Tải bản đầy đủ (.docx) (211 trang)

Nghiên cứu thực trạng dạy-học môn Đạo đức y học trong đào tạo bác sĩ tại các trường Đại học Y và đánh giá kết quả can thiệp thử nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (898.87 KB, 211 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Lê Thu Hòa
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG DẠY-HỌC MÔN
ĐẠO ĐỨC Y HỌC TRONG ĐÀO TẠO BÁC SĨ
TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y VÀ ĐÁNH GIÁ
KẾT QUẢ CAN THIỆP THỬ NGHIỆM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
Hà Nội - 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Lê Thu Hòa
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG DẠY-HỌC
MÔN ĐẠO ĐỨC Y HỌC TRONG ĐÀO TẠO BÁC SĨ
TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y VÀ ĐÁNH GIÁ
KẾT QUẢ CAN THIỆP THỬ NGHIỆM
Chuyên ngành Vệ sinh xã hội học và tổ chức y tế
Mã số 62.72.73.15
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. PGS.TS. Nguyễn Đức Hinh
2. PGS.TS. Lê Thị Tài
Hà Nội - 2013
2
3
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy hướng dẫn khoa học
của tôi trong luận án này:
- PGS.TS. Nguyễn Đức Hinh, Hiệu trưởng trường Đại học Y Hà Nội
- PGS.TS. Lê Thị Tài, Phó trưởng bộ môn Giáo dục sức khỏe, Viện đào


tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng, trường Đại học Y Hà Nội.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS. Phạm Thị Minh Đức,
nguyên Trưởng bộ môn Giáo dục y học, trường Đại học Y Hà Nội. Cô đã hết
lòng giúp đỡ và dìu dắt tôi từ lúc ban đầu cho tới ngày hôm nay.
Tôi xin được gửi lời cảm ơn trân trọng đến TS. Nguyễn Thị Bạch Yến – Điều
phối Dự án; PGS.TS. Nguyễn Văn Hiến-Trưởng nhóm Dự án trường Đại học
Y Hà Nội và Ban Điều phối Dự án “Xây dựng các đơn vị đào tạo và tư vấn
trong tám trường Đại học Y phục vụ cho công tác đào tạo nguồn nhân lực,
góp phần phát triển ngành y tế Việt Nam”. Dự án đã hỗ trợ học bổng và kinh
phí giúp tôi hoàn thành khóa học nghiên cứu sinh và thực hiện đề tài nghiên
cứu này.
Tôi xin được gửi lời cảm ơn đến PGS.TS. Nguyễn Minh Sơn-Điều phối Dự
án; TS. Lê Minh Giang trong Dự án “Xây dựng năng lực nghiên cứu khoa
học xã hội phòng chống HIV/AIDS” đã hỗ trợ một phần kinh phí giúp tôi
thực hiện đề tài nghiên cứu này.
Tôi xin được cảm ơn:
- Các thầy, cô là Trưởng nhóm Dự án, Điều phối viên Đơn vị Đào tạo và
Tư vấn Giáo dục y học tại các trường ĐHY Hà Nội, ĐHY Hải Phòng,
ĐHY Thái Nguyên, ĐHY Thái Bình, ĐHY Huế, Khoa Y-ĐH Tây
Nguyên, Khoa Y-ĐHYD Thành phố Hồ Chí Minh, ĐHYD Cần Thơ đã
nhiệt tình giúp đỡ tôi tổ chức nghiên cứu tại các trường
- Ban Giám Hiệu trường ĐHY Hà Nội và ĐHY Thái Nguyên đã tạo điều
kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành nghiên cứu
- GS. Merrilyn Walton, Khoa Y tế công cộng, Đại học Y, Đại học Sydney
và Tổ chức Học Mãi, đã có nhiều góp ý cho tôi trong thời gian hoàn
thành luận án
- Giảng viên và cán bộ các bộ môn Giáo dục y học và Kỹ năng tiền lâm
sàng, Lý luận chính trị, Y xã hội học, Y đức và Y xã hội học trường Đại
3
4

học Y Hà Nội và Đại học Y Thái Nguyên đã nhiệt tình giúp đỡ và tham
gia vào nhóm nghiên cứu
- Giảng viên và sinh viên tại các trường Đại học Y đã tham gia vào
nghiên cứu cùng chúng tôi.
Tôi xin được bày tỏ sự tri ân tới các thầy, cô tại Trường Đại học Y Hà Nội;
các bạn bè và đồng nghiệp đã luôn động viên và hỗ trợ tôi trong những năm
tháng qua.
Con luôn ghi nhớ và biết ơn Gia đình đã yêu thương, chăm sóc và động viên
con trong suốt cuộc đời.
Hà Nội, tháng 1 năm 2013
Lê Thu Hòa
4
5
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu khoa học của
riêng tôi. Tất cả số liệu và kết quả thu thập được trong nghiên cứu này là
trung thực, và chưa được công bố bởi bất kỳ ai.
Hà Nội, tháng 1 năm 2013
Người cam đoan
Lê Thu Hòa

5
6
MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt trong luận án
Danh mục các bảng và biểu đồ

ĐẶT VẤN ĐỀ ……………………………………………………………
1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ……………………………………………
3
1.1. Khái quát lịch sử phát triển của đạo đức y học …………
1.1.1. Định nghĩa đạo đức và đạo đức y học ……………………
1.1.2. Các yếu tố chi phối đạo đức và đạo đức y học…………
1.1.3. Một số mốc thời gian quan trọng trong lịch sử phát triển
của đạo đức y học ………………………………………
1.2. Bốn nguyên lý cơ bản của đạo đức y học ………………….
1.2.1. Tôn trọng quyền tự chủ …………………………………
1.2.2. Lòng nhân ái ……………………………………………
1.2.3. Không làm việc có hại …………………………………
1.2.4. Công bằng ………………………………………………
1.3. Đạo đức y học trong đào tạo y khoa ……………………….
1.3.1. Khuyến nghị dạy-học đạo đức y học của các tổ chức quốc
tế và một số quốc gia …………………………………….
1.3.2. Đào tạo ĐĐYH tại các nước trên thế giới và Việt Nam …
1.3.3. Kết quả nghiên cứu về dạy-học đạo đức y học tại các nước
trên thế giới và Việt Nam …………………………
3
3
4
6
13
14
14
15
16
17

