bao gồm các xã còn lại, chiếm diện tích nhỏ, độ cao chủ yếu từ 300 m trở
xuống. Đây là các thung lũng của sông Ngàn Phố nằm theo hướng gần song song với
các dãy núi và cấu tạo chủ yếu bởi những trầm tích vụn, bở, dễ bị xâm thực. Chiều
ngang của các thung lũng này tương đối rộng, trong đó phổ
biến là các dạng địa hình
đồi bằng thoải, bãi bồi và thềm sông khá phát triển. Kiểu địa hình này hiện đang được
khai thác và còn có thể khai hoang mở rộng diện tích phát triển sản xuất nông nghiệp.

I.1.4. Khí hậu
Khí hậu ở hai huyện Nghi Xuân và Hương Sơn mang những nét đặc trưng của
khí hậu miền trung, chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa rõ rệt là
mùa đông lạnh ẩm, mưa nhiều và mùa hè khô, nóng. Mùa khô bắt đầu từ tháng 4 đến
tháng 8 cũng là mùa nắng nóng với nhiệt độ cao nhất lên tới 39-40
0
C, độ ẩm không khí
thấp nhất thường vào các tháng 6-7 ứng với gió Tây Nam khô nóng hoạt động mạnh,
lượng bốc hơi cao. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau với nhiệt độ
trung bình khoảng 19,5
0
C, độ ẩm không khí cao, lượng bốc hơi thấp. Khoảng thời gian


8
này lượng mưa chiếm đến 81% lượng mưa cả năm, tập trung chủ yếu vào tháng 9 đến
tháng 11, thường có bão kèm theo mưa và gió lớn.
Hầu như năm nào trên địa bàn huyện Nghi Xuân cũng chịu ảnh hưởng của bão,
có năm tới 2-3 trận bão lớn kèm theo mưa to, gió lớn ảnh hưởng đến sản xuất và đời
sống của người dân. Trên địa bàn huyện Hương Sơn thường xuất hiện những tr
ận lũ
quét, đôi khi tàn phá khốc liệt, điển hình là trận lũ quét vào năm 2008. Dưới đây là mô
tả chi tiết đặc điểm khí hậu của từng huyện.
*Huyện Nghi Xuân
Nghi Xuân chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa khắc nghiệt. Vào dịp
tháng 5 – 7 hàng năm, khi những cơn gió Lào mang theo nhiều hơi nước thổi qua vùng
nghiên cứu, nhưng bị chặn bởi dãy Trường sơn nên hầu hế
t lượng mưa chỉ xuất hiện
phía đông Trường sơn, trong khi đó ở phía tây phải hứng chịu cái nắng, cái gió khô ráp
người.

* Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm đạt 23,8
0
C. Nhiệt độ trung bình tháng
nhỏ nhất đạt 17
0
C. Các tháng chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng, nhiệt độ trung
bình tháng đạt 28,7 ÷ 29,8
0
C vào tháng 7.
* Độ ẩm tương đối: Độ ẩm tương đối trung bình năm đạt 85%. Độ ẩm thấp nhất
xảy ra vào các tháng có gió Tây khô nóng, tháng 7 và đạt 70%. Độ ẩm cao nhất xảy ra vào
các tháng cuối mùa đông, khi có mưa phùn hoặc các tháng mùa mưa và đạt 90 ÷ 92%.
* Bốc hơi: Bốc hơi trung bình năm đạt 800mm. Lượng bốc hơi lớn xảy ra vào
tháng 7 với lượng bốc hơi trung bình tháng đạt từ 180 ÷ 200mm. Tháng 2 có lượ
ng
bốc hơi nhỏ nhất đạt từ 27 ÷ 34mm.
* Số giờ nắng: Số giờ nắng đạt từ 1.400 ÷ 1.600 giờ.
* Tốc độ gió: Tốc độ gió trung bình năm 1,7 m/s- 2,3 m/s. Tốc độ gió lớn nhất
khi có bão đạt >40 m/s. Hướng gió mùa đông là hướng Đông Bắc, mùa hè thịnh hành
gió Tây Nam hoặc gió Đông Nam.
* Chế độ mưa:
Nghi Xuân có lượng mưa năm khá phong phú, trung bình năm đạt từ 2.300 ÷
2.600mm. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 8 tới tháng 11. Tuy nhiên tháng 5, 6 có mưa Tiểu
mãn gây ra lũ Tiểu mãn. Lượng mưa mùa mưa đạt 65 - 70% lượng mưa năm, còn lại là
mùa khô.
*Huyện Hương Sơn
Hương Sơn có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhưng do sự chi phối bởi yếu tố địa
hình sườn Đông Trường Sơn, nên có sự phân hóa rất khắc nghiệt với đặc trưng là mùa
đông lạnh ẩm, mưa nhi
ều, mùa hè khô, nóng.



