Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

PHÂN TÍCH NGÀNH SẢN XUẤT ĐƯỜNG TỪ MÍA TẠI VIỆT NAM HAY CÒN GỌI LÀ MÍA ĐƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (354.33 KB, 18 trang )

PHÂN TÍCH NGÀNH SẢN XUẤT ĐƯỜNG TỪ MÍA TẠI VIỆT NAM
HAY CÒN GỌI LÀ MÍA ĐƯỜNG
1. THỰC TRẠNG NGÀNH MÍA ĐƯỜNG THẾ GIỚI
Ngành mía đường trên thế giới phát triển khá lâu đời, vào khoảng thế kỷ thư
16, được sản xuất đầu tiên tại Puerto Rico, rồi đến Ấn Độ, Cuba, nguồn nguyên liệu
chủ yếu vào cây mía. Bình quân hằng năm trên thế giới, sản xuất đường khoảng 160
triệu tấn/năm bao gồm nguyên liệu từ cây mía, củ cải đường (chủ yếu các nước châu
âu) .... Tổ chưc Nông lương Liên Hiệp Quốc (FAO) dự báo sản lượng đường toàn cầu
sẽ tăng khoảng 5% trong niên vụ 2011-2012, có thể đạt 172,8 triệu tấn. Nhu cầu tiêu
thụ đường của thế giới cũng được dự báo tăng, lên mưc 167,4 triệu tấn.
Các nước sản xuất đường mía lớn trên thế giới hiện nay là Brazil, Ấn độ, Thái
Lan, Trung Quốc.

Trong niên vụ 2011-2012, trong năm 2011 thế giới đã chưng kiến ng̀n cung
trên thị trường có sự sụt giảm mạnh do thời tiết xấu làm giảm sản lượng mía và củ cải
đường. Đặc biệt tại Brazin, quốc gia sản xuất đường lớn nhất thế giới do chịu ảnh
hưởng của cuộc khủng hoảng tín dụng đối với hoạt động tái trồng mía và sử dụng
phân bón thêm vào đó thời tiết khô hạn ở miền Nam – Braxin là khu vực sản xuất
1


đường nhiều nhất dẫn đến sản lượng đường giảm đáng kể. Tại báo cáo của Hiệp hội
mía đường Braxin-UNICA, sản lượng đường sẽ sụt giảm lần đầu tiên trong 6 năm qua
xuống mưc 31.3 triệu tấn trong vụ mùa 2011-2012 tại khu vực miền Nam trung tâm
sản xuất đường của Braxin. Tại Trung Quốc, sản lượng đường năm 2011 chỉ đạt
khoảng 11 triệu tấn, trong khi tiêu thụ 14, 62 triệu tấn và phải nhập khẩu một lượng
đường lớn trong năm này. Tại Ôxtrâylia, năm 2011 đã chưng kiến tình trạng mưa
nhiều tiếp tục gây khó khăn cho cơng tác thu hoạch mía, sản lượng đường giảm
khoảng 21%, mưc thấp nhất trong vòng 2 thập kỷ qua. Tại Thái Lan, nước xuất khẩu
đường lớn thư hai thế giới, tuy nhiên trong năm 2011, lượng đường xuất khẩu đã giảm
khoảng 5% xuống 4.4 triệu tấn mưc thấp nhất kể từ năm 2006. Nói chung trong năm


2011, hàng tờn kho đường trên thế giới ở mưc thấp, giá đường trên thế giới đã có sự
tăng mạnh.

Tuy nhiên, từ đầu năm 2012 cho đến nay đã có sự thay đổi mạnh về ng̀n
cung, do nguồn cung dồi dào, giá đường thế giới đã theo chiều hướng hồi phục trở lại
trong phiên giao dịch đầu tiên của năm 2012 vì những tín hiệu lạc quan về kinh tế
toàn cầu, cụ thể nguồn cung tại một số quốc gia sản xuất đường lớn nhất thế giới:

2


Tại Braxin- nước xuất khẩu đường lớn nhất thế giới, dự báo sản lượng mía
đường niên vụ 2012/13 tại trung tâm phía nam Brazil sẽ được mở rộng trong năm nay
sau khi sản lượng mía đường niên vụ 2011/12 giảm mạnh do thời tiết xấu và sự hồi
phục chậm chạp của các ruộng mía già cỗi. Vụ thu hoạch mía đường dự kiến bắt đầu
vào tháng 4/2012. Dưới đây là bảng dự báo sản lượng mía và đường từ Brazil và các
dự báo của nước ngoài. Con số so sánh sản lượng mía và đường kết thúc niên vụ
2011/12 được dựa trên số liệu mới nhất từ Hiệp hội ngành công nghiệp mía đường
(Unica). Niên vụ 2011/12 đã kết thúc và hầu hết các nhà máy tinh chế đường đều
đóng cửa để bảo dưỡng.
Nguồn dự báo

Sản lượng mía Sản lượng mía Sản lượng
Sản lượng
12/13 *
11/12
đường 12/13* đường 11/12

F.O. LICHT


515

475- 494

32,3

31,3

DATAGRO

518,3

494

33,88

31,3

494

33

31,3

32,47

31,3

AGROCONSULT540
ARCHER


512

494

JOB

540

494

31,3

ECONOMIA

560
494

31,3

MACQUARIE 520
BANK

Sản lượng mía và đường của Brazil qua các niên vụ, Đvt: tr tấn
Tại Ấn Độ - nước sản xuất đường lớn thư hai thế giới – có “lượng đáng kể”
xuất khẩu đường trong niên vụ này, theo Rabobank International. Quốc gia này đã
xuất khẩu khoảng 1,6 triệu tấn đường kể từ đầu tháng 5/2012, Andy Duff, một nhà
phân tích tại ngân hàng cho biết. Ấn Đợ có thể x́t khẩu nhiều nhất 4 triệu tấn đường
trong niên vụ này. Sản lượng đường tại quốc gia Châu Á này sẽ đạt khoảng 26 triệu
tấn niên vụ 2011/12, trong khi đó tiêu thụ sẽ đạt 22-23 triệu tấn, Rabobank ước tính.