17
21
39
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …
44
2.1. Đối tượng và thời gian nghiên cứu ………………………
2.2. Phương pháp nghiên cứu …………………………………
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ………………………………………
2.2.2. Cỡ mẫu …………………………………………………
2.2.3. Chọn mẫu ………………………………………………
2.3. Nội dung và các biến số nghiên cứu ……………………….
44
44
44
44
6
7
2.3.1. Mục tiêu 1. Nghiên cứu thực trạng dạy-học đạo đức y học
trong đào tạo bác sĩ tại tám trường Đại học Y năm học
2009-2010 ………………………………………………
2.3.2. Mục tiêu 2. Đề xuất chương trình, tài liệu, phương pháp
dạy-học, phương pháp lượng giá môn Đạo đức y học …
2.3.3. Mục tiêu 3. Đánh giá kết quả can thiệp thử nghiệm tại hai
trường Đại học Y Hà Nội và Đại học Y Thái Nguyên …
2.4. Kỹ thuật và công cụ thu thập số liệu ………………………
2.4.1. Kỹ thuật và công cụ thu thập số liệu cho nghiên cứu mô tả
thực trạng ……………………………………………
2.4.2. Phương pháp sử dụng cho đề xuất giải pháp can thiệp ….
2.4.3. Kỹ thuật, công cụ thu thập số liệu cho nghiên cứu can
thiệp thử nghiệm …………………………………………

2.5. Các bước thực hiện nghiên cứu ……………………………
2.6. Sai số và khống chế sai số ………………………………….
2.7. Xử lý và phân tích số liệu …………………………………
2.8. Đạo đức trong nghiên cứu ………………………………….
2.9. Sơ đồ nghiên cứu ……………………………………………
46
48
48
49
49
50
50
51
51
52
55
56
56
57
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ……………………………
59
3.1. Thực trạng dạy-học đạo đức y học trong đào tạo bác sĩ tại
tám trường Đại học Y năm học 2009-2010 ………………………
3.1.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu …………….
3.1.2. Hiểu biết của sinh viên và nguồn thông tin về Đạo đức
y học …………………………………………………………
3.1.3. Chương trình, tài liệu, phương pháp dạy-học và phương
pháp lượng giá môn Đạo đức y học tại tám trường Đại học Y
…………………………………………………….
59

59
60
7
8
3.1.4. Mong muốn của sinh viên và giảng viên về dạy-học
Đạo đức y học ………………………………………………
3.2. Chương trình, tài liệu, phương pháp dạy-học, phương pháp
lượng giá môn Đạo đức y học …………………………………….
3.2.1. Chương trình và tài liệu môn Đạo đức y học …………
3.2.2. Phương pháp dạy-học môn Đạo đức y học ……………
3.2.3. Phương pháp lượng giá môn Đạo đức y học ………….
3.3. Kết quả can thiệp thử nghiệm tại hai trường Đại học Y Hà
Nội và Đại học Y Thái Nguyên ……………………………………
3.3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu …………….
3.3.2. Hiểu biết của sinh viên và nguồn thông tin về Đạo đức
y học ………………………………………………………….
3.3.3. Chương trình và nội dung dạy-học môn Đạo đức y học
3.3.4. Phương pháp dạy-học …………………………………
3.3.5. Phương pháp lượng giá ………………………………
61
66
72
72
74
75
75
75
76
76
84

91
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ………………………………………………
96
4.1. Thực trạng dạy-học đạo đức y học trong đào tạo bác sĩ tại
tám trường Đại học Y năm học 2009-2010 ………………………
4.1.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu ……………….
4.1.2. Hiểu biết của sinh viên và nguồn thông tin về Đạo đức y
học ………………………………………………………………
4.1.3. Chương trình, tài liệu, phương pháp dạy-học và phương
pháp lượng giá môn Đạo đức y học tại tám trường Đại học Y …
4.1.4. Mong muốn của sinh viên và giảng viên về dạy-học Đạo
đức y học ………………………………………………………
4.2. Chương trình, tài liệu, phương pháp dạy-học, phương pháp
lượng giá môn Đạo đức y học …………………………………….
4.2.1. Chương trình và tài liệu môn Đạo đức y học ……………
96
96
96
99
103
107
8
9
4.2.2. Phương pháp dạy-học môn Đạo đức y học ………………
4.2.3. Phương pháp lượng giá môn Đạo đức y học …………….
4.3. Kết quả can thiệp thử nghiệm tại hai trường Đại học Y Hà
Nội và Đại học Y Thái Nguyên ……………………………………
4.3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu ……………….
4.3.2. Hiểu biết của sinh viên và nguồn thông tin về đạo đức y
học ………………………………………………………………

4.3.3. Chương trình và nội dung dạy-học môn Đạo đức y học
4.3.4. Phương pháp dạy-học ……………………………………
4.3.5. Phương pháp lượng giá…………………………………
4.4. Một số hạn chế của nghiên cứu ………………………………
108
110
110
110
110
111
112
124
133
138
KẾT LUẬN ……………………………………………………………
139
KHUYẾN NGHỊ ………………………………………………………
141
DANH MỤC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN VỚI ĐỀ TÀI ……………
142
TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………………
143
PHỤ LỤC ………………………………………………………………
154
9
10
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
ĐH …………………………… đại học
ĐHY …………………………… Đại học Y
ĐHYD …………………………. Đại học Y Dược

