LỜI NÓI ĐẦU
Những năm gần đây, nhờ chính sách đổi mới, mở cửa của Đảng và Nhà nước,
đặc biệt là chính sách đổi mới về đối ngoại và kinh tế đối ngoại cùng với xu hướng toàn
cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng nhanh ở hầu hết các quốc gia trên thế
giới, ngành du lịch Việt Nam nói chung và ngành du lịch của Ninh Bình nói riêng cũng
có những bước tiến nhất định và ngày càng có tác động tích cực hơn đến nhiều lĩnh vực
của đời sống kinh tế- xã hội đất nước. Du lịch được xác định “ là một ngành kinh tế mũi
nhọn” trong các ngành kinh tế quốc dân và đang hội nhập với trào lưu phát triển du lịch
của khu vực và thế giới. Khách du lịch đến Việt Nam đặc biệt là Ninh Bình đang ngày
một tăng. Phát triển du lịch của Ninh Bình là phù hợp với xu thế của thời đại, phù hợp
với chiến lược phát triển du lịch của Việt Nam đặc biệt là chiến lược phát triển kinh tế -
xã hội của đất nước.
Với vị trí địa lý và tiềm năng tài nguyên du lịch phong phú, những chính sách
phù hợp, thời gian qua du lịch Ninh Bình đã có bước phát triển đáng ghi nhận, đóng góp
tích cực vào sự nghiệp phát triển du lịch của cả nước. Tuy nhiên trong quá trình phát
triển, nhiều tiềm năng du lịch chưa được khai thác hiệu quả, sự phát triển du lịch Ninh
Bình chưa tương xứng với tiềm năng và vị trí của mình. Cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật
của Tỉnh mặc dù đã được cải thiện rất nhiều trong những năm gần đây nhưng vẫn chưa
đáp ứng được yêu cầu phát triển, chất lượng phục vụ còn thấp, sản phẩm du lịch còn
nghèo nàn, chưa phong phú. Đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn Tỉnh còn dàn trải và
thiếu tập trung, khả năng thu hút vốn từ các nhà đầu tư không được cao.
Chính vì thế trong thời gian đi thực tập vừa qua, em đã nghiên cứu và viết báo
cáo thực tập, tên đề tài là:
“Đầu tư phát triển ngành du lịch tỉnh Ninh Bình. Thực trạng và giải
pháp.”
Vũ Thị Hải Yến Kinh tế đầu tư 47A
Nội dung bài viết gồm 3 phần chính:
Phần một: Tổng quan về tỉnh Ninh Bình và các khu du lịch trong tỉnh
Phần hai: Thực trạng đầu tư phát triển du lịch trong những năm qua
Phần ba: Phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư vào du lịch tỉnh
Ninh Bình
Vũ Thị Hải Yến Kinh tế đầu tư 47A
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TỈNH NINH BÌNH VÀ CÁC KHU DU LỊCH
TRONG TỈNH
I. Đặc điểm tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Bình
Ninh Bình là một tỉnh nằm ở cực Nam đồng bằng sông Hồng, phía Bắc giáp tỉnh
Hà Nam. Phía Đông giáp tỉnh Nam Định, phía Đông Nam giáp Biển Đông, phía Tây và
Tây Nam giáp tỉnh Thanh Hóa, phía Tây Bắc giáp tỉnh Hòa Bình. Ninh Bình cách thủ đô
Hà Nội hơn 90 km, có quốc lộ 1A và đường sắt xuyên Việt chạy qua, cùng với hệ thống
sông ngòi phong phú với cảng Ninh Bình nên có điều kiện phát triển mạnh giao thông
cả đường bộ và đường thủy, giao lưu thuận lợi với các địa phương trong nước và quốc
tế.
Toàn bộ lãnh thổ của tỉnh nằm ở rìa Tây Nam đồng bằng sông Hồng, giáp với
đồng bằng sông Mã qua vùng núi thấp Tam Điệp là phần cuối cùng của vùng núi Tây
Bắc, trong khu đệm Hòa Bình – Thanh Hóa và tiếp giáp biển Đông. Do là vùng chuyển
tiếp nên địa hình Ninh Bình khá phong phú, đa dạng, bao gồm cả các núi, đồng bằng, bờ
biển. Đặc biệt là ở Ninh Bình, dạng địa hình Karst khá phổ biến và đây là dạng địa hình
đặc biệt tạo nên các hang động và cảnh quan hấp dẫn, rất có giá trị trong việc thu hút
khách du lịch.
Ninh Bình thuộc đới khí hậu gió mùa chí tuyến, á đới có mùa đông lạnh khô,
mùa hạ có gió mùa Tây Nam gây mưa nhiều. Do địa hình Ninh Bình phần lớn là đồng
bằng, chỉ có một phần nhỏ là đồi núi nên khí hậu ít có sự phân hóa theo lãnh thổ. Nhìn
chung khí hậu Ninh Bình tương đối thuận lợi cho hoạt động du lịch cả năm.
Ninh Bình có mật độ sông ngòi ở mức trung bình. Các sông thường chảy theo
hướng Tây Bắc – Đông Nam. Quan trọng nhất trong mạng lưới sông ngòi ở Ninh Bình
là sông Đáy, ngoài ra còn có sông Hoàng Long là phụ lưu sông Đáy và một số sông ngòi
nhỏ khác. Tại Ninh Bình còn một số hồ, đầm, tiêu biểu là đầm Cút và dãy hồ Đồng
Thái.
Vũ Thị Hải Yến Kinh tế đầu tư 47A
Về các hệ động thực vật, nơi lưu giữ được thảm thực vật và động vật rừng có giá
trị nhất tại Ninh Bình là Vườn quốc gia Cúc Phương. Rừng Cúc Phương là loại rừng
mưa nhiệt đới điển hình với cấu trúc thảm thực vật nhiều tầng và phong phú về thành
phần loài. Gần đây Ninh Bình đã thành lập khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long là khu
bảo tồn sinh cảnh đặc trưng cho hệ sinh thái núi đá ngập nước.
Ninh Bình có tổng diện tích đất tự nhiên là 138. 420 ha, trong đó đất cho sản xuất
nông nghiệp là 67.605 ha ( chiếm 48,87% diện tích tự nhiên), đất lâm nghiệp là 19.972
ha ( chiếm 14,4% diện tích tự nhiên), đất chuyên dùng 16.769 ha ( chiếm 12,1% diện
tích tự nhiên), đất khu dân cư 5.068 ha ( chiếm 0,37% diện tích tự nhiên) và đất chưa sử
dụng 28.961 ha ( chiếm 21% diện tích tự nhiên). Hiện nay, diện tích đất chưa sử dụng
có khả năng đưa vào khai thác cho các hoạt động kinh tế là 16.497 ha.
Dân số của Ninh Bình là 936.262 người trong đó số dân trong độ tuổi lao động
xấp xỉ 60%, mật độ dân số 659 người/ km
2
. Dân tộc ngoài dân tộc Kinh và dân tộc
Mường chiếm 1,7% dân số thì các dân tộc khác như Tày, Nùng, Thái, Hoa, H’Mông,
Dao…mỗi dân tộc có từ trên một chục đến hơn một trăm người. Dân tộc Mường đã
định cư khá lâu đời ở các xã thuộc miền núi cao như Nho Quan, Tam Điệp, còn lưu giữ
được nhiều giá trị văn hóa truyền thống hấp dẫn du lịch. Các dân tộc khác sống rải rác ở
các địa phương trong tỉnh, không hình thành cộng đồng dân tộc nhất định, đa số có quan
hệ hôn nhân và chịu ảnh hưởng sâu sắc của phong tục tập quán sinh hoạt, sản xuất,
truyền thống văn hóa của người Kinh.
Trong những năm qua, Ninh Bình đã thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế- xã
hội mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII và XIV đề ra với kết quả năm sau
cao hơn năm trước. Kinh tế phát triển, cơ sở hạ tầng được tăng cường, văn hoá - xã hội
có nhiều tiến bộ, đời sống nhân dân ổn định và được cải thiện. Tốc độ tăng trưởng kinh
tế hàng năm đạt cao; tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn từ năm 1996-2000 đạt bình
quân: 8,12%/ năm; từ năm 2001-2005 bình quân đạt 11,9%/năm; năm 2006 đạt 12,6%;
cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ. Thu
nhập bình quân đầu người năm 1991 đạt 0,51 triệu đồng, năm 2006 đạt 6,42 triệu đồng,
Vũ Thị Hải Yến Kinh tế đầu tư 47A
tăng 12,5 lần. Thu ngân sách năm 1991 đạt 24,4 tỉ đồng, năm 2006 đạt 878 tỉ đồng, tăng
35,98 lần.
