MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
NỘI DUNG 4
I.Khái quát về chỉ số HDI 4
II.Thực trạng HDI ở Việt Nam hiện nay 6
1.Thành tựu về HDI của Việt Nam 6
2.Thách thức gặp phải trong việc phát triển con người ở Việt Nam: 10
b.Theo thu nhập 12
c.Theo giáo dục 16
Tỷ lệ biết chữ và tỷ lệ đi học 16
III.Giải pháp khắc phục 19
1.Về y tế 19
3.Về thu nhập 21
1
LỜI MỞ ĐẦU
“Con người chính là của cải của mỗi quốc gia”- Đây là câu nói mở đầu
trong Báo cáo phát triển con người của UNDP năm 1990. Vào thời điểm đó, nó là
một sự khởi đầu mới mẻ, làm thay đổi cách suy nghĩ và nhìn nhận về sự phát triển
của một quốc gia. Sau hơn 20 năm, câu nói đó vẫn như một sự khẳng định chắc
nịch về mục tiêu mà cả thế giới sẽ hướng đến về sự phát triển. Và thực tế cũng đã
chứng minh rằng cách tiếp cận phát triển con người là sự lý giải đúng đắn nhất cho
sự phát triển và sự thay đổi không ngừng trên hành tinh của chúng ta.
Nhưng, phát triển con người là một khái niệm liên tục thay đổi. Theo đó là
những chỉ tiêu dùng để đánh giá nó cũng thay đổi theo. Trước đây, người ta đánh
giá sự phát triển con người của một quốc gia thông qua GDP hay GNI bình quân,
nhưng những chỉ số này không đánh giá hoàn toàn chính xác, vì người dân có mức
thu nhập cao chưa chắc đã có chất lượng cuộc sống tốt. Và sự ra đời của HDI đã
mang đến một phương pháp tối ưu nhất, là bước ngoặt trong công tác đánh giá và
so sánh trình độ phát triển con người trên thế giới. Theo đà phát triển đó, các nhà
khoa học vẫn đang không ngừng đưa ra những sự điều chỉnh về phương pháp xác
định HDI, để chỉ số này ngày càng làm tốt hơn vai trò của nó.
Là một quốc gia đang trên đà phát triển, Việt Nam cũng không nằm ngoài
những xu hướng chung của thế giới. Lấy con người là trung tâm của sự phát triển là
tôn chỉ, là mục đích hành động của Đảng và Nhà nước Việt Nam từ khi hình thành
đến nay. Điều đó luôn được khẳng định và hiện thực hóa thông qua các chính sách
phát triển đất nước và nâng cao chỉ số HDI trong những năm qua. Trong quá trình
đó, đã có những thành công mang màu hồng, nhưng vẫn còn đó không ít những trở
ngại và thách thức mà Việt Nam đang phải đối đầu.
2
Nhận thấy tầm quan trọng trong việc tính toán và nâng cao chỉ số HDI của tất
cả các quốc gia trên thế giới , cũng như sự hấp dẫn trong việc tìm hiểu và nghiên
cứu những thành công và thách thức mà Việt Nam đang gặp phải trong vấn đề này,
nhóm 16 chúng em quyết định lựa chọn đề tài:
“ Thực trạng và giải pháp phát triển con người ở Việt Nam”.
Vì đây thực sự là một đề tài rất rộng và do tầm hiểu biết của chúng em còn hạn
hẹp nên không thể tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình làm bài. Chúng em rất
mong cô có thể giúp đỡ chúng em hoàn thành tốt hơn bài tiểu luận này.
Chúng em xin chân thành cảm ơn cô!
3
NỘI DUNG
I. Khái quát về chỉ số HDI
1. Khái niệm về chỉ số HDI
Chỉ số phát triển con người ( HDI ) là 1 chỉ số so sánh tổng hợp dùng để đánh
giá thành tựu phát triển bình quân ở 3 khía cạnh cơ bản của con người : sức khỏe,
tri thức và thu nhập. Chỉ số này được phát triển lần đầu tiên bởi nhà kinh tế học
người Pakistan, Mahbub ul Haq, hợp tác cùng người được giải thưởng Nobel
Amartya Sen và 1 số nhà tư tưởng phát triển hàng đầu khác trong bản báo cáo phát
triển con người vào năm 1990. Nó được giới thiệu như là 1 sự thay thế cho thước
đo thông thường của sự phát triển quốc gia như là mức thu nhập hay mức độ phát
triển kinh tế.