3


Dự trữ của quốc gia này có thể tăng 8 triệu tấn đến tháng 9/2012, mưc cao nhất kể từ
năm 2008. “Giai đoạn này, Ấn Độ thiết lập sản xuất đường dư thừa niên vụ 2012201313”, Duff cho biết. “Diện tích mía đường dự kiến sẽ tăng 5% so với cùng kỳ”.
Tại Thái Lan, sản lượng đường Thái – nước xuất khẩu đường lớn thư hai thế
giới – có thể đạt mưc cao kỷ lục đối với năm thư ba trong niên vụ bắt đầu từ tháng
11/2012 do các nhà máy nghiền đã mở rộng công suất để đáp ưng nhu cầu ngày càng
tăng trong khu vực, nhóm cơng nghiệp cho biết. Vụ thu hoạch mía đường có thể đạt
tổng cộng 103 triệu đến 105 triệu tấn, với sản lượng đường khoảng 10,5 triệu đến 10,7
triệu tấn, ông Vibul Panitvong, giám đốc điều hành thuộc Thai Sugar Millers Corp,
đại diện cho 47 nhà máy đường của quốc gia này cho biết. Xuất khẩu đường của nước
này trong năm tài khóa tới có thể vượt 8 triệu tấn, ơng cho biết. Sản lượng gia tăng sẽ
khuyến khích quốc gia này tăng nguồn cung sang châu Á, nơi mà nhu cầu vẫn duy trì
mạnh mẽ, Vibul cho biết tại Bangkok. Khu vực đối mặt với thâm hụt đường dài hạn
do tăng trưởng kinh tế làm tăng nhu cầu, với nguồn cung được thiết lập khoảng 3 triệu
tấn trong năm nay, chuyên gia dự báo Green Pool cho biết. “Chúng tôi sẽ thấy sản
lượng đường và xuất khẩu phá vỡ kỷ lục mới do giá mía đường hấp dẫn và khởi động
5 nhà máy đường mới trong năm tới”, Vibul cho biết. Sản lượng mía đường có thể đạt
cao hơn nữa, đạt 130 triệu tấn trong 3 đến 5 năm, ông cho biết.
Tại Austraylia, theo thông tin của Bộ Nông nghiệp tài nguyên kinh tế và khoa
học Australia, lượng xuất khẩu đường của nước này có thể đạt 3,35 triệu tấn trong
tháng 7, cao hơn 13% so với dự đoán 2,96 triệu tấn trong tháng 3. Đây cũng là mưc
cao nhất kể từ tháng 6/2010. Ước tính sản lượng đường thô cũng đạt 4,4 triệu tấn, cao
hơn mưc dự đoán tháng 3 là 4,25 triệu tấn. Dự kiến Australia, nước xuất khẩu thư ba
thế giới, sẽ thu hoạch 31,5 triệu tấn mía đường vào năm 2012, cao hơn so với mưc
27,9 triệu tấn trong năm ngoái.
Tại Trung Quốc, theo Hiệp hội mía đường tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), lượng
đường nhập lậu vào nước này, sau khi đã tăng lên 500.000 tấn, mưc cao nhất trong
vòng 17 năm qua, trong quý I, có thể sẽ giảm được tới 2/3 trong quý II nhờ sự vào

cuộc gắt gao của Hải quan Trung Quốc và giá đường tăng cao tại Thái Lan. Quảng
Tây và Vân Nam là hai tỉnh sản xuất mía đường lớn nhất của Trung Quốc. Còn theo
dự báo của Bộ Nông nghiệp Mỹ, trong tài khóa 2011-2012, Trung Quốc có thể nhập
tới 2,2 triệu tấn đường, mưc cao nhất kể từ tài khóa 1994-1995. Thị trường đường

4


Trung Quốc được dự báo sẽ bình ổn trong thời gian tới do hoạt động buôn lậu giảm
xuống và nhu cầu tiêu thụ tăng cao trong dịp Hè.
Thông tin Ấn Đợ có thể sẽ x́t khẩu thêm đường và Pakistan cũng có thể xuất
khẩu đường lần đầu tiên trong vòng gần 3 năm trở lại đây đã tác động đến giá đường.
Thị trường đường thế giới giảm mạnh trong tháng 4. Giá đường đồng loạt giảm tại hai
thị trường New York và London trong hai phiên giao dịch đầu tháng 4 do triển vọng
thặng dư đường toàn cầu lớn đồng thời cũng do các nhà đầu tư đẩy mạnh hoạt động
bán ra trên thị trường. Các nhà phân tích cho biết hầu hết người đầu tư đang đợi vụ
thu hoạch mía tại Brazil, nhà sản xuất, xuất khẩu hàng đầu thế giới. Đầu tháng
5/2012, giá đường thô kỳ hạn mất giá xuống mưc thấp nhất trong gần một năm do quỹ
đầu cơ bán hàng và tin tưc Ấn Độ bãi bỏ hạn chế số lượng đường xuất khẩu.
Diễn biến giá và dự báo

