Tải bản đầy đủ (.doc) (216 trang)

Nghiên cứu những biểu hiện xúc cảm tiêu cực trong hoạt động học tập của học sinh tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 216 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ MỸ DUNG
NGHIÊN CỨU NHỮNG BIỂU HIỆN
XÚC CẢM TIÊU CỰC TRONG HOẠT ĐỘNG
HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC
Chuyên ngành: Tâm lý học chuyên ngành
Mã số: 62.31.80.05
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐÀO THỊ OANH
Hà Nội -2013
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
*PGS. TS. Đào Thị Oanh- cô giáo hướng dẫn đã tận tình chỉ bảo, giúp
đỡ và động viên tôi hoàn thành luận án này.
*Ban Giám đốc, Ban chủ nhiệm, các Thầy, Cô giáo Khoa Tâm lý,
Phòng đào tạo của Học viện Khoa học xã hội đã giúp đỡ và tạo mọi điều
kiện trong suốt thời gian tôi học và hoàn thành luận án.
*Ban Giám hiệu, các Thầy, Cô giáo và học sinh khối lớp 1 và 2 ở
các trường Tiểu học tại Hà Nội (Cát Linh, Khương Mai, Mê Linh và Mễ Trì B)
và Đà Nẵng (Đoàn Thị Điểm, Dũng Sĩ Thanh Khê, Âu Cơ và Hòa Phú) đã tham
gia, tạo điều kiện và nhiệt tình hỗ trợ tôi trong quá trình triển khai nghiên
cứu đề tài.
*Các Thầy, Cô, Anh, Chị và các bạn đồng nghiệp ở Trung tâm
Nghiên cứu Tâm lý học-Sinh lý lứa tuổi, Viện Nghiên cứu sư phạm đã
động viên và cung cấp những ý kiến, kinh nghiệm quý báu giúp tôi hoàn thiện
luận án.
*Gia đình, người thân, bạn bè đã luôn bên cạnh tôi, cùng tôi chia sẻ
những khó khăn, giúp đỡ và khích lệ tôi trong quá trình thực hiện luận án.
Xin chân thành cám ơn!


Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Tất cả số
liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kì một công trình nào khác.
Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2013
Tác giả
Lê Mỹ Dung
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
MỤC LỤC 4
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT 6
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ 7
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ 9
10
MỞ ĐẦU 1
1.Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 3
3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3
5. Phạm vi nghiên cứu 3
5.3. Thời gian nghiên cứu: từ năm 2009 đến năm 2013 4
6. Giả thuyết khoa học 4
7. Phương pháp nghiên cứu 4
8. Đóng góp mới của luận án 5
9. Cấu trúc của luận án 6
CHƯƠNG 1 7
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÚC CẢM TIÊU CỰC 7
TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC 7

1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu xúc cảm tiêu cực trong hoạt động học tập của học
sinh tiểu học 7
1.1.1. Những nghiên cứu về xúc cảm tiêu cực của học sinh tiểu học ở nước ngoài 7
1.1.2. Những nghiên cứu về xúc cảm tiêu cực trong hoạt động học tập của học sinh ở
Việt Nam 15
1.2. Xúc cảm 20
1.2.1. Một số quan điểm tiếp cận nghiên cứu về xúc cảm 20
1.2.2. Khái niệm “Xúc cảm” 25
1.2.3. Cấu trúc tâm lý của xúc cảm 27
1.2.4. Phân loại xúc cảm 30
1.2.5. Ảnh hưởng của xúc cảm đến đời sống và hoạt động của con người 33
1.3. Xúc cảm tiêu cực trong hoạt động học tập của học sinh tiểu học 36
1.3.1. Xúc cảm tiêu cực 36
1.3.2. Hoạt động học tập của học sinh tiểu học 37
1.3.3. Đặc điểm phát triển tâm lý- xúc cảm của học sinh tiểu học 42
1.3.4. Khái niệm xúc cảm tiêu cực trong hoạt động học tập của học sinh tiểu học 45
1.3.5. Ảnh hưởng của xúc cảm tiêu cực đến hoạt động học tập của học sinh 46
1.4. Biểu hiện xúc cảm tiêu cực trong hoạt động học tập của học sinh tiểu học 47
1.4.1. Biểu hiện xúc cảm tiêu cực trong hoạt động học tập của học sinh tiểu học qua
hành vi phi ngôn ngữ 51
1.4.2. Biểu hiện xúc cảm tiêu cực trong hoạt động học tập của học sinh tiểu học qua
hành vi ngôn ngữ 54
1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến xúc cảm tiêu cực trong hoạt động học tập của học
sinh tiểu học 57
CHƯƠNG 2 63
TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 63
BIỂU HIỆN XÚC CẢM TIÊU CỰC TRONG 63
HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC 63
2.1. Tổ chức nghiên cứu 63
2.1.1. Giai đoạn nghiên cứu lý luận 63

2.1.2. Giai đoạn nghiên cứu thực tiễn 64
2.1.3. Giai đoạn nghiên cứu đề xuất một số biện pháp tâm lý- giáo dục nhằm làm hạn
chế xúc cảm tiêu cực trong hoạt động học tập ở học sinh đầu tiểu học 68
2.2. Phương pháp nghiên cứu 69
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu 69
2.2.2. Phương pháp chuyên gia 69
2.2.3. Phương pháp điều tra viết 70
2.2.4. Phương pháp quan sát 71
2.2.5. Phương pháp phỏng vấn sâu 72
2.2.6. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động 72
2.2.7.Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình 72
2.2.8. Phương pháp thống kê toán học 73
2.3. Tiêu chí đánh giá và thang đánh giá 73
2.3.1. Tiêu chí đánh giá 73
2.3.2. Thang đánh giá dành cho giáo viên và phụ huynh học sinh 73
2.3.3. Thang đánh giá dành cho học sinh 76
Tiểu kết Chương 2 77
CHƯƠNG 3 78
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU BIỂU HIỆN XÚC CẢM TIÊU CỰC 78
TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC 78
3.1. Thực trạng biểu hiện xúc cảm tiêu cực trong hoạt động học tập của học sinh tiểu
học 78
3.1.1. Kết quả tổng hợp về biểu hiện xúc cảm tiêu cực trong hoạt động học tập qua hành
vi ngôn ngữ và hành vi phi ngôn ngữ của học sinh tiểu học 78
3.1.2. So sánh những biểu hiện xúc cảm tiêu cực trong hoạt động học tập qua hành vi
ngôn ngữ và hành vi phi ngôn ngữ theo khách thể nghiên cứu 89
3.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến biểu hiện xúc cảm tiêu cực trong hoạt động học tập
của học sinh tiểu học 103
3.3.Nghiên cứu trường hợp điển hình về biểu hiện xúc cảm tiêu cực trong hoạt động học
tập của học sinh tiểu học 112

