Điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam trong năm 2022 nhằm
ứng phó với các cú sốc
Phạm Thị Hoàng Anh
Học viện Ngân hàng
Ngày nhận: 04/01/2023
Ngày nhận bản sửa: 06/01/2023
Ngày duyệt đăng: 10/01/2023
Tóm tắt: Sau 2 năm chống chọi với dịch Covid-19, năm 2022 được coi là năm
bản lề, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phục hồi của nền kinh tế Việt Nam nói
chung, sự an toàn và lành mạnh của hệ thống Ngân hàng Việt Nam nói riêng.
Tuy nhiên, đây lại là một năm có nhiều biến động rất nhanh, phức tạp, khó
lường và chưa từng có tiền lệ. Bài nghiên cứu nhằm tổng kết hoạt động điều
hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước nhằm ứng phó với các cú
sốc trong năm 2022 với các kết quả đáng ghi nhận như kiểm soát lạm phát,
Việt Nam Đồng mất giá thấp nhất so với các quốc gia trong khu vực và trên
thế giới. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số khuyến nghị chính sách để vượt
qua những khó khăn thách thức trong năm 2023 như điều hành chính sách
tiền tệ linh hoạt, thận trọng, tăng trưởng tín dụng hợp lý, sử dụng hiệu quả các
cơng cụ.
Từ khóa: Chính sách tiền tệ, các cú sốc, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Monetary policy of State Bank of Vietnam in 2022 in respone to shocks
Abstract: After 2 years encountering with the Covid-19 pandemic, the year of 2022 could be considered as
a milestone in recovering the Viet Nam’s economy in general, as well as the strength and soundness of the
banking system in particular. However, this year witnessed unexpected, unprecedented and complicated
turbulences. The paper aims at summarizing monetary policy measures implemented by the State Bank of
Viet Nam in response to both global and domestic shocks in 2022 with significance achievements such as
curbing inflation and the lowest devaluation of VND in compared with other countries. Therefore, the paper
suggests policy recommendations to overcome difficulties and challenges in 2023 including flexible and
prudential monetary policy, appropriate credit growth, and effective policy measures.
Keywords: Monetary policy, shocks, State Bank of Viet Nam.
Pham, Thi Hoang Anh
Email:
Banking Academy of Vietnam
© Học viện Ngân hàng
ISSN 1859 - 011X
1
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
Số 248+249- Tháng 1&2. 2023
Điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong năm 2022 nhằm ứng phó
với các cú sốc
1. Kinh tế Việt Nam và các cú sốc
Sau 2 năm chống chọi với dịch Covid-19,
năm 2022 được coi là năm bản lề, có ý
nghĩa quan trọng đối với sự phục hồi của
nền kinh tế Việt Nam nói chung, sự an toàn
và lành mạnh của hệ thống ngân hàng Việt
Nam nói riêng. Tuy nhiên, đây lại là một
năm có nhiều biến động rất nhanh, phức
tạp, khó lường và chưa từng có tiền lệ.
Những biến động này nằm ngồi dự báo
này đã khiến cho hoạt động điều hành kinh
tế của các quốc gia nói chung và điều hành
chính sách tiền tệ (CSTT) nói riêng gặp rất
nhiều thách thức. Với việc hội nhập ngày
càng sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu,
Việt Nam đã chịu sức ép rất lớn từ các cú
sốc địa chính trị và kinh tế quốc tế cũng
như những khó khăn từ nội tại nền kinh tế
và hệ thống tài chính, có thể kể đến:
Thứ nhất, các cú sốc địa chính trị và kinh tế
trên thế giới: Cuộc xung đột Nga- Ukraine
nổ ra vào tháng 2 năm 2022 cộng với các
biện pháp chống Covid-19 nghiêm ngặt của
Trung Quốc đã khiến chuỗi cung ứng tồn
cầu căng thẳng, đình trệ kéo theo các nguy
cơ về an ninh năng lượng và an ninh lương
thực trên toàn thế giới. Điều này đã đẩy mặt
bằng lạm phát toàn cầu tăng cao. Lạm phát
tăng cao trong khi tăng trưởng kinh tế suy
giảm đã khiến một số khu vực, quốc gia có
nguy cơ rơi vào suy thoái kinh tế.