Giá đường thế giới 1 năm qua. Nguồn: Indexmoudi
Giá đường thế giới liên tục giảm khi nguồn cung đường từ Braxin và Ấn Độ dự
báo sẽ tăng mạnh do thời tiết thuận lợi. Ngày 20/9, giá đường thô kỳ hạn giao tháng
10 trên sàn ICE đóng cửa ở mưc 18,96 cent/lb thấp nhất trong vòng 2 năm. Trong bối
cảnh các nhà giao dịch tập trung chú ý vào thông tin về lượng đường thặng dư trên
tòan cầu và tiến triển mùa vụ tại Braxin. Giá đường trắng kỳ hạn tháng 12 trên sàn

5



Liffe giảm xuống mưc 552,00 USD/tấn. Như vậy, kể từ đầu năm 2012, giá đường thô
đã giảm khoảng 20% và đường trắng giảm 12%.
Theo giới phân tích, lượng đường thặng dư lớn trên toàn cầu đang là yếu tố gây
sưc ép giảm giá đối với mặt hàng này. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư đang chú ý tới tình
hình thời tiết tại Braxin. Thomas Kujawa, thuộc Sucden Financial, cho biết sẽ có báo
cáo về tiến triển mùa vụ tại Braxin. Theo chuyên gia Kujawa, có những dấu hiệu cho
thấy đây sẽ một báo cáo tích cực.
Diễn biến giá đường thô tại NewYork, ĐVT: UScent/lb

Vụ mùa bội thu và nhập khẩu bởi những nước tiêu thụ chính như Nga và Trung
Quốc suy giảm sẽ giúp giá đường giảm hơn nữa trong niên vụ 2012-2013, nhà tư vấn
Jonathan Kingsman cho biết.
Giá đường sẽ dao động ở mưc thấp trong 2 năm do thời tiết thuận lợi ở những
nước sản xuất hàng đầu như Braxin và Ấn Độ làm tăng kỳ vọng sản lượng gia tăng,
và thặng dư đường toàn cầu. Trung Quốc – nước tiêu thụ đường lớn thư hai thế giới –
sẽ không nhập khẩu đường trong năm 2012-2013 bắt đầu từ 1/10 do sản lượng nội địa
tăng, sau khi giá trong nước ở mưc cao và thời tiết thuận lợi cho trờng mía đường, nhà
tư vấn Kingsman SA có trụ sở tại Thụy Sĩ cho biết.

6


Nga cũng có thể bỏ qua nhập khẩu do thặng dư đường từ vụ thu hoạch trước,
ông cho biết. “Hai quốc gia nhập khẩu chủ yếu là Trung Quốc và Nga dự kiến sẽ
không tham gia trên thị trường thế giới niên vụ 2012/13 và tự nhiên điều đó sẽ có tác
đợng đến giá đường trên thị trường toàn cầu”, Kingsman cho biết tại hội nghị đường
Kingsman Ấn Độ tại New Delhi. Sự thiếu vắng nhu cầu nhập khẩu Trung Quốc là
đánh giá mới nhất, trong khi đó nhu cầu của Nga nhân tố.
Tình hình cung cầu và dự báo

Sản lượng đường toàn cầu trong niên vụ 2012/13 được dự đoán sẽ ở mưc 174 triệu
tấn, tăng 2% so với năm ngoái. Sản lượngđược dự báo tăng đối với hầu hết các nhà
sản xuất lớn nhất. Thu hoạch mía của Braxin dự kiến sẽ được chuyển hướng đến sản
xuất đường so với ethanol ít lợi nhuận. Sản lượng đường cũng được dự kiến sẽ cao
hơn năm ngoái. Tại Ấn Độ, diện tích trồng mía được dự báo sẽ tăng bởi vì dự kiến
sẽ thu nhiều lợi nhuận hơn so với lúa mì và ngô. Sản xuất Mỹ được dự báo tăng chủ
yếu là tăng diện tích.
Dự báo cung cầu đường thế giới niên vụ 2012-2013(ĐVT: triệu tấn)
Niên vụ
2012/2013
Thế giới
Braxin
Ấn Độ
Thái Lan
Australia
Trung Quốc
Philippin
Mỹ
Mêxicô
Nga

Dự trữ đầu
kỳ
31,611
-285
6,528
1,808
400
1,891
387

1,515
848
455

Sản lượng Nhập khẩu Xuất khẩu Tiêu thụ nội Dữ trữ cuối
địa
kỳ
174,453
49,105
58,326
163,761
33,082
37,800
25,250
11,700
565
25,000
2,500
26,500
2,528
10,850
10
9,300
2,800
568
4,814
41
3,522
1,246
487

13,065
2,500
54
14,900
2,502
2,400
300
2,000
487
7,779
2,595
227
10,555
1,107
5,448
192
1,024
4,621
843
5,050
1,200
275
6,030
400

Sản lượng đường ở khu vực trung nam Braxin - khu vực chiếm phần lớn sản
lượng mía đường của quốc gia này – dự kiến tăng lên 31,7 triệu tấn so với 31,3 triệu
tấn niên vụ hiện tại kết thúc tháng 9.
Mặc dù mưa ít và thất thường tại các khu vực trồng mía của Ấn Độ nhưng sản
lượng đường của nước này có thể sẽ vượt nhu cầu tiêu thụ trong nước và đủ để phục

7


vụ xuất khẩu trong tài khóa 2012-2013 (kết thúc vào tháng 3/2013).
Theo Hiệp hội mía đường Ấn Độ (ISMA), nước này có thể sẽ sản xuất 25 triệu tấn
đường trong tài khóa 2012-2013, bất chấp tình trạng thời tiết khơ hạn diễn ra tại bang
Maharashtra, thuộc miền Tây Ấn Độ và bang Karnataka, miền Nam Ấn Độ. Tuy
nhiên, Chủ tịch ISMA, Gautam Goel cho biết mưc dự báo trên là khá thận trọng.
Mưc tiêu thụ đường hàng năm của Ấn Độ trung bình đạt khoảng 21,5-22 triệu
tấn. Mặc dù sản lượng đường của nước này trong tài khóa 2012-2013 có thể sẽ thấp
hơn so với con số 26 triệu tấn của năm trước, song lượng dự trữ dồi dào sẽ giúp cho
nguồn cung đường của Ấn Độ ổn định trong tài khóa này.
Sản lượng đường Trung Quốc có thể tăng 10,4% lên 13,065 triệu tấn niên vụ
2012/13, trong khi đó sản lượng đường ở Nga có thể đạt 5,050 triệu tấn.
Australia – nước xuất khẩu đường thô lớn thư ba thế giới – có thể gia tăng sản
lượng lên 4,8 triệu tấn niên vụ 2012/13 so với 3,86 triệu tấn.