9
Gió: Trên địa bàn huyện chịu ảnh hưởng của 2 loại gió chính là gió mùa Đông
Bắc và gió Tây Nam (Gió Lào). Gió mùa Đông Bắc thường xảy ra về mùa Đông, ảnh
hưởng lạnh giá từ đại lục Âu – Á tạo ra các áp lực lục địa di chuyển đến địa bàn huyện
làm nhiệt độ giảm xuống. Hàng năm, gió Tây Nam bắt đầu từ tháng 3 và kết thúc vào
tháng 9, cao điểm nhất là vào tháng 7 do áp thấp khô nóng Ấn - Miến hoặc từ vịnh
Bengan v
ượt qua dải Trường Sơn ảnh hưởng tới vùng Bắc Trung Bộ nước ta. Tại đây,
hơi nước được giữ lại ở phía Tây Trường Sơn, khi sang Đông Trường Sơn thì khô
nóng, thường chỉ xuất hiện từng đợt với nhiệt độ trên 35
0
C, độ ẩm có khi xuống dưới
55%. Dân gian ta gọi những đợt như vậy là “gió Lào”.
Nhiệt độ: Nhiệt độ không khí trung bình cả năm khoảng 23,4
0
C (Bảng 1).Vào
mùa nóng, các tháng 6,7,8 nhiệt độ có khi lên tới 39,3
0
C. Còn mùa lạnh nhiệt độ có
khi xuống tới 8,1 -8,5
0
C vào các tháng 12, 1, 2.
Bảng 1. Biến thiên nhiệt độ năm 2007 tại Trạm Kim Cương- Hương Sơn
Tháng
Yếu tố

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
T

0
TB
16,9 22,1 23,3 24,1 26,3 29,9 29,8 28,8 26,6 24,1 19,9 20,8
T
0
Max
26,3 30,9 36,0 39,3 35,5 37,6 38,8 36,3 35,5 32,5 27,5 28,0
T
0
Min
8,1 8,5 15,5 16,8 18,0 24,6 28,8 23,9 19,0 18,9 11,1 14,8
Biên độ 18,2 22,4 20,5 22,5 17,5 13 16,0 12,4 16,5 13,6 16,4 13,2
(Nguồn: Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Hà Tĩnh năm 2007)
Lượng mưa: Tổng lượng mưa bình quân hàng năm của huyện tương đối lớn
(từ 2000 – 2100mm), nhưng phân bố không đều giữa các tháng trong năm. Vào mùa
mưa, lượng mưa chiếm khoảng 74%, tập chung chủ yếu từ cuối tháng 7 đến tháng 11
với lượng mưa có thể đạt 300 – 500mm/tháng. Vào mùa đông, lượng mưa chiếm
khoảng 26% lượng mưa cả năm.
Lượng nước bốc hơi: Về
mùa đông do nhiệt độ không khí thấp, độ ẩm tương
đối cao, ít gió, áp lực không khí lớn nên lượng bốc hơi rất nhỏ, chỉ chiếm từ 1/5 – 1/2
lượng mưa. Về mùa nóng, do nhiệt độ không khí cao, độ ẩm thấp, gió lớn, áp lực
không khí giảm nên cường độ bốc hơi lớn, lượng bốc hơi của 7 tháng mùa nóng có thể
gấp 4 – 5 lần của các tháng mùa
lạnh (
Hình 3).

Hình 3. Tổng lượng bốc hơi đo tại
trạm khí tượng Kim Cương
( Nguồn: Trung tâm Dự báo Khí

tượng Thủy Văn Hà Tĩnh năm
2007)

0
20
40
60
80
100
120
140
160
180
Lượng bốc hơi (mm)
123456789101112
Tháng


10
Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí trung bình năm là 85%. Thời kỳ độ ẩm
không khí thấp nhất là vào tháng 6-7, ứng với gió Tây Nam khô nóng hoạt động mạnh
nhất, độ ẩm không khí chỉ gần 75%. Thời
kỳ có độ ẩm không khí cao nhất là vào mùa
lạnh (tháng 12,1,2,3) lên tới 90% (
Hình 4).
Hình 4. Độ ẩm không khí năm 2007 đo tại
trạm Kim Cương (Nguồn: Trung tâm Dự
báo Khí tượng Thủy văn Hà Tĩnh năm
2007)


Các hiện tượng thời tiết khác: Hàng
năm, trên địa bàn huyện còn chịu ảnh hưởng trực tiếp 1 - 2 cơn bão và áp thấp nhiệt đới.
Bão thường xuất hiện vào các tháng 9 - 11 hàng năm, trung bình một cơn bão hoặc áp
thấp nhiệt đới có thể gây ra lượng mưa 200 - 250 mm, thậm chí đến 500 mm. Mưa to, gió
lớn, gây lụt lội nên ảnh hưởng xấu đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Lũ chịu ả
nh
hưởng trực tiếp của mưa bão, thông thường cứ 10 trận lũ thì có 7 - 8 trận liên quan đến
bão. Đặc biệt cơn lũ xuất hiện bất ngờ năm 2002 đã gây thiệt hại nghiêm trọng về vật chất
trong huyện.
Ngoài ra, còn có hiện tượng sương mù, chủ yếu xảy ra trong mùa Đông vào
những ngày chuyển tiếp, thường xuất hiện 5- 6 ngày liên tiếp, phổ biến là loại sương
mù địa hình xu
ất hiện từng đám mà không thành lớp dày đặc.
I.1.5. Thủy văn – Hải văn
Hà Tĩnh là tỉnh có hệ thống sông suối dày đặc. Vùng núi, mật độ sông suối lên tới
1,3km/km
2
, ở vùng đồng bằng mật độ thưa hơn (khoảng 0,5-1km/km
2
). Bên cạnh đó,
Hà Tĩnh có bờ biển dài và thoải với một số vị trí thuận lợi cho phát triển bãi tắm, du
lịch và nuôi trồng thủy hải sản.
*Huyện Nghi Xuân
Hệ thống sông Lam và các con suối nhỏ trên địa bàn đóng vai trò chính ảnh
hưởng đến chế độ thủy văn của huyện Nghi Xuân. Sông Lam có lưu vực lớn, các khe
suối có tốc độ dòng chảy chảy nhỏ và hoạt động mạnh v
ề mùa mưa lũ. Sự hình thành lũ
và số lượng các cơn lũ trong vùng phụ thuộc vào thời gian và cường độ mưa.
Ngoài ra, cũng như các vùng đất ven biển của miền Trung với đặc điểm nghiêng
dốc về phía biển, Nghi Xuân là vùng đất thấp có 32km chiều dài bờ biển, vì vậy, chế