HN …………………………… Đại học Y Hà Nội
ThN ……………………………. Đại học Y Thái Nguyên
ĐĐYH ………………………… Đạo đức y học
KAS ……………………………. Kiến thức – Thái độ - Kỹ năng
TLN ……………………………. thảo luận nhóm
CT ……………………………… can thiệp
Tp HCM ……………………… thành phố Hồ Chí Minh
XH …………………………… xã hội
CĐ …………………………… cộng đồng
10
10
11
DANH MỤC BẢNG TRONG LUẬN ÁN
Số thứ tự Tên bảng Trang
Bảng 3.1. Số lượng sinh viên và giảng viên tham gia nghiên cứu mô
tả
59
Bảng 3.2. Khái niệm đạo đức y học theo ý kiến của sinh viên 60
Bảng 3.3. Nguồn cung cấp thông tin về đạo đức y học cho sinh viên 60
Bảng 3.4 Ý kiến sinh viên về chương trình môn Đạo đức y học 61
Bảng 3.5 Chương trình môn Đạo đức y học tại các trường theo ý
kiến giảng viên
61
Bảng 3.6 Phương pháp dạy-học đang sử dụng theo ý kiến giảng viên 63
Bảng 3.7 Ý kiến sinh viên về tài liệu dạy-học 63
Bảng 3.8 Tài liệu dạy-học theo ý kiến giảng viên 64
Bảng 3.9 Ý kiến giảng viên về phương pháp lượng giá môn Đạo đức
y học
66
Bảng 3.10 Ý kiến giảng viên về nội dung đạo đức y học cần được

dạy-học cho sinh viên trong chương trình đào tạo
67
Bảng 3.11 Ý kiến giảng viên về phương pháp dạy-học mong muốn
trong môn Đạo đức y học
70
Bảng 3.12 Ý kiến giảng viên về phương pháp lượng giá mong muốn
trong môn Đạo đức y học
72
Bảng 3.13 Số lượng sinh viên tham gia nghiên cứu can thiệp 75
Bảng 3.14 Khái niệm đạo đức y học theo ý kiến của sinh viên 76
Bảng 3.15. Mong muốn của sinh viên về hình thức tổ chức môn học 82
Bảng 3.16 Tác động của phương pháp dạy-học đến tính tích cực của
sinh viên
88
Bảng 3.17 Hiệu quả của sử dụng tình huống trong bài giảng 88
Bảng 3.18. Mong muốn của sinh viên về các tình huống trong bài
giảng
89
DANH MỤC BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN ÁN
Số thứ tự Tên biểu đồ Trang
11
11
12
Biểu đồ 3.1 Phương pháp dạy-học của giảng viên tại tám trường 62
Biểu đồ 3.2. Phương pháp lượng giá môn Đạo đức y học tại tám trường 65
Biểu đồ 3.3. Ý kiến sinh viên và giảng viên về mức độ cần thiết dạy-học
Đạo đức y học
66
Biểu đồ 3.4. Lựa chọn nội dung Đạo đức y học cần được dạy-học theo ý
kiến của giảng viên và sinh viên

68
Biểu đồ 3.5. Mong muốn về phương pháp dạy-học môn Đạo đức y học 69
Biểu đồ 3.6. Mong muốn về phương pháp lượng giá môn Đạo đức y học 71
Biểu đồ 3.7. Mức độ hài lòng của sinh viên với 3 nội dung: Lịch sử,
truyền thống nghề Y; Lý tưởng, lời thể y học; Nguyên lý cơ
bản của đạo đức y học
77
Biểu đồ 3.8. Mức độ hài lòng của sinh viên với 3 nội dung: Quan hệ bác
sĩ-bệnh nhân; Quan hệ bác sĩ-đồng nghiệp; Quan hệ bác sĩ-xã
hội, cộng đồng
78
Biểu đồ 3.9. Ý kiến của sinh viên về mức độ áp dụng 3 nội dung: Lịch sử,
truyền thống nghề Y; Lý tưởng, lời thề y học; Nguyên lý cơ
bản của đạo đức y học vào thực hành lâm sàng
79
Biểu đồ 3.10. Ý kiến của sinh viên về mức độ áp dụng 3 nội dung: Quan hệ
bác sĩ-bệnh nhân; Quan hệ bác sĩ-đồng nghiệp; Quan hệ bác
sĩ-xã hội, cộng đồng vào thực hành lâm sàng
80
Biểu đồ 3.11. Ý kiến của sinh viên hai trường về sự cần thiết dạy-học môn
Đạo đức y học
81
Biểu đồ 3.12. Thời điểm sinh viên mong muốn học Đạo đức y học 83
Biểu đồ 3.13. Phương pháp dạy-học môn Đạo đức y học tại hai trường (1) 84
Biểu đồ 3.14. Phương pháp dạy-học môn Đạo đức y học tại hai trường (2) 85
Biểu đồ 3.15. Mức độ hài lòng của sinh viên với phương pháp dạy-học (1) 86
Biểu đồ 3.16. Mức độ hài lòng của sinh viên với phương pháp dạy-học (2) 87
Biểu đồ 3.17. Mong muốn của sinh viên về phương pháp dạy-học 90
Biểu đồ 3.18. Phương pháp lượng giá môn Đạo đức y học 91
Biểu đồ 3.19. Mức độ hài lòng của sinh viên với phương pháp lượng giá