2. TỔNG QUAN NGÀNH SẢN XUẤT MÍA ĐƯỜNG VIỆT NAM
Ngành sản xuất đường tại Việt Nam đã có từ lâu đời, từ khi nhân dân ta biết
làm nên mật từ cây mía, nhưng ngành công nghiệp sản xuất đường từ cây mía chỉ mới
bắt đầu phát triển vào những năm 1990, có thể nói là còn non trẻ và lạc hậu nên ngành
sản xuất đường từ cây mía tại Việt Nam vẫn chưa phát triển mạnh mẽ để trở thành
ngành công nghiệp chủ lực của nền kinh tế. Nước ta sản xuất 03 loại đường chính:
1. Đường tinh luyện RE hay còn gọi đường cát trắng
2. Đường vàng RS
3. Đường xay (hay đường thơ)
Trên cả nước hiện nay có khoảng 40 nhà máy sản xuất đường, tuy nhiên mới
chỉ đáp ưng được khoảng 70% nhu cầu, còn lại phải nhập khẩu từ nước ngoài (chủ
yếu từ Trung Quốc và Thái Lan), như vậy tiềm năng từ thị trường nội địa còn rất lớn.
Tính đến thời điểm hiện nay, trên hai sàn chưng khoán Hà Nợi và thành phố Hờ

Chí Minh có tổng cộng 06 công ty sản xuất đường đang niêm ́t và giao dịch cổ
phiếu, đó là: 1. Cơng ty Cổ phần Đường Biên Hòa, mã CK: BHS; 2. Công ty phần
8


Đường Kom Tum, mã CK: KTS; 3. Công ty phần Đường Lam Sơn, mã CK: LSS; 4.
Công ty phần Đường Ninh Hòa, mã CK: NHS; 5. Công ty phần Đường Bourbon, Tây
Ninh, mã CK: SBT; 6. Công ty Cổ phần Mía đường Nhiệt điện Gia Lai, mã CK: SEC.

9


2. ĐẶC ĐIỂM NGÀNH SẢN XUẤT MÍA ĐƯỜNG VIỆT NAM HIỆN NAY
Diện tích trồng mía nhỏ lẻ, phân tán và chưa được đầu tư tương xưng yêu cầu
sản xuất công nghiệp, năng suất mía thấp: diện tích trồng, sản lượng mia bình
quân/niên vụ/hộ quá thấp (30-40 tấn mía/niên vụ/hộ), thời gian sinh trưởng dài, lại bị
cạnh tranh quyết liệt bởi các cây trồng khác (cao su, café...), còn nông dân thì không
mặn mà với cây mía, nguyên nhân do một là Nhà nước chưa có cơ chế hỗ trợ cho
nơng dân ổn định sản xuất mía, tuy các nhà máy có ký kết hợp đờng nhưng thường
chỉ là 1 năm (trong khi chu kỳ trồng mía thường 3 năm), trong đó giá mía thu mua
khơng được đảm bảo và xác định là bao nhiêu nên nông dân không mạnh dạn đầu tư
vì chưa chắc chắn về lợi nhuận; thư hai do cơ cấu phân chia tỷ lệ lợi nhuận chưa hợp
lý trong đó nơng dân bị thiệt nhiều nhất. Nhà nước chỉ khuyến cáo mua một tấn mía
với giá bằng 60 kg đường, không áp đặt và không kiểm soát được, giá đường lại lên
xuống thất thường do đó nơng dân chưa yên tâm sản xuất.
Cạnh tranh nguyên liệu đầu vào gây gắt: hiện nay trên cả nước có khoảng 40
nhà máy sản xuất đường nằm ở ba khu vực lớn là miền Bắc, miền Trung - Tây
Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, không phải nhà máy nào cũng tự
xây dựng được cho mình vùng nguyên liệu ổn định, sản lượng mía chỉ đáp ưng 61.2%
tổng công śt, 40 nhà máy đang hoạt đợng thì có 02 nhả máy không đủ nguyên liệu

(Nhà máy Tuyên Quang 21%; Sugar Việt Nam 15.5%) và 13 nhà máy hoạt động
dưới 50% công suất. Vì vậy, sự canh tranh giữa các nhà máy trong cùng một vùng là
vô cùng gay gắt dẫn đến phải mua lại từ các thương lái đã tạo nên sự cạnh tranh
không lành mạnh, phá giá thị trường.
Hiệu suất thu hồi đường của các nhà máy thấp: điều này có thể minh chưng
rằng 1 ha mía ở Đồng bằng sông Cửu Long chỉ thu hồi được từ 4-6 tấn đường, trong
khi các nước trong khu vực có hiệu suất thu hồi đường từ 10-13 tấn/ha điều này do
giống mía cũ có năng suất thấp, trữ lượng thấp tỷ lệ thoái hóa sâu bệnh nhiều, thu mía
non, mía dơ dẫn đến tỷ lệ mía/đường của Việt Nan là tương đối cao. Bênh cạnh đó,
điều này cũng phụ tḥc quy mô nhà máy, nếu nhà máy nhỏ thì tỷ lệ mía/đường cao.
Các nhà máy đường có quy mơ nhỏ, công suất thấp: Bình quân chỉ đạt khoảng
2.500 tấn/ngày/nhà máy, nguyên nhân chính là do công nghệ lạc hậu, phần lớn các
nhà máy đều sử dụng dây chuyền công nghệ cũ của Trung Quốc.

