Tải bản đầy đủ (.pdf) (320 trang)

Đề tài : Các khuynh hướng cơ bản của lý luận văn học hiện đại trên thế giới và việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.36 MB, 320 trang )


1


BỘ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ
CHƯƠNG TRÌNH KH&CN TRỌNG ĐIỂM CẤP NHÀ NƯỚC KX03/06-10





Đề tài: CÁC KHUYNH HƯỚNG CƠ BẢN
CỦA LÝ LUẬN VĂN HỌC HIỆN ĐẠI
TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
Mã số:KX.03.04/06-10



BÁO CÁO TỔNG HỢP
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU



Chủ nhiệm đề tài:GsTsKh BÙI VĂN BA
Cơ quan chủ trì:ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI




7882
22/4/2010



Hà nội 2009


2



DANH SÁCH NHÓM NGHIÊN CỨU:

1)GsTsKh Bùi Văn Ba Đại học Sư phạm Hà nội
2)GsTs Trần Đình Sử -nt-
3)PgsTs La Khắc Hòa -nt-
4)PgsTsKh Nguyễn Nghĩa Trọng -nt-
5)PgsTs Lê Lưu Oanh -nt-
6)PgsTs Trần Mạnh Tiến -nt-
7)PgsTs Phùng Ngọc Kiếm -nt-
8)PgsTs Nguyễn Văn Dân Viện Thông tin Khoa học xã hội
9)PgsTs Ngô Văn Giá Đại h
ọc Văn hóa Hà nội
10)PgsTs Nguyễn Duy Bắc Học viện CT&HC quốc gia HCM
















3


MỤC LỤC:

Mở đầu:Mục đích và phương pháp luận nghiên cứu T.4
PHẦN MỘT: LÝ LUẬN VĂN HỌC THẾ GIỚI THẾ KỶ XX 8

Chương Một:Lý luận văn học Âu Mỹ thế kỷ XX 8
Chương Hai:Lý luận văn học Nga và Đông Âu thời hậu Xô-viết
53
Chương Ba:Lý luận văn học Trung quốc thời Cải cách mở cửa 77

PHẦN HAI:LÝ LUẬN VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XX 97

Chương Bốn:Lý luận văn học Việt nam giai đoạn1900-45 98
Chương Năm:Lý luận văn học Việt nam giai đoạn1945-85 128
Chương Sáu:Lý luận văn h
ọc Việt nam thời kỳ Đổi mới sau1986 154

PHẦN BA;CÁC GIẢI PHÁP CHO CON ĐƯỜNG HIỆN ĐẠI HÓA
LÝ LUẬN VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN NAY 174

Chương Bảy:Xác lập phương hướng Dân tộc-hiện đại

trong nghiên cứu lý luận văn học 174
Chương Tám:Xây dựng hệ thống chương trình giảng dạy lý luận vă
n hoc
cho các cấp học (Cử nhân,Thạc sĩ,Tiến sĩ) 216
Kết luận 251-264
Tài liệu tham khảo: Danh mục sách báo 5 thứ tiếng Việt,Trung
Nga,Anh,Pháp—20trang)


4

MỞ ĐẦU: MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU
Nếu bản Tóm tắt ngắn gọn lại có kèm theo Phụ lục về kết quả các hoạt động
khác, thì bản báo cáo Tổng hợp này tuy có độ dài gần mấy trăm trang, nhưng lại chỉ
tập trung vào kết quả nghiên cứu của các đề tài nhánh: I)Lý luận văn học thế giới
thế k
ỷ XX; II)Lý luận văn học Việt nam thế kỷ XX ;III)Các giải pháp cho con đường
hiện đại hóa nền lý luận văn học Việt nam( 1160 trang ) Kết quả nghiên cứu không
thể tách rời với mục đích và phương pháp nghiên cứu, những điều vốn đã được trình
bày cặn kẽ cùng với các vấn đề khác trong bản Thuyết minh trước đây, nay chỉ xin
nhắc lai những điểm cần thi
ết.
Hầu như bất cứ nền văn học lớn nào trên thế giới đều vốn có cơ sở lý luận
phong phú và sâu sắc của họ.Vốn không thừa hưởng được truyền thống giàu có về
thi học,nền văn học của chúng ta hôm nay, tuy đường lối quan điểm là cốt lõi,
nhưng không được nghèo nàn, mà phải tiến lên xây dựng cho được một nền lý luận
văn học phong phú mà vữ
ng chắc, vừa giữ vững định hướng, vừa hàm chứa cho
được những tinh hoa thi học của dân tộc và nhân loại, thì mới đủ sức giải quyết
những vấn đề văn học trong thế kỷ mới,với bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay. Tất

nhiên tinh hoa thi học của dân tộc và nhân loại là vô cùng, nhưng trước mắt hãy bắt
tay từ thế kỷ XX như mục đích và yêu cầ
u của đề tài này là một bước khởi đầu cực
kỳ quan trọng và bức thiết.
Về mặt phương pháp nghiên cứu,thì trước hết không phải ở chỗ tuyên bố
suông những phương pháp mới lạ, mà ở chỗ có vận dụng nó một cách thích hợp và
hữu hiệu vào đối tượng nghiên cứu hay không? Việc nghiên cứu lý luận văn học
hiên nay ở nước ta thường phiến diện và sai lạc chỉ
vì không nghiêm túc quán triệt
những phương pháp nghiên cứu cơ bản.Cho nên ở đây dù chỉ xem như những thí dụ
giản đơn cũng cần lưu ý lai những phương pháp thông dụng như sau:
+ Phương pháp hệ thống: Phải xem đối tượng nghiên cứu như một hệ thống,
thì điều sơ khởi là phải khảo sát cho hết những thành phần và những yếu tố cơ bản
của nó. Thí dụ
nói phải tiếp thu tinh hoa lý luận văn học thế giới thì đúng quá,

5
nhưng thế giới không phải chỉ có phương Tây, mà còn có phương Đông. Ngay riêng
lý luận văn học phương Tây trong thế kỷ vừa qua cũng có đến hơn vài mươi trường
phái cơ bản. Tránh lối xuất phát từ sự dị ứng nào đó đối với tình hình trong nước,
rồi tìm được một sự đối lập từ một trường phái nào đó ở phương Tây để thổi phồng
b
ơm to nó lên cho đó hầu như là toàn bộ lý luận phương Tây. Thật ra ở phương Tây
đâu chỉ có loại lý luận tiếp cận nội tại từ văn bản (Chủ nghĩa hình thức, Phê bình
mới, Chủ nghĩa cấu trúc.v.v…), mà còn có nhiều loại hình lý luận tiếp cận văn học
từ hiện thực đến chủ thể sáng tạo cũng như chủ thể tiếp nhận, qua các chuyên
ngành xã hội h
ọc, tâm lý hoc., văn hoá học.v.v…Không nên lúc nào quên rằng lý
luận phương Tây thế kỷ XX lắm trường phái như thế,cho nên trường phái này phê
phán trường phái kia là bình thường. Cho nên nếu bây giờ chúng ta ca ngợi một

chiều trường phái nào đó,thì sẽ liền gặp đối thủ và bị mua cười ngay ở phương Tây.
+ Phương pháp lịch sử với yêu cầu tối thiểu là phải xem xét đối tượng nghiên
cứu trong sự diễn biến của nó. Điều này
đòi hỏi phải được quán triệt ở tất cả các
cấp độ từ vĩ mô đến vi mô. Thí dụ lý luận văn học phương Tây thế kỷ XX đâu chỉ
dừng ở lý luận hiện đại, mà đã diễn biến thành lý luận hậu hiện đại, thậm chí còn
đến lý luận “Sau hậu hiện đại”(Beyond postmodernism). Rồi một trường phái như
chủ nghĩa cấu trúc cũng đã di
ễn biến qua “Chủ nghĩa cấu trúc sinh thành”
(structuralisme génétique) đến “chủ nghĩa hậu cấu trúc”(Post-structuralisme). Ngay
như chỉ lý thuyết về “tâm thức bộ”(psychisme) với kết cấu tâm lý ba tầng của chính
S.Freud,nhưng cũng là mang những nội dung khác nhau trước và sau năm
1920.v.v… Có thể thấy nếu không tư duy theo những phương pháp cơ bản,thì sẽ có
nguy cơ “sai một ly, đi một dặm”.
Tất nhiên những phương pháp cơ bản tỏ ra không đủ
đối với một đối tượng
nghiên cứu cực kỳ phong phú phức tạp mà mục tiêu lại rất tập trung như đề tài này.
Tuy ở đây không đặt vấn đề phải trình bày sự đối sánh trực diên, nhưng trong tư
duy,buộc người nghiên cứu phải cọ xát, đối chiếu giữa nhiều trường phái lý luận ở
nhiều nước khác nhau,lại chú ý hơn những điều bổ ích cho nền v
ăn học Việt nam
ngày nay. Như thế ở đây phải vận dụng lý thuyết và phương pháp của một chuyên