2. Phân loại các nước trên thế giới theo UNDP(Tiêu chí HDI)
Theo báo cáo phát triển con người năm 2010:
• 42 quốc gia được xếp vào nhóm có chỉ số HDI rất cao(0,788-0,938): Na uy,
Úc, Mỹ, Irceland, New zealand, Hà Lan, Thụy Điển, Đức, Nhật
• 43 quốc gia được xếp vào nhóm có chỉ số HDI cao(0.677-0,784): Bahamas,
Chile, Argentina, Latvia, Urugoay, Mexico, Malaysia
• 42 quốc gia được xếp vào nhóm có chỉ số HDI trung bình(0,488-0,669): Trung
Quốc, Sri Lanka, Thái Lan, Paragoay, Philipines, Ai Cập, Việt Nam…
• 42 quốc gia được xếp vào nhóm có chỉ số HDI thấp(0,14-0,47): Kenya,
Ghana, Camerun, Nepal, Togo
3. Công thức tính HDI theo UNDP
a. Năm 2007-2008:
HDI được tính theo 3 độ đo cơ bản của phát triển con người:
• Một cuộc đời khỏe mạnh lâu dài, đo bằng tuổi thọ.
4
• Giáo dục, đo bằng tỉ lệ biết chữ ở người lớn( trọng số 2/3) và tỉ số kết hợp
tổng lượng học sinh hoc tiểu học trung và đại học (trọng số 1/3)
• Thu nhập, đo bằng GDP đầu người theo cân bằng sức mua PPP tính theo
USD.
Để tính HDI cần xây dựng độ đo cho mỗi chỉ số và cần có giá trị min max cho
mỗi chỉ số.
Riêng chỉ số GDP được tính theo
hàm logarit cơ số 10
Chỉ số GDP=
min) trilog(giá - )max trigiálog(
min) trigiá ( log - thuc) trigiá log(
Chỉ số HDI = 1/3*(chỉ số tuổi thọ + chỉ số giáo dục + chỉ số thu nhập)
b. Cách tính theo năm 2010 đã có sự thay đổi rõ rệt trong công thức và các
giá trị min max của mỗi chỉ số:
Chỉ thị Giá trị max Giá trị min
Tuổi thọ ( tuổi ) 83.2 20.0
Số năm học trung bình(1) 13.2 0
Số năm học kì vọng(2) 20.6 0
Chỉ số giáo dục 0.951 0
GDP đầu người ( PPP USD) 108.211 163
Chỉ số GDP được tính theo hàm logarit cơ số e
Chỉ số GDP =
min) triln(giá - max) trigiáln(
min) triln(giá - thuc) trigiáln(
5
Chỉ số giáo dục =
0951.0
0)2(*)1(
−
−
, trong đó:
(1): chỉ số số năm học TB
(2): chỉ số số năm học kì vọng
Chỉ số HDI được tính theo là giá trị trung bình nhân của 3 chỉ số tuổi thọ, giáo
dục , thu nhập.
II. Thực trạng HDI ở Việt Nam hiện nay
1. Thành tựu về HDI của Việt Nam
a. Thứ hạng HDI của Việt Nam trong 10 năm trở lại đây (trên thế giới):
Kể từ khi thực hiện công cuộc đổi mới nền kinh tế - xã hội đất nước. Đặc biệt
là trong vòng một thập kỷ trở lại đây, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng
kể trong sự nghiệp phát triển con người. Điểm đáng chú ý là chỉ số HDI đang tăng
lên đáng kể, vị trí về chỉ số HDI của Việt Nam so với các quốc gia được đánh giá
trên thế giới đã không ngừng tăng lên qua các năm. Thể hiện qua bảng số liệu sau:
Năm Giá trị Xếp hạng Xếp hạng GNI
2000 0.505 93 128
2005 0.540 114 117
2006 0.547 115 _
2007 0.554 116 _
2008 0.560 _ _
2009 0.566 _ _
2010 0.572 113 119
Có 1 điều nhận thấy là trong khi chỉ số HDI tăng lên 1 cách rõ rệt thì thứ hạng
đã bị giảm đi trong giai đoạn 2000 - 2010, thực tế năm 2000 bảng xếp hạng HDI
của UNDP chỉ bao gồm 138 nước, đến năm 2010 tổng số nước đã tăng lên 169, nên
xếp hạng Việt Nam đã bị giảm đi. Đây là nguyên nhân khách quan làm cho thứ
6
hạng của Việt Nam bị tụt xuống từ 93 năm 2000 xuống còn 114 năm 2005, tới
năm 2010 thứ hạng đã tăng lên 1 bậc đưa Việt Nam đứng thứ 113/169 .
b. Chỉ số HDI của Việt Nam liên tục tăng trong những năm trở lại đây
Để có được sự tăng lên đáng kể trong chỉ số HDI như vậy là nhờ sự cải thiện
rất lớn trong các lĩnh vực mà đáng nói ở đây chủ yếu là lĩnh vực y tế, lĩnh vực này
là yếu tố chính làm tăng chỉ số HDI trong những năm qua, diễn giải cụ thể hơn về
quá trình tăng lên của chỉ số HDI của Việt Nam đã cho thấy như sau:
/>7
/>• Về y tế :
Nhà nước đã đề cao vai trò của y tế thông việc chi ngân sách cho 2 lĩnh vực
này tăng qua các năm và tăng mạnh trong những năm gần đây.