3.4. Một số biện pháp tâm lý- giáo dục hạn chế xúc cảm tiêu cực trong hoạt động học
tập ở học sinh đầu tiểu học 118
Tiểu kết Chương 3 136
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 137
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 141
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 141
TÀI LIỆU THAM KHẢO 142
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐTB Điểm trung bình
ĐLC Độ lệch chuẩn
GV Giáo viên
HS Học sinh
HSTH Học sinh tiểu học
HĐHT Hoạt động học tập
N Số lượng mẫu khách thể nghiên cứu
PHHS Phụ huynh học sinh
TB Thứ bậc
TĐ Tổng điểm
THCS Trung học cơ sở
XCTC Xúc cảm tiêu cực
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ
Bảng 1.1 Sự thể hiện đặc trưng trên khuôn mặt cho 4 loại XCTC 52
Bảng 2.1 Đặc điểm khách thể nghiên cứu là học sinh (lớp 1 và lớp 2) 67
Bảng 2.2 Các nhóm điểm của thang đo trong bảng hỏi dành cho GV
và PHHS lớp 1 và lớp 2.
75
Bảng 2.3 Các nhóm điểm của thang đo quan sát trên học sinh 77
Bảng 3.1 Các loại XCTC trong HĐHT của HSTH (theo kết quả quan
sát trên HS)
79

Bảng 3.2 Biểu hiện XCTC trong HĐHT của HSTH qua hành vi ngôn
ngữ
80
Bảng 3.3 Biểu hiện XCTC trong HĐHT của HSTH qua hành vi phi
ngôn ngữ
81
Bảng 3.4 Nguyên nhân gây ra những biểu hiện xúc cảm tiêu cực trong
hoạt động học tập của học sinh tiểu học
82
Bảng 3.5 Biểu hiện XCTC trong HĐHT qua hành vi ngôn ngữ của
HS theo khối lớp (theo kết quả quan sát trên HS)
90
Bảng 3.6 Biểu hiện XCTC trong HĐHT qua hành vi phi ngôn ngữ
của HS theo khối lớp (theo kết quả quan sát trên HS)
91
Bảng 3.7 XCTC trong HĐHT qua hành vi ngôn ngữ của HS nam và
HS nữ (theo kết quả quan sát trên HS)
93
Bảng 3.8 XCTC trong HĐHT qua hành vi phi ngôn ngữ của HS nam
và HS nữ (theo kết quả quan sát trên HS)
94
Bảng 3.9
XCTC trong HĐHT qua hành vi ngôn ngữ của HS ngoại
thành và HS nội thành (theo kết quả quan sát trên HS)
95
Bảng 3.10
XCTC trong HĐHT qua hành vi phi ngôn ngữ của HS ngoại
thành và HS nội thành (theo kết quả quan sát trên HS)
96
Bảng 3.11

So sánh các mặt biểu hiện XCTC trong HĐHT của HS ở Hà
Nội và Đà Nẵng (theo kết quả quan sát trên HS)
98
Bảng 3.12
So sánh các mặt biểu hiện XCTC trong HĐHT của HS theo
kết quả học môn Toán và Tiếng Việt (kết quả quan sát trên
HS)
101
Bảng 3.13
Nhóm yếu tố ảnh hưởng đến biểu hiện XCTC trong HĐHT
của HSTH theo ý kiến của GV
103
Bảng 3.14
Những yếu tố ảnh hưởng đến biểu hiện XCTC trong HĐHT
của HSTH theo ý kiến của GV
104
Bảng 3.15 Mối tương quan giữa các nhóm yếu tố với biểu hiện XCTC
trong HĐHT của HSTH
110
Bảng 3.16
Các câu trả lời phản hồi của người lớn thích hợp với các cấp
độ của hành vi giận dữ ở trẻ
132
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1 Phân bố điểm số về biểu hiện XCTC trong HĐHT của
HS (lớp 1 và lớp 2) tiểu học theo ý kiến của GV
74
Biểu đồ 1.2 Phân bố điểm số về biểu hiện XCTC trong HĐHT của
HS (lớp 1 và lớp 2) tiểu học theo ý kiến của PHHS
74

Biểu đồ 1.3 Phân bố điểm số về biểu hiện XCTC trong HĐHT của
HS (lớp 1 và lớp 2) tiểu học theo kết quả quan sát HS
76
Biểu đồ 3.1 Mức độ biểu hiện XCTC trong HĐHT của HSTH (theo
kết quả quan sát trên HS)
78
Biểu đồ 3.2 Mức độ các khía cạnh biểu hiện XCTC trong HĐHT của
HSTH (theo kết quả quan sát trên HS, ý kiến đánh giá
của GV và PHHS)
79
Biểu đồ 3.3 Mức độ biểu hiện XCTC trong HĐHT của HS lớp 1 và
lớp 2 (theo kết quả quan sát trên HS)
89
Biểu đồ 3.4 Mức độ biểu hiện XCTC trong HĐHT của HS nam và
HS nữ (theo kết quả quan sát trên HS)
92
Biểu đồ 3.5 Mức độ biểu hiện XCTC trong HĐHT của HS ngoại
thành và HS nội thành (theo kết quả quan sát trên HS)
95
Biểu đồ 3.6 Mức độ biểu hiện XCTC trong HĐHT của HS ở gia đình
có hoàn cảnh kinh tế khác nhau (theo kết quả quan sát
trên HS)
99
Biểu đồ 3.7 Mức độ biểu hiện XCTC trong HĐHT của HS ở gia đình
có mô hình khác nhau (theo kết quả quan sát trên HS)
100