Về nông nghiệp: tỉnh đã tập trung chỉ đạo chuyển được gần 9000 ha đất nông
nghiệp trồng cây có giá trị thấp sang nuôi trồng các loại cây, con có giá trị kinh tế cao
như: nuôi tôm sú, trồng cói ở Kim Sơn, nuôi tôm càng xanh, trồng dứa ở Tam Điệp,
Nho Quan, nuôi thả cá chim trắng ở Gia Viễn, Hoa Lư, cấy các giồng lúa đặc sản: tám,
nếp, dự... ở Kim Sơn, Yên Khánh.... Cả tỉnh có 294 trang trại mỗi năm doanh thu bình
quân từ 20 triệu đồng trở lên.
Về công nghiệp: tỉnh đã phê duyệt quy hoạch 22 khu công nghiệp, cụm công
nghiệp với diện tích 880 ha trong đó có các khu công nghiệp, cụm công nghiệp lớn như:
khu công nghiệp Tam Điệp, khu công nghiệp Ninh Phúc, cụm công nghiệp Gián
Khẩu.... Ninh Bình đã ban hành các cơ chế, chính sách như: chính sách khuyến khích,
ưu đãi đầu tư vào các khu công nghiệp, khu du lịch; chính sách khuyến khích tài năng
thu hút nhân tài; quỹ khuyến công ; quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển. Trên địa bàn tỉnh đã
khởi công nhiều công trình lớn về giao thông, thuỷ lợi, du lịch, thể thao như: hồ Yên
Thắng; dự án phân lũ, chậm lũ Nho Quan và Gia Viễn; sân vận động, Nhà thi đấu trung
tâm; Nhà máy cán thép Tam Điệp công suất 36 vạn tấn/ năm; Nhà máy xi măng Tam
Điệp công suất 1,4 triệu tấn/ năm....Các công trình đầu tư trên lần lượt đưa vào sử dụng
sẽ tạo ra bước chuyển biến mạnh trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Các hoạt động dịch vụ
vận tải, bưu chính viễn thông, bảo hiểm, tín dụng, du lịch... đều đạt mức tăng trưởng
bình quân trên 25%/ năm. Thu ngân sách tăng bình quân trên 20%/ năm
II. Tài nguyên du lịch của tỉnh
1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
♦ Vườn quốc gia Cúc Phương
Cúc Phương là vườn quốc gia đầu tiên của Việt Nam, thành lập vào ngày
7/7/1962. Vườn quốc gia Cúc Phương có một quần thể hệ động thực vật vô cùng phong
phú, đa dạng và độc đáo. Vườn có diện tích 22.000 ha, trong đó ¾ là núi đá vôi cao từ
300 đến 600m so với mặt biển. Địa hình phức tạp, rừng ở dạng nguyên sinh chứa nhiều
Vũ Thị Hải Yến Kinh tế đầu tư 47A
bí ẩn và cảnh quan độc đáo. Tại đây có nhiều chứng tích văn hóa lâu đời như động
Trăng Khuyết, động Chúa, động Thủy Tiên, động Người Xưa, hang Con Moong, động
San Hô.
Trong vườn có suối nước nóng, hệ động thực vật phong phú, đặc biệt có những
cây chò xanh, cây sấu cổ thụ trên dưới 1000 tuổi và những loài thú quí, lạ. Hiện nay,
vườn quốc gia Cúc Phương đã trở thành môt trung tâm cung cấp các lòai thực vật quí
hiếm, có giá trị kinh tế cao phục vụ cho chương trình trồng rừng trong khu vực và trên
cả nước.
♦ Khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long
Là khu bảo tồn sinh cảnh đặc trưng cho hệ sinh thái núi đá ngập nước có diện
tích lớn nhất ở đồng bằng sông Hồng. Đây cũng là nơi khoanh vùng bảo vệ loài Vọoc
quần đùi trắng – là loài linh trưởng quí hiếm đã ghi trong Sách đỏ thế giới. Rừng Vân
Long có 8 loài thực vật, 9 loài động vật được ghi trong Sách đỏ Việt Nam.
Khu Vân Long có 32 hang động đẹp, nhiều hang động có giá trị. Nước ở đây
mênh mông phẳng lặng, không có gió to sóng lớn, mang phong cảnh một miền quê êm ả
- một Vịnh Hạ Long không song. Đây chính là một nơi du lịch sinh thái rất tốt, là hiện
trường nghiên cứu, học tập cho các nhà khoa học, sinh viên khi muốn nghiên cứu về
vùng đất ngập nước nội đồng của Việt Nam.
♦ Quần thể hang động Tràng An
Nằm ở thôn Tràng An, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, với những dải đá vôi, các
thung lũng và những dòng sông ngòi đan xen với nhau tạo nên một không gian huyền ảo
và thơ mộng. Du khách đến bến thuyền sông Sào Khê, từ đây những chiếc thuyền nan
lướt nhẹ trên mặt nước qua Xuyên Thủy Động vào đến quần thể hang động Tràng An.
Hai bên dòng sông là những phong cảnh hữu tình mà thiên nhiên đã ban tặng nơi đây.
♦ Tam Cốc
Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động là một quần thể du lịch, một địa danh nổi
tiếng từ xa xưa, thuộc địa phận huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình; cách thủ đô Hà Nội 100
km về phía Nam. Nơi đây vẫn giữ được nét nguyên sơ, thiên tạo, với nhiều hang động,
Vũ Thị Hải Yến Kinh tế đầu tư 47A
di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng trong và ngoài nước như: đền Thái Vi, Tam Cốc, chùa
Bích Động, động Tiên, chùa Linh Cốc…
Tam Cốc nghĩa là ba hang: hang Cả, hang Hai và hang Ba. Du khách đi thăm
Tam Cốc chỉ có một con đường thủy duy nhất vào ra mất khoảng hai tiếng đồng hồ.
Những du khách ưa thích mạo hiểm có thể tiếp tục xuôi thuyền theo dòng Ngô Đồng
khoảng 2 km nữa tới thăm suối Tiên và tham gia chuyến du lịch mạo hiểm leo núi vào
đền Nội Lâm.
♦ Động Địch Lộng
Động thuộc huyện Gia Viễn, được nhân dân phát hiện từ năm 1739. Đến năm
1740 động được nhân dân trong vùng tu bổ thành một ngôi chùa để thờ Phật. Động rộng
chừng 10 gian nhà, trong động được bày nhiều tượng Phật, tượng La Hán, tượng Hộ
pháp đặt trên các bệ đá. Đặc biệt còn có 2 tượng phật được tác bằng đá xanh nguyên
khối, rất đẹp. Động gồm có 3 hang nối liền nhau, hang ngoài thờ Phật, rồi đến hang Tối,
hang Sáng. Cảnh đẹp của Địch Lộng được vua Minh Mạng ban tặng cho 5 chữ: “ Nam
thiên đệ tam động” – Động đẹp thứ 3 trời Nam.
♦ Động Tiên
Động nằm ở huyện Hoa Lư, cách Bích Động gần 1km. Động gồm có 3 hang lớn,
rộng và cao vời vợi. Trần động là vân đá, nhũ đá rủ xuống lấp lánh nhiều màu sắc.
Nhiều khối nhũ đá từ trên trần rủ xuống nền động cao hơn chục mét tựa như những rễ
cây đa cổ thụ. Xung quanh vách động và trên nền cũng có rất nhiều măng đá, nhũ đá.
Những nhũ đá được thiên nhiên chạm trổ vừa phóng khoáng, vừa tinh xảo mà sống
động. Đứng bên ngoài nhìn vào, dưới ánh sáng kì ảo, động Tiên như một lâu đài nguy
nga tráng lệ trong huyền thoại.