6
ngành khoa học còn khá mới mẻ ở nước ta, đó là Thi học so sánh (Comparative
poetics). Ở đây chỉ xin nêu mấy điều có thể vận dụng vào đề tài này. Một là Thi học
so sánh nội văn hoá (Intracultural comparative poetics) rất phù hợp với việc so sánh
Thi học giữa ta với Trung quốc,cùng ý thức hệ và gần gũi về ngọn nguồn văn hoá.
Nhưng chớ có phóng đại về sự tương đồng để r
ồi bệ nguyên si tất cả những gì của

Trung quốc, bởi vì ở đây còn có những sự khu biệt về lịch sử và tâm lý dân tộc. Thứ
hai là Thi học so sánh xuyên văn hoá (Intercultural comparative poetics) rất thích
hợp với việc so sánh thi học giữa ta với Nga (hiện nay) và nhất là Âu Mỹ, vì khác
biệt về ý thức hệ và ngọn nguồn văn hoá. Nhưng cũng chớ thổi phồng sự khác biệt,
vì ở đây vẫn có nh
ững quy luật chung về tiến trình lịch sử và tâm lý nhân loại, nghĩa
là vẫn có những khía cạnh tương thích trong hấp thu, miễn là phải tinh tế trong việc
vượt qua những khác biệt về ngọn nguồn văn hoá và ý thức hệ…
Nói rộng vấn đề ra, thì cần phải thấy thêm đề tài này buộc phải tiếp cận với
nhiều hiện tượng lý luận đông tây vốn không thể cùng khuynh hướng quan điểm vớ
i
chúng ta,thì phương pháp tư tưởng bao trùm là phải như thế nào? Không gì tốt bằng
ra sức học tập thái độ của các tác gia kinh điển đối với các hệ tư tưỏng khác, chẳng
hạn đối với triết học Hégel thì vứt bỏ chủ nghĩa duy tâm dù là duy tâm khách
quan,nhưng gạn lọc lai “hạt nhân hợp lý” là phép biện chứng. Anghen có nói rõ là
triết học Hégel mang kết cấu duy tâm” chỉ ở bộ xương và khung tứ chi trong toà
kiến trúc c
ủa nó; nhưng chỉ cần mọi người không dừng bước trứơc nó một cách vô
vị,mà đi sâu vào toà lâu đài sẽ phát hiện ra vô số châu báu mang giá trị dồi dào cho
mãi đến ngày nay”. Đánh giá chủ nghĩa duy tâm thông minh vẫn tốt hơn chủ nghĩa
duy vật ngu xuẩn, Lênin khẳng định: “Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật thô lổ,
giản đơn, siêu hình, thì chủ nghĩa duy tâm triết học chỉ là một sự ngu xuẩn. Trái lạ
i,
theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng thì chủ nghĩa duy tâm triết học
chỉ là một sự phiến diện thái quá (một sự thổi phồng bơm to) của một trong những
đặc trưng, của một trong những mặt, của một trong những giới hạn của nhận thức
thành một cái tuyệt đối, tách rời khỏi vật chất, khỏi giới tự
nhiên, thần
thánhhoá”(Bút ký triết học). Nên chi, nếu đứng vững trên mảnh đất thực tiễn, tước


7
bỏ đi sự tuyệt đối hoá, thần thánh hoá, do sự phiến diện thái quá tạo nên, thì chủ
nghĩa duy vật biện chứng thường thu lại được những”hạt nhân hợp lý” trong chủ
nghĩa duy tâm triết học, dù là duy tâm chủ quan hay khách quan. Chúng tôi cho rằng
những khái niệm như ấn tượng, trực giác,vô thức, hiện sinh.v.v… đều không phải
bịa đặt, mà ít nhiều đều có căn cứ, cần phải được “cứ
u vớt” ra khỏi cái hệ thống mà
chúng bị thổi phồng lên. Và đúng như Lênin còn nói: “Bác bỏ một hệ thống triết
học không có nghĩa là vứt bỏ nó, mà phải phát triển nó tiếp tục. Không phải là thay
thế nó bằng một cái đối lập phiến diện khác, mà phải đưa nó vào một cái gì đó cao
hơn” (Bút ký triết học). Cứu vớt hạt nhân hợp lý tức là đã’không vứt bỏ…không
thay thế nó bằ
ng một cái đối lập phiến diện khác”, nhưng không phải giữ nguyên,
hoặc gán ghép một cách máy móc,mà phải phát triển nó tiếp tục…phải đưa nó vào
một cái gì đó cao hơn”. Chúng tôi cho rằng trên cơ sở chủ nghĩa duy vật biện chứng
và duy vật lịch sử, cần đưa các khái niệm như trực giác, vô thức.v.v… vào hệ thông
lý luận văn học của chúng ta, miễn là phải xác định cho đúng vị thế của chúng v
ới
tư cách là những yếu tố trong hệ thống đó. Hiển nhiên đây sẽ là công việc vô cùng
khó khăn, phức tạp, đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu lâu dài của một tập thể đội ngũ
chuyên gia tiếp theo. Còn nhiệm vụ của đề tài này chỉ là khái quát sự vận đông
của lý luận văn học tk XX của thế giói và Việt nam, trên cơ sở đó có nêu giải pháp
thì c
ũng chỉ có tính chất phương hướng chung mà thôi. Tuy nhiên dù chỉ là mô tả,
tường thuật, phân tích đối tưọng thì bao giờ cũng tiềm ẩn ở bên sau những khuynh
hướng. Do đó, môt khía cạnh quan trọng trong khuynh hướng đó là chỉ vứt bỏ cái hệ
thống bị thổi phòng bơm to có tính chất cực đoan, còn phải ra sức cứu vớt những hạt
nhân hợp lý. Hiển nhiên tỉ lệ giữa vứt bỏ với cứu vớt là tuỳ theo đối tượng cụ thể,
không thể theo một chỉ số chung nào.
Phương pháp là phải tương ứng với đôí tượng, nhưng vì đề tài này quá

rộng,cho nên thật ra có hàm chứa một hệ thông đối tượng khác nhau về cấp độ và
bình diện,do đó những khía cạnh phương pháp cụ thể sẽ được hoà tan trong khikhả
o
sát những đội tượng đó. Ở phần Mở đầu này chỉ có thể và cần thiết nêu lên những
điều tổng quát nhất mang tính chất phương pháp luận chung mà thôi.

8



PHẦN MỘT. LÝ LUẬN VĂN HỌC THẾ GIỚI THẾ KỶ XX

Căn cứ theo hướng dẫn của Bộ, Đề tài nhánh I) này gồm 3 tiểu nhánh là Lý
luận văn học Âu Mỹ thế kỷ XX, Lý luận văn học Nga và Đông Âu sau khi Liên xô
giải thể và Lý luận văn học Trung quốc trong thời Cải cách mở cửa.

Chươngm
ột: LÝ LUẬN VĂN HỌC ÂU MỸ THẾ KỈ XX

Trong bản hướng dẫn đấu thầu của Nhà nước về đề tài này, riêng phần lý
luận văn học phương Tây thì “yêu cầu” phải viết cả suốt thế kỷ XX, nhưng lại với
muc tiêu chủ yếu là”làm rõ các khuynh hướng từ 20 năm cuối tk đến nay”. Như thế
phần đầu khoảng 2/3 thế kỷ XX mà sau đây sẽ gọ
i là I) Lý luận văn hoc hiên đại
vẫn phải viết, nhưng chỉ nên ngắn gọn (chỉ 2 chuyên đề), vả chăng lý luận văn học
hiện đại phương Tây dù sao cũng đã tương đối quen thuộc ở ta. Ngay trong nhóm
nghiên cứu chung tôi vốn cũng đã có công trình khá dày dặn về mặt này,nay không
nên lặp lại. Tất nhiên ngắn gọn không có nghĩa là tóm tắt sơ lược, mà phải có sự
khái quát nâng cao về đặc đ
iểm và diễn biến, nhất là về những loại hình cơ bản của

nó. Tiếp theo, là phần II) Lý luận văn học hậu hiên đại. Tất nhiên giữa lý luận văn
học hiện đại và hậu hiện đai không phải là một hố sâu ngăn cách tuyệt đối và lý luận
văn học hậu hiện đại không phải nằm trọn trong hai mươi năm cuối thế kỷ. Sự
thật
là giữa những năm 60 trở đi đã có sự cài răng lược giữa chúng với nhau. Dù sao lý
luận văn học hậu hiện đại cũng còn khá mới mẻ ở ta,cần được nghiên cứu một cách
có hệ thống từ đầu (4 chuyên đề). Ngoài ra là phần Lý luận văn học mác-xít phương
Tây (2 chuyên đề) là một trào lưu lớn nhất chạy dài gần suốt thế kỷ, cũng là m
ột loại
lý luận văn học mác-xít có giá trị tham khảo đối với nền Lý luận văn học Mác Lênin
của chúng ta.