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục tiểu học là cấp học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, có

nhiệm vụ xây dựng và phát triển các phẩm chất nhân cách và trí tuệ cho trẻ em
nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển toàn diện nhân cách con người
Việt Nam. "Luật giáo dục" ban hành năm 2007 đã xác định: "Giáo dục tiểu học
nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và
lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản để tiếp tục học
trung học cơ sở"[30, tr.17]. Hoạt động học tập ở cấp học này là hoạt động chủ đạo,
có ý nghĩa hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển toàn diện nhân cách của trẻ
em trong tương lai.
Xúc cảm là một mặt quan trọng trong đời sống tâm lý nói chung và nhân cách
của học sinh tiểu học nói riêng. Trẻ em ngày nay đã khác trước rất nhiều. Giờ đây
đã có đủ cơ sở để nói đến sự gia tốc sinh học, sự gia tốc tâm lý và sự gia tốc xã hội.
Tuy nhiên, sự biến đổi xã hội diễn ra nhanh chóng khiến cho trẻ em ngày nay
thường xuyên phải đối mặt với những tình huống mới lạ, bất ngờ, mà đối với chúng
thì đó là các khó khăn. Cách thức ứng xử trong các tình huống đó sẽ để lại những
dấu ấn có tác động tích cực hay tiêu cực đến sự phát triển nhân cách sau này của trẻ.
Kết quả của nhiều nghiên cứu xã hội học, giáo dục học, tâm lý học gần gây đã cho
thấy sự gia tăng các hiện tượng tiêu cực ở trẻ em như: bạo lực, hành vi xâm kích,
biểu hiện trầm cảm … với độ tuổi xuất hiện lần đầu ngày càng giảm xuống. Trẻ em
hiện nay có xu hướng dễ cô đơn, dễ chán nản, dễ cáu giận và ương bướng hơn.
Chúng cũng hay bị căng thẳng, lo lắng, bốc đồng và dễ gây hấn hơn [dẫn theo 41].
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc cho thấy, tỷ lệ trẻ em ở lứa tuổi học
đường có dấu hiệu rối nhiễu tâm lý chiếm hơn 20% tập trung nhiều vào các biểu
hiện như lo âu, sợ hãi, trầm cảm. Phụ huynh được chọn nghiên cứu thấy có con của
họ có 27,4% những rối loạn trong kì thi như đau đầu, mất ngủ, mệt mỏi [24].
Xúc cảm là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kết quả học tập của học
1
sinh, đặc biệt đối với học sinh tiểu học. Một số nghiên cứu gần đây cho thấy: Học
sinh thường có biểu hiện “căng thẳng” (47%), “lo lắng” (39,5%), “hay hờn dỗi,
khóc” (32,4% ở HS khối lớp 1), “cáu giận”(39,9%) hoặc “chán nản” (39,3%)
trong học tập và có khó khăn trong việc kiềm chế xúc cảm. Do trải nghiệm thất

bại trong học tập, khó khăn trong mối quan hệ với thầy cô, gia đình, bạn bè làm
gia tăng ở học sinh những xúc cảm tiêu cực, điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến
kết quả học tập và sự phát triển nhân cách của trẻ [4,5,6,7,12,15]. Đúng như
Karen Stone McCown khẳng định: “Cuộc sống xúc cảm của trẻ có ảnh hưởng lớn
tới việc học tập của chúng. Phải khỏe về xúc cảm cũng giống như phải giỏi về
môn Toán hay môn Văn vậy” [10] và Schutz và Lanehart (2002) đã viết khi đề
cập đến một vấn đề đặc biệt của xúc cảm trong giáo dục: "Xúc cảm liên quan mật
thiết đến hầu như mọi khía cạnh của quá trình giảng dạy và học tập, do đó, sự hiểu
biết về bản chất của xúc cảm trong bối cảnh trường học là rất cần thiết" [101].
Nhằm nâng cao hiệu quả học tập và chất lượng giáo dục ở tiểu học, đã có
những công trình nghiên cứu chuyên sâu để rà soát, xác định những khó khăn của
học sinh trong hoạt động học tập, tìm hiểu nguyên nhân và có các biện pháp dạy
học và giáo dục nhằm khắc phục tình trạng trên. Những nghiên cứu này thường chú
trọng về giáo dục những phẩm chất cụ thể hoặc phương pháp giảng dạy những môn
học cụ thể. Tuy kết quả học tập và chất lượng giáo dục do nhiều yếu tố tác động,
nhưng đối với cấp Tiểu học, yếu tố quan trọng nhất tác động đến chúng là xúc cảm
của trẻ mà điều này ít được nghiên cứu ở Việt Nam có thể vì điều kiện hạn chế (như
kinh phí, thời gian, phương tiện kĩ thuật, sự kiên nhẫn…)
Tóm lại, xúc cảm là mặt quan trọng của nhân cách, phát triển xúc cảm tích cực
tạo một nền tảng vững chắc cho sự phát triển của trẻ. Ngược lại, nếu để rơi vào tình
trạng trầm cảm, căng thẳng, rối loạn tâm lý,… hậu quả để lại cho trẻ những dấu ấn
nghiêm trọng có ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, đồng thời cũng gây ra những
lo lắng, bức xúc trong xã hội. Từ những ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn như
trên, đề tài “Nghiên cứu những biểu hiện xúc cảm tiêu cực trong hoạt động học tập
của học sinh tiểu học” đã được lựa chọn nghiên cứu.
2
2. Mục đích nghiên cứu
Phát hiện thực trạng biểu hiện xúc cảm tiêu cực (XCTC) trong hoạt động học
tập (HĐHT) của học sinh tiểu học (HSTH), trên cơ sở đó, đề xuất một số biện pháp
tâm lý- giáo dục hạn chế XCTC trong HĐHT ở HSTH.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Xây dựng cơ sở lý luận nghiên cứu biểu hiện XCTC trong HĐHT của
HSTH.
3.2. Xác định thực trạng biểu hiện và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến biểu
hiện xúc cảm tiêu cực của học sinh lớp 1 và lớp 2 ở giờ học trên lớp.
3.3. Đề xuất một số biện pháp tâm lý- giáo dục hạn chế XCTC trong HĐHT ở
học sinh đầu tiểu học.
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Mức độ biểu hiện xúc cảm tiêu cực trong hoạt động học tập của học sinh đầu
tiểu học
4.2.Khách thể nghiên cứu: Khách thể nghiên cứu gồm 480 học sinh (HS) khối lớp 1
và lớp 2; 480 phụ huynh học sinh (PHHS) là cha mẹ của chính HS được nghiên cứu và
125 giáo viên (GV) đang giảng dạy HS ở các khối lớp 1 và 2 được nghiên cứu.
5. Phạm vi nghiên cứu
5.1 Giới hạn về khách thể nghiên cứu
- Đề tài chỉ chọn nghiên cứu trên HS, GV và PHHS lớp 1 và lớp 2 ở 12 trường
Tiểu học trong khu vực nội thành và ngoại thành thuộc địa bàn thành phố Hà Nội và
Đà Nẵng, vì đây là khối lớp rất quan trọng, trẻ vừa bước vào trường phổ thông, có
nhiều vấn đề nhất về xúc cảm trong các khối lớp ở cấp tiểu học, nên chúng tôi lựa
chọn học sinh ở 2 khối này để nghiên cứu.
- Đề tài chỉ chọn nghiên cứu trên HS phát triển bình thường (thể chất, tâm
lý ) và đang theo học ở trong các trường tiểu học.
5.2. Giới hạn về đối tượng nghiên cứu
+ Chỉ nghiên cứu những biểu hiện XCTC của HS lớp 1 và lớp 2 trong học tập ở
3
giờ học trên lớp.
+ Chỉ nghiên cứu những biểu hiện ra bên ngoài của XCTC qua 2 hình thức: hành
vi phi ngôn ngữ (khuôn mặt, cử chỉ, điệu bộ) và hành vi ngôn ngữ.
+ Chỉ nghiên cứu các khía cạnh tâm lý của xúc cảm tiêu cực (không nghiên cứu