(1)
92
Biểu đồ 3.20. Mức độ hài lòng của sinh viên với phương pháp lượng giá
(2)
93
12
12
13
Biểu đồ 3.21. Phương pháp lượng giá mà sinh viên mong muốn (1) 94
Biểu đồ 3.22. Phương pháp lượng giá mà sinh viên mong muốn (2) 94
13
13
14
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trách nhiệm cao cả của các nhân viên y tế là chăm sóc sức khỏe con
người, vì lợi ích chung của cộng đồng và xã hội. Từ nhiều năm nay, các tổ chức
quốc tế nói chung và y học nói riêng trên thế giới như Hội Y học Thế giới, Liên
hiệp quốc, Hội đồng Điều dưỡng quốc tế, Tổ chức Y tế Thế giới, Tổ chức quốc tế
về Giáo dục-Khoa học-Văn hóa… đã phê chuẩn, tuyên bố và điều chỉnh nhiều
quy định liên quan đến các nguyên lý và tiêu chí đạo đức trong thực hành và
nghiên cứu y học như Quyền con người; Thực hành y học tốt; Trách nhiệm
chuyên môn và quan hệ với đồng nghiệp của người điều dưỡng; Quyền của
người bệnh … [69],[70],[78],[90][106],[111],[112],[123].
Ở Việt Nam, năm 1955 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết trong ‘Thư gửi Hội
nghị cán bộ y tế’ rằng “Lương y như từ mẫu” [16]. Năm 1989, Quốc hội Việt
Nam đã thông qua ‘Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân’ [25] và Bộ Y tế đã đưa ra
quy định về việc thực hiện ‘12 điều y đức’ [4]. Mặc dù đây là một trong những
tiêu chuẩn quan trọng của người thầy thuốc được nhà nước và xã hội quan tâm,
nhưng cho đến nay, bên cạnh những thành tựu mà ngành y học Việt Nam đã đạt
được trong nhiều năm qua, thì y đức vẫn còn là một vấn đề rất cần được cải thiện

để phù hợp với sự phát triển của y học thực hành và đáp ứng mong đợi của cộng
đồng.
Nghiên cứu về đạo đức y học trên thế giới đã được thực hiện tại nhiều
nước ở khắp các châu lục, trong nhiều lĩnh vực như: thực hành lâm sàng; nghiên
cứu khoa học; đào tạo y khoa .Các nghiên cứu đều khuyến nghị sự cần thiết
phải đào tạo về đạo đức y học cho sinh viên trong chương trình chính khóa tại
các trường Đại học Y [55],[57],[60],[63],[76],[84],[86].
Tại Việt Nam, kết quả nghiên cứu của đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu thực
14
14
15
trạng nhận thức và thực hành y đức của bác sĩ ở ba tuyến bệnh viện huyện, tỉnh
và trung ương” cho thấy: với 321 sinh viên của năm trường Đại học Y trong
nghiên cứu, chỉ có 18,9% sinh viên năm thứ ba và 9,4% sinh viên năm thứ sáu
được học môn Đạo đức y học tại trường. 98,7% sinh viên trả lời “Cần và rất cần
được học Đạo đức y học trong chương trình chính khóa”. Với 704 bác sĩ đang
làm việc tại 14 bệnh viện trong nghiên cứu, hiểu biết về đạo đức y học của các
bác sĩ rất chung chung và 86,9% bác sĩ cho rằng “Cần thiết đào tạo lại đạo đức
y học cho nhân viên y tế” [23].
“Chương trình đào tạo bác sĩ đa khoa” tại các trường Đại học Y của Việt
Nam có môn học “Tâm lý và y đức” [1]. Nhu cầu học tập đạo đức y học của sinh
viên và các bác sĩ là bằng chứng đã được chứng minh qua nghiên cứu. Vậy, đạo
đức y học đã được dạy-học như thế nào tại các trường Đại học Y? Liệu các sinh
viên y khoa có được đào tạo đầy đủ về đạo đức y học trước khi tốt nghiệp hay
không? Để trà lời những câu hỏi này, đòi hỏi phải có những nghiên cứu riêng
về đạo đức y học.
Từ yêu cầu cấp thiết này, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu thực
trạng dạy-học môn Đạo đức y học trong đào tạo bác sĩ tại các trường Đại
học Y và đánh giá kết quả can thiệp thử nghiệm” với ba mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng dạy-học đạo đức y học trong đào tạo bác sĩ tại tám

trường Đại học Y năm học 2009-2010.
2. Đề xuất chương trình, tài liệu, phương pháp dạy-học và phương pháp
lượng giá môn Đạo đức y học.
3. Đánh giá kết quả can thiệp thử nghiệm tại trường Đại học Y Hà Nội và
Đại học Y Thái Nguyên.
15
15
16
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Khái quát lịch sử phát triển của đạo đức y học
Đạo đức y học luôn gắn liền với người thầy thuốc. Không một ngành nào
được nhắc nhiều đến vấn đề đạo đức nghề nghiệp như ngành y và được gọi theo
một danh từ riêng là “Y đức”. Từ những năm trước công nguyên, Hyppocrate,
ông tổ của ngành y đã có lời thề nổi tiếng nói đến những tiêu chí đầu tiên về đạo
đức trong thực hành nghề y [77].
1.1.1. Khái niệm đạo đức và đạo đức y học
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam:
“Đạo đức là một trong những hình thái sớm nhất của ý thức xã hội, bao gồm
những chuẩn mực xã hội điều chỉnh hành vi con người trong quan hệ với toàn
xã hội” [31].
Theo Hội Y học thế giới:
“Đạo đức là sự nghiên cứu về giáo lý – sự phản ánh một cách thận trọng, hệ
thống và sự phân tích các quyết định lương tâm và hành vi, trong quá khứ, hiện
tại hoặc tương lai” [124].
Đạo đức là mặt giá trị của việc ra quyết định và hành vi của con người.
Ngôn ngữ của đạo đức bao gồm các danh từ như “quyền”, “nghĩa vụ”, “đức
hạnh”, “lương tâm”, “thiện”, “ác”, “công bằng”… và các tính từ như “tốt”, “xấu”,
“đúng”, “sai”, “gần đúng”, “không đúng”… Đạo đức đề cập đến tất cả các mặt
của hành vi và ra quyết định của con người. Nghiên cứu đạo đức là nghiên cứu