độ thủy văn ở đây còn chịu ảnh hưởng của thủy triều. Chế độ nhật tri
ều chiếm khoảng
2/3 số ngày trong tháng, còn lại là bán nhật triều. Trong kỳ triều cường thì độ lớn triều
trung bình 1,2-1,5m và trong kỳ triều thấp khoảng 0,5m. Qua các cửa sông đổ ra biển
và một số cửa lạch, thủy triều lấn sâu vào làm nước sông Lam bị nhiễm mặn về mùa
khô.


11
*Huyện Hương Sơn
Đặc điểm thủy văn huyện Hương Sơn được khống chế bởi hệ thống sông, suối
khá dày đặc. Nhìn chung, chiều dài của các con suối ngắn, trung bình khoảng 1km, lưu
lượng nhỏ, độ dốc và tốc độ chảy lớn và hoạt động chủ yếu vào mùa mưa lũ. Mật độ
sông suối phân bố tương đối đồng đều trên khắp đị
a bàn huyện với mật độ trung bình
là 1,1km/km
2
, cao nhất đạt 2,2km/km
2
. Bên cạnh đó, trên địa bàn huyện còn có hàng
trăm hồ lớn nhỏ. Dưới đây là đặc điểm của một số sông hồ chính trong huyện.
Sông suối: Sông Ngàn Phố là con sông lớn nhất chảy qua địa bàn nghiên cứu, bắt
nguồn từ dãy núi Trường Sơn, ở độ cao 1.400m so với mực nước biển, chảy theo
hướng Tây Bắc - Đông Nam, phần lớn chảy qua khu vực đồi núi nên có động năng
l
ớn, vào mùa mưa dễ tạo ra lũ lớn làm thiệt hại tới sản xuất nông nghiệp và dân sinh
trên địa bàn. Sông có chiều dài 70km, lòng sông hẹp và có nhiều tảng đá lăn. Diện tích
lưu vực sông khoảng 1.060 km2, lưu lượng bình quân đo tại trạm Sơn Diệm là khoảng
51,2m
3

/s.
Với địa hình núi cao và mạng lưới thủy văn tương đối dày đặc, Hương Sơn có
tiềm năng lớn về thủy điện. Mặt khác, mỗi một dòng chảy lại là kênh dẫn lý tưởng
không chỉ cho phù sa, mà cả các chất ô nhiễm cũng dễ dàng được vận chuyện đến vị
trí lắng đọng phía hạ lưu.
Hồ: Trên địa bàn Huyện Hương Sơn, hệ thống h
ồ đập lớn nhỏ khá phong phú,
bao gồm cả hồ tự nhiên và hồ nhân tạo. Sông hồ trong vùng liên kết với nhau tạo thành
một hệ thống tương đối hoàn chỉnh, phần nào đáp ứng được công tác điều tiết nước
trong mùa mưa và cung cấp nước sinh hoạt, nước tưới phục vụ cho sản xuất nông
nghiệp quanh năm. Trên dịa bàn Huyện có trên 100 hồ đập, trong đó có nhiều hồ đập
l
ớn như: hồ Khe Cò, hồ Vực Rồng, hồ Khe Dẻ, hồ Cây Trường, đập Khe Mỏ, đập Cao
Thắng, đập Khe Cầu…tạo thành hệ thông dự trữ nước rất tốt cho mùa khô.
I.1.6. Đặc điểm địa chất
I.1.6.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu
Nghiên cứu, điều tra đánh giá tổng hợp về địa chất, khoáng sản và môi trường
khu vực Hà Tĩnh được ghi nhận từ đầu thế kỷ 20 với các công trình chủ yếu của
Fromaget.J (1927, 1928). Những tài liệu này được dùng trong các bản đồ địa chất tỷ lệ
nhỏ xuất bản sau đó (Fromaget.J. 1952; Fontaine.H, 1971). Đến đầu thập kỷ 60 thế kỷ
20, v
ới sự hỗ trợ của chuyên gia Liên xô, Tổng cục Địa chất đã tiến hành đo vẽ thành
lập bản đồ địa chất miền Bắc Việt Nam tỷ lệ 1/500.000 với mạng lưới khảo sát thực
địa khá dày, thu được nhiều tài liệu thực tế, làm cơ sở cho việc phân chia các thể địa
chất chi tiết và chính xác hơn. Bản đồ trên đã được xuất bản (Dovjikov A.E. chủ biên,
1963). N
ăm 1978, bản đồ địa chất và khoáng sản tờ Hà Tĩnh - Kỳ Anh tỷ lệ 1/200.000
do Trần Tính chủ biên đã được đo vẽ và thành lập. Tiếp sau đó, một số vùng thuộc lục
địa Hà Tĩnh đã được đo vẽ và lập bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1/50.000 (tờ Nam