♦ Động Sinh Dược
Thuộc địa phận huyện Gia Viễn, là một động xuyên thủy dài gần 2km chạy dài
theo lòng núi Mắt Rồng, hai đầu hang là hai thung lũng rộng. Vào động bằng 1 trong 2
cửa: lối thứ nhất qua cửa hang Vồng – thung Nước và lối thứ hai là cửa hang thung áng
Nhồi. Hang Vồng là một chiếc cống bằng đá, mái uốn vòm cong tựa một chiếc cầu vồng
nhỏ bắc trên một dòng suối trong mát lạnh. Thung áng Nhồi là một lòng thung rộng
Vũ Thị Hải Yến Kinh tế đầu tư 47A
khoảng 3 ha, xung quanh là cây và hoa rừng, những thảm cỏ xanh mướt, không khí
trong lành.
♦ Đèo Tam Điệp
Đèo Tam Điệp còn có tên là đèo Ba Dội, thuộc thị xã Tam Điệp, cách thành phố
Ninh Bình 18km về phía Nam. Nơi đây có 3 dãy núi đá vôi chạy suốt từ Hòa Bình về,
ăn ra biển Đông theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Điều độc đáo là Đèo Tam Điệp có
đất đỏ. Từ đây du khách có thể quan sát cả một vùng rộng lớn. Toàn cảnh đèo là những
dãy núi hung vĩ, hiểm trở, quanh co như những con rồng uốn khúc, đan xen là những
thung lũng rộng và nhiều dòng suối trong xanh uốn lượn. Ngoài ra Đèo Tam Điệp còn là
một phòng tuyến lợi hại , có vị trí chiến lược trong quân sự, như bức tường thành thiên
nhiên án ngữ con đường Bắc Nam
♦ Suối nước nóng Kênh Gà
Suối nước nóng mặn Kênh Gà thuộc huyện Gia Viễn. Dòng nước từ trong núi
chảy ra, trong vắt, chưa bao giờ ngừng. Năm 1940 người Pháp biết tới, bắt đầu nghiên
cứu và đi vào khai thác. Nước khoáng Kênh Gà có chứa nhiều muối Natriclorua,
Kaliclorua, nước không màu, trong, nhiệt độ ổn định quanh năm 53
0
C. Nước khoáng
Kênh Gà dùng để tắm hay ngâm mình nhiều lần sẽ khỏi các bệnh như khớp mãn tính,
viêm dây thần kinh, các bệnh ngoài da và phụ khoa. Nước khoáng Kênh Gà uống vào có
tác dụng kích thích hoạt động của gan, mật, chữa bệnh bướu cổ và dùng để bào chế
huyết thanh tiêm tĩnh mạch.
♦ Động Vân Trình
Động rộng gần 3500m
2
, là một động lớn nhất và đẹp nhất tỉnh Ninh Bình, sánh
ngang với động Thiên Cung ở vịnh Hạ Long ( Quảng Ninh). Động nằm trong núi Mõ,
tên chữ thời xưa là núi Thổ Tích, thuộc huyện Nho Quan. Động Vân Trình gồm 2 hang
liền nhau, so le một cao một thấp là Hang Cả và Hang Hai. Trong cả hai hang đều có
những nhũ đá đẹp như những “ vách gấm”, nhiều khối nhũ đá từ trên nóc động chảy
xuống, có khối chạm đến nền hang, như những nhánh rễ cây đa cổ thụ to lớn thả xuống
mặt đất. Động Vân Trình còn giữ được nét đẹp trinh nguyên, tinh khiết của đá.
Vũ Thị Hải Yến Kinh tế đầu tư 47A
♦ Hồ Đồng Chương
Là một hồ nước trong nằm giữa hai xã Phú Lộc và Phú Long, huyện Nho Quan.
Xung quanh hồ là những dải đồi thông xanh mướt, nhấp nhô, trùng điệp vây phủ lấy mặt
hồ làm cho nước hồ đã xanh lại càng thêm xanh. Gần hồ có thác Ba Tua và dòng Chín
Suối. Đi thăm hồ và leo lên đến đỉnh du khách sẽ gặp được một hồ nước nhỏ gọi là Ao
Trời, cũng trong xanh và không bao giờ cạn nước. Hồ Đồng Chương được ví như Đà
Lạt của Ninh Bình.
♦ Hồ Đồng Thái
Nằm trên địa bàn hai xã Đông Sơn ( thị xã Tam Điệp) và Yên Đồng ( huyện Yên
Mô), có diện tích rộng hơn 380 ha được bao bọc bởi dãy núi Tam Điệp hùng vĩ và con
đê trải dài hơn 10km. Hồ có trữ lượng hơn 8.000.000 m
3
nước với hàng trăm loài động
vật, thực vật thủy sinh. Hồ không chỉ phục vụ cho tưới tiêu nông nghiệp, nuôi trồng
thủy sản mà còn là một điểm du lịch sinh thái lý tưởng.
♦ Núi chùa Bái Đính
Núi Bái Đính thuộc địa phận huyện Gia Viễn. Núi Bái Đính cao 200m sừng sững
giữa vùng bán sơn địa, với diện tích gần 150.000 m
2
, được tạo thành bởi hai dãy núi
khép lại hình cánh cung và hướng về phía tây - tựa như tay ngai, mở ra một thung lũng
rộng hơn 3 ha - gọi là Thung Chùa. Lên thăm hang động ở núi Bái Đính, bước trên 300
bậc đá đước xếp theo độ dốc vừa phải. Lên hết dốc là tới ngã ba: Bên phải là động thờ
Phật, bên trái là động thờ Tiên. Phía trên Động thờ Phật ( hay còn gọi là Động Sáng) có
4 chữ đại tự khắc trên đá: “Minh Đỉnh Danh Lam” có nghĩa là: “Lưu Danh Thơm Cảnh
Đẹp”. Động Tiên lớn hơn động Phật nhiều lần, gồm 7 hang.
Khu núi chùa Bái Đính mới đang được qui hoạch đồng bộ và nổi tiếng bởi 5 cái
nhất: chuông to nhất, nhiều tượng La Hán nhất, chùa lớn nhất, tượng phật to nhất, khuôn
viên rộng nhất. Khu núi chùa Bái Đính mới gồm có điện Tam Thế, chùa Pháp Chủ, cổng
Tam Quan, chùa Quan Âm, La Hán Đường, Tháp Chuông, khu hồ phóng sinh,…
♦ Hệ sinh thái ven biển Kim Sơn
Vũ Thị Hải Yến Kinh tế đầu tư 47A
Với 18km đường bờ biển nơi có cửa sông đổ ra với sự hình thành 2 cồn nổi
( Cồn Thoi và Hòn Nẹ), thảm thực vật ngập mặn đã hình thành nơi cư trú của nhiều loài
sinh vật, đặc biệt là một số loài chim di cư quí hiếm như Cò Thìa,…
2. Tài nguyên du lịch nhân văn
2.1. Các di tích lịch sử - văn hóa
♦ Cố đô Hoa Lư
Cố đô Hoa Lư là kinh đô đầu tiên của nền phong kiến tập quyền ở nước ta, thuộc
huyện Hoa Lư, nằm trên một diện tích khoảng 400ha.
Ngàn năm trước, Hoa Lư là đế đô nguy nga với núi đồi trùng điệp xung quanh
kinh đô như tấm bình phong, sông Hoàng Long và cánh đồng Nho Quan, Gia Viễn
mênh mông là hào sâu thiên nhiên rất thuận lợi về mặt quân sự. Khu thành Hoa Lư có
qui mô rộng lớn, có nhiều tuyến liên hoàn. Thành gồm hai khu, khu trong và khu ngoài,
thông với nhau bằng một lối đi nhỏ hẹp và hiểm trở. Mỗi khu gồm nhiều vòng, nhiều
tuyến nhỏ.
♦ Đền vua Đinh
Đến thờ vua Đinh Tiên Hoàng, hiện ở xã Trường Yên, huyện Hoa Lư. Đền quay
hướng Đông, trên khuôn viên rộng khoảng 5 mẫu, được xây dựng vào khoảng thế kỉ 17,
lấy núi Mã Yên làm án. Đền vua Đinh Tiên Hoàng kiến trúc theo kiểu "nội công ngoại
quốc", đường đi trong đền theo hình chữ "vương". Các công trình kiến trúc đối xứng
nhau theo đường chính đạo, tên gọi phỏng theo tên gọi của cung điện ngày xưa.