9

A) LÝ LUẬN VĂN HỌC HIỆN ĐẠI

I)Đặc điểm và diễn biến của lý luận văn học hiện đại
Thế kỷ XX, khoa học phát triển siêu tốc, và có nhiều biến động xã hội lớn
lao.Ra đời trong bối cảnh như vậy, lý luận văn học hiện đại phương Tây không thể
không có nhữ
ng thay đổi sâu rộng,cho nên trước hết cần có khái quát những
đặc điểm chung nhất của nó.
1) Một nền lý luận đổi mới triệt để.

Có thể nói với hệ thống đồ sộ của mình, mỹ học Hégel tk XIX tập trung nhiều
nhất những thành tựu và truyền thống của mỹ học phương Tây, nhưng cũng tràn đầy
tính chất tư biện, lý tính cực đoan. Các trường phái lý luận phê bình văn học lớn
trong thế kỷ XX đều chống lại tính chất lý tính phi nhân bản, phi thực chứng đó.
Nhưng tuỳ theo trọng đi
ểm phê phán, mà có thể phân loại tổng quát thành hai

khuynh hướng chủ đạo, tất nhiên có chỗ giao thoa nhau là “thiên nhân bản”và “thiên
khoa học”, và đều đã manh nha từ cuối tk XIX. Schopenhauer và Nietzsche đã xây
dựng hệ thống triết học và mỹ học duy ý chí (Voluntarism) mở đầu cho khuynh
hướng xuất phát từ con người sinh tồn thực tế với những trạng thái hoặc yếu tố tâm lý
của nó, để xây dựng những khái niệm hạt nhân của hệ thống tri
ết học hoặc mỹ học
phi lý tính chống lại Hégel. Từ đây các trào lưu lý luận phê bình “thiên nhân bản”
dồn dập ra đời đầu tk XX: chủ nghĩa trực giác của H. Bergson với khái niệm hạt nhân
“trực giác”, phân tâm học của Freud với khái niệm hạt nhân là “vô thức bản năng”,
tâm phân học của K.G.Zung với khái niệm hạt nhân là “vô thức tập thể”.v.v Mặt
khác, cũng ngay giữa thế kỷ XIX, chủ nghĩa thực ch
ứng của A.Comte lại phê phán
khía cạnh tư biện siêu hình của Hégel,chủ trương xây dựng lại triết học dựa trên sự
khảo sát thực chứng mang tính chất khoa học chủ nghĩa (scientiste). Trường phái
văn hoá - lịch sử của H.Taine là dựa trên cơ sở triết học này, cho rằng những động
lực chung cho sự phát triển văn hoá nghệ thuật bao gồm chủng tộc, môi trường ,thời
điểm và đề
u là những thứ có thể khảo chứng được. Nhưng tư tưởng thực chứng này

10
đến tk XX đã diễn biến thành hai dạng. Dạng thứ nhất là thực chứng từ kinh
nghiệm, thí dụ chủ nghĩa kinh nghiệm tự nhiên của J.Dewey, cơ sở triết học của
trường phái lý luận phê bình thực dụng chủ nghĩa v.v… Dạng thứ hai là thực chứng
từ ngôn ngữ, thí dụ chủ nghĩa logic thực chứng, cơ sở triết học của trường phái lý
luận phê bình Ngữ
nghĩa học v.v …
2) Một nền lý luận phong phú và đa dạng
.
Lý luận phê bình văn học phương Tây thế kỷ XX gắn bó với những loại triết
học khác nhau: chủ nghĩa trực giác, chủ nghĩa hiện sinh, hiện tượng luận v.v Nhưng

cũng có nhiều trường phái đặt cơ sở lý thuyết từ tâm lý học, xã hội học, ngôn ngữ
học v.v Mặt khác, lý luận phê bình phương Tây thế kỷ XX rất gắn bó với thực tiễn
sáng tác, như trường phái phân tâm h
ọc đối với loại sáng tác “dòng ý thức” siêu
thực v.v…Tiếp cận từ nhiều ngành khoa học, lại gắn bó với thực tiễn sáng tác, cho
nên lý luận phê bình phương Tây thế kỷ XX mang một nội dung cực kỳ phong phú.
Thí dụ vấn đề bản thể của văn học nghệ thuật được triển khai trong nhiều quan hệ
khá toàn diện.với chủ thể nghệ thuật, tác phẩm nghệ thuật và công chúng nghệ thuậ
t
v.v… Mỗi một vấn đề lại hàm chứa không biết bao nhiêu là kiến thức, hình thành nên
những thuật ngữ, những khái niệm mới mẻ. Như về công chúng văn học, thì có người
đọc tiềm ẩn, người đọc mạo danh, người đọc hư cấu, người đọc ý hướng, tầm đón,
tiền lý giải, dung hợp tầm nhìn v.v…
3)Mộ
t nền lý luận phát triển không ngừng.
Lý luận phê bình văn học phương Tây thế kỷ XX cực kỳ phong phú ngay ở
cấp độ trường phái cũng đã đến mấy mươi,ngang bằng số lượng với mấy ngàn năm.
Số lượng nhiều như thế có nghĩa là không những được triển khai phong phú trong
không gian đồng đại, mà còn diễn biến nhanh chóng trong thời gian lịch đại .Ngay
những trường phái lớn như chủ nghĩa hiện sinh và chủ nghĩ
a cấu trúc cũng chỉ cực
thịnh trên dưới mười năm, sau đó cũng bị thay thế dần .Dù sao đã phát triển dồn
dập, thì tất yếu có tình trạng gối đầu, đan xen, cho nên trừ giai đoạn manh nha, có
tính chất “tiền thân” vào cuối thế kỷ XIX, còn lý luận phê bình trong hàng chục thập
kỷ qua, rất khó phân đoạn rạch ròi. Tuy nhiên vẫn có thể tạm hình dung thành ba

11
giai đoạn, mỗi giai đoạn gồm trên dưới ba thập kỷ như sau:
a)Giai đoạn ba mươi năm đầu thế kỷ.
Lý luận văn nghệ ba mươi năm đầu này phát triển rất đa dạng, tạo nên một

cảnh tượng “bách gia tranh minh” với các trường phái như chủ nghĩa biểu hiện của
B.Croce, chủ nghĩa trực giác của B.Bergson, chủ nghĩa hình thức Nga c
ủa
Jakobson và Sklovsky, phân tâm học của S.Freud, tâm phân học của K.G.Jung,
ngữ nghĩa học của I.A.Richards v.v…Tuy nhiên trong cái muôn màu muôn vẻ
đó, cũng có thể thấy ngay trong giai đoạn này, người ta thường tập trung vào chủ
thể sáng tạo, và thiên về phương diện phi lý tính. Về bản thể nghệ thuật, nhiều kiến
giải có xu hướng thiên về hình thức hơn v.v…
b)Giai đoạn từ đầu những năm 30 đến đầu những nă
m 60.
Ngoài một số trường phái cũ vẫn tiếp tục phát triển,nhiều trường phái mới
chính thức xuất hiện như: Mỹ học phân tích, Hiện tượng luận, Chủ nghĩa hiện sinh.
Chủ nghĩa thực dụng, Mỹ học phân tích,trường phái Gestalt v.v , mà nếu tổng hợp
lại sẽ thấy dồi dào phong phú hơn các giai đoạn khác. Hơn nữa chính trong ba mươi
năm này, tỉ lệ các trường phái gây
ảnh hưởng sâu rộng nhất như Mỹ học phân tích,
Hiện tượng luận, Chủ nghĩa hiện sinh, Chủ nghĩa cấu trúc v.v… cũng chiếm tỉ lệ
nhiều nhất, chứng tỏ đây là giai đoạn cực thịnh của lý luận văn nghệ hiện đại
phương Tây thế kỷ XX
c) Giai đoạn từ cuối những năm 60 đến nay.
Nếu vượt khung thế
kỷ, phân chia theo tính chất của thời đại, thì lý luận văn
nghệ phương Tây hiện đại cũng gồm ba giai đoạn và cũng trọn một thế kỷ, nhưng
bắt đầu từ giai đoạn manh nha vào nửa sau thế kỷ XIX đến hết giai đoạn hai. Tiếp
theo giai đoạn ba này là quá độ sang thời kỳ hậu hiện đại (Post – modern) tương
ứng với xã hội hậu công nghiệp, và ch
ủ nghĩa hậu hiện đại trong sáng tác nghệ
thuật. Nói quá độ tức là vẫn còn tình trạng”cài răng lược”, giao thoa, tất nhiên càng
về sau, thì lý luận hậu hiên đại mới độc chiếm hẵn luận đàn: chủ nghĩa giải cấu
trúc,chủ nghĩa lịch sử mới, chủ nghĩa hậu thực dân,chủ nghĩa nữ quyền.v.v sẽ giành