12
Vinh do Hồ Duy Thành chủ biên, 1983; nhóm tờ Hoành Sơn do Phạm Đình Trưởng
chủ biên, 1996). Các tài liệu đo vẽ nêu trên đã được Cục Địa Chất và Khoáng Sản Việt
Nam biên tập và xuất bản năm 1996 trong tờ bản đồ Hà Tĩnh - Kỳ Anh tỷ lệ
1/200.000.
Trong thập niên 90 của thế kỷ 20, hàng loạt các nghiên cứu chuyên đề về trầm
tích Đệ tứ, địa mạo ở đồng bằng duyên hải Hà Tĩnh nói riêng và ở
Việt Nam nói chung
đã được thực hiện, như các công trình của Nguyễn Đức Tâm (1995), Nguyễn Địch Dỹ
(1995), Ngô Quang Toàn (1999). Kết quả của những công trình này đã phân chia
tương đối chi tiết các thành tạo trầm tích Đệ tứ, địa mạo theo tuổi và nguồn gốc.
Sa khoáng titan ven biển Hà Tĩnh được nghiên cứu và đánh giá trong những
thập kỷ gần đây như báo cáo về monazit, zircon trong sa khoáng ven biển ở Hà Tĩnh
và Bình định của Nguyễn Ng
ọc Anh và nnk, 1998 và các báo cáo tìm kiếm thăm dò
chi tiết tỷ lệ 1/5.000, 1/2.000 vào năm 1996 của Liên đoàn Địa chất Bắc Trung Bộ
(Liên đoàn Địa chất 4).
Khoáng sản kim loại như thiếc, sắt và chì kẽm được nhiều tác giả đề cập đến
(Trần Tính và nnk, 1996; Nguyễn Kim Hoàn và Nguyễn Văn Ngoãn, 1984). Hiện tại,
mỏ sắt Vũ Quang – Sơn Trường đang được đầu tư thăm do và khai thác.
Mỏ sericit Sơn Bình đã đượ
c Liên đoàn địa chất Miền Bắc tiến hành tìm kiếm
chi tiết năm 2004-2005 và hiện đang được điều tra, thăm dò chi tiết phục vụ khai thác.
Dưới đây là mô tả đặc điểm địa chất của từng huyện.
I.1.6.2. Địa tầng
*Huyện Nghi Xuân
Trên cơ sở tổng hợp các tài liệu hiện có (Trần Xuân Dục, 1983; Trần Tính và
nnk, 1980), đặc điểm địa chất khu vực Nghi Xuân được thể hiện trên bao gồm các đơn
vị địa tầng và 2 phức hệ magma sau:

* Hệ tầng La khê (C
1
lk).
Các thành tạo của hệ tầng này xuất lộ dưới dạng các dải nhỏ, chỏm nhỏ rải rác
bao quanh núi Ông, phía Nam vùng nghiên cứu, có thành phần chủ yếu là các trầm
tích giàu silic, sét silic màu đen xen kẹp những lớp mỏng hay thấu kính đá vôi xám
đen. Chiếm gần hết khối lượng của hệ tầng, thành phần từ dưới lên trên gồm có:
- Phần dưới là đá phiến silic xen nhịp, cát kết quăczit hoá, đá phiến sét –
silicrixit màu
đen cát kết, bột kết, sạn kết màu đen nhiễm sắt- mangan đôi nơi gặp các
lớp mỏng đá quăczit. Đá gồm tập hợp ẩn tinh vi vảy sét, sericit, chlorit, thạch anh và
hạt nhỏ albit nằm xen lẫn nhau có xu thế sắp xếp định hướng. Nổi trên nền ẩn tinh đó
là vài tấm anđaluzit kích cỡ đạt (1x1,5) mm tạo nên kiến trúc ban biến tinh. Quặng,
graphit hạt nhỏ méo mó màu đen phân bố đề
u khắp trong mẫu, phản chiếu ánh kim có
ánh kim khá mạnh.


13
































Hỡnh 5. S a cht huyn Nghi Xuõn
B
A
10550'
1832'
56
52
48
49
50

51
53
54
55
89
85
86
87
88
90
91
92
84
82
83
81
80
79
78
75
76
77
73
70
71
72
74
61
60
53

54
55
56
57
58
59
10533'
89
85
86
87
88
90
91
92
10550'
1847'
84
80
81
82
83
78
75
76
77
79
Hồ Sông Rác
Đè o Ng a n g
Cửa Khẩ u

Cử a Nh ợn g
Cửa S ót
Bãi tắm Xuân Thành
Bãi tắm Thạch Hải
Bãi tắm Thiên Cầm
T. T. Vũ Q uang
vũ quang
Hồ Kẻ Gỗ
A
8
Cả ng Vũn g Ang
A
15
15
hơn g kh ê
can lộc
đức t họ
thạch hà
cẩm xuyên
kỳ anh
hơng s ơn
Cầ u Tr e o
T. T. Tây s ơn
T. T. Cẩm xuyê n
T. T. Cày
T. T. h ơng khê
T. T. ngh èn
T. T. ng h i x uâ n
T. T. xuâ n an
T. T. đức t họ

3
T. T. Ph ố C hâ u
Đ


n
g

H


C
h
í

M
i
n
h
70
71
72
73
74
10533'
1847'
Lào
74
75
67

68
69
70
71
72
73
66
65
57
58
59
60
61
62
63
64
T. T. kỳ a nh
Vịnh bắc Bộ
tx. hà tĩnh
Nghệ An
Quảng B ình
A
1
TX. Hồng lĩ nh
1832'
nghi xuân
52
51
48
49