♦ Đền vua Lê
Đền thờ vua Lê Đại Hành, hiện ở làng Trường Yên Hạ, xã Trường Yên, huyện
Hoa Lư, cách đền vua Đinh chừng 300m về phía Bắc, cũng xây dựng trên nền cung điện
xưa của kinh đô Hoa Lư. Đền ở làng Trường Yên Hạ nên gọi là đền Hạ. Đền lấy núi
Đèn làm án. Kiến trúc của đền xây dựng theo kiểu "nội công ngoại quốc", có thêm Từ
Vũ.
♦ Nhà thờ đá Phát Diệm
Vũ Thị Hải Yến Kinh tế đầu tư 47A
Cách thành phố Ninh Bình 28km, Nhà thờ toạ lạc trên một khu đất rộng khoảng
117m, dài 243m, giữa trung tâm thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn. Nhà thờ là một
kiệt tác về kiến trúc do cha Phê Rô Trần Lục (quen gọi là cụ Sáu) xây dựng trong suốt
24 năm (1875 - 1899) với vô vàn khó khăn, phương tiện làm việc thô sơ. Đây là một
quần thể kiến trúc kiểu Đình chùa Phương Đông, kết hợp với lối kiến trúc Gôtic của nhà
thờ Phương Tây. Quần thể Nhà thờ đá Phát Diệm được xây dựng nhiều hạng mục khác
nhau như: ao hồ, tượng đài, Phương Đình, Nhà thờ lớn, Nhà nguyện kinh thánh Rô Cô,
Nhà nguyện kinh trái tim chúa, Nhà nguyện kinh thánh Giu-Se, Nhà nguyện kinh thánh
Phê-Rô và các hang đá nhân tạo...
♦ Đền Thái Vy
Đền thờ Trần Nhân Tông, hoàng hậu Thuận Thiên và Trần Thánh Tôn, hiện ở xã
Ninh Hải, huyện Hoa Lư.
♦ Đền đức Thánh Nguyễn
Đền thờ quốc sư Nguyễn Minh Không hay còn được gọi là Lý Quốc Sư, tọa lạc
tại huyện Gia Viễn. Đền đức Thánh Nguyễn vốn là một ngôi chùa nhỏ do chính ông xây
dựng, khoảng năm 1121 và đặt tên là Viên Quang. Đền được xây dựng trên một khu đất
rộng gần 2 mẫu.
2.2. Các lễ hội
♦ Lễ hội Trường Yên: Hội được tổ chức từ 10 – 13 tháng 3 âm lịch hàng năm tại xã
Trường Yên, huyện Hoa Lư để tưởng nhớ công đức vua Đinh Tiên Hoàng và vua Lê
Đại Hành.
♦ Lễ hội đền Thái Vy: Hội được tổ chức hàmg năm từ ngày 14-17 tháng 3 âm lịch tại xã
Ninh Hải, huyện Hoa Lư. Đây là dịp nhân dân Ninh Bình và cả nước tưởng nhớ công
lao của các vua Trần, những người có công lớn với đất nước.
♦ Lễ hội đền Địch Lộng: Được tổ chức vào ngày mùng 6,7 tháng 3 âm lịch, tại chùa
Địch Lộng thuộc xã Gia Thanh, huyện Gia Viễn.
♦ Lễ hội chùa Bái Đính: Được tổ chức vào mùng 6 tháng giêng âm lịch hàng năm tại
thôn Sinh Dược, xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn
Vũ Thị Hải Yến Kinh tế đầu tư 47A
♦ Lễ hội Báo bản Nộn Khê: Được tổ chức vào ngày 14 tháng giêng âm lịch hàng năm,
tại làng Nộn Khê, xã Yên Từ, huyện Yên Mô.
♦ Lễ hội đền Nguyễn Công Trứ: Tổ chức ngày 13-15 tháng 11 âm lịch hàng năm, tại xã
Quang Thiện, huyện Kim Sơn. Ngày 13 tế yết cáo, ngày 14 tế chính kị, ngày 15 tế tạ.
2.3. Các làng nghề truyền thống
♦ Thêu ren Ninh Hải: Nghề thêu ren ở đây đã có trên 700 năm. Tương truyền năm 1285
bà Trần Thị Dung là vợ Thái sư Trần Thủ Độ đã theo triều đình nhà Trần về đây và
truyền dạy cho nhân dân thôn Văn Lâm nghề thêu ren. Đường nét thêu ren rất tinh xảo
nhưng sống động. Sản phẩm thêu ren rất phong phú: ga trải giường, rèm cửa, gối, khăn
bàn, tranh, ảnh,…
♦ Mỹ nghệ cói Kim Sơn: Cây cói xuất hiện ở Kim Sơn mới gần 2 thế kỉ nhưng chiếm
một vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế của người dân nơi đây. Người dân Kim Sơn
dùng cây cói làm nhiều sản phẩm như: chiếu, thảm, làn, khay, hộp, cốc, mũ,…đặc biệt
là nghề dệt chiếu
♦ Chạm khắc đá Ninh Vân: Đây là làng nghề cổ truyền được cả nước biết đến. Sản
phẩm bao gồm nhiều loại, như tượng, chim, thú, bể cảnh, bia, thống, chậu hoa, xà nhà,
…Ngoài ra còn có các mặt hàng thủ công mĩ nghệ và những đồ vật bằng đá như: bộ ấm
trà, gạt tàn thuốc lá, khóm trúc, bé cưỡi trâu, tranh ảnh.
2.4. Ẩm thực
Bên cạnh những món ăn của vùng đồng bằng trung du Bắc Bộ, ẩm thực Ninh
Bình có đặc trưng riêng. Đó là: Tái dê Ninh Bình, Nhất hưởng thiên kim (cơm cháy),
Nem Yên Mạc ( Yên Mô), Rượu Lai Thành, Mắm tép Gia Viễn, Rượu cần Nho Quan
Tỉnh Ninh Bình định hướng tổ chức các khu du lịch:
Vũ Thị Hải Yến Kinh tế đầu tư 47A
1. Khu du lịch Tam Cốc - Bích Ðộng, Tràng An, núi chùa Bái Đính và Cố đô Hoa
Lư: Du lịch Văn hóa, lễ hội, tâm linh; Du lịch nghiên cứu; Du lịch tham quan, thắng
cảnh; Du lịch cuối tuần.
2. Khu du lịch trung tâm thành phố Ninh Bình với Dục Thuý Sơn, Ngọc Mỹ Nhân và
hồ Kỳ Lân: Du lịch Văn hóa, Du lịch MICE, Du lịch vui chơi giải trí, Du lịch đô thị.
3. Khu du lịch vườn quốc gia Cúc Phương, Kỳ Phú, hồ Ðồng Chương: Du lịch sinh
thái, Du lịch thể thao, Du lịch tham quan, nghiên cứu, Du lịch nghỉ dưỡng.
4. Khu du lịch Suối nước nóng Kênh Gà - động Vân Trình, Vân Long, chùa Ðịch
Lộng: Du lịch Sinh thái, Du lịch Văn hóa- Lịch sử, Du lịch nghỉ dưỡng- Chữa bệnh
5. Khu du lịch phòng tuyến Tam Ðiệp - Biện Sơn: Du lịch Văn hóa – Lịch sử; Du lịch
Thể thao- Vui chơi giải trí
6. Khu du lịch hồ Yên Ðồng, Yên Thắng, động Mã Tiên, cửa Thần Phù: Du lịch Vui
chơi giải trí; Du lịch Thể thao; Du lịch nghỉ dưỡng vãn cảnh.
7. Khu du lịch quần thể Nhà thờ đá Phát Diệm và khu dự trữ sinh quyển ngập mặn
Kim Sơn: Du lịch Văn hóa tín ngưỡng; Du lịch Tham quan nghiên cứu; Du lịch Biển-
ẩm thực hải sản.