khía cạnh sinh lý của xúc cảm tiêu cực).
+ Chỉ đề xuất kiến nghị biện pháp chứ không tổ chức thực nghiệm biện pháp.
5.3. Thời gian nghiên cứu: từ năm 2009 đến năm 2013
6. Giả thuyết khoa học
Những biểu hiện XCTC trong HĐHT của HSTH ở giờ học trên lớp được thể
hiện khá rõ qua hành vi phi ngôn ngữ (khuôn mặt, cử chỉ, điệu bộ ) và hành vi ngôn
ngữ. Biểu hiện XCTC trong HĐHT của HSTH chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố
thuộc về bản thân HS (thể lực, tính cách, khí chất, ngôn ngữ, kinh nghiệm ứng xử,
khả năng tiếp nhận, phẩm chất ý chí, ), thuộc về GV (cách ứng xử, phương pháp
và hình thức tổ chức giảng dạy, đánh giá, nội dung, thời lượng học tập ) và yếu tố
thuộc về gia đình (mô hình gia đình, điều kiện kinh tế, sự quan tâm, cách ứng xử
của cha mẹ với trẻ,…). Trong đó, yếu tố thuộc về giáo viên (cụ thể là ứng xử của giáo
viên) có ảnh hưởng lớn nhất đến biểu hiện XCTC trong HĐHT của HSTH.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Hướng tiếp cận
- Tiếp cận hoạt động- nhân cách: Xúc cảm là thành phần cốt lõi của nhân
cách, theo nghĩa không thể tách rời quá trình động cơ hóa. Biểu hiện của xúc cảm
nằm trong hệ thống thái độ, hành vi như là những chỉ số của tính cách con người
với tư cách là một thuộc tính nhân cách. Nguồn gốc của xúc cảm phụ thuộc vào thế
giới bên ngoài và bên trong chủ thể, xúc cảm nảy sinh và phát triển thông qua hoạt
động. Đối với HSTH, hoạt động học tập là hoạt động chủ đạo tạo ra cấu trúc tâm lý
mới của nhân cách. Vì thế, biểu hiện xúc cảm của HSTH được nghiên cứu thông
qua hoạt động thực tiễn của trẻ - hoạt động học tập. Đề tài đánh giá thực trạng biểu
hiện XCTC của HS thông qua các hoạt động trong giờ học ở trên lớp, các sản phẩm
của hoạt động học tập, kết quả học tập của HS và nhận xét của GV, PHHS.
4
- Tiếp cận liên ngành: Xúc cảm là đối tượng nghiên cứu của Triết học, Sinh lý
học, Giáo dục học, Tâm lý học, Xã hội học, Tâm lý học thần kinh, Đạo đức học,
Luật học Đề tài nghiên cứu biểu hiện XCTC trong HĐHT của HSTH, trong đó
nghiên cứu những biểu hiện XCTC có liên quan đến lứa tuổi, vì vậy đòi hỏi người

nghiên cứu phải hiểu biết, có kiến thức của Tâm lý học nhân cách, Tâm lý học xúc
cảm và Tâm lý học phát triển. Ngoài ra, để hạn chế XCTC trong HĐHT của HSTH
cần đề xuất một số biện pháp tâm lý- giáo dục phù hợp, có nghĩa là sử dụng kết hợp
kiến thức tâm lý giáo dục.
7.2. Phương pháp nghiên cứu
7.2.1. Những phương pháp nghiên cứu lí luận
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu, văn bản
- Phương pháp chuyên gia
7.2.2. Những phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp điều tra viết
- Phương pháp phỏng vấn sâu
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
- Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình
- Phương pháp thống kê toán học
8. Đóng góp mới của luận án
8.1. Đóng góp về mặt lí luận
Luận án đã có những đóng góp mới về mặt lý luận như xác định rõ hơn khái
niệm xúc cảm tiêu cực, xúc cảm tiêu cực trong hoạt động học tập của học sinh tiểu
học. Danh mục gồm 18 biểu hiện XCTC trong HĐHT của HS lớp 1 và lớp 2 thể
hiện qua hành vi ngôn ngữ và phi ngôn ngữ và các yếu tố ảnh hưởng đến những
biểu hiện này. Kết quả làm phong phú thêm lý luận về đặc điểm tâm lý- xúc cảm
trong hoạt động học tập của học sinh đầu tiểu học.
8.2. Đóng góp về mặt thực tiễn
Luận án đã chỉ rõ được thực trạng mức độ biểu hiện XCTC trong HĐHT ở
5
giờ học trên lớp qua hành vi ngôn ngữ và hành vi phi ngôn ngữ của học sinh tiểu học
(lớp 1 và lớp 2), các yếu tố ảnh hưởng tới các biểu hiện này, đồng thời đề xuất 03
biện pháp tâm lý - giáo dục khả thi trên cơ sở kế thừa và có bổ sung nhằm hạn chế
XCTC trong HĐHT của HSTH. Kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm tài liệu