8
Hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tiếp tục phát triển. Số người tham
gia bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế đều tăng. Sự cải thiện về chăm sóc sức khoẻ
người dân thể hiện ở một số chỉ tiêu chủ yếu. Số cơ sở khám chữa bệnh công lập
đến năm 2009 có 13.450, tăng 333 cơ sở so với năm 2000. Số giường bệnh năm
2009 đạt 232,9 nghìn, tăng 40,9 nghìn; bình quân một vạn dân đạt 27,1 tăng 2,4
giường; số bác sĩ đạt 60,8 nghìn, tăng 21,6 nghìn; bình quân một vạn dân đạt 7,1
bác sĩ, tăng 2,1 bác sĩ. Đó là chưa kể số giường bệnh, số cơ sở, số bác sĩ của các
cơ sở ngoài công lập đã phát triển với tốc độ nhanh trong những năm qua.
Nhiều chỉ tiêu quan trọng, như: tỷ suất chết (của người mẹ trong thời gian
thai sản; của trẻ em dưới 1 tuổi; của trẻ em dưới 5 tuổi), tỷ lệ trẻ sơ sinh có trọng
lượng dưới 2.500 gram, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng, số ca mắc/số
người chết do bệnh truyền nhiễm gây dịch…đã giảm. Tỷ lệ trạm y tế
xã/phường/thị trấn có bác sỹ, có nhân viên hộ sinh hoặc y sỹ sản nhi, đạt chuẩn
quốc gia về y tế, tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vaccine
đã tăng lên.
• Về giáo dục:
Năm 2000, cả nước đã đạt chuẩn quốc gia về xóa nạn mù chữ và phổ cập giáo
dục tiểu học, Đến năm 2010, tất cả các tỉnh, thành phố đã đạt chuẩn phổ cập giáo
dục trung học cơ sở. Tỉ lệ lao động qua đào tạo tăng, năm 2010 đạt 40% tổng số lao
động đang làm việc. Tỷ lệ người lớn biết chữ đạt 94%, trong khi đó trung bình của
thế giới là 79%, các nước thu nhập thấp là 61%, các nước thu nhập trung bình là
90%, các nước châu Á - Thái Bình Dương là 90%. Đến hết năm 2005, số học sinh
đi học bậc tiểu học đạt 97,5%, số học sinh trung học chuyên nghiệp tăng
15,1%/năm, dạy nghề dài hạn tăng 12%/năm, sinh viên đại học và cao đẳng tăng
8,4%/năm. Tính đến tháng 8/2008, cả nước có 369 trường đại học, cao đẳng, trong
đó có 160 trường đại học và 209 trường cao đẳng.
9
• Về thu nhập :
Nguồn: IMF Country Report No 06/52, February 2006
IMF Country Report No 10/281, September 2010
Báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình kinh tế – xã hội năm 2010 và
nhiệm vụ năm 2011
Biểu đồ trên đã cho thấy được sự cải thiện trong thu nhập của người dân Việt
Nam trong vòng 10 năm qua, chính sự tăng lên này cũng góp phần làm tăng chỉ số
HDI. Tuy chưa phải là yếu tố chủ yếu giúp cải thiện chỉ số HDI ở Việt Nam
nhưng trong tương lai, việc nâng cao GNI bình quân đầu người cũng là 1 phương
hướng quan trọng giúp chỉ số HDI của Việt Nam ngày càng cải thiện hơn nữa.
2. Thách thức gặp phải trong việc phát triển con người ở Việt Nam:
a. Theo y tế, chăm sóc sức khỏe:
So với thế giới, các chỉ tiêu về y tế, chăm sóc sức khoẻ của nước ta vẫn còn
thua kém và cần được cải thiện nhằm nâng cao sức khoẻ và tuổi thọ cho người dân.
• Tuổi thọ:
10
- Theo số liệu của UNDP năm 2010, tuổi thọ trung bình của Việt Nam cao(74.9)
cao hơn so với nhiều nước trong cùng khu vực ( đứng thứ 59 ) cao hơn hẳn so với
thái lan (69.3) Philippines (72.3) (nhưng tuổi thọ trung bình khỏe mạnh chỉ khoảng
66 tuổi (thứ 116/177 các nước trên thế giới).