50
69
72
73
74
75
71
70
62
63
64
65
66
67
68
ạ ẩ P Ô
Đứt gãy thuận. a- Xác định, b- Dự đoán
Đới cà nát
b
Sông suối
a
Pha 2: Granit biotit hạt nhỏ, granit sáng màu
Pha 1: Granit biotit hạt trung đến dạng pocfia
Phức hệ cửa rào
Gabro thờng, gabro riolit gabro diaba
õ ẵè PÔ
Phụ hệ tầng dới . Tập 1
Trầm tích nguồn gốc gió -biển.
Trầm tích biển, đầm lầy.
Trầm tích Đệ tứ không phân chia.

Ranh giới thạch học
Ranh giới bất chỉnh hợp
các ký hiệu khác
Hệ tầng La Khê.
Phụ hệ tầng dới . Tập 1
Phức hệ Nậm Kền
Phụ hệ tầng dới . Tập 2
hệ tầng đồng trầu
chỉ dẫn
ẩ PÔ
ạ ẩ PÔ
dQ
TÔ ằẻÊạ
TÔ ằẻÊ
CÊ ặÊạ
hệ tầng can lộc
mbQ ẵặ
mvQ ẵặ
Trầm tích nguồn gốc biển.
mQ ẵặ
mQ ẵặ
CÊ ặÊạ
ẩ P Ô
mvQ ẵặ
ẩ P Ô
CÊ ặÊạ
mvQ ẵặ
mQ ẵặ
mQ ẵặ
CÊ ặÊạ

dQ
ạ ẩ P Ô
õ ẵè PÔ
ẩ P Ô
mvQ ẵặ
mQ ẵặ
õ ẵè PÔ
ẩ P Ô
ạ ẩ P Ô
CÊ ặÊạ
mbQ ẵặ
ẩ P Ô
mvQ ẵặ
mvQ ẵặ
mQ ẵặ
mbQ ẵặ
dQ
õ ẵè PÔ
ẩ P Ô
mQ ẵặ
mQ ẵặ
õ ẵè PÔ
dQ
ẩ P Ô
ạ ẩ P Ô
ạ ẩ P Ô
dQ
dQ
ạ ẩ P Ô
mbQ ẵặ

ẩ PÔ
mbQ ẵặ
TÔ ằẻÊ
dQ
ẩ PÔ
mbQ ẵặ
TÔ ằẻÊạ
mQ ẵặ
dQ
TÔ ằẻÊ
mbQ ẵặ
mQ ẵặ
TÔ ằẻÊạ
mbQ ẵặ
x Xuân Liên
x Xuân Thành
x Cổ Đạm
x Xuân Yên
x Xuân Mỹ
Tiên Điền
x Xuân Hải
x Xuân Đan
x Xuân Phổ
x
x Xuân Trờng
x Xuân Hội
x Xuân Giang
Xuân Viên
x
x Xuân Hồng

42
kilometres
0


14
- Phần giữa chủ yếu là đá bột kết thạch anh xen dải cát kết thạch anh bị biến
đổi. Thành phần gồm: (a) Hạt vụn có kích thước không đều gồm dải cát kích thước
khoảng (0,2x0,3)mm xen với dải bột kích thước (0,03x0,05)mm. Thành phần hạt vụn
gồm thạch anh, mica và ít turmalin. Hạt vụn có kích thước 0,05 - 0,07mm, bao gồm
thạch anh, mica và turmalin và hidroxyt sắt, phần tàn dư phản chiếu ánh kim mạnh.
Thạch anh sắp xế
p chặt xít, ven rìa được viền quanh bởi vành sét - sericit nhiễm
hidroxyt sắt có màu nâu bẩn. Mica bao gồm cả biotit và muscovit. Biotit dạng tấm nhỏ
kéo dài bị chlorit hóa không đều, đa sắc yếu màu lục, giao thoa thấp. Muscovit dạng
tấm với 2 cạnh ngắn nham nhở, mặt sạch, giao thoa cao. Turmalin dạng hạt méo mó,
dạng trụ, đa sắc ngược màu lục theo đới khá rõ; (b)Vật liệu gắn kết các hạt vụn có
thành phần là sét bị biến đổi thành tậ
p hợp ẩn tinh vi vảy sericit, chlorit giữa chúng rất
khó phân biệt một cách chính xác rõ ràng. Trong phần này gặp epidot dạng vi hạt tạo
đám không đều. Quặng dạng méo mó tạo đám kéo dài theo chiều định hướng của đá,
thường bị leucoxen
- Chuyển dần lên là đá phiến silic, phiến thạch anh, silic - sét sêrixit, sét silic
màu đen nâu đen. Đá phân lớp rõ từ mỏng đến trung bình. Thạch anh, silic là thành
phần tạo đá chủ yếu trong mẫu dạng hạ
t nhỏ, ẩn tinh sắp xếp liền xít trong mẫu. Xen
lẫn trong thạch anh, silic có bụi quặng và đám ổ leucoxen hoặc epidot-zoisit vi hạt. Đá
phiến thạch anh, sét silic vỡ vụn mạnh xen cát bột kết, sạn kết màu vàng phớt nâu.
Quặng màu đen không thấu quang phản chiếu ánh kim khá mạnh. Đá có khá nhiều gân
mạch thạch anh hạt nhỏ xuyên cắt.