12
cho phần II) Lý luận văn học hậu hiện đại. Dù sao giai đoạn này vẫn mang những
động hướng chung trên bình diện lý thuyết, trước hết là từ sáng tác đến tiếp nhận.
Điều này rõ nhất trong Mỹ học tiếp nhận, nhưng còn bàng bạc trong Giải thích học,
Xã hội học văn học, Chủ nghĩa giải cấu trúc. Tiếp theo là từ bản thể đến quan hệ
của ngh
ệ thuật với xã hội chính trị bên ngoài: Chủ nghĩa cấu trúc sinh thành, Xã hội
học văn học Dường như qua đây, có sự hồi quy trên một mức độ nào đó với lối
tiếp cận nghệ thuật từ những quan hệ bên ngoài.

II)Các loại hình cơ bản của lý luận văn học hiện đại
Có thể tạm khái quát lý luận văn học hiện đại phương Tây thành b
ốn loại
hình cơ bản - tiếp cận văn học từ hiện thực xã hội, từ chủ thể nhà văn, từ văn bản
và từ bạn đọc,tất nhiên không tránh khỏi sự giao thoa giữa nhau cũng như những
hiện tượng cá biệt ngoại lệ.
1)Loại hình tiếp cận văn học trong quan hệ với hiện thực xã hội
.
Không nên ngộ nhận rằng trong lí luận văn học hiện đại phương Tây không
có loại hình tiếp cận văn học từ xã hội. Nó không những tiếp tục phát triển xã hội
học văn học vĩ mô vốn có, mà còn sáng tạo ra xã hội học văn học vi mô rất mới mẻ.
a) Xã hội học văn hoc vĩ mô.Thật ra mối quan hệ giữa văn học và hiên thực,tác
dụng xã hộ
i của văn hoc đã được chú ý ngay từ thời Aristote. Đến đầu thế kỷ XIX,
hiện thực xã hội không phải chỉ là một vế trong mối quan hệ với văn học,mà đã biến
thành một một mũi tiếp cận để nghiên cứư văn học nghệ thuật và Xã hội học văn
học mới ra đời. Truyền thống này đã được tiếp tục phát triển trong lý luân vă
n hoc
hiên đại, tất nhiên là với những quan điểm và biến thái khác nhau. Mở đầu và có

tính chất quá độ là trường phái Văn hoá lịch sử của Hypolyte Taine như đã nói ở
trên. Nửa đầu tk 20, Chủ nghĩa thực dụng trong Mỹ học của J.Dewey thì cho rằng
thẩm mỹ và nghệ thuật chẳng qua là sự chưng cất những kinh nghiêm trong thực
tiễn đời sống. Chủ nghĩa hiên sinh thật ra cũng gắn chặ
t văn học với hiện thực đời
sống, chẳng qua là chủ trương trước hết phải tái hiện tồn tại thực tế của con
người.v.v…

13
b) Xã hội học văn học vi mô - Trường phái Bordeaux.
Đây không phải chỉ là tiếp cận văn học từ xã hội, mà hơn thế nữa là còn phải
dùng những kí thuật và phương pháp xã hội học để nghiên cứu văn học. Nó chỉ ra
đời vào nửa sau thé kỷ XX mà tiêu biểu là trường phái Bordeaux của R.Escarpit.
Khái niệm trung tâm của trường phái này là sự thật văn học, bao gồm nhà văn,sách
báo và bạn đọc theo các khâu sả
n xuất,truyền bá và tiêu thụ. Về sản xuất văn học,
R.Escarpit tập trung vào vấn đề nhà văn,và cho thấy danh hiệu nhà văn được xác
nhận phổ biến ở khoảng bốn mươi tuổi. Còn một thế hệ nhà văn thường theo chu kỳ
ba mươi năm. Phân biệt nhà văn theo vùng địa văn hoá cũng là cần thiết và có ý
nghĩa. Về truyền bá văn học, R.Escarpit tập trung vào khâu xuất bản và phát hành.
Sự
hình thành nhà xuất bản là cả một quá trình.Ban đầu nơi in ấn đóng luôn vai trò
xuất bản,đến cuối thế kỷ XVI mới tách ra, nhưng cũng phải đến nửa sau thế kỷ
XVIII, thì nhà xuất bản mới hình thành với chức năng tổng hợp. R.Escarpit nêu ra
khái niệm “vòng phát hành” nhằm hướng công viêc xuất bản cho sát đối tượng. Nó
có nhiều bình diện, như về giới tính và về giai cấp.v.v , nhưng quan trọng nhất là
“vòng công chúng’’ và “vòng vă
n nhân”.Cái trước trình độ thấp, nhưng số lượng
nhiều thường bị nhà xuất bản khai thác vì lợi nhuận. Cái sau trình độ cao, nhưng số
lượng ít, lợi nhuận thấp. Về tiêu thụ văn học, R.Escarpit có nhận xét rằng nhà văn

không thể biết đích xác bạn đọc thực tế của mình là ai,và nói chung là họ khác xa
với mong muốn của người viết. Sự đồng cảm của người đọc, tất nhiên là do
đồng
cảnh trước tiên, nhưng lắm khi nó còn vượt qua cả phạm vi giai câp, dân tộc và thời
đại. Đọc để lánh xa xã hội cũng là một “sự thực văn hoc” và không phải đều
xấu.v.v… Tất cả những điều nói trên không phải là kết quả của việc biện giải thuần
lý thuyết, mà là do điều tra thống kê đưa lại.
2) Tiếp cận văn học từ chủ thể sáng t
ạo.
a) Chủ nghĩa duy ý chí (Voluntarism) A. Schopenhauer cho rằng ý chí là
nguyên nhân đem lai mọi tội ác và khổ đau trên trần thế,bởi vì nó đã thôi thúc con
người phấn đấu không ngừng trước những mục tiêu không bao giờ thoả mãn.

14
Nhưng nếu A. Schopenhauer muốn diệt dục để tránh khổ đau,thì trái lại, F.W.
Nietzche biết nhìn thẳng vào khổ đau, hoan nghênh, thậm chí yêu quý khổ đau,chủ
trương hãy vật lộn với khổ đau như một dịp được bộc lộ ý chí về sức mạnh trong
sinh mệnh của mình để thể nghiệm cho được niềm vui nhân thế.Và văn học nghệ
thuật rất đắc dụng trong vi
ệc bộc lộ những cách nhìn nói trên.
b) Chủ nghĩa biểu hiện (Expressionism). B. Croce xem tác phẩm nghệ thuật là
kết quả của tư duy trực giác sản sinh ra một ý tượng cá biệt có giá trị thẩm mĩ (đẹp
hoặc xấu). Là một loai hoạt động nhận thức,trực giác đối lập với mọi hoạt động thực
tiễn…Nghệ thuật đã là trực giác,mà trực giác lại là d
ựa vào nguyên dạng của nó để
lý giải thành môt sự nhận thức chiếu thẳng,cho nên nghệ thuật không thể là một
hoat động mưu lợi. Nghệ thuật cũng không thể khởi nguồn từ ý chí. Ý chí lưong
thiện có thể trở thành một người tốt,nhưng không thể thành một nghệ sĩ.
c) Chủ nghĩa trực giác (Intuitivism). Đến H.Bergson thì trực giác đã biến thành
một thứ triết họ

c hoàn chỉnh. Ông phân biệt cuộc sống bên ngoài và cuộc sống bên
trong với “cái đà sống”, và con người với “cái tôi bề mặt” và “cái tôi bề sâu”. Vì
nhu cầu mưu sinh, lí trí và tình cảm con người bình thường chỉ dừng lại ở cuộc sống
bên ngoài với những “cái tôi bề mặt” theo những lợi ích thiết thực, do đó không
nhận thức được toàn diện thực tại. Nhưng chính “cái đà sống”, “cái tôi bề sâu”
mang “tính cá thể đích thực, dù vô ích” mớ
i làm nên vẻ đẹp. Và chỉ có nghệ sĩ với
năng lực trực giác mới có thể thâm nhập được vào vẻ đẹp đó.
d) Phân tâm học (Psychoanalysis). S.Freud và môn đệ cho rằng tác phẩm nghệ
thuật chẳng qua là kết quả của việc thăng hoa những ẩn ức tính dục trong vô thức,
và nghệ sĩ là người trong tâm tưởng luôn luôn bị ám ảnh bởi loại dục năng đó. Chỉ
nhữ
ng ai, nhất là nữ giới, không thoả mãn được nhu cầu mạnh mẽ đó, thì mới có
điều kiện trở thành nghệ sĩ. Bởi vì tính dục của họ bị dồn nén, ẩn ức, như nước sông
bị đập chắn, phải tìm chỗ thoát bớt ra bằng cách chuyển hoá sang hoạt động nghệ
thuật. Tác phẩm nghệ thuật, do đó, chẳng qua là những hình ảnh tượng trưng cho sự
chuyể
n dịch bản năng tính dục đó.