về nhiều vấn đề tổng hợp với rất nhiều nhánh nghiên cứu nhỏ, trong đó có đạo
đức y học.
“Đạo đức y học là nhánh nghiên cứu đề cập đến vấn đề đạo đức trong thực
hành y học” [124].
Học tập và nghiên cứu về đạo đức y học giúp cho sinh viên y khoa nhận
16
16
17
thức được các tình huống phức tạp, khó khăn và đề cập cho sinh viên về cách cư
xử theo nguyên lý và lẽ phải. Đạo đức y học cũng có ảnh hưởng quan trọng trong
mối liên quan của bác sĩ với xã hội và đồng nghiệp và trong thực hiện các nghiên
cứu y học [70],[71],[113],[124].
1.1.2. Các yếu tố chi phối đạo đức và đạo đức y học
1.1.2.1. Chế độ chính trị, luật pháp
Đạo đức được duy trì trong một cộng đồng phải phù hợp với chế độ chính
trị của cộng đồng đó. Chế độ chính trị của mỗi nước thể hiện bằng các văn bản
pháp quy như Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh.
Hiến pháp của mỗi quốc gia có ảnh hưởng nhiều đến nền tảng đạo đức
trong xã hội. Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992,
điều 30, chương 3 quy định:
“Nhà nước và xã hội bảo tồn, phát triển nền văn hóa Việt Nam: dân tộc, hiện
đại, nhân văn; kế thừa và phát huy những giá trị của nền văn hiến các dân tộc
Việt Nam, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tiếp thu tinh hoa văn hóa
nhân loại; phát huy mọi tài năng sáng tạo trong nhân dân” [22].
Các bộ Luật trong Hiến pháp quy định riêng cho từng lĩnh vực và có
những tiêu chí đề cập đến vấn đề đạo đức. Ở Việt Nam, liên quan đến lĩnh vực y
học và đạo đức trong ngành y có Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân, Luật Hoạt
động chữ thập đỏ, Luật Bảo hiểm y tế, Luật Khám chữa bệnh, Pháp lệnh về hành
nghề y dược tư nhân [25],[26],[27],[28],[29],[30].
1.1.2.2. Phong tục, tập quán, dân tộc

Mỗi cộng đồng dân cư, mỗi dân tộc đều có phong tục, tập quán của mình.
Đó là những giá trị văn hóa lâu đời được lưu giữ và bảo tồn đến ngày nay, kết
hợp với văn hóa hiện đại theo sự phát triển của quốc gia và thế giới. Giá trị văn
hóa của mỗi dân tộc thể hiện qua các quy định bằng văn bản và không văn bản
về đạo đức con người. Theo thời gian, phong tục tập quán của mỗi dân tộc cũng
17
17
18
có những thay đổi, do vậy cũng có những thay đổi về chuẩn mực đạo đức của
dân tộc đó.
1.1.2.3. Tuổi
Đạo đức cũng liên quan đến tuổi. Có thể nói mỗi thế hệ trong cộng đồng
ngoài việc thừa hưởng những giá trị đạo đức từ thế hệ trước, sẽ có những giá trị
đạo đức riêng cho bản thân mình. Thế hệ những người cao tuổi sẽ có những hiểu
biết và hành vi về đạo đức khác với lớp người trẻ tuổi trong cùng xã hội.
1.1.2.4. Giới tính
Đạo đức chịu ảnh hưởng của giới, mặc dù sự khác biệt này không nhiều.
Giới nam có những định hướng, hành vi thể hiện về đạo đức ít nhiều khác với
giới nữ. Nói chung, những chuẩn mực đạo đức mà cộng đồng đòi hỏi đối với nữ
giới thường khắt khe hơn so với nam giới.
1.1.2.5. Nghề nghiệp
Nghề nghiệp chi phối khá nhiều đến đạo đức. Mỗi ngành nghề đều có
những quy định riêng về đạo đức, như đạo đức của người thầy thuốc, đạo đức
của nhà giáo, đạo đức trong quân đội, đạo đức của luật sư
1.1.2.6. Đào tạo và tự đào tạo
Đạo đức của một con người được hình thành qua nhiều giai đoạn:
- Gia đình: là nơi dạy đầu tiên về đạo đức cho mỗi công dân, ngay từ lúc
mới ra đời. Gia đình nề nếp, có giáo dục là những bài học đạo đức đầu tiên
đứa trẻ được học.
- Trường phổ thông: Đạo đức được dạy từ năm đầu tiên đi học (lớp 1) cho