10


Giá thành cao: Máy móc cơng nghệ lạc hậu, cơng suất thấp, chi phí sản suất và
chế biến đường cao nên giá thành trung bình Việt Nam , luôn cao hơn từ vài chục đến
cả 100 USD so với Ấn Đợ, Thái Lan, Trung Quốc, Braxin... dẫn đến khó khăn khi
cạnh tranh với đường nhập lậu
3. Tình hình sản xuất và thị trường hiện nay
3.1 Tình hình sản xuất đường
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Hội nghị ngày 10/8/2012 về
tổng kết sản xuất mía đường niên vụ 2011 – 2012, các nhà máy đã ép được gần 14,5
triệu tấn mía, sản xuất được gần 1,3 triệu tấn đường (tăng 13,5% so với vụ trước). So
với năm trước, lượng mía ép tăng 2,15 triệu tấn, lượng đường sản xuất tăng 159.250
tấn. Kết quả trên là nhờ diện tích vùng nguyên liệu mía của cả nước đã tăng hơn vụ
trước gần 12 nghìn ha và năng suất mía bình quân tăng 1,2 tấn/ha so với vụ trước, lên
61,7 tấn/ha. Thời điểm này, lượng đường tồn kho trong các nhà máy là khoảng hơn

239.000 tấn, thấp hơn cùng kỳ năm trước 54.000 tấn; lượng đường các nhà máy bán
ra là 74.100 tấn, cao hơn cùng kỳ năm trước 10.000 tấn. Trong khi nhu cầu của Việt
Nam trong năm nay vào khoảng 1,4 triệu tấn, nếu tính cả 70.000 tấn đường nhập
khẩu theo hạn ngạch thì cung và cầu trong nước cân đối (tháng 8/2012, Bộ Công
Thương đã phân bổ hạn ngạch nhập khẩu 70.000 tấn đường của năm 2012). Điều
đáng nói là mặc dù gặp nhiều khó khăn, các nhà máy đường vẫn giữ được giá mía cho
nông dân ổn định và tương đương vụ trước. Đây là những nỗ lực đáng ghi nhận của
các nhà máy sản xuất. Tuy nhiên, trong vụ mía đường vừa qua vẫn còn mợt số tờn tại,
đó là năng śt, chất lượng mía vẫn còn hạn chế; tổ chưc thu hoạch và sản xuất chưa
hiệu quả khiến tổn thất sau thu hoạch khá cao… Sau 3 vụ sản xuất suy giảm, niên vụ
2011 – 2012, 39 nhà máy đường đã sản xuất đủ đường cung ưng cho nhu cầu tiêu
dùng trong nước.
Bước sang niên vụ 2012 – 2013, với diện tích tiếp tục tăng (đạt 300 nghìn ha)
và năng suất bình quân tăng (63 tấn/ha), dự báo lượng đường sản xuất còn tăng cao
hơn và vượt nhu cầu tiêu dùng đường trong nước. Theo kế hoạch sản xuất của 40 nhà
máy trong niên vụ mới thì sản lượng mía ép là 16,7 triệu tấn và sản lượng đường dự
kiến đạt 1,59 triệu tấn. Trong khi đó, mưc tiêu thụ trong nước chỉ khoảng 1,4 triệu
tấn, cộng với lượng đường nhập khẩu theo hạn ngạch năm 2013 là 74 nghìn tấn dẫn
tới cung lớn hơn cầu trên 200 nghìn tấn. Đó là chưa kể đến lượng đường nhập lậu,

11


lượng đường được sản xuất tại một số nhà máy đường của Việt Nam ở Lào,
Campuchia đi vào hoạt động xin nhập đường vào Việt Nam nên việc tiêu thụ đường
trong nước năm 2013 là một áp lực lớn, để đảm bảo sản xuất đường trong nước bền
vững phải có kế hoạch giải quyết lượng đường dư trong năm 2013.
3.2 Thị trường tiêu thu
Theo Bộ Công Thương, hàng năm nhu cầu sử dụng đường trong nước khoảng
từ 1.300.000 tấn – 1.400.000 tấn đường. Do vậy, cơ bản ngành mía đường Việt Nam

đã đủ đáp ưng nhu cầu sử dụng đường trong nước. Và cũng theo đánh giá của Bộ
Công Thương trong bối cảnh khó khăn chung như hiện nay, sưc mua của xã hội giảm
mạnh nên các ngành như sản xuất sữa, bánh, kẹo, nước giải khát… cũng bị ảnh
hưởng, do vậy lượng đường tiêu thụ cũng bị ảnh hưởng kép. Ngành mía đường Việt
Nam chỉ sản xuất có sáu tháng nhưng lượng đường tiêu thụ thì trải dài trong mợt năm,
do vậy nếu khơng có quỹ bình ổn thì ngành mía đường không kham nổi với lãi suất
tín dụng như hiện nay.
Lượng đường sản xuất vụ mới của các nhà máy sẽ đáp ưng đủ nhu cầu tiêu thụ
từ tháng 11/2012 trở đi. Như vậy, tổng lượng đường có hiện nay dư thừa so với nhu
cầu tiêu dùng đường tháng 9 và 10/2012. Vì vậy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn và Bộ Công Thương đã đồng ý cho ngành đường xuất khẩu tiểu ngạch sang
Trung Quốc để giảm lượng đường tồn kho trong nước. Về phía xuất khẩu, do các nhà
máy riêng lẻ nên sản lượng đường ít không đủ đáp ưng nhu cầu của các nhà nhập
khẩu đường thế giới nên dự kiến tới đây, Hiệp hội sẽ thông qua các nhà thương mại
trong nước làm đầu mối để đàm phán ký kết hợp đồng xuất khẩu.
3.3 Diễn biến giá
Trong 9 tháng đầu năm giá đường tại thị trường trong nước theo chiều hướng
giảm, giảm khoảng 12% so với thời điểm giáp tết. Giá bán lẻ đường RE tại Hà Nội,
Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh trong tháng 9 phổ biến ở mưc 20.000-21.000đ/kg giảm
3.000- 4.000đ/kg so với tháng 1/2012. Giá bán đường trắng loại I đã có thuế VAT tại
kho nhà máy trên cả nước trong tháng 9 hiện ở mưc 15.000-16.000đồng/kg, giảm
3.000đ/kg so với cuối năm 2011.