tham khảo để giảng dạy và học tập về xúc cảm của học sinh tiểu học trong các
trường sư phạm và cho tất cả những đối tượng quan tâm ở nhà trường tiểu học (cán
bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh học sinh)
9. Cấu trúc của luận án
Luận án bao gồm các phần:
- Mở đầu
- Chương 1: Cơ sở lý luận về xúc cảm tiêu cực trong hoạt động học tập của
học sinh tiểu học
- Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu biểu hiện xúc cảm tiêu cực
trong hoạt động học tập của học sinh tiểu học
- Chương 3: Kết quả nghiên cứu biểu hiện xúc cảm tiêu cực trong hoạt động
học tập của học sinh tiểu học
- Kết luận và kiến nghị
- Danh mục công trình công bố
- Tài liệu tham khảo
- Phụ lục.
6
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÚC CẢM TIÊU CỰC
TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu xúc cảm tiêu cực trong hoạt động học tập
của học sinh tiểu học
1.1.1. Những nghiên cứu về xúc cảm tiêu cực của học sinh tiểu học ở nước ngoài
Trong lĩnh vực giáo dục, vấn đề nghiên cứu xúc cảm đã và đang thu hút nhiều
công trình nghiên cứu với quy mô khác nhau, cả trên bình diện lí luận lẫn trên bình
diện thực nghiệm. Những nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực xúc cảm được thực
hiện trên HS ở các cấp học khác nhau (từ trẻ mầm non đến HS trung học).
1.1.1.1.Những nghiên cứu về biểu hiện xúc cảm và xúc cảm tiêu cực trong hoạt
động học tập ở nhà trường của học sinh
Năm 2000, tác giả Xinyin Chen (Trường Đại học Tây Ontario, Canada) và Bo-

hu-li (Trường Đại học sư phạm Thượng Hải, Trung Quốc) đã công bố nghiên cứu
thực hiện trong 2 năm về ảnh hưởng tâm trạng thất vọng tới sự thích ứng trường học
của trẻ 12 tuổi ở Trung Quốc bằng phương pháp tự thuật, đánh giá của bạn bè, giáo
viên và nghiên cứu hồ sơ. Kết quả cho thấy, tâm trạng thất vọng của các em ổn định
qua hai năm học. Sự thất vọng có tác động âm tính tới kết quả học tập và tác động
dương tính tới khó khăn thích ứng của học sinh. Các kết quả này gợi ý rằng, tâm
trạng thất vọng là một tín hiệu có ý nghĩa trong sự phát triển tâm lý- xã hội của trẻ
em Trung Quốc và vì vậy, nó đáng được các bậc cha mẹ, thầy, cô giáo và các nhà
giáo dục quan tâm [109].
Nghiên cứu điều tra mối quan hệ giữa khuynh hướng xúc cảm và thành tích
học tập của HS trung học. Nội dung đánh giá gồm các yếu tố (a) năng lực học tập;
(b) Các khuynh hướng xúc cảm và (c) các xúc cảm tiêu cực trải nghiệm trong các
nhiệm vụ liên quan đến trường học. Kết quả nghiên cứu cho thấy vai trò hỗ trợ của
yếu tố xúc cảm - xã hội là quan trọng nhất đối với thành tích học tập của HS chứ
7
không phải là các mối quan hệ hay mục tiêu học tập [74].
Một nghiên cứu định tính cho thấy, HS trải nghiệm các xúc cảm đa dạng và
phong phú trong môi trường học tập. Trong đó lo âu là biểu hiện xúc cảm thường
xuyên nhất trong học tập, nhưng nhìn chung, xúc cảm tích cực đã được biểu hiện
thường xuyên hơn so với các xúc cảm tiêu cực. Ngoài ra, nghiên cứu định lượng
dựa trên tự đánh giá của HS và sinh viên thông qua Bảng hỏi xúc cảm học tập
(AEQ) cho thấy, HS trải nghiệm những xúc cảm học tập khác nhau, bao gồm thích
thú, hy vọng, tự hào, niềm tin, tức giận, lo lắng, xấu hổ, tuyệt vọng, và chán nản.
Ngoài ra, các yếu tố như động cơ học tập, chiến lược học tập, nhận thức về nguồn
vật liệu, tự điều chỉnh xúc cảm, thành tích học tập, cũng như tính cách và môi
trường lớp học đều có ảnh hưởng đến xúc cảm học tập của HS [94].
Nghiên cứu kiểm tra tính ổn định và những thay đổi khác biệt cá nhân ở trẻ em
trong độ tuổi tiểu học về mức độ hiểu biết một số thành phần của xúc cảm bằng
Trắc nghiệm Hiểu xúc cảm (TEC), theo tác giả Francisco Pons, Harris Paul. L
(2005), có sự không đồng đều về mức độ hiểu ở các thành phần khác nhau của xúc

cảm ở trẻ, sự khác biệt cá nhân về mức độ hiểu biết xúc cảm (đơn giản và phức tạp)
ở giai đoạn trước và sau thực nghiệm, tuy nhiên, sự hiểu biết này ở mỗi cá nhân
mang tính ổn định [72].
Geunyoung Kim và cộng sự (2006) nghiên cứu vai trò của xúc cảm và điều
chỉnh hành vi bên ngoài của trẻ (từ lớp 3 đến lớp 6). Kết quả cho thấy, xúc cảm tiêu
cực, đặc biệt tức giận, luôn là một yếu tố quan trọng dự báo về các vấn đề hành vi ở
trẻ [75].
Nghiên cứu phân tích sự khác biệt giới tính về những biểu hiện xúc cảm của
HS lớp 5 trong môn toán dựa trên lý thuyết kiểm soát - giá trị của Pekrun (2000,
2006) và sử dụng phương pháp tự báo cáo cho thấy, mặc dù nữ HS và nam HS đều
nhận được điểm số môn Toán tương tự nhau, nhưng nữ HS tự đánh giá mức độ
thích thú và tự hào thấp hơn, trong khi mức độ lo âu, tuyệt vọng, xấu hổ lại cao hơn
các HS nam. Các phát hiện cho thấy rằng, nguyên nhân biểu hiện xúc cảm học toán
của nữ HS là do sự tự ti và tự đánh giá về năng lực học toán thấp [95].
8
Năm 2007, Hội đồng Nghiên cứu Giáo dục Úc thực hiện nghiên cứu nhằm
đánh giá và phát triển các đặc điểm xúc cảm xã hội tích cực của HS (lứa tuổi trước
tuổi học cho đến lớp 12) theo ngữ cảnh với các chương trình học khác nhau và hành
động tích cực của người lớn (cha mẹ/ GV) / bạn bè trong: (1) trường học, (2) gia
đình và (3) cộng đồng. Kết quả nghiên cứu cho thấy: HS trải nghiệm khó khăn về
xúc cảm xã hội khác nhau. Bảy trong mười HS nói rằng cảm thấy lo lắng. Hai trong
mười HS nói em cảm thấy rất tuyệt vọng, chán nản và đã ngừng học trong một tuần.
Một phần ba HS được nghiên cứu nói rằng, các em mất bình tĩnh khi bị người khác
bắt nạt [91].
Một cách tiếp cận đa cấp đã được sử dụng trong nghiên cứu để phân
tích các mối quan hệ giữa môi trường lớp học và xúc cảm học toán của 1.623 HS từ
69 lớp học (lớp 5-10). Nghiên cứu cho thấy, bạn bè cùng lớp là một yếu tố quan
trọng tác động đến xúc cảm học toán của HS. Mức độ cạnh tranh, sự hỗ trợ bạn bè
trong lớp học có ý nghĩa dự đoán xúc cảm học tập của HS [96].
Nghiên cứu của Stephen Nowicki & Marshall Duke về khả năng đồng cảm,