- Về đặc tính địa hoá, hệ tầng La Khê rất nghèo các nguyên tố đất hiếm, trái lạ
i
tương đối phổ biến các nguyên tố Vanadi (V) Niken (Ni) sắt (Fe) Mangan (Mn).
* Hệ tầng Mường Hinh (Jmh)
Các thành tạo của hệ tầng này xuất lộ hẹp ở ven biển như Núi Ông, núi Bàn Độ.
Mặt cắt của hệ tầng ở các diện lộ có sự thay đổi khá rõ nét. Ở vùng núi Ông mặt cắt
gồm cuội kết cơ sở phủ trên granit Núi Ông, chuyển lên cát kết tuf, bột kết tuf với bề
dày khoảng 300m, đây là ph
ần thấp nhất của hệ tầng. Bề dày chung của hệ tầng
Mường Hinh >500m.
* Hệ Đệ tứ (Q)
Trầm tích bở rời đệ tứ chiếm diện tích chủ yếu trên địa bàn huyện Nghi Xuân,
kéo dài từ chân núi Hồng Lĩnh xuống tận cửa Hội. Theo kết quả nghiên cứu của đoàn
204 (Liên đoàn Bản đồ địa chất), Liên đoàn Địa chất miền trung, có thể phân trầm tích
bở rời của đồng bằng Nghi Xuân làm 3 tầng từ dưới lên trên như sau:
Tầng Nghi Xuân: Đây là phần dưới của thống pleistocen (Q
I-II
nx
1
) không lộ ra
trên mặt. Nằm trên bề mặt bào mòn tầng Nghi Xuân là trầm tích tầng Yên Mỹ, đây là
phần trên của thống Pleistocen (Q
II-III
ym). Trên diện tích nghiên cứu, tầng này cũng


15
không lộ ra trên mặt. Trên cùng là trầm tích tầng Can Lộc (Q
IV
cl) chúng phân bố phổ

biến rộng khắp và nằm trên bề mặt bào mòn laterit hoá của tầng Yên Mỹ.
Dựa vào các quan sát trên mặt và tài liệu thu thập, có thể phân loại các loại hình
trầm tích bở rời ở đây theo kiểu nguồn gốc như sau:
- Trầm tích nguồn gốc biển
- Trầm tích nguồn gốc gió- biển
- Trầm tích nguồn gốc biển - đầm lầy
- Trầm tích nguồn gốc sông, sông - biển
- Tr
ầm tích không phân chia, nguồn gốc Deluvi
1) Trầm tích nguồn gốc Biển hệ tầng Can Lộc (mQ
IV
cl)
Đây là các thành tạo bở rời cát thạch anh hạt trung nhỏ màu xám trắng, phớt
vàng, chúng phân bố thành từng dải gần song song với đường bờ biển dọc miền Duyên
hải huyện Nghi Xuân với diện tích tương đối lớn. Xen giữa các dải cát là các thung
lũng cùng phương, địa hình thấp hơn từ 1-2 đến 3-4 mét. Trong các thung lũng hẹp
này có thành phần thạch học chủ yếu là bột, sét trên diện tích phân bố cát có nguồn
gốc biể
n. Cát có nguồn gốc biển, theo kết quả điều tra tổng hợp của Nguyễn Kim Hoàn
(1988), tầng trầm tích này có tiềm năng khoáng sản sa khoáng Inmenit ziricon khá cao,
nhưng chưa có những thăm dò đánh giá chi tiết.
2) Trầm tích nguồn gốc gió biển hệ tầng Can Lộc (mvQ
IV
cl)
Bao gồm các doi cát, cồn cát, đê cát cao hơn địa hình trầm tích biển 1-2 mét có
chỗ 3-4 mét và nằm trên diện tích phân bố trầm tích biển chạy dọc ven biển. Diện phân
bố trầm tích nguồn gốc gió biển không lớn và chịu ảnh hưởng gió mùa làm cho dịch
chuyển. Tuy nhiên, hầu hết các cồn cát ven biển hiện tại có cây trồng chắn gió, nên
mức độ di chuyển bị hạn chế, đặc điểm địa hình trong vùng ít biến
đổi.

3) Trầm tích nguồn gốc biển - đầm lầy hệ tầng Can Lộc (mbQ
IV
cl)
Trầm tích nguồn gốc biển- đầm lầy phân bố thành các khu vực nhỏ ven chân núi
Hồng Lĩnh và ở khu vực Xuân Hội. Trầm tích này được chia làm hai hệ lớp:
- Hệ lớp dưới: Gồm cát, cát pha sét màu xám đen, xám xanh chứa di tích sinh vật
tướng biển - đầm lầy với bề dày chưa xác định được. Tại khu vực Xuân Hội, các giếng
khoan và đào tại đây rất hay bắt gập lớp này ở độ sâu 4-6m. Khi đ
ó, chất lượng nước
giếng thường không đảm bảo cho sinh hoạt. Nước bị phèn hóa, nhiễm mặn.
- Hệ lớp trên: Gồm bột, sét màu xám sáng, xám xanh chứa di tích động vật tương
biển nông Eefidium, Cushan, Amoniasp, Bucellasp, Nascasp. Xác định tuổi Holoxen.
Hệ lớp này có bề dày khá lớn.
4) Trầm tích nguồn gốc sông, sông biển hệ tầng Can Lộc (aQ
IV
cl, amQ
IV
cl)