Thứ hai, các cú sốc trên thị trường tài chính:
Lạm phát tồn cầu tăng cao khiến Ngân
hàng Trung ương (NHTW) các quốc gia
liên tục tăng lãi suất điều hành, đặc biệt là
FED liên tục tăng 7 lần lãi suất điều hành
từ mức 0,25% lên 4,5% (Hình 1). Lãi suất
USD tăng đã khiến USD tăng giá kỉ lục so
với các tiền tệ khác trên thế giới, và dòng
vốn chảy ngược về Mỹ. Trong bối cảnh đó,
hàng loạt các quốc gia buộc phải tăng lãi
suất theo nhằm hạn chế sự mất giá của nội tệ
và ngăn chặn tình trạng dòng vốn sụt giảm.
2
Thứ ba, cú sốc thị trường tài chính Việt
Nam: Kết thúc năm 2022, bức tranh kinh
tế vĩ mơ Việt Nam có nhiều điểm sáng như
tăng trưởng kinh tế đạt 8,02% với quy mơ
nền kinh tế chính thức vượt 400 tỷ USD,
kim ngạch xuất nhập khẩu đạt hơn 732 tỷ
USD, thu ngân sách nhà nước vượt dự toán
gần 28%. Tuy nhiên, thị trường tài chính
Việt Nam chứng kiến nhiều bất ổn khi chỉ
số chứng khoán giảm mạnh, thị trường trái
phiếu doanh nghiệp chao đảo, tỷ giá USD/
VND và thị trường ngoại hối biến động
mạnh, dự trữ ngoại hối giảm, thị trường
tiền tệ-tín dụng căng thẳng.
Để ứng phó với các cú sốc từ kinh tế thế
giới và Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam (NHNN) đã chủ động bám sát
diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ để điều hành
kịp thời, linh hoạt, thận trọng một cách
đồng bộ, tối ưu các cơng cụ, giải pháp điều
hành chính sách tiền tệ (CSTT) và hoạt
động ngân hàng. Nhờ đó, về cơ bản có thể
đánh giá các hoạt động điều hành CSTT
của NHNN đã góp phần ổn định kinh tế vĩ
mơ, kiểm soát được lạm phát ở mức thấp,
hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế và đảm
bảo sự phát triển an tồn của hệ thống các
tổ chức tín dụng (TCTD).
2. Thực trạng điều hành chính sách tiền
tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
2.1. Chính sách lãi suất
Năm 2022 là một năm chứng kiến mặt
bằng lãi suất điều hành cũng như lãi suất
thị trường tại các quốc gia trên thế giới tăng
mạnh, trong đó phải kể đến FED liên tiếp 7
lần tăng lãi suất với mỗi bước nhảy lên tới
0,75% đã tạo ra khơng ít áp lực tới mặt bằng
lãi suất trong nước (Hình 1). Tuy nhiên,
trong gần 9 tháng đầu năm 2022, NHNN
Việt Nam đã tiếp tục giữ nguyên các mức
lãi suất điều hành tạo điều kiện cho tổ chức
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 248+249- Tháng 1&2. 2023
PHẠM THỊ HỒNG ANH
Đơn vị: %
Nguồn: www.tradingeconomics.com
Hình 1. Diễn biến lãi suất điều hành của một số quốc gia, khu vực năm 2022
tín dụng (TCTD) tiếp cận nguồn vốn từ
NHNN với chi phí thấp, hỗ trợ phục hồi
kinh tế trong nước sau đại dịch Covid-19.