15
e) Tâm phân học (Analytical psychology). Khác với S.Freud,K.G.Jung cho
rằng trong vô thức bản ngã không phải chỉ có tính dục và nó chỉ là một lớp tâm lí rất
mỏng nằm ngay dưới ý thức, có khả năng chuyển hoá rất nhanh thành ý thức, song
đó cũng chỉ là vô thức cá thể. Bên dưới đó còn có lớp “vô thức tập thể” cực dày, bắt
nguồn từ những kinh nghiệm lịch sử của chủng tộc và nhân loại, thậm chí còn có
gố
c gác cả đến những hoạt động nguyên thuỷ tiền nhân loại. Chính đây mới là
những nhân tố mơ hồ u u minh minh, nhưng rất thâm căn cố đế quyết định hành vi
con người. K.G.Jung không phủ nhận văn học có thể biểu hiện ý thức và vô thức cá
thể, nhưng cho đó là “loại hình tâm lí” không đáng đề cao. Văn học chân chính và vĩ

đại phải là “loại hình ảo giác” khởi nguồn từ vô thức tậ
p thể, có gốc gác sâu xa
từ thời tiền sử như Thần khúc, Faust, Zarathoustra nói như thế v.v…
Ngoài ra, lý thuyết của chủ nghĩa tượng trưng và tâm lý học “hoàn hình”
(Gestalt) cũng thuộc vào loại hình này.
2) Tiếp cận văn học từ hình thức và cấu trúc của văn bản tác phẩm

a) Chủ nghĩa hình thức (Formalism). Chủ nghĩa hình thức cho rằng văn học là
một thế giới độc lập, có những quy luật nội tại riêng biệt. Trong tác phẩm văn học
hiển nhiên cũng có hiện thực, tư tưởng, tâm lí, triết lí, nhưng đó cũng chỉ là những
chất liệu, phải được nhào nặn lại. Cũng chính vì thế mà đối tượng đích thực của
nghiên cứu văn học không phải là toàn bộ tác phẩm văn học, mà theo Jakobson chỉ
là tính văn học trong đấy mà thôi. Và cái làm cho những tác phẩm ngôn từ trở thành
văn học, chính là hình thức. Và hình thức, do đó, không phải là phương tiện, mà là
mục đích. Nhưng hình thức trong văn học không phải chỉ là hình tượng, mà là ở
những thủ pháp nghệ thuật cùng sự sắp xếp nó làm sao có thể đem lại cho người ta
những cả
m xúc mới lạ. V.Sklovsky gọi đó là “sự lạ hoá” (Estrangement)
b) Trường phái Ngữ nghĩa học (Sémantics). I.A.Richards phân biệt hai
loại:ngôn ngữ ký hiệu, kể cả chỉ danh sự vật (Symbolic language) với ngôn ngữ
khơi gợi tình cảm (Evocative language). Sử dụng loại trước thì sự đắn đo tất yếu
phải là tính chính xác của ký kiệu hoá và tính chân thực của sự chỉ danh,nói chung

16
là tính khả chứng. Còn sử dụng loại sau, thì sự đắn đo tất yếu phải là tính chất của
thái độ và tình cảm được khơi gợi nên. Đã chỉ khơi gợi thì không tránh khỏi mơ hồ,
đa nghĩa. Nhưng đa nghĩa không phải là vô nghĩa, càng không phải là nghĩa vô
cùng, vô tận, mà nó vẫn có nghĩa với những giới han nhất định, được xác đinh môt
cách sác xuất bởi những ngữ
cảnh. Nhưng ngữ cảnh không phải chỉ là văn cảnh

trong văn bản, mà còn có ngữ cảnh ngoài văn bản, đó là hoàn cảnh phát ngôn,bao
gồm cả những sự việc đồng hiện vói văn bản, thậm chí là đã xảy ra trong quá khứ,
miễn là có liên quan đến một khía cạnh nào đó với ngôn ngữ trong văn bản mà
người đọc có thể liên tưởng đến. Tác phẩm văn thơ chan chứa những ngôn ng
ữ khơi
gợi tình cảm như vậy.
c) Phê bình mới (New criticism) .Trường phái này xem đối tượng của phê
bình là bản thân tác phẩm, trọng điểm của phê bình là hình thức , và phương pháp
phê bình là giải thích ngôn ngữ. Nhưng khái niệm then chốt của Phê bình mới là văn
bản. Song nếu chủ nghĩa cấu trúc tuy cũng đột xuất lên khái niệm văn bản, nhưng
đặt trọng điểm ở việc tổ
chức, sắp xếp, kết cấu, thì Phê bình mới đặt trọng điểm của
văn bản ở sự đan dệt ngôn từ đấy ẩn ý qua những ngữ cảnh nhất định. Phê bình mới
kiên quyết phản đối lấy động cơ và ý đồ của nhà văn làm căn cứ đánh giá tác phẩm và
cho đó là hội chứng ngộ nhận ý đồ. Nhà văn muốn nói và nói được bao gi
ờ cũng có
một khoảng cách, có khi là quá xa. Cũng vậy, phê phán hội chứng ngộ nhận cảm thụ,
các nhà phê bình mới cho rằng nếu cứ chú tâm vào cảm thụ của người đọc, thì đã lẫn
lộn giữa tác phẩm văn học với những tác động của nó.
d) Chủ nghĩa cấu trúc(Structuralism).Xem tác phẩm văn học chẳng qua là một
loại mô thức của việc viết văn, căn c
ứ thuần tuý trên những quy phạm và nguyên tắc
văn học, theo những cách tổ hợp khác nhau của các yếu tố mà cấu tạo nên.Yếu tố
phải là những yếu trong quan hệ, nó chỉ được xác định ý nghĩa qua những sai biệt
hoặc đối lập trong toàn bộ cấu trúc. Nhà văn cũng được gọi là “chủ thể”, nhưng
hoàn toàn không chịu trách nhiệm về những ý đồ của mình. Chủ nghĩa cấu trúc rấ
t
chú ý thể loại tự sự, và dần dần xây dựng nên chuyên ngành tự sự học(Narratologie)

17

. Họ đã vận dụng những lí thuyết và phạm trù ngôn ngữ học, nghiên cứu những tầng
cấu trúc và phương thức trần thuật, những quan hệ giữa tác giả và người trần thuật,
giữa cốt truyện với sự thực lịch sử, giữa cốt truyện với giọng điệu, v.v…nhằm xây
dựng nhưng mô thức về các vấn đề “câu chuyện do ai kể
” và “kể như thế nào”.
Ngoài ra, ký hiệu học văn học cũng thuộc vào loại hình này
4) Tiếp cận văn học trong quan hệ với người đọc.