- Tuổi thọ ở vùng nông thôn cao hơn hẳn so với vùng đô thị. Gây ra tình trạng
mất cân đối trong xã hội, làm các chính sách an sinh xã hội kém hiệu quả. Số
người lao tuổi ở khu vực nông thôn cao gấp khoảng 3.5 lần sao với khu vực đô thị.
Nguyên nhân chính là do dòng người di cư từ khu vực nông thôn ra thành thị dẫn
tới sự phân bố lệch lạc này.
Tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh trước 5 tuổi
Năm 1990 2000 2005 2007 2008
Tỷ lệ (‰) 56 30 18 15 14
(nguồn : )
Tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh Việt Nam đã có xu hướng giảm mạnh giảm 4 lần ( từ
năm 1990 đến năm 2008) tuy nhiên vẫn còn ở mức khá cao.
Tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh trước 5 tuổi của Việt Nam và 1 số nước năm 2010(
đơn vị ‰ )
Việt Nam 14
Australia 6
Japan 4
Korea 5
Singapore 3
Malaysia 6
Thái Lan 14
(nguồn: )
Ở Việt Nam tỷ lệ tử vong vẫn còn cao ở khu vực miền núi( gấp khoảng 3-4 lần
khu vực đồng bằng), điều kiện y tế còn kém phát triển , chưa tiếp cận vs các dịch
11
vụ chăm sốc sức khỏe cơ bản như khám thai,đỡ đẻ , chăm sóc sau sinh, tiêm phòng,
công tác giáo dục sức khỏe bà mẹ và trẻ em chưa được đẩy mạnh. Cũng do sự thiếu
quan tâm của nhà quản lý, thiếu đồng bộ trong chăm sóc sơ sinh, thiếu trang thiết bị
cấp cứu, thiếu phương tiện vận chuyển, thiếu cán bộ được đào tạo chuyên môn kỹ
thuật cấp cứu, hồi sức và chăm sóc sơ sinh dẫn đến tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh vẫn
còn cao.
• Tỷ lệ suy dinh dưỡng trong dân số:
− Theo báo cáo hàng năm của UNICEF thì tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ câncủa
trẻ em đã giảm từ 18,9% năm 2009 xuống 17,5% năm 2010. Tỷ lệ suy dinh dưỡng
thể thấp còi của trẻ em đã giảm từ 32,9% năm 2009 xuống 29,3% năm 2010.
− Tuy nhiên, Việt Nam vẫn đang đứng trước những khó khăn và thách thức cần
tập trung giải quyết. Đó là tỷ lệ suy dinh dưỡng tuy đã giảm mạnh nhưng vẫn còn
có sự chênh lệch giữa các vùng. Cụ thể, tỉ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi thể
nhẹ cân ở khu vực Tây Nguyên cao nhất cả nước (28,5%), trong khi tỉ lệ này ở khu
vực Đông Nam bộ là 16,4%, thấp nhất cả nước.
− Ở các tỉnh khác nhau, nhất là giữa nông thôn và thành thị cũng có sự chênh
lệch lớn về tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em thấp nhất cả
nước là ở các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, với thể nhẹ
cân (5,3-12,6%) và thấp còi (6-23,4%). Trong khi tỷ lệ này ở các tỉnh Đắk Nông,
Kon Tum, Lào Cai lại cao nhất cả nước, với thể nhẹ cân là 28,4-29,5% và thể thấp
còi là 40,1-41,9%.
b. Theo thu nhập
Những thành tựu đạt được trong việc phát triển con người ở Việt Nam quả là
rất to lớn và đáng tự hào với nhân dân thế giới. Nhưng trên phạm vi cả nước, sự
phân hoá về chỉ số HDI giữa các vùng miền vẫn còn tương đối lớn và đặt ra nhiều
vấn đề cần giải quyết. Trong đó, những vấn đề về thu nhập của người dân, vấn đề
xoá đói giảm nghèo luôn là vấn đề cấp thiết.
12
GDP bình quân đầu người ( tính theo cân bằng sức mua)
Năm 1990 2000 2005 2006 2007 2008 2009 2010
GDP(USD) 977 1729 2320 2480 2658 2787 2935 3097
(nguồn: theo UNDP)
Như vậy, trên phạm vi toàn quốc, GDP bình quân đầu người của nước ta đạt
tốc độ tăng trưởng cao trong gần hai thập kỷ trở lại đây( tăng gấp 3.2 lần). Tuy
nhiên vẫn còn thấp so với các nước trong khu vực đông á và đông nam á, đứng thứ
7/11 các nước khu vực đông nam á, 36/50 nước khu vực châu Á
GDP bình quân đầu người của Việt Nam và các nước năm 2010 (USD)
/>factbook/rankorder/rawdata_2004.txt
Nếu xét mức gia tăng thực thu nhập bình quân đầu người, (lấy tốc độ tăng thu
nhập bình quân đầu người trừ đi tỷ lệ lam phát), kết quả cho thấy, con số này ở VN
thời gian qua có xu hướng tăng chậm dần và những năm cuối có xu hướng giảm đi.