đến hết lớp 12. Nhà trường phổ thông rất quan tâm đến rèn luyện đạo đức
chung cho học sinh để trở thành con ngoan, trò giỏi, người
công dân tốt của xã hội.
- Trường Đại học: là nơi dạy đạo đức nghề nghiệp. Sinh viên của các trường
Đại học Y cần được học đạo đức y học trong chương trình đào tạo. Sinh
18
18
19
viên được học tập và rèn luyện đạo đức y học dựa trên nền tảng đạo đức
nói chung mà họ có được từ gia đình và từ nhà trường phổ thông.
- Xã hội: đạo đức của mỗi người còn chịu ảnh hưởng bởi môi trường sống
và xã hội nói chung. Đây chính là quá trình tự đào tạo đạo đức của mỗi
con người. Tự đào tạo có thể mang lại kết quả tốt hoặc không tốt tùy theo
nhận thức, tư duy và hành động của mỗi cá nhân.
1.1.3. Một số mốc thời gian quan trọng trong lịch sử phát triển của đạo đức
y học
Đạo đức y học đã có lịch sử khoảng 2500 năm trong nghề y, tính từ thời
Hyppocrate. Theo dòng phát triển của lịch sử y học, khái niệm đạo đức y học dần
được hoàn thiện và ngày càng được quan tâm. Các tổ chức y học quốc tế và tại
các quốc gia lần lượt phê chuẩn và công bố các quy định về đạo đức trong thực
hành y học và chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Nhưng trước khi có những quy
định này, trong thập kỷ 20-40 của thế kỷ XX đã có những cuộc thử nghiệm lâm
sàng liên quan đến vấn đề đạo đức y học.
1.1.3.1. Những thử nghiệm trong nửa đầu thế kỷ XX và chiến tranh thế giới
thứ II
• Nghiên cứu Tuskegee: năm 1928, người ta phát hiện thấy khoảng 25%
trong số hơn 2000 người Hoa Kỳ gốc Phi ở Nam Mỹ bị bệnh giang mai.
Một số nhà nghiên cứu ở Dịch vụ y tế công cộng (Hoa Kỳ) đã thực hiện
một nghiên cứu tiến cứu về ảnh hưởng của bệnh giang mai không được
điều trị đến đời sống của đối tượng nghiên cứu. Các đối tượng tham gia

nghiên cứu không được thông báo về việc họ đã bị giang mai và cũng
không được điều trị bệnh này. Trong thời gian nghiên cứu, đã có khoảng
50 người đề nghị được điều trị bệnh giang mai, nhưng Dịch vụ y tế công
cộng đã ngăn cản không cho họ được điều trị vì sợ ảnh hưởng đến kết quả
nghiên cứu. Đến năm 1943, khi Dịch vụ Y tế công cộng sử dụng
Penicilline điều trị giang mai, thì những đối tượng của nghiên cứu này
vẫn không được dùng thuốc. Nghiên cứu này bị phát hiện và đưa lên báo
chí năm 1972. Nghiên cứu Tuskegee bị đánh giá là “một trong những ví
19
19
20
dụ khủng khiếp nhất về nghiên cứu mà không hề có sự quan tâm đến các
nguyên lý về đạo đức y học” [104].
• Josef Mengele (1911-1979) là bác sĩ tại trại tập trung Auschwitz của phát
xít Đức từ năm 1943. Josef Mengele có biệt danh là “Thiên thần báo tử”,
chuyên thực hiện những cuộc thí nghiệm trên tù nhân, đặc biệt là những
cặp sinh đôi. Mengele đã tiêm hóa chất vào máu của các trẻ em xem có
làm thay đổi màu mắt không; tiêm thử nghiệm tác dụng của các loại thuốc
mới; làm đông lạnh người tù cho đến chết; nhốt người tù vào phòng hơi
ngạt; tạo ra các thương tổn khác nhau; ghép xương, ghép chi. Nhiều cặp
trẻ sinh đôi đã bị Mengele cắt và ghép tay để tạo ra những cặp sinh đôi
dính nhau. Mengele thực hiện cả các thử nghiệm thuộc về thể chất lẫn tâm
lý, những phẫu thuật thử nghiệm được thực hiện hoàn toàn không có gây
mê. Mengele cho truyền máu từ cá thể này sang cá thể khác trong cặp
sinh đôi; tiêm các mầm bệnh gây chết vào các cơ thể thí nghiệm; phẫu
thuật chuyển đổi giới tính; lấy bỏ các tạng; thụ tinh loạn luân (cùng huyết
thống). Mengele đã thực hịên thí nghiệm trên khoảng 3000 cặp sinh đôi
tại trại Auschwitz trong chiến tranh thế giới thứ hai. Chỉ một vài cặp sinh
đôi trong số 3000 cặp còn sống sót và sau 50 năm họ đã kể lại câu chuyện
của mình. Cho đến bây giờ, những cặp sinh đôi này vẫn không biết và

không được giải thích về những thử nghiệm và thuốc mà họ bị bắt buộc
tham gia. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các bác sĩ phát xít Đức tham
gia những thử nghiệm này đã bị bắt và bị kết án là tội phạm quốc tế. Tòa
án quốc tế về tội phạm chiến tranh đã tuyên bố rằng việc vi phạm đến con
người đã quá trầm trọng đến mức không có kết quả tuyệt vời nào từ
những thử nghiệm đó có thể biện minh cho cách mà họ đã làm [46].
Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, nhân loại hết sức phẫn nộ khi phát hiện
những thử nghiệm tàn bạo với con người tại các trại tập trung của phát xít Đức.
Tại các cuộc họp của nhiều tổ chức quốc tế về y học và ngoài y học, đại diện của
các nước thống nhất cần phải có những quy định cụ thể về nhân quyền và thực
hành y học, nghiên cứu y học có liên quan đến con người. Vấn đề đạo đức y học
bắt đầu được xem xét một cách nghiêm túc.
1.1.3.2. Sự hình thành và phát triển các hướng dẫn và quy định về đạo đức y
học trên thế giới và Việt Nam
Trên thế giới
20
20
21
Sau chiến tranh thế giới thứ II, năm 1947, các tổ chức quốc tế đã họp tại
Nuremberg, một thành phố ở miền nam nước Đức để thảo luận về các thử
nghiệm y học dưới thời phát xít Đức. “Luật Nuremberg” là văn kiện quốc tế đầu
tiên về đạo đức trong nghiên cứu y sinh học có sử dụng con người. Luật này
nhấn mạnh đến quyền lợi của người tham gia nghiên cứu và nghĩa vụ của người
làm nghiên cứu “…Thử nghiệm liên quan đến con người cần phải có sự tự
nguyện đồng ý của đối tượng tham gia…” [97].
Năm 1948, Đại hội đồng Liên hợp quốc tuyên bố “Quyền con người” “…
Mọi người có quyền được hưởng cuộc sống phù hợp với sức khỏe và hạnh phúc
của bản thân và gia đình bao gồm ăn, mặc, nhà ở, chăm sóc y khoa…” [68].
Quyền con người của Liên hợp quốc đã nêu cao Quyền tự chủ của mỗi người, đặc
biệt là trong các hoạt động liên quan đến sức khỏe của chính bản thân họ.