Từ trung tuần tháng 9, sự tăng mạnh của
lãi suất trên thế giới cộng với áp lực lạm
phát trong nước, NHNN đã phải điều chỉnh
lãi suất điều hành (Hình 2), cụ thể: (i) 02
lần điều chỉnh các mức lãi suất điều hành
với tổng mức tăng 2%/năm (vào các ngày
23/9/2022 và 25/10/2022); (ii) lãi suất tiền
gửi tối đa bằng VND kỳ hạn dưới 6 tháng
tại TCTD với tổng mức tăng 0,8-2%/năm;
(iii) lãi suất cho vay tối đa bằng VND đối
với một số lĩnh vực ưu tiên tăng 1%/năm
(vào ngày 25/10/2022). Có thể thấy rằng,
trong giai đoạn Covid-19 và hậu Covid-19,
Đơn vị: %
Nguồn: www.sbv.gov.vn
Hình 2: Diễn biến lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước, giai đoạn 2019- 2022
Số 248+249- Tháng 1&2. 2023- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
3
Điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong năm 2022 nhằm ứng phó
với các cú sốc
NHNN đã điều hành lãi suất chủ động, linh
hoạt, bám sát các diễn biến thực tế trong
nước và quốc tế, qua đó kiểm sốt áp lực
lạm phát, đảm bảo thanh khoản cũng như
ổn định của thị trường ngoại hối đồng thời
tạo dư địa điều hành cho những biến động
tiếp theo của thị trường tiền tệ- tín dụng.
Bên cạnh việc điều hành chính sách lãi suất
linh hoạt ứng phó với các cú sốc, NHNN
cũng triển khai chính sách hỗ trợ lãi suất
2% trong giai đoạn 2 năm 2021- 2023 trong
chương trình phục hồi và phát triển kinh tế
thơng qua hệ thống các NHTM. Theo số
liệu báo cáo của NHNN (2022), doanh số
hỗ trợ lãi suất đạt gần 30.000 tỷ đồng, dư nợ
hỗ trợ lãi suất đạt gần 23.000 tỷ đồng, số tiền
đã hỗ trợ cho khách hàng đạt hơn 78 tỷ đồng.
2.2. Chính sách tín dụng
Trong năm 2022, NHNN đã triển khai rất
nhiều nhóm giải pháp liên quan đến chính
sách tín dụng, cụ thể như sau:
Thứ nhất, NHNN tiếp tục triển khai một số
giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn, hỗ
trợ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch
Covid-19 vay vốn tại TCTD kết thúc vào
cuối tháng 6/2022 đến thời điểm kết thúc
chính sách như: (i) Các TCTD đã thực hiện
cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm
nợ với giá trị nợ lũy kế là 722.334 tỷ đồng
với gần 1,1 triệu khách hàng; đồng thời thực
hiện miễn, giảm lãi, phí, giữ ngun nhóm
nợ với giá trị nợ lũy kế là 92.425 tỷ đồng
với gần 562 nghìn khách hàng; (ii) Thực
hiện tái cấp vốn đối với Ngân hàng Chính
sách Xã hội (NHCSXH) để cho người sử
dụng lao động vay trả lương ngừng việc,
trả lương phục hồi sản xuất theo Nghị
quyết 68/NQ-CP, Quyết định 23/2021/QĐTTg với tổng số tiền 4.787 tỷ đồng.
Thứ hai, NHNN quán triệt định hướng điều
hành các giải pháp tín dụng phù hợp, đảm
bảo cung ứng vốn cho nền kinh tế nhưng
4
không chủ quan với rủi ro lạm phát, hướng
tín dụng vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh,
lĩnh vực ưu tiên, kiểm sốt chặt chẽ tín dụng
đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, tạo điều
kiện thuận lợi trong tiếp cận vốn tín dụng. Để
tăng cường khả năng tiếp cận tín dụng của
người dân, doanh nghiệp, trong năm 2022
NHNN đã chủ động triển khai nhiều giải
pháp cụ thể như:
(i) Chỉ đạo TCTD đa dạng sản phẩm, dịch
vụ ngân hàng, đơn giản hóa thủ tục cho
vay, niêm yết cơng khai, minh bạch các thủ
tục, quy trình vay vốn, nâng cao hiệu quả
thẩm định và đánh giá mức độ tín nhiệm
khách hàng nhằm tăng cường tiếp cận tín
dụng qua các kênh chính thức;
(ii) Tiếp tục triển khai mạnh mẽ, sâu rộng
chương trình kết nối ngân hàng- doanh
nghiệp;
(iii) Phát triển mạng lưới TCTD, các cơng
ty tài chính, tổ chức tài chính vi mơ phủ
khắp các vùng miền nhằm đáp ứng nhu cầu
vay vốn chính đáng của người dân;
(iv) Tăng cường hoạt động truyền thơng
về cơ chế, chính sách cho vay, xây dựng
và triển khai các chương trình giáo dục tài
chính trên truyền hình và các phương tiện
truyền thơng đại chúng để nâng cao nhận
thức của người dân về các sản phẩm, dịch
vụ tài chính...