CHƯƠNG 2
Vũ Thị Hải Yến Kinh tế đầu tư 47A
THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRONG
NHỮNG NĂM QUA
I.Thực trạng đầu tư vào ngành du lịch của tỉnh
1. Thực trạng cơ sở hạ tầng phục vụ cho ngành du lịch của tỉnh
1.1. Hệ thống giao thông
Mạng lưới giao thông trên địa bàn tỉnh những năm gần đây đã được xây dựng
tương đối hợp lí, rộng khắp toàn tỉnh ô tô đi được tới tất cả các xã trong tỉnh, việc đi lại
thuận tiện, nhanh chóng. Toàn tỉnh hiện có 2.278,2km đường bộ và 496 km đường sông
với các tuyến quan trọng nối liền thị xã với các huyện thị và tỏa đi các xã. Các tuyến
đường từ tỉnh xuống huyện được nâng cấp rải nhựa. Mạng lưới giao thông của Tỉnh
được phân bố tương đối đều: đường sắt, đường bộ, đường thủy.
٭Đường bộ: bao gồm hệ thống đường quốc lộ, tỉnh lộ, đường huyện, liên huyện,
đường xã và liên xã với tổng chiều dài 2.278,2 km. Ngoài quốc lộ 1A , trên địa bàn tỉnh
Ninh Bình còn có các tuyến quốc lộ chạy qua như 10, 12B, 45, trong đó:
Đường quốc lộ: có 110,5 km
Đường tỉnh lộ: có 261,5 km
Đường huyện lộ: có 194,92 km
Đường xã, liên xã: có tổng chiều dài 911,5 km
Hiện nay mạng lưới giao thông đang được cải thiện ngày một tốt hơn. Tuy nhiên
hệ thống giao thông vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Hệ
thống các đường nội thị vẫn còn yếu kém, nhiều tuyến đường cần được cải tạo và mở
rộng. Đặc biệt cần nâng cấp, cải tạo toàn tuyến 1A trên địa bàn tỉnh nhất là đoạn đi qua
thành phố Ninh Bình. Đây chính là tuyến đường chủ đạo trong giao lưu kinh tế giữa
Ninh Bình với các tỉnh phía Bắc cũng như phía Nam, đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng
hóa và hành khách qua Ninh Bình ngày càng lớn. Hệ thống giao thông nông thôn, đường
liên thôn liên xã đã được nâng cấp, rải nhựa, cải tạo và làm mới. Điều này có ý nghĩa rất
quan trọng trong việc khai thác thế mạnh của vùng, nhằm phát triển kinh tế, nâng cao
Vũ Thị Hải Yến Kinh tế đầu tư 47A
mức sống người dân đặc biệt là mở rộng giao lưu với các địa phương trong tỉnh, phát
triển các tour liên huyện.
٭ Đường sắt: Ninh Bình nằm trên tuyến đường sắt quốc gia Bắc Nam, đây là tuyến
đường sắt đóng góp một phần rất lớn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh và
các địa phương khác trong vùng kinh tế và trên toàn quốc. Toàn tỉnh có 4 ga là : ga
Ghềnh, ga Đồng Giao, ga Cầu Yên và ga Ninh Bình. Ngoài ra tuyến tàu chạy Hà Nội –
Vinh đi qua Ninh Bình đi các tỉnh phía Nam.
٭Đường thủy: Ninh Bình có 22 sông có thể khai thác vận tải đường thủy với tổng
chiều dài 387,3km. Mật độ sông là 27,3km/km
2
( lớn hơn mật độ bình quân cả nước),
phần lớn là sông cấp II, III và IV mang đặc điểm chung của sông, kênh khu vực đồng
bằng sông Hồng. Toàn tỉnh có các sông chảy qua là sông Đáy, sông Hoàng Long, sông
Vạc, sông Vân, sông Lạng,.. giúp cho Ninh Bình có điều kiện thuận lợi và là đầu mối
quan trọng trong việc giao lưu kinh tế, văn hóa các tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng và
toàn vùng Bắc Bộ rộng lớn.
1.2. Hệ thống cấp điện
Mạng lưới điện trong cả tỉnh đã được xây dựng với tổng chiều dài các đoạn
đường dãy trung cao áp là 770km. Hiện nay Tỉnh có 1 nhà máy điện Ninh Bình và 4
trạm điện phân phối. Nguồn điện hiện nay bao gồm cả mạng lưới điện phân phối về cơ
bản có thể đáp ứng cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt.
1.3. Hệ thống cấp thoát nước và vệ sinh môi trường
Trong những năm gần đây tỉnh Ninh Bình đã từng bước phát triển đảm bảo nước
sinh hoạt cho vùng đô thị ( thành phố Ninh Bình, thị xã Tam Điệp và các thị trấn, huyện
lỵ). Các công trình cấp nước: giếng đào, bể chứa nước, nước tự chảy và giếng khoan.
Trong đó các khu tập trung dân cư và các khu vực thị trấn chủ yếu dùng nước tự chảy và
nước cấp từ bể chứa. Khả năng cung cấp nước trung bình vào mùa hè là 16.000
m
3
/ngày; vào mùa đông 14.000m
3
/ngày. Tổng số hộ gia đình được dùng nước sạch trong
toàn tỉnh là 26.000 hộ. Trữ lượng nguồn nước ngầm của tỉnh Ninh Bình là tương đối
lớn, việc khai thác nguồn nước ngầm tương đối thuận lợi. Về chất lượng, nguồn nước
này đảm bảo vệ sinh đủ tiêu chuẩn cần thiết để sử dụng cho ăn uống và sinh hoạt.
Vũ Thị Hải Yến Kinh tế đầu tư 47A
Mạng lưới thoát nước thải sinh hoạt tại các đô thị của tỉnh sử dụng hệ thống thoát
chung ( cho cả nước mưa và nước thải sinh hoạt). Hệ thống thoát nước mưa bao gồm
các lọai ống tròn bê tông cốt thép, cống hộp và mương có nắp đan. Nhìn chung các
tuyến thoát nước đều hoạt động tốt nhưng do mật độ còn quá thấp chưa đáp ứng được
nhu cầu nên ảnh hưởng không ít đến môi trường đô thị. Các lọai nước thải hầu không
được xử lí đến giới hạn cho phép và thường được xả trực tiếp ra sông suối. Nước thải
công nghiệp từ các nhà máy xi măng, nhà máy phân lân chưa được xử lí đến độ trước
khi xả ra sông suối. Nước thải bệnh viện được xử lí riêng đơn giản và xả vào hệ thống
thóat nước chung, phần lớn là hơn giới hạn cho phép. Lượng thu gom rác thải để xử lí
còn nhỏ. Các loại rác thải được xử lí chung, chôn lấp tự do. Chính vì thế, hiện nay
UBND tỉnh đã phê duyệt dự án và đang triển khai thi công xây dựng nhà máy xử lí rác
thải với công suất 2200 tấn/ngày.
1.4. Hệ thống bưu chính viễn thông
Mạng lưới thông tin liên lạc đã phủ kín các vùng trong tỉnh với hệ thống tổng đài
điện tử hiện đại của bưu điện trung tâm tỉnh và bưu điện của 7 huyện thị xã, hệ thống
viễn thông vi ba, cáp quang Bắc – Nam chạy qua đảm bảo cho liên lạc nhanh chóng
thuận tiện giữa Ninh Bình và các địa phương, các vùng trong nước và liên lạc quốc tế.
Hệ thống bưu cục: 32 trạm. Các tuyến, trạm truyền thông tin: 25 tuyến, trạm. Hiện toàn
tỉnh có khoảng 6,6 máy điện thoại/ 100 dân. Mạng điện thoại di động đã phủ sóng gần
hết lãnh thổ Ninh Bình. Đến cuối 2005 đã có 112 xã có điểm bưu điện văn hóa xã ( đạt
82%).
1.5. Hệ thống dịch vụ tài chính, ngân hàng
Các cơ sở dịch vụ về tài chính, ngân hàng của Ninh Bình bao gồm hệ thống ngân
hàng nhà nước và các ngân hàng chuyên doanh, hệ thống kho bạc từ tỉnh đến các huyện,
thị xã, công ty bảo hiểm, các quĩ tín dụng nhân dân… Hệ thống các cơ sở dịch vụ này
hiện tại thường xuyên được cải tiến về nghiệp vụ chuyên môn và phong cách phục vụ,
tăng cường trang bị kĩ thuật hiện đại, thực hiện vi tính hóa trong quản lí và thanh toán…
đang ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu về vốn cho sản xuất – kinh doanh, đáp ứng tốt
hơn các công tác thanh toán, trao đổi hàng hóa – dịch vụ; phục vụ kịp thời cho công tác
Vũ Thị Hải Yến Kinh tế đầu tư 47A
lãnh đạo, quản lí của các cấp, các ngành; góp phần tích cực cho phát triển kinh tế, caỉ
thiện đời sống nhân dân trong tỉnh.