Năm 1953, Hội đồng Y học đa khoa của Anh đã đưa ra những tiêu chí cụ
thể liên quan đến đạo đức trong “Thực hành y học tốt” đối với các bác sĩ làm
việc trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe. Quy định này được bổ sung gần đây
nhất vào năm 2006 và đã đề cập đến những yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp đối với
bác sĩ “Người bệnh cần bác sĩ giỏi. Bác sĩ giỏi coi việc chăm sóc người bệnh là
mối quan tâm hàng đầu của mình: bác sĩ phải có năng lực, cập nhật kiến thức
và kỹ năng, thiết lập và duy trì mối quan hệ tốt với người bệnh và đồng
nghiệp…” [71].
Năm 1953, Hội đồng Điều dưỡng Quốc tế (ICN) thông qua “Quy tắc
quốc tế về y đức dành cho điều dưỡng viên”. Quy tắc này được bổ sung gần đây
nhất vào năm 2005. Như vậy, đạo đức nghề nghiệp không chỉ dành riêng cho bác
sĩ mà còn cho điều dưỡng và các nhân viên y tế khác “…Điều dưỡng cần phải
tôn trọng quyền con người, bao gồm các quyền về văn hoá, quyền được sống và
lựa chọn, quyền tự chủ và được cư xử tôn trọng” [78].
21
21
22
Năm 1964, Hội Y học Thế giới tuyên bố “Tuyên ngôn Helsinki. Các
nguyên tắc đạo đức trong các nghiên cứu y học có liên quan đến con người”
(được sửa đổi gần nhất là năm 2008). Tuyên ngôn quy định đạo đức và trách
nhiệm của người thực hiện các nghiên cứu khoa học y học.
Trách nhiệm của bác sĩ khi tham gia vào các nghiên cứu y học là bảo vệ cuộc
sống, sức khỏe, phẩm chất, giá trị, quyền tự quyết, sự riêng tư và bảo mật thông
tin cá nhân của đối tượng nghiên cứu [123].
Năm 1981, “Quyền của người bệnh” được Hội Y học Thế giới đề cập đến
11 quyền lợi của người bệnh khi cần được chăm sóc sức khỏe. Quyền của người
bệnh được sửa đổi gần đây nhất tại Hội nghị lần thứ 47 tháng 10/2005.
Người bệnh trưởng thành có năng lực tâm thần có quyền đồng ý hoặc từ chối
đối với bất kỳ quá trình chẩn đoán và điều trị nào. Người bệnh có quyền được
biết các thông tin cần thiết để tự đưa ra quyết định [119].

Hội đồng Liên hợp quốc năm 1982 đã công bố “Nguyên lý của đạo đức y
học” trong bảo vệ sức khỏe con người “ Kêu gọi tất cả các quốc gia đưa
Nguyên lý của đạo đức y học vào thực hiện cùng với các giải pháp hiện có,
phổ biến rộng rãi, đặc biệt là trong các viện, trường y…” [69].
Hội các Tổ chức Khoa học Y học Quốc tế (CIOMS) do Tổ chức Y tế Thế
giới và UNESCO thành lập. Năm 1993, CIOMS ra hướng dẫn “Các quy định
quốc tế về đạo đức cho các nghiên cứu y sinh học có liên quan đến con người”,
văn bản này được sửa đổi gần đây nhất năm 2002. “…Tất cả các đề cương
nghiên cứu có sử dụng con người phải được đệ trình để phê duyệt tính khoa học
và sự chấp nhận đạo đức bởi một hoặc nhiều hội đồng duyệt khoa học và đạo
đức” [59].
Tổ chức Y tế Thế giới năm 1994 đã tuyên bố:
Mục đích chính của dạy-học đạo đức y học là để đảm bảo bác sĩ nhận thức
được những tình huống đạo đức trong mọi quyết định trong suốt cuộc đời làm
22
22
23
nghề… Sinh viên y khoa cần có năng lực phân tích liên quan đến những xung
đột và các vấn đề về đạo đức…[114].
Hội Y tế công cộng Hoa Kỳ công bố “Quy định đạo đức trong y tế công
cộng” (2002) trong đó, “Y tế công cộng cần đạt được những thành tựu vì sức
khỏe cộng đồng với sự tôn trọng quyền của các cá nhân tại cộng đồng” [44].
Năm 2005, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Thế giới (UNESCO)
ra “Tuyên ngôn về Y sinh học và Quyền con người”:
Việc áp dụng những kiến thức khoa học, thực hành y học và những công nghệ
liên quan, trực tiếp hay gián tiếp mang lại lợi ích cho người bệnh, đối tượng
nghiên cứu và các tác động khác phải được tăng cường tối đa và bất kỳ một
nguy cơ nào phải được giảm xuống tối thiểu [106].
Tại Việt Nam
Tại Việt Nam, từ hàng trăm năm trước danh y Hải Thượng Lãn Ông