16
Chúng có thành phần phức tạp và phân bố chủ yếu dọc sông Lam và sông La.
Kết quả khảo sát thực địa cho thấy, bên bờ phải hạ lưu sông Lam có một dải sét gạch
ngói chất lượng khá tốt đang được dân trong vùng khai thác sử dụng. Trên đoạn sông
La thuộc địa phận Xuân Lam có một số bãi cát với độ chọn lọc tốt, màu xám vàng và
xám phớt vàng. Thành phần chủ yếu là cát thạch anh, kích thước hạt 0,4-2mm. Hiện
nay cát ở
đây đang được khai thác làm vật liệu xây dựng. Cát hạt đều, kích thước 0,5-
1,5 mm, độ chọn lọc tốt, thành phần chủ yếu là thạch anh, có thể khai thác làm vật liệu
xây dựng được.

5) Trầm tích đệ tứ không phân chia nguồn gốc deluvi (dQ)
Với một diện tích nhỏ phân bố quanh chân đồi núi khu vực phía Tây Nam huyện
Nghi Xuân. Bề dày chưa xác định, đây là sản phẩm phong hoá phát triển chủ yếu trên
các đá gốc là xâm nhập granitoit ph
ức hệ Nậm Kền và Rào Nậy. Sản phẩm phong hoá
của chúng thường là cát sạn, mảnh vụn dăm cuội màu xám sáng, xám xanh, xám vàng.
Thành phần thạch học chủ yếu là thạch anh, có độ chọn lọc kém và độ mài tròn không
đồng đều.
Tóm lại, do đây không phải là phương án địa chất khoáng sản, nên các mô tả,
nhận định đánh giá ở đây đều ở mức độ sơ sài và thiếu nhiều dẫn liệu c
ần thiết để
khảng định đặc trưng địa chất cũng như khoáng sản của vùng. Hơn nưa, với mức độ
đầu tư nghiên cứu về địa chất, trầm tích, khoáng sản vô cùng hạn chế, chắc rằng những
mô tả trên đây chưa thoả mãn được yêu cầu của nhiều nhà địa chất – khoáng sản. Các
mô tả này chỉ nhằm giới thiệu khái quát bức tranh nền
địa chất phục vụ mục tiêu
nghiên cứu ô nhiễm môi trường nước trên địa bàn.
*Huyện Hương Sơn
Trên cơ sở tổng hợp các dạng tài liệu hiện có và kết quả điều tra khảo sát thực
địa của đề tài, trên địa bàn huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh có các đơn vị địa chất với
tuổi từ Paleozoi sớm đến Kainozoi như sau (Hình 6.):
Hệ tầng Sông Cả (O
3
-S
1
sc)
Hệ tầng Sông Cả chiếm phần lớn diện tích vùng nghiên cứu, bao gồm 3 phân hệ
tầng là: dưới, giữa và trên. Phân hệ tầng trên có thành phần chủ yếu là đá phiến sét xen
bột kết, cát kết dày 900 – 1000 m. Phân hệ tầng giữa được thành tạo chủ yếu từ các đá
phiến thạch anh serixit, cát kết dạng quazit, phun trào axit. Dày hơn 1000m. Phân hệ

tầng dưới bao gồm các đá phiến thạch anh – sericit, quazit dày trên 1000m. Tổng bề
dày củ
a hệ tầng Sông Cả đạt 2492-3260m.
Dưới đây là mô tả chi tiết từng phân hệ tầng:
Phân hệ tầng dưới (O
3
-S
1
sc
1
) gồm 3 phần:
- Phần dưới: chủ yếu là cát kết dạng quarzit xen kẹp ít đá phiến sericit đá với bề
dày khoảng 100m.


17
50
50
50
40
60
40
40
60
40
55
60
45
40
25

20
30
45
50
80
60
50
10534'
1815'
10534'
1838'
60
52
53
45
44
47
50
49
48
51
54
46
43
35
38
37
36
39
42

41
40
32
33
25
24
27
30
29
28
31
34
63
55
58
57
56
59
62
61
26
21
92 93
19
22
20
23
06 07 08 0903 050496 97 98 99 00 01 0295
9792 93 94 95 96 98
94

89 91908682 83 84 85 87 88
8884 85 86 878380 81 82 89 90 91
78 79 80 81
77 78 79
75
74
777665 66 67 68 72 73 74
767564 65 66 67 68 72 73
69 70 71
69 70 71
6456 57 58 59 60 61 62 63
6359
Vị t rí hu yệ n H ơng Sơn t rong tỉ nh Hà Tĩ nh
56 57 58 60 61 62
55
Quảng Bì nh
Lào
Vị nh bắc Bộ
Nghệ An
10504'
59
55
58
57
56
60
52
50
51
54

53
46
45
47
49
48
43
39
42
41
40
44
36
34
35
38
37
30
29
31
33
32
26
23
25
24
27
28
21
10504'