1.6. Hệ thống nhà hàng, khách sạn
Thời gian qua, với vị thế đã có và khai thác có hiệu quả tiềm năng phong phú về
tài nguyên phục vụ phát triển du lịch, Ninh Bình đã dần khẳng định du lịch là một ngành
kinh tế quan trọng của tỉnh, nhiều công trình cơ sở hạ tầng được xây dựng, tu bổ tôn tạo
để phục vụ phát triển du lịch. Hạ tầng Ninh Bình thay đổi mạnh mẽ và nhanh chóng, tạo
điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội và đặc biệt là hoạt động du lịch.
Cùng với xu hướng chung của cả nước hiện nay, do lượng khách quốc tế ngày
càng tăng và khách nội địa có nhu cầu đi nghỉ nhiều hơn nên các khách sạn nhà trọ được
xây dựng thêm để đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách du lịch. Ngành du lịch Ninh Bình
cũng không ngừng nâng cấp, xây mới khách sạn, nhà nghỉ phục vụ khách du lịch. Số
lượng khách sạn, nhà nghỉ của các thành phần kinh tế tăng nhanh cả về số lượng và qui
mô và phương thức hoạt động.
Năm 1992, toàn tỉnh chỉ có duy nhất 1 khách sạn Hoa Lư được tách ra từ công ty
du lịch Hà Nam Ninh với 33 phòng nghỉ. Hiện tại, Ninh Bình có 290 cơ sở lưu trú du
lịch trong đó có 67 khách sạn với 1.680 phòng ngủ ( có 359 phòng đạt tiêu chuẩn quốc
tế); 8 bể bơi, 1 sân golf, 48 sân tennis, 82 phòng xông hơi - massage - vật lí trị liệu và
128 cơ sở phục vụ ăn uống với 9.107 chỗ ngồi. Trong đó có 7 cơ sở với 266 buồng đã
được thẩm định đạt tiêu chuẩn 2 sao và 1 cơ sở với 17 buồng đạt tiêu chuẩn 1 sao. Công
suất sử dụng khách sạn bình quân đạt khoảng 50%. Qui mô xây dựng hầu hết là vừa và
nhỏ, trang thiết bị nội thất chưa đồng bộ. Nhìn chung chất lượng của các khách sạn của
tỉnh còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch, đặc biệt là
khách du lịch thương mại. Giá phòng trung bình của các cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh
cũng không cao lắm. Mức giá tương đối cạnh tranh so với hầu hết các địa phương khác
trong vùng.
Bảng 2.1. Cơ cấu cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, giai đoạn 2004-2008
Đơn vị 2004 2005 2006 2007 2008
Vũ Thị Hải Yến Kinh tế đầu tư 47A
Cơ sở lưu trú Cơ sở 60 76 222 244 290
- Số lượng phòng Phòng 815 883 1277 1407 1680
- Số lượng giường Giường 937 1600 3300 3600 4100
Phân theo loại hình Cơ sở
- Khách sạn Cơ sở 28 38 47 57 67
- Nhà hàng, nhà nghỉ Cơ sở 20 30 36 38 48
Nguồn: Cục thống kê Ninh Bình
Trong năm 2008, cả tỉnh có 10 cơ sở lưu trú mới xây dựng. Trong đó có 1 khách
sạn 1 sao, 1 khách sạn 2 sao với tổng số vốn là 50 tỷ đồng. So với nhu cầu thực tế, khả
năng đáp ứng về cơ sở lưu trú của Ninh Bình còn rất thiếu, nhất là các cơ sở lưu trú cao
cấp.
2. Vốn đầu tư và cơ cấu vốn đầu tư
2.1. Đầu tư vào cơ sở hạ tầng
Đầu tư vào cơ sở hạ tầng thường không mang lại những lợi ích kinh tế cụ thể hay
thời gian thu được lợi nhuận là rất dài, đồng thời đây là lĩnh vực yêu cầu nguồn vốn khá
lớn. Chính vì vậy các nhà đầu tư thường không đủ khả năng hoặc không mong muốn
đầu tư vào lĩnh vực này. Nhưng cơ sở hạ tầng lại là yếu tố tiên quyết để phát triển kinh
tế - xã hội. Vậy để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Nhà nước có vai
trò rất quan trọng trong việc điều tiết nguồn vốn. Trong thời gian qua, những công trình
lớn, trọng điểm đầu tư vào cơ sở hạ tầng thường là do Nhà nước đầu tư. Sự hỗ trợ từ
ngân sách, kết hợp cả nguồn vốn địa phương và nguồn vốn đầu tư phát triển hạ tầng du
lịch của Trung ương thật sự là “xúc tác” góp phần quan trọng trong việc tạo ra môi
trường thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư trong nước và quốc tế. Tỉnh Ninh Bình
có nguồn tài nguyên du lịch phong phú nhưng với ngân sách địa phương eo hẹp nên
những năm trước đây đã không cho phép tỉnh đầu tư phát triển trong lĩnh vực này. Từ
năm 2000 đến nay, với nguồn vốn hỗ trợ của Ngân sách Trung Ương nhiều dự án đầu tư
cơ sở hạ tầng phục vụ chiến lược phát triển du lịch đã được triển khai.
Bảng 2.2. Tổng hợp các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ 2001-2008
Vũ Thị Hải Yến Kinh tế đầu tư 47A
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Thời gian
thực hiện
Dự toán
được duyệt
Vốn giải ngân
đến 31/12/2008
I. Ngân sách địa phương: 5.384 4,335
1. XD Trụ sở làm việc của Sở Du lịch
2004-
2005 5.181,6 4,185.20
2. Qui hoạch khu DL Kênh Gà - Vân
Trình 2004 102,4 50
3. Bổ sung Qui hoạch Khu DL Tam
Cốc- Bích Động
2005-
2006 100 100
II. Ngân sách Trung ương 4.119.121 908.919,6
1.Khu du lịch Kênh Gà, Vân Trình, Vân
Long
2002-
2007 43.289 21.300,6
2.Khu DL vườn QG Cúc Phương
2003-
2008 36.619 36.619
3.Khu DL Tam Cốc Bích Động, Tràng
An
2008-
2010 4.020.257 836.000
4. XD CSHT Khu DL các làng nghề
truyền thống
2002-
2006 18.956 15.000
Tổng số 4.124.505 913.254,6
Nguồn: Sở Văn hóa – Thể thao – Du Lịch Ninh Bình
Tính đến 31/12/2008, cơ sở hạ tầng của du lịch Ninh Bình đã được đầu tư
913,2546 tỷ đồng tập trung vào 11 dự án, bằng 29,1% tổng mức đầu tư đã được duyệt.
Trong đó vốn đầu tư từ Ngân sách Trung ương là 908,9196 tỷ đồng, riêng khu du lịch
Tràng An được xác định là điểm nhấn quan trọng để thu hút khách du lịch đến Ninh
Bình. Cùng với đó Tỉnh phối hợp với Viện Kiến trúc nhiệt đới – Trường Đại học Kiến
trúc Hà Nội từng bước hoàn chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Ninh Bình giai
đoạn 2007 – 2015, có một số khu du lịch đã quy hoạch đến năm 2020. Các bản quy
hoạch của từng vùng du lịch được công bố công khai để từng người dân được biết, từ đó
họ ý thức hơn về làm du lịch, đây cũng là điều kiện thuận lợi để tiến đến xã hội hóa du
lịch. Trong những năm qua, Tỉnh đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các khu du lịch.