12


Các tỉnh ĐBSCL đang bước vào niên vụ sản xuất mía đường 2012- 2013 nhưng
nghịch lý là cả giá mía lẫn giá đường đều giảm và khó tiêu thụ. Đầu vụ giá mía từ
1.050 - 1.100 đồng/kg, đến ngày 21/9, giá thu mua nguyên liệu mía tại các nhà máy
giảm còn 900- 950 đồng/kg.

Đồ thị diễn biến giá đường RE tại Hà Nội ĐVT:đ/kg

Nguyên nhân dẫn tới giá mía giảm dưới 1.000 đồng/kg như cam kết của các
nhà máy đường là bất khả kháng. Cốt lõi của việc này là ảnh hưởng giá đường cát chỉ
còn 15.000 - 16.000 đồng/kg và khó tiêu thụ nên nhà máy sản x́t khơng hiệu quả.
Ngoài sưc mua trên thị trường yếu dần thì vấn đề khó nhất là ảnh hưởng từ lượng
đường cát Thái Lan nhập lậu khá nhiều qua biên giới Tây Nam, bán chỉ 14.70014.800 đồng/kg, thấp hơn giá đường trong nước.
Dự báo, tổng lượng đường có hiện nay đảm bảo dư thừa so với nhu cầu tiêu
dùng đường tháng 9 và 10/2012. Dự báo vụ mới nếu như đường nhập lậu không được
ngăn chặn, nguồn cung dư thừa làm giá đường trong nước có nguy cơ tiếp tục giảm.

13


4. PHÂN TÍCH SWOT NGÀNH SẢN XUẤT MÍA ĐƯỜNG VIỆT NAM
Điểm mạnh
- Ngành mía đường đóng vai trò rất
quan trọng cung cấp nguyên liệu cho
ngành thực phẩm và nhu cầu tiêu thụ
của người dân, đầu ra rất ổn định.
- Việt Nam có điều kiện tự nhiên thuận
lợi cho phát triển của cây mía do đó
có thể mở rợng vùng ngun liệu.
- Chi phí nhân công rẻ, thị trường tiêu
thụ lớn. Nhu cầu tiêu thụ nội địa của
Việt Nam ngày càng tăng cao.
- Được sự ưu đãi về thuế và các chính
sách của chính phủ nên hoạt đồng
của ngành ít chịu rủi ro do biến cố
của thị trường.


Điểm yếu
- Diện tích trồng mía nhỏ lẻ, phân tán
và chưa được đầu tư tương xưng
yêu cầu sản xuất công nghiệp, năng
suất mía thấp. Các doanh nghiệp sản
xuất đường chưa phát triển vùng
nguyên liệu tập trung nên dẫn đến
cạnh tranh nguyên liệu đầu vào gây
gắt.
- Hiệu suất thu hồi đường của các nhà
máy thấp do chất lượng mía thấp và
quy mô năng suất nhà máy.
- Các nhà máy đường có quy mơ nhỏ,
cơng śt thấp, công nghệ lạc hậu,
phần lớn các nhà máy đều sử dụng
dây chuyền công nghệ cũ của Trung
Quốc.
- Giá thành cao do các yếu tố trên.

Cơ hội
- Tốc độ tăng trưởng GDP cao, nền
kinh tế nhận được sự quan tâm của
nhà đầu tư nước ngoài.
- Ngành mía đường thế giới đang trên
đà phục hồi, nhu cầu ethanol tăng
cao.
- Mưc tiêu thụ đường bình quân đầu
người của Việt Nam tăng trưởng khá,
Trong khi đó sản xuất đường trong

nước chỉ đáp ưng 70% nhu cầu nên
nhu cầu nội địa tăng cao.
- Cơ hội xuất khẩu đường

Thách thức
- Chịu ảnh hưởng lớn bởi giá đường
thế giới và quan hệ cung cầu. Nếu
giá đường giảm mạnh do nguồn
cung của thị trường thế giới cao thì
ảnh hưởng đến sản xuất của các nhà
máy đường Việt Nam.
- Các doanh nghiệp trong nước còn
non trẻ nên sẽ khó chủ đợng trong
hoạt đợng sản x́t kinh doanh dẫn
đến chưa có hướng phát triển vùng
nguyên liệu ổn định.
- Chịu rủi ro lớn bởi thay đổi khí hậu
và có tính thời vụ cao
- Các nhà máy đường trong nước có
quy mô vừa và nhỏ, thiết bị và công
nghệ lạc hậu, hiệu quả và chất
lượng sản phẩm thấp.