được tiến hành trên HSTH đã xác nhận tính độc lập của sự đồng cảm đối với trí tuệ
hàn lâm thông qua mối tương quan giữa kết quả của trắc nghiệm PONS (do R.
Rosenthal phác thảo) với kết quả thu được từ các trắc nghiệm trí thông minh, hay
kết quả của các kì thi trong trường. Các HS thể hiện năng lực hiểu các xúc cảm nhờ
vào những tín hiệu không lời là những em yêu thích trường học và ổn định nhất về
mặt tâm lý; đó cũng là những em đạt được kết quả học tập tốt nhất, mặc dù mức trí
tuệ trung bình không cao hơn so với những em hiểu thông điệp không lời kém hơn.
Kết quả này làm người ta nghĩ rằng việc làm chủ năng lực đồng cảm làm cho việc
học tập dễ dàng hơn, hoặc dễ thu hút sự yêu mến của các GV hơn [10,tr.178].
Nhiều nghiên cứu khác đã cho thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa mức độ thiếu
khả năng kiểm soát xúc cảm với các biểu hiện rối loạn hành vi khác nhau ở HS phổ
thông như: khuynh hướng sống thu mình lại, lo hãi và trầm cảm, thiếu tập trung, dễ
phạm tội và gây hấn. Ví dụ, khi quan sát HSTH vào những ngày nhận học bạ, các
nhà nghiên cứu nhận thấy, những em nhận được điểm xấu hơn mong đợi thường có
9
biểu hiện tâm lý nặng nề. Những em tự nhận thấy bị điểm kém là do lỗi của bản
thân thường bị trầm cảm nhiều hơn so với những em cho rằng điều đó có thể sửa
được. Tương tự, nghiên cứu những HS bị bạn bè bỏ rơi cũng cho thấy mối tương
quan giữa cách suy nghĩ của trẻ với khuynh hướng trầm cảm của chúng: Những em
cho rằng sự bỏ rơi đó là do lỗi của cá nhân mình thường dấn sâu vào sự trầm cảm
hơn so với những em có suy nghĩ rằng mình có thể cải thiện được tình thế. Các
quan sát lâu dài trên những HS này cũng cho thấy những bằng chứng về trầm cảm
phát triển dần theo hướng trở thành một thái độ sống bi quan cùng với nhiều rối
nhiễu hành vi khác khi đến tuổi trưởng thành (T. Achenbach & Catherine Howell,
Urie Bronfenbrenner, Judy Garber & cs ) [11].
Tiếp theo, các nghiên cứu mối quan hệ giữa trí tuệ xúc cảm (EI) và thành tích
học tập ở thanh thiếu niên Úc cho thấy: thành tích học tập tốt có mối tương quan
cao với tổng điểm EI; Cụ thể là có mối tương quan chặt giữa các thành tố của trắc
nghiệm cho phép dự đoán kết quả học tập ở các môn học. Nghiên cứu này đã đưa ra
kết luận: Sự phát triển của EI có thể cung cấp cơ hội lớn để cải thiện thành tích học

tập và năng lực xúc cảm [86].
Goodfellow, Stephanie Nowicki, Stephen (2009) nghiên cứu mối quan hệ giữa
(a) khả năng nhận biết xúc cảm qua nét mặt và (b) năng lực xã hội và học tập ở trẻ
em độ tuổi tiểu học. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trẻ khó khăn trong việc xác định
xúc cảm biểu hiện ở nét mặt có nhiều khả năng gặp khó khăn trong học tập và xã
hội: cụ thể là khó khăn trong mối quan hệ với bạn bè ở các bé trai và khó khăn học
tập ở bé gái. Phát hiện cho thấy rằng kỹ năng tiếp thu không lời đóng một vai trò
quan trọng trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội và hoạt động học tập của trẻ em
[76].
Nghiên cứu trải nghiệm xúc cảm tại trường tiểu học, tác giả Francisco đề cập
đến xu hướng chính của nghiên cứu xúc cảm trong bối cảnh trường học và trình bày
kết quả nghiên cứu khám phá đặc điểm trải nghiệm xúc cảm của HS liên quan đến
các hoạt động học tập khác nhau (trong khi học ở trên lớp, ở hoạt động nhóm/ làm
bài tập, và trong thời gian thi/ kiểm tra) và mối liên hệ giữa trải nghiệm xúc cảm
10
của trẻ (từ 8 và 11 tuổi) ở các môn học cụ thể [73].
Một hướng nghiên cứu khác nhằm xác định mối liên hệ giữa năng lực xúc cảm
xã hội và kỹ năng chú ý ở trẻ trước tuổi học với thành tích học tập của các em ở đầu
bậc tiểu học. Kết quả chỉ ra rằng sự chú ý trong lớp mẫu giáo đóng vai trò quan
trọng trong học tập ở trẻ, ngay cả sau khi chịu ảnh hưởng của giáo dục gia đình, thu
nhập gia đình, độ tuổi, giới tính, và kỹ năng tiếp thu từ vựng của trẻ. Những phát
hiện của nghiên cứu đã cung cấp hỗ trợ cho việc thực hiện các chương trình dự
phòng, tập trung vào phát triển xúc cảm xã hội và phát triển chú ý với tư cách là
một chiến lược để cải thiện thành tích học tập ở trẻ nhỏ trong tương lai [97].
Tóm lại, qua các nghiên cứu cho thấy, có những xúc cảm tiêu cực (tức giận, lo
lắng, xấu hổ, thất vọng, và chán nản) trong HĐHT của HSTH. Những biểu hiện
XCTC này nảy sinh do nhiều nguyên nhân từ phía bản thân HS (tính cách, tự đánh
giá của bản thân, động cơ, chiến lược học tập, khả năng tự điều chỉnh xúc cảm) và
môi trường lớp học.
1.1.1.2. Nghiên cứu xây dựng các công cụ đánh giá xúc cảm, xúc cảm tiêu cực dành