a)Phê bình theo phản ứng bạn đọc(Reader Reponse Criticism). Ngay từ những
năm 20 của thế kỉ XX ở Hoa Kỳ đã manh nha và hình thành dần trường phái “Phê
bình theo phản ứng của bạn đọc” mà người tiêu biểu là J.Culler. Ông có vận dụng lí
thuyết “ngữ pháp nội tại” trong ngôn ngữ học cho rằng một người hiểu được một
thứ tiếng (ngữ âm, cú pháp, từ vựng) thì sẽ hiểu ngay được một diễn ngôn của th

tiếng ấy, còn trái lại thì chỉ còn thấy đấy là một chuỗi âm thanh vô nghĩa. Cũng vậy,
có thể nói đến một “ngữ pháp văn học”. Chính năng lực này mới làm cho người
đọc thấy một văn bản có ý nghĩa và kết cấu của tác phẩm văn học.
b)Giải thích học (Hermeneutics) Khác với Giải thích học cổ điển tk XVIII,
XIX chỉ có tính chất nhận thức luận chuyên đ
i tìm nguyên ý của tác giả, đến giữa tk
XX, Heidegger cho rằng Giải thích học hiện đại phải trở thành một loại bản thể
luận.Điều đó trước hết có nghĩa rằng trong quá trình lý giải đối tượng, đồng thời
cũng bộc lộ bản chất hiện tồn của chủ thể giải thích, hơn nữa trên thực tế, nó là “tiền
kết cấu” tất yếu gia nh
ập vào kết quả khám phá ra bản chất hiện tồn của đối tượng
giải thích. Tán thành khái niệm “tiền kết cấu” của Heidegger,Gadamer cho đó là
“thiên kiến hợp pháp”. Ông nói mỗi một người đều tồn tại trong một thời đại với
truyền thống lịch sử và văn hoá nhất định, lại chịu ảnh hưởng của hoàn cảnh riêng,
làm sao mà tránh khỏi thiên kiến, một sản phẩm tất yế
u của lịch sử cá nhân. Bởi thế

khi đọc tác phẩm văn học, bao giờ họ cũng có trước một “dự kiến ý nghĩa”. Qua đối
thoại sẽ đạt được một “sự dung hợp tầm nhìn” giữa chủ thể và đối tượng giải thích.
c) Mỹ học tiếp nhận (Receptive esthetics) cho rằng nếu văn học tồn tại vì xã
hội, thì cần phải xem xét tác động cụ th
ể của nó qua công chúng bạn đọc ra sao. Bất
kì người đọc nào cũng có “tầm đón” riêng của mình, hình thành trên cơ sở kinh

18
nghiệm sống, trình độ văn hoá, tính cách và khí chất của riêng mình, cho nên sự
tiếp nhận sẽ là muôn màu muôn vẻ. Tuy nhiên sự tiếp nhận sẽ quy về hai trục chính.
Tiếp nhận ngang là của những người đọc, hoặc nhóm người đọc và giai tầng xã hội
khác nhau đối với cùng một tác phẩm trong một thời điểm lịch sử nhất định. Tiếp
nhận dọc là tình hình tiếp nhận qua các thờ
i đại với cùng một tác phẩm. Với tinh
thần trên ông đã chủ trương viết lịch sử tiếp nhận văn học là chủ yếu, chứ không
dừng ở lịch sử sáng tác văn học. Nếu H.R.Jauss nghiên cứu sự tiếp nhận vĩ mô, thì
Wolfgang Iser nghiên cứu sự tiếp nhận vi mô, nghĩa là chỉ tập trung nghiên cứu vấn
đề tiếp nhận trong một hoạt động đọc cụ thể
bao gồm văn bản và người đọc. Ông
xem văn bản như một “kết cấu vẫy gọi”, trước hết bao gồm “những điểm trắng” để
người đọc đến lấp đầy. “Kết cấu vẫy gọi” còn mang “tính phủ định”, tức là “những
khoảng cách” về tư tưởng ít nhiều có tác dụng khiêu khích với những quan niệm
vốn có về các mặt chính trị, triết lí,
đạo đức, thẩm mĩ v.v… Ngoài ra “kết cấu vẫy
gọi” còn chứa đựng “người đọc tiềm ẩn” (implied reader), tức là bóng dáng người
đọc trong mong muốn mà chắc chắn khó trùng khớp với người đọc trong thực tế.
Bất kì hoạt động đọc nào cũng không thể thoát li thời điểm, tách rời được sự đối
thoại với quá khứ và tương lai, do đó phải luôn luôn thay đổi điểm nhìn, tạo nên cho
được một “trường nhìn lưu động”. Đọc tác phẩm là giao lưu, nhưng không phải giao
lưu trực diện, không có phản hồi để đối chứng, cho nên không thể nói có chuyện

đúng sai.Ngoài ra,phân biệt sản phẩm nghệ thuật do nghệ sĩ tạo nên với tác phẩm
nghệ thuật đã được công chúng thưởng thức trong quan niêm của J.Dewey cũng
thuộc loại hình này.

B)LÝ LUẬN VĂN HỌC HẬU HIỆN ĐẠI


I)Những bậc tiên phong của tư duy hậu hiện đại
Lâu nay về lý luận hậu hiện đại, chúng ta thường nhắc đến những nhà lý luận
giải cấu trúc R.Barthes và J.Derrida cùng các nhà nghiên cứu phê bình văn hoá hậu
hiện đại I.Hassan, J.F.Lyotard,J.Harbemas, J.Baudrillard, F. Jameson .v.v , mà chưa

19
chú ý đầy đủ đến J.Lacan và M.Foucault,những người tiên phong của tư duy hậu
hiện đại với một hệ thống luận điểm rất đáng lưu ý
1) Jacque Lacan: Vô thức, ngôn ngữ, chủ thể

a) Cấu trúc ngôn ngữ của vô thức. J.Lacan đã phê phán quan niệm “cái biểu
đạt” với “cái được biểu đạt” gắn chặt như hai mặt trên một tờ giấy của F. Saussure ,
và khẳng định chúng nằm trong những bình diện độc lập với nhau. Cái biểu đạt thật
ra không biểu đạt cái gì xác định, nó tự do phiêu dạt, còn cái được biểu đạt cũng
luôn chuyển động. Cái biểu đạt, có nghĩa là đã diễn đạ
t ra được rồi, thì chính là ý
thức,còn cái được biểu đạt thì chính là cái vô thức chưa biết.Vận dụng ngôn ngữ học
vào phân tâm học chính là giải thích cái vô thức bằng cái biểu đạt có tính ý thức.
Nói vô thức có cấu trúc ngôn ngữ bởi vì nó ẩn tàng ở nơi sâu kín trong tâm linh của
con người, tất yếu mang ý nghĩa của một loai ngôn ngữ nội tại. Lacan khẳng định vô
thức cũng giống như những ẩn dụ hoăc hoán dụ
trong ngôn ngữ, có thể căn cứ vào
ngữ cảnh (context) để giải thích. Ngôn ngữ của cái biểu đạt tuy là có ý thức, nhưng

là ý thức nhằm che đậy cái được biểu đạt là những dục vọng vô thức bên trong với
tư cách là những động lực luôn luôn có ý hướng muốn chi phối, bôc lộ, cho nên tất
yếu sẽ tạo nên những khoảng trống, những độ vênh, những chỗ nhấn trong dây
chuyền của cái biể
u đạt. Tính hệ thống của những điều này làm nên cấu trúc ngôn
ngữ của cái vô thức.
b) Chủ thể manh nha và song hành cùng vô thức.Trong hệ thống lý thuyết của
J.Lacan có một khái niệm quan trọng là‘’giai đoạn hình ảnh trong gương”.Trẻ con
mấy tháng tuổi chưa có cảm giác hoàn chỉnh về chính thân thể của mình, xem tay
chân như những vật thể bên ngoài, nghĩa là gần như hoàn toàn vô thức. Khi trẻ con
chừng sáu tháng thấy ảnh trong gươ
ng di động theo bản thân thì rất thích thú, liền
bò tới sát gương sờ soạng lên ảnh như muốn biết đây là ai, rồi vô cùng hoan hỉ dần
dần cảm thấy được đó chính là mình. Đó là bước quá độ đầu tiên từ vô thức chuyển
sang ý thức, nhưng chưa phải là ý thức hoàn toàn, bởi vì ảnh trong gương vẫn là ảo
ảnh, chứ đâu phải là bản thân đích thực của trẻ. Thật ra khái niêm “hình ả
nh trong
gương” của J.Lacan cũng có tính chất ẩn dụ. Theo nghĩa rộng nó chính là một “kẻ

20
khác” rất thiết thân, qua họ, có thể nhận biết thêm bản thân mình. J.Lacan gọi “hình
ảnh trong gương” là “thế giới tưởng tượng” theo nghĩa trẻ con tưởng là thật một
điều không có thật. Nói theo danh từ là trẻ con đã đem cái được biểu đạt là mình
gán ghép trên cái biểu đạt là hình ảnh trong gương, và do đó, chủ thể vẫn lẫn quất
trong thế giới vô thức. Nhưng chả bao lâu, trẻ con biết nói, và thế là giai đo
ạn hình
ảnh trong gương được tiếp nối bằng giai đoạn ngôn ngữ, và J.Lacan cho rằng “thế
giới tưởng tượng” bắt đầu chuyển hoá sang “thế giới tựơng trưng”.Vì ngôn ngữ là
một hệ thống ký hiệu, nhờ đó con trẻ ngày càng biết đươc xiết bao điều trong thế
gian rộng rãi bao la. Nghĩa là con trẻ đã đi dần vào đời sống văn hoá xã hội, qua đó

xác định đượ
c bản thân với ý thức đầy đủ, nhưng vẫn không thoát khỏi vô thức.
J.Lacan đã chứng minh điều này ngay trong trường hợp con người tự nói về mình.
Khi chúng ta nói “Tôi là thế nào, tôi làm gì .v.v…” và đều ngộ nhận rằng “Tôi” là
đại biểu cho bản thân trăm phần trăm. Vận dung ngôn ngữ học hiện đại, J.Lacan cho
rằng con người thường ngộ nhận “chủ thể trong ngôn từ” (tức chủ ngữ trong câu
nói) với”chủ thể phát ngôn”. Khi chúng ta nói: “Tôi th
ế này, thế kia…”.thì trên thực
tế, chúng ta đã lùi lại một bước, gián cách bên ngoài, để tả hoặc kể “Tôi” như thế
nào mà thôi, chứ không phải trực tiếp bộc lộ hoặc biểu hiện gì cả. “Tôi’ vẫn là chủ
ngữ trong câu nói, nhưng trong ngữ cảnh, thực tế đó trở thành tân ngữ .Việc nhầm
lẫn giữa chủ thể trong ngôn từ với chủ thể phát ngôn này rất phổ biến, ngay cả