Với hệ thống các chỉ đạo và giải pháp đồng
bộ của NHNN, đến ngày 21/12/2022, tín
dụng tồn nền kinh tế đạt khoảng 11,78
triệu tỷ đồng, tăng 12,87% so với cuối năm
2021. Dư nợ tín dụng đối với 23 chương
trình tín dụng chính sách của NHCSXH
đến 30/11/2022 đạt 279.732 tỷ đồng, tăng
12,81% so với năm 2021 với hơn 6,4 triệu
khách hàng còn dư nợ.
Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt
động tín dụng cũng đối mặt với một số vấn
đề gây ảnh hưởng chung đến sự an toàn và
lành mạnh của hệ thống ngân hàng. Cụ thể:
(i) Diễn biến tăng trưởng tín dụng khá bất
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 248+249- Tháng 1&2. 2023
PHẠM THỊ HỒNG ANH
thường khi các NHTM tăng trưởng tín
dụng mạnh ngay từ đầu năm. Vì vậy, đến
trung tuần tháng 5, khả năng tiếp cận vốn
tín dụng của người dân, doanh nghiệp gặp
nhiều khó khăn do tăng trưởng tín dụng
trên tồn hệ thống chạm room. Trong suốt
thời gian cịn lại của năm, các NHTM chủ
yếu thu nợ được bao nhiêu thì cho vay bấy
nhiêu, thậm chí cho vay ra chỉ được phép
bằng khoảng 70-80% số thu về.
(ii) Dư nợ tín dụng bất động sản tăng
(BĐS) cao hơn so với mức tăng trưởng tín
dụng trung bình. Cụ thể, số liệu từ Báo cáo
NHNN (2022), tính đến cuối tháng 10/2022,
tín dụng đối với lĩnh vực BĐS tăng 18,49%
so với cuối năm 2021, chiếm 21,11% tổng
dư nợ tín dụng tồn hệ thống; trong đó kinh
doanh BĐS tăng 9,04% và chiếm 32,08%
dư nợ tín dụng lĩnh vực BĐS; mục đích tự
sử dụng tăng 23,55% và chiếm 67,92% dư
nợ tín dụng lĩnh vực BĐS.
(iii) Dư nợ xấu nội bảng toàn hệ thống vẫn
ở mức an toàn là 1,92% nhưng cao hơn so
với con số 1,49% của năm 2021. Nếu tính
tỷ lệ nợ xấu nội bảng, nợ tại VAMC chưa
xử lý và nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu so với
tổng dư nợ ở mức 4,50%. Những con số này
cho thấy, đây là những thách thức cho ngành
Ngân hàng trong năm 2023.
2.3. Chính sách tỷ giá
Sau một thời gian dài ổn định, tỷ giá và
thị trường ngoại hối lại chứng kiến những
biến động khó lường trong năm 2022 do
nhiều yếu tố khác nhau, đặc biệt là các cú
sốc điều hành chính sách tiền tệ của các
quốc gia lớn trên thế giới. Trong một diễn
biến ngoài dự báo, giá USD giao dịch tại
các NHTM đã tăng lên mức đỉnh kỉ lục
so với VND và chốt ở mức 24.888 VND/
USD vào ngày 25/10/2022, tương đương
với mức tăng 8,46% so với thời điểm đầu
năm (Hình 1). Tương tự, giá USD trên thị
trường tự do đạt mức đỉnh 25.450 VND/
USD tại thời điểm 1/11/2022, tương đương
với mức tăng 8,06%. Có thể khẳng định đây
là những biến động rất lớn trên thị trường
ngoại hối Việt Nam. Tuy nhiên, với sự hỗ
trợ đắc lực của cung cầu ngoại hối và các
Nguồn: www.sbv.gov.vn; www.vietcombank.com.vn.