Và có sự phân bố không đồng đều giữa các vùng.
13
Thu nhập bình quân đầu người/tháng giữa các vùng trong cả nước (Đơn vị:
1000 Đồng)
(Nguồn: Theo số liệu tổng cục thống kê năm 2010)
Thu nhập bình quân đầu người của các vùng liên tục tăng qua các năm trong
đó Đông Nam Bộ là cao nhất ( gấp 1.6 lần so với cả nước , và khoảng 3 lần so
khu vực thấp nhất là Tây Bắc năm 2010). Ngoài ra còn có sự phân hóa rõ rệt giữa
khu vực thành thị và nông thôn, từ đó tạo ra sự phân hóa giàu nghèo , gây ra nhiều
vấn đề cho an sinh xã hội. Tạo ra một trong những thách thức lớn đối với sự
nghiệp phát triển con người Việt Nam, tác động trực tiếp tới chỉ số HDI của VIệt
Nam trong bảng xếp hạng thế giới.
14
Bảng số liệu so sánh 1 số chỉ tiêu của Việt Nam và các quốc gia khác
Quốc gia
Tổng thu
nhập quốc
dân (GNI)
bình quân
đầu người
(PPP 2008
$)
Xếp
hạng
HDI
Xếp hạng
GNI bình
quân đầu
người trừ
đi xếp
hạng HDI
Chỉ số
HDI
Chỉ số
HDI ngoài
thu nhập
Hàn quốc 29.518 12 16 0,877 0,918
Singapo 48.893 27 -19 0,846 0,831
Malaysia 13.927 57 -3 0,744 0,775
Trung quốc 7.258 89 -4 0,663 0,707
Xri – lan - ca 4.886 91 10 0,658 0,738
Thái lan 8.001 92 -11 0,654 0,683
Philippin 4.002 97 12 0,638 0,726
Indonexia 3.957 108 2 0,6 0,663
Việt nam 2.995 113 7 0,572 0,646
Ấn độ 3.337 119 -6 0,519 0,549
Lào 2.321 122 3 0,497 0,548
Campuchia 1.868 123 12 0,494 0,566
Bănglađét 1.587 129 12 0,469 0,543
(Theo báo cáo phát triển con người của liên hợp quốc năm 2010
/> Với phép trừ thứ hạng xếp loại theo thu nhập bình quân đầu người cho thứ hàng
HDI Việt Nam hiện nay nhận giá trị là + 7 (120-113) cho thấy mặc dù chúng ta
vẫn là quốc gia thực hiện được sự lan tỏa của tăng trưởng kinh tế đến phát triển con
người, nhưng với mức chênh lệch về thứ hạng của hai tiêu chí này là (+7), cho
15
thấy: (i) so với những năm trước, giá trị này bị giảm đi đáng kể: thời điểm năm
1990, chênh lệch thứ hạng theo giá trị của GDP/người và HDI là 30(147/117), thì
năm 2006 là 27(132/105), đến năm 2010 còn 7(120/113); (ii) so với nhiều nước
trong khu vực mà Việt Nam đang hướng mục tiêu phát triển theo mô hình của họ
thì chúng ta bị thấp hơn khá nhiều, ví dụ như: Hàn Quốc(+16), Philipines (+12).
c. Theo giáo dục
• Tỷ lệ biết chữ và tỷ lệ đi học
Tỷ lệ biết chữ của dân số từ 10 tuổi trở lên(Đơn vị %)
2002 2004 2006 2008
Cả nước 92,1 93,0 93,1 93,2
Theo thành thị, nông thôn
Thành thị
Nông thôn
96,3 96,0 96,3 96,0
90,9 91,9 92,1 92
Theo giới
Nam
Nữ
95,9 96,0 95,9 95,1
89,3 90,2 90,5 90,7
Theo nhóm dân tộc
Dân tộc đa số
Dân tộc thiểu số
94,9 95,3 95,3 95,3
80,6 81,8 80,6 81,7
Nguồn: Tổng cục thống kê (theo VHLSS năm 2002, 2004, 2006, 2008)
Bảng 2.1 cho thấy, tỷ lệ biết chữ của dân số nước ta từ năm 2002 đến 2008
đều cao (trên 90%), cho thấy công tác xoá mù chữ ở Việt Nam tương đối hiệu quả.