1815'
55
19
22
20
63
1838'
62
61
aQ
aQ
TÔa ẻÔ
TÔa ẻÔ
aQ
ốTÔ ầ Ê
TÔa ẻÊ
OƠ-SÊ ẵƠ
dpQ
TÔa ẻÔ
TÔa ẻÊ
ốTÔ ầ Ê
OƠ-SÊ ẵÔ
OƠ-SÊ ẵƠ
aQ
aQ ểầ
OƠ-SÊ ẵƠ
ad Q
SÔ-DÊ ẩ
OƠ-SÊ ẵƠ
SÔ-DÊ ẩ

aQ ểầ
SÔ-DÊ ẩ
OƠ-SÊ ẵÔ
apQ
OƠ-SÊ ẵƠ
ốTÔ ầ Ê
ad Q
OƠ-SÊ ẵÔ
ốTÔ ầ Ê
aC Ê ẻÊ
OƠ-SÊ ẵƠ
OƠ-SÊ ẵÊ
OƠ-SÊ ẵƠOƠ-SÊ ẵƠ
SÔ-DÊ ẩ
aQ
OƠ-SÊ ẵÔ
aQ
SÔ-DÊ ẩ
OƠ-SÊ ẵƠ
OƠ-SÊ ẵƠ
aCÊ ẻÊ
ap Q
apQ
OƠ-SÊ ẵÔ
OƠ-SÊ ẵƠ
OƠ-SÊ ẵÊ
ap Q
OƠ-SÊ ẵƠ
aCÊ ẻÔ
OƠ-SÊ ẵÔ

OƠ-SÊ ẵÊ
OƠ-SÊ ẵƠ
SÔ-DÊ ẩ
aCÊ ẻÊ
OƠ-SÊ ẵƠ
OƠ-SÊ ẵÔ
OƠ-SÊ ẵÊ
OƠ-SÊ ẵÊ
OƠ-SÊ ẵÔ
OƠ-SÊ ẵÔ
OƠ-SÊ ẵÔ
aCÊ ẻÔ
aCÊ ẻÊ
OƠ-SÊ ẵƠ
OƠ-SÊ ẵÊ
OƠ-SÊ ẵÔ
aC Ê ẻÊ
aCÊ ẻÔ
OƠ-SÊ ẵÊ
OƠ-SÊ ẵÊ
OƠ-SÊ ẵÔ
aCÊ ẻÊ
OƠ-SÊ ẵÊ
aCÊ ẻÊ
aC Ê ẻ Ô
cầu Linh Cảm
x
ã

S

ơ
n

L
o
n
g
x
ã

S
ơ
n

H
à
cầu Sơ n Trà
x
ã

S
ơ
n

M

x
ã

S

ơ
n

B
ì
n
h
x
ã

S
ơ
n

T
r
à
x
ã

S
ơ
n

T
â
n
x
ã


S
ơ
n

L


x
ã

S
ơ
n


A
n
x
ã

S
ơ
n

T
h

n
h
x

ã

S
ơ
n

H
ò
a
x
ã

S
ơ
n

C
h
â
u
x
ã

S
ơ
n

T
h


y
x
ã

S
ơ
n

N
i
n
h
x
ã

S
ơ
n

T
i
ế
n
x
ã

S
ơ
n


P
h
ú
c
x
ã

S
ơ
n

B

n
g
x
ã

S
ơ
n

M
a
i
x
ã

S
ơ

n

P
h
ú
x
ã

S
ơ
n

T
r
u
n
g
x
ã

S
ơ
n

T
r


n
g

x
ã

S
ơ
n

D
i

m
x
ã

S
ơ
n

H
à
m
T
.
t
.
p
h


c

h
â
u
x
ã

S
ơ
n

G
i
a
n
g
x
ã

S
ơ
n

Q
u
a
n
g
x
ã


S
ơ
n

L
ĩ
n
h
x
ã

S
ơ
n

T
â
y
x
ã

S
ơ
n

K
i
m

2

x
ã

S
ơ
n

L
â
m
x
ã

S
ơ
n

H

n
g
Phân hệ tầng dới. Dày hơn 1000m
Phân hệ tầng trên. Dày 900-1000m
Phân hệ tầng giữa. Dày hơn 1000m
Pha 1: granit dạng porphyr
Đệ tứ không phân chia (ap, a, dp)
H olo cen th ợng (a, m, mv) Dày 2-22m
Pha 1: granodioirt, granit biotit, granit hai mica
Hệ tầng Yên Mỹ (a,m). Dày 5-30m
aQ ểầ

ốTÔ ầ Ê
Phức hệ Sô ng Mã
Hệ tầng Đồng Trầu
TÔa ẻÔ
TÔa ẻÊ
Phức hệ Trờng Sơn
aCÊ ẻÊ
Hệ tầng Sông Cả
Hệ tầng Huổi Nhị. Dày 950-1050m
SÔ-DÊ ẩ
Đờng phơng và góc dốc của lớp (a),
củ a mặt ph ân ph iến (b )
Phân hệ tầng trên: . Dày 700-800m
Phân hệ tầng dới Dày 250-950m
Đứt gãy sâu phân đới:
a- Xác định, b- Dự đoán
OƠ-SÊ ẵÔ
OƠ-SÊ ẵƠ
OƠ-SÊ ẵÊ
aQ
Q
aQ
Holocen trung (a, m, mb, am) Dày 5-40m
Ranh giới địa chất không chỉnh hợp:
a- Xác định, b- Dự đoán
Đứt gãy nghịch
a- Đớ i tiếp x ú c n h iệt,
b- Thạch anh hóa
Granit hai mica
Ranh giới địa chất:

a- Xác định, b- Dự đoán
Đứt gãy :
a- X ác đ ịn h, b - Dự đo án
20
b
b
Ta
+
+
+
+
+
a
30
a
b
a
a
b
b
b
a
a
Chỉ dẫn

Hỡnh 6. S a cht huyn Hng Sn

×