Hình 3. Diễn biến tỷ giá USD/VND trên thị trường ngoại hối Việt Nam, giai đoạn 1/6/202131/12/2022
Số 248+249- Tháng 1&2. 2023- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
5
Điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong năm 2022 nhằm ứng phó
với các cú sốc
Đơn vị: %
Nguồn: www.sbv.gov.vn; www.vietcombank.com.vn và tính tốn của tác giả
Hình 4. Mức độ mất giá của một số tiền tệ với USD trong năm 2022
biện pháp điều hành linh hoạt của NHNN
đã giúp thị trường ngoại hối dần ổn định
trở lại tại thời điểm cuối năm 2022, theo đó
USD chỉ tăng khoảng 2% trên thị trường
chính thức, 3,53% đối với các giao dịch tại
NHTM, trong khi thị trường ngoại hối tự
do chứng kiến sự tăng nhẹ ở mức 0,95%.
Diễn biến tỷ giá USD/VND trong năm
2022 có thể chia thành 3 giai đoạn đặc thù
rõ rệt, cụ thể như sau (Hình 3):
Thứ nhất, giai đoạn từ 1/1/2022 đến
10/5/2022, tỷ giá USD/VND ổn định trên
cả thị trường chính thức và thị trường tự
do. Đây cũng là thời điểm mà giá USD
giao dịch tại các NHTM thấp hơn tỷ giá
chính thức do NHNN cơng bố. Thậm
chí, giá USD tại các NHTM xuống mức
đáy 22.760 vào thời điểm sát Tết âm lịch
(24/1/2022) trong vòng 4 năm trở lại đây.
Thứ hai, giai đoạn từ 11/5/2022 đến
1/12/2022: Tỷ giá USD/VND tăng trên
các thị trường liên tiếp đạt các mức đỉnh.
Giá USD tại các NHTM tăng vượt tỷ giá
chính thức do NHNN cơng bố, lên mức
6
đỉnh 24.888 VND/USD chưa từng có, và
liên tục neo ở mức cao từ 20/10/20221/12/2022, gây áp lực cho hoạt động điều
hành tỷ giá của NHNN.
Thứ ba, giai đoạn từ 2/12/2022 đến
31/12/2022: Tỷ giá USD/VND giảm mạnh
trên các thị trường xuống dưới mốc 23.800
VND/USD vào thời điểm cuối năm.
Diễn biến bất thường của tỷ giá USD/VND
trong năm 2022 bắt nguồn từ nhiều nguyên
nhân bao gồm cả nguyên nhân từ cung cầu
trên thị trường ngoại hối cũng như yếu tố
tâm lý của các nhà đầu tư trên thị trường.
Tuy nhiên, nếu so sánh với các loại tiền tệ
khác trong khu vực và trên thế giới, có thể
thấy VND vẫn có mức mất giá khá thấp so
với USD (Hình 4). Cụ thể, trong tháng 1011/2022, Yên Nhật và Won Hàn quốc mất
giá trên 20%, trong khi các tiền tệ khác cũng
từ 10-15%. Vì vậy, có thể đánh giá là một
những điểm thành cơng trong hoạt động
điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam trong bối cảnh các cú
sốc kinh tế-tài chính trong nước và quốc tế.
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 248+249- Tháng 1&2. 2023
PHẠM THỊ HỒNG ANH
Đơn vị: %
Nguồn: và tính tốn của tác giả
Hình 5. Chênh lệch tỷ giá tại ngân hàng thương mại và trên thị trường ngoại hối tự do, giai
đoạn 1/6/2021-31/12/2022
Nguồn: www.sbv.gov.vn; www.vietcombank.com.vn; và tính tốn của tác giả
Hình 6. Chỉ số áp lực trên thị trường ngoại hối (EMP) cho chuỗi dữ liệu
tỷ giá tại ngân hàng thương mại, giai đoạn 2017/2022
Tuy nhiên, nếu nhìn sâu vào diễn biến tỷ giá
USD/VND trong năm 2022, chúng ta thấy
có một số dấu hiệu cảnh báo sớm về những
biến động mạnh trên thị trường ngoại hối.