Descartes với câu: “Tôi tư duy tức tôi tồn tại”. Nếu quả thực là mình đang suy nghĩ,
thì không thể nào đồng thời có thể lộ diện tả và kể lại những điều mình đang suy
nghĩ. Còn nếu đang đứng ra tả và kể lại những điều mình suy nghĩ, thì có nghĩa là
mình đang không tư duy gì thêm nữa, chỉ thuật lại nhũng cái vốn đã được tư duy rồi.
Cho nên, Lacan đ
ã chữa lại câu của Descartes thành: “Tôi tư duy thì tôi không tồn
tại,Tôi tồn tại thì tôi không tư duy”. Sự nhầm lẫn rất tự nhiên và sâu rộng như vậy,
chứng tỏ vô thức tồn tại ngay trong ngôn ngữ, một sản phẩm tất yếu và vĩnh hằng
của xã hội loài người.Và xưng tôi, nhưng không phải đang là tôi thực sự và trọn
vẹn, chứng tỏ cái biểu đat không phải tương ứng v
ới cái được biểu đạt theo quan

21
niệm của chủ nghĩa cấu trúc, và tư tưởng của J.Lacan đã góp phần mở đầu cho chủ
nghĩa giải cấu trúc.
c)Phương pháp lột trần những trá hình chủ quan J.Lacan không có chuyên
luận bàn về văn học nghệ thuât, nhưng tư tưởng của ông nhiều khi gây tác dụng khá

trực tiếp đến lĩnh vực này. Chẳng hạn sự nhầm lẫn một cách vô thức giữa cái Tôi
với t
ư cách chủ ngữ trong câu nói với cái Tôi với tư cách chủ thể phát ngôn nói trên
đó giúp ích rất nhiều trong việc phân biệt giữa tác giả với nội dung tác phẩm ngay ở
chủ nghĩa lãng mạn và thơ trữ tình là những phương pháp và thể loai thường xuất
hiên đại từ Tôi . Đặc biệt vì cho vô thức luôn song hành với ý thức, cho phê bình
phân tâm học chẳng qua là “phương pháp lột trần những trá hình chủ quan”, Lacan
thường chú ý hiện tượng vì để lừa ngườ
i mà phải tự lừa mình. Để thuyết minh điều
này, J.Lacan nêu lại hai cảnh có phần trùng lặp trong Lá thư bị đánh cắp của E.Poe.
Qua đây, ông lưu ý đến ba cái nhìn khác nhau. Đó là cái nhìn không thấy gì của
hoàng đế. Cái nhìn thứ hai là của hoàng hậu, chỉ nhìn được một người không nhìn
thấy gì, cho nên cứ chủ quan để ngỏ cái mình cần giấu. Thứ ba là cái nhìn của người
thấy luôn được một người khác giả vờ bỏ
ngỏ cái cần giấu, đó là thượng thư. Nhưng
đó là trong cảnh đầu, song đến cảnh sau, thì thượng thư lại biến thành loại người thứ
hai. Vì trước đó, cảnh sát trưởng có đến lục lọi phòng ông ta, mà không phát hiện
được lá thư để ở sọt giấy bên cạnh lò sưởi, cho nên cứ chủ quan để luôn ở đấy.
Nhưng chính lúc thượng thư biến thành loại người thứ hai, thì liền có người khác là
thám tử đóng vai trò người thứ ba. Thì ra người ta có thể che giấu trong từng nơi
từng lúc, chứ trong tương quan và qúa trình, tất yếu sẽ bị lộ. J.Lacan cũng lưu ý
trong truyện của E.Poe không nói rõ thư do ai viết, nội dung nói gì.v.v….Nhưng
điều đó không quan trọng, bởi vì đích thị do ai viết, nội dung xác định như thế nào,
thì cũng trở nên đa nghĩa, bởi vì nó sẽ có những ý nghĩa khác nhau đối với hàng
loạt ng
ười từ hoàng đế, hoàng hậu, thượng thư, đến thám tử và cảnh sát trưởng. Có
thể thấy cách phân tích của J.Lacan đã mở đường cho chủ nghĩa giải cấu trúc,vì đã
chứng minh một cái biểu đạt không tương ứng với một cái được biểu đạt, mà vô
cùng đa nghĩa.


22
2) Michel Foucault: Tri thức, quyền lực, trách nhiệm

a) Vấn đề hệ hình tri thức:Đây là một hệ thống phán đoán giá trị tự hình thành
trong một thời kỳ nhất đinh, hay nói giản dị hơn là “nhận thức chung của cộng
đồng’’ trong một thời đại nhất định. Nó sẽ căn cứ theo hàng loạt tiêu chuẩn để cấu
tạo ra tri thức. Nó là cái gì gần như vô thức bao trùm lên từng thời đại,khiến cho
cùng môt hiện tượng lạ
i được nhận biết rất khác nhau. M.Foucault đã khảo sát rất
sâu vào lịch sử, nhận thấy hoá ra các giai đoạn khác nhau có những cách nhìn không
thống nhất về các hiên tượng như điên cuồng, bệnh hoạn, phạm tội.v.v…Hệ hình
tri thức không những có tác dụng trong việc nhận thức chân lý, nhận thức bản chất
sự vật,mà thậm chí còn có tác dụng trong việc xác nhận bản thân sự vật đó xuất hiện
hay chưa, có tồn tại hay không? Thí dụ đã có tác phẩm thì hiển nhiên là phải có
người sáng tác, tức là tác giả, nhưng trong thi học cổ trung đại phương Tây không
hề có khái niệm này. Bởi vì trong hệ hình tri thức cổ đại chưa có quan niệm về cá
nhân, cá tính, tự ngã.
b) Quyền lực với tri thức.M.Foucault vận dụng tư tưởng này khảo sát vào lịch
sử và nhận thấy rằng từ tri thức, lý tính đến chế độ xã hộ
i .v.v., tất cả những thứ có
vẻ tự nhiên nhi nhiên này chẳng qua là do quyền lực, những sức mạnh thống trị
thông qua hình thái ý thức thể hiện trong hệ thống ngôn ngữ mà tạo nên. Trong công
trình Giáo huấn và trừng phạt, ông đã khảo sát tỉ mỉ từ nhà tù, trường học, trại lính
đến bệnh viện, công xưởng .v.v., nhận thấy giới quyền thế đã đặt ra chế độ thưởng
phạt, hi
ển nhiên là phạm nhân, học sinh, binh lính, bệnh nhân, thợ thuyền đều nhất
nhất tuân theo. Nhưng quan trọng hơn là chính họ đã cảm thấy những điều luật
thưởng phạt ấy là hiển nhiên, như vốn trời đất sinh ra đã như thế. Thế rồi, họ gần
như tự nguyện biến mình thành một bộ phận hữu cơ trong guồng máy quyền
lực.Theo M.Foucault, giai cấp tư

sản ngày nay rất chú ý vừa cải tiến vừa tuyên
truyền rất có hiệu quả cho chế độ tư bản dù có bóc lột thì giai cấp công nhân vẫn
thấy là hợp lý. Lập luận của M.Foucault phảng phất tính chất mác-xít, nhưng không
nên lẫn lộn. Bởi vì ông không bao giờ đặt ra vấn đề truy nguyên cơ sở của quyền
lực là từ đâu, vì quan niệm rằng lịch sử bao gồm vô cùng nhiều những nhân tố ph
ức