14


5. NHỮNG TỒN TẠI VÀ GIẢI PHÁP ĐẺ NGÀNH MÍA ĐƯỜNG PHÁT
TRIỂN BỀN VỮNG
5. 1. Những tồn tại trên thị trường đường Việt Nam hiện nay
Sau nhiều năm thiếu đường phải nhập khẩu, khoảng 3 năm trở lại đây giá

đường Thế giới luôn ở mưc cao, sản xuất đường trong nước có lãi nên giá cả thu mua
mía cho bà con nông dân được cải thiện đáng kể. Tính đến hết năm 2012 các nhà máy
đường đã sản xuất đáp ưng đủ nhu cầu tiêu thụ đường trong nước với sản lượng 1,45
triệu tấn. Tuy nhiên, do nguồn tiền mặt lưu thông ít, sưc mua năm nay nhỏ giọt nên
các nhà máy đường tồn kho lớn. Trong lúc lượng đường gia tăng và có phần dư thừa,
cân đối lượng đường tồn kho và nhu cầu tiêu dùng trong nước. Tuy nhiên, diễn biến
thực tế còn nhiều ẩn số. Bởi vì, lượng đường tiêu thụ mạnh trong nước chỉ hút hàng
vào dịp lễ tết.
Có mợt thực tế là, vào vụ mía, các nhà máy đua nhau bán đường tồn kho ra
để giảm lượng vay vốn ngân hàng, thậm chí hạ giá bán dưới giá thành để có tiền trả
nơng dân bán mía theo cam kết. Thế nhưng khi nhận thấy tình hình đường trong
nước có dấu hiệu dư thừa, tiêu thụ chậm, các doanh nghiệp thương mại không mua dự
trữ như thường thấy mấy năm trước. Do đó, đến nay, lượng đường tồn kho trong các
nhà máy đường vẫn còn nhiều. Các nhà thương mại không mua vào, các nhà máy
đường lại ồ ạt bán ra,... trong khi thị trường tiêu thụ trong nước đang ở mưc thấp
khiến giá đường liên tục sụt giảm.
Từ phía nhà phân phối, từ đầu năm đến nay tiêu thụ đường trì trệ, cộng với áp
lực từ đường lậu khiến nhà sản xuất càng thêm khó. Giá đường từ đầu vụ 18.00019.000 đồng/kg, đến nay xuống còn 16.000- 16.500 đồng/kg, trong khi mía nguyên
liệu nhiều và nhà máy không dám xuống giá mía vì sợ nông dân bỏ ruộng, cộng với
các chi phí giá thành tăng lên chóng mặt thì doanh nghiệp mía đường rơi vào tình
trạng khó khăn. Nếu khơng x́t khẩu qua Trung Quốc thì giá còn tiếp tục giảm.
Sản xuất mía đường trong nước vẫn bị chi phối quá nhiều bởi cả đường xuất lậu
lẫn nhập lậu. Ngoài lượng đường xuất lậu gây nguy cơ thiếu hụt, hiện một lượng
đường không nhỏ nhập lậu vào Việt Nam với giá rẻ hơn đường nội địa cũng khiến các
doanh nghiệp đau đầu.

15


Mặc dù lượng đường sản xuất trong nước khá dồi dào như vậy nhưng năm

2012 các doanh nghiệp vẫn đăng ký nhập khẩu 268.000 tấn đường, trong đó Tân Hiệp
Phát 25.000 tấn, Tân Việt Xuân 5.000 tấn, Cocacola 20.000 tấn, Kinh Đô (Bình
Dương) 1.500 tấn, Vinamilk 110.000 tấn, Nestle 8.000, Cà phê Biên Hòa 14.000 tấn,
Duck lady 24.000 tấn, Pepsi 25.000 tấn…. Trong khi đó, các doanh nghiệp này chỉ
đăng ký mua trong nước hơn 200.000 tấn. Vì sao doanh nghiệp tiêu thụ không mặn
mà với đường trong nước, ở đây không phải là sự bất hợp tác và hợp tác kém, vấn đề
mấu chốt là lợi ích. Khi giá đường nhập khẩu rẻ hơn giá đường trong nước, doanh
nghiệp sẽ nhập khẩu để sản xuất, việc tiêu thụ trong nước chỉ là theo nghĩa vụ. Vấn đề
này xuất phát từ cơ chế, khi Việt Nam gia nhập Affta (khu mậu dịch tự do ASEAN)
đã chọn những dòng thuế thấp để cam kết, doanh nghiệp mua đường từ các nước
trong khối ASEAN, với giá nhập khẩu rẻ cộng với thuế suất ưu đãi (5% cho đường
nhập có quota) thì chắc chắn họ sẽ lựa chọn phương án nhập khẩu đường. Điều này
càng làm cho doanh nghiệp mía đường Việt Nam mất khả năng cạnh tranh khi giá
thành cao, cộng với lãi suất quá lớn (cao hơn 10% so với các doanh nghiệp đường ở
nước ngoài). Điều khiến nhà sản xuất và tiêu thụ không gặp nhau còn do chất lượng.
Thực tế có nhiều loại đường của Việt Nam khơng đáp ưng được để làm nước giải
khát, hơn nữa ngay cả với đường đạt chất lượng cao thì các nhà máy đường không
đáp ưng được còn là do trả giá quá thấp.
5. 2. Một số giải pháp để ngành mía đường phát triển bền vững
Để góp phần giải quyết bài toán cung – cầu trong nước, với thực tế này, cần tạo
điều kiện cho doanh nghiệp trong nước xuất khẩu đường. Để làm được điều này, đòi
hỏi cơ chế xuất khẩu cần linh hoạt hơn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp xuất khẩu dễ
dàng hơn. Loại đường nào thừa nên cho xuất khẩu, loại đường nào thiếu thì cho nhập
khẩu, có như vậy mới giảm lượng đường tồn kho trong nước. Tránh tình trạng khi
đường tồn kho trong nước lớn, giá thế giới tăng cao, doanh nghiệp xin xuất khẩu
nhưng không được cho phép, đến khi được cấp phép thì giá đường đã hạ xuống quá
thấp. Ngoài ra, Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ mợt phần cho x́t khẩu đường,
các nhà máy đường cần chủ động hơn nữa trong tìm thị trường, liên kết chặt chẽ với
khách hàng sử dụng đường để sản xuất những sản phẩm mà thị trường cần. Hiệp hội
Mía đường cũng cho rằng các nhà máy đường trong nước trước hết cần phải có những