Sự chênh lệch về tỷ lệ biết chữ giữa thành thị - nông thôn, nam - nữ, dân tộc đa số -
dân tộc thiểu số đã được rút ngắn so với các năm trước như 1998, 1996 Tuy nhiên
tốc độ xoá mù chữ còn chậm, chỉ khoảng 1% đồng thời còn tiềm ẩn nguy cơ tái mù
chữ. Điều này sẽ được làm rõ thông qua bảng 2.2 và bảng 2.3 dưới đây.
16
Tỷ lệ đi học trong các độ tuổi (tiểu học, THCS, THPT)
2002 2004 2006 2008
Tiểu học (6-10 tuổi) 96,3 96,6 97,6 97,2
THCS (11-14 tuổi) 89,8 91,6 91,4 91,5
THPT (11-14 tuổi) 63,1 68,1 68,6 68,1
(Nguồn: Tổng cục thống kê các năm 2002, 2004, 2006, 2008)
Các chỉ số cơ bản của giáo dục Việt Nam
Mặc dù tỷ lệ đi học khá cao tuy nhiên lại giảm theo các cấp học. Hơn nữa
ngay trong từng cấp học vẫn còn tỷ lệ chưa hoàn thành bậc học, đối với bậc tiểu
học (khoảng 12,3 %), đối với bậc THCS (khoảng 22%). Tỷ lệ này cùng với tỷ lệ
mù chữ mới phản ánh thực thách thức đối với giáo dục ở Việt Nam, đó là chất
lượng giáo dục thấp. Chúng ta mới chỉ chạy đua hình thức trong công tác phổ cập
giáo dục và tỷ lệ xoá mù chữ mà chưa đi sâu giải quyết thực trạng hiện nay: đó là
tái mù, diễn ra chủ yếu ở khu vực nông thôn và miền núi. Về nguyên nhân dẫn đến
tái mù chủ yếu là mức sống thấp. Mức sống thấp dẫn đến nhu cầu và đầu tư cho
giáo dục ở khu vực này còn hạn chế. Bản thân mỗi gia đình ít có nhu cầu và điều
kiện cho con em họ đi học. Thanh thiếu niên trong độ tuổi đi học buộc phải tham
17
gia lao động sản xuất cùng gia đình để cải nâng cao thu nhập chi trả cho sinh hoạt
cơ bản thường ngày như ăn, mặc, ở và cải thiện đời sống. Kết quả là nhiều em
không thể tiếp tục đi học. Ngoài ra, tình trạng thiếu giáo viên và cơ sở vật chất
cũng là nguyên nhân dẫn đến chất lượng giáo dục kém hiệu quả ở các khu vực này.
• Chi tiêu công cho giáo dục chưa hiệu quả
Ngân sách chi tiêu cho giáo dục qua các năm
Năm 2000 2002 2004 2006 2008 2010
Số tiền
(tỷ đồng) 12.677 17844 25.343 37.322 53.560 104.775
(Nguồn: Báo cáo Bộ tào chính hàng năm)
Ngân sách cho giáo dục tăng liên tục trong giai đoạn 2000 – 2010. Năm 2010,
ngân sách chi cho giáo dục là (104,775 tỷ đồng), gấp khoảng 2 lần so với năm
2005, chiếm khoảng 20% chi tiêu công của chính phủ. Nhìn chung, chính sách đầu
tư phát triển giáo dục được chú trọng ở Việt Nam, điều này cũng phù hợp với xu
thế phát triển chung của thế giới và các nước đang phát triển khác trong khu vực,
đó là: nguồn nhân lực có trình độ cao. Tuy nhiên việc phân bổ và sử dụng ngân
sách chưa đồng đều giữa các địa phương, các vùng do đó hiệu quả mà ngân sách
giáo dục đem lại còn thấp.
Ví dụ như ở nhiều địa phương thuộc miền núi, vùng sâu vùng xa, các em đi
học trong điều kiện khó khăn. Trường rất xa mà phòng học lại cũ nát, tạm bợ, cơ sở
vật chất phục vụ cho việc giảng dạy cơ bản thiếu thốn, chưa kể đến các trang thiết
bị hiện đại hầu như không có. Ngay cả các trường ở thành phố, cũng thiếu trang
thiết bị hiện đại như máy chiếu, phòng thí nghiệm hoặc nếu có được trang bị thì
thường không đáp ứng được nhu cầu dạy và học, hiếm khi được sử dụng.