23
tạp, tương tác trong các dạng tụ họp, ly tán, trùng lặp và rất khó duy nhất quy về
nhân tố kinh tế, dù là chỉ xét đến cùng! Không chỉ có tài phiệt, mà còn có quân phiệt
và học phiệt v.v…
c) Trách nhiệm với tri thức và quyền lực.Cùng với tri thức và quyền lực,trách
nhiệm cũng là một trọng điểm nghiền ngẫm và suy tư của M. Foucault. Mặc dù
trong từng lúc có thể đột xuất lên một khía cạnh nào đó, như
ng xét trong cả quá
trình nghiên cứu bất kỳ vấn đề gì thì tư duy của M.Foucault đều được đồng hành bởi
ba phương diện đó. Đối với bất cứ đối tượng nghiên cứu nào, ông cũng cũng nêu ra
ba câu hỏi: Tôi biết (savoir) được cái này là thế nào? Tôi có thể (pouvoir) làm được
gì? Tôi phải (devoir) làm ra sao? Trách nhiệm cũng như tri thức và quyền lực đều là
sự cấu thành đặc thù trong một không thời gian nhất đinh, chứ không phải là nhữ
ng
nguyên lý phổ biến. Như thế, tri thức, quyền lực hay trách nhiệm đều có điều kiện.
Nhưng bất cứ điều kiện nào cũng là điều kiện trong những điều kiện nhất định, nó
mang tính lịch sử đặc thù, nhưng không tất yếu, không thể tranh cãi (apodictique),
mà còn có vấn đề (problématique) chưa dứt. Bất kỳ một giải pháp nào trong lịch sử
cũng không thể chuyể
n dịch sang hoàn cảnh lịch sử khác, nhưng có thể có một số
vấn đề thẩm thấu (empiéter) hoặc xuyên thấm (pénetrer) đến tất cả các giai đoạn
lịch sử.
Tri thức, quyền lực và trách nhiệm tương tác qua lai, và không thể thiếu bất

cứ khâu nào. Tri thức mặc dù không thể tác động trực tiếp và có hiệu quả với công
cuộc cải tạo thế giới, nhưng thiếu nó, thì không thể nào thự
c hiện quyền lực và đảm
nhận trách nhiệm. Còn nếu không có quyền lực, thì tri thức và trách nhiệm chỉ là nói
suông hoặc ảo tưởng. Nếu không có trách nhiệm, thì những chủ thể tri thức hoặc kẻ
cầm quyền có thể biến thành nô lệ hoặc vật hy sinh cho tri thức và quyền lực, và từ
đó tri thức chẳng qua là vô tri vô thức, quyền lực cũng thành vô quyền và bất lực.
Nói J.Lacan và M.Foucault là những nhà lý luận tiền phong củ
a chủ nghĩa hậu
hiện đại, như thế cũng hàm ý rằng tư duy và quan niệm của họ đã trở thành vũ khí lý
thuyết cho chủ nghiã hậu hiện đại, như Lacan đối với chủ nghĩa giải cấu trúc,
Foucault đối với chủ nghĩa lịch sử mới.v.v…

24

II)Khái quát và tranh luận về văn hoá hậu hiện đại
Trực tiếp khái quát từ thực tiễn văn hoá và xã hội hậu hiện đại, tất nhiên
không tránh khỏi tranh luận với nhau, mà măc dù tỉ lệ có khác nhau, nhưng chắc
chắn sẽ không có ai tuyệt đối đúng hoặc sai.
1) Ihab Hassan: Tính hướng nội không xác định
.
I.Hasssan dùng khái niêm “tính hướng nội không xác định”(indetermanence)
để hình dung đặc trưng của chủ nghĩa hậu hiên đại, một loại văn hoc mà ý nghĩa
cùng quá trình hình thành của nó chỉ gói trong văn bản không thể được giải thích
bằng thế giới hiện thực bên ngoài. Ông cho rằng nếu những sản phẩm của chủ nghĩa
hiện đại có cấu trúc chỉnh thể, có chiều sâu, nhằm một mục đích nhất định v.v…,
thì ở
chủ nghĩa hậu hiện đại lại là những thứ phân giải, có tính chất bề mặt, và chỉ
để chơi.v.v…
2) Jean Francois Lyotard: Hoài nghi siêu tự sự

.
Vận dụng luận điểm “Ý nghĩa là ở cách dùng” của L.Wittgenstein, J.F.
Lyotard cho rằng những khái niệm mà ngôn ngữ hình dung, thật ra không có một ý
nghĩa cố định, vì nó phải phụ thuộc vào ý đồ cùng cách sử dụng của chủ thể phát
ngôn. Cho nên không phải ngẫu nhiên mà người ta thường cho tự sự nào cũng chẳng
qua là một loại ngụ ngôn hoặc truyền kỳ, không thể đem lai tri thức đích thực. Ngày
nay, bất cứ
một loại khoa học kỹ thuật tối tân nào cũng gắn liền với ngôn ngữ cả
như truyền thông, điều khiển học, máy tính kỹ thuật số. Cho nên những loại tri thức
nào khó được mã số hoá thì dần dà sẽ bị đào thải. Khoa học nhân văn rất khó điện
toán hoá, cho nên tiền đồ khá là mờ mịt. Thật ra kho thông tin của máy tính cũng
không mang tính đồng chất, những tri thức mà nó sáng tạo ra c
ũng có thể xung đột
nhau.Trong tình hình đó chỉ có vai trò của những tiểu tự sự mới có thể làm chỗ dựa.
Phải thấy tiêu chuẩn của tri thức hậu hiện đại phải là dị chất, nghĩa là rất khác nhau
và mỗi thứ chỉ đúng trong những phạm vi nhất đinh.
3)Tranh luận với Lyotard, J.Habermas bảo vệ tính hiện đại
.
J.Habermas khẳng đinh giai cấp tư sản thời Khai sáng đã sản sinh mạnh mẽ

25
những thứ có giá trị nhất của tính hiên đại như tự do dân chủ, hoạt động giao lưu,
nhận thức chung về lý tính. Nhưng do truyền thống triết học lấy chủ thể làm trung
tâm; rồi muốn thoả mãn ngày càng nhiều nhu cầu bản thân trong xã hội tiêu dùng,
chủ thể đó không ngừng vượt ra bên ngoài, cho nên chỉ chú tâm vào công cụ và thủ
đoạn mà quên đi cái chân thiện và chính nghĩa. Để khắc phục mặt trái củ
a nó,
J.Habermas chủ trương thay thế triết học chủ thể thuần tuý bằng triết học giữa các
chủ thể được đăc trưng bởi hoạt động giao lưu giữa các chủ thể, sẽ hình thành được
sự nhận thức chung một cách tự nguyện, từ đó lý tính giao lưu sẽ bổ sung chỗ bất

cập của lý tính Khai sáng, ngăn chặn được sự thoái lui thành lý tính mang tính chất
công cụ… Như
ng J.F.Lyotard đã nói thẳng không thể nào thông qua giao lưu để đạt
đến nhận thức chung. Bởi vì tri thức được diễn đạt bằng ngôn ngữ, mà ngôn ngữ là
một trò chơi, các luật chơi lai khó thông lưu với nhau. Bất cứ sự nhận thức chung
nào chẳng qua cũng chỉ là một trạng thái, một phương thức trong qúa trình, chứ
không phải là mục đích. Ngày nay chúng ta chỉ có thể trông cậy ở loại tri thức đa
nguyên vói nhiều chân lý khác nhau. J. Habermas
đó phản kích lại cho rằng
J.F.Lyotard né tránh tính phổ biến và đại tự sự là đã đánh mất tiêu chuẩn phân biệt
phải trái cùng động lực nội tạị trong việc phê phán xã hội. Chính vì không đem
những mô thức nhận thức khác nhau giữa khoa học đạo đức và nghệ thuật phối hợp
thành một chỉnh thể lý tính hoá, làm cho cuộc sống tan ra thành từng mảnh, giao
phó cho một số nhà chuyên môn ứng phó, khiến cho mỗi cá thể mất
đi cái mỹ cảm
cao đẹp của chỉnh thể văn hoá, nảy sinh ra những tâm thế hoang đường rồi cô kết lại
thành cái gọi là chủ nghĩa hậu hiên đại.
4)Jean Baudrillard: Ký hiệu, Sự bùng nổ bên trong

Theo J.Baudrillard, trong xã hội tiêu dùng, hàng hoá xô bồ đựơc tượng trưng
bằng những hệ thông ký hiệu phồn tạp. Ban đầu người ta còn liên tưởng đến mối
quan hệ giữa ký hiệu với hiện thực, nhưng về sau quên dần hiên thực, tiến đến chỗ
tư duy hoàn toàn bằng ký hiệu. Những hình tượng giả phỏng hình thành từ ký hiệu
hay mô hình, J.Baudrillard gọi đó là phóng thực (hyperreality). Từ đây xảy ra hiên
tượ
ng là có khi người ta lại căn cứ vào những hinh tượng giả phỏng siêu thực này để

×