Hình 5 cho thấy chênh lệch tỷ giá giữa thị
trường chính thức và thị trường tự do lên tới
4,6%, vượt quá ngưỡng cảnh báo sớm ở mức
2 độ lệch chuẩn và 3 độ lệch chuẩn. Cụ thể,
thời điểm giữa tháng 5, sau đó trung tuần
tháng 7 đến đầu tháng 8, mức chênh lệch
Số 248+249- Tháng 1&2. 2023- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
7
Điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong năm 2022 nhằm ứng phó
với các cú sốc
Nguồn: www.sbv.gov.vn; www.vietcombank.com.vn; và tính tốn của tác giả
Hình 7. Chỉ số áp lực trên thị trường ngoại hối (EMP) cho chuỗi dữ liệu
tỷ giá trên thị trường tự do, giai đoạn 2017-2022
này vượt ngưỡng cảnh báo- đấy là các dấu
hiệu cho thấy thị trường đang có những bất
ổn. Tương tự, Hình 6-7 cho thấy diễn biến
chỉ số áp lực thị trường ngoại hối (Exchange
market pressure- EMP) trong giai đoạn
2017-2022. Có thể thấy chỉ số EMP đã tăng
mạnh và vượt ngưỡng cảnh báo từ tháng
8/2022. Về lý thuyết, để ứng phó với những
biến động như này, các NHTW sẽ thực thi
một số biện pháp điều hành ổn định thị
trường ngoại hối như thực hiện can thiệp
trực tiếp trên thị trường bằng cách bán dự
trữ ngoại hối để tăng cung ngoại tệ, hoặc
điều chỉnh tăng tỷ giá trung tâm hoặc biên
độ dao động. Thực tế cho thấy NHNN Việt
Nam đã thực hiện cả 3 công cụ này trong
suốt năm 2022, theo đó NHNN liên tục bán
dự trữ ngoại hối (Hình 8). Động thái này đã
khiến cho dự trữ ngoại hối giảm từ mức kỉ
lục 111,5 tỷ USD xuống còn khoảng 87,6 tỷ
USD tính đến hết quý 3 năm 2022, và con số
còn tiếp tục giảm trong quý 4 do những căng
Đơn vị: triệu USD
Nguồn: Thống kê tài chính quốc tế của IMF, IMF (2022)
Hình 8. Dự trữ ngoại hối của Việt Nam, giai đoạn 2019-2022
8
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 248+249- Tháng 1&2. 2023
PHẠM THỊ HỒNG ANH
thẳng trên thị trường. Khơng những thế, để
giảm thiểu chênh lệch tỷ giá chính thức- tự
do, NHNN cũng điều chỉnh nới rộng biên
độ dao động tỷ giá từ 3% lên 5% (vào ngày
17/10/2022), đồng thời tăng tỷ giá trung
tâm từ 23.568 lên 23.637 VND/USD. Việc
triển khai liên tiếp cả 3 công cụ điều hành,
cho thấy NHNN đã rất chủ động trong điều
hành, nhờ đó đã bình ổn thị trường ngoại
hối.
3. Kết luận và một số khuyến nghị chính
sách
3.1. Đánh giá chung về hoạt động điều
hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng
Nhà nước trong năm 2022
Có thể thấy rằng hoạt động điều hành
CSTT của NHNN trong năm 2022 đã đạt
được một số kết quả đáng ghi nhận:
Thứ nhất, lạm phát của Việt Nam đã được
kiểm soát tốt ở mức 3,02% trong năm 2022
(lạm phát cơ bản là 2,38%), từ đó góp phần
tạo nền tảng ổn định kinh tế vĩ mô và đảm
bảo các cân đối lớn của nền kinh tế.
Thứ hai, mặc dù có những biến động bất
ngờ trên thị trường ngoại hối ở một số thời
điểm, nhưng các biện pháp điều hành linh
hoạt của NHNN đã giúp thị trường ngoại
hối đã dần ổn định trở lại tại thời điểm cuối
năm 2022. Cụ thể, USD chỉ tăng khoảng
2% trên thị trường chính thức là 3,53% đối
với các giao dịch tại NHTM, trong khi thị
trường ngoại hối tự do chứng kiến sự tăng
nhẹ ở mức 0,95% so với thời điểm cuối
năm 2021. Mức mất giá của VND so với
USD là thấp nhất so với các quốc gia trong
khu vực.