18
Việc phân bổ và sử dụng ngân sách cho giáo dục kém hiệu quả cũng được
xem là nguyên nhân dẫn đến việc xoá mù chữ và giảm tỷ lệ tái mù trở nên khó
khăn. Ngân sách sử dụng cho việc khuyến học ở khu vực nông thôn, miền núi còn
ít và chưa mang tính hệ thống.
Đánh giá chung:
Đầu tư cho giáo dục được Nhà nước đặc biệt quan tâm, coi đó là mục tiêu đầu
tư phát triển. Nhờ đó, Việt Nam đạt được thành tựu trong công tác xoá mù chữ, phổ
cập giáo dục, đẩy mạnh công tác xã hội hoá trong giáo dục. Tuy nhiên chất lượng
giáo dục đang là thách thức lớn đối với nước ta. Tỷ lệ nhập học đúng tuổi và tỷ lệ
chưa hoàn thành bậc học còn cao, tiềm ẩn nguy cơ tái mù, khiến cho công tác xoá
mù chữ chưa được triệt để. Cơ sở vật chất còn thiếu và chưa được đổi mới. Vẫn còn
tình trạng chênh lệch về vấn đề tiếp cận giáo dục giữa thành thị - nông thôn, nam –
nữ, dân tộc đa số - dân tộc thiểu số.
III. Giải pháp khắc phục
1. Về y tế
a. Hoàn thiện hệ thống y tế, chương trình dân số và các hoạt động bảo trợ xã
hội:
• Hoàn thiện cơ chế của bệnh viện công lập theo hướng hoạt động không vì mục
tiêu lợi nhuận.
• Cải thiện năng lực của hệ thống y tế tuyến dưới, giảm thiểu áp lực cho các
bệnh viện tuyến trên, đặc biệt là hệ thống y tế tuyến xã, huyện.
• Thực hiện BHYT toàn dân, đảm bảo BHYT cho đối tượng chính sách và
người nghèo.
b. Tăng mức chi ngân sách cho lĩnh vực y tế và kế hoạch hóa gia đình.
Theo đó, dự toán chi ngân sách TW vào lĩnh vực y tế có sự cải thiện rõ rệt
trong 2 năm gần đây.
Bảng: Chi ngân sách TW cho lĩnh vực y tế qua các năm
(Đơn vị: Tỷ VNĐ)
19
Năm Chi y tế Chi kế hạch hóa gia đình
2007 3142 590
2008 3995 615
2009 8730 710
2010 12000 770
2011 10200 660
(Nguồn: Cổng thông tin điện tử chính phủ
/>c. Mở rộng cơ hội để người dân tiếp cận dễ dàng đến y tế dự phòng, bảo đảm mọi
người dân được chữa các bệnh thông thường, giảm nhanh tỷ lệ trẻ em tử vong và bà
mẹ có thai bị suy dinh dưỡng, thực hiện tốt chương trình kế hoạch hóa gia đình.
2. Về giáo dục
a. Cải cách chương trình giáo dục, đào tạo và cách dạy và học:
• Hoàn thiện chính sách giáo dục và đào tạo theo hướng đáp ứng nhu cầu của xã
hội và doanh nghiệp với phương châm “học gắn kết với hành”, tạo ra nguồn nhân
lực có chất lượng.
• Phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo đại học, sau đại học, đặc biệt là tăng
cường kiến thức thực tiễn cho sinh viên. Coi trọng đào tạo đội ngũ công nhân có
tay nghề cao, kỹ sư thực hành và nhà kinh doanh giỏi. Tuyên truyền để nâng cao
nhận thức về yêu cầu nâng cao trình độ quản trị doanh nghiệp cho đội ngũ doanh
nhân.
b. Nhà nước cần can thiệp nhằm tăng nguồn ngân sách cho giáo dục:
• Cần tăng thích đáng đầu tư, và quan trọng hơn, cần quản lý và sử dụng có hiệu
quả ngân sách đầu tư cho GD-ĐT.
• Cần xác định trách nhiệm, cơ chế và chính sách cụ thể nhằm huy động sự
đóng góp của các tổ chức kinh tế và xã hội vào các hoạt động giáo dục nước nhà.
• Đẩy mạnh việc đưa công nghệ thông tin vào nhà trường, đặc biệt và vùng
nông thôn, miền núi và hải đảo.
20
c. Tăng cường chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên:
• Cần triển khai tích cực công tác phát hiện, tuyển chọn nhân tài, tổ chức đào
tạo trong nước và ngoài nước để sớm có một đội ngũ cán bộ khoa học có trình độ
cao, bồi dưỡng thành đội ngũ giảng viên đại học, đáp ứng yêu cầu bảo đảm chất
lượng của cấp đại học.