cho học sinh
Một biện pháp tự báo cáo đa chiều của xúc cảm ở trẻ em từ 8 - 12 tuổi “Tôi
cảm thấy như thế nào?" (HIF) được Tedra A. Walden, Vicki S. Harris và Thomas F.
Catron (2003) xây dựng với một mô hình 3 yếu tố, bao gồm các tần số và cường độ
của: a/ “Xúc cảm tích cực”; b/ “Xúc cảm tiêu cực”; c/ “Kiểm soát xúc cảm tích cực
và tiêu cực”. Kết quả thử nghiệm cho thấy giá trị trung bình ổn định theo chiều dọc
cho 120 trẻ em trong 2 năm. Thang đo HIF có thể hữu ích trong việc tìm hiểu giữa
kích thích và điều chỉnh xúc cảm xã hội ở trẻ em tuổi đi học [104].
Tuy nhiên, rất hiếm các công cụ để đánh giá điều chỉnh xúc cảm trong suốt
thời thơ ấu và những năm giữa vị thành niên. C.S. Meyer đã xây dựng Thang tự
đánh giá điều chỉnh xúc cảm dành cho trẻ em và thanh thiếu niên (Emotion
Regulation Index for Children and Adolescents - ERICA). Cấu trúc của thang đánh
giá gồm 3 yếu tố: (1) kiểm soát xúc cảm , (2) tự nhận thức xúc cảm và (3) Phản ứng
tình huống. Ngoài ra, để giải quyết tình trạng thiếu các biện pháp thích hợp để đánh
11
giá năng lực xúc cảm xã hội của trẻ em, Meyer và cộng sự đã xây dựng tiểu Thang
đo năng lực xúc cảm xã hội (Social-Emotional Competence Scale - IDS-SEK) gồm
4 thành tố:Nhận dạng xúc cảm (EE); Điều chỉnh xúc cảm (ER); Hiểu biết về các
tình huống xã hội (SV), và năng lực hoạt động xã hội (SH). Kết quả của nghiên cứu
cho thấy thang đo rất thích hợp để đo lường khả năng và sự thiếu hụt trong lĩnh vực
xã hội, tình cảm một cách đa chiều và có thể được sử dụng như là cơ sở của các can
thiệp cụ thể [89].
Nghiên cứu thích nghi Thang đánh giá xúc cảm học tập (Academic Emotions
Questionnaire -AEQ) (Pekrun, Goetz, Perry, 2005) dành cho HS ở Philippines.
Thang đo xúc cảm học tập được cấu trúc gồm 8 xúc cảm trong bối cảnh học tập: tức
giận, lo lắng, chán nản, thích thú, hy vọng, tuyệt vọng, tự hào và xấu hổ. Kết quả đã
khẳng định độ tin cậy và tính hiệu lực của thang đo. Kết quả phân tích các yếu tố
cho thấy, tức giận và lo lắng là 2 yếu tố có biểu hiện ở mức độ cao hơn trong 8 yếu
tố được đo. Việc đo lường những gì HS cảm thấy trong lớp học có thể cung cấp
thông tin có giá trị cho GV và cán bộ quản lý trường học do xúc cảm có ảnh hưởng

lớn đến kết quả học tập của HS ở lớp học [99
].
Nhìn chung, ở nước ngoài đã có những công cụ đánh giá tần số và cường độ
của xúc cảm nói chung, XCTC nói riêng dành cho HSTH trong bối cảnh học tập ở
nhà trường, đề tài có thể nghiên cứu và tham khảo trong nghiên cứu biểu hiện
XCTC trong HĐHT của HSTH Việt Nam.
1.1.1.3. Nghiên cứu xây dựng Chương trình giáo dục xúc cảm dành cho học sinh
Một lĩnh vực quan trọng khác trong nghiên cứu xúc cảm là xây dựng, triển khai
một số chương trình giáo dục xúc cảm hiệu quả cho HS. Nhiều chương trình chuyên
biệt đã được xây dựng nhằm thay đổi hành vi rối nhiễu ở HS như: trầm cảm, rối
loạn ăn uống, bị bạn bè bỏ rơi, bỏ học, lạm dụng các chất kích thích (rượu, ma
túy…), gây hấn…Hiệp hội Nghiên cứu xúc cảm và xã hội tại trường Đại học
Illinois cho biết, hiện nay có nhiều chương trình rèn luyện trí tuệ xúc cảm đang
được hàng ngàn trường học ở Mĩ sử dụng. Tương tự, có nhiều chương trình rèn
luyện kỹ năng kiểm soát xúc cảm đang được giảng dạy trong các trường ở khắp nơi
12
trên thế giới. Kết quả cho thấy, nhiều chương trình tỏ ra rất khả quan trong việc tăng
cường các xúc cảm tích cực và hạn chế những biểu hiện xúc cảm tiêu cực, từ đó góp
phần làm giảm thiểu các hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội ở trẻ em (như PATHS
Curriculum; SESVP hay RRL….).
Chương trình SEL (Social emotional learning) được thiết kế để dạy HS kỹ
năng xúc cảm- xã hội (Ratnesar, 1997), chủ yếu tập trung vào nhận thức xúc cảm,
kỹ năng xã hội và giải quyết vấn đề giữa các cá nhân. Trong chương trình này, GV
giúp HS nâng cao hiểu biết xúc cảm của họ bằng cách dạy các kỹ năng giao tiếp phi
ngôn ngữ (với 6 lĩnh vực: giai điệu âm thanh/ giọng nói, nét mặt, tư thế và cử chỉ,
khoảng cách (không gian) giữa các cá nhân, nhịp điệu, thời gian, và phong cách) và
huấn luyện xúc cảm (nhận biết xúc cảm của mình và của người khác, đọc và thể
hiện xúc cảm thông qua kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ); dạy kỹ năng xã hội (bao
gồm kỹ năng kết bạn và duy trì tình bạn, chia sẻ và làm việc hợp tác, kỹ năng làm
hài lòng GV, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng đàm thoại, kỹ năng ra quyết định) và kỹ