Bên cạnh đó, có thể thấy hoạt động điều
hành CSTT của NHNN trong năm 2023
cần có một số vấn đề chú ý như sau:
Thứ nhất, áp lực lạm phát trong năm 2023
vẫn hiện hữu do những vấn đề liên quan
đến an ninh lương thực và an ninh năng
lượng trên thế giới. Điều này sẽ gây nhiều
khó khăn, thách thức trong hoạt động điều
hành CSTT của NHNN, đặc biệt trong điều
hành lãi suất.
Thứ hai, mặt bằng lãi suất vẫn đang ở mức
cao, khó có thể giảm như chỉ đạo của Quốc
Hội. Vấn đề này xuất phát từ nhiều nguyên
nhân như các NHTW trên thế giới nhiều
khả năng sẽ tiếp tục tăng lãi suất trong năm
2023, mặc dù mức tăng có thể khơng mạnh
như năm 2022. Ngồi ra áp lực lạm phát,
sự lên giá của USD so với VND cũng là
những yếu tố gây khó khăn cho hoạt động
điều hành lãi suất.
Thứ ba, với một hệ thống tài chính phụ
thuộc vào ngân hàng cộng với những khó
khăn đến từ những bất cập của thị trường
trái phiếu doanh nghiệp, ngành Ngân hàng
đang chịu sức ép rất lớn trong cung ứng
vốn tín dụng cho nền kinh tế. Tỷ lệ cấp tín
dụng so với nguồn vốn huy động trên 100%
đối với nội tệ, tỷ lệ dư nợ trên GDP thuộc
nhóm cao nhất thế giới cũng là những bất
cập mà NHNN cần phải giải quyết trong
năm 2023 để giảm thiểu nguy cơ rủi ro
thanh khoản, nợ xấu, và đặc biệt là nguy
cơ rủi ro hệ thống trong hệ thống tài chính.
3.2. Một số khuyến nghị chính sách
Trên cơ sở đánh giá những kết quả đạt được
và những thách thức trong điều hành CSTT
trong năm 2023, bài nghiên cứu đề xuất một
số khuyến nghị chính sách như sau:
Thứ nhất, NHNN cần bám sát tình hình
kinh tế thế giới và trong nước để điều hành
thận trọng, linh hoạt, đồng bộ các công cụ
CSTT, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài
khóa và các chính sách kinh tế vĩ mơ khác
nhằm góp phần kiểm sốt lạm phát khoảng
4,5%, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các
cân đối lớn của nền kinh tế.
Thứ hai, NHNN tiếp tục triển khai một
Số 248+249- Tháng 1&2. 2023- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
9
Điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong năm 2022 nhằm ứng phó
với các cú sốc
cách hiệu quả các công cụ điều hành nhằm
ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối và đảm
bảo an toàn hệ thống ngân hàng, điều tiết
tiền tệ hợp lý, điều hành lãi suất, tỷ giá phù
hợp với tình hình thị trường, diễn biến kinh
tế vĩ mô và mục tiêu CSTT.
Thứ ba, NHNN tiếp tục quán triệt định
hướng điều hành tăng trưởng tín dụng hợp
lý phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mơ, góp
phần kiểm sốt lạm phát, hỗ trợ phục hồi
và tăng trưởng kinh tế; tập trung vốn vào
các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là
các lĩnh vực ưu tiên; kiểm sốt tín dụng
vào lĩnh vực rủi ro, nâng cao chất lượng
tín dụng. ■
Tài liệu tham khảo
IMF (2022), Thống kê tài chính quốc tế của IMF, truy cập từ đường link ngày 2/1/2023
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2022), Báo cáo kết quả hoạt động ngân hàng năm 2022 và phương hướng, nhiệm vụ
năm 2023.
www.sbv.gov.vn; truy cập tháng 1/2023
www.vietcombank.com.vn, truy cập tháng 1/2023
truy cập tháng 1/2023
www.tradingeconomics.com, truy cập tháng 1/2023
10
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 248+249- Tháng 1&2. 2023