• Để khắc phục tình trạng thiếu hụt cán bộ đầu đàn và sự mất cân đối về cơ cấu,
trước mắt, cần có cơ chế và chính sách tiếp tục sử dụng những cán bộ khoa học và
giáo dục đã đến tuổi nghỉ hưu nhưng còn đủ sức khỏe, có năng lực chuyên môn và
có tâm huyết.
• Mặt khác, cần có chủ trương, chính sách và cơ chế tạo môi trường thuận lợi để
thu hút các nhà khoa học giỏi vào đội ngũ giảng viên cao cấp của các trường đại
học và các viện nghiên cứu, thu hút các chuyên gia nước ngoài, đặc biệt là các nhà
khoa học người Việt ở nước ngoài tham gia giảng dạy và nghiên cứu ở các trường
đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam.
3. Về thu nhập
a. Đẩy mạnh quá trình đổi mới thể chế kinh tế thúc đẩy điều chỉnh cơ cấu
kinh tế
b. Phát triển mạnh kinh tế dân doanh, nhất là các công ty tư nhân vừa và
nhỏ; thu hút và sử dụng có hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài.
c. Phát triển bền vững khu vực nông thôn
d. Sử dụng hiệu quả các chính sách nhằm phân bố lại thu nhập:
• Chính sách thuế (thuế thu nhập cá nhân và thuế tiêu thụ đặc biệt).
• Thực hiện các chính sách an sinh xã hội đối với các đối tượng đặc biệt trong
xã hội như trẻ em, người già yếu, người có công, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng
đặc biệt khó khan.
• Tích cực tuyên truyền, tổ chức các cuộc vận động quyên góp “vì người
nghèo”, các hoạt động từ thiện xã hội…
• ……
21
KẾT LUẬN
Việc phân tích, nghiên cứu và đánh giá chỉ số HDI có ý nghĩa to lớn trong
việc giúp các quốc gia biết được kết quả phát triển con người của mình trong một
giai đoạn dài, nhìn nhận thành công cũng như thất bại qua các chiến lược và chính
sách phát triển đất nước, định hướng đúng đắn con đường phát triển trong tương
lai, nhằm phát triển kinh tế, phát triển con người, nâng cao chất lượng cuộc sống
cho mọi thành viên trong xã hội.
Ở Việt Nam, trong những năm qua nhờ sự quan tâm đúng mức của Đảng và
Nhà nước, chúng ta đã đạt được những thành tựu đáng tự hào trong công cuộc phát
triển và thực hiện mục tiêu của Đảng là xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì
dân,tạo điều kiện cho con người phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần. Vì
vậy, chỉ số HDI đã được cải thiện đáng kể. Năm 2010, theo danh sách của Liên
Hợp quốc công bố VN xếp thứ 113/169 tăng 3 bậc so với năm 2009. Việt Nam
được đánh giá là nước có sự tiến bộ nhanh chóng trong việc cải thiện chỉ số HDI.
Theo UNDP thì HDI của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng khi một loạt chính sách phát
triển con người mang tính cơ bản được triển khai trong thời gian tới. Đảng và Nhà
nước ta tiếp tục nỗ lực thực hiện xóa đói giảm nghèo, phát triển y tế, giáo dục, ưu
tiên phát triển hạ tầng kinh tế xã hội ở nông thôn, tạo thêm nhiều việc làm cho
người lao động. Với những nỗ lực mới, chúng ta tin tưởng rằng, đất nước sẽ phát
triển nhanh và bền vững hơn, từng bước nâng cao mức sống cho các tầng lớp nhân
dân, thể hiện tính ưu việt của Nhà nước XHCN của dân, do dân, vì dân. Dựa trên
tình khả thi của những chính sách mà Việt Nam đang và sẽ thực hiện trong những
năm tới và sự quyết tâm của chính phủ và người dân thì HDI của Việt Nam hứa hẹn
sẽ tăng trong nhiều năm tới. Chúng ta hãy cùng chờ đợi những thành tựu mới mà
nước nhà sẽ đạt được, không chỉ trong một hay một vài lĩnh vực mà là trong tất cả
các lĩnh vực của kinh tế, chính trị và xã hội xoay quanh sự phát triển con người.
22
DANH SÁCH NHÓM 16
23
STT HỌ TÊN MÃ SINH VIÊN
1 Trần Thị Việt Hà 0951010057
2 Đặng Bích Hằng 09510100629
3 Lê Thúy Hằng 0951010431
4 Nguyễn Thảo Nguyên 0951010871
5 Nguyễn Tú Anh 0951010342
6 Hoàng Thế Hưng
7 Thạch Anh Tuấn 0951010246
8 Nguyễn Đức Việt