năng giải quyết vấn đề [71].
Trong cuốn sách "Teaching Social Emotional Skills at School and Home",
Linda K. Elksnin cung cấp cho GV và phụ huynh các chiến lược giảng dạy phát
triển năng lực xúc cảm - xã hội cho trẻ em và thanh thiếu niên. Tác giả hướng dẫn
các phương pháp làm thế nào để dạy các kỹ năng xã hội-xúc cảm cho cá nhân HS,
lớp học, toàn trường, bằng cách tích hợp trong chương trình giảng dạy học tập ở nhà
trường và gia đình, giúp trẻ hiểu và biết cách điều chỉnh xúc cảm, thiết lập và duy
trì tình bạn, giải quyết các vấn đề xã hội và thành công trong trường học [85].
Gayle L. Macklem đề cập đến các biện pháp can thiệp rất hữu ích nhằm phát
triển kỹ năng điều chỉnh xúc cảm ở trẻ gồm: giảm căng thẳng, dạy xúc cảm, mô
hình hóa, và giảng dạy trực tiếp các kỹ năng ứng phó. Một số các chiến lược thích
ứng được đưa ra là: lạc quan, giải quyết vấn đề, tiếp cận một cách tích cực, và
khách quan. Liệu pháp hành vi nhận thức (CBT) là một biện pháp can thiệp để cải
thiện kỹ năng tự điều chỉnh xúc cảm ở trẻ [87].
Chương trình ('Learn Young, Learn Fair) giúp quản lý, ứng phó với căng thẳng
13
lo lắng và trầm cảm ở trẻ lớp 5 và lớp 6 của Kraag, G (2009). Kết quả thực nghiệm
cho thấy, sau khi điều chỉnh xúc cảm bằng nhận thức, có sự suy giảm đáng kể các
triệu chứng căng thẳng và lo lắng ở HS. Đây là một chương trình có giá trị để giảm
căng thẳng ở trẻ em [82].
Betty Rudd đã xây dựng nội dung và chương trình trợ giúp phát triển xúc cảm
dành cho trẻ từ 4 đến 19 tuổi. Tác giả đã thiết kế các hoạt động phù hợp với các giai
đoạn phát triển xúc cảm, dựa trên cơ sở lý thuyết và các kết quả nghiên cứu về xúc
cảm. Chương trình phát triển xúc cảm được thiết kế linh hoạt, có tác động hỗ trợ và
phục hồi xúc cảm hiệu quả [64].
Tác giả Csóti, Márianna cung cấp các chiến lược phát triển các kỹ năng xúc
cảm- xã hội cho HS cả trong lớp học và trong nhà trường trong cuốn sách
“Developing Children's Social, Emotional and Behavioural Skills”. Nội dung của
cuốn sách đề cập đến các vấn đề: Tự nhận thức; Giao tiếp xã hội; Tương tác với
người khác; Kỹ năng kết bạn; Kỹ năng quyết đoán và tự bảo vệ; Quản lý lo lắng và

trầm cảm; Đối phó với sự thay đổi [67].
Chương trình Giáo dục xúc cảm PATHS (Promoting Alternative Thinking
Strategy) được Domitrovich, Greenberg, Cortes và Kusche phát triển các kỹ năng
xúc cảm (xác định xúc cảm, hiểu xúc cảm và biểu hiện của xúc cảm) dành cho trẻ 6
tuổi. Kết quả thực nghiệm cho thấy, sau khi học Chương trình giảng dạy xúc cảm,
kỹ năng xúc cảm đã gia tăng ở một mức độ đáng kể và có tác dụng lâu dài về kỹ
năng xúc cảm của trẻ em [100].
Bộ Giáo dục Anh đã giao nhiệm vụ cho GV các trường tiểu học phải phát triển
các kỹ năng xã hội và xúc cảm cho HS. Chương trình dạy kỹ năng xúc cảm đã được
triển khai đến 20.000 trường tiểu học thuộc 25 vùng ở nước Anh. Trong mỗi nội
dung giảng dạy của chương trình, HS sẽ được cổ vũ, khích lệ nói về những xúc cảm
của các em và chơi một trò chơi "Hãy đoán xem mình đang cảm thấy điều gì?". HS
được dạy về cách đánh giá, ước lượng mức độ xúc cảm của mình và cách điều
khiển, chế ngự các xúc cảm của bản thân. Chương trình thực sự quan trọng, đã
hướng dẫn cho các em cách sống và cách biểu hiện những xúc cảm của mình.
14
Tóm lại, các công trình nghiên cứu về xúc cảm của HSTH ở nước ngoài khá đa
dạng. Các tác giả đã tiến hành các nghiên cứu theo các khía cạnh khác nhau của
xúc cảm, xúc cảm tiêu cực trong nhà trường; đã thiết kế công cụ đánh giá xúc cảm,
xúc cảm trong học tập; triển khai nghiên cứu thực trạng biểu hiện xúc cảm, XCTC
trong bối cảnh nhà trường và xây dựng những chương trình giáo dục xúc cảm để
cải thiện các kỹ năng xúc cảm của trẻ em. Đề tài có thể kế thừa, học tập và phát
triển các kết quả này vào nghiên cứu của mình.
1.1.2. Những nghiên cứu về xúc cảm tiêu cực trong hoạt động học tập của học
sinh ở Việt Nam
1.1.2.1.Những nghiên cứu về biểu hiện xúc cảm và xúc cảm tiêu cực trong hoạt
động học tập ở nhà trường của học sinh
Ở Việt Nam, những cơ sở lý luận của xúc cảm (khái niệm, đặc điểm, quy luật)
và các đặc điểm xúc cảm của HSTH đã được một số tác giả như Phạm Minh Hạc,
Trần Trọng Thủy, Nguyễn Quang Uẩn, Vũ Dũng, Nguyễn Văn Lũy, Bùi Văn Huệ,

Phan Thị Hạnh Mai đề cập đến trong một số giáo trình [2], [13], [22], [47], [49],
[56].
Trong nghiên cứu thực tiễn, ở Việt Nam tuy chưa có công trình nghiên cứu
riêng về xúc cảm, XCTC trong HĐHT của HS, nhưng đã có một số công trình đề
cập đến xúc cảm, XCTC như một khía cạnh trong những nghiên cứu về khó khăn
học tập, kỹ năng học tập, hứng thú học tập, động cơ học tập của HS [7], [15], [35].
Công trình nghiên cứu của các tác giả Ngô Công Hoàn, Lê Thị Luận về biểu
hiện xúc cảm ở trẻ với độ tuổi nhà trẻ, tuổi mẫu giáo đã cho thấy, mức độ nhận biết
các loại xúc cảm ở bản thân cũng như ở người khác của trẻ còn thấp so với chuẩn,
và không đồng đều. Trong đó, mức độ nhận biết xúc cảm của người khác thấp hơn
so với mức độ nhận biết xúc cảm của bản thân. Từ đó, đã đề xuất các biện pháp tác
động phù hợp để hướng dẫn cho trẻ biết nhận dạng chính xác các xúc cảm của bản
thân và của người khác, tạo điều kiện tối ưu hóa các mối quan hệ của trẻ [18], [29].
Một hướng nghiên cứu khác, xúc cảm như động cơ học tập. Kết quả nghiên
cứu cho thấy, sự hứng thú học tập (yêu thích, say mê) ở HS lớp 1 và lớp 2 mới bước
15

×