Vũ Thị Hải Yến Kinh tế đầu tư 47A
Những khu du lịch trọng điểm của Ninh Bình được ưu tiên vốn đầu tư, đang gấp rút xây
dựng và hoàn thành xong phần cơ bản về hạ tầng, bắt đầu tiến hành khai thác như khu
Tam Cốc – Bích Động, Tràng An, núi chùa Bái Đính, nước nóng Kênh Gà. Các dự án
khác như: Cơ sở hạ tầng tuyến du lịch đường thủy Bích Động- Hang Bụt, Thạch Bích-
Thung Nắng, cơ sở hạ tầng Khu du lịch các làng nghề truyền thống cũng đang được gấp
rút hoàn thiện để đưa vào khai thác.
Cơ sở hạ tầng được đầu tư cải thiện là đệm phóng cho những dự án đầu tư của
khu vực tư nhân. Những năm gần đây, các doanh nghiệp trong Tỉnh cũng như ở trong
nước đang liên tiếp đăng kí đầu tư. Hiện nay, các dự án đang được triển khai thực hiện
đầu tư theo đúng tiến độ đã phê duyệt. Nhiều hạng mục công trình của các dự án đã đưa
vào khai thác, sử dụng phục vụ khách du lịch hiệu quả.
Bảng 2.3. Phân loại nguồn vốn trong nước theo khu du lịch của tỉnh Ninh Bình
tính đến 31/12/2008
Đơn vị: triệu đồng
STT Khu du lịch Vốn tư nhân
Vốn Ngân
sách
Tổng vốn
đầu tư
1 Khu DL Kênh Gà, Vân Trình, Vân Long 484.930 43.289 528.219
2 Khu DL vườn QG Cúc Phương 355.082 36.619 391.701
3 Khu phòng tuyến Tam Điệp- Biện Sơn 23.583 0 23.583
Vũ Thị Hải Yến Kinh tế đầu tư 47A
4 Khu DL Hồ Yên Thắng, Đồng Thái 1.074.840 0 1.074.840
5 Khu DL Kim Sơn, nhà thờ đá Phát Diệm 10.107 0 10.107
6 Khu DL Trung tâm thành phố Ninh Bình 973.160 0 973.160
7 Khu DL Tam Cốc Bích Động, Tràng An 639.597 4.020.257 4.659.854
Tổng vốn đầu tư vào DL của Tỉnh 3.561.299 4.100.165 7.661.464
Nguồn: Sở Văn hóa – Thể thao – Du Lịch Ninh Bình
Đến hết ngày 31/12/2008 UBND tỉnh Ninh Bình đã chấp thuận 45 dự án trong
nước kinh doanh dịch vụ với tổng số vốn là 7.661,464 tỷ đồng ( trong đó có 34 dự án tư
nhân) và 2 dự án 100% vốn nước ngoài. Trong những năm gần đây, đầu tư trong lĩnh
vực này tăng lên nhanh chóng cả về số dự án và vốn đầu tư. Năm 2007 có 6 dự án đầu
tư được chấp thuận đầu tư với tổng mức vốn đầu tư là 610,347 tỷ đồng. Năm 2008, đã
có 8 dự án lớn được chấp thuận với tổng số vốn đầu tư là 4.055 tỷ đồng. Năm 2009, các
doanh nghiệp phấn đấu đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật cho các dự án du lịch với số vốn
1.097,956 tỷ đồng.
Đặc biệt là các dự án lớn đều tập trung vào các khu du lịch trọng điểm như:
♦ Khu trung tâm liên hợp du lịch và thể thao sân golf 54 lỗ Hồ Yên Thắng ( huyện Yên
Mô và Thị xã Tam Điệp), trên diện tích 670 ha, với tổng vốn đầu tư 1.757 tỷ đồng, giai
đoạn 1 là 495,6 tỷ đồng.
♦ Dự án Ninh Bình Anna Mandara Resort có diện tích 16 ha do công ty Cổ phần du lịch
Tân Phú đầu tư với tổng vốn đầu tư là 255 tỷ đồng ( tại khu du lịch Vân Long, huyện
Gia Viễn).
♦ Dự án Suối nước khoáng Kênh Gà- huyện Gia Viễn, tổng vốn đầu tư 11 tỷ đồng (tại
tuyến du lịch Kênh Gà – Vân Trình).
♦ Dự án Khách sạn và văn hóa Cung đình Vân Long, do công ty TNHH Thảo Sơn đầu
tư với tổng vốn đầu tư 27 tỷ đồng ( tại Vân Long, Gia Viễn).
Trong đó phải kể đến 2 dự án FDI:
♦ Dự án khu du lịch sinh thái Đông Phương Sư ( 100% vốn của Đài Loan), tổng vốn đầu
tư là 32 triệu USD ( tại Vân Long, Gia Viễn)
Vũ Thị Hải Yến Kinh tế đầu tư 47A
♦ Làng quần thể du lịch Ninh Bình, cụm biệt thự bằng đá ( tại khu Tam Cốc- Bích
Động, huyện Hoa Lư) do tập đoàn Hotel Project BV – Hà Lan đầu tư với tổng số vốn
2,35 triệu USD.
2.2. Xúc tiến, quảng bá du lịch
Từ năm 2000, Sở văn hóa - thể thao - du lịch ( mà dưới đây gọi tắt là Sở du lịch)
đã tham mưu cho UBND tỉnh thành lập Ban chỉ đạo nhà nước về du lịch và xây dựng
qui chế, chương trình hành động về du lịch giai đoạn 2001-2005 làm cơ sở cho việc đầu
tư, phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh. Cũng trong năm 2000, Sở đã tổ chức các lớp học
tập, nghiên cứu về du lịch, tổ chức đi khảo sát và học tập kinh nghiệm thực tế tại các
tỉnh miền Trung và miền Nam, tham gia triển lãm gian hàng hội xuân Du lịch – Văn hóa
Việt Nam tại Vân Hồ - Hà Nội và đã đạt được giải ba toàn quốc; phối hợp với các ban
ngành trong tỉnh tổ chức thành công Lễ hội Trường Yên 2000.
Trong khuôn khổ chương trình hành động về du lịch của Tỉnh, năm 2002, Sở Du
lịch Ninh Bình đã chính thức đưa trung tâm xúc tiến đầu tư và phát triển du lịch đi vào
hoạt động và bước đầu đạt được kết quả tốt. Đơn vị này đã phối hợp với các doanh
nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh tích cực triển khai thực hiện các chương trình quảng bá,
xúc tiến hình ảnh du lịch Ninh Bình. Tổ chức thành công hội thi “ Nấu các món ăn dân
tộc Việt Nam ngành du lịch Ninh Bình – 2002”, phát động chương trình Báo chí viết về
du lịch Ninh Bình và đã thu hút được nhiều tầng lớp dân cư tham gia.
Nhằm đa dạng hóa các sản phẩm du lịch mang đặc trưng Ninh Bình, Sở Du lịch
đã tiến hành nghiên cứu, tổ chức thực hiện và đưa vào thử nghiệm đề tài “ Nghiên cứu
tổ chức đóng thử tàu chở khách trên sông”. Cũng trong khuôn khổ đề tài này, lần đầu
tiên du lịch Ninh Bình tiến hành khảo sát chuyên sâu và công bố kết quả về tuyến du
lịch sinh thái chùa Bái Đính – động Sinh Dược, công bố động Sinh Dươc dài 1.360 m –
một tài nguyên du lịch hết sức quí giá. Hiện nay, đang triển khai thực hiện đề tài “
Nghiên cứu cơ sở khoa học và giải pháp khai thác tiềm năng hang động Karst phục vụ
phát triển du lịch Ninh Bình” làm cơ sở để xây dựng và đưa vào khai thác các tuyến
tham quan du lịch mới nhằm từng bước đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ du lịch và nâng
cao sức hấp dẫn cho du lịch Ninh Bình.
Vũ Thị Hải Yến Kinh tế đầu tư 47A
Sở Du lịch phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam xây dựng 4 bộ phim giới
thiệu về tiềm năng du lịch Ninh Bình, gồm: “ Non nước Tràng An – Ninh Bình”, “ Non
nước Ninh Bình”, “ Làng đá Ninh Vân”, “ Về thăm Gia Viễn”. Xuất bản và đưa vào lưu
hành cuốn sách “ Non nước Ninh Bình”, đưa vào sử dụng website du lịch Ninh Bình,
xuất bản “ Thông tin du lịch Ninh Bình”.Ngành Du lịch tỉnh Ninh Bình cũng đã tổ chức
thành công các cuộc thi “ Hướng dẫn viên du lịch giỏi toàn ngành”, hoàn thiện 10 bài
thuyết minh tại các điểm du lịch nổi tiếng của Ninh Bình và đã được dịch ra tiếng Anh,
Pháp, Hoa làm tài liệu phục vụ công tác tuyên truyền quảng bá và cho hướng dẫn viên
làm tài liệu cơ sở để hướng dẫn du khách.