biện pháp chủ động tự bảo vệ mình thông qua việc sử dụng tem chống hàng nhái,
hàng giả để giúp có quan chưc năng có thể phát hiện ngay hàng nhập lậu khi kiểm tra.
16


Bên cạnh đó, cần giải quyết hài hoà lợi ích cho cả nông dân và doanh nghiệp là
vấn đề cấp thiết hiện nay của ngành mía đường, nên chăng đã đến lúc cần xây dựng
một mưc giá sàn hàng năm hợp lý cho cây mía và giá đường trên thị trường, từng
bước giữ được nhịp độ giá ổn định để người trờng mía có lãi và doanh nghiệp cũng
khơng phải chịu thiệt thòi.
Đường nhập lậu chiếm 1/4 sản lượng đường trong nước mỗi năm đã tác động
xấu đến ngành mía đường Việt Nam. Các nhà máy đường không thể cạnh tranh với
đường nhập lậu, sản xuất khó khăn, thua lỗ, khó có điều kiện phát triển. Hậu quả
mang tính dây chuyền không chỉ ở phía các nhà máy đường mà tác động xấu, trực tiếp
đến hàng triệu nông dân trồng mía, làm phá vỡ các cân đối ngành và quốc gia. Muốn
giảm tình hình đường nhập lậu, Chính phủ nên quan tâm đến lãi suất ngân hàng để
cho doanh nghiệp. Với lãi suất có thể tăng như hiện nay thì các doanh nghiệp, nhà
máy đường khó tờn tại. Đờng thời nếu đầu ra ổn định thì các doanh nghiệp đường
cũng sẽ hạ giá thành xuống, chấm dưt tình trạng nhập khẩu đường ờ ạt. Để góp phần
ngăn chặn tận gốc tình trạng buôn lậu đường, chính quyền các địa phương cần đẩy
mạnh hơn nữa việc quản lý các chợ vùng biên, kiên quyết không để hàng lậu thâm
nhập. Các nhà máy đường cần có những biện pháp chủ đợng tự bảo vệ qua việc sử
dụng tem chống hàng nhái, hàng giả, giúp cơ quan chưc năng có thể phát hiện ngay
hàng nhập lậu khi kiểm tra.
Các doanh nghiệp cần đổi mới chiến lược kinh doanh, phương thưc sản xuất,
nghiên cưu các mặt hàng thay thế hàng nhập khẩu, cải tiến quy trình công nghệ để hạ
giá thành sản phẩm, đảm bảo chất lượng và phù hợp thị hiếu khách hàng. Nếu giá
đường trong nước và nhập khẩu ngang bằng hoặc trong nước cao hơn chút, giá ổn
định thì doanh nghiệp tiêu thụ không dại gì bỏ ra lượng lớn ngoại tệ để nhập hàng về.
Các nhà máy đường nên có cái nhìn vĩ mô, lượng đường sản xuất năm này cao hơn

năm sau chưa chắc là tốt mà cần phải xem xét nên sản xuất đến mưc độ bao nhiêu là
vừa.
Hiện nay, chúng ta vẫn nói khó khăn lớn nhất của ngành sản xuất đường là
nguyên liệu, một số nhà máy khơng có vùng ngun liệu ổn định. Song, nếu các nhà
máy có chiến lược phát triển cụ thể, nỗ lực nhiều hơn nữa và mạnh dạn vay vốn đầu
tư vùng nguyên liệu để hoạt động lâu dài, cộng thêm được Nhà nước và các tổ chưc
liên quan hỗ trợ thì bài toán này vẫn giải quyết được.

17


Dự báo tốt cung cầu để đưa ra những quyết định hợp lý nhằm bình ổn giá
đường trong nước. Bởi nếu làm không khéo thì tình trạng “thừa”, “thiếu” sẽ xảy ra,
ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường trong nước. Một trong những giải pháp khắc
phục vấn đề này, ngành đường cần tiến đến mô hình quản lý ngành đường theo hướng
hiệu quả hơn để dung hòa lợi ích giữa người nơng dân, người tiêu dùng và doanh
nghiệp.

TÀI LIỆU TỞNG HỢP VÀ THAM KHẢO
1. Báo cáo ngành mía đường ngày 23/8/2011; nguồn: Công ty cổ phần chưng khoán
Tonkin, truy cập tại />2. Báo cáo đánh giá thị trường Đường tháng 10 và dự báo tháng 11 năm 2012 của
Trung tâm thông tin Công nghiệp và Thương mại của Bộ Công thương; truy cập
tại />3. Ngành mía đường Việt Nam và triển vọng năm 2011, truy cập tại
/>4. Ngành mía đường VN năm 2012: Nỗi lo dư thừa ; truy cập tại
/>5. Thị trường Đường 6 tháng đầu năm 2012 và dự báo quý II/2012; truy cập tại
/>6. Tổng quan 6 công ty niêm yết ngành đường, cập nhật ngày 04/10/2012; nguồn:
Công
ty
Cổ
phần

chưng
khoán
FPT,
truy
cập
tại
/>
18



×