(1724-1791) đã dạy học trò theo học nghề thuốc“Chín điều y huấn cách ngôn”
để “…Chớ nên vì giàu sang hay nghèo hèn mà nơi đến trước, chỗ đến sau hoặc
bốc thuốc lại phân biệt hơn kém ” [14].
Năm 1948, trong “Thư gửi hội nghị quân y”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
viết “Người ta có câu: “Lương y kiêm từ mẫu”, nghĩa là một người thầy thuốc
đồng thời phải là một người mẹ hiền” [15]. Đến bức thư gửi “Hội nghị cán bộ
y tế” năm 1955, Người đã viết:
Thương yêu người bệnh. Người bệnh phó thác tính mệnh của họ nơi các cô
các chú. Chính phủ phó thác cho các cô các chú việc chữa bệnh tật và giữ sức
khỏe của đồng bào. Đó là một nhiệm vụ rất vẻ vang. Vì vậy, cán bộ cần phải
thương yêu săn sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn
cũng như mình đau đớn. "Lương y phải như từ mẫu", câu nói ấy rất đúng [16].
Năm 1989, Quốc hội Việt Nam thông qua “Luật Bảo vệ sức khỏe nhân
dân Việt Nam”. Luật quy định “Thầy thuốc phải có y đức, có tinh thần trách
nhiệm, tận tình cứu chữa người bệnh; chấp hành nghiêm chỉnh các quy định
chuyên môn ” [25].
23
23
24
Năm 1996, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra Nghị
quyết “Định hướng chiến lược công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân đến
năm 2000 và 2020”. Nghị quyết nêu rõ “Tiêu chuẩn hóa các yêu cầu về đạo đức
và về chuyên môn đối với những người hành nghề Y – Dược [12].
Năm 1996, Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Quyết định về “12 điều Y đức” quy
định về “Tiêu chuẩn đạo đức của người làm công tác y tế”.
Y đức là phẩm chất tốt đẹp của người làm công tác y tế, được biểu hiện ở tinh
thần trách nhiệm cao, tận tuỵ phục vụ, hết lòng thương yêu chǎm sóc người
bệnh, coi họ đau đớn như mình đau đớn Y đức phải thể hiện qua những tiêu
chuẩn, nguyên tắc đạo đức được xã hội thừa nhận [4]
Năm 2008, Bộ Y tế ban hành “Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội

đồng Đạo đức trong nghiên cứu y sinh học”, được sửa đổi vào năm 2012.
Trước khi triển khai, tất cả các nghiên cứu y sinh học với đối tượng nghiên cứu
là con người tại Việt Nam đều phải được xem xét, đánh giá về đạo đức trong
nghiên cứu theo các quy định hiện hành và quy chế này [8],[10].
Năm 2012, Bộ Y tế và Hội Điều dưỡng đã công bố “Chuẩn đạo đức nghề
nghiệp của điều dưỡng viên”.
Bảo đảm an toàn cho người bệnh; Tôn trọng người bệnh và người nhà người
bệnh; Thân thiện với người bệnh và người nhà người bệnh; Trung thực trong
khi hành nghề; Duy trì và nâng cao năng lực hành nghề; Tự tôn nghề nghiệp;
Thật thà, đoàn kết với đồng nghiệp; Cam kết với cộng đồng và xã hội [17].
Bộ Y tế cũng đã ban hành “Thông tư hướng dẫn về thử thuốc trên lâm
sàng” (2012), trong đó nêu rõ “Người tham gia thử thuốc trên lâm sàng phải
được tuyển chọn theo đúng các nguyên tắc về đạo đức y học trong nghiên cứu y
sinh học” [11].
Quốc hội và Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản đề cập đến
đạo đức của người cán bộ y tế như: Pháp lệnh hành nghề y dược tư nhân; Luật
Hoạt động chữ thập đỏ; Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến,
lấy xác; Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch
24
24
25
mắc phải ở người (HIV/AIDS); Luật Bảo hiểm y tế, Luật Dược…[25],[26],[27],
[28],[29],[30]. Năm 2009, Quốc hội thông qua “Luật Khám chữa bệnh”. Luật
quy định về “Nguyên tắc trong hành nghề khám bệnh, chữa bệnh”:
Bình đẳng, công bằng và không kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người bệnh. Tôn
trọng quyền của người bệnh; giữ bí mật thông tin về tình trạng sức khỏe và đời
tư được ghi trong hồ sơ bệnh án.
Kịp thời và tuân thủ đúng quy định chuyên môn kỹ thuật.
Ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp cấp cứu, trẻ em dưới 6 tuổi,
người khuyết tật nặng, người từ đủ 80 tuổi trở lên, người có công với cách

mạng, phụ nữ có thai [30].
Lịch sử của đạo đức y học được phát triển và hoàn thiện dần qua từng thời
kỳ thăng trầm của các quốc gia và thế giới nói chung. Từ sau chiến tranh thế giới
thứ II, vấn đề quyền con người đã được nhấn mạnh và bắt đầu khởi nguồn cho
các hướng dẫn quốc tế về đảm bảo tôn trọng quyền con người và phải có đạo đức
trong mọi nghiên cứu y học có liên quan hoặc không liên quan đến con người.
Những tuyên bố về tiêu chuẩn trong thực hành chăm sóc sức khỏe đã quy định
rất cụ thể về trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền hạn của nhân viên y tế trong mọi
hoạt động chăm sóc sức khỏe con người. Việt Nam đã có cơ sở pháp lý là các bộ
Luật với những nội dung liên quan đến đạo đức nghề y mà mỗi nhân viên y tế
phải có trách nhiệm thực hiện. Nhìn lại khái quát lịch sử, chúng ta có thể thấy
đạo đức y học phát triển ngày càng hoàn thiện theo xu hướng tôn trọng con
người hơn, công bằng hơn và tốt đẹp hơn.
1.2. Bốn nguyên lý cơ bản của đạo đức y học
Nhiều tác giả đã viết về các nguyên lý của đạo đức y học như Beauchamp
L.T. và Childress F.J. (1977), Engelhardt H.T. (1986), Mitchell K.R. (1996),
Kerridge I. (1998), Laurence D.J. (2007) … [50],[81],[84],[93]. Nhưng
Beauchamp L.T. và Childress F.J. là hai tác giả đầu tiên đã tách riêng thành bốn
25
25

×