Đặc biệt, trong năm 2008 tỉnh đã tổ chức “ Tuần lễ du lịch” với nhiều nét văn
hóa đặc sắc, là dịp để quảng bá, giới thiệu tiềm năng du lịch Ninh Bình, không những
thu hút đông đảo du khách mà còn mời gọi mạnh mẽ đầu tư, nhất là đầu tư cơ sở hạ
tầng. Nhiều giải pháp tổng thể đã được đặt ra như: thu hút đi đôi với quản lí có hiệu quả
nguồn vốn; tạo các điểm vui chơi giải trí, dịch vụ, nhà hàng, khách sạn hấp dẫn, đào tạo
và đào tạo lại đội ngũ cán bộ, nhân viên phục vụ và nâng cao kiến thức về du lịch cho
người dân.
2.3. Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Trong thời gian qua, được sự quan tâm đầu tư về cơ sở hạ tầng của Chính phủ,
các chính sách khuyến khích phát triển du lịch, xúc tiến đầu tư, tuyên truyền quảng bá
du lịch của tỉnh và ngành, du lịch Ninh Bình đã có những bước phát triển khá mạnh mẽ.
Năm 2007 số lượng khách đến Ninh Bình là 1.518.559 lượt, tăng 2,3 lần so với năm
2002. Trong đó lượng khách quốc tế đạt 457.920 lượt tăng so với năm 2002 là 1,8 lần,
khách nội địa đạt 1.060639 tăng 2,7 lần so với năm 2002, đưa tốc độ tăng trưởng lượng
khách trung bình giai đoạn 2002 -2007 đạt 18,6%. Đặc biệt năm 2008, mặc dù chịu
nhiều tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhưng Ninh Bình vẫn đón được
1,9 triệu lượt khách, tăng 26% so với năm 2007.
Tuy nhiên so với một số điểm du lịch khác ở nước ta, thì du lịch Ninh Bình có
nhiều lợi thế hơn về tài nguyên, nhưng chưa phát huy được lợi thế so sánh sẵn có để tạo
ra lợi thế cạnh tranh. Du lịch Ninh Bình phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thế
Vũ Thị Hải Yến Kinh tế đầu tư 47A
mạnh của tỉnh. Hiệu quả kinh tế, xã hội còn ở mức độ thấp. Một trong những nguyên
nhân cơ bản của sự phát triển kém hiệu quả này, theo đánh giá của các chuyên gia là do
nguồn nhân lực du lịch của Ninh Bình hiện nay vừa thừa, vừa thiếu, vừa yếu, lại mất
cân đối về cơ cấu lao động trong du lịch. Đội ngũ cán bộ quản lý du lịch và lao động
làm dịch vụ du lịch còn vừa yếu về năng lực chuyên môn vừa yếu về ngoại ngữ, vừa
thiếu tính chuyên nghiệp và thái độ làm việc để thực thi các công việc theo chức danh
đảm nhiệm.
Theo thống kê của ngành, tính đến năm 2007, số lao động trực tiếp trong ngành
du lịch là 960 người tăng 2,3 lần so với năm 2002. Số lượng lao động trong ngành có
trình độ chuyên môn về du lịch: đại học, cao đẳng 196 người chiếm 20,4%, trung cấp và
nghề 410 người chiếm 42,7%. Đào tạo trong các lĩnh vực khác (chưa qua đào tạo về du
lịch) là 219 người chiếm 22,8%. Số lao động có khả năng sử dụng một trong 3 ngoại
ngữ phổ biến (Anh – Pháp – Trung) là 315 người chiếm 33%. Riêng đối với lao động
thực hiện chức năng quản lý nhà nước về du lịch, ngành đã thực hiện tốt chủ trương thu
hút nhân tài về làm việc: Tuyển thẳng 01 sinh viên tốt nghiệp loại giỏi chuyên ngành du
lịch, tiếp nhận hơn 10 lao động có trình độ cử nhân về du lịch về công tác tại các phòng
ban, đơn vị thuộc Sở. Đưa đội ngũ nhân lực thực hiện chức năng quản lý nhà nước về
du lịch (biên chế của Sở Du lịch trước khi sát nhập thành Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch) có trình độ đại học và trên đại học chiếm 39%, trình độ cao đẳng trung cấp 29%.
Bảng 2.4. Thực trạng lao động du lịch Ninh Bình giai đoạn 2003- 2007
Đơn vị: người
STT Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007
1 Lao động trực tiếp làm du lịch 470 621 650 916 960
- Trình độ đại học, cao đẳng 50 70 85 183 196
- Trình độ trung cấp và sơ cấp nghề 195 158 190 322 410
- Trình độ đào tạo khác 195 215 255 220 219
- Có khả năng giao tiếp 1 trong 3 ngoại ngữ
Anh, Pháp, Trung 147 180 286 290 315
Vũ Thị Hải Yến Kinh tế đầu tư 47A
2 Số lao động gián tiếp làm du lịch 5620 5700 5750 5900 6150
Nguồn: Sở Văn hóa – Thể thao – Du Lịch Ninh Bình
Nguồn nhân lực du lịch được coi là yếu tố quan trọng để thực hiện thắng lợi chủ
trương phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, động lực thúc đẩy sự phát
triển các ngành nghề dịch vụ và nâng cao đời sống nhân dân theo tinh thần Nghị quyết
số 03-NQ/TƯ của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (khóa XIV về phát triển du lịch đến 2010 và
kế họach số 17/KH - UBND ngày 16/8/2006 của UBND tỉnh về việc thực hiện thông
báo 192-TB/TU của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về việc tiếp tục triển khai thực hiện nghị
quyết 03-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (khoá XIV) về phát triển du lịch đến
năm 2010. Sở Du lịch nay là Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Ninh Bình chủ động tham
mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh tổ chức các lớp đào tạo, đào tạo lại tại chỗ và bồi dưỡng
kiến thức du lịch cộng đồng cho nhân dân địa phương nơi có khu, điểm du lịch.
Từ năm 2002 đến nay, ngành du lịch đã phối hợp với các cơ sở đào tạo lớn như
Khoa du lịch Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, Trường đại học
Kinh tế quốc dân và trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội… tổ chức được 10 lớp đào tạo,
bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch cho 564 lao động của các đơn vị quản lý khu, điểm du lịch,
khách sạn, nhà hàng, công ty du lịch trên địa bàn toàn tỉnh, chiếm 58% tổng số lao động
trực tiếp trong ngành. Trong đó nghiệp vụ du lịch tổng hợp ( Lễ tân, buồng, bàn, bar và
bếp) cho 275 lao động, nghiệp vụ hướng dẫn viên thuyết minh cho 163 lao động, đào
tạo ngoại ngữ du lịch tiếng Anh và tiếng Pháp trình độ A và B cho 126 lao động. Công
tác đào tạo, đào tạo lại lực lượng lao động trực tiếp làm du lịch đã được tổ chức và thực
hiện sát với nhu cầu đào tạo thực tế qua đó đã cập nhật và làm mới lại kiến thức chuyên
môn nghiệp vụ, thái độ làm việc và tăng cường khẳ năng giao tiếp ngoại ngữ của đội
ngũ lao động góp phần đáng kể vào việc nâng cao chất lượng dịch vụ và hình ảnh du
lịch Ninh Bình trong thời gian qua.
Năm 2008, Sở văn hoá - thể thao - du lịch Ninh Bình đã mở tổ chức, đào tạo, bồi
dưỡng nghiệp vụ du lịch cho hơn 1000 người. Trong đó sở đã mở 2 lớp bồi dưỡng
nghiệp vụ hướng dẫn viên, thuyết minh viên du lịch và 2 lớp đào tạo tiếng Anh, tiếng
Vũ Thị Hải Yến Kinh tế đầu tư 47A